LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh B
Lý do thực hiện đề tài
Kế toán quản trị chi phí môi trường được quan tâm và nghiên cứu từ những năm
1990 tại Mỹ Kế toán quản trị chi phí môi trường là quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin chi phí môi trường cho quản trị nội bộ nhằm gia tăng lợi ích kinh tế và cải thiện hiệu quả môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Lê Thị Tâm, 2017) Chính phủ Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến quản lý hoạt động môi trường Luật Bảo vệ môi trường được ban hành năm 2014 đã giúp cho hệ thống quản lý môi trường tại Việt Nam dần được hoàn thiện Bên cạnh đó, nhiều quy định khác được ban hành trong những năm gần đây thay thế quy định cũ cũng đã tập trung nhiều hơn vào vấn đề bảo vệ môi trường như Luật tài nguyên nước 2012, Luật đất đai 2013, Luật xây dựng 2014 Tuy nhiên, việc thực hiện các công cụ pháp lý gặp nhiều khó khăn bởi nhiều nguyên nhân: điều khoản của Luật và quy định chưa được cụ thể hóa bằng văn bản hướng dẫn, năng lực bộ máy quản lý môi trường còn hạn chế, … Trong điều kiện đó, việc kế toán quản trị chi phí môi trường được đưa vào áp dụng có thể là giải pháp hữu ích cho các nhà điều hành doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thông tin chính xác về chi phí môi trường trong sản xuất kinh doanh
Tại Bình Dương trong những năm gần đây, số lượng DNSX giấy bị phát hiện và xử phạt về hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra nguồn nước chung ngày càng nhiều Những chất thải này khi xả trực tiếp ra nguồn nước chung đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân, gây thiệt hại về cây trồng và vật nuôi ở khu vực xung quanh nguồn nước thải Do kế toán truyền thống không phản ánh được chi phí môi trường, nhà điều hành doanh nghiệp không thấy được tỷ trọng của chi phí môi trường so với tổng chi phí, không đánh giá được ảnh hưởng của chi phí môi trường có tác động như thế nào đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế doanh nghiệp vi phạm về xả thải thường có xu hướng chấp nhận những những khoản tiền phạt, chi phí bồi thường, chi phí khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây là một khoản chi phí môi trường thay vì bỏ ra những chi phí đầu tư máy móc thiết bị hiện đại hay đầu tư nghiên cứu phương pháp sản xuất, sản phẩm mới ít tạo ra chất thải độc hại hơn,…
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường của các doanh nghiệp sản xuất một số ngành nghề như sản xuất thép, gạch, hóa chất, … Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về nội dung này đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy tại Bình Dương
Thực tế trên cho thấy ECMA cần thiết phải được vận dụng toàn diện trong doanh nghiệp Đó là lý do tác giả nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí môi trường, xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả công tác kế toán quản trị chi phí môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương b Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu nghiên cứu chung, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm: Đánh giá thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương và mức độ tác động của từng nhân tố Đề xuất các hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả công tác kế toán quản trị chi phí môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đã trình bày ở trên, phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Việc vận dụng công tác kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian quan như thế nào? Còn những tồn tại và hạn chế nào? Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại?
(2) Có những nhân tố nào tác động đến tới việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương và mức độ tác động của từng nhân tố như thế nào?
(3) Hàm ý quản trị nào là phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác kế toán quản trị chi phí môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, phân tích điểm chung và điểm khác biệt để xác định khe hở nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu + Kết hợp với nghiên cứu các lý thuyết nền nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết cũng như làm cơ sở lập luận đưa ra các giả thuyết nghiên cứu
+ Nghiên cứu các hướng dẫn về ECMA quốc tế, các văn bản pháp lý các vấn đề liên quan đến môi trường tại Việt Nam
+ Phỏng vấn chuyên gia để xác định mô hình nghiên cứu và thang đo của các biến
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Thiết kế bảng câu hỏi
+ Thiết kế mẫu nghiên cứu
+ Thu thập dữ liệu từ mẫu khảo sát
+ Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 26 nhằm kiểm định các nhân tố và độ tin cậy của thang đo tác động đến việc vận dụng ECMA trong các DNSX giấy tại Bình Dương giấy tại Bình Dương, kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu đã đề xuất.
Đóng góp của nghiên cứu
Đề tài có những đóng góp mới như sau:
Nghiên cứu đã xác định được thực trạng kế toán quản trị chi phí môi trường tại các DNSX giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương Đồng thời, từ phương pháp nghiên cứu định lượng đã xác định được các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm: nhân tố nhận thức của nhà điều hành doanh nghiệp, nhân tố vai trò của bộ phận kế toán quản trị, nhân tố truyền thông nội bộ và nhân tố áp lực cưỡng ép Cả bốn nhân tố trên đều tác động tích cực đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp để cải thiện việc việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Kết cấu nghiên cứu
Luận văn được kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1 – Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu
Chương 2 – Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 – Kết quả nghiên cứu
Chương 4 – Giải pháp và khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí môi trường
1.1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Kế toán quản trị môi trường (EMA - Environmental management accounting) và kế toán quản trị chi phí môi trường (ECMA - Environmental cost management accounting) đã được nghiên cứu nhiều bởi các tổ chức quốc tế, các tổ chức kế toán chuyên nghiệp: Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), Ủy ban phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD), Ủy ban Bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA),… Trong đó, hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng kế toán quản trị truyền thống không cung cấp đầy đủ thông tin về EC phát sinh tại doanh nghiệp Điều này dẫn đến các nhà điều hành doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi ra các quyết định liên quan đến vần đề môi trường trong doanh nghiệp
ECMA là nội dung chủ yếu của EMA, thậm chí một số công trình nghiên cứu còn đồng nhất thuật ngữ ECMA và EMA
Theo quan điểm của IFAC (2005), EMA là hệ thống kế toán nhằm phản ánh, đánh giá thành quả kinh tế liên quan môi trường và đánh giá trách nhiệm quản lý về môi trường thông qua việc phát triển và ứng dụng các phương pháp kế toán phù hợp EMA theo định nghĩa của IFAC bao gồm cả việc kiểm toán các vấn đề liên quan đến môi trường, nhưng trọng tâm là tập trung vào các vấn đề như: Hạch toán dòng luân chuyển về nguyên liệu, phân tích EC trong mối quan hệ với chu kỳ sống sản phẩm, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong đỉều kiện liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường, phân tích mối quan hệ giữa chi phí – lợi ích của các dự án về môi trường, đánh giá sự tác động của môi trường, hiệu quả quản lý môi trường, hiệu quả kinh tế môi trường và trình bày các thông tin về môi trường trong báo cáo kế toán
Theo quan điểm của UNDSD (2001), EMA là công cụ giúp cho nhà điều hành quy trình nhận diện, thu thập, phân tích và sử dụng thông tin liên quan đến môi trường nhằm phục vụ cho quá trình quản lý, điều hành trong doanh nghiệp Thông tin liên quan đến môi trường này bao gồm hai loại:
Một là, thông tin về mặt vật chất liên quan tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên như: Năng lượng, nước, nguyên vật liệu, … và sự chuyển hóa các nguồn tài
6 nguyên thiên nhiên, nguyên liệu trong quá trình sử dụng thành các yếu tố đầu ra như: sản phẩm, bán thành phẩm, khí thải, nước thải , chất thải rắn, …
Hai là, thông tin về mặt tài chính liên quan đến môi trường như: chi phí liên quan đến môi trường và các khoản thu nhập liên quan đến môi trường
Hiện nay, có nhiều các tài liệu hướng dẫn về ECMA đã được công bố bởi các tổ chức, hiệp hội kế toán của nhiều quốc gia như: Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA), Viện kế toán công chứng Nhật Bản (JICPA), Các tài liệu hướng dẫn này đều đạt được sự đồng thuận cao trong việc xác định nội dung của ECMA trong doanh nghiệp Các hướng nghiên cứu cụ thể gồm:
- Hướng nghiên cứu về phương pháp xác định EC tùy theo từng mục tiêu cụ thể, phương pháp này được chia làm hai nhóm chính là:
+ Nhóm thứ nhất là ECMA phục vụ cho mục tiêu phân tích chi phí Nhóm này gồm: Kế toán EC theo vòng đời sản phẩm (USEPA, 1995); Kế toán chi phí theo dòng vật liệu (Schaltegper và Burrit, 2000; UNDSD, 2001; IFAC, 2005)
+ Nhóm thứ hai là ECMA phục vụ cho mục tiêu thẩm định đầu tư Để phục vụ cho mục tiêu này, ECMA sử dụng phương pháp đánh giá chi phí toàn bộ
Theo định nghĩa của USEPA (1995), phương pháp đánh giá chi phí toàn bộ là phương pháp phân tích tài chính toàn diện thông qua việc đánh giá chi phí và tiết kiệm chi phí trong dài hạn theo kinh nghiệm của một dự án đầu tư được thực hiện bởi một tổ chức Phương pháp này mang lại lợi ích trong việc đánh giá dự án đầu tư và tiến hành phân tích ngân sách
- Hướng nghiên cứu về thông tin chi phí môi trường
Burritt và cộng sự (2002) đã đề xuất khung lý thuyết toàn diện cung cấp một mô hình cho các nhà điều hành để có thể hiểu và đánh giá sự đa dạng mà các công cụ của ECMA đã được phát triển với mục đích khuyến khích họ sử dụng Theo đó, ECMA được biểu hiện cả dưới thước đo tiền tệ và hiện vật (phi tiền tệ), nó cung cấp thông tin chủ yếu cho việc ra quyết định nội bộ trên cả hai khía cạnh là môi trường và hiệu quả tài chính thuộc phạm vi của kế toán quản trị truyền thống ECMA đưới thước đo hiện vật bao gồm các đánh giá và báo cáo của doanh nghiệp về dòng chảy của năng lượng, nước, vật liệu và chất thải Trong khi đó ECMA dưới thước đo tiền tệ đề cập đến các chi phí mà doanh nghiệp trả cho việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước,
7 năng lượng), vật liệu và các chi phí khác mà doanh nghiệp trả cho việc kiểm soát hoặc ngăn chặn thiệt hại về môi trường, chi phí cho việc xử lý chất thải
Các nghiên cứu về ECMA hầu hết đều thống nhất các quan điểm sau: (1) kế toán quản trị truyền thống không cung cấp đầy đủ thông tin về EC phát sinh tại doanh nghiệp; (2) EMA cũng như ECMA là công cụ giúp cho nhà điều hành có được thông tin liên quan đến môi trường về mặt giá trị và hiện vật nhằm phục vụ cho quá trình quản lý, điều hành trong doanh nghiệp; (3) Hiện có nhiều phương pháp xác định EC: ECMA theo vòng đời sản phẩm, ECMA theo dòng vật liệu và phương pháp đánh giá chi phí toàn bộ
1.1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Từ những năm 2010 trở đi, do ảnh hưởng của xu hướng kế toán thế giới cũng như nhận diện thấy những nhu cầu cần phải sử dụng những thông tin kế toán liên quan đến môi trường, các nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu về EMA và ECMA tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cho đến nay có nhiều nghiên cứu về EMA và ECMA Trong đó, tiêu biểu là những nghiên cứu của Phạm Đức Hiếu, Huỳnh Đức Lộng, Lê Thị Tâm, …
Theo Phạm Đức Hiếu và Trần Thị Hồng Mai (2012), EMA là bộ phận của kế toán quản trị doanh nghiệp nhằm thu thập, xử lý, phân tích và sử dụng các thông tin tiền tệ và hiện vật liên quan tới các hoạt động của doanh nghiệp đến môi trường nhằm cải thiện hoạt động của doanh nghiệp ở khía cạnh tài chính và môi trường
Khoảng trống nghiên cứu
Các tài liệu hướng dẫn, các công trình nghiên cứu về ECMA và các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA trong doanh nghiệp được thực hiện trên thế giới và Việt Nam đã mang đến kiến thức mới, đóng góp vào xu hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp Tuy nhiên các nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện ở các DNSX nói chung nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA trong các DNSX giấy Tại Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA tại doanh nghiệp sản xuất, nhưng chưa có nghiên cứu được thực hiện ở Bình Dương về các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA tại doanh nghiệp sản xuất giấy.
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Căn cứ vào tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện và dựa trên các lý thuyết nền: lý thuyết thể chế, lý thuyết bất định và lý thuyết các bên liên quan và khuếch tán sự đổi mới, tác giả cho rằng mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2017) là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của tác giả Mô hình nghiên cứu Nguyễn Thị Nga (2017) gồm 5 biến độc lập: Nhận thức về ECMA của quản lý; Vai trò của bộ phận kế toán quản trị;
Hệ thống các quy trình, quy định trong doanh nghiệp (sự chuẩn hóa); sự hợp tác trao
18 đổi thông tin giữa các bộ phận (Truyền thông nội bộ); Áp lực cưỡng ép và một biến phụ thuộc: việc vận dụng ECMA trong DNSX thép tại Việt Nam Do đó, tác giả kế thừa và đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
Khái quát về kế toán quản trị chi phí môi trường
1.4.1 Chi phí môi trường trong doanh nghiệp sản xuất Để hiểu rõ về kế toán quản trị chi phí môi trường, trước tiên cần làm rõ khái niệm về chi phí môi trường (Environmental cost – EC)
1.4.1.1 Các khái niệm về chi phí môi trường
Trong kế toán truyền thống, các chi phí môi trường thường là các chi phí xử lý cuối cùng trong quy trình sản xuất như các chi phí vệ sinh, xử lý chất thải Các chuyên gia về kế toán quản trị cho rằng kế toán truyền thống không phản ánh đầy đủ các chi phí môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất
Nhận thức về ECMA của nhà điều hành
Vai trò của bộ phận kế toán quản trị
Hệ thống các quy trình, quy định trong doanh nghiệp (sự chuẩn hóa)
Sự hợp tác trao đổi thông tin giữa các bộ phận
(Truyền thông nội bộ) Áp lực cưỡng ép
Vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Theo USEPA (1995) nhận định chi phí môi trường phụ thuộc vào việc sử dụng thông tin của một tổ chức, chi phí môi trường bao gồm chi phí trực tiếp như: chi phí vật liệu, năng lượng liên quan đến môi trường; các chi phí ẩn: là các chi phí thu thập được bởi hệ thống kế toán nhưng bị ẩn trong tài khoản chung; chi phí bất định: chi phí có thể phát sinh trong tương lai; chi phí xây dựng hình ảnh, và chi phí xây dựng các mối quan hệ của tổ chức
Theo UNDSD (2001), “Chi phí môi trường là tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến vấn đề môi trường như các khoản thiệt hại, chi phí bảo vệ môi trường” chi phí môi trường bao gồm chi phí môi trường phát sinh bên trong doanh nghiệp và chi phí bên ngoài doanh nghiệp Phần lớn các công trình nghiên cứu đều chỉ tập trung vào chi phí môi trường phát sinh bên trong doanh nghiệp Chi phí môi trường bên ngoài được hiểu là những khoản tiền phạt, bồi thường thiệt hại, khắc phục ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp phải trả theo quy định của chính phủ
Theo Jasch (2008), “Chi phí môi trường của tổ chức là tất cả chi phí cho sự đo lường việc bảo vệ môi trường hay ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát môi trường cũng như các chi phí phản ánh tác động, mức độ nguy hại của môi trường như chi phí làm sạch, chi phí xử lý, loại bỏ, vệ sinh môi trường”
“Chi phí môi trường được chia thành hai loại: chi phí ẩn và chi phí hữu hình Chi phí môi trường hữu hình bao gồm các chi phí trực tiếp cho việc dọn dẹp, xử lý chất thải; chi phí cấp giấy phép môi trường để hoạt động của doanh nghiệp; tiền phạt của chính phủ Chí phí môi trường ẩn thường gắn với cơ sở hạ tầng cần thiết để giám sát các vấn đề môi trường Các chi phí này thường là chi phí tư vấn pháp lý, chi phí đào tạo và nâng cao nhận thức của nhân viên, những thiệt hại do mất uy tín nếu sự cố môi trường xảy ra”, (Atkinson và cộng sự, 2011)
Theo Jing & Song Qing (2011), Echi phí môi trường là những chi phí liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm môi trường, tuân thủ các quy định về môi trường, các hoạt động phòng ngừa tác động môi trường tiêu cực, các biện pháp để đạt được mục tiêu môi trường Chi phí môi trường bao gồm: chi phí phát sinh của hoạt động giảm chất thải, tái chế chất thải, xử lý và quản lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, chi phí bồi thường thiệt hại môi trường và xã hội
20 Đồng thời, theo Luật bảo vệ môi trường thì chi phí bảo vệ môi trường là các chi phí cho các “hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu”
1.4.1.2 Phân loại chi phí môi trường Để kiểm soát tốt chi phí môi trường doanh nghiệp cần phải phân loại chúng theo những tiêu thức nhất định Mỗi cách phân loại chi phí sẽ hỗ trợ cho việc kiểm soát tất cả các chi phí môi trường phát sinh trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu thực hiện phân loại chi phí dựa theo quan điểm của IFAC (2005) và UNDSD (2001)
Phân loại EC theo loại thông tin cung cấp
EC được phản ánh bằng hai thước đo hiện vật và thước đo tiền tệ (IFAC, 2005)
EC dưới thước đo hiện vật Để kiểm soát chi phí, kế toán phải thu thập thông tin bằng hai thước đo hiện vật và thước đo tiền tệ
ECMA hướng đến cung cấp thông tin nguyên liệu, vật liệu vì hai nguyên nhân: Thứ nhất, năng lượng, nước và vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất gây ra lượng khí thải, chất thải, … tác động xấu đến môi trường (IFAC, 2005)
Thứ hai, trong tổng chi phí sản xuất, chi phí cho vật liệu thường chiếm tỷ lệ lớn Trong quá trình sản xuất, phần lớn các vật liệu này sẽ tiêu hao để cấu thành thành phẩm, phần còn lại trở thành chất thải Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng sử dụng vật liệu để vệ sinh máy móc thiết bị sản xuất như hóa chất, chất tẩy rửa, …; các bao bì đóng gói; nhiên liệu vận hành máy móc (IFAC, 2005)
Theo IFAC (2005), để kiểm soát chi phí hiệu quả và hạn chế tác động xấu đến môi trường, nhà điều hành doanh nghiệp cần được cung cấp thông tin cụ thể về vật liệu, nước, năng lượng phục vụ sản xuất Cụ thể là, cần bao nhiêu m 3 nước, bao nhiêu kg vật liệu, … và trong đó có bao nhiêu m 3 nước tham gia cấu thành sản phẩm, bao nhiêu m 3 nước còn lại sau sản xuất bị thải ra, …Ngoài ra, các thông tin hiện vật cũng giúp nhà điều hành doanh nghiệp tính toán các chỉ số về môi trường, lập báo cáo về môi trường theo yêu cầu của chính quyền địa phương
Schaltegper và Burritt (2000) cho rằng thông tin hiện vật của EC được dùng để giúp nhà điều hành doanh nghiệp quyết định các vấn đề liên quan đến môi trường như:
- Phân tích EC để tìm ra điểm tích cực và tiêu cực doanh nghiệp gây ra cho môi trường
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường
- Quản lý các tác động tiêu cực doanh nghiệp gây ra cho môi trường
- Hướng đến phát triển bền vững
EC dưới thước đo tiền tệ
Theo IFAC (2005), EC được thể hiện bằng thước đo tiền tệ là các thông tin về giá trị của các vật liệu, nước, năng lượng được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm, các khoản chi phí để quản lý và giảm thiểu tác động đến môi trường Thông tin tiền tệ của EC là cơ sở để nhà điều hành doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của hoạt động môi trường, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thiết lập các mục tiêu dài hạn trong điều kiện có đầy đủ thông tin về EC
Phân loại EC theo nội dung kinh tế
Theo UNDSD (2001), các khoản mục EC được phân loại chi tiết như sau:
Chi phí xử lý chất thải (chất thải rắn, khí thải, nước thải) Chi tiết như sau:
(1) Chi phí cho vật liệu và các dịch vụ do bên ngoài cung cấp để vận hành, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị xử lý chất thải;
(2) Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng xử lý chất thải
(3) Chi phí nhân viên: chi phí nhân công của bộ phận thu gom chất thải, chi phí nhân công trực tiếp của bộ phận kiểm soát chất thải
(4) Các khoản thuế, phí, lệ phí liên quan đến môi trường
(5) Các khoản nộp phạt: là các khoản doanh nghiệp do vi phạm các quy định về môi trường
(6) Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường: một số quốc gia quy định những ngành nghề sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
Kế toán quản trị chi phí môi trường tại một số nước trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
1.6.1 Kế toán quản trị chi phí môi trường tại một số nước trên thế giới
1.6.1.1 Kế toán quản trị chi phí môi trường tại Mỹ
Năm 1992, Văn phòng kế toán Mỹ đã EC có xu hướng ngày càng tăng nhưng không được ghi nhận rõ ràng Do đó, nhà điều hành doanh nghiệp không có đủ thông tin để quản lý và kiểm soát chi phí Cũng trong cùng năm, một dự án về ECMA với mục đích là khuyến khích và gia tăng động lực cho các tổ chức nhận thức đầy đủ về các khía cạnh kế toán quản trị và tích hợp những chi phí này trong quyết định kinh doanh đã được Cơ quan Bảo vệ môi trường thực hiện (Phạm Đức Hiếu & Trần Thị Hồng Mai, 2012)
Năm 1995, nhiều sáng kiến về ECMA đã được tiến hành và được hỗ trợ bởi USEPA USEPA đã xuất bản tài liệu: “Giới thiệu về kế toán môi trường như là một công cụ quản lý kinh doanh: Các thuật ngữ và quan điểm chính”, trong đó đề cập đến các khái niệm và thuật ngữ quan trọng liên quan đến ECMA và cung cấp phương pháp phân loại EC, các phương pháp xác định EC Đồng thời, USEPA cũng phát triển mạng lưới EMA với 800 thành viên trên thế giới bao gồm các cơ sở giáo dục, học viện, ngành công nghiệp, nhà tư vấn, chính phủ,… (USEPA, 1995)
USEPA hợp tác với Viện Tellus (một tổ chức phi chính phủ dẫn đầu trong các chiến lược môi trường và tài nguyên) phát triển các nghiên cứu về ECMA và thực hiện các dự án thí điểm trong các ngành công nghiệp USEPA đã áp dụng phương pháp chi phí toàn bộ (TCA) để thẩm định đầu tư các thiết bị môi trường Ngoài ra, kế toán dòng vật liệu - công cụ đang được áp dụng phổ biến ở các quốc gia Nhật, Đức, Áo cũng đã được đưa vào trong nghiên cứu và thực hành tại Mỹ (Bennett & James, 2000)
Tại Mỹ các công trình nghiên cứu về ECMA trong các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau đã được thực hiện Các nghiên cứu cho thấy việc vận dụng ECMA đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán chi phí môi trường theo dòng vật liệu - MFCA để thiết kế lại hệ thống tái chế nước thải tại DNSX giấy giúp làm giảm lượng nước sử dụng, giảm lượng nước thải, giảm tỷ lệ chất độc hại Ứng dụng phương pháp đánh giá chu kỳ sống của sản phẩm - LCC để quản lý các yếu tố đầu vào tại công ty điện tử Raytheon, công ty kinh doanh máy photocopy Xerox từ đó giảm chi phí phế liệu, thời gian hàng tồn kho, thời gian đặt đơn đặt hàng; Ứng dụng FCA tại công ty hóa chất Ontario Hydro để kiểm soát môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường (IFAC, 2005)
1.6.1.2 Kế toán quản trị chi phí môi trường tại Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu về nỗ lực bảo vệ môi trường và đã có nhiều cải tiến trong thập kỷ gần đây bởi mục tiêu mà Nhật Bản đặt ra cho việc giảm khí thải trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2020 là 15%, trong khi Mỹ chỉ lên kế hoạch giảm 4% (Chiang, Pelham & Katsuo, 2015)
Năm 1996, dự án “Thúc đẩy kế toán môi trường và hệ thống báo cáo trong doanh nghiệp” do Cơ quan môi trường (JEA), Viện kế toán công chứng Nhật Bản, các hiệp hội và các tổ chức khác thực hiện nghiên cứu kế toán môi trường trong các doanh nghiệp với mục tiêu tạo ra một hệ thống các tiêu chuẩn như ISO 14001 Sau một quá trình điều chỉnh (từ tháng 4/1999 – 3/2000), tài liệu hướng dẫn:“Kế toán EC: Hướng dẫn đánh giá
EC và công bố thông tin kế toán môi trường” chính thức công bố vào tháng 3/2000 Hướng dẫn đã phân loại EC thành: Chi phí trực tiếp cho việc giảm tác động môi trường; Chi phí quản lý ô nhiễm môi trường; Chi phí thiết kế sản phẩm để giảm tác động môi trường của việc sử dụng sản phẩm và chất thải có liên quan; Chi phí nghiên cứu và phát triển cho bảo vệ môi trường; Chi phí cho các dự án môi trường bên ngoài bị ảnh hưởng
38 trực tiếp từ hoạt động của doanh nghiệp; Các chi phí khác cho bảo vệ môi trường Tuy nhiên, nó không chứa đựng EC vô hình, khó đánh giá như chi phí liên quan đến hình ảnh và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng (Kokubu & Nashioka, 2005; Burrit, 2004; USEPA, 2000a)
Năm 2002, Bộ Môi trường (JMOE) và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (JMETI) đã công bố hai hướng dẫn về kế toán môi trường Hướng dẫn của JMETI nhấn mạnh việc ứng dụng kế toán môi trường cho quản trị nội bộ, còn hướng dẫn của JMOE tập trung việc áp dụng kế toán môi trường để phục vụ công bố thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
Năm 1999, JMETI thành lập Hiệp hội Quản lý Môi trường (JEMAI) để thực hiện các dự án nghiên cứu ECMA giai đoạn từ 1999 đến năm 2002 Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong tài liệu “Công cụ kế toán quản trị môi trường” (năm 2002)
Nó bao gồm các nội dung như: Khuôn khổ cho kế toán quản trị môi trường; Phân loại EC; Kế toán chi phí theo dòng vật liệu; Chi phí theo vòng đời sản phẩm; Đánh giá hiệu quả môi trường Ban đầu JMETI tiến hành vận dụng ECMA vào các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, sau đó áp dụng ECMA cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ Các trường hợp nghiên cứu được giới thiệu: Ứng dụng MFCA tại công ty dược phẩm Tanabe Seiyaku, xây dựng và xác định các chỉ số môi trường tại Công ty Canon, Hitachi, Nippon, Fujitsu, Ricoh để đánh giá hiệu quả môi trường (Burritt & Saka, 2006) Năm 2003, JEMAI thiết lập Trung tâm nghiên cứu Kế toán môi trường để khuyến khích các doanh nghiệp thực hành ECMA
JMETI cũng đặt trọng tâm vào phương pháp MFCA JMETI nghiên cứu việc áp dụng phương pháp MFCA trong giai đoạn 2002 – 2010 ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau (15 công ty sản xuất, 3 công ty phi sản xuất, 3 chuỗi cung ứng) (JMETI, 2010), bao gồm nhiều ngành nghề (sản xuất giấy, điện tử , hóa chất, cơ khí, dệt may, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ phân phối)
Năm 2008, JMETI đã phổ biến phương pháp MFCA vào trong ISO/TC207/WG8 và sau đó được ban hành trong ISO 14051 vào năm 2011 Để chia sẻ rộng rãi về các trường hợp thực hành MFCA tốt nhất tại Nhật Bản và các quốc gia khác
Năm 2009, JMETI xuất bản cuốn sách thực hành MFCA bằng tiếng Nhật và tiếng Anh (JMETI, 2010) Một nghiên cứu điển hình của JMETI cho việc áp dụng MFCA là
39 tại một nhà máy của công ty điện tử Canon Với phương pháp truyền thống, kết quả tiết lộ chỉ có 1% tổn thất vật liệu tuy nhiên sau khi áp dụng phương pháp MFCA, tổn thất vật liệu đã lên đến gần 32% trong tổng chi phí hoạt động Nhờ phương pháp này đã giúp nhà máy tiết kiệm chi phí bằng cách tái chế rác thủy tinh và làm giảm đáng kể tác động xấu đến môi trường Sau thành công này, MFCA đã được ứng dụng tại 17 nhà máy Canon trong giai đoạn năm 2004 đến năm 2012 và đã đem lại tổng chi phí tiết kiệm được lên tới 5,1 triệu Yên, tương đương với 51 triệu USD (Lê Thị Tâm, 2017)
1.6.1.3 Kế toán quản trị chi phí môi trường tại Hàn Quốc
Theo Lee & cộng sự (2005), EC ngày càng tăng buộc các doanh nghiệp phải sử dụng thông tin toàn diện bao gồm cả thông tin về môi trường để phục vụ quá trình ra quyết định của nhà điều hành ECMA được coi là công cụ quan trọng để quản lý môi trường hiệu quả Thực tế cho thấy kế toán truyền thống đang theo dõi EC vào tài khoản chung Do đó, kế toán truyền thống không cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin môi trường cho nhà điều hành doanh nghiệp để đưa ra quyết định liên quan đến quản lý môi trường
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo trình tự như sau:
- Bước 1: Xây dựng khung lý thuyết: dựa trên các lý thuyết nền: lý thuyết khuếch tán sự đổi mới, lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết bất định; dựa trên các tài liệu hướng dẫn về EC và ECMA của Liên đoàn kế toán quốc tế, Ủy ban phát triển bền vững của Liên hiệp quốc, và các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng ECMA tại doanh nghiệp Tác giả phát hiện khoảng trống nghiên cứu và tính cấp thiết phải nghiên cứu đề tài
- Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu và mô hình nghiên cứu: căn cứ vào khung lý thuyết xây dựng, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài Từ đó, xác định mô hình nghiên cứu của đề tài Sau đó, tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu Các dự liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phát phiếu khảo sát Đồng thời, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo, tạp chí, tài liệu hướng dẫn và mạng internet Thực hiện phân tích dữ liệu bằng thống kê mô tả và phần mềm SPSS 26
- Bước 3: Tổng kết kết quả nghiên cứu và đề xuất: đánh giá thực trạng ECMA trong các DNSX giấy tại Bình Dương Phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ xác định được các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy tại Bình Dương Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp và khuyến nghị.
Vận dụng phương pháp nghiên cứu
Căn cứ tổng quan các nghiên cứu trước và dựa trên các lý thuyết khuếch tán sự đổi mới, lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết bất định, tác giả cho rằng mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2017) là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của tác giả Do đó, tác giả kế thừa và đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập: Nhận thức về ECMA của quản lý, Vai trò của bộ phận kế toán quản trị, Mức độ chuẩn hóa, Truyền thông nội bộ, Áp lực cưỡng ép và một biến phụ thuộc: việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
45 Đồng thời tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia về các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm xác định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đã đề xuất Đối tượng tham gia phỏng vấn
Nghiên cứu thu thập dữ liệu định tính từ việc sử dụng phương pháp phỏng vấn Phiếu phỏng vấn (Phụ lục 1a) nhằm hỏi ý kiến các chuyên gia về các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA tại doanh nghiệp, các thang đo của các nhân tố Tác giả tiến hành phỏng vấn 9 chuyên gia là Phó giám đốc, Trưởng phòng kế toán và nhân viên kế toán quản trị tại 5 doanh nghiệp: Công ty TNHH Giấy Hưng Thịnh, Công Ty TNHH Bao Bì Sao Việt Nhật, Công Ty TNHH Fan Sen, Công ty TNHH Giấy Kraft Vina và Công Ty TNHH Vĩnh Thiên Phát Những chuyên gia được phỏng vấn đều có kinh nghiệm làm việc ở vị trí hiện tại và tương đương từ 4 năm đến 16 năm Việc phân tích những khía cạnh liên quan đến quan điểm của các nhà điều hành khác nhau sẽ có ích trong việc phát hiện những yếu tố tiềm năng liên quan đến việc áp dụng ECMA
Bảng 2.1 Đối tượng tham gia phỏng vấn
Stt Doanh nghiệp Vị trí Phương pháp phỏng vấn
Phó giám đốc Qua gmail 5
2 Trưởng phòng kế toán Trực tiếp 8
3 Kế toán quản trị Trực tiếp 4
Kế toán trưởng Trực tiếp 16
5 Nhân viên kế toán Trực tiếp 5
Sen Trưởng phòng kế toán Trực tiếp 5
Trưởng phòng kế toán Trực tiếp 6
8 Kế toán quản trị Trực tiếp 7
Kraft Vina Trưởng phòng kế toán Qua gmail 8
Nguồn: tác giả tổng hợp Các cuộc phỏng vấn được thực hiện từ tháng 6/2023 đến tháng 10/2023 Các thông tin thu thập từ phỏng vấn đều được ghi chép lại đầy đủ và bảo mật theo yêu cầu của người được phỏng vấn Các câu hỏi phỏng vấn sẽ được thiết kế và phân loại theo chủ đề nghiên cứu gồm: Đánh giá việc vận dụng ECMA hiện nay trong các DNSX giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương, xem xét tác động của các nhân tố đến việc vận dụng ECMA Sau khi phỏng vấn và lấy ý kiến các chuyên gia, kết quả phỏng vấn về mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản
46 xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giả thuyết nghiên cứu và các tiêu chí đo lường được tổng hợp như sau:
Bảng 2.2 Bảng tóm tắt kết quả phỏng vấn chuyên gia
Mô hình đề xuất Kết quả thảo luận
Giả thiết nghiên cứu Thang đo
ECMA của nhà điều hành
Chang và cộng sự (2007), Phạm Đức Hiếu (2010), Jamila và cộng sự (2014) Setthasakko (2014),
Nhận thức về ECMA của nhà điều hành có tác động tích cực đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Nhà điều hành có hiểu biết về ECMA, Nhà điều hành có nhu cầu sử dụng thông tin của ECMA cung cấp, Nhà điều hành cho rằng ECMA là hữu ích, Nhà điều hành chấp nhận các chi phí phát sinh từ việc vận dụng ECMA
2 Vai trò của bộ phận kế toán quản trị
Vai trò của bộ phận kế toán quản trị có tác động tích cực đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa
Kế toán quản trị có vai trò quan trọng và được đề cao trong doanh nghiệp, Bộ phận kế toán quản trị có vị trí cao trong doanh nghiệp so với các bộ phận khác (như bộ phận nhân sự, cung ứng, sản xuất )
Sự chuẩn hóa tác động ngược chiều đến việc vận dụng
ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Nhấn mạnh một phong cách quản trị thống nhất và bao quát, Nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc tuân thủ các quy định của doanh nghiệp, Nhấn mạnh việc mỗi nhân viên làm việc đúng chức năng được phân công, Kiểm soát chặt chẽ các quá trình bằng một hệ thống kiểm soát chi tiết
Jamila và cộng sự (2014) Đồng ý
Truyền thông nội bộ tác động cùng chiều đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Việc truy cập vào những thông tin về hoạt động môi trường là có giới hạn, Trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong công ty là tốt, bao gồm việc chia sẻ những thông tin quan trọng, truyền thông nội bộ giữa các bộ phận là thường xuyên, liên tục
Phạm Đức Hiếu (2010), Jamila và cộng sự (2014) Đồng ý Áp lực cưỡng ép có tác động cùng chiều đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy
Hoạt động môi trường của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các khách hàng, Hoạt động môi trường của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các chủ sở hữu, Hoạt động môi trường của doanh nghiệp bị
48 trên địa bàn tỉnh Bình Dương ảnh hưởng bởi cộng đồng dân cư, Báo chí và truyền thông gây áp lực doanh nghiệp phải cải thiện hiệu quả môi trường, Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của chính phủ về vấn đề môi trường, Doanh nghiệp phải nộp phạt nếu không tuân thủ pháp luật về môi trường Nguồn: tác giả tổng hợp
Nhân tố nhận thức về ECMA của nhà điều hành: Nhà điều hành là các thành viên của ban giám đốc, hội đồng quản trị, kế toán trưởng, phụ trách kế toán, trưởng bộ phận kế toán quản trị của doanh nghiệp
Các nghiên cứu của Chang và cộng sự (2007), Phạm Đức Hiếu (2010), Jamila và cộng sự (2014), Setthasakko (2014), Lê Thị Tâm (2017) đều thống nhất nhận thức về ECMA của nhà điều hành có tác động tích cực đến việc áp dụng ECMA
Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết H1 là: Nhận thức của các nhà điều hành về ECMA tác động tích cực đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Nhân tố vai trò của bộ phận kế toán quản trị:
Vai trò của bộ phận kế toán quản trị là tầm quan trọng của bộ phận kế toán quản trị (KTQT) so với các bộ phận khác trong doanh nghiệp Vai trò của bộ phận KTQT càng quan trọng thì doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng chấp nhận áp dụng ECMA
Xây dựng thang đo
Để xây dựng các thang đo, tác giả căn cứ vào tổng quan các công trình nghiên cứu trước, các lý thuyết như lý thuyết khuếch tán sự đổi mới, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết thể chế, lý thuyết bất định và kết quả từ phỏng vấn chuyên gia mà tác giả thực hiện
Biến quan sát của các nhân tố được dựa trên các nghiên cứu trước và các lý thuyết nền Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, 05 mức độ đồng ý tăng dần tương ứng với từng câu hỏi: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý
Phiếu khảo sát được thiết kế gồm hai phần: (Phụ lục 1b)
+ Phần mở đầu nhằm giới thiệu mục đích, tính cấp thiết của nghiên cứu, giới thiệu khái quát chung về ECMA và những thông tin có liên quan để người trả lời có thể liên hệ với tác giả trong trường hợp cần thiết
+ Phần I là thông tin chung của doanh nghiệp được khảo sát nhằm thu thập các thông tin khác có liên quan đến người trả lời để thống kê, mô tả mẫu và gửi kết quả nghiên cứu nếu người tham gia khảo sát có nhu cầu; thông tin khảo sát về hệ thống kế toán quản trị liên quan đến nghiên cứu
+ Phần II là phần thông tin về các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Phiếu khảo sát giúp nghiên cứu xác định thực trạng việc vận dụng ECMA tại các DNSX giấy tại Bình Dương và qua đó cung cấp thông tin để đo lường những nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA tại doanh nghiệp này
2.3.1 Biến phụ thuộc và biến độc lập
Dựa trên tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây, đề tài các định biến phụ thuộc là việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương Các biến độc lập lần lượt là: Nhận thức về ECMA của nhà điều hành, vai trò của bộ phận kế toán quản trị, sự chuẩn hóa, truyền thông nội bộ, áp lực cưỡng ép
Chọn mẫu nghiên cứu
Tác giả thực hiện nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kích cỡ mẫu để phân tích hồi qui đa biến theo công thức n > 8m + 50, trong đó n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, ( Hair và cộng sự (1990) Mô hình nghiên cứu của tác giả có 5 biến độc lập, cỡ mẫu tối thiểu 8 x 5 + 50
= 90 quan sát Ngoài ra, để phân tích nhân tố khám phá - EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Do vậy, nghiên cứu này xác định cỡ mẫu đạt yêu cầu là 100 quan sát Tuy nhiên, dự phòng các doanh nghiệp không trả lời phiếu khảo sát, trả lời không đầy đủ, tác giả gửi 115 phiếu khảo sát đến 115 DNSX giấy tại Bình Dương
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để dễ dàng thu thập thông tin gồm 12 DNSX giấy tại Bình Dương được lựa chọn, 103 doanh nghiệp còn lại được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Đối tượng tham gia khảo sát là các giám đốc tài chính, kế toán trưởng, nhân kế toán của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp nhận một phiếu khảo sát.
Công cụ xử lý dữ liệu
Các phiếu khảo sát sau khi thu thập, tác giả sẽ kiểm tra lại nhằm loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ (do phiếu trả lời thiếu câu hỏi hay cùng một câu hỏi lựa chọn nhiều phương án trả lời) Các phiếu hợp lệ được đánh theo số thứ tự và lần lượt nhập vào phần mềm SPSS 26 Trước khi nhập dữ liệu cho từng phiếu, tác giả mã hóa dữ liệu theo nguyên tắc mã hóa và khai báo các biến trong SPSS
Các câu hỏi điều tra được xử lý bởi phần mềm SPSS 26 thông qua kiểm định độ tin cậy, thống kê mô tả, kiểm định mối liên hệ, kiểm định sự khác biệt, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính bội
Nội dung chương 2, tác giả đưa ra hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Tác giả sử dụng phương pháp định tính là phỏng vấn chuyên gia nhằm luận giải sự phù hợp của mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Từ kết quả nghiên cứu định tính để xây dựng các thang đo cho các biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình nghiên cứu Dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra
5 giả thiết nghiên cứu Trong đó, các nhân tố nhận thức về ECMA của nhà điều hành, vai trò của bộ phận kế toán quản trị, truyền thông nội bộ và áp lực cưỡng ép có tác động cùng chiều đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương; ngược lại, một nhân tố sự chuẩn hóa có tác động tiêu cực
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về doanh nghiệp sản xuất giấy và tác động của doanh nghiệp sản xuất giấy đến môi trường
xuất giấy đến môi trường
3.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp sản xuất giấy
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt doanh nghiệp sản xuất giấy thuộc nhóm ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy Nhóm ngành này bao gồm sản xuất giấy, bột giấy và bìa; Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa; Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 31/12/2020, cả nước có 3.358 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, tỷ lệ 0,47% số doanh nghiệp tại Việt Nam Doanh thu thuần năm 2021 đạt 260.174 tỷ đồng, tỷ lệ 0,86% so với tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp trong cả nước Doanh thu thuần có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2017 là 157.201,38 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 0,76% so với tổng doanh thu thuần của cả nước; năm 2021 đạt 260.174 tỷ đồng, tỷ lệ 0,86% so với tổng doanh thu thuần của cả nước
Tuy nhóm ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy không phải là nhóm ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế nhưng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế, phụ trợ cho hầu hết các ngành sản xuất khác và phục vụ cho nhu cầu của xã hội Đồng thời cũng góp phần để phát triển các ngành kinh tế khác như: trồng rừng, khai thác gỗ rừng trồng,
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam có nhiều dư địa và tiềm năng để phát triển, song cũng đang đứng trước không ít khó khăn và thách thức (Thu Hòa, 2020)
Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy như: Bột giấy, giấy in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người dân Những năm gần đây ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường Ngành đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất và cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác
Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số đã dẫn đến sụt giảm nhu cầu sử dụng giấy in báo, nhưng cũng mang đến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc giấy bao bì, hộp giấy (do là sản phẩm phụ trợ của nhiều sản phẩm, phục vụ việc bán hàng online và giao hàng trực tiếp)
Số liệu thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, ngành Giấy Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình khoảng 10-12%/năm, riêng giấy bao bì khoảng 15-17%/năm, trong lĩnh vực này đã có những dự án đầu tư công suất lớn đang hoạt động (400-500 nghìn tấn/năm); một số doanh nghiệp đang dự kiến đầu tư dự án có công suất trên 1 triệu tấn giấy bao bì/năm Với nhu cầu gia tăng mạnh và vai trò đa dạng đối với kinh tế, sản xuất của ngành giấy đóng góp khoảng 1,5% giá trị GDP, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), năm 2019 tiêu dùng bao bì giấy trong nước ước tính đạt 4,2 triệu tấn, xuất khẩu đạt 0,8 triệu tấn Trong 3 năm gần đây, xuất khẩu giấy của Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng trên 200%/năm (Thu Hòa, 2020)
Hiện Việt Nam xuất khẩu giấy bao bì đến 33 quốc gia và 5 châu lục, trong đó châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất 98,9%, kế đến là châu Phi 0,5%, châu Úc là 0,4%, châu Mỹ và châu Âu chiếm tỷ lệ 0,2% Có thể thấy, ngành công nghiệp giấy nước ta hiện được đánh giá là ngành có nhiều cơ hội và còn nhiều dư địa để phát triển Thị trường giấy Việt Nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì cao cấp (tráng phủ), hiện Việt Nam chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu hoàn toàn (Thu Hòa, 2020)
Tiềm năng là rất lớn song ngành công nghiệp giấy trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Trong đó, các yêu cầu về cải tiến công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, giảm sử dụng hóa chất, đáp ứng các quy định về môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của công nghiệp giấy đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhiều nỗ lực nhằm cải tiến trong sản xuất và thu hút đầu tư hơn nữa
Ngoài ra, việc đầu tư vào ngành công nghiệp giấy Việt Nam còn manh mún, không tập trung, quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị cũ; chủ đầu tư là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 90% số lượng và 60% năng lực sản xuất), năng lực tài chính còn
55 hạn chế; liên kết doanh nghiệp trong ngành yếu, không hình thành được các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn Hiện nay, nguồn cung giấy phế liệu trong nước (giấy thu hồi - giấy tái chế) không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nội địa, hầu hết các doanh nghiệp phải nhập khẩu số lượng lớn phục vụ cho sản xuất Theo ước tính sơ bộ, tỷ lệ thu gom giấy tại Việt Nam chỉ đạt dưới ngưỡng trung bình thế giới, khoảng dưới 40% trước khi đưa vào phân loại và xử lý Trong khi đó, công tác quản lý giấy thu hồi nhập khẩu lại gặp phải không ít thách thức… gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì)
Trong bối cảnh chung của ngành sản xuất giấy Việt Nam, các DNSX giấy tại Bình Dương cũng đang tồn tại những thuận lợi và đối mặt với những khó khăn tương tự Đồng thời, từ kết quả khảo sát 91 doanh nghiệp, tác giả thống kê những thông tin chung về các DNSX giấy tại Bình Dương qua Bảng 3.1
Bảng 3.1 Thống kê thông tin chung của doanh nghiệp khảo sát
Thông tin mẫu Tần suất Tỷ lệ (%)
Từ 20 tỷ đồng đến dưới
Mô hình kế toán Kết hợp kế toán tài chính và KTQT 91 100,0
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ kết quả trên cho thấy:
Về quy mô lao động, số doanh nghiệp có quy lao động vừa và nhỏ chiếm đa số, 70/91 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 77,0%
Về nguồn vốn, số doanh nghiệp có nguồn vốn dưới 20 tỷ chiếm đa số, 58/91 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 63,7,0%
Cả 2 kết quả trên là phù hợp, vì theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất giấy chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu (không cần nhiều vốn để đầu tư cho máy móc sản xuất)
Về mô hình kế toán, 100% các doanh nghiệp kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị
3.1.2 Tác động của doanh nghiệp sản xuất giấy đến môi trường
Nguyên liệu đầu vào để sản xuất giấy hiện nay bao gồm gỗ và các loại giấy tái chế Gỗ là nguyên liệu hàng đầu, chủ yếu để tạo nên các loại giấy trên thị trường hiện nay Gỗ được lấy từ thân của nhiều loại cây, trải qua quá trình tách vỏ, lấy lõi rồi được nghiền nhỏ Sau đó, thông qua nhiều bước tẩy rửa sạch sẽ thì chúng sẽ được sử dụng để kết hợp với nhiều loại chất phụ gia khác và tạo nên giấy Giấy tái chế là các loại giấy đã qua sử dụng, được tập trung về nhà máy và được nghiền nhỏ, chế biến thành bột mịn, loại bỏ những mực in, chất kết dính,… rồi được trộn với những chất phụ gia cụ thể để tạo nên hỗn hợp nguyên liệu cho quá trình sản xuất giấy
Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị
trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất giấy tại Bình Dương 3.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thanh đo bằng hệ số Crobach’s Alpha
Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biến mức độ “liên kết” giữa một
64 biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại; để xem mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3 Tác giả tiến hành kiểm định này để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu
Một thang đo được coi là hợp lệ khi thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn sau:
+ Hệ số alpha của thang đo lớn hơn 0,6 (1)
+ Hệ số tương quan của các biến thành phần với biến tổng phải lớn hơn 0,3 (2) +Nếu loại bỏ một biến thành phần bất kỳ không làm tăng độ tin cậy của thang đo(3) Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo như sau (Phụ lục 3):
Bảng 3.7 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo các nhân tố Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan với biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại biến
Việc vận dụng ECMA của các DNSX giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương,
Nhận thức về ECMA của nhà điều hành, Cronbach’s Alpha = 0,892
Nhận thức về ECMA của nhà điều hành , Cronbach’s alpha = 0,892
Vai trò của bộ phận kế toán quản trị, Cronbach’s Alpha = 0,745
Sự chuẩn hóa, Cronbach’s Alpha = 0,802
Truyền thông nội bộ, Cronbach’s Alpha = 0,160
TTNB3 6,56 0,960 0,568 -1,111 a Áp lực cưỡng ép, Cronbach’s Alpha = 0,921
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS Nhìn vào Bảng 3.7 trên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo của 5 nhân tố: Nhận thức về ECMA của quản lý (NTQL), Vai trò của bộ phận kế toán quản trị (KTQT), sự chuẩn hóa (MĐCH), Áp lực cưỡng ép (ALCE), Việc vận dụng ECMA của các DNSX giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương (ECMA) đều lớn hơn 0.6; Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát thuộc các nhân tố trên đều lớn hơn 0.3 Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Truyền thông nội bộ nhỏ hơn 0.6 và có 2 biến quan sát TTNB1 và TTNB2 có Hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 lần lượt là -.223 và .081 Do đó, tác giả loại biến quan sát TTNB1 và tiến hành kiểm định lại thì hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Truyền thông nội bộ tăng lên 0.643 Do vậy, biến quan sát TTNB1 bị loại ra khỏi thang đo nhân tố Truyền thông nội bộ
Sau khi loại một biến TTNB1, thực hiện lại kiểm định chất lượng thang đo đối với nhân tố truyền thông nội bộ và có kết quả như sau:
Bảng 3.8 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo nhân tố Truyền thông nội bộ - Lần 2
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan với biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại biến Truyền thông nội bộ, Cronbach’s alpha = 643
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS Kết luận: Sau khi loại bỏ biến TTNB1 thì tất cả các thang đo của nhân tố truyền thông nội bộ đã đảm bảo chất lượng Như vậy, mô hình nghiên cứu sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bao gồm 6 nhân tố với 26 biến quan sát
3.3.2 Đánh giá giá trị thang đo – phân tích EFA
3.3.2.1 Phân tích cho biến quan sát độc lập
Phân tích nhân tố khám phá giúp tác giả xem xét khả năng rút gọn số lượng nhiều biến quan sát xuống còn một số ít các biến Từ đó, nghiên cứu dễ dàng xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố
• Phương pháp xoay ma trận : Varimax
• Phương pháp trích: Principal Components
Các biến độc lập được đưa vào xoay một lần riêng và các biến phụ thuộc được xoay một lần riêng
Tiếu chuẩn 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của kích thước mẫu khi phân tích nhân tố Trị số KMO càng lớn có ý nghĩa là cỡ mẫu phân tích nhân tố càng thích hợp Tiêu chuẩn: 0,5 ≤ KMO ≤ 1, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)
Bảng 3.9 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,770
Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 1003,853 df 153
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS
• Hệ số KMO: 0,5 ≤ 0,770 ≤ 1 (Phụ lục 4)
Như vậy, kích cỡ mẫu với 91 doanh nghiệp được khảo sát là phù hợp
Tiêu chuẩn 2: Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể
Cụ thể ở đây ta kiểm định cặp giả thuyết sau H0: Các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể (nghĩa là phân tích nhân tố không phù hợp) và H1: Ngược lại Kết quả của kiểm định Bartlett, sig = 0,000 1
Kết quả: 18 biến quan sát được rút trích về 5 nhân tố chính có Eigenvalues >1 Eigenvalues nhỏ nhất là: 1.312 (Phụ lục 4 ) Như vậy, tất cả 5 nhân tố đều được giữ lại
Tiêu chuẩn 4: Phần trăm tổng phương sai trích (Percentage of variance) > 50% Giá trị này thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)
Kết quả: Tổng phương sai trích bằng 74,458 % (Phụ lục 4) Điều này cho biết 74,458% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát
Tiêu chuẩn 3 và 4 này chỉ là để đánh giá chất lượng của phép phân tích nhân tố Quan trọng nhất vẫn phải là khả năng giải thích các nhân tố được trích xuất ra, tức là 2 tiêu chuẩn được đề cập dưới đây
Tiêu chuẩn 5: Tính hội tụ: Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0,5, theo Hair & cộng sự (1998)
Cụ thể nếu 1 biến quan sát được tính là hội tụ về nhân tố nào thì hệ số tải lên (cột) nhân tố ấy phải lớn hơn 0,5 (Nếu 1 biến quan sát không có hệ số tải nào lớn hơn 0,5 thì phải loại biến quan sát đó ra) (Phụ lục 4 )
ALCE6 0,881 ALCE5 0,864 ALCE2 0,862 ALCE3 0,853 ALCE4 0,822 ALCE1 0,731
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS Kết quả: Tất cả các biến đều lớn hơn 0,5 Như vậy, kiểm định không loại biến nào và các biến đều hội tụ vào đúng nhân tố như giả thiết ban đầu
Tiêu chuẩn 6: Các hệ số tải phân biệt, hiệu số của hệ số tải lớn nhất và các hệ số tải khác của cùng biến đó (xét giá trị tuyệt đối) phải lớn hơn 0,3 và biến đó được xếp vào nhóm nhân tố có giá trị tuyệt đối của hệ số tải lớn hơn
Thảo luận kết quả
Về thực trạng kế toán quản trị tại các DNSX giấy tại Bình Dương có 100% doanh nghiệp được khảo sát có thực hiện kế toán quản trị, kế toán quản trị đóng vai trò nhất định trong doanh nghiệp nhằm công cấp những thông tin phục vụ cho quản trị doanh nghiệp Tuy nhiên, kế toán quản trị hiện tại còn xem nhẹ những vấn đề liên quan đến môi trường cũng như EC Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó, đối với
77 hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhà quả lý có xu hướng đặt lợi nhuận ngắn hạn lên hàng đầu, ít chú trọng đến phát triển bền vững cho doanh nghiệp
Về thực trạng ECMA, các nội dung của ECMA tại doanh nghiệp sản xuất giấy ở Bình Dương hiện tại hầu như chỉ dừng ở bước đầu tiên là nhận diện được EC, chưa thực hiện đầy đủ các nội dung của ECMA Để kiểm định các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nghiên cứu căn cứ vào lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết thể chế, lý thuyết khuếch tán sự đổi mới và lý thuyết bất định kết hợp với tổng quan các công trình nghiên cứu trước, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm năm nhân tố độc lập và một nhân tố phụ thuộc với 25 biến quan sát Năm nhân tố độc lập là: Nhận thức của nhà điều hành về ECMA (NTQL, gồm 4 biến quan sát); Vai trò của bộ phận kế toán quản trị (VTKT, gồm 2 biến quan sát); Sự chuẩn hóa (MDCH, gồm 4 biến quan sát); Truyền thông nội bộ (TTNB, gồm 3 biến quan sát); Áp lực cưỡng ép (ALCE, gồm 6 biến quan sát) Nhân tố phụ thuộc là việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương (ECMA, gồm 6 biến quan sát)
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha, biến quan sát TTNB1 thuộc nhân tố truyền thông nội bộ bị loại do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 Sau khi thực hiện kiểm định EFA thì không có thay đổi về biến quan sát Như vậy, mô hình còn năm nhân tố độc lập và một nhân tố phụ thuộc với 24 biến quan sát Sau khi phân tích hồi quy tuyến tính, cả năm nhân tố độc lập đều có ý nghĩa tương quan Tiếp tục với kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình, chỉ có 4 biến ALCE, NTQL, TTNB, VTKT có ý nghĩa thống kê Biến MĐCH có sig >0.05, không có ý nghĩa thống kê nên bị loại
Mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương được xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: ALCE, VTKT, NTQL, TTNB Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đó của Nguyễn Thị Nga (2017)
Chương 3 đã khái quát thực trạng các DNSX giấy và những vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất của những doanh nghiệp này gây ra Thực trạng này thúc đẩy các DNSX giấy tại Bình Dương ngày càng quan tâm hơn về vận dụng ECMA trong doanh nghiệp để có các thông tin về EC phục vụ cho quá trình ra quyết định
Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phân tích nhân tố khám phá được tác giả sử dụng để kiếm định các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA của các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả nghiên cứu chỉ ra có bốn nhân tố ảnh hướng đến việc áp dụng ECMA trong các DNSX giấy tại Bình Dương là áp lực cưỡng ép, vai trò của bộ phận kế toán quản trị, nhận thức về ECMA của nhà điều hành và truyền thông nội bộ
Dựa vào thực trạng ECMA và các nhân tố tác động đến việc vận dụng ECMA tại các DNSX giấy tại Bình Dương, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện ECMA và các khuyến nghị để thực hiện giải pháp trong các DNSX giấy tại Bình Dương ở chương tiếp theo
HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Định hướng phát triển ngành sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của suy thoái, lạm phát nhưng hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 vẫn có những chuyển biến tích cực, các khó khăn, vướng mắc tiếp tục được tập trung tháo gỡ
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định mục tiêu “Phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; đến năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước” Trong đó, phát triển công nghiệp bền vững là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương Để phát triển công nghiệp bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Bình Dương thực hiện chính sách đổi mới thu hút đầu tư, ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, thân thiện môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng tự động hóa, quy trình sản xuất thông minh và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bình Dương đã giao Sở Công Thương tham mưu thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tiếp tục tập trung tham mưu UBND tỉnh cơ cấu lại ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị xuất khẩu lớn và dịch chuyển hợp lý lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp
- Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp môi trường, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và các ngành công nghiệp tiêu thụ ít nguyên nhiên vật liệu, ít thâm dụng lao động, có hiệu quả về xã hội và môi trường
- Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp gắn với quy hoạch tỉnh, hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao, khu, cụm công nghiệp xanh, chuyên ngành, công nghiệp hỗ trợ… nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu
80 kinh tế nội bộ các ngành, phục vụ việc di dời, chuyển đổi công năng cho các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp các địa phương phía Nam của tỉnh
- Tập trung phát triển một cách toàn diện các ngành công nghiệp nền tảng như cơ khí chế tạo, chế biến, công nghiệp hỗ trợ, điện – điện tử Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ (sản xuất giấy và bao bì), đây là nhân tố quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững
- Tập trung thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong ngành công nghiệp; khai thác triệt để thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để số hóa, công nghệ hóa phương thức sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng suất, chất lượng, sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu Cụ thể, đối với ngành sản xuất giấy cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Nâng cao chất lượng xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao và hàng hóa có tỷ lệ nội địa hóa cao gắn với mở rộng quy mô xuất khẩu nhằm khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết Thúc đẩy phát triển thương mại theo hướng hiện đại gắn với tổ chức triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng, Chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại gắn với xây dựng thương hiệu của tỉnh.
Các hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến việc vận dụng ECMA của các DNSX giấy tại Bình Dương theo thứ tự giảm dần như sau: áp lực cưỡng ép, vai trò của bộ phận kế toán quản trị, nhận thức của nhà điều hành, truyền thông nội bộ
Từ kết quả trên tác giả gợi ý một số hàm ý chính sách quản trị sau để việc vận dụng ECMA của các DNSX giấy tại Bình Dương được hiệu quả hơn:
- Đối với nhân tố áp lực cưỡng ép: các quy định của Nhà nước về các tiêu chuẩn môi trường, công bố thông tin môi trường là áp lực chủ yếu để doanh nghiệp buộc phải vận dụng ECMA
- Đối với vai trò của bộ phận kế toán quản trị: bộ phận kế toán quản trị cần được đào tạo các kiến thức về môi trường và kế toán quản trị chi phí môi trường
- Đối với nhận thức của nhà điều hành: các nhà điều hành doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về ECMA và những lợi ích từ việc vận dụng ECMA vào doanh nghiệp
- Đối với truyền thông nội bộ: nhằm nâng cao nhận thức về ECMA và những lợi ích từ việc vận dụng ECMA vào doanh nghiệp, các thông tin liên quan đến ECMA phải được truyền tải cho tất cả các bộ phận, đặc biệt giữa bộ phận quản lý môi trường và kế toán quản trị.
Điều kiện thực hiện các hàm ý chính sách
4.3.1 Đối với các hiệp hội nghề nghiệp
Hiệp hội giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam đã ra đời và phát triển với mục tiêu tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các thành viên, tìm ra sáng kiến để gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm tác động môi trường Do đó, hiệp hội cần tổ chức cho các doanh nghiệp ngành giấy tiêu biểu có vận dụng ECMA và đã thu được những lợi ích nhất định từ việc vận dụng đó để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác học tập và vận dụng theo
Hiệp hội kế toán giúp nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn, hội nhập với hiệp hội kế toán các nước trong khu vực và thế giới để phát triển hệ thống kế toán hiện đại phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu quản lý kinh tế tài chính của đất nước Vì vậy, các hiệp hội nghề nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành để đưa ra các quy định, chính sách giúp các DNSX giấy nói riêng và các doanh nghiệp nói chung ứng dụng ECMA
Hiệp hội cũng nên khuyến khích và tài trợ kinh phí cho những bài báo, công trình nghiên cứu về ECMA
Hiệp hội cần tổ chức các buổi hội thảo, công bố rộng rãi trên các kênh truyền thông, phổ biến thông tin để các doanh nghiệp và xã hội nhận thức được những lợi ích trong việc áp dụng ECMA Việc tổ chức hội thảo, hội nghị cũng là nơi để các doanh
82 nghiệp có thể tranh luận các vấn đề liên quan, trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin
Doanh nghiệp là chủ thể trong việc quyết định có vận dụng ECMA hay không, khi nào thực hiện và thực hiện như thế nào Việc vận dụng ECMA trong các DNSX giấy tại Bình Dương phụ thuộc phần lớn vào quyết định của chính doanh nghiệp Và để vận dụng hiệu quả ECMA, các DNSX giấy tại Bình Dương cần thực hiện những nội dung sau:
Nâng cao nhận thức của nhà điều hành về ECMA
Tình trạng phổ biến chỉ ra rằng các nhà điều hành hầu như có sự ưu tiên thấp đối với ECMA Bởi họ chỉ chịu trách nhiệm cho hoạt động môi trường trong phạm vi nhất định và họ bị giới hạn bởi hệ thống KTQT truyền thống và điều đó dẫn đến việc không khuyến khích các cá nhân trong tổ chức nâng cao trách nhiệm môi trường Việc nâng cao nhận thức nhà điều hành về ECMA giúp họ nhìn thấy được tầm quan trọng và các lợi ích do vận dụng ECMA mang lại cho doanh nghiệp Từ đó, các nhà điều hành sẽ có động lực để đưa ECMA vào vận dụng và tạo điều kiện về nhân sự, tài chính để thực hiện Đào tạo chuyên môn cho bộ phận kế toán quản trị và quản lý môi trường
Với chức năng thu thập, phân tích và cung cấp thông tin, kế toán quản trị đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong vận dụng ECMA Vì vậy để vận dụng thành công ECMA thì bộ phận KTQT phải có kiến thức đầy đủ về EMCA nếu không việc thu thập thông tin có thể gặp trở ngại hoặc cho dù có thu thập được thông tin thì các thông tin đó cũng có thể không được sử dụng một cách hiệu quả Nâng cao nhận thức và hiểu biết của bộ phận kế toán quản trị về quản lý môi trường là cơ chế rất quan trọng để phát triển ECMA trong DNSX giấy
Trước khi bắt đầu vận dụng ECMA, cần có một chương trình đào tạo về ECMA cho toàn doanh nghiệp để giúp tất cả các bộ phận và tất cả người lao động nhận thức được tầm quan trọng của ECMA và những lợi ích của việc vận dụng ECMA Như vậy, người lao động mới nhận thức rõ ràng về sự ảnh hưởng của ECMA với hiệu quả môi trường và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp Đó sẽ là động lực để người lao động chủ động, tích cực trong dự án vận dụng ECMA vào doanh nghiệp
Nâng cao sự kết nối giữa bộ phận kế toán và quản lý môi trường
Thực tế cho thấy EC trong hầu hết các DNSX giấy chứa đựng trong các tài khoản chung và điều này đã tạo ra một rào cản để thực hiện các sáng kiến sản xuất sạch hơn Một trong những nguyên nhân đó là do thiếu sự liên kết giữa bộ phận kế toán quản trị và quản lý môi trường
Bằng việc phối hợp giữa hai bộ phận kế toán và bộ phận quản lý môi trường, thông tin được cung cấp đầy đủ cho việc xem xét các chi phí trong các quyết định liên quan đến phân tích tài chính, thẩm định đầu tư, xác định giá bán, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm Các nhà điều hành trong DNSX giấy sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ các tác động môi trường hiện tại và tương lai của các sản phẩm, quy trình sản xuất và một sự hiểu biết tốt hơn về cách mà các tác động có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức Điều này cũng được ủng hộ từ kết quả nghiên cứu: nhân tố truyền thông nội bộ tác động cùng chiều đến việc vận dụng ECMA trong doanh nghiệp Vì vậy, đối với việc thực hành ECMA, một nhóm các chuyên gia cần phải được thiết lập bao gồm nhân viên quản lý môi trường và người làm công tác kế toán, kiểm soát chi phí để có một bức tranh đầy đủ về vấn đề môi trường và chi phí liên quan Bởi lẽ nhân viên quản lý môi trường rất am hiểu về vấn đề môi trường cụ thể về dòng vật liệu, các thông tin liên quan đến xử lý, kiểm soát hoạt động môi trường Tuy nhiên, họ có ít kiến thức để làm thế nào phản ánh những vấn đề đó vào hệ thống kế toán Ngược lại, kế toán quản trị có vai trò quan trọng trong việc truy cập và phân tích dữ liệu nhưng họ thường có ít hiểu biết về các vấn đề môi trường mà tổ chức phải đối mặt Do đó, kế toán quản trị thường không được cung cấp một cách hữu ích nhất về các loại thông tin cho quá trình ra quyết định.