1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh rèn kỹ năng lấy điểm tối đa phần đọc hiểu môn ngữ văn trong bài thi tốt nghiệp thpt

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 52,37 KB

Nội dung

Rèn kỹ năng đọc hiểu được xem là vấn đề quan trọng trong trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn văn ở trường phổ thông nhằm phát huy năng lực tự đọc hiểu và sáng tạo của họ

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Từ năm học 2019 -2020, đọc hiểu văn bản là một trong hai phần bắt

buộc trong đề thi Tốt nghiệp THPT: Đọc hiểu và Làm văn Rèn kỹ năng đọc

hiểu được xem là vấn đề quan trọng trong trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn văn ở trường phổ thông nhằm phát huy năng lực tự đọc hiểu

và sáng tạo của học sinh trong việc khám phá giá trị của một văn bản

Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng, việc lượng hóa kiến thức trong các câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi Tốt nghiệp THPT hiện nay chỉ phù hợp với các văn bản chính luận, khoa học hay báo chí Đối với các văn bản nghệ thuật, làm sao để học sinh không rơi vào cách diễn giải đơn nghĩa, đánh mất mỹ cảm văn chương khi tiếp cận văn bản qua các câu hỏi Đọc hiểu cũng là một vấn đề cần lưu tâm

Mặc dù Phần Đọc hiểu chiếm tỉ trọng điểm không lớn trong đề thi (3.0 điểm) nhưng học sinh phải xử lí một văn bản tương đối và tư duy các câu hỏi trong một thời gian ngắn Tại trường THPT …, học sinh đã quen với kiểu bài Đọc hiểu nhưng thực tế giảng dạy cho thấy, nhiều em chưa có phản xạ tốt với các câu hỏi, đặc biệt là các câu hỏi ở mức độ khó tương đối như câu hỏi Vận dụng Sáng kiến này theo chúng tôi là thiết thực, trước hết là trong tình hình bài thi môn Văn trong kì thi Tốt nghiệp THPT có cùng một cấu trúc trong những năm gần đây

Xuất phát từ thực tế trên kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy của bản

thân, chúng tôi thực hiện sáng kiến: Rèn kỹ năng lấy điểm tối đa phần Đọc hiểu môn Ngữ văn trong bài thi tốt nghiệp THPT với mong muốn nâng cao

hiệu quả dạy học, chia sẻ một số vấn đề có tính chất định hướng để giúp học sinh làm tốt dạng bài này hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng bài thi môn Văn, nuôi dưỡng tình yêu với môn học

1.2 Mục đích nghiên cứu

Sáng kiến: Rèn kỹ năng làm dạng bài Đọc hiểu môn Ngữ văn trong bài thi tốt nghiệp THPT đề ra mục đích nghiên cứu: tìm hiểu các vấn đề xoay

quanh câu hỏi Đọc hiểu từ góc độ lí luận, hướng tới xây dựng khung kĩ năng làm dạng câu hỏi này cho học sinh, đề xuất một số đề Đọc hiểu phục vụ cho việc ôn luyện

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Chương trình Ngữ văn lớp 12, hướng tới kỳ thi Quốc gia 2024

- Học sinh lớp 12 trường THPT Tô Hiến Thành, TP Thanh Hoá.

Trang 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp phân tích thống kê, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp so sánh

2 PHẦN NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lí luận.

Khái niệm:

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đọc là trông vào chữ mà nói ra tiếng hoặc không nói ra tiếng” Giải thích đầy đủ, tường minh hơn, có thể hiểu: Đọc là

một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Đọc là tiếp xúc với văn bản về mặt ngôn từ, câu chữ trực tiếp

Trong quan niệm thông thường, hiểu tiếp xúc văn bản về mặt bên trong, phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và

ý nghĩa của mối quan hệ đó Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận

dụng vào đời sống, ứng dụng, mô hình hoá được đối tượng Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi: Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?

Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người nhằm mục đích chiếm lĩnh tri thức văn hoá và bồi dưỡng tâm hồn Khái niệm đọc hiểu (reading literacy)

có nội hàm khoa học phong phú, được hiểu theo nhiều cách khác nhau

Qua các quan niệm trên, có thể thấy: khái niệm Đọc hiểu của các nhà

nghiên cứu dù xuất phát từ các khuynh hướng khác nhau, cách diễn đạt khác nhau, trung tâm của đối tượng có khác nhau song vẫn gặp nhau ở một số điểm sau:

Thứ nhất, đọc - hiểu là một khái niệm phức Nó là một tiến trình gồm hai công đoạn thuộc hai phạm trù khác nhau: “đọc” thuộc phạm trù thể lý và

“hiểu” thuộc phạm trù tâm lý

Thứ hai, các nhà nghiên cứu đều đồng tình rằng: đọc - hiểu là một hoạt động nhận thức Đối tượng của nó là giá trị thẩm mỹ của văn bản Quá trình nhận thức này chỉ xảy ra khi có sự tương tác giữa văn bản với người đọc Thứ ba, đọc - hiểu giúp người đọc lĩnh hội tri thức Thông qua đọc, người đọc phải thấy được: nội dung, mục đích, ý ghĩa của văn bản; tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm; giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật; hình tượng nghệ thuật…

Như vậy, dù có nhiều quan niệm khác nhau song cần phải thống nhất một

quan điểm rằng: Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ một chuỗi hoạt động

Trang 3

tư duy có ý thức của con người với đối tượng và mục tiêu rõ ràng Đồng thời, đọc hiểu cũng là một khái niệm chỉ năng lực đọc ở mức độ cao mức độ hiểu

-của chủ thể hoạt động. 

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Dạng bài Đọc hiểu trong bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn không được đưa vào tiết học nào trong phân phối chương trình môn Ngữ văn phổ thông chính khóa, thường chỉ dừng lại ở việc chữa, trả bài qua các bài kểm tra định kì, bài thi Hiện nay các chuyên đề hướng dẫn việc rèn luyện kĩ năng này cho học sinh một cách bài bản cũng chưa nhiều

Việc ôn luyện, chữa bài cho phần Đọc hiểu còn chưa thực sự được chú trọng, do quan niệm cho rằng đây là câu gỡ điểm nên thường đơn giản, không cần học cũng có thể trả lời được Nếu có đề cao tầm quan trọng của dạng bài thì nhiều giáo viên và học sinh vẫn còn lúng túng trong việc giải quyết thấu đáo vấn đề kĩ năng Kinh nghiệm thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh không

hề dễ dàng trong việc đạt mức điểm cao của các câu hỏi trong phần Đọc hiểu,

dù cho rằng đây là phần “gỡ điểm” và “dễ làm”

2.3 Một số giải pháp giúp học sinh đạt điểm cao trong phần đọc hiểu

2.3.1 Cung cấp kiến thức về vấn đề Đọc hiểu và dạng bài Đọc hiểu

Để làm rõ vấn đề lí luận, trong giải pháp 1, chúng tôi cung cấp lí thuyết

về vấn đề Đọc hiểu và dạng bài Đọc hiểu trong đề thi Tốt nghiệp THPT hiện nay

* Lý thuyết về đọc hiểu:

- Đối tượng

Đối tượng của hoạt động đọc hiểu là các loại văn bản với sự đa dạng về nội dung và dạng thức tồn tại Văn bản có thể là VB ngôn ngữ, có thể là biểu

đồ, hình ảnh, biểu tượng, có thể kết hợp các dạng thức trên Tuy nhiên, dạng thức tồn tại chủ yếu và phổ biến của văn bản Đọc hiểu trong đề thi Ngữ văn là văn bản ngôn ngữ Về nội dung, cuộc sống có bao nhiêu vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau thì có bấy nhiêu dạng nội dung văn bản là đối tượng của đọc hiểu, từ lĩnh vực khoa học, xã hội, đời sống, nghệ thuật, tâm linh,…

- Mục tiêu

Mục tiêu của hoạt động đọc hiểu nói chung là tiếp thu, lĩnh hội, hiểu rõ

và vận dụng nội dung đọc được, kết quả của hoạt động đọc vào cuộc sống góp phần phát triển năng lực và hoàn thiện nhân cách con người

Mục tiêu của đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông là hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản, giúp học sinh có năng lực học

Trang 4

tập, năng lực tư duy, năng lực tiếp nhận, lĩnh hội và sử dụng thông tin, năng lực ngôn ngữ

- Nội dung

Nội dung đọc hiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích đọc hiểu, đặc điểm của văn bản đọc hiểu,… Dựa vào các tiêu chí khác nhau như kiểu loại văn bản, mục đích đọc, cấp độ đọc, trình độ của bạn đọc, đối tượng đọc hiểu mà nội dung đọc hiểu có những điểm khác nhau

- Kĩ năng

Quan niệm về kĩ năng là một vấn đề phức tạp trong tâm lí học, có hai hướng nghiên cứu chính:

Hướng thứ nhất: Nghiên cứu kĩ năng như là trình độ thực hiện hành động, thiên về mặt kĩ thuật của thao tác hành động

Hướng thứ hai: Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh hiệu quả của hành động,

coi kĩ năng là khả năng con người tiến hành công việc có kết quả trong những điều kiện cụ thể, với khoảng thời gian tương ứng

Kĩ năng biểu thị mức độ thực hiện thành thạo, chuẩn xác các hoạt động dựa trên kiến thức, hành động đã từng được thực hiện nhiều lần và phù hợp với

đối tượng của hành động Ví dụ: kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nấu ăn,

kĩ năng giải toán, kĩ năng làm văn,…

Nói cách khác, kĩ năng là khả năng vận dụng tốt các kiến thức được học vào

giải quyết các nhiệm vụ mới trong học tập, trong cuộc sống

Kĩ năng học tập có tính chuyên biệt và quan trọng nhất của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là kĩ năng đọc hiểu văn bản

Kĩ năng đọc hiểu văn bản là khả năng vận dụng một cách thuần thục hệ thống các kiến thức, thao tác vào quá trình chiếm lĩnh văn bản

Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu là một trong những mục tiêu cơ bản của dạy học Ngữ văn theo tinh thần đổi mới nhằm phát triển năng lực người học

* Các loại văn bản Đọc hiểu:

Ngữ liệu được lựa chọn, sử dụng cho phần Đọc hiểu trong đề kiểm tra,

đề thi môn Ngữ Văn là một đoạn trích hoặc văn bản nằm ngoài sách giáo khoa Song để phù hợp với trình độ của học sinh, đề thường lựa chọn những văn bản

có đặc điểm sau:

- Độ dài văn bản: khoảng 150 - 300 chữ

- Đề tài của văn bản Đọc hiểu rất đa dạng, phong phú nhưng nội dung thường đề cập đến những vấn đề gần gũi, có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, đạo đức, mang tính thời sự cao và thường là những vấn đề đặt ra với thế hệ trẻ

Trang 5

- Kiểu văn bản: có thể là văn bản văn học hoặc văn bản thông tin. 

+ Văn bản văn học (văn bản nghệ thuật)

(các văn bản đã học hoặc đọc thêm trong chương trình song thường

nghiêng nhiều về việc sử dụng đoạn trích hoặc văn bản không có trong sách giáo khoa nhưng cùng thể loại với các văn bản được học trong chương trình)

Ví dụ minh hoạ:

Đọc đoạn trích:

Hãy thức dậy, đất đai!

cho áo em tôi không còn vá vai cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn… xin bắt đầu từ cơm

no, áo ấm rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu báu vô biên dưới thềm lục địa rừng đại ngàn bạc vàng là thế phù sa muôn đời như sữa mẹ sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

***

Lúc này ta làm thơ cho nhau đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt

ta ca hát quá nhiều về tiềm lực tiềm lực còn ngủ yên…

Tp Hồ Chí Minh 1980 – 1982

(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em,

Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr 289-290)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước?

Câu 3 Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích

Trang 6

Câu 4 Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay

không? Vì sao?

(Đề thi THPTQG năm 2018, môn Ngữ Văn)

+ Văn bản thông tin (loại văn bản có nội dung thông tin đề cập, bàn

luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,… về những vấn đề, những hiện tượng gần gũi với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại)

Ví dụ minh hoạ:

Đọc đoạn trích:

Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc “sống hết mình ở thời khắc này" Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm Ngay cả ở vùng sa mạc khô cắn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đổt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chủng sẽ lại trỗi dậy Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai Vậy thì loài người chủng ta lại càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày

để không thua kém cỏ cây muông thú

(Trích Cách sống: từ bình thường trở nên phi thường,

Inamori Kazuo, NXB Lao động, 2020, tr 103-104) Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích Câu 2 Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi?

Câu 3 Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích

Trang 7

Câu 4 Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai"? Vì sao?

(Đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2020, môn Ngữ Văn)

* Các loại câu hỏi Đọc hiểu:

Hiện nay, Đọc hiểu môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT thường hướng tới các kỹ năng cụ thể sau:

- Nhận biết đúng, chính xác về văn bản: Thể loại của văn bản; phong

cách ngôn ngữ/phương thức biểu đạt/ thao tác lập luận của văn bản; hiểu đề tài, nhan đề, chủ đề của văn bản

- Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản: Cảm nhận được những đặc sắc,

nổi bật của văn bản (từ ngữ, hình ảnh,chi tiết quan trọng, đặc sắc; các biện pháp tu từ nổi bật, ); đánh giá được nội dung, ý nghĩa của văn bản bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình

- Vận dụng vấn đề đề cập đến trong văn bản để giải quyết một vấn đề cụ thể: Liên hệ, mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của

mình; vận dụng văn bản để trình bày phương hướng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể trong cuộc sống

Để phát huy khả năng chủ động tiếp cận văn bản, năng lực tự đọc hiểu

và sáng tạo của học sinh trong việc khám phá giá trị nội dung tư tưởng của văn bản Đọc hiểu cũng như đảm bảo phân hoá trình độ học sinh, các câu hỏi trong phần Đọc hiểu của đề kiểm tra, đề thi bao gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, được sắp xếp theo bốn mức độ từ thấp đến cao: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng -Vận dụng cao. 

Câu hỏi nhận biết:

Nhận biết nghĩa là nhận ra được sự vật, hiện tượng, đối tượng, trả lời

được câu hỏi: là gì?

Mức nhận biết thường xoay quanh các yêu cầu sau:

- Nhận diện một đặc điểm của hình thức văn bản như: thể loại/phương thức biểu đạt/thao tác lập luận/phép liên kết/ phong cách ngôn ngữ của văn bản… (thường có các cụm từ: Xác định/chỉ ra/Nêu,…)

Ví dụ: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? (Câu 1, Đề thi Trung học phổ thông quốc gia 2018)

- Khái quát chủ đề/nêu nội dung chính/vấn đề chủ yếu mà văn bản đề cập

Trang 8

- Tìm những chi tiết thuộc về nội dung văn bản phù hợp với nội dung định hướng trong câu lệnh (thường có các cụm từ cho thấy dấu hiệu nhận biết: Theo tác giả/Theo đoạn trích/Dựa vào đoạn trích )

Ví dụ: Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi? (Câu 2, Đề thi Tốt nghiệp trung học phổ thông 2020)

Câu hỏi thông hiểu:

Thông hiểu nghĩa là nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng, đối tượng (thường phải suy luận, không tìm thấy trực tiếp câu trả lời trong văn

bản) Đánh giá mức độ thông hiểu, đề thường yêu cầu trả lời câu hỏi: Thế nào? Hoặc: Tại sao/Vì sao?; Anh/chị hiểu như thế nào về…?

Một số yêu câu thường gặp ở câu hỏi thông hiểu là:

- Nêu cách hiểu về một hoặc một sô câu văn/câu thơ/ hình ảnh/chi tiết, trong văn bản

- Hiểu được nét đặc sắc nghệ thuật theo đặc trưng thể loại (thơ/truyện/kí/, ) hoặc một số nét đặc sắc về nội dung của văn bản

Ví dụ: Anh/ Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào "Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng/ Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm” ? (Câu 2, Đề

thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019)

Câu hỏi vận dụng thấp:

Trong môn Ngữ văn, vận dụng chính là biết thực hành tạo lập văn bản trong giao tiếp (nói, viết) Vận dụng là biết làm theo để tạo ra sản phẩm của mình Câu hỏi kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng thường yêu cầu tạo ra một sản phẩm tương tự Đề có thể nêu ra một trong số các yêu cầu sau:

- Nhận xét/đánh giá/lí giải tư tưởng/quan điểm/tình cảm/thái độ của tác giả đối với sự vật, hiện tượng, đối tượng được đề cập trong văn bản

- Phân tích giá trị/tác dụng/hiệu quả của việc sử dụng thể loại/biện pháp

tu từ/chi tiết/ hình ảnh,… được sử dụng trong câu/đoạn/ văn bản

Ví dụ: Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích (Câu 3,

Đề thi Trung học phổ thông quốc gia 2018)

Câu hỏi vận dụng cao:

Vận dụng cao là mức độ cao hơn vận dụng thấp, đòi hỏi học sinh phải có

sự sáng tạo; phải kết hợp cả kỹ năng đọc hiểu và viết để rút ra những kết luận, bài học, thông điệp, chia sẻ suy nghĩ, quan điểm Câu hỏi đánh giá mức độ vận dụng cao thường yêu cầu:

- Rút ra bài học/thông điệp/điều ý nghĩa rút ra từ văn bản Lí giải

Trang 9

- Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, thái độ và nhất là quan điểm cá nhân trước một nhận định/ thông điệp/ vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu

- Liên hệ đến vấn đề có liên quan (bài thơ/câu thơ/hình ảnh/nhân vật,…)

- Nêu quan điểm đồng tình/không đồng tình với quan điểm (…) của tác giả Lí giải

Ví dụ: Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai"? Vì sao?

(Câu 4, Đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2020, môn Ngữ Văn)

d Kết quả khi thực hiện giải pháp

Mức độ nhận thức

về dạng bài

Chưa hiểu rõ Hiểu ở mức tương

đối

Đã hiểu rõ

Trước khi thực

hiện giải pháp

Sau khi thực hiện

giải pháp

Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp, khảo sát tại lớp 12 Sinh, trường tính đến tháng 11, năm học 2023-2024

2.3.2 Hình thành kỹ năng làm dạng bài Đọc hiểu môn Ngữ văn trong bài thi tốt nghiệp THPT

* Nội dung của giải pháp:

Nếu chỉ nắm được kiến thức về dạng bài thì học sinh chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của phần Đọc hiểu Kĩ năng làm dạng bài này sẽ giúp các em chủ động ứng biến với tất cả các dạng câu hỏi có thể xuất hiện trong đề thi

Phần này tập trung định hướng các kĩ năng:

- Tích lũy kiến thức

- Trả lời các câu hỏi theo mức độ, đảm bảo yêu cầu về thời gian, dung lượng và tính thuyết phục

* Các bước tiến hành thực hiện giải pháp

Hình thành kỹ năng tích lũy kiến thức

- Kiến thức Tiếng việt, Văn bản và Làm văn

Sự phân loại này chủ yếu dựa theo cấu trúc môn học Ngữ văn trong trường phổ thông nhiều năm nay Câu hỏi Đọc hiểu không giới hạn lượng kiến thức cần huy động để làm bài, tuy nhiên đó đều là những kiến thức quen thuộc,

có phần đơn giản, đều đã được học trong chương trình Học sinh có thể tự hệ thống hóa, sơ đồ hóa kiến thức để phục vụ cho bài làm Ở đây chúng tôi tập

Trang 10

trung hệ thống một số đơn vị kiến thức môn học thường gặp trong phần Đọc hiểu:

Kiến thức phần Tiếng việt và Làm văn

+ Các phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ

+ Các thao tác lập luận trong văn nghị luận: Phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, bác bỏ

+ Các phương thức lập luận/ cách thức trình bày đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, song hành,

+ Các phong cách ngôn ngữ: Sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận, khoa học, báo chí, hành chính

+ Các vấn đề ngữ pháp: Các biện pháp tu từ và tác dụng; nghĩa của từ, câu; hàm ý; …

Kiến thức phần Văn bản

+ Thể loại của văn bản

+ Đặc trưng thể loại

+ Chủ đề, nội dung, tư tưởng (nếu có) của văn bản

+ Đặc sắc về hình thức nghệ thuật (nếu có)

- Kiến thức xã hội

Bài làm văn nói chung đều cần đến vốn kiến thức xã hội của học sinh, không chỉ đối với dạng bài làm văn nghị luận xã hội Dạng bài Đọc hiểu không đặt ra nhiều yêu cầu đối với kiến thức xã hội của học sinh, thực tế cho thấy nhiều giáo viên không chú ý đến mảng này khi ôn luyện cho học sinh Do vậy phần lớn các em chỉ trả lời các câu hỏi trong đề Đọc hiểu hết sức đơn giản, xuôi chiều, không có sự trăn trở về tư duy Điều này một phần xuất phát từ khung chấm điểm (chấm ý), nhưng rất dễ nhận ra rằng: chất lượng bài làm của

m học sinh có hiểu biết xã hội sẽ tốt hơn, đặc biệt là ở loại câu hỏi vận dụng

Kiến thức xã hội rất quan trọng trong việc tạo cảm hứng cho học sinh khi đọc các ngữ liệu Đọc hiểu, bao gồm cả các văn bản nghệ thuật, từ đó gìn giữ niềm vui, mỹ cảm khi làm bài và đối với môn học Bên cạnh đó, các câu hỏi vận dụng nếu được lồng ghép kiến thức xã hội một cách phù hợp cũng giúp giải quyết tốt vấn đề đặt ra

Hình thành kĩ năng trả lời các câu hỏi dạng bài Đọc hiểu

Yêu cầu về thời gian, dung lượng:

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w