luan van tot nghiep, luan van thac si, luan van cao hoc, luan van tong hop luan van tot nghiep, luan van thac si, luan van cao hoc, luan van tong hop luan van tot nghiep, luan van thac s
Trang 1NGANH: LUAT KINH TE
PHAP LUAT BAO HIEM THAT NGHIEP
TU THUC TIEN BAC GIANG
HOANG VAN THANG
HÀ NỘI -2021
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC MO HA NOI
LUAN VAN THAC SY
PHAP LUAT BAO HIEM THAT NGHIEP
TU THUC TIEN TINH BAC GIANG
HOANG VAN THANG
NGANH: LUAT KINH TE
MA SO: 8380107
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC
TS.VU THI THU HIEN
HÀ NỘI - 2021
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi là Hoàng Văn Thăng, học viên lớp Thạc sỹ I§M-LK710 khóa 2018-2020 xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bất kỳ nguôn tài liệu nào đã được công bố Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận văn đều có nguồn góc rõ ràng, được trích dẫn đây
đủ, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu Các kết quả nghiên cứu trong
luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách quan Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác
của các nguôn số liệu cũng như các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày tháng năm 20
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Hoàng Văn Thắng
Trang 4LOI CAM ON
Đề hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo TS Vũ Thị Thu Hiền người đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả các thầy, các cô, cùng toàn thê anh em, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình Luận văn được hoàn thành
Xin chân thành cảm ơn những cơ quan, tô chức của tỉnh Bắc Giang nơi
mà tôi đã có dip tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu tài liệu, cũng như các tác giả
có những công trình, bài viết mà Luận văn đã trích dẫn
Hà Nội, ngày tháng .năm 2021
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Hoàng Văn Thắng
Trang 5DANH MUC CAC CHU VIET TAT
123docz.net - File bị loi xip lienhe; Jethikim34079 @ hotmail.com
BHTN Bao hiem th at nghiep
BHXH Bảo hiểm xã hội
TCTN Tro cap that nghiép
UBND Uy ban nhan dan
Trang 6DANH MUC CAC BANG BIEU
Biéu 2 2: Tình hình tiếp nhận và giải quyết hưởng TCTN -: 57
Biéu 2 3: Kết quả hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp 59 Biểu 2 4: Kết quả tư vấn, giới thiệu việc làm . ¿-5- 2-52 s52 5e: 61 Biểu 2 5: Tình hình chỉ trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp 63
Biểu 2 6:Tình hình rà soát và ban hành Quyết định thu hồi tiền hưởng TCTN
do người lao động không thông báo kịp thời về việc có việc làm 63
Biểu 2 7: Kết quả thanh tra, kiểm tra về BHXH bắt Đi, BI VN gaeeese 65
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐÒ, ĐỎ THỊ
Sơ đồ 2.1: Mô hình triển khai thực hiện giải quyết chế độ BHTN 52
Đồ thị 2 1 Tỷ lệ học nghề giai đoạn 2015-2019
Trang 8MUC LUC
LOI CAM DOAN ceecscscssescscsesscecsesecscscscsrescecsvencecsvserearsvssecavevsseserseeseseveevens
BỐN CÁN Luuve tung giogtoigt00035300061030008G20 0 3À10A40550G3GG00530011004009158/G8049006 ii DANH MUC CAC CHU VIET TAT o ceccccccccsesececssscsesececececseecsesececerscecseseseees iii
DANH MUC CAC BANG BIEBU .ccccesssscsesscscsssscscsesscecscersesecscereusaveversucersvevens iv DANH MỤC SƠ ĐỘ; ĐỒ TH vassssscssarcsncennennnunnanneaaaes V MỤC LLỤC - - - c6 S S41 SE S33 E991 11 9111011111119 1116 1113 ki vi ERE NAG cnysnseonvra0t00001600G0000130039015G0/00/0100003002AV02THE0IXNGVGIGNESGISDSSGISTSS |
CHUONG 1.MOT SO VAN DE LY LUAN VE BAO HIEM THAT NGHIEP
VA PHAP LUAT VIET NAM HIEN HANH VE BAO HIEM THAT
NGHIEP sascconammncacne nen ke ee 7
1.1.Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp . - 5-5 + 255: 7
1.1.1 Khái niệm bảo hiểm thất ng hiỆp - ¿6 < tt cEtE Ekg xcrxck, 7 1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp . -+- - 5s St+t+EcEeEzEeEeEerxrxre 8 1.1.3.Nguyén tac bao hiém that nghiépa cccccccccccececcsveesveceseevesescesesvesesesveseeeeee 9 1.1.4 Vai tro, » nghia ctia bao hiém that nghiep cccccccccccccccecevevsseevevsseererseve I] 1.2 Nội dung pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp 13 1.2.1.D6i tuong tham gia bdo hiém that nQhiep voccccccccccccceccssecerssverssvevereeeeee 13
1.2.2 Điểu kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp .- - - sex 16 1.2.3 Cac ché G6 bao hiém that nghiGp c.ccccccccccccccscsscecssssveresssvecsssevsvsessesveneeee 20
1.2.4 Hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp - c©ccc++ecxecxc 2.) 1.2.5 Qũy bảo hiểm thất ng hiỆp St St EEeEEEEEEEEErEeEerkrkerrkrrerxre 4] 1.2.6 Xử lí vi phạm về bảo hiểm that Nghigp cccccccccccssseccssesssvsssssesvssevesseeen 43
CHUONG 2.THUC TIEN THUC HIEN PHAP LUAT VE BAO HIEM THAT NGHIEP ‘TAT TINH BAC GIANG ccnsnsqunniouncnnaimanencawn 51
2.1.Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh
BEDIK HT NT turchentttriotaiR20000040101036013000ã010010101000203010010:0600110003809800100530310a0690500000100E 51
2.1.1.Triển khai tổ chức thực hiện bảo hiểm that nghiệp tại tỉnh Bắc Giang 51
2.1.2.Đối twong tham gia bao hiém that nghiệp tại tỉnh Bắc Giang 35 2.1.3 Tiếp nhận và giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang56 2.1.4 Sử dụng và quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang 62
Trang 92.2.Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tai tinh
BRST cesar cer WSCC cS NSCOR SS ESRI 66
2.2.1 Kết quả đạt đẪifỢC 5 - SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrkrreeo 66
2.2.2 Nhitng ton tai han ché va nguyén nhan dân đến ton tai han ché 67
KẾT KUẬN CHƯƠNG tua acoseoseesgdioingisoetElgokstusGiglsaa2xung 71
CHUONG 3 KIEN NGHI HOAN THIEN PHAP LUAT VA GIAI PHAP NHAM NANG CAO HIEU QUA THUC HIEN PHAP LUAT VE BAO HIEM THAT NGHIEP TREN DIA BAN TINH BAC GIANG VR
3.1.Yêu cầu hoàn thiện pháp luat c.cccccccccsescecsesesscscsesessssesesteeeeseseeseeeen 72 3.2.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp . 73 3.3.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHTN trên địa
Trang 10LOI MO DAU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thất nghiệp được coi là hiện tượng tat yeu của nên kinh tế thi trường,
ngày càng gia tăng song hành với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội và khoa học công nghệ Thất nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh than, vat chat
của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự và
sự ôn định về tư tưởng, chính trị quốc gia
Chính vì vậy, giải quyết vấn đề thất nghiệp được Đảng và Nhà nước rất
quan tâm Từ Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII, năm 1996 Đảng ta đã
khăng định “Từng bước hình thành quỹ bảo trợ thất nghiệp ở thành thị, đảm bảo công ăn việc làm cho dân là mục tiêu hàng đâu, không đề thất nghiệp trở
thành căn bệnh kinh niên ` Đại hội [X của Đảng cũng nhấn mạnh “Khẩn
trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp” Ngày 29 tháng 6 năm 2006,
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9
thông qua Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006, chính sách
bảo hiểm thất nghiệp ra đời được thực hiện triển khai từ năm 2009 Sau một
thời gian ban hành và triển khai thực hiện, ngày 16/11/2013, pháp luật bảo hiểm thất nghiệp được quy định cụ thể hơn với các quyền, nghĩa vụ của NLD,
các đơn vị tô chức thực hiện và các tô chức, đơn vị liên quan khác tại Luật
Việc làm được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015, và các văn bản hướng dẫn thi hành như
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điêm của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, Thông
tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày
12/3/2015 nhăm bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa
những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bù đắp một phần thu nhập khi
NLD bi that nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghé, hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm
giúp NLĐ sớm quay lại thị trường lao động đảm bảo ôn định cuộc sống tỉnh
Trang 11Qua quá trình thực hiện, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại
nhiều thành công, được khăng định là một chính sách đúng đắn, có tác dụng tích cực góp phân quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội nói chung và
chính sách đã tác động tích cực, thiết thực, trực tiếp tới NLĐ, NSDLĐ, do đó,
chính sách đã được đón nhận và đi vào cuộc sông
Tuy nhiên, việc thực hiện những quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trong thực tế nói chung, đặc biệt tại tỉnh Bắc Giang nói riêng còn
phát sinh những vấn đề cần thiết phải điều chỉnh, bố sung phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy tính ưu việt của chính sách bảo hiêm thất nghiệp Do vậy,
việc nghiên cứu những quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp
thông qua thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Giang để tìm ra những bất cập, khó
khăn khi triển khai áp dụng, từ đó có những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện rất
cần thiết, có ý nghĩa quan trọng Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài
luận văn Thạc sĩ luật học: “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh
Bắc Giang” với mong muốn góp phần làm rõ hơn pháp luật về bảo hiểm thất
nghiệp ở nước ta hiện nay và thực tiên thực hiện pháp luật bảo hiểm thất
nghiệp địa bàn tỉnh Bắc Giang
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi mới ra đời, chế định bảo hiểm thất nghiệp đã được rất nhiêu tác
giả nghiên cứu Bảo hiểm thất nghiệp là vấn đề tương đối mới nên các công trình nghiên cứu chủ yếu là những bài viết khoa học về thất nghiệp, pháp luật
về bảo hiểm thất nghiệp hoặc liên quan đến vấn đề này dưới góc độ lý luận và kinh nghiệm của các nước trên thế giới như: “Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam trong điêu kiện kinh tế thị trường ” của Tiên sĩ Nguyễn Văn Định và
các cộng sự của bộ môn Kinh tế bảo hiểm — Trường Đại học kinh tế quốc dân
thực hiện năm 2003; bài viết “Mộ số vấn đệ bảo hiểm thất nghiệp” của
TS Trần Thúy Lâm đăng trên tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
nam 2004; “Quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Công ước của Tổ chức lao động quốc tế ILO và một số nước trên thế giới” của tác giả Lê Thị Hoài
Thu, tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật năm 2006;
“Một số vấn đề bất cập trong thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp” của tác giả Bùi Đức Hiền trong tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc
Trang 12hội năm 2011; “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp sau 3 năm thực hiện ở Việt
Nam” cia TS Đỗ Thị Dung đăng trên Tạp chí Luật học số 9/2012, Trường Đại học Luật Hà Nội
Các công trình khác như tham luận của TS Dang Anh Dué “Dé xdy
dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” tại buối hội thảo
khoa học “Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an nỉnh xã hội Bộ Tài
chính tổ chức năm 2003; TS Nguyễn Huy Ban và các cộng sự (2004)
“Nghiên cứu những nội dung cơ bản của Bảo hiểm thất nghiệp hiện đại — vấn
đê lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam `, Chuyên đề khoa học,
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp cũng là đề
tài khóa luận tốt nghiệp của nhiều sinh viên ngành luật tại các cơ sở đào tạo,
các bài báo trên Tạp chí, tham luận tại hội thảo, hội nghị Ví dụ là các bài nghiên cứu “Chế độ bảo hiểm thất nghiệp và tô chức thực hiện trên địa bàn
thành phố Hà Nội” của tác giả Đỗ Thu Hồng năm 2010; “Bảo hiém that
nghiệp và giải pháp hoàn thiện ở Việt Nam ` của tác giả Phạm Văn Hải năm
2010; “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp và thực tiên thực hiện ở Nghệ An ` của
tác giả Ngô Thị Thu Hoài năm 2012; Tạp chí bảo hiểm xã hội kỳ 02, tháng 3;
“Pháp luật về BHTN sau (4 năm thực hiện — Những vấn đê đặt ra và giải
pháp hoàn thiện ” của tác giả Trần Vân Khánh năm 2013; “Hoàn thiện pháp luật BHTN ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Ngô Thị Thùy nam 2013;
“Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiên thi hành tại tỉnh Yên Bái”
của tác giả Phạm Quý Bảy năm 2017; “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và
thực tiên thực hiện tại Ti rung tam dich vu viéc lam tinh Thai Binh” cua tac gia
Luong Thi Hoa nam 2017
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề như sau: tầm quan trọng của chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống chế
độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và năng lực tài chính để xây dựng và thực
hiện chế độ này; khi xây dựng Luật bảo hiểm xã hội ở nước ta có nên hay
không nên xây dựng chế định liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, phân tích thực trạng thất nghiệp và nêu lên một số quan điểm chung khi tô chức triên khai bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta Hiện nay, các quy định pháp luật về bảo
Trang 13hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi, bố sung nên những công trình nghiên cứu
về quy định pháp luật bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật Việc làm
còn chưa nhiều Đặc biệt việc đánh giá thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Giang
từ đó có những kiến nghị, bố sung, sửa đổi hoàn thiện pháp luật thì hầu như
chưa có công trình nghiên cứu nào Do vậy, có thể nói đề tài nghiên cứu mà
học viên lựa chọn không có sự trùng lặp với những công trình nghiên cứu
khoa học đã công bó
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu đề tìm ra những bất cập trong hệ thống pháp luật bảo hiểm thất nghiệp và những vướng mắc trong thực tiễn
thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở
tỉnh Bắc Giang nói riêng và ở Việt Nam hiện nay nói chung
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo hiểm
thất nghiệp và nội dung các quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất
nghiệp; thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, đánh giá những thành công và hạn chế từ thực tiễn
đó; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật về BHTTN nói chung và nâng cao hiệu quả thực thi tại địa phương nói riêng
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-_ Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn áp dụng
trên địa bàn tinh Bac Giang Bên cạnh đó, để luận văn có độ sâu cần thiết,
những chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm nước ngoài về bảo hiểm thất nghiệp
cũng được luận văn đề cập đến ở mức độ nhất định
-_ Phạm vi nghiên cứu:
Vê nội dung: Tập trung nghiên cứu vấn đề dưới góc độ pháp lý và cụ
thé ở các khía cạnh như đối tượng tham gia, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng BHTN, hồ sơ, thủ tục hưởng và Quỹ BHTN, xử lý vi phạm pháp luật về BHTN
Vê không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi triển khai thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Trang 14Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật
về bảo hiểm thất nghiệp và việc triển khi thực hiện pháp luật bảo hiểm that
nghiệp từ khi Luật Việc làm có hiệu lực thi hành đến tháng 6 năm 2020
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý
luận tông hợp và phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp lý luận tông hợp bao gồm: phân tích, so sánh, đối chiêu thông qua việc hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản, quy định khác có liên quan
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổng hợp, phân tích từ các Báo cáo tông kết của các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Bắc Giang, số liệu thống kê, kết hợp với nguồn gốc thông tin từ cơ quan thông tin đại chúng, nguồn thông tin hợp pháp và đáng tin cậy khác nhằm đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương
Sử dụng phương pháp chuyên gia nhăm khảo nghiệm, xin ý kiến đánh giá tính khả thi đối với các đề xuất, giải pháp trình bày trong bản luận văn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu
-_ Ý nghĩa lý luận: Hệ thông hóa các vẫn đề lý luận về bảo hiểm thất
nghiệp, đánh giá hệ thống các quy định hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam từ khi Luật Việc làm có hiệu lực thi hành đến nay qua thực tiễn
thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó xây dựng các giải pháp hoàn
thiện pháp luật BHTN, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội
- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng kiên thức của pháp luật bảo hiểm xã hội, BHTN vào giải quyết các vẫn đề cụ thể trong thực tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung
7 Kết cầu của luận văn
Luận văn có kết câu 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật
Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp
Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang
Trang 15Chuong 3: Mot số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
Trang 16CHUONG 1
MOT SO VAN DE LY LUAN VE BAO HIEM THAT NGHIEP
VA PHAP LUAT VIET NAM HIEN HANH VE BAO HIEM
THAT NGHIEP
1.1 Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1 Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
Thất nghiệp là rủi ro về việc làm mang lại thiệt hại về đời sông và
tương lai phát triển cá nhân, gia đình và xã hội Rủi ro thất nghiệp ngày càng
gia tăng và song hành với tốc độ phát triên của khoa học công nghệ Chình vì vậy, cần phải có biện pháp kiểm soát và hạn chế tồn thất khi xảy ra rủi ro that
nghiệp Hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp là biện pháp chuyền giao rủi ro hiệu
quả nhất đối với người thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp ra đời nhăm ôn định
an sinh xã hội Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách kinh tế xã
hội của các quốc gia
Theo Công ước số 102 năm 1952 của ILO thì bảo hiểm thất nghiệp là
một trong chín nhánh của an sinh xã hội Cùng với các nhánh khác, bảo hiểm thất nghiệp góp phan bảo vệ NLD trong hé thống pháp luật bảo hiểm xã hội Với tính chất chia sẻ giữa những đối tượng tham gia, bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ một khoản tài chính giúp NLĐ thất nghiệp đảm bảo ồn định cuộc sống:
sớm đưa lao động thất nghiệp tìm được việc làm ồn định thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ trợ học nghè
Quá trình hình thành quỹ bảo hiêm thất nghiệp là một quá trình thường
xuyên, liên tục, và có sự tham gia đóng góp của cả NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ
của Nhà nước Do đó, bảo hiểm thất nghiệp mang tính chất chia sẻ giữa các
đối tượng tham gia thông qua tỷ lệ đóng góp được quy định cụ thể trong các
quy định của pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Ở Việt Nam, theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì
BHTN được hiểu là “sự dam bảo, thay thế, bù đắp một phân thu nhập của
NLĐ trong trường hợp bị mát việc làm, dang có nhu cau tim việc làm, đồng
thời có một số biện pháp để họ nhanh chóng quay lại thị trường lao động ”
Trang 17Sau nhiêu năm thực hiện BHTN, Việt Nam đã có điều chỉnh mang tính đột phá khi chuyên toàn bộ chế độ BHTN quy định ở Luật bảo hiểm xã hội
năm 2006 sang Luật Việc làm năm 2013 Khoản 4, Điều 3, Luật Việc làm
năm 2013 đưa ra định nghĩa về BHTN, cụ thê như sau: “Báo hiểm thất nghiệp
là chế độ nhằm bù đắp một phân thu nhập của NLĐ khi bị mắt việc làm, hồ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo
hiểm thất nghiệp” Theo đó, BHTN không phải là biện pháp giải quyết hậu
quả thất nghiệp một cách bị động, mà BHTN có vai trò chủ động trong việc
thúc đây sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, giảm thất nghiệp, giúp NLĐ
nhanh chóng tìm được việc làm BHTN không chỉ thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập của NLĐ, giúp đảm bảo cuộc sống cho họ trong thời gian bị
mắt việc làm, mà còn nhằm mục đích trợ giúp NLĐ thất nghiệp quay trở lại
thị trường lao động, băng cách thành lập và sử dụng một quỹ tài chính được đóng góp từ các bên chủ thê tham gia BHTN, qua đó góp phan bảo đảm an toàn đời sông cho NLĐ và gia đình họ, góp phần bao đảm an sinh xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp có thể được tiếp cận dưới những góc độ sau:
Xét về góc độ kinh tế, bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là biện pháp chia
sẻ rủi ro, bù trừ tôn thất trong bảo hiểm theo Luật định dựa trên nguyên tắc số
đông bù số ít, là một biện pháp hỗ tro NLD bi mất việc làm ôn định tạm thời cuộc sông, học nghề, tìm kiếm việc làm mới qua việc tạo lập một quỹ tiên tệ
tập trung do NLĐ, NSDLĐ đóng góp và hỗ trợ từ phía nhà nước
Xét về góc độ pháp lý, bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là tổng hợp
những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các bên
tham gia vào quá trình thực hiện chế độ bảo hiêm thất nghiệp
Như vậy, có thê hiểu bảo hiểm thất nghiệp là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung (Quỹ bảo hiểm thất nghiệp) được hình thành do sự
đóng góp của các bên tham gia (NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước)
nhằm hỗ trợ tài chính tạm thời cho những người bị mắt việc làm
1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp
BHTN có một số đặc điểm chung của một chế độ năm trong BHXH, bên cạnh đó cũng có một số đặc điểm đặc thù khác mang tính chất của chế độ việc làm, góp phan tao nén mot su thong nhat trong quan hé cua ché d6 an
Trang 18sinh xã hội với vẫn dé việc làm
Thứ nhất, đôi tượng tham gia BHTN chỉ là NLĐ làm việc theo HĐLĐ
có thời hạn từ 03 tháng trở lên, viên chức làm việc theo HĐLV có thời hạn từ
03 tháng trở lên mà không bao gồm cán bộ, công chức khác với đối tượng
tham gia BHXH, BHYT
Thứ hai, về điều kiện được hưởng các chế độ từ BHTN khác với các chế
độ BHXH khác NLĐ chỉ được hưởng các chế độ BHTN khi đã chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV và đủ các điều kiện sau đây: Đã đóng bảo hiểm that
nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm năm 2013; Đã nộp
hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định
tại khoản 1 Điều 46 của Luật này; Chưa tìm được việc làm sau IŠ ngày, kể từ
ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều
49 Luật Việc làm năm 2013
Thứ ba, bảo hiểm thất nghiệp không chỉ có trợ cấp thất nghiệp nhăm bù
đắp một phần thu nhập đảm bảo ôn định cuộc sống khi NLĐ bị thất nghiệp
mà còn hỗ trợ NLĐ học nghè, hỗ trợ giới thiệu việc làm là biện pháp giúp NLĐ sớm quay lại thị trường lao động BHTN còn giúp NLĐ duy trì việc làm thông qua chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
Thứ tr, đôi tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp là những NLĐ
đã chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hay nói cách khác là những NLĐ đã chấm dứt
quan hệ lao động, không tham gia thị trường lao động Đó là sự khác biệt
hoàn toàn với đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
Thứ năm, việc bảo lưu hưởng trợ cấp thất nghiệp trong I số trường hợp như: NLĐ được xác định là không có nhu cầu hưởng TCTN theo quy định tại
Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP hoặc NLĐ thuộc một trong các trường hợp chấm dứt hưởng TCTN quy định tại tại Khoản 2 Điều 21 Nghị
định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ Đây là đặc điểm
khác biệt so với các chế độ BHXH khác nhằm bảo toàn quỹ và thể hiện mục
tiêu an sinh xã hội cho NLĐ thất nghiệp
1.1.3.Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp
Nguyên tắc BHTN định hướng và chi phối toàn bộ các quy phạm pháp
Trang 19an sinh xã hội của Nhà nước ta nên BHTN cũng tuân thể các nguyên tắc chung của pháp luật về an sinh xã hội Theo quy định tại Điều 41 Luật Việc làm nêu 05 nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Nguyên tắc thứ nhất, bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHTN Nguyên tắc này bắt nguồn từ sự tương trợ giữa những người tham gia Theo nguyên tắc này, Luật Việc làm quy định cụ thể đối tượng bắt buộc tham
gia đề hình thành quỹ BHTN thực hiện mục tiêu an sinh xã hội đối với người
thất nghiệp Chỉ khi có sự chung tay của cộng đồng thì chính sách BHTN thực hiện mới hiệu quả
Nguyên tắc thứ hai, mức đóng BHTN được tính trên cơ sở tiền lương
của NLĐ BHTN khác các loại bảo hiểm thương mại bảo đảm về tài sản, bảo
đảm về tính mạng mà BHTN bảo đảm về thu nhập khi người lao động bị thất
nghiệp BHTN hình thành trên mối quan hệ hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc Mà yếu tố tiền lương là yếu tô quan trọng trong bản HĐLĐ, HĐLV Tiền lương thê hiện sức lực, trí tuệ đóng góp của NLĐ ở mỗi vị trí công việc
Chính vì vậy, mức đóng BHTN được xác định trên cơ sở tiền lương của NLĐ
trước khi nghỉ việc
Nguyên tắc thứ ba, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ
sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp Đây là nguyên tắc dựa trên mối quan hệ giữa sự đóng góp và thụ hưởng của NLĐ Tuy nhiên, cần có
sự tương xứng về mức đóng góp, thời gian đóng góp và mức, thời gian thụ
hưởng nhằm tạo sự công bằng xã hội cũng như đảm bảo sự an toàn và ồn định
quỹ BHTN, tránh tình trạng Nhà nước phải bù đắp thiếu hụt, NLĐ ỷ lại
hưởng thụ BHTN không chỉ mang tính chất kinh tế thông qua các khoản TCTN mà nó còn mang tính chất xã hội sâu sắc, có sự chung tay đóng góp của cộng đồng nhăm giúp NLĐ vượt qua khó khăn trong giai đoạn bị mất việc làm
Nguyên tắc thứ tư, việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản,
dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia
Đối tượng hưởng BHTN là một trong những đối tượng yếu thế trong xã hội, gặp khó khăn về thu nhập, tài chính Để giúp họ sớm cân băng cuộc sống, quay lại thị trường lao động thì các thủ tục, hồ sơ BHTN cũng như trình tự
Trang 20giai quyét can don gian, dé dang, thuận tiện, bảo đảm giải quyết kịp thời cho
NLD
Nguyên tắc thứ năm, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung,
thong nhat, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ
Theo nguyên tắc này thì Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quản lý quỹ BHTN Do quỹ BHTN là quỹ tài chính tài chính tập trung, vì vậy nhà nước có vai trò chủ đạo và thống nhất trong việc quản lý và sử dụng quỹ Hoạt động thu chi và sử dụng quỹ sẽ được được báo cáo thường xuyên dé nha nước dễ
dàng năm bắt Nhà nước cũng sẽ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt
động, xem xét mức hỗ trợ cho quỹ BHTN cũng như việc hỗ trợ quỹ BHTN dé
từ đó tạo ra sự đồng bộ thống nhất trong quá trình quản lý và sử dụng quỹ Hơn nữa, nhà nước xây dựng một hệ thống cơ quan nhà nước có thâm quyền
từ trung ương tới địa phương thống nhất trong việc quản lý và sử dụng quỹ BHTN Cac kế hoạch thu chi của quỹ BHTN phải công khai minh bach và báo cáo thường xuyên tới Nhà nước, việc sử dụng quỹ và hoạt động đầu tư quỹ phải đảm bảo an toàn, tránh xảy ra trường hợp “vỡ quỹ” gây ra thiệt hại cho các bên tham gia
1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách an sinh xã hội có vai trò to lớn, nó không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho cá nhân người thất nghiệp, tạo cơ hội cho họ quay trở lại thị trường lao động mà còn góp phần ồn định chính trị, xã hội, tạo nên sự phát triên bền vững của mỗi quốc gia Vai trò của
BHTN được thê hiện cụ thể như sau:
Đối với NLĐ: bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề giúp NLĐ duy trì việc làm hiện có, không bị mất việc
làm khi nên kinh tế phát triển theo hướng hội nhập cùng với sự ứng dụng khoa học công nghệ mới Đối với NLĐ bị mất việc làm, bảo hiểm thất nghiệp
giúp NLĐ có một phần thu nhập trong thời gian mắt việc làm đề ôn định cuộc
sông Mặt khác, bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ NLĐ chuyên đổi nghề phù hợp
với xu hướng phát triên kinh tế thị trường, hỗ trợ tìm việc làm giúp họ sớm quay lại thị trường lao động
Đối với NSDLĐ: bảo hiểm thất nghiệp giúp NSDLĐ giảm bớt chỉ phí
Trang 21tra tro cap thôi việc khi NLĐ nghỉ việc cũng như trả trợ cấp mất việc trong
trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, trường hợp sát nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp cho NLĐ
Đối với Nhà nước: tình trạng thất nghiệp dẫn đến sự lãng phí về nguồn
nhân lực, từ đó gây thiệt hại về hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có thê sản xuất
thêm, ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Hơn nữa tình trạng
thất nghiệp còn kéo theo sự gia tăng của lạm phát, khiến cho nền kinh tế bị suy
thoái, khả năng phục hồi chậm Bảo hiểm thất nghiệp giúp NLĐ sớm quay lại thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp Bên cạnh đó, với việc hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp không chỉ trợ giúp NLĐ mà còn là biện pháp huy động được nguôn vốn đầu tư đề phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách Nhà nước, giúp ngân sách Nhà nước giảm chi phí khi nạn thất nghiệp gia tăng Như vậy, BHTN không những có tầm ảnh hướng lớn trong việc cải thiện kinh tê cho NLĐ nói riêng mà còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung
Ngoài ra, BHTN giúp NLĐ và gia đình ôn định cuộc sống Mỗi tế bào
của xã hội được ồn định tinh thần tư tưởng của mỗi con người ồn định, vững
vàng giúp ngăn ngừa, hạn chế các tệ nạn xã hội, đảm bao 6n định trật tự xã
hội Điều này góp phần ồn định về mặt chính trị - xã hội của mỗi quốc gia
Với sự ra đời của bảo hiểm thất nghiệp thì quyền được bảo hiểm của con người đã được nâng lên một bước Trong tuyên ngôn về nhân quyên của Liên hiệp quốc thông qua ngày 10/12/1948 đã nêu rõ: “Tá cả mọi người với
tr cách là thành viên của xã hội có quyên được hưởng bảo hiểm xã hội Quyên đó được đặt trên cơ sở sự thỏa mãn các quyên về kinh tế, xã hội và văn hóa cân cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người ”và ngoài ra Điều
25 có ghi: “Môi người có quyên có một mức sống cân thiết cho việc giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình, có quyên được bảo đảm trong trường hợp
thất nghiệp ” Việc làm và giải quyết việc làm nhăm hạn chế thất nghiệp cũng
là một phạm trù thuộc quyên con người Điều 3 Tuyên ngôn nhân quyền nhắn
mạnh: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điêu kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và được bảo vệ chông lại thát
Trang 22nghiệp” Sự ra đời của bảo hiểm thất nghiệp đã phát huy quyền con người, quyền công dân giúp nền kinh tế, chính trị, xã hội phát triên bền vững
1.2 Nội dung pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp
Trong phạm vi thời gian nghiên cứu từ khi Luật Việc làm có hiệu lực
thi hành đến tháng 06/2020, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại những
văn bản pháp luật sau: Luật Việc làm năm 2013; Nghị định số 28/2015/NĐ-
CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điểm của
Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2015 của Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội; Quyết định số
77/2014/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức
hỗ trợ học nghề đối với NLD tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Nghị định sé
95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Nghị định số 88/2015/ND-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đôi, bỗ sung một số điều của Nghị định
số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 nam 2013 của Chính phú; Nghị định số
28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đông
Từ ngày 15/7/2020, Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm
2020 của Chính phủ sửa đối, bố sung một số điều của Nghị định số
28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết
thi hành một số điểm của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực
thi hành
1.2.1.Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng bắt buộc tham gia BHTN được quy định tại Điều 43, Luật Việc làm năm 2013 So với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2009 thì đối tượng bắt
buộc tham gia BHTN được mở rộng hơn, mang lại nhiều thuận lợi hơn cho
NLD Cu thé:
1.2.1.1 Người lao động
- NLĐ phải tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV
Trang 23mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến
dưới 12 tháng
Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ quy định nêu trên thì NLĐ và NSDLĐ của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN
So với quy định tại Khoản 3, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội năm 2006
thì đối tượng là NLĐ tham gia BHTN đã được mở rộng hơn NLĐ làm việc
theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ
03 tháng trở lên là đối tượng tham gia BHTN Đây là quy định phù hợp vì đây
là nhóm NLĐ có công việc không ôn định, rất dễ mất việc làm và họ cần
được quan tâm bảo vệ nhiều hơn
Từ 15/7/2020, Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một
số điểm của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp
theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp
sau:
a) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội
xác nhận trên số bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ
quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sô bảo hiểm xã hội;
c) Người lao động có tháng liền kê trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã
hội xác nhận trên số bảo hiểm xã hội:
đ) Người lao động có tháng liền kê trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng
Trang 24làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngay làm việc trở lên trong
tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên số bảo hiểm
xã hội;
đ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng
làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm
xã hội xác nhận trên số bảo hiểm xã hội
Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp
Trường hợp người lao động đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi châm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được cơ quan bảo
hiểm xã hội xác nhận bồ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời
gian này được xác định là thời gian đóng nhưng chưa hưởng trợ cấp thất
nghiệp theo quy định tại khoản I Điều 45 Luật Việc làm.”
1.2.1.1 Nguoi su dung lao dong
NSDLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tô chức chính trị, tô chức
chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội — nghề nghiệp, tô chức xã hội, tổ
chức xã hội — nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tô chức quốc tế hoạt
động trên lãnh thô Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tô chức khác và cá nhân có thuê mướn sử dụng lao động theo HĐLV hoặc HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ hoặc HĐLV xác
định thời hạn; hợp đồng xác định theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng
So với quy định của Luật BHXH năm 2006 thì đối tượng là NSDLĐ tham gia BHTN được mở rộng hơn: Luật việc lam da bô sung thêm đối tượng
là hộ gia đình; ngoài ra, tất cả NSDLĐ có sử dung NLD lam viéc theo HDLD
có thời hạn từ 03 tháng trở lên đều phải tham gia BHTN (trước đây chỉ có NSDLĐ có sử dụng từ 10 lao động trở lên mới phải tham gia bảo hiểm thất
nghiệp)
Trang 25Những quy định mới mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với lộ trình cải cách, hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất
nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế
Việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc như trên vừa đảm bảo được quyền tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mọi NLĐ, vừa thể hiện sự bình đăng, dân chủ giữa các đơn vị sử dụng lao động trong
việc thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo đời sống đối với nhóm NLĐ có khả
năng dễ bị mắt việc làm do tác động của thị trường lao động
1.2.2 Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 42 của Luật Việc làm năm 2013 thì các chế độ
BHTN bao gồm: trợ cấp thất nghiệp: hỗ trợ, tư vẫn giới thiệu việc làm; hỗ trợ hoc nghé; hé tro đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề đề duy trì
việc làm cho NLĐ Điều kiện hưởng của mỗi chế độ BHTN là khác nhau
1.2.2.1 Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 49 Luật việc
làm Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm
việc không xác định thời hạn; người lao động làm việc theo hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc có thời có thời hạn từ 12 đến 36 tháng: người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn từ từ 03 tháng đến dưới 12 tháng đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ 04 điều kiện sau đây:
Thứ nhất, người lao động chấm đứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng
làm việc, trừ 02 trường hợp: (¡) Người lao động đơn phương châm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; (ii) người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hăng tháng Với quy định của pháp luật hiện hành thì NLĐ bị kỷ luật sa thải cũng là đối tượng được hưởng BHTN
Thứ hai, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 đến
36 tháng: đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian
Trang 2636 tháng trước khi chấm đứt hợp đồng lao động đối với trường hợp người lao
động làm theo hợp đồng lao động mùa vụ từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
Thứ ba, NLĐ đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch
vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kề từ ngày châm dứt hợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm việc
Thứ tr, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người lao động bị tạm giam; người lao động chấp hành hình phạt tù; người lao động ra nước ngoài định cư; người lao động đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng: người lao động chết
1.2.2.2 Điều kiện hưởng chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề
*Điều kiện hưởng chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm
Theo quy định tại Luật viéc lam nam 2013, NLD đang đóng bảo hiểm
thất nghiệp bị chấm đứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có
nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông
qua trung tâm dịch vụ việc làm
Nhu vay, dé được hưởng chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm, NLĐ bị
chấm đứt HDLĐ hoặc HĐLV chỉ cần có điều kiện là đang đóng BHTN
*Điều kiện được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề
Theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm, người lao động đang đóng bảo
hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, đủ các điều kiện quy định tại các khoản l, 3 và 4 Điều 49 của Luật việc làm Cụ thể:
- Người lao động châm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc (trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp mắt sức lao động hằng tháng);
Trang 27- Da nop hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm
trong thời hạn 03 tháng, kê từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kê từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp (trừ các trường hợp sau đây: người lao động thực hiện nghĩa
vụ quân sự, nghĩa vụ công an; người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12
tháng trở lên; người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người lao động bị tạm giam; người lao động chấp hành hình phạt tù; người lao động ra nước ngoài định cư; người lao động đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng: người lao động chết)
Thứ hai, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời
gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật
Như vậy, đối tượng được hỗ trợ học nghề là đối tượng đều phải đảm
bảo 03 điều kiện đầu nêu trên nhưng khác nhau về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp Chính vì vậy, đối tượng được hỗ trợ học nghề bao gồm 02 đối
tượng như sau:
-_ Đối tượng đóng đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV theo quy định của pháp luật nhưng chưa đủ
thời gian đóng BHTN đề đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Doi tượng có thời gian đóng BHTN để đủ điều kiện hưởng trợ cấp
thất nghiệp
1.2.2.3 Điều kiện huong chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ kĩ năng nghề
Đối tượng được hưởng chế độ BHTN này là NSDLĐ Tuy nhiên, để
được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
để duy trì việc làm cho NLĐ thì NSDLĐ cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 47 Luật Việc làm năm 2013 và Điều 3 Nghị định 28/2015/NĐÐ - CP
ngày 12/3/2015 của Chính phủ, cụ thé:
Thứ nhất, NSDLĐ phải đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại
Trang 28Khoản 2 Điều 44 Luật Việc làm liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến
tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bôi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề đề duy trì việc làm cho NLĐ hoặc đến tháng của ngày đề nghị hỗ trợ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề đề duy trì việc làm cho NLĐ nếu NSDLĐ đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng đó
Thứ hai, NSDLĐ phải gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bat kha kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ
50 lao động trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng từ 300 lao động trở xuống và
từ 100 lao động trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng trên 300 lao động, không
kể lao động giao kết HĐLĐ với thời hạn dưới 03 tháng
Thứ ba, NSDLĐ không đủ kinh phí đề tổ chức đào tạo, bôi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ được xác định thông qua báo cáo sản
xuất, kinh doanh của năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác
nhận của cơ quan thuế
Thứ tr, NSDLĐ phải có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm cho NLD Phương án này phải được cơ quan nhà nước có thầm quyên phê duyệt
* Có thể thấy, điều kiện hưởng BHTN vẫn còn tôn tại một số bất cập
nhất định Cụ thê, quy định đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, cán bộ, công chức và mức tiền
lương tối đa làm căn cứ đóng giữa BHXH bắt buộc và BHTN không đồng nhất dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đối tượng tham gia và theo dõi
thu BHXH, BHTN đối với đơn vị sử dụng lao động Hơn nữa, điều kiện
hưởng BHTN còn chưa chặt chẽ, chưa phản ánh đúng bản chat cua that
nghiệp Các quy định về điều kiện hưởng chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm còn chưa cụ thê, dẫn đến việc thực hiện chỉ mang tính hình thức Điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo, bôi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng
nghè để duy trì việc làm cho NLĐ vẫn chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến
hiện nay có rất ít đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị và được thụ
hưởng chế độ này Bên cạnh đó, việc quy định cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ
Trang 2936 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp dẫn đến tình trạng NLĐ
cứ đóng đủ 12 tháng chủ động nghỉ việc để hưởng hết trợ cấp thất nghiệp, sau đó chuyên công việc khác dẫn đến gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
1.2.3 Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1.2.3.1 Chế độ trợ cắp thất nghiệp
* Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
-_ Theo quy định tại Điều 50 Luật việc làm, mức hưởng trợ cấp thất
nghiệp hăng tháng của người lao động được xác định như sau: Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo
hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kể trước khi thất nghiệp nhưng tối đa
không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiêu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với NLĐ đóng bảo
hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm
chấm đứt HĐLĐ hoặc HĐLV
Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao
động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề đề
tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật
*Thời gian NLD được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Thời gian NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì
được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ - CP
thì NLĐ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ
Trang 30đề tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp
tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định
*Thời điêm NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm năm 2013 thì
thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp
đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Như vậy, so với quy định cũ thì Luật Việc làm năm 2013 đã quy định
thay đối về mức hưởng, thời gian hưởng nhằm đảm bảo khi số lượng người thất nghiệp gia tăng có số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không ảnh hưởng đến việc cân đối thu chỉ bảo hiểm thất nghiệp
Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ vẫn được hưởng chế
độ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế được trích từ Qũy BHTN đề đóng cho người đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp
*Thông báo về việc tìm kiếm việc làm
Theo quy định tại Điều 52 Luật việc làm, Điều 19 Nghị định số 28 và
Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT - BLĐTBXH, trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động có trách nhiệm trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm Việc thông báo được thực hiện theo Mẫu số 16 ban hành kèm
theo Thông tư số 28/2015/TT - BLDTBXH
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kề từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hăng tháng theo quy định, trung tâm dịch
vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám
đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng
hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động Quyết định về việc tạm dừng
hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đề thực hiện tạm dừng chỉ trả trợ cấp thất nghiệp đối
với người lao động; 01 bản đến người lao động
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp
Trang 31thông báo hăng tháng (có thê gửi thư bảo đảm Thông báo hoặc uỷ quyền cho
người khác nộp hộ) về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc
tìm kiếm việc làm năm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: (1) người lao động bị ôm đau nhưng không thuộc trường hợp danh mục bệnh điều trị dài ngày có xác nhận của cơ sở y tế có
thâm quyên; (1) người lao động bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thâm quyên; (11) do hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị tran; (iv) Cha, me, vo/chong, con của người lao động chết; người
lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Trong trường hợp trên, chậm nhất trong thời
hạn 03 ngày làm việc kề từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hăng tháng
về việc tìm kiếm việc làm, người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy
quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hăng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: (ï¡) Nam từ đủ 60 tuôi trở lên, nữ từ đủ 55 tuôi
trở lên; (11) Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị
dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyên; (iii) Nghỉ hưởng chế
độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của me; (iv) Dang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động — Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở đạy nghè:; (v) Thực hiện hợp
đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 03 tháng
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kế từ ngày người lao động thuộc một trong các trường hợp nêu trên (trừ trường hợp người lao động nam từ đủ
Trang 3260 tudi tro 1én, nit tir du 55 tudi trở lên), người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyên cho người khác nộp Giấy đề nghị không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT - BLĐTBXH và kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch
vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện Sau khi hết thời hạn của một trong các trường hợp nêu trên, người lao động phải tiếp
tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định
1.2.3.2 Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu việc làm được quy định tại Điều 14, Điều 15
Nghị định số 2§/2015/NĐÐ - CP Theo đó, NLĐ quy định tại Khoản 1 Điều 43
Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt HĐLĐ hoặc
HĐLV được tư vẫn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ
việc làm Kinh phí thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm dịch vụ
việc làm được giao khoán theo số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ
cấp thất nghiệp của năm liền trước và thực hiện thanh quyết toán theo quy
định trên cơ sở thực tế số lượng người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp Phí tư vấn, giới thiệu việc làm thực hiện theo quy định của pháp luật về phí
1.2.3.3 Hồ trợ học nghề
Luật Việc làm năm 2013 đã mở rộng đối tượng hỗ trợ học nghề cho
người lao động nhăm khuyến khích người lao động thất nghiệp tham gia các
khóa đào tạo nghề sơ cấp đề chuyền đổi ngành nghề phù hợp với tình hình
thực tế Đó là hỗ trợ học nghề cho người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
Tại Điều 56, Luật Việc làm năm 2013 và Khoản I, khoản 4 Điều 25,
Nghị định số 28/2015/ND — CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ
quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất
nghiệp, Quyết định số 77/2014/QĐÐ - TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp có quy định về hỗ trợ học nghề như sau:
Trang 33NLĐ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định có nhu cầu học nghề được hỗ
trợ từ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về
dạy nghề Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ
sở đạy nghề, không hỗ trợ bằng tiền trực tiếp cho NLĐ đề tự học nghề Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng Mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ tham gia BHTN tối đa I (một) triệu đồng/người/tháng Mức hỗ trợ cụ thê được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề Trường hợp NLĐ tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không
đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là
I (một) tháng đề xác định mức hỗ trợ học nghề
Trường hợp NLĐ đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc chuẩn bị tham gia học nghê theo quyết định của giám đốc Sở Lao động —- Thương Binh và Xã hội thì
vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề
1.2.3.4 Hồ trợ đào tạo, bôi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ là
chế độ được thực hiện đối với NSDLĐ nhằm mục đích cuối cùng là duy trì việc làm cho NLĐ, tránh cho họ bị mắt việc làm, that nghiệp Nói cách khác,
biện pháp này là để phòng tránh tình trạng thất nghiệp cho NLĐ Đây là chính sách mới đảm bảo duy trì công việc cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh được triển khai thực
hiện từ khi Luật Việc làm năm 2013 có hiệu lực thi hành
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ
được quy định tại Khoản 2, Điều 47 Luật việc làm; và Điều 4, Khoản 1, 2
Điều 2§ Nghị định s6 28/2015/ND — CP Theo d6, thời gian hỗ trợ đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLD theo phương án được phê duyệt và không quá 06 tháng NSDLĐ tô chức đào tạo
hoặc phối hợp với cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm đề tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của NLĐ theo quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo duy trì việc làm cho NLD
Trang 34NSDLĐ tô chức dao tạo hoặc phối hợp với cơ sở dạy nghề thực hiện
việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đảm bảo duy trì việc làm cho NLĐ theo phương án đã được phê duyệt Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bôi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu
đồng/người/tháng Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực
tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không qua 06 tháng
Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1⁄2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính
là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định trên
thì phần vượt quá mức hỗ trợ do NSDLĐ tự chỉ trả
1.2.4 Hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
1.2.4.1 Hô sơ, thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp
*Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày bị mất
việc làm, người lao động bị mât việc làm phải tự mình nộp hô sơ đê nghị
hưởng bảo hiêm thât nghiệp đên Trung tâm dịch vụ việc làm
Hồ sơ dé nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 16 Nghi dinh 28/2015/ND — CP ngày 12/3/2015, bao gồm:
- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau
đây xác nhận về việc châm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV: HĐLĐ hoặc HĐLV đã
hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ; Quyết định thôi việc;
Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa
thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV Trường hợp NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ dưới 12 tháng thì giấy tờ xác
nhận về việc chấm dứt HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định
có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó
Trang 35- §6 bao hiém xa hdi (cé xac nhan vé viéc dong BHXH)
Từ 15/7/2020, Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính
phủ sửa đổi, bố sung Khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điểm của
Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc cham dứt hợp đông lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hop đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động:
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyét dinh sa thai;
đ) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động: loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động:
ø) Xác nhận của cơ quan nhà nước có thâm quyền về việc doanh nghiệp
hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức đối với các chức đanh được bồ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
h) Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc cham dứt hợp đông lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyên thì thực hiện theo quy trình sau:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh
gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao
động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền
Trang 36Sở Kế hoạch va Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyên địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyên
Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao
động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyên trong thời hạn 10 ngày làm việc kề từ
ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động - Thương bình và
Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh
¡)_ Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giây tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định
có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có
chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính đề đối chiếu của hợp đồng đó
Người lao động không nhất thiết phải chứng thực các loại giấy tờ liên
quan đến xác nhận về việc chấm dứt HDLĐ/HĐLV
*Thuj tục giải quyết chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp:
NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp hoàn thiện hồ sơ và thực
hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật tại Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động — Thuong binh và Xã hội tỉnh, thành phó, Bảo hiểm
đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành các Quyết định về các
chế độ bảo hiểm thất nghiệp Về phía cơ quan bảo hiểm xã hội, thực hiện chốt
số bảo hiểm xã hội, thực hiện chỉ trả, tạm dừng, châm dứt, bảo lưu số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng theo Quyết định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp do Sở Lao động — Thương binh và Xã hội ban hành
Trang 37Ngoài ra, còn có một số cơ quan, đơn vị khác có liên quan phối hợp thực hiện như: Bưu điện, ngân hàng,
Thủ tục giải quyết chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định từ
Điều 18 đến điều 23 của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của
Chính phủ
*Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp:
-_ Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ trong thời hạn 20 ngày làm việc kế từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo
đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyên đến ghi trên
dấu bưu điện
NLĐ chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì
trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ vào số bảo hiểm xã hội và gửi lại NLĐ cùng với quyết định
hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp số bảo hiểm xã hội đề lưu hồ sơ
Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành pho truc thudc Trung
ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) đề thực hiện chỉ trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho NLĐ; 01 bản đến NLĐ được hưởng
việc trên phiếu hẹn trả kết quả; giảm thời hạn hủy từ trong thời hạn 07 ngày xuống chỉ còn trong thời hạn 02 ngày làm việc ban hành QÐ hủy QÐ hưởng TCTN
Trang 38*Chi tra trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chỉ trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của NLĐ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp Tô chức bảo hiểm xã hội thực hiện chỉ
trả trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở
đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng
hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nêu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc
chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với NLĐ Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chỉ trả trợ cấp thất nghiệp được tính
từ ngày làm việc tiếp theo
Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu NLĐ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ một số trường hợp nhất định Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày NLD không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định,
trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ
Quyết định được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội
cấp tỉnh đề không chỉ trả trợ cấp thất nghiệp cho NLD; 01 ban dén NLD
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kề từ ngày hết hạn nhận quyết định
hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Ôm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thầm quyên;
BỊ tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thầm quyền; Hỏa hoạn lũ lụt, động đất, sóng thân, địch họa, dịch bệnh có xác nhận
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Sau thời hạn 03 tháng kê từ ngày NLĐ hết thời hạn hưởng trợ cấp that
nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng NLĐ không đến
nhận tiền trợ cấp thât nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tô chức
bảo hiêm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì NLĐ đó được xác
định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp Thời gian đóng bảo hiểm
thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà NLĐ không đến
Trang 39nhận được bảo lưu làm căn cứ đề tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất
nghiệp theo quy định
Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn nêu trên, tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo băng văn bản với trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc NLĐ không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kề từ ngày nhận được thông báo của
tổ chức bảo hiểm xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét,
trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc bảo
lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ Quyết định được trung tâm
dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đề thực hiện bảo
lưu thời gian đóng bảo hiêm thất nghiệp cho NLD; 01 ban dén NLD
* Tạm dừng, tiếp tục hưởng và chấm dứt trợ cấp thất nghiệp
- Tạm dừng, tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thực
hiện việc thông báo hăng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định
Trong thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp
Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời
gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm
kiếm việc làm hăng tháng theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc
kế từ ngày người lao động đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trung
tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội
quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
- Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật việc lam; Diéu 21 Nghị định sé
28/2015/ND - CP, ngudi lao dong dang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm
dứt hưởng trợ câp thât nghiệp trong các trường hợp sau:
— 8) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ câp thât nghiệp của người lao động:
b) Có việc làm Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một
trong các trường hợp sau: Đã giao kêt hợp đông lao động hoặc hợp đông làm
Trang 40việc từ đủ 03 tháng trở lên Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật; Có quyet định tuyên dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đông làm việc Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng Người lao động thông báo
đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mâu do Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội quy định Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an Ngày mà người lao
động được xác định thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an là ngày
người lao động nhập ngũ
đ) Hưởng lương hưu hăng tháng Ngày mà người lao động được xác định nghỉ hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong quyết định hưởng lương hưu hăng tháng của cơ quan có thâm quyên
e) Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng: Việc làm phù hợp với ngành nghè, trình độ của người lao động đã được đào tạo; Việc làm mà người lao động đó đã từng làm
f) Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hăng tháng về việc tìm kiêm việc làm với trung tâm dịch
vụ việc làm theo quy định;
ø) Ra nước ngoài đề định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp dong Ngày mà người lao động được xác định ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất
cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên Ngày mà người lao
động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên là ngày nhập học
được ghi trong giây báo nhập học đối với học tập trong nước Trường hợp học tập ở nước ngoài thì ngày người lao động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên là ngày xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh
i) Bi xt phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp Ngày mà người lao động được xác định bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên là ngày người lao động bị xử phạt theo quyết định của cơ quan có thâm quyên