1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may

31 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp xử lý giảm bụi, nhiệt độ trong phân xưởng dệt may Áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Tác giả Phạm Thị Quý, Trần Thị Thùy Trang, Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thùy, Thân Thị Thắm, Phạm Thuỳ Trang, Phan Thị Thanh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Kim Thu
Trường học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Dệt May Da Giày và Thời Trang
Chuyên ngành An toàn lao động và môi trường dệt may
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 14,15 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Giải pháp xử lý khói bụi trong nhà máy may mặc (5)
    • 1.1.1. Vấn đề khói bụi trong nhà máy may mặc (5)
    • 1.1.2. Tại sao phải xử lý bụi ngành dệt may (6)
    • 1.1.3. Tác hại của bụi trong ngành dệt may (6)
    • 1.1.4. Giải pháp xử lý bụi hiệu quả cho xưởng may (8)
  • 1.2. Giải pháp xử lý nhiệt độ trong phân xưởng dệt may (12)
    • 1.2.1. Quản lý nhiệt độ nhà xưởng bằng cách làm mát tự nhiên (13)
    • 1.2.2. Làm mát, giảm nhiệt độ không dùng kênh dẫn gió (14)
    • 1.2.3. Cách quản lý nhiệt độ nhà xưởng bằng hệ thống kênh dẫn gió (15)
    • 1.2.4. Cách quản lý nhiệt độ bằng hệ thống điều hòa, chiller (16)
    • 1.2.5. Thiết kế nhà xưởng có nhiều cửa sổ và mái tôn cách nhiệt (16)
    • 1.2.6. Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng hệ thống cây xanh xung quanh (17)
    • 1.2.7. Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng tấm cooling pad (18)
    • 1.2.8. Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng máy phun sương (19)
    • 1.2.9. Lợi ích lựa chọn phù hợp giải pháp làm mát nhà xưởng (19)
  • 2.1. Khái niệm (21)
    • 2.2.1. Vai trò (21)
    • 2.2.2. Lợi ích (22)
  • 2.3. Thực trạng sản xuất sạch hơn (22)
    • 2.3.1. Thực trạng sản xuất sạch hơn ở nước ta (22)
    • 2.3.2. Thực trạng xuất sạch hơn trong ngành dệt may (23)
  • 2.4. Các nguyên tắc sản xuất sạch hơn (25)
    • 2.4.1. Nguyên tắc cảnh giác (25)
    • 2.4.2. Nguyên tắc phòng chống (25)
    • 2.4.3. Nguyên tắc tích hợp (26)
  • 2.5. Nhu cầu về sản xuất sạch hơn (26)
    • 2.5.1. Bảo toàn hoá chất và chất trợ (27)
    • 2.5.3. Kiểm soát ô nhiễm (28)
  • 2.7. Giải pháp sản xuất sạch hơn (30)
    • 2.7.1. Giảm chất thải tại nguồn (30)
    • 2.7.2. Tuần hoàn (31)
    • 2.7.3. Cải tiến sản phẩm (31)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIVIỆN DỆT MAY DA GIÀY VÀ THỜI TRANG--AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG DỆT MAYĐề tài: Giải pháp xử lý giảm bụi, nhiệt độ trong phân xưởng dệt mayÁp dụng sản xu

Giải pháp xử lý khói bụi trong nhà máy may mặc

Vấn đề khói bụi trong nhà máy may mặc

Trong quá trình sản xuất bụi bông, bụi vải phát sinh lẫn vào không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh Đặc biệt là quá trình là hơi, sấy vải sinh ra một lượng khói lớn cần có biện pháp xử lý kịp thời Bên cạnh đó quá trình nhuộm vải, khí từ phẩm màu sinh ra vô cùng độc hại Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động dẫn đến làm giảm năng suất lao động, chất lượng sản xuất và hiệu quả kinh doanh.

Hình 1 1 Hình ảnh minh họa

Bụi ngành may nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động, tăng tỷ lệ mắc các chứng bệnh về phổi, đường hô hấp rất cao,làm giảm năng suất lao động, chất lượng sản xuất và hiệu quả kinh doanh.

Tại sao phải xử lý bụi ngành dệt may

Việt Nam là một trong năm nước xuất khẩu các sản phẩm dệt may nhiều nhất thế giới.

Từ lâu, ngành dệt may đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, mang tới cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động.

Ngoài những mặt tích cực của ngành dệt may đã kể ở trên, đang tồn tại nhiều tiêu cực, đặc biệt là ảnh hưởng to lớn tới môi trường Việc sử dụng hóa chất xử lý vải và khói bụi thải ra máy móc sản xuất là vấn đề cần khắc phục để hướng tới việc sản xuất bền vững.

Hình 1 2 Đặc biệt là ở các khâu: cắt vải, khâu phun cát, là hơi, sấy vải, nhuộm, sử dụng hóa chất gây hại cho môi trường rất lớn Bụi vải cũng là tác nhân lẫn vào không khí gây ô nhiễm môi trường làm việc.

Bụi ngành may nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động, tăng tỷ lệ mắc các chứng bệnh về phổi, đường hô hấp rất cao,làm giảm năng suất lao động, chất lượng sản xuất và hiệu quả kinh doanh.

Tác hại của bụi trong ngành dệt may

Bụi ngành dệt may có những tác động cực kỳ nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động Nếu tiếp xúc quá lâu trong một thời gian dài với bụi vải, người lao động dễ bị các bệnh lý sau đây: Đối với con người✔

• Bụi bay thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp

• Bụi lắng thường gây tổn hại cho da, mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng da, Đối với môi trường:✔

• Giảm cường độ ánh sáng mặt trời.

• Tăng sự mài mòn chi tiết máy.

• Giảm sự phát triển của thực vật.

• Tạo môi trường cho các vi khuẩn có hại phát triển. Đối với máy móc, nhà xưởng✔

• Bám vào máy móc thiết bị làm giảm tuổi thọ của máy móc, thiết bị.

• Bám vào các ổ trục làm tăng ma sát.

• Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đoãn mạch và có thể làm cháy động cơ điện.

• Ảnh hưởng đến thành phẩm trong quá trình sản xuất.

Bụi vải, bụi bông được sinh ra trong quá trình sản xuất may mặc, dệt vải Hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất đều phát sinh ra bụi như:

– Quá trình cắt, xả vải: Phát sinh bụi vải trong quá trình lôi kéo, cắt vải.

– Quá trình kiểm tra sản phẩm: Sản phẩm may mặc hoàn thành sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói.

Do vậy, công đoạn này phát sinh bụi chủ yếu từ quá trình lật, lộn áo quần để kiểm tra. Lượng bụi phát sinh không lớn, cục bộ Nhưng lại độc hại nếu đi vào đường hô hấp. Bụi vải dễ phát tán ra bên ngoài không khí, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người Ví dụ như:

– Các bệnh về da liễu: Bụi vải thường dễ gây bệnh sạm da, bệnh viêm da chàm tiếp xúc, bệnh dị ứng, bệnh viêm loét da, viêm móng…

– các bệnh liên quan đến đường hô hấp: Một căn bệnh phổ biến của công nhân may liên quan tới đường hô hấp là bệnh bụi phổi Bệnh này bao gồm các bệnh như: bệnh bụi phổi silic; bệnh bụi phổi amiang; bệnh bụi phổi bông…

Do đó, để bảo vệ môi trường và sức khỏe của công nhân lao động, con người Các doanh nghiệp cần có giải pháp xử lý bụi vải.

Hình 1 3 Hình minh họa Tác hại của bụi trong nhà máy may

Giải pháp xử lý bụi hiệu quả cho xưởng may

Để chấm dứt thực trạng thải trực tiếp khói bụi dệt may ra môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như sức khỏe công nhân viên, hiệu suất của máy móc, hệ thống xử lý bụi nhà máy may đã ra đời Hãy cùng tìm hiểu hệ thống xử lý bụi ngành dệt may có gì nhé.

 Cách xử lý bụi vải bằng việc hạn chế phát sinh bụi

Kiểm soát được lượng bụi phát sinh cũng là cách giúp xử lý bụi vải hiệu quả Không chỉ giúp ích cho môi trường, con người mà giảm được gánh nặng trong khâu xử lý. Việc kiểm soát bụi vải, bụi bông bằng một số cách sau:

– Giám sát bụi công trong môi trường lao động.

– Sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động để hạn chế công nhân tiếp xúc trực tiếp với bụi. – Thiết lập các phương pháp làm việc an toàn.

– Kiểm soát kỹ thuật để giảm nguồn phát sinh bụi bông.

– Thường xuyên vệ sinh, lau dọn các thiết bị máy móc.

– Chất thải sau khi thu gom cần tập trung ở khu vực riêng biệt và được tiến hành xử lý theo quy định.

– Vật liệu cần được che phủ, bảo quản và làm sạch định kỳ.

 Cách xử lý bụi vải bằng việc sử dụng thiết bị xử lý bụi

Trong các nhà máy sản xuất chế biến máy mặc Lượng bụi phát sinh nhiều, khiến việc kiểm soát bụi gặp khó khăn.

Vì vậy sử dụng thêm các thiết bị xử lý bụi là rất cần thiết Một số thiết bị xử lý bụi điển hình như:

Máy hút bụi túi vải là sự kết hợp giữa nguyên lý quạt ly tâm và cưỡng bức qua vải lọc. Thường máy hút bụi vải di động có các loại:

Những đặc điểm nổi bật của máy hút bụi di động này là:

– Có năng suất lọc bụi cao, hiệu suất lọc bụi đạt đến 96 – 99%.

– Có thể dễ dàng di chuyển nhờ có bàn đẩy và hệ thống bánh xe di chuyển Do đó, rất thuận tiện và linh hoạt.

– Vải lọc bụi là loại Polyester chuyên dụng dễ dàng tìm kiếm thay thế và có giá thành rẻ. – Bụi sau thu hồi có thể tái sử dụng

 Tủ hút bụi vải di động Đây là cách xử lý bụi vải sử dụng bộ lọc bụi Cartridge để xử lý bụi Tủ hút bụi có thể lọc bụi ở dạng khói nano.

Do đó, đem lại hiệu suất lọc và độ bền gấp đôi so với polyester thông thường.

Tủ hút bụi di động được thiết kế dạng có bánh xe di chuyển nên rất thuận kiện và linh hoạt.

 Hệ thống hút lọc bụi bằng Filter lọc Đây được đánh giá là giải pháp có hiệu suất cao, độ bền lớn Và xử lý được số lượng bụi lớn với chi phí tiết kiệm.

Hình 1 4 Máy hút bụi túi vải

Hình 1 5 Hệ thống hút bụi túi vải Được cấu tạo từ nhiều bộ phận như: Buồng lọc bụi, quạt hút, bộ phận lọc bụi, bộ phận rung giũ bụi, hệ thống đường ống gió, …

Những ưu điểm nổi bật của hệ thống lọc bụi bằng Filter như:

– Hệ thống thiết kế dạng module và có khả năng tùy biến rất cao Thích hợp với nhiều loại diện tích và yêu cầu lắp đặt.

– Có khả năng lọc bụi có kích thước nhỏ, kích thướng tới 5 micron.

Hình 1 6 Buồng lọc bụi của hệ thống

– Có thể gắn kết được nhiều thiết bị hỗ trợ và giám sát như: đồng hồ đo áp, các thiết bị giám sát an toàn mà không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

– Dễ dàng bảo trì, bảo hành, chi phí vận hành thấp Việc thay thế túi dễ dàng.

– Vật liệu lọc thay thế có giá trị không cao và dễ dàng tìm kiếm

Nội dung bài viết là một số cách xử lý bụi vải công nghiệp Nếu cần tư vấn thêm hãy để lại thông tin bên dưới nhé

Hệ thống thu hồi bụi Cartridge

Hệ thống lọc bụi Cartridge công suất từ 3000 – 10.000 m 3 /h.

Chuyên cung cấp hệ thống lọc bụi Cartridge công suất từ 3000 – 20.000m3/h Với hệ thống điều khiển làm sạch tự động theo chênh áp góp phần tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì Các thiết bị:

Hình 1 7 Hệ thống thu hồi bụi cartridge

- Nguyên lý hoạt động của hệ thống thu hồi bụi cartridge:

Dòng khí lẫn bụi được hút vào đầu thu của hệ thống lọc bụi nhờ quạt hút và rơi trực tiếp xuống phễu Khí với bụi còn sót lại đi vào từng buồng riêng biệt chứa túi lọc và đi lên giữa các túi Bụi được giữ lại trên bề mặt bên ngoài của túi lọc do áp suất âm của khí; chỉ có khí sạch được xuyên qua và thoát ra ngoài môi trường.

Những hạt bụi bám bên ngoài lõi lọc được gỡ bỏ bởi áp suất của khí nén bắn vào trong lòng túi lọc (thông qua hệ thống van điện từ và bình tích khí nén) Trong suốt quá trình làm sạch, bụi rơi vào phễu và được chuyển đi thông qua hệ thống xả và vận chuyển dưới đáy lọc bụi (gồm van quay, vít tải).

- Lý do nên sử dụng hệ thống thu hồi bụi cartridge để xử lý bụi ngành dệt may:

 Hệ thống hút lọc bụi cartridge tiết kiệm hơn so với các phương pháp xử lý bụi khác vì nếu hỏng chỉ cần thay ống lọc cartridge.

 Hiệu suất lọc cao, lên tới 98%.

 Tuổi thọ cao giúp tiết kiệm chi phí bảo trì.

 Công nghệ lọc cartridge giúp tăng diện tích lọc nhưng vẫn cho phép không khí vào ra dễ dàng.

 Hệ thống thu hồi bụi cartridge vô cùng nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích.

 Lọc được nhiều loại bụi có kích thước khác nhau.

 Kết cấu thành khối vững chắc, tiện lợi, ổn định, dễ vận hành.

 Vệ sinh thiết bị cartridge nhanh chóng, đơn giản và an toàn.

 Hệ thống hoạt động liên tục và không cần dừng tắt máy để làm sạch.

Hình 1 8 Hệ thống hút bụi Cartridge

Giải pháp xử lý nhiệt độ trong phân xưởng dệt may

Quản lý nhiệt độ nhà xưởng bằng cách làm mát tự nhiên

Làm mát tự nhiên là biện pháp không lắp đặt thiết bị thông gió làm mát mà tạo gió từ việc thiết kế nhà xưởng phù hợp Không khí lưu thông một cách tự nhiên nhờ sự chênh lệch nhiệt độ trong ngoài, đi qua các khe gió, cửa sổ hoặc lam gió Nhiệt độ bên trong tự điều chỉnh theo lưu lượng gió ra vào.

Hình 1 9 Cách thiết kế cửa sổ thông gió tự nhiên

Một số cách thiết kế nhà xưởng phổ biến:

 Doanh nghiệp bố trí lam gió với hai đầu lấy gió và đẩy gió đối xứng nhau ở 2 mặt tường đối diện trong nhà xưởng.

 Thiết kế nhiều cửa sổ lớn, trồng nhiều cây xanh tạo bóng mát bên ngoài để nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ trong nhà xưởng, tạo chênh lệch áp suất để đẩy-hút gió.

Quản lý nhiệt độ bằng thông gió tự nhiên trong nhà xưởng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa, không tốn chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị Mặc dù vậy phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như:

 Hiệu quả làm mát và cân bằng nhiệt độ kém, nhất là những nhà xưởng có mái lợp bằng tôn Do phải phụ thuộc vào hướng gió, thời tiết cũng như lưu lượng gió tự nhiên nên doanh nghiệp khó lòng chủ động quản lý nhiệt độ theo mong muốn.

 Không phù hợp với một số ngành đặc thù như chế biến thực phẩm, xưởng may mặc, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc của người lao động.

Làm mát, giảm nhiệt độ không dùng kênh dẫn gió

Đây là cách sử dụng các thiết bị làm mát như quạt hút gắn tường và lam gió, tấm làm mát Cooling Pad và quạt công nghiệp, quạt hút mái nhà xưởng Khi thiết bị làm mát hoạt động sẽ tạo nên sự chênh lệch áp bên trong nhà xưởng, khí tươi từ bên ngoài sẽ tự động tràn vào để thay thế khí thải nóng, bụi bặm trong nhà xưởng Nhiệt độ tự động điều chỉnh theo luồng gió mát đi vào.

Hình 1 10 Làm giảm nhiệt độ chỉ với quạt gắn tường mà không cần đến kênh dẫn gió Ưu điểm của phương pháp này là:

 Quản lý nhiệt độ hiệu quả, tiết kiệm chi phí lắp đặt, không tốn diện tích.

 Ứng dụng trong những nhà xưởng tạo ra nhiều khói bụi, nhiều nhiệt độ như xưởng may, dệt len, giầy da, bao bì, gara ô tô, xưởng cơ khí, trang trại chăn nuôi nông nghiệp…

 Tạo ra tiếng ồn ảnh hưởng đến công việc

 Ở những nơi có nhiệt độ cao, nắng gắt thì hiệu quả làm mát không cao, nhiệt độ trong nhà xưởng không giảm nhiều.

Cách quản lý nhiệt độ nhà xưởng bằng hệ thống kênh dẫn gió

Hình 1 11 Hệ thống dùng kênh dẫn gió giúp giảm nhiệt độ trên toàn bộ khu vực ống gió đi qua

Phương pháp này sử dụng quạt hút công nghiệp để đưa khí mát vào bên trong nhà xưởng thông qua đường ống dẫn gió và miệng hút gió được lắp đặt khắp nhà xưởng Nhiệt độ tại các khu vực có ống gió đi qua sẽ được hạ xuống, khí tươi thay thế cho hơi nóng nhanh chóng. Ưu điểm của hệ thống này là cân bằng nhiệt độ ở mọi vị trí bên trong nhà xưởng và tiết kiệm hơn so với việc sử dụng điều hòa không khí, doanh nghiệp có thể chủ động lưu lượng gió để quản lý nhiệt độ nhà xưởng trong mức mong muốn Tuy nhiên, nhược điểm là đòi hỏi việc lắp đặt tương đối phức tạp, người thực hiện phải có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.

Cách quản lý nhiệt độ bằng hệ thống điều hòa, chiller

Hình 1 12 Hệ thống Chiller Đây là việc sử dụng dàn máy làm mát công nghiệp có công suất và lưu lượng lớn cùng hệ thống đường ống dẫn gió, tủ điều khiển để làm mát nhà xưởng Hoạt động dựa trên nguyên lý bay hơi của nước để thu nhiệt xung quanh và cân bằng nhiệt độ nhà xưởng. Ưu điểm là hiệu quả làm mát cao, chủ động điều chỉnh nhiệt độ ở các vị trí trong nhà xưởng theo mong muốn của doanh nghiệp Thích hợp với nhà xưởng có diện tích lớn,đông công nhân và máy móc Tuy nhiên, nhược điểm là tốn kém điện năng, lắp đặt phức tạp và cần nhiều thiết bị phụ trợ.

Thiết kế nhà xưởng có nhiều cửa sổ và mái tôn cách nhiệt

Với thiết kế nhà xưởng có nhiều cửa sổ và được lợp mái bằng tôn cách nhiệt là giải pháp làm mát đơn giản Biện pháp này được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng.

Hình 1 13 Sử dụng tôn cách nhiệt để làm mát nhà xưởng Ưu điểm:

 Đơn giản, không tốn nhiều chi phí làm mát cho nhà xưởng.

 Tạo được điều kiện mát mẻ cho công nhân làm việc Hưởng được không khí mát mẻ từ ngoài tự nhiên.

 Đảm bảo được độ sáng tự nhiên trong quá trình sản xuất.

 Tiết kiệm được điện năng cho doanh nghiệp.

 Có lợi trong việc phòng cháy chữa cháy.

 Thông thoáng, không gian làm việc rộng và thoáng mát.

 Tránh tình trạng ẩm mốc trong nhà xưởng.

 Phần bê tông ở dưới chân và nhà xưởng cần phải thiết kế xây dựng cao.

 Mái tôn cần được lắp thêm các nóc gió.

 Thời gian xây dựng xưởng lâu và tốn nhiều chi phí.

Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng hệ thống cây xanh xung quanh

Hiện nay, giải pháp này cũng được các chủ doanh nghiệp ưu tiên sử dụng Bởi nó không chỉ giúp mát mẻ cho nhà xưởng mà còn giúp bảo vệ môi trường tránh được ô nhiễm môi trường.

Hình 1 14 Trồng cây xanh giúp làm mát xưởng và bảo vệ môi trường từ nhiên Ưu điểm:

 Cây xanh trồng xung quanh xưởng giúp chắn ánh nắng mặt trời, giảm nhiệt độ xung quanh.

 Tiết kiệm được điện năng.

 Ngăn ngừa ô nhiễm không khí và khí độc hại.

 Cải thiện được sức khỏe cho người lao động.

 Biện pháp bền vững, lâu dài.

 Với các nhà xưởng kín, hay hở cũng cần phải kết hợp thêm các biện pháp làm mát nhà xưởng khác mới giúp xưởng được mát mẻ và thông thoáng được như:

 Lắp thêm hệ thống quạt thông gió: Giúp lưu thông, trao đổi không khí giữa trong và bên ngoài xưởng.

 Sử dụng thêm quạt công nghiệp.

 Thiết kế, xây dựng nhà xưởng cao thông thoáng và có mái tôn cách nhiệt.

Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng tấm cooling pad

Phương pháp này sử dụng quạt hút công nghiệp và các tấm làm mát cooling pad. Không khí nóng và ô nhiễm trong xưởng sẽ được hệ thống quạt hút ra bên ngoài. Lúc này do chênh lệch áp, không khí bên ngoài sẽ đi qua hệ thống màng nước trên tấm cooling pad và được trao đổi nhiệt, lọc sạch bụi tại đó Và được đưa không khí vào nhà xưởng.

Hình 1 15 Sử dụng tấm cooling pad để làm mát nhà xưởng Ưu điểm:

 Không khí đưa vào xưởng sẽ là không khí sạch, mát với độ ẩm vừa phải.

 Phù hợp để áp dụng cho các nhà xưởng: dệt may, xưởng chế biến, sản xuất, khu chăn nuôi gia cầm, trồng hoa, nhà kính…

 Không gian làm mát toàn bộ nhà xưởng, chuồng trại,….

 Chi phí lắp đặt thấp.

 Dễ lắp đặt, di chuyển, vận hành đơn giản.

 Tiêu tốn ít năng lượng, điện năng.

 Độ ẩm cao (75-80%) không phù hợp với môi trường máy móc, điện tử.

 Yêu cầu nhà xưởng kín hoặc ít mở cửa.

 Dễ gây ẩm mốc, mùi sau 1 thời gian không sử dụng.

 Chỉ thực sự hiệu quả nếu nhiệt độ ngoài nhà xưởng > 35 độ C Hiệu quả giải nhiệt: 3-

Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng máy phun sương

 Hệ thống làm mát với máy phun sương có khả năng làm mát sâu, rộng.

 Hạ nhiệt đồng đều môi trường xung quanh từ 5 – 10 độ.

 Cung cấp 100% không khí tươi mới cho nhà xưởng lượng.

 Có thể tạo ra áp suất dương để đẩy bụi và không khí nóng ra bên ngoài.

 Phù hợp sử dụng cho các khu chăn nuôi, trồng trọt,….

 Gây ẩm ướt, dễ mọc nấm mốc.

 Không phù hợp cho các xưởng sản xuất có chứa máy móc, thiết bị điện tử.

Lợi ích lựa chọn phù hợp giải pháp làm mát nhà xưởng

Hình 1 16 Lợi ích khi lắp đặt các hệ thống làm mát nhà xưởng

Việc lựa chọn được một phương pháp làm mát thích hợp sẽ giúp:

 Giải nhiệt, đảm bảo sức khỏe cho công nhân thực hiện sản xuất trong điều kiện thuận lợi.

 Đạt hiệu quả năng suất cao.

 Đảm bảo cho môi trường nhà xưởng có nhiệt độ thích hợp Tránh hỏng hóc, hư hại máy móc, nguyên liệu và sản phẩm khi nhiệt độ môi trường lên quá cao.

 Đề phòng và chống hỏa hoạn khi nhiệt độ môi trường quá cao.

 Hiện nay việc lắp đặt thêm các giải pháp làm mát nhà xưởng là rất cần thiết Trên đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo Từ đó, có thể lựa chọn cho doanh nghiệp của mình một giải pháp tối ưu nhất.

Khái niệm

Vai trò

-Có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít

-Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%.

-Sạch hơn tốt hơn cho các doanh nghiệp.

Lợi ích

Nói một cách tổng quát, SXSH vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường và là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm SXSH giúp:

- Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất do tiết kiệm chi phí do việc sử dụng nước, năng lượng, nguyờn liệu hiệu quả hơn, chi phớ xử lý cuối ủường ống, chi phớ loại bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải

- Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy,

- Nâng cao mức ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm

- Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các biện pháp thu hồi và tái sử dụng chất thải

- Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị,

- Cải thiện môi trường làm việc có liên quan đến sức khoẻ và an toàn lao động cho công nhân

- Tạo nên 1 hình ảnh tốt hơn về doanh nghiệp, nâng cao tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Chấp hành tốt hơn các qui định về môi trường, giúp các ngành công nghiệp xuất khẩu ủỏp ứng ủược cỏc tiờu chuẩn quốc tế về mụi trường

- Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn

- Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, các chi phí, các vấn đề về môi trường trong nội bộ doanh nghiệp và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân thông qua sự tham gia trực tiếp của họ vào quá trình thực hiện SXSH.

Thực trạng sản xuất sạch hơn

Thực trạng sản xuất sạch hơn ở nước ta

“Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 9 năm

2009 với mục tiêu tổng quát: Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

Cùng với cả nước trong những năm qua Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Trung tâm) tranh thủ các nguồn kinh phí Hợp phần sản xuất sạch hơn (CPI); Khuyến công quốc gia, Khuyến công địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho các đối tượng là cán bộ các phòng Kinh tế, phòng Kinh tế - Hạ tầng; phòng Tài nguyên –

Môi trường; các cơ sở, doanh nghiệp, làng nghề trong tỉnh cũng như hỗ trợ kinh phí đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn (SXSH) cho các cơ sở, doanh nghiệp bước đầu đã tạo được tiền đề về áp dụng SXSH trong công nghiệp Tuy nhiên, thực tế hiện nay các cơ sở,doanh nghiệp (doanh nghiệp) vẫn chưa thực sự mặn mà với SXSH mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng; Các doanh nghiệp vẫn có thể “lách” được chi phí của các khoản xả thải, khai thác được tài nguyên sẵn có như nước ngầm, nước mặt dẫn đến các chi phí cho hoạt động sản xuất rất rẻ, cho nên họ chưa phải nghĩ đến các biện pháp hiệu quả hơn để tiết kiệm chi phí.

Thực trạng xuất sạch hơn trong ngành dệt may

Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, ngành dệt may cũng phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường Những khâu sản xuất gây ô nhiễm nhiều nhất trong lĩnh vực dệt may là khâu dệt - nhuộm - xử lý vải

Theo khảo sát của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vinatex), khoảng 50% thiết bị ngành công nghiệp dệt nhuộm của nước ta đã sử dụng trên 20 năm Nếu so với Thái Lan và Trung Quốc thì các công nghệ này lạc hậu tới khoảng 15 - 20 năm Các thiết bị sản xuất với mức tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu cao, chi phí năng lượng ở Thái Lan chỉ chiếm 6 - 7% trong giá thành sản phẩm dệt, trong khi đó tại Việt Nam phổ biến ở mức 10 - 12%.

Thực tế cho thấy, hầu như tất cả các doanh nghiệp dệt ở Việt Nam đều có tiềm năng giảm lượng tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào và năng lượng (xăng dầu, than, điện năng) Trong các xí nghiệp nhuộm, tùy theo công nghệ và thiết bị sản xuất, tính ra trung bình cứ mỗi tấn sản phẩm có tiềm năng tiết kiệm khoảng 0,2 - 0,5kg thuốc nhuộm; 100 - 200kg hóa chất và chất phụ trợ; 50 - 100m3 nước; giảm lượng tiêu thụ khoảng 150kg dầu và khoảng 50 - 150 KWh điện. Để đảm bảo lợi ích kinh tế và môi trường, việc áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may tiết kiệm năng lượng, giảm chất thải, đồng thời, giảm chi phí đầu vào và chi phí xử lý môi trường, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên, hiện tỷ lệ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp dệt may chưa cao Ngoài công nghệ, thiết bị lạc hậu, một nguyên nhân khác là do doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích của sản xuất sạch hơn, thiếu chuyên gia tư vấn về sản xuất sạch hơn để hướng dẫn kỹ thuật cho doanh nghiệp,

Hình 2 2 Ngành dệt có đặc điểm là sử dụng rất nhiều các nguồn tài nguyên như nước, nhiên liệu, thuốc nhuộm và các loại hoá chất…

Hình 2 1 Trạm xử lý nước thải dệt nhuộm của Công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam (thị xã Thuận An –

Hình 2 3.Chất lượng sản phẩm tăng cao khi thay đổi công nghệ mới

Các nguyên tắc sản xuất sạch hơn

Nguyên tắc cảnh giác

Nguyên tắc phòng ngừa không chỉ đơn giản là làm thế nào để không vi phạm pháp luật, mà còn có nghĩa là bảo đảm để người lao động được bảo vệ, không bị mắc các chứng bệnh khó chữa chạy, hoặc nhà máy tránh được những tổn hại không đáng có

Nguyên tắc cảnh giác đòi hỏi giảm bớt một phần sự can thiệp của con người vào môi trường Điều này, đặt ra yêu cầu phải có sự thiết kế lại một cách căn bản hệ thống sản xuất và tiêu thụ trong ngành công nghiệp, cải thiện nếp cũ vẫn tồn tại cho đến nay đó là vẫn chủ yếu dựa vào việc tăng khối lượng sử dụng các nguồn nguyên vật liệu

Nguyên tắc phòng chống

Nguyên tắc phòng chống cũng có tầm quan trọng không kém, đặc biệt trong các trường hợp một sản phẩm hay một qui trình công nghệ được sử dụng lại chính là nguyên nhân gây ra những tổn hại về mặt môi trường

Nguyên tắc phòng chống được sử dụng nhằm tạo ra những thay đổi ngay từ những khâu đầu tiên của hệ thống sản xuất hoặc tiêu dùng

Bản chất "phòng chống" của SXSH đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong khi cân nhắc các mẫu sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng, các mô hình tiêu thụ nguyên vật liệu, và thực tế là đòi hỏi phải có cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với toàn bộ cơ sở vật chất của hoạt động kinh tế.

Nguyên tắc tích hợp

Tích hợp là việc áp dụng một cách nhìn tổng hợp đối với toàn bộ chu trình sản xuất và phương pháp trong việc thực hiện ý tưởng này, thông qua phân tích chu trình sống của sản phẩm

Một trong những khó khăn khi thực hiện cách tiếp cận phòng chống là việc tích hợp cùng một lúc nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, qua nhiều ranh giới khác nhau của hệ thống

Theo truyền thống, những qui định pháp lí của cách tiếp cận cuối đường ống thường được áp dụng bằng cách tìm kiếm những biện pháp tích hợp nhằm giảm bớt nhu cầu xả các chất thải vào môi trường

Những biện pháp này sẽ tạo ra sự bảo vệ có tính toàn diện cho môi trường với tư cách là một tổng thể

Nhu cầu về sản xuất sạch hơn

Bảo toàn hoá chất và chất trợ

Ngành công nghiệp dệt may sử dụng rất nhiều loại hoá chất và chất trợ với một lượng khổng lồ Một công ty dệt may điển hình thường tiêu thụ khoảng 350 đến 500kg các hoá chất cho một đơn hàng Không giống như nhiều ngành sản xuất khác, trong ngành dệt may chỉ có khoảng 15 đến 20% các hoá chất sử dụng trong quá trình xử lý sẽ lưu lại trên sản phẩm, lượng còn lại đi vào môi trường dưới dạng chất thải Tính đến chi phí cho hoá chất ngày càng tăng lên và tải lượng ô nhiễm ở mức cao do các loại hoá chất gây ra, các đơn vị trong ngành này không thể tiếp tục để thất thoát các chất này d ới dạng chất thải.ƣ Các doanh nghiệp có thể giảm đáng kể suất tiêu thụ các hoá chất và chất trợ nhờ áp dụng kỹ thuật SXSH.

VÍ DỤ: tái sử dụng các dịch nhuộm (nhuộm polyester với thuốc nhuộm phân tán), trong đó còn chứa tới 80 - 95% lượng hoá chất phụ trợ đã được thêm vào vẫn chưa tận trích để chuẩn bị dịch nhuộm cho mẻ sau

Công nghiệp dệt day là ngành sử dụng rất nhiều nước Tỉ lệ về lượng nước tiêu hao so với lượng sản phẩm sản xuất được rất cao Ứng dụng các kỹ thuật SXSH sẽ giúp bảo toàn nước, tuần hoàn và tái sử dụng nước và cuối cùng là giảm đáng kể suất tiêu hao nước cho một đơn vị sản phẩm, bảo toàn năng lượng Ngành công nghiệp dệt may sử dụng cả nhiệt năng và điện năng và các dạng năng lượng này chiếm tới 15 đến 20% tổng chi phí sản xuất Để đáp ứng các nhu cầu về điện năng và nhiệt năng, ngành này sử dụng một lượng lớn nhiên liệu Bên cạnh đó, sản xuất điện cũng gây ra các vấn đề về ô nhiễm ngoài khu vực sản xuất Việc áp dụng SXSH có thể giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của thiết bị, do đó có thể giảm chi phí về năng lượng và giảm lượng phát thải ra môi trường.

Kiểm soát ô nhiễm

Bên cạnh việc sử dụng rất nhiều nước và năng lượng, ngành công nghiệp dệt may cũng tiêu thụ rất nhiều loại hóa chát như axit, dung môi hũu cơ, thuốc tẩy…Một phần đáng kể các hóa chất này xuất hiện trong dòng thải trong các quy trình xử lí khác nhau Các dòng thải này, nếu không được xử lý trước khi xả thải sẽ mang lai những nguy hiểm trầm trọng cho môi trường Các khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh ra cũng gây ô nhiễm không khí Việc xử lý nước thải từ các nhà máy đang phải đối mặt với hai vấn đề lớn:

+ Thể tích dòng thải lớn đòi hỏi phsri có những công trình xử lý lớn và đắt tiền Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là vấn đề quan trọng hàng đầu vì họ thiếu cả địa điểm để xây dựng công trình và kinh phí.

+ Các đặc tính khó xử ly khiến cho việc xử lý trở nên rất phức tạp về mặt kỹ thuật và tốn thời gian.

Do đó bước đầu tiên trong việc giải quyết các vấn đề môi trường là giảm lượng chất thải phát sinh Điều này đòi hỏi phải nỗ lực để giảm thiểu lãng phí các loại hóa chất và chất trợ nhằm giảm độc tính và độ phức tạp khi xử lý các dòng thải Áp dụng SXSH là hướng tới mục đích đáp ứng cả hai yêu cầu này, tạo điều kiện thuận lợi để quá trình xử lý chất thải ở mức chi phí thấp hơn cũng như đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quy định.

2.5.4 Áp lực từ cộng đồng

Ngành công nghiệp Việt Nam mà đặc biệt là ngành công nghiệp dệt may đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan Đó là song song với việc ngày càng có nhiều các công ty Nhà n ớc mở cửa chào đón các đối tác là công ty tư nhân thì nhận thức của ƣ cộng đồng về bảo vệ môi trường cũng tăng đáng kể Các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ môi trường cũng bắt đầu xuất hiện, không chỉ là để nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực này, mà còn đóng vai trò như những nhà giám sát đối với các cơ sở gây ô nhiễm Do vậy mà

Hình 1 17 Hình minh họa các vấn đề ô nhiễm môi trường áp lực tạo ra đối với ngành ngày càng tăng lên trong việc quản lý dòng thải, kể cả khi chỉ với một lượng nhỏ Ngành công nghiệp dệt may hiện nay không thể tách ra ngoài mối quan tâm của các nhóm áp lực như vậy và vì thế phải có những biện pháp tích cực nhằm giảm nhẹ tác động ô nhiễm môi trường

2.5.5 Các yêu cầu của thị trường xuất khẩu

Do ngành công nghiệp dệt may đóng góp rất lớn vào xuất khẩu của cả nước nên chúng ta cần phải quan tâm tới các yếu tố giúp xúc tiến thị trường xuất khẩu Ngành này sử dụng rất nhiều loại hoá chất mà rất nhiều trong số đó về bản chất là có độc tính Một số nước Châu Âu, bên cạnh việc áp dụng lệnh cấm đối với việc sản xuất và sử dụng các hoá chất độc hại tại chính đất nước của họ, thì cũng đã cấm việc nhập khẩu các mặt hàng có sử dụng các hoá chất này trong quá trình sản xuất Rất nhiều quốc gia khác trong tương lai cũng sẽ thi hành các lệnh hạn chế tương tự Do vậy, mà để có thể tồntại đ ợc trong thịƣ tr ờng xuất khẩu thì vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải tránh sử dụng các hoá chấtƣ độc hại Áp dụng SXSH sẽ hỗ trợ đắc lực bởi vì mục tiêu của tiếp cận bày cũng chính là tìm ra các giải pháp thay thế có tính thân thiện với môi tr ờng đối với các hóa chất độcƣ hại.

Giải pháp sản xuất sạch hơn

Giảm chất thải tại nguồn

- Quản lý nội vi: là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH và có thể áp dụng cho các DNVVN

 Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp.

 Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng dể tránh tổn thất.

 Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên

- Kiểm soát quá trình: tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải

 Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt.

 Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.

- Thay đổi nguyên liệu: là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn.

 Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.

 Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.

- Cải tiến thiết bị: là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn.

 Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.

 Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.

- Công nghệ sản xuất mới: là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả hơn; giải pháp này phù hợp cho các doanh nghiệp lớn, đầu tư mạnh mẽ vào khâu sản xuất đầu vào.

 Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận.

 Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.

Tuần hoàn

- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập “chất thải” và sử dụng lại cho quá trình sản xuất.

- Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) “các dòng thải” để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất sản phẩm khác.

Ngày đăng: 13/06/2024, 10:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1. Hình ảnh minh họa - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 1. Hình ảnh minh họa (Trang 5)
Hình 1. 3. Hình minh họa Tác hại của bụi trong nhà máy may - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 3. Hình minh họa Tác hại của bụi trong nhà máy may (Trang 8)
Hình 1. 4.  Máy hút bụi túi vải - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 4. Máy hút bụi túi vải (Trang 9)
Hình 1. 5. Hệ thống hút bụi túi vải - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 5. Hệ thống hút bụi túi vải (Trang 10)
Hình 1. 6. Buồng lọc bụi của hệ thống - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 6. Buồng lọc bụi của hệ thống (Trang 10)
Hình 1. 7. Hệ thống thu hồi bụi cartridge - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 7. Hệ thống thu hồi bụi cartridge (Trang 11)
Hình 1. 8. Hệ thống hút bụi Cartridge - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 8. Hệ thống hút bụi Cartridge (Trang 12)
Hình 1. 9. Cách thiết kế cửa sổ thông gió tự nhiên - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 9. Cách thiết kế cửa sổ thông gió tự nhiên (Trang 13)
Hình 1. 10. Làm giảm nhiệt độ chỉ với quạt gắn tường mà không cần đến kênh dẫn gió - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 10. Làm giảm nhiệt độ chỉ với quạt gắn tường mà không cần đến kênh dẫn gió (Trang 14)
Hình 1. 11. Hệ thống dùng kênh dẫn gió giúp giảm nhiệt độ trên toàn bộ khu vực ống gió - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 11. Hệ thống dùng kênh dẫn gió giúp giảm nhiệt độ trên toàn bộ khu vực ống gió (Trang 15)
Hình 1. 12. Hệ thống Chiller - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 12. Hệ thống Chiller (Trang 16)
Hình 1. 13. Sử dụng tôn cách nhiệt để làm mát nhà xưởng - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 13. Sử dụng tôn cách nhiệt để làm mát nhà xưởng (Trang 16)
Hình 1. 14. Trồng cây xanh giúp làm mát xưởng và bảo vệ môi trường từ nhiên - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 14. Trồng cây xanh giúp làm mát xưởng và bảo vệ môi trường từ nhiên (Trang 17)
Hình 1. 15. Sử dụng tấm cooling pad để làm mát nhà xưởng - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 15. Sử dụng tấm cooling pad để làm mát nhà xưởng (Trang 18)
Hình 1. 16 . Lợi ích khi lắp đặt các hệ thống làm mát nhà xưởng - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 16 . Lợi ích khi lắp đặt các hệ thống làm mát nhà xưởng (Trang 19)
Hình 2 1. Trạm xử lý nước thải dệt nhuộm của Công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam (thị xã Thuận An – - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 2 1. Trạm xử lý nước thải dệt nhuộm của Công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam (thị xã Thuận An – (Trang 24)
Hình 2 2. Ngành dệt có đặc điểm là sử dụng rất nhiều các nguồn tài nguyên như nước, - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 2 2. Ngành dệt có đặc điểm là sử dụng rất nhiều các nguồn tài nguyên như nước, (Trang 24)
Hình 2 3.Chất lượng sản phẩm tăng cao khi thay đổi công nghệ mới - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 2 3.Chất lượng sản phẩm tăng cao khi thay đổi công nghệ mới (Trang 25)
Hình 2 4. Hình minh họa - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 2 4. Hình minh họa (Trang 28)
Hình 1. 17. Hình minh họa các vấn đề ô nhiễm môi trường - đề tài giải pháp xử lý giảm bụi nhiệt độ trong phân xưởng dệt may áp dụng sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp dệt may
Hình 1. 17. Hình minh họa các vấn đề ô nhiễm môi trường (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w