1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đánh giá tài nguyên và môi trường dựa trên kinh tế

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các phương pháp đánh giá tài nguyên môi trường
Tác giả Lê Văn Hùng
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Thị Loan
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Khoa Khoa học Quản lý
Thể loại Tiểu luận môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 334,79 KB

Nội dung

Tài nguyên thiên nhiên và môi trường hiện nay được coi trọng bởi đây là những tài sản cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho sự sống trên trái đất. Quan điểm này đã trở thành phương pháp tiếp cận chính thức trong lĩnh vực kinh tếtài nguyên thiên nhiên và môi trường. Khi được coi là tài sản, giá trị kinh tế của hệ tài nguyên-môi trường được xác định như tổng số các giá trị hiện thời của loại hàng hoá và dịch vụ mà hệ thống này cung cấp (Freeman, 1993). Tuy nhiên, một trong những đặc điểm nổi bật của loại hàng hóa và dịch vụ này là không được trao đổi trên thị trường nên khó phản ánh giá trị thực tế, hoặc nếu có thì cũng chỉ phản ánh một phần giá trị thực tế của loại tài sản này, hay nói cách khác đây là lĩnh vực có nhiều yếu tố thất bại thị trường. Theo Young (1996), giá trị kinh tế của một nguồn tài nguyên môi trường được đo bằng mức sẵn sàng chi trả của nhiều người sử dụng cho hàng hoá và dịch vụ đang được xem xét. Mức sẵn sàng chi trả là thước đo tiền tệ về ưa thích cá nhân. Bởi vậy đánh giá giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên môi trường là quá trình thể hiện sự ưa thích đối với các tác động có lợi hoặc chống lại những tác động có hại của các chính sách trên cơ sở thước đo tiền tệ.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ



TIỂU LUẬN MÔN HỌC

KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TÊN TIỂU LUẬN:

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

MSSV: 1928501010117

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Loan Bình Dương Năm 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌCQUẢN LÝ

CT QUẢN LÝ TNMT&ĐĐ

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN

Tên học phần: Kinh tế tài nguyên và môi trường

Học kỳ: 1 Năm học: 2021-2022

Họ tên sinh viên: Lê Văn Hùng

Lớp: D19QM02 MSSV: 1928501010117

Tiêu chí

Các cấp độ đánh giá Điểm

tối đa CBCT 1 CBCT 2 Tốt

100% 75% Khá Trung bình 50% Kém 0%

Cấu trúc

Cân đối, hợp lý Khá cân đối,

hợp lý

Tương đối cân đối, hợp lý

Không cân đối, thiếu

Nội dung

Nền tảng lý

thuyết

Trình bày quan điểm lý thuyết phù hợp

Trình bày quan điểm lý thuyết khá phù hợp

Trình bày quan điểm lý thuyết tương đối phù hợp

Trình bày quan điểm lý thuyết chưa phù hợp

1.0

Phân tích

chi phí-lợi

ích

Tính toán đúng hoàn toàn, kết luận đúng

Tính toán có sai sót, kết luận đúng

Tính toán có sai sót, kết luận chưa chính xác

Tính toán sai sót, kết luận

Định lý

Coase

Sử dụng đồ thị đúng, đọc tên các phần diện tích chính xác, lập luận tốt

Sử dụng đồ thị đúng, đọc tên các phần diện tích chưa hoàn toàn đúng, lập luận tốt

Sử dụng đồ thị đúng, đọc tên các phần diện tích chưa hoàn toàn đúng, lập luận chưa tốt

Sử dụng đồ thị sai, đọc tên các phần diện tích chưa đúng, lập luận chưa tốt

1

Giấy phép

xả thái

Tính toán đúng hoàn toàn, kết luận đúng

Tính toán có sai sót, kết luận đúng

Tính toán có sai sót, kết luận chưa chính xác

Tính toán sai sót, kết luận sai.

2

Lập luận

Hoàn toàn chặt chẽ, logic Khá chặt chẽ,logic; còn sai

sót nhỏ không gây ảnh hưởng

Tương đối chặt chẽ, logic; có phần chưa đảm bảo, gây ảnh hưởng

Không chặt chẽ, logic

1.0

Kết luận Phù hợp và đầyđủ Khá phù hợp vàđầy đủ Tương đối phùhợp và đầy đủ Không phùhợp và đầy

đủ

1.5

Hình

thức trình

bày

Định dạng Nhất quán vềđịnh dạng trong

toàn bài

Vài sai sót nhỏ

về định dạng Vài chỗ khôngnhất quán Rất nhiềuchỗ không

nhất quán 0.5 Lỗi chính tả Không có lỗichính tả Một vài lỗi nhỏ Lỗi chính tả khánhiều Lỗi chính tảrất nhiều 0.5

Điểm trung bình

Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô hiện đang công tác và giảng dạy tại Khoa Khoa học quản lý Đại học Thủ Dầu Một đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt kiến thức hữu ích cho em trong quá trình học tập

Bên cạnh đó, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Loan đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu 1

3 Đối tượng 1

4 Ý nghĩa 2

Phần 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 3

1 Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên môi trường 3

2 Ưa thích được bộc lộ 4

2.1 Phân tích chi phí - lợi ích 4

2.1.1 Định nghĩa 4

2.1.2 Làm rõ vị trí của dự án 4

2.1.3 Xác định các phương án thay thế 4

2.1.4 Đưa ra các giả định 4

2.4.5 Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế 4

2.4.6 Quy các giá trị cụ thể cho những tác động này 4

2.4.7 Xử lý các tác động không được lượng hóa 5

2.4.8 Chiết khấu giá trị tương lai để có được giá trị hiện tại 5

2.4.9 Xác định yếu tố không chắc chắn 5

2.4.10 So sánh lợi ích và chi phí 5

2.2 Nguyên tắc quyết định 6

2.2.1 Nguyên tắc quyết định của cá nhân 6

2.2.2 Nguyên tắc quyết định của xã hội 6

Phần 2: ỨNG DỤNG 8

1 Phân tích chi phí - lợi ích 8

2 Phân tích định lý Coase 8

3 Giấy phép xả thải 10

Phần 3: KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Sơ đồ các phương pháp đánh giá tài nguyên và môi trường 3

Hình 2 Bảng phân tích chi phí – lợi ích 8

Hình 3 Sơ đồ định lý Coase 9

Hình 4 Đồ thị phân tính nhu cầu giấy phép xả thải 10

Trang 6

MÔN HỌC: KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

9Tài nguyên thiên nhiên và môi trường hiện nay được coi trọng bởi đây là những tài sản cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho sự sống trên trái đất Quan điểm này đã trở thành phương pháp tiếp cận chính thức trong lĩnh vực kinh tếtài nguyên thiên nhiên và môi trường Khi được coi là tài sản, giá trị kinh tế của hệ tài nguyên-môi trường được xác định như tổng số các giá trị hiện thời của loại hàng hoá và dịch vụ mà hệ thống này cung cấp (Freeman, 1993) Tuy nhiên, một trong những đặc điểm nổi bật của loại hàng hóa và dịch vụ này là không được trao đổi trên thị trường nên khó phản ánh giá trị thực tế, hoặc nếu có thì cũng chỉ phản ánh một phần giá trị thực tế của loại tài sản này, hay nói cách khác đây là lĩnh vực

có nhiều yếu tố thất bại thị trường Theo Young (1996), giá trị kinh tế của một nguồn tài nguyên môi trường được đo bằng mức sẵn sàng chi trả của nhiều người sử dụng cho hàng hoá và dịch vụ đang được xem xét Mức sẵn sàng chi trả là thước đo tiền tệ về ưa thích cá nhân Bởi vậy đánh giá giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên môi trường là quá trình thể hiện

sự ưa thích đối với các tác động có lợi hoặc chống lại những tác động có hại của các chính sách trên cơ sở thước đo tiền tệ.9

2 Mục tiêu

Mục tiêu của bài này là nhằm:

- Trang bị cho mọi người những kiến thức về phương pháp phân tích lợi ích – chi phí để biết cách dùng nó trong đánh giá giá trị tài nguyên môi trường

- Giúp các bạn hiểu rõ nguyên tắc lựa chọn chính sách sử dụng tài nguyên và môi trường ở góc độ lợi ích – chi phí

3 Đối tượng

Các phương pháp đánh giá tài nguyên môi trường:

- Ưa thích bộc lộ

- Ưa thích được phát biểu

- Phân tích chi phí - lợi ích

- Định lý coase

- Giấy phép xả thải

GVHD: NGUYỄN THỊ LOAN 1

Trang 7

MÔN HỌC: KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

4 Ý nghĩa

9Môi trường có ba chức năng cơ bản là cung cấp tài nguyên, hấp thụ chất thải, là không gian sống và tạo cảnh quan Chức năng nào cũng có giá trị Tuy nhiên, chức năng kinh tế như cung cấp tài nguyên có giá trên thị trường trong khi các chức năng hấp thụ chất thải, là không gian sống và tạo cảnh quan tuy có giá trị nhưng lại không có giá trên thị trường Chính vì không được đánh giá đầy đủ mà dẫn đến hiện tượng khai thác sử dụng quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường Do đó cần có một số phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên môi trường để từ đó có thể đánh giá đầy đủ giá trị tài nguyên và các dịch vụ môi trường nhằm khai thác và sử dụng chúng một cách tiết kiệm và hiệu quả

GVHD: NGUYỄN THỊ LOAN 2

Trang 8

MÔN HỌC: KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Phần 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1 Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên môi trường

Khác với các hàng hóa thị trường, giá trị được phản ánh thông qua diện tích dưới đường cầu và quan hệ giá và lượng được quan sát và thu thập khá dễ dàng Tuy nhiên, như

đã phân loại ở trên, giá trị của tài nguyên môi trường thông qua quan sát trên thị trường chỉ phản ánh một phần giá trị thực tế của loại hàng hóa và dịch vụ này Vì vậy, mục tiêu chính

để ước lượng giá trị tài nguyên và môi trường nhằm ước lượng mức sẵn lòng chi trả hoặc thông qua kiểm tra hành vi, từ đó xác định cầu đối với hàng hóa có liên quan, đây là một trong những thách thức lớn của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên môi trường Bài viết dưới đây tổng hợp các phương pháp ước lượng giá trị tài nguyên môi trường thực nghiệm được ứng dụng trong quản lý và phân tích chính sách Phương pháp đánh giá giá trị được chia thành 2 nhóm chính là nhóm các phương pháp ưa thích được phát biểu và nhóm các phương pháp ưa thích được bộc lộ

Hình 1 Sơ đồ các phương pháp đánh giá tài nguyên và môi trường

GVHD: NGUYỄN THỊ LOAN 3

Trang 9

MÔN HỌC: KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2 Ưa thích được bộc lộ

2.1 Phân tích chi phí - lợi ích

2.1.1 Định nghĩa

Để xác định tính hiệu quả của các quá trình kinh tế, chúng ta phải phân tích các yếu tố

có liên quan đến hiệu quả và không hiệu quả của quá trình kinh tế đó (lợi ích đạt được và thiệt hại phải gánh chịu, thuận lợi và bất lợi ) Cần xem xét đến sự tương quan giữa lợi ích

và chi phí của các thành phần, xác định trách nhiệm và sự can thiệp của chính phủ vào các quá trình kinh tế - xã hội chung cho toàn nền kinh tế

Như vậy, phân tích lợi ích - chi phí (Cost - Benefit Analysis (CBA)) là một công cụ của chính sách, cho phép người ra quyết định lựa chọn một trong các giải pháp tương đương nhau, thay thế nhau hoặc thậm chí có thể là đối lập nhau

2.1.2 Làm rõ vị trí của dự án

Khi bắt đầu phân tích, cần phải làm rõ dự án này là do ai thực hiện, ai sẽ trả chi phí và ai

sẽ được hưởng lợi từ dự án Chúng ta luôn phải làm rõ và nhất quán trong việc giải quyết những vấn đề này cũng như tính toán được lợi ích và chi phí cho những người/nhóm người khác nhau

2.1.3 Xác định các phương án thay thế

Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng cần xem xét có loại trừ lẫn nhau hay không và cần phải đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng vào trong phân tích Ngoài ra, cũng cầnphải trả lời câu hỏi nếu chúng ta thay đổi quy mô, thời gian thực hiện của một dự án, chúng ta có thể có được những thay thế nào tương ứng

2.1.4 Đưa ra các giả định

Giả định là một phần thiết yếu của phân tích lợi ích - chi phí Có thể dùng giả định đối với hàng loạt các yếu tố liên quan đến số lượng hàng hóa - dịch vụ, chi phí, điều kiện thị trường, thời gian hay các mức lãi suất để phân tích

2.4.5 Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế

Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án cũng như của các lựa chọn thay thế một cách đầy đủ nhất Trong trường hợp này, việc xác định tổng lượng đầu vào và tổng lượng đầu ra là rất cần thiết vì thông qua đó ta có thể biết được các tác động

GVHD: NGUYỄN THỊ LOAN 4

Trang 10

MÔN HỌC: KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.4.6 Quy các giá trị cụ thể cho những tác động này

Trong phân tích lợi ích - chi phí, tiền tệ là thước đo duy nhất để đánh giá nên cần phải quy mỗi tác động ra thành một giá trị tiền tệ nhất định

2.4.7 Xử lý các tác động không được lượng hóa

Cần phải liệt kê rõ bất kỳ tác động nào chưa được quy ra giá trị bằng tiền Chỉ bằng cách này, chúngta mới có thể so sánh được giữa chúng với những chi phí và lợi ích đã được lượng giá cụ thể

2.4.8 Chiết khấu giá trị tương lai để có được giá trị hiện tại

Đối với phần lớn các dự án môi trường, cần phải tính toán chi phí và lợi ích được chiết khấu tại những thời điểm khác nhau Người ta thường thực hiện việc này bằng cách sử dụng biện pháp chiết khấu lũy thừa (exponential discounting) để tính giá trị hiện tại của chi phí và lợi ích

2.4.9 Xác định yếu tố không chắc chắn

Một vấn đề thường gặp nhất trong phân tích lợi ích - chi phí là sự thất bại trong việc xử

lý rủi ro và các yếu tố không chắc chắn Cần phải xác định được đầy đủ các khả năng gây ra rủi ro và không chắcchắn này một cách đầy đủ để đưa vào tính toán Chẳng hạn như, khi dự toán cho một công trình xử lý nước thải ngành chế biến cà phê theo công nghệ ướt, tính thời

vụ chính là khả năng gây ra rủi ro và khôngchắc chắn

2.4.10 So sánh lợi ích và chi phí

Sau khi đã tính toán được (hay ít nhất là đã liệt kê ra được) các chi phí và lợi ích, chúng

ta phải so sánh chúng với nhau để xác định xem giá trị hiện tại (Net Present Value ~ NPV) của dự án có thể mang lại dương hay không Nếu đang xem xét lựa chọn giữa nhiều dự án thì dự án nào có mức NPV cao nhất vàphải thỏa mãn giá trị dương là dự án sẽ được chọn Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí là việc đánh giá một cách có hệ thống toàn bộ lợi ích và chi phí của một tiến trình được dự báo/tính trước hoặc của một vài tiến trình khác nhau của các hoạt động Tiêu chuẩn lợi ích - chi phí dù cho có được thực hiện hay không thì ngay chính bản thân thuật ngữ cũng đã xác định được điều đó Theo đó, tiêu chuẩn lợi ích -chi phí không gì khác hơn chính là sự mô tả về thái độcư xử có lý trí của con người Nói cách khác, ai sẽ hành động như là người có lý trí thì không bao giờ đểcho chi phí vượt trội lên trên lợi ích Mặc dù, tính đơn giản của cách thức suy xét này dễ làm cho người ta nhầm lẫn, nhưng phương pháp tiếp cận lợi ích - chi phí chính nó đã góp phần đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề có tính chất kinh tế, xã hội và môi trường như hiện nay

GVHD: NGUYỄN THỊ LOAN 5

Trang 11

MÔN HỌC: KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Việc so sánh và phân định giữa lợi ích và chi phí một cách có hệ thống và việc cân nhắc mọi giải pháp cho ta thấy rằng phương pháp tiếp cận vấn đề của những nhà kinh tế học có thể khác so với phương pháptiếp cận của các nhà chuyên môn khác Chúng tôi biên soạn chương này vì chúng tôi cho rằng việc phân tích tương tự như vậy sẽ đem lại sự thành công đáng kể khi được áp dụng cho những vấn đề đặc biệt cóliên quan đến khoa học về môi trường

2.2 Nguyên tắc quyết định

2.2.1 Nguyên tắc quyết định của cá nhân

Trước khi tìm hiểu về nguyên tắc quyết định của cá nhân, chúng ta xem xét 2 khái niệm

cơ bản sau:

- Lợi ích cá nhân chính là các yếu tố làm tăng sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân (gia tăng ý thích)

- Chi phí là tất cả các yếu tố làm giảm sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân (thiệt hại mà cá nhân phải gánh chịu) Cơ sở quyết định của các cá nhân chính là vấn đề tăng thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân họ Nếu một cá nhân nào đó thích tình trạng A hơn tình trạng hiện tại thì lợi ích từ việc dịch chuyển tình trạng hiệntại sang tình trạng A là dương

Trước khi cá nhân đưa ra quyết định đầu tư thực sự, họ cần phải tiến hành phân tích lợi ích - chi phí thông qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: lựa chọn đối tượng và công nghệ sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất, có tính đếnxu thế phát triển trong tương lai bởi nhiều phương án

- Giai đoạn 2: xem xét khả năng và chi phí có liên quan đến việc cung cấp các yếu tố đầu vào như:lao động, nguyên vật liệu, mặt bằng sản xuất cũng như vấn đề tiêu thụ các sản phẩm đầu ra tươngứng với đối tượng và công nghệ được lựa chọn

- Giai đoạn 3: xác định chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các phương án, cùng với việctính toán các yếu tố về giá cả được hình thành trên thị trường

- Giai đoạn 4: so sánh lợi ích và chi phí của các phương án đưa ra để đi đến quyết định cuối cùng cho phương án lựa chọn của mình

Đối với phương án A được lựa chọn thì phải thỏa mãn điều kiện BA > CA, hay BA

-CA > 0 Tất nhiên, phương án tối ưu là phương án có sự chênh lệch lớn nhất giữa lợi ích và chi phí (hiệu số của lợi ích và chiphí là lớn nhất), nghĩa là có sự phân bổ tối ưu các nguồn tài nguyên cho dự án

GVHD: NGUYỄN THỊ LOAN 6

Trang 12

MÔN HỌC: KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.2.2 Nguyên tắc quyết định của xã hội

(Trong rất nhiều trường hợp, lợi ích - chi phí tư nhân và lợi ích - chi phí xã hội có sự mâu thuẫn với nhau, và thậm chí mâu thuẫn càng lớn hơn khi giá trị thị trường không thể tồn tại được Chẳng hạn như,không có giá thị trường cho vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường, vấn đề hòa bình, vấn đề bảo vệ bầukhí quyển…)

(Như vậy, các lĩnh vực kinh tế xuất hiện sự thất bại của thị trường thì thị trường không thể hiện được gìtrong chi phí và lợi ích xã hội biên tế Chính vì thế, việc phân tích lợi ích -chi phí xã hội thường đượcdùng cho các phương án sản xuất hàng hóa công.)

(Tuy nhiên, vẫn có những loại hàng hóa - dịch vụ thị trường vẫn được quyết định theo nguyên tắc xã hội Chính ví vậy, phân tích lợi ích - chi phí xã hội vẫn được sử dụng trong trường hợp này.)

((Chẳng hạn khi xét đến ý thích cá nhân trong việc chuyển sang tình trạng A, ta thấy:

- Trường hợp 1: nếu mọi người đều thích chuyển sang tình trạng A (di dời nơi ở khỏi hệ thống kênhNhiêu Lộc - Thị Nghè) thì xã hội dễ dàng xác định nguyên tắc quyết định (vì tất

cả mọi người đềucó lợi từ việc chuyển tình trạng này)

- Trường hợp 2: có nhiều người thích chuyển sang tình trạng A (những người có lợi khi chuyển), sốcòn lại không bận tâm đến việc di chuyển này (những người bàng quan giữa hai tình trạng) thì cũng sẽ rất đơn giản trong việc xác định nguyên tắc quyết định Trong trường hợp này, những người thíchchuyển sang tình trạng A là những người có lợi còn những người bàng quan là những người khôngcó lợi và cũng không bị thiệt hại gì

- Trường hợp 3: một số người thích chuyển (những người được lợi khi chuyển), số còn lại chống đối(vì họ cho rằng việc chuyển sang tình trạng A sẽ gây ra thiệt hại cho họ) Trong trường hợp này chúng ta phải so sánh lợi ích và thiệt hại của tất cả các cá nhân để tìm ra nguyên tắc quyết định

- Trường hợp 4: một số người không quan tâm, phần còn lại chống đối với việc chuyển sang tìnhtrạng A hoặc tất cả mọi người đều không thích chuyển sang tình trạng A vì họ cảm thấy không được bất cứ lợi ích gì khi chuyển.)

(Mặc dù, rất nhiều người phản đối việc so sánh thỏa mãn của từng cá nhân với nhau; nhưng trong thực tế, chúng ta vẫn thường dùng giải pháp so sánh này bởi vì không thể tìm thấy một giải pháp nào cho nguyên tắc quyết định xã hội mà không cần đến sự so sánh như thế và cũng khó có thể có một chính sách nào mà mọi thành viên trong xã hội đều có lợi (không một ai bị hại) và ngược lại.)

(Như vậy, nguyên tắc quyết định của xã hội phải dựa vào cơ sở tổng hợp các ý thích của mọi người trong xã hội tuân theo một hệ thống thể chế, pháp luật và mang tính đạo đức.)

GVHD: NGUYỄN THỊ LOAN 7

Ngày đăng: 08/06/2024, 20:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w