1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay

56 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nayNghiên cứu đổi mới hoạt động thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TS Nguyễn Thị Thanh Sâm

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TS Nguyễn Thị Thanh Sâm

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

1.2 Yêu cầu với giảng viên thảo luận 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG “BÀI TẬP SÁNG TẠO” TRONG GIỜ THẢO LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

39

Trang 5

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG VIỆT

- Về lý luận: Đề tài đã làm phong phú và sâu sắc hơn vai trò của hoạt động “thảo luận”, thực hành môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở giảng đường đại học Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể lan tỏa, sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, học tập và thảo luận đối với các học phần lý luận chính trị tại các Học viện, các trường đại học, cao đẳng trên cả nước

- Về thực tiễn: Đề tài đã khái quát thực trạng sử dụng “bài tập sáng tạo” môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, giới thiệu các sản phẩm sáng tạo của sinh viên, chia sẻ những kinh nghiệm khi tổ chức đổi mới thảo luận môn tư tưởng Hồ Chí Minh theo dạng thức “bài tập sáng tạo” trong giờ thực hành môn học này ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Từ đó, gợi ý những cách làm hay, đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy và thực hành môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, các môn lý luận chính trị nói chung

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG ANH

- Regarding theory: The topic has enriched and deepened the role of "discussion" and practice of Ho Chi Minh's ideology in university lecture halls The research results of the topic can be spread and used as reference materials in the process of teaching, learning and discussing political theory modules at academies, universities and high schools equality across the country

- Regarding practice: The topic has generalized the current situation of using "creative exercises" in Ho Chi Minh ideology subject at Vietnam Maritime University, introduced students' creative products, and shared experiences when organizing an innovative discussion of Ho Chi Minh's ideology in the form of "creative exercises" during practice hours of this subject at Vietnam Maritime University From there, suggest good, innovative and creative ways to teach and practice Ho Chi Minh's ideology in particular and political theory subjects in general

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Chủ nghĩa Mác - Lênin và TT HCM là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của Đảng và cách mạng Việt Nam Đặc biệt, Đại hội lần thứ XI (năm 2011), Đảng đã nhấn mạnh TT HCM chính là “tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá” của Đảng và dân tộc ta, tư tưởng của Người trở thành ngọn cờ soi đường, dẫn dắt cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi đến bến bờ thắng lợi Việc tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và giảng dạy TT HCM luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng

Môn TT HCM là một trong năm môn học LLCT áp dụng bắt buộc đối với SV, từ lâu đã được đưa vào giảng dạy chính thức ở các trường ĐH và cao đẳng trên cả nước Thực tiễn, việc nghiên cứu, giảng dạy, thực hành và TL các môn LLCT nói chung và môn TT HCM nói riêng đã góp phần không nhỏ trong giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, thực hiện đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, đóng góp thắng lợi vào công cuộc phát triển của đất nước

Cùng với việc giảng dạy lý thuyết, hoạt động TL môn TT HCM cũng đóng vai trò hết sức quan trọng TL với tư cách là một hình thức tổ chức dạy học đặc trưng ở ĐH có nhiều ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực cho SV SV khi tham gia TL sẽ có điều kiện để củng cố các tri thức, rèn luyện kĩ năng, thái độ, đồng thời có cơ hội để thỏa sức phát huy sự sáng tạo trong phạm vi môn học

Nhằm làm rõ hơn vai trò của hoạt động TL và hình thức tiến hành thảo luận học

phần TT HCM ở trường ĐH, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đổi mới hoạt động

thảo luận thông qua “bài tập sáng tạo” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay” làm hướng nghiên cứu của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là giới thiệu dạng thức “bài tập sáng tạo” thông qua các sản phẩm có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời lan tỏa mô hình dạy học hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn TT HCM cho giảng viên và SV Trường ĐH Hàng hải Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hình thức “bài tập sáng tạo” môn TT HCM được sử dụng tại Trường ĐH Hàng hải Việt Nam

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh hoạt động TL môn TT HCM được tổ chức tại Trường ĐH Hàng hải Việt Nam

4 Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài

Sau khi đăng ký đề tài với Nhà trường, nhóm tác giả bước vào quá trình triển khai, thực hiện đề tài với những nội dung chính sau:

Bước 1: Xây dựng đề cương chi tiết, tìm kiếm hệ thống thông tin, tư liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Bước 2: Viết phần mở đầu và chương 1 Bên cạnh đó, suy nghĩ để viết 01 bài báo liên quan đến đề tài và gửi đăng trên các Tạp chí đã dự kiến

Bước 3: Tiếp tục viết nội dung còn lại của đề tài (Chương 2, chương 3, phần kết luận) Chỉnh sửa, hoàn thiện bài báo để đăng khi có phản biện từ tòa soạn

Bước 4: Hoàn chỉnh đề tài trên cơ sở nội dung và hình thức theo yêu cầu, sau đó gửi đề tài đến bộ phận quét Turnitin

Trang 8

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Tầm quan trọng của thảo luận

Nghị quyết số 29/NQ - TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Tinh thần của Nghị quyết được quán triệt và lan tỏa tới các cấp học, ngành học trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc gia Ở bậc ĐH, cao đẳng hiện nay, cụm từ “đổi mới” về phương pháp, đổi mới hình thức dạy hình thức học các môn học về LLCT Mác - Lênin, TT HCM được cả hệ thống quan tâm Thực tiễn không còn tình trạng “thầy đọc - trò chép” hoặc nhồi nhét kiến thức nữa, mà đã chuyển mình theo xu hướng phát huy tính tích cực, sự chủ động của SV, phát huy vai trò định hướng của người thầy giúp SV chủ động lĩnh hội tri thức và hình thành những kỹ năng trong học tập, công tác Sự đổi mới đó là cần thiết và cũng là một yêu cầu tất yếu

Từ năm 2007, về mặt văn bản Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành CV số 83 nhằm hướng dẫn việc thực hiện nội dung, chương trình các môn học LLCT Mác - Lênin, TT HCM trình độ ĐH và cao đẳng theo hình thức: lý thuyết 50 - thảo luận 30 - tự học 20 (tức là tỷ lệ 50% - 30% - 20%) Về cách thức thực hành TL như thế nào, văn bản cũng nói rõ, giảng viên chủ trì việc thảo luận theo từng lớp do nhà trường sắp xếp với quy mô phù hợp, bảo đảm tất cả SV đều có cơ hội nói lên phát biểu, trao đổi thảo luận Nội dung của phân mục thực hành thảo luận (TL) cần đi vào những kiến thức cơ bản, đặc biệt là có sự liên hệ sâu sát tình hình đất nước cũng như chuyên ngành đào tạo của SV Đây là cơ sở để đến năm 2008, Bộ ban hành Quyết định 52 xác định rõ nội dung, chương trình các môn LLCT ở bậc ĐH và bậc cao đẳng, theo đó, hình thức áp dụng đào tạo SV theo quy chế “học chế tín chỉ” được quy định với thời lượng lý thuyết - thực hành là 70% - 30% TL Cho tới hiện nay, học chế tín chỉ đã được áp dụng với tất cả các học phần học tập của SV ở giảng đường ĐH Như vậy, cùng với giảng lý thuyết, thì thực hành TL cũng là hình thức dạy học chính khóa bắt buộc trên giảng đường ĐH đối với tất cả các

môn học LLCT căn cứ theo quy định trên của Bộ Vì thế, thực hiện hoạt động TL và tổ

chức thật hiệu quả các tiết thực hành - TL trên lớp chính là giải pháp góp phần không nhỏ vào đổi mới các phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo SV khi học tập TT HCM nói riêng, các môn LLCT nói chung

Trang 9

Khi nói về tầm quan trọng của TL thực hành, vai trò của tự học trong quá trình dạy, học, đào tạo, rèn luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “phải biết tự động học tập”, phải coi “tự học “làm cốt” Muốn tự học tốt thì phải do “thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [3, tr.312], đối với tự học phải vừa “nâng cao” vừa “hướng dẫn” [4, tr.360] thì mới đem lại hiệu quả,… Có thể nói, tự học là một quá trình và TL là phương cách giúp sinh viên trao đổi, học hỏi, nắm được và có thể vận dụng kiến thức môn học vào nhiều khía cạnh trong cuộc đời Mỗi một giảng viên khi nghiên cứu, giảng dạy, mỗi một SV khi học tập nghiên cứu TT HCM thì đương nhiên phải cần học tập, quán triệt và thấm nhuần TT HCM về tự học, quá trình tự học suốt đời cũng như chỉ đạo về TL của

Chủ tịch Hồ Chí Minh như Người đã nói

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng 4.0 với công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo rất nhiều nhiều ưu viêt Mỗi ngày, lại có nhiều tri thức mới ra đời, việc con người tìm hiểu thông tin, học hỏi tri thức không chỉ có 1 hướng, 1 chiều như trước, mà trở nên hết sức đa dạng, dễ dàng, thuận tiện Người giảng viên trong thời đại mới không thể độc quyền tri thức, không phải là nhân tố duy nhất trong việc mang lại kiến thức cho SV Đặc biệt với các môn học LLCT, giảng viên không thể “thao thao bất tuyệt” với kiến thức LLCT trừu tượng trên giảng đường hoặc cố tìm cách “nhồi nhét” kiến thức cho các em SV Giờ đây, SV là trung tâm của quá trình lĩnh hội tri thức, giảng viên đóng vai trò là người thầy định hướng, hướng dẫn SV cách thức học tập, ghi nhớ, chủ động tìm kiếm, tiếp thu phù hợp

Trong học tập, nghiên cứu TT HCM hiện nay có rất nhiều thuận lợi, bởi lẽ, ngoài những nội dung có được trong nhà trường, SV dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận hệ thống tri thức đa dạng, phong phú về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet, mạng xã hội Hơn nữa, từ 15/5/2016 khi Bộ Chính trị ra Chỉ thị đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì mỗi SV lại càng có nhiều cơ hội được tiếp cận, trao đổi, nghiên cứu sâu sắc hơn, được hiểu biết hơn về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, phong cách và tấm gương hết mực cao đẹp của Người Nhiều tri thức về Chủ tịch Hồ Chí Minh được chia sẻ trên các nền tảng xã hội với nhiều cách thức khác nhau Vì thế, giảng viên TT HCM đương nhiên không thể giữ nguyên cách dạy môn học theo phương pháp truyền thống nữa

Tổ chức thực hành - TL được coi là một cách thức để khắc phục những hạn chế cũ trước đây Trên cơ sở tiến hành TL TT HCM, SV có được môi trường để thể hiện tri

Trang 10

thức, năng lực, được rèn luyện kỹ năng nhìn nhận, khả năng đánh giá nhận xét, bồi đắp kỹ năng thực hành, khả năng vận dụng các tri thức về Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong quá trình trao đổi, làm việc cùng nhau để chuẩn bị những nội dung đưa ra TL, đòi hỏi SV phải tìm hiểu, nghiên cứu trước bài học, SV phải lắng nghe bài giảng của giảng viên, biết tìm các tư liệu học tập và xử lý, biên tập thông tin tư liệu cần thiết khi TL trước tập thể lớp Và cũng vì thế, SV vừa nắm được những hiểu biết cơ bản về TT HCM, vừa được mở rộng kiến thức và làm rõ hơn tri thức của bản thân về những nội dung gắn liền với môn học Bên cạnh đó, tổ chức hoạt động TL TT HCM cũng là “sân chơi” để SV có thể trình bày các ý kiến, quan điểm, chia sẻ tài liệu, học hỏi nhau, có thể trao đổi cùng nhau để giải quyết các vấn đề môn học đặt ra Như vậy, hoạt động TL môn TT HCM sẽ góp phần bồi dưỡng SV về kỹ năng học tập, kỹ năng tự tìm hiểu nghiên cứu vấn đề, năng lực tiếp nhận vấn đề, giúp SV rèn luyện kỹ năng tổng hợp, khái quát, khả năng phân tích, trình bày vấn đề, giúp các em hiểu sâu hơn về nền tảng tư tưởng của Đảng

1.2 Yêu cầu với giảng viên thảo luận

Đối với giờ TL môn TT HCM, người giảng viên đóng vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều hành, định hướng, dẫn dắt hoạt động của sinh viên Vì thế, để giờ TL thành công thì người giảng viên LLCT cần phải:

- Có chuyên môn về LLCT, có hiểu biết lý luận và thực tiễn sâu rộng, phong phú

Giảng viên không có chuyên môn LLCT và TT HCM thì không thể giải đáp cặn kẽ những vấn đề SV đặt ra, không biết cách tổ chức, dẫn dắt, không thể thực hiện và hướng dẫn SV thảo luận tốt môn học này Mục đích của TL cũng là nhằm nâng cao tính tích cực, tự giác, sự tương tác thầy trò, trò trò, tạo cơ hội sáng tạo cho SV Vì thế, giảng viên TT HCM phải biết cách tổ chức, xây dựng, phối hợp SV với nhau, kể cả những SV điển hình, tích cực hay những SV rụt rè nhút nhát cần sự khích lệ, động viên kịp thời Thực tế không thể phủ nhận, giảng viên chính là người có vai trò quan trọng nhất trong định hướng lối suy nghĩ, tư duy và kết quả TL cho SV SV khi tiến hành TL sẽ thể hiện nhiều góc độ vấn đề, có thể theo đúng “kịch bản” dự kiến, cũng có thể sẽ xuất hiện các vấn đề mới, các câu hỏi mới nằm ngoài vấn đề ban đầu Thậm chí đôi khi, SV hoặc các nhóm SV còn tranh luận vấn đề mới sôi nổi hơn cả vấn đề cũ khiến cho không khí buổi TL hoặc sôi nổi hoặc căng thẳng (do SV tranh luận) Ai sẽ xử lý các tình huống đó? Chính là người giảng viên Và vì thế mỗi giảng viên cần không ngừng bòi dưỡng về trình độ chuyên môn, hiểu biết nghề nghiệp, tăng cường năng lực sư phạm (nghiệp vụ sư phạm),

Trang 11

có vốn kiến thức lý luận và hiểu biết thực tiễn phong phú.… để thực hiện tốt nhất vai trò của người chủ trì hoạt động TL này

- Có tâm huyết Người giảng viên TT HCM ngoài kiến thức chuyên môn vững

thì cần thực sự phải yêu nghề giảng dạy các môn LLCT Giảng dạy LLCT có những khó khăn, có những đặc thù riêng và không phải ai cũng giảng tốt được, nhất là giảng sao cho hay, cho cuốn Để làm được điều đó thì cần thêm yếu tố là sự tâm huyết Sự tâm huyết thể hiện ở chỗ: tâm huyết với nghề, tâm huyết với trò, tâm huyết với từng bài giảng Giảng viên tâm huyết là người luôn luôn vui vẻ, cầu thị, cầu tiến, trước mỗi bài giảng đều tư duy “kịch bản” cần giảng dạy, xây dựng giáo án hợp lý, suy nghĩ xem sẽ thực hiện kế hoạch giảng dạy như thế nào, dùng phương pháp nào, hình thức nào Sau mỗi bài giảng tìm cách rút kinh nghiệm, xem có nội dung nào cần chỉnh sửa hay thiết kế lại, có phương pháp nào cần điều chỉnh gì không? Giảng viên tâm huyết luôn coi việc dạy học là niềm đam mê của mình, đồng thời lan tỏa cảm hứng tích cực, tình yêu nghề đối với mọi người xung quanh.

- Nắm được điều kiện dạy học Giảng viên cần hướng đến đối tượng tham gia TL

chính là các em SV SV đại học cao đẳng về cơ bản đều nằm trong độ tuổi thanh niên, tuổi từ 18-25, có nền tảng kiến thức khác nhau do các em theo học các chuyên ngành khác nhau trong trường (từ hai khối chủ yếu là kinh tế và kỹ thuật) Bên cạnh đó, giảng viên cũng cần nắm được điều kiện dạy học cụ thể ở từng nơi sẽ tiến hành TL như: cơ sở phòng học ở khu nào, nhà nào, nơi đó có đủ những máy móc, trang thiết bị cơ bản, bàn ghế, loa, mic bảo đảm quá trình TL hay không? Khi giảng viên được phân công đến thực hiện giờ giảng dạy và TL tại một lớp nào đó, điều đầu tiên giảng viên cần thiết tìm hiểu về lớp phụ trách: đó là lớp nào, học ở phòng nào, điều kiện vật chất lớp học ra sao, các trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy học thế nào? Từ đó, giảng viên sắp xếp kế hoạch giảng dạy, chương trình thảo luận, dự kiến nội dung, phương pháp, tình huống, thiết bị giảng dạy để giờ giảng hay giờ TL đạt kết quả tốt.

- Xác định mục tiêu và chủ đề của giờ TL Mục tiêu của giờ TL phải dựa trên

những mục tiêu cơ bản của tài liệu học tập môn học (đã biên soạn thống nhất từ đầu kỳ) cũng như mục tiêu chuẩn đầu ra theo CDIO của chương trình đào tạo Để phục vụ tiết thực hành TL, mỗi bài/chuyên đề có một yêu cầu riêng hướng tới cụ thể hóa chuẩn đầu ra Từ mục tiêu và chủ đề, giảng viên xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai trong từng tiết học và thống nhất trong toàn bộ chương trình TL Thực tế, tổ chức hoạt động TL TT

Trang 12

HCM chỉ có thể phát huy hiệu quả cao khi tất cả SV cùng tham gia đóng góp vào hoạt động chung của giờ học Chính vì thế, việc chuẩn bị các mục tiêu, nội dung, yêu cầu của tiết học là rất cần thiết Đây chính là điều kiện nền tảng, yêu cầu quan trọng để giúp giảng viên tổ chức giờ TL thành công.

- Lựa chọn phương pháp phù hợp Giảng viên nghiên cứu sử dụng các phương

pháp tiến hành TL, có thể sử dụng một số phương pháp như sắm vai (nhập vai), phương pháp TL nhóm, phương pháp đàm thoại, liệt kê, phương pháp phân tích, so sánh, thuyết trình…

Có thể nhận thấy, để tiến hành giờ TL tốt đòi hỏi nhiều yếu tố: giảng viên phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn sư phạm, có kỹ năng và khả năng thấu hiểu SV, nhạy bén trong giải quyết vấn đề gặp phải trong quá trình giảng dạy Trong việc tổ chức giờ TL như vậy, các em SV được xem vừa là đối tượng cơ bản hướng tới của việc “dạy”, đồng thời vừa là chủ thể cốt lõi của việc “học”, do vậy các em cần được lôi cuốn vào các hoạt động TL học tập do giảng viên tổ chức xây dựng và điều hành Thông qua những hình thức này, SV sẽ khắc sâu thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như tự SV sẽ biết tìm kiếm chọn lọc vấn đề và lên phương án giải quyết trong thực tiễn Việc tiến hành TL giúp phát huy cá tính, sự năng nổ, tính sáng tạo của SV nhưng không có nghĩa là vai trò và trình độ của người giảng viên sẽ bị mờ nhạt, mà rõ ràng ngược lại, vai trò đó càng được nâng cao để điều hành, tổ chức, định hướng, dẫn dắt các hoạt động nhận thức của học trò

1.3 Nội dung thảo luận

Hoạt động TL môn TT HCM thường xoay quanh kiến thức môn học, nhằm làm rõ hơn kiến thức trên lớp và có thể phục vụ việc ôn luyện, thi cử của sinh viên Đối với mỗi buổi thực hành, giảng viên cần xác định chủ đề TL dựa trên cơ sở chung là nội dung quy định trong giáo trình của Bộ GD và đào tạo cũng như bám sát chuẩn đầu ra của Nhà trường Giảng viên cần nắm rõ những nội dung lớn sau:

1-Khái niệm và ý nghĩa của việc học tập TT HCM

2-Cơ sở hình thành; quá trình hình thành và phát triển TT HCM 3-TT HCM về độc lập dân tộc

4-TT HCM về chủ nghĩa xã hội 5-TT HCM về Nhà nước Việt Nam 6-TT HCM về Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 13

7-TT HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế 8-TT HCM về văn hóa, đạo đức, con người

9-TT HCM về đạo đức 10-TT HCM về con người

Theo một cách diễn đạt khác, giảng viên có thể hướng chủ đề TL trực tiếp đi vào ngân hàng câu hỏi của môn học (cụ thể là môn TT HCM), điều này vừa giúp bám sát nội dung học phần, vừa giúp phù hợp về thời gian và SV thường cảm thấy có lợi với các em Giảng viên cũng có thể xây dựng thành các chuyên đề để TL Thông thường, môn TT HCM thường chia làm 5 tuần thực hành, mỗi tuần 04 tiết Theo kế hoạch giảng dạy được xây dựng từ đầu năm học, mỗi tuần thực hành TL tương ứng với 01 chuyên đề về tư tưởng, đạo đức và phong cách gắn liền với việc học và làm theo Người Như thế, giảng viên có thể chủ động xây dựng 5 chuyên đề TL

1.4 Phương pháp thảo luận

Giảng viên sử dụng các phương pháp cho SV TL theo chủ đề đã nêu Nói về phương pháp TL, cho tới nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng nhưng không ai dám khẳng định phương pháp nào là tối ưu Về mô thức các buổi TL cũng mới dừng lại ở văn bản hướng dẫn chung, còn triển khai cụ thể thế nào là do giảng viên Căn cứ vào trình độ chuyên môn của người dạy, tùy vào năng lực nghiệp sư phạm của người thầy kết hợp với nghệ thuật xử trí tình huống, kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp, phương pháp TL cần sử dụng mà người giảng viên tổ chức TL cho SV phù hợp Khi sử dụng các phương pháp TL cần hướng đến việc: làm sao cho SV tham gia buổi TL tích cực, SV có trách nhiệm cùng nhau xây dựng tiết học TL; làm sao để SV có cơ hội được bày tỏ quan điểm và bảo vệ ý kiến cá nhân hợp lý của mình; làm sao có diễn đàn để SV trao đổi, chia sẻ, cùng học nhau, đồng thời làm thế nào có “sân chơi” để SV thể hiện cá tính, tài năng bản thân liên quan đến chủ đề TL; làm sao giúp SV phát triển “kỹ năng mềm”

Một số phương pháp thường được sử dụng kết hợp trong giờ TL:

- Thuyết trình, đàm thoại và nêu vấn đề:

Trong tiến trình tổ chức TL TT HCM, giảng viên đã thực hiện kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề Đàm thoại trong giảng dạy TT HCM là tập trung vào việc tạo ra môi trường trao đổi và TL thông qua trò chuyện giữa giảng viên với SV hoặc giữa SV với SV nhằm đưa đến một kết luận nào đó Đây là phương pháp giảng dạy phổ biến và khá hiệu quả để

Trang 14

khuyến khích sự tương tác trong giờ học lý thuyết và TL, tạo ra tính đa chiều và chủ động trong học tập Hơn nữa, khi lý giải các kiến thức về TT HCM thông qua trao đổi, TL sẽ làm giảm bớt tính “suông”, tính khô khan của lý luận, gắn lý luận với sự sinh động của thực tiễn, thực sự làm TT HCM luôn có sức hút Kinh nghiệm giảng dạy cho thấy: cùng một buổi lên lớp nếu kết hợp cả ba phương pháp là thuyết trình, nêu vấn đề và đàm thoại trực tiếp (gọi tắt là phương pháp “thuyết - đàm - nêu”) sẽ phát huy được ưu điểm và khắc phục được những hạn chế của ba phương pháp này cùng một lúc Thuyết trình sẽ giúp truyền đạt những vấn đề cơ bản nhất về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; đàm thoại sẽ giúp giảng viên và SV trao đổi, thảo luận và củng cố thêm những hiểu biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh; nêu vấn đề sẽ kích thích tư duy và vận dụng TT HCM vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống

- Sân khấu hóa: Ngoài việc TL theo chủ đề, giảng viên nên đa dạng hình thức TL

bằng hình thức ‘sân khấu hóa” Giảng viên gợi ý trên cơ sở các câu chuyện về Bác, các tuyến nhân vật để SV dựa vào đó xây dựng cốt truyện, nhập vai và thực hiện Thông qua hình thức “sân khấu hóa”, SV phải tự tìm tài liệu, SV biên tập rồi suy nghĩ lựa chọn hình thức sân khấu nào phù hợp để mang đến nội dung thông điệp mà vẫn thể hiện được tài năng của SV Mỗi câu chuyện là một mảnh ghép về Bác Đó chính là cách để SV thể hiện hiểu biết về Bác Hồ và lòng kính yêu đối với Người, cũng là kỷ niệm rất đẹp thời SV mà giờ TL TT HCM mang đến cho các em Các hình thức sân khấu hóa có thể kể đến là diễn kịch, kể chuyện, ngâm thơ, múa, hát, biểu diễn nghệ thuật…

- Thảo luận nhóm: Cũng là phương pháp hay được giảng viên sử dụng Phương

pháp này giúp phát huy khả năng tư duy - phân tích - tổng hợp của SV, tận dụng kết quả trao đổi, TL và chia sẻ giữa các thành viên để tìm ra kết quả chung phù hợp nhất cho vấn đề đã nghiên cứu Dựa trên sự phân chia của giảng viên, các thành viên trong từng nhóm sẽ trao đổi về một số vấn đề cụ thể liên quan đến môn học, nhằm đánh giá, phân tích và xử lý vấn đề đã đưa ra Phương pháp TL nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong giảng đường ĐH Giảng viên căn cứ vào số lượng cụ thể để chia lớp thành từng nhóm nhỏ (tiểu nhóm) sao cho phù hợp về số lượng thành viên và cân đối với vấn đề cần nghiên cứu Khi chia nhóm, giảng viên phải tính toán hợp lý tránh thiên vị hoặc làm nhanh, làm vội, làm bừa Mỗi nhóm được chia cần đồng đều về số lượng và “chất lượng”, “nghệ thuật” chia cần khéo léo giữa SV có học lực khác nhau cùng ở một nhóm, tránh trường hợp chỉ có SV giỏi với nhau, hoặc khá với

Trang 15

nhau, hoặc chỉ nam với nhau, hoặc chỉ nữ với nhau Khi cần thiết giảng viên có thể điều chỉnh số lượng thành viên nhóm này, nhóm kia để các em cảm thấy hợp lý nhất Giảng viên có thể áp dụng một số cách chia nhóm như chia theo số thứ tự trong danh sách lớp, chia theo vị trí SV ngồi trên lớp, chia theo độ tuổi SV năm nhất, hai, ba, chia theo ngẫu nhiên, chia theo tỷ lệ giới tính, công việc, sở thích… Trong giờ TL, giảng viên phải luôn thể hiện tốt vai trò “trọng tài” “cố vấn’ nhóm, luôn quan sát lớp - nhóm làm việc và tạo điều kiện cho nhóm SV và từng SV trong nhóm được thể hiện

1.5 Hình thức thảo luận

Đây là một hoạt động trả bài thường rất sôi nổi, các em SV vô cùng yêu thích, tạo nên không khí vui vẻ, dân chủ thoải mái trong suốt giờ học, đồng thời tạo nên tính ganh đua học tập từ chính sự cạnh tranh lành mạnh khi thể hiện, giúp các em SV hoặc mỗi nhóm SV có động lực lớn tham gia thảo luận Đối với cùng một chủ đề, tức là chủ đề giống nhau, liệu có cần phải tất cả SV hoặc nhóm SV trình bày hay không? Câu trả lời là: Tùy từng nhóm, lớp, chủ đề, giảng viên Có thể không nhất thiết các nhóm đều trình bày, các nhóm SV chỉ trình bày các ý kiến quan điểm khác với nhóm trước là được Nếu ngược lại, vẫn để đại diện lần lượt các nhóm trình bày, thì sau khi trình bày xong các nhóm khác và giảng viên ngồi dự bổ sung ý kiến

Dưới đây là một số hình thức báo cáo nhóm mà giảng viên và SV có thể thực hiện:

1- Việc báo cáo giao cho một nhóm thực hiện, các nhóm khác lắng nghe và theo dõi bổ sung Giảng viên dựa trên số lượng các nhóm, sau đó yêu cầu một nhóm trình

bày kết quả TL của nhóm mình Sau khi nhóm này trình bày xong, các nhóm còn lại bổ sung (nếu những kết quả của nhóm sau khác với nhóm vừa báo cáo thì nêu rõ, đặt câu hỏi hoặc phản biện) Điều này sẽ làm tăng tính tương tác giữa các nhóm và tăng chất lượng buổi thực hành

2- Các nhóm lần lượt trả bài: từng nhóm một cử người báo cáo lại kết quả làm

việc của nhóm mình, sau đó giảng viên tổng kết lại ý kiến chung của các nhóm

3- Từng nhóm báo cáo kết quả nhưng dưới dạng tóm tắt Cụ thể mỗi nhóm sau

khi TL nhóm xong phải thâu gọn lại những gì đã trao đổi, tóm lược kết quả trong 5-10 câu Bước tiếp theo là cử đại diện lên trình bày trước tập thể lớp Hình thức này tiết kiệm thời gian và tạo cơ hội cho các nhóm đều được trình bày

Trang 16

3- Giảng viên dùng các phiếu học tập (có thể là phiếu phát trước cho các nhóm

hoặc phiếu do các nhóm tự chuẩn bị) Mỗi nhóm trao đổi TL, viết ý kiến và trình bày

kết quả vào phiếu học tập của nhóm mình Đến lượt nhóm nào trình bày sẽ dán lên bảng rồi đại diện nhóm thuyết trình để diễn giải, phân tích vấn đề chuẩn bị

4- Tổ chức cho SV thi hùng biện về một chủ đề nào đó Giảng viên đưa ra đề tài

hoăc chủ đề liên quan đến nội dung TL, yêu cầu các nhóm nghiên cứu vấn đề và cử đại diện lên Có thể lựa chọn một hoặc hai bạn dẫn chương trình để “cuộc thi” thêm thú vị Mỗi nhóm sẽ phải “hùng biện’ nhằm bảo vệ quan điểm của nhóm mình đồng thời biết cách giao lưu tương tác, phản biện các nhóm còn lại

5- Sử dụng bản đồ tư duy Giảng viên định hướng cho SV sử dụng dạng thức sơ

đồ tư duy để báo cáo kết quả Ví dụ như:

SV vẽ bản đồ tư duy dưới dạng cây hoặc bản đồ theo hình con sông Nhóm sẽ

cùng nhau thao tác sao cho thể hiện được kết quả làm việc của nhóm mình Mỗi nhóm sẽ có một cây hoặc một dòng sông tư duy như vậy

SV dùng các sơ đồ hoặc biểu đồ, bản đồ Những hình thức này thường phù hợp

với chủ để liên quan tới lĩnh vực nguyên nhân - hậu quả, nguyên nhân - kết quả hoặc vấn đề chính - vấn đề phụ nằm trong chuỗi chủ đề TL

6- Sử dụng các hình thức sân khấu hóa, game show

SV báo cáo kết quả làm việc nhóm hoặc nghiên cứu chủ đề thông qua những trò chơi, hoặc các hình thức sân khấu hóa như:

Trò sắm vai: SV / nhóm SV sẽ giới thiệu kết quả làm việc thông qua hình thức

“nhập vai”, hóa thân vào một nhân vật nào đó, có thể là nhân vật hư cấu hoặc nhân vật có thật để lồng ghép nội dung TL

Trò đuổi hình - bắt chữ: SV xây dựng phần trả bài dưới dạng hình vẽ Các nhóm

khác tham gia trả lời câu hỏi, nhìn hình vẽ để đoán ra từ liên quan Hầu hết SV đều rất hào hứng, không khí lớp học thường náo nhiệt hơn thường lệ

Trò họp chợ: Với hình thức này, giảng viên yêu cầu SV dán tất cả kết quả làm

việc của nhóm lên trên bảng Giảng viên sẽ đi vòng quanh một vài lượt và đọc các kết quả đó, có thể gọi SV thuyết minh hoặc đặt ra câu hỏi để mỗi nhóm làm rõ vấn đề

Trò quả bóng: Với hình thức này, các nhóm SV sẽ trao đổi với nhau và ghi lại

kết quả vào giấy hoặc phiếu Sau đó, giấy hoặc phiếu đó được chuyển cho nhóm khác, nhóm khác tiếp tục trao đổi và bổ sung ý kiến vào giấy/phiếu Chẳng hạn: Giảng viên

Trang 17

chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề (Mỗi nhóm 1 vấn đề hoặc cả 4 nhóm 4 vấn đề) Nhóm 1 viết kết quả TL xong thì chuyển cho nhóm 2 Nhóm 2 viết kết quả xong thì chuyển cho nhóm 3 Nhóm 3 viết kết quả TL xong thì chuyển cho nhóm 4 Cứ như vậy, nhóm này đọc kết quả của nhóm kia đồng thời bổ sung vào thêm các ý kiến của nhóm mình Trải qua một thời gian trả bài nhất định nào đó (căn cứ vào nội dung và yêu cầu) các nhóm lại tiếp tục luân chuyển như vậy cho đến khi tất cả các nhóm đều đã đọc được hết kết quả TL

Hoạt động biểu diễn kết quả: Hoạt động này yêu cầu các nhóm SV phải thể hiện

kết quả TL bằng sân khấu hóa như dưới dạng hình tượng, xây dựng các vở kịch, tiểu phẩm hoặc hình vẽ hay một cách sáng tạo phù hợp

Trong quá trình giảng viên tổ chức cho SV TL, trả bài bằng các hình thức trên, giữa các SV hoặc nhóm SV tham gia phản biện có thể không khớp kiến thức với nhau, thậm chí khác biệt, dẫn đến xung khắc Giai quyết tình huống đó như thế nào? Lúc đó, giảng viên không thể để SV mâu thuẫn dẫn đến xung đột nhau được Ai sẽ làm “trọng tài”, ai sẽ làm “cố vấn”, ai sẽ dung hòa, ai sẽ định hướng, ai sẽ khơi dậy và thuyết phục? Người đó không ai khác phải là giảng viên Với uy tín và tầm hiểu biết của mình, giảng viên phải thực hiện tốt các vai trò đó, có như vậy mới khiến SV tâm phục khẩu phục!

1.6 Tổng kết kết quả thảo luận

Kết quả TL là phần cuối của buổi thực hành TL trên lớp Đây là khâu tốn ít thời gian nhưng cũng không thể thiếu Sau phần báo cáo kết quả TL, sau các phần trả lời câu hỏi, game show, tranh luận hay sân khấu khóa, giải quyết các chủ đề thì đây cũng là phần SV rất mong chờ

Giảng viên sẽ nhận xét công khai ưu, nhược điểm của từng nhóm, từng SV hoặc sản phẩm/tiết mục trên cơ sở những tiêu chí đã thống nhất trước

Giảng viên lượng hóa bằng số điểm cho SV hoặc nhóm SV trong giờ TL, điểm này cần được thông báo công khai mọi SV đều biết Đây là căn cứ để sau này giảng viên làm điểm tư cách cuối kỳ cho SV

Trang 18

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG “BÀI TẬP SÁNG TẠO” TRONG GIỜ THẢO LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT

NAM

2.1 HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH HÓA HỌC TẬP

“Mô hình hóa học tập” là hoạt động nhằm tái hiện các công trình, di tích thực tế thành các sản phẩm có đặc điểm tương đồng để phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu Trong giờ thực hành học phần TT HCM ở Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, sinh viên đã tiến hành mô hình hóa nhiều sản phẩm có liên quan đến Bác, có thể kể đến như:

2.1.1 Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (còn gọi là Lăng Bác) là công trình tiêu biểu gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh Công trình này vừa gần gũi vừa đặc biệt, vừa mang đậm dáng vẻ truyền thống vừa mang nét khỏe khoắn hiện đại, thể hiện tình cảm biết ơn sâu nặng của nhân dân ta đối với Bác Do đó, Lăng Bác vừa có ý nghĩa chính trị sâu sắc, vừa có giá trị thực tiễn thiết thực trong việc bồi đắp lòng yêu nước, sự tri ân của thế hệ trẻ đối với các bậc tiền nhân Khi được giao “bài tập sáng tạo” môn TT HCM, phần lớn

các em sinh viên thường nghĩ ngay tới công trình vĩ đại này

Với tình cảm kính yêu và lòng biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh viên Trường ĐH Hàng hải Việt Nam đã “thiết kế” rất nhiều mô hình Lăng Chủ tịch Hồ Chí

Minh bằng các chất liệu, màu sắc và kích cỡ khác nhau Dưới đây là hình ảnh một số mô hình hóa sự sáng tạo của sinh viên về Lăng Bác:

Trang 19

Thông qua mô hình này, giảng viên và sinh viên có thể giới thiệu những tri thức liên quan, góp phần lan tỏa việc học tập và làm theo Bác

Thứ nhất, về sự ra đời

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng năm 1969, căn cứ vào thực tiễn đất nước và tình cảm nhân dân cả nước đối với Bác, Bộ Chính trị đã quyết định bảo quản thi hài của Người Quyết định ngày 29-11-1969 trong đó nhấn mạnh: “chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng Lăng của Người” với “tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh” [6] Vì thế, xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ cần kíp và trọng đại Làm sao để Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng với thời đại, xứng đáng với tư tưởng, đạo đức và công lao vĩ đại của Người?, làm sao thể hiện

Trang 20

hết sự vĩ đại nhưng cũng thật gần gũi, trong sáng và giản dị đúng như con người Bác và cũng thể hiện được tấm lòng tri ân đời đời nhớ ơn Bác của cả dân tộc ta? Đó là một yêu cầu trọng yếu

Trong Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 29-11-1969 nêu trên, đã đề cập đến những yêu cầu rất quan trọng đối với công tác thiết kế và xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Đây cũng là phương châm chỉ đạo mang tính xuyên suốt đối với nhiều công trình trọng đại như khi thiết kế Lăng Bác, xây dựng Quảng trường Ba Đình hay Bảo tàng Hồ Chí Minh sau này Yêu cầu thể hiện ở chỗ:

1, Công trình phải bảo đảm giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh nguyên vẹn và lâu dài, chống được các tác động tiêu cực của khí hậu, thời tiết, đề phòng chiến tranh, phòng chống sự phá hoại của các thế lực thù địch

2, Công trình thể hiện được tính hiện đại nhưng vẫn giữ được màu sắc dân tộc, trang nghiêm mà giản dị

3, Công trình phải bảo đảm được sự thuận tiện cho nhân dân, cán bộ và khách nước ngoài đến viếng; bảo đảm sự kiên cố, bền vững của công trình

Nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng đó được giao trực tiếp cho Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Để huy động trí tuệ toàn dân, Ban Tổ chức đã phát động một đợt sáng tác các ý tưởng thiết kế về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Lăng Bác cần được xây dựng thế nào, hình dáng kết cấu ra sao, màu sắc vật liệu gì, vị trí đặt tại đâu? Tất cả những chi tiết đó đều được tính đến Từ hơn 200 phương án thiết kế đến từ gần 20 cơ quan, đơn vị, ban ngành và các cá nhân, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 24 phương án khả thi nhất Cuối cùng, mẫu hình mô phỏng Lăng của Lênin (Liên Xô) được đa số lựa chọn để mô phỏng thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Nước bạn Liên Xô đã giúp đỡ rất nhiệt tình về mặt kỹ thuật để có thể giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư vấn thiết kế, xây dựng Lăng cho Người (Hiệp định chung hai bên ngày 09/02/1971)

Chủ trì công trình xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam là Viện nghiên cứu thiết kế thuộc Cục Tổ chức xây dựng Mátxcơva do kiến trúc sư Garon Ixacovich (người đã được nhận giải thưởng Lênin danh giá về thiết kế công trình Lênin ở quê hương của chính Lênin - thành phố Ulianopxco) chủ trì chính cùng với 2 chuyên gia khác là Đêbốp và Metvêđép, Tổng Công trình sư xây dựng Lăng cho Bác

Thứ hai, quá trình xây Lăng

Trang 21

Ngày 02/9/1973, Lễ khởi công xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra Có thể nói, đây là công trình thi công của cả dân tộc Ai ai cũng đều mong công trình mau hoàn tất để Người được sớm trở về với Hà Nội

Thời gian xây Lăng Bác đất nước ta vẫn còn chiến tranh Do đó, việc vận chuyển nguyên vật liệu gặp rất nhiều khó khăn Từ những vật liệu như cát, đá, xi măng, gỗ… đều được vận chuyển từ khắp nơi về Nhiều người con đất Việt đã không quản mưa bom bão đạn, vượt núi băng rừng, trèo đèo lội suối để đưa những vật liệu cần thiết về xây dựng Lăng Người Vì thế có thể nói công trình Lăng Bác là công trình của toàn dân, là tình cảm cao đẹp của toàn dân hướng về Bác Để xây Lăng, mỗi người dân, mỗi nhà máy xí nghiệp đều hướng về Bác với những cách riêng Ai cũng muốn góp sức gửi đến xây Lăng bằng những vật liệu tốt nhất mà mình có Hải Phòng chúng ta có nhà máy xi măng nổi tiếng (xi măng Hải Phòng) đã đêm ngày sản xuất ra những bao xi măng chất lượng tốt nhất để gửi về xây Lăng Người Mỗi bao xi măng gửi về Hà Nội đều in rõ dòng chữ thân thương “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” thể hiện tấm lòng kính yêu của Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đối với Bác

Qua gần 2 năm thi công, xây dựng, vượt lên những khó khăn tưởng như không vượt qua được thì ngày 29-8-1975, công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức hoàn thành Công trình nằm giữa Quảng trường Ba Đình, nơi chứng kiến những thời khắc lịch sử của đất nước Đúng tại đây tròn 30 năm trước, năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc “Bản Tuyên ngôn độc lập” trịnh trọng tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Thứ ba, đặc điểm cấu trúc Lăng

Nhìn tổng thể Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có một sự hài hòa, cân đối Các mảng đặc-rỗng, chính-phụ, sáng-tối được liên kết và gắn bó với nhau thành một tổng thể cân đối, trang trọng, gọn gàng, bền vững Công trình Lăng có khối hình lập phương, gồm 3 phần chính: đế lăng, thân lăng và mái lăng Đế lăng gồm 3 bậc tam cấp xếp chồng và thu nhỏ dần lên cao, tạo thế đứng vững chãi cho công trình Phần thân lăng cao nổi bật, có 20 cột trụ đứng vuông vức vững chãi, tỷ lệ các cột đồng đều, tương xứng, hình khối chắc khỏe, phía trong thân lăng xây kín, màu sắc khác đậm tạo sự trang trọng, cho người xem cảm thụ được độ vươn cao của Công trình Mái Lăng cũng gồm 3 bậc tam cấp mỏng hơn, được đặt hài hòa với các khối kiến trúc còn lại Những đường

Trang 22

nằm ngang, các nét thẳng đứng được sắp xếp vuông vức vừa đơn giản vừa trong sáng và gọn gàng đã tạo cho Lăng hình dáng rất độc đáo

Lăng Bác vừa có tính hiện đại, vừa có tính truyền thống đặc sắc Hiện đại ở chỗ: xây dựng kết cấu Lăng bằng các giải pháp tân tiến để đối phó với các biến đổi bất lợi của thời tiết, khí hậu, lăng chống được động đất khi có thiên tai, thiết kế chống được bom đạn khi có chiến tranh, có các thiết bị đảm bảo giữ gìn lâu dài thi hài cho Bác và tạo điều kiện thuận lợi cho người đến viếng thăm Dân tộc ở chỗ: sử dụng cách thiết kế đối xứng theo thế đứng hai bên Lăng, các hệ thống thực vật, vườn hoa, cây cảnh đều có tính đối xứng với nhau tạo cho Lăng Bác thế đứng trang nghiêm, gần gũi mà uy nghi Bên trong Lăng, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt ở tầm cao hơn vị trí đứng của Người trên Lễ đài chính (Lễ đài chính phủ) nhưng không vì thế mà cao xa quan cách, mà trái lại vẫn toát lên được sự gần gũi của Bác với mọi người dân Việt Nam và với các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhà nước đang kế tục Người Dòng chữ to đậm: CHỦ TỊCH HỒ - CHÍ - MINH được khắc trên mái lăng nơi cao nhất, ở vị trí chính giữa mái thứ nhất rất trang trọng với những nét chữ đầy trang nghiêm và giản dị Bước vào bên trong Lăng, ngay sảnh lớn đầu tiên ta dễ dàng nhìn thấy câu nói nổi tiếng của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” giống như một sự đúc kết chân lý thời đại (Người nói từ năm 1966) Ngay bên dưới câu nói này là biểu tượng chữ ký “Hồ Chí Minh’ được mạ vàng trên nền tường đỏ của đá hoa cương tạo sự cân xứng nổi bật Điều đó nói lên sự trân trọng và mãi mãi nhớ ơn của thế hệ sau về Bác

Trang 23

Thứ ba, ý nghĩa

Lăng Bác là một công trình đặc biệt, là công trình của tình cảm và trái tim cả nước Lăng mang vóc dáng giản dị, bố cục hài hòa, màu sắc thanh cao, tỉ lệ cân đối, không gây cảm giác cầu kỳ rối mắt Đến thăm Lăng Bác đã trở thành nhu cầu tình cảm và tâm linh của mỗi người con Việt Nam dù đang học tập công tác ở trong nước, trong Nam ngoài Bắc hay đang sinh sống học tập ở nước ngoài, dù là trẻ em hay người lớn tuổi… cũng đều mong ít nhất một lần được đến đây viếng Bác Bất kỳ ai đến viếng Bác cũng đều dạt dào niềm xúc động sâu sắc, đến rồi lại muốn đến nữa, trẻ em đến nhiều vẫn không bao giờ hết háo hức được về thăm Bác Hồ Người nước ngoài khi đến Việt Nam, khi về Hà Nội thì cũng đều luôn chọn Lăng Bác là địa chỉ đỏ để ghé thăm trong hành trình của mình Lăng Bác đã thật sự là công trình của lòng dân, mang ý nghĩa to lớn về nhiều mặt (chính trị - văn hóa - nghệ thuật) Lăng Bác không chỉ là công trình tầm cỡ quốc gia đặc biệt lưu giữ và bảo quản thi hài Bác Hồ, mà Lăng Bác còn là nơi thể hiện tình cảm, văn hóa và lòng biết ơn của mỗi một người dân đất Việt đối với Bác Hồ kính yêu

2.1.2 Nhà sàn (Hà Nội)

Nhà sàn Bác Hồ nằm trong khuôn viên Khu di tích quốc gia về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội - địa điểm tiếp theo trong hành trình thăm Lăng Bác Đây là nơi Bác sinh sống và làm việc lâu nhất (11 năm trong cuộc đời của Người), là di sản đặc biệt về văn hóa và lịch sử của dân tộc, nơi thể hiện rất rõ tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cũng với tấm lòng kính yêu Bác vô hạn, SV trường ĐH Hàng hải Việt Nam đã tạo nhiều mô hình Nhà sàn Bác Hồ nhằm lan tỏa nét đẹp về tư tưởng, đạo đức, lối sống giản dị của Người

Trang 24

Thông qua mô hình này, giảng viên và SV có thể giới thiệu những tri thức liên quan đến Nhà sàn Bác Hồ, góp phần lan tỏa việc học tập và làm theo Bác

Thứ nhất, quá trình thai nghén, ra đời và hoàn thiện Nhà sàn Bác Hồ

Trang 25

Năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Thủ đô giữa mùa thu Hà Nội Mặc dù là Chủ tịch nước lẽ ra phải được sự ưu tiên chăm sóc đặc biệt nhưng Người không bao giờ nhận điều đó cho riêng mình Mọi người đề nghị Bác vào sống trong tòa nhà dinh Toàn quyền (được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, là nơi trước đây Toàn quyền Đông Dương ở trong thời kỳ chúng ta vẫn là thuộc địa của Pháp) với mong muốn cho Bác có cuộc sống tiện nghi hơn, đỡ vất vả hơn Nhưng Bác từ chối Sau khi đi vòng quanh một lượt, Người quyết định chọn ở 1 ngôi nhà thấp, nhỏ phía bên kia bờ ao của người thợ điện phục vụ dinh Toàn quyền (Nhà 54) Nhà 54 chỉ có 1 tầng, ngày đó có rất nhiều muỗi, ẩm thấp, Bác ở rất tằn tiện Thương Bác, Bộ Chính trị bày tỏ ý định xây cho Bác một căn nhà nhà khác để ở thay cho Nhà 54 nhưng Người chưa đồng ý Đến năm 1957, sau chuyến thăm từ Việt Bắc về, Người mới đề cập đến việc “làm một căn nhà” ở phía bên kia của bờ ao (ai đến thăm Nhà sàn của Bác cũng đều biết Nhà sản của Bác nằm bên cạnh, quay mặt chính ra bờ ao rất thoáng đãng) Thế là việc thiết kế bắt đầu được tiến hành

Từ ý tưởng của Bác, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này đựoc giao cho kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh từng được giao tthiết kế Lễ đài và Đài liệt sĩ ở Ba Đình, lúc bấy giờ đang giữ cương vị Cục trưởng Cục Thiết kế dân dụng (Bộ Kiến trúc Việt Nam) Làm sao để xây dựng ngôi nhà theo đúng ý của Bác là nhà sàn, giống nhà ở Việt Bắc nhưng nhỏ gọn, nhà có hai tầng, tầng trên có 2 phòng, có hành lang xung quang tầng 2, có tính toán để làm giá sách, bàn làm việc cho Bác? Làm sao để ngôi nhà không chỉ phục vụ thuận lợi cho sinh hoạt của Bác mà còn phải thể hiện được tư tưởng vĩ đại của Người? Đó là điều kiến trúc sư rất trăn trở Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về mình “Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi” [2, tr.187] Cuối cùng, bản vẽ về ngôi nhà cũng hoàn thành đúng ý Bác

Sau hơn một tháng thi công, ngôi nhà đã hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 68 năm ngày sinh của Người Ngày 18-5-1958, Bác chính thức dọn về ở ngôi nhà này Nhà của Bác 2 gian thoáng đãng, tầng dưới bốn phía để trống, tầng trên chia làm hai phòng, một phòng Bác ở, một phòng Bác làm việc Ở tầng dưới có một bộ bàn ghế là nơi Người họp cùng Bộ Chính trị, tiếp khách, có một hàng ghế dài bằng xi măng bao xung quanh, có

Trang 26

bể cá vàng, chẳng thế mà các vị “khách tí hon” đều rất thích thú khi đến thăm nhà Bác Xung quanh nhà Bác là áo cá vườn cây, bốn mùa xanh mát trĩu quả ngọt lành

Cũng tại nhà sàn này từ năm 1965 - 1969, trong các ngày từ 10/5 - 20/5, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian viết “Tài liệu tuyệt mật” - bản “Di chúc” lịch sử để lại cho đời sau những lời căn dặn tâm huyết của mình Mỗi câu, mỗi chữ của Di chúc đều chứa chan tình cảm, dạt dào cảm xúc, tình yêu và trách nhiệm với vận mệnh đất nước của một con người suốt đời “hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc và phục vụ nhân dân”

Có thể nói, nhà sàn Bác Hồ là di sản hết sức đặc biệt phản ánh cuộc sống sinh hoạt đời thường vô cùng giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhà sàn Bác Hồ khắc họa sâu sắc tư tưởng vĩ đại, đạo đức trong sáng và những phẩm chất cao quý của một con người đại trí đại nhân đại dũng Nhà sàn Bác Hồ là “biểu tượng” của kiến trúc Việt Nam Nhà

Trang 27

thơ Tố Hữu đã khắc họa trong trường ca “Theo chân Bác”: Nhà gác đơn sơ một góc vườn/Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn/Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối/Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn” [7] Đoàn đại biểu Quốc hội Thái Lan khi tới thăm nơi ở và làm việc của Người đã cảm nhận: “Ngôi nhà của Bác Hồ là tượng trưng điển hình cho tinh thần quần chúng, nó là ngọn nguồn của nền độc lập chủ quyền giành được bằng xương máu Ngôi nhà xứng đáng được nâng niu, gìn giữ, tôn kính mãi” Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng, một Việt kiều Thái Lan bày tỏ: Được tận mắt chứng kiến nơi Bác Hồ sống và làm việc, đặc biệt là khi nhìn thấy chiếc đài do kiều bào Thái Lan tặng vẫn để trên bàn làm việc trong ngôi nhà sàn, chúng tôi cảm thấy rất tự hào và tự nhủ sẽ hòa mình cùng đồng bào cả nước góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày càng phát triển

2.1.3 Con tàu Latusơ Tơrêvin

Con tàu Latusơ Tơrêvin là con tàu nổi tiếng được biết đến khi gắn liền với sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Các thế hệ SV khi học môn TT HCM đều biết đến con tàu này Việc khai thác những nội dung liên quan đến con tàu và sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thường tạo rất nhiều hứng thú cho SV Nhiều sinh viên đã lựa chọn việc tái hiện mô hình con tàu để làm sản phẩm sáng tạo Đặc biệt, đối với SV trường ĐH Hàng hải Việt Nam là ngôi trường có đặc thù đào tạo gắn liền với hàng hải, đại dương thì sản phẩm này càng có ý nghĩa to lớn

Dưới đây là một số mô hình sản phẩm liên quan đến con tàu Latusơ Tơrêvin do SV trường ĐH Hàng hải Việt Nam thực hiện:

Ngày đăng: 16/06/2024, 21:02

w