Có thể hiểu, quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động củaNhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhànước, có nội dung là đảm bảo chấp hành l
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ
NƯỚC
BÀI TẬP NHÓM
Môn: Luật Hành chínhViệt Nam
Lớp: N01-TL1 Nhóm: 02 Đề: 02
Hà Nội, 2024
Trang 2Mục lục
A Mở đầu tr 1
B Nội dung tr 1
1 Hoạt động lập biên bản về hành vi của gia đình ông H của Ban quản lý chung cư có là hoạt động quản lý hành chính nhà nước không? Tại sao?
1.1 Căn cứ pháp lý tr 2 1.2 Phân tích tr 2
2 Hoạt động kiểm tra của Công an phường P được thực hiện theo thủ tục hành chính nào? Tại sao?
2.1 Căn cứ pháp lý tr 3 2.2 Phân tích tr 3
3 Phân tích cấu thành vi phạm hành chính của gia đình ông H?
3.1 Căn cứ pháp lý tr 5 3.2 Phân tích tr 5
4 Theo quy định của pháp luật, gây ồn ào, huyên náo tại khu dân cư trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Hãy xác định hình thức, mức xử phạt với gia đình ông H? Nêu căn cứ pháp lý?
4.1 Căn cứ pháp lý tr 6 4.2 Phân tích tr 6
5 Phân tích hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong vụ việc nêu trên?
5.1 Căn cứ pháp lý tr 8 5.2 Phân tích tr 8
C Kết luận tr 9 Tài liệu tham khảo tr 10
Trang 3A MỞ ĐẦU
Là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước 1 , Luật Hành chính giữ vai trò tiên quyết trong việc hoàn
thiện hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước Không khó để bắt gặp các
quy phạm pháp luật hành chính trong cuộc sống hàng ngày Thực tế ngày nay, hiện trạng hát karaoke gây ồn ào vào đêm khuya tại những khu chung cư đang
là một vấn đề đáng lưu tâm Mặc cho đã có nội quy khu chung cư, cơ quan có thẩm quyền cũng đã áp dụng những biện pháp mạnh và những chế tài xử phạt nghiêm khắc, tình trạng này vẫn có dấu hiệu tiếp diễn Bản thân người thực hiện hành vi này cũng chưa nhận thức được mức độ ảnh hưởng của hành vi đối với trật tự chung cũng như sinh hoạt của dân cư sinh sống xung quanh, còn có phần xem nhẹ, thờ ơ đối với chế tài xử phạt khiến cho tình trạng ngày càng phức tạp
Từ những kiến thức đã được học về Luật Hành chính nhóm 02 đã áp dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn được nêu ở đề bài như dưới đây
B NỘI DUNG
Đề bài:
Gia đình ông H cư trú tại một khu chung cư trên địa bàn phường P, quận
BĐ, nhiều lần hát Karaoke gây ồn ào vào đêm khuya Ban quản lý chung
cư đã lập biên bản về hành vi của gia đình ông H và gia đình cam kết không vi phạm Tuy nhiên, gia đình ông H vẫn tiếp tục thực hiện hành vi nên cư dân đã phản ánh với Công An phường P Ngày 20/11/2023 Công an phường P đến kiểm tra và xác định gia đình ông H đang hát Karaoke lúc hơn 12h đêm
1 Hoạt động lập biên bản về hành vi của gia đình ông H của Ban quản lý chung
cư có là hoạt động quản lý hành chính nhà nước không? Tại sao? (2 điểm)
2 Hoạt động kiểm tra của Công an phường P được thực hiện theo thủ tục hành chính nào? Tại sao? (2 điểm)
3 Phân tích cấu thành vi phạm hành chính của gia đình ông H? (2 điểm)
4 Theo quy định của pháp luật, gây ồn ào, huyên náo tại khu dân cư trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Hãy xác định hình thức, mức xử phạt với gia đình ông H? Nêu căn cứ pháp lý? (2 điểm)
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, 2021, tr 9.
Trang 45 Phân tích hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong vụ việc nêu trên?
Trả lời các yêu cầu trên:
1 Hoạt động lập biên bản về hành vi của gia đình ông H của Ban quản lý chung cư có là hoạt động quản lý hành chính nhà nước không? Tại sao? 1.1 Căn cứ pháp lý
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)
Thông tư số 02/2016/TT-BXD
1.2 Phân tích
Trước khi đi vào giải quyết vấn đề, cần làm rõ khái niệm quản lý hành chính nhà nước:
Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lý hành chính nhà nước Có thể hiểu, quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội và hành chính - chính trị Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành nhà nước.2
Tính chất chấp hành thể hiện ở mục đích quản lý hành chính nhà nước là đảm bảo việc thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật Tính chất điều hành của quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với đối tượng quản lý thuộc quyền
Các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước), các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể, sử dụng quyền lực nhà nước để tổ chức và điều khiển hoạt động của các đối tượng quản lý
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, 2022,
tr 14.
Trang 5Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là trật tự quản lý hành chính, tức là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành – hành chính
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát của
cơ quan quyền lực nhà nước nhưng vẫn mang tính chủ động, sáng tạo; được thể hiện qua việc đề ra các chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp với các chủ thể khác nhau, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tình hình cụ thể
Theo đó, có thể thấy rằng, hoạt động lập biên bản về hành vi của gia đình ông H của Ban quản lý chung cư không phải là hoạt động quản lý hành chính nhà nước bởi những lý do sau:
Thứ nhất, hành vi của gia đình ông H đã làm mất trật tự khu chung cư,
làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các cá nhân sinh hoạt tại chung cư, là hành vi
bị nghiêm cấm tại Khoản 1 Điều 2 Phụ lục 01 về mẫu nội quy quản lý, sử dụng
nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng
02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, tuy nhiên hành vi lập biên bản được
thực hiện bởi ban quản lý chung cư đưa ra cho gia đình ông H dựa trên cơ sở những điều lệ được thỏa thuận tự nguyện trong nội quy của khu chung cư chứ không phải được thực hiện bởi các chủ thể nhân danh Nhà nước để thực hiện
quyền lực nhà nước Căn cứ theo các điều từ Điều 38 đến Điều 54 Chương 2
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
thì Ban quản lý chung cư không phải là chủ thể được quy định hoặc được giao quyền xử phạt để thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính Việc lập biên bản xử
lý vi phạm hành chính của Ban quản lý chung cư yêu cầu bên gia đình ông H cam kết không tái phạm trên tinh thần tự nguyện được thực hiện căn cứ theo những quy định trong nội quy của khu chung cư để đảm bảo việc bảo vệ trật tự khu chung cư
Thứ hai, mặc dù cũng là một hoạt động mang tính chấp hành - điều
hành Tuy nhiên, khác với hoạt động quản lý nhà nước (tính chất chấp hành của hoạt động này thể hiện qua việc tuân thủ, bảo đảm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực ban hành), hành vi này được thực hiện dựa trên các thỏa thuận và nội quy (không phải các văn bản quy phạm pháp luật
được Nhà nước thừa nhận căn cứ theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) của khu chung cư nên tính chấp
hành - điều hành ở đây thể hiện qua việc chấp hành nội quy do chung cư ban hành, không mang tính bắt buộc phải thi hành được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước
2 Hoạt động kiểm tra của Công an phường P được thực hiện theo thủ tục hành chính nào? Tại sao?
2.1 Căn cứ pháp lý
Nghị định 63/2010/NĐ – CP
Trang 6 Pháp lệnh Công an xã số 06/2008/PL – UBTVQH12.
2.2 Phân tích
Thủ tục hành chính là thủ tục tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi các chủ thể thực hiện quyền hành pháp
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức 3
Từ đó, có thể hiểu, Thủ tục hành chính là cách tổ chức thực hiện hoạt
động quản lý hành chính nhà nước theo đó cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước 4
Thẩm quyền về hoạt động kiểm tra của Công an Phường P được căn cứ
theo Khoản 6 Điều 9 Pháp lệnh Công an xã số 06/2008/PL – UBTVQH12 ngày
21 tháng 11 năm 2008 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Thủ tục hành chính có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau dựa theo những căn cứ khác nhau Căn cứ vào những điều trên, có thể thấy rằng, để phân loại việc xử phạt của công an là loại thủ tục hành chính nào, ta sẽ dựa vào các căn cứ:
a Căn cứ vào mục đích của thủ tục
Thủ tục hành chính có thể chia thành thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục giải quyết công việc cụ thể
Theo đó, hành vi kiểm tra của Công an phường P không phải là một thủ tục hành chính mà thông qua đó làm phát sinh các văn bản quy phạm pháp luật mới Mà hành vi kiểm tra này của Công an phường P được thực hiện theo thủ tục giải quyết các công việc cụ thể bởi 2 lí do:
(1) Đây là hành vi liên quan trực tiếp đến những quyền lợi của cư dân xung quanh và cũng liên quan đến nghĩa vụ mà gia đình ông H phải thực hiện;
(2) Hành vi này giúp cho hoạt động quản lý tại chung cư trở nên hiệu quả hơn
b Căn cứ vào tính chất công việc được tiến hành theo thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính có thể chia thành hai loại: Thủ tục hành chính nội bộ
và thủ tục hành chính liên hệ
Theo đó, hành vi kiểm tra của Công an Phường P không phải là thủ tục hành chính nội bộ bởi đây không phải hoạt động quản lý trong nội bộ các cơ quan nhà nước, mục đích hành vi kiểm tra này không hướng đến việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, hoạt động này cũng không gắn với vấn đề về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Hành vi kiểm tra của Công an phường P được thực hiện theo thủ tục hành chính liên hệ bởi:
3 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ – CP.
4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, 2022, tr 153.
Trang 7(1) Đây là hành vi nhằm giải quyết hành vi hát karaoke vào ban đêm của gia đình ông H bởi hành vi này đã làm ảnh hưởng đến lợi ích của của những người sống tại khu chung cư đó;
(2) Chủ thể thực hiện thủ tục là công an phường P còn chủ thể tham gia thủ tục là gia đình ông H, là một chủ thể thường;
(3) Qua hành vi kiểm tra này, người dân cũng có thể đánh giá thái độ, năng lực của chính quyền
3 Phân tích cấu thành vi phạm hành chính của gia đình ông H?
3.1 Căn cứ pháp lý
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)
Nghị định 144/2021/NĐ – CP
Thông tư số 02/2016/TT-BXD
3.2 Phân tích
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi,
bổ sung năm 2022): “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Một vi phạm hành chính được cầu thành từ 4 yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể
a Mặt khách quan
Hành vi vi phạm hành chính: gia đình ông H hát karaoke vào đêm khuya Hành vi này đã làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ chung cư xung quanh
Thời gian thực hiện hành vi phạm: ban đêm, là khoảng thời gian mà mọi người quanh chung cư đang nghỉ ngơi thì gia đình ông H lại hát karaoke, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của những người sinh sống xung quanh
Địa điểm: Khu chung cư nơi gia đình ông H sinh sống
Tổng thể của 3 yếu tố trên tạo thành mặt khách quan của vi phạm hành chính của gia đình ông H một cách đầy đủ nhất, là hành vi bị nghiêm cấm tại
Điểm a, b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ – CP ngày 31 tháng 12 năm
2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
b Mặt chủ quan
Dấu hiệu lỗi:
Thứ nhất, tại thời điểm khi ban quản lý chung cư lập biên bản xử phạt
về hành vi gây mất trật tự khu chung cư của gia đình ông H, gia đình ông H đã cam kết sẽ không tái phạm nữa Điều này cho thấy gia đình ông H có đầy đủ năng lực hành vi và đã có ý thức về hành vi vi phạm của mình, hiểu hành vi của
Trang 8mình là hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đến sinh hoạt của mọi người sống tại khu chung cư, là hành vi bị nghiêm cấm
Thứ hai, dù đã có ý thức về hành vi của mình, gia đình ông H vẫn tiếp
tục thực hiện hành vi đó của mình cho thấy rằng gia đình ông H cố tình thực hiện hành vi vi phạm của mình, lặp lại nhiều lần
Căn cứ vào những lập luận trên, có thể thấy rằng hành vi của gia đình ông H được thực hiện với lỗi cố ý, gia đình ông tuy nhận thức được về hành vi hát karaoke vào ban đêm của mình là hành vi vi phạm nhưng vẫn cố tình thực hiện, mặc cho đã có những cam kết với Ban quản lý khu chung cư
c Chủ thể
Một chủ thể được coi là chủ thể của vi phạm hành chính khi chủ thể đó phải có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật hành chính.5
Gia đình ông H, sau nhiều lần vi phạm (nhiều lần hát karaoke vào ban đêm), đã bị ban quản lý khu chung cư lập biên bản về hành vi vi phạm và yêu cầu cam kết không tái phạm Điều đó cho thấy gia đình ông H có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hành chính thông qua hoạt động lập biên bản với ban quản
lý khu chung cư, đồng thời cũng đã có những nhận thức đầy đủ về hành vi của mình là vi phạm
Do đó, có thể thấy gia đình ông H là một chủ thể của vi phạm hành chính với đầy đủ năng lực hành vi hành chính và năng lực pháp luật hành chính
d Khách thể
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số
02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, có thể thấy hành vi của ông H đã gây mất trật tự, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ chung cư xung quanh
gia đình ông H, là hành vi bị nghiêm cấm trong Thông tư số 02/2016/TT-BXD.
4 Theo quy định của pháp luật, gây ồn ào, huyên náo tại khu dân cư trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau
bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Hãy xác định hình thức, mức xử phạt với gia đình ông H? Nêu căn cứ pháp lý? 4.1 Căn cứ pháp lý
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)
Luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Nghị định 144/2021/NĐ-CP
5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, 2022, tr 341.
Trang 94.2 Phân tích
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 8 Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động
ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3 Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Từ “nơi công cộng” trong khoản 2 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
không được giải thích rõ ràng Theo từ điển, từ “công cộng” có ý nghĩa để chỉ thuộc tính thuộc về mọi người hoặc để phục vụ chung cho mọi người trong xã hội của một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống và đồng thời, thông qua một số
quy định khác nhau trong các văn bản quy phạm pháp luật như tại khoản 7 điều
2 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá có giải thích: “Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người” nên có thể hiểu rằng nơi công
cộng là nơi dùng để phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận được nơi này và là nơi diễn ra các hoạt động chung của nhiều người
Đồng thời tại khoản 2 điều này cũng quy định rằng phải sử dụng các
phương tiện vi phạm hành chính để cổ động tại nơi công cộng thì mới được xử
phạt theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đồng thời áp dụng hình thức xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Tuy nhiên, hành vi của gia đình ông H theo các tình tiết trong bài thì không hề mang thuộc tính “để cổ vũ” ở trong đó nên có thể thấy rằng hành vi
của gia đình ông H chỉ có thể bị xử phạt theo khoản 1 Điều 8 của nghị định trên.
Theo đó, đối với hành vi của gia đình ông H có thể xử phạt với 2 hình thức là phạt cảnh cáo và phạt tiền
Căn cứ theo Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ
sung năm 2022), hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi
phạm “không nghiêm trọng”, “có tình tiết giảm nhẹ” và “được quy định theo
pháp luật” Tuy nhiên, đối với hành vi của gia đình ông H, có thể thấy rằng
hành vi này là một hành vi được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, cho dù đã lập
Trang 10biên bản và cam kết không vi phạm nhưng gia đình ông H vẫn tiếp tục vi phạm Đây là tình tiết tăng nặng đối với hành vi của gia đình ông H, do đó, không thể phạt cảnh cáo đối với hành vi của gia đình ông bởi không có đủ các yếu tố để có
thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý
vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).
Dựa vào những lập luận trên, căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định
144/2021/NĐ-CP hình thức xử phạt có thể áp dụng đối với gia đình ông H là
hình thức phạt tiền
Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng có quy định: “Hộ gia đình, hộ kinh
doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghịịnh này bị xử phạt như đối với cá nhân” Hiện nay, chưa có định nghĩa cụ thể về khái niệm hộ gia đình Tuy nhiên, thông qua các quy định của
các Luật khác như khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung năm
2018) và khoản 2 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có thể hiểu rằng: Hộ gia đình là tập hợp những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng, đang sống chung và cùng đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp Căn cứ theo điều này, có thể thấy gia đình ông H trong tình huống trên được coi là một hộ gia đình khi xử lý vi phạm hành chính Cũng bởi vậy, gia
đình ông H sẽ bị xử phạt tương ứng với các quy định của Nghị định
CP đối với cá nhân theo khoản 4 Điều 4 Nghị định
144/2021/NĐ-CP
Căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa
đổi, bổ sung năm 2022), mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành
chính là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó và đồng thời, mức xử phạt đó cx có thể bị tăng nặng nếu có các tình tiết tăng nặng nhưng không được phép quá mức tối đa Theo đề bài, có thể thấy, hành vi của ông H là hành vi được lặp lại nhiều lần, đã bị Ban quản lý chung cư lập biên bản về hành
vi này và gia đình ông H đã cam kết không tái phạm Tuy nhiên, sau khi bị lập biên bản, gia đình ông H vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này Đây là tình tiết “vi
phạm hành chính nhiều lần” tại khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính
2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) Cũng căn cứ tại điểm b, khoản 1 điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), đây là tình
tiết tăng nặng làm tăng mức xử phạt đối với gia đình ông H Và mức xử phạt có thể đưa ra ở đây là từ trên 750.000 đồng đến 1.000.000 đồng Mức xử phạt này vừa có tính răn đe đối với gia đình ông H, vừa giúp người dân xung quanh ý thức hơn về hành vi này
Căn cứ theo Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ
sung năm 2022), dựa vào mức xử phạt do nhóm đưa ra phía trên, mức xử phạt
trên đối với gia đình ông H không thể được xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản và phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính bởi mức xử phạt trên đã trên 500.000 đồng