1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt

45 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 2,85 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY (7)
    • 1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần công nghệ Năng lực Việt (7)
      • 1.1.1 Giới thiệu chung (7)
      • 1.1.2 Lịch sử phát triển (8)
    • 1.2 Cơ cấu tổ chức (10)
    • 1.3 Sứ mệnh (10)
    • 1.4 Giá trị cốt lõi và phương châm kinh doanh (10)
      • 1.4.1 Giá trị cốt lõi (10)
      • 1.4.2 Phương châm kinh doanh (11)
    • 1.5 Nội quy công ty (11)
      • 1.5.1 Thái độ làm việc và kỷ luật cơ bản (11)
      • 1.5.2 Ngày làm việc và ngày nghỉ (11)
      • 1.6.2 An toàn lao động (14)
      • 1.6.3 Kaizen (15)
      • 1.6.4 Horenso (16)
  • CHƯƠNG 2 TRANG THIẾT BỊ VÀ MÁY MÓC CƠ ĐIỆN TỬ, CÔNG NGHỆ TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP (18)
    • 2.1 Trang thiết bị, máy móc tại xưởng gia công, khuôn mẫu (18)
    • 2.2 Trang thiết bị, máy móc tại xưởng lắp ráp (22)
    • 2.3 Trang thiết bị, máy móc tại phòng thiết kế (27)
    • 3.1 Quy trình công nghệ (29)
    • 3.2 Sản phẩm điển hình tại doanh nghiệp (32)
  • CHƯƠNG 4 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP (37)
    • 4.1 Tự nhận xét, đánh giá quá trình thực tập (37)
    • 4.2 Những kiến thức, kỹ năng học hỏi được (37)
    • 4.3 Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/ sản xuất/ dịch vụ của đơn vị (38)
    • 4.4 Đánh giá về chương trình đào tạo thực tập của Khoa Cơ khí (39)

Nội dung

Thực tập doanh nghiệp công ty cổ phần năng lực việt. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Cơ khí - trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức chuyên ngành trong 4 năm Đại học. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phan Đình Hiếu đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho em những kinh nghiệm cũng như những kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Em xin kính chúc quý thầy cô ngày càng khỏe mạnh để đạt được những thành tích cao trong công tác giảng dạy. Chúc trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ mãi là niềm tin, nền tảng vững chắc cho nhiều thế hệ sinh viên tiến bước trên con đường học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty Cổ phần Năng lực Việt. Trong quá trình thực tập tại đây, em đã có cơ hội được học tập và trải nghiệm thực tế về những gì em đã được học. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị trong công ty, những người đã trực tiếp hướng dẫn em trong 6 tuần thực tập vừa qua, cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành quá trình thực tập của mình. Chúc công ty Năng lực Việt ngày càng phát triển và bền vững. Với điều kiện cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của mình, bài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin được nhận sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn trong công tác sau này.

CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Giới thiệu về công ty cổ phần công nghệ Năng lực Việt

Tên doanh nghiệp: Công ty Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lực Việt Địa chỉ: Lô đất số B2-3-3b khu công nghiệp Nam Thăng Long, Phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Công ty Cổ phần Năng Lực Việt (VCC GROUP) được thành lập vào T4/2010, với đội ngũ nhân viên nòng cốt là các kỹ sư cơ khí và tự động hóa, đã có kinh nghiệm hơn 15 năm tu nghiệp và làm việc cho các công ty Nhật Bản, trong ngành công nghiệp ô tô và xe máy

Hình 1 1 Công ty cổ phần Năng lực Việt

Trên 10 năm thành lập và phát triển, VCC đã và đang thể hiện vị thế của mình trong ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ Hiện tại, chúng tôi có hơn 200 cán bộ công nhân viên, 4000m2 nhà xưởng, được đầu tư hệ thống máy móc chuyên dụng, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ bao gồm các máy gia công chính xác CNC, EDM, Đem lại độ chính xác cao nhất cho sản phẩm, đáp ứng và làm hài lòng mọi yêu cầu khách hàng

VCC hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực:

• Chế tạo máy, thiết bị tự động hóa

• Phân phối các thiết bị công nghiệp thương mại

Niềm tin của khách hàng là chìa khóa của sự thành công Với tôn chỉ “Nỗ lực tối đa, xây dựng niềm tin”, tập thể VCC đang nỗ lực cải tiến không ngừng, áp dụng khoa học kỹ thuật mới, đưa chất lượng sản phẩm và dịch vụ vượt lên cả sự mong đợi của khách hàng Để dần khẳng định vị trí, cũng như năng lực của một tập thể trẻ, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết

Hình 1 2 Phương châm làm việc của công ty tại xưởng lắp ráp

VCC quyết tâm khẳng định và duy trì giá trị Việt của cha ông để lại, đồng thời chung tay góp sức cho sự phát triển của xã hội Đó cũng chính là giá trị cốt lõi mà công ty đã khẳng định và luôn hướng tới từ khi thành lập

Công ty Năng lực Việt luôn nỗ lực không ngừng nhằm xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp và là niềm tin cậy vững chắc cho các đối tác trong và ngoài nước

Ngày 28 tháng 4 năm 2010, nhà máy VCC đầu tiên được ra đời tại số 14A, 15B

Cổ Nhuế, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Ngày 22 tháng 7 năm 2012, với nhu cầu mở rộng sản xuất Công ty đã chuyển nhà máy lần thứ 2 tới Lô A2 CN5 Cụm Công nghiệp Từ Liêm, Hà Nội

Ngày 30 tháng 7 năm 2012, Phòng Nghiên cứu và phát triển thành lập, các sản phẩm mang thương hiệu VCC sẽ được giới thiệu đến khách hàng trong tương lai

Tháng 10 năm 2014, VCC đón nhận chứng chỉ ISO 9001:2008 tạo thêm niềm tin cho khách hàng về sản phẩm của VCC

Năm 2016 Công ty khánh thành nhà máy tại khu công nghiệp Nam Thăng Long, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, với tổng diện tích nhà xưởng và nhà điều hành lên tới 3000m 2 Thành lập Công ty cổ phần VC Plus., KCN Công nghệ cao Hòa Lạc (Nhà máy số 2)

Tháng 8/2019 chính thức mở văn phòng đại diện tại TP.HCM Cùng kỳ năm này, mở văn phòng ở Hải Phòng (Hai Phong VCC Pef Office) Đầu năm 2022, VCC xuất khẩu máy tự động sang thị trường Mỹ, đặt mục tiêu vươn tầm sản xuất và kinh doanh đến thị trường Mỹ

Hình 1 3 Sơ đồ lịch sử phát triển công ty

Cơ cấu tổ chức

Hình 1 4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

Sứ mệnh

1 Yêu nước, ý chí tự cường dân tộc;

2 Nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, trọng đạo lý;

Mong muốn duy trì và giữ gìn thông qua ngành nghề theo đổi Từ đó cống hiến cho xã hội thông qua các phương pháp giải phóng sức lao động của con người, thúc đẩy sự phát triển của con người, mở ra những giá trị lớn hơn cho gia đình và xã hội.

Giá trị cốt lõi và phương châm kinh doanh

• Quality First / Chất lượng hàng đầu

Không thoả hiệp về chất lượng / Định vị chất lượng VCC – chất lượng dẫn đầu

Hoạt động với sự trung thực, sự thật và danh dự trong tất cả các tương tác

• Teamwork / Tinh thần đồng đội

Nắm bắt sự thống nhất và hợp tác, hướng tới mục tiêu chung

Khuyến khích sự đóng góp hỗ trợ lẫn nhau và tình bạn

Kết hợp tuy duy sáng tạo và cộng nghệ mới nhất

Vì lợi ích nhân viên , khách hàng và cộng đồng

Khuyến khích và đánh giá cao đóng góp của tất cả mọi người

Phát triển công ty trên cở sở tôn trọng các các nhân

Từ Giá trị cốt lõi, Công ty đưa ra phương châm kinh doanh Phương châm kinh doanh dựa trên 2 giá trị căn bản: Cam kết và Tôn trọng Đó là:

• Kinh doanh dựa trên Cam kết với khách hàng về dịch vụ và sản phẩm

• Kinh doanh dựa trên Cam kết cơ hội phát triển cho các cá nhân để tạo nên nội lực của công ty

• Kinh doanh dựa trên sự Tôn trọng thiên nhiên và cộng đồng để phát triển và gìn giữ cho thế hệ tương lai

• Kinh doanh dựa trên sự Tôn trọng cá nhân: Nhân viên kinh doanh cùng Công ty.

Nội quy công ty

1.5.1 Thái độ làm việc và kỷ luật cơ bản

• Thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao với thái độ tích cực, cố gắng

• Tuân theo mọi chính sách, nội quy, thông báo… công ty ban hành với thái độ tốt

• Luôn tin tưởng và hợp tác lẫn nhau, duy trì trật tự và đạo đức của Công ty

• Chấp hành nghiêm chỉnh về thời gian làm việc của công ty;

• Không rời khỏi vị trí làm việc nếu không được cấp trên cho phép;

• Giữ gìn tài sản, thiết bị, sản phẩm và vật liệu của công ty

1.5.2 Ngày làm việc và ngày nghỉ

Ngày làm việc và ngày nghỉ tuần theo quy định của công ty (được hiển thị chung trên bảng tin vào đầu năm làm việc)

Thời gian làm việc/ ngày: 8 tiếng

Thời gian làm việc/ năm: 289 ngày

Khung thời gian làm việc trong ngày:

• Áp dụng cho tất cả nhân viên đã qua thời gian thử việc, trở thành nhân viên chính thức của VCC:

- Nếu nhân viên kết thúc thời gian thử việc trước ngày 16 của tháng → Nghỉ phép sẽ tính từ tháng đó

- Nếu nhân viên kết thúc thời gian thử việc từ ngày 16 của tháng trở đi → Nghỉ phép sẽ tính từ tháng sau

• Nhân viên làm đủ 1 năm sẽ có 12 ngày phép

• Nhân viên có thể nghỉ phép 0.5 ngày (Buổi sáng hoặc buổi chiều)

• Mặc dù thời gian làm việc trước và sau bữa ăn không bằng nhau nhưng thời gian nghỉ của bữa ăn giữa ca vẫn được coi là mốc thời gian để tính nghỉ phép nửa ngày

• Số ngày phép còn tồn của năm cũ, sẽ chuyển sang năm sau (tối đa không quá 06 ngày phép)

• Nghỉ phép sẽ được hưởng nguyên lương (không bao gồm các phụ cấp-trừ phụ cấp chuyên cần)

Nghỉ việc riêng theo ngày:

• Nghỉ với lý do cá nhân và bị trừ hoàn toàn tiền lương của ngày làm việc đó

• Trong trường hợp nghỉ mà không được sự phê duyệt của cấp trên → Nghỉ việc riêng không lý do

• Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá xét thưởng tết cuối năm và đợt đánh giá nhân viên theo năm tài chính

1 ngày nghỉ việc riêng = trừ 03 ngày tính thưởng

1 ngày nghỉ việc riêng không lý do, không đăng ký đơn = trừ 10 ngày tính thưởng (Được nêu rõ tại “ Quy định cấu trúc Lương – Thưởng”)

Nghỉ việc riêng theo giờ (1-2h trong ngày):

• Trường hợp nhân viên có công việc cá nhân buộc phải giải quyết trong giờ hành chính thì có thể xin nghỉ tối đa 2h trong ngày và phải được cấp trên phê duyệt

• Thời gian nghỉ sẽ trừ lương theo giờ

• Hình thức nghỉ này cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá xét thưởng như nghỉ viêc riêng nói trên

• Nghỉ việc riêng đột xuất trước giờ cơm phải báo cắt cơm Nếu không cắt cơm sẽ bị trừ tiền ăn của ngày nghỉ đó vào lương

Ngoài ra còn có các hình thức nghỉ khác như nghỉ hiếu, hỷ, nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ bù, nghỉ đặc biệt Mỗi hình thức nghỉ đều có quyết định theo quy định của công ty và theo luật lao động

5S là một phương pháp cải tiến đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người, thực hiện dễ dàng và chi phí thực hiện ít tốn kém

5S không những giúp cho các công ty nâng cao được chất lượng hoạt động mà còn giúp mọi người nâng cao được khả năng để đem lại sự phát triển cho công ty và làm giảm lãng phí cho doanh nghiệp

Tiếng Nhật Tiếng Việt Ý nghĩa

Seiri Sàng lọc Chọn và loại bỏ những thứ không cần thiết

Seiton Sắp xếp Sắp xếp các đồ vật đúng chỗ

Seiso Sạch sẽ Khu vực làm việc luôn được vệ sinh

Seiketsu Săn sóc Duy trì nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp

Shitsuke Sẵn sàng Thực hiện 4S trên một cách tự giác, tập thể

Lợi ích của việc thực hiện 5S

• Giao hàng đúng hẹn (Delivery)

• An toàn cho mọi người (Safety)

• Tinh thần làm việc cao (Morale)

• Tăng cường khả năng làm việc theo nhóm

• Tạo thêm nhiều không gian

Các nguyên tắc thực hiện 5S

• Cam kết của lãnh đạo: chỉ đạo thực hiện, nhân lực, kinh phí

• Đào tạo và hướng dẫn mọi cán bộ nhân viên trong công ty hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa cũng như phương pháp để thực hiện

• Sự tham gia của tất cả mọi người

• Duy trì và cải tiến không ngừng, tạo nên một nguyên tắc hoạt động trong công ty để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và kinh doanh

Khái niệm an toàn lao động và tai nạn lao động

• An toàn lao động là tình trạng của điều kiện lao động, mà ở tình trạng đó tác động của các yếu tố nguy hiểm có hại đối với con người đã bị loại trừ

• Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể

• Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể (nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động Ý nghĩa an toàn lao động

Thực hiện an toàn lao động tốt → Tâm lý thoải mái → Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm → Nâng cao uy tín của công ty → Xây dựng Công ty lớn mạnh

Các loại tai nạn chỉ định

• Đầu/ thân bị kẹp; cánh tay căng chân bị kẹp

• Tiếp xúc với vật nặng

• Va chạm với xe cộ

• Tiếp xúc với vật nóng

Các quy định về an toàn lao động

• Tuân thủ nội quy - phòng ngừa thương tích: Nhận biết nguyên nhân tai nạn đã xảy ra; Không bỏ qua nguyên nhân dù chỉ là bị tổn thương nhỏ; Mặc trang phục đúng quy định và gọn gàng; Phải tỳ cột thang và điểm tựa và có người giữ

• Quy định báo cáo bất thường: Phát hiện bất thường → Nhanh chóng báo cáo

→ Chờ chỉ thị của cấp trên

• Trang phục và đi lại trong xưởng:

- Trang phục: Phải sử dụng áo, mũ, quần, kính, giày do công ty quy định khi làm viêc và đi công tác (đối với Phòng lắp ráp); Phải cài khuy áo cẩn thận, đối với áo bảo hộ lao động phải cài khuy ống tay áo hoặc xắn cao; Phải đeo kinh khi vào vị trí thao tác máy; Trong xưởng bắt buộc phải đội mũ; Không được mặc trang phục bị bung, rách; Chỉ được phép sử dụng găng tay khi được chỉ định; Không được đeo thẻ dây

- Đi lại trong nhà máy: - Không đi ra ngoài phần đường qui định (Giới hạn bởi vạch màu xanh); Sử dụng đúng dụng cụ bảo hộ (Ngoại trừ giờ ăn, khi ở khu vực xưởng phải đội mũ, đi giày, mặc áo BHLĐ); Không được cho tay vào túi áo, túi quần; Không được dựa vào bàn ghế, thiết bị trong nhà máy; Tác phong và di chuyển nhanh nhẹn

Kaizen là sự thay đổi để tốt hơn, cải tiến liên tục

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các lực lượng Mỹ hỗ trợ Nhật Bản trong việc khôi phục nền công nghiệp Mỹ đã gửi các chuyên gia về lĩnh vực kinh doanh và sản xuất sang Nhật như: Homer Sarasohn, Charles Protzman, W Edwards Deming, Edgar McVoy, Lowell Mellen

Năm 1951, Triết lý Kaizen ra đời trong quá trình làm việc tại Nhật Bản khi một nhóm nghiên cứu về kinh tế và khoa học tiến hành mô tả chương trình TWI 3J – Job Methods, Job Relations và Job Instructions

Sau 10 năm, hoàng đế Hirohito trao Huân Huy Chương hạng 2 cho W Edwards Deming về sự đóng góp của Ông vào việc giới thiệu và đi tiên phong trong việc thực hiện Kaizen tại Nhật Bản

Khi Kaizen được thực hiện đúng, nó giúp cho những công việc phức tạp trở lên đơn giản hơn, giảm thiểu lãng phí và giảm số lượng người tại một vị trí làm việc Ngược lại, Kaizen chỉ đạt được thành công lớn khi có sự tham gia nhiệt tình, đóng góp của tất cả các công nhân làm việc

Lợi ích của phương pháp Kaizen trong doanh nghiệp

TRANG THIẾT BỊ VÀ MÁY MÓC CƠ ĐIỆN TỬ, CÔNG NGHỆ TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang thiết bị, máy móc tại xưởng gia công, khuôn mẫu

Mỗi năm, đội ngũ kỹ thuật của VCC thực hiện khoảng 100 dự án lớn nhỏ liên quan đến thiết kế và chế tạo máy Bao gồm thiết kế và chế tạo máy móc mới; cái tiến các may móc đã chế tạo cho khách hàng khi khách hàng nhu cầu thay đổi, nâng cấp sản phẩm,… Để đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm chế tạo máy , VCC chú trọng đầu tư các thiết bị gia công chính xác

STT Tên thiết bị Nhà sản xuất Kích thước bàn Số lượng Độ chính xác

Bảng 2 1 Thiết bị sản xuất trong xưởng gia công- khuôn mẫu

Hình 2 1 Máy cắt trong xưởng gia công

Hình 2 2 Các máy gia công CNC tại xưởng gia công

Bên cạnh các máy móc gia công chính xác, còn có các máy tự động, điển hình là máy rửa linh kiện tự động

Máy rửa được sử dụng để làm sạch các linh kiện, chi tiết trước khi đưa vào lắp ráp hoàn thiện Máy rửa được VCC TECH thiết kế có 2 loại chính là rửa sạch sử dụng công nghệ rửa siêu âm (rửa siêu âm kết hợp hóa chất tẩy rửa chuyên dụng) và rửa thông thường

Việc vệ sinh linh kiện điện tử luôn là một việc mà khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy đau đầu do tính phức tạp của linh kiện đồng thời cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao và sự cẩn thận trong từng khâu tẩy rửa Chính vì điều đó các kỹ sư VCC TECH đã nghiên cứu, phát triển và chế tạo ra máy rửa linh kiện tự động sử dụng công nghệ sóng siêu âm, đáp ứng được bởi tất cả những yêu cầu khắt khe nhất Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn về việc bảo dưỡng và làm sạch linh kiện, giúp tăng khả năng làm việc của máy móc và đạt hiệu quả cao trong công việc

Hình 2 3 Tổng thể máy rửa linh kiện tự động tại công ty

Quy trình công nghệ rửa siêu âm: Rửa thô → Rửa siêu âm làn → Rửa siêu âm lần 2 → Thổi khí làm sạch nước → Sấy chân không → Làm nguội

Quy trình rửa làm sạch thông thường: Rửa nước → Thổi khí làm sạch → Sấy khô

Sản phẩm được rửa sạch hoàn toàn trước khi đưa vào phòng sạch lắp ráp

Tất cả các công đoạn rửa đều được kiểm soát về áp suất rửa, áp suất khí, tàn số siêu âm, nhiệt độ sấy, áp suất chân không Hệ thống nước được lọc và tái tuần hoàn sử dụng Máy rửa sử dụng bơm áp lực cao để rửa các vị trí khó rửa và làm sạch bụi bẩn, phoi sơ bộ trước khi đưa vào công đoạn rửa siêu âm

Hình 2 4 Máy rửa linh kiện tự động Ultrasonic

Tiêu chí \ Kiểu máy Rửa siêu âm Rửa nhiều công đoạn Rửa thường

Số lượng các công đoạn 12 công đoạn 6 công đoạn 1 công đoạn

Vận chuyển linh kiện Băng tải và xylanh Băng tải Bằng tay

Thời gian rửa 60 giây 40 giây 12 giây/2pcs

Phương pháp rửa Nước RO/ chất hóa học/ siêu âm Nước RO Nước tưới nguội Điều khiển và hệ thống giao tiếp PLC & HMI

Chế độ chương trình Tự động/ thủ công

Hệ thống động cơ Động cơ điện cảm ứng với biến tần Giao diện điều khiển ngoài Cáp I/O Điện áp đầu vào 3 pha 200V, 50Hz

Bảng 2 2 So sánh các phương pháp rửa linh kiện

Trang thiết bị, máy móc tại xưởng lắp ráp

Lắp ráp là công đoạn cuối cùng khi sản xuất một máy tự động trước khi đến tay khách hàng Bộ phận lắp ráp của VCC bao gồm 2 nhóm chính: Lắp ráp cơ và lắp ráp điện Hai yếu tố này kết hợp với nhau để tạo ra một hệ cơ điện tử hoàn chỉnh, tạo ra các máy móc hỗ trợ sản xuất, thực hiện các công đoạn sản xuất một cách tự động

Hình 2 5 Xưởng lắp ráp tại công ty

Một số các máy tiêu biểu tại xưởng lắp ráp trong công ty

Hình 2 6 Robot siết vít để bàn tốc độ cao

Robot siết vít với trình bộ kẹp phôi và vật liệu, đầu siết vít tiêu chuẩn, được nhập khẩu Nhật Bản Các điều kiện siết chặt vít chẳng hạn như mô-men xoắn và tốc độ quay có thể được thiết lập riêng lẻ Điều này có hiệu quả để buộc chặt vật liệu nhựa và các tấm mỏng

• Áp dụng hệ thống servo hiệu suất cao được trang bị chức năng kiểm soát lực đẩy trên trục Z (trục nâng)

• Có thể siết chặt vít lý tưởng bằng cách tự động kiểm soát lực đẩy tối ưu tùy theo loại vít và sản phẩm

• Di chuyển tốc độ cao giúp tăng tốc công việc

• Hiệu suất được cải thiện bằng cách áp dụng hệ thống servo hiệu suất cao

Hình 2 7 Máy in nhãn dán và kiểm tra

Máy in và kiểm tra nhãn được thiết kế với các cơ cấu tự động từ cấp giấy → in nhãn → kiểm tra → cuộn nhãn lại

Sử dụng máy in Zebra chuyên dụng, cho chất lượng in hoàn hảo Nhãn sau khi in được kiểm tra bằng camera và đầu đọc Barcode Nếu đúng thông tin theo mẫu sẽ được cuộn lại để chuyển vào dây chuyền dán nhãn Thông tin thu nhận được từ đầu đọc Barcode được xử lý bằng phần mềm trên máy tính đã tích hợp

Toàn bộ quá trình được điều khiển và lập trình bằng PLC, tất cả các thông số kỹ thuật đều được hiển thị trên màn hình HMI và màn hình máy tính Máy có thể cài đặt và điều chỉnh cho nhiều model nhãn in Tất cả các thông số in đều được kiểm tra chính xác và lưu trữ lại trên máy tính, có thể xuất dữ liệu khi cần

Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất và lắp ráp máy tự động chia đĩa quang học (Tách lớp giấy đệm)

Trong dây chuyền sản xuất đĩa quang, sau công đoạn mài, đĩa được xếp thành chồng 100 cái Ngăn cách bởi tấm giấy đệm để chống xước Yêu cầu đặt ra là phải tách giấy ra khỏi đĩa và làm sạch đĩa Sau đó chia đĩa vào từng khay đựng để đưa vào công đoạn sản xuất tiếp theo

Quy trình thực hiện hoàn toàn tự động, giúp giảm số nhân công tham gia vào sản xuất và lắp ráp Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cho sản phẩm đầu ra đồng đều

Hình 2 8 Máy tự động chia đĩa quang học Đặc điểm kỹ thuật của máy tự động chia đĩa quang học:

• Sử dụng cơ cầu dịch chuyển 3 trục: Y, Z và trục quay thực hiện thao tác gắp tách đĩa và nhả đĩa xuống khay

• Dùng hệ thống thổi khí với thiết kế nhiều đầu thổi để tách phần giấy bám dính vào đĩa

• Điều khiển linh hoạt các thao tác trong quá trình vận hành qua màn hình HMI

• Tích hợp cảm biến vùng và đèn báo để đảm bảo an toàn cho người lao động

Một sản phẩm cơ điện tử tiêu biểu tại công ty là máy ép công nghiệp sử dụng khí nén Máy ép sử dụng khí nén được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất dệt may ( ép da, tạo logo trên áo ), điện tử ( dập các chi tiết điện tử ), sản xuất đồ tiêu dùng, sản xuất các sản phẩm phụ trợ trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy

Hình 2 9 Máy ép công nghiệp bằng khí nén (Pneumatic Press)

Máy ép công nghiệp sử dụng khí nén làm việc dựa vào liên kết mền, được truyền động bằng chất khi Chất khi được bơm vào khoang trên trong xi lanh với áp suất cao sẽ tạo ra áp lực đẩy piston đi xuống Vì đầu dưới của piston gắn vào đầu trượt nên piston sẽ mang đầu trượt đi xuống tạo lực ép để tạo hình cho sản phẩm Sau khi tạo hình xong, chất khí được bơm vào khoang dưới của xi lanh tạo ra áp lực đẩy piston đi lên, kéo theo đầu trượt đi lên

Máy ép công nghiệp vận hành bằng hệ thống khí nén với nhiều ưu điểm kế thừa lại của khí nén Khí có mặt ở khắp mọi nơi với số lượng vô hạn, sản xuất ra khí nén dễ dàng Không gây chảy nổ hay quá tải bởi hệ thống khí nén thưởng hoạt động với áp suất

6 bar nên tỉ lệ gây cháy nổ là rất thấp

Trang thiết bị, máy móc tại phòng thiết kế

Trong phòng thiết kế, chủ yếu là các máy tính với cấu hình cao, phục vụ tốt các nhu cầu về xử lý đồ họa, để các kỹ sư thiết kế có thể làm việc trong điều kiện tốt nhất, đưa ra các giải pháp thiết kế tối ưu nhất trước khi đi đến bước gia công và lắp ráp

Hình 2 10 Máy tính dành cho các kỹ sư thiết kế

Bên cạnh các máy tính, phòng thiết kế còn có các máy in phụ vụ việc in ấn, xuất các bản vẽ từ dang 3D sang 2D, chuyển cho các bộ phận khác

Hình 2 11 Máy in RICOH SP C840DN tại phòng thiết kế của công ty

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM ĐIỂN HÌNH TẠI

Quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ có thể khác nhau đối với từng sản phẩm cụ thể, tuy nhiên, với đại đa số các sản phẩm ở công ty sẽ đều theo một quy trình tổng quát để sản xuất một sản phẩm cơ bản Quy trình này bao gồm các bước sau:

Hình 3 1 Sơ đồ quy trình công nghệ Thiết kế

Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất là thiết kế sản phẩm Thiết kế này được thực hiện bằng các phần mềm thiết kế CAD (Computer-Aided Design) Trong quá trình thiết kế, các kỹ sư sẽ tạo ra bản vẽ kỹ thuật chi tiết của sản phẩm, bao gồm kích thước, hình dạng, các chi tiết cần gia công, vật liệu sử dụng và các thông số kỹ thuật khác Đối với các kỹ sư thiết kế cơ khí ở VCC, phần mềm Solidworks 2019 được dử dụng đồng bộ trong công ty để thiết kế

Hình 3 2 Giao diện phần mềm Solidworks 2019

Sau khi nhận được dữ liệu từ khách hàng, bộ phận thiết kế cơ sẽ phân tích sản phẩm, thiết kế các chi tiết từ 2D, 3D, các bản vẽ lắp, bản vẽ phân rã,… Cùng với đó, bộ phận thiết kế điện sẽ lên danh sách tìm kiếm các linh kiện tiêu chuẩn, tối ưu để hệ thống hoạt động ổn định nhất

Sau khi nhận bản vẽ từ bộ phận thiết kế cơ, sản phẩm/ chi tiết sẽ được gia công Quá trình gia công có thể bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính của sản phẩm Ví dụ: nếu sản phẩm là một chiếc ốc vít, quá trình gia công có thể bao gồm các công đoạn như cắt, mài, tiện và khoan Công cụ sử dụng để gia công sản phẩm bao gồm máy tiện, máy phay, máy mài, máy khoan và nhiều loại máy móc khác Quá trình gia công cũng bao gồm kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật

Hình 3 3 Gia công chi tiết trên máy CNC Lắp ráp

Sau khi tất cả các chi tiết được gia công, sản phẩm sẽ được lắp ráp Quá trình lắp ráp bao gồm ghép các chi tiết lại với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh Quá trình

30 lắp ráp có thể được thực hiện thủ công hoặc bằng máy móc Trong quá trình lắp ráp, các kỹ sư cần đảm bảo rằng các chi tiết đã được gia công đúng cách và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật

Bộ phận lắp ráp cơ sẽ chịu trách nhiệm với phần khung, vỏ, và các kết cấu cơ khí liên quan đến hệ thống Bộ phận lắp ráp điện sẽ cùng với các kỹ sư thiết kế điện lắp hệ thống điện, khí nén, mạch điều khiển,…

Hình 3 4 Băng tải - một trong những công việc của bộ phận lắp ráp cơ

Hình 3 5 Nối khí nén - Lắp ráp điện

Sau khi sản phẩm được lắp ráp, quá trình kiểm tra chất lượng được thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chất lượng Kiểm tra chất lượng bao gồm kiểm tra kích thước, hình dạng, vật liệu và các thông số kỹ thuật khác Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu, nó sẽ được điều chỉnh hoặc sửa chữa để đảm bảo rằng nó đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật Quá trình này được thực hiện bởi cả kỹ sư thiết kế cơ và kỹ sư thiết kế điện, đôi khi có cả khách hàng Đóng gói và vận chuyển

Sau khi sản phẩm được lắp ráp, quá trình kiểm tra chất lượng được thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chất lượng Kiểm tra chất lượng bao gồm kiểm tra kích thước, hình dạng, vật liệu và các thông số kỹ thuật khác Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu, nó sẽ được điều chỉnh hoặc sửa chữa để đảm bảo rằng nó đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

Sản phẩm điển hình tại doanh nghiệp

Trong các máy tự động tại VCC, một sản phẩm tiêu biểu là máy kiểm tra valve tự động 0140 Tương tự như các quy trình công nghệ để sản xuất một máy từ động, sau khi nhận thông tin từ khách hàng, đội ngũ thiết kế sẽ thiết kế các bản vẽ để bắt đầu vào sản xuất

Valve sẽ được cấp từ phễu dự trữ vào phễu rung IFeeder cấp valve, bộ phận cấp valve vận chuyển valve đến vị trí kiểm tra, valve trải qua các bước kiểm tra tại bộ phận kiểm tra valve và được phân loại vào các ô chứa nằm ở phía dưới

Máy tự động lắp kiểm tra valve 0140 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra và lắp đặt một cách tự động và chính xác Nó có thể được lập trình để thực hiện các loại kiểm tra khác nhau bao gồm kiểm tra độ kín, kiểm tra áp suất, kiểm tra chức năng,…

Hình 3 6 Bản vẽ lắp máy kiểm tra valve 0140

Bộ phận gia công sau khi nhận bản vẽ từ bộ phận thiết kế, tiến hành gia công chi tiết trên các máy gia công chính xác như máy CNC, máy cắt,…

Hình 3 7 Chi tiết gia công để lắp ráp máy kiểm tra valve tự động

Các chi tiết gia công xong sẽ được xử lý bề mặt như Anodizing hay Hard Chrome, vát góc, mài bavia, khoan lỗ, taro ren,…và cuối cùng và làm sạch trước khi đi đến công đoạn lắp ráp Cùng với đó, bộ phận lắp điện sẽ nhận các linh kiện phù hợp để lắp cho hệ thống máy

Hình 3 8 Con trượt vuông trong máy kiểm tra valve 0140

Hình 3 9 Bộ điều khiển PLC Misubishi FX5U - 64MR/ES

Cuối cùng sau khi các chi tiết gia công hoàn thiện, các linh kiện đã có đầy đủ, bộ phận lắp ráp sẽ tiến hành công việc của mình Bắt đầu từ lắp ráp cơ ( khung, vỏ, các chi tiết và phần tử cơ khí…) sau đó đến lắp ráp điện ( nối dây điện, kết nối bộ điều khiển,…)

Hình 3 12 Máy kiểm tra valve tự động 0140 sau khi lắp ráp hoàn thiện

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Tự nhận xét, đánh giá quá trình thực tập

Trải qua thời gian 8 tuần thực tập tại công ty, em xin được tự nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của em như sau:

• Về năng lực chuyên môn: em nhận thấy với kiến thức em đã được trang bị khi theo học tại trường, cùng với những kiến thức được các anh, chị tại công ty chỉ dạy thì em đã đáp ứng được cơ bản các yêu cầu công việc đề ra Ngoài ra em còn tự tìm tòi, trang bị thêm các kiến thức từ các nguồn tài liệu bên ngoài để bổ sung cho công việc, cùng sự chỉ dẫn nhiệt tình của các anh chị trong công ty

• Về thái độ làm việc: Em luôn cẩn trọng, chăm chỉ, nhiệt tình, không ngại khó khăn để có thể hoàn thành được công việc một cách nhanh nhất Ngoài ra, em luôn giữa thái độ tôn trọng, lịch sự, chân thành với các anh, chị trong công ty và các bạn trong nhóm thực tập

• Về ý thức kỷ luật: Em luôn chấp hành các nội quy, quy định của công ty cũng như các quy định về an toàn lao động Ngoài ra, em luôn nghe theo sự sắp xếp, phân công của trưởng nhóm và người quản lí công tác thi công dự án

• Trong quá trình làm việc, do chưa quen với môi trường làm việc và kiến thức chuyên môn còn yếu nên hoàn thành công việc chậm

- Nhận thấy được các khuyết điểm trên, em đã tự ý thức bản thân phải luôn bồi dưỡng không ngừng để nâng cao trình độ làm việc cho bản thân và có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Những kiến thức, kỹ năng học hỏi được

- Bài học từ công ty: Điều cần thiết nếu muốn phát triển bản thân không chỉ là có các kiến thức lý thuyết trên trường lớp mà cần có những kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc Một trong những kinh nghiệm quan trọng không kém đó chính là các kỹ năng mềm Nó chính là những vốn sống khi làm một công việc nào đó, đó chính là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử của mình với mọi người và thái độ lúc chúng ta làm việc khi được cấp trên giao phó Bên cạnh đó làm việc nhóm còn có thể giúp chúng ta làm

37 việc hiệu quả và năng suất làm việc cao hơn Và chúng ta cũng nên học hỏi những người xung quanh để có thể rút ra những kinh nghiệm cho chính bản thân mình Đọc hiểu tài liệu cũng rất quan trọng cho mình khi làm việc

- Kinh nghiệm và kỹ năng:

• Tích lũy kinh nghiệm làm việc quý giá: em có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc trong môi trường thực tế, điều mà em khó có thể có nếu không trải qua quá trình thực tập lần này

• Tư duy logic giúp em giải quyết công việc một cách khoa học và hiệu quả

• Chủ động trong công việc như: chủ động tìm hiểu công việc, chủ động tìm người hướng dẫn, chủ động đưa ra các câu hỏi, những vướng mắc trong công việc

• Các kĩ năng mềm: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian

• Tác phong làm việc chuyên nghiệp, kỉ luật trong một tổ chức tập thể

- Với những bài học, kĩ năng nói trên đã giúp một sinh viên sắp ra trường như em có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu hơn về ngành nghề của mình, trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng quan trọng Từ đó giúp em có thể trở thành một nhân lực chất lượng cao giỏi và có năng lực trong tương lai.

Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/ sản xuất/ dịch vụ của đơn vị

Qua quá trình thực tập tại công ty Canon, em cảm thấy môi trường làm việc tại công ty rất chuyên nghiệp, thân thiện và có hiệu quả công việc rất cao Tuy nhiên, em xin đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị với công ty để cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch vụ như sau:

- Công ty nên đầu ty đầu tư thêm một số công cụ lao động hiện đại và có chất lượng cao hơn Từ đó, em tin tưởng rằng thời gian lao động sẽ được rút ngắn và năng suất lắp ráp tại công ty sẽ tăng cao

- Các loại bulong, đai ốc, con trượt,…cho một số dự án lắp ráp còn bị thiếu Cá nhân em thấy công ty nên đầu tư chuẩn bị thêm nhiều loại ốc đặc biệt để phù hợp và quá trình lắp ráp diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất

Đánh giá về chương trình đào tạo thực tập của Khoa Cơ khí

- Trong quá trình 4 năm học tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, cụ thể Khoa Cơ khí đã dạy cho em rất nhiều kiến thức bổ ích giúp em phát triển bản thân và phát triển vững vàng trên con đường sự nghiệp sau này

- Chương trình đào tạo thực tập của trường rất tốt, trường tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận được nhiều doanh nghiệp thực tập để sinh viên có sự lựa chọn phù hợp với bản thân mình Cung như trong quá trình thực tập các cô/thầy cũng rất tận chỉ chỉ dạy, hỗ trợ em trong quá trình thực tập Em rất biết ơn và cảm kích

- Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập cũng không tránh khỏi sự khác biệt trong kiến thức học ở trường và doanh nghiệp làm việc Những thứ em được học ở Doanh nghiệp rất hiện đại và mới mẻ, không tránh khỏi việc vô cùng bỡ ngỡ trong môi trường làm việc

- Em rất mong nhà trường có thể mở thêm nhiều ngoại khóa về công nghệ để bọn em có cơ hội được tiếp xúc và đến gần hơn với các doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CƠ KHÍ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

- Họ và tên sinh viên: Đỗ Văn Vinh

- Ngành học: Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

2 Thông tin đơn vị thực tập:

- Tên Công ty: Công ty Cổ phần công nghệ Năng Lực Việt

- Địa chỉ: Lô đất số B2-3-3b khu công nghiệp Nam Thăng Long, Phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

- Người liên hệ, chức vụ: Lê Việt Tiến – PGD Kỹ thuật

- Email: tienlv@vcc-group.vn

3 Báo cáo tóm tắt nội dung thực tập:

Thời gian thực tập: ngày 22 tháng 05 năm 2023 đến ngày 02 tháng 07 năm

1 Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp

- Được tiếp nhận thực tập tại Công ty Năng Lực Việt

- Được giới thiệu về công ty, hiểu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức các phòng ban

- Được đào tạo về an toàn lao động, nội quy công ty, quy định về 5s,…

- Phân công thực tập tại bộ phận thiết kế

- Sử dụng phần mềm để luyện tập thiết kế các bản vẽ 3D dạng chi tiết đơn giản, dạng tấm, dạng hộp.

2 Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.

- Hoàn thành các công việc được giao

- Tốc độ hoàn thành thành chậm do kỹ năng sử dụng phần mềm còn chưa quá thành thạo Cần cải thiện kỹ năng dùng phần mềm.

1 Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp

- Làm quen với cách thức hoạt động và công việc tại xưởng lắp ráp

- Đọc bản vẽ lắp để lắp ráp các chi tiết dạng khung cho dự án hệ thống bàn làm việc (Working table)

2 Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.

- Hoàn thành tốt công việc được giao

- Cải thiện được kỹ năng đọc bản vẽ

- Hiểu thêm về các dạng bulong đai ốc sử dụng tại công ty

1 Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp

- Lắp ráp khung, tấm phủ và một số thành phần cơ khí (như băng tải, xylanh,…) cho dự án máy Loading

- Vận hành máy rửa linh kiện tại xưởng gia công

- Kiểm tra các lỗi lắp ráp như lệch cạnh, sai kích thước, lỏng ốc

2 Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.

- Hoàn thành tốt công việc được giao

- Thời gian thực tập trong tuần ngắn vì công ty nghỉ phép đi du lịch

3 Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp

- Lắp ráp khung, tấm phủ và một số thành phần cơ khí cho dự án máy Check Valve

- Kiểm tra các lỗi lắp ráp như lệch cạnh, sai kích thước, lỏng ốc

- Xử lý bavia cho các chi tiết dạng tấm, dạng cửa bằng chất liệu mica

4 Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.

- Hoàn thành tốt công việc được giao

5 Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp

- Hỗ trợ xuất các bản vẽ từ 3D ra 2D tiêu chuẩn để giao cho bộ phận gia công

- Tiếp tục lắp ráp các tấm phủ và một số thành phần cơ khí cho dự án máy Loading

- Kiểm tra các lỗi lắp ráp như lệch cạnh, sai kích thước, lỏng ốc

6 Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.

- Hoàn thành tốt công việc được giao

- Thao tác sử dụng phần mềm xuất bản vẽ còn chậm, nhiều lệnh, thao tác còn chưa biết sử dụng Cần tìm hiểu và học hỏi từ các anh chị kỹ sư chính

7 Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp

- Lắp ráp khung cho một số dự án máy tại xưởng gia công

- Tiếp tục xuất các bản vẽ chi tiết từ dạng 3D sang 2D

- Hoàn tất thủ tục thực tập.

8 Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.

- Hoàn thành tốt công việc được giao

4 Nhận xét/đánh giá của đơn vị thực tập:

(Ký ghi rõ học tên và đóng dấu)

5 Nhận xét/đánh giá của giảng viên hướng dẫn:

- Đánh giá điểm: Đánh giá

Chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra Điểm tối đa của CĐR trong lần đánh giá

Giảng viên đánh giá điểm theo CĐR

Ghi chú Điểm thường xuyên

Trình bày quá trình công nghệ và quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

Trình bày các qui định mang tính xã hội đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Trình bày nội quy, cơ cấu tổ chức và xác định các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp

L1 Đề xuất cải tiến phát triển sản xuất tại doanh nghiệp

Lập kế hoạch thực hiện các công việc cho nghề nghiệp bản thân

Trình bày quy định, văn hóa giao tiếp và ứng xử của doanh nghiệp

Trình bày qui mô sản xuất, kinh doanh và hướng phát triển của doanh nghiệp

(Ký ghi rõ học tên)

Ngày đăng: 09/06/2024, 10:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1 Công ty cổ phần Năng lực Việt - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 1. 1 Công ty cổ phần Năng lực Việt (Trang 7)
Hình 1. 2 Phương châm làm việc của công ty tại xưởng lắp ráp - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 1. 2 Phương châm làm việc của công ty tại xưởng lắp ráp (Trang 8)
Hình 1. 3 Sơ đồ lịch sử phát triển công ty - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 1. 3 Sơ đồ lịch sử phát triển công ty (Trang 9)
Hình 1. 4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 1. 4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty (Trang 10)
Bảng 2. 1 Thiết bị sản xuất trong xưởng gia công- khuôn mẫu - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Bảng 2. 1 Thiết bị sản xuất trong xưởng gia công- khuôn mẫu (Trang 19)
Hình 2. 2 Các máy gia công CNC tại xưởng gia công - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 2. 2 Các máy gia công CNC tại xưởng gia công (Trang 20)
Hình 2. 3 Tổng thể máy rửa linh kiện tự động tại công ty - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 2. 3 Tổng thể máy rửa linh kiện tự động tại công ty (Trang 21)
Hình 2. 4 Máy rửa linh kiện tự động Ultrasonic - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 2. 4 Máy rửa linh kiện tự động Ultrasonic (Trang 21)
Bảng 2. 2 So sánh các phương pháp rửa linh kiện - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Bảng 2. 2 So sánh các phương pháp rửa linh kiện (Trang 22)
Hình 2. 5 Xưởng lắp ráp tại công ty - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 2. 5 Xưởng lắp ráp tại công ty (Trang 23)
Hình 2. 6 Robot siết vít để bàn tốc độ cao - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 2. 6 Robot siết vít để bàn tốc độ cao (Trang 23)
Hình 2. 7 Máy in nhãn dán và kiểm tra - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 2. 7 Máy in nhãn dán và kiểm tra (Trang 24)
Hình 2. 8 Máy tự động chia đĩa quang học - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 2. 8 Máy tự động chia đĩa quang học (Trang 25)
Hình 2. 9 Máy ép công nghiệp bằng khí nén (Pneumatic Press) - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 2. 9 Máy ép công nghiệp bằng khí nén (Pneumatic Press) (Trang 26)
Hình 2. 10 Máy tính dành cho các kỹ sư thiết kế - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 2. 10 Máy tính dành cho các kỹ sư thiết kế (Trang 27)
Hình 2. 11 Máy in  RICOH SP C840DN tại phòng thiết kế của công ty - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 2. 11 Máy in RICOH SP C840DN tại phòng thiết kế của công ty (Trang 28)
Hình 3. 2 Giao diện phần mềm Solidworks 2019 - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 2 Giao diện phần mềm Solidworks 2019 (Trang 29)
Hình 3. 1 Sơ đồ quy trình công nghệ  Thiết kế - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 1 Sơ đồ quy trình công nghệ Thiết kế (Trang 29)
Hình 3. 3 Gia công chi tiết trên máy CNC  Lắp ráp - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 3 Gia công chi tiết trên máy CNC Lắp ráp (Trang 30)
Hình 3. 4 Băng tải -  một trong những công việc của bộ phận lắp ráp cơ - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 4 Băng tải - một trong những công việc của bộ phận lắp ráp cơ (Trang 31)
Hình 3. 5 Nối khí nén - Lắp ráp điện - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 5 Nối khí nén - Lắp ráp điện (Trang 31)
Hình 3. 6 Bản vẽ lắp máy kiểm tra valve 0140 - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 6 Bản vẽ lắp máy kiểm tra valve 0140 (Trang 33)
Hình 3. 7 Chi tiết gia công để lắp ráp máy kiểm tra valve tự động - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 7 Chi tiết gia công để lắp ráp máy kiểm tra valve tự động (Trang 33)
Hình 3. 8 Con trượt vuông trong máy kiểm tra valve 0140 - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 8 Con trượt vuông trong máy kiểm tra valve 0140 (Trang 34)
Hình 3. 9 Bộ điều khiển PLC Misubishi FX5U - 64MR/ES - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 9 Bộ điều khiển PLC Misubishi FX5U - 64MR/ES (Trang 34)
Hình 3. 10 Lắp ráp cơ - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 10 Lắp ráp cơ (Trang 35)
Hình 3. 11 Lắp ráp điện - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 11 Lắp ráp điện (Trang 35)
Hình 3. 12 Máy kiểm tra valve tự động 0140 sau khi lắp ráp hoàn thiện - Báo cáo thực tập công ty cổ phần năng lực việt
Hình 3. 12 Máy kiểm tra valve tự động 0140 sau khi lắp ráp hoàn thiện (Trang 36)
w