1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty TNHH sản xuất và thương mại đoàn phượng

111 42 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 3,26 MB

Nội dung

Mặt khác, trong các doanh nghiệp thì chi phí trong sản xuất kinh doanh vàtính giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là căn cứ để tính toán hiệuquả sản xuất kinh doanh, hiệ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất và thương mạiĐoàn Phượng, được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị, quý thầy cô,bạn bè, cùng với sự nỗ lực của bản thân, đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp với đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

tại Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đoàn Phượng”.

Trước hết, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trongtrường nói chung cũng như các thầy cô trong Khoa Kế toán &Quản trị kinh doanhnói riêng đã tận tình giảng dạy cho em những kiến thức quý báu Đặc biệt, em xinbày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS Trần Minh Huệ - người đã dành nhiềuthời gian, tâm huyết hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình thựchiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể ban lãnh đạo, các anh chịtrong phòng kế toán của công ty Đoàn Phượng đã tạo điều kiện giúp em tiếp cậnthực tế và thu thập số liệu phục vụ đề tài này

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã độngviên khích lệ giúp em hoàn thành khóa luận này

Do thời gian thực tập không nhiều và bản thân kiến thức còn hạn chế nên đềtài không tránh khỏi các thiếu sót rất mong quý thầy cô cũng toàn thể các bạn đọc

có những ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Bắc Ninh, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Phan Thị Huyền

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC MẪUDANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT x

PHẦN I 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến 4

PHẦN II 5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 Tổng quan tài liệu 5

2.1.1 Tổng quan về chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm 5

Trang 3

2.1.1.1 Chi phí sản xuất 5

2.1.1.2 Giá thành sản phẩm 14

2.1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm 19

2.1.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 20

2.1.2.1 Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm 20

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 22

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp 24

2.1.2.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm 27

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tập hợp chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên 28

Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ 29

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tập hợp chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ 30

2.1.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang 31

2.2 Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 33

2.2.1.1 Nguồn số liệu thứ cấp 33

2.2.1.2 Nguồn số liệu sơ cấp 33

2.2.2 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 34

2.2.2.1 Phương pháp so sánh 34

2.2.2.2 Phương pháp đối chiếu 34

2.2.2.3 Phương pháp thống kê kinh tế 34

2.2.2.4 Phương pháp chuyên môn của kế toán 34

PHẦN III 36

Trang 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

3.1 Đặc điểm chung của chi nhanh công ty TNHH sản xuất và thương mại Đoàn Phượng tại Bắc Ninh 36

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 36

3.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy 38

3.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý 38

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý 38

3.1.2.2 Tổ chức công tác kế toán 40

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán 40

3.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất 42

Sơ đồ 3.3: Tổ chức sản xuất 43

Sơ đồ 3.4: Quy trình công nghệ sản xuất 44

3.1.4 Tình hình cơ bản của công ty 45

3.1.4.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 45

Bảng 3.1: Tình hình Tài sản –Nguồn vốn 47

3.1.4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 48

Bảng 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 49

3.1.4.3 Tình hình lao động của công ty 50

Bảng 3.3: Tình hình lao động tại công ty 51

3.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty 52

3.2.1 Kế toán chi phí sản xuất 52

3.2.1.1 Phân loại và quản lí chi phí sử dụng tại công ty 52

Trang 5

3.2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí 53

3.2.1.3 Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 55

Mẫu số 1: Kế hoạch sản xuất 56

Mẫu số 2: Định mức nguyên vật liệu 57

Mẫu số 3 : Giấy đề nghị cấp nguyên vật liệu 58

Mẫu số 5: Chứng từ ghi sổ số 84 60

Mẫu số 6: Chứng từ ghi sổ số 85 61

Mẫu số 7: Sổ chi tiết tài khoản 621 62

Mẫu số 8: Sổ cái tài khoản 621 63

Mẫu số 9: Bảng chấm công tháng 10/2014 66

Mẫu số 10:Bảng thanh toán tiền lương 68

Mẫu số 11: Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương 69

Mẫu số 12: Chứng từ ghi sổ số 86 70

Mẫu số 13: Chứng từ ghi sổ số 87 71

Mẫu số 14: Sổ chi tiết tài khoản 622 tháng 10/2014 72

Mẫu số 15: Sổ cái TK 622 tháng 10/2014 73

Mẫu số 16: Hóa đơn tiền điện GTGT 76

Mẫu số 17:Hóa đơn dịch vụ viễn thông 77

Mẫu số 18: Bảng tính và phân bổ khấu hao 79

Mẫu số 19: Bảng tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 81

Mẫu số 20: Chứng từ ghi sổ số 88 82

Trang 6

Mẫu số 21: Chứng từ ghi sổ số 89 83

Mẫu số 22: Sổ chi tiết tài khoản 627 tháng 10/2014 84

Mẫu số 23: Sổ cái tài khoản 627 tháng 10/2014 85

3.2.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 86

Mẫu số 24: Chứng từ ghi sổ số 90 86

Mẫu số 25: Sổ chi tiết tài khoản 154 87

Mẫu số 27: Sổ cái tài khoản 154 88

Mẫu số 27: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 89

3.2.2 Phương pháp tính giá thành tại công ty 90

3.2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 90

3.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang 90

3.2.2.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm 91

Mẫu số 28: Thẻ giá thành sản phẩm 93

Mẫu số 29:Bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục 94

3.3 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty 91

3.3.1 Ưu điểm 91

3.3.2 Nhược điểm 92

PHẦN IV 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

4.1 Kết luận 93

4.2 Kiến nghị 94

4.2.1 Đối với Nhà nước 94

Trang 7

4.2.2 Đối với công ty 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang 10

DANH MỤC MẪU

Trang 11

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Trang 12

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với xu thế phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế, xã hội của nhânloại, các sản phẩm phục vụ cho đời sống con người ngày càng phát triển và đadạng, đặc biệt các sản phẩm phục vụ từ nhựa có nhu cầu tăng cao

“Theo đánh giá của Bộ Công thương, trong thời gian qua ngành nhựa ViệtNam có tốc độ phát triển khá nhanh và đã trở thành một trong những ngành côngnghiệp hỗ trợ của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 15%-25%”(N.T.Vân Anh, 2011) Trong số hơn 1.200 doanh nghiệp nhựa sản xuất trong nướcthì có khoảng 460 doanh nghiệp chuyên sản xuất nhựa bao bì (chiếm 38%), cạnhtranh không chỉ đến từ các doanh nghiệp trong ngành mà sản phẩm ngành nhựa cònphải cạnh tranh với các vật dụng được làm từ mây, tre, gỗ, sắt, inox Do đó, muốntồn tại và phát triển các doanh nghiệp thường xuyên cải tiến mẫu mã, nâng cao chấtlượng sản phẩm đồng thời phải hạ được giá thành sản phẩm Thực tế cho thấy,những sản phẩm giành được thắng lợi trong cạnh tranh là nhờ vào hai ưu thế: chấtlượng và giá cả Đối với doanh nghiệp sản xuất, đây là con đường cơ bản để tănglợi nhuận- mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp

Mặt khác, trong các doanh nghiệp thì chi phí trong sản xuất kinh doanh vàtính giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là căn cứ để tính toán hiệuquả sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được đảm bảo Nghĩa

là sản phẩm của các doanh nghiệp được mọi người tiêu dùng chấp nhận, đòi hỏi

Trang 13

doanh nghiệp phải luôn phấn đấu và tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giáthành, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra giá bán phù hợp Một trong nhữngbiện pháp không thể không đề cập tới đó là kế toán vì kế toán là một công cụ quản

lý sắc bén phục vụ công tác quản lý chi phí, quản lý giá thành sản phẩm

Không những vậy, việc thực hiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm làm căn cứ để giám sát các hoạt động khác, từ đó khắcphục những tồn tại, phát huy những tiềm năng đảm bảo cho doanh nghiệp luônđứng vững trong cơ chế thị trường như hiện nay

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đoàn Phượng là một đơn vị có quy

mô nhỏ, với đặc trưng là doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm được làm

từ nhựa, theo đó trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng cónhiều nét phức tạp và đáng được quan tâm Nhận thấy tầm quan trọng của kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, trong quá trình thực tập tạiCông ty với sự hướng dẫn tận tình của GVHD và sự giúp đỡ của các anh, chị tạicông ty, em đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất và thương mạiĐoàn Phượng” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình

1.2Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm của Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đoàn Phượng, tìmhiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhsản phẩm và đề ra một số giải pháp hoàn thiện công tác này

Trang 14

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm sản xuất, sản phẩm, các chứng từ, sổ kế toán liên quan đến công tác

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty TNHHsản xuất và thương mại Đoàn Phượng Các phương thức hạch toán chi phí và tínhgiá thành sản phẩm của công ty

-Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ 19/01/2014 –29/04/2014

Số liệu sử dụng để nghiên cứu được trích xuất trong 3 năm từ năm 2012 đến 2014

Trang 15

1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến

-Nắm được những lý luận cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại công ty

-Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành một loại sản phẩm tại công ty

-Đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợpchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

Trang 16

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Tổng quan tài liệu

2.1.1 Tổng quan về chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm

2.1.1.1 Chi phí sản xuất

a) Khái niệm và vai trò của chi phí sản xuất

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quantrọng, nó là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm một cách hợp lý và là

cơ sở để xác định chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí sản xuấtluôn mang tính hai mặt: một mặt nó mang tính khách quan, thể hiện sự chuyển dịchcác hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ vào giá trị sử dụng Mặt khác nó mang tính chủquan, phụ thuộc vào phương pháp tính, trình độ quản lý và yêu cầu quản lý cụ thểcủa doanh nghiệp

Trên góc độ của kế toán chi phí, chi phí là một khái niệm, một phạm trù kinh

tế gắn liền với quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi

nhuận của doanh nghiệp “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những hao

phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Chi phí cũng được hiểu là những hao tổn về các nguồn lực kinh tế và tài sản cho việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho mục đích sinh lời của doanh nghiệp” (B.B.Đoàn, 2010).

Như vậy bản chất của chi phí trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp luônđược xác định là những phí tổn về tài nguyên, vật chất, về lao động và gắn liền với

Trang 17

mục đích chế tạo sản phẩm lao vụ dịch vụ Mặt khác, khi xem xét đến bản chất củachi phí sản xuất trong doanh nghiệp cần phải xác định các điểm như sau:

+) Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằngtiền trong một khoảng thời gian xác định

+) Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu: khối lượng các yếu

tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.b) Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau

Để thuận tiện cho công tác quản lý, kiểm tra chi phí sản xuất cũng như phục vụ choviệc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất cần phải được sắp xếp vào từng

loại, từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định Theo giáo trình Kế toán

chi phí, Nhà xuất bản Tài chính (2010) thì chi phí được phân loại như sau:

Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này, người ta dựa vào các chi phí có cùng tính chất, cùng nộidung kinh tế để phân loại chi phí và còn được gọi là phân loại chi phí theo yếu tố chiphí Với cách phân loại này sẽ cho biết chi phí phát sinh theo từng nội dung kinh tế, theotừng yếu tố để tổng hợp và kiểm soát chi phí theo nguồn gốc phát sinh chi phí

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị của các loại nguyên vật liệu được

sử dụng vào sản xuất trong kỳ có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc tạo rasản phẩm, dịch vụ Nội dung chi phí nguyên vật liệu thể hiện nhiều loại: chi phínguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, động lực, phụtùng thay thế và các loại nguyên vật liệu khác Chi phí nguyên liệu thường chiếm tỷtrọng lớn trong tổng chi phí nên việc kiểm soát loại chi phí này có ý nghĩa rất quantrọng để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm

Trang 18

- Chi phí nhân công: là toàn bộ chi phí thể hiện dưới dạng tiền lương, tiền

công, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả khác cho người lao động trong

kỳ Chi phí nhân công là các khoản chi trả cho lao động trực tiếp, lao động gián tiếp vàcác loại lao động khác tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptrong kỳ Chi phí tiền lương phần nào phản ánh phần hao phí lao động sống nên mang ýnghĩa cả về kinh tế và xã hội Vì vậy, việc kiểm soát tiền lương phải giải quyết tốt quan

hệ giữa mục đích kinh tế của doanh nghiệp với mục tiêu phát triển của xã hội là nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

- Chi phí công cụ, dụng cụ: là toàn bộ chi phí về công cụ, dụng cụ sử dụng

vào quá trình sản xuất trong kỳ Công cụ, dụng cụ là những tài sản lưu động cầnthiết cho sản xuất và có thể tham gia, được sử dụng trong một kỳ hoặc nhiều kỳkinh doanh Trong một số doanh nghiệp chi phí công cụ, dụng cụ phát sinh rất lớnnên cần phải được tập hợp và phân bổ một cách hợp lý để tính đúng, tính đủ loạichi phí này vào các đối tượng liên quan

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ giá trị hao mòn của tài sản cố

định hữu hình, vô hình được trích vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong

kỳ Chi phí khấu hao là phần giá trị đầu tư quá khứ được thu hồi hàng năm thôngqua việc trích dần giá trị của tài sản cố định vào chi phí để tính giá thành sản phẩm

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ các phí tổn chi trả cho các hoạt động

sử dụng dịch vụ từ bên ngoài Đây là các chi phí thể hiện giá của các dịch vu đượccung cấp từ bên ngoài cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như dịch

vụ điện, nước, điện thoại, các khoản bảo hiểm, và các dịch vụ khác

- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các khoản chi cần thiết cho quá trình sản

xuất kinh doanh ngoài các khoản chi trên Chi phí bằng tiền gồm nhiều nội dungphát sinh nên rất khó kiểm soát nhưng lại không thể thiếu được trong quá trình hoạtđộng như chi cho hội nghị, tiếp khách, thuê mướn

Trang 19

Phân loại chi phí theo công dụng

Chi phí là những yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất sảnphẩm, dịch vụ Chi phí phát sinh bao gồm nhiều loại, mỗi loại có tác dụng đối vớisản xuất kinh doanh là khác nhau Chính vì vậy, phân loại chi phí theo tiêu thứcnày sẽ cho biết sự cần thiết của mỗi loại chi phí đối với sản xuất, từ đó sẽ có biệnpháp quản lý và sử dụng từng loại sao cho có hiệu quả nhất

Theo cách phân loại này, chi phí được phân thành:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là khoản chi phí không thể thiếu được

trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào để sản xuất ra sản phẩm và thường chiếmmột tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất Khoản mục chi phí này bao gồm toàn bộchi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ tham gia cấu thành nên thực thểcủa sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm Đây là loại chiphí dễ dàng nhận dạng và được kiểm soát, quản lý theo định mức nên có thể dự tínhđược lượng phát sinh của nó theo số lượng sản phẩm sản xuất Chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp phụ thuộc vào hai yếu tố là lượng nguyên vật liệu sử dụng và giá củanguyên vật liệu Vì vậy, để kiểm soát được chi phí này cần kiểm soát cả lượngnguyên vật liệu xuất dùng và giá của nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu trựctiếp được hạch toán thẳng vào các đối tượng sử dụng liên quan

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo

lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của người lao động trực tiếp tham gia tạo rasản phẩm, dịch vụ Chi phí nhân công trực tiếp ảnh hưởng bởi số lượng, chất lượngthời gian lao động trực tiếp của người lao động và đơn giá tiền lương, tiền công Sốlượng, chất lượng thời gian lao động phụ thuộc vào mức độ thành thạo tay nghề củangười lao động và trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất

ra Xét về yếu tố kinh tế, chi phí nhân công trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành sảnphẩm, tuy nhiên chi phí này lại có ý nghĩa về xã hội nên việc kiểm soát chi phí phải

Trang 20

đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và lợi ích của người laođộng Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan đến bộ phận, sản phẩm nào sẽđược hạch toán thẳng vào bộ phận đó.

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí gắn liền với quá trình tổ chức sản

xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phínhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung gồm các loại chủ yếu sau:

phục vụ, chuyên môn nghiệp vụ tại các phân xưởng, tổ đội sản xuất

Phân loại theo tính chất của chi phí hay theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

Cách phân loại này dựa vào mối quan hệ của chi phí phát sinh với đối tượngchịu chi phí thể hiện như thế nào Trên thực tế, có loại chi phí gắn liền với việc tạo

ra sản phẩm, dịch vụ nhất định, cũng có loại phát sinh nhưng lại liên quan đếnnhiều đối tượng chịu chi phí khác nhau Theo cách phân loại này, chi phí đượcphân thành chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp

-Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh có liên quan

trực tiếp đến từng đối tượng sản phẩm, dịch vụ cụ thể Đây là những chi phí thamgia cấu thành nên thực thể của sản phẩm hay chứa đựng giá trị lao động kết tinhtrong sản phẩm, dịch vụ Nói cách khác, đây là những chi phí phát sinh gắn liền vớitừng đối tượng chịu chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp Chi phí trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và cóthể xác định mức độ phát sinh một cách chính xác, cụ thể cho từng sản phẩm, dịch

Trang 21

vụ Dưới góc độ kiểm soát và quản lý, chi phí trực tiếp ít gây ra thông tin sai lệch ởtừng bộ phận, từng sản phẩm và được hạch toán thẳng vào đối tượng chịu chi phíliên quan.

- Chi phí gián tiếp: Khác với chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp phát sinh liên

quan đến nhiều đối tượng sản phẩm, dịch vụ khác nhau Chi phí gián tiếp khôngtham gia trực tiếp chế tạo ra sản phẩm nhưng không thể thiếu được quá trình sảnxuất kinh doanh Chi phí gián tiếp bao gồm nhiều loại, thể hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau, vừa phản ánh chi phí vật chất, vừa thể hiện hao phí lao động vàkhông thể xác định cho từng đối tượng cụ thể nên phải tập hợp chung và được phân

bổ cho đối tượng chịu chi phí theo các tiêu thức khác nhau Tiêu thức phân bổ chiphí là căn cứ phát sinh chi phí nên còn gọi là hoạt động căn cứ Sử dụng tiêu thứcphân bổ chi phí khác nhau sẽ dẫn đến kết quả chi phí của từng bộ phận, sản phẩmkhác nhau Vì vậy, việc lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ chi phí gián tiếp cho từng đốitượng là rất quan trọng để hạn chế những sai lệch thông tin về chi phí cho từng bộphận, sản phẩm và tránh được những sai lầm khi ra quyết định của nhà quản trị.Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháptập hợp CPSX và phân bổ CPSX một cách đúng đắn và hợp lý

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Theo tiêu thức lựa chọn này, chi phí sản xuất bao gồm: chi phí cơ bản và chiphí chung

- Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ

chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định dùngtrực tiếp vào sản xuất sản phẩm

- Chi phí chung: là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có

tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất

Trang 22

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất ra.

Cách phân loại chi phí này nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch chiphí, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí, ra quyết định kinh doanh nhanh chóng

và hiệu quả, kế toán quản trị tiến hành phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức

độ hoạt động

Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chia thành 3 loại: chi phí khả biến,chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp

- Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức hoạt

động của đơn vị Mức hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số sản phẩmtiêu thụ, số giờ máy hoạt động Có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máyhoạt động tỷ lệ có thể là tỷ lệ thuận trong một phạm vi hoạt động nhất định

Đặc điểm của biến phí:

Biến phí được chia thành hai loại: biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc

+ Biến phí tỷ lệ: là biến phí mà sự biến động của chúng hoàn toàn tỷ lệthuận với mức hoạt động Biến phí tỷ lệ thường là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng

+ Biến phí cấp bậc: là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy rakhi mức độ hoạt động đạt đến một phạm vi giới hạn nhất định Ví dụ như chi phílương thợ bảo trì, chi phí điện năng những chi phí này cũng thay đổi tỷ lệ vớimức độ hoạt động khi quy mô sản xuất, mức độ hoạt động của máy móc thiết

bị tăng, giảm đến một giới hạn nhất định

Trang 23

-Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí thường không thay đổi trong

phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động Nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độhoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động

+ Định phí không bắt buộc: là các định phí có thể thay đổi được nhanh chóngbằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp

-Chi phí hỗn hợp: là những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí, ví dụ:

chi phí nhân viên bán hàng, chi phí điện thoại cố định, chi phí thuê hoạt động Đặsc điểm của chi phí hỗn hợp: về cơ bản các khoản chi phí hỗn hợp thườngthể hiện là định phí, khi vượt khỏi mức độ căn bản, chi phí hỗn hợp bao gồm cảbiến phí

c)Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quantrọng của tổ chức kế toán quá trình sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sảnxuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp CPSX, có thể là địa điểm phát sinh chi phí(phân xưởng, đội sản xuất ) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm

Trang 24

sản phẩm, chi tiết sản phẩm ) Chi phí sản xuất cần được tập hợp phục vụ cho việckiểm tra, giám sát, tổng hợp chi phí.

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định nơi phát sinhchi phí và đối tượng chịu chi phí Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phụthuộc vào các yếu tố sau:

- Tính chất, đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ

- Trình độ quản lý và nhu cầu thông tin của quản lý

- Yêu cầu thông tin cho việc tính giá thành

- Trình độ khả năng của bộ máy kế toán

d) Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp CPSX là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp,phân loại các khoản CPSX phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng đã xác định Tùythuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán sẽ

áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp Thông thườngtại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí sau:

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liênquan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt Do đó, có thểcăn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phínên đảm bảo độ chính xác cao Vì vậy, cần sử dụng tối đa phương pháp này trongđiều kiện có thể cho phép

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liênquan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêngcho từng đối tượng được Trong trường hợp đó, phải tập hợp chung cho nhiều đối

Trang 25

tượng sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí nàycho từng đối tượng kế toán chi phí, việc phân bổ được tiến hành theo trình tự:

- Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng

Ci = Ti X H Trong đó: Ci: là chi phí phân bổ cho đối tượng i

Ti: là tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i H: là hệ số phân bổ

2.1.1.2 Giá thành sản phẩm

a) Khái niệm chung về giá thành sản phẩm

Trong kinh doanh, các nhà quản lý quan tâm đến chỉ tiêu chi phí đã bỏ ra cấuthành nên một đơn vị sản phẩm hoàn thành là bao nhiêu và nó được gọi là giá thành

sản phẩm Hay nói cách khác đầy đủ: “giá thành là toàn bộ chi phí được biểu hiện

bằng tiền tính trên một đơn vị sản phẩm, dịch vụ nhất định đã hoàn thành”

(B.B.Đoàn, 2010)

Giá thành là một chỉ tiêu phản ánh toàn diện chất lượng họat động của doanhnghiệp bao gồm các mặt: trình độ công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất, trình độquản trị và là một đại lượng xác định, thể hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đạilượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đạt được

b) Phân loại giá thành sản phẩm

“Giá thành vừa là chỉ tiêu chất lượng, vừa phản ánh khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất” (N.T.Tâm, 2000) Nên việc quản

lý chỉ tiêu này là một trong những nội dung quan trọng trong các nội dung quản lý

Trang 26

hoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ vào nội dung phân loại, giá thành được chiathành các nhóm:

Phân loại giá thành theo thời điểm xác định

Căn cứ vào thời điểm xác định, giá thành gồm:

-Giá thành kế hoạch: là giá thành được xây dựng trước khi tiến hành sản

xuất kinh doanh Mức giá này được xác định trên cơ sở chi phí và sản lượng sảnxuất kỳ kế hoạch, là chỉ tiêu để phấn đấu thực hiện trong chỉ đạo sản xuất và là căn

cứ để so sánh, đánh giá kết quả thực hiện giá thành sau một kỳ hoạt động

-Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn về

định mức chi phí để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ Giá thành định mức được xâydựng trên cơ sở chi phí tiêu chuẩn và cũng là cơ sở để xây dựng chi phí định mứctiêu chuẩn, giá thành kế hoạch và giá thành dự toán Tùy thuộc vào đặc điểm củaquy trình công nghệ, điều kiện tổ chức sản xuất và đặc trưng của sản phẩm, giáthành định mức sẽ thay đổi

-Giá thành dự toán: là giá thành được xây dựng dựa trên khối lượng công

việc dự tính phải thực hiện và đơn giá của từng khối lượng công việc theo địnhmức kinh tế kỹ thuật của từng ngành do Nhà nước quy định

-Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở chi phí thức tế phát

sinh và khối lượng sản phẩm hoàn thành trong một kỳ nhất định

Phân loại giá thành theo nội dung và phạm vi phát sinh chi phí

Theo cách phân loại này, giá thành gồm hai loại:

-Giá thành sản xuất: là giá thành tính theo chi phí sản xuất có liên quan đến

khối lượng công việc hay sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành Đối với doanh nghiệpsản xuất, giá thành sản xuất bao gồm 3 khoản mục chính: chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

Trang 27

-Giá thành toàn bộ: được hiểu là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến khối

lượng công việc, sản phẩm hoàn thành từ lúc bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thànhxong việc tiêu thụ sản phẩm Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành sản xuất cộngvới chi phí ngoài sản xuất

Giá thành toàn bộ= Giá thành sản xuất SP + Chi phí BH +Chi phí QLDN

c) Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ củadoanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giáthành đơn vị

Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cũng phảidựa vào rất nhiều nhân tố cụ thể:

- Khả năng, trình độ hach toán

việc tính giá thành cho các đối tượng giá thành đã xác định

d) Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối

tượng tính giá thành sản phẩm Theo Giáo trình kế toán chi phí (2010), về cơ bản

phương pháp tính giá thành bao gồm các phương pháp sau:

-Phương pháp trực tiếp (giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các

doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn giản, số lượng mặt hàng ít, sản xuất vớikhối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanhnghiệp khai thác Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng sản

Trang 28

phẩm, dịch vụ Giá thành sản phẩm cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trịsản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành

sản xuất = dở dang + phát sinh - cuối kỳ đã được của sản phẩm đầu kỳ đã được tập hợp đánh giá

-Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình

sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn côngnghệ như doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc Đốitượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn côngnghệ hay bộ phận sản xuất Giá thành sản xuất được xác định bằng cách cộng chiphí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng cộng chi phí sản xuất củacác giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm:

của sản phẩm, lao vụ = đã tập hợp trong kỳ

-Phương pháp hệ số: Được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong

cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng laođộng nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tậphợp riêng cho từng loại sản phẩm được, phải tập hợp chung cho cả quá trình sảnxuất Theo phương pháp này, trước hết, kế toán phải căn cứ vào hệ số qui đổi cácloại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thànhcác loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và tính giá thành từngloại sản phẩm

Trang 29

sản phẩm gốc sản phẩm

Tổng số sản phẩm gốc (kể cả sản phẩm qui đổi)

Giá thành sản phẩm

loại sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

-Phương pháp tỷ lệ: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm

có quy cách, phẩm chất khác nhau như: may mặc, dệt kim, đóng giày để giảm bớtkhối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhómsản phẩm cùng loại

-Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Áp dụng cho các doanh nghiệp

mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính còn thu đượccác sản phẩm phụ khác như chế biến đường, rượu , bia

Trang 30

Tổng giá Tổng CPSP Tổng CPSX Giá trị SP phụ Giá trị SP

thành SP = chính dở dang + phát sinh - thu hồi - dở dang

chính đầu kỳ trong kỳ ước tính cuối kỳ

-Phương pháp liên hợp: Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp

có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòihỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanhnghiệp hóa chất, đóng giày, may mặc

2.1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm

Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉtiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũngnhư tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung thì CPSX và giá thành SP là hai

chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện ở hai mặt:

- Xét về mặt nội dung: Giá thành SP sản xuất được tính trên cơ sở CPSX đãtập hợp và số lượng SP hoàn thành trong kỳ báo cáo Nội dung giá thành SP làCPSX được tính cho số lượng và cho loại SP

- Xét về mặt kế toán: Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP phânxưởng là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau Tuy nhiên, giữaCPSX và giá thành SP cũng có sự khác nhau rõ rệt CPSX và giá thành SP đều làhao phí lao động sống và lao động vật hóa nhưng tính trong chỉ tiêu giá thành SPthì chỉ tính những hao phí cho SP hoàn thành trong kỳ Nếu CPSX và giá thành SPgiống nhau về chất thì chúng lại khác nhau về lượng

Trang 31

Trên thực tế, tổng CPSX phát sinh trong kỳ và tổng giá thành thường không thống nhất với nhau là vì CPSXDD đầu, cuối kỳ trong một kỳ thường khác nhau

Có thể phản ánh mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP qua công thức sau:

Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ -CPSXDD cuối kỳ

Khi giá trị SPDD (CPSXDD) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngànhsản xuất không có SPDD thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng CPSX phát sinhtrong kỳ

Tóm lại, CPSX và giá thành SP có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau,mối quan hệ này phản ánh tác động tích cực của công việc ứng dụng khoa học kỹthuật và khoa học quản lý vào sản xuất, nên muốn đạt được thành công trong quátrình quản lý sản xuất phải đưa ra những nguyên tắc kinh tế- kế toán vào công tác

quản lý chi phí và tính giá thành SP.(Theo Giáo trình Những lý luận cơ bản về chi

phí sản xuất và giá thành sản phẩm, 2013).

2.1.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.1.2.1 Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm

Để hạch toán chi phí sản xuất, doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theothông tư hướng dẫn số: 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014

a) Kế toán chi phí NVL trực tiếp

Chi phí NVLTT bao gồm giá trị những chi phí nguyên liệu, vật liệu (gồm cảnguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản

* Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, lệnh sản xuất, giấybáo vật tư còn lại cuối kỳ, hóa đơn bán hàng, giấy báo nợ, bảng phân bổ NVL

* Tài khoản sử dụng: TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 32

* Công dụng: TK 621 dùng để tập hợp chi phí NVLTT dùng để sản xuất,chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ và kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí cuối

kỳ sang TK tính giá thành sản phẩm

*Kết cấu:

Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt

động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán

Bên Có: + Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sảnxuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc

TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sảnphẩm, dịch vụ

+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thườngvào TK 632 - Giá vốn hàng bán

+Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đốitượng tập hợp CPSX

* Lưu ý: Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấutrừ, trong trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất, kinh doanhhàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, hoặc nếu muanguyên liệu, vật liệu không qua nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay cho hoạt độngsản xuất, kinh doanh thì trị giá nguyên liệu, vật liệu sẽ không bao gồm thuế GTGT

Còn trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộcđối chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháptrực tiếp và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì trị giánguyên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất, kinh doanh sẽ bao gồm cả thuế GTGTcủa khối lượng nguyên liệu, vật liệu mua vào sử dụng ngay không qua kho

Trang 33

TK 152 TK 621 TK 152

không hết nhập lại kho

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

b) Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao độngtrực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanhnghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiềncông, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp)

* Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoảntrích theo lương, bảng thanh toán lương và các khoản phụ cấp

* Tài khoản sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

*Công dụng: TK 622 dùng để tập hợp các khoản chi phí tiền lương, tiềncông, các khoản phải trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản

Trang 34

phẩm và cuối kỳ kết chuyển trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp sang TK tính giá thànhsản phẩm.

*Kết cấu:

Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm,

thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trêntiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ

Bên Có:+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chiphí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”.+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đốitượng tập hợp chi phí

Trang 35

nghỉ phép

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp

c) Hạch toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí lương nhân viên quản lý phânxưởng, bộ phận, đội; Khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp để sản xuất, Khoản tríchbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tínhtheo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, độisản xuất và các chi phí có liên quan trực tiếp khác đên phân xưởng

*Chứng từ sử dụng: Chứng từ ghi sổ, bảng tính khấu hao TSCĐ, sổ chi phísản xuất kinh doanh

* Tài khoản sử dụng: TK 627- Chi phí sản xuất chung

*Công dụng: TK 627 dùng để tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung vàcuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC sang TK tính giá thành

*Kết cấu:

Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;

+ Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giávốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suấtbình thường;

Trang 36

+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sảnxuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”.

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này được mở chi tiết đểtheo dõi cho từng đối tượng tập hợp chi phí (từng phân xưởng sản xuất, tổ đội) vàchi tiết theo các yếu tố của chi phí sản xuất chung TK 627 có 6 tài khoản cấp 2

chi phí sản xuất trong kỳ

TK152

Chi phí NVL

vào chi phí sản xuất trong kỳ

TK 214

Trang 37

Chi phí khấu hao

a) Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên

* Tài khoản sử dụng: TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

* Công dụng: TK 154 dùng để tổng hợp chi phí sản xuất trong toàn doanhnghiệp để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm và dịch vụ

* Kết cấu

Bên Nợ: + Tổng hợp các loại chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sảnxuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ

+ Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợpdoanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Bên Có:+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho,chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động XDCB.+ Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng.+ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được

Trang 38

+ Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bìnhthường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trịgiá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán

+ Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanhnghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

Kết chuyển chi phí

nhập lại kho và trị giá phế phẩm thu

Trang 39

chung vào cuối kỳ

TK 632Kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định không

được phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tập hợp chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên

Trang 40

b) Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Toàn bộ quá trình tập hợp chi phí cuối kỳ, tính giá thành sản phẩm đượcthực hiện trên TK 631- Giá thành sản xuất TK 154 chỉ sử dụng để phản ánh vàtheo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

* Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm, dịch vụ trong trường hợp đơn vị hạch toán hàng tồn khotheo phương pháp kiểm kê định kỳ

* Kết cấu:

+ Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ

vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”

+ Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang cuối kỳ kếtchuyển vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”

Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ

Ngày đăng: 25/12/2019, 22:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Thị Vân Anh (2011), Báo cáo triển vọng ngành nhựa- Cafef.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo triển vọng ngành nhựa-
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm: 2011
4. Những lý luận cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm- trường ĐH Kinh tế Quốc dân- VOER, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lý luận cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
5. PGS.TS Nguyễn Văn Công, Kế toán doanh nghiệp (lý thuyết – bài tập mẫu và bài giải), NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
7. TS. Bùi Bằng Đoàn và cộng sự (2010) giáo trình Kế Toán Chi phí – Trường ĐH Nông Nghiệp HN – NXB Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình Kế Toán Chi phí
Nhà XB: NXB Tài Chính
8. TS. Nguyễn Thị Tâm (2000), Giáo trình Lý Thuyết Kế Toán – trường ĐH Nông Nghiệp HN – NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý Thuyết Kế Toán –
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Tâm
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2000
1. Báo cáo quyết toán của Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đoàn Phượng năm 2012, 2013, 2014 cùng các chứng từ, sổ sách tháng 10 năm 2014 Khác
2. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 1 và quyển 2 – NXB Tài Chính Khác
6. Thông tư Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp- Số: 200/2014/TT-BTC Khác
9. Tham khảo các báo cáo của các anh chị khóa trên tại thư viện khoa Kế toán& QTKD Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w