Tác giả đã trình bày những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vềcông nhân và sự cần thiết phải xây dựng GCCN, đặc biệt xây dựng đời sông văn hoá chocông nhân; chỉ ra những hạn chế trong
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DANG BỘ TINH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN
TỪ NAM 1986 DEN NAM 2013
Chuyên ngành: Lịch sử Dang Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 03 15
LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Đinh Quang Hải
2 PGS.TS Nguyễn Quang Liệu
Hà Nội, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đượctrích dẫn đầy đủ theo quy định Những kết luận khoa học của luận án chưa từng đượccông bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Vũ Thị Quyên
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Luận án là kết quả từ sự tâm huyết, sự nỗ lực cố gắng của tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện tại khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Dai học Quốc gia Hà Nội Dé hoàn thành được luận án này, tôi xin bay tỏ
lòng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo khoa Lịch sử đã tận tình tư vấn, chỉ bảo,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian từ khi bắt đầu nhập học đến khi hoàn thành luận án
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ phòngLưu trữ Tinh ủy, UBND tỉnh cùng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Thái Bình đã tạođiều kiện dé tôi thu thập tài liệu dé thực hiện luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên,chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận án
Luận án của tôi được hoàn thiện dưới sự quan tâm giúp đỡ của những người
thân yêu nhất trong gia đình tôi Tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên,khích lệ, tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành luận án
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tập thê hướng dẫn
là PGS.TS Đinh Quang Hải và PGS TS Nguyễn Quang Liệu đã trực tiếp định hướng,
tư vấn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình tôi triển khai luận án
Mặc dù đã có nhiều cé găng, song luận án của tôi khó tránh khỏi những thiếusót, hạn chế Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn
bè, đồng nghiệp đề luận án được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận án
Vũ Thị Quyên
Trang 4MỤC LỤC
967.000 |
1 Lý do chọn đề tài - 5c 5+SsEx E2E12E127121121121121111121121111 11112111111 are 1
2 Mục dich, nhiệm vụ nghiên cứu của luận ắn - +5 +++x*+*k£+vExseeeerseerseers 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 2 s+Sx+£E+2E+2EE£EEEEEE2EEEEEEEEEEErErrrkerker 4
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên CỨU - - 22c 3221111 EEEErrkirrkrrrrsree 4
5 Nguồằn tài liệu - 2-52 2 11 1 121111121121121121111111 1111110112111 1111 1 11g 5
6 Dong Qop cla WAN ane a -‹ 5
7 Kết cấu của luận At vies eecceseecssseeeessseeessseeecssvecessnecessnecessnneesssneessnseessneeessnneessnnsensness 6Chương 1 TÓNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈTÀI LUẬN ÁN 55-5212 122122122112112112112112112111111121212112121 are 71.1 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.1.1 Một số công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân -©sc©cs+csscsec: 71.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng va Đảng bộ tinh TháiBình liên quan đến vấn dé giai cấp công nhâH - 5c ềEEESEE2EEEEEEerxerkered 131.2 Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần
tiếp tục nghiên cứu - 2 22s 22++2E+£EE+2EX+2212211271127121127112712211211 11 e6 21
1.2.1 Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến dé tai luận án211.2.2 Những van dé luận án cân di sâu nghiÊH CỨM : -:©-+©cz+cx+>zxc+xscse2 24Tiểu kết chương 2-2 sSs‡SE2EE2EE2E2EEEEEEXE1121121121121111111111111 11111 111cc 25Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG ĐỘI
NGU CÔNG NHÂN CUA DANG BỘ TINH THÁI BÌNH (1986 - 2000) 27
2.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội
ngũ công nhân va chủ trương của Đảng bộ 5 - 2c S2 s+cssrrseerssrreres 27
2.1.1 Những yếu tô tác động đến sự lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân của
[2171-0058 a 27 2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tinh Thái Binh eect tte test tee teeetneeeneenatens 39 2.2 Sự chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũ công nhân của Đảng bộ tỉnh Thái
Bimh (1986-2000) N85 c-AỊƠOA 48
2.2.1 Chỉ dao từng bước xây dựng đội ngũ công nhân về số lượng và cơ cau 482.2.2 Chi đạo bước dau xây dựng chất lượng đội ngũ công nhân - 35
Trang 5Tiểu kết chương 2 - 2 15t E121 E21E711101121121121111111111111 111111111 rau 65
Chương 3 BANG BỘ TỈNH THAI BÌNH LANH ĐẠO DAY MANH XÂY
DỰNG DOI NGŨ CÔNG NHÂN TRONG TINH HÌNH MỚI (2001 - 2013) 66
3.1 Những yêu cầu mới và chủ trương của Dang bộ tỉnh - 2 2+ s¿ 66
3.1.1 Những yêu cau mới đặt ra với công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân tinh663.1.2 Chủ trương day mạnh xây dựng đội ngũ công nhân của Đảng bộ tỉnh Thái
Bình những năm 2001 - 2Ú Ï 5 2c St E3 E*EEES KHE hy rệt 73
3.2 Dang bộ tỉnh Thái Binh chỉ đạo day mạnh xây dựng đội ngũ công nhân
trong tinh Bimh MOH 000010 87
3.2.1 Chi dao day mạnh xây dung đội ngũ công nhân lớn mạnh về số lượng, daANG VE CO fa:/TRERRRRRRRRRERERRRe 873.2.2 Chi dao không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân trong tình hình mới93Tiểu kết chương 2 2 2 2x EE2E121127171211211271211211211111111 2101k 109
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ MOT SO KINH NGHIỆỆM -2 52cccce¿ 111
4.1 Nhận XG cece eccceccecssecssessecssesssessvcssecssessssssesssessnessesssesssesseessesssessnsesesssecsees 111
"2N Tan n nhe 1114.1.2 HAN NE nan nhe 1184.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu - css essessesesesssseesessesesesseseseeses 125
4.2.1 Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo trong thực tiễn 1264.2.2 Quan tâm chỉ đạo hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng tại các doanh nghiệp 1304.2.3 Tập trung chỉ đạo việc thực hiện tốt pháp luật lao động và các chế độ chínhsách đối với đội ngũ công NNGN oecceccecceccesscescessessesssessessessesssessessessessessessessesaveees 1354.2.4 Coi phát triển công nghiệp là nhiệm vụ chiến lƯỢC -cccccccccsrxcrees 1384.2.5 Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp 142Tiểu kết chương 4 -2 + se E211211211 1112112111111 211 11111121 re 146
4809 147
TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-52 SE E2E12E1E71111211211 111112111111 11 cty 151
DANH MỤC CONG TRÌNH KHOA HỌC CUA TAC GIÁ LIEN QUAN DEN
LUẬN AN oooecccccccccescsssessessssssessessssvcsvsssessssvcsusssesiessvssussucssssessuessessessesssesnesstesesaseaseeees 168
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
Giai cấp công nhânLao động Thương bình và Xã hội Liên đoàn lao động
Ủy ban nhân dân
Trang 7DANH MỤC BANGBảng 2.1: Số liệu lao động công nghiệp phân theo thành phan kinh tế của tỉnh Thái Bình
qua các năm 19877-2000 c1 2 3311123133211 1193 1111110111 01111 1118111 HH ng ng rưện 52
Bảng 2.2: Số công nhân, lao động phân theo ngành công nghiệp của tỉnh Thái
Bình những năm1987- 1 9922 , 2 3133311311351 1511 1111211111111 1111111111 kg kg 54
Bang 2.3: Số công nhân, lao động phân theo ngành công nghiệp của tinh Thai
Bình những năm I995-2000 G213 22113231 3323133911151 1 1831111111 11 8111 g1 rưy 54
Bảng 2.4: Kết quả kiểm tra An toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp (1995 -1997) 61Bảng 2.5: Kết quả công tác xây dựng CDCS ngoài quốc doanh những năm 1996-2000 64Bảng 3.1 Số công nhân lao động công nghiệp phân theo loại hình và theo ngành
của tỉnh Thái Bình những năm 2001-2013 s65 + *ssvseserererske 90
Bảng 3.2 Số lượng Đảng, đoàn thê chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp tỉnh
Thái Bình những năm 2004-20 Ï 3 - - 2c 2 331 *23 E511 EE1EkErkrei 107
Trang 8MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi thành lập đã chỉ rõ nhiệm vụ của Đảnglà: “Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản phải thu phục cho được đại bộ phậngiai cap mình lãnh đạo được dân chúng” [42, tr.4] tức là Đảng phải quan tâm, chăm
lo xây dựng GCCN Việt Nam lớn mạnh dé đủ sức lãnh đạo được phong trào cáchmạng Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, GCCN ViệtNam đã và đang hoạt động trong tat cả các ngành nghé, các thành phần kinh tế, “làlực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, là cơ sở
xã hội chủ yếu của Đảng, giữ vai trò quyết định phương hướng, tốc độ phát triểncủa nền kinh tế quốc dân Nhận thức rõ vi trí, vai trò và sứ mệnh lich sử của GCCNViệt Nam trong suốt tiến trình lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước hiệnnay, Đảng luôn khăng định phải quan tâm chăm lo xây dựng GCCN và coi đây làvấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược của Đảng nhằm đưa GCCN Việt Nam khôngngừng lớn mạnh về mọi mặt, xứng đáng là đội ngũ tiên phong của Đảng Về vấn đề
này, Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển GCCN cả về số lượng và chất lượng: nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ họcvan, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đápứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế Pháthuy vai trò của GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiên phong là
Đảng Cộng sản Việt Nam” [4ó, tr 240-241].
Mặc dù khang định phải quan tam, chăm lo xây dung GCCN Việt Nam nhưngtrên thực tế hiện nay, do tác động nhiều chiều của cuộc cách mạng khoa học - côngnghệ đang phát triển mạnh mẽ như vũ bão, nhất là những tác động của cuộc cáchmạng công nghiệp 4,0 hiện nay và xu thế toàn cầu hóa cũng như cơ chế thị trường đã
và đang đặt đặt ra những yêu cầu mới với GCCN Việt Nam, nhất là yêu cầu về trình
độ học vấn, nghề nghiệp, kỹ năng, ý thức tô chức kỷ luật lao động, phẩm chất chínhtrị rất cần sự định hướng của Đảng Trong khi đó nhiều chủ trương, chính sách về xâydựng GCCN của Đảng trong những năm qua còn chậm đôi mới, nhiều nơi còn cónhững biểu hiện coi nhẹ vị trí, vai trò của GCCN, một số cấp uy có trách nhiệmnhưng chưa quan tâm đúng mức đến việc giải quyết thỏa đáng các vấn đề bức xúc
của công nhân lao động trong phạm vi trách nhiệm như vân đê: lao động, việc làm,
Trang 9nhà ở, tiền lương, làm ảnh hưởng đến việc xây dựng GCCN Việt Nam Xuất phát từ thực
trạng đó và trước yêu cầu xây dung, phát triển xây dựng, phát triển đất nước, van đề quantâm chăm lo, xây dựng GCCN vững mạnh và phát triển toàn diện được đặt ra như một tấtyêu khách quan, trở thành vấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược của Đảng và phải đượcĐảng quan tâm và tăng cường lãnh đạo.
Thái Bình là một tinh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong khu vực kinh tếtrọng điểm phía Bắc, nơi có vị trí địa lý, chính trị khá quan trọng, điều kiện tự nhiênnhiều ưu đãi, nguồn lao động đồi dao với kinh nghiệm sản xuất phong phú, thuận lợicho việc thực hiện chuyền dịch cơ cau kinh tế theo hướng CNH, HĐH, nhất là pháttriển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, điều đó cũng tạo đà cho DNCNThái Bình có điều kiện phát triển cả về số lượng và chất lượng DNCN tỉnh TháiBình là một bộ phận của GCCN Việt Nam, có truyền thống kiên cường bất khuấttrong đấu tranh, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất Từ khi có Đảng lãnh đạo,PNCN tỉnh Thái Bình đã thể hiện rõ vai trò to lớn trong sự nghiệp dau tranh giảiphóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay,
vai trò của ĐNCN tỉnh cảng trở nên quan trọng.
Đứng trước yêu cầu đôi mới và hội nhập, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã cụ thêhoá đường lối CNH, HĐH của Đảng và đề ra nhiều chương trình hành động cụ thểnhằm từng bước chuyên dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng CNH, HĐH đưađến thực tế, trên địa bàn tỉnh hiện nay, các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp
vừa và nhỏ mọc lên nhanh chóng, đưa Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có
tốc độ phát triển kinh tế nhanh của cả nước, nhất là tỷ trọng phát triển công nghiệpliên tục tăng qua các năm Các khu công nghiệp phát triển cũng kéo theo sự lớn mạnh
nhanh chóng của DNCN trong tỉnh Hiện nay, DNCN tinh Thai Binh đã và đang có
những biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu Bên cạnh những mặt mạnh như: năng động, sáng tạo, chịu khó học hỏi dé nang cao tay nghé, vươn lên chiếm lĩnh
khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, ĐNCN Thái Bình cũng bộc lộ một số hạn chếnhư: số lượng Ít, cơ cau và trình độ học van, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghềnghiệp của công nhân còn thấp, kỷ luật lao động chưa cao, đa số công nhân của tỉnh
xuất thân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, khả năng ứng dụng
tiễn bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất còn chậm; giác ngộ giai cấp và bảnlĩnh chính tri của DNCN tỉnh chưa đồng đều; sự hiểu biết về chính sách pháp luật
Trang 10còn nhiều hạn chế Thực tế này không chỉ cản trở quá trình nâng cao chất lượng
PNCN mà còn là rào cản địa phương đi lên trong thời kỳ day mạnh CNH, HĐH.Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Đảng bộ tỉnh chưaquan tâm thoả đáng đến vấn đề xây dựng va phát triển DNCN Thực trạng đó đòihỏi Đảng bộ và chính quyền tinh Thái Bình cần có chủ trương đúng đắn và phù hợp détừng bước xây dựng DNCN của tỉnh vững mạnh đáp ứng yêu cau của tình hình mới
Nhằm góp phần đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình Đảng bộ tỉnhThái Bình lãnh đạo xây dựng DNCN của cũng như tìm hiểu thực trạng xây dựngDNCN của tỉnh Thái Bình trong 30 năm đôi mới, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm vàgóp phan vào việc tổng kết thực tiễn lãnh đạo xây dựng DNCN của Đảng bộ tỉnh, tácgiả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từnăm 1986 đến năm 2013” làm đề tài luận án tiễn sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
2.2 Nhiệm vu nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quanđến đề tài luận án đề tìm ra những nội dung luận án cần tập trung làm rõ
- Phân tích những yếu tổ tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng DNCN củaĐảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1986 đến năm 2013;
- Hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng GCCN vàchủ trương của Đảng bộ tinh Thái Bình về xây dựng DNCN từ năm 1986 đến năm 2013;
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo thực hiện xây dựng DNCN
Thái Bình từ năm 1986 đến năm 2013;
- Nhận xét quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ tỉnh thông qua việc
đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó; trên cơ sở đó, đúc rútmột số kinh nghiệm dé vận dụng vào phát trién DNCN trong giai đoạn mới
Trang 113 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương và sự chi đạo thực hiện xây dựng DNCN của Đảng bộ tỉnh Thai
Bình từ năm 1986 đến năm 2013
3.2 Phạm vi nghién cứu
- Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu quá trình lãnh dao, chỉ đạo xây dựngĐNCN công nghiệp của tỉnh trên 2 mặt chính là số lượng, cơ cau và chất lượng công nhân
- Về phạm vi thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2013 Năm 1986 đánh dấu việc
dé ra đường lối đổi mới toàn diện của Đảng cũng là năm diễn ra Dai hội Đảng bộ tinhThái Bình lần thứ XIII Năm 2013 là năm Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức sơ kết việc thựchiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của BCHTW Đảng về “Tiép tục xây dựng GCCN ViệtNam thời kỳ day mạnh CNH, HĐH đất nước ” Trong quá trình nghiên cứu, tác giả chiathành 2 giai đoạn: giai đoạn 1986-2000 và giai đoạn 2001-2013 Đối với cả nước, mốc
1996 đánh dấu việc đây mạnh CNH, HĐH, nhưng ở Thái Bình quá trình CNH, HĐHdiễn ra muộn hơn do đặc điểm của một tỉnh thuần nông, Đảng bộ xác định năm 2000 lànăm tong kết việc thực hiện Chiến lược ôn định và phát trién kinh tế- xã hội (1990-2000)
và Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển công nghiệp của tinh Thái Bình Do vậy, việc chọnmốc năm 2000 là phủ hợp với đặc điểm lịch sử của tỉnh Trong quá trình triển khai luận án,tác giả cũng dé cập đến tình hình xây dựng DNCN của tỉnh Thái Bình trước năm 1986cũng như sau năm 2013 dé có thêm cơ sở khoa học cho đánh gia, nhận xét về sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh.
- Về phạm vi không gian: Trên địa bàn tinh Thái Bình, tập trung chủ yéu ở các
khu công nghiệp của tỉnh.
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở ly luận của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựnggiai cấp công nhân
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chủ yếu sử dụng phươngpháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợp chặt chẽ hai phương pháp đó Ngoài ra,còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
Trang 12đánh giá dé làm nỗi bật thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ tỉnhThái Bình những năm từ 1986 đến năm 2013.
5 Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu là:
+ Các văn kiện, nghị quyết của BCH TW Đảng, của Bộ Chính trị, các văn bảncủa Nhà nước, các bai việt, bai nói của các nhà lãnh đạo Đảng vê GCCN;
+ Các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, báo cáo của Tỉnh ủy TháiBình, các Quyết định của UBND tỉnh Thái Bình, các dé án, các báo cáo tổng kết hàngnăm, tông kết giai đoạn của UBND tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Đảng ủy khối doanhnghiệp, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, Sở Công thương, Sở LĐTB&XH, Cục Thống
kê tỉnh và các sở, ngành liên quan về xây dựng DNCN tinh;
+ Các công trình khoa học liên quan đến xây dựng GCCN; các bài báo, tạp chí
liên quan được đăng tải trên báo Trung ương, địa phương, trên các trang web của các
cơ quan, các tổ chức
6 Đóng góp của luận án
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ
trong 2 giai đoạn: 1986-2000 và 2001-2013;
- Hệ thống hóa các chủ trương, biện pháp chỉ đạo xây dựng DNCN của Dang
bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1986 đến năm 2013 (trong đó, tập trung vào 2 van dé chính: sốlượng, cơ cau và chất lương của ĐNCN), qua đó, góp phần tái hiện lại một cách khách quan,trung thực về quá trình xây dựng DNCN tinh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tinh trong
những năm 1986 - 2013.
- Đánh giá và luận giải những ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng DNCNcủa Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1986 đến năm 2013 trên các mặt: hoạch định chủtrương, chỉ đạo tô chức thực hiện; làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, từ đó, rút
ra một số kinh nghiệm chủ yếu có giá trị lý luận và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thé dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy,học tập và nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới;góp phần làm sáng tỏ đường lỗi xây dựng GCCN của Đảng ở một địa bàn cụ thê trong thời
kỳ đổi mới, day mạnh CNH, HĐH
Trang 137 Kết cầu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận án gồm 4 chương, § tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũ công nhân
của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1986 - 2000)
Chương 3: Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đây mạnh xây dựng đội ngũ công
nhân trong tình hình mới (2001 - 2013)
Chương 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm
Trang 14Chương 1
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN AN
1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Một số công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân
1.1.1.1 Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về giai cấp công nhân (tài liệu đãđược dịch sang tiếng Việt)
Bài viết “Giai cấp công nhân van là lực lượng chính trị quan trọng nhất” củaMaicen Nhépsi, đăng trên Tạp chí Động thái lý luận nước ngoài, Trung Quốc, số 11,2004; bài viết được dịch và đăng trên Chuyên đề Thông tin tham khảo của Ban Tuyêngiáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2005, tr 11-16) Tác giả đã phân tích
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB), chỉ ra những mâu thuẫn nội tại của CNTB vàkhăng định: trong tất cả các giai cấp trong xã hội tư bản chỉ có GCCN là giai cấp duynhất có đầy đủ tư cách lãnh đạo cuộc dau tranh chống CNTB, là “động lực thay đổi lịchsử” không thê thiếu và không thê thay thế GCCN đã thành lập được tô chức công đoàn
và chính đảng của mình, sáng tạo nên văn hoá của bản thân mình, GCCN cũng làm thay
đổi nền văn hoá của giai cấp tư sản
Bài “Thuc trạng cuộc sống của người lao động Mỹ” của tác giả Michel Parenty,trích từ cuốn “nền dân chủ cho thiểu số”, Nxb “Generation”, New York, 2006, bản dịchđăng trong “Tap chí Thông tin những vấn đề lý luận, Học viện Chính trị - Hành chínhQuốc gia Hồ Chí Minh, số 2/ 2007, tr 31-36 Thông qua việc khảo sát thực tiễn đời sốngcông nhân nước Mỹ, tác giả đã đưa ra những số liệu cụ thé về đời sống vật chất và tinhthần của người công nhân Mỹ Tác giả đề cập đến việc đại đa số công nhân Mỹ có thunhập chính là từ tiền công và tiền công lại thấp, phải chịu áp lực về thời gian, số ngườisông dưới mức nghèo khổ khoảng 12,8% dân số Mỹ Day là cơ sở thực tiễn quan trọng
để tác giả luận án có điều kiện so sánh, đối chiếu với đời sống, thu nhập của công nhân
Việt Nam để thấy được thực trạng đời sống của công nhân Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Bài “Sự chuyển biến mang tinh lịch sử về hình thái tổ chức của Đảng Cộng sản ởcác nước tu bản chủ nghĩa” của GS Nhiếp Văn Lân, Tạp chí Nghiên cứu Chủ nghĩa xãhội, Trung Quốc, số 6, 2007; bài viết được dịch và đăng trên Chuyên đề Thông tin thamkhảo của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2008, tr 25-31
Trang 15Tác giả cho rằng, sự tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạngtrong lực lượng sản xuất đã làm thay đổi kết cấu xã hội của GCCN Số công nhân truyềnthống ngày càng giảm và thay vào đó là sự tăng lên của tầng lớp trung gian Sự thay đổinày đã dẫn tới những thay đôi về trình độ giác ngộ, ý thức tổ chức của GCCN, từ đó, đãlàm cho mối quan hệ giữa GCCN và chính đảng của nó có một khoảng cách nhất định,quan hệ truyền thống giữa GCCN với phong trào XHCN có những thay đổi Do đó, tổ
chức Đảng Cộng sản phải có tư duy mới trong nhìn nhận, đánh giá GCCN, phải đưa ra
được những chính sách mang tính thực tiễn mới có khả năng tập hợp GCCN và củng cốmôi quan hệ giữa Dang Cộng sản với GCCN
Cuén “Vi tri và vai trò cua giai cấp công nhân đương đại” (Liễu Khả Bach Vuong Mai - Diém Xuân Chi, Nxb Lao động, Hà Nội, 2008) Thông qua điều tra thựctrạng GCCN, các tác giả đã nghiên cứu xu thé mới trong quá trình phát triển và biến đổicủa GCCN dé đi tới khái niệm mới về GCCN Theo các tác giả, GCCN đương đại baogồm quảng đại người có thu nhập từ lương Do vậy, GCCN Trung Quốc giai đoạn hiệnnay đã trở thành một cộng đồng lớn và phức tạp, hoạt động rộng khắp trong các ngành
-nghề, các chuyên gia học giả thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mũi
nhọn, các giáo sư uyên bác, các bác sỹ tài ba, và những người quản lý xã hội các cấp đều thuộc phạm trù GCCN Các tác giả cũng chỉ ra những đặc điểm cơ bản của GCCNđương đại, trong đó đặc biệt khăng định tố chất GCCN có biến đổi lớn như trí thức hóa,trí tuệ hóa, do vậy, họ không chỉ là người sáng tạo ra của cải và giá trị xã hội chủ yếu màcòn chiến đấu hăng hái trong lĩnh vực kinh tế tri thức, là người đại diện quan trọng cholực lượng sản xuất tiên tiến, luôn là lực lượng cơ bản thúc đây sản xuất phát triển Tuynhiên, GCCN đương đại cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới, nhất là xuấthiện sự phân hóa tầng lớp và khoảng cách giàu nghèo Do đó, cần phải có những giảipháp dé bảo vệ quyên lợi hợp pháp của GCCN, đảm bao cho họ phát huy được vai tròchủ lực tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân của các tác giả trong nước
* Các công trình, đề tài nghiên cứu về giai cấp công nhân, về xây dựng giai cấp
công nhân
Trong cuốn “Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong những nămđâu thế kỷ XXI” do Viện Công nhân và Công đoàn xuất bản năm 2002, các tác giả đãphân tích thực trạng về cơ cấu tổ chức, ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp, năng lựcchuyên môn tay nghề của GCCN Việt Nam do ảnh hưởng của bối cảnh mới trên thế giới
Trang 16và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thé ở Việt Nam, từ đó, đưa ra những giải pháp
cơ bản nhằm góp phần xây dựng GCCN Việt Nam như: tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng, phát huy vai trò của tô chức công đoàn, củng có khối liên minh công - nông - tríthức, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề trong công nhânnói riêng nhằm xây dựng GCCN Việt Nam phát triển về số lượng và chất lượng, nâng
cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học van và tay nghé, năng lực ứng dụng va
sáng tạo công nghệ mới, góp phần xây dựng GCCN Việt Nam vững mạnh đáp ứng yêucầu của thời kỳ mới
Năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội cho ra mặt bạn đọc cuốn “Giai cấp
công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của PGS, TS
Dương Xuân Ngọc Đây là một công trình nghiên cứu toàn điện về GCCN Việt Nam,trong đó, tác giả đã tập trung phân tích làm sáng tỏ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin
về GCCN, trên cơ sở đó đưa ra khái niệm về GCCN Việt Nam và nội hàm của nó Trên
cơ sở đánh giá thực trạng GCCN Việt Nam, tác giả dự báo GCCN Việt Nam sẽ phát
triển theo xu hướng trí thức hoá, chuyên môn hoá cao; từ đó, tác giả đưa ra những mục
tiêu, phương hướng và giải pháp xây dựng GCCN Việt Nam trở thành lực lượng tiên phong của toàn dân tộc trong thời kỳ mới.
Năm 2004, Nxb Lao động, Hà Nội đã ấn hành cuốn sách "M6t số vấn dé cơ bản
về xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hoa” do TS Dương Văn Sao chủ biên Trong đó, tác giả đã đưa ra khái
niệm và những đặc trưng của GCCN Việt Nam; phân tích thực trạng GCCN Việt Nam
cũng như những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến xu hướng biến động, phát triển củaGCCN Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI Từ đó, tác giả xác định những quanđiểm, đề ra phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của GCCN Việt
Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH Theo tác giả, một trong những giải pháp quan trọng,
mang tính đột phá cho chiến lược xây dựng GCCN đó là phải làm cho toàn Đảng, toàndân nhận thức sâu sắc, toàn diện vị trí, vai trò GCCN và tầm quan trọng của việc xâydựng GCCN thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH cũng như phải tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng trong xây dựng GCCN.
Bài viết “Một vài suy nghĩ về chủ trương, chính sách đối với việc xây dựng giaicấp công nhân Việt Nam hiện nay” của GS Văn Tạo đăng trên Tạp chí Tư tưởng - Vănhoá, số 10, năm 2007 đã chỉ ra một số giải pháp, phương hướng nhằm xây dựng GCCNViệt Nam xứng đáng là lực lượng tiên phong trong quá trình xây dựng CNXH, trong đó
Trang 17tác giả khăng định cần phải tập trung vào một số điểm sau: (1) Phát huy mạnh mẽ nguồnnhân lực chăm lo dao tạo nhân tài, tăng nhanh số lượng và chất lượng GCCN; (2) Daymạnh quá trình trí thức hoá công nhân, đặc biệt coi trọng phát triển nhanh công nhân trithức; (3) Đây mạnh nghiên cứu khoa học về GCCN bao gồm cả Công đoàn và liên minh
giữa công nhân với nông dân và trí thức.
Hai bài viết “Nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam trongboi cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Pham Tất Thắng đăng trên Tạp chí Cộngsản số ra ngày 5/2/2008 và “Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân Việt Namtrước yêu câu, nhiệm vụ mới ” của GS TS Dương Xuân Ngọc đăng trên Tạp chí Lý luận
số 4, 2008 Trong đó, các tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về ý thức chính trị và ýthức chính trị của GCCN; những đặc trưng cơ bản về ý thức chính trị của GCCN ViệtNam và những biéu hiện của ý thức chính trị của GCCN đổi với với vị trí, sứ mệnh củamình trong lịch sử và trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hiện nay; với các
tổ chức trong hệ thống chính trị hiện nay; với đặc điểm, tình hình và xu hướng phát triểncủa thời đại ngày nay; với lịch sử dân tộc, vai trò lãnh đạo của Đảng, tương lai, tiền đồcủa đất nước, của dân tộc Qua đó, khăng định GCCN Việt Nam đã có giác ngộ cao về
ý thức chính tri, đa sỐ công nhân có ý thức dân tộc, có bản lĩnh chính trị, lập trường giaicấp vững vàng, có ý thức phan dau trở thành công dân tốt Tuy nhiên, ý thức chính trịcủa công nhân có lúc còn mờ nhạt, chưa nhận rõ vai trò, vị trí tiên phong của giai cấpmình trong sự nghiệp CNH, HDH đất nước Vì vậy, theo các tác giả, cần thực hiệnđồng bộ các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao ý thức chính trị của GCCN Việt Namnhư: xây dựng, kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng và các tô chức chính trị - xã hội trongcác thành phần kinh tế, các doanh nghiệp; có cơ chế, chính sách sát thực, kịp thời nhằmxây dựng và không ngừng nâng cao đời sống văn hóa - tỉnh thần cho giai cấp côngnhân điều đó sẽ góp phan hình thành, phát triển ý thức chính ri của GCCN Việt Nam
Cuốn sách “Bác Hồ với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn” của ViệnCông nhân và Công đoàn xuất bản năm 2010 đã phân tích rõ quan điểm của Chủ tịch HồChí Minh về GCCN và Công đoàn Việt Nam Trong đó, các tác giả nhắn mạnh quanđiểm: muốn xây dung GCCN và tô chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh, cần tiếp tục
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về GCCN trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường định hướng XHCN, day mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc
tế; phải đôi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của tô chức công đoàn các
câp trước yêu câu của thời kỳ mới.
10
Trang 18Bai Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hô Chi Minh về chăm lo đời sống văn hoá
cho công nhân lao động” của TS Lê Thanh Hà đăng trên Tạp chí Lao động và Công
đoàn, số 449, 2010 Tác giả đã trình bày những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vềcông nhân và sự cần thiết phải xây dựng GCCN, đặc biệt xây dựng đời sông văn hoá chocông nhân; chỉ ra những hạn chế trong đời sống văn hoá tinh thần của công nhân nước ta
(chưa có một môi trường văn hoá doanh nghiệp thực sự, quan hệ giữa người sử dụng lao
động với người lao động chưa được hài hoà, tiến bộ); đưa ra những biện pháp nhằm cảithiện đời sống văn hoá tỉnh thần của công nhân như: giáo dục, không ngừng nâng caotrình độ mọi mặt cho công nhân, trí thức hoá công nhân; xây dựng các thiết chế văn hoácần thiết cho sinh hoạt văn hoá của công nhân; phát huy vai trò của hệ thống chính trịtrong việc chăm lo đời sông vật chất và tinh thần công nhân; các doanh nghiệp cần xâydựng những nội quy, quy chế đảm bảo môi trường văn hoá doanh nghiệp; bản thân côngnhân phải có sự rèn luyện ca về trình độ và phẩm chất đạo đức
Cuốn sách “Xây dung giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam giaiđoạn 2011 - 2020” do TS Đặng Ngọc Tùng chủ biên, xuất bản tại NXB Lao động, HàNội năm 2010 là một công trình nghiên cứu công phu, toàn diện về GCCN Việt Nam.Trong đó, các tác giả đã trình bày những van dé lý luận và thực tiễn về GCCN Việt Namnhư bàn về khái niệm, đặc điểm, vai trò của GCCN trong cách mạng Việt Nam; tính tấtyêu phải xây dựng GCCN Việt Nam Đồng thời, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạngGCCN Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, rút ra một số bài học kinh nghiệm về xây dựngGCCN Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đã làm rõ những nhân tố khách quan, chủ quantác động tới xu hướng biến đổi cơ cấu GCCN Việt Nam giai đoạn 2011-2020, khangđịnh GCCN Việt Nam sẽ ngày càng phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đấtnước; xác định mục tiêu, quan điểm và đề xuất những giải pháp xây dựng GCCN ViệtNam giai đoạn 2011 - 2020 Những nội dung được đề cập trong cuốn sách còn góp phầnquan trọng vào việc khăng định tính tất yếu phải xây dựng GCCN Việt Nam
* Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về thực trạng GCCN như:
Công trình “Khảo sát tâm trạng, tư tưởng, trình độ hoc vấn, kỹ năng nghề nghiệpcủa công nhân lao động trong tình hình hiện nay” do Lương Anh Trâm chủ nhiệm đề tàiđược nghiệm thu vào 9/2003 Trong công trình này, tác giả đã phân tích một cách chỉ tiết
về tư tưởng, tình cảm, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của GCCN hiện nay,những yếu tố ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của GCCN.Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển trình độ
11
Trang 19học vấn, nghề nghiệp cho GCCN lớn mạnh trong giai đoạn tới, trong đó nhân mạnh giảipháp tăng cường dao tạo nghề phát triển GCCN có trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghềnghiệp cao; quy hoạch mạng lưới các cơ sở đảo tạo, dạy nghề tại chỗ, có chính sách địnhhướng nghề nghiệp cho công nhân
Năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách “Y £hức chính trị củacông nhân trong một số doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay” do PGS TS Phan Thanh Khôi
chủ biên Trên cơ sở luận giải ý thức chính trị của GCCN và thực trạng ý thức chính trị
của công nhân doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở HàNội, tập thể tác giả đưa ra những dự báo xu hướng biến động về ý thức chính trị củacông nhân trong 2 loại doanh nghiệp trên ở Hà Nội và đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao
ý thức chính trị của công nhân, trong đó có đề cập đến nội dung đổi mới công tác giáodục chính trị, tư tưởng cho công nhân của các cấp uỷ đảng, tổ chức công đoàn trên địabàn và doanh nghiệp, đồng thời nhân mạnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, phdbiến pháp luật, giúp công nhân nhận thức rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình, nâng cao ýthức chấp hành kỷ luật lao động, ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước và những nội
quy làm việc tại doanh nghiỆp.
Bài viết "Giai cấp công nhân Việt Nam - Thực trạng và suy ngâm ” của tác giảTrương Giang Long, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 782, năm 2007, đã chỉ ra những bấtcập, hạn chế của GCCN Việt Nam trước yêu cầu phát triển chung của thời đại, của bảnthân sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay Cụ thé như: tình trạng thiếu hut lao động có taynghề cao và các chức danh quản lý có trình độ; nhiều công nhân biểu hiện phai nhạt vềchính trị, một bộ phận chỉ lo lắng nhiều đến van đề thiết thực trước mắt, it quan tâm đếnnhững vấn đề lâu dài có tính chiến lược như định hướng XHCN, vai trò, vị trí củaGCCN; đời sống của công nhân (đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất) còn gặp nhiềukhó khăn nên hệ quả tất yêu là sự bùng nổ các cuộc đình công Trong khi đó, vai trò củacác tổ chức chính trị- xã hội trong phong trào công nhân chưa thực sự phát huy vì lợi íchcủa công nhân Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nham khắc phục những hạn chế,thiếu sót của công nhân, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của công nhân đáp ứngyêu cầu CNH, HĐH và sự nghiệp xây dựng CNXH
Đề tài cấp bộ (2007): “Nang cao đời sống văn hoá tỉnh than cho công nhân, laođộng tại các khu công nghiệp, khu chế xudt” Mã số: 03 XH - TLĐ/2007, do Ths.Trương Thanh Cần, Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn làm chủ nhiệm Đề tài đã đánh giáthực trạng đời sống văn hoá tinh thần của công nhân qua khảo sát thực tế các khu công
12
Trang 20nghiệp trọng điểm, đồng thời phân tích, phê phán một số biểu hiện không lành mạnh
trong lỗi sống của một bộ phận công nhân, nhất là lớp trẻ tại các khu nhà trọ Trên cơ sở
đó, đề xuất nhiệm vụ cho các cấp công đoàn phối hợp thực hiện để không ngừng nângcao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động, xây dựng văn hoá doanh nghiệp
và lỗi sống, tác phong công nghiệp cho công nhân
Năm 2008, TS Nguyễn Hữu Dũng thực hiện nghiên cứu chuyên đề “Những giảipháp đột phá để giải quyết những vấn đề bức xúc của giai cấp công nhân Việt Nam hiệnnay Trong chuyên dé này, tác giả đã hệ thống hóa những số liệu thống kê về trình độhọc vấn, chuyên môn, về thu nhập việc làm, về đời sông vật chất, tinh thần của côngnhân Việt Nam hiện nay Từ đó tác giả khái quát những vấn đề bức xúc của GCCN ViệtNam hiện nay, dé từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm giải quyết những van
đề bức xúc đó, tạo điều kiện dé GCCN Việt Nam phát triển ngày càng vững mạnh
Viện Công nhân và Công đoàn đã chủ trì nghiên cứu dé tài cấp Bộ (2009) Gidipháp on định việc làm, cải thiện điều kiện lao động và nâng cao đời sống văn hoá củacông nhân các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, mã sô 01-XH/TLĐ-2009 do Tién
sĩ Lê Thanh Hà làm chủ nhiệm đã đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp có tínhkhả thi tạo việc làm, tăng thu nhập, xây dựng quan hệ lao động, văn hoá doanh nghiệp tổchức các hoạt động văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần, góp phần xây dựng lỗi sống
công nhân.
Năm 2010, TS Lê Thanh Hà có 2 bai viết “7c trạng công nhân lao động ở khucông nghiệp” và bài “Về trình độ học vấn, chuyên môn của công nhân nước ta hiệnnay” đăng Tạp chí Lao động và Công đoàn Tác giả đưa ra bức tranh khá chỉ tiết về thực
trạng công nhân lao động ở các khu công nghiệp nói riêng và ở cả nước nói chung như:
trình độ học vấn, tay nghề, tính 6n định trong công việc, ty lệ giới tinh, độ tuôi lao động;những vấn đề đang đặt ra đối với công nhân lao động như nhà ở, tiền lương, chế độ
BHXH, vệ sinh an toàn thực phẩm, quan hệ lao động Tác giả khang dinh, viéc lam va
thu nhập cua người lao động chưa thực sự ôn định; các chính sách và quyền lợi hợppháp, chính đáng của người lao động chưa được đảm bảo Tính hiệu quả trong hoạt động của CĐCS trong các công ty doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh TháiBình liên quan đến van đề giai cấp công nhân
* Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng với xây dựng GCCN
13
Trang 21Quan điểm mới về giai cấp công nhân Việt Nam trong Văn kiện Đại hội X củaĐảng, Văn Tạo, Tap chí Cộng sản tháng 5/2006 Tác giả cho rang từ đầu những năm
1980 đến nay, GCCN nước ta đã có những nét đổi mới như sau: 1) Về co bản, GCCN đãđược trí thức hóa Một bộ phận lớn GCCN đã là trí thức; 2) Trong tất cả các lĩnh vực laođộng sản xuất, người công nhân không còn thuần túy là người làm thuê (chỉ có quyền
được bán sức lao động dé sống), mà đã có phần nào làm chủ, chí ít là làm chủ đất nước,
góp phần làm chủ Nhà nước (định ra Hiến pháp, pháp luật.), nhăm làm chủ trong cả sảnxuất lẫn phân phối sản phẩm lao động 3) Đại bộ phận công nhân không còn hoàn toàn là
vô sản như hồi đầu thé kỷ XX, mà đã là hữu sản, trong đó một số công nhân trí thức đã
có sở hữu trí tuệ - một thứ sở hữu có thê tạo ra của cải làm giảu cho xã hội và cho bảnthân mình; một số công nhân đã có cô phần xí nghiệp, được hưởng lợi nhuận từ cô phầngóp vào theo đúng pháp luật nhà nước của chính giai cấp mình quy định; 4) GCCN vẫnđóng vai trò tiền phong, đang trên đà đưa “khoa học, kỹ thuật trở thành lực lượng sảnxuất trực tiếp”, đang đi đầu trong sự CNH,HDH, nam những vi tri then chốt về khoa học,công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao và một lượng sản phẩm xã hội cao nhất trongnên kinh tế quốc dân; 5) GCCN Việt Nam đã có một vị thế quốc tế của một nước có nênkinh tế sánh vai được với năm châu, một trong những nước tăng tiền nhanh về xuất khâu,tăng trưởng nhanh về khoa học, công nghệ, ké cả về tin học; 6) Đảng của GCCN ViệtNam đang lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới của dân tộc
Tác giả Cù Thị Hậu có bài “Xây dung giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng
là giai cấp tiên phong, lực lượng di dau trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước” tham luận tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 6/2006), NXBChính trị Quốc gia, Hà Nội Tác giả chỉ rõ những thách thức đối với GCCN Việt Nam
trong tình hình hiện nay như việc làm, thời gian làm việc kéo dài và cường độ làm việc
rất cao, điều kiện làm việc ít được cải thiện, tai nạn lao động gia tăng Tiếp đó, chỉ rõnhững hạn chế, yếu kém của GCCN hiện nay (trình độ học vẫn, chuyên môn nghềnghiệp của một bộ phận công nhân còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu CNH,HĐH đấtnước, ý thức tô chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, ý thức chính trị, hiểu biết pháp luậtcòn rất hạn chế, có một bộ phận công nhân sống thiếu lý tưởng, niềm tin, sa vào các tệ
nạn xã hội, dẫn đến tha hóa về phẩm chất lối song, phai nhat phẩm chất của GCCN, giảm
lòng tin và sự gắn bó với Đảng và Công đoàn) Tình trạng tranh chấp lao động và đìnhcông của công nhân xảy ra ngày càng nhiều phản ánh sự bức xúc về quyền lợi và thiếu
am hiệu pháp luật của công nhân lao động, sự hạn chê của tô chức Công doan va sự chưa
14
Trang 22quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công nhân lao động Tác giả nêu kiến nghị về sự
cần thiết xây dựng chiến lược tổng thể, toàn diện xây dựng, nhằm phát huy vai trò
GCCN trong giai đoạn mới Đảng cần đây mạnh công tác xây dựng tổ chức Đảng và các
tô chức chính trị - xã hội trong GCCN Đồng thời, tăng cường lãnh đạo các cơ quannghiên cứu của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thé chính trị - xã hội, tập hợp trí tuệ củacác nhà khoa học dé nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tế về GCCN
Cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhântrong thời ky doi mới (1986 - 2006) ” do TS Lê Thanh Hà viết được NXB Lao động xuấtbản năm 2007 tại Hà Nội Cuốn sách được cấu trúc thành 4 chương, trong đó: Chương |tập trung hệ thống hóa các quan điểm của Đảng về GCCN và xây dựng GCCN thời ky(1986-2006), trong đó, đã trình bày một cách có hệ thống về quan điểm xây dựng GCCNcủa Dang qua các kỳ Đại hội, và thay được sự phát triển trong tư duy của Đảng về van dé
xây dựng GCCN Việt Nam; Chương 2, tập trung làm rõ quá trình Đảng chỉ đạo xây dựng GCCN trong thực tiễn, thông qua vai trò của các Đảng bộ địa phương, Đảng bộ
khối doanh nghiệp, vai trò của tô chức công đoàn và các tổ chức quần chúng; Chương 3,tác giả đánh giá thực trạng của GCCN Việt Nam sau 20 năm đổi mới (1986-2006) trêncác mặt chủ yêu: số lượng, cơ cấu, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, ý thứcchính trị, pháp luật, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp Chương 4, rút ra một số
kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng GCCN của Đảng, những kinh nghiệm này được tác giả
rút ra trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tong kết thực tiễn xây dựng GCCN trong 20 năm đầuđôi mới; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng GCCN lớn mạnh trong thời
kỳ đôi mới Nội dung cuốn sách đã cung cấp những đữ liệu quan trọng dé tác giả luận ánlựa chọn tham khảo nham làm sáng tỏ hơn nữa quan điểm của Đảng về xây dựng GCCN
Cũng năm 2007, TS Lê Thanh Hà có bài viết “Tang cường lãnh đạo giai cấpcông nhân và tổ chức công đoàn trong quá trình hội nhập kinh té quốc tế”, in trong cuỗn
“Tăng cường sự lãnh đạo của Dang đổi với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Namthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế” của NXB Lao động.Bài viết chỉ ra mặt trái của nền kinh tế có ảnh hưởng đến GCCN và nhấn mạnh sự lãnhđạo của Đảng đối với GCCN, tô chức công đoàn Việt Nam, đồng thời nhận thức đúngmối quan hệ giữa Đảng và Công đoàn Theo tác giả, vai trò lãnh đạo xây dựng GCCN củaĐảng thê hiện ở chỗ cán bộ của Đảng luôn đi sát các cấp chính quyền và các tổ chức chínhtrị - xã hội, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, Nghị quyết, Chỉ thị về xây dựng GCCN
15
Trang 23Bài viết Xây dựng, phát triển toàn diện giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đổimới của tác giả Nguyễn Hòa Bình, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 778, 2007) Tác giả đãđiểm lại những quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của GCCN, về xây dựng, pháttriển GCCN qua từng giai đoạn cách mạng và khang định: sự đổi mới tư duy của Dang ta
về vị trí, vai trò của GCCN từng bước được bồ sung trong suốt quá trình lãnh dao cáchmạng, tạo nén tang cho việc hoàn thiện đường lối, chủ trương xây dựng và phát huy vaitrò của GCCN, đã và đang là động lực mạnh mẽ thúc đây GCCN không ngừng lớn mạnh
và ngày càng có những đóng góp to lớn, có tính chất quyết định đến sự phát triển củacách mạng Xuất phát từ những tác động của bối cảnh quốc tế và tác động mạnh mẽ củacuộc cách mạng khoa học công nghệ cũng như những hạn chế của GCCN Việt Nam, tácgiả cho rang cần phải có sự bồ sung hơn nữa trong quá trình nhận thức về GCCN và xâydựng phát triển toàn diện GCCN là van đề có ý nghĩa sinh tử của Dang trong công cuộcđổi mới
"Tu dụy mới về giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản" (Quang Cận, Tạp chiCộng sản, số 778, 2007) Tác giả khăng định: trong thời đại hiện nay, bản chất giai cấpcủa Đảng Cộng san van chỉ có thé là bản chất giai cap của GCCN, cơ sở chính tri- xã hộicủa Đảng Cộng sản phải là GCCN trong quá trình phát triển từ văn minh công nghiệpsang văn minh trí tuệ Tư duy mới về GCCN hiện đại phải gắn liền với tư duy mới vềCNXH hiện đại Từ nhận thức đó, tác gia cho rằng, Đảng cần có những chủ trương thíchhợp để tiếp tục nâng cao chất lượng GCCN, bảo đảm cho họ xứng đáng với vai trò lãnhđạo trên con đường đi lên CNXH.
Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay là côngtrình nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Giang, NXB Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
2008 Đây là công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Viện Xây dựng Đảng chủ trì.Trong công trình này, các tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề chủyếu về Đảng lãnh đạo xây dựng GCCN Việt Nam; đưa ra khái niệm, nội dung và phươngthức lãnh đạo của Đảng Trên cơ sở các vấn đề lý luận đó cùng với hệ thống số liệu đáng
tin cậy qua khảo sát thực tiễn, nhóm tác giả đã làm rõ công tác lãnh đạo xây dựng GCCN
ở 3 tỉnh thành Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, nên ra các nguyên nhân, kinh nghiệm
lãnh đạo xây dựng GCCN của Đảng, đồng thời đề xuất các giải pháp và phương hướng
xây dựng GCCN trong thời gian tới Đặc biệt chương 2 của công trình, bên cạnh làm rõ
đặc điểm tự nhiên- kinh tế - xã hội của 3 tỉnh thành nghiên cứu, các tác giả còn phân tích
các nội dung Đảng lãnh đạo xây dựng GCCN trên các mặt: chính trỊ, tư tưởng, nâng cao
16
Trang 24giác ngộ cách mạng và bản lĩnh chính trị của công nhân; về công tác đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn, tay nghề cho ĐNCN; về việc thực hiện chế độ chính sách bảo vệquyên và lợi ích chính đáng của công nhân; về công tác xây dựng, phát trién dang trongcác doanh nghiệp Đây là nội dung đặc biệt quan trọng của công trình, góp phần làm rõcông tác lãnh đạo của Đảng trên các mặt cụ thé trong xây dựng GCCN Vì vậy, có thé
nói đây là công trình khoa học công phu và nghiêm túc, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu
sắc, làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến công trình nghiên cứu của tác giả, nhất là hướngtriển khai nội dung lãnh đạo xây dựng GCCN của Dang Tuy nhiên, do xuất phát từ đối
tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau nên công trình chỉ tập trung làm rõ nội dung và
phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng GCCN ở một số địa bàn điền hình
Năm 2010, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tô chức Hội thảo khoa học về
“Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với giai cấp công nhân và tổ chức côngđoàn Việt Nam” Hội thảo tập trung làm rõ các van đề: đường lối lãnh đạo của Đảng đối
với phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn qua các thời kỳ; các giải pháp củng
cố và tăng cường mỗi quan hệ giữa Dang với Công đoàn; tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với GCCN trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; vai trò củacông nhân và công đoàn trong việc thực hiện đường lối của Đảng qua các thời kỳ; Côngđoàn với công tác phát triển đảng trong công nhân lao động ; xây dựng đội ngũ cán bộxuất thân từ công nhân Từ đó, các ý kiến tập trung đề xuất những giải pháp xây dựng
GCCN Việt Nam lớn mạnh về số lượng, chất lượng, phát triển đảng viên trong công nhân;
cụ thê hóa những biện pháp thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCHTW Đảng(khóa X) về tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ day mạnh CNH, HĐH đất nước
* Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình liên quanđến vấn đề xây dựng đội ngũ công nhân
Viết về mảnh đất, con người và lịch sử hình thành, phát triển của tinh Thái Bìnhnói chung, về ĐNCN va sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình nói riêng, trong nhiềunăm qua cũng có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
- Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ Thái Binh (1975 - 2000), do Nxb Chính trị quốcgia xuất bản năm 2004 đã khái quát quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo nhân dânnhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội,
phan dau thực hiện các nhiệm vụ chính tri của dia phương và đạt được nhiều thành tựu to
lớn về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Tuy nội dung cuốn sách không trực tiếp đềcập đến ĐNCN của tỉnh nhưng đã phác họa sự thay đổi diện mao quê hương Thái Bình
17
Trang 25thông qua việc không ngừng chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Vì vậy,đây cũng được coi là giai đoạn Đảng bộ tỉnh quan tâm lãnh đạo xây dựng và phát triểnĐNCN tinh, làm cho DNCN tỉnh có bước phát triển rõ rệt Cuốn sách này có thé coi làtài liệu tham khảo quan trọng giúp tác giả có cái nhìn toàn diện về quá trình lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
- Cuén sách: Lịch sử phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt độngcông đoàn tỉnh Thái Bình từ năm 1945 đến năm 2003, do BTV Liên đoàn Lao động tỉnhThái Bình tô chức sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và biên soạn, được Nxb Lao động Hà Nộixuất bản năm 2003
Công trình này được viết dựa trên nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy nhằmlàm rõ lich sử phong trào Công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) và tô chức côngđoàn tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ lịch sử Cuốn sách đã làm rõ quá trình hình thành,phát triển đội ngũ CNVCLD Thái Binh; phân tích, đánh giá phong trào CNVCLĐ TháiBinh trong thời kỳ đổi mới Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp nhất là Đảng bộ tinhThái Bình, CNVCLD tỉnh đã nỗ lực cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, luôngương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực, đóng góp tích cực trong mọi giai đoạn cách mạng,góp phần xây dựng Thái Bình thành một tỉnh giàu đẹp Trong thời kỳ day mạnh CNH,HĐH đất nước hiện nay, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của
DNCN, coi đó là lực lượng nòng cốt, xung kích trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng
Thái Bình thành một tỉnh giàu đẹp, văn minh Kết quả nghiên cứu của công trình đã cungcap cho tác giả hiểu day đủ về thực trạng tình hình hoạt động của phong trào CNVCLDtỉnh Thái Bình cũng như thấy rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là nhân tố quan trọnggóp phan thúc day sự phát triển của DNCN tinh trong những năm qua
Như vậy, chưa có công trình nao nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh vớivan đề xây dựng ĐNCN Thực tế nghiên cứu đó dé lại một khoảng trống lớn cho tác giảtiếp tục nghiên cứu
Đề làm rõ hon sự lãnh đạo của Đảng bộ, tác giả tiến hành khảo cứu một số côngtrình đề cập đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, về thực trạng nguồn laođộng tỉnh với nhiều hướng tiếp cận khác nhau như:
- Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Xdy dựng mô hình phát triển công nghiệp nông thôn
tỉnh Thái Bình của nghiên cứu sinh Viên Thị An, năm 2011 Trong luận án này, tác giả
đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển côngnghiệp nông thôn ở một số quốc gia điển hình trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan,
18
Trang 26Trung Quốc Từ đó, vận dụng vảo việc xây dựng mô hình phát triển công nghiệp nôngthôn ở tỉnh Thái Bình cho phù hợp với giai đoạn mới dé thực hiện đô thị hóa nông thôn,góp phan ổn định tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nếu Thái Bình xây dựng được môhình công nghiệp nông thôn đúng hướng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh nói chung và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói riêng Vìvậy, kết quả nghiên cứu của luận án giúp tác giả tìm ra giải pháp mới cho việc xây dựng
và phát trién DNCN của tỉnh trong giai đoạn hiện nay
- Luận án Tiến sỹ Lich sử: Tiểu thi công nghiệp tỉnh Thái Bình (1954 - 1995),của nghiên cứu sinh Phạm Quốc Sử, năm 1996 Đây là công trình nghiên cứu về quátrình phát triển tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Thái Bình trong suốt những năm khángchiến chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ va 10 năm đầu đồi mới đất nước dưới giác độkhoa học Lịch sử Việc phát triển các ngành nghề thủ công ở tỉnh Thái Bình trong suốthơn 40 năm (1954 - 1995) đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho ngườilao động, bên cạnh đó, tiêu thủ công nghiệp còn có ý nghĩa đối với việc ôn định trật tự xãhội và giáo dục hướng nghiệp cho nhiều thanh niên nông thôn Như vậy, tuy không trựctiếp nghiên cứu về nguồn lao động, về công nhân tỉnh Thái Bình, nhưng kết quả nghiêncứu của luận án có ý nghĩa to lớn trong việc làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành
và phát triển của công nhân Thái Bình, hơn nữa, tác giả có thê kế thừa được ở công trìnhnày về đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình để tiếp tục phát triển trong luận án
của mình.
- Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Toàn dung nguồn lao động ở Thái Bình - Thực trạng
và giải pháp, của nghiên cứu sinh Nhâm Gia Quân, năm 2008 Đây là một trong số ítcông trình tập trung nghiên cứu về nguồn lao động của tỉnh Thái Bình Trong công trìnhkhoa học này, tác giả đã tập trung làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng tácđộng đến van đề toàn dụng nguồn lao động ở tỉnh Thái Bình Đặc biệt ở chương 2 củaluận án “77c trang toàn dung nguôn lao động ở Thái Bình”, tác giả đã trình bày một séđặc điểm và tong quan nguồn lao động của tinh Thái Bình tinh đến năm 2005, phân tích
được thực trạng nguồn lao động tỉnh Thái Bình về số lượng, chất lượng, đánh giá khái
quát được lợi thế và hạn chế của nguồn lao động ở Thái Bình, thực trạng toàn dụng
nguồn lao động ở Thái Bình về số lượng, chất lượng Ở chương 3 của luận án, tác giả đã
dé xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu toàn dụng nguồn lao động ởtỉnh Thái Bình trong những năm tiếp theo (2006 - 2025) Kết quả nghiên cứu của luận ánrất hữu ích với tác giả, nhất là phần thực trạng nguồn lao động của tỉnh Thái Bình trở
19
Trang 27thành nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu Tuynhiên, luận án này nghiên cứu nguồn lao động tỉnh Thái Bình dưới góc độ kinh tế, nênchưa làm rõ được chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với việc phát triển nguồnlao động tỉnh nói chung, phát triển ĐNCN tỉnh nói riêng Phần này, tác giả sẽ tiếp tục
làm rõ trong luận án của mình.
- Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyến dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bìnhtrong giai đoạn hiện nay của nghiên cứu sinh Phí Thị Hằng, năm 2014 Trong công trìnhnày, tác giả đã dựa trên kết quả khảo sát các công trình khoa học trong và ngoài nước về
cơ cấu lao động, những yếu tố tác động đến sự chuyền dịch cơ cấu lao động và kinhnghiệm chuyên dich cơ cấu lao động trong và ngoài nước Trên cơ sở đó, tác giả tậptrung nghiên cứu sự chuyên dịch cơ cấu lao động ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiệnnay Luận án gồm 4 chương, trong đó chương 3 và chương 4 tập trung làm rõ thực trạngchuyên dịch cơ cấu lao động ở tỉnh Thái Bình và đưa ra những giải pháp thúc đâychuyên dịch cơ cấu lao động đến năm 2020 Điểm nồi bật của luận án là tác giải đã kháiquát một cách chân thực và rõ ràng các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Thái Bình nóichung, các đặc điểm về dân cư, lao động Thái Bình nói riêng, sự dịch chuyên lao độngtrong nội bộ ngành kinh tế của tỉnh dựa trên kết quả khảo sát đáng tin cậy Luận án này
đã cung cấp cho tác giả nhiều số liệu chân thực về số lượng, chất lượng lao động tronglĩnh vực công nghiệp hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung, về đặc điểm tựnhiên, kinh tế - xã hội, về lao động, việc làm nói chung Đây là cơ cở thực tiễn quantrọng dé tác giả kế thừa và phát triển trong công trình nghiên cứu của mình
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh dao đào tạo nguồn nhânlực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 của nghiên cứu sinh Phạm Thị KimLan, năm 2015 Đây là một trong số ít luận án tiến sỹ lịch sử viết về sự lãnh đạo củaĐảng bộ tỉnh Thái Bình đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH,HDH hiện nay Luận án đã trình bày một cách hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo củaĐảng bộ tỉnh Thái Bình về đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp trong 10 năm (2001-2010); từ đó rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trongquá trình lãnh đạo đó Luận án của tác giả và của nghiên cứu sinh có điểm tương đồng làcùng đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ về nguồn lao động trong thời kỳ CNH, HDH.Nhưng sự khác nhau là tác giả nghiên cứu về lãnh đạo đảo tạo nguồn nhân lực cho laođộng nông nghiệp, còn nghiên cứu sinh nghiên cứu về xây dựng DNCN của tỉnh Tiếp
cận luận án, nghiên cứu sinh tiép cận được phương pháp nghiên cứu của tác giả luận án,
20
Trang 28đó phương pháp đi từ chỗ xem xét các yếu tô tác động đến hoạt động lãnh đạo của Đảng
bộ, đến việc trình bày chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về vấn đề đào tạonguồn nhân lực cho nông nghiệp, từ đó rút ra một số nhận xét về thành tựu, hạn chế vàkinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng kế thừa được các
số liệu đáng tin cậy của tác giả về điều kiện tự nhiên, về sự phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh, về các tài liệu của Tỉnh ủy, UBND mà tác giả đã đề cập trong luận án
Trên đây là các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng với GCCN và một
số công trình điển hình về tinh Thái Bình dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó đã làm
rõ được yêu cầu phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng GCCN, các quanđiểm của Đảng về xây dựng GCCN Các công trình viết về tỉnh Thái Bình đã làm rõnhiều van dé cụ thé như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tinh, quá trình ra đời và
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đặc điểm dân cư và nguồn lao động của tỉnh, có công trình
còn trực tiếp đề cập đến tình hình CNVCLĐ và công đoàn tỉnh qua các thời kỳ lịch sử, Qua các công trình đó, tác giả luận án sẽ kế thừa số liệu, phương pháp tiếp cận trongthực hiện nghiên cứu đề tài luận án đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi tácgiả luận án phải tiếp tục đi sâu phân tích làm rõ như: làm rõ yêu cầu cấp thiết phải lãnh
đạo xây dựng DNCN tỉnh trong tình hình mới; đánh giá khái quát quá trình lãnh dao cua
Đảng bộ tỉnh trên các mặt thành tựu, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chếđó; trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Nhìn chung, van đề GCCN là một van đề lớn thu hút được sự quan tâm nghiêncứu của các tác giả trong và ngoài nước, ở các góc độ khác nhau như triết học, chủ nghĩa
xã hội khoa học, chính trị học, kinh tế học, sử học Nhưng những những công trình liênquan trực tiếp đến vấn đề lãnh đạo xây dựng công nhân và lao động trên địa bàn tỉnhThái Bình còn rất hạn chế Cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu quátrình Đảng bộ tinh Thái Bình lãnh đạo xây dựng DNCN trong thời kỳ đổi mới dưới góc
độ khoa học Lịch sử Đảng.
1.2 Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu và những van đề luận án cầntiếp tục nghiên cứu
1.2.1 Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Các công trình nghiên cứu về GCCN, xây dựng và phát triển GCCN, nêu trên đã
dé cập đến nhiều nội dung với các góc độ khác nhau, có những đóng góp quan trọng gópphần xây dựng GCCN Việt Nam ngày càng lớn mạnh về mọi mặt Thông qua việc tổngquan các công trình nghiên cứu trên, tác giả có thê kê thừa được nhiêu cách tiêp cận mới,
21
Trang 29nhiều nguồn tư liệu phong phú, đặc biệt, có thé học hỏi được cách giải quyết các vấn đề
về xây dựng GCCN đề phát triển trong luận án của mình
Về mặt nội dung, các công trình nghiên cứu trên đều tiếp cận và làm rõ một sốvân đề liên quan đến GCCN Việt Nam như: khái niệm GCCN và nội hàm của nó; vai trò
to lớn của GCCN trong sự nghiệp CNH, HDH đất nước; thực trạng của GCCN ViệtNam dưới sự lãnh đạo của Dang trong thời kỳ đổi mới đất nước ở nhiều góc độ như trình
độ học van, tay nghé, ý thức chính trị và hiểu biết pháp luật của công nhân, đời sống vậtchất, tinh thần của công nhân; sự biến đổi của GCCN Việt Nam dưới sự tác động của bốicảnh trong nước và quốc tế; sự cần thiết phải trí thức hóa công nhân; đặc biệt, một sécông trình dé cập đến sự lãnh dao của Dang với xây dựng GCCN, qua đó, khang địnhtính tất yếu phải xây dựng GCCN lớn mạnh về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp CNH, HDH và hội nhập quốc tế; trong đó, nhất thiết phải tăng cường sự lãnh đạocủa Dang đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thé thông qua việc dé ra các quanđiểm, chủ trương về xây dựng GCCN cũng như chỉ đạo việc thực thi các chủ trương đó.Như vậy, thông qua việc tiếp cận nội dung các công trình nghiên cứu này, tác giả kế thừađược một số nội dung trong lãnh đạo xây dựng GCCN của Đảng như: xây dựng về ýthức chính trị, về trình độ chuyên môn tay nghề, về việc thực hiện các chế độ chính sáchđối với công nhân, về xây dựng đảng trong công nhân để vận dụng vào luận án củamình Bên cạnh đó, tác giả cũng tiếp cận được các chủ trương, quan điểm của Đảng vàNhà nước trong xây dựng GCCN làm nền tang cho việc soi roi vào điều kiện cu thé củađịa phương Đó là những luận cứ khoa học quan trọng dé tác giả tiếp tục phát triển trongluận án của mình.
Về cách tiếp cận, các công trình trên cùng hướng vào làm sáng tỏ nhiều vấn đềxung quanh việc xây dựng GCCN Việt Nam, tuy nhiên, mỗi công trình trên có cách tiếp
cận và lý giải khác nhau tùy theo góc độ nghiên cứu Có công trình đi từ việc trình bảy
các quan niệm chung về GCCN, GCCN Việt Nam, về thực trạng của GCCN Việt Nam,
từ đó, chỉ rõ các giải pháp nhằm xây dựng GCCN Việt Nam ngày càng lớn mạnh Cócông trình bắt đầu từ việc làm rõ quá trình hình thành, phát triển và vai trò, sứ mệnh củaGCCN Việt Nam trong tiến trình xây dựng đất nước, đến trình bày hệ thống các quanđiểm, chủ trương của Đảng về xây dựng GCCN Việt Nam, trình bày thực trạng của
GCCN Việt Nam, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựngGCCN Việt Nam của Dang Có công trình chỉ trình bày một mặt cụ thé trong xây dựngGCCN, từ đó, đi đến khang định phải tập trung xây dựng GCCN toàn diện Dé hoàn
22
Trang 30thành được mục đích nghiên cứu của mình, các công trình đó đã sử dụng nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau như: lô gíc, lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá,phỏng vấn sâu, khảo sát thực tiễn, hồi cứu tư liệu Qua đó, tác giả có thé học hỏi đượccách tiếp cận vấn đề cũng như kế thừa và vận dụng các phương pháp nghiên cứu phongphú đó giải quyết các vẫn đề trong luận án của mình.
Về nguon tu liệu, các công trình nghiên cứu trên, nhất là các công trình nghiêncứu về sự lãnh đạo của Đảng với xây dựng GCCN Việt Nam, về tỉnh Thái Bình đã cungcấp cho tác giả nhiều tư liệu phong phú về các quan điểm, chủ trương của Đảng về xâydựng GCCN qua các thời kỳ, về mảnh đất, con người, truyền thống, phong tục tập quán,
lề lối sinh hoạt của con người Thái Bình; về đặc điểm dân cư, lao động, việc làm, vềtrình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng bộ tỉnh với các số liệu cụ thé, dựa trên các nguồn tin cậy Đây được coi là nguồn
tư liệu quý cho tác giả có thé kế thừa đề đưa vào nội dung luận án một cách hợp lý
Tuy nhiên, do mục đích, phạm vi nghiên cứu khác nhau nên hầu hết các côngtrình nghiên cứu trên chưa đi sâu nghiên cứu về phương thức lãnh đạo xây dựng GCCN,chưa chỉ rõ nội dung lãnh đạo gồm những vấn đề gì? trách nhiệm của các cấp uỷ đảngtrong việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên
và chính quyền, các tô chức chính trị - xã hội trong việc triển khai chủ trương của Dang
và Nhà nước đối với GCCN Nhất là vai trò, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, lãnh đạocác loại hình doanh nghiệp trong việc góp phần xây dựng GCCN vững mạnh, hiện đại,chưa được cụ thé hoá, thiếu sự tong kết thực tiễn dé chi đạo Hoặc có công trình đề cậpnhưng chưa rõ ràng, chưa mang tính hệ thống, khái quát cao Một số công trình nghiêncứu về thực trạng xây dung va phát triển GCCN ở các thành phó lớn, về một bộ phận củaGCCN nói chung ở các địa phương điền hình, nhiều công trình đưa ra các giải pháp quantrọng nhằm định hướng cho sự phát triển của GCCN Việt Nam nhưng các giải pháp đómới chỉ đừng lại ở tam vĩ mô chứ ít quan tâm đến các biện pháp mang tính vi mô Rất ítcông trình đề cập đến hoạt động lãnh đạo xây dựng, phát trién GCCN ở các địa phương
cụ thé; hầu như không có công trình nao so sánh, đối chiếu một cách có hệ thong van déxây dựng va phát triển GCCN giữa địa phương nay với dia phương khác Vì vậy, tac giảluận án cần tìm được điểm tương đồng và điểm khác biệt với các tỉnh khác để so sánh
làm rõ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
Một số ít công trình đề cập đến hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình,
về tình hình công nhân của tỉnh Thái Bình trong thời gian đổi mới, nhưng do mục đích
23
Trang 31nghiên cứu khác nhau nên các công trình đó chỉ cập đến những vấn đề chung chung, hầuhết mới chỉ đừng lại ở chỗ khái quát những van dé lớn, trọng tâm trong phát triển công
nghiệp của tỉnh, chưa đi sâu làm rõ quá trình xây dựng của DNCN dưới sự lãnh dao cua Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
Đối với một số công trình của các tác giả nước ngoài cũng đã luận giải một sốvan đề liên quan đến GCCN như: khái niệm và nội hàm GCCN; phân tích đặc điểm, vaitrò, xu hướng bién đổi GCCN ở các nước hiện nay và những nhân tố tác động tới xu
hướng biến déi đó, thực trạng đời sông, lao động, thu nhập, trình độ học vấn, tay nghề
của GCCN ở các nước Thông qua các công trình nghiên cứu này, tác giả luận án có cơ
sở đề hiểu hơn về thực trạng đời sống của GCCN ở các nước; những tác động của tìnhhình thế gidi dén su bién động của GCCN hiện nay; sự cần thiết phải dao tạo nâng caotay nghề cho GCCN đáp ứng yêu cầu mới; triển vọng phát triển của GCCN thế giới Đó
là những luận cứ quan trọng dé tác giả kế thừa và tiếp tục phát triển trong luận án củamình Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ tập trung làm rõ được một số vấn đề cơ bảnnhất liên quan đến GCCN ở các nước, chưa đề cập đến quá trình xây dựng và phát triểnGCCN Việt Nam Về vấn đề này, tác giả luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong luận
án của mình.
Như vậy, qua thực tế khảo sát tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước chothay, cho đến thời điểm này, chưa có một công trình khoa học nào, kê cả luận án tiến sĩ
đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn điện về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
tinh Thái Bình đối với việc xây dựng DNCN của tỉnh trong những 1986-2013 dưới góc
độ khoa học lịch sử Đảng Nhưng những công trình nghiên cứu có liên quan là nhữngnguồn tư liệu và luận cứ khoa học quan trọng dé luận án kế thừa, luận giải mục đích và
nhiệm vụ của luận án.
Vi vậy, dé góp phan tổng kết thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh TháiBình trong quá trình lãnh đạo xây dựng DNCN tỉnh nói riêng, tác giả một mặt kế thừa kết
quả của các công trình nghiên cứu có liên quan, mặt khác nghiên cứu làm rõ những mặt hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Binh trong xây dựng DNCN của tỉnh.
1.2.2 Những van đề luận án can đi sâu nghiên cứu
Như đã đề cập trên, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: Tập trung
làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhận thức và vận dụng quan điểm của Đảng về
van đề xây dựng GCCN vào thực tế ở tỉnh Thái Bình; đánh giá kết quả xây dựng DNCN
24
Trang 32từ năm 1986 đến năm 2013; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
Luận án của tác giả là một công trình nghiên cứu dưới giác độ khoa học lịch sử
Đảng về một vấn đề điển hình ở một địa phương cụ thê, vì vậy, trong công trình này, tácgia sẽ di sâu làm rõ một số van đề lý luận và thực tiễn sau:
Thứ nhất, các yêu tô tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng DNCN của Dang
bộ tỉnh Các yếu tố đó chính là bối cảnh lịch sử của đất nước, của địa phương và yêu cầucủa sự nghiệp CNH, HDH, của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế đặt ra đối với việc xây dựng GCCN Việt
Nam và của tỉnh Thái Bình.
Thứ hai, quá trình Đảng bộ tỉnh vận dụng chủ trương xây dựng GCCN của Đảngvào việc hoạch định chủ trương xây dựng DNCN từ khi đổi mới đến năm 2013 Việchoạch định chủ trương của Đảng bộ được thé hiện thông qua việc ban hành các văn bảnnhư: Nghị quyết, Chương trình hành động, Thông tư, Chỉ thị
Thứ ba, quá trình chỉ đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình qua 2 giai
đoạn 1986 - 2000 và 2001 - 2013 Quá trình chỉ đạo này của Đảng bộ được thể hiện ởchỗ, thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền thực hiện các chủ trương của Tỉnh ủytrên các mặt cụ thể như: xây dựng về số lượng và cơ cấu công nhân, xây dựng ý thứcchính trị và hiểu biết pháp luật lao động của công nhân, về nâng cao trình độ chuyênmôn, tay nghề cho công nhân, về thực hiện các chế độ, chính sách đối với công nhân
Thứ tr, trên cơ sở khái quát những kết quả về xây dựng DNCN của tinh TháiBình từ năm 1986 đến năm 2013, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ tỉnh; từ đó, rút ramột số kinh nghiệm tổng kết thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhằm thúcday quá trình xây dựng DNCN tinh Thái Bình trong tình hình mới
Tiểu kết chương 1
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu về GCCN trên đây cho thấy, vấn đềxây dựng GCCN luôn được coi là vấn đề quan trọng, thu hút được sự quan tâm nghiêncứu của nhiều nhà khoa học, của các nghiên cứu sinh Vì vậy, trên thực tế có nhiều côngtrình nghiên cứu được triển khai đưới dạng sách, báo, đề tài khoa học, luận án, luận văn
và dưới góc độ của các ngành khoa học khác nhau như: khoa học lịch sử, lịch sử Đảng,
xây dựng Đảng, chính trị học, dân tộc học, xã hội học, kinh tế học Tuy mục đích và
phạm vi nghiên cứu khác nhau, song các công trình trên đã tập trung làm sáng tỏ được
25
Trang 33nhiều nội dung xung quanh van đề xây dựng GCCN như: khái niệm GCCN và nội hàmcủa nó; sự biến đổi của GCCN do tác động của xu thé trong nước và quốc tế; thực trang
và các giải pháp xây dựng GCCN; sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng GCCN Một số
ít công trình đề cập đến tình hình xây dựng, phát triển của ĐNCN tỉnh Thái Bình trongthời kỳ đổi mới Thông qua việc tiếp cận các công trình đó, tác giả có thê kế thừa và họchỏi được nhiều nội dung quan trọng về cả mặt nội dung, nguồn tư liệu cũng như phươngpháp nghiên cứu đề phát triển trong luận án của mình
Nhìn từ góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng, cho đến nay, chưa có công trình nào
dé cập một cách hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng DNCN từnăm 1986 đến năm 2013 Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trìnhtrên, tác giả đi vào giải quyết các nhiệm vụ: làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình
lãnh đạo xây dựng DNCN cua tỉnh; làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh vận dụng chủ trương
xây dựng GCCN của tỉnh vào điều kiện cụ thé của địa phương dé hoạch định chủ trương
xây dựng DNCN trong giai đoạn 1986 - 2013; làm rõ sự chỉ đạo xây dựng DNCN của
Đảng bộ tỉnh trên một số mặt cụ thể và kết quả đạt được; đánh giá ưu điểm, hạn chếtrong công tác lãnh đạo xây dựng ĐNCN của Đảng bộ tỉnh; đúc rút một số kinh nghiệmlãnh đạo làm nhằm thúc đây quá trình xây dựng ĐNCN tỉnh trong tình hình mới Đó lànhững nhiệm vụ chính được tác giả giải quyết trong luận án này
26
Trang 34Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHÍ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG
NHÂN CUA DANG BO TINH THÁI BÌNH (1986 - 2000)
2.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh dao của Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội
ngũ công nhân và chủ trương của Đảng bộ
2.1.1 Những yếu tô tác động đến sự lãnh dao xây dựng đội ngũ công nhân của
Đảng bộ
Khái niệm về GCCN được đề cập ngay khi GCCN xuất hiện trên vũ đài chínhtrị Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tùy thuộc ở lập trường giai cấp, thái độ chính trị,trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận khác nhau đưa ra nhiều ý kiến không
giống nhau, thậm chí trái ngược nhau Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, quan niệm của
chủ nghĩa Mác - Lênin về GCCN vẫn hàm chứa tính khách quan và khoa học hơn cả,bởi nó dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận biện chứng duy vật Quán triệtquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề giai cấp, đồng thời, xuất phát từ thựctiễn cách mạng và đời sống kinh tế - xã hội, các nhà nghiên cứu thuộc Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam đã đưa ra khái nệm GCCN như sau:
“Giai cấp công nhân hiện đại là tập đoàn xã hội ồn định, hình thành và pháttriển cùng với cách mạng công nghiệp, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuấthiện đại có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng san xuất cơ bản, tiêntiền trong nên sản xuất hiện đại, lao động trong môi trường công nghiệp, dịch vụ côngnghiệp, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo cácquan hệ xã hội; là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, động lực chínhcủa tiến trình lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ” [172, tr 65]
Từ khái niệm GCCN hiện đại này, xuất phát từ thực tiễn đất nước, các nhànghiên cứu tiếp tục đưa ra khái niệm về GCCN Việt Nam như sau:
“ Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng xã hội to lon, dang phát triểncùng với sự phát triển của nên công nghiệp hiện đại, bao gồm những người lao độngchân tay và trí óc, làm công, hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh vàdịch vụ có tính chất công nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái sảnxuất của cải vật chất; là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiênphong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên
27
Trang 35tiễn; lực lượng xã hội nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Từ cách tiếp cận trên, NCS đưa ra khái niệm DNCN Thái Bình như sau:PNCN Thái Binh là một bộ phận của GCCN Việt Nam, gồm những người làm cônghưởng lương, trực tiếp lao động sản xuất hoặc tham gia vào các hoạt động sản xuất
kinh doanh và các hoạt động dịch vụ có tính chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Bình, có mặt trong mọi thành phan kinh tế và có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, đất nước
Tuy nhiên, do những điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế, xã hội quy định màPNCN Thái Bình có những điểm riêng đặc thù, đó là: số lượng công nhân ít, chủ yếulàm việc ở khu vực ngoài quốc doanh, và chủ yếu tập trung trong các ngành côngnghiệp nhẹ, thiếu một ĐNCN cơ khí, công nhân hiện đại; ĐNCN Thái Bình thườngsống phân tán ở các vùng nông thôn; công nhân Thái Bình chưa thật sự gắn bó vớinghề nghiệp Đó là một số nét làm nên tính đặc thù của DNCN tỉnh Thái Binh, đòihỏi Đảng bộ và các tổ chức quan chúng cần nắm vững dé có những biện pháp phùhợp nhằm xây dựng DNCN ngày càng lớn mạnh đáp ứng yêu cau của sự nghiệp
CNH, HĐH của địa phương và của cả nước, trong đó, đặc biệt phải nhận thức đúng
dan đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử văn hóa truyền thống địa phương dé
có hướng lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp.
2.1.1.1 Điêu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Binh
Điều kiện tự nhiênThái Binh là một tinh đồng bang năm ở phía nam châu thé sông Hồng với bamặt giáp sông, một mặt giáp biển và là tỉnh đồng bằng duy nhất không có rừng núi,với diện tích tự nhiên 1.570, 79 km? [29, tr.21] Phía Đông tỉnh giáp vịnh Bắc Bộ;phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Hà Nam, Nam Định; phía Bắc và Tây Bắc giápvới các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng Tinh có thành phố Thái Bình là trung
28
Trang 36tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh và 7 huyện lị Do nằm trong vùng ảnh hưởngcủa tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, lại có hệ thốngđường giao thông thuận tiện như: có quốc lộ số 10 đi qua tỉnh nối liền 2 thành phốlớn là Hải Phòng và Nam Định; đường số 39 nối Thái Bình với các tỉnh đồng bằngBắc bộ và Hà Nội với các tỉnh phía Bắc; tỉnh đang đầu tư xây mới và nâng cấp nhiềutuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống đườnggiao thông phát triển tương đối toàn điện đã tạo điều kiện cho việc giao lưu, thông
thương, trao đôi hàng hoá, thông tin, kĩ thuật và là cơ sở dé Đảng bộ chi dao thực
hiện thành công việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thu hút vốn đầu tư trong vàngoài nước phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Về nguồn tài nguyên thiên nhiên, tỉnh Thái Bình có các loại tài nguyên cơban: Tai nguyên dat phì nhiêu, màu mỡ do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng vasông Thái Bình với tổng diện tích tự nhiên 153.596 ha [174, tr.3] Tài nguyên nướctương đối dồi dào, có khả năng đáp ứng nhu cầu dân sinh và sản xuất công nghiệp ởmức độ cao, chủ yếu là nguồn nước của các sông lớn Đặc biệt, nguồn nước khoáng ở
độ sâu từ 350 - 400 mét có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu mỉ Tai nguyên khoảng sản
chủ yếu là khí đốt và nước khoáng với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, Tiền Hảiđược người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao (cả 2 đều tập trung chủ yếu ởhuyện Tiền Hải) và than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng [174,tr.4] Vé tài nguyên thủy sản, tỉnh có thé mạnh thủy sản với ba thủy vực khác nhau:nước ngọt, nước lợ và nước mặn Với hơn 50 km bờ biển, có 5 cửa sông lớn (cửaThái Bình, Diêm Điền, Trà Lý, Lân, Ba Lạt), nhiều bãi ngang rộng và hàng chụcngàn km? vùng lãnh hải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác nguồn lợi biển khálớn Khu vực cửa sông và ven bờ có khả năng lớn về nuôi trồng thủy sản như tôm,cua, sò, nghêu Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp cho các ngành côngnghiệp chế biến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút lực lượng lao động, tăngthêm số lượng công nhân của tỉnh
Điều kiện kinh tế - xã hội
Về số lượng, chất lượng của lao động tỉnh:
Thái Bình là tỉnh có nguồn dân cư và lao động đồi dào Theo kết quả điều trangày 1/4/1989, toàn tinh có 840 100 lao động (chiếm 51,4% dân số), tuôi đời của laođộng rất trẻ, bình quân 32,6 tuổi [173, tr.9] Tỷ lệ lao động đông đảo và trẻ tạo điềukiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động như nông
29
Trang 37nghiệp và các ngành công nghiệp nhẹ, là cơ sở thực tiễn quan trọng để Đảng bộ tỉnh
nhận thức và chỉ đạo xây dựng, phát triển ĐNCN cho phù hợp Về trình độ học vấn
và chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh được xếp vào loại khá so với cáctinh trong vùng và cả nước, thể hiện: số người có trình độ tốt nghiệp phô thông trunghọc chiếm 13,5%; đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật khá đông đảo, với trên 12 000
công nhân kỹ thuật (trong đó, bac 5 trở lên là 5000 người), trên 12 000 cán bộ trungcấp, trên 6 000 cán bộ đại học và cao đăng, gần 40 cán bộ trên và sau đại học Số lao
động này có trình độ tay nghề tương đối khá và có tác phong công nghiệp [173, tr.9].Đối với một tỉnh thuần nông, bước vao thực hiện đường lối đối mới thì trình độ laođộng trên được coi là nhân tô rất thuận lợi cho việc xây dựng ĐNCN của tỉnh trongthời kỳ đầu đối mới Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển thì trình độ của lực lượnglao động của tinh vẫn còn nhiều bat cập, nhất là trình độ nghề nghiệp của công nhânvẫn còn nhiều hạn chế: có rất ít chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhânlành nghề; phần lớn công nhân có trình độ nghề thấp, lao động giản đơn, tác phongcông nghiệp, ý thức kỷ luật lao động còn hạn chế [137] Vì vậy, để thực hiện mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội của tinh theo hướng CNH, HĐH, đòi hỏi phải nâng caotrình độ của người lao động, nhất là trình độ nghề nghiệp của người công nhân Thêmvào đó, tỉnh có số lượng trẻ em ở độ tuổi 10 -15 rất lớn, đến năm 1995 sẽ có khoảng
160 000 lao động bổ sung vào nguồn lao động của tỉnh [173, tr.9] Đây là một thuậnlợi cơ bản cho việc bổ sung nguồn lực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,song cũng đặt ra những thách thức lớn cho vấn đề giải quyết việc làm, chuyên dịch cơcầu lao động theo hướng tích cực Tuy nhiên, do đặc trưng của một tỉnh nông nghiệpnên lao động tỉnh chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, các khu công nghiệp, nhất làcác khu công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động của tỉnh cũng chủ yếu đượcxây dựng ở các vùng nông thôn, thuộc các huyện trong tỉnh Da số công nhân tinhlàm việc ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề thủ công ở các vùng nôngthôn, chỉ có một số ít công nhân làm việc trong các nhà máy lớn, những khu côngnghiệp tập trung ở thành phố Thái Bình Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việcxây dựng khối liên minh công - nông, song do sống trong môi trường nông thôn, gầnnông dân nên công nhân Thái Bình cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ nề nếp, tác phongcủa người sản xuất nhỏ, hạn chế việc phát triển tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức
kỷ luật chưa cao, thiếu nhạy bén với cơ chế thị trường; phần lớn công nhân còn hạnchế về nhận thức chính trị, pháp luật cũng như hiểu biết về các quyền lợi, nghĩa vụ
30
Trang 38Đặc điểm này là một trong những nguyên nhân cản trở việc nâng cao chất lượng
ĐNCN và sự phát triển của sản xuất công nghiệp Hơn nữa, do còn gắn bó chặt chẽvới nông nghiệp nên ngoài giờ làm việc, rất nhiều công nhân còn tranh thủ làm thêmnhiều nghề khác nhau như làm ruộng, buôn bán, làm nghề dé tăng thêm thu nhập; thêmvào đó, do tình trạng thiếu việc làm của một số doanh nghiệp sản xuất đã làm cho một
bộ phận công nhân trong tỉnh chưa thật sự thiết tha với nghề nghiệp, với doanh nghiệp.Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho những người làm công tác quản lý vàcho chính bản thân người công nhân Bởi lẽ, khi công nhân chưa thực sự tâm huyếtsông chết với nghề nghiệp, với doanh nghiệp thì họ không nỗ lực vươn lên nâng cao
trình độ, không phát huy sáng kiến, không chịu khắc phục trở ngại để cùng doanh
nghiệp tháo gỡ khó khăn Đây là đặc điểm mang tính đặc thù của dân cư và nguồn laođộng của tỉnh Thái Bình, đặt ra cho Đảng bộ và các cấp chính quyền cần nghiên cứu kỹ
để có chủ trương và giải pháp phù hợp, góp phần tác động thúc đây sự phát triển của
DNCN tỉnh.
Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
Năm 1986, khi mới bắt tay vào thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế - xãhội tỉnh về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, SỐ
ít lao động của địa phương phát triển nghề kinh doanh nhỏ lẻ và làm nghề thủ côngtruyền thống Sau 10 năm đầu đổi mới, nền kinh tế - xã hội của tỉnh có sự phát triển
rõ rệt: Tổng giá trị bình quân 3 năm 1991-1993 tăng 11,6%, giá trị tăng thêm GDPbình quân 9,5% [32, tr 4]; đến năm 1996, Tổng sản phẩm GDP toàn tỉnh đạt 950 tỷđồng, tăng 79% so với năm 1990; nhịp độ tăng GDP hàng năm 1991-1995 là 12,5%gấp 3,56 lần so với nhịp độ tăng bình quân 5 năm 1986-1990 [33, tr 6] Đáng lưu ý,lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp của tỉnh có tốc độ tăng trưởngkhá sau 10 năm đầu đổi mới, thể hiện: giá trị sản xuất bình quân 5 năm 1991-1995tăng 30% so với giai đoạn 1986-1990, trong đó, công nghiệp quốc doanh tăng54,24%; công nghiệp quốc doanh tăng 21,85%; trong 16 ngành công nghiệp tinhquan lý có 11 ngành tăng từ 65% trở lên so với năm 1990, nổi bật là công nghiệp khaithác sử dụng khí mỏ, vật liệu xây dựng, sành sứ thủy tính, dệt may, chế biến Kếtquả này phản ánh rõ tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong những năm đầuđổi mới, là cơ sở thực tiễn quan trọng dé Dang bộ tinh tiép tục nhận thức va lãnh daophát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo Đó cũng là những thuận lợi cơbản tạo điều kiện cho ĐNCN tỉnh phát triển
31
Trang 39Bên cạnh những thuận lợi và ưu điểm trên, tỉnh Thái Bình còn có những hạn
chế và thách thức lớn bắt nguồn từ cả hai phía, chủ quan và khách quan
Thực hiện CNH, HĐH ở một tỉnh thuần nông với điểm xuất phát kinh tế thấp,mặc dù tỉnh Thái Bình đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng nhằm đây mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cau lao động theo hướng tích cực nhưng về cơ bản, Thái Bình vẫn là tỉnh có nhiều khó khăn: kinh tế phát triển chưatương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thiếu bền vững, năng lực cạnh tranhchưa cao; tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao (trên 30%); sản xuấtcông nghiệp có bước phát triển nhưng quy mô còn nhỏ, chủ yếu theo chiều rộng,thiếu chiều sâu, phần lớn cơ sở quy mô nhỏ, sản xuất gia công, lắp giáp, giá trị giatăng thấp, chưa có nhiều cơ sở quy mô lớn, kỹ thuật cao, công nghiệp chế biến nông,thủy sản phát triển chậm ; ngành dịch vụ phat triển chưa mạnh; nguồn thu ngânsách hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội lớn nên hạ tầng cònthấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng CNH, HDH; lao động còn tập trungquá nhiều trong nông nghiệp (hơn 60%), trình độ học vấn, trình độ chuyên môn taynghề của người lao động chưa cao Cùng với đó, quá trình hội nhập khu vực vàquốc tế vừa là cơ hội, song cũng là thách thức lớn đối với tỉnh trong việc mở rộng thị
trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm, thực hiện và thu hút thêm nguồn vốn đầu tưnước ngoài trong tương lai Đó là những rảo cản cơ bản trong quá trình tỉnh Thái
Bình đi lên thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao
động theo hướng CNH, HĐH.
Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người và truyền thong can cu,
sáng tạo của người dân Thái Binh dang và sẽ là nguồn lực quan trong dé Dang bộ tinh
dé ra chủ trương và chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển côngnghiệp địa phương và xây dựng ĐNCN, góp phần xây dựng Thái Bình thành một tỉnhgiàu đẹp, văn minh và phát triển bền vững trong cả nước Đề đạt được mục tiêu đó,đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Thái Bình không ngừng phát huy tiềm năng, thế mạnh,khắc phục khó khăn, thách thức, đoàn kết thống nhất cao với tinh than dám nghĩ, damlàm, nỗ lực vươn lên, trong đó, yếu tố đóng vai trò quyết định là sự lãnh đạo củaĐảng bộ, sự đồng thuận cao của nhân dân
2.1.1.2 Thực trạng đội ngũ công nhân Thái Bình trước năm 1986
Năm 1890, theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Thái Bìnhthuộc trấn Sơn Nam Hạ được thành lập, sự kiện này mở đầu cho sự hình thành và
32
Trang 40phát triển của DNCN tinh Thái Bình cũng như một số ngành công nghiệp ở Thái Binh
dưới thời Pháp thuộc.
Năm 1930, thực dân Pháp đã xây dựng ở thị xã Thái Bình một trạm biến thếđiện và một trạm cấp thoát nước ở thị xã Thái Bình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạtcủa giai cấp thống trị, ở mỗi nơi chỉ có một số công nhân Đến năm 1938, ở TháiBình mới xây dựng thêm nhà máy rượu Quốc Khánh, với khoảng 30 công nhân bánchuyên nghiệp Với tình hình công nghiệp nhỏ bé như vậy nên DNCNở Thái Binh rất
ít về số lượng Nhìn chung, lực lượng công nhân của tỉnh trước năm 1954 còn rất nhỏ
bé và chủ yếu cũng là những người công nhân trong lĩnh vực dịch vụ như: cung cấpđiện, nước, làm đường giao thông.
Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại, miền Bắcbước vào khôi phục và phát triển kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên ở nhiều nơi,nhưng do giao thông đi lại khó khăn nên các ngành công nghiệp ít được đầu tư ở TháiBình Cho đến những năm trước đổi mới, tỉnh Thái Bình mới chỉ có một số nhà máysản xuất nhỏ lẻ như chế biến nông sản và một số lĩnh vực khác chủ yếu phục vụ nhucầu dân sinh DNCN Thái Binh trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH)
ở miền Bắc và trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện nhiệm vụ vừa xâydựng, vừa chiến đấu, công nghiệp tỉnh cũng chủ yếu nhằm phục vụ quốc tế dân sinh,phục vu cho nông nghiệp phát triển như công nhân xây dựng, công nhân điện nước,cầu đường, bưu chính viễn thông, thủy lợi Nếu so sánh với một số tỉnh lân cận nhưHải Phòng, Nam Định thì ĐNCN Thái Bình ít hơn nhiều và chiếm một tỷ lệ nhỏtrong dan cư, thiếu một DNCN trong lĩnh vực công nghiệp có trình độ cao
Bước vào thời kỳ xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước, từ sau năm 1975,
mặc dù điều kiện lao động, sản xuất của tỉnh gặp nhiều khó khăn do thiếu vật tư,
nguyên liệu, điện nhưng DNCN tỉnh đã nâng cao ý thức tự giác, nâng cao ngày
công, giờ công lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao động, tình nguyện nhận làm thêmviệc, thêm giờ; nhiều xí nghiệp công trường có 60-70% số công nhân đạt 22-23ngày công/tháng Đặc biệt, thời kỳ này Thái Bình được đầu tư xây dựng một sốcông trình kinh tế, văn hóa như: Nhà máy Đay, Nhà máy Xi măng, Khu công nghiệpkhai thác khí Tiền Hải góp phần làm cho DNCN trong tỉnh được tăng lên nhanhchóng: năm 1977, số lượng công nhân, viên chức của tỉnh là 52 000 người, đến năm
1980 đã tăng lên 56 000 người [72, tr.174]; đến năm 1983 toàn tinh có 57 000 công
nhân, viên chức (trong đó 47% là nữ); 32,8% là đảng viên, lực lượng cán bộ khoa
33