Các bước thiết kế hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép ở một số bài trong chương trình Địa lý 10...7 III.. Kết quả khảo sát thái độ, hành vi của học sinh đối với việc giáo viên sử d
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“SỬ DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC CÁC MẢNH GHÉP TRONG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
Ở TRƯỜNG THPT”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lý
THANH HOÁ, NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC Trang
Phần 1: Đặt vấn đề……….1
1.1 Lý do chọn đề tài ……… 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 3
II Phần 2 - Nội dung sáng kiến …4
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
2.3 Giải pháp thực hiện đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4
2.3.1 Các bước thiết kế, quy trình thực hiện hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép……… 4
2.3.2 Cách thức tiến hành……… …5
2.3.3 Các bước thiết kế hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép 6
2.3.4 Quy trình thực hiện kỹ thuật mảnh ghép trong hoạt động trên lớp 6
2.4 Một số lưu ý khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép 6
2.5 Thiết kế các hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học Địa lý 10 ở trường THPT 7
2.5.1 Khái quát chương trình Địa lý 10 7
2.5.2 Các bước thiết kế hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép ở một số bài trong chương trình Địa lý 10 7
III Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……… …14
1 Kết quả khảo sát thái độ, hành vi của học sinh đối với việc giáo viên sử dụng kỹ thuật dạy học mảnh ghép trong tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh……… 14
2 Kết quả kiểm tra kiến thức……… 14
III Phần 3- Kết luận và kiến nghị 15
3.1 Kết luận 15
3.2 Kiến nghị 16 Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 3PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lí do chọn đề tài
Địa lí là một bộ môn khoa học cả tự nhiên và xã hội nằm trong hệ thốnggiáo dục phổ thông cung cấp cho người học tri thức khoa học địa lí, kỹ năng phổthông cơ bản, hiện đại, gắn liền với đời sống của con người Tạo điều kiện chohọc sinh phát triển tư duy, phát triển kỹ năng và hình thành thế giới quan khoahọc Để đạt được mục tiêu đó, trong quá trình giảng dạy bộ môn địa lí khôngnhững giáo viên phải nắm kiến thức chuyên môn tốt mà cần phải biết vận dụngcác phương pháp, các kỹ thuật dạy học phù hợp để phát huy tốt nhất năng lực tưduy, sáng tạo của học sinh thì mới đạt hiệu quả dạy và học cao nhất
Trong quá trình giảng dạy môn Địa lý THPT, để phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lýtôi đã mạnh dạn sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó
có kỹ thuật dạy học các mảnh ghép Khi sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnhghép, tôi nhận thấy kỹ thuật dạy học này có rất nhiều ưu điểm nó phát huy tínhtích cực làm việc, có trách nhiệm của học sinh trong nhóm Đặc biệt, học sinh sẽtích cực hơn khi được đóng vai trò là các chuyên gia của nhóm về nội dung tìmhiểu Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép còn khắc phục được nhược điểmcủa cách tổ chức dạy học theo nhóm hiện nay, đó là sản phẩm học tập của nhómchỉ tập trung vào một số thành viên tích cực trong nhóm
Kỹ thuật dạy học các mảnh ghép là kỹ thuật dạy học mang tính hợp táckết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết mộtnhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai tròcủa các nhân học sinh trong quá trình hợp tác Kỹ thuật dạy học này áp dụng rấthiệu quả với các với các nội dung, chủ đề dạy học có tính chất xây dựng, kiếntạo Đặc biệt trong trong chương trình Địa lý 10 THPT hiện hành, bao gồm cảđịa lý tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội đại cương, các đối tượng địa lý có “tínhkhông gian”, “tính thời gian” và có “mối quan hệ” với các sự vật hiện tượngkhác nên việc sử kỹ thuật dạy học “các mảnh ghép” để tổ chức hoạt động nhậnthức cho học sinh có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao, đạt được mụctiêu giáo dục đặt ra
Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép trong nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 10 ở trường THPT” để
làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2023-2024
Sáng kiến kinh nghiệm này được nghiên cứu nhằm 2 mục đích như sau:
- Hướng dẫn cách thiết kế các hoạt động học tập bằng kỹ thuật mảnh ghép
và những lưu ý khi ứng dụng kỹ thuật dạy học này trong dạy học Địa lí 10
- Kiểm chứng tính hiệu quả và khả thi trong việc sử dụng kỹ thuật mảnhghép trong dạy học Địa lí 10
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Sử dụng các kỹ thuật dạy học mới, tích cực là khâu quyết định tới đổi mớiphương pháp dạy học ở các bậc học và tất cả các môn học Thực tế không cómột kỹ thuật dạy học nào là vạn năng, được sử dụng trong toàn bộ quá trình dạy
Trang 4học, mà tuỳ vào từng nội dụng bài học mà GV lựa chọn một kỹ thuật dạy họchoặc sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật dạy học để hướng học sinh tới hoạt độngtích cực.
Trong nhiều kỹ thuật dạy học tích cực, kỹ thuật mảnh ghép đã được sửdụng khá nhiều trong dạy học Địa lí cũng như nhiều bộ môn khác, vì học sinhvừa được làm việc cá nhân, vừa tương tác trong hoạt động nhóm, vừa đượcthuyết trình báo cáo kết quả Tuy nhiên, đối với Trường THPT Lương ĐắcBằng, việc sử dụng kỹ thuật dạy học này vẫn còn nhiều hạn chế Trong thời giannghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép vào dạy học, qua traođổi với các đồng nghiệp ở trường, tôi nhận thấy đa số các thầy cô đều đã biếtđến kỹ thuật dạy học các mảnh ghép nhưng chỉ có một vài thầy cô đã từng sửdụng kỹ thuật dạy học này trong một số tiết học, đa số các thầy cô còn lại đượcbiết sau khi đi dự giờ, kiểm tra chuyên đề hoặc tìm hiểu qua các phương tiệnthông tin khác nên chưa triển khai trong các tiết học Các giáo viên đã sử dụng
kỹ thuật dạy học này cho biết việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học,tiến hành theo đúng các bước, kết quả thu được là giúp học sinh hoạt động chủđộng hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn, giúp cho một số bạnhọc kém hơn cũng dần nắm được kiến thức Tuy nhiên để đạt được kết quả tốtnhất khi sử dụng kỹ thuật dạy học này đòi hỏi giáo viên phải tuân thủ theo đúngcác bước tiến hành, cần phải luôn luôn theo dõi sát hoạt động của các nhóm, nếukhông sẽ mất thời gian trong quá trình làm việc và chuyển đổi các nhóm Saukhi các nhóm tổng kết vấn đề giáo viên cần phải nhấn mạnh lại vấn đề thêm lầnnữa để học sinh có thể ghi nhớ, khắc sâu được kiến thức
Với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kỹ thuật dạy họccác mảnh ghép với đồng nghiệp, đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễndạy học để nâng cao chất lượng môn địa lí, tôi mạnh dạn đưa ra một số lưu ýkhi sử dụng như các bước thiết kế, các bước lên lớp và những ví dụ đã được tiếnhành thực nghiệm trên lớp 10A7 và 10A8 trong năm học 2023-2024 tại trườngTHPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hoá
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 10 ở trường THPT Lương Đắc Bằng, các em mới bước chânvào ngưỡng cửa THPT
Rèn luyện cho học sinh thành thạo các kĩ năng
+ Hứng thú học tập bộ môn Địa lí, hình thành được các kĩ năng cần thiếttrong khai thác tri thức Địa lí
+ Phát huy được tính tích cực trong quá trình xây dựng bài học, có khảnăng phân tích, tổng hợp các vấn đề địa lí
+Tương tác tốt và hoàn thành các nhiệm vụ trong hoạt động nhóm đúngthời gian qui đinh
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với nội dung học tập
và tạo ra nhiều tương tác cho học sinh Tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi khámphá, khai thác kiến thức địa lí, rèn luyện kĩ năng địa lí thông qua việc sử dụng
Trang 5các công cụ địa lí như tập bản đồ Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức kĩnăng đã học để giải quyết vấn đề phù hợp trong học tập và trong thực tiễn cuộcsống, chú trọng kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề là việc làm cần thiết củamỗi giáo viên Vì vậy để nâng cao hiệu quả tiết dạy, tôi đã sử dụng phương phápthực nghiệm,nghiên cứu dựa trên tính hiệu quả của quá trình dạy và học trên cơ
sở sử dụng phương pháp mảnh ghép trong học tập địa lý
Thông qua kết quả đánh giá tỉ lệ giữa các nhóm đối tượng học sinh để cókết quả tổng thể mà tính hiệu quả của phương tiện này mang lại Từ đó rút ra bàihọc kinh nghiệm để dạy học có hiệu quả hơn
Ngoài ra tôi còn nghiên cứu dựa trên các tài liệu tập huấn môn địa lí,thông tin từ Internet, và những lần trao đổi, dự giờ tiếp thukiến thức và ý kiến từđồng nghiệp
1.5 Những điểm mới và tính sáng tạo của sáng kiến
Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học là xu thế tất yếu ở nhà trườngTHPT Để đổi phương pháp dạy học từ truyền thống sang hiện đại, tích cực,giáo viên bắt buộc phải vận dụng các kỹ thuật dạy học mới, hiện đại trong thiết
kế các hoạt động nhận thức Phải hiểu rõ, nẵm vững bản chất của các kỹ thuậtdạy học, kết hợp tốt các các kỹ thuật dạy học với nhau mới mang lại hiệu quả tốtnhất trong hoạt động giảng dạy
Sử dụng kỹ thuật dạy học mới không còn mới mẻ trong dạy học nói chung
và dạy học Địa lí nói riêng, nhưng sáng kiến “Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép trong nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 10 ở trường THPT” có
một số điểm mới và sáng tạo như sau:
- Sáng kiến góp phần làm sáng tỏ hơn về cách thức sử dụng kỹ thuật mảnhghép nói chung và vận dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học Địa lí 10 THPT
- Sáng kiến đưa ra các bước trong quy trình thiết kế của giáo viên và cácbước thực hiện khi tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
- Sáng kiến đưa ra những ví dụ cụ thể trong việc thiết kế hoạt động dạyhọc ở một số phần, các bài học trong chương trình Địa lí 10
- Kiểm chứng được tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng kĩ thuật cácmảnh ghép trong dạy học Địa lí 10 – THPT
Trang 6PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong khi học, với lượng kiến thức quá lớn mà lại phải ghi nhớ nhiều, đa
số các em ít có khả năng ghi nhớ nên việc học trở nên nhàm chán.Chính vì thếgiáo viên phải là người tìm ra phương pháp nào để học sinh dễ tiếp thu, lôi cuốnhấp dẫn học sinh thông qua các câu đố để mang lại hiệu quả cao, ít phải ghi nhớmáy móc đó là khai thác Atlat
Từ đó việc hướng dẫn học sinh tham gia vào việc học tập các mảnh ghép
là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, tạo thói quen làm việc, khơi dậy tính
tò mò, say mê học tập và nghiên cứu khoa học nên tôi mạnh dạn chọn đề tài
sáng kiến kinh nghiệm của mình ở một số bài trong chương trình địa lí 10
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay, để ghi nhớ và học thuộc lòng môn địa lí nhằm lấy điểm cao làđiều rất khó đối với học sinh yếu và ngại học Nếu vẫn sử dụng phương pháptruyền thống để truyền đạt cho học sinh làm cho các em chán, không hứng thú
Vậy nên thông qua với Kỹ thuật dạy học các mảnh ghép là kỹ thuật dạyhọc mang tính hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhómnhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũngnhư nâng cao vai trò của các nhân học sinh trong quá trình hợp tác Kỹ thuật dạyhọc này áp dụng rất hiệu quả với các với các nội dung, chủ đề dạy học có tínhchất xây dựng, kiến tạo Đặc biệt trong trong chương trình Địa lý 10 THPT hiệnhành, bao gồm cả địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội đại cương, các đốitượng địa lý có “tính không gian”, “ tính thời gian” và có “mối quan hệ” với các
sự vật hiện tượng khác nên việc sử kỹ thuật dạy học “các mảnh ghép” để tổ chứchoạt động nhận thức cho học sinh có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao,đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinhnghiệm của mình được tích lũy trong quá trình giảng dạy
2.3 Giải pháp thực hiện đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, mà cụ thể là học sinh ở trường THPTLương Đắc Bằng các em ngại học môn xã hội hoặc trong quá trình dạy ở các tiếthọc chỉ tập trung ở một số em tôi nhận thấy để đạt được hiệu quả cao trong việcdạy học địa lý cần phải thay đổi phương pháp tạo hứng khởi và lôi kéo tập thểlớp tham gia Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên tôi đã lựa chọn đề tài này đểnghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay cũng đã thu đượckết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm, xin trao đổi cùngcác bạn bè đồng nghiệp để cùng tìm ra phương pháp một cách có hiệu quả giúphọc sinh nắm vững kiến thức và làm bài được tốt hơn
2.3.1 Các bước thiết kế, quy trình thực hiện hoạt động dạy học bằng
kỹ thuật mảnh ghép
Để vận dụng các kỹ thuật mảnh ghép và các kỹ thuật dạy học mới trongthiết kế bài giảng và thực hiện các hoạt động nhận thức của HS ở trên lớp, GVcần đầu tư về chuyên môn nghiệp vụ, gia công thiết kế, kết hợp nhuần nhuyễn
Trang 7các khâu lên lớp, đặc biệt nắm rõ cách thức tiến hành, quy trình thực hiện và cácbước lên lớp.
2.3.2 Cách thức tiến hành
Kĩ thuật các mảnh ghép là một kỹ thuật dạy học thể hiện quan điểm, chiếnlược dạy học hợp tác trong đó có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân, hoạt độngnhóm và liên kết giữa các nhóm
Kỹ thuật mảnh ghép được chia thành hai vòng với các nhóm "chuyên gia"
và nhóm "mảnh ghép" được phân chia khác nhau
* Vòng 1: nhóm "chuyên gia"
- Lớp học được chia học sinh thành các nhóm (khoảng từ 5 đến 8 họcsinh) Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu sâu một nộidung học tập khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau Các nhóm này đượcgọi là nhóm “chuyên gia”
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận trong thời gian nhấtđịnh, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững kiến thức và có khảnăng trình bày lại được nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhómkhác Khi đó mỗi HS trở thành "chuyên gia" của lĩnh vực đã tìm hiểu trongnhóm mới ở giai đoạn tiếp theo
* Vòng 2: nhóm "mảnh ghép"
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi thành viên ở các nhóm
“chuyên gia” khác nhau hợp lại thành một nhóm mới, được gọi là nhóm “mảnhghép”
- Từng thành viên từ nhóm “chuyên gia” trong nhóm “mảnh ghép” sẽ lầnlượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình Đảm bảo tất cả các thànhviên trong nhóm “mảnh ghép” lĩnh hội được được đầy đủ nội dung của cácnhóm chuyên gia giống như nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể của kiến thức
- Nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép” là khái quát, tổnghợp toàn bộ nội dung kiến thức đã tìm hiểu từ nhóm “chuyên gia” Bằng cáchnày mỗi HS không chỉ tìm hiểu 1 phần nội dung nhỏ, mà có hoàn thiện kiến thứccho cả một phần
- Sau đó, GV có thể yêu cầu một nhóm lên trình bày, tổ chức chấm chéocho các nhóm còn lại theo chuẩn của GV trên bảng
2.3.3 Các bước thiết kế hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép
- Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
- Bước 2: Xác định nội dung của nhóm "chuyên gia"
- Bước 3: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm "chuyên gia"
- Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm "mảnh ghép"
- Bước 5: Xác định và chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trựcquan cần thiết và các phương pháp dạy học phối hợp để hỗ trợ cho việc thựchiện nhiệm vụ của các nhóm
- Bước 6: Thiết kế phiếu học tập cho các nhóm chuyên gia và nhómmảnh ghép
Trang 82.3.4 Quy trình thực hiện kỹ thuật mảnh ghép trong hoạt động trên lớp.
Sau khi hoàn tất bước thiết kế các hoạt động nhận thức, để thực hiện tốt
nội dung lên lớp GV cần thực hiện các bước sau
- Bước 1: GV chia nhóm chuyên gia
- Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho nhóm chuyên gia
- Bước 3: HS nhóm chuyên gia thảo luận
- Bước 4: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép
- Bước 5: Nhóm mảnh ghép thảo luận
- Bước 6: Nhóm mảnh ghép trình bày kết quả thảo luận
- Bước 7: Các nhóm khác bổ sung ý kiến
- Bước 8: GV kết luận
2.4 Một số lưu ý khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
- Mỗi một bài học, tiết học thường gồm nhiều đơn vị kiến thức nhỏ.Những nội dung, đơn vị kiến thức nhỏ được GV xây dựng thành các nhiệm vụnghiên cứu cho HS Tuy nhiên, các đơn vị kiến thức được nghiên cứu phải sựliên quan gắn kết với nhau
- Nhiệm vụ nghiên cứu phải cụ thể, dễ hiểu và vừa sức với HS
- Khi các nhóm "chuyên gia" làm việc, GV cần quan sát, hỗ trợ kịp thời
để đảm bảo các nhóm hoàn thành đúng thời gian quy định và mỗi HS đều có thểtrình bày lại được kết quả nghiên cứu, thảo luận của nhóm
- Thành lập nhóm mới nhóm “mảnh ghép” phải đảm bảo có đầy đủ thànhviên của các nhóm “chuyên gia”
- Khi các nhóm "mảnh ghép" hoạt động, GV cần quan sát, hỗ trợ kịp thời
để đảm bảo các thành viên trong nhóm nắm bắt được đầy đủ kiến thức từ nhóm
“chuyên gia” Sau đó GV giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải mang tính kháiquát, tổng hợp kiến thức từ các nội dung nghiên cứu của nhóm “chuyên gia”
- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viêntruyền thụ kiến thức cho nhau
- GV có thể cung cấp thêm tài liệu, nguồn thông tin, video- clip minh hoạ
rõ hơn cho các nội dung nghiên cứu
- GV khuyến khích HS tự nghiên cứu, độc lập tìm hiểu kiến thức và tự tin
thuyết trình trước đám đông
2.5 Thiết kế các hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT
2.5.1 Khái quát chương trình Địa lí 10
Địa lí 10 gồm 3 phần: Vấn đề chung, Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế xãhội có 10 chương với 30 bài Thời lượng số tiết tương đương với chương trìnhĐịa lí 12 nhưng tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các vấn đề địa lí đại cươngnên đa phần các bài thường dài, kiến thức khó, khô khan nên học sinh chưa thật
sự hứng thú
Trang 9Việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, cũng như kỹ thuật mảnh ghépvào chương trình Địa lí 10 sẽ giúp HS phát huy tính sáng tạo, tính hợp tác, mạnhdạn trong thuyết trình và có nhiều hứng thú, đạt kết quả cao hơn trong học tập.
Trong năm học 2023-2024, tôi đã mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mảnh ghépvào quá trình dạy học môn Địa lý 10, được sử dụng ở một số bài với các nộidung như sau:
2
Bài 6: Ngoại lực và tác động của
ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái
Đất
1.Quá trình phong hoá
3 Bài 8: Khí áp, gió và mưa II Các nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển và phân bố sinhvật
9
Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển và phân
bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Các nhân tố ảnh hưởng đến sựphát triển phân bố nôngnghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
2.5.2 Các bước thiết kế hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép
ở một số bài trong chương trình Địa lí 10
NỘI DUNG 1-Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình
bề mặt Trái Đất Để tìm hiểu phần II.1 Quá trình phong hoá, GV có thể thiết
kế các hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảng ghép với các bước như sau:
- Bước 1: Chia nhóm chuyên gia và giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm từ 6 – 8 học sinh), Phiếu học tập ( phần phụ lục) đánh số thứ
tự các thành viên trong nhóm
Nhóm 1,2: Tìm hiểu phong hóa lí học
Nhóm 3,4: Tìm hiểu phong hóa hóa học
Nhóm 5,6: Tìm hiểu phong hóa sinh học
- Dựa vào kênh chữ, kênh hình trong SGK, video về các quá trình phonghóa, HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trong 10 phút
- Bước 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép
+ Từ các nhóm chuyên gia GV yêu cầu HS cùng số thứ tự di chuyển đếnnhóm mới hình thành nhóm mảnh ghép với điều kiện mỗi nhóm mảnh ghép cóđẩy đủ các thành viên trong nhóm chuyên gia
+ Nhiệm vụ mới: So sánh sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa
hóa học, phong hóa sinh học Thời gian: 5 - 7 phút Phiếu học tập ( phần phụ lục)
- Bước 3: GV bốc thăm ngẫu nhiên nhóm trình bày
Trang 10- Bước 4: Các nhóm khác bổ sung và chất vấn
1 Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất?
2 Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng(hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh?
3 Hãy kể tên một vài dạng địa hình cacxtơ mà bạn biết?
- Bước 5: GV kết luận theo bảng chuẩn kiến thức HS tự đánh giá và hoàn thiện trong vở ghi (phần phụ lục)
NỘI DUNG 2 -Bài 8: Khí áp, gió và mưa
Để tìm hiểu phần II Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa, GV có thểthiết kế hoạt động nhận thức của HS bằng kỹ thuật mảnh ghép với các bước nhưsau:
- Bước 1: Vòng chuyên gia
GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm từ 6- 8 đến học sinh.( Phiếu học tập phần phụ lục)
+ Nhóm 1: Trình bày về nhân tố Khí áp
+ Nhóm 2: Trình bày về nhân tố Frông
+ Nhóm 3: Trình bày về nhân tố Gió
+ Nhóm 4: Trình bày về nhân tố Dòng biển
+ Nhóm 5: Trình bày về nhân tố Địa hình
- Bước 2: GV hướng dẫn các nhóm căn cứ nội dung SGK, tài liệu đã chuẩn bị HS thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập theo mẫu khoảng 5-7 phút
- Bước 3: HS nhóm chuyên gia thảo luận, GV quan sát và hỗ trợ học sinh
nếu cần thiết
- Bước 4: GV chia nhóm mảnh ghép Từ các nhóm chuyên gia GV yêu
cầu HS đổi vị trí, hình thành các nhóm mảnh ghép mới bằng cách trong mỗi
nhóm chuyên gia, các thành viên tự đếm số thứ tự Sau đó các bạn có cùng sốthứ tự sẽ về chung 1 nhóm mới theo mẫu sau:
- Bước 5: Nhóm mảnh ghép thảo luận(15 phút)
Các chuyên gia từ các nhóm về nhóm mới sẽ trình bày nội dung mình phụtrách, nghe nhận xét, phản biện từ chuyên gia khác, các bạn và thống nhất sảnphẩm cuối cùng: Trình bày về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố lượng mưatrên Trái Đất dưới dạng sơ đồ tư duy
- Bước 6 - 7: GV chỉ định HS bất kì báo cáo sản phẩm các nhóm nhận xét,
đặt câu hỏi, GV cùng HS chuẩn kiến thức
GV hỏi thêm: Vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc Châu Phi cùng
vĩ độ với nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?
Bước 8: GV chốt kiến thức theo bảng nội dung (phần phụ lục)
NỘI DUNG 3 - Bài 10: Thuỷ quyển, nước trên lục địa.
Để tìm hiểu phần II Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, GV
có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép để thiết kế các hoạt động nhận thức của HSqua các bước sau:
Trang 11- Bước 1: Chia nhóm chuyên gia
GV chia lớp thành 6 nhóm ( ít nhất 6 HS/nhóm hoặc nhiều hơn), đánh sốthứ tự các thành viên trong nhóm
- Bước 2: GV chia nhiệm vụ mỗi nhóm phân tích 1 nhân tố ảnh hưởng tới
lượng mưa, thời gian 4 phút (cá nhân ghi chú vào giấy note/giấy nháp)
1 Chế độ mưa- Lấy ví dụ mùa mưa ở Việt Nam vào tháng nào? Giải thích 2.Băng tuyết tan- Đọc thêm thông tin sông Ênixây và giải thích tại sao vùng ôn đới có lũ vào mùa xuân
3.Hồ, đầm- Phân tích ý nghĩa của nước ngầm vào mùa khô ở nước ta 4.Địa hình- Lấy ví dụ chứng tỏ địa hình ảnh hướng rất lớn đến tốc độ dòng chảy và ảnh hưởng tới việc khai thác vào mục đích kinh tế
5.Đất,đá vàThực vật – giải thích tại sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn
6 Con người – Tại sao lại phải xây các hồ chứa thuỷ điện, cáccông trình thủy lợi? ý nghĩa của cụm từ “tưới-tiêu”, trồng và bảo vệ rừng….
- Bước 3: Nhóm chuyên gia thảo luận, GV quan sát và hỗ trợ các nhóm
nếu cần thiết
- Bước 4: Chia nhóm mảnh ghép –các học sinh cùng số về vị trí nhóm
mới-giữ vai trò là chuyên gia, trình bày nội dung thảo luận của nhóm cũ trong nhómmảnh ghép, thời gian mỗi chuyên gia là 1 phút
- Bước 5: GV vẽ sơ đồ tư duy cấp 1 lên bảng gồm 6 nhân tố ảnh hưởng tới
chế độ dòng chảy; lần lượt cho các nhóm trình bày và hoàn thiện sơ đồ tư duy
- Bước 6: Các nhóm bổ sung, giáo viên khen ngợi những chuyên gia làm
tốt, có phê bình nhắc nhở với những học sinh chưa tích cực trong bước 1 nên khichuyển sang vòng chuyên gia không trình bày được/ trình bày không hết ý (nếucó)
- Bước 7: GV mở rộng tại sao sông Mê Kông lại có chế độ nước điều hoà
hơn sông Hồng?
- Bước 8: GV dẫn dắt HS trả lời, chốt kiến thức và chuyển ý ( phần phụ lục)
NỘI DUNG 4 - Bài 11: Nước biển và đại dương
Đặc điểm bài 11 gồm 3 đơn vị kiến thức sóng, thuỷ triều, dòng biển nhưngtương đồng bố cục như: khái niệm, hình thức, nguyên nhân, ảnh hưởng tích cực,ảnh hưởng tiêu cực, nên để tìm hiểu kiến thức GV sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
để thiết kế hoạt động nhận thức qua hoạt động sau:
- Bước 1-2: Chia nhóm chuyên gia, giao nhiệm vụ
GV chia học sinh làm 5 nhóm có số người bằng nhau với nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Tìm hiểu các khái niệm về sóng, thủy triều, dòng biển
+ Nhóm 2: Tìm hiểu các hình thức của sóng, thủy triều, dòng biển
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về nguyên nhân tạo nên sóng, thủy triều, dòng biển.+ Nhóm 4: Tìm hiểu về ảnh hưởng tích cực của sóng, thủy triều, dòng biển.+ Nhóm 5: Tìm hiểu về ảnh hưởng tiêu cực của sóng, thủy triều, dòng biển
và cách khắc phục
Trang 12- Bước 3: Nhóm chuyên gia thảo luận (5-7 phút), GV quan sát và hỗ trợ
- Bước 5: GV giao nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép
Các nhóm lần lượt tìm hiểu về cả 3 hình thức sóng, thủy triều, dòng biển vềcác nội dung:
+ Khái niệm
+ Hình thức
+ Nguyên nhân
+ Ảnh hưởng tích cực
+ Ảnh hưởng tiêu cực => Biện pháp khắc phục
- Bước 6: Nhóm mảnh ghép thảo luận Thời gian: 10 phút
- Bước 7: GV bốc thăm 1 HS/ 1 nhóm bất kỳ trình bày
- Bước 8: GV chốt kiến thức, nhận xét kết quả làm việc các thành viên, các nhóm .( phần phụ lục)
NỘI DUNG 5 -Bài 12: Đất và sinh quyển.
Để tìm hiểu phần II Các nhân tố hình thành đất giáo viên có thể thiết kếcác hoạt động nhận thức của HS bằng kỹ thuật mảnh ghép với các bước sau:
- Bước 1: Vòng chuyên gia
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 6- 8 học sinh) đánh số thứ tự cho từng thành viên Mỗi nhóm tìm hiểu một nhân tố và viết vào giấy note, thời gian làm việc 3-5 phút
● Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của đá mẹ
+ Vai trò của đá mẹ đối với quá trình hình thành đất
+ Nêu ví dụ đá mẹ khác nhau thì hình thành loại đất khác nhau
● Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của khí hậu
+ Nhiệt và ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất như thếnào?
+ Nhiệt và ẩm ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất như thếnào?
● Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của sinh vật
+ Nêu ví dụ minh họa về vai trò của thực vật, vi sinh vật và động vật đếnquá trình hình thành đất
● Nhóm 4: Tìm hiểu vai trò của địa hình
+ Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến quá trình hình thành đất thôngqua các khía cạnh: Nhiệt độ thay đổi theo độ cao, độ dốc, dạng địa hình bằngphẳng
Trang 13● Nhóm 5: Tìm hiểu vai trò của thời gian
+ Thế nào là tuổi của đất?
+ Thông qua tuổi của đất và hiện trạng của đất, chúng ta thấy điều gì? Cho
ví dụ minh họa
● Nhóm 6: Tìm hiểu vai trò của con người
+ Tác động tích cực, tiêu cực của con người đến quá trình hình thành đất
- Bước 2: Học sinh thảo luận, GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- Bước 3: Giáo viên chia nhóm mảnh ghép đảm bảo nhóm mảnh ghép có
đầy đủ các thành viên trong nhóm chuyên gia
- Bước 4: Giao nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép
GV yêu cầu các thành viên của nhóm mới lần lượt trình bày các nội dungnghiên cứu của nhóm chuyên gia; sau đó thảo luận, hoàn thành toàn bộ cácnhân tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành thổ nhưỡng dưới dạng bảng biểuhoặc sơ đồ tư duy Thời gian 15 phút
- Bước 5: Các nhóm trình bày, bổ sung, phỏng vấn làm rõ kiến thức
- Bước 6: GV chuẩn kiến thức, mở rộng cho HS xem video về vai trò của sinh vật trong quá trình hình thành đất .( phần phụ lục)
NỘI DUNG 6- Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Để tìm hiểu phần đặc điểm ngành nông nghiệp ,lâm nghiệp, thuỷsản,các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ,lâmnghiệp, thuỷ sản GV có thể thiết kế các bước hoạt động nhận thức như sau:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc phần đặc điểm, sơ đồ các
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp trong sách giáokhoa hoàn thành các câu hỏi sau
+ Nhóm 2:
Ở địa phương của em có các loại cây trồng và vật nuôi nào? Chúng ta cóthể đa dạng hóa cơ cấu cây trồng bằng cách nhập giống mới ở các nước ôn đớiđược không? Tại sao?
+ Nhóm 3:
1) Vấn đề thực phẩm bẩn đang được rất quan tâm ở Việt Nam, tiêu biểunhư rau sử dụng thuốc kích thích, thịt lợn ăn sử dụng Salbutamol để tạonạc… em nghĩ gì về vấn đề này?
2) Tại sao phải tôn trọng quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồngvật nuôi?
+ Nhóm 4
1) Vấn đề thực phẩm bẩn đang được rất quan tâm ở Việt Nam, tiêu biểu