1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhận dạng và phân tích chiến lược cấp công ty

41 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận dạng và phân tích chiến lược cấp công ty của tập đoàn Mipec
Tác giả Nhóm 11
Người hướng dẫn Vũ Tuấn Dương
Trường học Trường Đại học Thương mại, Viện Đào tạo Quốc tế
Chuyên ngành Quản trị Chiến lược
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,36 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (4)
    • 1.1. Tổng quan về chiến lược và các cấp chiến lược (4)
      • 1.1.1. Khái niệm (4)
      • 1.1.2. Các yếu thành chiến lược của doanh nghiệp (4)
      • 1.1.3. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp (4)
    • 1.2. Chiến lược cấp công ty (0)
      • 1.2.1. Định nghĩa (6)
      • 1.2.2. Phân loại (6)
        • 1.2.2.1. Chiến lược đa dạng hóa (6)
        • 1.2.2.2. Chiến lược tích hợp (7)
  • CHƯƠNG II NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY CỦA CÔNG TY MIPEC (10)
    • 2.1. Tổng quan về công ty Mipec (10)
      • 2.1.1. Giới thiệu khái quát (10)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức tập đoàn và các công ty thành viên (12)
      • 2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển (13)
      • 2.1.4. Thành tựu và định hướng phát triển (15)
    • 2.2. Nhận diện chiến lược cấp công ty của Công ty Mipec (17)
      • 2.2.1. Chiến lược đa dạng hóa (17)
        • 2.2.1.1. Đa dạng hóa có liên quan (17)
        • 2.2.1.2. Đa dạng hóa không liên quan (19)
      • 2.2.2. Chiến lược cường độ (21)
        • 2.2.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường (21)
        • 2.2.2.2. Chiến lược phát triển thị trường (22)
      • 2.2.3. Liên minh chiến lược (22)
    • 2.3. Phân tích chiến lược cấp công ty của công ty Mipec (24)
      • 2.3.1. Điều kiện áp dụng (24)
      • 2.3.2. Thực trạng thực thi (28)
  • CHƯƠNG III: KẾT LUẬN (37)
    • 3.1. Ưu và nhược điểm trong thực thi chiến lược tại Công ty Mipec (37)
      • 3.1.1. Ưu điểm (37)
      • 3.1.2. Nhược điểm (38)
    • 3.2. Một số hàm ý cho doanh nghiệp nhằm hoạch định và thực thi chiến lược cấp công ty hiệu quả (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (41)

Nội dung

Trong bức tranhlớn ấy, vai trò của các cấp lãnh đạo trở nên tiêu biểu, với nhiệm vụ đưa ra những chiếnlược đúng đắn, phù hợp với bản sắc doanh nghiệp và gu của thị trường, tạo nên lợi th

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về chiến lược và các cấp chiến lược

“Chiến lược bao hàm việc ổn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bố các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này” (Theo Alfred Chandler – 1962).

“Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông quan việc định dạng các nguồn lực của nó trong mỗi trưởng thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trưởng và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan" (Theo Johnson & Scholes - 1999).

1.1.2.Các yếu thành chiến lược của doanh nghiệp

- Phương hướng của doanh nghiệp trong dài hạn

- Thị trường và quy mô của doanh nghiệp

- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

- Các nguồn lực cần thiết để doanh nghiệp cạnh tranh

- Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Những giá trị và kỳ vọng của các nhân vật hữu quan.

1.1.3.Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, chiến lược đều tồn tại ở các cấp độ khác nhau - trải dài từ toàn bộ công ty hay tập đoàn cho tới các hoạt động kinh doanh hay tùng cá nhân làm việc trong đó Các công ty hiện đại thường có ba cấp chiến lược tương ứng với ba cấp tổ chức khác nhau như hình 1.1.

Chiến lược cấp công ty do Hội đồng quản trị xây dựng Chiến lược doanh nghiệp liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông Chiến lược doanh nghiệp là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của doanh nghiệp Chiến lược doanh nghiệp trả lời câu hỏi then chốt: “Doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động trong ngành hoặc những ngành kinh doanh nào?”.

Chiến lược cấp kinh doanh liên quan nhiều hơn tới khía cạnh chiến thuật

"tactical" hay việc làm thế nào để một doanh nghiệp hay một hoạt động kinh doanh có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường (hoặc đoạn thị trường) cụ thể Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra cách thức cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả.

Chiến lược cấp chức năng liên quan tới việc từng bộ phận chức năng (sản xuất,

R&D, marketing, tài chính, hệ thống thông tin, ) trong doanh nghiệp sẽ được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp và từng đơn vị kinh doanh (SBU) trong doanh nghiệp.

Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp công ty do Hội đồng quản trị xây dựng Chiến lược doanh nghiệp liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông Chiến lược doanh nghiệp là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của doanh nghiệp Chiến lược doanh nghiệp trả lời câu hỏi then chốt: “Doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động trong ngành hoặc những ngành kinh doanh nào?”.

1.2.2.1 Chiến lược đa dạng hóa

Khái niệm: Đa dạng hóa được hiểu như sự mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp Trong khi chuyên môn hóa dựa trên việc kiểm soát một tập hợp các năng lực thì với chiến lược đa dạng hóa, thông qua việc thâm nhập vào các lĩnh vực cạnh tranh mới, doanh nghiệp sẽ hướng tới việc sở hữu, kiểm soát thêm những nguồn lực, kỹ năng mới

- Đa dạng hóa có liên quan: là chiến lược mà doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh sang ngành mới mà nó được liên kết với hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp bởi tính tương đồng giữa một hoặc nhiều hoạt động trong chuỗi giá trị. Những liên kết này dựa trên tính tương đồng về sản xuất, tiếp thị, công nghệ,…

Các trường hợp sử dụng:

+ Khi những kỹ năng cốt lõi của doanh nghiệp có thể áp dụng vào đa dạng những cơ hội kinh doanh

+ Khi chi phí quản trị không vượt quá giá trị có thể được tạo ra từ việc chia sẻ nguồn lực hay chuyển giao kỹ năng

+ Khi bổ sung các sản phẩm mới nhưng có liên quan đến sản phẩm đang kinh doanh sẽ nâng cao được doanh số bán của sản phẩm hiện tại

+ Khi các sản phẩm mới sẽ được bán với giá cạnh tranh cao

+ Khi sản phẩm mới có thể cân bằng sự lên xuống trong doanh thu của doanh nghiệp

+ Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản lý mạnh

- Đa dạng hóa không liên quan: là chiến lược mà doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh trong ngành mới mà không có sự kết nối với bất kỳ hoạt động kinh doanh hiện có nào của doanh nghiệp

Các trường hợp sử dụng:

+ Khi những năng lực cốt lõi của doanh nghiệp được chuyên môn hóa cao

+ Chi phí quản trị không vượt qua giá trị có thể được tạo ra từ việc theo đuổi chiến lược tái cơ cấu

+ Khi một ngành hàng cơ bản của doanh nghiệp đang suy giảm về doanh số và lợi nhuận hàng năm

+ Khi một doanh nghiệp có vốn và tài năng quản lý cần thiết nhằm cạnh tranh thành công trong một ngành hàng mới

+ Khi một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính nhưng ít có khả năng tăng trưởng với hoạt động hiện tại, do đó đầu tư vào một lĩnh vực triển vọng khác

Khái niệm: Tích hợp hay liên kết theo chiều dọc là chiến lược mà một doanh nghiệp tự đảm nhận sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất (tích hợp về phía sau) hoặc tự giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm (tích hợp về phía trước) Như vậy, đối với doanh nghiệp sản xuất, sự liên kết nhất thể hóa dọc về phía sau liên quan đến nguồn nguyên nhiên vật liệu còn sự liên kết dọc về phía trước liên quan đến khâu phân phối Sự liên kết theo chiều dọc nhấn mạnh tới sự lựa chọn các giá trị gia tăng nào đó của chuỗi sản xuất từ nguyên liệu tiêu thụ đến khách hàng

- Chiến lược tích hợp phía trước: là chiến lược giành quyền sở hữu hoặc tăng quyền kiểm soát đối với các nhà phân phối/nhà bán lẻ

+ Các nhà phân phối hiện tại tốn kém, không đủ tin cậy hoặc không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp

+ Không có nhiều nhà phân phối thành thạo, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với những doanh nghiệp tích hợp phía trước

+ Danh trong ngành được dự báo là tăng trưởng cao

+ Có đủ vốn và nhân lực để quản lý được việc phân phối các sản phẩm riêng + Khi các nhà phân phối và bán lẻ có lợi nhuận cận biên cao

- Chiến lược tích hợp phía sau: là chiến lược giành quyền sở hữu hay gia tăng quyền kiểm soát với các nhà cung ứng cho doanh nghiệp

Các trường hợp sử dụng:

+ Nhà cung ứng hiện tại tốn kém, không đủ tin cậy, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

+ Số lượng nhà cung ứng ít, số lượng đối thủ cạnh tranh lớn

+ Số lượng doanh nghiệp ở trong ngành phát triển nhanh chóng

+ Đủ vốn và nhân lực để quản lý việc cung cấp nguyên liệu đầu vào

+ Giá sản phẩm ổn định có tính quyết định

+ Các nhà cung ứng của lợi nhuận cận biên cao

+ Doanh nghiệp có nhu cầu đạt được nguồn lực cần thiết một cách nhanh chóng

- Chiến lược tích hợp hàng ngang: là chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc gia tăng kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh thông qua các hình thức M&A, hợp tác, liên minh chiến lược

Các trường hợp sử dụng:

+ Doanh nghiệp sở hữu các đặc điểm độc quyền mà không phải chịu tác động của chính phủ về giảm cạnh tranh

+ Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đang tăng trưởng

+ Tính kinh tế theo quy mô được gia tăng tạo ra các lợi thế chủ yếu

+ Đủ vốn và nhân lực để quản lý doanh nghiệp mới

+ Đối thủ cạnh tranh suy yếu

Khái niệm: Là những chiến lược đòi hỏi sự nỗ lực cao độ nhằm cải tiến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp với các sản phẩm/dịch vụ hiện thời

- Chiến lược thâm nhập thị trường: là chiến lược gia tăng thị phần của các sản phẩm và dịch vụ hiện tại thông qua các nỗ lực Marketing

Các trường hợp sử dụng:

+ Thị trường sản phẩm và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp chưa bão hòa

+ Tỷ lệ tiêu thụ của khách hàng có khả năng gia tăng

+ Khi thị phần của đối thủ cạnh tranh giảm trong khi doanh số toàn ngành đang gia tăng

+ Có mối tương quan giữa doanh thu và chi phí Marketing

+ Việc tăng kinh tế theo quy mô đem lại các lợi thế cạnh tranh chủ yếu

- Chiến lược phát triển thị trường: là chiến lược giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp vào các khu vực thị trường mới

Các trường hợp sử dụng:

+ Doanh nghiệp có sẵn các kênh phân phối mới tin cậy, có chất lượng, chi phí hợp lý

+ Doanh nghiệp đạt được thành công trên thị trường hiện có

+ Các thị trường khác chưa được khai thác hoặc chưa bão hòa

+ Có đủ nguồn lực quản lý doanh nghiệp mở rộng

+ Khi doanh nghiệp có công suất nhàn rỗi

+ Khi ngành hàng của doanh nghiệp phát triển nhanh thành quy mô toàn cầu

- Chiến lược phát triển sản phẩm: là chiến lược tìm kiếm tăng doanh số bán thông qua cải tiến hoặc biến đổi các sản phẩm và dịch vụ hiện tại

Các trường hợp sử dụng:

+ Sản phẩm và dịch vụ đã ở vào giai đoạn “chín” của chu kỳ sống

+ Ngành kinh doanh có đặc trưng công nghệ - kỹ thuật thay đổi nhanh chóng + Đối thủ đưa ra các sản phẩm nổi trội hơn với mức giá tương đương

+ Doanh nghiệp có khả năng R&D mạnh

NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY CỦA CÔNG TY MIPEC

Tổng quan về công ty Mipec

Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội MIPEC được thành lập vào ngày 22-12-2003. Khởi đầu với lĩnh vực sản xuất dầu mỡ nhờn chuyên dụng cho khí tài quân sự, MIPEC đã không ngừng mở rộng và đa dạng hóa đầu tư kinh doanh từ sản xuất dầu mỡ nhờn các loại cung ứng cho thị trường dân dụng đến kinh doanh xăng dầu, kho bãi cầu cảng, thương mại dịch vụ, bán lẻ và đặc biệt là hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản Ở bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, MIPEC cũng đều ghi dấu ấn bởi những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao Đặc biệt, chỉ một thời gian ngắn sau khi tham gia vào lĩnh vực bất động sản, MIPEC đã trở thành một thương hiệu uy tín, hấp dẫn nhà đầu tư, khách hàng với những dự án, công trình bất động sản tại các vị trí đắc địa, được đầu tư đồng bộ, đa dạng về chủng loại và phù hợp với nhu cầu của thị trường Kể từ khi thành lập đến nay, MIPEC đã có những bước tiến vượt bậc cả về quy mô doanh nghiệp và cả trong kết quả sản xuất kinh doanh Năm 2003, vốn điều lệ của MIPEC là 20 tỷ đồng, đến tháng 8 năm 2015, vốn điều lệ đã tăng 50 lần, lên 1.000 tỷ đồng Năm 2020, tổng doanh thu của MIPEC đạt xấp xỉ 5.700 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 7.000 tỷ đồng với hơn 400 lao động cùng hệ thống chi nhánh, đơn vị thành viên trên khắp cả nước

Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh, MIPEC luôn chú trọng công tác xã hội, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng MIPEC đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa như tài trợ xây dựng, tôn tạo các công trình đền ơn đáp nghĩa, đóng góp hỗ trợ các cấp chính quyền trong công tác gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc, tham gia các chương trình xã hội hóa của thành phố và tích cực thực hiện các chương trình từ thiện hướng tới người nghèo, trẻ em vùng cao.

“Không ngừng đổi mới – không ngừng phát triển”, cùng nền tảng vững chắc về tài chính, nhân lực, kinh nghiệm quản lý và chiến lược hợp tác toàn diện với các đối tác lớn, MIPEC sẽ tiếp tục phấn đấu đạt thêm nhiều thành công mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đa dạng về chủng loại và phù hợp với nhu cầu thị trường.

Sứ mệnh và tầm nhìn:

“Nền tảng vững vàng Khát vọng vươn xa”, Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội đang ngày một phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tích vượt trội trong các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh Trên mỗi bước đi của mình, MIPEC luôn luôn trung thành với sứ mệnh và tầm nhìn mà Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra:

Sứ mệnh: Đối với thị trường: MIPEC trung thành với sứ mệnh đảm bảo nhu cầu quốc phòng ; lấy tăng trưởng kinh tế để đầu tư khoa học công nghệ, trang thiết bị cho sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất phù hợp với nhu cầu thị trường. Đối với cổ đông và đối tác: MIPEC cam kết là người bạn đồng hành tin cậy cùng chia sẻ nguồn lực và luôn gia tăng các giá trị đầu tư cho cổ đông và đối Đối với nhân viên: MIPEC tạo dựng môi trường làm việc nhân văn, năng động, sáng tạo; tạo điều kiện thu nhập tăng trưởng ổn định và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên. Đối với xã hội: MIPEC thể hiện trách nhiệm với cộng đồng khi đặt lợi ích doanh nghiệp hài hòa với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử vì cộng đồng.

MIPEC mong muốn xây dựng một thương hiệu uy tín, tin cậy với tầm nhìn chiến lược thể hiện bản lĩnh, tinh thần, tính tiên phong của người lính; không ngừng đổi mới sáng tạo, mỗi sản phẩm của MIPEC luôn hướng đến sự hoàn thiện; cùng lợi thế về vốn và công nghệ của cổ đông và đối tác, MIPEC đặt mục tiêu phát triển, đạt thêm nhiều thành công mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Phấn đấu trở thành doanh nghiệp có đóng góp lớn cho đất nước và xã hội Xây dựng một tập thể lớn mạnh, đoàn kết để tạo ra giá trị hữu ích cho đối tác khách hàng và tất cả mọi người.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức tập đoàn và các công ty thành viên

Cơ cấu tổ chức tập đoàn

Các công ty thành viên:

+ Nhà máy dầu mỡ nhờn quân đội

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

22/12/2003: Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội (MIPEC) được thành lập với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

16/12/2005: Nhà máy dầu mỡ nhờn Quân đội chính thức khánh thành và đi vào hoạt động tại số 4 Bạch Đằng – Q Hồng Bàng – TP Hải Phòng với dây chuyền thiết bị dầu nhờn nhập khẩu từ châu Âu và dây chuyền mỡ được chuyển giao công nghệ bởi các chuyên gia Nga.

Tháng 7/2006: Vốn điều lệ của MIPEC tăng lên thành 50 tỷ đồng

Tháng 3/2007: Vốn điều lệ của MIPEC tăng lên thành 110 tỷ đồng

Quý 3 năm 2007: MIPEC bắt đầu tham gia vào lĩnh vực bất động sản từ năm 2005; tháng 7/2007, khởi công dự án bất động sản đầu tiên – MIPEC TOWER tại 229 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội

Tháng 3/2008: Vốn điều lệ của MIPEC tăng lên thành 330 tỷ đồng

9/10/2009: Công ty Cổ phần bất động sản MIPEC (MIPECLAND) được thành lập và chịu trách nhiệm thi công các công trình trọng điểm của MIPEC như MIPEC Tower, MIPEC Riverside, MIPEC Citadines Bayfront Nha Trang, MIPEC Kiến Hưng,…

24/11/2010: Công ty Cổ phần Dịch vụ Quản lý MIPEC (MIPEC M) được thành lập, chịu trách nhiệm quản lý khu phức hợp Căn hộ - Văn phòng - TTTM MIPEC Tower,… Tháng 12/2010: Vốn điều lệ của MIPEC tăng lên thành 500 tỷ đồng, tăng 25 lần so với ngày thành lập

6/6/2012: Công ty TNHH MTV Kinh doanh Thương mại Xăng dầu MIPEC (MIPEC Petro) được thành lập với ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn, bán lẻ xăng dầu sáng, dầu mỡ nhờn

22/12/2013: Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty, MIPEC vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba

Tháng 8/2015: Vốn điều lệ của MIPEC tăng lên thành 1.000 tỷ đồng, tăng 50 lần so với ngày đầu thành lập; tổng tài sản đạt 7.000 tỷ đồng, xếp hạng thứ 151 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

3/11/2015: MIPEC ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Auchan - Tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Pháp, đánh dấu một mốc quan trọng khi Mipec chính thức đưa chuỗi siêu thị Auchan nổi tiếng bởi uy tín và sự thân thiện với mọi gia đình ra thị trường bán lẻ miền Bắc

19/1/2016: MIPEC ký kết hợp tác chiến lược với The Ascott Limited – Tập đoàn quản lý căn hộ dịch vụ quốc tế hàng đầu thế giới Tập đoàn Ascott quản lý, vận hành tổ hợp khách sạn và căn hộ dịch vụ Citadines Bayfront Nha Trang do MIPEC làm chủ đầu tư.

Nhận diện chiến lược cấp công ty của Công ty Mipec

2.2.1 Chiến lược đa dạng hóa

Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội (MIPEC) được thành lập vào năm 2003 Khởi đầu với lĩnh vực sản xuất dầu mỡ nhờn chuyên dụng cho khí tài quân sự, MIPEC đã không ngừng mở rộng và đa dạng hóa đầu tư kinh doanh từ sản xuất dầu mỡ nhờn các loại cung ứng cho thị trường dân dụng đến kinh doanh xăng dầu, kho bãi cầu cảng, thương mại dịch vụ, bán lẻ và đặc biệt là hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.

2.2.1.1 Đa dạng hóa có liên quan

MIPEC mở rộng kinh doanh sang ngành liên kết với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

● Sản xuất & kinh doanh dầu nhờn

MIPEC đã khởi đầu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất dầu mỡ nhờn, chuyên dụng cho khí tài quân sự Họ đã xây dựng Nhà máy dầu mỡ nhờn Quân đội tại thành phố Hải Phòng, sản xuất nhiều loại sản phẩm hóa dầu bao gồm cả phục vụ cho nhu cầu quốc phòng và thị trường dân sự (các sản phẩm chính là dầu nhờn động cơ, thủy lực, công nghiệp, bánh răng, mỡ bôi trơn, mỡ chịu nhiệt, mỡ bảo quản…) Đến nay, dầu nhờn do MIPEC sản xuất đã dần thay thế cho các chủng loại dầu nhờn nhập khẩu, chiếm thị phần đa số sản lượng tiêu dùng của Quốc phòng và các loại dầu nhờn mang thương hiệu Rotex được thị trường dân dụng tín nhiệm

Cùng với hệ thống phân phối ngày càng mở rộng, MIPEC đã phát triển thêm nhiều dòng dầu nhờn cung ứng cho thị trường dân dụng và các dòng sản phẩm đặc chủng phục vụ các ngành khai thác mỏ, gia công kim loại Điều này là một ví dụ về tích hợp ngược, tức là họ sản xuất nguyên liệu hoặc sản phẩm kỹ thuật mà họ cần cho hoạt động kinh doanh chính

Vào tháng 6 năm 2012, MIPEC đã mở rộng cung ứng dầu mỡ nhờn cho thị trường dân dụng thông qua thành lập Công ty TNHH MTV Kinh doanh Thương mại Xăng dầu Mipec (Mipec Petro), với ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn, bán lẻ xăng dầu sáng, dầu mỡ nhờn Mipec Petro hiện đang sở hữu 14 cây xăng và 5 chi nhánh tại Hà Nội, Xuân Mai, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng

● Kho bãi cầu cảng Đáp ứng nhu cầu của thị trường, bắt đầu từ năm 2006 MIPEC chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống cầu cảng kho bãi, đường ống phục vụ cho việc tiếp nhận,cấp phát vận chuyển lưu thông xăng dầu MIPEC đã chọn Công ty Cổ phần Tư Vấn vàXây Dựng Phú Xuân làm nhà thầu thực hiện công trình Cảng MIPEC, là một phần quan trọng trong chiến lược logistics của mình.

Công trình được thi công tại Bán đảo Đình Vũ thuộc Quận Hải An - Khu kinh tế Đình Vũ, Cát Hải, Thành phố Hải Phòng và đã hoàn thành vào năm 2015.

Cảng nằm tại vị trí hạ lưu sông Cấm, bán đảo Đình Vũ, thuận tiện kết nối các tuyến giao thông đường bộ, đường biển…; được trang bị thiết bị khai thác có công nghệ hiện đại.

2.2.1.2 Đa dạng hóa không liên quan

Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội (MIPEC) chính thức gia nhập thị trường Bất động sản vào năm 2005 Tháng 7/2007, khởi công dự án bất động sản đầu tiên – MIPEC TOWER tại 229 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội Với nền tảng kinh doanh vững chắc và tiềm lực tài chính vững mạnh, MIPEC từng bước khẳng định vị thế của mình qua các dự án, công trình trọng điểm, đòi hỏi kỹ thuật cao.

MIPEC đầu tư đa dạng các loại hình bất động sản từ chung cư cao tầng; khu đô thị; căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng; tòa nhà văn phòng đến các tổ hợp căn hộ, thương mại và dịch vụ; tổ hợp thể thao dịch vụ; … Các sản phẩm bất động sản của MIPEC không chỉ được chú trọng đặc biệt đến thiết kế và chất lượng công trình mà còn đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ chuyên nghiệp; môi trường sống xanh, sạch, đẹp; an ninh, an toàn và tiện ích đồng bộ.

Công ty Cổ phần bất động sản MIPEC (MIPECLAND) được thành lập và chịu trách nhiệm thi công các công trình trọng điểm của MIPEC như MIPEC Tower, MIPEC Riverside, MIPEC Citadines Bayfront Nha Trang, MIPEC Kiến Hưng,…

Nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ, tiện ích đồng bộ tại các công trình doMIPEC đầu tư, MIPEC đã thành lập và giao nhiệm vụ quản lý và khai thác bất động sản cho Công ty Cổ phần Dịch vụ và Quản lý Mipec (Mipec M) Mipec M cung cấp đầy đủ và loại hình bất động sản, Mipec M đưa ra chiến lược quản lý và giải pháp kinh doanh phù hợp nhất.

Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân Đội đã chính thức khai trương và đưa Trung tâm thương mại Mipec Long Biên đi vào hoạt động từ ngày 30/7/2016 Tọa lạc tại số 2, đường Long Biên II, Quận Long Biên, Hà Nội, Mipec Long Biên được thiết kế theo mô hình tổ hợp thương mại hiện đại, cung cấp chuỗi dịch vụ mua sắm, ẩm thực, vui chơi, giải trí đa dạng, tiện ích cho người dân Thủ đô Tại đây, hội tụ các thương hiệu lớn như Siêu thị điện máy Pico, Khu thương mại Thăng Long Square, Khu vui chơi Amazing Town, hệ thống nhà hàng Golden Gate, Rạp chiếu phim Galaxy, Trung tâm thể dục California Fitness & Yoga… cùng nhiều tiện ích như bãi đỗ xe thoáng rộng, wifi miễn phí và dịch vụ khách hàng thân thiện, chuyên nghiệp

Ngày 18/08/2010, công ty Cổ phần Điện lực Mipec (Mipec E) được thành lập nhằm chịu trách nhiệm mua bán, kinh doanh điện cho các tổ hợp nhà ở - trung tâm thương mại – văn phòng do MIPEC làm chủ đầu tư.

● Siêu thị tiêu dùng và siêu thị điện máy

Pico là chuỗi siêu thị điện máy, được thành lập vào năm 2007 có quy mô hàng đầu Việt Nam, chuyên phân phối các sản phẩm điện tử, điện lạnh, viễn thông, IT, kỹ thuật số, gia dụng của các thương hiệu nổi tiếng thế giới Hiện hệ thống của Pico đã có mặt tại 8 tỉnh thành với 21 siêu thị Trong lộ trình phát triển, Pico sẽ tiếp tục mở rộng chuỗi siêu thị, cửa hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ xứng đáng với tên tuổi và uy tín của một thương hiệu liên tục nằm trong “Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương”, “Top 10 nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam”.

MIPEC thể hiện sự đa dạng hóa vào lĩnh vực giải trí và thể thao bằng cách xây dựng

Tổ hợp thể thao và dịch vụ Mipec Golf Club Tổ hợp gồm: Khu tập luyện, Khu dịch vụ hỗ trợ, Học viện golf, Trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất Mipec (Mipec Healthcare and Fitness Center) Khu dịch vụ bao gồm chuỗi nhà hàng Luogo Café, MIGO Beer đáp ứng nhu cầu thư giãn và ăn uống của golfer đồng thời còn có chuỗi Pro shops cung cấp dụng cụ chơi golf, tài liệu về golf.

● Nhà hàng - Tiệc cưới - Hội nghị

Phân tích chiến lược cấp công ty của công ty Mipec

Như đã nhận định ở trên, công ty Mipec đã sử dụng các chiến lược cấp công ty: Chiến lược đa dạng hóa bao gồm đa dạng hóa liên quan và đa dạng hóa không liên quan, chiến lược cường độ và còn có liên minh chiến lược.

Doanh nghiệp cần đảm bảo rất nhiều điều kiện để có thể áp dụng một chiến lược, vậy nên trong phần phân tích này, nhóm sẽ chỉ ra những điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa đối với việc hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. a) Chiến lược đa dạng hóa

Công ty cổ phần Hóa dầu quân đội (Mipec) thành lập ngày 22-12-2003 Khởi đầu với lĩnh vực sản xuất dầu mỡ nhờn chuyên dụng cho khí tài quân sự, với nội lực và lợi thế sẵn, MIPEC đã xây dựng được “hệ sinh thái” với 7 công ty thành viên hoạt động chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, đem lại hiệu quả kinh doanh xuất sắc Các lĩnh vực hoạt động của MIPEC ở thời điểm hiện tại bao gồm: sản xuất và kinh doanh dầu nhờn, xây dựng hạ tầng, kho bãi, cầu cảng, kinh doanh xăng dầu, tham gia thị trường bất động sản và thị trường kinh doanh bán lẻ phục vụ nhu cầu dân sự Có thể nói, đó chính là minh chứng rõ nhất cho chiến lược đa dạng hóa của MIPEC Đối với chiến lược đa dạng hóa liên quan:

MIPEC tập trung đa dạng hóa các SBU trong lĩnh vực sản xuất dầu bao gồm: sản xuất và kinh doanh dầu nhờn, kinh doanh xăng dầu, kho bãi cầu cảng Các điều kiện sau của MIPEC hoàn toàn phù hợp với chiến lược đa dạng hóa liên quan như sau:

Có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất dầu

Với xuất phát điểm là công ty Hóa dầu Quân đội, rõ ràng MIPEC có những thế mạnh đặc biệt nổi trội trong ngành, hiểu rõ được ngành, có những lợi thế cạnh tranh hiệu quả:

- Có khả năng phát triển sản phẩm: MIPEC hoàn toàn có khả năng nghiên cứu và cải tiến từ sản phẩm dầu nhờn chuyên dùng cho khí tài quân sự sang dòng sản phẩm dầu nhờn phục vụ thị trường dân dụng.

- Hiểu rõ ngành sản xuất và kinh doanh dầu nhờn cũng như kinh doanh xăng dầu Việt Nam về quy mô, đặc điểm ngành tại thị trường Việt Nam.

Khả năng sản xuất và cơ sở hạ tầng

MIPEC đã có sẵn Nhà máy dầu mỡ nhờn Quân đội tại thành phố Hải Phòng, đủ khả năng sản xuất phục vụ cả thị trường dân dụng với công suất lên đến 15.000 tấn Vì thế, khi đầu tư sang sản xuất dầu nhờn dân dụng, MIPEC hoàn toàn đủ khả năng cung ứng cho thị trường Công ty cũng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống cầu cảng kho bãi, đường ống phục vụ cho việc tiếp nhận, cấp phát vận chuyển lưu thông xăng dầu.

Có mối quan hệ với Nhà nước, giúp có được cơ hội về mảng kinh doanh xăng dầu

MIPEC thuộc chủ sở hữu Quân đội nên có thể có cơ hội trở thành đầu mối nhập khẩu xăng dầu để thực hiện các chiến lược mở rộng và phát triển hệ thống phân phối, mạng lưới đại lý, củng cố và nâng cao vị thế cạnh tranh, mở rộng quy mô hoạt động, thị phần, phát triển danh mục sản phẩm, gia tăng uy tín và thương hiệu MIPEC. Đối với chiến lược đa dạng hóa không liên quan

Bao gồm gia nhập lĩnh vực bất động sản (phát triển các dự án tầm cỡ); bán lẻ

(đầu tư trung tâm thương mại và siêu thị tiêu dùng), dựa trên các cơ sở điều kiện sau để quyết định chiến lược đa dạng hóa.

Lĩnh vực bất động sản:

Có khả năng và cân đối được nguồn lực hữu hình:

Năm 2005, MIPEC sau khi thành lập, công việc kinh doanh sản xuất dầu mỡ nhờn chuyên dụng cho khí tài quân sự đã đi vào ổn định và đem lại lợi nhuận, MIPEC có đủ nguồn lực hữu hình: tài chính, con người, tổ chức để dàn trải, dịch chuyển sang ngành mới.

Sở hữu mối quan hệ với các doanh nghiệp gốc nhà nước có lợi thế về đất:

Xuất phát điểm của MIPEC là do 3 cổ đông sáng lập: Tổng Công ty XNK Vạn Xuân (VAXUCO) – Bộ Quốc Phòng, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) Vì vậy, MIPEC có mối quan hệ để có thể hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị gốc nhà nước có lợi thế về đất nhằm phát triển trong lĩnh vực bất động sản Không những thế, các mối quan hệ giúp MIPEC giảm thiểu khó khăn trong quá trình hoạch định và triển khai các dự án đối với các vấn đề pháp lý với Nhà nước

Năng lực quản lý và vận hành

MIPEC có đủ khả năng để quản lý và vận hành các dự án bất động sản cho dù những năm đầu cũng không hẳn dễ dàng Năm 2005, MIPEC gia nhập thị trường bất động sản nhưng tới năm 2008, thông qua dự án 229 Tây Sơn mới bắt đầu gây được tiếng vang lớn cho doanh nghiệp Nhờ thành công đó, năm 2009 MIPEC đã thành lập CTCP Bất động sản MIPEC để chuyên biệt hoá mảng bất động sản, giúp vận hành và quản lý các dự án trong lĩnh vực này hiệu quả, cùng nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quản lý như Công ty TNHH Dịch vụ và Quản lý Mipec, CTCP Điện lực MIPEC

MIPEC hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ bao gồm: Trung tâm thương mại, Siêu thị tiêu dùng và siêu thị điện máy Đối với các SBU này, MIPEC cũng đảm bảo đủ các điều kiện của công ty cũng như điều kiện của thị trường để thực hiện chiến lược đa dạng hóa thành công.

Nhu cầu thị trường, quy mô ngành tăng trưởng mạnh

MIPEC nhận định được tiềm năng từ thị trường gần 90 triệu dân của Việt Nam (số liệu 2012), trong đó dân số thành thị chiếm 33% và thu nhập bình quân đầu người càng ngày càng tăng Vì dân số và thu nhập tăng nên nhu cầu trong lĩnh vực bán lẻ và quy mô ngành tăng trưởng mạnh, vậy nên đầu tư vào ngành có thể mở ra cơ hội mở rộng thị trường, đạt được các kỳ vọng về lợi ích.

Có nguồn lực để thực hiện các dự án như trung tâm thương mại

Với nguồn lực chính là CTCP Bất động sản MIPEC, MIPEC đã hoàn toàn có đủ khả năng khởi công xây dựng TTTM Mipec Long Biên, tạo được địa điểm cho hệ thống siêu thị bán lẻ cung cấp tới 12000 chủng loại sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu thị trường.

Hệ thống quản lý của công ty TNHH Dịch vụ và Quản lý Mipec Được thành lập từ năm 2010, công ty TNHH Dịch vụ và Quản lý Mipec khai thác và cung cấp dịch vụ quản lý vận hành bất động sản Đây là lợi thế vô cùng quan trọng giúp Mipec quản lý và vận hành hệ thống bán lẻ hiệu quả.

Ngày đăng: 14/06/2024, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w