1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty tnhh kiểm toán dfk việt nam khóa luận tốt nghiệp đại học

93 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Với tư cách là người thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này, tác giả xin có lời cam đoan như sau: Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY

TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ KIM LOAN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Kim Loan Mã số sinh viên: 030536200300

Lớp sinh viên: DH36KT01

Người hướng dẫn khoa học: ThS Trần Thị Hải Vân

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến các thông tin trên BCTC Trong đó việc chứng minh sự minh bạch, hợp lý của BCTC ngày càng được quan tâm bởi đây là yếu tố để các bên liên quan đánh giá xem doanh nghiệp có đáng để đầu tư hay không Nhiều trường hợp đã xảy ra gian lận do doanh nghiệp muốn che giấu doanh thu thực tế để thu hút vốn đầu tư Chính vì thế mà kiểm toán độc lập ra đời như một điều tất yếu, đóng vai trò là công cụ dùng để đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của một doanh nghiệp Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản mục dễ xảy ra sai sót bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp

Nhận thức tầm quan trọng của khoản mục, khóa luận này sẽ nghiên cứu về quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam Tác giả sẽ dựa trên các cơ sở lý thuyết kết hợp với các phương pháp nghiên cứu như thu thập và phân tích số liệu, quan sát, phỏng vấn, để trình bày và làm rõ về đề tài Đồng thời người viết đưa ra các ưu, nhược điểm phát hiện trong quá trình tìm hiểu quy trình và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khoản mục

Trang 4

ABSTRACT

Along with the development of the economy, investors are increasingly interested in information on financial statements Proving the transparency and reasonableness of financial statements is increasingly of concern because this is a factor for stakeholders to evaluate whether a business is worth investing in or not Many cases of fraud have occurred because businesses wanted to hide actual revenue to attract investment capital That is why independent audit was born as a necessity, serving as a tool used to evaluate the honesty and reasonableness of a business's financial statements Selling expenses and business administration expenses are error-prone items because they directly affect the net profit of a business

Recognizing the importance of the item, this thesis will research the audit process of insurance and corporate management items in the audit of financial statements at DFK Vietnam Auditing Company Limited The author will rely on theoretical foundations combined with research methods such as data collection and analysis, observations, interviews, etc to present and clarify the topic At the same time, the writer gives the advantages and disadvantages discovered during the

process of understanding the process and proposes solutions to complete the item

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Với tư cách là người thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này, tác giả xin có lời cam đoan như sau:

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng

và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam” là

công trình nghiên cứu riêng của tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn và góp ý của ThS Trần Thị Hải Vân, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của tôi

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Loan

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình giảng dạy cho em rất nhiều kiến thức cần thiết và hữu ích về chuyên ngành trong suốt bốn năm học tại trường Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Trần Thị Hải Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận

Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và các anh chị KTV trong công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam, đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành khóa luận của mình

Trong quá trình thực hiện khóa luận, bản thân em vẫn còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên khó tránh khỏi các sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Loan

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy công ty Bảng 3.1: Xác định mức trọng yếu Bảng 3.2 Xác định cỡ mẫu

Bảng 3.3 Xác định cỡ mẫu Chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 3.4 Danh sách chứng từ chọn mẫu đối với chi phí bán hàng

Bảng 3.5 Danh sách chứng từ chọn mẫu đối với chi phí quản lý doanh nghiệp Bảng 3.6 Kiểm tra tính đúng kỳ đối với CPBH

Bảng 3.7 Kiểm tra tính đúng kỳ đối với CPQLDN

Bảng 3.8 : Kết quả khảo sát ưu điểm của quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN Bảng 3.9 : Kết quả khảo sát các tồn tại của quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN

Bảng 3.10 : Kết quả khảo sát về các giải pháp đề xuất

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: WP G310: Bảng tổng hợp số liệu chi phí bán hàng

Hình 3.2 WP G410: Bảng tổng hợp số liệu chi phí quản lý doanh nghiệp Hình 3.3: WP G344: Kiểm tra phân tích chi phí bán hàng

Hình 3.4: WP G444: Kiểm tra phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp

Hình 3.5: WP G343: Kiểm tra phân tích đối chiếu với chi phí bán hàng năm trước Hình 3.6: WP G443: Kiểm tra phân tích đối chiếu với CPQLDN năm trước

Hình 3.7: WP 343: Kiểm tra phân tích đối chiếu với chi phí bán hàng năm trước Hình 3.8: WP G443: Kiểm tra phân tích đối chiếu với CPQLDN năm trước Hình 3.9: WP G345: Rà soát khoản mục bất thường

Hình 3.10: WP G445: Rà soát khoản mục bất thường

Hình 3.11: WP G320: Thông tin thuyết minh báo cáo tài chính

Hình 3.12: WP G420: Thông tin thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 10

MỤC LỤC

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

1.6 Kết cấu của bài luận 3

1.7 Ý nghĩa của đề tài 4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 5

Chương 2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6

2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước 6

2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 6

2.1.2 Các nghiên cứu công bố ở Việt Nam 6

2.2 Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 8

2.3 Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 15

2.3.1 Ý nghĩa của kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 15

2.3.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

16

2.3.3 Những sai sót thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 16

Trang 11

2.4 Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

17

2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán 17

2.4.1.1 Tiếp nhận khách hàng 17

2.4.1.2 Kế hoạch kiểm toán tổng thể 18

2.4.2 Thực hiện kiểm toán 21

2.4.3 Kết thúc kiểm toán 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 24

Chương 3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM 25

3.1 Giới thiệu về công ty 25

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25

3.1.1.1 Thông tin chung 25

3.1.1.2 Các thành tựu cơ bản 26

3.1.2 Một số đặc điểm hoạt động của công ty 27

3.1.2.1 Các dịch vụ chuyên ngành của công ty 27

3.1.2.2 Thị trường khách hàng của công ty 29

3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty 30

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH DFK Việt Nam

30

3.1.3.2 Mối quan hệ nội bộ và giữa các phòng 31

3.1.3.3 Sơ đồ bộ máy công ty 31

3.2 Thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công khách hàng 33

3.2.1 Giới thiệu về công ty khách hàng 33

3.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty khách hàng 34

3.2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 34

3.2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 37

3.2.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 58

3.3 Kết quả khảo sát ý kiến kiểm toán viên về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 58

3.3.1 Mục tiêu khảo sát 58

3.3.2 Nội dung khảo sát 58

3.3.3 Phương pháp thực hiện 58

3.3.4 Kết quả và nhận xét 59

Trang 12

3.4 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí

quản lý doanh nghiệp 63

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển như hiện nay, sự minh bạch trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp là rất quan trọng, không chỉ với bản thân doanh nghiệp mà còn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước Các nhà đầu tư kinh tế sẽ dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán để đánh giá mức độ đáng tin cậy và hấp dẫn của một doanh nghiệp Điều này đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực kiểm toán độc lập Kiểm toán viên độc lập sẽ sử dụng những kiến thức và kỹ năng của mình để đánh giá báo cáo tài chính nhằm giúp khách hàng đưa ra các quyết định quản lý tài chính hiệu quả hơn, từ đó góp phần thúc đẩy đầu tư

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản mục bắt buộc trình bày trên BCTC Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm nhưng các chi phí này lại ảnh hưởng đến doanh thu vì mọi doanh nghiệp đều muốn giảm thiểu chi phí để tối đa hóa lợi nhuận, hoặc ghi nhận chi phí không hợp lý để được giảm thuế Chính vì vậy mà khoản mục này dễ xảy ra các sai sót và gian lận Do đó, việc thiết kế và áp dụng quy trình kiểm toán hiệu quả là cực kỳ cần thiết để giảm thiểu rủi ro trong khoản mục này

Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả quyết định thực hiện đề tài

“Kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công

ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài • Mục tiêu tổng quát:

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam

• Mục tiêu cụ thể:

Trang 14

Mục tiêu 1: Mô tả và phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi

phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam

Mục tiêu 2: Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản

mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, một số câu hỏi nghiên cứu cần được đưa ra như sau:

Câu hỏi 1: Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản

lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Các ưu, nhược điểm của quy trình?

Câu hỏi 2: Các giải pháp nào được đưa ra nhằm hoàn thiện quy trình kiểm

toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu:

- Theo không gian: Kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam - Số liệu thu thập để thực hiện bài báo cáo trong năm 2022 và 2023 Do tính chất nghề nghiệp, nên một số thông tin liên quan đến khách hàng đã được thay đổi nhằm đảm bảo nguyên tắc bảo mật

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính:

Trang 15

Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp này dùng để thu thập tất cả

những tài liệu cần thiết cho việc thực hiện đề tài Nội dung nghiên cứu được thể hiện đều dựa trên những tài liệu liên quan thu thập được, bao gồm:

- Các tài liệu, giáo trình liên quan đến quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Các tài liệu nội bộ của Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam

- Các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên liên quan đến việc kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong hồ sơ kiểm toán

Phương pháp xử lý số liệu: Từ các tài liệu đã thu thập, tiến hành chọn lọc

những số liệu, thông tin liên quan có thể đưa vào bài viết nhằm làm rõ đề tài

Phương pháp phân tích:

- So sánh: So sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước của công ty khách

hàng, từ đó tính toán chênh lệch để phát hiện những khoản mục chi phí bất thường và đưa ra giải thích cho những bất thường trên

- Phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích – tổng hợp sẽ được thực hiện

theo quy trình phân tích vấn đề, tổng hợp những điểm chung và bất thường, đưa ra kết luận Tác giả thực hiện phân tích trên giấy tờ làm việc (working papers) và tổng hợp cơ sở lý thuyết, nghiên cứu tài liệu nội bộ về quy trình và thủ tục kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại DFK Việt Nam đối với công ty khách hàng

- Khảo sát: Dùng bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát KTV về ưu nhược điểm

của quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, từ đó đưa ra đánh giá về quy trình và đề xuất giải pháp khả thi

1.6 Kết cấu của bài luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục từ viết tắt đề tài nghiên cứu khóa luận có cấu trúc gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Trang 16

Chương 2: Các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết về kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chương 3: Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam

Chương 4: Kết luận và các đề xuất

1.7 Ý nghĩa của đề tài

Bài viết giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần hạn chế những rủi ro, hoàn thiện quy trình kiểm toán về khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty

Trang 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, chương đầu tiên của bài khóa luận đã nêu ra được sự cần thiết của đề tài cũng như các phương pháp nghiên cứu được áp dụng nhằm đáp ứng cho các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể đồng thời đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên

cứu đã đặt ra

Trang 18

Chương 2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước 2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Rahul Jindal (2020) nhận định chi phí là khoản mục có khả năng xảy ra rủi ro cao đối với bất kỳ công ty nào Trong bài viết của mình, Rahul Jindal cũng chỉ ra các thủ tục kiểm toán cần thực hiện khi kiểm toán khoản mục chi phí nhằm thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh tính hiệu hữu, tính đầy đủ, tính đúng kỳ, tính chính xác, trình bày và thuyết minh

Với tác giả Alwin, Lawrence F (2003), ông đã sử dụng phương pháp kiểm toán bao gồm thu thập thông tin, thực hiện các thử nghiệm kiểm toán và các thủ tục khác, đồng thời phân tích và đánh giá kết quả theo tiêu chí đã thiết lập để tiến hành phân tích Qua bài báo cáo, tác giả đã đạt được mục tiêu đề ra là xác minh tính hợp lệ của các khoản phí mà Công ty Bảo hiểm Di sản Quốc gia đã tính cho Ủy ban Y tế và Dịch vụ Nhân sinh trong năm tài chính 2001, đồng thời xác định thêm hai lỗi sai trong việc Công ty Bảo hiểm Di sản Quốc gia phân bổ chi phí

2.1.2 Các nghiên cứu công bố ở Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phương Thảo (2015), tác giả đã chỉ ra các bước được thực hiện trong chương trình kiểm toán ở công ty Kiểm toán Âu Lạc, đồng thời đưa ra những đánh giá về ưu khuyết điểm của quy trình Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán Âu Lạc Cuối bài nghiên cứu, Nguyễn Phương Thảo đã đưa ra kết luận: “Chi phí hoạt động là một trong những khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính đối với bất cứ một doanh nghiệp nào, khoản mục này luôn chứa đựng những rủi ro kiểm toán với kiểm toán viên, do đó nó đòi hỏi phải được thực hiện bởi những kiểm toán viên giàu kinh nghiệm và phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học”

Trang 19

Còn với nghiên cứu của Chu Thị Hương Sen (2023), tác giả đã tập trung làm rõ 3 bước kiểm toán lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc kiểm toán trong một quy trình kiểm toán tại công ty kiểm toán AASC Đây cũng là cơ sở để tác giả phân tích những mặt hạn chế và đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy trình cho công ty AASC Cuối cùng tác giả nhận định: “Để quản lý tốt nền kinh tế nói chung, ngành kiểm toán nói riêng, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, giám sát thực hiện và đánh giá kết quả công tác kiểm toán Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý thống nhất và phù hợp để tạo điều kiện phát triển cho ngành”

Với kết quả nghiên cứu của Bùi Phương Liên (2016), tác giả đã trình bày thực trạng về quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN tại công ty AAFC, đồng thời đưa ra nguyên nhân cho những hạn chế trong quá trình kiểm toán CPBH và CPQLDN, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp giúp hoàn thiện quy trình kiểm toán Theo tác giả, phần lớn nguyên nhân của hạn chế là do sự hạn chế về mặt thời gian kiểm toán cùng với khối lượng công việc bị quá tải mỗi khi đến mùa kiểm toán Nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, về phía Hội Kiểm toán hành nghề Việt Nam (VACPA) tác giả kiến nghị: “Với điều kiện kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, VACPA cần đẩy mạnh sự hỗ trợ cần thiết đến các thành viên của hội trong việc đào tạo nâng cao chất lượng hồ sơ kiểm toán, năng lực nghề nghiệp chuyên môn Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các hội thảo, chuyên đề nhằm cập nhật, phổ biến các quy định, chế độ, chuẩn mực mới, kiến thức nghiệp vụ, chương trình kiểm toán mẫu đến các hội viên”

Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Huyền (2014) đã phản ánh các hạn chế trong từng giai đoạn kiểm toán do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện Ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, mặt hạn chế chủ yếu là vấn đề nguồn nhân lực bị quá tải, đặc biệt là vào mùa kiểm toán Hạn chế của giai đoạn thực hiện kiểm toán là việc phân tích dữ liệu chỉ được thực hiện dựa trên số liệu mà đơn vị cung cấp, ngoài ra các thông tin chung về các chỉ tiêu tương ứng của ngành vẫn chưa được sử dụng làm cơ sở tham khảo Điều này đã làm giảm đáng kể độ tin

Trang 20

cậy của các chỉ tiêu phân tích Giai đoạn kết thúc kiểm toán, đây là giai đoạn cuối cùng do các cấp cao thực hiện để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán Tuy nhiên, do khối lượng công việc chồng chéo, đặc biệt là ở vị trí trưởng nhóm kiểm toán nên “việc kiểm soát chất lượng có thể được tiến hành một cách thiếu chặt chẽ”

Tương tự với các bài nghiên cứu trên, Phan Vân Khánh (2023) cũng đã chỉ ra những hạn chế như vấn đề về phần mềm kiểm toán và phân tích biến động của công ty khách hàng với biến động toàn ngành Cùng với đó, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị phù hợp và khả thi nhằm góp phần khắc phục những hạn chế và giảm thiểu rủi ro cũng như năng cao chất lượng kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán AGS

Thông qua các nghiên trên, có thể thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là một khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính, thường được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu Các tác giả đã nghiên cứu về đề tài này ở các công ty kiểm toán khác nhau với quy mô doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn Nhận thấy vẫn chưa có bài nghiên cứu nào được thực hiện tại Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN tại công ty này để tìm hiểu về ưu nhược điểm của quy trình, từ đó đề xuất những giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện những mặt hạn chế được nêu.

2.2 Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 2.2.1 Khái niệm

Dựa vào hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí được chia làm 3 loại:

- Chi phí sản xuất

- Chi phí bán hàng (CPBH)

- Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN)

Ở bài viết này, tác giả xin đi sâu vào tìm hiểu CPBH và CPQLDN

Căn cứ vào Thông tư 200/2014/TT-BTC, khái niệm CPBH và CPQLDN được định nghĩa như sau:

Trang 21

- Chi phí bán hàng được hiểu là “những khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, ”[1] Trong bảng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành, chi phí bán hàng được thể hiện qua tài khoản 641

- Chi phí quản lý doanh nghiệp là “các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng )”[1] Trong bảng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành, chi phí quản lý doanh nghiệp được thể hiện qua tài khoản 642

2.2.2 Đặc điểm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không được được xem là chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế Tuy nhiên, nếu các khoản mục chi phí này có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo quy định của Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Việc thay đổi những khoản mục này cũng dẫn đến sự sai sót khi tính lợi nhuận và các khoản thuế phải nộp

Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về kết cấu tài khoản và tài khoản chi tiết cấp 2 của tài khoản 641, 642 như sau:

Trang 22

2.2.2.1 Tài khoản 641 – CPBH

“Kết cấu tài khoản

Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá,

cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ

Bên Có:

- Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ;

- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 (Xác định kết quả kinh doanh) để tính kết quả kinh doanh trong kỳ

Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ

Các tài khoản cấp 2 của tài khoản 641:

- Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân

viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp,

- Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao

bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản tài sản cố định, dùng cho bộ phận bán hàng

- Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ,

dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc,

- Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh chi phí khấu

hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,

Trang 23

- Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo

hành sản phẩm, hàng hoá Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” mà không phản ánh ở tài khoản này

- Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ

mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu,

- Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác

phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng

Tùy theo đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể được mở thêm một số tài khoản chi tiết để tiện cho việc theo dõi và quản lý Cuối kỳ, tài khoản 641 được kết chuyển vào bên Nợ của tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh

2.2.2.2 Tài khoản 642 – CPQLDN

Kết cấu tài khoản:

Bên Nợ:

- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)

Bên Có:

- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 24

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 (Xác định kết quả kinh doanh)

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ

Các tài khoản cấp 2 của tài khoản 642:

- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho

cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp

- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng

cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, (giá có thuế, hoặc chưa có thuế giá trị gia tăng)

- Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ

dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế, hoặc chưa có thuế giá trị gia tăng)

- Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh chi phí khấu

hao tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,

- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí

như: thuế môn bài, tiền thuê đất, và các khoản phí, lệ phí khác

- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu

khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 25

- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ

mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ

- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc

quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, Tương tự tài khoản 641, tùy theo đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được mở thêm một số tài khoản chi tiết để tiện cho việc theo dõi và quản lý Cuối kỳ, tài khoản 642 được kết chuyển vào bên Nợ của tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh

hàng

- Chứng từ tài sản cố định: Chứng từ và quyết định mua sắm liên quan đến việc hình thành TSCĐ, bảng tính phân bổ khấu hao, biên bản bàn giao, biên bản thanh lý TSCĐ…

- Chứng từ về lương nhân viên: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương…”[1]

Trang 26

2.2.3 Nguyên tắc kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Khi hạch toán các khoản mục chi phí, cần lưu ý thực hiện theo các nguyên tắc được quy định trong Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung (VAS 01) như sau:

“Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh

nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với

nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó

Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh

nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần

thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản chi phí;

- Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.”[2]

Trang 27

2.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm quản lý và điều hành các hoạt động của đơn vị nói chung và cho các hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp nói riêng như sau:

Quy định về chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng cá nhân và bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp Việc quản lý nhân sự được phân chia rõ ràng, bao gồm việc xác định người thực hiện, xử lý và phê duyệt trong hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Các quy trình và thủ tục kiểm soát được thiết lập chi tiết nhằm giảm tối đa chi phí Quy định chính sách cụ thể về việc phê duyệt và ghi nhận phí hoa hồng, công tác phí, tiếp thị, quảng cáo; định mức chi phí bảo hành, sửa chữa, viễn thông, đảm bảo chứng từ đủ tính hợp lệ (chữ ký và con dấu), thông tin được ghi nhận chính xác, đúng đắn và đúng kỳ

Đảm bảo các quy định, nguyên tắc mà doanh nghiệp đã ban hành được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ, các trường hợp vi phạm phải được xử lý đúng quy định của doanh nghiệp Chu trình bán hàng và giao hàng chỉ nên thực hiện sau khi có sự phê duyệt của người có thẩm quyền, các phiếu giao hàng phải được đánh số trước để đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong quá trình quản lý

2.3 Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 2.3.1 Ý nghĩa của kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Khi kiểm toán BCTC, khoản mục chi phí nói chung hay CPBH và QLDN nói riêng là những khoản mục trọng yếu, cần được chú ý kiểm tra một cách chi tiết nhằm hạn chế khả năng xảy ra sai sót, từ đó hạn chế những rủi ro kiểm toán có thể xảy ra CPBH và CPQLDN còn ảnh hưởng đến nhiều khoản mục khác trên BCTC, đặc biệt là gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nên càng cần được chú trọng trong quá trình kiểm toán Bên cạnh đó, việc kiểm tra tính đúng đắn trong việc tập hợp CPBH và CPQLDN còn là cơ sở để KTV đưa ra ý kiến nhận xét giúp doanh nghiệp

Trang 28

hoàn thiện hơn trong công tác hạch toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị Qua đó có thể khẳng định tính tất yếu phải có của kiểm toán CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC

2.3.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Mục tiêu chung: đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính

liên quan đến CPBH, CPQLDN qua việc thu thập bằng chứng Đồng thời cung cấp những thông tin và tài liệu có liên quan dùng để làm cơ sở tham chiếu khi kiểm tra các thông tin tài chính khác

Mục tiêu cụ thể: Theo Chương trình kiểm toán mẫu VACPA 2019, phần hành

G300 – CPBH và G400 – CPQLDN, để đạt được mục tiêu chung KTV cần xác nhận những mục tiêu cụ thể sau:

- “Tính hiện hữu và chính xác: Đảm bảo chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không bao gồm các giao dịch, nghiệp vụ chưa xảy ra

- Tính đúng kỳ và phân loại: Đảm bảo chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phê duyệt, được ghi nhận chính xác và phân loại phù hợp - Tính đầy đủ: Đảm bảo các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh nhưng chưa thanh toán được ghi nhận phù hợp tại ngày kết thúc kỳ kế toán

- Trình bày và thuyết minh: Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được lập chính xác và

2.3.3 Những sai sót thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh thường xuyên và có liên quan đến nhiều phần hành khác như TSCĐ, lương, nên sẽ dễ xảy ra các sai sót, gian lận gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dưới đây là một số sai sót thường gặp có thể xảy ra trong quá trình kiểm toán:

Trang 29

- Khai khống, khai thiếu làm ảnh hưởng sai lệch đến kết quả kinh doanh Việc khai khống hay khai thiếu phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty trong năm và tuỳ thuộc vào mục đích tăng lợi nhuận, làm đẹp báo cáo tài chính đối với những công ty niêm yết, hoặc giảm lợi nhuận với mục đích giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những công ty có vốn đầu tư nước ngoài

- Ghi nhận sai niên độ: Những chi phí phát sinh xung quanh thời điểm kết thúc niên độ thường bị hạch toán nhầm niên độ

- Chứng từ không hợp lệ (thông tin trên hóa đơn bị sai, không có hóa đơn chứng từ,…)

- Các khoản chi như thưởng cho nhân viên, thưởng sáng kiến mà không có quy chế, quyết định của Ban Giám đốc, hội đồng nghiệm thu

- Hạch toán các khoản phạt chậm nộp thuế, truy thu thuế vào chi phí

2.4 Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Kiểm toán CPBH và CPQLDN là một phần của kiểm toán BCTC, vì vậy cũng gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán

2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên cần thực hiện trước khi bước vào một cuộc kiểm toán Đây được coi là giai đoạn chuẩn bị, giúp quá trình kiểm toán diễn ra có hiệu quả hơn

2.4.1.1 Tiếp nhận khách hàng

• Đối với khách hàng mới

Đối với các tổ chức đã được kiểm toán trước đó, việc tiếp xúc và thu thập thông tin từ kiểm toán viên tiền nhiệm đòi hỏi sự hợp tác và sự đồng ý chính thức từ đơn vị Tuy nhiên, do nguyên tắc bảo mật, kiểm toán viên tiền nhiệm chỉ có thể trả lời các câu hỏi từ kiểm toán viên kế nhiệm nếu có sự đồng ý từ đơn vị Trong trường hợp khách hàng không đồng ý cho tiếp xúc với kiểm toán viên trước đó, kiểm toán viên cần cẩn trọng để tránh mọi sự bất đồng nghiêm trọng

Trang 30

Khi tìm hiểu về khách hàng, kiểm toán viên cần nắm được các thông tin quan trọng như thông tin tổng quan về khách hàng, nhận định ban đầu về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, mục đích và phạm vi của dịch vụ, cũng như yêu cầu cụ thể của công việc

• Đối với khách hàng cũ

Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, kiểm toán viên cần cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại các khách hàng xem có nên tiếp tục kiểm toán hay từ chối cung cấp dịch vụ, xem có cần phải thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không

2.4.1.2 Kế hoạch kiểm toán tổng thể

Trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Việc này nhằm đảo bảo cuộc kiểm toán được thực hiện có hiệu quả và đúng thời gian dự kiến Các bước của lập kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm:

a Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

- Tìm hiểu thông tin chung về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp (phương thức bán hàng, chính sách giá bán, hợp đồng thuê văn phòng, thuê nhà xưởng, giao dịch với các bên liên quan, ), các thông tin về loại hình sở hữu và bộ máy quản trị của doanh nghiệp, các hoạt động đầu tư và tài chính của doanh nghiệp

- Tìm hiểu các thông tin về chế độ kế toán và chính sách kế toán áp dụng, hệ thống pháp luật và các quy định áp dụng với ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, các quy định về thuế và các ước tính kế toán Đánh giá xem doanh nghiệp đã tuân thủ các chế độ, chính sách Nhà nước như thế nào - Tìm hiểu các mục tiêu, chiến lược mà BGĐ/BQT đặt ra, các phương pháp

mà BGĐ sử dụng để đạt được mục tiêu đề ra và các rủi ro kinh doanh có thể phát sinh từ những thay đổi trong doanh nghiệp hoặc từ những hoạt động phức tạp

- Tìm hiểu về các thông tin được sử dụng và cách thức BGĐ đo lường, đánh giá kết quả hoạt động

Trang 31

b Đánh giá về kiểm soát nội bộ ở cấp độ toàn doanh nghiệp

Tác động của kiểm soát nội bộ (KSNB) ở cấp độ doanh nghiệp thường lan rộng tới mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp Do đó, KSNB ở cấp độ doanh nghiệp thường đặt ra tiêu chuẩn cho các phần khác của hệ thống KSNB Hiểu biết sâu sắc về KSNB ở cấp độ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá KSNB trong các chu trình kinh doanh quan trọng Kiểm toán viên sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ doanh nghiệp thông qua việc phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu

Việc đánh giá được thực hiện cho 05 thành phần của KSNB: - Môi trường kiểm soát

- Quy trình đánh giá rủi ro - Hệ thống thông tin - Các hoạt động kiểm soát - Giám sát các kiểm soát

Một số trường hợp không thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: - Doanh nghiệp thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng không thực hiện - Doanh nghiệp thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng không phù hợp với

mục tiêu kiểm soát của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp không thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ

c Xác định mức trọng yếu

Trưởng nhóm kiểm toán là người chịu trách nhiệm xác định mức trọng yếu và thông báo đến các thành viên trong một cuộc kiểm toán Người này cũng chịu trách nhiệm xác định lại mức độ trọng yếu thực tế tại giai đoạn kết thúc kiểm toán, nhằm đảm bảo rằng các nhiệm vụ và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ Thủ tục xác định mức trọng yếu thường được tiến hành thông qua 03 bước như sau:

Trang 32

Bước 1: Xác định mức trọng yếu tổng thể

KTV lựa chọn 01 trong các tiêu lợi nhuận trước thuế, doanh thu thuần, tổng chi phí, vốn chủ sở hữu hoặc tổng tài sản để tiến hành xác định mức trọng yếu tổng thể

Bước 2: Xác định mức trọng yếu thực hiện

Mức trọng yếu thực hiện là giá trị được kiểm toán viên xác định nhằm giảm thiểu khả năng các ảnh hưởng tổng hợp của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện, để đưa chúng xuống mức thấp hợp lý có thể chấp nhận được đối với tổng thể Báo cáo Tài chính (hoặc các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh) Thông thường, mức trọng yếu thực hiện thường dao động ở

mức 50% -70% mức trọng yếu tổng thể

Bước 3: Xác định mức ngưỡng sai sót có thể bỏ qua

Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua là những chênh lệch nhỏ không quá trọng yếu trên BCTC Khi tiến hành kiểm toán, nếu không phát hiện ra những khoản chênh lệch nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng sai sót có thể bỏ qua thì những sai sót này sẽ không làm ảnh hưởng đến BCTC Nếu phát hiện sai sót, KTV tổng hợp và điều chỉnh tại bảng tổng hợp sai lệch

Sau khi xác định được mức trọng yếu, KTV tiến hành đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý tương ứng với các rủi ro đã xác định

d Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán phải được thiết kế dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể đã lập, KTV thực hiện thiết kế chương trình kiểm toán của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các bước:

- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát - Thực hiện thử nghiệm cơ bản:

Trang 33

o Thủ tục phân tích o Kiểm tra chi tiết

2.4.2 Thực hiện kiểm toán

Các thủ tục kiểm toán và các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ sẽ được thực hiện để thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp, xử lý nghiệp vụ, tổng hợp và trình bày thông tin vào BCTC của đơn vị

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện thử nghiệm kiểm soát:

Trước khi xem xét phạm vi các thử nghiệm cơ bản sẽ được áp dụng, KTV cần nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục CPBH và CPQLDN

Khảo sát về mặt thiết kế và vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ:

- Yêu cầu đơn vị cung cấp các tài liệu về chính sách và quy chế KSNB đối với CPBH và CPQLDN, bao gồm quy chế chi tiêu nội bộ và các định mức cho CPBH và CPQLDN

- Tiến hành phỏng vấn Ban Giám đốc, kế toán viên và nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp theo bảng câu hỏi về khảo sát kiểm toán nội bộ được công ty kiểm toán xây dựng

- Thực hiện quan sát các hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý doanh nghiệp, cũng như quan sát các giao dịch phát sinh để xem cách đơn vị ghi nhận CPBH và CPQLDN

- Kiểm tra tính hợp lý của việc phân bổ nhân sự tham gia và hoạt động KSNB đối với CPBH và CPQLDN từ các quản lý cấp cao nhất đến trưởng phòng, kế toán trưởng, nhân viên kế toán và nhân viên bán hàng

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục CPBH và CPQLDN: CPBH và CPQLDN sử dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ là chủ yếu Quá trình khảo sát chi tiết đối với khoản mục CPBH và CPQLDN dựa trên cơ sở dẫn liệu và mục tiêu đã đề ra, kỹ thuật chọn mẫu được áp dụng để đánh giá bằng chứng kiểm toán

Trang 34

Thử nghiệm cơ bản

Thủ tục phân tích cơ bản

- “Đánh giá tổng quát tính hợp lý của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: lập bảng so sánh CPBH và CPQLDN của kỳ này và so chúng với kỳ trước, kết hợp với số liệu bình quân ngành Dựa trên bảng so sánh, KTV đánh giá tổng quát tính hợp lý của sự thay đổi chi phí và tỷ sổ giữa chi phí trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Những biến động đáng kể đều cần phải được tìm hiểu nguyên nhân

- So sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán, chi phí kỳ này với chi phí kỳ trước: Để xem xét tính hợp lý của chi phí, KTV so sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước theo từng khoản mục chi phí Một cách khác có thể được áp dụng là so sánh chi phí theo từng tháng giữa kỳ này với kỳ trước KTV còn có thể dùng đồ thị để phát hiện ra những tháng có biến động bất thường Mọi biến động bất thường được phát hiện trong quá trình phân tích đều phải được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân bằng cách phỏng vấn các cá nhân có liên quan, kiểm tra số liệu trên sổ sách và đối chiếu với các chứng từ gốc có liên quan

Kiểm tra chi tiết

- Kiểm tra chi tiết một số chi phí có tỷ trọng lớn hoặc dễ bị sai phạm như chi phí hoa hồng, quảng cáo, tiếp khách Khi kiểm tra, KTV sẽ kiểm tra chứng từ gốc của những chi phí này để xem xét liệu chúng có thật sự xảy ra hay không Trường hợp có nhiều nghiệp vụ, KTV ưu tiên chọn những nghiệp vụ có số tiền lớn, có nội dung không rõ ràng, có liên hệ với các bên liên quan hoặc xảy ra vào những tháng có lợi nhuận biến động bất thường

- Kiểm tra chi tiết các khoản giảm phí: Mọi khoản giảm phí trong kỳ đều cần được kiểm tra chi tiết để xem chúng có thật sự xảy ra, có được ghi chép phù

ngày trước ngày khoá sổ để kiểm tra Đối chiếu tới phiếu nhập hàng hoặc

Trang 35

chứng từ về dịch vụ được cung cấp nhằm khẳng định rằng chi phí đã được ghi nhận đúng kỳ

- Kiểm tra tính trình bày và đánh giá: o Kiểm tra tính trình bày của chi phí

Trang 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã tóm lược các nghiên cứu về đề tài đã từng được thực hiện bởi các tác giả khác Đồng thời, tác giả cũng trình bày khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc kế toán của CPBH và CPQLDN Về mặt kiểm toán, tác giả đã trình bày một số sai sót có thể xảy ra đối với khoản mục trong quá trình kiểm toán, cùng với đó là 3 giai đoạn của quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN là: giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc kiểm toán Phần cơ sở lý thuyết ở chương này sẽ là nền tảng để tác giả trình bày thực trạng kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam ở chương 3

Trang 37

Chương 3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM

3.1 Giới thiệu về công ty

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3.1.1.1 Thông tin chung

DFK International – Tập đoàn Kiểm toán quốc tế DFK là một tổ chức đa quốc gia có trụ sở tại London, Vương Quốc Anh, với hơn 10.000 nhân viên chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn và kiểm toán tại 84 quốc gia

Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam được thành lập vào ngày 09/04/2003, là thành viên độc lập của tập đoàn Kiểm toán Quốc tế DFK tại Việt Nam Với số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng

Trước ngày 17/09/2010 Công ty có tên là Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán CA&A, sau đó chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 9 số 0302909063 ngày 08/9/2010 do Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp

“DFK Việt Nam được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cấp phép cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các tổ chức phát hành, niêm yết và kinh doanh chứng khoán từ năm 2007 Công ty cũng được chọn lựa là công ty kiểm toán hỗ trợ cho Bộ Tài Chính trong việc nghiên cứu và cập nhật chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Hiện tại, DFK Việt Nam có trên 100 chuyên viên bao gồm người Việt Nam và nước ngoài làm việc tại văn phòng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Đội ngũ nhân viên đã tốt nghiệp đại học, sau đại học và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty kiểm toán hàng đầu như KPMG, Arthur Andersen và Ernst & Young Các nhân sự chủ chốt của DFK Việt Nam được đào tạo tại các trường Đại học như Swinburne (Úc), Đại học Bradford ( Vương Quốc Anh), Đại học Utah (Hoa Kỳ), Đại học Rotterdam (Hà Lan), và tổ chức chuyên ngành danh tiếng như ACCA

Trang 38

DFK Việt Nam cung cấp dịch vụ với chất lượng chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế: tham gia, tổ chức các chương trình huấn luyện quốc tế, mở rộng dịch vụ ra ngoài nước và nhiều điều kiện khác kèm theo.”[5]

Trụ sở chính của DFK đặt tại London,Vương Quốc Anh Trụ sở của công ty tại Việt Nam:

- Trụ sở tại số 45 Đường Bạch Đằng, phường 2, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

- Chi nhánh Hà Nội tại số 01, đường Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Chi nhánh Bình Dương tại số 11, đường Thích Quảng Đức, tỉnh Bình Dương Trụ sở làm việc:

- Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam - Tên viết tắt: DFK Vietnam Co., Ltd

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH nhiều thành viên - Người đại diện pháp luật: Nguyễn Lương Nhân

- Địa chỉ trụ sở: 45 Bạch Đằng, phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

- Điện thoại: T +8428 3547 1242 E: hcmc@dfkvietnam.com

3.1.1.2 Các thành tựu cơ bản

“DFK Việt Nam làm việc theo phương pháp tiếp cận, thu thập thông tin và hiểu rõ yêu cầu của từng khách hàng để đưa ra giải pháp cung cấp dịch vụ thích hợp hơn, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí và tạo ra giá trị gia tăng thông qua dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Năng lực và tính chuyên nghiệp của DFK Việt Nam còn được thừa nhận tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội hoạt động ở Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Chính vì thế công ty đã tạo được sự tín nhiệm và uy tín đối

Trang 39

với hơn 300 khách hàng hiện có và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Bên cạnh đó, công ty đã đào tạo, bồi dưỡng nhiều kiểm toán viên, kỹ thuật viên có trình độ Đại học và trên Đại học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng – Kế toán – Kiểm toán ở trong lẫn ngoài nước, chắc chắn đáp ứng được yêu cầu cao nhất của khách hàng

3.1.2 Một số đặc điểm hoạt động của công ty 3.1.2.1 Các dịch vụ chuyên ngành của công ty

- Kiểm toán cho các mục đích chuyên biệt - Soát xét báo cáo tài chính

- Kiểm toán theo các thủ tục thỏa thuận trước

b Dịch vụ tư vấn kiểm toán xây dựng cơ bản

Với đội ngũ nhân viên kiểm toán và chuyên viên kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản, Công ty cung cấp khách hàng các dịch vụ bao gồm:

- Kiểm toán, quyết toán xây dựng cơ bản

- Tư vấn hoàn thiện hồ sơ quyết toán xây dựng cơ bản - Tư vấn giám sát các công trình xây dựng cơ bản

Trang 40

c Dịch vụ tư vấn thuế

Với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn thuế, Công ty cung cấp khách hàng các dịch vụ quản lý thuế, tư vấn các giải pháp về tuân thủ, đồng thời tiết kiệm chi phí thuế và cập nhật các thay đổi của chính sách thuế:

- Đánh giá tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế - Tư vấn tuân thủ nghĩa vụ thuế

- Tư vấn về ưu đãi thuế - Lập hồ sơ hoàn thuế

- Hỗ trợ khách hàng quyết toán thuế - Tư vấn thường xuyên các vấn đề về thuế - Cập nhật chính sách thuế

d Dịch vụ kế toán

DFK Việt Nam hỗ trợ khách hàng thực hiện các công tác kế toán theo các quy định hiện hành và cung cấp kịp thời thông tin tài chính cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, các dịch vụ bao gồm:

- Cập nhật sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính định kỳ theo quy định - Cập nhật thông tin tài chính quản trị doanh nghiệp

- Lập các báo cáo thuế định kỳ theo quy định - Lập các báo cáo tài chính hợp nhất

- Rà soát sổ sách và báo cáo kế toán - Thiết lập hệ thống kế toán

- Dịch vụ kế toán trưởng

e Dịch vụ tư vấn chuyển giá

DFK Việt Nam đang cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ bao gồm:

- Thành lập hoạt động kinh doanh tại nước ngoài

- Dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài

Ngày đăng: 12/06/2024, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w