1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại về xuất nhập khẩu tỉnh quảng ninh với trung quốc giai đoạn 2020 2030

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại về xuất nhập khẩu tỉnh Quảng Ninh với Trung Quốc giai đoạn 2020 - 2030
Tác giả Nguyễn Minh Phương
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 157,98 KB

Nội dung

Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Tỉnh xây dựng và ban hành hệ thống chính sách pháp luật, chiến lược, quy hoạch kế hoạch dựa vào 3 căn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ

THẢO LUẬN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

VỀ XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH QUẢNG NINH VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN

2020 - 2030

NHÓM : 1

LỚP : 232TECO102201

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN MINH PHƯƠNG

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

VỀ XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH QUẢNG NINH VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN

2020 - 2030 1

2.1 Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 1

2.2 Triển khai hệ thống pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 9

2.3 Tổ chức bộ máy thực hiện 9

2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

VỀ XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH QUẢNG NINH VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN

2020 - 2030 2.1 Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách pháp luật, chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch

Tỉnh xây dựng và ban hành hệ thống chính sách pháp luật, chiến lược, quy hoạch

kế hoạch dựa vào 3 căn cứ chính

Căn cứ 1: Tiềm năng phát triển của tỉnh

Về khoáng sản và du lịch và vị trí

Tỉnh Quảng Ninh là một cực của tam giác phát triển Hà Nội Hải Phòng -Quảng Ninh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, -Quảng Ninh hội tụ đầy

đủ các yếu tố thuận lợi về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người, đủ tiềm năng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường quốc tế rộng lớn, nhất là với khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam; Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh,

di tích lịch sử được xếp hạng; hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ đặc biệt có Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận “Di sản thiên nhiên thế giới” về giá trị cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo

và vừa được vinh danh là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới

Về tài nguyên khoáng sản, Quảng Ninh được biết đến là một trong những vùng có dự trữ than lớn nhất tại Việt Nam Than đá được khai thác từ các mỏ than

ở Quảng Ninh không chỉ cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt mà còn là một nguồn thu nhập quan trọng cho địa phương Ngoài ra, Quảng Ninh cũng có dự trữ các loại khoáng sản khác như đá vôi, quặng sắt, quặng bauxite, đất sét, đá granite, tạo nên một nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và tiềm năng cho việc phát triển kinh tế

Về lợi thế xuất nhập khẩu, Quảng Ninh có vị trí địa lý chiến lược, tiếp giáp với biển Đông và có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới giữa hai quốc gia Cảng Hải Phòng, một trong những cảng lớn nhất của Việt Nam, nằm cách Quảng Ninh không xa, cũng góp phần vào việc kết nối Quảng Ninh với các thị trường quốc tế

Trang 4

Đặc biệt, Quảng Ninh cũng sở hữu Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, là một trong những cửa khẩu lớn nhất trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nơi diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu sôi động hàng ngày

Về thông thương biên giới

Hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sự ổn định và tăng trưởng hàng năm Những điểm sáng thương mại biên giới đóng góp tích cực cho quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.Bên cạnh việc phát huy hiệu quả tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, cùng

nỗ lực của các lực lượng chức năng khối cửa khẩu đã giúp hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thêm khởi sắc Sở Công Thương Quảng Ninh thông tin, hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh có

sự ổn định và tăng trưởng đều đặn trong những năm qua

Móng Cái là thành phố cửa khẩu quốc tế duy nhất trong cả nước có đường biên giới cả trên bộ, trên biển với Trung Quốc Những năm qua, thương mại biên giới luôn là điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa Móng Cái với TP Đông Hưng (Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc) Năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, kim ngạch XNK qua cửa khẩu này vẫn đạt trên 4

tỷ USD, tăng 46%; năm 2022, tổng lượng hàng hóa XNK đạt 1 triệu tấn, kim ngạch XNK gần 3,3 tỷ USD, thu ngân sách Nhà nước gần 1.650 tỷ đồng, cao nhất

từ trước tới nay Sau khi Trung Quốc mở cửa biên giới từ đầu năm 2023, hoạt động XNK, xuất nhập cảnh qua Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc) liên tục tăng trưởng Tính đến hết tháng Tám/2023, tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt hơn 2,2 tỷ USD (tăng khoảng 5%); thu ngân sách Nhà nước hơn

1.000 tỷ đồng (tăng khoảng 8%) so với cùng kỳ năm 2022 Hiếm có địa phương

nào mà sự đổi mới lại diễn ra hằng tuần, hằng tháng như ở Quảng Ninh, kể cả trong những thời điểm cực kỳ khó khăn khi dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội

Có điều kiện thông thương với Trung Quốc tốt nhất Việt Nam qua hệ thống các cửa khẩu trên đất liền và trên biển Quảng Ninh là tỉnh duy nhất ở nước ta vừa

có đường biên giới trên bộ vừa trên biển với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Quảng Ninh có vị trí địa lý chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; với điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng; Quảng Ninh nằm trong khu vực hợp tác

“Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung; Hợp tác liên vùng Vịnh Bắc

Trang 5

Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh -Singapore… Tính đến 2020, Quảng Ninh đã ký 26 thỏa thuận cấp tỉnh với các địa phương của Trung Quốc Thông qua các quan hệ hợp tác này, tỉnh Quảng Ninh từng bước xác lập vị trí “cửa ngõ, cầu nối” trong mắt xích hợp tác giữa Việt Nam-ASEAN-Trung Quốc đem lại nhiều lợi ích thiết thực, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại biên giới; đấu nối giao thông đường bộ, mở và nâng cấp cửa khẩu; hợp tác quản lý biên giới, duy trì an ninh, an toàn trật tự, phòng chống tội phạm trên khu vực biên giới góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới hai bên Những tiềm năng này là tiền đề lớn để Quảng Ninh trở thành một trung tâm kinh

tế, chính trị hàng đầu của cả nước, là nơi hội tụ tinh hoa của cả nước, có biên giới cả trên đất liền cả trên biển với nền kinh tế hàng đầu thế giới là Trung Quốc Do đó, nhà nước đã đưa ra những chính sách riêng để hướng dẫn cũng như định hướng sự phát triển của kinh

tế Quảng Ninh, đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu

Căn cứ 2: Đôi nét về tình hình xuất nhập khẩu của tỉnh

Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên khoáng sản phong phú nhất là than cùng với việc giao thương với Trung Quốc thông qua hệ thống các cửa khẩu và cảng biển do đó bức tranh xuất khẩu của tỉnh hướng đến chủ yếu là xuất khẩu than và nông sản

Về xuất khẩu nông sản: Trong những năm qua, Chính phủ đã quan tâm và thực

hiện các giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu nông sản qua biên giới đường bộ, như: Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030, dự án chủ yếu là xây dựng kênh tiêu thụ nông sản hợp nhất để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; xây dựng kho ngoại quan dự trữ, bảo quản nông sản và các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu ở khu vực cửa khẩu tại tỉnh Quảng Ninh

Trong năm 2023, phía Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát phòng chống dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã sôi động trở lại, lượng hàng hóa có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2022, đặc biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu Trước tình hình đó, Cục Hải quan Quảng Ninh đã thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/203 và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, tỉnh Quảng Ninh và Cục Hải quan Quảng Ninh về triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, phát triển thương mại

Trang 6

biên giới và đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu bền vững tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu (HQCK) đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), triển khai vận hành thông suốt hệ thống thông quan điện tử gắn với việc thực hiện nền tảng cửa khẩu số, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp 10 tháng đầu năm 2023, Chi cục HQCK Móng Cái

đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất nhập khẩu nói chung, đặc biệt là xuất khẩu nông sản nói riêng Với mặt hàng nông sản, Chi cục HQCK Móng Cái đã triển khai đồng bộ, quyết liệt

và có hiệu quả các giải pháp; tạo điều kiện và thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông sản đến thời điểm thu hoạch chính vụ; giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu (HQCK) đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), triển khai vận hành thông suốt hệ thống thông quan điện tử gắn với việc thực hiện nền tảng cửa khẩu số, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp 10 tháng đầu năm 2023, Chi cục HQCK Móng Cái đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất nhập khẩu nói chung, đặc biệt là xuất khẩu nông sản nói riêng Với mặt hàng nông sản, Chi cục HQCK Móng Cái đã triển khai đồng

bộ, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp; tạo điều kiện và thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông sản đến thời điểm thu hoạch chính vụ; giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan

Về xuất khẩu than: Trung Quốc hiện nay không phải thị trường chính của Việt

Nam trong việc xuất khẩu than, tuy nhiên hàng năm vẫn có một khối lượng lớn tài nguyên này được chuyển sang Trung Quốc phục vụ lĩnh vực nhiệt điện và luyện kim

Về nhập khẩu: Do là một tỉnh đang có tốc độ phát triển nhanh chóng nên công

nghệ chất lượng cao và điện là hai mặt hàng nằm trong trạng thái thiếu lớn nhất của tỉnh

Về công nghệ, tỉnh đã và đang có những cơ chế riêng để phát triển và nhập khẩu hệ thống công nghệ về công nghệ xanh, công nghệ sinh học, phát triển kinh tế số, Về nhập khẩu điện, do vị trí rất thuận lợi cho việc nhập khẩu điện từ thị trường Trung Quốc nên tỉnh đã

có những kiến nghị với Thủ tướng được chấp thuận mua điện đối với Trung Quốc, điều này vừa góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết tại tỉnh, vừa là phương án giảm tải đối với

hệ thống điện quốc gia Trong đợt tháng 6/2023, nhờ có việc mua điện từ thị trường Trung Quốc nên Quảng Ninh đã thoát khỏi tình trạng thiếu hụt điện cho quá trình sản xuất như các tỉnh miền Bắc, bảo đảm chuỗi sản xuất liên tục liền mạch

Trang 7

Căn cứ 3: Hệ thống văn bản chính sách chiến lược chung của nhà nước

Trong những năm qua, Chính phủ đã quan tâm và thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu nông sản qua biên giới đường bộ, như: Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030, trong đó có một số dự án chủ yếu là xây dựng kênh tiêu thụ nông sản hợp nhất để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; xây dựng kho ngoại quan dự trữ, bảo quản nông sản và các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu ở khu vực cửa khẩu, tại các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn ;

Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19;

Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, trong đó định hướng phát triển ngành hàng đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: Tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường; chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài…

Trên cơ sở đó, các chính sách hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông sản có thể thấy nhiều chính sách đã được ban hành ở các khía cạnh: Chính sách ưu đãi thuế, chính sách

cơ sở hạ tầng, chính sách xúc tiến thương mại, chính sách thông quan và các chính sách khác (cơ sở hạ tầng…) Trong đó, các văn bản pháp luật về thuế đã quy định ưu đãi ở mức cao nhất đối với lĩnh vực nông nghiệp nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh nông nghiệp

Các chính sách thuế đã và đang tác động đến việc phát triển nông nghiệp, khuyến khích xuất khẩu Cụ thể :

(i) Về thuế giá trị gia tăng: Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có mức thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng là 0%;

(ii) Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Miễn thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp

từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm; miễn thuế tối đa trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 9 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Trang 8

(iii) Một số lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản…;

(iv) Lĩnh vực nông nghiệp được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2025 đối với các đối tượng cụ thể theo quy định…

Về cơ bản, các chính sách thuế, phí đều được các địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn

Bên cạnh đó, các chính sách xúc tiến thương mại cũng được triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm đến các hội chợ, triển lãm lớn, chuyên ngành tại các nước là thị trường nhập khẩu Trong đó, các sản phẩm trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được hỗ trợ chi phí tham gia các hội chợ, chi phí vận chuyển Cùng với đó là tổ chức các đoàn doanh nghiệp nước bạn như Trung Quốc đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội giao thương với đối tác và nhà cung cấp, góp phần tận dụng tối đa mọi cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường Trong bối cảnh mới, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Việt Nam cũng có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử quốc tế, đặc biệt là tận dụng công nghệ 4.0 trong công tác xúc tiến thương mại

Về chính sách thông quan, thời gian qua, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông, thủy sản đã đơn giản hơn, được ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, tạo thuận lợi thương mại Triển khai vận hành thông suốt hệ thống thông quan điện tử gắn với việc thực hiện Nền tảng cửa khẩu số, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực thông quan, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh, tổ chức phân luồng, phân tuyến khi có hiện tượng ùn tắc cục bộ tại cửa khẩu, giải phóng nhanh hàng hóa, giảm thiểu chi phí phát sinh cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu vực cửa khẩu đã đang được đầu tư, nâng cấp, sẵn sàng khi lưu lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu gia tăng, đặc biệt là hệ thống giao thông như kết nối liên thông cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái… Đồng thời luôn được rà soát và có sự chuẩn bị về kho bãi, nhân lực và các điều kiện cần thiết để phục vụ nhu cầu hàng hóa thông quan, không để hiện tượng ùn tắc trong hệ thống kho bãi

Từ ba căn cứ trên, kết hợp với hệ thống luật đầu tư, luật quy hoạch,… tỉnh đã ban hành các văn bản như sau

Trang 9

Căn cứ vào Nghị Quyết số 32/2016/NQ-HĐND, Tỉnh thông qua Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 Tỉnh đã có những định hướng hoạt động xuất nhập khẩu như sau:

Về xuất khẩu: Phát huy tối đa lợi thế từ các thị trường truyền thống, phát triển các

thị trường mới có nhiều phân khúc thị trường, chú trọng các thị trường có triển vọng; phát huy thế mạnh và cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm có lợi thế của tỉnh, phát triển các mặt hàng xuất khẩu mới; khai thác tối đa lợi thế xuất khẩu tại chỗ nhu cầu của đối tác và khách du lịch nước ngoài;

Về nhập khẩu: Ưu tiên nhập khẩu thiết bị công nghệ cao, tiên tiến và thân thiện

môi trường mà trong nước chưa sản xuất được; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu;

Định hướng phát triển xuất nhập khẩu qua biên giới: Phát huy vai trò là trung tâm

trung chuyển hàng hóa của khu vực; phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng dịch vụ xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu, khi kinh tế cửa khẩu

Căn cứ vào nghị quyết 11/NQ-CP 2018 triển khai thi hành Luật Quy hoạch được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 là căn cứ pháp lý để các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và thống nhất trong hoạt động quy hoạch

Căn cứ vào quyết định 479/QĐ-TTg 2020, căn cứ vào tình hình thực tiễn, thế mạnh của tỉnh từ đó phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021

-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Về nội dung quy hoạch, các nội dung chính của quy hoạch tỉnh Quảng Ninh đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/05/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch

Căn cứ vào quyết định 479/QĐ-TTg 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh đưa ra Nghị quyết 108/NQ-HĐND 2022 về việc “Thông qua quy hoạch Quảng Ninh 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050”, đưa ra “Phương án phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội”

Ngoài ra, tỉnh còn vận dụng dựa trên Nghị quyết 30-NQ/TW 2022 phát triển kinh

tế xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng đến 2030 phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm

Trang 10

quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng thực hiện thông qua Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI

Căn cứ vào: Quyết định 80/QĐ-TTg 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021- 2030, Nhà nước yêu cầu tỉnh Quảng Ninh phải nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo thế đan xen lợi ích trên địa bàn tỉnh

và từng địa phương Tăng cường thông tin tuyên truyền đối ngoại, tập trung quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người Quảng Ninh, Việt Nam Nâng cao năng lực hội nhập cho các chủ thể là doanh nghiệp và người dân Triển khai thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại tự do Tăng cường hợp tác và hữu nghị với các địa phương của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển, kinh tế - xã hội; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, phát triển Nghiên cứu mở rộng việc ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ hữu nghị và giao lưu, hợp tác với tỉnh, thành phố có điều kiện tương đồng hoặc có lợi thế so sánh khác biệt thuộc các nước khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, Châu Âu, Châu Mỹ… để thúc đẩy đầu tư, thương mại, du lịch,

Căn cứ vào Quyết định 1279/QĐ-TTg 2023 Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, trong đó có kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Nội dung về kinh tế đối ngoại bao gồm: Đến năm 2025, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng xây dựng, hoàn thiện thể chế của Vùng, xác định những đề

án trọng tâm, trọng điểm có ý nghĩa tạo đột phá cho phát triển Vùng, phát triển ngành (cả nước)

Thời gian qua, Sở Công Thương đã nỗ lực triển khai các giải pháp để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cụ thể, đối với đề án xây dựng các cơ chế chính sách thí điểm triển khai khu hợp tác kinh tế quan biên giới Việt Nam -Trung Quốc (Quảng Ninh), Sở Công Thương Quảng Ninh cùng đại diện các đơn vị, gồm: UBND Thành phố Móng Cái; Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh; Đoàn công tác của Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) do Viện trưởng làm Trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát thực địa tại điểm (dự kiến) Xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Kết quả, Sở Công Thương đã xây dựng Dự thảo Đề cương

Đề án, lấy ý tham gia của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan với tổng số 29 đơn vị vào Dự thảo Đề cương, Đề án Tổng hợp, hoàn thiện trình

Ngày đăng: 16/06/2024, 22:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w