1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

121 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động quảng bá các chương trình truyền hình tại Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Phương Trà My, Phạm Ngọc Yến My, Dương Nữ Linh Phương, Bùi Thị Khánh Huyện
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Trà
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Phát thanh Truyền hình
Thể loại Đề tài khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 14,25 MB

Nội dung

Tài liệu này là một đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên về hoạt động quảng bá các chương trình hiện nay

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

***

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2022

HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chủ nhiệm đề tài: Bùi Thị Khánh Huyền

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

***

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2022

HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Thu Trà Chủ nhiệm đề tài : Bùi Thị Khánh Huyền  Nhóm thành viên : Nguyễn Phương Trà My

Dương Nữ Linh Phương

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

Đề đã đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng nghiệm thu đềtài khoa học sinh viên.

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS Nguyễn Thị Minh Hiền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài nghiêncứu khoa học này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng để công bốbất kỳ công trình nào khác Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đượcghi rõ nguồn gốc

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

BÙI THỊ KHÁNH HUYỀN

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 9

1.1 Một số khái niệm 9

1.2 Các nội dung và phương thức của hoạt động quảng bá chương trình truyền hình 14

1.3. Vai trò và yêu cầu đối với hoạt động quảng bá đối với các chương trình truyền hình 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 28

2.1 Giới thiệu các chương trình khảo sát 28

2.2 Khảo sát hoạt động quảng bá các chương trình truyền hình thực hiện khảo sát 30

2.3 Những thành công, hạn chế của hoạt động quảng bá các chương trình truyền hình khảo sát 51

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 72

3.1 Những vấn đề đặt ra 72

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quảng bá chương trình truyền hình 74

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 87

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt  Chữ viết đầy đủ

2 MC Người dẫn chương trình truyền hình

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng bài quảng bá trên 3 nền tảng mạng xã hội phổ biến của 3chương trình Rap Việt mùa 2, Cuộc Hẹn Cuối Tuần, Vua Tiếng Việt 31Bảng 2.2 Số lượng bài quảng bá theo nội dung quảng bá của 3 chương trìnhRap Việt mùa 2, Cuộc Hẹn Cuối Tuần, Vua Tiếng Việt 31Bảng 2.3 Thời lượng của video trên fanpage Rap Việt – VieChannel theo nộidung 32Bảng 2.5 Lượt tương tác các đoạn teasers của Rap Việt mùa 2 trên kênhYoutube VieChannel - HTV2 41Bảng 2.6 Những bài báo đưa thông tin về chương trình Rap Việt 47Bảng 2.7 Những bài báo đưa thông tin về chương trình Cuộc Hẹn Cuối Tuần 48Bảng 2.8 Những bài báo đưa thông tin về chương trình Vua Tiếng Việt 49Bảng 2.9 Đánh giá của khán giả về chất lượng hoạt động quảng bá các chươngtrình truyền hình tại Việt Nam 56

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Chỉ số người dùng Facebook tại Việt Nam tính tới tháng 1/2022 16

Hình 1.2 Số lượng người dùng các trang mạng xã hội ở Việt Nam tính tới tháng 2/2022 (Theo: Wearesocial) 17

Hình 2.1 Bài đăng với nội dung bình chọn cho thí sinh được yêu thích nhất tuần.33 Hình 2.2 Những video phỏng vấn, hậu trường của Rap Việt trên nền tảng Vieon.33 Hình 2.3 Khoảnh khắc trong câu chuyện hậu trường “HLV Karik tìm từng thành viên trong team để tặng áo” 34

Hình 2.4 Đoạn cắt màn trình diễn của các khách mời tại Cuộc Hẹn Cuối Tuần 35

Hình 2.5 Phản ứng của khách mời SooBin được đăng tải lại trên mạng xã hội gây hiệu ứng mạnh mẽ với khán giả 36

Hình 2.6 Đoạn cắt phần thi của thí sinh trong chương trình 37

Hình 2.7 Khoảnh khắc hài hước được cắt ra từ phần thi của thí sinh người ngoại quốc 37

Hình 2.8 Các MC, BTV nhà đài tham gia thử thách của Vua Tiếng Việt trên Tiktok 38

Hình 2.9 Màu sắc trẻ trung và hiệu ứng đặc biệt được sử dụng trong Trailer của Rap Việt 40

Hình 2.10 Ca từ lôi cuốn trong trailer của Rap Việt 40

Hình 2.11 Một đoạn trong trailer tập 7 của Vua Tiếng Việt 42

Hình 2.12 VTV Kết Nối đưa thông tin về Cuộc hẹn cuối tuần mùa 1 43

Hình 2.13 Hình ảnh trong một đoạn trong trailer tập 14 Cuộc Hẹn Cuối Tuần 44

Hình 2.14 Hình ảnh một đoạn trong trailer tập 12 Cuộc Hẹn Cuối Tuần 45

Hình 2.15 Báo VTV news quảng cho chương trình “Cuộc hẹn cuối tuần” mùa 1.48 Hình 2.16 Báo VTV News quảng bá cho chương trình “Vua Tiếng Việt” 50

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện số lượng trailer và teaser từng tập của Rap Việt mùa2 39Biểu đồ 2.2 Hình thức quảng bá có tác động đến quyết định xem chương trình củakhán giả 54Biểu đồ 2.3 Mức độ thường xuyên theo dõi các hình thức quảng bá chương trìnhtruyền hình của khán giả tại Việt Nam 54Biểu đồ 2.4 Nội dung sản phẩm quảng bá được khán giả yêu thích và lựa chọn đểxem 55Biểu đồ 2.5 Mức độ hài lòng của khán giả đối với các hình thức quảng bá chươngtrình “Rap Việt (Mùa 2)” 57Biểu đồ 2.6 Các hình thức khán giả biết đến chương trình “Rap Việt (Mùa 2)” 58Biểu đồ 2.7 Mức độ hài lòng của khán giả đối với các hình thức quảng bá củachương trình “Cuộc hẹn cuối tuần (Mùa 1)” 59Biểu đồ 2.8 Mức độ hài lòng của khán giả đối với các hình thức quảng bá củachương trình “Vua tiếng Việt” 61Biểu đồ 2.9 Phương tiện khán giả thường sử dụng để theo dõi các hoạt động quảng

bá của các chương trình truyền hình 63Biểu đồ 2.10 Hình thức quảng bá có tác động đến quyết định xem chương trìnhcủa khán giả 64Biểu đồ 2.11 Mức độ thường xuyên theo dõi các hình thức quảng bá chương trìnhtruyền hình của khán giả tại Việt Nam 65Biểu đồ 2.12 Mức độ thường xuyên theo dõi hình thức quảng bá trên các phươngtiện báo chí của chương trình “Rap Việt (Mùa 2)” của khán giả 67Biểu đồ 2.13 Mức độ thường xuyên theo dõi hình thức quảng bá trên các phươngtiện báo chí của chương trình “Cuộc hẹn cuối tuần (Mùa 1)” của khán giả 68Biểu đồ 2.14 Mức độ khán giả thường xuyên theo dõi các bài báo quảng bá, giớithiệu của chương trình “Vua tiếng Việt” 69

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, công chúng sẽ có nhiềuthay đổi trong cách tìm kiếm, trao đổi và tiếp nhận thông tin Vì vậy, côngchúng chủ động hơn, chỉ cần một thiết bị điện tử thông minh có kết nối Internet,

họ có thể tự tìm hiểu về thứ mình cần và xem những điều mà mình quan tâm.Bên cạnh đó, số lượng các chương trình truyền hình ngày càng gia tăng, có khánhiều chương trình tạo được tiếng vang, thu hút lượng lớn sự quan tâm của côngchúng và sản xuất thêm được các mùa sau Theo số liệu thống kê của Bộ Thôngtin và Truyền thông tính đến hết ngày 31/03/2022, trên cả nước có đến 125 kênhchương trình truyền hình trong nước đã được cấp phép [32] Vì vậy, áp lực cạnhtranh khi sản xuất chương trình truyền hình là rất lớn, không chỉ đòi hỏi sự chỉnchu về mọi mặt từ nội dung đến hình ảnh, các chương trình còn cần đặc biệt chútrọng độ nhận diện, độ phủ sóng đến khán giả. 

Trong bối cảnh đó, việc quảng bá chương trình truyền hình là một vấn đềcần được chú trọng Đây là một khâu tất yếu trong quá trình sản xuất, thực hiệnmột chương trình truyền hình Việc quảng bá phải được diễn ra thường xuyêntrên nhiều phương tiện, chất lượng quảng bá phải đảm bảo các yếu tố như đầy

đủ thông tin, nhanh chóng và ấn tượng Quảng bá giúp khán giả biết đến chươngtrình, nhận dạng chương trình mà còn góp phần lớn khiến khán giả quyết định

có nên quan tâm, theo dõi chương trình đấy hay không Nếu như hoạt độngquảng bá có sức hút và đánh đúng tâm lý đối tượng thì chắc chắn chương trình

sẽ thu hút được phần lớn đối tượng mà mình hướng đến Việc quảng bá ở môitrường có tính tương tác mạnh hơn như trang Web, Fanpage… hay cách phátsóng qua Internet cho phép phản ứng của người xem đến với nhà sản xuất vàphát sóng diễn ra song song Điều này rất cần thiết cho mối quan hệ lâu và cơ sở

để có “khán giả trung bình” Thực tế đã cho thấy rằng, nếu nội dung chươngtrình hay nhưng chương trình tổ chức quảng bá không tốt thì lượng rating của

Trang 11

chương trình đấy sẽ không cao Ngược lại, các chương trình có chiến lược quảng

bá hợp lý và đúng thời điểm, đúng mục đích sẽ mang lại kết quả tốt hơn Đồngthời hiệu quả của hoạt động quảng bá sẽ giúp chương trình truyền hình tangdoanh thu từ các nhà tài trợ, từ quảng cáo

Qua nghiên cứu và quan sát thực tế Vấn đề thực hiện các hoạt độngquảng bá chương trình truyền hình của các nhà đài tại Việt Nam còn chưa đượcquan tâm đúng mức Rất nhiều chương trình chất lượng được sản xuất nhưng ítđược quảng bá, hoặc chiến lược quảng bá đưa ra quá nhiều thông tin khiến khángiả bị nhiễu, hay các hoạt động quảng bá thiếu sáng tạo, thiếu ấn tượng Nhữngkhuyết điểm trên có thể đến từ nhiều nguyên nhân Trước hết, lý do kinh phí vẫnchiếm một phần lớn, từ đó việc đầu tư trang thiết bị cũng trở nên hạn chế Khithực hiện một chương trình, thì phần lớn trang thiết bị và nhân lực đều tập trungtrong quá trình sản xuất, còn các hoạt động quảng bá thường mang tính chắpghép từ bộ phận khác. 

Tại Việt Nam những năm gần đây, vấn đề quảng bá chương trình truyềnhình đã được chú trọng Những thông tin về hậu trường, lịch phát sóng, câuchuyện của người trong nghề mang lại hơi thở mới cho công chúng truyền hình.Tuy nhiên, việc quảng bá chương trình truyền hình tại Việt Nam vẫn còn thiếuchuyên nghiệp Điều này được thể hiện qua cách xây dựng những điều giản đơnnhất như đồ họa, thiết kế màu sắc, giao diện của các sản phẩm những vấn đề vềnội dung, chưa làm nổi bật được đặc trưng của chương trình Điều này vừa làmgiảm hình ảnh, ấn tượng của chương trình trong lòng khán giả

Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoạt động quảng

bá các chương trình truyền hình tại Việt Nam hiện nay” và thực hiện khảo sát

hoạt động quảng bá của các chương trình “Rap Việt mùa 2”, “Cuộc hẹn cuốituần” mùa 1, “Vua tiếng Việt” Đây đều là những chương trình truyền hình hấpdẫn, có hoạt động quảng bá đa dạng như: Quảng bá trên các nền tảng xã hội(Facebook, Youtube…), sản xuất trailer giới thiệu chương trình trên các kênhtruyền hình, tổ chức họp báo, quảng bá qua các bài viết báo chí… Nhằm phân

Trang 12

tích những ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động quảng bá của chương trìnhtruyền hình hiện nay, để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài  

Quảng bá chương trình truyền hình là một vấn đề được các kênh truyềnhình quan tâm mà còn là đề tài thu hút được nhiều tác giả, nhóm tác giả tìm tòi,nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về hoạt động quảng bá:

Nghiên cứu của PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng như cuốn “PR, lý luận vàứng dụng” của Nxb Lao Động (2015) đã trình bày khái quát về PR; chức năngquản lý của PR; các lĩnh vực PR ứng dụng tiêu biểu: trong chính phủ, doanhnghiệp và các tổ chức phi chính phủ; vai trò, nhiệm vụ và nguyên tắc của PRtrong quan hệ với báo chí, PR nội bộ, PR cộng đồng Giới thiệu các kỹ năng

PR cơ bản: viết, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình; một số vấn đề pháp luật liênquan đến hoạt động PR

Bài báo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệukênh truyền hình” (2018) của tác giả Nguyễn Minh Hải đăng trên Tạp chí Lý

luận chính trị và Truyền thông đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả

xây dựng, phát triển thương hiệu kênh truyền hình ở Việt Nam bao gồm: Xâydựng chiến lược thương hiệu; Nghiên cứu khán giả; Tạo sự khác biệt về nộidung; Nâng cao chất lượng thương hiệu đội ngũ

Cuốn sách “Branding 4.0” (2017) của Philip Kotler và PiyachartIsarabhakdee định nghĩa lại môi trường kinh doanh trong thời kỳ 4.0, trang bịnhững kỹ năng xây dựng thương hiệu cần có trong thời đại bùng nổ thông tin

Công trình nghiên cứu về truyền hình:

Cuốn sách “Giáo trình báo chí truyền hình” do PGS.TS Dương Xuân Sơnbiên soạn của Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2011) Cuốn sách này trình bàynhững vấn đề chung về truyền hình, lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình,chức năng của báo chí truyền hình, nguyên lí truyền hình, chức năng xã hội của

Trang 13

truyền hình; kịch bản và kịch bản truyền hình, quy trình sản xuất chương trình;các thể loại báo chí truyền hình và các thuật ngữ truyền hình.

Luận văn thạc sĩ “Hoạt động tương tác trong các chương trình trên kênhVTV6” của tác giả Nguyễn Thị Thu Trà (2014) nghiên cứu thực trạng hoạt độngtương tác trong các chương trình truyền hình trên kênh VTV6 (do Ban Thanhthiếu niên Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, dành cho đối tượng khán giảthanh thiếu niên), từ đó đề xuất một số giải pháp mở rộng và nâng cao chấtlượng hoạt động tương tác trên truyền hình cho các chương trình trên kênhVTV6

Cuốn sách “Next Generation Mobile Broadcasting” (2016) của tác giảGómez-Barquero David cung cấp các hoạt động việc phát sóng truyền hình củanền tảng đa phương tiện di động

Các công trình nghiên cứu về hoạt động quảng bá chương trình truyền hình:

Cuốn sách “The TV Brand builders” (2016) của nhóm tác giả AndyBryant & Charlie Mawer đã nêu ra phương pháp tạo ra một thương hiệu của cáckênh truyền hình, chương trình truyền hình lớn nhất Từ đó, phân tích các chiếnlược tiếp thị, chiến dịch truyền thông xã hội và đặc trưng thiết kế bộ nhận diệnđằng sau việc quảng bá thương hiệu truyền hình

Luận văn thạc sĩ “Quảng bá các chương trình truyền hình trên sóng củaĐài Truyền hình Việt Nam” của Phùng Mạnh Thắng (2017) đã kết hợp giữanghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn làm rõ những ưu, nhược điểm của cácsản phẩm quảng bá trên sóng VTV từ đó, đề xuất những giải pháp, đem lại hiệuquả khi quảng bá cho các chương trình trên sóng của Đài Truyền hình ViệtNam

Luận văn thạc sĩ “Hoạt động quảng bá kênh truyền truyền hình Quốcphòng Việt Nam (QPVN)” của Lê Thị hạnh Lâm (2019) đã nghiên cứu thựctrạng về hoạt động quảng bá của Kênh QPVN; từ đó đề xuất một số khuyến nghị

Trang 14

nâng cao hiệu quả của hoạt động quảng bá hiện tại và định hướng phát triển một

số công cụ truyền thông mới cho hoạt động quảng bá Kênh QPVN

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động quảng bá chương trìnhtruyền hình tại Việt Nam hiện nay

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm khuôn khổ và  thời gian có hạn của đề tài, nhóm nghiên cứu

đã lựa chọn khảo sát, phân tích và đánh giá các hoạt động quảng bá của 3

chương trình giải trí: “Rap Việt mùa 2”, “Cuộc hẹn cuối tuần” mùa 1, “Vua

tiếng Việt” từ tháng 10/2021 đến tháng 01/2022. 

Ba chương trình nêu trên đều là những chương trình giải trí nổi bật, cónhiều hoạt động quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam và Vie Channel Thờiđiểm nhóm nghiên cứu lựa chọn khảo sát là thời điểm 3 chương trình đều đangtrong thời gian phát sóng Đồng thời, đây là thời điểm những tháng cuối năm,không chỉ riêng các chương trình mà các nhãn hàng đều đẩy mạnh quảng bá đểchạy định mức trước khi nghỉ Tết Nguyên đán

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 

4.1. Mục đích nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của các hoạt động quảng bá chươngtrình truyền hình ở thế giới cũng như tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu hệ thốnghóa các khái niệm liên quan, thực hiện khảo sát về thực trạng hoạt động quảng

bá chương trình truyền hình tại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giảipháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động quảng bá chương trình truyềnhình. 

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 

Để thực hiện mục đích trên, đề tài này triển khai các nhiệm vụ nghiên cứusau:

Trang 15

Nghiên cứu lý luận về quảng bá chương trình truyền hình, nhằm hệ thống

hóa các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 

Khảo sát thực trạng hoạt động quảng bá chương trình truyền hình “Rap

Việt mùa 2”, “Vua tiếng Việt”, “Cuộc hẹn cuối tuần” mùa 1 Từ đó phân tích,

đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó

Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quảng báchương trình truyền hình. 

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở:

Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; chủ chương, chính sách của Đảng vàNhà nước có liên quan đến báo chí, truyền hình

Lý luận về truyền hình và chương trình truyền hình, về hoạt động quảng

bá chương trình truyền hình

Lý luận về Báo chí Truyền thông đại chúng hiện đại; về sự tương tác giữaBáo chí và Truyền thông hiện đại

Lý luận về quan hệ công chúng và quảng bá thương hiệu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích nội dung:

Sử dụng để tìm kiếm, tập hợp, phân loại và chọn lọc xử lý các thông tincần thiết về truyền hình và công việc quảng bá các chương trình truyền hìnhbằng các tài liệu sách báo, các báo cáo để nhằm cho việc thống kê các vấn đề lýluận và tổng hợp số liệu thực tế thông qua hoạt động khảo sát về hoạt độngquảng bá của các chương trình truyền hình Phương pháp này được sử dụng choviệc xác định tính hiệu quả của quảng bá các chương trình truyền hình dựa vàotần suất đăng bài quảng bá trên phương tiện truyền thông mạng xã hội và tỉ lệtương tác của người xem Từ đây, có thể đưa ra những giải pháp hợp lý nhằmthay đổi những vấn đề đang tồn đọng của quảng bá các chương trình truyềnhình

Trang 16

Phương pháp điều tra xã hội học lấy ý kiến công chúng qua bảng hỏi anket thực hiện với 100 người:

Đây là phương pháp chính cho việc thu thập số liệu, thông tin để giảiquyết các luận chứng đề ra Để thực hiện để thi luận văn, với việc đánh giá hiệu

quả thực tế của hoạt động tương tác từ 3 chương trình “Rap Việt mùa 2”, “Vua tiếng Việt”, “Cuộc hẹn cuối tuần” mùa 1, nhóm tác giả đã phát phiếu khảo sát

cho 120 người và nhận lại phiếu khảo sát từ 100 người Bảng hỏi tự điển baogồm 47 câu hỏi về các khía cạnh liên quan như: tiếp cận, sự đánh giá của côngchúng đối với hoạt động quảng bá chương trình truyền hình, thái độ đánh giácủa những người tham gia khảo sát đối với các hoạt động quảng bá thương hiệucủa chương trình

Phương pháp phỏng vấn sâu lấy ý kiến chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn

người tham gia vào khâu quảng bá chương trình truyền hình của Đài truyền hìnhViệt Nam đề có cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động này Thông qua việc liên hệphỏng vấn đội ngũ truyền thông quảng bá của các chương trình truyền hình, qua

đó đánh giá được cái nhìn của các đài truyền hình, các chương trình truyền hìnhđối với tầm quan trọng của việc quảng bá các hoạt động của các chương trìnhtruyền hình, làm nổi bật hiệu quả và ý nghĩa mà hoạt động này đem lại Đồngthời nghiên cứu những giải pháp để các hoạt động quảng bá phát huy tốt nhất

nhiệm vụ của nó đến tất cả mọi lứa tuổi. 

6 Đóng góp mới của đề tài 

Đề tài nghiên cứu mang lại góc nhìn mới về chương trình truyền hình vàcác chiến lược quảng bá gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu của chươngtrình sau một mùa phát sóng Đồng thời, đề tài sẽ đưa ra những đánh giá chínhxác hơn về tính hiệu quả của mức độ quảng bá chương trình trong suốt thời gian

diễn ra cũng như khoảng thời gian trước và sau khi chương trình lên sóng Từ

đó, đề tài đưa ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá chươngtrình trong những mùa sau

Trang 17

Đề tài thực hiện nghiên cứu, khảo sát trên tất cả các nội dung và phươngthức quảng bá của 3 chương trình được khảo sát Từ đó đưa ra phân tích, đánhgiá về những nội dung và phương thức hiệu quả nhất, đồng thời phát hiện nhữngvấn đề tồn đọng trong quá trình thực hiện quảng bá của 3 chương trình.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 

7.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài nghiên cứu, đóng góp về mặt lý luận truyền hình nói chung và lýluận về truyền thông, quảng bá chương trình truyền hình nói riêng Những lýluận này bao gồm khái niệm, vai trò của hoạt động quảng bá chương trìnhtruyền hình, các phương tiện và cách thức quảng bá chương trình truyền hình

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan về thực trạng hoạtđộng quảng bá các chương trình truyền hình, đồng thời đưa ra những giải phápnâng cao chất lượng của hoạt động quảng bá các chương trình truyền hình

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các cơ quan báo chí, các đàiphát thanh – truyền hình có thể thấy được tầm quan trọng của việc quảng bá chomột chương trình truyền hình, cùng với đó là đưa ra những kế hoạch, cách thức,hoạt động truyền thông, quảng bá chương trình truyền hình một cách hiệu quảhơn, thu hút được nhiều người xem hơn. 

8 Kết cấu của đề tài 

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu đượcchia thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hoạt động quảng bá các chương trình truyềnhình

Chương 2: Thực trạng hoạt động quảng bá các chương trình truyền hìnhtại Việt Nam hiện nay

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quảng

bá của các chương trình truyền hình

Trang 18

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC

Quảng bả là một từ Hán Việt được ghép từ chữ “quảng” có nghĩa là rộng lớn và chữ “bá” có nghĩa là làm lan rộng Vì vậy có thể hiểu quảng bá là tuyên

nghĩa phổ biến, tuyên truyền rộng rãi. 

Trong cuốn “PR - Kiến thức và Đạo đức nghề nghiệp”, PGS, TS Đinh

Thị Thuý Hằng nhận định quảng bá là “những hoạt động nhằm tạo ra hoặc thúc lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức” [7, tr 12].

Một cách khái quát, quảng bá có thể hiểu là hoạt động truyền bá rộng rãihình ảnh của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia tới một đối tượng nào đónhằm đạt được một mục đích cụ thể mà chủ thể mong muốn

Một thuật ngữ hay được sử dụng khá nhiều hiện nay đó là quảng bá hìnhảnh thường sẽ chỉ các hoạt động như quảng cáo, marketing, PR, tổ chức sựkiện, Hay nhiều các hoạt động khác thông qua các phương tiện truyền thôngđại chúng để đưa hình ảnh của tổ chức đến gần hơn với công chúng Và với cơquan báo chí sản phẩm tờ báo hay kênh truyền hình cũng không nằm ngoàiphạm vi của quan niệm đó Trong phạm vi, đề tài nghiên cứu khoa học, nhóm

Trang 19

tác giả xin phép được đề cập đến một số khái niệm nằm trong hoạt động quảng

bá như quảng cáo, quan hệ công chúng

Chúng ta có thể thấy, cả PR và quảng cáo đều là những loại hình hoạtđộng thông tin, cùng sử dụng các biện pháp tác động vào đối tượng thông quaviệc cung cấp thông tin, nhưng PR và quảng cáo hướng đến những mục đích

khác nhau: quảng cáo hướng vào việc làm thay đổi nhu cầu của khách hàng tiềm năng nhằm thúc đẩy hành vi mua hàng, trong khi PR hướng vào việc thay đổi nhận thức để cuối cùng dẫn đến những thay đổi về hành vi Mục tiêu cuối

cùng của quảng cáo là lợi nhuận, đích đến của PR là tạo dựng sự hiểu biết lẫnnhau, sự ủng hộ và những mối quan hệ có lợi PR có phạm vi hoạt động, khảnăng tác động cũng như đối tượng tác động rộng hơn quảng cáo Đối tượng tácđộng của quảng cáo chủ yếu là hướng khách mua hàng, trong khi công chúngcủa PR rất đa dạng, rộng khắp và có thể thay đổi tùy theo tình huống, mục đích.Phạm vi hoạt động của PR không giới hạn trong thương mại như quảng cáo, mà

có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, xã hội, văn hóa…

Từ các khái niệm về quảng bá, quảng cáo, PR và phân biệt sự khác nhau

giữa chúng bên trên, nhóm tác giả đưa ra khái niệm “quảng bá” như sau: Quảng

bá là những hoạt động nhằm tạo ra và thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức Các hoạt động nằm trong quảng bá có thể kể đến như: quảng cáo, quan hệ công chúng, xây dựng thương hiệu… 

Theo ông Rufus Radcliffe - Giám đốc điều hảnh dịch vụ Truyền hình theo

yêu cầu của tập đoàn truyền thông ITV (Vương quốc Anh) đã đánh giá: Trong nhiều năm trước đây, hoạt động quảng bá không đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình bởi các nhà sản xuất tự tin họ luôn

có được số lượng khán giả lớn trung thành với truyền hình Tuy nhiên sự thật đó

đã thay đổi Truyền hình cần phải thiết lập hoạt động quảng bá để luôn giữ chân được khán giả bên mình.Theo tác giả Andy Bryant và Charlie Mawer trong cuốn sách “The TV Brand builders” cho rằng: Quảng bá đã trở thành một bánh răng quan trọng trong cỗ máy truyền hình toàn cầu Bộ phận quảng bá tại nhiều

Trang 20

chương trình hay kênh truyền hình đang nỗ lực thu hút khán giả đến với các chương trình bằng các hoạt động, chiến dịch quảng bá hấp dẫn, trong đó đặc biệt khai thác phương tiện truyền thông xã hội để tạo ra hiệu ứng lớn trong công chúng để họ biết đến các chương trình truyền hình nhiều hơn [25].

Vậy nên, hoạt động quảng bá rất quan trọng đối với các chương trìnhtruyền hình, các chương trình được quảng bá hiệu quả khiến cho độ nhận diệncông chúng được tăng cao Điều này đồng nghĩa với việc các chương trình này

sẽ thu hút quảng cáo và các nhà tài trợ cho chương trình Từ nguồn thu quảngcáo, ngân sách sản xuất chương trình cũng được tăng lên, tạo điều kiện để cácnhà sản xuất tiếp tục xây dựng, đổi mới và phát triển chương trình truyền hình

1.1.2 Chương trình truyền hình

Theo GS, TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng”: “Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử dụng trong hai trường hợp Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay cả một đài truyền hình Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình là một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ Ví dụ Chương trình Thời sự, Chương trình Giải trí, Chương trình Thể thao…” [21, tr 142,

143] Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả đề cập đến chươngtrình truyền hình theo cách hiểu của trường hợp thứ hai

         Trong tiếng Anh, chương trình là “programme”, chương trình truyền hình

là “programme television” Nếu coi tác phẩm truyền hình thuộc các thể loại khácnhau (tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn,…) là những tác phẩm báo chí đơn

lẻ, thì chương trình truyền hình chính là cách tổ chức thông tin, tổ chức các tácphẩm thành một tác phẩm hoàn chỉnh để xuất bản tới công chúng Đây đã trởthành phương thức tiếp cận phổ biến của ngành truyền hình với khán giả củamình Thực tiễn hoạt động của ngành truyền hình chủ yếu xoay quanh các

Trang 21

chương trình: sản xuất chương trình, sắp xếp chương trình theo khung phátsóng, đánh giá chất lượng các chương trình, cải tiến chương trình, xây dựng cácchương trình mới… Chương trình truyền hình chính là cách thức giao tiếp củanhững người làm truyền hình với công chúng của mình. 

         Đối với một đài truyền hình, quá trình sản xuất bắt đầu từ việc sáng tạo cáctác phẩm truyền hình Một đài truyền hình thường bao gồm các bộ phận: lãnhđạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên Trong đó phóng viên làngười trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình Các tác phẩm báo chítruyền hình này thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực và trách nhiệm xã hội củanhà báo truyền hình Uy tín, ảnh hưởng của một đài truyền hình trước hết đượcquy định bởi khả năng nắm bắt thực tiễn, phát hiện những vấn đề nổi cộm, có ýnghĩa và phản ánh chúng một cách kịp thời tới công chúng khán giả, góp phầnnâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết và định hướng tư tưởng cho công chúng.         Các tác phẩm tin, bài được phát qua các chương trình truyền hình đều có

sự lựa chọn, sắp xếp bố trí hợp lý để giúp khán giả tiếp nhận các chương trìnhmột cách đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu Nội dung của chương trình làm sâu sắcthêm một cách trực tiếp những tư tưởng, chủ đề dần dần tạo thói quen trong ýthức công chúng

         Các loại hình truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình,báo mạng điện tử có sự khác biệt trong phương thức phản ánh và tái tạo hiệnthực Bởi mỗi loại hình báo chí ngoài những nét chung đều có những đặc thùriêng Đặc thù đó tạo ra những nét riêng từ việc sản xuất, tiếp nhận và tiêu dùngsản phẩm Có thể nói những chương trình truyền hình là kết quả cuối cùng củaquá trình giao tiếp với công chúng truyền hình.       

        Tóm lại nhóm đưa ra khái niệm như sau, chương trình truyền hình là các nội dung truyền hình được tổ chức theo một cách thức nhất quán, có tên gọi riêng và xuất bản theo định kỳ Chương trình truyền hình được phân bổ theo các kênh truyền hình và được thể hiện bằng những nội dung cụ thể qua các chương trình bằng các thể loại tác phẩm truyền hình, đáp ứng yêu cầu tuyên

Trang 22

truyền của các cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả

1.1.3 Quảng bá chương trình truyền hình

Trước đây việc quảng bá chương trình truyền hình rất đơn giản, theophương thức một chiều: nhà quảng bá phát sóng, khách hàng xem, lịch trình lànội dung chương trình được in sẵn; các thông tin phát sóng được đưa tới khángiản thông qua chạy chữ trên truyền hình vào 12h trưa và 18h tối hàng ngày haytrên một số báo, tạp chí có lượng phát hành cao. 

Hiện nay, số lượng các kênh truyền hình và các chương trình truyền hìnhngày một tăng Khán giả ngày càng có nhiều sự lựa chọn, với vốn thời gian cóhạn, khán giả chỉ lựa chọn theo các chương trình hấp dẫn, phù hợp với mình.Điều này đặt ra một vấn đề cấp thiết với Đài truyền hình và các cơ sở sản xuấttruyền hình phải làm thế nào để công chúng lựa chọn chương trình này màkhông phải chương trình khác. 

Từ đây, các chương trình truyền hình dần được xã hội hóa, có sự tham giacủa các đơn vị tư nhân, tích cực thăm dò ý kiến khán giả nhằm xây dựng nhữngkịch bản phù hợp với nhu cầu của công chúng nhất Từ chỗ công chúng buộcphải theo dõi những gì nhà Đài phát sóng, thì hiện nay, công chúng đã trở thànhtrung tâm của quá trình sản xuất chương trình truyền hình Theo đó, để việcquảng bá các chương trình truyền hình một cách hiệu quả, thì giờ đây, thay vìchỉ quảng bá theo cách đơn giản, một chiều thì các đơn vị đã dựa vào thị hiếu,nhu cầu của khán giả để quảng bá

Theo tác giả Phùng Mạnh Thắng trong Luận văn “Quảng bá các chương

trình truyền hình trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam”: “Quảng bá chương trình truyền hình là các hoạt động nhằm phổ biến rộng rãi đến công chúng những chương trình truyền hình sắp phát sóng bằng các loại phương tiện thông tin khác nhau Đây là hoạt động nhằm định hướng thói quen xem truyền hình cũng như thu hút, lôi kéo khán giả xem những chương trình ấy” [20, tr 13].

Trang 23

         Có thể khái quát, quảng bá chương trình truyền hình là những hoạt động nhằm nâng cao độ nhận diện của công chúng đối với các chương trình sắp phát sóng bằng các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau.

1.2 Các nội dung và phương thức của hoạt động quảng bá chương trình truyền hình

1.2.1 Nội dung quảng bá

1.2.1.1 Thông tin cơ bản về chương trình

Thông tin cơ bản về các chương trình quảng bá bao gồm: thời gian phát sóng, khung giờ phát sóng, thời lượng phát sóng, kênh phát sóng, dẫn chương trình là ai, giới thiệu nội dung chương trình, những điểm nổi bật, thu hút mà

chương trình này không giống với các chương trình khác

Đây là những không tin nền cung cấp và hình thành trong khán giả những

ý thức ban đầu về chương trình sắp phát sóng Ngoài việc cung cấp những thôngtin cơ bản, trong quá trình thực hiện quảng bá, nhà sản xuất nên đan xen nhữngđặc điểm nổi bật nhận diện thương hiệu của chương trình Đó chính là yếu tố thuhút khán giả tò mò và đón đợi các số phát sóng của chương trình. 

1.2.1.2 Khách mời

Những nội dung quảng bá về khách mời thường sẽ xoay quanh các chủ đềnhư “úp mở” giới thiệu về khách mời, chính thức ra mắt dàn khách mời củachương trình, phỏng vấn khách mời trước thềm phát sóng chương trình,

Khách mời có thể là chính trị gia, người kinh doanh, chuyên gia, nhà khoahọc, người nổi tiếng trong giới giải trí (diễn viên, người mẫu, ca sĩ, ), hoặcngười có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, và cũng có thể là những người dânbình thường. 

Tuy nhiên trong khuôn khổ khảo sát của 3 chương trình mà nhóm nghiêncứu đã chọn, đa số khách mời của 3 chương trình giải trí này đều là những ngườinổi tiếng, những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội và những người dânbình thường khác Nội dung xoay quanh về khách mời luôn là những nội dungthu hút và hấp dẫn Việc sử dụng thương hiệu cá nhân của chính khách mời hấp

Trang 24

dẫn được đa số công chúng, đặc biệt đến từ cộng đồng người hâm mộ của ngườinổi tiếng đó.

1.2.1.3 Câu chuyện hậu trường

Câu chuyện hậu trường là những nội dung xoay quanh quá trình sản xuấtchương trình từ lúc tiền kỳ, đến lúc ghi hình và cả quá trình hậu kỳ Những câuchuyện hậu trường bao gồm hoạt động chuẩn bị đạo cụ, địa điểm, bật mí cáccảnh quay, những khoảnh khắc đi sản xuất chương trình của cả ekip, hay nhữnghình ảnh thông đêm dựng hình của tổ kỹ thuật… để mang đến những chươngtrình chỉnh chu nhất đến cho khán giả Những nội dung này luôn hấp dẫn côngchúng xem chương trình, bản thân họ không thể trực tiếp tham gia sản xuất nênkhông thể hiểu quá trình, hay những khó khăn mà ekip thực hiện chương trình

đã gặp phải Đây cũng là cơ hội để những người sản xuất giao lưu và đến gầnhơn với khán giả của mình. 

Trên đây đều là những “nội dung đinh” mà tất cả các chương trình truyềnhình giải trí đều thực hiện sản xuất để quảng bá chương trình Những nội dungnày đều là những thông tin cơ bản về chương trình, là những chủ đề hấp dẫncông chúng xem truyền hình, là những nội dung kinh điển và không bao giờ “lỗithời”

1.2.2 Phương thức của hoạt động quảng bá chương trình truyền hình

Trong cuốn “Báo chí và mạng xã hội”, PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa và PGS.TS

Đinh Thị Thu Hằng đã định nghĩa mạng xã hội là “dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tệp, blog và xã hội Như vậy mạng xã hội có thể ngầm hiểu là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng” [17; tr 7]. 

Theo thông tin từ bà Barbarra Chazelle - chuyên gia của Cơ quan Truyền

thông Đại sứ quán Pháp (CFI) cho biết: Ở Pháp, trước và sau khi phát sóng các chương trình truyền hình, khán giả thường có xu hướng xem và cập nhật

Trang 25

Facebook nhiều hơn là viết bình luận; trong khi đó lúc chương trình phát sóng, người xem lại có xu hướng bình luận nhiều hơn xem Facebook đơn thuần Tại

Mỹ, một số kênh truyền hình còn kết hợp với Facebook để phát sóng chương trình của mình trên nền tảng này để tổng hợp được ý kiến người xem và thống

kê được lượt tương tác, sức hút từ phía khán giả Đồng thời, bà Barbarra

Chazelle cũng cho biết hiện nay hai trang mạng xã hội Facebook và Twitterđược nhiều người dùng chủ yếu trong các bình luận của các chương trình truyềnhình

Việt Nam không phải là quốc gia ngoại lệ khi theo thống kê củaWearesocial, số lượng người dùng mạng xã hội tăng liên tục theo hàng năm.Trong đó,theo thống kê tính tới tháng 2/2022 của Wearesocial, tỉ lệ người dùng

sử dụng Facebook vẫn đang chiếm tỉ lệ cao nhất với 93,8%, tiếp sau đó là Zalovới 91,3%

Hình 1.1 Chỉ số người dùng Facebook tại Việt Nam tính tới tháng 1/2022

(Theo: Wearesocial)

Theo đó, nền tảng Facebook thực sự có ảnh hưởng đến cuộc sống củanhững người sử dụng không chỉ ở các nước tiên tiến mà còn cả ở Việt Nam Vậynên có thể thấy, việc sử dụng mạng xã hội Facebook cho hoạt động quảng bácác chương trình truyền hình là một hoạt động hữu hiệu nên được áp dụng rộngrãi trong thời đại 4.0 Nền tảng này vừa giúp rút ngắn thời gian quảng bá lại tăng

Trang 26

mức độ tiếp cận “đúng chương trình đúng đối tượng”, vừa giúp chương trìnhtăng tỉ lệ tương tác nhằm  giữ chặt người xem truyền hình ở lại với các chươngtrình của nhà đài.

Hình 1.2 Số lượng người dùng các trang mạng xã hội ở Việt Nam tính tới tháng

2/2022 (Theo: Wearesocial)

Ở hình thức này, ê-kíp thuộc đài truyền hình sẽ tạo ra những bài viếtnhằm mục đích quảng bá chương trình cho khán giả chưa từng biết tới, đồngthời giữ tương tác với những người đã từng biết và xem chương trình Các bàiđăng thường sẽ có nội dung hài hước, vui nhộn, tạo tiếng cười cho khán giả hoặctiết lộ một vài nội dung quan trọng sẽ có trong tập tiếp theo của chương trình đểthu hút khán giả đón xem tập tiếp theo Sau đó, khán giả sẽ tương tác với các bàiđăng này, tạo ra sự tương tác hai chiều giữa người xem và đài truyền hình. 

Do đó, các chương trình truyền hình đã tận dụng được sự phát triển mạnh

mẽ của các nền tảng mạng xã hội bằng việc quảng bá mạnh mẽ các chương trìnhtruyền hình trên kênh truyền thông này Ở Việt Nam, hàng loạt các chương trìnhtruyền hình bắt đầu lập ra những fanpage hoạt động trên nền tảng Facebook đểtriển khai các nội dung tương tác với khán giả Điều này đặc biệt được các khángiả Việt Nam ủng hộ và làm tăng trưởng mạnh tỉ suất người xem

1.2.2.1 Sản xuất các đoạn phim quảng cáo (trailer-teasers) phát sóng trên các kênh truyền hình

Trang 27

Trailer là một chuỗi hình ảnh cắt ghép logic có nội dung được phát triển

lên từ promotions Nói cách khác, Trailer là một tập hợp gồm nhiều cảnh quay,được các chuyên gia thậm chí do đích thân đạo diễn chọn lựa, được trích lược từnội dung chính của bộ phim/chương trình truyền hình Trailer đóng vai trò mộtbản sơ lược, tóm tắt dùng để quảng bá về một tác phẩm điện ảnh, hay mộtchương trình truyền hình sắp sửa được công chiếu, với mục đích thu hút sự chú

ý của khán giả từ đó tạo nên sự kích thích, hiếu kỳ để lôi kéo khán giả đến rạp,hoặc theo dõi chương trình [20; tr 15, 16]

Teasers: Phát sóng bổ sung cho Trailers hướng khán giả dõi theo tiếp

chương trình đang chiếu Teasers thường gây sự tò mò, ức chế cho khán giả đónxem Trong ngành quảng cáo, phương pháp Teaser là những hoạt động quảngcáo gây sốc, gây chú ý cho đối tượng khách hàng chính của quảng cáo này Điềunày rất phù hợp với đối tượng khán giả trẻ hiện nay vì theo quan sát, giới trẻhiện nay không còn thói quen bật 1 kênh truyền hình lên và có gì xem đó Họ rấtcần thông tin để có thể lựa chọn xem kênh nào vào lúc nào Do đó đối với giớitrẻ, họ khá quan tâm đến các dạng quảng bá chương trình truyền hình Đây là lý

do Teasers đóng vai trò quan trọng trong một chiến dịch quảng bá [20; tr 17]

Teaser và trailer cũng có những điểm khác nhau mà nhà sản xuất cần lưu

ý để quyết định tung ra “đúng sản phẩm, đúng thời điểm”.  

Thời

gian

Chỉ diễn ra trong khoảng

thời gian từ 13 giây cho

Trang 28

ra mắt, khiêu khích sự tò

mò nơi người xem

Không có nội dung cụ

thể Nội dung của teaser

thưởng chỉ mang tính giải

trí, thú vị của sản phẩm

nhiều thông tin hơn

Chứa nội dung cụ thể ngay từ đầu Trailercủa một bộ phim sẽ bao gồm cả  nội dungphim, diễn viên, đạo diễn,

mò bởi nội dung, người tham gia sử dụngtrong chương trình

Ở một số nước tân tiến hiện nay, nhà sản xuất hạn chế tối đa việc chèn lờibình vào trong trailer, bởi khán giả hiện nay thường tập trung vào đồ hoạ và âmthanh Vì vậy, xu hướng hiện nay ở các nhà đài là chèn những thông điệp haytrích dẫn từ các câu nói của các nhân vật trong chương trình Do đó, để có đượcmột trailer thực sự thu hút và gây được chú ý cho khán giả đòi hỏi một sản phẩmphải có sự trau chuốt, đầu tư nhiều thời gian và chất xám của người sản xuất.Hiện nay, ở một số các chương trình truyền hình giải trí ở Việt Nam đã bắt đầuđẩy mạnh hơn việc sản xuất trailer để tăng số lượng người xem chương trình

Kết luận lại, trailer hay clip được xem là “sản phẩm đinh" cho việc quảng

bá phim hay chương trình truyền hình Cũng có thể thấy được rằng, các chươngtrình đẩy mạnh vào cách quảng bá này thường sẽ có lượng người xem cao hơncác chương trình khác do mức độ phổ biến của chương trình được lan rộng hơn

1.2.2.2 Viết bài giới thiệu trên các loại hình báo chí khác

Hình thức này hiện vẫn đang là hình thức quảng bá có sự hiệu quả và làmột trong những hình thức quảng bá truyền thông phát triển mạnh nhất tại ViệtNam Hiện tại, cả nước có hơn 700 đầu báo khác nhau, phù hợp với nhiều đối

Trang 29

tượng và mục đích nhất định Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực báo chí từtrước đến nay đã phần nào củng cố và ủng hộ cho ngành quảng cáo tại Việt Namphát triển

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có tổng cộng 4 loại hình báochí khác nhau có thể kể đến là: báo truyền hình, báo phát thanh, báo mạng điện

tử và báo in Tuỳ vào nhu cầu cũng như kinh phí đầu tư, nhà sản xuất sẽ điềuchỉnh để chọn ra hình thức phù hợp nhất để quảng bá trên các phương tiện báochí

Đối với loại hình báo truyền hình: Thông tin được truyền tải dưới dạng

video, chuỗi hình ảnh chuyển động tạo cảm giác dễ nhớ hơn với khán giả Mức

độ tín nhiệm cao nếu nhà sản xuất lựa chọn các đài truyền hình uy tín như:VTV, Quốc phòng Việt Nam, Tuy nhiên, quảng bá trên truyền hình phải cạnhtranh liên tục với những hoạt động quảng bá của các chương trình khác Hìnhthức này chỉ phù hợp với các chương trình lớn, có mong muốn quảng bá trongphạm vi lớn như phạm vi quốc gia, do sự phổ biến lan rộng của nó Chi phíquảng bá trên các kênh truyền hình còn phụ thuộc vào mức độ phủ sóng vàkhung giờ phát sóng trên các kênh, nếu lựa chọn khung giờ vàng của Đài Truyềnhình Quốc gia thì mức phí phải trả là rất cao. 

Đối với loại hình báo phát thanh: Báo phát thanh không có đa dạng thể

loại khán giả nên nhà sản xuất dễ dàng xác định được chính xác đối tượng khángiả mà chương trình muốn hướng tới Nhưng do chỉ truyền đặt bằng giọng nói

mà không có hình ảnh nên nhà sản xuất khó truyền tải và thu hút tính tò mò củakhán giả, vì thế nhà sản xuất vô tình tự hạn chế đối tượng khán giả của chươngtrình. 

Đối với loại hình báo in: Quảng bá trên báo giấy là một hình thức truyền

thống và khá cũ so với thời điểm hiện tại Do đó, hình thức này thường bị rậpkhuôn và quen thuộc, đặc biệt đối với các độc giả thường xuyên đọc báo Hìnhảnh xuất hiện trên báo kém chất lượng, không sinh động nên khó thu hút người

Trang 30

đọc Vì thế quảng bá trên báo thường sẽ kém hiệu quả hơn so với những quảng

bá trên truyền hình hay báo mạng điện tử

Đối với loại hình báo mạng điện tử: Khán giả hiện nay chủ yếu tiếp cận

thông tin qua các báo hay trang điện tử trên mạng xã hội Do đó, báo mạng điện

tử luôn có một lượng khách hàng đa dạng ở nhiều độ tuổi và vùng miền khácnhau Thông tin được đưa đến khán giả một cách nhanh chóng và kịp thời Cácbài quảng bá được chuẩn bị khá đơn giản do cơ bản các bài viết với mục đíchquảng bá đăng trên các báo thường đã có khuôn sẵn Nhà sản xuất và biên tậpviên của chương trình chỉ cần tuân thủ và làm theo các chỉ dẫn này là có thể cóđược một bài quảng bá trên báo Chi phí rẻ và thuận tiện cho việc lưu giữ tin tứconline Tuy nhiên, các tin tức được cập nhật liên tục và làm mới mỗi giờ nênthông tin về quảng bá chương trình truyền hình có thể bị trôi đi nhanh chóng.Khi có nhiều sự lựa chọn trong mục tin tức, các mẩu tin tức quảng bá khó cạnhtranh được với những tin tức nóng hổi mà người đọc quan tâm Thời gian chuẩn

bị ngắn nên dẫn tới việc khó có thể có được sự chỉn chu, cẩn thận tuyệt đối. 

Hiện tại, ở Việt Nam, loại hình báo chí được các nhà sản xuất truyền hình

ưu tiên lựa chọn để quảng bá chính là báo mạng điện tử Thậm chí, nhiều trangbáo mạng điện tử hiện nay còn tách riêng một chuyên mục dành cho các chươngtrình truyền hình Trên báo điện tử Thanh Niên, Vietnamnet có riêng tiểu mục

“Truyền hình” trong chuyên mục “Giải trí”, hay trên báo điện tử Tuổi trẻ, Dântrí có tiểu mục “TV Show” trong chuyên mục “Giải trí”, báo điện tử Dân Việtvới tiểu mục “Gameshow” trong mục “Văn hóa – Giải trí” … Cùng rất nhiều cáctrang thông tin điện tử, tạp chí điện tử như Kênh14, Saostar, Yan … có nhữngtiểu mục riêng để viết bài về các chương trình truyền hình Có rất nhiều tuyếnnội dung quảng bá chính được đăng tải trên báo:

Trước khi chương trình phát sóng: các bài viết giới thiệu về chương trình,thời gian và kênh phát sóng, các nội dung hấp dẫn, phỏng vấn lãnh đạo đơn vị,ekip sản xuất, MC, tiết lộ những câu chuyện hậu trường sản xuất hay nhữnghình ảnh trước giờ lên sóng chương trình Một số chương trình đặc biệt (cầu

Trang 31

truyền hình, chương trình Tết, chương trình chung kết các cuộc thi …) có thểđược viết dưới 1 số dạng bài có quy mô hơn như infographic, long-form …

Sau khi chương trình phát sóng: các bài viết khai thác lại nội dung chươngtrình, chia sẻ lại về những chi tiết, câu chuyện, nhân vật đặc biệt trong cácchương trình phát sóng, tóm tắt nội dung tập phát sóng, cập nhật các tin tức vềcác chương trình hiện đang hoặc sắp phát sóng bằng việc đưa tin về các thôngtin bên lề hoặc nội dung từng tập phát sóng Điều này giúp chương trình có thểquảng bá được đến rộng rãi bạn đọc hơn, những người có nhu cầu và mongmuốn tìm kiếm các chương trình truyền hình phù hợp với bản thân. 

1.2.2.3 Một số hình thức quảng bá khác

Bên cạnh các hình thức quảng bá phổ biến trên, các nhà sản xuất truyềnhình vẫn lựa chọn một số hình thức khác với quy mô nhỏ và độ nhận diện thấphơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả nhất định

Họp báo (Press Conference) là một sự kiện được tổ chức để phát tán

chính thức thông tin và trả lời các câu hỏi từ giới truyền thông, báo chí Cáccuộc họp báo cũng được công bố để trả lời các vấn đề về quan hệ công chúng cụthể [30]

Các cuộc họp báo được tổ chức bởi các công ty sự kiện, nhà sản xuấtchương trình truyền hình với sự tham gia của giới truyền thông trong các trườnghợp sau: Phản hồi về lợi nhuận, tin tức và/hoặc tranh cãi, thông báo về sự rời đihoặc bổ sung của một ủy viên ban quan trị mới, tiết lộ một cơ sở sản xuất mới,thông báo phát hành một sản phẩm mới

Trong sự kiện, một hoặc nhiều diễn giả có thể trò chuyện với những ngườitham dự Các nhà báo sau đó có thể đặt câu hỏi Trước khi tổ chức một cuộc họpbáo, công ty có thể phát hành một thông cáo báo chí mô tả bản chất của sự kiện.Đôi khi những điều này được đưa ra đầy đủ trước cuộc họp báo. 

Tổ chức họp báo cũng là một biện pháp xử lý khủng hoảng truyền thông

để đưa ra những phát ngôn chính thức về vấn đề mà các nhà sản xuất, chương

Trang 32

trình gặp phải trước công chúng Từ đó, chương trình truyền hình sẽ dần dần lấylại được vị thế với người xem.

Quảng bá trên đường phố qua việc sử dụng áp-phích, pano, bảng điện tử,

poster Khi lựa chọn hình thức này cần phải lựa chọn một vị trí thuận lợi và hìnhảnh bắt mắt, ngôn từ ngắn gọn gây ấn tượng với người xem Đơn cử như khi đitrên đường phố hoặc trung tâm thương mại, người xem có thể bắt gặp poster củacác chương trình truyền hình Hình ảnh của các poster này được coi là hình đạidiện của những khách mời, MC của chương trình được gắn với các thông tin vănbản về ngày giờ, kênh, thời gian phát sóng Đây cũng là một cách quảng bá hiệuquả để tăng độ nhận diện của chương trình trong công chúng

1.3. Vai trò và yêu cầu đối với hoạt động quảng bá đối với các chương trình truyền hình

1.3.1 Vai trò của hoạt động quảng bá đối với các chương trình truyền hình

Trước đây, các đài truyền hình chỉ giới thiệu lịch phát sóng đơn thuầntrước khi phát sóng các chương trình truyền hình đó; tuy nhiên, ngày nay, cácđài truyền hình đã phát triển công đoạn này sang một hướng mới hiện đại hơn

Đó là phát sóng các sản phẩm quảng bá mang lại ấn tượng cho khán giả xemtruyền hình Chính vì vậy, hoạt động quảng bá các chương trình truyền hình cóvai trò rất quan trọng

         Mục đích của việc quảng bá các chương trình truyền hình đó là để giớithiệu rộng rãi cho khán giả xem truyền hình biết đến những sản phẩm của truyềnhình mà sẽ được phát sóng, đồng thời qua đó cũng quảng bá thương hiệu củachương trình cùng các yếu tố nhận diện của chương trình để khán giả dễ nhậnbiết và ghi nhớ đến chương trình

         Vai trò thứ nhất, hoạt động quảng bá các chương trình truyền hình giúp

hình thành ý thức người xem đối với các chương trình truyền hình, từ việc giới

thiệu chương trình, khung giờ phát sóng, kênh chương trình đến việc mang đếncho khán giả những nội dung cần quan tâm trong chương trình hay những nội

Trang 33

dung hay, đặc sắc sẽ có trong chương trình như câu chuyện hậu trường, kháchmời nổi tiếng,… Từ đó cuốn hút khán giả đến với các chương trình truyền hình.

         Vai trò thứ hai, hoạt động quảng bá các chương trình truyền hình còn có

vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn thu của các đài Bởi muốn bảo

đảm nguồn thu thì việc cạnh tranh công chúng được đặt lên hàng đầu, do đó, đểthu hút công chúng đến với các chương trình truyền hình không chỉ cần phảinâng cao chất lượng các chương trình truyền hình mà còn phải có các hình thứcquảng bá hợp lý, hấp dẫn, nhất là trong xu thế hiện nay khi công nghệ, truyềnthông rất phát triển khiến cho công chúng có đa dạng các lựa chọn về loại hình

sử dụng để giải trí, cập nhật tin tức

Vai trò thứ ba, hoạt động quảng bá các chương trình truyền hình còn có

vai trò quan trọng trong việc tăng tương tác giữa nhà đài, bộ phận sản xuất chương trình với khán giả Trong thời đại truyền thông rất phát triển hiện nay,

các loại hình mạng xã hội khác như Youtube, Facebook, Tiktok,… đều có lượtkhán giả tương tác rất cao giúp cho các hoạt động truyền thông, hay các chươngtrình giải trí ngày một phổ biến Chính vì vậy, hoạt động quảng bá các chươngtrình truyền hình còn có vai trò trong việc tăng tương tác với khán giả xem;thông qua các hoạt động quảng bá như: trả lời câu hỏi, thắc mắc của khán giả vềchương trình; bật mí những hình ảnh hậu trường thú vị và giao lưu với khán giảtrên fanpage của nhà đài,… sẽ giúp cho các nhà đài tăng tương tác với khán giảtruyền hình để giữ vững được lượng người xem chương trình

1.3.2 Yêu cầu đối với hoạt động quảng bá đối với các chương trình truyền hình

1.3.2.1 Yêu cầu chung

Trong xu thế phát triển của truyền hình hiện nay, hoạt động quảng bá cácchương trình truyền hình của các đài truyền hình đã được định hình và phát triểnmạnh mẽ Đặc biệt là trong những năm trở lại đây, quảng bá đã có sự phát triển

và thay đổi nhanh chóng Qua thực tiễn hoạt động, có thể định hình một số tiêuchí chung của quảng bá các chương trình truyền hình ở những khía cạnh sau:

Trang 34

Thứ nhất, về mặt nội dung: một sản phẩm quảng bá phải mang lại cho

người xem những thông tin cần thiết để người xem có thể hình dung đượcchương trình sẽ mang tới những nội dung gì (hậu trường, ekip sản xuất, kháchmời,…); cần cung cấp cho người xem biết nội dung chương trình là về lĩnh vực

gì (chính luận, giải trí, khoa học giáo dục,…); bên cạnh đó, sản phẩm quảng báphải cho khán giả thấy được những điểm đặc sắc, hấp dẫn hay những cơ hội nhưgiải thưởng, gặp gỡ người nổi tiếng hay những bài học kinh nghiệm mà chươngtrình cung cấp để thu hút được người xem chương trình

Thứ hai, về hình thức: một sản phẩm quảng bá hiệu quả cần có sự kết hợp

hài hoà, ấn tượng giữa âm thanh, hình ảnh, đồ hoạ, hình hiệu của chương trìnhđược quảng bá Sản phẩm quảng bá thường có tiết tấu nhanh, sôi nổi và cungcấp những điểm nhấn bằng âm thanh hoặc hình ảnh (video, đồ hoạ,…) Nhữngbiên tập viên sản xuất các sản phẩm quảng bá phải là những người có tư duy vềhình ảnh tốt để có thể tập hợp các nguyên liệu tốt nhất từ chương trình truyềnhình đó và kết hợp chúng sao cho phù hợp với thị hiếu của khán giả và tạo ramột sản phẩm quảng bá sang trọng, hiện đại, ấn tượng với các hình ảnh hấp dẫn.Tuy nhiên, cần chú ý trong việc sử dụng những hình ảnh ấn tượng của chươngtrình để không rơi vào tình huống sản phẩm quảng bá làm lộ hết thông tin chủchốt của chương trình và làm giảm hiệu quả của hoạt động quảng bá Bên cạnhyếu tố hình ảnh cũng cần chú ý yếu tố âm thanh của sản phẩm quảng bá Sảnphẩm quảng bá sẽ đạt hiệu quả cao khi có sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh

để có thể dẫn dắt khán giả Việc sử dụng âm thanh trong các sản phẩm quảng báđòi hỏi người biên tập phải có hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực này để cóthể kết hợp được hài hoà, ấn tượng hai yếu tố âm thanh và hình ảnh

1.3.2.2 Yêu cầu riêng của từng hoạt động

Đối với hoạt động quảng bá trên mạng xã hội:

Về nội dung: Các bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook,YouTube, Tiktok thường có những nội dung liên quan trực tiếp đến các chương

Trang 35

trình sắp được phát sóng như thời gian, kênh phát sóng, mật bí một số nội dungchính của các tập, khách mời, các câu chuyện bên lề, hậu trường,…

Về hình thức: Các nội dung đăng tải trên các nền tảng mạng xã hộithường là dòng trạng thái (status), bài đăng gồm một hoặc một chùm ảnh vàcaption, bài đăng gồm một video và caption Về dung lượng caption hoặc videothường sẽ tuỳ thuộc vào nội dung của bài post và nền tảng đăng tải Ví dụ, trênFacebook đối với caption sẽ thường từ 20 đến 200 chữ, đối với video thường từhơn 1 phút sẽ được ưu tiên hơn trên Facebook Watch Trên Tiktok, captionthường sẽ dưới 250 ký tự, dung lượng video thường từ 15 giây đến hơn 3 phút

Đối với hoạt động sản xuất các đoạn phim quảng cáo (trailer) phát sóng trên các kênh truyền hình:

Trailer được hiểu là một chuỗi những hình ảnh, video ngắn được cắt ghéplogic từ một video gốc được phát triển lên từ promotions Thời gian trình chiếumột đoạn trailer phụ thuộc nhiều vào thời gian của chương trình gốc, nếuchương trình gốc chỉ khoảng 4-5 phút thì trailer không được quá 30 giây, nếuchương trình gốc dài từ 1 tiếng trở lên thì sẽ cân nhắc trình chiếu đoạn trailerkhoảng dưới 5 phút [20; tr 15]

Hình ảnh và âm thanh trong trailer chỉ tiết lộ những chi tiết nhỏ, hoặc chi tiết gây cảm giác tò mò, thậm chí gây sốc, những nội dung còn lại sẽ bị ẩn giấu

đi Có thể nói, trailer là “tác phẩm đinh" trong chiến dịch quảng bá Trong đó, phần đồ họa bao gồm hình ảnh, chữ và màu sắc chiếm phải có sự phối hợp với nhau, liên quan đến nội dung, chủ đề của chương trình, giúp cho tác phẩm có ấn tượng sâu sắc vào cảm nhận của người xem

Đối với hoạt động viết bài giới thiệu trên các loại hình báo chí:

Mỗi loại hình báo chí, mỗi toà sạn báo, đài phát thanh – truyền hình sẽ cónhững yêu cầu riêng với các tác phẩm được đăng tải trên trang/kênh của họ Ví dụ:

Với các trang báo mạng sẽ có các yêu cầu về tít, sapo, nội dung riêng Ví

dụ với một số trang báo mạng thường sẽ yêu cầu tít không quá 14 chữ, sapo phải

Trang 36

đáp ứng được các câu hỏi trong 5W1H, hình ảnh phải đẹp, chau chuốt, hình đạtchất lượng độ phân giải cao.

Với các đài truyền hình sẽ có yêu cầu về dung lượng video, về mặt hình ảnh,nội dung, Ví dụ như Đài Truyền hình Việt Nam với yêu cầu về định dạng video sẽphải đáp ứng: 1080p30 đối với độ phân giải, âm thanh từ -12dB đến -18dB

Với loại hình phát thanh, yêu cầu về âm thanh, tiếng động, nội dung phảihấp dẫn, có ý đồ, giọng đọc phải phù hợp với nội dung quảng bá

Với báo in, các bài quảng bá phải ngắn gọn, hấp dẫn thú vị ngay từ tít bài,các bài quảng bá trên tạp chí in phải có chất lượng hình thức bắt mắt người đọc,thiết kế dàn trang đẹp và rõ ràng

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 đã giải quyết các vấn đề về cơ sở lý luận cho đề tài, đưa ranhững khái niệm và các vấn đề liên quan đến hoạt động quảng bá chương trìnhtruyền hình tại Việt Nam hiện nay, cụ thể: 

Làm rõ khái niệm quảng bá, khái niệm chương trình truyền hình và kháiniệm hoạt động quảng bá các chương trình truyền hình Nêu ra các nội dung vàphương thức của hoạt động quảng bá chương trình truyền hình Về nội dungnhư: kênh phát sóng, thời gian phát sóng, câu chuyện hậu trường, khách mời vàmột số nội dung khác Về phương thức quảng bá bao gồm: quảng bá trên mạng

xã hội, sản xuất trailer, viết bài giới thiệu trên các loại hình báo chí khác,  

Trên cơ sở các hoạt động quảng bá được nêu ra, nhóm xây dựng nhữngyêu cầu cụ thể với các hoạt động quảng bá khác nhau Ngoài ra, chương 1 cũngnêu rõ tầm quan trọng và vai trò của hoạt động quảng bá. 

Ở chương 1, đề tài đã nêu ra một số nội dung và phương thức quảng bá

Đó là cơ sở lý luận để nhóm tác giả tiếp tục khảo sát và đánh giá thực trạng củacác hoạt động quảng bá chương trình truyền hình tại Việt Nam hiện nay

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CHƯƠNG

TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Giới thiệu các chương trình khảo sát

2.1.1 Chương trình “Rap Việt (Mùa 2)”

“Rap Việt” là chương trình được mua bản quyền từ chương trình TheRapper của Workpoint TV (Thái Lan), do Đài Truyền hình Thành phố Hồ ChíMinh phối hợp cùng với công ty Vie Channel (thuộc DatViet VAC) sản xuất.Chương trình được phát sóng trên các  kênh HTV2 - Vie Channel, kênhVTVCab 1 - Vie Giải Trí và ứng dụng VieON Mùa 2 của chương trình bắt đầuphát sóng từ ngày 16 tháng 10 năm 2021 - ngày 26 tháng 1 năm 2022

Đối tượng khán giả của chương trình: “Rap Việt” tập trung vào đối tượng

là các bạn trẻ độ tuổi từ 14 - 27 (Gen Z) sống tập trung tại các thành phố lớn.Đặc điểm của nhóm đối tượng này là họ có sẵn trong mình sự yêu thích văn hóahiphop nói riêng và cởi mở với âm nhạc nói chung Đây là nhóm đối tượngthường hay xem các show truyền hình lớn, có xu hướng bàn luận về hậu trường,đời tư và phát ngôn của nhân vật trong chương trình Tuy nhiên, hơn cả mongđợi, ngay sau khi lên sóng, không chỉ riêng nhóm đối tượng giới trẻ mà “RapViệt” còn được hưởng ứng, đón nhận ở đa dạng các độ tuổi khác nhau

Các hình thức quảng bá của chương trình: Quảng bá trên mạng xã hội,

sản xuất các đoạn phim quảng cáo (trailer, teaser), quảng bá trên báo chí, một sốhình thức khác (Chiến dịch của nhà tài trợ)

2.1.2 Chương trình “Cuộc hẹn cuối tuần (Mùa 1)”

“Cuộc hẹn cuối tuần (Mùa 1)” là chương trình tạp kỹ, được phát sóng trênkênh VTV3 vào 20 giờ thứ 7 hàng tuần từ ngày 17 tháng 7 năm 2021 đến ngày 6tháng 11 năm 2021 Chương trình đã hoàn thành mùa đầu tiên với 17 tập rấtthành công

Chương trình “Cuộc hẹn cuối tuần (Mùa 1)” được dẫn dắt bởi bộ 3 MC:Quốc Khánh, Việt Hoàng và Huyền Trang Trong mỗi số, các nghệ sĩ khách mời

Trang 38

tham gia chương trình sẽ nói về cuộc đời và sự nghiệp của họ, đan xen là nhữngtrò chơi khuấy động không khí và các ca khúc được biểu diễn trong chươngtrình “Cuộc hẹn cuối tuần (Mùa 1)” phát sóng trong thời điểm giãn cách xã hội

do dịch COVID-19 nên do vậy chương trình tập trung khai thác các chủ đề xãhội nổi bật trong tuần dưới góc nhìn mới lạ và hài hước, qua đó gửi gắm nhữngthông điệp giản dị và gần gũi Cuối mỗi số chương trình có thể có một tiểu phẩmhài Mỗi nhân vật, sự việc trong chương trình đều được đội ngũ sản xuất chươngtrình tìm hiểu rất kỹ và khai thác ở những khía cạnh thú vị nhất, những điều màkhán giả vẫn chưa được nghe hay biết tới và chính điều này đã mang lại sự hấpdẫn, mới mẻ cho tất cả người xem

Đối tượng khán giả của chương trình: Chương trình “Cuộc hẹn cuối tuần

(Mùa 1)” được phát sóng vào khung giờ 20 giờ tối thứ 7 hàng tuần nên do vậy,đối tượng khán giả của chương trình rất đa dạng ở mọi lứa tuổi Đặc biệt, mùa 1của chương trình phát sóng trong khoảng thời gian giãn cách xã hội do dịchbệnh COVID-19 nên chương trình nhận được sự đón nhận, ủng hộ từ đa dạngđối tượng khán giả chứ không riêng một ai bởi những người thực hiện chươngtrình hướng tới tư duy tích cực, hài hước để giải quyết những vấn đề của cuộcsống

Các hình thức quảng bá của chương trình: Quảng bá trên mạng xã hội,

sản xuất các đoạn phim quảng cáo (trailer), quảng bá trên báo chí

2.1.3 Chương trình “Vua tiếng Việt”

Vua tiếng Việt” là chương trình trò chơi truyền hình về ngữ vựng - ngữpháp tiếng Việt, nhằm giúp khán giả sử dụng đúng các từ tiếng Việt, ngữ pháp,

ca dao, trong đời sống, đồng thời còn gìn giữ sự trong sáng vốn có của tiếngViệt thông qua các vòng thi hấp dẫn, kịch tính  Chương trình được phát sóngtrên kênh VTV3, vào 20 giờ 30 phút tối thứ 6 hàng tuần, bắt đầu từ 10 tháng 9năm 2021. 

Với mong muốn truyền tải thông điệp "Tiếng Việt không khó nếu bạn yêuTiếng Việt”, chương trình tạo ra một sân chơi kết hợp giữa giải trí và kiến thức,

Trang 39

để người chơi và người xem hứng thú tìm hiểu, vượt qua những thử thách ngônngữ, phản xạ nhanh và yêu hơn tiếng mẹ đẻ Chương trình không giới hạn độtuổi, không phân biệt ngành nghề, địa vị xã hội, quốc tịch.

Để trở thành "Vua Tiếng Việt", người chơi sẽ trải qua 4 vòng thi Tạivòng "Phản xạ", người chơi sẽ phải nhận dạng danh từ, động từ, tính từ hay viếtđúng chính tả các từ khó Ở vòng 2 "Giải nghĩa", trong vòng 60 giây, ngườichơi sẽ tìm mọi cách để có thể diễn giải các từ khó có trong cuốn từ điển TiếngViệt Trả lời càng nhanh cơ hội ghi điểm sẽ càng cao Qua mỗi vòng thi, ngườichơi có điểm thấp nhất sẽ lần lượt bị loại Tại vòng "Xâu chuỗi", hai người chơicòn lại giành quyền ấn chuông nhanh để trả lời 9 câu hỏi, là 9 chuỗi từ đã bị đảolộn Người xâu chuỗi nhanh, trả lời đúng sẽ bước vào vòng cuối mang tên "Soánngôi" Vòng này sẽ có một thử thách : làm thơ theo chủ đề Ban tổ chức đưa ra. 

Đối tượng khán giả của chương trình: Chương trình “Vua tiếng Việt”

được phát sóng vào khung giờ vàng 20 giờ 30 phút tối, hướng tới đối tượngkhán giả đa dạng ở mọi độ tuổi

Các hình thức quảng bá của chương trình: Quảng bá trên mạng xã hội,

sản xuất các đoạn phim quảng cáo (trailer), quảng bá trên báo chí

2.2 Khảo sát hoạt động quảng bá các chương trình truyền hình thực hiện khảo sát  

2.2.1 Quảng bá qua các nền tảng mạng xã hội

Trong vài năm qua, mạng xã hội đã trở nên phổ biến vào cuộc sống hàngngày của hầu hết người Việt Nam cùng với tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh

và internet ngày càng tăng của Việt Nam Theo thống kê từ Statista, Việt Nam làquốc gia đứng thứ 12 thế giới về tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng mạng xã hộinhiều nhất từ 2021-2026

Vì vậy, các chương trình truyền hình cũng đã đẩy mạnh đầu tư quảng bátrên các nền tảng mạng xã hội Cùng với xu thế đó, 3 chương trình “Rap Việtmùa 2” “Cuộc Hẹn Cuối Tuần mùa 1”, “Vua Tiếng Việt” đã rất chú trọng trong

Trang 40

việc đầu tư các hoạt động quảng bá qua mạng xã hội, và có thể nói đây là hìnhthức chính yếu trong các hình thức quảng bá.

Phương thức Rap Việt

(mùa 2)

Cuộc hẹn cuối tuần

(mùa 1)

Vua Tiếng Việt

Bảng 2.1 Số lượng bài quảng bá trên 3 nền tảng mạng xã hội phổ biến của 3 chương trình Rap Việt mùa 2, Cuộc Hẹn Cuối Tuần, Vua Tiếng Việt.

Đơn vị: Bài

Nội dung Rap Việt

(mùa 2) Cuộc hẹn cuối tuần (mùa 1) Vua Tiếng Việt

Đoạn cắt nội dung từ

Bảng 2.2 Số lượng bài quảng bá theo nội dung quảng bá của 3 chương trình

Rap Việt mùa 2, Cuộc Hẹn Cuối Tuần, Vua Tiếng Việt.

Chương trình “Rap Việt”

Trong ba chương trình thực hiện khảo sát, “Rap Việt” mùa 2 chính là mộtcái tên nổi bật trong các hoạt động quảng bá qua mạng xã hội Bởi, “Rap Việt”

là một chương trình hướng đến phần đông khán giả là giới trẻ, với nội dung đặcthù là những bài rap tiết tấu nhanh, sôi động và trẻ trung Mà mạng xã hội lạichính là một phần quan trọng của giới trẻ hiện nay Theo số liệu của ComScore– một trong những công ty dẫn đầu thế giới về đo lường và đánh giá hiệu quảcác giải pháp marketing trực tuyến đã từng công bố báo cáo về thị trường trựctuyến tại Việt Nam và châu Á, trong hơn 30 triệu người sử dụng internet tại Việt

Ngày đăng: 13/06/2024, 18:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng (2017), “Lý thuyết truyền thông”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lý thuyết truyền thông”
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng
Nhà XB: NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năm: 2017
2. Phạm Hồng Duy (2016), “Ứng dụng mạng xã hội Facebook trong quảng bá chương trình thời sự phát thanh hệ VOV1 của Đài tiếng nói Việt Nam”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ứng dụng mạng xã hội Facebook trongquảng bá chương trình thời sự phát thanh hệ VOV1 của Đài tiếng nói ViệtNam”
Tác giả: Phạm Hồng Duy
Nhà XB: NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năm: 2016
4. Nguyễn Minh Hải (2018) “Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu kênh truyền hình”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, 05.2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựngthương hiệu kênh truyền hình”
5. Đoàn Minh Hằng (2017), “Sử dụng mạng xã hội trong quảng bá thương hiệu kênh VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sử dụng mạng xã hội trong quảng báthương hiệu kênh VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam”
Tác giả: Đoàn Minh Hằng
Nhà XB: NXB Học viện Báo chívà Tuyên truyền
Năm: 2017
6. TS. Đinh Thị Thuý Hằng (2007), “Quan hệ công chúng: Lý thuyết và thực tiễn”, NXB Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quan hệ công chúng: Lý thuyết vàthực tiễn”
Tác giả: TS. Đinh Thị Thuý Hằng
Năm: 2007
8. PGS.TS Đinh Thị Thuý Hằng (2015), “PR, lý luận và ứng dụng”, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: “PR, lý luận và ứng dụng”
Tác giả: PGS.TS Đinh Thị Thuý Hằng
Nhà XB: NXBLao động
Năm: 2015
9. Đỗ Thị Thu Hiền (2015), “Ứng dụng PR trong quảng bá hình ảnh Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội hiện nay”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ứng dụng PR trong quảng bá hình ảnh ĐàiPhát thanh - Truyền hình Hà Nội hiện nay”
Tác giả: Đỗ Thị Thu Hiền
Nhà XB: NXB Học viện Báo chí và Tuyêntruyền
Năm: 2015
10. Nguyễn Thị Hồng  (2016), “Hoạt động quảng bá thương hiệu XoneFM, trên kênh VOV3 - Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoạt động quảng bá thương hiệuXoneFM, trên kênh VOV3 - Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay”
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng  
Nhà XB: NXB Học việnBáo chí và Tuyên truyền
Năm: 2016
11. Vũ Nhật Hương (2016), “Xây dựng thương hiệu chương trình chuyển động 24h của Đài truyền hình Việt Nam”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng thương hiệu chương trình chuyểnđộng 24h của Đài truyền hình Việt Nam”
Tác giả: Vũ Nhật Hương
Nhà XB: NXB Học viện Báo chí và Tuyêntruyền
Năm: 2016
12. Nguyễn Thị Hường (2016), “Truyền thông tiếp thị tích hợp trong quảng bá thương hiệu truyền hình An Viên”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Truyền thông tiếp thị tích hợp trongquảng bá thương hiệu truyền hình An Viên”
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: NXB Học viện Báo chí và Tuyêntruyền
Năm: 2016
13. Lê Thị Hạnh Lâm (2018), “Hoạt động quảng bá kênh truyền hình quốc phòng Việt Nam”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền  Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động quảng bá kênh truyền hìnhquốc phòng Việt Nam”
Tác giả: Lê Thị Hạnh Lâm
Nhà XB: NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền 
Năm: 2018
14. Đặng Hoàng Lâm (2017), “Tương tác giữa chương trình truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam với công chúng qua mạng xã hội”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tương tác giữa chương trình truyền hìnhcủa Đài Truyền hình Việt Nam với công chúng qua mạng xã hội”
Tác giả: Đặng Hoàng Lâm
Nhà XB: NXB Họcviện Báo chí và Tuyên truyền
Năm: 2017
15. Phạm Thị Thuỳ Linh (2019), “Sử dụng mạng xã hội để quảng bá nội dung thông tin phát trên các Đài Phát thanh - Truyền hình vùng Đông Bắc”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sử dụng mạng xã hội để quảng bá nộidung thông tin phát trên các Đài Phát thanh - Truyền hình vùng Đông Bắc”
Tác giả: Phạm Thị Thuỳ Linh
Nhà XB: NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năm: 2019
16. Lưu Hồng Minh (Chủ biên) (2009), “Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá”, NXB Dân trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Truyền thông Việt Nam trongbối cảnh toàn cầu hoá”
Tác giả: Lưu Hồng Minh (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Dân trí
Năm: 2009
17. PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa và PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng (2014), “Báo chí và mạng xã hội”, NXB Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báochí và mạng xã hội”
Tác giả: PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa và PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2014
18. PGS.TS Dương Xuân Sơn (2011), “Giáo trình báo chí truyền hình”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình báo chí truyền hình”
Tác giả: PGS.TS Dương Xuân Sơn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
19. Nguyễn Thị Thu Trà (2014), “Hoạt động tương tác trong các chương trình trên kênh VTV6”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoạt động tương tác trong các chươngtrình trên kênh VTV6”
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trà
Nhà XB: NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năm: 2014
20. Phùng Mạnh Thắng (2017), “Quảng bá các chương trình truyền hình trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam”, NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quảng bá các chương trình truyền hìnhtrên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam”
Tác giả: Phùng Mạnh Thắng
Nhà XB: NXB Học viện Báo chí và Tuyêntruyền
Năm: 2017
21. GS, TS. Tạ Ngọc Tấn (2001) , “Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Truyền thông đại chúng
Nhà XB: NXB Chínhtrị Quốc gia
32. Danh mục kênh chương trình truyền hình trong nước đã được cấp phép (Tính đến hết ngày 31/03/2022)https://abei.gov.vn/danh-sach-cap-phep/danh-muc-kenh-chuong-trinh-truyen-hinh-trong-nuoc-da-duoc-cap-phep-tinh-den-het-ngay-31032022/107706 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Chỉ số người dùng Facebook tại Việt Nam tính tới tháng 1/2022. - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 1.1. Chỉ số người dùng Facebook tại Việt Nam tính tới tháng 1/2022 (Trang 25)
Hình 1.2. Số lượng người dùng các trang mạng xã hội ở Việt Nam tính tới tháng - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 1.2. Số lượng người dùng các trang mạng xã hội ở Việt Nam tính tới tháng (Trang 26)
Hình thức này hiện vẫn đang là hình thức quảng bá có sự hiệu quả và là một trong những hình thức quảng bá truyền thông phát triển mạnh nhất tại Việt Nam - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình th ức này hiện vẫn đang là hình thức quảng bá có sự hiệu quả và là một trong những hình thức quảng bá truyền thông phát triển mạnh nhất tại Việt Nam (Trang 28)
Hình 2.1. Bài đăng với nội dung bình chọn cho thí sinh được yêu thích nhất tuần - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.1. Bài đăng với nội dung bình chọn cho thí sinh được yêu thích nhất tuần (Trang 42)
Hình 2.2. Những video phỏng vấn, hậu trường của Rap Việt trên nền tảng Vieon - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.2. Những video phỏng vấn, hậu trường của Rap Việt trên nền tảng Vieon (Trang 42)
Hình 2.3. Khoảnh khắc trong câu chuyện hậu trường “HLV Karik tìm từng - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.3. Khoảnh khắc trong câu chuyện hậu trường “HLV Karik tìm từng (Trang 43)
Hình 2.4. Đoạn cắt màn trình diễn của các khách mời tại Cuộc Hẹn Cuối Tuần - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.4. Đoạn cắt màn trình diễn của các khách mời tại Cuộc Hẹn Cuối Tuần (Trang 44)
Bảng 2.4. Thống kê lượt tương tác trên Fanpage của chương trình “Cuộc hẹn - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Bảng 2.4. Thống kê lượt tương tác trên Fanpage của chương trình “Cuộc hẹn (Trang 44)
Hình 2.5. Phản ứng của khách mời SooBin được đăng tải lại trên mạng xã hội - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.5. Phản ứng của khách mời SooBin được đăng tải lại trên mạng xã hội (Trang 45)
Hình 2.6. Đoạn cắt phần thi của thí sinh trong chương trình - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.6. Đoạn cắt phần thi của thí sinh trong chương trình (Trang 46)
Hình 2.8. Các MC, BTV nhà đài tham gia thử thách của Vua Tiếng Việt trên Tiktok - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.8. Các MC, BTV nhà đài tham gia thử thách của Vua Tiếng Việt trên Tiktok (Trang 47)
Hình 2.9. Màu sắc trẻ trung và hiệu ứng đặc biệt được sử dụng trong Trailer - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.9. Màu sắc trẻ trung và hiệu ứng đặc biệt được sử dụng trong Trailer (Trang 49)
Hình 2.10. Ca từ lôi cuốn trong trailer của Rap Việt - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.10. Ca từ lôi cuốn trong trailer của Rap Việt (Trang 49)
Bảng 2.5. Lượt tương tác các đoạn teasers của Rap Việt mùa 2 trên kênh - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Bảng 2.5. Lượt tương tác các đoạn teasers của Rap Việt mùa 2 trên kênh (Trang 50)
Hình 2.11. Một đoạn trong trailer tập 7 của Vua Tiếng Việt - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.11. Một đoạn trong trailer tập 7 của Vua Tiếng Việt (Trang 51)
Hình 2.12. VTV Kết Nối đưa thông tin về Cuộc hẹn cuối tuần mùa 1 - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.12. VTV Kết Nối đưa thông tin về Cuộc hẹn cuối tuần mùa 1 (Trang 52)
Hình 2.14. Hình ảnh một đoạn trong trailer tập 12 Cuộc Hẹn Cuối Tuần - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.14. Hình ảnh một đoạn trong trailer tập 12 Cuộc Hẹn Cuối Tuần (Trang 54)
Hình 2.15. Báo VTV news quảng cho chương trình “Cuộc hẹn cuối tuần” mùa 1. - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.15. Báo VTV news quảng cho chương trình “Cuộc hẹn cuối tuần” mùa 1 (Trang 57)
Bảng 2.7. Những bài báo đưa thông tin về chương trình Cuộc Hẹn Cuối Tuần - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Bảng 2.7. Những bài báo đưa thông tin về chương trình Cuộc Hẹn Cuối Tuần (Trang 57)
Bảng 2.8. Những bài báo đưa thông tin về chương trình Vua Tiếng Việt - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Bảng 2.8. Những bài báo đưa thông tin về chương trình Vua Tiếng Việt (Trang 58)
Hình 2.16. Báo VTV News quảng bá cho chương trình “Vua Tiếng Việt”. - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2.16. Báo VTV News quảng bá cho chương trình “Vua Tiếng Việt” (Trang 59)
Biểu đồ 2.2. Hình thức quảng bá có tác động đến quyết định xem chương trình - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
i ểu đồ 2.2. Hình thức quảng bá có tác động đến quyết định xem chương trình (Trang 63)
Bảng 2.9. Đánh giá của khán giả về chất lượng hoạt động quảng bá các chương - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Bảng 2.9. Đánh giá của khán giả về chất lượng hoạt động quảng bá các chương (Trang 65)
Hình thức quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội rất linh động bởi công - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình th ức quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội rất linh động bởi công (Trang 72)
Biểu đồ 2.10. Hình thức quảng bá có tác động đến quyết định xem chương trình - MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
i ểu đồ 2.10. Hình thức quảng bá có tác động đến quyết định xem chương trình (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w