1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THẢO LUẬN NHÓM Môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật CHỦ ĐỀ CHỨNG MINH SỰ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI YẾU THẾ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chứng Minh Sự Bảo Vệ Quyền Lợi Người Yếu Thế Trong Các Quy Định Của Bộ Luật Hồng Đức
Tác giả Nguyễn Tiến Đạo, Nguyễn Đặng Phú Cương, Bùi Thanh Thanh Hiền, Võ Thị Hoàng Đan, Nguyễn Trọng Thế Đạt, Phan Công Định, Nguyễn Thị Phương Diễm, Nguyễn Thị Thu Hà, Huỳnh Lê Tùng Chi, Trịnh Thị Thu Hằng, Chu Hải Anh
Người hướng dẫn Lê Thị Thu Thảo
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Thể loại Bài Thảo Luận Nhóm
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 62,54 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA: LUẬT DÂN SỰ BÀI THẢO LUẬN NHÓM Môn: Lịch sử Nhà nước và Pháp luật CHỦ ĐỀ: CHỨNG MINH SỰ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI YẾU THẾ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC... Các q

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA: LUẬT DÂN SỰ

BÀI THẢO LUẬN NHÓM Môn: Lịch sử Nhà nước và Pháp luật CHỦ ĐỀ: CHỨNG MINH SỰ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI YẾU THẾ

TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thu Thảo

Lớp: DS47.1

Nhóm: 4 - TT

Trang 2

Thành viên nhóm:

2 Nguyễn Đặng Phú Cương 22538010102029

3 Bùi Thanh Thanh Hiền 22538010102074

5 Nguyễn Trọng Thế Đạt 22538010102037

7 Nguyễn Thị Phương Diễm 22538010102039

8 Nguyễn Thị Thu Hà 22538010102060

9 Huỳnh Lê Tùng Chi 22538010102025

10 Trịnh Thị Thu Hằng 22538010102068

Trang 3

MỤC LỤC

I Khái quát về Bộ luật Hồng Đức 1

1 Bộ luật Hồng Đức là gì? 1

2 Bộ luật Hồng Đức được ra đời vào khoảng thời gian nào? 1

3 Nho giáo có ảnh hưởng gì đến các quy định của Bộ luật Hồng Đức? 1

II Những người yếu thế và vấn đề liên quan 3

1 Người yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức 3

2 Các quy định/Điều luật chứng minh sự bảo vệ quyền lợi của người yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức 3

2.1 Đối với sự bảo về quyền lợi của phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức: 3

2.2 Bảo vệ quyền của người già, trẻ em, người khuyết tật: 4

2.3 Bảo vệ dân nghèo, nô tỳ: 5

2.4 Bảo vệ người phạm tội: 5

III Nguyên nhân, ý nghĩa và ưu/nhược điểm của những quy định bảo vệ những người yếu thế 5

1 Nguyên nhân: 5

2 Ý nghĩa 7

2.1 Đời sống: 7

2.2 Luật pháp: 7

2.3 Tính nhân đạo: 7

3 Ưu điểm và nhược điểm 8

3.1 Ưu điểm: 8

3.2 Nhược điểm 8

Trang 4

I Khái quát về Bộ luật Hồng Đức.

1 Bộ luật Hồng Đức là gì?

Bộ luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của Quốc triều hình luật hay Lê triều hình luật, là bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ Đây không chỉ là tác phẩm kinh điển chứng minh trình độ văn minh, văn hóa pháp lý của dân tộc Việt Nam trong quá khứ mà còn để lại nhiều giá trị, kinh nghiệm

có thể nghiên cứu tiếp thu, kế thừa trong hoạt động lập pháp hiện nay Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính,

Trang 5

2 Bộ luật Hồng Đức được ra đời vào khoảng thời gian nào?

Ngay từ khi lên ngôi (1428), vua Lê Thái Tổ đã ý thức được tầm quan trọng của pháp luật, đã hạ lệnh cho các tướng hiệu và các quan “định luật lệ kiện tụng, các điều lệ về phong tước và phẩm trật cho các quan” Do đó nhiều nhà nghiên cứu của Viện sử học có quan điểm rằng BLHĐ được khởi thảo vào thời điểm này Các thời vua tiếp theo, các quy định tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện và gần như hoàn chỉnh dưới triều vua Lê Thánh Tông vào khoảng năm 1483 Tuy chưa có căn cứ trực tiếp để để chứng minh điều này nhưng có thể xác định: BLHD được khởi thảo dưới triều Lê Thái Tổ, được sửa đổi và xây dựng, hoàn thành trong niên hiệu Hồng Đức dưới thời vua Lê Thánh Tông Văn bản gốc của Bộ luật này hiện nay không còn Bản

“Quốc triều hình luật” được giữ lại cho đến ngày nay đã được các vua thời Lê mạt bổ sung ít nhiều, ban hành năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38)

3 Nho giáo có ảnh hưởng gì đến các quy định của Bộ luật Hồng Đức?

BLHĐ được soạn thảo từ những năm đầu tiên của triều Lê sơ và được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông Ở thời kỳ này, Nho giáo

có mức độ, điều kiện và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc và trở thành Quốc giáo vào thời nhà vua Lê Thánh Tông Do đó, BLHĐ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và đã được lựa chọn và áp dụng phù hợp với điều kiện của xã hội đương thời

Những tác động của Nho giáo đến các quy định của BLHĐ:

2

Trang 6

- Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chế độ vương quyền của Nho giáo Phần lớn những điều khoản được nhà làm luật đưa vào BLHĐ đều nhằm củng cố chặt chẽ hơn quan hệ vua – tôi (quân – thần) và

lễ nghi Nho giáo nhằm xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền mạnh trên cơ sở an dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội

- BLHĐ đã thể chế quan điểm chính danh của Nho giáo nhằm buộc quan lại thực hiện đúng chức năng là tư vấn, phụ tá và thực thi quyền lực của nhà vua theo đúng cương vị của mình

Ví dụ: Nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh của nhà vua một cách nhanh chóng (Điều 119); Nghĩa vụ phải làm tròn bổn phận ở cương

vị được giao và không vượt quá chức phận (Điều 121, 122, 123, 124,

174, 326, 521)

- Trong BLHĐ cũng có nhiều quy định về vấn đề hôn nhân và gia đình, nhưng mục đích của việc điều chỉnh vấn đề hôn nhân gia đình trong BLHĐ là nhằm bảo vệ chế độ tông pháp của Nho giáo và bảo

vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc

- Tiếp thu quan điểm Lễ của Nho giáo, các nhà làm luật triều Lê

đã đưa ra những quy chặt chẽ những lễ nghi trong gia đình, ngoài xã hội và trừng phạt nghiêm khắc những người xâm hại lễ nghi

Ví dụ: việc hiếu thảo với cha mẹ, việc hòa thuận anh em, việc thủy chung cùng vợ chồng, việc tín nghĩa giữa bạn bè, cao hơn Lễ được hiểu đó là kỷ cương phép nước, là trật tự xã hội quy định hành

vi của mỗi con người

- Dưới triều Lê, các điều khoản của BLHĐ cũng mang đậm tư tưởng của đạo đức và luân lý Nho gia, trên cơ sở đó, BLHĐ giải quyết một cách hợp lý những xung đột giữa các quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật Khi đạo đức và pháp luật có sự xung đột thì BLHĐ

Trang 7

ưu tiên đối với việc áp dụng các chuẩn mực đạo đức trong điều chỉnh các quan hệ xã hội

- Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo được in đậm trong nhiều quy phạm pháp luật được ghi nhận trong BLHĐ, không chỉ dưới khía cạnh như gia đình và xã hội mà nó còn được trải rộng ra dưới khía cạnh kinh tế bằng những chính sách nông nghiệp, chính sách quân điền, chính sách an dân, chính sách ổn định và phát triển nông nghiệp

II Những người yếu thế và vấn đề liên quan.

1 Người yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức.

Người phụ nữ

Người già, trẻ em, người khuyết tật

Nô tỳ, người dân nghèo

Người phạm tội…

2 Các quy định/Điều luật chứng minh sự bảo vệ quyền lợi của người yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức.

Các quy định/ Điều luật chứng minh sự bảo vệ quyền lợi người yếu thế được thể hiện trong nhiều Chương và trên nhiều lĩnh vực khác nhau như hình sự, dân sự…

Theo đó Bộ luật Hồng Đức đã có những Điều luật để bảo vệ người yếu thế như:

 Bảo vệ quyền lợi của Người phụ nữ

 Bảo vệ quyền lợi của Người già, trẻ em, người khuyết tật

 Bảo vệ quyền lợi của Nô tỳ, người dân nghèo

 Bảo vệ quyền lợi của Người phạm tội…

4

Trang 8

2.1 Đối với sự bảo về quyền lợi của phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức:

- Sự ưu ái cho phụ nữ thể hiện ngay ở Điều đầu tiên, khi quy định về hệ thống các hình phạt, phụ nữ sẽ được xử nhẹ hơn ở một số hình phạt so với đàn ông

Vd: Về hình phạt Trượng hình

II Trượng hình (Đánh trượng) có năm bậc:

Từ 60 đến 100 trượng, chia làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tùy theo tội mà thêm bớt Xử tội này

có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng, chỉ đàn ông phải chịu

- Bên cạnh đó phụ nữ được giảm nhẹ tội hơn so với các đối tượng khác được quy định tại các Điều 429, 441, 446, ở Quyển 4

- Cho phép hoãn thi hành hình phạt đối với phụ nữ đang có thai

và mới sinh con được quy định tại Điều 680 ở Quyển 6

- Phụ nữ và đặc biệt là trẻ em gái trở thành đối tượng được bảo

vệ trước những hành vi xâm hại tình dục, nhân phẩm, danh tiết Những hình phạt được quy định tại các Điều 401, 402, 405, 406,

407, 408, 409 ở Quyển 4

- Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: phụ nữ có quyền ly hôn theo quy định tại Điều 308 và Điều 333; bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong việc xác lập quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 315, 320, 322

ở Quyển 3; đã có quy định về độ tuổi kết hôn trong đó con trai từ 18 tuổi và con gái 16 tuổi mới được kết hôn…

Trang 9

2.2 Bảo vệ quyền của người già, trẻ em, người khuyết tật:

Trong lĩnh vực hình sự:

+ Nguyên tắc hồi tố đặc biệt được áp dụng quy định tại Điều 17

đó là trẻ em, người già và tàn tật vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý những được xử một cách có lợi nhất đảm bảo tính nhân đạo

+ Nguyên tắc áp dụng luật già cả tàn tật, luật khi còn nhỏ được quy định tại Điều 16: Từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cũng những người bị phế tật cho chuộc bằng tiền; Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống cùng những người bị ác tật thì không bị bắt tội (trừ trường hợp khác đã quy định tại Điều này); Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống thì không hành hình

+ Trừng trị nghiêm khắc những kẻ thừa cơ nhân lúc có trộm cướp, cháy, lụt để lấy trộm của cải nhất là khi người bị hại là trẻ em được quy định tại Điều 435

+ Quy định về việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em như Điều 604, 605

+Tù nhân bị bệnh tật đang thụ án cũng được đối xử một cách nhân đạo, tránh được sự lộng quyền của quan cai ngục quy định tại Điều 669

- Trong lĩnh vực dân sự:

+ Bảo vệ quyền lợi của trẻ em đối với điền sản của con khi chồng góa, vợ góa, chồng sau, vợ sau có con, người trưởng họ quản

lý điền sản của con cháu nhưng không được đem bán, quy định tại Điều 375, 377, 379

+ Quyền lợi của con nuôi cũng được quan tâm và bảo đảm quy định tại các Điều 380, 381

6

Trang 10

2.3 Bảo vệ dân nghèo, nô tỳ:

- Những quy định nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của dân nghèo, nô tỳ đồng thời cũng là cách thức ngăn ngừa sự chuyên quyền, lộng quyền từ phía quan lại như quy định tại Điều 269: Kẻ tôi

tớ nhà quyền thế làm hại dân mà quan xã không tố cáo lên thì bị biếm một tư

Điều 300: Quan ty ngoại trấn nhậm và tướng hiệu tự ý thâu tiền của dân, quân để sắm lễ vật dâng lên vua thì bị biếm một tư Nặng thì thêm một bực tội, buộc phải trả lại đồ cho dân, quân…

2.4 Bảo vệ người phạm tội:

- Đưa ra những điều luật nhằm giảm nhẹ hoặc châm chước cho những người phạm tội

VÍ DỤ:

Những người phạm tội do vô ý, lầm lỡ có thể được giảm nhẹ tội hoặc chuộc bằng tiền (Điều 14, Điều 41, Điều 47)

Người phạm tội trong trường hợp tự vệ chính đáng (Điều 485 hoặc Điều 450),, tình thế cấp thiết, thi hành mệnh lệnh (Điều 553) thì tùy từng trường hợp có thể không bị truy cứu trách nhiệm hoặc được giảm tội

III Nguyên nhân, ý nghĩa và ưu/nhược điểm của những quy định bảo vệ những người yếu thế.

1 Nguyên nhân:

Pháp luật thời kỳ Lê sơ cũng như pháp luật Việt Nam thời phong kiến chịu ảnh hưởng từ hệ tư tưởng Nho giáo nên quan niệm về giai cấp, phân biệt bình đẳng giới còn nặng nề Những người yếu thế có

Trang 11

địa vị pháp lý thấp kém không được nhận sự quan tâm, quyền lợi không được đảm bảo và không có công bằng trước pháp luật

Tuy nhiên, Bộ luật Hồng Đức khi cùng tồn tại với những quy định mang tư tưởng Nho giáo đã có những sự tiến bộ khi đưa vào những quy định thể hiện sự bảo vệ quyền lợi những đối tượng yếu thế Đó

là điểm nổi bật thể hiện giá trị nhân đạo của Bộ luật Hồng Đức so với các đạo luật cùng thời kỳ Bộ luật Hồng Đức là kết quả của sự đóng góp trí tuệ của nhiều đời vua, và các học giả dưới thời nhà Lê Đối với dân chúng vua Lê Thánh Tông thường xuyên đưa ra những chính sách tích cực đáp ứng nhu cầu của nhân dân, chủ trương “kính thiên,

ái dân” được áp dụng Ông quan niệm rằng trách nhiệm của quan lại

là yêu thương dân, đem lại lợi ích cho dân, bậc đế vương được nuôi dưỡng bằng lòng dân nên phải đảm bảo lợi ích cho nhân dân đặc biệt là nhóm người dân yếu thế Do đó, trong các đạo luật nói chung

và Bộ luật Hồng Đức nói riêng có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi của người yếu thế trong xã hội

Đồng thời giải thích về nguyên nhân có sự bảo vệ đối với người phụ nữ trong xã hội, đó là do sự chi phối của tư tưởng Lê Thánh Tông Ông có kết hợp nhuần nhuyễn hệ tư tưởng Nho giáo với phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, cuộc đời của vị vua này còn chịu ơn rất nhiều người phụ nữ như bà thứ phi Ngô Thị Ngọc Dao, bà Nguyễn Thị Lộ Vì thế ông muốn bảo vệ người phụ nữ thoát khỏi sự khinh rẻ bị chà đạp thường xuyên trong xã hội phong kiến “Quốc triều hình luật” đã quan tâm bảo vệ những quyền cơ bản của con người Mặc dù bị hạn chế bởi quan niệm giai cấp hẹp hòi, nhưng bộ luật này cũng đã đưa ra nhiều quy định bảo vệ con người, trong đó

có cả việc bảo vệ những người ở tầng lớp dưới trong xã hội, như bảo

8

Trang 12

vệ quyền dân chủ tự do của dân đinh, có nhiều điều quy định các hình phạt cụ thể chống lại sự nô tỳ hoá đối với dân đinh, đặc biệt là trong đó không có sự phân biệt về địa vị xã hội và bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người

2 Ý nghĩa

Việc có các quy định bảo vệ quyền lợi người yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức mang nhiều ý nghĩa quan trọng, thể hiện ở các khía cạnh sau:

2.1 Đời sống:

Bảo đảm an sinh xã hội: Bộ luật quy định các chế độ trợ cấp,

ưu đãi cho người già, người tàn tật , trẻ em mồ côi , góa phụ , xử phạt đối với các trường hợp hôn nhân cận huyết (Điều 319) giúp

họ có được cuộc sống tối thiểu, ổn định;

Thúc đẩy bảo vệ quyền lợi của phụ nữ: Luật pháp bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong hôn nhân, gia đình, thừa kế, sở hữu tài sản, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội;

Bảo vệ trẻ em: Luật lệ cấm bạo hành, mua bán trẻ em, đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần;

Đây là điểm sáng trong Bộ luật Hồng Đức, khi nó được ra đời

để củng cố và hỗ trợ đến đời sống nhân dân đồng thời là một công

cụ đắc lực để sánh vai với đất nước khác thời bấy giờ

2.2 Luật pháp:

Tạo dựng xã hội công bằng: Luật pháp thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến những người yếu thế, đảm bảo họ được đối xử bình đẳng trước pháp luật

Trang 13

Nâng cao ý thức pháp luật: Quy định rõ ràng về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ người yếu thế, góp phần xây dựng ý thức pháp luật cho cộng đồng

2.3 Tính nhân đạo:

Thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp: Bộ luật thể hiện lòng nhân ái, sự quan tâm của xã hội đối với những người có hoàn cảnh khó khăn

Góp phần xây dựng xã hội văn minh: Khi người yếu thế được bảo vệ, xã hội sẽ trở nên văn minh, nhân ái và có tính gắn kết hơn Ngoài ra, việc có các quy định bảo vệ quyền lợi người yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức còn có ý nghĩa giáo dục, khuyến khích mọi người trong xã hội chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái

3 Ưu điểm và nhược điểm.

3.1 Ưu điểm:

Bộ luật Hồng Đức đã rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế là phụ nữ, người già, trẻ em, người phạm tội, người tàn tật,

Luật quy định rất cụ thể hoàn cảnh, điều kiện, chủ thể đối với mỗi trường hợp người yếu thế cần được ưu tiên và bảo vệ Điều này giúp việc thực hiện pháp luật trở nên thuận lợi và minh bạch

Thể hiện giá trị nhân đạo, tiến bộ vượt bậc của Bộ luật Hồng Đức so với pháp luật của quốc gia khác cùng thời kỳ và các triều đại phong kiến cả trước và sau nó

Việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng

10

Trang 14

và hoàn chỉnh hệ thống luật của nước ta trong những thời kỳ tiếp theo

3.2 Nhược điểm

Việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế nhiều khi vẫn dừng lại ở những quy định chung chung mà các biện pháp bảo đảm thi hành vẫn chưa hiệu quả trong thực tế , thiếu các chế tài xử lý khi

bị vi phạm cụ thể

*Trong BLHD, người yếu thế được chia thành nhiều nhóm theo hình thức liệt kê rải rác như:

· Người phụ nữ

· Người già, trẻ em, người khuyết tật

· Nô tỳ, người dân nghèo

· Người phạm tội

=> Do đó BLHĐ chỉ liệt kê 1 số người yếu thế chủ yếu nằm rải rác trong các điều luật, và với phương pháp trên, sẽ không quy định

1 cách đầy đủ những người yếu thế khác vẫn chưa được bảo vệ theo pháp luật

Trong nhà nước phong kiến Việt Nam, Bộ luật Hồng Đức do nhà

Lê ban hành không chỉ nổi tiếng bởi kỹ thuật lập pháp, phạm vi điều chỉnh toàn diện mà về nội dung, bộ luật này còn chứa đựng những điều khoản thể hiện sự ưu tiên nhất định đối với một số nhóm người trong xã hội Nhưng khi nói đến nhóm yếu thế, vẫn còn 1 số người yếu thế mà trong BLHD chưa được nhắc đến Chúng ta thường hình dung đến một khái niệm để chỉ những chủ thể có những khó khăn, thiệt thòi về thể chất, tinh thần, điều kiện kinh tế, vị thế xã hội nên không có khả năng thiết lập sự bình đẳng trong một quan hệ xã hội

cụ thể Nhóm người yếu thế còn có thể là nhóm người dễ bị tổn

Ngày đăng: 16/06/2024, 12:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w