Báo cáo thực tập công ty tnhh atvn

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo cáo thực tập công ty tnhh atvn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực tập doanh nghiệp công ty tnhh ATVN Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Cơ Điện Tử - trường Cơ Khí – Ô tô đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức chuyên ngành trong 4 năm Đại học. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Hoàng Tiến Dũng đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho em những kinh nghiệm cũng như những kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Em xin kính chúc quý thầy cô ngày càng khỏe mạnh để đạt được những thành tích cao trong công tác giảng dạy. Chúc trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ mãi là niềm tin, nền tảng vững chắc cho nhiều thế hệ sinh viên tiến bước trên con đường học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA ATVN VIỆT NAM. Trong quá trình thực tập tại đây, em đã có cơ hội được học tập và trải nghiệm thực tế về những gì em đã được học. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị trong công ty, những người đã trực tiếp hướng dẫn em trong 6 tuần thực tập vừa qua, cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành quá trình thực tập của mình. Chúc công ty ngày càng phát triển và bền vững. Với điều kiện cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của mình, bài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin được nhận sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn trong công tác sau này.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA CƠ ĐIỆN TỬ

- -BÀO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chuyên Ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Điện Tử

Giáo viên hướng dẫn:Sinh viên thực hiện:Mã sinh viên:

Lớp – khóa:

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thànhcảm ơn các thầy cô trong khoa Cơ Điện Tử - trường Cơ Khí – Ô tô đã giảng dạy vàtrang bị cho em những kiến thức chuyên ngành trong 4 năm Đại học Đặc biệt, em xingửi lời cảm ơn đến thầy Hoàng Tiến Dũng đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho emnhững kinh nghiệm cũng như những kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực tậpvừa qua Em xin kính chúc quý thầy cô ngày càng khỏe mạnh để đạt được những thànhtích cao trong công tác giảng dạy Chúc trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ mãi làniềm tin, nền tảng vững chắc cho nhiều thế hệ sinh viên tiến bước trên con đường họctập và nghiên cứu.

Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến CÔNG TY TNHH TỰĐỘNG HÓA ATVN VIỆT NAM Trong quá trình thực tập tại đây, em đã có cơ hộiđược học tập và trải nghiệm thực tế về những gì em đã được học Em xin gửi lời cảmơn sâu sắc đến các anh chị trong công ty, những người đã trực tiếp hướng dẫn emtrong 6 tuần thực tập vừa qua, cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm vàtạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành quá trình thực tập của mình Chúccông ty ngày càng phát triển và bền vững.

Với điều kiện cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của mình, bài báo cáo nàykhông thể tránh khỏi những thiếu sót Em xin được nhận sự chỉ bảo, đóng góp ý kiếncủa các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơntrong công tác sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2024

Sinh viên

MỤC LỤ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3

1.1 Giới thiệu chung CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA ATVN VIỆT NAM 3

1.2 Ngành nghề kinh doanh 4

1.3 Sứ mệnh 4

1.4 Nội quy công ty 4

1.4.1 Thái độ làm việc 4

1.4.2 Các điều cấm trong công ty 4

1.4.3 Ngày làm việc và ngày nghỉ 5

3.2 Sản phẩm điển hình tại doanh nghiệp 24

CHƯƠNG 4 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 26

4.1 Tự nhận xét, đánh giá quá trình thực tập 26

4.2 Những kiến thức, kỹ năng học hỏi được 26

4.3 Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/ sản xuất/ dịch vụ 27

4.4 Đánh giá về chương trình đào tạo thực tập của Khoa Cơ Điện Tử 28

CHƯƠNG 5 BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP 29

5.1 Thông tin sinh viên 29

5.2 Thông tin đơn vị thực tập 29

5.3 Báo cáo tóm tắt nội dung thực tập 29

5.4 Nhận xét/đánh giá của đơn vị thực tập: 32

5.5 Nhận xét/đánh giá của giảng viên hướng dẫn 32

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNHDANH MỤC BẢNG BIỂU

CHƯƠNG 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY1.1 Giới thiệu chung CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA ATVN VIỆT NAM

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA ATVN VIỆT NAMĐịa chỉ: Số 60 thôn Bệ, xã Kim Chung105, Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội.

CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA ATVN VIỆT NAM được thành lập vào 05/07/2022, với đội ngũ nhân viên nòng cốt là các kỹ sư cơ khí và tự động hóa.

công ty tnhh tự động hóa atvn việt nam

CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA ATVN VIỆT NAM chuyên thiết kế, sửa chữa, lắp đặt và vận hành trong công nghiệp Cụ thể về lĩnh vực: Thiết kế, vận hành, thí nghiệm điện, lắp đặt tủ điện, bảo dưỡng sửa chữa điện - điện tử, kiểm định an toàn điện, cung cấp thiết bị cơ điện , quản lý vận hành nhà máy Công Ty TNHH Tự Động Hóa ATVN Việt Nam.

Do mới được thành lập nên công ty có quy mô nhỏ dưới đây là Cơ cấu tổ chức:

GIÁM ĐỐC

TRƯỞNG PHÒNG KĨ

Trang 5

 Yêu nước, ý chí tự cường dân tộc;

 Nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, trọng đạo lý; Đoàn kết;

 Cần cù, sáng tạo

Mong muốn duy trì và giữ gìn thông qua ngành nghề theo đổi Từ đó cống hiến cho xãhội thông qua các phương pháp giải phóng sức lao động của con người, thúc đẩy sự phát triển của con người, mở ra những giá trị lớn hơn cho gia đình và xã hội.

1.4 Nội quy công ty1.4.1 Thái độ làm việc

 Thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao với thái độ tích cực, cố gắng.

 Tuân theo mọi chính sách, nội quy, thông báo công ty ban hành với thái độ tốt. Chấp hành nghiêm chỉnh về thời gian làm việc của công ty.

 Không rời khỏi vị trí làm việc nếu không được cấp trên cho phép. Giữ gìn tài sản, thiết bị, sản phẩm và vật liệu của công ty.

 Tuân thủ hướng dẫn của quản lý khi có sự cố xảy ra. Tuân thủ 5S trong công việc.

1.4.2 Các điều cấm trong công ty

 Chấp hành nghiêm chỉnh về thời gian làm việc của công ty;

Trang 6

 Giữ gìn tài sản, thiết bị, sản phẩm và vật liệu của công ty.

 Không mang vật dụng bất kì vào trong xưởng sản xuất khi chưa được kiểm tra. Không sử dụng điện thoại khi di chuyển.

 Không chạy nhảy, trêu đùa trong xưởng sản xuất.

 Phải trang bị đồ byảo hộ (mũ bảo hộ, giày mũi cứng, khẩu trang, găng tay cao su) khi vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị.

 Không hút thuốc, ăn uống trong xưởng sản xuất.

1.4.3 Ngày làm việc và ngày nghỉ

Ngày làm việc và ngày nghỉ tuân theo quy định của công ty.

Ngày làm việc từ T2-T6 hàng tuần.

 Thời gian làm việc/ ngày: 8 tiếng Thời gian làm việc/ năm: 289 ngàyNgày nghỉ gồm T7 và Chủ Nhật hằng tuần.

 Nhân viên làm đủ 1 năm sẽ có 12 ngày phép

 Nhân viên có thể nghỉ phép 0.5 ngày (Buổi sáng hoặc buổi chiều)

 Mặc dù thời gian làm việc trước và sau bữa ăn không bằng nhau nhưng thời gian nghỉ của bữa ăn giữa ca vẫn được coi là mốc thời gian để tính nghỉ phép nửa ngày.

Trang 7

1.5 5s - An toàn lao động1.5.1 5S

Seiri Sàng lọc Chọn và loại bỏ những thứ không cần thiết

Seiton Sắp xếp Sắp xếp các đồ vật đúng chỗ

Seiso Sạch sẽ Khu vực làm việc luôn được vệ sinh

Seiketsu Săn sóc Duy trì nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp

Shitsuke Sẵn sàng Thực hiện 4S trên một cách tự giác, tậpthể

Lợi ích của việc thực hiện 5S

 Năng suất cao (Productivity) Chất lượng cao (Quality) Chi phí hạ (Cost)

 Giao hàng đúng hẹn (Delivery) An toàn cho mọi người (Safety) Tinh thần làm việc cao (Morale)

Trang 8

 Tăng cường khả năng làm việc theo nhóm Tạo thêm nhiều không gian.

Các nguyên tắc thực hiện 5S

 Cam kết của lãnh đạo: chỉ đạo thực hiện, nhân lực, kinh phí

 Đào tạo và hướng dẫn mọi cán bộ nhân viên trong công ty hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa cũng như phương pháp để thực hiện

 Sự tham gia của tất cả mọi người

 Duy trì và cải tiến không ngừng, tạo nên một nguyên tắc hoạt động trong công ty để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và kinh doanh

1.5.2 An toàn lao động

Khái niệm an toàn lao động và tai nạn lao động

 An toàn lao động là tình trạng của điều kiện lao động, mà ở tình trạng đó tác động của các yếu tố nguy hiểm có hại đối với con người đã bị loại trừ.

 Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tácđộng đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể.

 Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể (nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động.

Ý nghĩa an toàn lao động

Thực hiện an toàn lao động tốt  Tâm lý thoải mái  Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm  Nâng cao uy tín của công ty  Xây dựng Công ty lớn mạnh

Các loại tai nạn chỉ định

 Đầu/ thân bị kẹp; cánh tay căng chân bị kẹp Tiếp xúc với vật nặng.

 Va chạm với xe cộ.

Trang 9

 Rơi ngã. Điện giật.

 Tiếp xúc với vật nóng.

Các quy định về an toàn lao động

 Tuân thủ nội quy - phòng ngừa thương tích: Nhận biết nguyên nhân tai nạn đã xảy ra; Không bỏ qua nguyên nhân dù chỉ là bị tổn thương nhỏ; Mặc trang phụcđúng quy định và gọn gàng; Phải tỳ cột thang và điểm tựa và có người giữ. Quy định báo cáo bất thường: Phát hiện bất thường  Nhanh chóng báo cáo Chờ chỉ thị của cấp trên.

Trang phục và đi lại trong xưởng:

 Trang phục: Phải sử dụng áo, mũ, quần, kính, giày do công ty quy định khi làm viêc và đi công tác (đối với Phòng lắp ráp); Phải cài khuy áo cẩn thận, đối với áo bảo hộ lao động phải cài khuy ống tay áo hoặc xắn cao; Phải đeo kinh khi vào vị trí thao tác máy; Trong xưởng bắt buộc phải đội mũ; Không được mặc trang phục bị bung, rách; Chỉ được phép sử dụng găng tay khi được chỉ định; Không được đeo thẻ dây.

 Đi lại trong nhà máy: - Không đi ra ngoài phần đường qui định (Giới hạn bởi vạch màu xanh); Sử dụng đúng dụng cụ bảo hộ (Ngoại trừ giờ ăn, khi ở khu vựcxưởng phải đội mũ, đi giày, mặc áo BHLĐ); Không được cho tay vào túi áo, túiquần; Không được dựa vào bàn ghế, thiết bị trong nhà máy; Tác phong và di chuyển nhanh nhẹn.

Trang 10

CHƯƠNG 2 TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ DỤNG CỤ TẠI ĐƠNVỊ THỰC TẬP

2.1 APTOMAT

Aptomat có chức năng bảo vệ hệ thống tránh hiện tượng quá tải hoặc ngắn mạch Một số loại aptomat còn có thêm nhiều chức năng tiên tiến khác như chống rò rỉ điện hoặc aptomat chống giật.

Các loại aptomat của LSPhân loại aptomat

Dựa theo cấu tạo:

 Aptomat tép MCB (Miniature Circuit Breaker): Bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Aptomat khối MCCB (Moulded Case Circuit Breaker): Có chức năng bảo vệ

quá tải dòng điện và ngắn mạch.

Dựa theo số pha/ số cực:

Trang 11

Dựa theo đặc điểm chức năng:

 Aptomat thường (MCB và MCCB): Giúp bảo vệ quá tải, ngắn mạch.

 Aptomat chống dòng rò, chống giật: RCCB (Residual Current Circuit Breaker - Aptomat chống dòng rò dạng tép), RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection - Aptomat chống dòng rò, chống giật và bảo vệ quátải dạng tép) và ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker - Aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng khối).

Dựa theo dòng cắt ngắn mạch

 Dòng cắt thấp: Thường được dùng trong điện dân dụng.

 Dòng cắt tiêu chuẩn: Thường áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp

 Dòng cắt cao: Thường áp dụng trong công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt.

2.2 CONTACTOR

Contactor là một loại khí cụ điện Nếu kết hợp thiết bị này với thiết bị khí cụ điện khácnhư CB, nút nhấn, thì có thể thực hiện việc đóng cắt thiết bị điện từ xa thao tác bằngtay hay tự động Việc sử dụng thiết bị này có ưu điểm là dập tắt được hồ quang do các tiếp điểm của thiết bị này đóng ngắt nhanh, có thể lên đến 1500 lần/giờ.

Contactor schneider 3 pha

Trang 12

Công dụng của contactor

Contactor là thiết bị có công dụng điều khiển để đóng mở cung cấp nguồn cho một thiết bị công suất lớn Thiết bị này thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất theo quy mô công nghiệp nói chung.

Cấu tạo của một contactor

Cấu tạo chi tiết của contactor

Vỏ bọc được làm bằng vật liệu cách điện như Bakelite, Nylon 6 Hoặc chúng có thể làm từ các loại nhựa chịu nhiệt để bảo vệ và cách điện các tiếp điểm Điều này giúp bảo vệ con người an toàn khi tiếp xúc với các tiếp điểm này.

2.3 Biến tần

Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện một chiều hoặc xoay chiều thành dòng điện xoay chiều có tần số và điện áp có thể điều chỉnh.

Trang 13

Biến tần mitsubishi

Nguyên lý hoạt động của biến tần Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng Công đoạn này được thực hiệnbởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96 Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM) Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp – tần số là không đổi Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4 Điện áp là

Trang 14

hàm bậc 4 của tần số Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điệnáp.

Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bándẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại Nhờ vậy, năng lượng tiêu thụ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.

Ngoài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA.

Trang 15

Relay để tạo nên các thao tác điều khiển đóng ngăt logic đơn giản Sự xuất hiện của máy tính đã tạo ra một bước tiến mới trong điều khiển – kỹ thuật lập trình PLC PLC xuất hiện vào những năm 1970 và nhanh chóng trỏ thành lựa chọn cho việc điều khiển sản xuất.

PLC (Programmable Logic Controller ) là thiết bị điều khiển lập trình được thiết kế

chuyên dùng cho công nghiệp để diều khiển và tiến hành xử lí từ đơn giản đến phức tạp , tùy thuộc vào người điều khiển mà nó có thể thực hiện một loạt các chương trình và sự kiện, sự kiện này dược kích hoạt bởi các tác nhân kích thích ( hay còn gọi là đầu vào ) tác động vào PLC hoặc qua các bộ định thời ( Timer ) hay các sự kiện được đếm qua bộ đếm Khi một sự kiện được kích hoạt nó sẽ bật ON, OFF hoặc phát ra một chuỗi xung thiết bị bên ngoài được gắn vào đầu ra của PLC Như vậy nếu ta thay đổi các chương trình được cài đặt trong PLC là ta có thể thực hiện các chức năng khác nhau, trong các môi trường điều khiển khác nhau.

PLC kết nối cổng Ethernet

Trang 17

 S7-300 và S7-400: Là dòng sản phẩm ứng dụng cho các dự án lớn, số lượng I/Olớn, viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, thời gian đáp ứng nhanh.

 S7-1200: Là dòng sản phẩm nâng cấp của S7-200, truyền thông qua cổng Ethernet có thể kết nối Pc-PLCs, PLCs-HMI, PLCs-PLCs.Tốc dộ truyền thông profinet 10/100Mbits/s, tích hợp tính năng đo lường, điều khiển vị trí, điều khiển quá trình.

S7-1500: Là dòng sản phẩm cao cấp của S7-300, S7-400, mới được ra mắt

trong thời gian gần đây với những ưu điểm vượt trôi.

Trang 18

Tủ sử dụng PLC S7-1500 với nhiều đầu ra

Trang 19

Các bộ phận (các khối ) chính của rơle là: cơ cấu tiếp thu, cơ cấu trung gian, cơ cấu chấp hành Ví dụ rơle điện từ có các bộ phận: Cuộn dây ( cơ cấu tiếp thu ), mạch từ nam châm điện ( cơ cấu trung gian ), hệ thống các tiếp điểm ( cơ cấu chấp hành ).Ngày nay do sự phát triển của công nghệ, ngàoi rơle điện cơ, rơle nhiệt, rơle từ, các loại rơle điện tử và rơle số có những ưu điểm nổi bật đã phát triển và sử dụng nhiều trong ngành của sản xuất và đời sống.

Các ưu điểm của HMI:

 Tính đầy đủ kịp thời và chính xác của thông tin.

 Tính mềm dẻo, dễ thay đổi bổ xung thông tin cần thiết.

 Tính đơn giản của hệ thống, dễ mở rộng, dễ vận hành và sửa chữa.

 Tính “Mở”: có khả năng kết nối mạnh, kết nối nhiều loại thiết bị và nhiều loại giao thức và khả năng lưu trữ cao

Trang 20

2.7 Cầu đấu

Cầu đấu dây điện trong sinh hoạt gọi là domino điện, trong công nghiệp các kỹ thuật thì được gọi là cầu đấu dây điện Cầu đấu dây điện là một thiết bị dùng để kết nối dây điện đến các thiết bị điều khiển hoặc các thiết bị động lực, có vai trò giúp nối liền mạch điện trong hệ thống điện hay trong tủ bảng điện.

Cầu đấuĐặc điểm cơ bản của cầu đấu dây điện gồm:

 Có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, dễ dàng khi vận chuyển và lắp đặt. Dễ sử dụng bởi có cấu tạo đơn giản

 Cầu đấu dây điện được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, nhưng phổ biến là nhựa và đồng thau

 Chịu được tải lớn

 Cầu đấu dây điện sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và được kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt.

 Đa dạng về mẫu mã

 Độ bền cao, đảm bảo an toàn hệ thống mạch điện, tiết kiệm được chi phí sửa chữa và thay mới

 Có giá thành hợp lý

Ngày đăng: 09/06/2024, 10:47

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan