1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố Ảnh hưởng Đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên trường Đại học Thương Mại

73 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại
Tác giả Lê Ngọc Hải Anh, Lê Thị Thu Hằng, Lê Công Anh, Trần Văn Giang, Dương Thúy Hằng
Người hướng dẫn TS. Dương Hoàng Anh
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Nghiên cứu các nhân tố Ảnh hưởng Đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên trường Đại học thương mại Nghiên cứu các nhân tố Ảnh hưởng Đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên trường Đại học thương mạiNghiên cứu các nhân tố Ảnh hưởng Đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên trường Đại học thương mạiNghiên cứu các nhân tố Ảnh hưởng Đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên trường Đại học thương mạiNghiên cứu các nhân tố Ảnh hưởng Đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên trường Đại học thương mại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân

của sinh viên Trường Đại học Thương mại

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Hải Anh

Lê Thị Thu Hằng

Lê Công Anh Trần Văn Giang Dương Thúy Hằng

K57F2 K57F2 K57F1 K57F2 K57F1 Giảng viên hướng dẫn: TS Dương Hoàng Anh

Hà Nội, tháng 2 – 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân

của sinh viên Trường Đại học Thương mại

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Hải Anh

Lê Thị Thu Hằng

Lê Công Anh Trần Văn Giang Dương Thúy Hằng

K57F2 K57F2 K57F1 K57F2 K57F1 Giảng viên hướng dẫn: TS Dương Hoàng Anh

Hà Nội, tháng 2 – 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với mong muốn tìm hiểu thực tiễn những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại, hy vọng góp một phần nhỏ làm sáng tỏ vấn đề này nên nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện và hoàn thành nghiên

cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại”

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn, cũng như là sự quan tâm của các tập thể, cá nhân Bài nghiên cứu cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu có liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu…

Nhóm chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên thầy Dương Hoàng Anh – người “cầm tay chỉ bảo”, người hướng dẫn trực tiếp đã luôn đồng hành, dõi theo, dành nhiều thời gian, công sức cho nhóm trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành

đề tài nghiên cứu khoa học Nhóm cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, Trường Đại học Thương mại cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường đã trao cơ hội, tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm giúp chúng tôi có thể thực hiện được bài nghiên cứu này Đồng thời, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn sinh viên tại Trường Đại học Thương mại đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm trong quá trình tiến hành khảo sát, những ý kiến đánh giá, những quan điểm cá nhân của mọi người là một phần quan trọng giúp đề tài dần dần trở nên hoàn chỉnh hơn

Tuy nhiên, do năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm nghiên cứu kính mong nhận được ý kiến đóng góp từ các giảng viên, bạn bè

và những bạn đọc quan tâm giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của nhóm chúng tôi, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Dương Hoàng Anh Các nội dung nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây Những dữ liệu, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được nhóm thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn và thông qua hoạt động khảo sát thực tế Chúng tôi sẽ chịu mọi trách nhiệm liên quan đến bài nghiên cứu khoa học này

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN _ i LỜI CAM ĐOAN _ ii MỤC LỤC iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT _ v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vi PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu _ 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1

3 Đối tượng, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 8

4 Phạm vi nghiên cứu 8

5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 8

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu 9 CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI TIÊU CÁ NHÂN 10 1.1 Các khái niệm 10 1.2 Các lý thuyết liên quan đến quản lý chi tiêu cá nhân 12 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHI TIÊU CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ CHI TIÊU CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN 17 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1 Mô hình nghiên cứu _ 18 3.2 Tiếp cận nghiên cứu _ 18 3.3 Phương pháp chọn mẫu _ 19 3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu 21 3.5 Công cụ thu thập dữ liệu 22 3.6 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu 22 3.7 Thang đo 23 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 4.1 Thống kê mô tả tần số 24 4.2 Thống kê mô tả trung bình 31 4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Anpha 34 4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA _ 39 4.5 Phân tích tương quan Pearson 42 4.6 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 43

Trang 6

4.7 Phân tích Independent Sample T-Test và Phân tích khác biệt trung bình way ANOVA 48 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 51 5.1 Kết luận _ 51 5.2 Khuyến nghị nghiên cứu 51 5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Đại học Thương Mại _ 54 5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC _ 60

Trang 7

One-DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANOVA: Analysis of Variance (Phân tích phương sai)

CTCN: Chi tiêu cá nhân

CPPS: Chi phí phát sinh

EFA: Exploratory Factor Analysis (Nhân tố khám phá)

GC: Giá cả

TPB: Theory of Planning Behavior

KMO: Kaiser Meyer Olkin (Chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố) KTTC: Kiến thức tài chính

LOC: Locus of Control (Thuyết định hướng kiểm soát)

NCCN: Nhu cầu cá nhân

TPB: Theory of Planned behavior (Thuyết hành vi dự định)

TRA: Theory of Reasoned Action (Thuyết hành động hợp lý)

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

BẢNG:

Bảng 4 1 Thống kê _ 31 Bảng 4 2 Hệ số Cronbach’s Anpha của biến “GC” 34 Bảng 4 3 Hệ số tương quan thành phần của biến “GC” 34 Bảng 4 4 Hệ số Cronbach’s Anpha của biến “NCCN” _ 35 Bảng 4 5 Hệ số tương quan thành phần của biến “NCCN” 35 Bảng 4 6 Hệ số Cronbach’s Anpha của biến “KTTC” _ 36 Bảng 4 7 Hệ số tương quan thành phần của biến “KTTC” 36 Bảng 4 8 Hệ số Cronbach’s Anpha của biến “CPPS” 37 Bảng 4 9 Hệ số tương quan thành phần của biến “CPPS” _ 37 Bảng 4 10 Hệ số Cronbach’s Anpha của biến “CTCN” 38 Bảng 4 11 Hệ số tương quan thành phần của biến “CTCN” _ 38 Bảng 4 12 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett 39

Bảng 4 13 Tổng phương sai tích (Total Variance Explained) 39 Bảng 4 14 Rotated Component Matrixa 40

Bảng 4 15 Hệ số tương quan giữa các biến 42 Bảng 4 16 Model Summaryb _ 43

Bảng 4 17 Kiểm định ANOVA _ 44 Bảng 4 18 Coefficientsa 44

Bảng 4 19 Independent Samples Test 48 Bảng 4 20 Descriptives _ 49 Bảng 4 21 Test of Homogeneity of Variances 49 Bảng 4 22 Kiểm định ANOVA _ 50

BIỂU ĐỒ:

Biểu đồ 4 1 Giới tính của sinh viên tham gia khảo sát _ 24 Biểu đồ 4 2 Khóa của sinh viên tham gia khảo sát 25 Biểu đồ 4 3 Khoa của sinh viên tham gia khảo sát 26

Trang 9

Biểu đồ 4 4 Thống kê nguồn thu nhập của sinh viên _ 27 Biểu đồ 4 5 Thống kê mức thu nhập hàng tháng của sinh viên _ 28 Biểu đồ 4 6 Thống kê hướng chi tiêu của sinh viên _ 29 Biểu đồ 4 7 Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên 30 Biểu đồ 4 8 Regession Standardized Residual 46 Biểu đồ 4 9 Observed Cum Prob 47 Biểu đồ 4 10 Regression Standardized Predicted Value 47

HÌNH VẼ:

Hình 1.1: Mô hình lí thuyết hành vi hợp lí (Ajzen và Fishbein, 1975) 12 Hình 1.2:Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991) _ 15 Hình 3 1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lí chi tiêu cá nhân của

sinh viên Trường Đại học Thương mại 18

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quản lý chi tiêu là một vấn đề thiết thực, gắn liền với mỗi chúng ta trong cuộc sống thường ngày Thông qua việc quản lý chi tiêu, mỗi cá nhân sẽ cân đối được các khoản thu-chi, từ đó có những điều chỉnh về nguồn thu hoặc về hướng chi tiêu để phù hợp với nhu cầu của bản thân mình

Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, những khóa học, những buổi đào tạo kĩ năng mềm, những bài báo, bài nghiên cứu về quản lý chi tiêu cá nhân được hầu hết mọi người quan tâm và theo dõi Tại Việt Nam, thuật ngữ quản lý chi tiêu cá nhân cũng dần trở nên phổ biến và ngày càng được chú trọng Đặc biệt, đối với sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Trường Đại học Thương mại nói riêng – lứa tuổi đang chập chững trưởng thành, bắt đầu cuộc sống tự lập thì vấn đề quản lý chi tiêu cá nhân lại càng quan trọng Đó là kiến thức nền tảng, là hành trang mà mỗi sinh viên cần tự trang bị cho bản thân mình Quản lý chi tiêu cá nhân hợp lý tác động tích cực đến sinh viên về mọi mặt Giải quyết được vấn đề tài chính giúp sinh viên ổn định cuộc sống, tập trung vào việc học, có thời gian tham gia vào các câu lạc bộ, các hoạt động xã hội rèn luyện kỹ năng mềm; có khoản tài chính dư giả để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình… Trường Đại học Thương mại cũng luôn khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có thể tiếp cận được những kiến thức về quản lý chi tiêu thông qua việc lồng ghép vào các chương trình học, qua các buổi tọa đàm, workshop,… với cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến

Bên cạnh đó, vẫn còn những bạn sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của quản lý chi tiêu cá nhân, đang gặp khó khăn trong tài chính Thậm chí có những bạn sinh viên đã đi làm những công việc phạm pháp, sa ngã vào tệ nạn xã hội hay tìm đến các tổ chức cho vay nặng lãi, trở thành gánh nặng cho gia đình… Và câu hỏi “Đầu tháng

ăn sang, cuối tháng ăn gì?” vẫn đang là câu hỏi muôn thuở trong đa số các bạn sinh viên chúng ta Đó chính là một dấu hiệu trong việc quản lý chi tiêu cá nhân chưa hợp lý

Xuất phát từ những vấn đề vừa nêu trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài:

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại”

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Công trình nghiên cứu trong nước

2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân của sinh viên trường đại học Cần Thơ ( Lê Long Hậu, Lê Tấn Nghiêm và Nguyễn Lê Trang Anh, 2019)

Trang 11

Nghiên cứu này với dữ liệu thu thập trực tiếp 688 sinh viên ở các khoa tại Trường Đại học Cần Thơ và kết hợp với mô hình hồi quy tuyến tính, nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân của sinh viên đang theo học tại Trường Trong nghiên cứu này, kỹ năng quản lý ngân quỹ được đánh giá thông qua kỹ năng quản lý tiết kiệm và chi tiêu của sinh viên Các yếu tố gồm giới tính, khóa học, có

đi làm thêm, nhận được sự hướng dẫn tài chính từ cha mẹ, và kiến thức tài chính có tác động tích cực đến cả hai kỹ năng này Trạng thái chung sống cùng gia đình có ảnh hưởng tích cực đến kỹ năng quản lý chi tiêu, nhưng lại không ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tiết kiệm; tuy nhiên, ảnh hưởng của việc tham gia các lớp về kỹ năng quản lý tài chính đến hai kỹ năng này là ngược lại

Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ngân quỹ cá nhân của sinh viên bao gồm: vấn

đề về tư duy và thói quen của cá nhân (Kim et al., 2003; Hogarth and Beverly, 2003; Jorgensen, 2007) Chính vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân có liên quan chặt chẽ tới những yếu tố nhân khẩu học và xã hội học

Nghiên cứu có một vài kết quả đáng lưu ý Kỹ năng quản lý ngân quỹ ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu tố chính: yếu tố nhân khẩu học và yếu tố xã hội học Đối với kỹ năng quản lý chi tiêu, hai yếu tố nhân khẩu học: sinh viên nữ và sinh viên không sống cùng gia đình sẽ có kỹ năng quản lý chi tiêu tốt hơn Ngoài ra, công việc hiện tại, nhận được

sự hướng dẫn tài chính từ cha, mẹ và kiến thức tài chính của sinh viên là những yếu tố

xã hội học có tác động tích cực lên kỹ năng quản lý chi tiêu Cuối cùng, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt giữa sinh viên ở các khoa và ngành học khác nhau đối với kỹ năng quản lý tiết kiệm, nhưng không có sự khác biệt đối với kỹ năng quản lý chi tiêu

2.1.2 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân: bằng chứng từ Việt Nam (Factors Affecting Personal Financial Management Behaviors: Evidence from Vietnam) (Nguyen Thi Ngoc Mien, Tran Phuong Thao, 2015)

Trong nghiên cứu này, tác giả đã điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản

lý tài chính cá nhân bằng cách kiểm tra mối quan hệ giữa bốn yếu tố: thái độ tài chính

cá nhân, kiến thức tài chính, điểm kiểm soát tâm lý và hành vi quản lý tài chính trong mẫu 307 thanh niên Việt Nam.Trong nghiên cứu này, Cronbach’s alpha, phân tích nhân

tố khám phá và phân tích nhân tố xác nhận được sử dụng để kiểm tra quy mô đo lường trong khi mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng để đo các mối quan hệ Các phát hiện cho thấy rằng, cả ba yếu tố chính: thái độ tài chính, kiến thức tài chính và điểm kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích hành vi quản lý tài chính (giải thích 62,1% phương sai của hành vi quản lý tài chính) Thái độ tài chính và kiến thức tài chính có liên quan tích cực khá cao đến hành vi quản lý tài chính Vượt ngoài điểm

Trang 12

kiểm soát có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi quản lý tài chính Người có điểm kiểm soát thấp có hành vi quản lý tài chính kém hơn Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thái độ tài chính, không phải kiến thức tài chính hoặc khả năng tự kiểm soát, có ảnh hưởng đáng

kể đến thực tiễn quản lý tài chính.Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong một số nghiên cứu như Parrotta và Johnson (1998) và Joo et al., (2003) Những phát hiện này

có thể là điểm mấu chốt để các sáng kiến giáo dục nhận thức rõ hơn về vai trò của thái

độ tài chính đối với hành vi tài chính của thanh niên khi cung cấp các chương trình đào tạo Kết quả này đã cung cấp cho các bậc cha mẹ cách dự báo xu hướng quản lý tài chính của con cái họ dựa trên cơ sở kiểm soát, kiến thức và thái độ của họ Qua đó, họ có thể nắm bắt các vấn đề tài chính của con mình và theo dõi hành vi quản lý tài chính của con cái ở độ tuổi đại học Thông qua mô hình cấu trúc và thử nghiệm Sobel, vị trí của vai trò trung gian của kiểm soát đối với mối quan hệ giữa kiến thức tài chính và hành vi tài chính đã bị bác bỏ Hơn nữa, giả thuyết rằng kiến thức tài chính điều chỉnh mối quan hệ giữa thái độ tài chính và hành vi tài chính không được ủng hộ trong nghiên cứu này Kết quả này không phù hợp với một số nghiên cứu khẳng định rằng thái độ - hành vi được điều chỉnh bởi kiến thức tài chính (Baron và Kenny, 1986; Joo và Grable, 2004) Có thể giải thích rằng kiến thức tài chính trong nghiên cứu này được đo lường bằng cách tự đánh giá của những người được hỏi và nó có thể là sai lệch về kiến thức tài chính thực

tế của họ Đây có thể thấy là một hạn chế của nghiên cứu này và cần được cập nhật trong các nghiên cứu sau này Các thang đo lường trong nghiên cứu này được điều chỉnh từ các nghiên cứu trước đó và được sử dụng để đo lường tại Việt Nam Các phát hiện trong bài nghiên cứu này hỗ trợ và xác thực thang đo hành vi quản lý tài chính do Xiao (2011)

đề xuất Bên cạnh đó, thang đo quan điểm tài chính do Reina đề xuất (2011) đã được sử dụng, nhưng cần sửa đổi nhiều để phù hợp với dữ liệu của Việt Nam Từ thang đo ban đầu, thái độ tài chính trở thành các biến số nhiều chiều với bốn cấu trúc: thái độ đối với hành vi tài chính hàng ngày, thái độ đối với kế hoạch tiết kiệm, thái độ đối với quản lý tài chính và thái độ đối với khả năng tài chính trong tương lai Kết quả này có thể là một tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu trong tương lai liên quan đến hành vi quản lý tài chính cá nhân

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hành vi tài chính và tình trạng tài chính của sinh viên (Thái Thị Thúy Quỳnh, Dương Khánh Linh - Trường đại học Kinh tế Quốc dân)

Ở nghiên cứu này, nhóm tác giả điều tra xã hội học với 550 biến quan sát, nhóm tác giả đánh giá cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến mối quan hệ giữa hành vi tài chính và tính trạng tài chính của sinh viên, gồm: Kiến thức tài chính, thái độ với tiền, định hướng kiểm soát Nghiên cứu tạo nền tảng lý luận để đưa ra các đề xuất,

Trang 13

khuyến nghị nhằm phát triển hành vi tài chính lành mạnh, cải thiện tình trạng tài chính

ở đối tượng sinh viên Việt Nam

Nền tảng cơ bản nhất trong các học thuyết về hành vi là thuyết hành vi dự định (Theory of Planning Behavior - TPB) của Ajzen (1991) Lý thuyết này được đưa vào ứng dụng trong hành vi tài chính thông qua nhiều nghiên cứu (Shim và cộng sự, 2001; Bansal và Taylor, 2002) cho thấy, các hành vi tài chính thực tế của sinh viên, như: cách quản lý tiền mặt, tín dụng và tiết kiệm đều xuất phát từ hành vi dự định Bên cạnh đó, thuyết định hướng kiểm soát (Locus of Control - LOC) của Rotter (1966) cũng được đưa vào ứng dụng trong nghiên cứu về hành vi tài chính bằng cách thực hiện nghiên cứu nội dung định hướng kiểm soát bên trong và định hướng kiểm soát bên ngoài Furnham (1984) đã chứng minh rằng, những sinh viên thuộc nhóm định hướng kiểm soát bên trong có hành vi tài chính trách nhiệm và tình trạng tài chính ổn định hơn Godwin (1994) xem xét mối quan hệ giữa hành vi tài chính và tình trạng tài chính thông qua tìm hiểu một số biến trung gian, trong đó được sử dụng nhiều nhất là kiến thức tài chính và chỉ ra rằng cá nhân có kiến thức tài chính tốt có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tài chính

và tính trạng tài chính

Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là:

H1: Kiến thức tài chính ảnh hưởng tích cực đến Hành vi tài chính

H2: Kiến thức tài chính ảnh hưởng tích cực đến Tình hình tài chính

H3: Thái độ đối với tiền ảnh hưởng tích cực đến Hành vi tài chính

H4: Thái độ đối với tiền ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính

H5: Định hướng kiểm soát ảnh hưởng tích cực đến Hành vi tài chính

H6: Định hướng kiểm soát ảnh hưởng tích cực đến Tình hình tài chính

H7: Hành vi tài chính ảnh hưởng tích cực đến Tình hình tài chính

Nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng Kết quả nghiên cứu cho thấy với “Hành vi tài chính”, nhân tố “Thái độ đối với tiền” tác động lớn nhất, cho thấy việc sinh viên đánh giá như thế nào về mức độ của tiền

sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi tài chính của sinh viên Nhân tố “Kiến thức tài chính”

sẽ ảnh hưởng ít nhất Ngoài ra nhân tố “Định hướng kiểm soát” cũng có tác động tới

“Hành vi tài chính”, khả năng kiểm soát của bản thân, khả năng tự lập của sinh viên cũng có ảnh hưởng đến việc sinh viên có hành vi tài chính phù hợp hay không Nhân tố

“Thái độ với tiền” không ảnh hưởng Điều này là phù hợp với nghiên cứu trước đó (Zakaria và cộng sự, 2012)

Trang 14

Với “Tình hình tài chính”, nhân tố “Kiến thức tài chính” có tác động lớn nhất, với việc được trang bị kiến thức tài chính tốt có thể cải thiện tình hình tài chính của sinh viên “Hành vi tài chính” cũng có tác động đến “Tình hình tài chính” cho thấy, việc quản

lý tài vực tài chính cá nhân, quyết định tiêu dùng hay tiết kiệm và tiêu dùng/tiết kiệm cho mục đích nào đó có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của sinh viên tốt hay xấu

Nghiên cứu trên đem lại những đóng góp về mặt lý luận và về mặt thực tiễn trong nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi tài chính và tình trạng tài chính của sinh viên Việt Nam Về mặt lý thuyết, mô hình đã nghiên cứu tổng hợp, mô hình hóa các nhân tố tác động, cũng như đánh giá và đo lường từng nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa hành

vi tài chính và tình hình tài chính, cho phép gây dựng nền tảng lý thuyết cho các nghiên cứu tương lai về lĩnh vực này

2.2 Công trình nghiên cứu nước ngoài

2.2.1 Nghiên cứu sự tự kiểm soát có dự đoán được hành vi quản lý tài chính tốt không? (Does self - control predict financial behavior and financial well - being?) (Camilla và cộng sự, 2017)

Ở nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng khả năng tự kiểm soát ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của mọi người cũng như tình trạng tài chính được nhìn nhận một cách chủ quan của họ Những đối tượng tham gia được hỏi có khả năng tự kiểm soát cao, thường tiết kiệm một khoản từ tiền lương và thu nhập, điều này cho thấy họ thường dễ dàng đối mặt với các tình huống phát sinh cấp bách cũng như sẵn sàng nghỉ hưu sớm hơn Phát hiện này phù hợp với giả thuyết BLC và nghiên cứu trước đó (Ameriks và cộng sự, 2007, Biljanovska và Palligkinis, 2015 ,Rha và cộng sự, 2006)

Ngoài việc có liên quan tích cực đến hành vi quản lý tài chính tốt, sự tự kiểm soát còn ảnh hưởng đến cả hai khía cạnh của sức khỏe tài chính (lo lắng về tài chính và sự đảm bảo tài chính) Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng sự tự kiểm soát có ảnh hưởng tích cực không chỉ đến hành vi quản lý tài chính mà còn đối với sức khỏe tài chính

Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng khả năng tự kiểm soát có thể dự báo hành quản lý vi tài chính hợp lý và tình trạng tài chính tốt Tuy nhiên, cũng có những yếu tố phi nhận thức khác,ví dụ như sự lạc quan và suy nghĩ có cân nhắc, có thể ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính và tình trạng tài chính của đối tượng khảo sát Những người trả lời lạc quan hơn chứng tỏ hành vi tài chính tốt hơn, ít lo lắng hơn về các vấn đề tài chính, tự tin hơn về tình hình tài chính của mình và có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống Những đối tượng khảo sát đánh giá cao trên thang đo về xem xét thận trọng có nhiều khả năng lập kế hoạch và phân tích các vấn đề có tác động tích cực đến

Trang 15

hành vi tài chính và nhận thức an toàn tài chính Tuy nhiên, nhóm tác giả vẫn chưa tìm thấy bằng chứng về việc suy nghĩ cân nhắc có ảnh hưởng đến sự lo lắng về tài chính

Trong kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra rằng sự tự kiểm soát, lạc quan và suy nghĩ có cân nhắc là ba yếu tố không liên quan đến hành vi quản lý tài chính

và sức khỏe tài chính Dường như một số nghiên cứu trước đây đã xem xét các cấu trúc này riêng lẻ hoặc chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của hiểu biết về tài chính đối với hành vi tài chính có thể dẫn đến kết quả sai lệch trong nghiên cứu Nhóm tác giả cũng cho rằng, các nghiên cứu trong tương lai nên xem xét kỹ hơn những kỹ năng nhận thức và phi nhận thức nào ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của con người và hạnh phúc của

họ Đây là kiến thức rất quan trọng nếu chúng ta muốn có thể giúp mọi người đưa ra các quyết định tài chính tốt hơn và các quyết định làm tăng phúc lợi của họ

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên (Factors Affecting Financial Management Behaviour among University Students) (Soo-Cheng Chuah, Juliana Noor Kamaruddin, JS Keshminder Singh, 2020)

Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã đánh giá mối quan hệ giữa thái độ tiền bạc, hiểu biết tài chính và niềm tin vào năng lực tài chính của bản thân đối với hành vi quản lý tài chính cá nhân của sinh viên đại học Đầu tiên, thái độ đối với tiền được đo lường bằng cách sử dụng thước đo tài chính và thái độ tiền bạc ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tài chính của sinh viên Kiến thức tài chính cũng tác động tích cực đến hành vi tài chính của họ Do đó, kết quả chỉ ra rằng sinh viên có niềm tin vào năng lực tài chính của bản thân cao hơn có nhiều khả năng thực hiện tốt hành vi quản lý tài chính

Các phát hiện và ý nghĩa của nghiên cứu có tính ứng dụng cao đối với sinh viên đại học Ví dụ, những phát hiện thu được nhấn mạnh cần có kiến thức tài chính tốt hơn

ở các sinh viên Điều này có thể đạt được bằng cách giới thiệu kế hoạch tài chính cá nhân vào chương trình giảng dạy đại học để nâng cao kiến thức của họ về tài chính và rủi ro trong quản lý Điều này sẽ cho phép sinh viên có hành vi tài chính tốt bằng cách lập kế hoạch tài chính đúng đắn thông qua lập ngân sách, chi tiêu khôn ngoan, giám sát chi tiêu và thói quen tiết kiệm Ngoài ra, gia đình họ và các cơ sở giáo dục cần cho lời khuyên giúp nâng cao nhận thức tích cực về tiền

Tầm quan trọng của niềm tin vào khả năng tài chính của bản thân trong việc ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính ngụ ý rằng sự tự tin là một yếu tố chính tác động đến khả năng quản lý tài chính tốt của một người để đạt được mục tiêu tài chính Điều này cho thấy sự tự tin vào khả năng tài chính của một người ảnh hưởng đến hành vi tài chính của họ Theo đó, nghiên cứu góp phần vào hàm ý lý thuyết của giả thuyết BLC rằng tự chủ hoặc tự tin là một yếu tố chính trong việc ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài

Trang 16

chính và đóng góp vào sự chắc chắn về tài chính của một cá nhân Do đó, điều quan trọng là phải tăng cường hiểu biết về tài chính thông qua giáo dục tài chính để cho họ

sự tự tin về cách lập kế hoạch tài chính của họ trong tương lai

Về mặt hạn chế, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng nghiên cứu không thể bao gồm tất

cả các yếu tố của hành vi quản lý tài chính Mức độ hiểu biết về tài chính và tài chính công có thể được đưa vào để khám phá các yếu tố khác làm nền tảng cho việc nghiên cứu hành vi quản lý tài chính của sinh viên đại học Nghiên cứu trong tương lai cũng có thể khám phá xem liệu các đặc điểm kinh tế xã hội và kinh nghiệm tài chính thời thơ

ấu của một cá nhân có điều chỉnh hành vi quản lý tài chính của sinh viên đại học hay không

2.2.3 Một nghiên cứu về thói quen tiết kiệm và chi tiêu của sinh viên đại học

có liên quan đến thành phố Coimbatore (A study on saving and spending habits of college students with reference to Coimbatore City) (P.Jeevitha, R.Kanya Priya, 2019)

Nghiên cứu này giải quyết câu hỏi tại sao, ở đâu và làm thế nào sinh viên đại học tiêu tiền của họ Nhóm tuổi từ 15-25 tuổi là một phần của xã hội được bất tử trong các quảng cáo Phương Tây mô tả sinh viên là người tự do về tài chính và cảm xúc, nhưng

ở Ấn Độ thì trường hợp này không giống nhau Mặc dù phụ thuộc tài chính vào cha mẹ cho đến khoảng 15-25 tuổi, nhưng có một sự khác biệt triệt để được quan sát thấy trong hành vi chi tiêu của học sinh nước ta

Tài khoản tiết kiệm của sinh viên là một công cụ có tiềm năng khuyến khích cả

sự phát triển và hòa nhập tài chính thậm chí có thể theo cách bền vững về mặt tài chính Đối với các cá nhân, một tấm đệm tài chính như tiết kiệm rõ ràng là hữu ích trong việc giảm thiểu tác động của các cú sốc kinh tế Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cung cấp các tài khoản tiết kiệm chính thức của khu vực có thể thúc đẩy đệm tài chính này giữa các sinh viên

Nghiên cứu đã được thực hiện để phân tích thói quen tiết kiệm và chi tiêu của sinh viên đại học Lý do chính đằng sau nghiên cứu là thói quen tiết kiệm của sinh viên đại học là giảm chi tiêu nhiều hơn thu nhập của họ Nghiên cứu này cho thấy các con đường tiết kiệm và chi tiêu khác nhau cho sinh viên đại học và cách họ duy trì các yêu cầu tài chính của mình với thu nhập hạn chế và chi phí cao

Với sự thay đổi văn hóa sang phương Tây hóa ở Ấn Độ và sự ra đời của văn hóa trung tâm mua sắm, thói quen chi tiêu và tiết kiệm của sinh viên đã thay đổi so với tuổi Sinh viên đại học đã bắt đầu chi nhiều tiền hơn cho giải trí và lối sống và trở nên có ý thức hơn về thương hiệu Với sự gia tăng mức sống của người lớn, giới trẻ cũng đã được

Trang 17

trao nhiều tiền hơn và có nhiều khả năng chi tiêu hơn Tương tự như vậy, thói quen tiết kiệm ở sinh viên đại học đang giảm mạnh trong những năm qua Nghiên cứu này được thực hiện để hiểu thói quen tiết kiệm và chi tiêu của sinh viên đại học

3 Đối tượng, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại

Khách thể nghiên cứu là sinh viên Trường Đại học Thương mại

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại Đồng thời đánh giá sự tác động của các nhân tố

đó đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Giá cả có ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại không?

- Nhu cầu cá nhân có ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại không?

- Kiến thức tài chính có ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại không?

- Chi phí phát sinh có ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại không?

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Trường Đại học Thương mại

- Phạm vi thời gian: 12 tuần từ 15/10/2022 đến 15/2/2023

- Nội dung nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại

5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, thông qua kiểm chứng và khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Đại học Thương mại có thể giúp mỗi sinh viên trong trường nói riêng, sinh viên Việt Nam nói chung cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu Bên cạnh đó, nhà trường, phụ huynh học viên cũng rút ra được những giải pháp tối ưu để hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên tháo gỡ khó khăn trong vấn đề chi

Trang 18

tiêu và có hướng chi tiêu hợp lý hơn Từ đó, giúp các bạn sinh viên ổn định cuộc sống, giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi, tránh xa những hoạt động phạm pháp (trộm cắp, lừa đảo, vay nặng lãi…), góp phần làm giảm thiểu tệ nạn xã hội

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng/hình, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu được kết cấu 5 chương, cụ thể:

Chương I: Một số cơ sở lý luận về quản lý chi tiêu cá nhân

Chương II: Thực trạng chi tiêu cá nhân và quản lí chi tiêu cá nhân của sinh viên

Chương III: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương IV: Kết quả nghiên cứu

Chương V: Kết luận và khuyến nghị

Trang 19

CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI TIÊU CÁ NHÂN 1.1 Các khái niệm

Theo luật Giáo dục đại học (2012): Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, thoe chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học

Như vậy, ta có thể hiểu: Sinh viên Việt Nam là những người đang học tại các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước, đang tích cực tích lũy tri thức và kiến thức nghề để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.1.2 Chi tiêu

Chi tiêu (danh từ là expenditure, động từ là spend hay disburse) là một khoản

chi phí phát sinh của một cá nhân hoặc tổ chức, được sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu hoặc các chi phí phát sinh các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong đời sống hàng ngày từ nhu cầu vật chất đến nhu cầu về tinh thần thông qua nguồn thu nhập

Trong kinh tế học chi tiêu được định nghĩa là sự giảm đi thuần tuý các loại vật

tư, tài sản, tiền vốn của chủ thể (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) bất kể nó dùng vào mục đích gì

1.1.3 Quản lý chi tiêu cá nhân

Quản lý chi tiêu cá nhân (manage personal expenses) là việc lập một kế hoạch

tài chính rõ ràng cho bản thân của mình Nó gồm những việc như theo dõi, đánh giá,

Trang 20

điều chỉnh tình trạng tài chính của cá nhân Đây là một quá trình có thể kéo dài được chia ra tuỳ theo mức thời gian từ hàng ngày, hàng tuần cho đến hàng tháng và hàng năm

Hiểu theo một cách đơn giản ở mức độ cơ bản nhất, quản lý chi tiêu giúp nắm rõ cách mình thu chi thế nào Nhờ vậy sẽ loại bỏ đi những khoản chi ra không thiết yếu và

để tiết kiệm thêm cho những kế hoạch khác

1.1.4 Giá cả

Giá cả (price) là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền

phải trả cho hàng hoá đó về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó Ví dụ: một bộ quần áo có giá là một số tiền cụ thể Tuy nhiên, định nghĩa về giá cả không dừng lại ở đây

Giá cả có thể không phải lúc nào cũng bao hàm giá trị tiền bạc Giá cũng có thể bao gồm việc trao đổi sản phẩm và dịch vụ để đổi lấy sản phẩm và dịch vụ khác Ví dụ:

để đổi lấy việc bạn dạy tôi thiết kế đồ hoạ, tôi có thể dạy bạn tiếng Anh

“Giá cả là giá trị hoặc số tiền mà khách hàng bỏ ra để đổi lấy một sản phẩm cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ”

Giá cả được xem như các chỉ báo về nhu cầu của một sản phẩm và cũng như khả năng cung cấp sản phẩm đó

1.1.5 Nhu cầu cá nhân

Nhu cầu cá nhân (personal needs) là sự cần thiết một cái gì đó cụ thể của con

người Các nhu cầu cá nhân thường mang tính tương đối, tạo thành một hệ thống nhiều tầng lớp có thể liên quan hoặc không liên quan đến nhau

Nhìn chung, nhu cầu cá nhân là trạng thái tâm lý biểu hiện sự ham muốn của con người Đó có thể là tinh thần, vật chất hoặc cao hơn thế Tuỳ vào sự nhận thức, trình độ, môi trường sống và tâm sinh lý mỗi người, mà nhu cầu cá nhân sẽ có sự khác nhau về mức độ

1.1.6 kiến thức tài chính

Kiến thức tài chính cá nhân (personal finance knowledge) chính là các kiến thức

giúp một cá nhân quản lý tốt các sai lầm liên quan đến tiền của chính mình trong ngắn hạn và lâu dài Kiến thức tài chính là khả năng hiểu về tiền và cách hoạt động của tiền, bao gồm quản lý tiền, đầu tư tài chính và chi tiêu tiền Hay đơn giản kiến thức tài chính giúp quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền một cách hợp lý

Trang 21

Những người có kiến thức tài chính tốt luôn có một kế hoạch rất rõ ràng Không chỉ tập trung các kế hoạch trong công việc, họ còn có cả kế hoạch, phương pháp chi tiêu hợp lý

1.1.7 Chi phí phát sinh

Chi phí phát sinh (costs incurred) là từ ngữ chỉ toàn bộ những hao phí phát sinh

nhất định phải bỏ ra nhằm phục vụ cho một công việc nào đó sau khi ghi nhận những hao phí đã dự liệu trước đó

1.2 Các lý thuyết liên quan đến quản lý chi tiêu cá nhân

1.2.1 Thuyết hành động hợp lí của Ajzen và Fishbein (1975)

Lý thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action – TRA) được phát triển lần đầu vào năm 1967 bởi Fishbein, sau đó đã được sửa đổi và mở rộng bởi Ajzen và Fishbein (1975) Theo lý thuyết này, mô hình thuyết hành động hợp lí xác định hành vi thực sự của con người được ảnh hưởng bởi ý định của người đó đối với hành vi sắp thực hiện Ý định lại chịu sự tác động của hai nhân tố chính là thái độ cá nhân và chuẩn mực chủ quan như kinh nghiệm, phong cách sống, trình độ, tuổi tác, giới tính

Thái độ cá nhân đối với một hành vi thì phụ thuộc vào nhận thức hay niềm tin của người đó đối với hành vi hoặc đánh giá của bản thân về kết quả của hành vi

Nhân tố chủ quan lại chịu sự ảnh hưởng của quan niệm và niềm tin của các nhóm tham khảo

a, Mô hình

Hình 1.1 Mô hình lí thuyết hành vi hợp lí (Ajzen và Fishbein, 1975)

Các thành phần trong mô hình TRA bao gồm:

Hành vi (Behavior): là những hành động quan sát được của đối tượng được quyết

định bởi ý định hành vi Theo thuyết hành động hợp lý (TRA), hành vi phải được xác định rõ ràng theo bốn khái niệm sau: Hành động, Mục tiêu, Bối cảnh và Thời gian Trong

Trang 22

thuyết hành động hợp lý, ý định hành vi quyết định hành vi, trong khi thái độ và chuẩn chủ quan của con người quyết định ý định hành vi Bằng việc kiểm tra hai yếu tố thái

độ và chuẩn chủ quan, các nhà nghiên cứu có thể xác định được liệu một cá nhân có thực hiện hành vi hay không (Fishbein và Ajzen,1975, tr.13)

Ý định hành vi (Behavioral intention): đo lường khả năng chủ quan của đối

tượng sẽ thực hiện một hành vi và có thể được xem như một trường hợp đặc biệt của niềm tin Được quyết định bởi thái độ của một cá nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ quan (Fishbein & Ajzen, 1975, tr.12)

Thái độ (Attitudes): là thái độ đối với một hành động hoặc một hành vi (Attitude

toward behavior), thể hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi, có thể được đo lường bằng tổng hợp của sức mạnh niềm tin và đánh giá niềm tin này (Hale,2003)

Chuẩn chủ quan (Subjective norms): được định nghĩa là nhận thức của một cá

nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện (Fishbein & Ajzen, 1975) Chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan với người tiêu dùng, được xác định bằng niềm tin chuẩn mực cho việc mong đợi thực hiện hành vi và động lực cá nhân thực hiện phù hợp với sự mong đợi đó (Fishbein & Ajzen, 1975, tr 16)

b, Thuyết hành động hợp lý tác động đến đề tài nghiên cứu

Dựa trên mô hình nghiên cứu lý thuyết hành động hợp lí của Ajzen và Fishbein (1975) ta sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu của sinh viên trường Đại học Thương mại như sau:

Về thái độ: Là yếu tố quan trọng để quyết định việc quản lý chi tiêu của sinh viên

trường đại học Thương mại Mỗi sinh viên đều có niềm tin về việc quản lý chi tiêu là không giống nhau Nếu sinh viên cho rằng việc quản lý chi tiêu cá nhân có ích thì họ tin rằng việc lập kế hoạch chi tiết các khoản chi tiêu của bản thân là cần thiết và lập kế hoạch chi tiêu giúp có cái nhìn rõ ràng về những khoản chi, phân biêtk được những khoản nào là cần thiết, khoản nào nên hạn chế và cắt giảm Nếu sinh viên cho rằng việc lập kế hoạch quản lý chi tiêu là vô bổ và lãng phí thời gian thì sinh viên sẽ không quan tâm đến việc chi tiêu của mình như nào vì nó không cần thiết và không có ích gì

Về chuẩn chủ quan: Là yếu tố quan trọng tiếp theo, Việc Sinh viên đại học

Thương mại có quyết định lập kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân hay không cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ quan điểm tốt hoặc không tốt của gia đình, bạn bè, người thân, và cộng đồng xung quanh Ví dụ nếu ta thấy được những người xung quanh, bạn bè, quản

Trang 23

lý chi tiêu cá nhân tốt từ đó ảnh hưởng đến quyết định của mình, ta sẽ có xu hướng học hỏi và làm theo để lên lên những kế hoạch cho việc chi tiêu sao cho hiệu quả và hợp lý

Về ý định hành vi: Đây là sự kết hợp của thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan, khi

đã nhìn nhận, phân tích và tham khảo ý kiến của mọi người về việc quản lý chi tiêu thì sinh viên đại học Thương mại sẽ đưa ra các suy nghĩ về ý định của mình đối với việc thực hiện quản lý chi tiêu

Về hành vi: Bằng việc bắt đầu kiểm tra bằng hai yếu tố thái độ và chuẩn chủ

quan rồi tiếp tục đến ý định hành vi thì theo mô hình TRA có thể dự đoán được mỗi sinh viên trường Đại học Thương mại lựa chọn quản lý chi tiêu cá nhân như thế nào Nếu thông qua các bước nghiên cứu từ thái độ và chuẩn chủ quan đến ý định hành vi sinh viên nào mà có những suy nghĩ tích cực và quan niệm tốt về việc quản lý chi tiêu thì người đó sẽ đi đến hành vi đó chính là quyết định thực hiện kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân Còn nếu thông qua các bước nghiên cứu từ thái độ và chuẩn chủ quan đến ý định hành vi sinh viên nào mà có những suy nghĩ tiêu cực, không tốt thì sinh viên đó sẽ đi đến hành vi đó chính là quyết định không thực hiện các kế hoạch để quản lý chi tiêu cá nhân

1.2.2 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch/ hành vi dự định (Theory of Planned behavior - TPB)

Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ahzen,1991) được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA, Aen &Fishbein,1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó

Theo lý thuyết về hành vi theo kế hoạch, thực hiện hành vi là một chức năng chung của ý định và kiểm soát hành vi nhận thức Để dự đoán chính xác, một số điều kiện sau phải được đáp ứng:

Đầu tiên, các biện pháp ý định và kiểm soát hành vi nhận thức phải tương ứng

với (Ajzen & Fishbein, 1977) hoặc tương thích với (Ajzen, 1988) hành vi cần được dự đoán Đó là ý định và nhận thức về kiểm soát phải được đánh giá liên quan đến hành vi quan tâm cụ thể, bối cảnh được chỉ định phải giống như trong đó hành vi sẽ xảy ra

Thứ hai để dự đoán hành vi chính xác là ý định và kiểm soát hành vi nhận thức

phải vẫn còn ổn định trong khoảng thời gian giữa đánh giá và quan sát hành vi của họ Các sự kiện can thiệp có thể tạo ra những thay đổi trong ý định hoặc trong nhận thức về kiểm soát hành vi, với hiệu ứng là các biện pháp ban đầu của các biến này không còn cho phép dự đoán chính xác về hành vi

Trang 24

Thứ ba về hiệu lực dự đoán có liên quan đến tính chính xác của kiểm soát hành

vi nhận thức Như đã lưu ý trước đó, dự đoán hành vi từ kiểm soát hành vi nhận thức nên cải thiện đến mức nhận thức về kiểm soát hành vi phản ánh thực tế

a, Mô hình

Hình 1.2 Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991)

3 yếu tố quyết định cơ bản trong lý thuyết:

(1) Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đánh giá hành vi về mức độ tích cực hay

tiêu cực của việc thực hiện một hành vi Thái độ được định nghĩa là tổng thể những cảm của cá nhân khi quan sát diễn biến của tình huống Nó thường được hình thành bởi niềm tin của cá nhân về hậu quả của việc tham gia thực hiện một hành vi cũng như kết quả của hành vi đó Chính vì vậy, thái độ còn có thể được xem như là một tổng thể cảm nhận của một người về những hậu quả khác nhau của tình huống Như vậy, đơn vị đo lường của thái độ chính bằng cường độ của những hậu quả này

(2) Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức

của áp lực hay sự bắt buộc có tính quy tắc nên được gọi là chuẩn mực chủ quan “Chuẩn

mực chủ quan” do áp lực xã hội tác động lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi Chuẩn mực chủ quan liên quan đến nhận thức cá nhân đến từ kỳ vọng của những người xung quanh (người thân, đồng nghiệp, bạn bè…) đối với một cá nhân trong sự mong đợi của người thân về cách ứng xử, việc tuân thủ một số các chuẩn mực cũng như động cơ của

cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó để đáp ứng mong đợi của những người xung quanh trong các tình huống Sự kết hợp cộng hưởng các nhận định của họ về mong muốn của các nhóm có liên quan như bạn bè, đồng nghiệp, người quản lý của họ có thể đo lường được chuẩn mực chủ quan

(3) Cuối cùng là yếu tố quyết định về sự tự nhận thức (self-efficacy) hoặc khả

năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005) “Nhận

thức kiểm soát hành vi” có được từ nhận thức về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc kiểm soát bên trong hoặc bên ngoài chi phối hành vi cụ thể trong tình huống cụ thể của

Trang 25

một cá nhân; điều này còn phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi Kiểm soát bên trong có thể bao gồm năng lực cá nhân để thực hiện hành vi dự định (tự tác động), trong khi đó kiểm soát bên ngoài lại đề cập đến các nguồn lực bên ngoài sẵn có, cần thiết để thực hiện hành vi (điều kiện thuận lợi).

b, Thuyết hành vi dự định tác động đến đề tài nghiên cứu

Dưới đây là phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên trường Đại học Thương Mại dựa trên 3 yếu tố cơ bản của mô hình nghiên cứu

lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991)

Về thái độ đối với hành vi: Thái độ của sinh viên trường Đại học Thương Mại

được thể hiện thông qua niềm tin và mức độ đánh giá của sinh viên một cách tích cực hoặc tiêu cực đối trong việc quản lý chi tiêu cá nhân Niềm tin về kết quả của việc quản

lý chi tiêu của mỗi sinh viên là không giống nhau Mỗi sinh viên có một tính cách, bản chất riêng, cảm nhận, sở thích và thị hiếu là không giống nhau nên chính sự khác nhau

về bản chất, tính cách đó sẽ quyết định đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên

Về chuẩn mực chủ quan: tác động đến từ những người xung quanh như gia đình,

người thân, bạn bè, thầy cô… hoặc ý kiến cộng đồng, trường học ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc quyết định chi tiêu bao nhiêu, lên kế hoạch cụ thể cho từng hành vi của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân Việc nghiên cứu các yếu tố này sẽ làm rõ hơn về tác động của nó đến việc quản lý chi tiêu

Về nhận thức kiểm soát hành vi: nhận thức về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong

việc kiểm soát bên tron (sở thích, nhu cầu, ) hoặc bên ngoài (tình huống, điều kiện cụ thể) chi phối hành vi quản lý chi tiêu cụ thể trong tình huống cụ thể của một cá nhân; điều này còn phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực tài chính và các cơ hội để thực hiện hành vi chi tiêu của mỗi sinh viên

Trang 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHI TIÊU CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ CHI TIÊU

CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN

Theo kết quả thống kê của một khảo sát dành cho 163 sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội về quan điểm lối sống thì có tới 123 sinh viên muốn theo đuổi lối sống tiết kiệm (chiếm 75,5%) và chỉ có 40 sinh viên mong muốn đi theo lối sống hưởng thụ (chiếm 24,5%)

Cũng theo bảng kết quả có thể thấy cứ trong số 10 sinh viên đại học thì sẽ có trung bình trên 2 sinh viên muốn sống theo phong cách mở cửa mọi việc chi tiêu không cần có suy nghĩ tích lũy, sống hết mình với tuổi trẻ và hưởng thụ cuộc sống Tư duy đó bắt nguồn từ tư tưởng phương Tây cho rằng cuộc sống thì ai cũng chỉ có thể sống một lần trong đời vì vậy chúng ta phải hưởng thụ tất cả những gì tinh hoa nhất của cuộc sống Quan điểm sống như vậy không hề sai, tuy nhiên nó lại chỉ thực sự phù hợp với một bộ phận nhỏ các bạn sinh viên khi mà tài chính gia đình của các bạn thực sự mạnh các bạn không phải lo lắng quá nhiều về áp lực tài chính hay cơm áo gạo tiền, còn đối với một

bộ phận lớn các sinh viên khác thì đó là cái đích mà sinh viên phấn đấu có được Hầu hết các sinh viên này thì đều cần phải lập ra các kế hoạch thời khóa biểu cụ thể để cân đối chi tiêu các khoản sao cho thật phù hợp với ngân sách của bản thân Đây cũng là một tư duy hợp lí khi mà đối với một sinh viên sống xa nhà tới các thành phố lớn để học tập với ước mơ hoài bão thì việc lập ra các chi tiêu cụ thể có kế hoạch tiết kiệm sẽ là phương án an toàn để khi rơi vào các trường hợp bất ngờ như ốm đau hay có các công việc đột suất thì sinh viên có thể giải quyết

Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội thì việc cập nhập những tư duy, trào lưu mới trong cuộc sống, nhất là với giới trẻ càng trở nên rầm rộ và nhanh chóng Cuộc sống của sinh viên luôn có những bước tiến và có lẽ một trong những vấn đề lớn mà hầu hết các sinh viên quan tâm đó là việc quản lí tài chính của sinh viên

Trang 27

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình nghiên cứu

Qua quá trình tìm kiếm thông tin, chọn lọc và tham khảo từ các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình nghiên cứu gồm

4 biến độc lập, bao gồm: nhu cầu cá nhân, giá cả, kiến thức tài chính, chi phí phát sinh

và 1 biến phụ thuộc là quản lý chi tiêu cá nhân

3.2 Tiếp cận nghiên cứu

3.2.1 Nhóm nghiên cứu tiếp cận đề tài nghiên cứu bằng phương pháp tiếp cận định lượng

a, Đôi nét về phương pháp tiếp cận định lượng

Tiếp cận định lượng là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua các đặc điểm về lượng để đi đến nhận thức về bản chất của đối tượng nghiên cứu Dữ liệu cần thu thập theo cách tiếp cận này thường tồn tại dưới dạng số liệu Theo đó, đối tượng nghiên cứu được xem xét thông qua các số liệu được thu thập trên cơ sở được phân loại, đo lường, bảng biểu hoá và thống kê Với tiếp cận định lượng người nghiên cứu sẽ hướng vào việc thiết kế các phương pháp có thể thu thập được dữ liệu định lượng, như điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, điều tra tự thuật, phân tích thứ cấp dữ liệu

b, Đôi nét về phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ

sở các số liệu thu được từ thị trường Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa

Quản lý chi tiêu

cá nhân

Nhu cầu cá nhân

Giá cả Kiến thức

tài chính

Chi phí phát sinh

Hình 3 2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lí chi tiêu cá

nhân của sinh viên Trường Đại học Thương mại

Trang 28

ra các kết luận thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu

Nghiên cứu định lượng phù hợp trong nghiên cứu về thái độ, ý kiến, hành vi của người được khảo sát Các kết quả định lượng từ một nhóm mẫu sẽ được tổng quát hóa lên một tổng thể mẫu lớn hơn

Phương pháp để thu thập dữ liệu định lượng thường có cấu trúc hơn so với thu thập dữ liệu định tính bao gồm nhiều hình thức khảo sát khác nhau như khảo sát trực tuyến, khảo sát trên giấy, khảo sát di động, khảo sát qua thư hoặc email,…

Nghiên cứu định lượng thường được gắn liền với việc dựa vào các lý thuyết, suy luận để lượng hóa, đo lường các yếu tố nghiên cứu, kiểm tra mối tương quan giữa các biến dưới dạng số đo và thống kê

c, Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng

Tính khách quan khoa học: Dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học, nên phương pháp định lượng được xem là phương pháp khoa học và hợp lý Vì thế nghiên cứu định lượng hoàn toàn phù hợp để kiểm định các giả thiết được đặt ra

Độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên kết quả nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu

Phân tích nhanh chóng: Các phần mềm phân tích giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác Hạn chế đến mức thấp những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý số liệu

Tổng thể nghiên cứu lớn, thời gian nghiên cứu có hạn Phù hợp và hữu ích trong

các đề tài nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng tới một quyết định nào đó

+ Tổng thể nghiên cứu: 16000 sinh viên Trường Đại học Thương mại

+ Phần tử là sinh viên chính quy Trường Đại học Thương mại

Trang 29

+ Kích thước mẫu tối thiểu: 𝑛 ≥ 30

+ Kích thước mẫu tối đa:

⇨ Chọn mẫu nghiên cứu n = 116 đối với nghiên cứu này là hoàn toàn hợp lý

Xác định phương pháp chọn mẫu: Việc điều tra tổng thể với quy mô lớn là việc làm bất khả thi với phần lớn nghiên cứu nên cách điều tra chọn mẫu là phù hợp hơn cả

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính, thời gian và không có đầy đủ thông tin về tổng thể nên nhóm lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên Lựa chọn phương pháp này vì nhóm không có danh sách

cụ thể của tổng thể chung, đồng thời với điều kiện nhóm phải thực hiện khảo sát online

mà không tiến hành khảo sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, nhóm đã cố gắng lựa chọn các đơn vị mẫu học tập ở các khóa và các khoa khác nhau

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu mà các phần tử trong tổng thể không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của các nhà khoa học nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của nhà khoa học, các mặt khác chúng ta không thể tính được sai số do chọn mẫu do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để xây dựng kết quả trên mẫu cho tổng thể

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên cũng có bốn phương pháp khác nhau như: chọn mẫu theo phán đoán, chọn mẫu theo định mức, chọn mẫu thuận tiện và chọn mẫu quả cầu tuyết Vì thực hiện khảo sát online nên nhóm sử dụng phương pháp quả cầu tuyết, còn được gọi là chọn mẫu mở rộng Phương pháp này được áp dụng khi chúng ta khó xác định được người trả lời và khó tiếp cận được họ Nguyên tắc là ở giai đoạn đoạn đầu

Trang 30

tiên chúng ta bắt đầu phát hiện ra một vài cá nhân cần tìm hiểu và thu thập thông tin từ

họ, rồi sau đó chúng ta nhờ các cá nhân này giới thiệu cho những người khác có đặc điểm tương tự như họ Ta sẽ tiếp tục tiếp cận thu thập thông tin rồi lại nhờ các thành viên tiếp theo giới thiệu Cứ tiếp tục như thế, nhà khoa học sẽ được người trả lời chỉ cho những người khác và mở rộng mẫu nghiên cứu cho đến lúc đạt được cỡ mẫu cần thiết Cách lấy mẫu: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp phát hành bảng câu hỏi gửi trực tuyến qua đường link Phát phiếu điều tra trên internet gửi đến những bạn, anh chị đang học trường Đại học Thương mại sau đó nhờ mọi người gửi tiếp cho những sinh viên khác trong trường (phương pháp quả cầu tuyết)

3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát (điều tra thông qua bảng hỏi)

Phương pháp khảo sát (survey) là phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến nhất dựa trên các bảng hỏi (questrionaire) Việc khảo sát có thể thực hiện bằng cách phỏng vấn (phỏng vấn khảo sát) hoặc gửi thư (bưu điện, email, internet) Đặc điểm chính của phương pháp khảo sát là được sử dụng trong phương pháp tiếp cận định lượng, thu thập một lượng nhỏ dữ liệu dưới định dạng được tiêu chuẩn hóa từ một mẫu tương đối lớn

và quá trình trọn mẫu mang tính đại diện từ một tổng thể đã biết

Điều tra thông qua bảng câu hỏi

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nhóm sử dụng tiếp cận suy diễn (dựa vào kết quả của các nghiên cứu, thống kê trước), đồng thời kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính để xác định, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát vào trong bảng hỏi để thực hiện nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp bảng câu hỏi (tạo phiếu điều tra online bằng Google form đưa lên các trang trao đổi sinh viên của trường Đại học Thương mại) đến các bạn sinh viên, trong đó sử dụng các thang đo khoảng, thang đo tỷ lệ, thang đo định danh và thang đo thứ bậc để xác định vấn đề nghiên cứu Khi đo lường các khái niệm nghiên cứu về 4 yếu tố (giá cả, nhu cầu cá nhân, chi phí phát sinh, kiến thức tài chính), nhóm xây dựng các biến quan sát (mục hỏi) cụ thể và kiểm tra lại mức độ tin cậy của các biến quan sát sau khi thu thập số liệu Tuỳ thuộc vào các loại câu hỏi mà chọn ra các kiểu thang đo phù hợp

Bộ câu hỏi sử dụng bao gồm các câu hỏi về độ tuổi, giới tính, chuyên ngành, tầm ảnh hưởng của 4 yếu tố: giá cả hàng hoá, nhu cầu cá nhân, chi phí phát sinh và kiến thức tài chính đến vấn đề quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên, và các thang đo định tính và định lượng có liên quan, đảm bảo chất lượng những đặc điểm sau:

Trang 31

• Phải có tính bao quát, toàn diện cho tổng thể nghiên cứu

• Phải riêng cho từng đặc điểm, tiêu chí của đối tượng nghiên cứu

- Số liệu sơ cấp: Các bước thu thập số liệu sơ cấp

+ Nghiên cứu sơ bộ lần 1: Từ nền tảng của cơ sở lý thuyết, kết hợp khai thác các vấn đề xung quanh, có liên quan đến đề tài, tác động trực tiếp đến nội dung đề tài Sau đó, tổng hợp toàn bộ các ý kiến đã khai thác để ghi nhận làm cơ sở cho việc xây dựng phiếu điều tra

+ Nghiên cứu sơ bộ lần 2: Thực hiện phỏng vấn thông qua việc trao đổi trực tiếp với một số sinh viên nhằm xác nhận tính mạch lạc, dễ hiểu của phiếu điều tra

và loại bớt những biến bị xem là thứ yếu, biến không quan trọng

+ Nghiên cứu sơ bộ lần 3: Tiếp tục thực hiện trao đổi trực tiếp với nhóm sinh viên tiếp theo và kết luận các biến thiết yếu, cốt lõi được sử dụng trong phiếu điều tra Kết quả cuối cùng thu được là bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho nghiên cứu chính thức

+ Nghiên cứu chính thức (khảo sát bằng phương pháp điều tra): là nghiên cứu định lượng Khi có bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ tiến hành gửi đến sinh viên để thu thập thông tin về sự ảnh hưởng của 4 yếu tố (giá cả, nhu cầu cá nhân, chi phí phát sinh, kiến thức tài chính) tới quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên Đại học Thương mại

- Số liệu thứ cấp: Lấy nguồn tham khảo từ giáo trình, các nghiên cứu khoa học, sách, báo giấy hoặc điện tử qua mạng Internet

3.5 Công cụ thu thập dữ liệu

Công cụ thu nhập dữ liệu là các thiết bị hoặc công cụ được sử dụng để thu thập dữ liệu Các công cụ là bảng hỏi trên giấy tờ hoặc phỏng vấn dựa trên hệ thống (dạng ảo), danh sách kiểm tra, phỏng vấn, …

Với sự phát triển của mạng nternet cùng những tiện ích nhất định của những phần mềm hiện đại ngày này, nhóm nghiên cứu sử dụng biểu mẫu (google form) để tiến hành thu thập dữ liệu bằng hình thức gửi các phiếu khảo sát đến sinh viên Trường Đại học Thương mại thông qua các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo,

3.6 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu là quá trình thu thập, mô hình hóa và phân tích dữ liệu để rút ra những hiểu biết sâu sắc hỗ trợ việc ra quyết định Có một số phương pháp

và kỹ thuật để thực hiện phân tích tùy thuộc vào ngành và mục đích của phân tích

Trang 32

Sau khi thu thập thông tin bằng cách điều tra qua bảng câu hỏi định lượng, nhóm tiến hành nghiên cứu, tổng hợp, phân tích thông tin bằng phần mềm SPSS Kết quả thu được là bảng, biểu đồ, số liệu đã tổng hợp, phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin

cậy

3.7 Thang đo

Thang đo là công cụ dùng để xác định và phân loại các biến thành các nhóm khác nhau, dùng để mô tả bản chất của các giá trị được gán cho các biến trong tập dữ liệu cũng như tạo ra một thang điểm để đánh giá đặc biệt của đối tượng nghiên cứu

Thang đo likert là một phương pháp được sử dụng để đánh giá độ hài lòng dựa

theo các câu trả lời đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ đồng ý Thang đo likert được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để đo lường các ý kiến dưới dạng câu hỏi chi tiết hơn cả câu hỏi có/không

Căn cứ vào thang đo sơ bộ tiến hành khảo sát thử trên mẫu 10 sinh viên để chỉnh sửa và hoàn thiện câu hỏi với kích thước mẫu = 116 Nhóm sử dụng thang đo likert của các biến với 5 mức độ:

- Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý

- Mức 2: Không đồng ý

- Mức 3: Trung lập

- Mức 4: Đồng ý

- Mức 5: Hoàn toàn đồng ý

Trang 33

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả tần số

Khảo sát được thực hiện với tổng 116 sinh viên trường đại học Thương mại với các đối tượng hiện nay đang học tại trường bao gồm các khóa K55, K56, K57 và K58 (tương đương với sinh viên từ Viện đào tạo quốc tế)

Biểu đồ 4 11 Giới tính của sinh viên tham gia khảo sát

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Trong tổng số 116 mẫu khảo sát ta có số lượng sinh viên nam là 54/116 chiếm 46,6%, số lượng sinh viên nữ là 62/116 chiếm tổng 53,4% Theo kết quả khảo sát thì số phiếu của sinh viên nữ cao hơn so với sinh viên nam Trên thực tế thì Trường Đại học Thương mại là ngôi trường chuyên đào tạo các khối ngành về kinh tế nên có tỉ lệ học sinh nữ theo học cao hơn so với tỉ lệ sinh viên nam Kết quả thu được từ khảo sát thực

tế các sinh viên Trường Đại học Thương mại nên tỷ lệ trả lời của các sinh viên nữ cao hơn nam là chuyện hoàn toàn bình thường và hợp lí

46.6%

Nữ

Trang 34

Biểu đồ 4 12 Khóa của sinh viên tham gia khảo sát

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Trong số 116 sinh viên tham gia khảo sát có

2 sinh viên khóa 55 chiếm 1,7%

23 sinh viên khóa 56 chiếm 19,8%

59 sinh viên khóa 57 chiếm 59,9%

32 sinh viên khóa 58 chiếm 27,6%

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng tỉ lệ các khóa học của sinh viên tham gia khảo sát Ứng với K58 là sinh viên năm nhất của trường thời điểm hiện tại và các sinh viên thuộc K55 là sinh viên năm cuối Việc sinh viên K57 có số câu trả lời lớn nhất hơn các khóa trên như kết quả trên là do đặc thù nhóm làm nghiên cứu khoa học đề tài là sinh viên K57 Các sinh viên cùng khóa thường có sự kết nối với nhau nhiều hơn so với các khóa khác, đồng thời nhóm cũng thực hiện khảo sát bằng hình thức online nên số lượng các phiếu gửi đi và thu được kết quả phản hồi lớn nhất là từ khóa 57 là hoàn toàn có căn cứ

Trang 35

Biểu đồ 4 13 Khoa của sinh viên tham gia khảo sát

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Theo kết quả khảo sát trên 14 khoa và các chương trình đào tạo khác của Trường Đại học Thương mại thì có tới 31/116 phiếu là sinh viên của khoa kinh tế Do đó, khoa kinh

tế là khoa có tỉ lệ số phiếu cao nhất, tiếp đến là khoa luật với 26 phiếu trên tổng số phiếu Việc sinh viên khoa kinh tế và khoa luật có tỷ lệ tham gia cao là điều dễ hiểu vì đây là bài nghiên cứu khoa học do sinh viên khoa kinh tế thực hiện, vì vậy do yếu tố cùng khoa nên có sự kết nối dễ dàng hơn giữa các bạn sinh viên Ngoài ra, số lượng phiếu của khoa luật cũng chiếm số lượng lớn do ban đầu khoa luật và khoa kinh tế được gộp thành khoa kinh tế - luật, do thời gian gần đây mới có sự phân chia lại thành khoa kinh tế và khoa luật nên sự tiếp cận của sinh viên của khoa kinh tế đối với khoa luật cũng dễ dàng hơn

17

26 10

13 14 5

1

31 3

2 4 4

11 9

Khoa Toán Kinh tế Khoa Luật Khoa Quản trị kinh doanh Khoa Khách sạn - Du lịch

Khoa Marketing Khoa Kết toán - Kiểm toán Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Khoa Kinh tế Khoa Tài chính - Ngân hàng Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử

Khoa Tiếng Anh Khoa Quản trị nhân lực Khoa lý luận chính trị Viện đào tạo quốc tế

Trang 36

Biểu đồ 4 14 Thống kê nguồn thu nhập của sinh viên

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Theo kết quả khảo sát, ta thấy hầu hết các bạn sinh viên đều có đa dạng nguồn thu nhập đến từ: trợ cấp gia đình, từ công việc làm thêm, từ công việc kinh doanh, từ các hoạt động đầu tư hay từ nguồn thu nhập từ bản quyền Kết quả điều tra phản ảnh đa

số các bạn sinh viên tham gia khảo sát có nguồn thu nhập từ nguồn trợ cấp gia đình, chiếm 108 phiếu Đây là điều hoàn toàn hợp lý do các bạn sinh viên hiện nay đa số đều

có nguồn trợ cấp từ bố mẹ để chi trả cho các khoản chi phí sinh hoạt, tiền học,… Tiếp theo là nguồn thu nhập từ công việc làm thêm (chiếm 90 phiếu), phần lớn số lượng sinh viên ngày nay đều đã có ý thức trong việc đi làm thêm để kiếm thu nhập để góp phần trang trải các chi phí sinh hoạt, phụ giúp bố mẹ Xếp phía sau lần lượt là nguồn thu nhập đến từ việc tự kinh doanh và hoạt động đầu tư, với số phiếu lần lượt là 48 và 42 phiếu

Có thể thấy các bạn sinh viên ngày nay đã có sự chủ động và những bước tiến phát triển nhất định để có những nguồn thu nhập đa dạng như vậy Đây là một kết quả phản ánh không những là các bạn sinh viên tham gia khảo sát nói riêng và giới trẻ ngày nay nói chung đang ngày càng thể hiện được năng lực của bản thân trong từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống Và xếp cuối cùng là nguồn thu nhập đến từ bản quyền, đây là nguồn thu nhập còn mới với đa số sinh viên, các nguồn thu nhập đên từ bản quyền như bản quyền từ sở hữu trí tuệ hay bản quyền thương mại vẫn còn khá hạn chế trong việc tiếp cận đối với sinh viên, vì vậy ở nguồn thu nhập này chỉ có duy nhất 1 phiếu lựa chọn Nhưng đối với sự phát triển của internet cũng như là nền kinh tế ngày càng được hiện đại hóa, chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều sinh viên có thể tiếp cận được đối với một nguồn thu nhập hết sức mới mẻ và có nhiều giá trị trong xã hội này

108 90

48 42 1

Trợ cấp từ gia đình

Từ việc làm thêm

Từ việc kinh doanh

Từ các hoạt động đầu tư

Thu nhập từ bản quyền

Ngày đăng: 15/06/2024, 10:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Long Hậu, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Lê Trang Anh, (2019), Các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 55(CĐ Kinh tế), trang 127- 134 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ
Tác giả: Lê Long Hậu, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Lê Trang Anh
Năm: 2019
2. Nguyen Thi Ngoc Mien, Tran Phuong Thao, (2015), Factors Affecting Personal Financial Management Behaviors: Evidence from Vietnam, Proceedings of the Second Asia-Pacific Conference on Global Business, Economics, Finance and Social Sciences (AP15 Vietnam Conference), 10-12/07/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors Affecting Personal Financial Management Behaviors: Evidence from Vietnam
Tác giả: Nguyen Thi Ngoc Mien, Tran Phuong Thao
Năm: 2015
3. Thái Thị Thúy Quỳnh, Dương Khánh Linh, (2021), Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hành vi tài chính và tình trạng tài chính của sinh viên, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 24, tháng 8 năm 2021, trang 132-136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hành vi tài chính và tình trạng tài chính của sinh viên
Tác giả: Thái Thị Thúy Quỳnh, Dương Khánh Linh
Năm: 2021
4. Camilla Strửmbọck, Thộrốse Lind, Kenny Skagerlund, Daniel Vọstfjọll, Gustav Tinghửg, (2017), Does self-control predict financial behavior and financial well- being?, Journal of Behavioral and Experimental Finance,Vol. 14, June 2017, pp.30-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Does self-control predict financial behavior and financial well-being
Tác giả: Camilla Strửmbọck, Thộrốse Lind, Kenny Skagerlund, Daniel Vọstfjọll, Gustav Tinghửg
Năm: 2017
5. Soo-Cheng Chuah, Juliana Noor Kamaruddin, JS Keshminder Singh, (2020), Factors Affecting Financial Management Behavior among University Students, Malaysian Journal Of Consumer And Family Economics, Vol. 25, pp. 154-174 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors Affecting Financial Management Behavior among University Students
Tác giả: Soo-Cheng Chuah, Juliana Noor Kamaruddin, JS Keshminder Singh
Năm: 2020
6. P.Jeevitha, R.Kanya Priya, (2019), A study on saving and spending habits of college students with reference to Coimbatore City, IJRAR- International Journal of Research and Analytical Reviews, Vol. 6, Issue 1, Jan – March 2019, pp. 463- 466 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A study on saving and spending habits of college students with reference to Coimbatore City
Tác giả: P.Jeevitha, R.Kanya Priya
Năm: 2019
7. Lê Thị Quyên, (2021), Chi tiêu là gì? Cách để chi tiêu hợp lý?, https://bom.so/HSZ8Fj, truy cập ngày 02/02/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi tiêu là gì? Cách để chi tiêu hợp lý?, https://bom.so/HSZ8Fj
Tác giả: Lê Thị Quyên
Năm: 2021
8. Tôn Vân, (2021), Quản lý chi tiêu cá nhân là gì? Cách để làm chủ tài chính với quy tắc 50/20/30?, https://bom.so/PI1eJf, truy cập ngày 05/02/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chi tiêu cá nhân là gì? Cách để làm chủ tài chính với quy tắc 50/20/30?, https://bom.so/PI1eJf
Tác giả: Tôn Vân
Năm: 2021
9. Trâm Nguyễn, (2022), Giá cả là gì? Sự khác biệt giữa giá cả và phí tổn, https://bom.so/UBLOAr, truy cập ngày 11/02/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá cả là gì? Sự khác biệt giữa giá cả và phí tổn, https://bom.so/UBLOAr
Tác giả: Trâm Nguyễn
Năm: 2022
10. Cong Thang Tran, (2022), Nhu cầu cá nhân là gì? Phân loại nhu cầu cá nhân, https://bom.so/KscrkA, truy cập ngày 06/02/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu cá nhân là gì? Phân loại nhu cầu cá nhân, https://bom.so/KscrkA
Tác giả: Cong Thang Tran
Năm: 2022
11. Quỳnh Như, (2021), Những kiến thức tài chính cơ bản cần biết, https://bom.so/n8AaAD, truy cập ngày 09/02/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kiến thức tài chính cơ bản cần biết, https://bom.so/n8AaAD
Tác giả: Quỳnh Như
Năm: 2021
12. Phương Thảo, (2021), Chi phí phát sinh là gì?, https://bom.so/dvM8Mg, truy cập ngày 09/02/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi phí phát sinh là gì?, https://bom.so/dvM8Mg
Tác giả: Phương Thảo
Năm: 2021
14. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA – Theory of reasoned action), https://bom.so/5plsDx, truy cập ngày 09/2/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết hành động hợp lý (TRA – Theory of reasoned action), https://bom.so/5plsDx
15. Nguyễn Duy Mạnh (2021), “Thái Độ Là Gì ? Bản Chất, Ý Nghĩa Và Tầm Quan Trọng Của Thái Độ”, TOP TỐT NHẤT, toptotnhat.com, https://bom.so/Iwrfra , truy cập ngày 09/2/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thái Độ Là Gì ? Bản Chất, Ý Nghĩa Và Tầm Quan Trọng Của Thái Độ”, TOP TỐT NHẤT, toptotnhat.com, https://bom.so/Iwrfra
Tác giả: Nguyễn Duy Mạnh
Năm: 2021
16. Ajzen (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(1), 179–211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes
Tác giả: Ajzen
Năm: 1991
17. Tuyết Nhi (2020), Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB là gì?, Vietnambiz, https://bom.so/A3DZwW2h, truy cập ngày 10/2/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB là gì?, Vietnambiz, https://bom.so/A3DZwW2h
Tác giả: Tuyết Nhi
Năm: 2020
18. Phan Thị Tú Uyên, & Phan Hoàng Long (2020), Ứng dụng lý thuyết hành vi dự định (TPB) trong nghiên cứu ý định lựa chọn khách sạn xanh của du khách tại thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 129, 82-8,https://bom.so/DEnyvO, truy cập ngày 10/02/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng lý thuyết hành vi dự định (TPB) trong nghiên cứu ý định lựa chọn khách sạn xanh của du khách tại thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển", 129, 82-8",https://bom.so/DEnyvO
Tác giả: Phan Thị Tú Uyên, & Phan Hoàng Long
Năm: 2020
19. Đình Anh Vũ, (2023), Những mẹo quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả đối với sinh viên,https://www.cet.edu.vn/quan-ly-chi-tieu-ca-nhan,truy cập ngày 20/02/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những mẹo quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả đối với sinh viên,https://www.cet.edu.vn/quan-ly-chi-tieu-ca-nhan
Tác giả: Đình Anh Vũ
Năm: 2023
21. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục Đại học, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục Đại học
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm: 2012
13. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1975), Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to theory and research. Boston, USA: Addison - Wesley Press Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w