1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Học phần quan điểm của các nhà tư tưởng việt nam về tôn giáo học phần quan điểm của phan bội châu về tôn giáo

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bắt đầu từ năm 1926 Phan Bội Châu bị đưa về Bến Ngự Huế để sống cho đến khi ông mất tại Huế vào năm 1940.II.Quan điểm của Phan Bội Châu về tôn giáo1.Quan niệm về trời, đạo trời, quỷ thầ

lOMoARcPSD|27827034 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Học phần: Quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam về tôn giáo Đề tài Quan điểm của Phan Bội Châu về tôn giáo Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Nhung Mã sinh viên : 21031938 Khoa, bộ môn : Tôn giáo học Giảng viên : Đỗ Thị Hòa Hới HÀ NỘI – 2021 Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 MỤC LỤC I Một vài nét chính về Phan Bội Châu 2 1 Tiểu sử Phan Bội Châu 2 a) Xuất thân 3 b) Một vài nét về Phan Bội Châu 3 c) Sự nghiệp học hành 3 2 Phong trào Đông du 3 II Quan điểm của Phan Bội Châu về tôn giáo 4 1 Quan niệm về trời, đạo trời, quỷ thần của Phan Bội Châu .4  Quan niệm về “Trời” và “Đạo trời” 4  Quan niệm về “Quỷ, thần” 5 2 Quan điểm về tự do tín ngưỡng, tôn giáo 6 3 Quan niệm của Phan Bội Châu đối với Phật giáo 7 4 Quan niệm của Phan Bội Châu về giá trị của tôn giáo, tín ngưỡng đối với đời sống xã hội 8 4.1 Phân biệt giữa các tín hữu chân chính và những kẻ thực dân xâm lược đội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo 8 4.2 Phê phán về những điều mê tín dị đoan và các hủ tục trong các tôn giáo, tín ngưỡng 10 4.3 Nhìn nhận những điều tốt đẹp, nhân văn, nhân đạo của các tôn giáo, tín ngưỡng 11 III Kết luận 12 IV Tài liệu tham khảo 13 Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 I Một vài nét chính về Phan Bội Châu 1 Tiểu sử Phan Bội Châu Phan Bội Châu (26/12/1867 - 29/10/1940 ) là một trong những nhà cách mạng trong phong trào chống thực dân Pháp ở Việt Nam Ông chính là người đã thành lập ra phong trào Duy Tân Hội và cũng chính là người đã khởi xướng phong trào Đông Du a) Xuất thân Phan Bội Châu có tên thật là Phan Văn San Ông được sinh ra và lớn lên tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Cha của ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn b) Một vài nét về Phan Bội Châu Từ khi còn nhỏ ông đã nổi tiếng về sự thông minh xuất chungd của mình Vào năm 6 tuổi ông chỉ mất 3 ngày để đọc thuộc hết cuốn Tam Tự Kinh 7 tuổi đã đọc và hiểu sách Luận Ngữ Năm ông 13 thì đã thi đỗ đứng đầu cả một huyện Ngay từ khi còn là một cậu thanh niên trong ông đã sớm có lòng yêu nước Ông viết bài “Hịch Bình Tây Thu Bắc” và đem dán ở cây đa đầu làng nhằm hưởng ứng việc nhân dân ta đứng lên chống lại thực dân Pháp ngay khi mới 17 tuổi Vào năm 1885, khi ấy Phan Bội Châu 19 tuổi ông đã cùng với bạn của mình là Trần Văn Lương lập nên đội nghĩa quân Cần Vương để chống lại bọn thực dân Pháp nhưng sau đó không thành công c) Sự nghiệp học hành Vì hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nên Phan Bội Châu phải đi dạy học để kiếm sống và có tiền đi thi nhưng trong suốt 10 năm liền vất vả ông vẫn không thi đỗ Đã vậy ông lại mang thêm tội danh mang văn tự ở trong áo nên đã bị án ghi suốt đời không được dự thi nữa Vào năm 1986 khi ông dạy học trong Huế, được các quan yêu quý nên ông đã được các quan xin xóa cho tội mang văn tự trong áo Nhờ đó Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 mà vào năm 1900 ( năm Canh Tý ) ông tham gia khoa thi Hương ở trường Nghệ và giành được Giải nguyên 2 Phong trào Đông du Sau khi đỗ được Giải nguyên, trong suốt 5 năm ông đã đi khắp nơi trên mọi miền đất nước để gặp gỡ và kết nối với những nhà cách mạng yêu nước khác như: Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thái Thân, Cho đến năm 1904 ông cùng với 20 người đồng chí đã hẹn nhau tổ chức một cuộc họp tại Quảng Ninh để lập ra Hội Duy Tân Ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc vào năm 1905 rồi lại sang Nhật để gặp gỡ các nhà cách mạng khác nhằm cầu cứu viện trợ về tài chính cho phong trào ông lập ra Phan Bội Châu gặp Lương Khải Siêu ở Trung Quốc và được Lương Khải Siêu khuyên rằng “ Hãy dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân” Nghe lời Lương Khải Siêu, ông đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm tác động lớn đến những sĩ phu trong nước như: Ngục Trung Thư, Việt Nam Vong Quốc Sử, Việt Nam Quốc Sử Khảo, Các tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng thúc đẩy rất nhiều thanh thiếu niên yêu nước trên khắp cả nước tụ họp lại tham gia vào phong trào Đông Du cũng như xuất ngoại để học tập, thu nạp kiến thức nhằm tìm ra còn đường chống lại thực dân Pháp Vào ngày 30/6/1925 Phan Bội Châu bị bắt tại Hàng Châu (Trung Quốc ) và bị giải về Hà Nội xử án chung thân Sau này án của ông được đổi thành án quản thúc tại gia Bắt đầu từ năm 1926 Phan Bội Châu bị đưa về Bến Ngự (Huế ) để sống cho đến khi ông mất tại Huế vào năm 1940 II Quan điểm của Phan Bội Châu về tôn giáo 1 Quan niệm về trời, đạo trời, quỷ thần của Phan Bội Châu  Quan niệm về “Trời” và “Đạo trời” Phan Bội Châu là một nhà Nho đã chịu ảnh hưởng không nhỏ đồng thời vô cùng sâu sắc của Nho giáo, không chỉ thế mà Phan Bội Châu còn chịu ảnh hưởng về quan Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 niệm của Nho giáo của Khổng Tử về “mệnh trời”, “đạo trời” và “quỷ thần” nhưng ông có thêm những sự bổ sung hơn về những cách lý giải của Khang Hữu Vi và Đàm Tự Đồng cho nên quan niệm của ông có phần tích cực hơn so với những quan niệm của Khổng Tử Ở Việt Nam, vào thời nhà Nguyễn, một bộ phận người đã chịu ảnh hưởng sâu sức tư tưởng “mệnh trời” theo các thời đại nhà Tống nho và Hán nho Do vậy mà ở Việt Nam, trong khoảng nửa cuối thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX rất nhiều yếu tố thần bí đã xuất hiện trong các tác phẩm của những Nho sĩ trên khắp cả nước Trong các tác phẩm của Phan Bội Châu thì những yếu tố “đạo trời” và “trời” xuất hiện thường mang ý nghĩa là các lực lượng siêu nhiên, là một trong những điều tất yếu của tự nhiên Phan Bội Châu nhắc đến những thứ siêu nhiên như một thế lực toàn năng có thể chi phối bất kì ai và bất kì thứ gì Ông đã viết trong “Tạp ký” rằng: “Trời cũng không bao giờ có ý riêng cả hay gọi là trời làm ra chẳng qua là lẽ phải mà thôi, làm phúc cho người lành, gieo vạ cho kẻ ác, lẽ phải vốn có như thế” Ông đã có ý bác bỏ thuyết của Thiên Chúa giáo, ông cho rằng chính Thượng đế mới là người sáng tạo ra thế giới chúng ta sinh sống và sinh ra muôn loài vật trên thế giới này, ông nói như vậy là để cho mọi người có động lực, có niềm tin hơn để đứng lên bảo vệ lẽ phải, đấu tranh vì sự tự do và độc lập của dân tộc Ông đã từng nói rằng: “Cái vô hình không sinh ra được cái hữu hình” Đây là một trong những quan điểm của Phan Bội Châu về khuynh hướng duy vật, ông cho rằng mọi thứ phải có lý do của nó thì ông mới tin còn không có lý gì thì không tin Tất cả những suy nghĩ và tư tưởng tích cực này của ông đã làm xua tan đi sự phụ thuộc, thụ động, ỷ lại, phó mặc tất cả cho “trời” và “mệnh trời” của nhân dân ta Chính vì những tư tưởng về Nho giáo đã tồn tại rất lâu đời và được truyền từ đời này qua đời khác, từ đời cha sang đời con nên Phan Bội Châu mới cho rằng cần khiến những người dân tỉnh ngộ, không còn phụ thuộc vào “mệnh trời” và “trời” nữa mà hãy đứng lên chống lại thực dân Pháp và giành lại chính quyền về tay nhân Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 dân Vì không có một thế lực siêu nhiên nào có thể giúp đất nước ta tự do hết mà phải do chính ta phải đứng lên gianh độc lập cho chính minh Vào những năm bị giam giữ tại Huế, thời gian ông đã gần đất xa trời ông cũng rất nhiều lần nhắc tới “đạo trời” và “mệnh trời” với một lối tư duy vô cùng tiến bộ, mang đậm phong cách của các nhà tư tưởng Đàm Tự Đồng và Tôn Trung Sơn Đó chính là: “Trời” và “Đạo trời” là lẽ phải, là những điều tất yếu, là đạo lý Vậy theo quan niệm duy vật của Phan Bội Châu thì nguồn gốc của tất cả mọi thứ xuất hiện trên trai đất đều bắt nguồn từ “khí” Con người và mọi sinh vật khác tồn tại đều phụ thuộc vào “khí” chứ không phụ thuộc vào “trời” Ông đã góp phần vào việc khẳng định khuynh hướng giải thích về mối quan hệ duy vật vào đầu thế kỉ XX Phan Bội Châu chống lại khuynh hướng duy tâm, ông đề cao con người hơn và hạ thấp những thế lực siêu nhiên như thần thánh, thượng đế Cùng với đó ông đã kêu gọi đồng bào ta phải tự đứng lên để giành lấy số phận của chính mình  Quan niệm về “Quỷ, thần” Phan Bội Châu không trực tiếp nói đến những vấn đề về “quỷ”, “thần” Ông không nhắc đến những việc như cầu cúng, tế bái quỷ thần mà ông thể hiện những suy nghĩ của ông về khuynh hướng duy vật khi giải thích về vấn đề “quỷ”, “thần” Theo ông, “quỷ”, “thần” đều là do con người tự tưởng tưởng, tự suy diễn ra, một số khác thì dùng những điều này nhằm mục đích vu lợi không chính đáng Ông nói: “Phàm những chuyện thiên đường địa ngục, bùa phép chay đàn, chẳng qua là do bọn hiếu sự bịa ra mà thôi, cái gọi là quỷ thần chẳng qua là khí thiêng liêng ở giữa không gian mà thôi” Như vậy, khi Phan Bội Châu nói tới “quỷ”, “thần” là nói đến những thế lực tự nhiên đang chi phối con người, khiến cho con người bị ảnh hưởng ⇒Tổng kết: Phan Bội Châu khi nhắc về “trời”, “mệnh trời”, “quỷ”, “thần” mục đích là để phát huy được hết những điểm tích cực và nhấn mạnh về vai trò chủ động của con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng Qua đó, Phan Bội Châu thể hiện sự cổ vũ của mình đối với con người Việt Nam, ông muốn ta phải đứng dậy Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại những quan niệm cổ hủ của thực dân phong kiến Phan Bội Châu muốn tất cả chúng ta hướng tới những quan niệm tiến bộ, thoát ra khỏi cái ràng buộc của quan niệm duy tâm thần bí về tôn giáo Hơn thế nữa, khi ông nói về trời, mệnh trời, quỷ thần không hề mang nặng tính lý thuyết mà nhằm đáp ứng được yêu cầu của dân tộc, mang ý nghĩa thực tiễn vô cùng lớn, giúp thức tỉnh con người chủ động đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc 2 Quan điểm về tự do tín ngưỡng, tôn giáo Quan điểm về tự do trong tín ngưỡng, tôn giáo của Phan Bội Châu có tình khai phóng vô cùng lớn và đặc biệt còn phù hợp với hoàn cảnh của một quốc gia có sự đa tôn giáo, tín ngưỡng như Việt Nam Nguyễn Trường Tộ cũng đã nhắc tới tự do tôn giáo tín ngưỡng nhưng ông không giải thích rõ ràng về nó Mãi cho đến đầu thế kỉ XX, hàng loạt các sĩ phu yêu nước trong đó có Phan Bội Châu và các sĩ phu của trường Đông Kinh nghĩa Thục đề cập đến vấn đề này mới có sự lí giải về vấn đề đó mặc dù vẫn còn hơi đơn giản và khá sơ lược Mục đích chính của Phan Bội Châu không phải là nói đến bản chất của giáo lý, giáo luật và nguồn gốc của tôn giáo mà ông muốn tất cả người người dân Việt Nam, không trừ một ai dù cho có là lương hay giáo, tất cả phải đoàn kết lại để đánh đuổi bọn thực dân Pháp Chỉ khi đất nước giành được tự do độc lập thì tất cả các tôn giáo mới có thể tự do hoạt động mà không hề bị kích động, chia rẽ, lợi dụng Điều mới trong chủ trương “tự do tín ngưỡng” của Phan Bội Châu chính là phải đi đôi, gắn liền với yêu cầu về đoàn kết dân tộc, giữa tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả các tín đồ của các tôn giáo khác nhau 3 Quan niệm của Phan Bội Châu đối với Phật giáo Phan Bội Châu là một nhà Nho yêu nước, ông đã bôn ba khắp nơi để tìm hiểu và thực hành các con đường cứu nước khác nhau Trên con đường đi tìm hiểu đó ông đã chịu ảnh hưởng của rất nhiều hệ tư tưởng khác nhau trong đó có cả tư tưởng của các tôn giáo và tín ngưỡng Trong đó, Phật giáo là có những tác động nhất định tới Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 Phan Bội Châu, điều đó được thể hiện rõ nhất vào những năm sau năm 1925 khi ông ở Huế Vào thời kỳ này, ở Huế đang có sự gia tăng sinh hoạt về tôn giáo và tín ngưỡng như phong trào chấn hưng Phật giáo Bọn thực dân Pháp đã lợi dụng phong trào này để ngăn cản sự lan truyền của tư tưởng Cộng sản Phan Bội Châu đã đề cập đến Phật giáo, đề cập đến lòng từ bi, sự bình đẳng, vị tha, lòng vị tha của Phật giáo cũng phục vụ lợi ích quốc gia, ý tưởng bình đẳng, hướng thiện, hòa bình của Phật giáo có sự tương đồng và thuận lợi cho cuộc cách mạng chống thực dân Pháp Phan Bội Châu nói nhiều về ý nghĩa của việc bảo vệ bản sắc văn hóa phương Đông, niềm tin vào giá trị tinh thần của tín ngưỡng chủ thể Tất cả những điều đó của Phật giáo Phan Bội Châu đều nắm rõ để nhằm mục đích kêu gọi sự thống nhất, phát huy tinh thần nhân đạo của những con người có liên quan đến vận mệnh đất nước Chủ đề tư tưởng đầu tiên của Phan Bội Châu nói về tư tưởng Phật giáo chủ yếu tập trung vào đạo đức Phật giáo, đó là tấm lòng “yêu thương người khác”, “lòng nhân ái” và “lòng từ bi” Có thể nói, ông tinh thông phép biện chứng phương Đông, thành thạo các hành vi ứng xử khoan dung của tôn giáo, tam giáo đồng nguyên “Nho dung thông Phật,Đạo” Ông đặt ra những câu hỏi quý báu về đạo để nhằm mục đích thức tỉnh con người đừng vì tư lợi trước mắt mà phải nắm bắt quy luật biến thiên của trời đất Theo ông: “Phải theo thế lựa chiều mà đổi mới” Tư tưởng này của Phan Bội Châu đã hướng đến sự đổi mới, hướng đến tinh thần cách mạng được thay đổi, đất nước ngày càng văn minh hơn Tổng kết lại, có thể thấy qua những bài thơ của Phan Bội Châu viết về Phật giáo thời Huế, mặc dù là một nhà Nho yêu nước, nhưng trong tư tưởng hiểu biết về tôn giáo, trong thời kỳ đầu, đặc biệt là ở Huế, ông đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ảnh hưởng của Phật giáo Mặc dù tài liệu bị thiếu còn lại không tạo thành một tác phẩm chuyên về Phật giáo ("Phật giáo đã mất") nhưng điều này đủ cho chúng ta biết rằng vào thời điểm này quan điểm tôn giáo của Phan Bội Châu bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Phật giáo Ông đã thông qua các yếu tố của phép biện chứng, yếu tố đạo đức Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 của lòng từ bi của Phật giáo, và thuyết giảng về yếu tố hữu ích của Phật giáo tương tự như cuộc cách mạng Ông đã tận dụng những yếu tố có lợi cho việc cổ vũ tinh thần yêu nước của Phật giáo, đưa hình thức văn thơ đi vào lòng dân Tuy nhiên, không ít lần chúng ta cũng gặp phải những yếu tố suy nghĩ tiêu cực, bi quan, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ, và không thể tránh khỏi Những hạn chế về tinh thần của ông nếu có là do hoàn cảnh khách quan gây ra, nhưng trong thâm tâm ông vẫn nguyện xả thân vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân Chắc chắn rằng ông đã đóng góp không nhỏ vào tư tưởng tôn giáo Đặc biệt, tư tưởng Phật giáo được ông đề cập nhiều lần, có đóng góp và ảnh hưởng lớn đến phong trào lúc bấy giờ, trong khi các nghiên cứu trước đây ít chú ý, đề cao giá trị lịch sử của nó 4 Quan niệm của Phan Bội Châu về giá trị của tôn giáo, tín ngưỡng đối với đời sống xã hội 4.1 Phân biệt giữa các tín hữu chân chính và những kẻ thực dân xâm lược đội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo Phan Bội Châu chú ý đến đông đảo các đồng bào tôn giáo, ông phân biệt rõ ràng các tín đồ chân chính và các tôn giáo chính thống với sự lợi dụng các thế lực phản động để âm mưu lợi dụng tôn giáo làm vỏ bọc đàn áp nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Trong “Hải ngoại huyết thư” Phan Bội Châu cho rằng: “ Đạo Gia Tô từ ngày truyền sang nước ta từng dựa vào chỗ đáng ngờ về hình tích mới nảy ra thành kiến sai lầm về bè phái đến nỗi có người vu cho giáo dân là bênh người Pháp mà thù người Nam cái mà giáo dân đi theo là đạo Thiên Chúa, chúa trời lấy cứu tinh làm lòng, lấy công ái làm đức, lấy việc không tham không ác làm tôn chỉ Thấy người Pháp bất nhân, bất nghĩa, tham dâm, hung ngược nên người của đạo Thiên Chúa với Pháp như lửa với nước thì họ còn bênh gì bọn Pháp” Đây là một quan điểm sát với thực tế, và Phan Bội Châu đã bày tỏ mong muốn của mình trước sự đồng thuận của các tín đồ trên cả nước Tại đây, ông đã thể hiện sự khoan dung rộng rãi trong Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 quan điểm tôn giáo của mình, đồng thời ông cũng chỉ ra những thế lực lợi dụng tôn giáo để âm mưu chia cắt đất nước Với tình hình triều đình Huế đang có nhận thức vô cùng sai lầm dẫn đến phản bội nhân dân, đất nước, nhân dân ta rất căm phẫn và sôi sục đứng lên chống lại bọn thực dân Pháp Các lực lượng quần chúng ngày một lớn mạnh, đông đảo cùng với phong trào đấu tranh chống lại Pháp nổi bật nhất là tại Nghệ Tĩnh khiến cho những tín đồ cao cấp của thực dân cải trang và bóc lột tôn giáo hoảng sợ Do vậy mà chúng đã lợi dụng sai lầm của những kẻ giết người tôn giáo để kích động giáo dân chống quân nổi dậy và nhân dân Nghệ Tĩnh Chúng không từ một thủ đoạn độc ác nào để thúc ép giáo dân xung đột trực tiếp với phong trào Sau khi quân nổi dậy tan rã, bọn tay sai của thực dân trá hình tôn giáo đã đẩy mạnh việc phá hoại, âm mưu gia tăng cuộc chiến giữa lương và giáo để làm tiêu hao sinh lực của nhân dân ta Trên con đường hoạt động cách mạng, ngay cả khi bị quản thúc ở Huế, Phan Bội Châu cũng chỉ có một mục đích đó chính là đấu tranh giải phóng dân tộc ta khỏi ách nô lệ, và cố gắng phổ biến tư tưởng khoan dung trong tôn giáo và lên án việc lợi dụng tôn giáo của thực dân Pháp Vì vậy, so với những người cùng thời, ông đã có một tư tưởng tiến bộ hơn hẳn, ông đã phân biệt đúng sai, phân biệt được vai trò của tôn giáo trong việc rao giảng điều thiện và trừng trị điều ác giữa những tín đồ chân chính và những thế lực lợi dụng tôn giáo để chia rẽ nhân dân Chính vì vậy, Phan Bội Châu đã dành nhiều tâm huyết để kể về tác hại to lớn của những mặt trái của tôn giáo và sự lây lan của mê tín dị đoan, những hủ tục trong thực hành tín ngưỡng ở Việt Nam lúc bấy giờ, nội dung này không chỉ thể hiện giai đoạn trước năm 1925 mà còn ngay cả khi ông bị bắt giam tại Huế 4.2 Phê phán về những điều mê tín dị đoan và các hủ tục trong các tôn giáo, tín ngưỡng Phan Bội Châu cho rằng cần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo Phải tập trung phê phán, đấu tranh với những hủ tục mê tín dị Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 đoan biểu hiện trong các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo cản trở ý thức của con người chúng ta Ông nhấn mạnh vai trò của các yếu tố thần bí đè nặng lên con người trong quan niệm về Trời, Phật, Thánh Thần, Chúa Trời để nâng cao lòng tin của con người vào vai trò làm người của họ và khuyến khích con người tin vào khả năng tự giải thoát, vào xu hướng tiến bộ Phan Bội Châu dành nhiều tâm huyết để nói về sự truyền bá mê tín, dị đoan, hoang đường của các tôn giáo, tín ngưỡng cũ và mới, trong nhiều tác phẩm, ông đã đưa ra những ví dụ rất cụ thể như: “ Việt vong thảm trạng”, “ Hải ngoại huyết thư”, Ông nói rằng tin vào thánh thần, tin vào thần linh, tin vào ma, tin vào quỷ là sẽ gây ra nhiều tai họa Tin vào mê tín dị đoan và vào thần lực là một hủ tục cổ hủ, không văn minh của con người, Vì vậy, việc mê tín dị đoan cần phải được điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt để con người có thể tồn tại Phan Bội Châu đã viết những bài thơ để kêu gọi phá bỏ các hủ tục và mê tín dị đoan, đồng thời cắt giảm bớt các vai trò của các vị thần, các vị thánh để nâng cao dân trí và tiếp thêm sức mạnh cho tinh thần cho mọi người dân Ông nói rằng, trong việc giải phóng dân tộc, ông tin rằng dân tộc ta có đủ khả năng tự lực, tự cường,tự miễn nhiễm và sẽ đạt được mục đích đó là tự giải phóng Ông kêu gọi mọi người học cách bỏ qua tất cả những ảnh hưởng của thói quen cũ, bỏ qua sự mê tín dị đoan gây lãng phí tiền bạc và lãng phí thời gian Phan Bội Châu chỉ ra những mặt hạn chế của các hủ tục mê tín dị đoan để nhằm nâng cao trình độ dân trí, nâng cao lòng tự tin của nhân dân, tin rằng đất nước ta có khả năng tự giải phóng Ông thẳng thắn nói rằng từ ngày thực dân Pháp cai trị nước ta, chúng đã thực hiện ngay chính sách dụ dỗ nhân dân bằng thẻ tôn giáo để tiện bề cai trị, bắt đồng bào ta làm nô lệ Phan Bội Châu đã chỉ trích gay gắt những sai lầm và những điều tồi tệ trong chính sách tôn giáo của chính phủ Pháp không có lợi cho hạnh phúc của đất nước và người dân Dựa vào những yếu tố tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và Công giáo cùng với những tư tưởng khai sáng phương Tây, Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 Phan Bội Châu đã phê phán, đấu tranh chống lại những biểu hiện mê tín, dị đoan, hủ tục Bản thân ông đã tiếp thu yếu tố nhân văn của đạo Công giáo, kể từ đó, ông còn dũng cảm hạ thấp vai trò của các vị thánh, thần, chúa và Phật để tăng cường niềm tin của con người vào sức mạnh của tự do, quyền tự do, công lý của con người và khả năng giải phóng dân tộc của chúng ta Đây là một trong cách để mở rộng và cập nhật nội dung tư tưởng và giá trị truyền thống tôn giáo phương Đông và phương Tây để tạo ra những ý nghĩa mới 4.3 Nhìn nhận những điều tốt đẹp, nhân văn, nhân đạo của các tôn giáo, tín ngưỡng Không giống như các Nho giáo cùng thời với ông lúc bấy giờ chỉ đứng trên quan điểm của Nho giáo để vu cáo và lên án các tôn giáo khác, khi còn hoạt động tự do, Phan Bội Châu đã nhìn ra được những gì tốt đẹp và nhân văn, nhân đạo của tôn giáo, từ đó ông ca ngợi họ hết lời Riêng đối với người Công giáo, ông khẳng định rằng Chúa Giêsu là một người vô cùng nhân từ, đức độ, luôn giúp đỡ người nghèo Dù không theo đạo Công giáo, nhưng ông vẫn thừa nhận rằng đạo Công giáo đã có từ hàng nghìn năm trước, và sẽ vẫn còn rất nhiều tín đồ sùng đạo Chúa Đối với Phan Bội Châu, những nhận thức về Công giáo tách biệt với chủ nghĩa đế quốc, và chỉ những kẻ thực dân lợi dụng Công giáo vì lợi ích cá nhân và xâm phạm tới “Mười Điều răn của Đức Chúa Trời” mới là những kẻ đáng lên án Từ đó, ông phân biệt đâu là tín đồ chân chính tin tưởng và thực hành theo các giá trị văn hóa, đạo đức trong tôn giáo và các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để đàn áp, đàn áp nhân dân Phan Bội Châu không đồng tình với sự lạ lùng này Ông có cái nhìn về Công giáo khác với một số nhà Nho đương thời Một số người Công giáo đã tham gia vào phong trào Đông Du đã cho thấy sự đúng đắn trong quan điểm của ông Từ đây ta có thể thấy được sự tương đồng của các giá trị văn hóa và đạo đức giữa các tôn giáo Giữa Nho giáo và Thiên chúa giáo có nhiều điểm khác biệt, nhưng cả hai đều hướng đến điều thiện, vừa chứa đựng giá trị nhân văn, vừa khuyến khích mọi Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com) lOMoARcPSD|27827034 người xích lại gần nhau, yêu thương nhau Đây là những giá trị tôn giáo cần được phát huy Phan Bội Châu luôn quán triệt thái độ bao dung, và chưa bao giờ có tư tưởng phân biệt đối xử hay chống đối tôn giáo Đây là tư duy tiến bộ ở thời điểm lúc bấy giờ Chính vì vậy, trong những năm tháng xa cách mạng và sống ẩn dật ở Huế, khi viết về tôn giáo, Phan Bội Châu vẫn không quên nhắc đến những giá trị của tôn giáo, những lợi ích của tôn giáo, vì ông biết rằng những quan điểm đó vô cùng có lợi cho cách mạng Từ khi còn là một cậu thiếu niên cho đến tận những ngày cuối đời, Phan Bội Châu vẫn mang trong mình tình cảm yêu nước nồng nàn và luôn mang trong mình lý tưởng “phụng sự Tổ quốc, vì nhân dân” Ông đã cố gắng làm hết sức mình để tập hợp các yếu tố có giá trị đồng thuận từ các nguồn tư tưởng và tín ngưỡng tôn giáo cũng có lợi và tiến bộ cho đất nước III Kết luận Mặc dù Phan Bội Châu không phải là một nhà tôn giáo học nhưng ông lại có rất nhiều hoạt động về cách mạng và các tư tưởng tiến bộ về tôn giáo và tín ngưỡng Ông nhắc đến khá nhiều những nội dung liên quan đến tôn giáo trong đó có những nội dung như: Quan niệm về đạo trời, quỷ thần, quan niệm về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, phê phán những biểu hiện mê tín dị đoan trong các tôn giáo, quan niệm phân biệt giữa những người theo tôn giáo chân chính và những kẻ đội lốt tôn giáo, quan điểm của ông về đạo Phật và các giá trị của các tôn giáo, tín ngưỡng IV Tài liệu tham khảo (Báo Ninh Thuận, 2012) [ CITATION Ngu17 \l 1066 ] Downloaded by Do Thuy Trang (tailieuvcu123@gmail.com)

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:11