1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xu hướng dịch chuyển fdi trên thế giới phân tích các điều kiện mà việt nam cần chuẩn bị để thích ứng với xu hướng dịch chuyển fdi này

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đây là yếu tô hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của các nước đang phát triển, giải quy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Hà Nội – 10/2022

2

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……….……… 2

PHẦN NỘI DUNG……… ……….………3

I.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư……….………….3

1 Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài……….…… 3

2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ……… 3

3 Vai trò đối với nước nhận đầu tư……….…….……3

II.Sự thay đổi trong nhu cầu của nhà đầu tư FDI……… ………4

1 Lao động ……….……….………4

2 Hạ tầng……….………4

3 Chính sách………6

III Xu hướng dịch chuyển FDI trên thế giới……….

2.1 Cơ hội đối với Việt Nam……….……….……14

2.2 Thách thức đối với Việt Nam……… ……15

3 Kết luận và khuyến nghị chính sách ……… …….…17

3.1 Kết luận……….………17

3.2 Những khuyến nghị……….……… ………18

K ẾT LUẬN ……….……… …20

1

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….……… …20

2

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Thế kỉ XXI đã mở ra một thời kì phát triển mới cho toàn cầu, thế giới bước vào giai đoạn cải cách, đổi mới và phát triển trên nền tảng 4.0, tạo nên một cục diện vô cùng sôi động Điều đó đã thúc đẩy các nước tích cực gia nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO ( tổ chức thương mại thế giới ) , OECD ( tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ), APEC ( diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương ),… Một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa Đây là yếu tô hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của các nước đang phát triển, giải quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, trải qua 3 năm đại dịch (2019 – 2021), tăng trưởng kinh tế của thế giới đã chậm lại đáng kể, vì vậy, vốn đầu tư FDI toàn cầu đã có phần suy giảm, đe dọa đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Thêm vào đó, cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới Tuy nhiên, với sự nỗ lực của chính phủ, nhà nước, trong những năm tới đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ hứa hẹn được đẩy mạnh và phát triển hơn nữa.

Vì vậy, nhóm 9 mong muốn được làm rõ hơn trong bài tiểu luận với đề tài “Xu hướng dịch chuyển FDI trên thế giới? Phân tích các điều kiện mà Việt Nam cần chuẩn bị để thích ứng với xu hướng dịch chuyển FDI này?” Trong đó, nhóm 9 đã phân công công việc như sau:

1 Trịnh Long Vũ: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư.2 Phạm Hà Minh: Sự thay đổi trong nhu cầu của nhà đầu tư FDI.

3 Vũ Văn Quang: Xu hướng dịch chuyển FDI trên thế giới.

4 Nguyễn Hữu Đại: Việt Nam còn thiếu điều kiện gì và cần chuẩn bị gì để thích ứng với xu hướng dịch chuyển FDI này?

5 Lê Thị Ngọc Hiền: Tổng hợp và trình bày đề tài

Do kiến thức và trình độ còn nhiều hạn chế nên phần trình bày chắc hẳn không tránh khỏi nhiều thiếu sót Kính mong cô và các bạn sẽ đóng góp, đánh giá, nhận xét để phần trình bày của nhóm 9 hoàn chỉnh hơn.

3

Trang 5

2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ít chịu sự chi phối của chính phủ, ít bị phụ thuộc vào các mối quan hệ giữa nước chủ nhà và nước tiếp nhận đầu tư.

- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng nước nhận đầu tư để họ có quyền được trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Ví dụ: Tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, theo luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, nếu doanh nghiệp liên doanh thì chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp số vốn tối thiểu 30% của tổng số vốn pháp định

- Quyền quản lý, điều hành kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức độ đóng góp vốn Nếu nhà đầu tư góp vốn 100% thì doanh nghiệp đó là hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài quản lý và điều hành Nói tóm lại tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì quyền điều hành, quản lý ra quyết định càng lớn.

3 Vai trò đối với nước nhận đầu tư

Đối với nước nhận đầu tư Đối với các nước đang phát triển, tác dụng chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài là tăng tích luỹ vốn và bù đắp sự thiếu hụt ngoại tệ Do thu nhập của các nước đang phát triển thấp nên tích luỹ thấp mà tỷ lệ đầu tư cao.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển

- FDI là nguồn vốn quan tron € g trong phá t triển kinh tế , góp phần tăng ngân sách xãhôị, làm tăng vốn đầu tư phát triển trong toàn xã hội , góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tăng kim ngac € h xuất khẩu và giải quyết công ăn viêc € làm , xây dưn € g cơ sở ha €tầng mạnh cho nước

4

Trang 6

II Sự thay đổi trong nhu cầu của nhà đầu tư FDI1 Lao động

Trước kia, khi thực hiện các dự án FDI thì nhu cầu đối với nhân lực ở nước sở tại là tất yếu Để tối đa hóa lợi nhuận vốn, các nhà đầu tư nước ngoài thường nhằm vào lợi thế của nước đầu tư với đầu vào của yếu tố rẻ hơn (so với nước đi đầu tư hoặc nước sở tại khác) Chi phí lao động thường được coi là yếu tố quan trọng, đặc biệt là trong lao động sản xuất Do đó, nguồn nhân lực giá rẻ cũng chính là yếu tố quan trọng thể hiện lợi thế cạnh tranh của địa phương đến việc thu hút đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam cũng tự hào là một nước với dân số vàng, giá thành nhân công rẻ, là một điểm sáng thu hút các nhà đầu tư FDI, đặc biệt là thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệpchế biến, chế tạo Một trong số các lý do khiến cho ngành này hấp thụ được lượng FDI lớn là trong giai đoạn đầu mở cửa kinh tế, Việt Nam khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp và chế biến nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay trong thời kì bùng nổ công nghệ, cách mạng công nghệ 4.0 đanglà xu hướng chung của thế giới, các nhà đầu tư FDI đang có xu hướng tập trung hơn vào các các ngành nghề khoa học - kỹ thuật - công nghệ và đào tạo các chuyên ngành mới trongchuyển đổi số như trí tuệ nhân tạo (AI), áp dụng công nghệ kĩ thuật cao vào nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – vốn là các thế mạnh của Việt Nam từ trước đến nay Nhu cầu của các nhà đầu tư FDI hiện giờ chính là nguồn nhân lực chất lượng cao để ứng dụng công nghệ mới và năng suất lao động cao Một thực trạng đáng lo ngại hiện giờ là các nhà đầu tư rất có nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cao với mức lương hậu hĩnh nhưng vẫn khó để tìm được nhân sự, những yêu cầu tuyển dụng công nhân không bằng cấp, không kinh nghiệm nay rất khó để tìm thấy, cho thấy sự thay đổi trong nhu cầu lao động của nhà đầu tư FDI.

Tại Việt Nam, số lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao còn nhỏ; chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường lao động; năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp, chưa tận dụng được hết cơ hội của thời kỳ dân số vàng để thu hút nguồn lực đầu tư FDI Hạn chế về trình độ, kỹ năng nghề khiến lao động khó có thể có được việc làm bền vững và chuyển dịch linh hoạt trong một thị trường lao động đang biến chuyển không ngừng

2 Hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nước tiếp nhận đầu tư là một trong những yếu tố cơ bảnđể thu hút nguồn vốn FDI và cũng là yếu tố thúc đẩy hoạt động FDI phát triển, các yếu tố này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Cơ sở hạ tầng địa phương

5

Trang 7

càng thuận lợi, dễ dàng thì càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài Không giống như trước kia, cơ sở hạ tầng hiện nay không chỉ bao gồm hệ thống giao thông, mà còn cả hệ thống cảng, đường sông, đường biển phục vụ nhu cầu vận chuyển của nhà đầu tư FDI, các khu công nghiệp,…

Những năm gần đây, hạ tầng giao thông của thành phố Hải Phòng đã có sự thay đổi mạnh mẽ với hàng chục công trình giao thông được đầu tư xây dựng với số vốn hàng nghìntỷ đồng Các công trình này đã tạo một diện mạo mới, có vai trò đặc biệt trong việc tháo gỡ“nút thắt” giao thông, tạo nền tảng cho sự phát triển của thành phố Hải Phòng trong tương lai.

Điểm nổi bật nhất trong giai đoạn 2015 – 2020 là thành phố Hải Phòng đã đầu tư hàng loạt các tuyến đường, cây cầu kết nối với các địa phương, các vùng ngoại thành với nội đô, tạo điều kiện thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, chống ùn tắc giao thông và đáp ứng nhu cầu đi lại như: Nút giao Nam Cầu Bính; cầu Hoàng Văn Thụ; cầu vượt nút giao đường Lê Hồng Phong với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm; cầu vượt nút giao đường Hồ Sen – Cầu Rào 2 với đường Nguyễn Văn Linh …

Cùng với giao thông đường bộ, hệ thống cảng biển, đường sông và hàng không cũngkhông ngừng được hiện đại hóa Thành phố đã hoàn thành hai bến khởi động cảng container quốc tế tại Lạch Huyện để đón tàu có tải trọng đến 16 vạn tấn làm hàng, qua đó mở ra các tuyến vận tải biển trực tiếp xuyên Thái Bình Dương tới Ca-na-đa và Bờ Tây nước Mỹ mà không phải trung chuyển qua các cảng biển nước khác Sân bay Cát Bi được đầu tư xây dựng, nâng cấp thành Cảng hàng không quốc tế cấp 4E, bảo đảm khai thác đượcmáy bay hiện đại cỡ lớn và hiện đang khai thác nhiều đường bay quốc tế và trong nước Cùng với đó, các tuyến hành lang đường thủy số 1: Việt Trì - Hà Nội - Phả Lại - Hải Phòng- Quảng Ninh; số 2: Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình đang được cải tạo Các tuyến đường thủy nội địa từ Hải Phòng đi các cảng: Mạo Khê, Điền Công (Quảng Ninh), Cống Câu, Phả Lại (Hải Dương) cũng đang được phát triển; tuyến đường sắt khổ rộng Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng đang được nghiên cứu xây dựng.

Nhờ hạ tầng giao thông phát triển đột phá đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng phát triển mạnh mẽ Hải Phòng đã và đang có sức hấp dẫn thu hútcác nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước như LG, Aeon, Vingroup, Sungroup, Geleximco… với các dự án quy mô lớn tầm cỡ quốc gia và khu vực trong lĩnh vực công nghiệp, đô thị, thương mại, du lịch, nông nghiệp, y tế, giáo dục…

Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng từ đại dịch Covid - 19, nhưng tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Hải Phòng vẫn ở mức cao, ước đạt 12,38%, nằm trong nhóm dẫn đầu các địa phương trên cả nước; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 3,13 tỷ USD, tăng 91,44% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch đề ra, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầucả nước.

6

Trang 8

Điều đó đã cho thấy được tầm quan trọng của hạ tầng, đặc biệt là giao thông có tác động to lớn đến nhu cầu và các quyết định đầu tư của nhà đầu tư FDI Chứng minh cho điều này, Hải Phòng là địa phương đứng đầu cả nước trong thu hút đầu tư vốn nước ngoài năm 2021, với 48 lượt dự án cấp mới, tổng vốn đăng kí hơn 5 tỉ USD.

3 Chính sách

Chính sách bao gồm các hoạt động hỗ trợ cho đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi chođầu tư bao gồm hỗ trợ trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư; hỗ trợ trong việc lập hồ sơ dự án và xin phép đầu tư; hỗ trợ trong quá trình triển khai dự án; hỗtrợ trong suốt quá trình hoạt động của dự án và hỗ trợ khi dự án làm thủ tục để chuẩn bị chấm dứt hoạt động… Với cơ chế một cửa, nhiều quốc gia đã hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài về mọi mặt trong suốt quá trình từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi chấm dứt hoạt động đầu tư giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Chính sách đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư FDI Chính vì vậy, nhu cầu về chính sách của nhà đầu tư FDI đối với địa phương hoặc đất nước nhận đầu tư luôn thay đổi không ngừng.

Trước đây, chính sách về thuế là một trong những chính sách được Việt Nam áp dụng khá phổ biến Chính sách ưu đãi thuế đã góp phần nhất định vào việc động viên, thu hút các nguồn lực đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng

Hiện tại, các chính sách về thuế - tuy vẫn rất cần thiết, nhưng lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư FDI Đi kèm với xu hướng hội nhập, phát triển của thế giớivà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu của các nhà đầu tư FDI đang dần chuyển về các chính sách hỗ trợ phát triển đến từ các địa phương Chính sách thuế đã không còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư mà cần cả một hệ thống chính sách tạo môi trường đầu tư đồng bộ và hiện đại.

Hải Phòng đã có các chính sách kịp thời đáp ứng chính xác nhu cầu của các nhà đầu tư FDI Các đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn Hải Phòng như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và Ban Quản lý Khu kinh tế đã ký cam kết công khai trước doanh nghiệp những nội dung hỗ trợ và cải cách cụ thể như: Cam kết chủ động liên lạc với doanh nghiệp để hướng dẫn chi tiết hồ sơ nếu chưa phù hợp, cam kết không để doanh nghiệp phải đi lại bổ sung hồ sơ quá một lần, cam kết giảm thời gian giải quyết nhiều thủ tục xuống còn một nửaso với quy định của Trung ương Việc ký cam kết công khai, sau đó đề nghị doanh nghiệp và báo chí theo dõi, giám sát việc thực hiện các cam kết là một bước đi thay đổi rất tích cựccủa Hải Phòng.

7

Trang 9

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 của thành phố đã vươn lên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố, đạt 69,27 điểm, tăng 0,54 điểm và tăng hạng 3 bậc so với năm 2019 Năm 2021, chỉ số PCI của Hải Phòng đạt 70,61 điểm, tăng 5 bậc so với năm 2020, vươn lên vị trí thứ hai của cả nước

Năm 2021, Hải Phòng là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn toàn thành phố đạt 3,1 tỷ USD Tính từ đầu năm đến 15/5/2022, toàn thành phố có 29 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 493,34 triệu USD và 17 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng là 319,52 triệu USD Các dự án mới và tăng vốn chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Để đạt được những thành công ấy, một phần lớn đến từ những chính sách của thành phố Hải Phòng, đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách và cần thiết của các nhà đầu tư FDI hiện nay Vấn đề thuế đã không còn quá quan trọng, thay vào đó là những vấn đề đầu tư, phát triển lâu dài, nâng cao trình độ khoa học – kĩ thuật và trình độ của lao động mới là những mấu chốt trong nhu cầu của nhà đầu tư FDI.

III Xu hướng dịch chuyển FDI trên thế giới1 Bối cảnh, hiện trạng

Trước đại dịch:

- Năm 2018, các quốc gia đang phát triển chiếm tới 58% lượng vốn đầu tư FDI trênthế giới và một nửa trong số các quốc gia nhận đầu tư nhiều nhất năm 2017 và 2018 cũng thuộc về khối nước đang phát triển, cụ thể là: Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, và Brazil

Sau đại dịch

- Trải qua 3 năm đại dịch (2019 – 2021), tăng trưởng kinh tế của thế giới đã chậm lại đáng kể, vì vậy, vốn đầu tư FDI toàn cầu có thể suy giảm, đe dọa đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Thêm vào đó, cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt - PGS – TS Hà Văn Hội (Trường đại học Kinh Tế - ĐHQG Hà Nội) nhận định:

“Chu chuyển FDI sẽ vẫn yếu do sự không chắc chắn về tình hình Covid-19 cũng như môi trường chính sách đầu tư toàn cầu Bên cạnh đó, sự gia tăng trong chu chuyển FDI toàn cầu năm 2021 không phải là đầu tư mới vào tài sản sản xuất, màtừ mua bán, sáp nhập xuyên quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và y tế”

8

Trang 10

9

Trang 11

-Dòng vốn đầu tư FDI vào châu Á vẫn sẽ tiếp tục tăng khi khu vực này đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư quốc tế trong suốt thời kỳ đại dịch Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước đang phát triển ở châu Á tăng 19% lên mức cao nhất mọi thời đại là 619 tỷ USD vào năm 2021,theo Báo cáo Đầu tư Thế giới 2022 của UNCTAD được công bố ngày 9/6/20212021,theo Báo cáo Đầu tư Thế giới 2022 của UNCTAD được công bố ngày 9/6/2021

10

Ngày đăng: 13/06/2024, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w