Kinh Tế - Quản Lý - Kinh tế - Quản lý - Kế toán TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: KINH TẾ ---------- PHẠM THỊ TÌNH KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI HOÀNG HÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 4 năm 2015 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bao Bì Đại Hoàng Hà, cũng như trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý từ nhiều phía. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Quý thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Quảng Nam, đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện. Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên ThS. Trần Thị Kiều Oanh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Và em xin gởi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể tiếp cận với số liệu thực tế cũng như những kiến thức bổ ích cho công việc sau này. Kính mong quý thầy cô giáo quan tâm và góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Tam Kỳ, tháng 4 năm 2016 Sinh viên Phạm Thị Tình DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 CPSX Chi phí sản xuất. 2 CNTTSX Công nhân trực tiếp sản xuất 3 SPDD Sản phẩm dở dang. 4 NVL Nguyên vật liệu 5 CCDC Công cụ dụng cụ 6 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 7 NCTT Nhân công trực tiếp. 8 BHYT Bảo hiểm y tế 9 BHXH Bảo hiểm xã hội 10 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 11 KPCĐ Kinh phí công đoàn 12 TSCĐ Tài sản cố định DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG STT Tên sơ đồ Trang 1 Bảng 2.1: Bảng thanh toán lương của bộ phận sản xuất 56 2 Bảng 2.2: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương TK 622 59 3 Bảng 2.3: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định 65 4 Bảng 2.4: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương TK 627 68 DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG STT Tên sơ đồ Trang 1 Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 2 Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 18 3 Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung 21 4 Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 23 5 Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất thùng carton 34 6 Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất thùng giấy 34 7 Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý 8 Sơ đồ 2.4: Bộ máy kế toán tại công ty 36 9 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 38 10 Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ kế nguyên vật liệu trực tiếp 41 11 Sơ đồ 2.7: Trình tự ghi sổ kế toán nhân công trực tiếp sản xuất 52 12 Sơ đồ 2.8: Quy trình trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất chung 63 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 2 6. Bố cục ............................................................................................................. 3 NỘI DUNG ........................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.................................................................................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp ....................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất sản phẩm......................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất ........................................................................ 4 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ........................................................................ 4 1.1.1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................................................................ 8 1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm ................................................ 8 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm sản xuất .................................................... 8 1.1.2.2. Phân loại giá thành .................................................................................... 9 1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................ 10 1.1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ......................................................... 10 1.1.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm ......................................................... 12 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành .............................................................................................................................. 13 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................. 14 1.1.5. Ý nghĩa của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp ............................................................................................... 15 1.1.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ................................................................ 15 1.1.6.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp................................................................. 15 1.1.6.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ........................................................ 18 1.1.6.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ............................................................... 20 1.1.7. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ............................... 24 1.1.8. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì............................... 26 1.1.8.1. иnh gi¸ s¶n phÈm dë dang theo chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp hoÆc nvl chÝnh. ............................................ 26 1.1.8.2 иnh gi¸ s¶n phÈm dë dang theo khèi lư îng s¶n phÈm hoμn thμnh tư¬ng ư¬ng ............................................................. 27 1.1.8.3. иnh gi¸ s¶n phÈm dë dang theo chi phÝ s¶n xuÊt Þnh møc ........................................................................................................... 28 1.1.9. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm ...................................................28 1.1.9.1. Các phương pháp tính giá thành giản đơn.............................................. 28 1.1.9.2. Phương pháp tổng cộng chi phí .............................................................. 28 1.1.9.3. Phương pháp hệ số ................................................................................. 29 1.1.9.4. Phương pháp tỷ lệ................................................................................... 30 1.1.9.5. Phương pháp định mức .......................................................................... 30 1.1.9.6. Phương pháp đơn đặt hàng ..................................................................... 30 1.1.9.7. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ ............................................. 31 1.2. Tổng quan tài liệu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp ..................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI HOÀNG HÀ .................................................................... 34 2.1. Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà ...................... 34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty................................................ 34 2.1.1.1. Quá trình hình thành................................................................................ 34 2.1.1.2. Quá trình phát triển ................................................................................. 34 2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ................................................................................................ 35 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà .................................................................................. 36 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ................................................... 36 2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty ...................................................... 38 2.1.4. Tổ chức kế toán tại Công ty ....................................................................... 39 2.1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................... 39 2.1.4.2. Tổ chức công tác kế toán ....................................................................... 40 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bao bì Đại Hoàng Hà .............................................................. 42 2.2.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ........................................................................................................................42 2.2.1.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty .................42 2.2.1.2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty .............. 43 2.2.1.3.Chính sách kế toán đối với kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ..................................................................................................................... 44 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ................................................................ 44 2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................ 44 2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ........................................................ 55 2.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ............................................................... 64 2.2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ........................................................... 82 2.2.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang .................................................................... 85 2.2.2.6. Tính giá thành sản phẩm ........................................................................ 86 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHÍ PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI HOÀNG HÀ ............................................................. 92 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà................................ 92 3.1.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 92 3.1.2. Nhược điểm ................................................................................................ 95 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà ............................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 101 1. Kết luận ....................................................................................................... 101 2. Kiến nghị..................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 103 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là thước đo trình độ công nghệ sản xuất và trình độ tổ chức quản lý sản xuất của một doanh nghiệp. Dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, hạch toán đúng chi phí sản xuất, tính đúng giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng, khả năng của mình. Qua đó, tìm ra những giải pháp cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, phương thức tổ chức quản lý sản xuất, nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, với chức năng giám sát và phản ánh trung thực kịp thời các thông tin về chi phí phát sinh, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra phương án thích hợp về sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, gắn kết lý thuyết với thực tế, qua thời gian nghiên cứu, học tập tại trường và thực tập tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hải, em đã chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạ i Công ty CP bao Bì Đại Hoàng Hà” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Tìm hiểu thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao Bì Đại Hoàng Hà. So sánh những kiến thức thu thập được trong suốt quá trình tìm hiểu thực tế với kiến thức đã học trong nhà trường để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. 2 - Đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao Bì Đại Hoàng Hà 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà, B836 Hùng Nhơn , Ấp 2, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi về thời gian: Tập trung vào nguyên cứu tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà trong tháng 12 năm 2015. 4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nội dung nghiên cứu - Khái quát những vấn đề có liên quan đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà. - Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kế toán. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu là thu thập số liệu và tìm hiểu tình hình thực tế ở các phòng ban, bộ phận trong công ty kết hợp với nghiên cứu các tài liệu, sách, lý thuyết liên quan, phân tích xử lý số liệu tại bộ phận kế toán của Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà. - Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, so sánh để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài hệ thống hóa một cách đầy đủ, khoa học cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm chính xác sẽ giúp tiết kiệm được chi phí cho Công ty, quản lý tốt các khoản chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mang lại lợi ích cho Công ty nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Đề tài này, giúp công ty có đánh giá khách quan về công tác này, lấy đó làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược lâu dài, tạo ra lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống công nhân viên. Nghiên cứu đề tài giúp em nắm bắt được phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Bên cạnh đó em còn học hỏi được kinh nghiệm thực tế của công tác kế toán, để nâng cao kiến thức cho bản thân nhằm hoàn thiện tốt công việc sau này 6. Bố cục Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 chương: Chương 1 : Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà. Chương 3 : Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất sản phẩm 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Theo các nhà nghiên cứu kinh tế thế giới: "Mọi hoạt động của con người mà tạo ra thu nhập là hoạt động sản xuất, nền sản xuất của một quốc gia bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng và khai thác nguồn lao động, vật tư, tài sản, tiền vốn đủ để thực hiện việc sản xuất chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Trong quá trình đó doanh nghiệp phải bỏ ra các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho kinh doanh của mình, chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh được gọi là chi phí sản xuất. Tóm lại, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chỉ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất theo từng nội dung cụ thể, theo từng đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành, phải tiến hành phân loại chi phí một cách khoa học, thống nhất theo những tiêu chuẩn nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên, về mặt hạch toán chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau: 5 a. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí . - Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu : bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế… sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ - Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực : bao gồm toàn bộ các chi phí về nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp : bao gồm toàn bộ số tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. - Yếu tố BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ : toàn bộ số tiền trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên tính vào chi phí. - Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ : bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài : bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh như: tiền điện, tiền nước, điện thoại, bưu phí... - Yếu tố chi phí bằng tiền khác : bao gồm toàn bộ các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố chi phí đã kể trên. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố giúp ta biết được những chi phí gì đã dùng vào sản xuất và tỉ trọng của những khoản chi phí đó là bao nhiêu để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, từ đó cung cấp tài liệu để tổng hợp tính toán. b. Phân loại theo khoản mục chi phí Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm, đồng thời để có thể so sánh, kiểm tra chi phí sản xuất thực tế phát sinh so với định mức, chi phí sản xuất được phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí bao gồm các khoản mục sau: 6 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : là toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh. - Chi phí nhân công trực tiếp : là toàn bộ những chi phí về tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ. - Chi phí sản xuất chung : là những chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài các khoản chi phí trực tiếp kể trên. Phân loại chi phí theo đúng mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. c. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động - Chi phí sản xuất kinh doanh: Là những chi phí liên quan đến hiện trạng sản xuất và tiêu thụ, quản lý hành chính, quản trị kinh doanh. - Chi phí hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản chi phí hoặc thua lỗ có liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay hoặc đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ, chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, lỗ tỷ lệ hối đoái... - Chi phí bất thường: Gồm những chí phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan hay khách quan mang lại. Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được xác định, phục vụ cho việc tính giá thành, xác định chi phí và kết quả của từng hoạt động kinh doanh đúng đắn, giúp cho việc lập Báo cáo tài chính nhanh, đúng và kịp thời. d. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được phân thành hai loại: - Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định. Căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng. 7 - Chi phí gián tiếp : những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều sản phẩm. Chi phí này phải thông qua phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan theo một tiêu thức thích hợp. Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa trong việc xác định phương pháp kế toán thích hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý. e. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành của chi phí Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia làm hai loại: - Chi phí đơn nhất: chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành - Chi phí tổng hợp: là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này giúp cho việc đánh giá vai trò của từng loại chi phí trong việc hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với từng loại chi phí. f. Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng công việc Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia làm ba loại: - Chi phí cố định : là những chi phí mang tính tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượng nhất định. Khi sản lượng tăng thì mức chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm có xu hướng giảm. - Chi phí biến đổi : là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất. Dù sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi nhưng chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm vẫn mang tính ổn định. - Chi phí hỗn hợp : là chi phí bao gồm cả các yếu tố chi phí cố định và chi phí biến đổi như: chi phí điện thoại, chi phí thuê phương tiện… Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa quan trọng giúp nhà quản trị nắm được mô hình chi phí – khối lượng – lợi nhuận để xác định điểm hòa vốn, nhằm đưa ra giải phấp tối ưu trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, làm hạ giá thành sản phẩm. 8 g. Phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí và đối tượng chịu chi phí - Chi phí cơ bản: là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh như chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng vào sản xuất và những chi phí trực tiếp khác. - Chi phí quản lý phục vụ: Là những chi phí có tính chất quản lý, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Những chi phí cơ bản liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tính giá thành thì hạch toán trực tiếp, còn những chi phí cơ bản nào liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành thì trực tiếp phân bổ các đối tượng tính giá thành theo các tiêu thức thích hợp. Chi phí quản lý, phục vụ thì tập hợp riêng theo các khoản mục sau đó cuối kỳ phân bổ một lần cho các đối tượng tính giá thành liên quan theo tiêu thức thích hợp. 1.1.1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc tập hợp chi phí sản xuất thực chất là sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài sản, vật tư lao động, tiền vốn của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nên việc quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm. Ngược lại, nếu công tác quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh không chặt chẽ sẽ làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm, sẽ làm cho giá thành sản phẩm đội lên cao. 1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm sản xuất Sự vận động của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm 2 mặt đối lập nhau, nhưng có liên quan mật thiết hữu cơ với nhau. Trong đó, một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, còn mặt khác là kết quả kinh doanh thu được từ những sản phẩm đã hoàn thành. Vậy giá thành sản phẩm là 9 biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan tới khối lượng công việc đã hoàn thành . Giá thành sản phẩm sản xuất là toàn bộ chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang, cả chi phí trích trước) chi ra tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định trong kỳ. Đây là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Phân loại giá thành Tuỳ theo cách thức phân loại, phạm vi tính toán và góc độ xem xét mà giá thành được phân theo nhiều loại khác nhau: a. Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành Giá thành kế hoạch : Là loại giá thành được xác định trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này xác định mức độ chi phí giới hạn để sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức : Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức được xác định trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là đầu tháng) nên định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do vậy, có thể nói giá thành định mức là thước đo chính xác các chi phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất nhất định tại từng thời điểm nhất định. Giá thành thực tế : Là giá thành được xác định sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, nó bao gồm cả chi phí kế hoạch, định mức và những chi phí ngoài kế hoạch, như chi phí sản phẩm hỏng, thiệt hại trong sản xuất. Giá thành thực tế là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. b. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí 10 Theo cách phân loại này, giá thành sản xuất được phân chia thành giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) và giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ). Giá thành sản xuất : Là giá thành bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành tiêu thụ : Là giá thành bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hay nói khác đi, giá thành tiêu thụ bằng giá thành sản xuất cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Chính vì vậy, giá thành tiêu thụ được gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ. 1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hạch toán quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm hai giai đoạn liên tục kế tiếp nhau và có mối quan hệ với nhau, giai đoạn đầu hạch toán tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng chịu chi phí như từng hoạt động kinh doanh, từng hợp đồng kinh doanh... và phân tích các chi phí đó theo yêu cầu quản lý cụ thể như theo khoản mục chi phí, theo yếu tố chi phí... Giai đoạn hai là tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng tính giá thành trên cơ sở số liệu của chi phí đã tập hợp được. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là một trong những điều kiện chủ chốt để tính giá thành được chính xác. 1.1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại, mỗi loại mang một nội dung kinh tế, công dụng khác nhau và phát sinh tại những địa điểm và thời gian khác nhau. Chi phí sản xuất phát sinh sẽ được tập hợp theo những địa điểm phát sinh chi phí hoặc theo một phạm vi, giới hạn nào đó. Như vậy, việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Muốn xác định được đối tượng tập hợp chi phí, người ta thường căn 11 cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, vào loại hình sản xuất hay vào yêu cầu và trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh. Xác định đối tượng tập hợp chi phí khoa học phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết và tổng hợp số liệu. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm, sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm. Nội dung chủ yếu của các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết theo dõi chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được áp dụng là: a. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo bộ phận sản phẩm Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng bộ phận sản phẩm. Khi áp dụng phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo bộ phận sản phẩm thì giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng tổng số chi phí của các bộ phận cấu thành sản phẩm. b. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng sản phẩm riêng biệt, không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm và qui trình công nghệ sản xuất. Trường hợp quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn, trong đó các chi phí trực tiếp được phân loại theo từng sản phẩm, còn các chi phí phục vụ sản xuất được phân bổ cho từng sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp. Khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm thì giá thành sản phẩm được xác định bằng phương pháp trực tiếp hoặc bằng phương pháp tổng cộng chi phí. c. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm Theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo nhóm sản phẩm cùng loại. Khi áp dụng phương pháp hạch toán chi phí 12 sản xuất theo nhóm sản phẩm thì giá thành sản phẩm được xác định bằng phương pháp liên hợp tức là sử dụng đồng thời một số phương pháp như: phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ... d. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất Theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị sản xuất như: phân xưởng, tổ sản xuất….khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thì toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo khu vực, phân xưởng hoặc tổ sản xuất, nghĩa là chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến khu vực, phân xưởng hoặc tổ sản xuất nào thì được tập hợp cho khu vực, phân xưởng hoặc tổ sản xuất đó. Cuối tháng cộng tổng số chi phí sản xuất thực tế phát sinh theo khu vực, phân xưởng hoặc tổ sản xuất và được so sánh với định mức hay kế hoạch để xác định kết quả kinh tế. Khi áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất thì giá thành sản phẩm có thể được xác định bằng các phương pháp như: phương pháp tính trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, hệ số hoặc tỷ lệ... e. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng Theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó là giá thành thực tế của sản phẩm, khối lượng công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng. 1.1.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đây là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác xác định giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm gắn liền với cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận trong mối liên hệ với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm cuối cùng đạt hiệu quả tối ưu. Song đối tượng tính giá thành còn phục vụ cho việc phân phối chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong những trường hợp nhất định. Ngoài ra, đối tượng tính giá thành phải thống nhất, trùng hợp với đối tượng lập giá cả cho từng 13 sản phẩm, chi tiết sản phẩm. Tuỳ vào từng loại hình sản xuất, vào đặc điểm quy trình công nghệ hay vào đặc điểm cung cấp, sử dụng của từng loại sản phẩm đó mà đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoặc bán thành phẩm ở từng bước chế tạo. Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị được thừa nhận trong nền kinh tế thị trường. Đơn vị tính giá thành thực tế cần thống nhất với đơn vị tính giá thành kế hoạch của doanh nghiệp. 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm giống nhau ở bản chất chung, chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí, cùng phục vụ công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành. Nhưng chúng có nhiều điểm khác nhau sau: Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí được tập hợp phát sinh trong kỳ, còn xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả sản xuất. Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính giá thành. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Do đó để phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, chúng ta cần căn cứ vào các cơ sở sau : a. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất - Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất, hoặc có thể là một nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm cuối cùng. - Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến. Còn đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm ở bước cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo. b. Căn cứ vào loại hình sản xuất 14 - Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng chi phí là đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng hạch toán giá thành là sản phẩm của từng đơn. - Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ là đơn giản hay phức tạp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ. Còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm. c. Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các góc độ khác nhau, ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại. Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là vấn đề mang tính định lượng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời thể hiện được mục đích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác kế toán nêu trên. Dựa trên mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượ ng tính giá thành, có thể xác định kỳ tính giá thành là thời kỳ mà kế toán tính giá thành cầ n phải tính được giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành . Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức, công tác tính giá thành khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế kịp thời, phát huy được chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là: - Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời. 15 - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản phẩm sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp quản lý hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng loại sản phẩm, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả. - Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên tắc quy định, nhằm đảm bảo việc lập báo cáo về chi phí sản xuất sản phẩm, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng. 1.1.5. Ý nghĩa của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nhu cầu mang tính khách quan, là cơ sở hình thành nên giá thành sản phẩm- chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tính toán chính xác giá thành là cơ sở xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý, cơ sở để xác định giá cũng như xác định kết quả kinh doanh. 1.1.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.1.6.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp a. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp lμ nhng chi phÝ nguyªn vËt liÖu chÝnh, nguyªn vËt liÖu phô, nöa thμnh phÈm mua ngoμi, nhiªn liÖu sö dông trùc tiÕp cho viÖc s¶n xuÊt chÕ t¹o s¶n phÈm hoÆc thùc hiÖn cung cÊp dÞch vô. 16 èi víi chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp, viÖc tËp hîp vμo c¸c èi tưîng chiô chi phÝ cã thÓ theo mét trong hai phư ¬ng ph¸p sau: - Phư¬ng ph¸p trùc tiÕp: èi víi chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp chØ liªn quan Õn mét èi tưîng chÞu chi phÝ. - Phư¬ng ph¸p gi¸n tiÕp: èi víi trưêng hîp chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp nhưng liªn quan Õn nhiÒu èi tư îng tËp hîp chi phÝ. C¸c tiªu thøc lùa chän Ó phn bæ chi phÝ nvl trùc tiÕp cã thÓ lμ: Chi phÝ Þnh møc, chi phÝ kÕ ho¹ch, khèi lưîng ho¹t éng. b. Tài khoản kế toán sử dụng: Ó tËp hîp vμ phn bæ chi phÝ NVL trùc tiÕp kÕ to¸n sö dông TK 621 “chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp”. TK 621 cã kÕt cÊu như sau: Nợ TK 621 Có SPS: TrÞ gi¸ thùc tÕ cña nvl trùc tiÕp xuÊt dïng Ó s¶n xuÊt, chÕ t¹o s¶n phÈm. SPS: - trÞ gi¸ nguyªn vËt liÖu dïng kh«ng hÕt, trÞ gi¸ phÕ liÖu - kÕt chuyÓn chi phÝ nvltt vμo tk 154 Ó tÝnh gi¸ thμnh s¶n phÈm - KÕt chuyÓn chi phÝ nvl trùc tiÕp v- ượt trªn møc b×nh thư êng vμo tk 632 tk 621 kh«ng cã sè dư cuèi kú. 17 c. Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho - Hóa đơn giá trị gia tăng( trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm không qua kho) d. Phương pháp kế toán (èi víi doanh nghiÖp kÕ to¸n hμng tån kho theo phư¬ng ph¸p kª khai thường xuyªn) tr×nh tù h¹ch to¸n ưîc thÓ hiÖn qua s¬ å sau: Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chú thích: (1) Giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm Tk152 (1) TK 111,112,141 TK 154 TK 152 tk 331 (2a) tk 133 (2b) (3) (4) tk 632 (5) TK 621 18 (2a) Trị giá NVL mua dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm (2b) Thuế GTGT được khấu trừ (3) Trị giá NVL dùng không hết, phế liệu thu hồi (4) Kết chuyển và phân bổ chi phí NVLTT vào các đối tượng chịu chi phí (5) Kết chuyển chi phí NVL vượt trên mức bình thường tính vào giá vốn hàng bán. 1.1.6.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện các dịch vụ, chi phí nhân công thất nghiệp. Bao gồm tiền lương chính, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo số tiền của công nhân sản xuất. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải trích và tính các khoản trích theo lương như sau: bảo hiểm xã hội là 18, bảo hiểm y tế là 3, bảo hiểm thất nghiệp là 1, kinh phí công đoàn là 2 trên tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. b. Tài khoản sử dụng Ó tËp hîp vμ phn bæ chi phÝ nhân công trực tiếp kÕ to¸n sö dông TK 622 “chi phÝ nhân công trùc tiÕp”. TK 622 cã kÕt cÊu như sau: Nợ TK 622 Có SPS: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương SPS: - KÕt chuyÓn chi phÝ nhn c«ng trùc tiÕp vμo tk 154 Ó tÝnh gi¸ thμnh - KÕt chuyÓn chi phÝ nhn c«ng trùc tiÕp vượt 19 trªn møc b×nh thưêng vμo tk 632 Tài khoản 622 không có số dư cuối kì c. Chứng từ sử dụng Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương d. Phương pháp kế toán Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 622 TK 334 (1) TK 335 (2) TK 338 (3) TK 154 (4) tk 632 (5) 20 Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chú thích: (1) Tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (3) Trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ (4) Kết chuyển và phân bổ chi phí NCTT vào các đối tượng chịu chi phí (5) Chi phí nhân công vượt trên mức bình thường tính vào giá vốn hàng bán 1.1.6.3. Kế toán chi phí sản xuất chung a. Nội dung chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Trưêng hîp chi phÝ s¶n xuÊt chung ph¶i phn bæ cho c¸c èi tưîng th× tiªu chuÈn phn bæ cã thÓ lμ: Chi phÝ nhn c«ng trùc tiÕp, chi phÝ nvl trùc tiÕp, Þnh møc chi phÝ s¶n xuÊt chung, sè giê m¸y ch¹y… b. Tài khoản sử dụng Ó tËp hîp vμ phn bæ chi phÝ sản xuất chung kÕ to¸n sö dông TK 627 “chi phÝ sản xuất chung”. TK 627 cã kÕt cÊu như sau: Nợ TK 627 Có SPS: TËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt chung ph¸t sinh trong kú SPS: : - C¸c kho¶n chi phÝ gi¶m chi phÝ s¶n xuÊt chung (nÕu cã) - Chi phÝ s¶n xuÊt cè Þnh kh«ng phn bæ - ưîc ghi nhËn vμo gi¸ vèn 21 trong kú do møc s¶n phÈm thùc tÕ s¶n xuÊt ra thÊp h¬n c«ng suÊt b×nh thư - êng. - kÕt chuyÓn vμ phn bæ chi phí s¶n xuÊt chung vμo tk 154 Ó tÝnh giá thμnh s¶n phÈm. tμi kho¶n nμy kh«ng cã sè dư cuèi kú Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung, có 6 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, phân xưởng, bộ phận sản xuất; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,… Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng,… Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,… Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,… Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xây lắp). 22 Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất. c. Chứng từ sử dụng - Chứng từ phản ánh chi phı́ vật tư: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, Bảng kê Hoá đơn chứng từ mua vật tư không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay trong sản xuất. - Chứng từ phản ánh khấu hao TSCĐ: Bảng tı́nh và phân bổ khấu hao. - Chứng từ phản ánh chi phı́ dịch vụ mua ngoài: Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng, các chứng từ chi tiền mặt như: phiếu chi, Hoá đơn tiền điện, nước dùng cho sản xuất. - Chứng từ phản ánh các khoản thuế, phı́, lệ phı́ doanh nghiệp phải nộp, đã nộp. - Chứng từ phản ánh các khoản chi phı́ bảo hiểm khác. d. Phương pháp kế toán Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: 23 Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung Chú thích: (1) Tập hợp chi phí nhân công (2) Tập hợp chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất (3) Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ (4a) Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác (4b) Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ TK 627 (1) (5) TK 152, Tk 153 (2) TK 111,112,141,331 (3) TK 154, 338TK 334, 338 tk 214 (4a ) tk 632 (6) tk 133 (4b ) 24 (5) Kết chuyển và phân bổ CPSX chung vào các đối tượng chịu chi phí (6) Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ tính vào giá vốn hàng bán 1.1.7. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Sau khi · tËp hîp cpsx theo tõng kho¶n môc: Chi phÝ nvl trùc tiÕp, chi phÝ nhn c«ng trùc tiÕp, cpsx chung kÕ to¸n cÇn kÕt chuyÓn vμ tổng hîp cpsx theo tõng èi tưîng chÞu chi phÝ vÒ c¶ ba kho¶n môc chi phÝ nªu trªn Ó phôc vô cho viÖc ¸nh gi¸ s¶n phÈm lμm dë cuèi kú vμ tÝnh gtsp. a. Tài khoản sử dụng Tïy thuéc vμo phư¬ng ph¸p kÕ to¸n hμng tån kho mμ kế toán tËp hîp chi phÝ theo các phương pháp khác nhau. èi víi nhng doanh nghiÖp ¸p dông kÕ to¸n hμng tån kho theo ph¬ng ph¸p kê khai thường xuyên th× sö dông tk 154- cpsxkd dë dang Ó tổng hîp cpsx toμn doanh nghiÖp. Tài khoản này có kết cấu như sau: Nợ TK154 Có SDĐ K: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì. SPS: - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. - Kết chuyển chi phí sản xuất chung. SDCK: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì SPS: - K ết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. - Giá trị thành phẩm bán ttrực tiếp không qua kho. b. Phương pháp kế toán 25 Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Chú thích: (1) Kết chuyển chi phí NVLTT (2) Kết chuyển chi phí NCTT tk 621 tk 154 (1) tk 622 (2) tk 627 (3) tk 152, 138 (4) tk 155 (5) tk 632, 157 (6) sdk:xxx sdck: xxx 26 (3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung (4) Giá trị phế liệu thu hồi, khoản bồi thường phải thu (5) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho (6) Giá thành thực tế sản phẩm bán ngay, gửi bán 1.1.8. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm dở dang. Xác định giá trị sản phẩm dở dang là xác định phần chi phí sản xuất phát sinh nằm trong sản phẩm đang sản xuất dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất quy trình công nghệ của sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang thích hợp. 1.1.8.1. ¸nh gi¸ s¶n phÈm dë dang theo chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp hoÆc nvl chÝnh. Theo phư¬ng ph¸p nμy, s¶n phÈm dë dang cuèi kú chØ tÝnh to¸n phÇn nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp hoÆc nvl chÝnh, cßn chi phÝ nhn c«ng trùc tiÕp vμ chi phÝ s¶n xuÊt chung tÝnh cho thμnh phÈm chÞu. T rường hợp 1: Nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào quá trình sản xuất ngay từ đầu: Chi ph í nguyên vật liệu trực tiếp tính cho 1 sản phẩm dở dang = Chi p hí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho 1 sản phẩm hoàn thành Gi¸ trÞ spdd cuèi kú = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang Çu kú + Chi phí nguyên vật liệu ph¸t sinh trong kú x SL s¶n phÈm DDCK SL s¶n phÈm hoμn thμnh + SL s¶n phÈm DDCK Trường hợp 2: nguyên vật liệu đưa dần dần vào quá trình sản xuất: 27 Gi¸ trÞ spdd cuèi kú = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho sản phẩm dở dang Çu kú + Chi phí nguyên vật liệu ph¸t sinh trong kú x SL s¶n phÈm DDCK quy đổi SL s¶n phÈm hoμn thμnh + SL s¶n phÈm dở dang cuối kỳ quy đổi Số lượng sản phẩm quy đổi = 1 n i i SLDD x hoàn thành công đoạn i Trong đó: = số lượng dở dang công đoạn i 1.1.8.2 ¸nh gi¸ s¶n phÈm dë dang theo khèi lưîng s¶n phÈm hoμn thμnh tư¬ng ư¬ng Theo phương pháp này, SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ các khoản mục chi phí, theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy khi kiểm kê SPDD cần phải xác định được mức độ hoàn thành của chúng, để qui đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương mà xác định chi phí dở dang. Để đơn giản thì khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước) tính cho sản phẩm hoàn thành và SPDD như nhau, còn các khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho SPDD theo mức độ hoàn thành. Việc tính toán chi phí cho SPDD cuối kỳ theo từng khoản mục như sau: Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung = Chi phí đầu kì + Chi phí trong kì x SP quy đổi SP hoàn thành + SP quy đổi Trong đó SP qui đổi = SPDD x Mức độ hoàn thành. Trong thực tế, do việc xác định mức độ hoàn thành của SPDD đòi hỏi tốn nhiều thời gian, đặc biệt ở các doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm hoàn thành phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, nên có thể qui định mức độ hoàn thành của SPDD là 50 do vậy còn có phương pháp với tên gọi "Đánh giá SPDD cuối kỳ theo mức độ hoàn thành 50". 28 1.1.8.3. ¸nh gi¸ s¶n phÈm dë dang theo chi phÝ s¶n xuÊt Þnh møc KÕ to¸n c¨n cø vμo khèi lưîng s¶n phÈm dë dang · kiÓm kª x¸c Þnh ë tõng c«ng o¹n s¶n xuÊt vμ Þnh møc tõng kho¶n môc chi phÝ · tÝnh ë tõng c«ng o¹n s¶n xuÊt ã cho tõng ¬n vÞ s¶n phÈm Ó tÝnh ra chi phÝ Þnh møc cña khèi lưîng s¶n phÈm dë dang cña tõng c«ng o¹n, sau ã tËp hîp l¹i cho tõng s¶n phÈm. 1.1.9. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ
Trang 1CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI HOÀNG HÀ
Quảng Nam, tháng 4 năm 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bao Bì Đại Hoàng Hà, cũng
như trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý từ nhiều phía Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Quý thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Quảng Nam, đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên ThS Trần Thị Kiều Oanh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Và em xin gởi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể tiếp cận với số liệu thực tế cũng như những kiến thức bổ ích cho công việc sau này
Kính mong quý thầy cô giáo quan tâm và góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Tam Kỳ, tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Phạm Thị Tình
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ
Trang 4DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG
1 Bảng 2.1: Bảng thanh toán lương của bộ phận sản xuất 56
2 Bảng 2.2: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích
theo lương TK 622
59
3 Bảng 2.3: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định 65
4 Bảng 2.4: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích
theo lương TK 627
68
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG
1 Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16
2 Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 18
3 Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung 21
4 Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh
nghiệp
23
5 Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất thùng carton 34
7 Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý
9 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế
toán chứng từ ghi sổ
38
10 Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ kế nguyên vật liệu trực tiếp 41
11 Sơ đồ 2.7: Trình tự ghi sổ kế toán nhân công trực tiếp sản
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
6 Bố cục 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4
1.1 Cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất sản phẩm 4
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 4
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 4
1.1.1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 8
1.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 8
1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm sản xuất 8
1.1.2.2 Phân loại giá thành 9
1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
1.1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 10
1.1.3.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 12
1.1.3.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 13
1.1.4 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14
1.1.5 Ý nghĩa của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 15
1.1.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 15
1.1.6.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp 15
1.1.6.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 18
1.1.6.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 20
1.1.7 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 24
Trang 71.1.8 Cỏc phương phỏp đỏnh giỏ sản phẩm dở dang cuối kỡ 26
1.1.8.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nvl chính 26
1.1.8.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 27
1.1.8.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 28
1.1.9 Cỏc phương phỏp tớnh giỏ thành sản phẩm 28
1.1.9.1 Cỏc phương phỏp tớnh giỏ thành giản đơn 28
1.1.9.2 Phương phỏp tổng cộng chi phớ 28
1.1.9.3 Phương phỏp hệ số 29
1.1.9.4 Phương phỏp tỷ lệ 30
1.1.9.5 Phương phỏp định mức 30
1.1.9.6 Phương phỏp đơn đặt hàng 30
1.1.9.7 Phương phỏp loại trừ giỏ trị sản phẩm phụ 31
1.2 Tổng quan tài liệu về kế toỏn tập hợp chi phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm trong doanh nghiệp 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CễNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CễNG TY CỔ PHẦN BAO Bè ĐẠI HOÀNG HÀ 34
2.1 Tổng quan chung về Cụng ty Cổ phần Bao bỡ Đại Hoàng Hà 34
2.1.1 Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển Cụng ty 34
2.1.1.1 Quỏ trỡnh hỡnh thành 34
2.1.1.2 Quỏ trỡnh phỏt triển 34
2.1.2 Những thuận lợi và khú khăn trong quỏ trỡnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Cụng ty 35
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Cụng ty Cổ phần Bao bỡ Đại Hoàng Hà 36
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 36
2.1.3.2 Tổ chức bộ mỏy quản lý tại Cụng ty 38
2.1.4 Tổ chức kế toỏn tại Cụng ty 39
2.1.4.1.Tổ chức bộ mỏy kế toỏn 39
2.1.4.2 Tổ chức cụng tỏc kế toỏn 40
2.2 Thực trạng cụng tỏc kế toỏn tập hợp chi phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm tại Cụng ty Bao bỡ Đại Hoàng Hà 42
Trang 82.2.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm. 42
2.2.1.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty 42
2.2.1.2 Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty 43
2.2.1.3.Chính sách kế toán đối với kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 44
2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 44
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 44
2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 55
2.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 64
2.2.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 82
2.2.2.5 Đánh giá sản phẩm dở dang 85
2.2.2.6 Tính giá thành sản phẩm 86
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHÍ PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI HOÀNG HÀ 92
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà 92
3.1.1 Ưu điểm 92
3.1.2 Nhược điểm 95
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
1 Kết luận 101
2 Kiến nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là thước đo trình độ công nghệ sản xuất và trình độ tổ chức quản lý sản xuất của một doanh nghiệp Dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, hạch toán đúng chi phí sản xuất, tính đúng giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng, khả năng của mình Qua đó, tìm ra những giải pháp cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, phương thức tổ chức quản lý sản xuất, nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận
Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, với chức năng giám sát và phản ánh trung thực kịp thời các thông tin về chi phí phát sinh, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra phương án thích hợp về sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả Vì vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất Việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, gắn kết lý thuyết với thực tế, qua thời gian nghiên cứu, học tập tại trường và thực tập tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hải, em đã chọn đề tài
“Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP bao Bì Đại Hoàng Hà” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp
- Tìm hiểu thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao Bì Đại Hoàng Hà So sánh những kiến thức thu thập được trong suốt quá trình tìm hiểu thực tế với kiến thức đã học trong nhà trường để rút ra kinh nghiệm cho bản thân
Trang 10- Đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao Bì Đại Hoàng Hà
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nội dung nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề có liên quan đến công tác tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kế toán
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu là thu thập số liệu và tìm hiểu tình hình thực tế
ở các phòng ban, bộ phận trong công ty kết hợp với nghiên cứu các tài liệu, sách,
lý thuyết liên quan, phân tích xử lý số liệu tại bộ phận kế toán của Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà
- Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, so sánh để làm rõ vấn đề nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài hệ thống hóa một cách đầy đủ, khoa học cơ sở lý luận về kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trang 115.2 Ý nghĩa thực tiễn
Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm chính xác sẽ giúp tiết kiệm được chi phí cho Công ty, quản lý tốt các khoản chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mang lại lợi ích cho Công ty nói riêng và cho toàn xã hội nói chung
Đề tài này, giúp công ty có đánh giá khách quan về công tác này, lấy đó làm cơ
sở cho việc hoạch định chiến lược lâu dài, tạo ra lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống công nhân viên
Nghiên cứu đề tài giúp em nắm bắt được phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bên cạnh đó em còn học hỏi được kinh nghiệm thực tế của công tác kế toán, để nâng cao kiến thức cho bản thân nhằm hoàn thiện tốt công việc sau này
6 Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Hoàng Hà
Trang 12NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM
1.1 Cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất sản phẩm
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Theo các nhà nghiên cứu kinh tế thế giới: "Mọi hoạt động của con người
mà tạo ra thu nhập là hoạt động sản xuất, nền sản xuất của một quốc gia bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng và khai thác nguồn lao động, vật tư, tài sản, tiền vốn đủ để thực hiện việc sản xuất chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ Trong quá trình đó doanh nghiệp phải bỏ ra các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho kinh doanh của mình, chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh được gọi là chi phí sản xuất
Tóm lại, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chỉ ra
để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất theo từng nội dung cụ thể, theo từng đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành, phải tiến hành phân
loại chi phí một cách khoa học, thống nhất theo những tiêu chuẩn nhất định
Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý Tuy nhiên, về mặt
hạch toán chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau:
Trang 13a Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các
loại nguyên liệu, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế… sử dụng cho hoạt động sản
xuất kinh doanh trong kỳ
- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực: bao gồm toàn bộ các chi phí về
nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp: bao gồm toàn bộ số tiền
lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân và nhân viên hoạt
động sản xuất trong doanh nghiệp
- Yếu tố BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ: toàn bộ số tiền trích theo tỉ lệ quy
định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên tính vào
chi phí
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao
TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh
nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh như: tiền điện, tiền nước, điện thoại, bưu phí
- Yếu tố chi phí bằng tiền khác: bao gồm toàn bộ các chi phí khác dùng
cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố chi phí đã kể trên
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố giúp ta biết được những chi phí gì
đã dùng vào sản xuất và tỉ trọng của những khoản chi phí đó là bao nhiêu để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, từ đó cung cấp tài liệu
để tổng hợp tính toán
b Phân loại theo khoản mục chi phí
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm, đồng thời để có thể so sánh, kiểm tra chi phí sản xuất thực tế phát sinh so với định mức, chi phí sản xuất được phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí Theo cách phân
loại này, chi phí bao gồm các khoản mục sau:
Trang 14- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: là toàn bộ giá trị của nguyên vật
liệu chính và vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh
- Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ những chi phí về tiền lương, tiền
công các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất
chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài các khoản chi phí trực tiếp kể trên
Phân loại chi phí theo đúng mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
c Phân loại theo lĩnh vực hoạt động
- Chi phí sản xuất kinh doanh: Là những chi phí liên quan đến hiện trạng sản xuất và tiêu thụ, quản lý hành chính, quản trị kinh doanh
- Chi phí hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản chi phí hoặc thua lỗ có liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay hoặc đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ, chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, lỗ tỷ lệ hối đoái
- Chi phí bất thường: Gồm những chí phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan hay khách quan mang lại
Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được xác định, phục vụ cho việc tính giá thành, xác định chi phí và kết quả của từng hoạt động kinh doanh đúng đắn, giúp cho việc lập Báo cáo tài chính nhanh, đúng và kịp thời
d Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được phân thành hai loại:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc
sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định Căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng
Trang 15- Chi phí gián tiếp: những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất
nhiều sản phẩm Chi phí này phải thông qua phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan theo một tiêu thức thích hợp
Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa trong việc xác định phương pháp kế toán thích hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý
e Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành của chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia làm hai loại:
- Chi phí đơn nhất: chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành
- Chi phí tổng hợp: là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp
lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung
Cách phân loại này giúp cho việc đánh giá vai trò của từng loại chi phí trong việc hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với từng loại chi phí
f Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng công việc
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia làm ba loại:
- Chi phí cố định: là những chi phí mang tính tương đối ổn định không
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượng nhất định Khi sản lượng tăng thì mức chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm có xu hướng giảm
- Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản
phẩm sản xuất Dù sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi nhưng chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm vẫn mang tính ổn định
- Chi phí hỗn hợp: là chi phí bao gồm cả các yếu tố chi phí cố định và
chi phí biến đổi như: chi phí điện thoại, chi phí thuê phương tiện…
Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa quan trọng giúp nhà quản trị nắm được mô hình chi phí – khối lượng – lợi nhuận để xác định điểm hòa vốn, nhằm đưa ra giải phấp tối ưu trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, làm
hạ giá thành sản phẩm
Trang 16g Phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí và đối tượng chịu chi phí
- Chi phí cơ bản: là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh như chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng vào sản xuất và những chi phí trực tiếp khác
- Chi phí quản lý phục vụ: Là những chi phí có tính chất quản lý, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị
Những chi phí cơ bản liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tính giá thành thì hạch toán trực tiếp, còn những chi phí cơ bản nào liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành thì trực tiếp phân bổ các đối tượng tính giá thành theo các tiêu thức thích hợp
Chi phí quản lý, phục vụ thì tập hợp riêng theo các khoản mục sau đó cuối
kỳ phân bổ một lần cho các đối tượng tính giá thành liên quan theo tiêu thức thích hợp
1.1.1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việc tập hợp chi phí sản xuất thực chất là
sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài sản, vật tư lao động, tiền vốn của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nên việc quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm Ngược lại, nếu công tác quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh không chặt chẽ sẽ làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm, sẽ làm cho giá thành sản phẩm đội lên cao
1.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm sản xuất
Sự vận động của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm 2 mặt đối lập nhau, nhưng có liên quan mật thiết hữu cơ với nhau Trong đó, một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, còn mặt khác là kết quả kinh doanh thu được từ những sản phẩm đã hoàn thành Vậy giá thành sản phẩm là
Trang 17biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá
mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan tới khối lượng công việc đã hoàn thành
Giá thành sản phẩm sản xuất là toàn bộ chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang, cả chi phí trích trước) chi ra tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định trong kỳ Đây là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.2 Phân loại giá thành
Tuỳ theo cách thức phân loại, phạm vi tính toán và góc độ xem xét mà giá thành được phân theo nhiều loại khác nhau:
a Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi tiến hành sản
xuất kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch Chỉ tiêu này xác định mức độ chi phí giới hạn để sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp
Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức
được xác định trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là đầu tháng) nên định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm Do vậy, có thể nói giá thành định mức là thước đo chính xác các chi phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất nhất định tại từng thời điểm nhất định
Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã kết thúc quá trình
sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, nó bao gồm cả chi phí kế hoạch, định mức và những chi phí ngoài kế hoạch, như chi phí sản phẩm hỏng, thiệt hại trong sản xuất Giá thành thực tế là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp
b Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
Trang 18Theo cách phân loại này, giá thành sản xuất được phân chia thành giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) và giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ)
Giá thành sản xuất: Là giá thành bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát
sinh liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất Đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Giá thành tiêu thụ: Là giá thành bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh
liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Hay nói khác đi, giá thành tiêu thụ bằng giá thành sản xuất cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng Chính vì vậy, giá thành tiêu thụ được gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ
1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hạch toán quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm hai giai đoạn liên tục kế tiếp nhau và có mối quan hệ với nhau, giai đoạn đầu hạch toán tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng chịu chi phí như từng hoạt động kinh doanh, từng hợp đồng kinh doanh và phân tích các chi phí đó theo yêu cầu quản lý cụ thể như theo khoản mục chi phí, theo yếu tố chi phí Giai đoạn hai là tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng tính giá thành trên cơ sở số liệu của chi phí
đã tập hợp được
Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là một trong những điều kiện chủ chốt để tính giá thành được chính xác
1.1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại, mỗi loại mang một nội dung kinh tế, công dụng khác nhau và phát sinh tại những địa điểm và thời gian khác nhau Chi phí sản xuất phát sinh sẽ được tập hợp theo những địa điểm phát sinh chi phí hoặc theo một phạm vi, giới hạn nào
đó Như vậy, việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí Muốn xác định được đối tượng tập hợp chi phí, người ta thường căn
Trang 19cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, vào loại hình sản xuất hay vào yêu cầu và trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh
Xác định đối tượng tập hợp chi phí khoa học phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết và tổng hợp số liệu
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm, sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm Nội dung chủ yếu của các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết theo dõi chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được áp dụng là:
a Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo bộ phận sản phẩm
Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng bộ phận sản phẩm Khi áp dụng phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo bộ phận sản phẩm thì giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng tổng số chi phí của các bộ phận cấu thành sản phẩm
b Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm
Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng sản phẩm riêng biệt, không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm và qui trình công nghệ sản xuất
Trường hợp quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn, trong đó các chi phí trực tiếp được phân loại theo từng sản phẩm, còn các chi phí phục vụ sản xuất được phân bổ cho từng sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp Khi doanh nghiệp
áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm thì giá thành sản phẩm được xác định bằng phương pháp trực tiếp hoặc bằng phương pháp tổng cộng chi phí
c Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm
Theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo nhóm sản phẩm cùng loại Khi áp dụng phương pháp hạch toán chi phí
Trang 20sản xuất theo nhóm sản phẩm thì giá thành sản phẩm được xác định bằng phương pháp liên hợp tức là sử dụng đồng thời một số phương pháp như: phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ
d Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất
Theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị sản xuất như: phân xưởng, tổ sản xuất….khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thì toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo khu vực, phân xưởng hoặc tổ sản xuất, nghĩa là chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến khu vực, phân xưởng hoặc tổ sản xuất nào thì được tập hợp cho khu vực, phân xưởng hoặc tổ sản xuất đó
Cuối tháng cộng tổng số chi phí sản xuất thực tế phát sinh theo khu vực, phân xưởng hoặc tổ sản xuất và được so sánh với định mức hay kế hoạch để xác định kết quả kinh tế
Khi áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất thì giá thành sản phẩm có thể được xác định bằng các phương pháp như: phương pháp tính trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, hệ số hoặc tỷ lệ
e Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng
Theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó là giá thành thực tế của sản phẩm, khối lượng công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng
1.1.3.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đây là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác xác định giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm gắn liền với
cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận trong mối liên hệ với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm cuối cùng đạt hiệu quả tối ưu Song đối tượng tính giá thành còn phục vụ cho việc phân phối chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong những trường hợp nhất định Ngoài ra, đối tượng tính giá thành phải thống nhất, trùng hợp với đối tượng lập giá cả cho từng
Trang 21sản phẩm, chi tiết sản phẩm Tuỳ vào từng loại hình sản xuất, vào đặc điểm quy trình công nghệ hay vào đặc điểm cung cấp, sử dụng của từng loại sản phẩm đó
mà đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoặc bán thành phẩm ở từng bước chế tạo Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị được thừa nhận trong nền kinh
tế thị trường Đơn vị tính giá thành thực tế cần thống nhất với đơn vị tính giá
thành kế hoạch của doanh nghiệp
1.1.3.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm giống nhau ở bản chất chung, chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí, cùng phục vụ công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành Nhưng chúng có nhiều điểm khác nhau sau:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí được tập hợp phát sinh trong kỳ, còn xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả sản xuất
Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính giá thành
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng
là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Do đó để phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, chúng ta cần căn cứ vào các cơ sở sau :
a Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
- Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất, hoặc có thể là một nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm cuối cùng
- Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến Còn đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm ở bước cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo
b Căn cứ vào loại hình sản xuất
Trang 22- Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng chi phí là đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng hạch toán giá thành là sản phẩm của từng đơn
- Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ là đơn giản hay phức tạp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ Còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm
c Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh
Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các góc độ khác nhau, ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại
Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng chi phí sản xuất
và đối tượng tính giá thành sản phẩm là vấn đề mang tính định lượng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đồng thời thể hiện được mục đích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác kế toán nêu trên
Dựa trên mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, có thể xác định kỳ tính giá thành là thời kỳ mà kế toán tính giá thành cần phải tính được giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành
Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức, công tác tính giá thành khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế kịp thời, phát huy được chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp
1.1.4 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công,
và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời
Trang 23- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản phẩm sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp quản lý hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng loại sản phẩm, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả
- Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên tắc quy định, nhằm đảm bảo việc lập báo cáo về chi phí sản xuất sản phẩm, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng
1.1.5 Ý nghĩa của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nhu cầu mang tính khách quan, là cơ sở hình thành nên giá thành sản phẩm- chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất
Giá thành là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tính toán chính xác giá thành là cơ sở xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý, cơ sở để xác định giá cũng như xác định kết quả kinh doanh
1.1.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.1.6.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp
a Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp lµ nh÷ng chi phÝ nguyªn vËt liÖu chÝnh, nguyªn vËt liÖu phô, nöa thµnh phÈm mua ngoµi, nhiªn liÖu sö dông trùc tiÕp cho viÖc s¶n xuÊt chÕ t¹o s¶n phÈm hoÆc thùc hiÖn cung cÊp dÞch
vô
Trang 24Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, việc tập
hợp vào các đối tượng chiụ chi phí có thể theo một
trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp trực tiếp: Đối với chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng chịu
chi phí
- Phương pháp gián tiếp: Đối với trường hợp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp nhưng liên quan đến nhiều
đối tượng tập hợp chi phí
Các tiêu thức lựa chọn để phân bổ chi phí nvl trực
tiếp có thể là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch,
khối lượng hoạt động
b Tài khoản kế toỏn sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp kế toán
sử dụng TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK
621 có kết cấu như sau:
- kết chuyển chi phí nvltt vào tk 154 để tính giá thành sản phẩm
chi phí nvl trực tiếp ượt trên mức bình thường vào tk 632
v-tk 621 không có số dư cuối kỳ
Trang 25c Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho
- Húa đơn giỏ trị gia tăng( trường hợp mua nguyờn vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm khụng qua kho)
d Phương phỏp kế toỏn (đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)
trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Kế toỏn chi phớ nguyờn vật liệu trực tiếp
Trang 26(2a) Trị giỏ NVL mua dựng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm
(2b) Thuế GTGT được khấu trừ
(3) Trị giỏ NVL dựng khụng hết, phế liệu thu hồi
(4) Kết chuyển và phõn bổ chi phớ NVLTT vào cỏc đối tượng chịu chi phớ
(5) Kết chuyển chi phớ NVL vượt trờn mức bỡnh thường tớnh vào giỏ vốn hàng
bỏn
1.1.6.2 Kế toỏn chi phớ nhõn cụng trực tiếp
a Nội dung chi phớ nhõn cụng trực tiếp
Chi phớ nhõn cụng trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toỏn
cho cụng nhõn trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện cỏc dịch vụ, chi phớ nhõn
cụng thất nghiệp Bao gồm tiền lương chớnh, cỏc khoản phụ cấp, tiền trớch
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo số tiền của cụng nhõn sản xuất
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải trớch và tớnh cỏc khoản trớch
theo lương như sau: bảo hiểm xó hội là 18%, bảo hiểm y tế là 3%, bảo hiểm thất
nghiệp là 1%, kinh phớ cụng đoàn là 2% trờn tiền lương ghi trong hợp đồng lao
động và khụng thấp hơn mức lương tối thiểu vựng
b Tài khoản sử dụng
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhõn cụng trực tiếp kế toán
sử dụng TK 622 “chi phí nhõn cụng trực tiếp” TK 622 có
kết cấu như sau:
Nợ TK 622
Cú
SPS: Tập hợp chi phớ nhõn
cụng trực tiếp tham gia quỏ
trỡnh sản xuất bao gồm tiền
lương, tiền cụng, cỏc khoản
trớch theo lương
SPS: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tk 154 để tính giá
thành
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt
Trang 28Sơ đồ 1.2: Kế toỏn chi phớ nhõn cụng trực tiếp
Chỳ thớch:
(1) Tiền cụng phải trả cho cụng nhõn trực tiếp sản xuất
(2) Trớch trước tiền lương nghỉ phộp của cụng nhõn sản xuất
(3) Trớch BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ
(4) Kết chuyển và phõn bổ chi phớ NCTT vào cỏc đối tượng chịu chi phớ
(5) Chi phớ nhõn cụng vượt trờn mức bỡnh thường tớnh vào giỏ vốn hàng bỏn
1.1.6.3 Kế toỏn chi phớ sản xuất chung
a Nội dung chi phớ sản xuất chung
Chi phớ sản xuất chung là những khoản chi phớ cần thiết khỏc phục vụ cho
quỏ trỡnh sản xuất sản phẩm ở cỏc phõn xưởng, bộ phận sản xuất Chi phớ sản
xuất chung gồm: chi phớ nhõn viờn phõn xưởng, chi phớ vật liệu, chi phớ cụng cụ
dụng cụ, chi phớ khấu hao tài sản cố định, chi phớ dịch vụ mua ngoài và chi phớ
khỏc bằng tiền
Trường hợp chi phí sản xuất chung phải phân bổ cho
các đối tượng thì tiêu chuẩn phân bổ có thể là: Chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí nvl trực tiếp, định
mức chi phí sản xuất chung, số giờ máy chạy…
b Tài khoản sử dụng
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử
dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung” TK 627 có kết cấu như
- Chi phí sản xuất
cố định không phân bổ ược ghi nhận vào giá vốn
Trang 29đ-trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thư-ờng
- kết chuyển và phân
bổ chi phớ sản xuất chung vào tk 154 để tính giỏ thành sản phẩm
tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 627 – Chi phớ sản xuất chung, cú 6 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6271 – Chi phớ nhõn viờn phõn xưởng: Phản ỏnh cỏc khoản tiền lương, cỏc khoản phụ cấp phải trả cho nhõn viờn quản lý phõn xưởng, bộ phận sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhõn viờn quản lý phõn xưởng, phõn xưởng, bộ phận sản xuất; khoản trớch bảo hiểm xó hội, bảo hiểm y tế, kinh phớ cụng đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tớnh theo tỷ lệ quy định hiện hành trờn tiền lương phải trả cho nhõn viờn phõn xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…
Tài khoản 6272 – Chi phớ vật liệu: Phản ỏnh chi phớ vật liệu xuất dựng cho phõn xưởng, như vật liệu dựng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, cụng cụ, dụng cụ thuộc phõn xưởng quản lý và sử dụng,…
Tài khoản 6273 – Chi phớ dụng cụ sản xuất: Phản ỏnh chi phớ về cụng cụ, dụng cụ xuất dựng cho hoạt động quản lý của phõn xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…
Tài khoản 6274 – Chi phớ khấu hao TSCĐ: Phản ỏnh chi phớ khấu hao TSCĐ dựng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dựng chung cho hoạt động của phõn xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…
Tài khoản 6277 – Chi phớ dịch vụ mua ngoài: Phản ỏnh cỏc chi phớ dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phõn xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phớ sửa chữa, chi phớ thuờ ngoài, chi phớ điện, nước, điện thoại, tiền thuờ TSCĐ, chi phớ trả cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xõy lắp)
Trang 30Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất
c Chứng từ sử dụng
- Chứng từ phản ánh chi phı́ vâ ̣t tư: Bảng phân bổ vâ ̣t liê ̣u, công cu ̣ du ̣ng cu ̣, Bảng kê Hoá đơn chứng từ mua vâ ̣t tư không nhâ ̣p kho mà đưa vào sử du ̣ng ngay trong sản xuất
- Chứng từ phản ánh khấu hao TSCĐ: Bảng tı́nh và phân bổ khấu hao
- Chứng từ phản ánh chi phı́ di ̣ch vu ̣ mua ngoài: Hoá đơn GTGT hoă ̣c Hoá đơn bán hàng, các chứng từ chi tiền mă ̣t như: phiếu chi, Hoá đơn tiền điê ̣n, nước dùng cho sản xuất
- Chứng từ phản ánh các khoản thuế, phı́, lê ̣ phı́ doanh nghiê ̣p phải nô ̣p, đã
Trang 31Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung
Chú thích:
(1) Tập hợp chi phí nhân công
(2) Tập hợp chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất
(3) Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ
(4a) Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác
(4b) Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Trang 32(5) Kết chuyển và phõn bổ CPSX chung vào cỏc đối tượng chịu chi phớ
(6) Chi phớ sản xuất chung cố định khụng phõn bổ tớnh vào giỏ vốn hàng bỏn
1.1.7 Kế toỏn tổng hợp chi phớ sản xuất toàn doanh nghiệp
Sau khi đã tập hợp cpsx theo từng khoản mục: Chi phí nvl trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, cpsx chung kế toán cần kết chuyển và tổng hợp cpsx theo từng
đối tượng chịu chi phí về cả ba khoản mục chi phí nêu trên để phục vụ cho việc đánh giá sản phẩm làm dở cuối
kỳ và tính gtsp
a Tài khoản sử dụng
Tùy thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho mà
kế toỏn tập hợp chi phí theo cỏc phương phỏp khỏc nhau Đối với những doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phơng pháp kờ khai thường xuyờn thì sử dụng tk 154- cpsxkd
dở dang để tổng hợp cpsx toàn doanh nghiệp
Tài khoản này cú kết cấu như sau:
- Giỏ trị thành phẩm bỏn ttrực tiếp khụng qua kho
b Phương phỏp kế toỏn
Trang 33Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
sd®k:xxx
sdck: xxx
Trang 34(3) Kết chuyển chi phớ sản xuất chung
(4) Giỏ trị phế liệu thu hồi, khoản bồi thường phải thu
(5) Giỏ thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho
(6) Giỏ thành thực tế sản phẩm bỏn ngay, gửi bỏn
1.1.8 Cỏc phương phỏp đỏnh giỏ sản phẩm dở dang cuối kỡ
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thỳc giai đoạn sản xuất cuối cựng, cũn đang nằm trong quỏ trỡnh sản xuất
Để tớnh được giỏ thành sản phẩm doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kờ và xỏc định giỏ trị sản phẩm dở dang Xỏc định giỏ trị sản phẩm dở dang
là xỏc định phần chi phớ sản xuất phỏt sinh nằm trong sản phẩm đang sản xuất dở dang
Tựy theo đặc điểm tổ chức sản xuất quy trỡnh cụng nghệ của sản phẩm mà doanh nghiệp ỏp dụng phương phỏp xỏc định giỏ trị sản phẩm dở dang thớch hợp
1.1.8.1 đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nvl chính
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nvl chính, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho thành phẩm chịu
* Trường hợp 1: Nguyờn vật liệu trực tiếp đưa vào quỏ trỡnh sản xuất ngay từ đầu:
Chi phớ nguyờn vật liệu trực
đầu kỳ
+
Chi phớ nguyờn vật liệu phát sinh trong kỳ
x
SL sản phẩm DDCK
SL sản phẩm hoàn thành + SL sản
phẩm DDCK
*Trường hợp 2: nguyờn vật liệu đưa dần dần vào quỏ trỡnh sản xuất:
Trang 35Gi¸ trÞ
spdd
cuèi kú =
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho sản phẩm dở dang
®Çu kú
+
Chi phí nguyên vật liệu ph¸t sinh trong kú
x
SL s¶n phÈmDDCKquy đổi
SL s¶n phÈm hoµn thµnh + SL s¶n
phÈm dở dang cuối kỳ quy đổi
Số lươ ̣ng sản phẩm quy đổi =
1
n
i i
Để đơn giản thì khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước) tính cho sản phẩm hoàn thành và SPDD như nhau, còn các khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho SPDD theo mức độ hoàn thành
Việc tính toán chi phí cho SPDD cuối kỳ theo từng khoản mục như sau:
SP hoàn thành + SP quy đổi Trong đó SP qui đổi = SPDD x Mức độ hoàn thành Trong thực tế, do việc xác định mức độ hoàn thành của SPDD đòi hỏi tốn nhiều thời gian, đặc biệt ở các doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm hoàn thành phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, nên có thể qui định mức độ hoàn thành của SPDD là 50% do vậy còn có phương pháp với tên gọi "Đánh giá SPDD cuối kỳ theo mức độ hoàn thành 50%"
Trang 361.1.8.3 đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất đó cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí
định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công
đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm
1.1.9 Cỏc phương phỏp tớnh giỏ thành sản phẩm
Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trỡnh cụng nghệ, đặc điểm của sản phẩm, yờu cầu quản lý sản xuất và giỏ thành, mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phớ sản xuất với đối tượng tớnh giỏ thành mà lựa chọn phương phỏp tớnh giỏ thành thớch hợp đối với đối tượng tớnh giỏ thành
1.1.9.1 Cỏc phương phỏp tớnh giỏ thành giản đơn
Phương phỏp giản đơn cũn được gọi là phương phỏp tớnh trực tiếp Phương phỏp này ỏp dụng thớch hợp với những sản phẩm cú qui trỡnh cụng nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tớnh giỏ thành tương đối phự hợp với đối tượng tập hợp chi phớ sản xuất
Trờn cơ sở số liệu chi phớ sản xuất đó tập hợp được trong kỡ và giỏ trị của khối lượng sản phẩm dở dang đó xỏc định, giỏ thành sản phẩm hoàn thành tớnh theo từng khoản mục chi phớ theo cụng thức sau:
Chi phi phỏt sinh trong kỳ
Giỏ trị SPDD cuối kỳ
Trang 37nghệ còn đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm Giá thành sảm phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các chi tiết, bộ phận sản phẩm
Giá thành sản phẩm = Z1+Z2+……… +Zn
1.1.9.3 Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong doanh nghiệp mà trong cùng một qui trình sản xuất cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc một loại sản phẩm với nhiều phẩm cấp khác nhau và chi phí sản xuất không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất
Quá trình tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số được thực hiện qua các bước sau :
Bước 1: Xác định tổng giá thành thực tế của tất cả các loại sản phẩm bằng
phương pháp giản đơn:
= + - -
Bước 2: Qui đổi số lượng sản phẩm từng loại thành sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ
số qui định:
Qt = Qi x Hi Trong đó: Qt: Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn
Qi: Số lượng sản phẩm i
Hi: Hệ số qui đổi sản phẩm i
Bước 3: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn
Tổng giá
thành t.tế
các loại SP
Giá trị SPDD đầu kì
CPSX phát sinh trong kì
Giá trị SPDD cuối kì
Trang 381.1.9.4 Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách phẩm cấp khác nhau Chi phí sản xuất không thể tập hợp được riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung theo nhóm sản phẩm hoặc theo từng phân xưởng, còn giá thành được tính theo từng loại sản phẩm
- Tổ chức hạch toán rõ ràng chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và
số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức
- Trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh lệch do thoát ly định mức để xác định giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ theo công thức sau:
Giá thành
sản xuất
thực tế
=
Giá thành định mức
+
-
Chênh lệch do thay đổi định mức
+
-
Chênh lệch
do thoát ly định mức
Tỷ lệ giá thành
Trang 39Trường hợp đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều bộ phận, phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định chi phí liên quan đến từng đơn đặt hàng Các chi phí trực tiếp tính thẳng cho từng đơn đặt hàng, các chi phí gián tiếp phải phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp
Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của đơn đặt hàng là giá trị của sản phẩm làm dở
Những chi phí liên quan tới đơn hàng từ khi bắt đầu sản xuất, tới khi kết
thúc đều được tập hợp cho giá thành của đơn hàng đó
Trong thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiều loại sản phẩm (hàng loạt), có một số sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc giao trước cho khách hàng Nếu cần thiết hạch toán thì giá thành của những sản phẩm này được tính theo giá thành kế hoạch, phần chi phí còn lại là giá trị của sản phẩm làm dở
1.1.9.7 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một qui trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được các sản phẩm phụ
Tổng giá thành Giá trị Chi phí Giá trị Giá trị
Giá trị sản phẩm
làm dở của đơn đặt
Tổng chi phí sản xuất của đơn đặt hàng +
Giá thành kế hoạch của
số sản phẩm đã hoàn
thành
Trang 40Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Thùy Linh- Trường Đại học
Công nghiệp TP HCM, năm 2012, với đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH Bao bì Hữu Nghị” Đề tài này nêu
lên đầy đủ những nội dung cơ bản về thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm của Công ty nhưng chưa nêu lên được những khó khăn mà Công ty gặp phải, nguyên nhân nào là chủ yếu, thứ yếu để từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời đối với từng nguyên nhân
Nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty LD sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng” của tác
giả Nguyễn Thu Hằng, lớp kế toán 46C, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng năm
2008 Đề tài đã khái quát được quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thu thập được các biểu mẫu chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đề tài đã thế hiện giá thành của sản phẩm được tính theo phương pháp giản đơn Đây là cách tính giá thành sản phẩm nhanh gọn, dễ hiểu và được nhiều công ty áp dụng Tuy nhiên đề tài hạch toán theo đồng nguyên tệ là đồng USD và ngoại tệ là VNĐ nhưng doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam Vì vậy Công ty nên hạch toán đồng nguyên tệ là VNĐ và ngoại tệ là đồng USD Hiện nay bộ tài chính cũng đã ban hành quy định các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải hạch toán theo đồng VNĐ trên Báo cáo tài chính Đề tài tính giá thành của 2 sản phẩm áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn và đã đề xuất chi tiết cho từng sản phẩm nhưng với đề xuất này thì chi phí tập hợp trên TK 621 có thể hạch toán được Riêng đối với chi phí tập hợp trên TK 622, TK 627 thì khó chi tiết cho từng sản phẩm Vì hiện tại doanh nghiệp đang sản xuất cùng một lúc là bạch đàn và tràm keo nên không thể tách riêng từng đội sản xuất, quản lý cho từng sản phẩm Vậy Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số để việc tập hợp chi phí được chính xác hơn
Chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên Phạm Thị Hạnh, Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Quảng Nam, năm 2011 với đề tài : “Kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Ngọc Sơn” Đề tài chỉ ra được mối