1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần quan điểm điểm của các nhà tư tưởng việt nam về tôn giáo

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam về tôn giáo
Tác giả Lê Thị Ngọc Trâm
Người hướng dẫn PSG. Đỗ Thị Hoà Hới
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Tôn Giáo Học
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Cùng với đó còn có sự xuất hiện của tầng lớp tri thức trẻ được tiếp xúc sớm với những lý tưởng dan chủ ngay tại nước Pháp như Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền,.... Tóm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần

Môn: Quan Điểm Điểm Của Các Nhà Tư Tưởng Việt Nam

Về Tôn Giáo

Đề: Anh/chị hãy trình bày và phân tích một hay nhiều trong những nhà

tư tưởng Việt Nam có quan điểm về tôn giáo

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Ngọc Trâm

Trang 2

MỤC LỤC

A Dẫn nhập 1

B Nội dung 1

I Bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX 1

1 Bối cảnh chính trị - xã hội 1

2 Bối cảnh tôn giáo 4

II Các khuynh hướng tư tưởng chính 6

III Nguyễn An Ninh (1900 – 1943) 8

1 Tiểu sử về Nguyễn An Ninh 8

2 Quan điểm, tư tưởng của Nguyễn An Ninh về tôn giáo 9

3 Những mặt tích cực và hạn chế trong quan điểm, tư tưởn của Nguyễn An Ninh 20

C Kết luận 21

D Tài liệu tham khảo: 23

Trang 3

A Dẫn nhập

Đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của nhiều nhà yêu nước Việt Nam đã tiếp nối luồng gió dân chủ từ Phương Tây đến các nước Đông Nam Á Ngọn gió ấy đã khơidậy phong trào Duy Tân hoạt động rất sôi nổi trong thời kỳ đó Với những tư tưởng khác nhau nên giai đoạn chuyển biến từ lập trường yêu nước phong kiến sang tính chất dân chủ tư sản thì đã có những cái tên tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Cùng với đó còn có sự xuất hiện của tầng lớp tri thức trẻ được tiếp xúc sớm với những lý tưởng dan chủ ngay tại nước Pháp như Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Thế hệ tri thức trẻ ấy đã góp phần rất lớn trong việc truyền bá các giá trị tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây rồi dần dần đi theo tư tưởng cách mạng vô sản

Một đại diện tiêu biểu cho lớp trí thức Tây học lúc bấy giờ là Nguyễn An Ninh Ông đã thể hiện tư tưởng của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hoá, chính trị, tôn giáo, Trong bài này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu qua điểm,

tư tưởng của Nguyễn An Ninh về tôn giáo đầu thế kỷ XX

tế Việt Nam có nhiều bước chuyển biến về cơ cấu, đồng thời dẫn đến sự xuất hiệncủa giai cấp vô sản cùng tầng lớp trung gian tiểu tư sản trí thức

Trang 4

Về chính trị, chúng sử dụng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù để thủ tiêu mọiquyền dân chủ, đàn áp và khủng bố mọi sự chống đối Ngoài ra chính sách “chia đểtrị” đã được thực dân Pháp sử dụng để chia nước ta thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung

Kỳ, Nam Kỳ) với ba chế độ thống trị khác nhau Bắc Kỳ và Trung Kỳ là hai xứ bảo

hộ vẫn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức Nam Kỳ là đất thuộc địa hoàntoàn do Pháp điều hành Ba Kỳ cùng với Lào và Campuchia, cũng là đất bảo hộcủa Pháp, hợp thành Liên Bang Đông Dương Cùng với đó, chúng duy trì triềuđình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay sai để áp bức vềchính trị và bóc lột kinh tế khiến cho nhân dân ta mất nước trở thành nô lệ, bị đàn

áp, bóc lột và đời sống trước đã khó khăn thì nay lại trở nên vô cùng khổ cực

Về kinh tế thì từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai được thực hiện từ năm 1919 đến năn 1929 Tư bản Pháp rót vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (lập các đồn điền cao su, cà phê, chè ) và ngành khai mỏ (chủ yếu là than, sẳt, thiếc, vàng ) để thu lợi nhuận nhiều và nhanh Ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến cũng được đầu tư xây dựng cùng với chính sách độc quyền ngoại thương Ngân hàng Đông Dương của Pháp độc quyền tài chính, đặt ra hàng trăm thứ thuế, tàn ác nhất là thuế thân Những chính sách của thực dân Pháp tuy có làm cho nền kinh tế nước ta có sự pháttriển mức độ nào đó theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng lại là nền kinh tế thuộc địa, mất cân đối, phụ thuộc vào Pháp

Về văn hoá thì cũng vào lúc này, chúng thực hiện chính sách nô dịch văn hoá,xoá bỏ hệ thống giáo dục phong kiến, thay vào đó là chế độ giáo dục thực dân hạn chế Chúng thi hành chính sách “ngu dân” nhằm “lsmf cho dân ngu để dễ trị” Ngoài ra còn ra sức ngăn chặn mọi ảnh hưởng của nền văn hoá dân chủ tiên tiến của Pháp vào Việt Nam, đơn giản vì chúng nghĩ dân ta không đủ trình và xứng

Trang 5

dáng được tiếp cận Pháp mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khíchcác hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc, dẫn đến hoàn cảnh là hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng bít mọi thông tin tiến bộ từ bên ngoài Tất cả làm cho dân Việt Nam biến thành những “con trâu, con ngựa” biết nghe lời hay những tên “mắt mù tai điếc” “tay chân tê liệt”, biến dân ta thành những kẻ phục tùng.

Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, tính chất xã hội và cơ cấu tầng lớp giai cấp

ở Việt Nam cũng bị thay đổi theo Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp Một bộ phận tư sản mại bản có quyềnlợi gắn với Pháp, trở thành tay sai của chúng Bộ phận tư sản còn lại có thế lực kinh tế nhỏ bé, bị tư sản nước ngoài chèn ép nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, có thể đi với cách mạng Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, vừa lớn lên đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, rất kiên quyết cách mạng và đã nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị độc lập Trong xã hội Việt Nam nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản Mâu thuẫn thứ nhất đồng thời cũng là mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dântộc Việt Nam với thực dân Pháp Mâu thuẫn thứ hai giữa nhân dân Việt Nam, đa số

là nông dân với địa chủ phong kiến Hai mâu thuẫn này gắn bó, tác động lẫn nhau đòi hỏi đồng thời giải quyết Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu

cơ bản của xã hội Việt Nam nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu cơ bản, chủ yếu nhất

vì phản ánh nguyện vọng bức thiết của cả dân tộc Việt Nam ở đầu thế kỷ XX Những thay đổi về cơ cấu xã hội tất yếu có ảnh hưởng đến tư tưởng Việt Nam, ảnh hưởng đến tính chất của cuộc đấu tranh cách mạng diễn ra lúc bấy giờ và sau đó Đầu thế kỷ XX, nước ta chịu ảnh hưởng từ các cuộc cách mạng tư sản bên ngoài, phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra sôi nổi theo hai khuynh hướng chính

là khuynh hướng bạo động vũ trang do Phan Bội Châu lãnh đạo và khuynh hướng

Trang 6

cải cách dân chủ của Phan Châu Trinh (1782 - 1926) tổ chức Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phản ánh tinh thần dân tộc của một bộ phận trí thức, tư sản Việt Nam nhưng tất cả đều thất bại

Tóm gọn lại thì trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, Việt Nam ta bị thực dân Pháp sử dụng nhiều chính sách cai trị, đàn áp khiến cho nhân dân ta lâm vào khổ cực và cách mạng Việt Nam đang ở thời kỳ khủng hoàng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam lúc này được ví như “trong đêm tối không có đường ra” Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội khá phức tạp, có nhiều biến động lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nội bộ cho đến những tác động từ bên ngoài Từ bối cảnh như vậy, ít nhiều đã ảnh hưởng đến hệ tư tưởng, ý thức của các nhà yêu nước ở Việt Nam, trong đó có nhà tư tưởng Nguyễn An Ninh

2 Bối cảnh tôn giáo

Chính sách tôn giáo của chính quyền thực dân Pháp nhìn chung là đặc biệtủng hộ Kito giáo, tuy nhiên cũng không cản trở lớn đối với các tín ngưỡng, tôngiáo khác, trừ khi họ có liên quan đến các hoạt động chống đối thực dân Việcthành lập các tôn giáo mới, mở trường, xuất bản tạp chí hay báo của tôn giáo đềucần sự phê duyệt của chính quyền

Đạo Cao Đài là một tôn giáo mới được hình thành từ cuối năm 1925 tại vùngđất Nam Bộ, nơi sớm có sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây khi các nhà truyềngiáo, thương nhân đến hoạt động Tuy nhiên, việc đăng ký tư cách pháp nhân củaCao Đài gặp khá nhiều khó khăn, cho dù nhiều vị sáng lập đạo vốn là ngạch côngchức cao trong Phủ Thống đốc Nam Kỳ hoặc nhiều cơ quan khác Việc đăng kýcăn cứ theo Luật Hiệp hội 1901 của Pháp, được áp dụng tại Nam Kỳ Ngay từ đầu,quan chức Pháp đã mật điện cho các địa phương “phải bí mật theo dõi việc truyềnđạo này và báo cáo cho Thống đốc bằng công văn mật|”

Trang 7

Phật giáo Hòa Hảo được khai sáng từ năm 1939 Người Pháp nhiều lần đàn áp

và ngăn chặn sự truyền đạo của Đức Huỳnh giáo chủ Nhưng khi quân đội Nhậtvào Đông Dương, chính quyền Nhật tỏ ý giúp các đoàn thể quốc gia và tôn giáo đểđòi lại chủ quyền từ người Pháp Năm 1942, Đức Huỳnh giáo chủ được quân độiNhật giải thoát khỏi tình trạng biệt xứ tại Bạc Liêu và đưa về Sài Gòn Tuy cảm ơnngười Nhật về việc giải thoát, Giáo chủ vẫn đòi hỏi người Nhật giao trả lại chủquyền cho Việt Nam

Sau khoảng một thế kỷ suy thoái dưới chế độ thực dân Pháp và các thế lựcchống Phật giáo, dưới ảnh hưởng của phong trào cải cách Phật giáo tại Trung Quốc(Đại sư Thái Hư), Nhật Bản, Phật giáo Việt Nam bắt đầu công cuộc chấn hưng.Nhiều hội đoàn mới được thành lập, với sự chấp thuận, phê chuẩn điều lệ bởi chínhquyền thực dân Pháp hoặc Nam triều (đối với Trung Kỳ) Ở miền Nam, Nam Kỳnghiên cứu Phật học hội ra đời vào tháng 9 năm 1931, hội sở tại Sài Gòn, tập hợphầu hết các tăng già khắp miền Nam Điều lệ hoạt động của hội được Thống đốcNam Kỳ J.Krautheimer ký ban hành ngày 26/8/1931 và chính ông này đứng làmChánh Hội trưởng danh dự

Tại miền Trung, An Nam Phật học hội ra đời vào năm 1932, Khâm sứ YvesChatel ký Nghị định thành lập số 2691 ngày 17/9/1932 Bản Điều lệ An Nam Phậthọc hội được vua Bảo Đại chuẩn y vào ngày 18/2/1935 Hội tổ chức tỉnh hội ở cáctỉnh, chi hội ở các huyện và khuôn hội ở các khu phố, làng xã Lê Đình Thám làChánh hội trưởng đầu tiên và là chủ nhiệm tạp chí Phật học “Viên Âm” Năm

1935, Hội tổ chức Đại lễ Phật đản tại quốc tự Diệu Đế, Huế, đích thân vua Bảo Đại

và các đại thần đến tham dự

Hội Phật giáo Bắc Kỳ ra đời, trụ sở tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, theo Nghị định

4283 của Thống sứ Bắc kỳ Auguste Tholande ký ngày 6/11/1934 Hội xuất bảnTạp chí “Đuốc Tuệ”, do Trần Trọng Kim làm trưởng ban biên tập

Trang 8

Do sự kiểm soát của chính quyền thực dân Pháp, Tổ Khánh Hòa và một sốlãnh đạo tử bỏ Nam Kỳ nghiên cứu Phật học hội, lấy lục tỉnh làm địa bàn Phật sự,hình thành Hội Lưỡng xuyên Phật học vào năm 1934, theo Nghị định 2286 kỷ bởiThống đốc Nam Kỳ Pages, đặt hội sở tại Trà Vinh, để tiếp tục duy trì công cuộcchấn hưng Phật giáo.

Có thể nói, tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm,thay đổi trong lịch sử Việt Nam Cho dù tự do tín ngưỡng, tôn giáo có những thăngtrầm, song các tín ngưỡng, tôn giáo đã có vai trò quan trọng đối với đời sống tinhthần, tâm linh của người Việt trong lịch sử Tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần nâng

đỡ, che chở, làm dịu đi những khổ đau do chiến tranh, thiên tai và áp bức mang lại,cũng như đã góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho dân tộc

II Các khuynh hướng tư tưởng chính

Trong bối cảnh đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng, u tối về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo Khi ấy, Cách mạngViệt Nam được ví như: “Trong đêm tối không có đường ra” Đây là thời kì các tôn giáo mới xuất hiện và hình thành như Đạo Cao Đài, hay như đạo Tin lành bắt đầuđược du nhập vào Việt Nam do các nhà truyền giáo đến từ Bắc Mỹ Phật Giáo bị rơi vào thế yếu, Công giáo do được chính quyền thực dân tạo nhiều điều kiện thuậnlợi để phát triển, nên quy mô về tổ chức lẫn cộng đồng giáo dân ngày càng được

mở rộng

Nho Giáo cùng với Đạo Giáo giờ đây đã lã những tôn giáo lỗi thời, không cònphù hợp với thời đại và bị nhân dân lãng quên Nhiều hoạt động chống Nho Giáo xảy ra giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ I và thứ II khiến cho Nho giáo lúc này

đã đi vào giai đoạn cuối cùng của sự tàn tạ Khi này việc sử dụng chữ Quốc Ngữ

Trang 9

trở nên phổ biến và dần dần đã trở thành một ngôn ngữ bắt buộc trong xã hội, qua

đó nền giáo dục Nho học tại Việt Nam đã chính thức kết thúc vào năm 1918 Phật Giáo đầu thế kỷ XX bước vào giai đoạn khủng hoảng, bế tắc do hàng loạt các chính sách chèn ép hà khắc của thực dân Pháp, cho nên phong trào chấn hưng Phật Giáo nổ ra trong thời kỳ này là lẽ tất nhiên Từ đó đề ra một số vấn đề để khắcphục và giải quyết

Các chính sách ưu tiên, đãi ngộ của thực dân Pháp dành cho Công Giáo, đã giúp cho các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, tu viện, tòa giám mục, trường học, viện dưỡng lão, viện cô nhi được xây dựng khắp nơi Các trường học Công Giáo cũngđược nhiều gia đình theo đạo tin tưởng cho con em theo học Nhờ sự nhúng tay củathực dân Pháp thì đối với các tôn giáo truyền thống ở Việt Nam, đạo Thiên Chúa lại tìm cách lợi dụng đạo Khổng mà chống lại kịch liệt với Phật Giáo Lúc này, Thiên Chúa Giáo tập trung vào việc chống chủ nghĩa vô thần ra sức chứng minh sựtồn tại của Thượng Đế, của Chúa Trời, Cùng với đó là tư tưởng chống Cộng sản, chống cách mạng, ý thức kéo tín đồ ra khỏi tư tưởng yêu nước chân chính Năm 1911, được xem là thời kỳ đánh dấu đức tin Kháng Cách được truyền đến Việt Nam khi những nhà truyền giáo Phúc m liên hiệp đặt chân tới Tourane (hay

là Đà Nẵng ngày nay) để thiết lập cơ sở truyền giáo tại đây Năm 1927, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được chính thức thành lập

Vào thời kỳ này, các tôn giáo bản địa có sự phát triển mạnh mẽ và lan rộng tạinhiều nơi trên khắp cả nước đáng chú ý như Đạo Cao Đài; Phật Giáo Hòa Hảo; Tứ

Ân Hiếu Nghĩa; Bửu Sơn Kỳ Hương;

Trang 10

III Nguyễn An Ninh (1900 – 1943)

1 Tiểu sử về Nguyễn An Ninh

Nguyễn An Ninh sinh năm 1900, xuất thân trong gia đình trí thức yêu nước,

có truyền thống cách mạng và đặc biệt là truyền thống văn hóa Ông sống và học tập tại xã Trung Mỹ Tây, huyện Hóc Môn, Sài Gòn, Gia Định (nay thuộc TP.HCM) Đến năm 1917, ông sang học tại trường Đại học Sorbonne - Paris và tốt nghiệp cử nhân Luật Ông sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, có nhiều đời tham gia hoạt động cách mạng, văn hoá Xuất thân trong một gia đình có tiềm lực kinh tế, lại sinh sống tại vùng đất giàu truyền thống đấu tranh chống giặc đô hộnên có thể nói rằng từ thuở thiếu thời, Nguyễn An Ninh đã được tiếp thu và chịu ảnh hưởng tinh thần cách mạng của gia đình, của quê hương rồi từ đó sớm hình thành tư tưởng yêu nước nồng nhiệt

Với tư chất xuất chúng và trí thông minh hơn người, 16 tuổi Nguyễn An Ninh

đã được tuyển thẳng vào Cao đẳng Y Hà Nội nhờ bằng Brevét élémentaire loại ưu Nhưng được nửa năm thì ông chuyển sang học luật vì nghĩ rằng khi bản thân nắm vững được luật pháp thì sẽ có thể bênh vực được cho nhân dân Việt Nam Thời kỳ

ấy, khẩu hiệu “bình đẳng – tự do – bình đẳng – bác ái” của cách mạng Pháp dù bị

bỏ bớt đi những nội dung tích cực nhưng đã gây hứng thú đối với Nguyễn An Ninh, đốc thúc ông tìm đến tận Pháp để tìm hiểu nền văn minh nơi đây Năm 1918,Nguyễn An Ninh tự học ngành luật tại trường Đại học Tổng hợp Sorbonne và chỉ trong hai năm, ông đã hoàn thành chương trình cử nhân luật với tấm bằng xuất sắc Trong thời gian ở Paris, Nguyễn An Ninh đã tiếp xúc với các nhà tri thức nổi tiếng như cụ Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền Năm người tạo thành “nhóm ngũ long” cùng nhau hoạt động tạo nên tinh thần cách mạng trong kiều bào Nguyễn An Ninh vừa là một người bạn, vừa làmột người cộng sự đắc lực của Nguyễn Aia Quốc, cùng tham gia sáng lập Hội Liên

Trang 11

Hiệp các dân tộc thuộc địa, cùng viết bài, biên tập và quảng bá cho báo Le Paria (báo Người Cùng Khổ) Khi về nước, mặc dù không phải là Đảng viên của Đảng Cộng Sản nhưng Nguyễn An Ninh và gia đình lại có quan hệ rất mật thiết với tổ chức Đảng cũng như các lãnh tụ của Đảng.

2 Quan điểm, tư tưởng của Nguyễn An Ninh về tôn giáo

Trong giai đoạn đầu của thế kỷ XX, thực dân Pháp thực hiện hai cuộc khai thác thuộc địa cùng với chủ trương ngu dân để trị Vì vậy, lĩnh vực hết sức nhạy cảm mà thực dân Pháp thường lợi dụng để phục vụ cho chính sách cai trị của chúng trong giai đoạn này là tôn giáo Lúc này, khi các nhà cách mạng như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc… tập trung hoạt động chính trị, đi tìm con đường cứu nước thì trên diễn đàn tư tưởng, đặc biệt là trên lĩnh vực tôn giáo hầu như là bị bỏ trống

Nguyễn An Ninh chính là một trong những nhà trí thức đã tham gia tích cực vào cuộc tuyên truyền và đấu tranh trên mặt trận này Mặc dù lúc ấy đất nước đang trong thời kỳ khủng hoảng, rối ren về mọi mặt và cách mạng đang cần tìm một conđường để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước nhưng ông vẫn quyết định đi theo con đường nghiên cứu về tôn giáo, Phật giáo Nguyễn An Ninh đã viết trong tác phẩm “Tôn Giáo” năm 1932 rằng “Trong một thời kỳ mà nhân loại đâu đâu cũng bị khổ sở Trong một thời kỳ rất bối rối, mắc trong bao vấn đề cần giải quyết cần cấp kia, mà lại đem vấn đề tôn giáo ra mà bàn, chắc sau cùng, không khỏi trong đám bàng quan có người lấy làm lạ Cũng có người mỉm cười Sao lại không bàn về kinh tế, kinh tế Âu Châu, Mỹ Châu đâu đâu cũng rền hai tiếng ấy” Với ông thì quay lại với vấn đề tôn giáo đồng nghĩa với việc tìm một phương tiện để thức tỉnh đồng bào, hoạt động cách mạng thuận lợi Bởi đầu thế kỷ XX, trong những năm 30, nước ta bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố ác liệt cùng với những chính sách hà khắc được đề ra để bóc lột thuộc địa, gấp rút chuẩn bị cho thế

Trang 12

chiến thứ II làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ Những lúc như thế thì con người ta thường chìm đắm vào mê tín dị đoan, tìm kiếm những sự bù đắp hư

ảo từ tôn giáo, từ đấng thần linh Từ đó, ông muốn phát triển và nâng cao tư duy lý luận của dân tộc bằng cách thanh lọc lại các hệ thống tư tưởng cũ, truyền bá tư tưởng mới và mở đường cho lối tư duy khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta Nhưng đồng thời, Nguyễn An Ninh vẫn kế thừa các giá trị cũ nhằm xây dựng tinh thần lạc quan của cách mạng trước sự thoái trào cách mạng

Và ông cũng đã nhận thức được rằng khi có những giá trị tinh thần tôn giáo truyền thống trong lịch sử dân tộc thì nó sẽ có khả năng khơi dậy tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, quyết tâm phá bỏ xiềng xích, giải phóng đất nước

Nguyễn An Ninh đã dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác để nghiên cứu về tôn giáo Một mặt là tuyên truyền những lý luận khoa học còn mặt khác thì dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận Mác-xít để đưa ra những ý kiến phê phán ý thức hệ tôn giáo Quan điểm về tôn giáo được Nguyễn An Ninh thể hiện rất

rõ trong hai tác phẩm: “Tôn giáo” (1932) và “Phê bình Phật giáo” (1938) Với hai cuốn sách này, ta có thể thấy đóng góp của Nguyễn An Ninh là một nhà tư tưởng

có chiều sâu lý luận Tư tưởng của ông về tôn giáo và một hệ thống khá phong phú, nhưng có thể khái quát qua những vấn đề như:

- Phương pháp nghiên cứu tôn giáo

Nguyễn An Ninh cho rằng “Phải đứng trên cơ sở lý luận triết học để xem xét

và đánh giá tôn giáo, đặc biệt là việc vận dụng phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác.” Đây là quan điểm khoa học thể hiện một bước tiến về chất trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào đầu thế kỷ XX Ông viết: “Duy vật lịch sử quan chủ nghĩa tràn lan cả hoàn cầu, truyền dạy: “Kinh tế là gốc Luận lý, phong tục, tôn giáo, mỹ thuật, chánh trị, toàn cả xã hội chẳng qua là như một cái bóng củakinh tế của xã hội thời, kinh tế của xã hội đổi thì cả cả đều đổi theo” bởi ông nhận

Trang 13

thấy tôn giáo cũng như các hình thái ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng với kinh tế và trong đó, kinh tế giữ vai trò quyết định.

- Về việc phê bình tôn giáo

Theo Nguyễn An Ninh thì đây là một công việc hết sức khó khăn Khi phê bìnhtôn giáo thì phải thấy được cả tích cực và tiêu cực của nó Dựa trên quan điểm của C.Mác, ông đã cho rằng: “Tôn giáo là tiếng than thở của con người bị khốn khổ đè

ép Nó là linh hồn của một thế giới không biết tham thương Nó là tinh thần của một thời kỳ ngu muội Nó là thuốc phiện của nhân dân.” Qua nghiên cứu các tôn giáo, Nguyễn An Ninh đi đến khẳng định “Không một tôn giáo nào biểu người hết sức sửa đổi thế giới này lại cho mình và cho con cháu về sau” Ông đã phản đối quan điểm của một số người đương thời cho là đạo nào cũng tốt và ông phân biệt rất cụ thể các tôn giáo theo không gian, thời gian cụ thể mà không đánh đồng các tôn giáo làm một Ngoài ra Nguyễn An Ninh cũng nhìn nhận bản chát vấn đề tôn giáo theo một nhãn quan khá tích cực như tôn giáo “quyết làm cho thế giới này không còn nghịch với thuần lý, với đạo đức, với nhơn đạo Làm cho trời không cònnghịch với người nữa”

- Về mối quan hệ tôn giáo với chính trị

Theo Nguyễn An Ninh là dù tôn giáo có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực nhưng mối quan hệ mật thiết nhất lại là với chính trị Bở lẽ tôn giáo và chính trị đều là vấn

đề tâm lý và có chung tính chất tâm lý quần chúng, luôn gắn bó chặt chẽ với nhau

và giai cấp thống trị luôn lợi dụng, thâu tóm tôn giáo phục vụ cho mục đích chính trị

Qua hai tác phẩm “Tôn Giáo” và “Phê bình Pật giáo”, Nguyễn An Ninh đã nhận xét và đánh giá trên phương diện triết học về nguồn gốc, bản chất, vai trò của tôn giáo

Ngày đăng: 11/06/2024, 17:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Đức Sinh (1999), Lịch sử Giáo hội Công giáo, Veritas Edition , Calgary - Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Giáo hội Công giáo, Veritas Edition
Tác giả: Bùi Đức Sinh
Năm: 1999
2. CHƯƠNG 11: TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM, Văn hoá – lịch sử, Luật nhân quyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: HƯƠNG 11: TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRONG LỊCH SỬ VIỆTNAM
3. Đỗ Quang Hưng (2009) Nghiên cứu tôn giáo, nhân vật và sự kiện , Nxb Tổng Hợp TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tôn giáo, nhân vật và sự kiện
Nhà XB: Nxb TổngHợp TP HCM
4. Giáo dục Phật Giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tạp chí nghiên cứu Phật học, ngày 05/08/2019(Nguồn:https://tapchinghiencuuphathoc.vn/giao-duc-phat-giao-viet-nam-dau-the-ki-xx-p-1.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Phật Giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX
5. Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX , Nxb. Thế giới, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX
Nhà XB: Nxb. Thếgiới
6. Lại Nguyên Ân (2011) Về tác phẩm của Nguyễn An Ninh đăng trên báo Trung Lập, TC Xưa và Nay số 375-376 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tác phẩm của Nguyễn An Ninh đăng trên báo TrungLập
7. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập II , Nxb. Tổng hợp TP.HCM, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập II
Nhà XB: Nxb. Tổng hợp TP.HCM
8. Lê Thị Mận (2011) Luận văn thạc sĩ triết học, Tư tưởng Nguyễn An Ninh (1900 – 1943) về văn hoá, chính trị, tôn giáo, ĐH KHXH & Nhân Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sĩ triết học, Tư tưởng Nguyễn An Ninh (1900– 1943) về văn hoá, chính trị, tôn giáo
9. Nguyễn Tài Thư, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 1,2), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 1,2)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
10.Nguyễn An Tịnh sưu tầm (1996) Nguyễn An Ninh , Nxb Trẻ, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn An Ninh
Nhà XB: Nxb Trẻ
11. Nguyễn An Ninh – Tác phẩm trung tâm nghiên cứu Quốc Học (2009) Nxb Văn Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn An Ninh – Tác phẩm trung tâm nghiên cứu Quốc Học
Nhà XB: Nxb VănHọc
12. Nguyễn Đạu Hồng – Nguyễn Thị Minh (2008) Phong trào chấn hưng Phật giáo, nxb Tôn Giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào chấn hưng Phậtgiáo
Nhà XB: nxb Tôn Giáo
13.Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận , Nxb. Văn học, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam Phật giáo sử luận
Nhà XB: Nxb. Văn học
14.Phạm Đào Thịnh (2014) Nguyễn An Ninh - Nhà tư tưởng Nam bộ tiêu biểu đầu thế kỷ XX, Đại học Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn An Ninh - Nhà tư tưởng Nam bộ tiêu biểu đầuthế kỷ XX
15. Phạm Thị Đoạt (1999) Luận văn thạc sĩ triết học, tư tưởng Nguyễn An Ninh về Nho giáo và tôn giáo, Viện Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sĩ triết học, tư tưởng Nguyễn An Ninh vềNho giáo và tôn giáo
16.Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng 8 (tập 1, tập 2), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cáchmạng tháng 8
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w