để chỉ ra cau trúc hình thức phổ quát vagiản yếu về lịch sử phát triển của các thể thơ nói chung trong đó có thơ lục bát.Công trình này được xem như là một bước tiễn quan trọng đặt nền t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
HO VĂN HAI
LUAN AN TIEN Si NGU VAN
HÀ NỘI - 2004
Trang 2ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
HO VAN HAI
KHAO SÁT MOT SO ĐẶC TRUNG NGON NGỮ
_ THƠ LUC BAT HIỆN DAL
(TREN TAC PHAM CUA MOT SO NHA THO)
Chuyên ngành: Ly luận ngôn ngữ
Mã số: 5.04.08 LUẬN ÁN TIEN SĨ NGU VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS-TS Trần Trí Dõi
TS Nguyễn Hữu Đạt
HÀ NỘI - 2004
Trang 33 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu 5 Dong gop mới cua luận án own wo fF VY NY
CHUONG 1: Một số vẫn đề chung về ngôn ngữ tho và ngôn ngữ tho luc bát
hiện đại 10 1.1 Các bình diện của ngôn ngữ thơ 10
1.2 Ngôn ngữ thơ trong vận động tạo lập đặc trưng thê loại 191.3 Vai trò và vi tri của tho lục bat trong nên thi ca dân tộc 25
1.4 Các xu hướng và những thành tựu lục bát hiện đại tiêu biểu 271.5 Tiểu kết 38CHUONG 2: Một số biểu hiện ngữ âm mang tính đặc trưng trong âm luật thơ lục
bát hiện đại 40
2.1 Mặt ngữ âm trong thơ 40
2.2 Âm điệu, van điệu va nhịp điệu thơ lục bát 422.3 Một số biểu hiện ngữ âm mang tính đặc trưng trong âm luật thơ lục bát hiện
đại nhìn từ lục bát Nguyễn Binh, Huy Cận, Tổ Hữu, Nguyễn Duy
3.1 Tiếp thu chất liệu ngôn ngữ dân gian 109
3.2 Tìm kiếm ngữ liệu và phương thức biéu hiện mới 1563.3 “Định ngữ nghệ thuật” như một loại cau trúc tu từ 177
Trang 43.4 Tiêu kết 182Kết luận 184
Tài liệu tham khảo 193
Trang 5MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Những đặc trưng ngôn ngữ của một thể loại thơ ca thé hiện tập trung nhấtđặc điểm tâm lí - thâm mỹ trong đời sống tinh thần của một dân tộc Thể thơ không
phải là kết quả của một tác động cơ học ma là một sự chọn lọc tu nhiên của cảm
xúc con người trước hiện thực Thơ lục bát là một trong những biểu tượng văn hóa
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thi ca và đời sống tinh thần dân tộc Trong
chuyên luận về thơ, Nguyễn Phan Cảnh khẳng định, sự chọn lọc tự nhiên đã kết
tinh thơ Việt ở những thé từ 5 đến 8 tiếng [10, 182] Luc bát là trung tâm của quá
trình này Trong một cặp dòng (lục và bát), sự phân bố thanh điệu, hiệp vần, ngắt
nhịp một cách hài hoà đã hàm chứa các tham số của quá trình chọn lọc tự nhiên
kia Các nhà nghiên cứu sau một thời gian dài đã thống nhất nhận định: lục bát là
thé thơ thudn túy Việt Nam có thé sánh ngang với tho Đường Trung Hoa, hay cácthé thơ khác của một số dân tộc châu Âu Câu thơ Sáu-7ám đã được thử thách quathời gian và chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình Là "nhip tho giống noi", người
ta có thể dùng lục bát đề đọc, để ngâm, dé vi, dé hát ru hay hát giao duyên Day là
một thê thơ song hành với sự phát triển của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
1.2 Vốn là một thể thơ bình dân, ra đời từ rất sớm, thoát thai từ ca dao, từnhững giai điệu đồng qué đã được tinh luyện đến độ tinh khiết, lục bát đã không
ngừng phát triển dé tồn tại, chiếm lĩnh thi hứng chính thống và khang định vi tríkhông thé thay thé của mình trong tiến trình văn học Tính đến nay lục bát đã trởnên phong phú và đa dạng nhờ những đóng góp của các tác giả tên tuổi như
Nguyễn Du, Tản Đà, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy Khi một théthơ đồng hành cùng với tiến trình lịch sử - văn hóa dân tộc thì nó cũng đồng thời
trở thành một giá tri văn hóa có giá tri ôn định và có thé được xem như là thực
chứng cho sự tồn tại hay tiêu vong của cộng đồng dân tộc ấy Vì vậy, phát triển lục
bat là trau doi ban sac và phát triên văn hóa dân tộc.
Trang 61.3 Khi một thé loại thơ được xác định là linh hon dân tộc, nó trở thành đốitượng hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu Dù đứng trên những điểm nhìn khác nhaunhưng chung quy lại họ vẫn có cùng một điểm xuất phát đó là ngôn ngữ - chất liệu
cơ bản làm nên tác phẩm văn chương Ngôn từ tự thân nó đã là chất liệu nhưng lại
chứa đựng những phương thức tư duy nghệ thuật và các giá trị văn hóa tinh thần
Vi vậy, dù thành công ở mức độ nao, một chuyên luận nghiên cứu về ngôn ngữ lụcbát cũng đều có ý nghĩa to lớn không những đối với ngôn ngữ học, văn học mà còn
đối với các khoa học khác như tâm lí học, lịch sử học, văn hóa học, xã hội học
1.4 Trong tiến trình phát triển, lục bát ở mỗi một giai đoạn đều có những đặcđiểm riêng Có ý kiến cho rằng thé loại thơ ca nay chi phát triển rực rỡ trong vănhọc dân gian nên đến khi 7ruyện Kiểu ra đời thì nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử
và nhường chỗ cho những thể loại thơ ca khác Vì vậy lục bát hiện đại trong một
thời gian dài chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng Bên cạnh đó
trong khi có rất nhiều công trình nghiên cứu về lục bát, nhưng đa số lại tập trungvào ca dao và xem xét nó từ bình diện lí luận phê bình Chỉ có một số Ít tac giả chútrọng đến tiến trình thể loại và cấu trúc hình thức âm luật Cho đến nay, lục bát hiện
đại với thành tựu to lớn của nó vẫn chưa có được một chuyên luận nghiên cứu từ
góc độ ngôn ngữ với cái nhìn xuyên suốt hai chiều đồng đại và lịch đại TzvetanTodorov đã viết "Trên suốt chiêu dài lịch sử của mình, nghiên cứu văn học nghiênghẳn về giải thích Cân đấu tranh với sự thiên lệch này, nhưng tức là với chính sự
thiên lệch chứ không phải với bản thân nguyên tắc giải thích" [112, 184] Đó cũng
là thực trạng của tình hình nghiên cứu văn học ở nước ta.
Những thực tế trên đặt ra vấn đề cần phải chọn những tác phẩm lục bát hiện
đại tiêu biểu làm trung tâm hệ quy chiếu và xem xét chúng trên góc độ ngôn ngữ(là cách tiếp cận tỏ ra hiệu quả và mang tính thuyết phục cao) dé đi đến những nhận
thức cần thiết về thực trạng, triển vọng và nhiều vấn đề quan trọng khác Qua khảo
sát sơ bộ, chúng tôi đã chọn bốn tác gia lục bát tiêu biểu là Nguyễn Bính, Huy Cận,
Tố Hữu, Nguyễn Duy làm dẫn liệu chủ yếu Từ đó đối sánh với lục bát ca dao, lụcbát Truyện Kiều dé chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ lục bát hiện đại
Trang 7Thơ lục bát được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu trên nhiều phương diệnkhác nhau, riêng bình diện ngôn ngữ, nó có thé thuộc đối tượng nghiên cứu củanhiều phân ngành khoa học như phong cách học, thi pháp học, ngữ dụng học Dotầm quan trọng của ngôn ngữ với tư cách là phương tiện, chất liệu tư duy và phảnánh của thi pham, hướng tiếp cận nay tỏ ra thiết thực và lí thú.
2 Lịch sử vấn đề
Thi ca nói chung từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều người trên
khắp thế giới, nhưng những thành tựu đã đạt được hay vừa mới đạt được lại không
bao giờ làm cho họ thỏa mãn hoàn toàn Những nghiên cứu về nó từ trước đến nay
có thể đứng trên các bình diện khác nhau Trên mỗi bình diện ta thu được nhữngkết quả đặc thù
2.1 Từ góc độ lí luận và phê bình
ở bình diện này tập trung số đông các nhà nghiên cứu Arixtote và Lưu Hiệp
đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc xây dựng những nguyên lí khám phá thơ
ca như một nghệ thuật trong đời sống tỉnh thần [1] Dương Quảng Hàm với tácpham Việt Nam văn học sử yếu (1943) đã đề cập đến một cách căn ban lịch sử củacác thể loại thi ca tiếng Việt [41] Trong "Tho ca Việt Nam - Hình thức và thể loại"
(1971) hai tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã thừa kế những kết quảnghiên cứu về các hình thức thơ ca dân tộc của các tác giả trước đó như Phan KếBính (Việt Hán văn khảo - 1918), Bùi Ki (Quốc văn cụ thể - 1932), Dương Quảng
Hàm (Việt Nam văn học sử yếu - 1943) để chỉ ra cau trúc hình thức phổ quát vagiản yếu về lịch sử phát triển của các thể thơ nói chung (trong đó có thơ lục bát).Công trình này được xem như là một bước tiễn quan trọng đặt nền tảng cho vấn đềnghiên cứu thê loại thơ ca nói chung, ngôn ngữ thi ca nói riêng Như là cái gạch nốigiữa hai xu hướng lí luận phê bình và ngôn ngữ học, Trần Đình Sử với chuyên luận
Thi pháp thơ Tố Hữu (1995) và Những thé giới nghệ thuật thơ (1997) đã nghiên
cứu thi pháp thơ và loại hình thơ dựa trên sự phân tích những cứ liệu cu thể của tácphẩm văn chương [97]
Trang 8Nhìn chung trên bình diện lí luận phê bình đã có một số thành tựu được ghinhận về sự đóng góp công lao to lớn trong công cuộc khám phá thi ca nước nhà.Tuy nhiên một thực thê phải được nhìn nhận từ nhiều phía mới đảm bảo tính kháchquan và toàn diện Vì vậy, bình diện ngôn ngữ sẽ là một góc nhìn khác có thé làm
đối trọng dé sự đánh giá tác phẩm văn chương ngày càng khoa học và chính xác
hơn.
2.2 Từ góc độ ngôn ngữ
Vào đầu thế kỉ XX, trường phái hình thức Nga đã đưa ra những cách tiếp cậnmới về nghệ thuật thi ca Con đường khám phá của họ là dua vào kết câu hình thức
dé lí giải nội dung ý nghĩa Day có thé coi là một bước nhảy vọt rat đáng ghi nhận
về quan điểm và nhận thức của giới nghiên cứu văn học Lay những yếu tố mang
tính phân biệt về hình thức giữa thơ và văn xuôi như âm luật, vần, câu thơ, đoạn
thơ làm đơn vi khảo sát, trường phái nay thực sự đã coi văn học là nghệ thuật cua
ngôn ngữ Đó là sự cụ thể hóa cái cơ bản nhất của các loại hình văn chương năm
trong định nghĩa mang tính khái quát: “văn học là nhân học” (văn học là khoa học
về tinh "người") của M Gooki [4]
Các nhà hình thức Nga như R Jacobson, V Girmunxki đã đi sâu nghiên cứu
các yêu tô ngôn ngữ cấu thành nhịp điệu tho, phân tích chức năng ngôn ngữ thôngqua các đơn vị cấu trúc hệ thống Những quan điểm nghiên cứu của trường pháinay thể hiện rõ nét và tập trung nhất trong bài viết về "Những con mèo" của Ch
Baudelaire [59, 69-75] Các công trình nghiên cứu theo hướng cấu trúc - chức năngmặc dù chưa làm cho những người quan tâm đến lĩnh vực thi ca thỏa mãn hoàn
toàn, song nó cũng đã tạo ra được những tiền đề quan trọng cho việc xây dựng một
lí thuyết vững chắc giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ có thé thực hiện tốt
những mục tiêu chưa hoàn thiện và các mục tiêu nghiên cứu mới.
Một số công trình nghiên cứu về thi ca tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ có giátrị đã khởi động hướng tiếp cận văn chương từ góc độ ngôn ngữ Tiêu biểu là
chuyên luận Tim hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiểu (1985) Với
những thao tác định lượng, định tính trong nghiên cứu ngôn ngữ, Phan Ngọc đã
Trang 9không sa vào sự lí giải chung chung mà tập trung thỏa đáng cho những mặt nổi trội
về ngôn ngữ đã làm cho Truyén Kiểu trở nên nổi tiếng Đây là một hướng đi hợp lítrong việc đánh giá một tác phẩm thơ
Tiếp thu những luận điểm trong tư tưởng của R Jacobson về chức năng củangôn ngữ thi ca, Nguyễn Phan Cảnh đã đề cập van dé này một cách trực diện hơn
trong chuyên luận: Ngồn ngi thơ (1987) Trong phần viết về thé luc bát, ông đã cóđược những nhận định khái quát rất quan trọng Ngoài việc đề cập đến cách thức
phát sinh thể loại lục bát, Nguyễn Phan Cảnh cũng đã có được những lập luậnthuyết phục cho van dé khả năng tôn tại của thé thơ truyền thống cách luật này Bên
cạnh đó tác giả đã chú trọng đi vào một số bình diện của ngôn ngữ thơ như tính đa
trị của tín hiệu ngôn ngữ (nhờ phương thức tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa), nhạc
thơ, mức độ và cách thức hoạt động của trường nét dư trong vận động tạo thê [10,165] Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa, đặt nền móng
cho lí thuyết nghiên cứu ngôn ngữ một thể loại văn học đặc thù (trong cái nhìn
phân biệt giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi).
Năm 1983 Bui Công Hùng đã cho ra mắt cuốn Góp phan tìm hiểu nghệ thuật
thơ ca Trong đó tác giả đã rất có gắng dé đưa ra tập hợp những nguyên tắc chung
về thi ca dưới ánh sáng của những luận điểm đã được tông kết trước đó về kết cauhình thức và lí thuyết hệ thống Bùi Công Hùng đã chỉ ra các bình diện, cấp độ, cáccấu trúc trong thơ, tuyệt đối hóa mặt hình thức, tạm thời không quan tâm đến cơ
chế sản sinh và cơ chế vận động để lí giải các biểu hiện của ngôn ngữ thơ
Với chuyên luận Ngôn ngữ thơ Việt Nam (1998), Hữu Dat đã sử dụng các lí
thuyết quan hệ hệ hình, quan hệ cú đoạn để chỉ ra những đặc điểm cơ bản của
ngôn ngữ thơ tiếng Việt Trong đó tác giả đã đưa ra được những luận điểm quan
trọng như kết cầu mảng miếng, nhạc thơ, một số đặc trưng của thơ lục bát [33].
Một công trình nghiên cứu chuyên sâu về thé loại đầu tiên phải kể đến là Lucbát và song thất lục bát (1998) của Phan Diễm Phương Trong chuyên luận này tác
giả đã tập trung giải quyết tương đối triệt dé những van dé chung về thé loại thơnhư quá trình ra đời và phát triển của hai thé thơ lục bát và song thất lục bát từ
Trang 10điểm nhìn cấu trúc âm luật thể loại Đây là một bước tiễn đáng ghi nhận trong việcphân định hình thức chính thống của thê thơ truyền thống cách luật Công trình này
cũng cùng xu hướng với chuyên luận Thơ và các vấn dé trong thơ Việt Nam hiện
đại của Hà Minh Đức (1974) Tuy nhiên tác giả Phan Diễm Phương đã đưa ra và
giải quyết vấn đề này một cách tập trung và toàn diện hơn
Những năm gần đây thơ lục bát được nhiều người quan tâm nghiên cứu, sưutầm, biên soạn Trước đó trong một thời gian khá dải, người ta chỉ chú trọng vào
lục bát dân gian Điều này cũng dễ hiểu vì lục bát ca dao, một bộ phận hợp thànhcủa thơ ca dân gian, chiếm vị trí chủ đạo không phải vì SỐ lượng mà vì nó là mộtloại hình thơ truyền thống có tính ôn định cao Những tác giả có công biên soạn,phê bình, giới thiệu lục bát dân gian phải kế đến là Dinh Gia khánh, Ninh ViếtGiao, Hoàng Tiến Tựu Trong số đó có người đã đi sâu nghiên cứu lục bát ca đao
như Nguyễn Xuân Kính (với chuyên luận Thi pháp ca dao - 1992), Bùi Mạnh Nhị
(với Công thức truyền thong và đặc trưng cấu trúc của ca dao dân ca trữ tình
-1997) Khi thơ lục bát thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu và công chúng
rộng rãi một cách đặc biệt thì cũng là lúc các tuyên tập lục bát ra đời Mặc dù cònnhiều ý kiến (dư luận) chưa thống nhất song 2 tuyến tập về lục bát (Tuyển tập lục
bát Việt Nam do Nxb VH ấn hành năm 1994 và Tho luc bát mới do Hà Quảngtuyến chon và giới thiệu, Nxb Hội LHVHNT Ha Tĩnh ấn hành năm 1999) này cũng
đã gián tiếp khang định rằng cho đến nay vai trò to lớn của lục bát trong đời sống
tỉnh thần của người Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị Một số bài viết khác nhưTiếng Việt và thé thơ lục bát (Nguyễn Thái Hoà) [55, 37-42]; Nhịp chăn, nhịp lẻ
trong thơ lục bat [102, 160-169]; Luc bat Huy Cận: Ngậm ngui (Lý Toàn Thắng)
[107, 49-54]; Ngày tết đọc 5 bài thơ luc bát (Trần Đăng Khoa) [64]; Một số chứngtích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá (Nguyễn Tài Can) [18] cũng góp phần cổ
động cho phong trào nghiên cứu luc bat đang ngày càng trở nên sôi nồi
2.3 Thành tựu và những ván đề đặt ra
Trang 11Về thành tựu Xung quanh vẫn đề ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ thơ lục bát, cácnhà nghiên cứu đã đạt được những thành tựu to lớn, tập trung trên một sỐ hướng
sau:
* Ngôn ngữ tho ca trong sự so sánh với ngôn ngữ van xuôi.
* Tiến trình thé loại thơ ca và tiến trình thé loại lục bát
* Câu trúc hình thức (âm luật) của lục bát
Những van dé đặt ra Trong khi đã có khá nhiều chuyên luận nghiên cứu thi
ca hiện đại nói chung, thơ lục bát hiện đại nói riêng từ góc độ thi pháp, lí luận va
phê bình thì vẫn còn quá ít các chuyên luận tiếp cận chúng từ góc độ ngôn ngữ Hệquả là đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về ngôn ngữ lục bát hiện đạimột cách quy mô và hệ thống trên bình điện ngữ âm và phương thức, phương tiệntạo nghĩa (nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ lục bát hiện đại từ thao tác so sánh lịch
đại) Vì vậy, trong phạm vi có thể, một công trình nghiên cứu hướng tới một sự
đánh giá nhất định về triển vọng và tương lai của thé lục bát từ góc nhìn ngôn ngữ
là hết sức cần thiết Thực hiện được mục tiêu này sẽ góp phần vào việc từng bướclàm rõ hơn triển vọng, cách thức vận động và phát triển của thơ lục bát Việt Nam
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Trên cơ sở những nguyên tắc và lí thuyết ngôn ngữ học về ngôn ngữ thơ
và ngôn ngữ thơ lục bát, luận án phải chỉ ra được các đặc trưng ngôn ngữ của lục bát hiện đại trên hai bình diện, đặc trưng hình thức ngữ âm và đặc trưng phương
thức, phương tiện tạo nghĩa trong sự so sánh lịch đại với các thành tựu lục bát tiêu
biểu từ trước đến nay Cụ thé là:
*Từ lí thuyết về ngữ âm, luận án phải chỉ ra được đặc trưng hình thức ngữ âm
của lục bát hiện đại.
* Từ lí thuyết về phương thức, phương tiện tạo nghĩa, luận án phải chỉ rađược những đặc trưng về việc lựa chọn, xây dựng các cấu trúc ngữ nghĩa có tính tu
từ cao trong thơ lục bát hiện đại.
Tóm lại, đi tìm những đặc trưng ngôn ngữ lục bát hiện đại cũng là cách định nghĩa một cách có cơ sở khái niệm Thơ lục bát hiện đại là gì?
10
Trang 123.2 Từ chỗ chỉ ra những đặc trưng hình thức ngữ âm và phương thức, phương
tiện tạo nghĩa, luận án góp phần xây dựng và hoàn chỉnh thêm những nguyên tắc và
lí thuyết ngôn ngữ học nghiên cứu thi ca nói chung, ngôn ngữ lục bát nói riêng
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên nguyên lý chung là quy nạp, luận án sử dụng các phương pháp và các
thao tác nghiên cứu sau:
Thao tác thống kê, phân loại nhằm định lượng hóa một số đặc trưng ngôn ngữ
cơ bản và khái quát của các tác phẩm lục bát hiện đại được lựa chọn khảo sát
Thao tác phân tích, tong hợp nhằm định tính hóa một số đặc trưng ngôn ngữ
cụ thé của một số phương thức và phương tiện ngôn ngữ tiêu biểu
Phương pháp doi chiếu nhằm làm rõ các đặc trưng ngôn ngữ của luc bát hiện
đại trong cái nhìn hệ thống, lịch sử và biện chứng
5 Đóng góp mới của luận án
5.1 Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ thơ lục báthiện đại trên cả hai bình điện cấu trúc âm luật và phương thức, phương tiện tạo
nghĩa Luận án đặc biệt vận dụng các thao tác định lượng, định tính trong cái nhìn
đồng đại và lịch dai dé chỉ ra các đặc trưng ngôn ngữ của một thé thơ truyền thốngcách luật thông qua tâm điềm của hệ quy chiếu là ngôn ngữ thơ lục bát hiện dai
5.2 Luận án không dừng lại ở việc chỉ ra các đặc trưng ngôn ngữ mà thông
qua đó dé phát hiện cái bat biến, cái khả biến, cái độc tôn trong ngôn ngữ nhằm lí
giải cách thức ton tại, khuynh hướng vận động của thơ lục bát hiện đại cũng nhưvai trò và vi tri của nó trong nền thi ca dân tộc
5.3 Một vấn đề không kém phần quan trọng khác là phải đưa ra những dự báo
về thé thơ này: khả năng tồn tại và xu hướng phát triển
Trang 13Chương 2: Một số biéu hiện ngữ âm mang tinh đặc trưng trong âm luật thơ lục
MOT SO VAN DE CHUNG VE NGON NGỮ THƠ VÀ NGÔN NGỮ
THO LUC BAT HIEN DAINguyên lí tính võ đoán mà F de Saussure đưa ra đã đặt nền mong cho líthuyết phân tích ngôn ngữ Theo ông, hình thức và nội dung của tín hiệu ngôn ngữ
có mỗi quan hệ với nhau nhưng không quy định lẫn nhau (mang tinh võ đoán) Tuy
nhiên lí thuyết này cũng chỉ dừng lại ở nguyên lí chung Những nguyên tắc phân
tích ngôn ngữ văn chương sau đó vẫn phải được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầuthực tế đặt ra Cho đến nay, cơ bản chúng ta đã có được hệ thống lí thuyết về những
nét khu biệt của ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ giao tiếp thông thường, ngônngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ Tìm hiểu ngôn ngữ thơ lục bát của một thời đại,không thé tách chúng khỏi những đặc trưng ngôn ngữ thé loại và ngôn ngữ thi ca
1.1 Các bình diện của ngôn ngữ thơ
Có rất nhiều công trình nghiên cứu cùng hướng vào mục đích lí giải và chỉ ra
các đặc trưng của ngôn ngữ thơ Mặc dù cách tiếp cận có những điểm phân biệt,song các tác giả đều dựa vào những bình diện khách quan của khách thé (tác phẩm
thơ như là một cấu trúc vật chất hoàn chỉnh và đặc thù) như ngôn ngữ thơ với tưduy thơ, âm luật thơ với phương thức tạo nghĩa trong ngôn ngữ thơ dé khám phá
12
Trang 14và lí giải nó Thơ có thể được xem xét từ góc độ li luận - phê bình văn học Xuhướng này có những ưu điểm riêng mà các hướng tiếp cận khác nhiều khi không có
được Thực tế đó được chứng minh bằng bề dày thành tích của nó Tuy nhiên do
tính đặc thù của khuynh hướng tiếp cận, sự chi phối mạnh mẽ của cảm nhận chủ
quan, nên nhiều khi kết quả đánh giá vẫn không tránh khỏi ít nhiều tính áp đặt củangười nghiên cứu Nhà ngôn ngữ học F de Saussure khang định rang ngôn ngữ và
tư duy là hai mặt của một thực thê thống nhất không thê tách rời [93] Ngôn ngữ là
hình thức của tư duy, vì vậy khi tư duy là tư duy nghệ thuật thì ngôn ngữ đồng thờicũng là thứ chất liệu đặc trưng của loại hình nghệ thuật ấy Do đó, đối tượng chínhcủa nghiên cứu tác phẩm văn học là nghiên cứu nghệ thuật ngôn từ Tiếp cận tácphẩm văn chương từ góc độ ngôn ngữ là đi vào chính cấu trúc của chất liệu Cách
tiếp cận này dựa vào những căn cứ cụ thể sẽ thoát ra khỏi những cảm nhận nhiềukhi đậm màu sắc chủ quan Bản thé của thơ là một phức thé đòi hỏi người tiếp nhận
phải thực hiện rất nhiều thao tác tư duy mới nắm bắt được Trong chuyên luậnCuộc sống ở trong ngôn ngữ (1984), Hoàng Tuệ cũng đã đề cập tương đối sâu sắcvan đề đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong sự so sánh với ngôn ngữ chung (ngônngữ phi nghệ thuật) Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh tính nghệ thuật của ngônngữ thơ và cơ chế hình thành những thuộc tính đó Tác giả của chuyên luận Cuộc
sống ở trong ngôn ngữ cho rằng, sau khi phát hiện ra những điểm hạn chế trong líthuyết ngôn ngữ học của F Saussure và L Bloomfield, N Chomsky đã đưa ra nhận
định về mối quan hệ sâu giữa ngôn ngữ và ý thức Theo đó ý nghĩa của ngôn ngữphụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức đối tượng phản ánh của chủ thể phát ngôn Đốivới ngôn ngữ nghệ thuật, ý thức chủ quan càng chỉ phối mặt ý nghĩa nhiều hơn Vì
vậy ngôn ngữ thơ (thứ ngôn ngữ được coi là có tính biểu trưng cao) lại càng phải
có những tiêu chí xem xét đặc thù (Dẫn theo[119, 15] (Hoàng Tuệ) Nhìn chung,
thuộc tính nghệ thuật của ngôn ngữ văn chương nói chung, ngôn ngữ thơ nói riêng,
đối tượng chính của quá trình phân tích tác phẩm văn chương, đã được các nhà
ngôn ngữ học trong va ngoài nước quan tâm nghiên cứu và đã đạt được những
thành tựu nhất định
13
Trang 15Luận về van dé tho /d gì có lẽ không cần thiết cho một công trình nghiên cứuthơ trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên để xác định được các bình diện nghiên cứu
cụ thé về ngôn ngữ tho thì việc dé cập tới các quan niệm tiêu biểu về thơ là cầnthiết Công trình lí luận về thi ca sớm nhất của phương Đông ra đời cách đây 1500
năm là Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp đã chỉ ra 3 phương diện cơ bản cấu thànhtác phâm thơ là hình văn, thanh văn và tình văn Ngôn từ thơ có họa (hình văn),nhạc (thanh văn) và cảm xúc (tình văn) Đến đời Đường, trong quan niệm về thơ
của Bạch Cư DỊ, các yếu tố cau thành tho ca được cụ thé hóa thêm một bước: "cdicảm hóa được lòng người chăng gì trọng yếu bằng tình cảm, chang gì di trước
được ngôn ngữ, chẳng gì gan gũi bằng âm thanh, chang gì sâu sắc bằng ý nghĩa.Với thơ gốc là tình cảm, mam lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa"
[24] Trong quan niệm của Bạch Cư Dị, nhiều bình diện ngôn ngữ thơ được làm
sáng tỏ Cái “chẳng gì di trước được ngôn ngữ" hàm ý rằng cảm xúc, âm thanh và ý
nghĩa đều được chứa đựng trong những kết cau ngôn ngữ thuộc từng hệ thống hữu
cơ của mỗi bài thơ Nhờ những điều kiện khách quan của thời đại mà Bạch Cư DỊ
đã cụ thé hóa tư tưởng của Lưu Hiệp trong việc chỉ ra mối quan hệ của các mặt cầu
thành một tác phẩm thơ từ cái nhìn hệ thống và cấu trúc chiều sâu Trong bài tựaKinh Thi, Chu Hi cũng cho rằng "tho Id cái dư âm của lời nói, trong khi lòng người
cảm xúc với sự vật mà thể hiện ra ngoài" (Dan theo [89] Với một nhận định ngắngon, tac giả đã thể hiện được cái nhìn sắc sao của minh rang cái "tinh van" không
phải đơn giản được chứa đựng trong hình thức "trdn trui" bên ngoài của ngôn ngữ
mà là cái "dir âm" thoát ra từ những cấu trúc lời nói rất riêng của từng con người cụthé khi họ "cam xúc" với "sự vật" xung quanh Đây chính là cơ sở cho những cáchnhìn nhận về thơ hiện nay Đến giai đoạn hiện đại, M Gooki đã đưa ra một định
nghĩa về văn học: "Van học là nhân học" (văn học là khoa học về tính người) Mộtđịnh nghĩa có tầm khái quát như thế là rất cần thiết đối với mọi đối tượng nhận thức
văn chương Tuy nhiên, với các nhà nghiên cứu thì nhận định đó chỉ mới giúp họ
trả lời câu hỏi "văn chương thể hiện nội dung gì?", mà chưa giải quyết được một
vân đê cũng hệt sức quan trọng: “nội dung đó được tạo ra nhu thé nào?” Trên thực
14
Trang 16tế, bản chất của sự vật bị quy định bởi cách thức mà người ta tạo ra nó Vì vậy,đứng trên góc độ sáng tạo mà xét, một định nghĩa về văn học cần phải nhắm vàohai bình diện nói trên Khi lí luận phê bình phát triển, người ta mới chú trọng đếnmặt thứ hai của van đề này một cách toàn diện hơn "Van hoc là nghệ thuật ngôn
từ" [99, 162] Văn chương không chỉ là những khám phá cái chưa biết trong đờisông con người một cách thông thường mà nó là một hành động sáng tạo mang tínhnghệ thuật Văn học là một ngành nghệ thuật lấy ngôn từ làm phwong tiện và
phương thức phản ánh Theo đó, một tác phẩm nghệ thuật phải được khám phábằng những tiêu chí của nghệ thuật Tức là không dừng lại ở việc trả lời câu hỏi nó
là cái gi?, mà là nó được tạo ra như thế nào? Như vậy, ngôn ngữ văn chương vừa
là chất liệu vừa là phương thức biểu hiện của tác phẩm nghệ thuật Nó chính là đối
tượng đích thực và cụ thể của ngôn ngữ học nghệ thuật Những căn cứ nêu trên đãgiúp chúng tôi xác định được các bình diện ngôn ngữ cơ bản làm đối tượng nghiên
cứu.
Các nhà nghiên cứu theo trường phái hình thức đã chỉ ra sự đối lập giữa ngônngữ chung hay ngôn ngữ văn xuôi với ngôn ngữ thơ Tác giả tiêu biểu nhất củatrường phái này là R Jakobson Trong tiểu luận Ngôn ngữ và thi ca, R Jakobson
đã nhắn mạnh đến cơ chế hoạt động của ngôn ngữ thơ là cơ chế lựa chọn và cơ chế
kết hợp Đây là sự cụ thé hóa các nguyên lí về sự hoạt động của ngôn ngữ mà F de
Saussure đã trình bay trong Giáo frình ngôn ngữ hoc đại cương: quan hệ hệ hình
và quan hệ cú đoạn Từ những nguyên lí phổ quát này, R Jakobson và nhữngngười cùng quan điểm với ông đã chỉ ra rằng, trong thơ, hình thức ngữ âm là vôcùng quan trọng Họ nhấn mạnh đến các yếu tố âm thanh như âm vận, điệp âm,
điệp vần, khô thơ là những đơn vị thuộc bình diện hình thức Từ những nguyên lí
này, ngôn ngữ thơ dần dần được nhận ra một cách rõ nét hơn và toàn diện hơn Đây
là những nguyên lí đã được các nhà Việt ngữ học ứng dụng vào việc xem xét thơ ca
tiếng Việt một cách hiệu quả Những năm cuối thế kỷ xx, ở trong nước, trong
chuyên luận Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Phan Ngọc đã đưa ra mộtđịnh nghĩa về thơ: "Tho la một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản dé bắt
15
Trang 17người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc do chỉnh hình thức ngôn ngữ nay" [80,30] Có thể một quan niệm như thế về thơ là chưa toàn diện (chữ guái đản trongtrường hợp này được Phan Ngọc giải thích là khác la so với thong thường Về mặtnày, Phan Ngọc đã có cùng quan điểm với Hoàng Tuệ), song qua đó cũng cho thấyngôn ngữ không những là chất liệu cơ bản xây dựng nên bài thơ mà nó còn chứa
đựng những phương thức thé hiện rất đặc trưng của nghệ thuật thi ca Nhữngphương thức kết hợp "qudi dan" của ngôn ngữ thơ thực chất là những cấu trúc ngôn
ngữ xa lạ so với câu trúc ngôn ngữ phi nghệ thuật (hay nói cách khác ngôn ngữ phinghệ thuật có những giới hạn nhất định không thể vượt qua được để đảm nhậnnhững chức năng biểu đạt mang tính thâm mỹ) Một tác giả khác cũng đi theohướng này là Nguyễn Phan Cảnh Ông đã tiếp thu các luận thuyết về thi ca trong và
ngoài nước dé đưa ra một van dé rất thiết thực song không kém phan nan giải: Cácnhà thơ tư duy trên chất liệu ngôn ngữ như thế nào? Lí thuyết hệ hình mà Nguyễn
Phan Cảnh đưa ra không mới song qua đó một lần nữa việc xem xét thơ từ phươngthức lựa chọn ngôn từ trong các hệ hình dé tạo ra hiệu quả biểu đạt cao nhất đượckhăng định là đúng và có sức thuyết phục cao [10, 51-70] Nguyễn Phan Cảnh
không dừng lại ở đó mà mở rộng van dé sang cả cấu trúc phô biến trong ngôn ngữthơ dé giải thích nguồn gốc của các biện pháp tu từ [10, 71-77] Điểm nổi bật thứ
ba trong chuyên luận của ông là lí thuyết về trong nét du Trong đó tác giả đã chỉ
ra rang dé thiết lập nên các tổ chức ngôn ngữ trên truc lwa chọn và trục kết hợp
(đặc biệt là trục kết hợp), nhà thơ phải sử dụng đến các thao tác loại bỏ trường nét
dư theo cảm quan tư duy nghệ thuật rất riêng của mình Cách thức loại bỏ trườngnét dư chính là quá trình hình thành thê thơ Nét dư được loại bỏ càng nhiều thì
hàm lượng thông tin càng cao và càng đòi hỏi ở người tiếp nhận năng lực tiếp nhậncác kết cấu "la" do việc loại bỏ các yếu tố ngôn ngữ có hàm lượng thông tin thấp
mà ra Di ngược quá trình này hay sự khôi phục nét dư, chúng ta sẽ được một văn
bản thơ có hình thức ngữ âm gần với văn xuôi hơn Chính các đơn vị ngôn ngữ này
khi nét dư bị loại bỏ một cách có chọn lọc, thao tác lựa chọn đạt đến độ nào day thi
chúng trở thành các phương tiện tu từ.
16
Trang 18Như vậy, quá trình nghiên cứu ngôn ngữ thơ tiếng Việt cho đến Nguyễn Phan
Cảnh, Hữu Đạt đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng Các tác giả đã từng
bước cụ thể hóa và nhất trí trên những điểm rất căn bản về sự phân biệt ngôn ngữthơ (là ngôn ngữ của thế giới chủ thể với những sáng tạo độc đáo mang tính cánhân) với ngôn ngữ văn xuôi (là ngôn ngữ miêu tả thế giới khách thê mang nặngtính lô gic) Các bình điện của ngôn ngữ thơ được chọn làm cơ sở dé xác định đối
tượng nghiên cứu ngôn ngữ lục bát hiện đại bao gồm:
1, Hình thức ngữ âm, gồm âm điệu, vần điệu và nhịp điệu Những yếu tố nàyđược tạo ra từ sự loại bỏ các nét dư và đi vào chuỗi kết hợp dưới áp lực hệ thống délàm thành một thứ ngữ điệu đặc trưng còn gọi là nhạc điệu thé loại
2, Các phương tiện và phương thức tạo nghĩa trong thơ Các đơn vị ngôn ngữ
thuộc đối tượng nghiên cứu là các đơn vị ngôn ngữ có tinh tu từ cao (tinh tu từđược hiểu là mdu sắc tu từ, một khái niệm của Phong cách học tiếng Việt) Chúng
được hình thành từ các thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp
Xem xét các bình điện nghiên cứu ngôn ngữ thơ, chúng ta rút ra được các vấn
đề sau đây:
Thứ nhất, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca đã chỉ ra được các đơn vị, các
bình diện làm đối tượng nghiên cứu
Thứ hai, cac công trình nghiên cứu ngôn ngữ thi ca thuộc các trường phái đã
chỉ ra rằng thơ không phải là một hiện tượng ngôn ngữ học thuần túy mà là một
nghệ thuật đặc thù lay ngôn từ làm chất liệu (trong đó ngôn ngữ vừa là chất liệu,vừa chứa đựng những phương thức phản ánh) Một yếu tố nghệ thuật phải đượcxem xét trong một chỉnh thé nghệ thuật; giá tri cua ngôn ngữ tho là tính nghệ thuật
của nó chứ không phải là những giá trị phố quát của ngôn ngữ chung
Thứ ba, mặc dù đã có nhiều cô gắng song dường như các nhà nghiên cứu vẫn
chưa thực sự thiết lập được mối quan hệ chắc chắn giữa cách tiếp cận thi ca từ góc
độ lí luận phê bình với cách tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ Thực tế là rất nhiều luận
đề trong thi ca được giới nghiên cứu lí luận văn học đưa ra nhưng khi giải thích nó
từ góc độ ngôn ngữ vẫn chưa thật thành công Lý luận phê bình văn học phải bao
17
Trang 19trùm lên toàn bộ các khuynh hướng tiếp cận tác phẩm Về điểm này nó vẫn còn hạnchế Bên cạnh đó cũng có tình trạng người nghiên cứu ngôn ngữ văn chương miễn
cưỡng với những nguyên lý căn bản của phản ánh luận trong văn học Ví dụ, lí luận
- phê bình đưa ra lí thuyết về ứ tho, song lí luận ngôn ngữ lại không dé cập đến
vân đề này, cho dù tứ thơ hay bất kì thứ gì có trong bài thơ cũng đều được thê hiệnbang ngôn ngữ Hay một vấn đề khác như khái niệm giọng điệu lại chỉ được nóiđến trong lí luận văn học nhưng thực tế sự biéu hiện của nó cơ bản và rất rõ nét trên
hình thức của ngôn từ.
Cho đến nay việc nghiên cứu theo phương thức định lượng, định tính các yếu
tố ngữ âm trong ngôn ngữ thơ đã đạt được những thành công nhất định nhờ ứngdụng các thành tựu ngữ âm học thực nghiệm Điều băn khoăn hiện nay là giá tri
biểu đạt của các yếu tố ngữ âm van là một cái gì đó hết sức mơ hồ Giá trị biểu đạtcủa nó phải được xem xét trong những bối cảnh hẹp Tuy vậy, việc phân tích giá trị
ngữ âm trong một dòng thơ, đoạn thơ, bài thơ, thể thơ của một tác giả, một giaiđoạn vẫn còn rất cần thiết Bên cạnh đó quá trình này cũng phải được đặt trongmối tương quan với các phương tiện và các phương thức tạo nghĩa Hãy thử xem
xét bài thơ Tre Việt Nam dé minh chứng cho các van đề này
Về mặt ngữ âm, bài thơ chứa đựng mặt thuần nhất và mặt di biệt của âm luậtthể loại trên ba mặt cấu thành nhạc điệu là âm điệu, van điệu, nhịp điệu Xét mặtthuần nhất trong nhạc điệu, ta thấy âm điệu (theo mô hình âm luật lục bát (bằng,
trắc và bat luận) bai thơ cơ bản tuân thủ tinh cách luật của thê loại (trừ một dòngthơ duy nhất có sự biến đổi t4 > b4: Thuong nhau tre không ở riêng) Những vị tríkhông bắt buộc (1,3,5,7) cũng không có một sự biểu hiện “thiên lệch” nào đáng kể
Về van điệu, các yếu tố cấu thành van điệu như vi trí, độ hòa âm, độ vang, cao độcủa âm tiết hiệp van cũng không có gì đặc biệt Ví dụ, về vị trí hiệp van changhan, các vần đều được “bố tri” đúng các vi trí thứ 6 dòng lục-thứ 6 dong bat; thứ 8dòng bát với thứ 6 dòng lục Van chính chiếm phan cơ bản đã làm cho vần điệu bài
thơ đạt được tính hài âm cao Vé nhịp điệu, nhịp đôi (là nhịp phổ biến của lục báttạo nên giai điệu cho thê loại) chiếm ưu thế trong bài thơ (24/30 dòng thuần túy
18
Trang 20nhịp đôi) khiến cho "trang thdi" của nó hòa nhập cùng "trang thái” của lục bát dangian, nhuần nhị bởi giai điệu đều đều của một khúc tâm tinh trong giọng ké thiếttha, sâu lắng Tre xanh nhưng màu xanh đó có tw bao giờ? Chỉ biết rang nó đã đượctruyền tụng là có tự ngdy xưa Dòng chảy nhịp điệu biểu hiện tính "thudn khiết"
của âm luật đã khiến cho nhạc điệu bai thơ phảng phất khí vị của ca đao, đằm thắm,
lắng đọng một niềm tâm tư sâu thăm Xét mặt khá biến trong nhạc điệu thé loại,chúng ta thấy rằng dựa trên nền tảng ngữ âm cơ bản, những "di hóa" của vần điệu
và nhịp điệu cùng sự luân phiên về độ hòa âm van chính và độ hòa âm van thông,không gò ép nhưng vẫn nằm trong "khuôn phép" và cách hiệp vần của thê lục bát:
Tre xanh giò bờ//Xanh manh thành (vần chính); oi tươi vôi/màu đâu(vần thông); đâu lâu (vần chinh)/ nhiễu nghèo nhiéu (van thông) Như
vậy, dù sự biến thiên này nảy sinh từ tâm thức hay từ một sự tính toán chủ định thìchúng ta cũng phải thừa nhận rằng tác động vào nhịp của âm luật thê loại sẽ đưa lại
hiệu quả cao nhất Thông thường, nhịp tho của thé lục bát là nhịp đôi (2/2/2 và2/2/2/2) ở bài thơ này, trong 30 dong thơ, có 6 dong xuất hiện nhịp biến 3/3 và3/3/2 (trong thê lục bát, nhịp lẻ được coi là nhịp biến):
- Thân gây guộc / lá mong manh
- Có gi đâu / có gi đâu
- Năm qua đi /tháng qua đi
- Chuyện ngày xưa / đã có bở / tre xanh
- Mỡ màu ít / chat don lâu / hóa nhiễu
- Cây kham khổ / vẫn hát ru / lá cành
về tổng thé, bài thơ có xu hướng sử dụng nhạc điệu của ca dao Vì vậy, khinhịp biến xuất hiện (theo lối cân xứng 3/3 và không cân xứng 3/3/2) dòng thơ trởnên rắn rỏi, bùng phát, tạo được ấn tượng mạnh trong lòng người đọc, người nghe
Lời tự vấn mở đầu bài thơ khiến người nghe ngỡ ngàng mà nhận ra rằng một điềutưởng như bình dị và hiển nhiên như thế nhưng đến nay ta dường như vẫn chưa hè
hay biết:
Tre xanh
19
Trang 21Xanh tự bao giờ?
Rồi dòng suy tưởng kéo ta vào chiều sâu ý tứ của bài thơ:
Chuyện ngày xưa đã có bo tre xanh
Màu xanh ay tro di tro lai khắc khoai như chính nhịp điệu của câu thơ:
2( )/4-3/3/2 bị gián đoạn bởi sự ngắt dong và phép lặng Đây là khúc dao đầu hiếm
thấy trong lục bát hiện đại Hai câu tiếp theo đã có sự tăng cường năng lượng ngữnghĩa thông qua việc sử dụng tiểu đối ở dòng lục và quay trở lại lỗi tự vấn (qua
việc sử dụng câu hỏi tu từ ở đòng bát), lời thơ cũng thiết tha hơn so với câu hỏi banđầu:
Thân gây guộc/ lá mong manh
Mà sao nên lity nên thành tre ơi (?!)
Những dòng thơ tiếp theo cho đến hết bài đều theo lối đột phá được xây dựng
trên phương thức đối lập Về nội dung: đối lập thuộc tinh giữa sự mảnh mai, yếu
ớt của thân, lá với sự day đặn, chắc chắn của luy, thành; giữa cải it sản sinh ra cảinhiều (Mỡ màu ít chat don lâu hóa nhiều) Về mặt hình thức: đối lập nhịp điệu lẻ,chan giữa hai dòng 6 và 8 (Thân gây guộc/ lá mong manh - Mà sao/ nên lũy/ nên
thành/ tre ơi và Năm qua di/ tháng qua di - Tre già/ măng mọc/ có gi/ lạ đâu) và lốiđối ứng: bao nhiêu bay nhiêu (Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu can cù) - một cautrúc hình thức phố biến trong ca dao
Về mặt phương tiện, phương thức tao ngữ nghĩa Tw ngữ trong bài thơ thé
hiện cá tính sáng tạo của phong cách lục bát đậm chất dân gian Bài thơ gợi mộtcảm giác quen thuộc, hình như mỗi ý thơ đã ngự trị đâu đó trong ta từ lâu rồi Xét
về phương thức, phương tiện tạo nghĩa, nhịp thơ mở đầu như một sự ngập ngừng,phép lặng giữa dòng tho dan ta đi theo miền hồi tưởng về hình tượng cây tre từtrong quá khứ xa xăm đến hiện tại Tứ thơ di dan vào chiều sâu suy tưởng của triết
li dân gian: (Mặc dù) thdn gầy guộc, lá mong manh; (nhưng vẫn) nên lũy nênthành; ít nhiều (mỡ màu ít chat dồn lâu hóa nhiều); bao nhiêu bấy nhiêu (tre
bao nhiêu rễ bấy nhiêu can cù) Đây là những câu thơ có phương thức tư duy
20
Trang 22tương đồng với rất nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao: Mua lâu thấm dat; Năng nhặtchặt bị; (dinh/cau ) bao nhiêu (ngói/nhịp) (thương mình) bấy nhiêu
Những lời nói cửa miệng dân gian (ca dao, tục ngữ, thành ngữ) xuất hiện mộtcách tự nhiên làm cho câu thơ lục bát quyện hòa hai sắc thái: tính triết lí nhân sinh(trong cảm hứng của tục ngữ, thành ngữ) và chất trữ tình đằm thắm (trong thi hứng
của giai điệu ca dao) Nếu thiết lập quan hệ liên tưởng giữa câu thơ lục bát trongbài với ngôn từ dân gian ta sẽ thấy một hiện tượng tương đồng, tương sinh:
Thành ngữ: Nhường cơm sẻ áo; một nắng hai sương
Câu tho lục bát: Lung tran phơi nắng phơi sương - Có manh áo cộc tre
nhường cho con
Thành ngữ, tục ngữ: Giỏ nhà ai quai nhà nấy; cha nào con nấy
Câu thơ lục bát: Măng non là búp măng non - Đã mang dáng thắng thân tròn
cua tre
Kết thúc tứ tho là một thành ngữ nguyên dang (chứng tỏ quan hệ liên tưởnggiữa lục bát và ca đao trong bài thơ là có thực) được bố trí song hành với về đầucâu thơ mang chức năng gợi mở van đề: Năm qua di tháng qua di - Tre già măng
mọc có gì lạ đâu Câu trúc ngữ nghĩa theo hướng nay thé hiện rõ nét kiểu tu duytriết luận của một xu hướng mới trong thi ca hiện đại Câu thơ đã đạt đến độ hoàn
mi cao: sự biến nhịp thé loại được cộng hưởng bởi nghĩa của từ (năm tháng ) tao
ra ý nghĩa liệt kê tăng cấp Năm qua di rồi tháng qua di, thời gian vĩnh hang trong
sự vận động tuân hoàn kéo theo sự vĩnh hăng của tre, đê Mai sau / Mai sau / Mai
21
Trang 23sau Dat xanh tre mãi xanh màu tre xanh Lớp trước già đi, lớp sau thay thé, chongàn vạn mai sau tre vẫn phủ màu xanh lên đất nước này
Với một 36 lượng lớn thành ngữ, tục ngữ dan gian được sử dung dưới hình
thức cau tạo lại, đến lượt nó, các dòng thơ bị "dong hóa” dé trở thành những thành
ngữ, tục ngữ hiện đại Đây thực sự là một “cuộc sinh hạ” ngôn từ có “tinh di
truyền " đạt mức cực đại trong một bài thơ Điều đó khiến cho nó trở thành độc đáo
Qua đây chúng ta thấy rằng khi đánh giá một bài thơ lục bát, ta không thể
xem xét hai mặt ngữ âm - ngữ nghĩa một cách tách rời Về điểm này Đỗ Đức Hiểucũng đã nhận định: "tac phẩm văn học là một hệ thống ki hiệu lông vào nhau, văn
bản di động trên nhiều bình diện, chồng chất nhiều hệ thong đan chéo nhau (âm
thanh, cu pháp, ngữ nghĩa ) Tho là một cau trúc ngôn từ trùng điệp” [50, 46].Các hệ thống, bình diện trong thơ liên kết với nhau bằng những mối quan hệ đa
chiều và giá trị của mỗi thành tố cũng được sản sinh từ những mối liên hệ ấy Điều
này còn cho phép ta đi đến một hệ luận khác nữa: khai thác một bình diện, yếu tốnào đó của ngôn ngữ tác phẩm thi ca cũng không thể tách chúng ra khỏi hệ thống
mà phải xem xét chúng trên các mối quan hệ khách quan dé cuối cùng trả chúng về
hệ thống
1.2 Ngôn ngữ thơ trong vận động tạo lập đặc trưng thể loại
Đặc trưng thể loại quy định đặc trưng ngôn ngữ Vì vậy sự vận động tạo thê
giúp ta hiểu thêm về đặc điểm ngôn ngữ của một thé thơ nào đó Khi nắm được cơ
chế tạo thể của thơ, ta có thể biến một bài thơ nào đó từ thể này sang thể khácthông qua các thao tác lựa chọn và kết hợp Hình thức cuối cùng của tác phẩm làtam gương phản chiếu tư duy mĩ cảm - ngôn ngữ của chủ thé sáng tạo Bùi VănNguyên và Hà Minh Đức là hai trong số rất ít tác giả đã đưa ra vài nét lớn về đặc
điểm ngôn ngữ quy định đặc trưng cảm xúc thi ca trong các thê thơ tiếng Việt Tuy
nhiên hai tác giả này chưa đi sâu phân tích các biểu hiện có tính quy luật của ngônngữ trong các thé thơ và quy luật vận động tao thé trong quá trình sáng tác của nhàthơ Trong chuyên luận Ngồn ngữ tho, Nguyễn Phan Cảnh đã nói về trong nét dưcủa mỗi câu thơ và cơ chế ngâm thơ Phát hiện này cho phép ta hiểu được cách
22
Trang 24thức vận động của ngôn ngữ trong quá trình hình thành đặc trưng thé loại Dựa vàonhững biểu hiện về ngữ đoạn được đánh dấu bằng hiện tượng gieo vần, NguyễnPhan Cảnh cho rằng vận động tạo vân chính là khâu cơ bản nhất của quá trìnhhình thành thé thơ Mỗi thé thơ có một kiêu gieo van (trong những ngữ đoạn ngan/
dài) đặc trưng Nhưng không phải vận động tạo vần đẻ ra thể thơ một cách cơ học,
mà hai quá trình này diễn ra đồng thời Chúng ta có thé nhận diện ra một thé thơ
khi căn cứ vào các đấu hiệu vần điệu Tuy nhiên một sé trường hợp việc nhận diện
thé thơ qua van lại gặp rất nhiều khó khăn Trong bài Tiếng chổi tre của Tỗ Hữu(Những đêm hè/ Khi ve ve/ Đã ngủ/ Tôi lắng nghe/ Trên đường Tran Phú/ Tiếng
chổi tre/ Xao xác/ Hàng me ), Néu chấp nhận vần lưng thi văn bản thơ sẽ là:Những đêm hè khi ve ve đã ngủ/ Tôi lắng nghe trên đường Tran Phú/ Tiếng choitre xao xác hàng me Như vậy, trong sáng tác thi ca, thể thơ hình thành không
phải như một “sự chọn lọc tu nhiên”, mà là sự vận động của các quan hệ nội tại
trong những cấu trúc ngôn ngữ dưới sự điều khiển của tâm thức văn hóa - ngôn ngữcộng đồng
Trong tiếng Việt, quá trình vận động tạo thơ đã hình thành nên các thé thơ 2tiếng cho đến 12 tiếng Mặc dù trước đó có văn bién ngẫu song tho văn xuôi không
trở nên phô biến Những thể thơ quen thuộc với người Việt là lục bát, song thất lục
bat, 5 tiéng, 7 tiéng Cơ chế biểu đạt của một van bản thơ khác xa với co chế biểu
đạt của một văn bản văn xuôi Các đơn vi trên trục ngữ đoạn có tính độc lập cao và
tự nó đối lập với các yếu tố đồng loại trên trục lựa chọn dé tạo ra giá trị Chính vaitrò ưu thế của quan hệ ngữ đoạn đã làm cho ngôn ngữ văn xuôi chỉ thuần tủy manggiá trị thông báo (tất nhiên quan hệ ngữ đoạn của ngôn ngữ văn xuôi cũng rất khác
so với quan hệ ngữ đoạn của ngôn ngữ thơ) Dưới áp lực tạo thé (nhạc điệu), quan
hệ ngữ đoạn trong ngôn ngữ thơ được hiện thực hóa qua hai con đường chính: quan
hệ "lỏng" và quan hệ "phi lô gic" Khi bi lược bỏ các hư từ hay các từ nghèo thông
tin, các đơn vị ngôn ngữ hiện diện trở thành yếu tố tối thiểu có tính độc lập rất cao,
quan hệ ngữ đoạn trở nên lỏng ra Cũng có khi cần đến một kết hợp bất thường để
23
Trang 25tạo nghĩa mới cho cấu trúc ngôn ngữ Lúc này quan hệ ngữ đoạn được thiết lập dựa
trên nguyên lý phi lô gíc.
Mỗi dòng thơ có thể tương đương với một phán đoán tồn tại trên một tiết tau
và thé hiện bằng một dư âm Dư âm là "tiéng vọng” của giá trị ngữ âm được théhiện bằng tiết tau Có thé có câu thơ mang dư âm di xa, cũng có thé có câu thơ mà
dư âm chỉ là một cái gì đó rất mờ nhạt Câu thơ (trong Bài ca chim Cho Rao) của
Thu Bồn rất gần với văn xuôi:
An trái gam (/) nhớ trái dừa tha thiếtUống vũng suối trong (/) nhớ biển biếc bao la
Những đêm mưa nguồn sam động
Nhớ làm sao (/) tiếng sóng vỗ quanh nhà
song lại có sức ngân vang rất lớn Hiệu quả đó bắt nguồn từ việc có ý thêm vào một
số âm tiết làm cho nhịp của câu thơ dài ra trùng với đơn vị cú pháp của văn xuôi,
do đó người đọc có cảm tưởng như đang bơi trên một dòng chảy không dứt của
chuỗi ngôn từ đầy ấn tượng Tình trạng trên khác xa với những câu thơ ngắn trongbài thơ Lwom của Tế Hữu: Chú bé loắt choắt/ Cái xắc xinh xinh/ Cái chân thoăn
thoat/ Cái dau nghênh nghênh Những câu thơ trùng với một ngữ đoạn ngắn tạo ra
cảm giác nhanh, mạnh, phù hợp với sự miêu tả tính hồn nhiên trong bước chân sáo
của cậu bé liên lạc
Tóm lại, sự vận động tạo thê trong ngôn ngữ thơ vừa phụ thuộc vào sự chiphối của hai loại quan hệ khách quan của ngôn ngữ (quan hệ ngữ đoạn và quan hệliên tưởng), vừa phụ thuộc vào cảm thức nhạc điệu của tác giả Mỗi thể thơ với bảnthé của mình đều tôn tại trong một giới hạn ngữ âm-ngữ nghĩa nhất định
Mỗi dân tộc đều có một nền thi ca đặc trưng gắn với những thé thơ nhất định
Thơ tiếng Việt có thê 2 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng, lục bát, song thất lục
bát, 8 tiếng, thơ tự do, thơ văn xuôi Sáng tạo một bài thơ theo một thể nào đây
phần lớn bắt nguồn từ cảm thức ngôn ngữ Quá trình này vừa phụ thuộc vào tâm lí
lứa tuổi, vốn văn hóa, vừa phụ thuộc vào năng lực tư duy nghệ thuật Khi vốn vănhóa trở nên thứ yếu và yếu tô tâm lí đóng vai trò hướng đạo thì thơ thường nghiêng
24
Trang 26hắn về cảm xúc Ngược lại sẽ là thơ trí tuệ, thơ lô gíc Một bài thơ hay thuộc mộtthé nào đấy kết tinh cả ba yếu tố kê trên Trong những bài thơ hay của Tran ĐăngKhoa người ta vẫn dé dàng tìm thấy yếu tố tâm lí lứa tuổi chi phối một cách mạnh
mẽ lối tư duy ngôn ngữ Mỗi nhà thơ có một lối tư duy ngôn ngữ nhất định tươngứng với một thé thơ sở trường Xuân Quỳnh là một tác giả tiêu biéu cho thé thơ 5
tiếng: Em sẽ kế anh nghe/ Chuyện con thuyén và biển/ Tự ngày nào chang biét/Thuyền nghe lời biển khơi/ Cánh hải âu sóng biếc/ Đưa thuyén đi muôn nơi
(Thuyên và biển) Thé thơ này mang hình thức phé biến của vè Tính đơn giản vềngữ âm sẽ rất thuận lợi trong ứng tác Xuân Quỳnh đã kết hợp một kết cấu ngữ âmgiản dị với giọng kể hồn nhiên đưa người đọc đi vào một câu chuyện đời thườngnhưng giàu tính triết li Các thé thơ từ 2 - 5 tiếng do số lượng các đơn vi mangnghĩa ít nên câu thơ giản dị, ý thơ mộc mạc, tư duy thơ trong sáng nên rất dé hiéu,
dé cảm va do vậy rất gần gũi với người bình dân Sức mạnh của thé đồng dao và vè
là sự thuận lợi trong diễn ca hóa mọi vẫn đề của đời sồng cộng đồng Bằng một
hình thức ít bị bó buộc bởi nhạc tính, đồng dao và vè đã đảm nhận một cách xuấtsắc vai trò quần chúng hoá, bình dân hoá nghệ thuật thi ca Khác với thê đồng dao,
thơ 6 tiếng đã có tính hàn lâm hơn nhiều Khi số lượng âm tiết trong dòng thơ tănglên theo cấp số cộng thì các quan hệ tăng lên theo cấp số nhân Thơ 6 tiếng có hình
thức ngữ âm - ngữ nghĩa tương đương với một loại thành ngữ, tục ngữ:
- Được mùa lúa (/) ua mua cau
Được mua cau (/) dau mùa lua
- Sông có khúc (/) người co lúc
Nguyễn Trãi là người sử dụng thé thơ này một cách thành công: Nii láng
giéng chim bau ban/ Mây khách khứa nguyệt anh tam/ Tào khê rửa ngàn tam suối/Sạch chẳng còn một chút phàm (Thuật hứng 19) Ngữ đoạn 6 âm tiết rất thích hợpcho việc thiết lập một phán đoán đối xứng - vốn là kiểu tư duy ngôn ngữ có tính lôgic cao Kiểu cấu trúc này xuất hiện trong tiếng nói của người bình dân đã được cố
định hóa bởi các thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ và mang đậm tính lô gíc, tính triết
lí Khi cấu trúc ngôn ngữ tương đương với các đặc ngữ (idiom) thì nó trở nên trong
25
Trang 27sáng và chứa đựng dung lượng thông tin rất cao Tho 6 tiếng có thé được xem làthể thơ hàn lâm tiếng Việt ra đời sớm nhất Cho đến khi trào lưu hiện đại có xuhướng tăng cường yếu tô cảm xúc thì nó buộc phải nhường bước cho các thé thơ có
sỐ lượng tiếng lớn hơn Thơ hiện đại chứa đầy tác tử tình thái, trường nét dư có xu
thế được khôi phục lại, cấu trúc thơ 6 tiếng không còn thích hợp nữa
Nếu cấu trúc 6 tiếng thiên về tính lô gíc thì thể 7 tiếng đã có những sự khácbiệt đáng ké Tho 7 tiếng Việt Nam có lịch sử hình thành tương đối phức tap Dau
tiên là thơ Đường luật - thể thơ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thi pháp thơ Đường.Thẻ thơ này mang tính hàn lâm rất cao, từ ngữ trong sáng và khuôn mẫu cả về mặtngữ âm lẫn ngữ nghĩa Các nhà nghiên cứu thi ca đều nhất trí cho răng thơ 7 tiếng
chịu ảnh hưởng bởi hình thức ngữ âm cơ bản của thơ Đường Người có công Viét
hóa nó trước hết phải kế đến Hồ Xuân Hương Nhờ tính tương đồng về loại hình
ngôn ngữ, cộng với tai năng của mình, bà đã "ddan gian hóa”, "Viét hóa” loại hình
"thơ quỷ tộc" này Hình thức thơ 7 tiếng được sử dung phổ biến trong thơ ca hiệnđại Bai LO mua ve cua Vii Quan Phuong là một vi du: Bồ hứa bắt cho con con ve/
Ve chưa kịp bắt đã qua hé/ Mùa ve sau đến thì con lớn/ Minh bo bên bờ cây lắng
nghe Với bôn câu thơ 7 tiếng nhưng sự lặp lại ngữ âm (con - con) trong một dòng
là hiện tượng hiếm thay trong thơ Đường luật Cảm hứng hiện đại với hình thức
mang tính cô điển đã làm cho bài thơ cô đọng và đậm chất trữ tinh
Khác với thơ 7 tiếng, thơ 8 tiếng gần với thơ tự do hơn Trong thơ ca hiện đại,
thể thơ này chiếm một tỉ lệ tương đối lớn (ví dụ 7 ấy của Tố Hữu có 33 bài 8tiếng trong tong số 71 bài) Xét trên bình diện rộng, người ta thay thé thơ 8 tiếng ítmang tính thuần túy hơn, vì có khi ở giữa bài thơ lại xen lẫn một số dòng 7 tiếng
Những bai thơ 8 tiếng của Nguyễn Duy thé hiện rất rõ đặc trưng này
Lan lita mãi thé là ta lỡ dại (8 tiếng)
Dé dành thành mắt cắp cả tình yêu (8 tiếng)
Thế là ta m6 côi em mãi (7 tiếng)
Cái vu vơ chết đuối dưới sương chiéu (8 tiếng)
26
Trang 28Trong trường ca Bài ca chim Cho Rao của Thu Bồn, tình trang chêm xen xảy
ra từ đầu đến cuối:
Chim Cho Rao ơi bay về buôn vắng (8 tiếng)
Báo tin buôn di khắp mọi nơi (7 tiếng)
Mặt trời đã rụng hai tia nắng (7 tiếng)Rừng Tây ánh lửa đỏ sáng ngời (7 tiếng)
Sự “nhập nhăằng" này phải chăng là biểu hiện của bước chuyền tiếp giữa thơ 7
tiếng với thơ tự do? Xét về mặt hiệu quả, dòng thơ 8 tiếng được tăng cường một âmtiết có thé sẽ tạo ra một điểm nhắn làm cho liên kết nội bộ rõ ràng hơn trong xu
hướng khôi phục nét dư khi có điều kiện thích hợp Nguyễn Phan Cảnh khi phân
tích thé thơ 8 tiếng đã xếp chúng vào thé tho hoành tráng [10, 151] Quả thực thơ 8
tiếng đã tiến tới một mức độ phức hợp mới trong cấu trúc ngữ âm Mỗi dòng thơ làmột ngữ đoạn dai chứa đựng một lượng thông tin tương đối lớn, nhưng không vì
thế mà cấu trúc ngữ âm trở nên lỏng lẻo Nhờ cách gieo vần gián cách hay liên tục
như thé 7 tiếng mà thể thơ 8 tiếng vẫn có được sự mượt mà của giai điệu thơ cô
điển trong cái phảng phat hơi thở của thé thơ tự do
Có 1é bước đột phá nồi bật nhất trong thi ca Việt Nam hiện dai là sự xuất hiện
và đứng vững cua thơ tự do Sự ảnh hưởng trào lưu thơ tự do phương Tây một cách
toàn diện đã nhanh chóng đưa thể thơ này du nhập vào trào lưu thi ca dân tộc BàiNgười thương của Nguyễn Viết Lam là một ví dụ tiêu biểu:
Ơi người thương! (3)
Đó là tiếng ngày xưa cha gọi mẹ (8)Cũng là tiếng bây giờ anh lại gọi em (9)
Tiếng dịu hiền trăng đêm, (5)Sương rơi thâm trên cỏ (5)
Xưa cha mẹ yêu nhau nón nghiêng che trước ngõ, (10)
Mái tranh nghèo tình dẫu say mê, (7)Van tiếng cành trưa gió thoi bờ tre, (8)Thoang thoảng hương dong rom ra (6)
27
Trang 29Chung ta thương nhau nhớ lời cha me day, (9)
Tinh đã sâu nghĩa nặng gấp bao lan! (8)Anh vẫn chiêu chiều đợi tắt năng trên san (9)
Vé non xa tam trang gan e ap (8)
Nhưng bóng dáng thân yêu van trùng non che lap (10)
Chỉ thâm nghe hai tiếng gọi: (6)
Người thương! (2)
Đây là một bài thơ tự do với đặc điểm dễ nhận thấy như không bị gò bó vềniêm luật, về số tiếng trong dòng (3, 8, 9, 5, 5, 10, 7, 8, 6, 9, 8, 9, 8, 10, 6, 2), vềhiệp vần (chỉ có 3 cặp hiệp vần chính trong 14 dòng thơ), về cách ngắt nhịp Vìvậy, khả năng biéu đạt ngữ nghĩa thông qua các hình thức ngữ âm hết sức to lớn
Chúng ta bắt gặp trong bài thơ sự thay đổi các hình thức ngữ âm rất linh hoạt theosát với những cung bậc tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình Mở đầu là một
tiếng gọi Người thương! rất tự nhiên và đậm chất khâu ngữ Tiếp đến là giọng tâmtình trong lời kể làm cho câu thơ dài ra như thé tiéng người xưa vọng lại thànhtiếng bây giờ Hai dòng tiếp theo ngắn lại chỉ còn vẻn vẹn 5 tiếng tạo thành nhữngthanh âm lắng đọng Bốn dòng tiếp theo trở lại với giọng kế ban đầu Những dòngthơ còn lại có một sự chuyển minh tinh vi: từ tat nang trên sân rat mới lạ của dòng
trên đột ngột liên kết với vẻ non xa tắm trăng gan dòng dưới kết thúc bằng một âmtiết khép (ấp) tạo ra cảm giác dồn nén Cảm giác đó càng được tăng cường khi
dòng thơ tiếp theo cũng kết thúc bằng một âm tiết tương tự (áp) Tình trang đó đạtđến độ căng nhất định dé cuối cùng buông ra lan tỏa mãi cái dư vị ngọt ngào theodòng thơ cuối cùng - cũng là một tiếng gọi thiết tha: Người thương! Cái độc đáo
của bài thơ là tính tự do của thể loại dẫn đến sự đa dạng về nhạc điệu Hình thứcngữ âm đó đã theo sát và hỗ trợ đắc lực cho mặt ngữ nghĩa vốn cũng rất phong phúnhư chính nhịp sống và cảm xúc của con người hiện đại Như vậy, thơ tự do cũng
có những ưu thé riêng so với các thé thơ khác Dé là năng lực chuyền tải các cung
bậc tình cảm phong phú, đa dạng và đầy kịch tính Tóm lại, trong nên thơ hiện đại,
28
Trang 30thơ tự do đang là một thách thức lớn đối với thé thơ truyền thống cách luật có hình
thức ngữ âm chặt chẽ như thơ lục bát.
1.3 Vai trò và vị trí của thơ lục bát trong nền thi ca dân tộc
Tiến trình lịch sử thi ca dân tộc đã chứng minh rằng thơ lục bát có một phẩmchất thâm mĩ đặc biệt kết tinh tinh hoa văn hoá-ngôn ngữ dân tộc Lục bát thể hiện
cảm thức cộng đồng ở mọi thời đại Vì thế thể thơ này đồng hành cùng với tiếntrình phát triển văn hóa - xã hội Nó bền bi và sâu lắng Mỗi con chữ han rõ dấu ấn
những trạng thái tâm lí tinh tế, phức tap của mọi cá nhân trong cộng đồng xã hội.Cho dù được hiện đại hóa, những câu hát ru của ca dao vẫn tái sinh từ thế hệ nàyđến thế hệ khác mà chưa lúc nào bi đứt đoạn .Me ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phânxác, hát nuôi phân hôn/ Bà ru mẹ, mẹ ru con/ Liệu mai sau các con còn nhớ
chăng (Ngôi buôn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy) Ngôn từ lục bát bằng cách nàyhay cách khác đã đi vào tâm thức cộng đồng, biến hóa và tái sinh hiển nhiên giữa
đời sống hiện thực Phạm Đình Toái đã nhận định: "tao nhân, hào khách mở miệngthành câu, khuê phụ, điền phu buông lời đúng điệu, cho đến ngạn ngữ ca dao cáccâu trẻ con đùa hát mà cũng đều tự nhiên đúng thé" [56, 53] Sở di có tình trạng đó
là vì hình hài luc bát đã “/hưởng tru" trong ta tự bao giờ, một lúc nao đó hứng khởi
mà "buông lời đúng điệu" Lời và nhạc lục bát thường trực trong tiềm thức, cảmhứng đến là bộc phát thành thơ
Một đặc điểm nỗi bật dễ nhận thấy trong cấu trúc 6-8 là van lưng Da số ý
kiến đều cho rằng nó là dấu hiệu đầu tiên về tính cô truyền dân tộc, là chất thuầntúy Việt Nam van lung va van chan xuat hién xen ké nhau, dua vao nhau dé phattrién, kéo dai truc ngữ đoạn, làm nên sự liền mạch trong điệu tính, vừa dễ nhớ, dễ
thuộc, vừa phù hợp với sự ngâm ngợi - vốn là cái nơi phôi thai và là nơi ân náu củathi ca dân tộc Vần bang được gieo ở hai vi trí trong một dòng tho tạo nên âm điệu
cơ bản nhẹ nhàng, uyén chuyên Van lưng tạo nhịp chẵn sau và đồng hóa hệ thốnglàm cho nhịp đôi trở nên phô biến Đây là nét đặc trưng của thơ lục bát Việt Nam
so với thơ Trung Hoa [81, 384] Những đặc điểm ngữ âm này dé dang diễn ta
những noi lòng u uân chứa đây niêm riêng và ca sắc âm giai điệu tâm tinh của cả
29
Trang 31cộng đồng Tâm tình đời tư, tâm tình thé sự ở đâu, thời đại nào cũng có những bai
lục bat hay vì uân khúc lòng người và tài năng thi ca chang bao giờ vắng bóng
Thể luc bát cũng có những hạn chế nhất định Chính cơ chế sản sinh “buông
lời đúng điệu" khiến cho thé thơ này có lúc bị nhiễu (cả trong sáng tác lẫn tiếp
nhận) Khi được dùng dé diễn ca, lục bát chỉ có sự hoạt động của ngữ âm (nhạc
điệu) mà hầu như không có (hoặc có nhưng rất hạn chế) sự hoạt động của ngữ
nghĩa Nó trở thành một bài diễn ca tuyên truyền, cô động Sự thuận lợi về mặt
nhac tính trong sáng tác tạo nên tính phổ biến, nhưng cũng vi thế mà sinh ra tâm lí
dễ dai Nó không còn được mọi người xem là thứ nghệ thuật tao nhã Những bài lục
bát hàn lâm phải chen lắn với vô số bài thơ cùng thể loại chỉ có nhạc điệu mà nghèo
về ý nghĩa Thực tế, khi người ta không chú trọng mặt ý nghĩa thì lục bát là một thứ
thơ rất dễ làm Bên cạnh đó, với một giai điệu êm ái, phần nào gợi lên sự giáo điềutrong cảm xúc đã gây không ít khó khăn cho người sáng tác khi cần phải biểu lộ
những trạng thái tâm lí phức tạp của người đương thời Vi vậy dé có được một bài
lục bát hay, tài năng và lòng kiên nhẫn của người sáng tác phải được rèn đũa trong
những điều kiện hết sức khắt khe
1.4 Các xu hướng lục bát và những thành tựu lục bát hiện đại tiêu biểu
Lục bát được quần chúng lao động sáng tạo qua hàng nghìn năm và ton tại,
phát triển song hành cùng văn hóa dân tộc nên bản thân nó là một phức thể Hiện
nay, trong nền văn học viết, lục bát vận động theo hai xu hướng chủ yếu Xu hướng
thứ nhất là xu hướng #ở về với ca dao Xu hướng này là sự tiếp nối những thuộctính của lục bát khi văn tự chưa trở thành hình thức giao tiếp ngôn ngữ phổ biến
Xu hướng thứ 2 là xu hướng hiện đại hóa Trong xu hướng này, nhạc điệu phải dựa
trên nền âm luật cơ bản nhưng linh hoạt tận dụng những yếu tố khả biến dé tạo ra
tính đa dang Ngôn từ phải đa trị và các phương thức biểu đạt phải đa chiều Việcxác định các khuynh hướng lục bát sẽ là cơ sở khoa học cho phép ta thiết lập các hệthống dẫn liệu, các hệ quy chiếu trong quá trình giải quyết các vấn đề mà luận án
đặt ra.
30
Trang 32Thơ lục bát được hình thành từ lời nói vần dân gian Nguyễn Văn Hoàn đãnhất trí với Bùi Kỷ khi cho rang: “Phát nguyên bởi những ca dao, phương ngônngan ngữ đời cố: kỳ thuỷ, mỗi câu hoặc bốn, năm chữ, hoặc sáu, bảy, tam, chínchữ, không nhất định; dan dân lựa vào êm tai, đọc ra thuận miệng, thành ra một
thứ âm điệu, cứ câu sáu tiếng, tiếp luôn câu dưới tám tiếng, cho nên gọi là lục bát"
[56, 45].
Trong các thê thơ dân gian, lục bát đóng một vai trò quan trọng đối với đời
sống văn hóa tinh than của người Việt [87, 62] Lục bát ca dao với hình thức ngữ
âm ồn định, ngôn từ trong sáng đã thực sự chiếm một vị trí quan trọng trong nền thi
ca dân tộc từ trước đến nay
Trên cơ sở lục bát dân gian trữ tình, lục bát diễn ca tiếp thu phần nhạc dé "tho
hóa” truyện nôm Đây chính là cái nôi dé Nguyễn Du thai nghén hình thức cấu trúcngôn ngữ của Truyén Kiểu nôi tiếng Truyện Kiểu đã tiếp thu lối diễn ca của truyền
thống truyện Nôm một cách sáng tạo Đây chính là loại hình trường ca trong vănchương Trung đại Câu thơ lục bát Truyén Kiểu đã đạt đến độ tỉnh xảo Mỗi chữ,mỗi dòng đều là những viên ngọc quý Khi được đặt vào mỗi tình huống cụ thêrộng, hẹp khác nhau chúng sẽ thé hiện các lớp, các khía cạnh ngữ nghĩa hết sức tỉnh
tế Ngôn ngữ Truyện Kiểu đậm chất hàn lâm, là kết quả của lối tư duy bác học:
chính xác, trong sáng và cân đối hài hòa 7 ruyện Kiêu là một bài thơ lục bát rất dài,được xây dựng trên nên tự sự, nhưng không có chữ nào, dòng nào bị đánh bật ra
khỏi âm luật thé loại
Mặc dù cấu trúc lời thoại trực tiếp xuất hiện với số lượng tương đối lớn trongsuốt tác phâm, thêm vào đó là việc sử dụng phô biến các thành ngữ Hán - Việt, điển
tích, điển cố, song câu thơ Truyén Kiểu van là câu thơ lục bát thuần túy Việt Nam.Cho dù có nhiều sự biến đổi về mặt ngữ âm so với hình thức của ca dao nhưng lụcbát Truyện Kiéu không vì thé mà phá vỡ nền tảng âm luật thé loại Ngược lại nó đã
làm cho hình thức ngữ âm của thé thơ này càng thêm phong phú và đa dạng, đápứng nhu cầu diễn tả tất cả những cung bậc tình cảm, những rung động tỉnh tế trong
tâm hôn con người hiện đại, thậm chí với cả con người tương lai.
31
Trang 33Với 3254 câu thơ lục bát, "người ta có cảm tưởng Nguyễn Du đã sáng tạo ramột thứ ngữ ngôn văn học cho cả thoi dai" [120, 201] Truyện Kiéu đi vào văn họcnước nhà như một thành tựu ưu tú nhất và đi vào thi đàn dân tộc như một chuẩnmực của thê loại thi ca truyền thống cách luật Người ta vẫn thường tự hỏi tại sao
một tác phẩm lục bát đài như vậy, câu thơ Sáu-Tám lặp đi lặp lại cả ngàn lần mà
van không gây cho người đọc cảm giác nhàm chán Đó là nhờ Nguyễn Du đã sử
dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, tránh cho Truyén Kiéu sự đơn điệu Cho đến
nay, thời gian đã kiểm chứng một cách hùng hon rằng Truyện Kiểu là một trường
ca lục bát có một không hai trong lich sử thi ca tiếng Việt Truyện Kiểu đã tôn vinhthể thơ lục bát, đưa nó lên hàng ngũ của những thê thơ hàn lâm, hay lục bát đã đưalại vinh quang cho Truyén Kiểu? Có thé là cả hai Chính sự ngự trị vững chắc của
Truyện Kiểu trên thi đàn dân tộc mà một số học giả đã có lúc bi quan nghĩ rằng, cáitinh túy nhất của lục bát, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã sử dụng đến cạn kiệt,
đời sau lấy đâu ra một dòng thơ lục bát hay! Trên thực tế ý nghĩ đó đã không tồn tạiđược lâu Sau Truyén Kiểu, thơ lục bát vẫn phát triển không ngừng Đời sống kéothi ca cùng thay đổi Thời đại nào cũng có đủ điều kiện cho thi sĩ thi thố tài năng
Tuy nhiên dé tạo ra được một tác phẩm thơ lục bat hay thì còn phải có thêm những
điều kiện riêng của nó Đó chính là khả năng thâu tóm văn hóa tỉnh thần dân tộc,
nhuan nhuyễn ngôn ngữ nhân dân, cộng với tài năng và tâm huyết
Những năm từ 1930 về sau, khi mà diễn đàn thi ca nước nhà chuyển mình
sang một xu hướng mới, thi hứng Tây Phương tràn vào mọi ngõ ngách tâm hồn, lụcbát lại đứng trước một thử thách mới: vận động dé tồn tại hay nhường thi đàn chothơ tự do Từ trong những xung đột nội tại, cuối cùng lục bát đã tìm được chỗ đứngcho mình trong một bối cảnh mới, bối cảnh thi ca lãng mạn
Trong hợp tuyển Thi nhân Việt Nam, với 168 bài thì tho lục bát chiếm 35 bai,đứng thứ 3 sau thơ thơ 7 tiếng (68 bài) và 8 tiếng (41 bài) Trong 215 bài của Hoptuyển thơ Việt Nam 1945 - 1985, lục bát chiễm 14,4% với 31 bài, đứng thứ 2 sau
thé thơ tự do (41,3%, với 89 bài) Như vậy trào lưu thơ lãng mạn có làm thay đôichút ít địa vị của lục bát (xét một cách tương đối về số lượng), khi thi đàn bình lặng
32
Trang 34trở lại, thể thơ này lại trở về với vị trí vốn có của nó Người nhà quê Nguyễn Bínhvẫn ngạo nghé với những van thơ lục bát mới, xướng những âm thanh có độ ngânvọng rất lớn vào hợp âm của dàn đồng ca lang mạn Nhiều thi sĩ đang mai mê vớithé thơ tự do bỗng giật mình nhìn Nguyễn Bính ung dung tung hứng những van thơchân quê Trong một chuyên luận có tầm cỡ đầu tiên đánh giá về Thơ Mới - tác
phẩm Thi nhân Việt Nam, Nguyễn Bính được Hoài Thanh - Hoài Chân dành chonhững nhận xét ưu ái nhất: "Người nhà quê của Nguyễn Binh vẫn hiên ngang sống
như thường Tôi muốn nói Nguyễn Binh vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiễulắm, và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn nau trong lòng ta".Day là những đánh giá về sáng tac của Nguyễn Bính trước 1945 Mười ba tuổi bắtđầu làm thơ, cho đến những năm cách mang tháng 8 sắp bùng nổ, thi hứng thời đạisắp chuyển mình thì Nguyễn Bính đã có trong tay 7 tập thơ Người nhà quê trongthi phẩm của Nguyễn Bính trước hết được bộc lộ qua cấu trúc thể loại Ngay từ tậpthơ đầu tay Lỡ bước sang ngang, có 5 bài lục bát trong tông số 14 bài thơ, đứng thứ
2 sau thê 7 tiếng Xét về mặt chất lượng, độc giả đánh giá cao những bài thơ lục bátnhư Không dé, Lỡ bước sang ngang, Tương tw Trong tập thơ này thi hứng củaNguyễn Bính rất ôn định Ông chỉ tập trung trên 2 thể thơ lục bát và 7 tiếng Dườngnhư thi nhân đang có xu hướng quay về với những tâm sự riêng tư đã từng xuất
hiện rất nhiều trong ca dao Tên của tập thơ đã làm cho người đọc nhớ đến những
câu ca dao than thân trách phận của những người con gái tình duyên lỡ dở Yêu say
đắm mà chỉ đám ngóng nhau qua nỗi niềm tương tư tuyệt vọng: Thôn Đoài ngồinhớ thôn Đông - Một người chín nhớ mười mong một người ĐỀ cudi cùng đành
Lỡ bước sang ngang Tâm hôn tôi là tập thơ thứ hai khăng định thiên hướng lục
bát trong sáng tác của Nguyễn Bính Lúc này hồn thơ của Nguyễn Bính đã đạt đến
độ chín Những bai thơ lục bát của ông có một vi trí quan trọng đối với đời songtâm hồn độc giả lúc bấy giờ Từ đây, ngẫu nhiên chap nối tên gọi các tập tho, bàithơ, từ thường dùng ta sẽ được một hành trình tâm trạng xuyên suốt trong lục bát
Nguyễn Binh: từ trách ai nỡ rũ bỏ cái chân quê mộc mạc chốn hoa chanh nở giữavườn chanh, đề qua nhà không thay bóng người xưa, ngơ ngác nhìn giàn gidu
33
Trang 35không dây chang buon leo vào giàn, anh lái đò vỡ mộng giấc mơ thu, hồn vanvương như những cánh cỏ may một chiêu cả gió và tuyệt vọng với cái ddu mùngtơi xanh rờn cách trở Nhưng tồi Hương có nhân (tên tập thơ thứ ba) vẫn lẫn quấtđâu đây, bóng người tình xưa xa vời Thi nhân đành trở về mở toang Mét nghìn
cửa số (tên tập thơ thứ tư) dé giao hòa cùng trời đất, mong mỏi trong giấc mơ xuânchập chon Bóng bướm gặp được người trong mộng Thi nhân thêm tuổi nhưng mĩnhân ở tận nơi đâu Người con gái ở lầu hoa (tên tập thơ thứ năm) chỉ thấp thoáng
an hiện, mơ hồ va xa xôi Chơi vơi cùng trường tình, Nguyễn Binh bỗng da diétnhớ về một thuở xa xăm Noi ấy bang lang Méy tan (tên tập tho thứ sáu) trên cao,khách đa tinh mơ về chốn bình yên có người con gái chăn tam dệt lụa tinh tứ và ýnhị trong lời bày tỏ: Nhà em xa cách quá chừng - Em van anh đấy anh đừng yêu
em Những tháng ngày nhà thơ sống ở xứ Huế, lạc giữa chốn kinh kì xa lạ nênMười hai bến nước (tên tập thơ thứ bảy) rủi may là dư âm lời buồn của một đời
buôn Vai nét Huế là những nét vẽ cuối cùng cho một giai đoạn thơ (cũng có thé
gọi là một đời thơ) Nguyễn Bính Trong những tập thơ từ 8 bài trở lên, lục bátluôn chiếm một số lượng lớn Thi hứng Nguyễn Bính thực sự ưu ái cho thé thơ này.
Du đời sau có ai đó “chân qué" hon cũng khó có thé dé lại một di san thơ lục bát đồ
sộ đến như vậy
Nói về lục bát Nguyễn Bính ta cũng cần nhắc đến Tản Đà Người yêu thơ vàcác nhà nghiên cứu đều thống nhất cho răng Tản Đà là người thử nghiệm lục bát
trong trào lưu Thơ Mới, giúp lục bát “thi lời, thử nhac" với cảm hứng lãng man.
Tiêu biểu nhất là bài Thé non nước và bài tho dịch Lau Hoàng Hạc Nhờ sử dụngcác phương tiện ân dụ xuyên suốt từ đầu đến cuối mà Thé non nước đã được xếpvào hàng ngũ những bai thơ hay Lời thơ đã thoát ra khỏi ca dao dé vươn đến tam
cao của một bài lục bát hiện đại ít nhiều mang tính mẫu mực Tan Đà đã muon cadao vào thơ lục bát khá thành công Vì vậy có thể nói rằng ông chính là người mởđường cho lục bát lang mạn Lục bát Nguyễn Bính như một sự tiếp nối con đường
mà Tản Đà đã khai phá Trong khi các nhà Thơ Mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư,Xuân Diệu, Chế Lan Viên đang hao hứng tiếp nhận lối sử dụng ngôn ngữ trong
34
Trang 36thơ ca phương Tây thì Nguyễn Binh đã lặng lẽ và điềm tĩnh đưa ra những Joi quéchân chất với sức truyền cảm mãnh liệt và bền bi Với những lối ví von đậm chatdân gian, thơ lục bát Nguyễn Bính đã đi vào lòng người một cách tự nhiên, căm rễ,bám sâu vào cội nguồn ngôn ngữ dân tộc Tản Đà là người thử nghiệm, mở đường,
đưa cảm hứng lãng mạn vào lục bát, Nguyễn Binh lại là người khang định khả năng
thích ứng của ngôn ngữ dân gian trong trào lưu Thơ Mới Ngôn ngữ lục bát
Nguyễn Bính kết tinh hai phẩm chất dân gian và hiện đại Những hình ảnh thơ
Nguyễn Bính bám sâu vào kí ức quá khứ Vi vậy khi nói về cái ương tu rất riêng
tư, cách nói và hình ảnh của ca dao vẫn hiện ra thấp thoáng Thôn Đoài ngôi nhớ
thôn Đông cũng như Một người chín nhớ mười mong một người Nguyễn Bính đã
thi vi hóa cuộc sống nông thôn Bằng cách này ông đã dé dàng dung hợp được haibình diện tưởng như đối lập: cảm hứng lãng mạn, hiện đại với hình thức ngôn ngữ
cô điển, truyền thống Lê Dinh Ky đã nhận xét rằng: "So với các nhà thơ lang mạntrước cách mạng, Nguyễn Bính đứng riêng một cõi Nếu có lan lộn thì chỉ lẫn lộn
với các tác giả vô danh từ bao đời đã chung sức làm nên một kho tàng vô giả của
^P dị
ca dao dân tộc" [67, 291] Bằng các phương thức và phương tiện chuyên nghĩa đặc
biệt, Nguyễn Bính đã đưa đến cho ngôn từ thơ lục bát những giá trị mới Trong trào
lưu lãng mạn, ông đã tiếp thu những tinh hoa “đặc trung dân tộc về văn hóa đã bi
nén lại trong dạng dân gian" [10, 203] để làm nên một lục bát mới thích ứng đến
kinh ngạc với văn minh đô thị.
Trong khi lục bát Nguyễn Bính đứng riêng một cối thì lục bát Huy Cận, Xuân
Diệu lại hòa điệu cùng dàn đồng ca lãng mạn Tuy nhiên Xuân Diệu, người mớinhất trong các nhà Thơ Mới cũng tất ít làm thơ lục bát Sự thành công của ông ởthé thơ này chỉ được ghi nhận ở bài Chiéu: Hôm nay trời nhẹ lên cao,/ Tôi buôn
không hiểu vì sao tôi buôn Lá hông rơi lặng ngõ thuôn,/ Sương trình rơi kín tựnguồn yêu thương./ Phấp phơ hôn của bông hường,/ Trong hơi phiêu bạt cònvương máu hông,/ Nghe chừng gió nhớ qua sông,/ E bên lau lách thuyén không
văng bờ./ Không gian như có dây tơ, Bước di sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu Bài thơchứa đựng những phương thức chuyên nghĩa độc đáo Những hình ảnh an dụ, so
35
Trang 37sánh không còn rõ ràng, dứt khoát như trong ca dao (mi, man, dao ) mà là một
"tập hợp mo" được "khái quát" trong một dong thơ: Tôi buồn không hiểu vì sao tôibuon Đơn giản có lẽ chỉ vì rời nhẹ lên cao đưa thi nhân bồng bềnh lãng du trênchín tầng mây! Cả vũ trụ giăng mắc muôn sợi tơ tình mỏng tang Vũ trụ trong mắtnhà thơ bây giờ là những sự vật không có hình khối rõ ràng Vậy nên cách gọi tên
sự vật cũng trở nên khác thường: ngõ /huôn, sương trinh, nguồn yêu thương, hơiphiêu bạt, máu hông Đây là những câu trúc ngôn ngữ đặc biệt có đầy đủ khả năng
dé tự thiết lập một đời sống riêng Chính vi vậy khi đọc bài thơ, các hình ảnh đọnglại trong ta hết sức lâu bền Chúng là những phương tiện cấu tứ tiêu biểu của thi ca
lãng mạn nói riêng, của thơ ca hiện đại nói chung.
Huy Cận có thể được xem là một lục bát lãng mạn trong thế đối trọng với lục
bát Nguyễn Bính Ông sáng tác ở cả hai giai đoạn Giai đoạn trước Cách mạngđược tập hợp trong tập Lita thiêng Đây là tập thơ rất có giá trị, nó làm nên một
phong cách thơ độc đáo phân biệt với những cây bút nồi tiếng cùng thời Cũng lànỗi buồn trong thơ ca lãng mạn song "ndi buôn Huy Cận" lại nhuỗm màu sắckhông gian, cái không gian hiu hắt, quạnh vắng làm tê tái lòng người được ghi dấu
bởi những thời điểm hết sức đặc biệt Bên cạnh cái mênh mang trời rộng sông dài
được diễn tả trong thê thơ 7 tiếng là những dòng lục bát nhuần nhuyễn dư vị của
Thơ Mới, rất "mới" về cả cảm hứng, giọng điệu lẫn cấu trúc ngôn từ Trong tập Lira
thiêng với 50 bài thì lục bát đứng thứ 3 với 7 bài Thơ Huy Cận có thể chia thànhhai mảng: mang tho 7 tiếng, 8 tiếng đậm tính hàn lâm va mang thơ lục bát điêuluyện, hiện đại, nhạc điệu hài hòa, cân đối Thi si nồi tiếng một thời, Bùi Giáng, rattâm đắc với lục bát Huy Cận và cho rằng chính Huy Cận đã đưa vào lục bát cái
màu sắc bí ân của ngôn ngữ tinh luyện Đường thi Ngôn từ thơ đã đạt đến mức
“hoằng viễn, kì do nhất" [14, 161] Mặc du số lượng lục bát trong sáng tác của HuyCận không nhiều nhưng hầu hết bài thơ thuộc thể loại này lại thể hiện rất tập trungmột phong cách lục bát mới và một khuynh hướng lục bát day triển vọng Một số
bài như Buồn đêm mưa, Thuyền đi, Ngậm ngùi được hun đúc bằng nhạc điệu lục
bát rât mực thuân thục và những hình ảnh mới lạ có sức hút của ma lực Trong mỗi
36
Trang 38bài thơ đều có cái gì đó xa văng mênh mông rất khó gọi thành tên Đến tận bây giờ,nhiều người làm thơ lục bát, tham gia các cuộc thi lục bát trên các báo vẫn cảmthấy hết sức khó khăn khi muốn ¢di tao một bai lục bát mang "hoi hướng HuyCan" Những câu thơ như Trang lên trong lúc đang chiéu/ Gió về trong lúc ngọn
triều mới lên, cả về phương thức câu tứ lẫn giọng điệu và từ ngữ đều hết sức tân kỳ.Đơn vị biểu nghĩa cơ bản không còn nằm ở từ và cụm từ hay cấu trúc so sánhthường gặp trong lục bat dân gian và lục bát Truyén Kiểu ma dòng thơ hoạt động
như là một mệnh đề độc lập ý nghĩa của từ hoa tan vào hệ thống cau trúc câu.Bằng cách này, Huy Cận đã thành công trong việc thê hiện cái mơ màng, cái bảng
lảng trùm lên toàn bộ thi cảm mà những từ ngữ thông thường không đủ sức diễn tả.
Dường như phương thức biểu hiện trong lục bát Huy Cận đã chớm vào địa giới của
Tượng trưng và Siêu thực (Điều này đã được kiêm chứng ở thơ lục bát Bùi Giángsau này với nhiều điểm tương đồng rất lớn so với lục bát Huy Cận) Với một số
lượng lục bát không lớn, nhờ có được các phương thức, phương tiện biểu hiện độcđáo, Huy Cận đã tạo nên một xu hướng lục bát hiện đại mang dấu ấn riêng phânbiệt với các tác giả lục bát nồi tiếng đương thời như Nguyễn Bính, Tổ Hữu
Nếu lục bát Huy Cận là một nét son chói lọi trên nền thơ ca lãng mạn thì lụcbát Tố Hữu dường như là một sự trở về cùng những thuộc tính nguyên sơ của thểloại nhưng ở một cấp độ cao hơn Mặc dù rat rất am hiéu tính dién ca của lục bát,song tác gia không né tránh mà chấp nhận dé vượt qua Kiên nhẫn tìm tòi tiềm lực
lục bát truyền thống để hóa giải lối diễn ca thành phương thức, phương tiện biểuhiện, Tố Hữu thực sự đã làm nên một phong cach lục bát độc đáo: luc bát đạichúng hiện đại Là một nhà thơ lớn của dân tộc, trong suốt hơn nửa thế kỉ lao độngnghệ thuật miệt mài, ông đã dé lại cho đời một thành tựu thi ca không 16 Là người
chủ trương dân tộc hóa, dai chúng hóa và hiện đại hóa thi ca, Tố Hữu thực sự trở
thành thi sĩ của muôn nhà Trong cái danh dự đó có sự đóng góp không nhỏ của thé
thơ này Ngay trong một bài thơ tự do rất giàu nhạc điệu, hồn thơ Tố Hữu cũng
không thoát ra khỏi sự ám ảnh của giai điệu lục bát: Sông Thao nao mic sóng dồi
- Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyễn (Ta di tới) Người yêu thơ lục bát đã quen với
37
Trang 39những giai điệu mượt mà, êm ái, uyên chuyển cùng với những sắc màu cảm xúcriêng tây, những nỗi lòng, những tâm sự cá nhân lại ngạc nhiên trước một lối lụcbát mang "cđm xúc mạnh": lục bát trữ tình - sử thi Nhiều người cho rang thơ TổHữu thuộc loại hình tri tinh - chính tri [92] Nhưng đánh giá như vậy e rằng cònthiệt cho ông Với tài năng của mình, Tố Hữu đã đưa tiếng nói dan gian, dân tộc,
cảm xúc cộng đồng và cảm xúc thời đại vào những vần thơ lục bát một cách khéoléo Vì vậy, những câu thơ với vẻ bề ngoài diễn ca, song lại có ma lực hấp dẫn kì
lạ Dòng thác cách mạng đã nung nấu cảm hứng thơ đạt đến độ chín mudi dé rồicùng với sự nhạy bén và tinh tế trong cảm thụ ngôn ngữ dân tộc đã giúp Tố Hữusáng tạo ra những vần thơ lục bát làm say lòng người qua bao nhiêu thế hệ Ngôn
từ lục bát Tố Hữu trong sáng, thanh tao nhưng giản di Cũng Minh -Ta (trong Minh
về minh có nhớ ta ) quen thuộc trong lối xưng hô dân dã, nhưng cách so sánh Nhớ
gi nhự nhớ người yêu thì quả thực làm người nghe phải giật mình (người bình dân thường tránh dùng chữ yêu mà hay dùng chữ /hương) Sự hòa quyện hai khuynh
hướng dân gian và hiện đại trong một câu thơ, bài thơ là nét nôi bật nhất của lục bát
Tố Hữu Nếu sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu đã làm nên một phong cách trữ tình
-sử thi độc đáo thì lục bát của ông là một biểu hiện tập trung nhất của phong cách
ấy Kê từ tập thơ mới định hình đầu tiên, Tz ấy, càng về sau lục bát càng ấn tượng
và làm thành một mang lớn trong hồn thơ ông Tập thơ đầu tay cũng đã có đượcmột số bài lục bát hay như Tiếng sáo ly quê, Khi con tu hú, Tiếng hát đi đày đánh
dấu cái mốc quan trọng trong hành trình thơ Tố Hữu nói chung, thơ lục bát nóiriêng như tên gọi của nó: Tir dy Khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp kếtthúc thì cũng là lúc tập thơ Viét Bắc hoàn thành Ngay tên gọi cũng đã phát lộ cộinguồn cảm hứng cách mạng, quan chúng nhân dân, đất nước của một thời đại hàohùng Trải qua một thời gian thử nghiệm, lục bát Tố Hữu đến giai đoạn này đã khá
nhuan nhuyễn và thuần giọng với một số bài tiêu biểu như Bam ơi!, Việt Bắc, Sángtháng năm Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Tố Hữu quay về với những "van tho
tươi xanh” Trong tập Gió lộng, số lượng lục bát chiếm một tỉ lệ không lớn Nó nhưcầu nối với tập Ra tran Trong tập nay lục bát có một vị thé rất đáng ké và đã đi dan
38
Trang 40vào thế ôn định, đạt đến độ thuần thục về hình thức thé loại Nhiều bai lục bát hay
là kết qua của sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn chất liệu dân gian (ngôn từ, cảm
hứng, giọng điệu cua hò, vè) với cảm xúc trực tiếp và thi tứ hiện đại Lời thơ giản
dị nhưng ý tứ sâu sắc Tập thơ cuối cùng của con người chiến sĩ Té Hữu là Máu và
hoa được sang tác vào những năm 1971 - 1977 như một đóa hoa nở đúng mùa.
Những van thơ lục bát đạt đến độ chín mudi nhất Ngôn từ lục bát Nước non ngàndam quyện hoa đến mức cao nhất chất trữ tinh, chất diễn ca va chất hiện đại Trong
các tập thơ trước, những thuộc tính này còn chưa tập trung, nhưng đến đây chúng
đã quyện hòa vào nhau làm một Tổ Hữu thực sự đã làm một thử nghiệm dé vượtlên những pham chất của thé loại đã được dân gian khai thác triệt dé Cho đến cuối
“thời kì lục bát Tố Hữu”, lục bát hiện đại đã “đồi dòng” với sự nhập cuộc của
Nguyễn Duy.
Lục bát của Nguyễn Duy di vào cuộc sống hiện đại một cách khá đặc biệt
Thơ lên ngôi cùng với hình ảnh thúng mủng, những thứ lá cây quen thuộc trong
vườn, trên những trang báo tết và các cuộc triển lãm Từ những năm cuối của thập
kỉ 90, Nguyễn Duy đã trở thành một hiện tượng lục bát Trong trào lưu thơ ca hiện
đại, lục bát Nguyễn Duy luôn là một cõi riêng đầy quyến rũ Thơ ông thê hiện được
cá tính sáng tạo trong cách sử dụng ngôn từ Ngòi bút Nguyễn Duy đã có một sự
vận động kì diệu qua 10 tập thơ được sáng tác từ những năm dau 70 đến đầu nhữngnăm 90 Tập thơ đầu tay, Cat trang đã có tới 13 bài lục bát trong tổng số 50 bài
Trong đó đã có được một số bài lục bát hay như Bau trời vuông, Vong trăng, TreViệt Nam Đây là những bài thơ gây ấn tượng ngay từ đầu cho độc giả Tập thơ tiếptheo, Anh trang, gồm 8 bài lục bát trong tông số 32 bài thơ Trong tập này nhiều bài
thơ được đánh giá cao như Ca dao vọng vé, Nhớ bạn, Hỏi thăm, Xuông day Mẹ
và em là tập thơ thứ 3 vừa sáng tác vừa tập hợp những bài thơ trước đó theo chủ dé.Đường xa là tập thơ tiếp theo được sáng tác khi nhà thơ đang ở xứ người, ở nhàTây, đọc thơ Tây Trong tập thơ này, bài luc bát hay nhất, 7rắng và trắng lại
được xây dựng từ sự đảo lộn trật tự âm luật Dường như năng lượng đã tích lũy đủ
để nhà thơ làm một cuộc đột phá trong hành trình sáng tạo Quả tặng là tập tho viết
39