Phương pháp phát triển kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học cho học sinh lớp 2 tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai Bài tập lớn Tiểu luận kết thúc học phần
NỘI DUNG
Phát triển kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2
1.1 Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 môn Tiếng Việt
- Giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: Có tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; có ý thức đối với cội nguồn; có hứng thú học tập, có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Giúp học viên bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói; bước đầu hình thành và phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
- Giúp học viên hình thành phương pháp học tập, phương pháp tư duy, cách thức vận dụng các kiến thức, kĩ năng thu nhận được làm cơ sở cho việc học tập suốt đời.
1.1.2.1 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
1.1.2.2 Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù ở cấp tiểu học
- Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc
- Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.
- Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản
- Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ, ; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài)
- Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản
- Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.
- Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói
- Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.
- Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
1.2 Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc
- Kĩ thuật đọc: gồm các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng, kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, kĩ năng ghi chép trong khi đọc,
- Đọc hiểu: đối tượng đọc gồm văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin
- Đọc hiểu mỗi kiểu văn bản và thể loại nói chung có các yêu cầu cần đạt sau:
+ Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp, ;
+ Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, lí lẽ, bằng chứng, ), ngôn ngữ biểu đạt,…;
+ Liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu văn bản đa phương thức,…;
+ Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc.
1.3 Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc ở lớp 2
Chương trình đọc ở lớp 2 bộ sách chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 2 được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, theo quan điểm giao tiếp và tích hợp – dạy chữ, dạy người
Sách được biên soạn cho 35 tuần thực học, tổng cộng 350 tiết; chia thành 2 tập:
- Tập một: dành cho học kì I, gồm 18 tuần với 16 tuần dạy bài mới (8 chủ điểm), 1 tuần ôn tập giữa học kì và 1 tuần ôn tập, kiểm tra đánh giá cuối học kì.
- Tập hai: dành cho học kì II, gồm 17 tuần với 15 tuần dạy bài mới (7 chủ điểm), 1 tuần ôn tập giữa học kì và 1 tuần ôn tập, kiểm tra đánh giá cuối học kì.
Mỗi tập sách gồm Kí hiệu dùng trong sách, Lời nói đầu, Mục lục và các bài học được sắp xếp theo chủ điểm, tuần Cuối sách có bảng Một số thuật ngữ dùng trong sách và bảng chú thích về tên nước ngoài được dùng trong sách.
- Về thời lượng: Mỗi chủ điểm gồm 2 tuần học, mỗi tuần 10 tiết.
- Về số bài và kiểu bài: Mỗi chủ điểm có 4 bài đọc hiểu kèm theo các nội dung thực hành luyện tập các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe Mỗi bài được thiết kế đều gồm 4 hoạt động chính: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng.
- Về loại thể văn bản: Mỗi chủ điểm có 4 văn bản, mỗi thể loại thơ, truyện, miêu tả và thông tin: 01 văn bản.
2.3 Cấu trúc bài học trong từng chủ điểm
- Mỗi chủ điểm có 4 bài học Trong đó, bài 1 và bài 3 được phân bố trong 4 tiết, bài 2 và bài 4 được phân bố trong 6 tiết.
- Về văn bản trong các chủ điểm đều được phân bố theo thể loại: bài 1: văn bản truyện, bài 2: văn bản thông tin, bài 3: văn bản thơ, bài 4: văn bản miêu tả.
CÁC VĂN BẢN ĐỌC TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT 2
(BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Tuầ n Bài Loại văn bản Trang
1 Bé Mai đã lớn VB truyện
Thời gian biểu VB thông tin
2 Ngày hôm qua đâu rồi? VB thơ Út Tin VB miêu tả
3 Tóc xoăn và tóc thẳng VB truyện Làm việc thật là vui VB thông tin
4 Những cái tên VB thơ
Cô gió VB miêu tả
5 Bọ rùa tìm mẹ VB truyện
Cánh đồng của bố VB thông tin
Con lợn đất VB miêu tả Ông bà yêu quý
7 Cô chủ nhà tí hon VB truyện
Bưu thiếp VB thông tin
8 Bà nội, bà ngoại VB thơ
Bà tôi VB miêu tả
10 Cô chủ không biết quý tình bạn VB truyện Đồng hồ báo thức VB thông tin
11 Đồ đạc trong nhà VB thơ
Cái bàn học của tôi VB miêu tả Ngôi nhà thứ hai
12 Bàn tay dịu dàng VB truyện
Danh sách tổ em VB thông tin
13 Yêu lắm trường ơi! VB thơ
Góc nhỏ yêu thương VB miêu tả
14 Chuyện của thước kẻ VB truyện
Thời khoá biểu VB thông tin
15 Khi trang sách mở ra VB thơ
Bạn mởi VB miêu tả
16 Mẹ của Oanh VB truyện
Mục lục sách VB thông tin
Cô giáo lớp em VB thơ
Người nặn tò he VB miêu tả
HỌ Nơi 19 Khu vườn tuổi thơ VB truyện
Con suối bản thơ VB thông tin
Con đường làng VB thơ
Bên cửa sổ VB miêu tả
21 Chuyện bốn mùa VB truyện Đầm sen VB thông tin
22 Dàn nhạc mùa hè VB thơ
Mùa đông ở vùng cao VB miêu tả Thiên nhiên muôn màu
23 Chuyện của vàng anh VB truyện
Ong xây tổ VB thông tin
Hoa mai vàng VB miêu tả
25 Quê mình đẹp nhất VB truyện
Rừng ngập mặn Cà Mau VB thông tin
26 Mùa lúa chín VB thơ
Sông Hương VB miêu tả
28 Ai ngoan sẽ được thưởng VB truyện
Thư Trung thu VB thông tin
29 Cháu thăm nhà Bác VB thơ
Cây và hoa bên lăng Bác VB miêu tả Việt
30 Chuyện quả bầu VB truyện
Sóng và cát ở Trường Sa VB thông tin
Tôi yêu Sài Gòn VB miêu tả
32 Cây nhút nhát VB truyện
Bạn có biết? VB thông tin
33 Trái Đất xanh của em VB thơ
Hừng đông mặt biển VB miêu tả
34 Bạn biết phân loại rác không? VB truyện
Cuộc giải cứu bên bờ biển VB thông tin
Biện pháp phát triển kĩ năng đọc theo hướng phát triển năng lực
3.1 Biện pháp thứ nhất: Khảo sát, phân loại học sinh và lập kế hoạch bài dạy cho phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh
Ngay từ đầu năm học, GV phải trao đổi với GVCN lớp 1 vàPHHS để nắm được thực trạng chất lượng HS trong lớp, căn cứ vào:
- Trình độ, năng lực học tập của HS.
- Thông qua thực tế giảng dạy những tuần đầu năm học, trong giờ học đọc, quan sát hoạt động học tập của HS.
- Thông qua những bài khảo sát chất lượng HS ở năm học trước.
Từ đó, GV có thể phân loại các đối tượng HS trong lớp để lựa chọn phương pháp giảng dạy phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.
- Nhóm thứ nhất: Gồm những HS có kĩ năng đọc tốt
+ Đặc điểm: : đọc to, rõ ràng, lưu loát; thường rất tự tin, mạnh dạn trình bày trước lớp, tích cực giúp bạn trong việc học.
+ Phương pháp: GV nên giao nhiệm vụ có mức độ khó như: đọc diễn cảm hay đọc phân vai Lấy nhóm HS này làm nhân tố điển hình để nêu gương cho các HS khác trong lớp.
- Nhóm thứ hai: Gồm những HS chưa thực hiện được xuất sắc các kỹ năng, năng lực, phẩm chất như các em của nhóm một.
+ Đặc điểm: có thể đọc to nhưng chưa lưu loát, hoặc đọc trôi chảy nhưng còn nhở, chưa rõ ràng,…; thường nhút nhát hoặc ngại thể hiện trước lớp, chưa mạnh dạn trình bày,…
+ Phương pháp: GV cần khích lệ HS rèn luyện kĩ năng đọc, mạnh dạn trình bày trước lớp hơn và khen ngợi để HS tự tin, thoát khỏi vòng an toàn.
- Nhóm thứ ba: Gồm các HS kĩ năng đọc yếu, còn gặp khó khăn khi đọc bài.
+ Đặc điểm: đọc phải đánh vần, đọc ngập ngừng, ê a kéo dài; thực sự nhút nhát, rụt rè trong mọi hoạt động, không dám thể hiện hành vi, lời nói trước lớp
+ Phương pháp: GV cần quan tâm đặc biệt, dành thời gian thường xuyên khích lệ, động viên, tránh việc chê trách khiến các em càng tự ti, chán học Nên sắp xếp chỗ ngồi hợp lí để hỗ trợ các em trong việc rèn luyện (xếp ngồi ở đầu bàn, trong tầm quan sát của GV; ngồi cạnh bạn đọc tốt; …
3.1.3 Lập kế hoạch bài dạy phù hợp
- GV căn cứ vào KHBD của khối đã thống nhất, được BGH nhà trường kí duyệt, lập KHBD của mình có sự điều chỉnh về nội dung học đọc môn Tiếng Việt phù hợp với 3 nhóm đối tượng HS (KHBD không mang tính hình thức, dập khuôn máy móc).
- GV có sự điều chỉnh, bổ sung, giảm tải hợp lí với các đối tượng
HS nhóm 2,3; mở rộng nâng cao đối với HS nhóm 1; điều chỉnh thời gian cho từng hoạt động trong bài học phù hợp.
- GV lập kế hoạch rèn kĩ năng đọc đặc biệt đối với đối tượng HS nhóm 3; theo dõi, kiểm tra việc học đọc của HS thường xuyên.
3.2 Biện pháp thứ hai: Coi trọng việc rèn đọc cho học sinh, thành lập các nhóm HS hỗ trợ nhau trong học tập: “Đôi bạn cùng tiến”,
- Đọc có nhiều hình thức: Đọc trơn, đọc diễn cảm, đọc to, đọc thầm, đọc cá nhân, đọc theo nhóm… Kĩ năng đọc của HS lớp 2 chưa hoàn thiện nên trong yêu cầu đọc chủ yếu HS mới từ đọc đúng, khuyến khích học sinh đọc hay
- Muốn HS đọc tốt trước hết cần rèn cho các em phát âm đúng Do ảnh hưởng của phương ngữ nên HS chủ yếu ngọng 2 phụ âm l/n Vì vậy trong tất cả các bài tập đọc GV cần đặc biệt chú ý và sửa ngọng triệt để cho học sinh (Ví dụ: Hướng dẫn lại cách phát âm của l/n).
- Thống kê lỗi phát âm mà HS hay mắc phải, rèn sửa cho HS một cách kiên trì, bền bỉ ở tất cả các tiết học, các bộ môn bằng cách cho HS đọc lại nhiều lần tiếng có âm l/n, dấu thanh, ch/tr; s/x
- Kết hợp giữa việc rèn phát âm đúng là việc rèn cho HS đọc trôi chảy,đọc lưu loát, đọc rõ từng tiếng, không được kéo dài liền tiếng này sang tiếng khác, đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, đọc phân biệt câu thơ với câu văn… Tốc độ đọc cần đạt 60-70 tiếng/phút, khuyến khích HS hay rụt rè vào hoạt động học bằng cách động viên khuyến khích các em.
- Hướng dẫn HS thuộc nhóm thứ 3 cách đọc tăng dần yêu cầu từ đọc đúng tiếng, đúng câu, đúng đoạn… tiến tới đọc đúng cả bài.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai: Yêu cầu này được thực hiện sau khi học sinh đã nắm được nội dung bài Tập đọc Yêu cầu chính của hoạt động này là HS thể hiện được giọng đọc của từng nhân vật, thể hiện tình cảm của các nhân vật.
- Dựa vào các nhóm đối tượng HS để sắp xếp, lựa chọn các nhóm hỗ trợ nhau trong học tập, đặc biệt là ở hoạt động học đọc.
- Thành lập nhóm “Đôi bạn cùng tiến”, “Nhóm bạn cùng học” trong các giờ học đọc để HS đọc tốt giúp đỡ các bạn HS đọc yếu hơn.
+ Mỗi nhóm có tối thiểu 2 HS (trong đó có ít nhất 1 HS thuộc nhóm 1)
+ Phân công nhiệm vụ cho các HS thuộc nhóm đóng vai trò trưởng nhóm, hướng dẫn, giúp bạn đọc bài
- GV bao quát, quan sát các nhóm, ghi nhận quá trình rèn luyện của HS.
3.3 Biện pháp thứ ba: Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Hứng thú là một động lực rất lớn để người học có thể say mê, tự giác nghiên cứu và đạt được hiệu quả cao trong quá trình học Vì vậy, GV cần khơi dậy hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, bằng cách:
- Thường xuyên đổi mới hoạt động “Khởi động”: GV chuẩn bị tranh ảnh, sưu tầm các câu thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè, bài hát,… liên quan đến bài học để gợi mở, dẫn dắt vào bài một cách tự nhiên, gần gũi Từ đó, không khí lớp học vui tươi, thoải mái giúp học sinh sẵn sàng tâm thế vui vẻ, hào hứng Việc tiếp thu kiến thức mới hiệu quả Giờ học đọc chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao nhất và đạt được mục tiêu tiết học.
- GV giao nhiệm vụ và gợi ý cho HS tìm, sưu tầm tranh ảnh, vật thật, tự vẽ bức tranh có liên quan đến bài học trước ở nhà và trình bày, chia sẻ trước lớp vào giờ học.
Thiết kế Kế hoạch bài dạy một bài đọc (tự chọn)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
CHỦ ĐIỂM : BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP BÀI 2: CHUYỆN BỐN MÙA (2 TIẾT) Thời gian thực hiện:………
Sau khi học bài “Chuyện bốn mùa”, HS đạt được những yêu cầu sau:
2 Góp phần phát triển các năng lực cốt lỗi
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
- Nói: Kể tên các mùa trong năm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ; Kể tên được một số loại hoa, quả thường có trong mỗi mùa.
- Đọc: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng đấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thế giới thiên nhiên vô cùng diệu kì Từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và kích thích sự ham hiểu biết, tìm hiểu về thiên nhiên
- Nghe : Lắng nghe và nhận xét phần đọc bài, trả lời câu hỏi của bạn.
3 Góp phần phát triển các phẩm chất chủ yếu
- Nhân ái: Yêu quý thiên nhiên, cảnh vật bốn mùa.
- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập.
II Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, Bài giảng điện tử, Sách Tiếng Việt 2 (tập
2, bộ sách Chân trời sáng tạo)
- Học sinh: Sách Tiếng Việt 2 (tập 2, bộ sách Chân trời sáng tạo), Vở ghi
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và dẫn dắt vào bài mới.
Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm đôi
- GV giới thiệu tên chủ điểm Bốn mùa tươi đẹp. và hỏi HS : “ Em có suy nghĩ gì về tên chủ điểm Bốn mùa tươi đẹp.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về về tên của các mùa mà em biết.
- Cho HS trình bày trước lớp
- GV nhận xét kết hợp giới thiệu bài mới Chuyệ̣An bốn mùa
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh
- HS nghe GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu suy nghĩ của mình về tên chủ điểm Bốn mùa tươi đẹp.
- HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ với bạn về tên của các mùa mình biết:
VD: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, mùa nắng, mùa mưa,…
- HS trình bày trước lớp
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Chuyệ̣An bốn mùa, nhắc lại tên bài. hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nói về việc gì,…
B Khám phá và luyện tập
HĐ1: Luyện đọc thành tiếng (30’)
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng, lưu loát từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: rèn luyện theo mẫu, đọc cá nhân, nhóm 2(từ khó, câu), nhóm 3(đoạn), thi đọc
- Nêu cách đọc: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của từng mù̀a, giọng nàng Đông buồn bã, giọng nàng Xuân vui tươi, giọng nàng Thu nhỏ nhẹ, giọng nàng Hạ tinh nghịch, giọng bà Đất hiền từ
- Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm 2 và lưu ý các từ khó đọc.
- Yêu cầu HS nêu từ khó đọc
- Hướng dẫn cách đọc từ khó
- Mời một số HS luyện đọc lại
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ ở một số câu dài, nhấn giọng ở một số từ ngữ:
Nhưng phả̉i có nắng của em Hạ,/ cây trong vườn/ mới đơm trái ngọt.
- HS quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc, nhân vật, lời nói, hành động của các nhân vật,…
- HS đọc nối tiếp trong nhóm 2
- HS nêu từ khó đọc VD: sung sướng, nảy lộc, phá cỗ
- HS luyện đọc từ khó đọc.
- Lắng nghe, theo dõi SGK
Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để cây cối đâm chồi/ nảy lộc.//
- Yêu cầu HS luyện đọc câu theo nhóm
- Hướng dẫn giải nghĩa từ cần lưu ý.
Cho HS xem hình ảnh minh hoạ (lộc, rước đèn phá cỗ, bập bùng bếp lửa nhà sàn)
- Chia bài làm 3 đoạn Yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm 3
- Cho các nhóm thi đọc
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc.
HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: lộc (chồi lá non),…
- Luyện đọc theo nhóm 3, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi trong sách Biết liên hệ bản thân
Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm 4.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4 và thực hiện các yêu cầu sau:
* Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi trong
- Yêu cầu lớp phó học tập điều khiển các nhóm báo cáo kết quả.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm 4 để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn
- GV nhận xét, hỏi HS về nội dung bài đọc.
- Hỏi HS: Qua bài đọc trên, em có suy nghĩ gì về thiên nhiên, cảnh vật bốn mùa.
Thư giãn : - GV cho HS xem đoạn phim về bốn mùa
Mục tiêu: HS nêu được nội dung bài, đọc bài lưu loát, đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của từng mù̀a, giọng nàng Đông buồn bã, giọng nàng Xuân vui tươi, giọng nàng Thu nhỏ nhẹ, giọng nàng Hạ tinh nghịch, giọng bà Đất hiền từ.
- HS nêu nội dung bài đọc: Mỗi mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- HS liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên, cảnh vật bốn mùa.
- HS nêu cách hiểu của mình
- HS nêu giọng đọc bài, xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS nghe GV đọc lại đoạn từ Các cháu đến đáng yêu.
Phương pháp, hình thức tổ chức: rèn luyện theo mẫu, vấn đáp, thi đọc.
- GV hỏi: Qua bài Chuyện bốn mùa, em hiểu được điều gì?
- GV: Vậy các em cần đọc bài với giọng thế nào?
- GV đọc mẫu lại đoạn 3 từ Các cháu đến đáng yêu.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 3 trong nhóm 2.
- GV cho HS thi đọc đoạn 3 trước lớp,
HS khá, giỏi thi đọc cả bài.
HĐ4: Luyện tập mở rộng (10’)
Mục tiêu: HS kể tên được các loại hoa quả thường có ở mỗi mùa.
Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm 4, trò chơi Hoa thơm trái ngọt
- Cho HS thảo luận nhóm 4 về các loại hoa quả thường có ở mỗi mùa.
- Tổ chức trò chơi Hoa thơm trái ngọt.
GV nói Hoa trái mùa nào thì các nhóm sẽ nhanh chóng viết ra bảng nhóm càng nhiều loại hoa trái mùa đó càng tốt trong thời gian 2 phút.
- HS luyện đọc trong nhóm 2, đọc trước lớp đoạn 3
- HS thi đọc, nhận xét bài đọc của bạn
- HS thảo luận nhóm 4 về các loại hoa quả thường có ở mỗi mùa.
- Tham gia trò chơi Hoa thơm trái ngọt theo nhóm 4.
VD: mùa xuân: hoa đào, hoa mai, cam, quýt mùa hè: hoa phượng, hoa bằng lăng, quả vải, quả mận mùa thu: hoa cúc, quả hồng, quả bưởi, quả xoài mùa đông: hoa dong riềng, quả lựu, quả lê Đội nào viết nhiều và đúng hoa trái theo mùa thì sẽ giành chiến thắng.
- Tổng kết trò chơi Tuyên dương đội chiến thắng.
- GV lưu ý: có những loại hoa quả có trong 4 mùa: chuối, mười giờ, cúc bách nhật,
Hiện nay, nhờ kĩ thuật lai tạo giống, có những loài hoa quả có ở cả 4 mùa, VD: hoa cúc, cam, xoài, bưởi, dưa hấu
- GV có thể mở rộng cho HS biết về hoa, quả vùng miền theo mùa).
RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: