SƠ LƯỢC VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lậpvà chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ
***************
BÀI TẬP NHÓM
Học phần: Kiểm Toán Cơ Bản
Chủ đề:
Tìm Hiểu Về Kiểm Toán Nhà Nước Việt Nam
GVHD: TS Đào Thanh Bình
Thành viên nhóm 1:
Hà Nội, Tháng 11, năm2022
Trang 2MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 3
1 SƠ LƯỢC VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 3
2 HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN CỦA KTNN 4
3 SỰ KHÁC NHAU GIỮA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 5
4 HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 6
5 HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA KTNN VIỆT NAM 8
6 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ MÁY KIỂM TOÁN 11
7 KẾT QUẢ KIỂM TOÁN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Nguyễn Văn Tâm 1 Sơ lược về kiểm toán nhà nước
2 Hệ thống chuẩn mực kiểm toán của KTNN Trần Đăng Khoa 3 Sự Khác nhau giữa kiểm toán nhà nước và
kiểm toán độc lập
4 Trình bày báo cáo
Vũ Thị An Thuyên 5 Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước
6 Trình bày trên slide
Phạm Hoàng Quân 7 Hiện trạng tổ chức bộ máy của KTNN Việt
Nam
8 Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Hoàng Thị Tuyết 9 Kết quả kiểm toán trong những năm gần đây
10 Chỉnh sửa slide
1 SƠ LƯỢC VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được chính thức thành lập ngày 11 tháng 7 năm
1994 theo Nghị định 70/CP của Chính phủ Việt Nam với chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kế toán nhà nước và các đoàn thể quần chúng Chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước tương đương cấp Bộ trưởng, do Thủ tướng bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn
Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 (cơ quan Kiểm toán Nhà nước chuyển sang trực thuộc Quốc hội; vị trí Tổng kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu theo
sự đề cử của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm), có thể được bầu lại nhưng không quá 2 nhiệm kỳ), mở ra một thời kỳ phát triển mới của Kiểm toán nhà nước với vị thế là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; thực hiện chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước
Các tổng kiểm toán Việt Nam qua các thời kỳ:
Trang 4Vương Hữu Nhơn
Đỗ Bình Dương
GS Tiến sĩ Vương Đình Huệ (1/7/2006 – 2/8/2011)
Thạc sỹ Đinh Tiến Dũng (2/8/2011 – 24/5/2013)
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Vạn (24/5/2013 – 1/4/2016)
Tiến sĩ Hồ Đức Phớc (5/4/2016 – 6/4/2021)
CN Trần Sỹ Thanh (7/4/2021 – nay)
Trần Sỹ Thanh (sinh năm 1971) là chính khách Việt Nam Ông hiện là Tổng Kiểm toán Nhà nước, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XIV Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội khóa XIV Ông là ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc Kiểm toán nhà nước
Ngày 19/4/2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết
số 927/2010/UBTVQH12 về Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020 Theo đó, để bảo đảm yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, mục tiêu phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020 là "Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Kiểm toán nhà nước như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng Kiểm toán nhà nước có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành
cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được thông qua tại
kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII ngày 28.11.2013 đã hiến định địa vị pháp lý của KTNN và Tổng Kiểm toán Nhà nước tại Điều 118:
1 Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
2 Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội
3 Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định
Trang 5Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được thông qua tại
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII ngày 28/11/2013 đã hiến định địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước và Tổng Kiểm toán nhà nước tại Điều 118, đánh dấu bước ngoặt trên chặng đường phát triển của KTNN với vị thế và vai trò ngày càng được nâng cao
2 HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN CỦA KTNN
Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được hoàn thiện theo hướng tuân thủ Hệ thống các Chuẩn mực kiểm toán của các Cơ quan Kiểm toán Tối cao (ISSAIs) do Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành Ngày 15/7/2016 Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) gồm 39 Chuẩn mực kiểm toán nhà nước và Danh mục thuật ngữ sử dụng trong Hệ thống CMKTNN
Trong chặng đường phát triển của mình, Kiểm toán nhà nước luôn chú trọng mở rộng hợp tác quốc tế Kiểm toán nhà nước Việt Nam là thành viên của Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) từ tháng 7/1996 và Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) từ tháng 0/1997, Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế, có mối quan hệ hợp tác rộng rãi và đã ký kết văn kiện hợp tác với hàng chục cơ quan Kiểm toán tối cao và các tổ chức quốc tế có uy tín khắp các châu lục
Tháng 2/2015, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Đại hội lần thứ 13 của Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (Đại hội ASOSAI 13) đã quyết định lựa chọn Kiểm toán nhà nước Việt Nam là thành viên Ban Điều hành ASOSAI nhiệm kỳ 2015-2018; là cơ quan đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 14 năm 2018 và Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021
3 SỰ KHÁC NHAU GIỮA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Sự khác nhau giữa KTNN và KTDL
Kiểm Toán Nhà Nước Kiểm Toán Độc Lập Loại hình Là công việc kiểm toán do cơ quan
kiểm toán nhà nước tiến hành theo
luật định và không thu phí kiểm
toán
Là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp
Phạm vi
kiểm toán: Đối với cơ quan, tổ chức quản lý, – Kiểm toán các báo cáo tài chính.– Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài
Trang 6sử dụng ngân sách, tiền và tài sản
– Kiểm toán các báo cáo tài chính
– Kiểm toán sự tuân thủ
– Kiểm toán hoạt động
chính kế toán khác
–Kiểm toán sự tuân thủ
– Kiểm toán hoạt động
Nhiệm vụ: – Xây dựng và thực hiện các
chương trình, kế hoạch kiểm toán
hằng năm
– Gửi báo cáo kiểm toán cho các
cơ quan, đoàn thể, cá nhân có thẩm
quyền theo luật định
– Tham gia cùng với các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền trong
việc thẩm tra, xem xét dự toán và
các phương án sử dụng Ngân sách
Nhà nước cũng như quyết toán
NSNN
– Giám sát việc thực hiện luật,
pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội
và Ủy ban thường vụ Quốc hội về
lĩnh vực tài chính – ngân sách
– Giám sát việc thực hiện NSNN
và chính sách tài chính
– Góp ý với các đơn vị để sửa chữa
những sai phạm; kiến nghị xử lý vi
phạm; đề xuất việc sửa đổi, cải tiến
cơ chế quản lý tài chính kế toán
cần thiết
– Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; – Làm lành mạnh môi trường đầu tư;
– Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật;
– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm: – Do các KTV làm việc trong cơ
quan Kiểm toán Nhà nước thực
hiện
– Kiểm toán Nhà nước được tổ
chức và quản lý tập trung thống
nhất bao gồm: bộ máy điều hành,
kiểm toán Nhà nước chuyên ngành,
kiểm toán Nhà nước khu vực và
các đơn vị sự nghiệp
– Là loại hình dịch vụ nên chỉ được thực hiện khi khách hàng có yêu cầu và đồng ý trả phí thông qua việc ký kết hợp đồng kinh tế – Do các KTV chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện – Độc lập tuyệt đối trong hoạt động
– Kết quả kiểm toán có tính pháp
lý cao, đạt được sự tin cậy cao của các cá nhân, tổ chức sử dụng thông
Trang 74 HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1 CMKTNN 30 - Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp
2 CMKTNN 40 - Kiểm soát chất lượng kiểm toán
3 CMKTNN 100 - Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
4 CMKTNN 200 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính
5 CMKTNN 300 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán hoạt động
6 CMKTNN 400 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tuân thủ
7 CMKTNN 1200 - Trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện cuộc kiểm toán tài chính theo chuẩn mực kiểm toán nhà nước
8 CMKTNN 1220 - Kiểm soát chất lượng đối với cuộc kiểm toán tài chính
9 CMKTNN 1230 - Tài liệu, hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính
10 CMKTNN 1240 - Trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước liên quan đến gian lận trong cuộc kiểm toán tài chính
11 CMKTNN 1250 - Đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán tài chính
12 CMKTNN 1260 - Trao đổi các vấn đề với đơn vị được kiểm toán trong kiểm toán tài chính
13 CMKTNN 1300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính
14 CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết
về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính
15 CMKTNN 1320 - Xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán tài chính
16 CMKTNN 1330 - Biện pháp xử lý rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính
Trang 817 CMKTNN 1402 - Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài trong kiểm toán tài chính
18 CMKTNN 1450 - Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán tài chính
19 CMKTNN 1500 - Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính
20 CMKTNN 1505 - Xác nhận từ bên ngoài đối với cuộc kiểm toán tài chính
21 CMKTNN 1510 - Kiểm toán số dư đầu kỳ trong kiểm toán tài chính
22 CMKTNN 1520 - Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính
23 CMKTNN 1530 - Lấy mẫu kiểm toán trong kiểm toán tài chính
24 CMKTNN 1540 - Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính
25 CMKTNN 1550 - Các bên liên quan trong kiểm toán tài chính
26 CMKTNN 1560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán
27 CMKTNN 1570 - Kiểm toán hoạt động liên tục của đơn vị trong kiểm toán tài chính
28 CMKTNN 1580 - Giải trình bằng văn bản trong kiểm toán tài chính
29 CMKTNN 1600 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn
30 CMKTNN 1610 - Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ trong kiểm toán tài chính
31 CMKTNN 1620 - Sử dụng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính
32 CMKTNN 1700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán trong kiểm toán tài chính
33 CMKTNN 1705 - Ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán tài chính
34 CMKTNN 1706 - Đoạn “Vấn đề cấn nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán tài chính
35 CMKTNN 1710 - Thông tin so sánh - Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh, trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước liên quan đến các thông tin khác trong kiểm toán tài chính
Trang 936 CMKTNN 1800 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt
37 CMKTNN 1805 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính
38 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động
39 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
40 Danh mục thuật ngữ sử dụng trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước
Ngày ban hành: 15/7/2016.
Ngày có hiệu lực:15/9/2016.
5 HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA KTNN VIỆT NAM
5.1 Hiện trạng mô hình tổ chức bộ máy
Do cơ chế quản lý của KTNN có tính ổn định và là một đơn vị có quy mô lớn nên mô hình tổ chức bộ máy, lấy quản lý trực tuyến là chủ đạo, song, được kết hợp với mô hình quản lý chức năng; do vậy, mô hình tổ chức bộ máy của KTNN là mô hình trực tuyến – chức năng Trên cơ sở các quy định của Luật KTNN, có thể xác định đặc điểm mô hình tổ chức bộ máy trực tuyến – chức năng của KTNN như sau:
Về tổng thể, mô hình trực tuyến – chức năng được phân định gồm 2 cấp quản
lý hoạt động kiểm toán: cấp lãnh đạo KTNN (cấp Tổng KTNN) và cấp KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực (cấp Kiểm toán trưởng)
Lãnh đạo KTNN, thực hiện mô hình quản lý theo chế độ thủ trưởng, quản lý
“tập trung thống nhất” trong toàn ngành, đứng đầu KTNN là Tổng KTNN Tham mưu cho lãnh đạo KTNN có các đơn vị tham mưu và chuyên môn cấp vụ (sau đây gọi chung là các đơn vị tham mưu)
Cấp KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực là cấp trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện kiểm toán, được Tổng KTNN thực hiện quản lý trực tuyến Tham mưu cho Kiểm toán trưởng có các bộ phận tham mưu, nghiệp vụ cấp phòng Ngoài ra, KTNN còn thành lập Văn phòng đảng, đoàn thể và ba đơn vị sự nghiệp, là các đơn vị tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền và các
dịch vụ hỗ trợ sự phát triển của KTNN
Việc xây dựng và triển khai mô hình tổ chức bộ máy như trên đã được xác định ngay trong giai đoạn KTNN mới thành lập Đến nay, số đơn vị trực thuộc KTNN đã tăng thành
32 đơn vị, nên dù vẫn thực hiện theo mô hình cũ, nhưng cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm
Trang 10vụ, phân cấp quản lý trong hệ thống KTNN đã từng bước thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các điều kiện thực tiễn
KTNN (Cấp Tổng KTNN)
Các đơn vị tham mưu KTNN KV và CN
(Cấp KTT) Các đơn vị sự nghiệpvà đảng, đoàn thể
Hoạt động kiểm toán (Các đoàn kiểm toán)
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước
Quan hệ quản lý trực tuyến
Quan hệ quản lý chức năng
5.2 Đánh giá về mô hình tổ chức bộ máy
Những ưu điểm của mô hình tổ chức bộ máy của KTNN:
i Đảm bảo sự ổn định trong dài hạn về tổ chức bộ máy của KTNN;
ii Mô hình tổ chức bộ máy theo cơ chế quản lý trực tuyến - chức năng vừa phát huy được ưu điểm của cơ chế quản lý trực tuyến, vừa phát huy được vai trò của cơ chế quản lý chức năng;
iii Đây là mô hình có tính linh hoạt, dễ điều chỉnh, thay đổi về cơ cấu, tổ chức, phân công, phân cấp quản lý khi các điều kiện về quy mô, tổ chức, nhiệm
vụ có sự thay đổi
Những hạn chế của mô hình tổ chức bộ máy của KTNN:
i Mô hình chế độ thủ trưởng trong quản lý hệ thống KTNN, thực tế là không phù hợp với “thông lệ quốc tế”
ii Sự phát triển các đơn vị tham mưu với xu hướng chuyên môn hóa theo chức
năng quản lý cũng tiềm ẩn nguy cơ làm cho việc xử lý, đưa ra quyết định quản lý chậm trễ hoặc không thống nhất
iii Việc phân định quyền và trách nhiệm giữa các cấp quản lý KTNN luôn tiềm ẩn khả năng mất cân đối làm suy giảm hiệu lực quản lý