Giữa văn hoá và nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ. Nhà trường vừa là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại, vừa là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữa và sáng tạo văn hoá cho tương loại. Trong nhà trường, con người với con người (người dạy và người học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn hoá, dựa trên những phương tiện văn hoá, trong môi trường văn hoá đại diện cho mỗi vùng, miền, địa phương.
Trang 1Chứng minh: Văn hóa trường đại học ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bền vững của trường đại học ấy.
Bài làm
1 Nội dung cơ bản của văn hoá trường đại học
Văn hoá là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình sống, chịu sự chi phối nhất định bởi môi trường xung quanh và đặc trưng của từng tộc người, từ đó hình thành nên những nét văn hoá đặc trưng riêng của mỗi cộng đồng dân tộc
Văn hóa có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ đổi mới, điều này đã một lần nữa được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”(ĐCSVN, 2021)
Giữa văn hoá và nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ Nhà trường vừa là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại, vừa là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữa và sáng tạo văn hoá cho tương loại Trong nhà trường, con người với con người (người dạy và người học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn hoá, dựa trên những phương tiện văn hoá, trong môi trường văn hoá đại diện cho mỗi vùng, miền, địa phương
Trường đại học phải là môi trường văn hóa, theo đó, môi trường văn hóa trong các
trường đại học được biểu hiện sinh động, đa dạng ở hệ giá trị, triết lý, mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường Đây là một trong những thành tố quan trọng mang tính chất sống còn, gắn chặt với quá trình hình thành và phát triển của nhà trường, tạo ý chí, niềm tin, khát vọng cống hiến, thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các cá nhân với nhà trường, giữa nhà trường với xã hội
Môi trường văn hóa trường đại học được biểu hiện trực tiếp ở bầu không khí làm việc; ở tinh thần, thái độ, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, giảng viên (CBGV); ở mối quan hệ ứng xử giao tiếp giữa lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các phòng ban chức năng với đội ngũ CBGV, giữa đội ngũ CBGV với sinh viên (SV) và ngược lại
Đồng thời, môi trường văn hóa trường đại học được thể hiện cụ thể qua cảnh quan, không gian, sự tổ chức sắp xếp hài hòa các yếu tố thiên nhiên - con người - văn hóa, cách bài
Trang 2trí nhà trường Tất cả tạo thành môi trường sống, làm việc đặc trưng, mang đậm dấu ấn truyền thống lịch sử - văn hóa, tính chất ngành nghề, lĩnh vực và đặc trưng, đặc thù của nhà trường
Các yếu tố cấu thành văn hóa trường đại học bao gồm những giá trị cốt lõi của nhà trường được tạo dựng, chính sách và chuẩn mực đạo đức của tổ chức, biểu tượng và truyền thống của tổ chức, đồng phục… tạo nên phong cách chung của tổ chức, nghi thức, niềm tin, thái độ của các thành viên cùng các mối quan hệ và cảm xúc mong muốn của mỗi cá nhân
Một môi trường văn hoá tốt giống như một mảnh đất màu mỡ cho các hạt giống nảy mầm Có thể khẳng địng, văn hoá nhà trường tích cực là nền tảng để xây dựng một trường học thành công Đó là cơ sở nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường, tạo đà cho các nước phát triển tốt hơn
2 Ảnh hưởng của văn hoá trường đại học đế sự tồn tại và phát triển bền vững của trường đại học
Những ảnh hưởng tích cực của văn hoá trường đại học được tạo dựng từ các thành tố cơ bản của văn hóa nhà trường (VHNT) Một môi trường văn hóa tích cực và lành mạnh trong trường học có thể nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đổi mới nếu coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người
Do vậy, hóa trường đại học lành mạnh, nhân văn, dân chủ, khoa học sẽ tạo động lực để đội ngũ CBGV và sinh viên (SV) không ngừng sáng tạo, cống hiến, hoàn thành tốt trọng trách,
sứ mệnh, nhiệm vụ được giao, củng cố hình ảnh, uy tín, thương hiệu, niềm tin của nhà trường
Văn hoá trường đại học có tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của nhà trường, Văn hoá trường đại học quyết định đến việc các thành viên trong nhà trường cùng tập trung vào mục tiêu chung, cam kết và nỗ lực cho mục tiêu đó Văn hoá trường đại học giúp các thành viên xác định và xây dựng cam kết cho mỗi cá nhân và của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi Một nhà trường có nền văn hóa tích cực sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện hiệu quả làm việc, nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường
Văn hóa là một thứ tài sản lớn và quyết định sự trường tồn của một tổ chức Văn hóa có
ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhà trường, hơn bất kỳ tổ chức nào, tính văn hóa là tính chất đặc thù của nhà trường, với những vai trò cốt yếu như: Văn hoá trường đại học tạo động lực làm việc cho các thành viên trong nhà trường; Văn hoá trường đại học hỗ trợ điều phối và kiểm
Trang 3soát hành vi của cá nhân; Văn hoá trường đại học hạn chế tiêu cực và xung đột; Văn hoá trường đại học giúp nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường
Ảnh hưởng của Văn hoá trường đại học đối với việc phát triển bền vững thể hiện trên những khía cạnh sau:
Một là, văn hoá nhà trường ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng thương hiệu nhà trường.
Một thương hiệu của trường đại học mạnh phải có được một Văn hoá trường đại học tương ứng để tạo nên một bản sắc riêng và sức bật nộitại, giúp trường đại học có khả năng thích nghi được với sự thay đổi trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau
Văn hoá trường đại học là yếu tố không thể thiếu trong cấu thành của hình ảnh thương hiệu và hình ảnh, thương hiệu là yếu tố làm nên nét văn hoá riêng biệt của nhà trường
Hai là, văn hoá nhà trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và bảo vệ chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp
Trong nhà trường, đạo đức nhà giáo có mối liên hệ chặt chẽ với Văn hoá trường đại học Đạo đức nhà giáo có thể được xem như một biểu hiện, một gía tị nổi bật của Văn hoá trường đại học, người giáo viên với những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp của mình góp phần quan trọng trong việc tạo dựng nên văn hoá nhà trường lành mạnh Văn hoá trường đại học tích cực sẽ là môi trường lý tưởng để hình thành, giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhà giáo
Ba là, văn hoá nhà trường tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển phẩm chất, năng
lực nghề nghiệp của giảng viên và người học
Văn hoá mạnh sẽ tạo ra được sự liên kết, sự trung thành và sự cam kết với tổ chức của các thành viên, văn hoá mạnh còn có tác dụng làm tăng tính nhất quán của hành vi, tính kin định trước hành vi của người lao động
Văn hoá trường đại học thường ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân viên và phát triển nghề nghiệp diễn ra trong một trường học Trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hoá hiện nay, các trường đại học đứng trước yêu cầu to lớn phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của toàn cầu hoá Chìa khoá để thay đổi, hướng đến thành công không chỉ là một sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức mà còn là sự thay đổi trong văn hoá
3 Một số giải pháp góp phần xây dựng văn hoá trường đại học
Trang 4Văn hoá trường đại học không tự nhiên hình thành, nó là kết quả, công sức của nhiều thế
hệ CBGV và SV qua các giai đoạn, thời kỳ sáng tạo, gìn giữ và trao truyền Để củng cố, duy trì
và phát triển văn hoá trường đại học, góp phần vào sự phát triển nói chung của nhà trường, xin
để xuất một số giải pháp sau:
Một là, xây dựng bầu không khí dân chủ, lành mạnh trong nhà trường: Xây dựng bầu
không khí trong nhà trường bao gồm các hoạt động xây dựng và cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường
Hai là, xây dựng văn hóa quản lý chuyên nghiệp và chuẩn mực trong nhà trường: Xây
dựng văn hóa quản lý trong nhà trường chính là phát triển các nội dung quản lý của người quản
lý hay lãnh đạo trong nhà trường
Ba là, xây dựng văn hóa giảng dạy tích cực của giáo viên trong nhà trường: Nội dung
trong xây dựng văn hóa giảng dạy của giáo viên bao gồm phát triển về phẩm chất, đạo đức; năng lực giảng dạy và giáo dục; năng lực nghiên cứu khoa học; khả năng đổi mới và sáng tạo của giáo viên
Bốn là, xây dựng văn hóa học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Xây
dựng văn hóa học tập chính là phát triển những nội dung trong hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh
Năm là, xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh và chuẩn mực trong nhà trường: Văn hoá
trường đại học một phần được đánh giá qua mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường và môi trường sư phạm của nhà trường
Sáu là, xây dựng cảnh quan và môi trường sư phạm hiện đại và an toàn trong nhà
trường: Xây dựng một môi trường nhà trường đầy đủ về cơ sở vật chất, tiện nghi và an toàn tạo nên một cảnh quan nhà trường kiểu mẫu mỗi thành viên trong nhà trường trong việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên
Bảy là, xây dựng các giá trị văn hóa cốt lõi trong của nhà trường: Giá trị là điều mà nhà
trường cam kết thực hiện cho các bên có liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ GD & ĐT (2020) Tài liệu bồi dưỡng chức danh giảng viên chính hạng II Hà Nội:
NXBGDVN
Trang 52 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Truy xuất từ: tulieuvankien.dangcongsan.vn