1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Học phần TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-□□🕮□□ -

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Học phần:

TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Mã lớp: 20233BM6122001

Giảng viên hướng dẫn: Ths Bùi Thị Kim Cúc Sinh viên thực hiện : Nhóm 4

Hà Nội, 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-□□🕮□□ -

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Học phần:

TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Mã lớp: 20233BM6122001

8 Hoàng Thị Thanh Tuyền

Trang 3

MỤC LỤC

I NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH : PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 5

1 Phương pháp phân tích cấu trúc 5

2 Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng 6

3 Phương pháp phân tích – tính toán 7

3.6 Điều kiện thực hiện 9

4 Phương pháp phân tích – khảo sát 9

Trang 4

II DANH SÁCH TRÒ CHƠI: 20

Mini game 1: “Cậu đoán xem" 20

Mini game 2: “ Nhìn hành động đoán tên ca dao, tục ngữ” 20

Mini game 3 : “Đây là gì" 20

Mini game 4 : “Nhìn hình và đoán 5 sự khác biệt giữa hai hình” 20

Mini game 5: “Ô chữ bí mật" 21

Minigame 6: “Các nhóm tham gia làm Phiếu trả lời để củng cố kiến thức” 21

III ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 27

Trang 5

I NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH : PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Phương pháp phân tích được thực hiện bằng việc phân chia và nghiên cứu tỉ mỉ các bước công việc và từng bộ phận hợp thành của nó Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hao phí, trên cơ sở áp dụng phương pháp hoàn thiện quá trình lao động, loại trừ những tồn tại của quá trình sản xuất, tổ chức lao động không phù hợp Qua việc tính toán và nghiên cứu thời gian hao phí cho từng yếu tố và từ đó xác định mức lao động cho cả bước công việc

Đây là nhóm các phương pháp định mức lao động có căn cứ khoa học kỹ thuật gọi tắt là các phương pháp định mức kỹ thuật lao động

Phương pháp định mức kỹ thuật lao động là dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học và tổ chức lao động hợp lý và sử dụng triệt để những khả năng sản xuất ở nơi làm việc

Phương pháp này đòi hỏi cán bộ định mức phải biết nghiệp vụ và am hiểu kỹ thuật; điều kiện sản xuất phải tương đối ổn định

Nhóm phương pháp phân tích có 5 phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích cấu trúc, Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng, phương pháp phân tích tính toán, phương pháp phân tích khảo sát, phương pháp phân tích so sánh điển hình

1 Phương pháp phân tích cấu trúc

Trong phương pháp phân tích cấu trúc được xác định bằng mô hình bình quân những số liệu thống kê đã có sự phân tích chọn lọc, đảm bảo phản ánh những thành phần hợp lý của quá trình sản xuất được định mức

Ưu điểm

Khắc phục thiếu sót của phương pháp thống kê tổng hợp là đã xét đến tính hợp lý của cấu trúc quá trình và hao phí

Nhược điểm

+ Chưa xét đến nhân tố ảnh hưởng tới hao phí

+ Không có cơ sở để áp dụng tại nơi làm việc khác, đối tượng khác

Trang 6

Thường được áp dụng

Để định mức lao động nội bộ doanh nghiệp khi không có điều kiện định mức bằng các phương pháp phân tích

2 Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Trong phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng được xác định bởi một mô hình tương quan có dạng:

Y = f(x1, x2, x3, xj)

Trong đó: Y- chỉ tiêu mức cần xác định

Xj (j = 1,n) – các chỉ tiêu đặc trưng cho tác động của những nhân tố ảnh hưởng khách quan đến năng suất lao động (gọi là các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng)

Ví dụ: Mô hình mức hao phí lao động tổng hợp để tạo ra 1000 tấn than khai thác bằng

phương pháp hầm lò theo một kết quả nghiên cứu có dạng như sau:

Y= 4,328.x1 + 0,009.x2 + 10,706.x3 – 0,004.x4 – 18,128

Trong đó:

Y – Hao phí lao động tổng hợp cho 1000 tấn than (người.ca/nghìn tấn) X1 – Chiều dày trung bình vỉa (mét)

X2 – Tổng chiều dài lò chợ hoạt động bình quân (mét)

X3 – Chiều dài đường lò chuẩn bị phải chống giữ cho 1000 tấn sản lượng (km/1000 tấn) X4 – Trình độ sử dụng điện năng (KWh/người)

Giả sử trong kỳ kế hoạch, một mỏ than hầm lò có những chỉ tiêu nhân tố theo mô hình trên như sau: x1 = 3m; x2 = 7400m; x3 = 18 km/1000 tấn; x4 = 30000 Kwh/người thì mức hao phí lao động tổng hợp cho 1000 tấn than đối với doanh nghiệp này là bao nhiêu?

Y = 4,328*3 + 0,009*7400 + 10,706*18 - 0,004*30000 - 18,128 = 134,16 (người.ca/nghìn tấn)

Câu hỏi tương tác:

Mô hình mức hao phí lao động tổng hợp để tạo ra 1000 tấn dầu mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò theo một kết quả nghiên cứu có dạng sau:

Trang 7

Y= 3,641.x1 + 0,006.x2 + 11,417.x3 – 0,003.x4 – 19,125

Giả sử trong kì kế hoạch, một mỏ dầu hầm lò có những chỉ tiêu nhân tố theo mô

hình trên như sau: x1 = 2m; x2 = 7600m; x3 = 16 km/1000 tấn; x4 = 28000 Kwh/người

thì mức hao phí lao động tổng hợp cho 1000 tấn than đối với doanh nghiệp này là bao nhiêu? Đáp án: 132,43 người.ca/nghìn tấn

Ưu điểm

+Tránh được nhược điểm của phương pháp phân tích cấu trúc +Đồng thời thu gọn dữ liệu tính toán

Nhược điểm

+ Mô hình tính mức lao động theo phương pháp này không có sẵn

+ Phải bỏ nhiều công sức nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin trên máy tính mới tạo ra được mô hình có chất lượng tốt

+ Mô hình dù tốt như nào thì mối liên hệ với các chỉ tiêu nhân tố ở mô hình chỉ là liên hệ thống kê, không chặt chẽ, đòi hỏi phải rất thận trọng khi áp dụng

+ Có thể phải sửa đổi trong quá trình áp dụng

Thường được áp dụng

Để định mức lao động cho quá trình có nhiều nhân tố khách quan về địa chất tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và tổ chức sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lao động Do thường xảy ra nhiều sai lệch khi thực hiện phương pháp này nên phương pháp này chỉ mang tính chất thống kê

3 Phương pháp phân tích – tính toán

3.1 Khái niệm

Phân tích tính toán là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho bước công việc

3.2 Cơ sở

+ Phân tích kết cấu bước công việc

Trang 8

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để thực hiện BCV cần định mức

+ Các tài liệu kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian

3.3 Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Phân tích bước công việc hợp lý

Phân tích bước công việc cần định mức ra các bộ phận hợp thành về lao động cũng như về mặt công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến nhất để có được kết cấu bước công việc hợp lý

+ Bước 2:

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận của bước công việc để trên cơ sở đó, xác định trình độ lành nghề công nhân cần có máy móc dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức phục vụ nơi làm việc hợp lý nhất (thực chất là lập quy trình công nghệ chi tiết cho các bước công việc)

+ Bước 3: Xác định mức thời gian

Dựa vào quy trình công nghệ và tiêu chuẩn các loại thời gian tính hao phí thời gian cho từng bộ phận của bước công việc Tổng cộng các hao phí thời gian này, ta được mức kỹ thuật thời gian cho cả bước công việc

Ví dụ: Xây dựng định mức lao động cho công việc lắp ráp một chiếc xe đạp

Theo tài liệu chuẩn ca làm việc 8h quy định: thời gian chuẩn kết 45 phút, thời gian phục vụ 35 phút, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên 30 phút Thời gian tác nghiệp một đơn vị sản phẩm là 37 phút Khi thực hiện người lao động đã phấn đấu vượt mức lên 20%

Hãy xác định : Msl và Mtg cho một đơn vị sản phẩm

Giải:

Tck = 45’, Tpv = 35’, Tnn = 30’, ttn = 37’, Tca = 480’

𝑻𝑪𝑨 =𝑻𝑪𝑲+𝑻𝑻𝑵+𝑻𝑷𝑽+ 𝑻𝑵𝑵+𝑻𝑵𝑪𝑵

𝑻𝑻𝑵 = 480 – (45 +35 +30) = 370’

Trang 9

Ta có Mtg đm = ttn * 𝑇𝑐𝑎

𝑇𝑡𝑛 = 37 *480

370 = 48 phút/sp Msl đm = 𝑇𝑐𝑎

3.5 Nhược điểm

+ Đòi hỏi phải có các mức chi tiết đã được xây dựng đầy đủ cà có chất lượng

- Đối tượng áp dụng: thích hợp trong những điều kiện sản xuất hàng loạt vừa và lớn

3.6 Điều kiện thực hiện

+ Các bộ phận định mức phải giỏi nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật + Có đủ tài liệu về tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động

4 Phương pháp phân tích – khảo sát

4.1 Khái niệm

Phân tích khảo sát (còn gọi là phương pháp điều tra phân tích) là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của công nhân ở ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc

4.2 Cơ sở phương pháp

+ Phân tích kết cấu bước công việc

Trang 10

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để thực hiện bước công việc cần định mức

+ Các tài liệu kĩ thuật và tài liệu tham khảo việc sử dụng thời gian của người lao động ngay tại nơi làm việc

+ Bước 3:

Khảo sát thu thập số liệu về hao phí thời gian trên thực tế và xác định mức Chọn người lao động có sức khỏe trung bình, nắm vững kỹ thuật sản xuất, có thái độ lao động tốt Cho người lao động đó làm thử đến khi quen việc và năng suất lao động ổn định

Chụp ảnh thời gian làm việc của người lao động, thông qua đó xác định các loại hao phí thời gian thực tế của người lao động

Căn cứ vào các tài liệu khảo sát sẽ tính được thời gian tác nghiệp toàn ca - 𝑇𝑇𝑁Căn cứ vào các tài liệu bấm giờ sẽ tính được thời gian tác nghiệp sản phẩm - 𝑡𝑇𝑁𝑆𝑃

Mức kĩ thuật lao động được tiến hành bằng các công thức sau: 𝑴𝑺𝑳 =𝑻𝑻𝑵

𝑻𝒕𝒏𝑴𝑻𝑮 = 𝑴𝑺𝑳𝒙𝑻𝑪𝑨

𝑻𝑻𝑵

Trang 11

Trong đó:

𝑇𝑡𝑛: Thời gian tác nghiệp cho 1 đơn vị sản phẩm 𝑇𝑇𝑁 :Thời gian tác nghiệp ca, mà:

𝑇𝑇𝑁 = 𝑇𝐶𝐴− (𝑇𝐶𝐾 + 𝑇𝑃𝑉 + 𝑇𝑁𝑁 + 𝑇𝑁𝐶𝑁 ) 𝑇𝐶𝐴: Thời gian ca làm việc

Ví dụ: Qua khảo sát thấy người lao động đã sử dụng các loại thời gian trong ca như

sau: thời gian chuẩn kết 60’, các loại thời gian lãng phí 60’, thời gian tác nghiệp cho một đơn vị sản phẩm 12’, thời gian phục vụ bằng 20%, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu bằng 10% đều so với thời gian tác nghiệp Như vậy, người lao động đã hụt mức sản lượng 20%

Hãy xác định Mtg cho một đơn vị sản phẩm và Msl ca?

𝑻𝑪𝑨 =𝑻𝑪𝑲+𝑻𝑻𝑵+𝑻𝑷𝑽+ 𝑻𝑵𝑵+𝑻𝑳𝑷

480 = 60 +𝑇𝑇𝑁 ( 1 + 20% + 5%) + 60

𝑇𝑇𝑁( 1 + 20% + 5%) = 480 – 60- 60 = 360’ 𝑇𝑇𝑁= 360/(1+0,259) = 288 phút/ ca

Ta có 𝑀𝑡𝑔 tt = ttn * 𝑇𝐶𝐴

𝑇𝑡𝑛= 12 * 480

288= 20 (phút/sp) Msl tt = 𝑇𝑐𝑎

𝑀𝑡𝑔 = 8∗60

20 =24 (sp/ca)

Do hụt mức 20% nên Msl tt = Msl đm x ( 1- 0,2) Msl đm = 𝑀𝑠𝑙𝑡𝑡

0,8 = 24

0,8=30 (sp/ca) Mtg đm = 480

30 = 16 (phút/sp)

4.4 Ưu điểm

+ Mức được xây dựng chính xác, khoa học, tiên tiến

+ Thông qua việc xây dựng mức, có thể cải tiến được tổ chức sản xuất, tổ chức lao động

+ Mức có cả căn cứ kĩ thuật, căn cứ thực tế + Đã tận dụng được những kinh nghiệm tiên tiến

Trang 12

+ Dùng phương pháp này có thể xây dựng các tiêu chuẩn định mức kĩ thuật lao động

4.5 Nhược điểm

+ Thời gian dành để xây dựng mức khá lớn

+ Khi xây dựng mức gặp nhiều khó khăn: Công nhân không muốn có mức cao (vì có thể họ hiểu: mức càng cao thì đơn giá càng giảm), do đó họ có thể cố tình chậm lại và việc chụp ảnh, bấm giờ không có kết quả chính xác

+ Tốn nhiều thời gian, công sức

4.6 Điều kiện thực hiện

+ Cán bộ định mức, giỏi nghiệp vụ hiểu biết sâu về kĩ thuật + Đầu tư thời gian, kinh phí và công sức

4.7 Đối tượng áp dụng

+ Thường áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối

+ Đối với sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc chỉ áp dụng xây dựng mức cao các bước công việc điển hình

4.8 So sánh phương pháp phân tích tình toán và phương pháp phân tích khảo sát

Phân tích - tính toán Phân tích - khảo sát

Cơ sở

Phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các tài liệu kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian

Phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các tài liệu kỹ thuật và tài liệu tham khảo việc sử dụng thời gian của người lao động ngay tại nơi làm việc

Trình tự thực hiện

1 Phân tích bước công việc hợp lý

2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian

3 Tính mức thời gian

1 Tạo ra kết cấu hợp lý 2 Tạo ra quy trình công nghệ chi tiết

Trang 13

3 Khảo sát thu thập số liệu về hao phí thời gian trên thực tế và xác định mức

4 Đã tận dụng được những kinh nghiệm tiên tiến

5 Dùng phương pháp này có thể xây dựng các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động

Nhược điểm

Đòi hỏi phải có các mức chi tiết đã được xây dựng đầy đủ cà có chất lượng

1 Thời gian dành để xây dựng mức khá lớn

2 Khi xây dựng mức gặp nhiều khó khăn: Công nhân không muốn có mức cao (vì có thể họ hiểu: mức càng cao thì đơn giá càng giảm), do đó họ có thể cố tình chậm lại và việc chụp ảnh, bấm giờ không có kết quả chính xác

3 Tốn nhiều thời gian, công sức

Điều kiện thực hiện

1 Các bộ phận định mức phải giỏi nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật

2 Có đủ tài liệu về tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động

1 Cán bộ định mức, giỏi nghiệp vụ hiểu biết sâu về kĩ thuật 2 Đầu tư thời gian, kinh phí và công sức

Trang 14

Đối tượng áp dụng

Thích hợp trong những điều kiện sản xuất hàng loạt vừa và lớn

Thường áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối Đối với sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc chỉ áp dụng xây dựng mức cao các bước công việc điển hình

5 Phương pháp phân tích so sánh điển hình

Trong sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, sản xuất không ổn định, quy trình công nghệ không được chi tiết nên không có đủ tài liệu liệu để định mức kỹ thuật lao động bằng phương pháp phân tích tính toán Mặt khác, sản xuất luôn thay đổi, lặp lại của công việc không nhiều khiến không đủ thời gian để định mức kỹ thuật lao động bằng phương pháp phân tích khảo sát

Muốn có mức lao động để kịp thời đưa vào sản xuất ngay người ta sử dụng phương pháp so sánh điển hình

5.1 Khái niệm

Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng định mức lao động cho các bước công việc dựa trên cơ sở so sánh hao phí thời gian thực hiện với bước công việc điển hình và những nhân tố ảnh hưởng quy đổi để xác định mức (được xây dựng bằng phương pháp phân tích tính toán; phân tích khảo sát)

5.2 Cơ sở

- Mức lao động của các bước công việc điển hình

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để thực hiện các BCV cần định mu và BCV điển hình, Sau đó so sánh để xác định hệ số quy đổi

5.3 Trình tự xây dựng mức

Bước 1: Phân tích bước công việc hợp lý

Trang 15

Chia các bước công việc cần xây dựng mức ra thành các nhóm BCV có đặc điểm và kết cấu của quy trình công nghệ tương đối giống nhau ( mỗi nhóm gồm các BCV gần giống nhau)

Mỗi nhóm chọn một ( hoặc một số ) BCV điển hình ( thường nên chọn các bước công việc có tần suất xuất hiện lớn nhất ) ( sản xuất nhiều nhất )

Bước 2: Xác định mức lao động cho các BCV điển hình

Dùng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát để xác định

Bước 3: Xây dựng định mức lao động có căn cứ kỹ thuật cho bước công việc điển hình

Xây dựng định mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp tính toán hoặc phân tích khảo sát Mức kỹ thuật lao động của công việc điển hình ký hiệu là : MTG(1) và MSL(1)

Bước 4: Xác định hệ số quy đổi Ki cho từng BCV so sánh với BCV điển hình của nhóm

Mời các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề hiểu biết sâu về kỹ thuật và quy trình công nghệ tham gia để cùng xác định các hệ số chuyển đổi

Coi hệ số K của BCV điển hình là K1 = 1

○ Nếu BCV trong nhóm có các nhân tố ảnh hưởng giống như BCV điển hình Ki = 1

○ Nếu BCV trong nhóm có các nhân tố ảnh hưởng thuận lợi hơn BCV điển hình thì Ki < 1

○ Nếu BCV trong nhóm có các nhân tố ảnh hưởng khó khăn hơn BCV điển hình thì Ki > 1

Giá trị cụ thể của Ki do cán bộ định mức và các chuyên gia căn cứ vào việc phân tích tình hình thực tế quyết định

Bước 5: Xác định mức lao động cho các BCV không điển hình

Ngày đăng: 12/06/2024, 09:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN