Cụ thể các kiểu nhà nước trong lịch sử gồm:+ Kiểu nhà nước chủ nô;+ Kiểu nhà nước phong kiến;+ Kiểu nhà nước tư sản;+ Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.Các kiểu nhà nước trong lịch sử chủ n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TRƯỜNG CƠ KHÍ
🙢🙢🙢 Tiểu Luận
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thúy Hằng
Sinh viên thực hiện : Phạm Trung Hiếu
MSSV : 20227766
Hà Nội, 2023
Trang 2-Học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh tế – xã hội là cơ sở khoa học để phân chia các nhà nước trong lịch sử thành các kiểu Trong lịch sử nhân loại từ khi xuất hiện xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế – xã hội, đó là: chiếm hữu
nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa Tương ứng với bốn hình thái kinh tế
xã hội đó, có bốn kiểu nhà nước Cụ thể các kiểu nhà nước trong lịch sử gồm: + Kiểu nhà nước chủ nô;
+ Kiểu nhà nước phong kiến;
+ Kiểu nhà nước tư sản;
+ Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
Các kiểu nhà nước trong lịch sử chủ nô, phong kiến và tư sản tuy có những đặc điểm riêng về bản chất, chức năng và vai trò xã hội, nhưng đều là nhà nước bóc lột được xây dựng trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, là công cụ để duy trì và bảo vệ sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo nhân dân lao động trong xã hội Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, tiến bộ vì đặc điểm đông đảo nhân dân lao động trong xã hội tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, văn minh
Kiểu nhà nước chủ nô:
1 Nhà nước chủ nô là gì?
Nhà nước Ai Cập cổ đại được nhận định là Nhà nước chủ nô xuất hiện đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào khoảng bốn nghìn năm trước Công nguyên Nhà nước Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại cũng xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên
Ở các nước phương Đông, hình thức chính thể của nhà nước chủ nô phổ biến là hình thức quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của vua hay quốc vương, hoàng đế Nô lệ được coi là công cụ biết nói và là một thứ hàng hoá mà chủ nô có thể mua bán trên thị trường
Ở Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, hình thức nhà nước phong phú hơn Xét về bản chất thì nhà nước chủ nô là bộ máy chuyên chính của giai cấp chủ nô, là công cụ thiết lập và bảo vệ quyền lực của giai cấp chủ nô, đồng thời, là bộ máy trấn áp giai cấp nô lệ và những người lao động tự do trong xã hội
Ngoài hình thức quân chủ chuyên chế, ở La Mã còn tồn tại hình thức cộng hòa quý tộc, ở Aten (Hy Lạp) còn có hình thức cộng hòa dân chủ mà ở đây đại hội nhân dân được coi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.Bộ máy của nhà nước chủ nô chủ
Trang 3yếu là bộ máy quân sự và cảnh sát Phần lớn, các nhà nước chủ nô chưa có sự phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước
Một nhà nước chủ nô là một nhà nước mà chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ nội địa hoặc trong nước là hợp pháp, trong khi một nhà nước tự do là một nhà nước mà họ không hợp pháp Trong khoảng thời gian từ năm 1812 đến năm 1850, các quốc gia chủ nô được coi là bắt buộc về mặt chính trị rằng số lượng các bang tự do không được vượt quá số lượng các bang nô lệ, vì vậy các bang mới được chấp nhận theo các cặp không có nô lệ Tuy nhiên, có một số nô lệ ở hầu hết các nước tự do cho đến thời điểm điều tra dân số năm 1840, và Đạo luật Nô lệ chạy trốn năm 1850 đã quy định cụ thể rằng nô lệ không trở nên tự do bằng cách vào một quốc gia tự do Mặc dù người Mỹ bản địa có chế độ chủ nô quy mô nhỏ, chế độ chủ nô ở nơi sẽ trở thành Hoa Kỳ đã được thiết lập như một phần của quá trình thuộc địa hóa châu Âu Đến thế kỷ 18, chế độ chủ nô là hợp pháp trên toàn bộ 13 thuộc địa, sau đó các thuộc địa nổi dậy bắt đầu bãi bỏ tập tục này Pennsylvania đã bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1780, và khoảng một nửa số bang bãi bỏ chế độ nô lệ vào cuối Chiến tranh Cách mạng hoặc trong những thập kỷ đầu tiên của đất nước mới, mặc dù điều này thường không có nghĩa là những nô lệ hiện có được tự do Mặc dù không phải
là một trong Mười ba Thuộc địa, Vermont tuyên bố độc lập khỏi Anh vào năm
1777 và đồng thời hạn chế chế độ nô lệ, trước khi được công nhận là một bang vào năm 1791
2 Bản chất của nhà nước chủ nô:
Nhà nước chủ nô cũng có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội:
– Thứ nhất, trong nhà nước chủ nô thì tính giai cấp trong nhà nước chủ nô được xác định là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối lưu lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa chủ nô với nô lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác
+ Chế độ nô lệ phương tây cổ điển hay còn gọi là chế độ nô lệ Hy – La Được đặc trưng bởi tính điển hình của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ Nô lệ được xác định là chiếm một số lượng đông đảo trong xã hội khi ở trong loại hình nhà nước chủ nô này Và nô lệ được biets đến là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội mà thực chất là cho chủ nô Sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là phổ biến và điển hình
+ Chế độ nô lệ phương Đông cổ đại hay còn được nhắc đến đó chính là chế độ nô
lệ gia trưởng ở trong thời kỳ này là loại hình xã hội còn duy trì nhiều tàn dư của chế độ công xã thị tộc
Trang 4-Thứ hai, trong nhà nước chủ nô thì tính xã hội ở các nhà nước chủ nô khác nhau
và ở các mức độ khác nhau đã tiến hành những hoạt động mang tính xã hội như: hoạt động làm thuỷ lợi ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông
3 Chức năng của nhà nước chủ nô:
Chức năng của nhà nước chủ nô bao gồm chức năng đối nội và đối ngoại – Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:
+ Một là, không thể nào có thể bỏ qua được chức năng củng cố và bảo vệ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ là một trong những chức năng đặc trưng, cơ bản nhất của nhà nước chủ nô, thể hiện rõ nét bản chất giai cấp của nhà nước chủ nô
+ Hai là, chức năng đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác không chỉ giai cấp nô lệ chịu sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của giai cấp chủ nô mà các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng chịu sự
áp bức và bóc lột không kém phần tàn bạo từ phía giai cấp chủ nô
+ Ba là, chức năng đàn áp về mặt tư tưởng các nhà nước chủ nô đều sử dụng tôn giáo như một công cụ hữu hiệu cho sự nô dịch về mặt tư tư tưởng Bên cạnh việc
sử dụng bạo lực quân sự để đàn áp giai cấp nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác, nhà nước chủ nô còn thực hiện sự nô dịch về mặt tư tưởng đối với nô lệ và nhân dân lao động
– Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:
+ Một là, chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược là một trong những chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước chủ nô Điều kiện cho sự tồn tại của nhà nước chủ
nô gắn liền với chế độ nô lệ, vì thế các nhà nước chủ nô hết sức coi trọng hoạt động tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ và tăng cường số nô lệ của quốc gia Chế độ nô lệ càng phát triển thì chiến tranh càng tàn khốc
+ Hai là, chức năng phòng thủ chống xâm lược, nhà nước chủ nô trong một chừng mực nhất định ngoài các chức năng đã nêu ở trên , tuỳ vào thời điểm cụ thể đã tiến hành những công việc chung bắt nguồn từ sự tồn tại của xã hội như: xây dựng các công trình công cộng, đường sá, tổ chức đắp đê chống lụt…,
4 Các hình thức của nhà nước chủ nô:
– Hình thức chính thể nhà nước chủ nô
Mặc dù các nhà nước chủ nô đều có những chức năng cơ bản giống nhau, nhưng
do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia là khác nhau nên trong nhà nước chủ
Trang 5nô có nhiều hình thức chính thể khác nhau Lịch sử phát triển của nhà nước chủ nô gắn với các hình thức chính thể: quân chủ, cộng hoà dân chủ, cộng hoà quý tộc + Chính thể quân chủ chuyên chế phổ biến trọng các nhà nước phương đông cổ đại
+ Chính thể cộng hoà dân chủ tồn tại ở nhà nước chủ nô Aten vào thế kỷ thứ V –
IV trước công nguyên
+ Chính thể cộng hoà quý tộc chủ nô tồn tại ở nhà nước Spác và La Mã
– Hình thức cấu trúc nhà nước chủ nô
Tất cả các nhà nước chủ nô đều có cấu trúc nhà nước đơn nhất
– Về chế độ chính trị của nhà nước chủ nô
Ở các nước phương Đông chủ yếu tồn tại chế độ độc tài chuyên chế Ở các nước phương Tây, chế độ chính trị đã mang tính dân chủ, tuy nhiên về bản chất đó chỉ là chế độ dân chủ chủ nô Về cơ bản, nền dân chủ được thiết lập ở những quốc gia này vẫn là chế độ quân phiệt, độc tài với đại đa số nhân dân lao động
( Trích luatduonggia.vn)
Kiểu nhà nước phong kiến:
1 Nhà nước phong kiến là gì?
Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội phong kiến Trong đó, nó được hình thành dựa trên sự tan rã của nhà nước chiếm hữu nô lệ, được coi là hình thái cao hơn của chế độ chiếm hữu nô lệ Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ Đây là tầng lớp giàu có cũng như nắm nhiều quyền lực, của cải trong xã hội
Cùng tìm hiểu các nhà nước phong kiến hình thành ở phương Đông và phương Tây
– Về thời gian:
Chế độ phong kiến phương Đông hình thành sớm nhất ở Trung Quốc từ thế kỷ III trước công nguyên
Trong khi ở phương Tây, nhà nước phong kiến hình thành sớm nhất là thế kỷ V sau công nguyên (Tây Âu)
Trang 6– Về mặt không gian:
Ở phương Tây, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao Khi quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình
Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng
Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của chế độ phong kiến và nhà nước phong kiến
2 Bản chất nhà nước phong kiến:
2.1 Về cơ sở kinh tế, xã hội của nhà nước phong kiến:
Trong chế độ phong kiến có hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân Tên gọi này được sử dụng tương ứng ở phương Tây thường gọi là lãnh chúa, chúa đất và nông nô Đặc trưng của địa chủ là nắm giữ, quản lý rất nhiều đất đai Ruộng đất là
tư liệu sản xuất chính trong chế độ phong kiến
Người nông dân nhận đất để sử dụng, canh tác phải nộp địa tô cho địa chủ Đây là phương thức bóc lột chính, có tính đặc trưng Ngoài nông dân, xã hội còn có tầng lớp thợ thủ công, tầng lớp thị dân
Ở phương Tây, ruộng đất hầu như thuộc sở hữu tư nhân (lãnh chúa) Còn ở phương Đông thì tồn tại song song sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân Tuy nhiên ruộng đất vẫn tập chung chủ yếu vào địa chủ phong kiến
Như vậy:
So với nô lệ, người nông dân trong xã hội phong kiến đã có sở hữu riêng tuy không lớn Họ có được sự tự do hơn so với nô lệ trong chế độ cũ Đây là điểm tiến bộ của nhà nước phong kiến so với nhà nước chủ nô Người dân có được tiếng nói, có được quyền quyết định số phận và cuộc đời mình
Nhưng trong xã hội phong kiến vẫn tồn tại hai mối quan hệ giữa giai cấp thống trị
và giai cấp bị trị Đó là giữa nhà nước và nông dân, giữa địa chủ và tá điền Sự mâu thuẫn quyền lợi, quyền lực vẫn thể hiện sâu sắc
2.2 Điều kiện kinh tế – xã hội:
Các điều kiện này quyết định bản chất của nhà nước phong kiến:
– Tính giai cấp của nhà nước phong kiến:
Trang 7Thể hiện sâu sắc, rõ nét không kém nhà nước chủ nô trong phân chia giai cấp, địa
vị và quyền lực xã hội Nhà nước phong kiến là bộ máy bảo vệ lợi ích kinh tế cho giai cấp địa chủ phong kiến Kẻ mạnh vẫn được bảo vệ trong sức mạnh to lớn của
họ Mang đến công cụ chuyên chính giúp giai cấp địa chủ phong kiến đàn áp giai cấp nông dân, thợ thủ công, dân nghèo Xã hội vẫn đặt ra khó khăn, thống khổ cho tầng lớp bị trị
Tóm lại, quyền lực của nhà nước phong kiến tập trung chủ yếu vào việc đàn áp và bóc lột người dân lao động Các quyền lợi của nông dân vẫn chưa được đề cao khi
họ bị bóc lột sức lao động Chuyển từ hình thức nô lệ bị bóc lột suốt đời sang quyền lợi của người nông dân trong xã hội phong kiến
– Tính xã hội, nhà nước phong kiến:
Sứ mệnh của nhà nước phong kiến là tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội Nhà nước đại diện thực hiện hoạt động quản lý xã hội So với nhà nước chủ
nô, tính xã hội của nhà nước phong kiến rõ nét hơn Nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc giải quyết những vấn đề chung cho toàn xã hội Đã lắng nghe để xác định một số quyền cơ bản cho người dân Do vậy, các hoạt động kinh tế xã hội của nhà nước cũng thiết thực hơn Tuy nhiên lại được đặt ra không được mâu thuẫn với quyền lợi của giai cấp thống trị
Trên thực tế các quyền lợi vẫn được tập chung đảm bảo cho sức mạnh của giai cấp thống trị
3 Bộ máy nhà nước:
Bộ máy nhà nước được xây dựng và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm bản chất các khu vực khác nhau Do đó bộ máy nhà nước cũng không hoàn toàn giống nhau giữa phương Đông và phương Tây
3.1 Nhà nước phong kiến phương Đông:
Điển hình là Trung Quốc và Nhật Bản, duy trì yếu tố trung ương tập quyền luôn Nhà nước phong kiến vì thế luôn được tổ chức đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước Các quyền lực được ban hành và xây dựng nhằm củng cố sức mạnh cho giai cấp thống trị Trong đó, Trung Quốc là nhà nước chính thể quân chủ chuyên chế điển hình ở phương Đông
3.2 Nhà nước phong kiến phương Tây:
Phần lớn thời gian duy trì hình thức phân quyền cát cứ:
Trang 8Hình thức kết cấu chủ yếu của nhà nước tư sản là phân quyền cát cứ Hình thức này tồn tại suốt cả chế độ phong kiến ở một số nước như Đức, Italia,…
Trong đó, quyền lực nhà nước bị phân tán, không tập chung vào một thế lực cao nhất Vua hoặc quốc vương không có toàn quyền, chỉ là “đấng thiêng liêng”, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến
Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối:
Hình thức này chỉ xuất hiện ở thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một
số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha,…
Ngoài ra còn hình thức chính quyền tự trị thành phố là chính quyền cục bộ, tồn tại trong những khoảng thời gian không lâu Nó là chính quyền cộng hòa phong kiến Như vậy, các hình thức tổ chức nhà nước được xây dựng và thể hiện khác nhau ở phương Đông và phương Tây Ở phương Tây có sự đa dạng hơn trong các hình thức tổ chức nhà nước
4 Hình thức nhà nước phong kiến:
Do cơ sở kinh tế xã hội khác nhau nên hình thức nhà nước phong kiến phương Tây cũng khác hình thức nhà nước phong kiến phương Đông Các đặc điểm thể hiện trong hoạt động tổ chức nhà nước Cũng như xác định bản chất của hoạt động tổ chức, phân chia giai cấp trong xã hội
4.1 Về hình thức chính thể phổ biến:
Hình thức chính thể phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ
Các nhà nước phương Đông đều có chính thể quân chủ chuyên chế.
– Vua là người nắm giữ toàn bộ quyền lực tuyệt đối của nhà nước Tính quân chủ mang đến quyền lực tập chung vào một người lãnh đạo Vua vừa là người ban hành luật, vừa là người tổ chức thực hiện pháp luật, đồng thời vua cũng là tòa án tối cao Như vậy, không có sự phân công, phối hợp hay kiểm soát trong hiệu quả quản lý, thực thi quyền lực nhà nước
Trang 9Tất cả các quyết định của vua đều là đúng, đều phù hợp và mang đến giá trị bắt buộc Không có quyền lực nào hạn chế quyền lực của nhà vua trong xã hội – Quan lại là bề tôi của nhà vua và người dân trong nước là thần dân của vua Thực hiện giúp việc trong những công việc được giao Cũng như phục tùng các mệnh lệnh của nhà vua
Các nhà nước phương Tây:
Cũng phổ biến là chính thể quân chủ chuyên chế, kéo dài và đặc trưng Nhưng ở một số thành phố, cư dân thành phố tổ chức chính quyền thành phố theo mô hình chính thể cộng hòa từ khi giành được quyền tự trị từ tay nhà vua, lãnh chúa hay giáo hội Khi phần lớn người trong xã hội không còn thấy phù hợp, thấy quyền lợi
và bình đẳng khi tham gia vào chế độ cũ
Các đặc điểm thể hiện: Các cơ quan của thành phố như hội đồng thành phố, thị trưởng,… đô thị dân bầu ra Thành phố có tài chính, quân đội, pháp luật và tòa án riêng Từ đó người dân có tiếng nói, có quyền lợi và được lắng nghe
4.2 Về hình thức cấu trúc:
Các nhà nước phong kiến giống nhà nước chủ nô đều là hình thức nhà nước đơn nhất Thực hiện quản lý dưới một chế độ, một cơ chế duy nhất Do đó mà nhà nước
có tổ chức, quản lý xã hội hiệu quả trong quyền lực tập chung
Ở phương Đông, tồn tại chủ yếu xu hướng trung ương tập quyền với sự phục tùng tuyệt đối của chính quyền địa phương Trung ương quản lý, giám sát và điều khiển các hoạt động chính Trong khi địa phương phải đảm bảo tuân thủ, chấp hành các quy định
Còn ở phương Tây, trong quá trình tồn tại và phát triển, cấu trúc đơn nhất đã có những biến dạng nhất định Thể hiện theo giai đoạn, ban đầu là phân quyền cát cứ, sau là trung ương tập quyền
4.3 Về chế độ chính trị:
Hầu hết các nhà nước phong kiến thường áp dụng các biện pháp bạo lực để tổ chức
và thực hiện quyền lực nhà nước Sức mạnh của giai cấp thống trị được phản ánh trong sự thâu tóm quyền lực, tài sản của nhà nước Do đó người dân phải phụ thuộc, phải nghe theo sự chỉ đạo của tầng lớp thống trị
Nhưng ở một số thành phố ở phương Tây sau khi giành được quyền tự trị cũng có một số biện pháp dân chủ được áp dụng nhưng vẫn còn rất hạn chế Bởi sức mạnh
Trang 10của nhân dân chưa được thể hiện lớn trong khả năng của họ Sự phụ thuộc, chịu ảnh hưởng phong kiến còn quá sâu sắc
(Trích luatduonggia.vn)
Kiểu nhà nước tư sản:
1 Nhà nước tư sản là gì?
Giai cấp tư sản là một tầng lớp xã hội được xác định về mặt xã hội học, tương đương với tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu Họ bị phân biệt và đối lập theo truyền thống với giai cấp vô sản bởi sự sung túc của họ, và vốn tài chính và văn hóa tuyệt vời của họ Đôi khi chúng được chia thành giai cấp tư sản nhỏ, trung, lớn, thượng, và cổ và được gọi chung là “giai cấp tư sản”
Giai cấp tư sản theo nghĩa gốc của nó có liên hệ mật thiết với sự tồn tại của các thành phố, được các điều lệ đô thị của họ công nhận như vậy (ví dụ, điều lệ thành phố, đặc quyền thị trấn, luật thị trấn của Đức), vì vậy không có giai cấp tư sản nào ngoài quyền công dân của các thành phố Nông dân nông thôn phải tuân theo một
hệ thống luật pháp khác
Trong triết học mácxít, giai cấp tư sản là tầng lớp xã hội sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại và mối quan tâm của xã hội là giá trị tài sản
và việc bảo tồn vốn để đảm bảo duy trì địa vị kinh tế tối cao của họ trong xã hội Joseph Schumpeter đã coi việc kết hợp các yếu tố mới vào một giai cấp tư sản đang mở rộng, đặc biệt là các doanh nhân chấp nhận rủi ro để mang lại sự đổi mới cho các ngành công nghiệp và nền kinh tế thông qua quá trình hủy diệt sáng tạo, là động lực thúc đẩy động cơ tư bản
Nhà nước tư sản nổi lên như một hiện tượng lịch sử và chính trị vào thế kỷ 11 khi các công nhân ở Trung và Tây Âu phát triển thành các thành phố dành riêng cho thương mại Sự mở rộng đô thị này có thể thực hiện được nhờ vào sự tập trung kinh tế do sự xuất hiện của hình thức tự tổ chức bảo hộ thành các phường hội Các bang hội nảy sinh khi các cá nhân kinh doanh (chẳng hạn như thợ thủ công, nghệ nhân và thương gia) mâu thuẫn với địa chủ phong kiến đòi tiền thuê nhà của họ, những người yêu cầu giá thuê cao hơn thỏa thuận trước đó
Trong trường hợp, vào cuối thời Trung cổ (khoảng năm 1500 sau Công nguyên), dưới chế độ quân chủ thời kỳ đầu của các quốc gia Tây Âu, giai cấp tư sản đã hành động vì tư lợi, và hỗ trợ về mặt chính trị cho nhà vua hoặc hoàng hậu chống lại tình trạng rối loạn tài chính và luật pháp gây ra bởi lòng tham của các lãnh chúa phong kiến Vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, tư sản Anh và Hà Lan đã trở