1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Tác giả Đặng Nguyên Khang, Phạm Công Hiếu
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Toàn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 10,45 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (20)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (20)
    • 1.2. Mục tiêu đề tài (20)
    • 1.3. Nội dung nghiên cứu (20)
    • 1.4. Phạm vi thực hiện (21)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (21)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CẤP BẢO DƯỠNG Ô TÔ (22)
    • 2.1. Giới thiệu chung (22)
    • 2.2. Các cấp bảo dưỡng (22)
  • CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÁY MÓC, THIẾT BỊ XƯỞNG PHỤC VỤ CHO VIỆC SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG (24)
    • 3.1. Nhóm thiết bị kiểm tra (24)
      • 3.1.1. Cần lực (24)
      • 3.1.2. Thiết bị kiểm tra đèn pha ô tô (25)
      • 3.1.3. Máy kiểm tra lực phanh (26)
      • 3.1.4. Thiết bị canh chỉnh góc lái (27)
    • 3.2. Nhóm thiết bị bảo dưỡng cơ bản (29)
      • 3.2.1. Cầu nâng cắt kéo (29)
      • 3.2.2. Súng hơi (30)
      • 3.2.3. Tủ thổi lọc gió (30)
      • 3.2.4. Xe đồ nghề bảo dưỡng nhanh (31)
    • 3.3. Nhóm thiết bị bảo dưỡng chuyên dụng (31)
      • 3.3.1. Dụng cụ thay thế dầu phanh (31)
      • 3.3.2. Cảo lọc nhiên liệu (32)
      • 3.3.3. Bình thay dầu hộp số (32)
      • 3.3.4. Máy chuẩn đoán GDS (34)
  • CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ XE Ô TÔ (38)
    • 4.1. Giới thiệu sơ lược về bảo dưỡng (38)
      • 4.1.1. Giới thiệu sơ lược về loại xe bảo dưỡng (38)
      • 4.1.2. Giới thiệu sơ lược về các cấp bảo dưỡng (40)
      • 4.2.1. Bảo dưỡng định kỳ cấp 1 (47)
      • 4.2.2. Bảo dưỡng định kỳ cấp 2 (55)
      • 4.2.3. Bảo dưỡng định kỳ cấp 3 (60)
      • 4.2.4. Bảo dưỡng định kỳ cấp 4 (70)
  • CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN BỔ SUNG TRONG QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG Ô TÔ . 62 5.1.Cảo lọc nhiên liệu xe động cơ dầu (81)
    • 5.2. Bảo dưỡng lốp xe (82)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN (84)
    • 6.1. Những kết quả đạt được (84)
    • 6.2. Những hạn chế của đề tài (84)
    • 6.3. Hướng phát triển của đề tài (84)
  • CHƯƠNG 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

LỜI CẢM ƠNEm chân thành cám ơn trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TPHCM đã mang đếncho chúng em cơ hội để học tập tại trường, các quý Thầy Cô đã giảng dạy chúng emnhững năm qua để chúng em

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Ngành công nghiệp ô tô đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của xã hội Những chiếc xe ô tô đã trở nên phổ biến trong việc phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong được ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng Việc đổi mới và phát triển của đất nước đang được diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là sau khi chúng ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để đáp ứng nhu cầu trong các lĩnh vực như: vận tải, giao thông và sản xuất, chúng ta không chỉ sản xuất ô tô trong nước mà còn nhập khẩu ô tô từ các nước khác Số lượng ô tô mới được đưa vào sử dụng tăng theo từng năm Điều này đẩy mạnh sự phát triển của các hãng ô tô lớn như Honda, Toyota, Ford, Huyndai Nhiều xưởng và gara ô tô được xây dựng ở nhiều nơi để phục vụ nhu cầu bảo dưỡng và sửa chữa cho xe ô tô.

Tuy có nhiều sự tăng trưởng về các cơ sở sửa chữa và bảo dưỡng ô tô, nhưng đa số là các gara chỉ ở mức vừa và nhỏ Chúng còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn như: diện tích nhà xưởng hạn chế, trang thiết bị không hiện đại và không đồng bộ, đội ngũ kỹ thuật viên chưa được đào và chưa có tay nghề cao Số lượng kỹ sư được đào tạo từ các trường chuyên ngành ô tô còn hạn chế.

Trước tình hình này, đề tài “ Nghiên cứu qui trình bảo dưỡng và sửa chữa ô tô” trở nên cực kỳ cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để cải thiện ngành bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô tại Việt Nam.

Mục tiêu đề tài

− Cung cấp thông tin liên quan đến máy móc và thiết bị để phục vụ cho việc bảo dưỡng ô tô.

− Cung cấp tài liệu mới nhất và kiến thức bổ ích cho các kỹ thuật viên ô tô trong quá trình bảo dưỡng.

− Tìm hiểu về qui trình bảo dưỡng của xe ô tô nói chung và xe santafe nói riêng.

− Đề xuất phương án cải tiến qui trình bảo dưỡng.

Nội dung nghiên cứu

− Tổng quan về các cấp bão dưỡng của xe ô tô.

− Tìm hiểu về các dụng cụ và thiết bị trong xưởng ô tô để phục vụ cho quá trình bảo dưỡng và sửa chữa.

− Tìm hiểu về qui trình bảo dưỡng của xe santafe.

− Đề xuất phương án cải tiến để tối ưu hoá qui trình bảo dưỡng ô tô.

− Thực hiện trình bày đồ án

Phạm vi thực hiện

Đồ án ”nghiên cứu qui trình bão dưỡng và để xuất phương án cải tiến” chỉ bao gồm các thành phần sau:

− Máy móc, thiết bị dùng cho việc bảo dưỡng.

− Bảo dưỡng định kỳ cấp 1

− Bảo dưỡng định kỳ cấp 2

− Bảo dưỡng định kỳ cấp 3

− Bảo dưỡng định kỳ cấp 4

− Đề xuất cải tiến qui trình bảo dưỡng sửa chữa ô tô: Cảo lọc nhiên liệu máy dầu,thay dầu phanh.

Phương pháp nghiên cứu

− Tổng hợp tài liệu của hãng xe Huyndai và tài liệu trên mạng về việc bảo dưỡng xe ô tô.

− Dựa trên những kiến thức đã có và kinh nghiệm trong thực tiễn để viết.

− Phân công thực hiện, giám sát từng giai đoạn, từng quá trình bảo dưỡng thực tế.

− Tiến hành bảo dưỡng thực hiện qui trình trên xe santafe trong xưởng.

− Tổng hợp thông tin và đề xuất phương pháp cải tiến.

− Trao đổi, thảo luận với giáo viên hướng dẫn.

TỔNG QUAN VỀ CÁC CẤP BẢO DƯỠNG Ô TÔ

Giới thiệu chung

Xe ô tô được cấu tạo bởi số lượng lớn các chi tiết khác nhau được kết nối với nhau vì thế trong quá trình sử dụng chúng có thể bị hao mòn hay hư hỏng làm giảm các tính năng của xe, ảnh hưởng xấu đến cảm giác lái cũng như độ an toàn cũng những người ngồi bên trong xe Từ các chi tiết cấu tạo nên xe có thể dự đoán được các phụ tùng hay bộ phận nào đó sẽ bị hao mòn theo thời gian, do đó cần phải được bảo dưỡng định kỳ để kiểm tra, thay thế những chi tiết đó cũng như khắc phục các hư hỏng khác phát hiện được trong quá trình sử dụng, khôi phục xe về trạng thái ban đầu giúp đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe.

Chính vì điều đó, với một chiếc ô tô thì việc bảo dưỡng định kỳ vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp cho chiếc xe sử dụng được bền bỉ hơn mà thông qua việc bảo dưỡng địng kỳ còn giúp phát hiện và có hướng khắc phục những hư hỏng phát sinh, từ đó có thể giải quyết nhanh chóng để tránh việc nguy hiểm trong quá trình vận hành xe.

Có thể chia thành 4 cấp bảo dưỡng, ở mỗi cấp bảo dưỡng cao hơn sẽ có những loại công việc và phụ tùng thay mới khác nhau cùng với những công việc và phụ tùng của cấp trước đó Thời gian làm bảo dưỡng sẽ cách nhau 6 tháng hoặc sau 5000km.

+ Với cấp bảo dưỡng cấp 1 sẽ làm ở 5000km, tiếp tục sau 10000km.

+ Với cấp bảo dưỡng cấp 2 sẽ làm ở 10000km, tiếp tục sau 20000km.

+ Với cấp bảo dưỡng cấp 3 sẽ làm ở 20000km, tiếp tục sau 20000km.

+ Với cấp bảo dưỡng cấp 4 sẽ làm ở 40000km, tiếp tục sau 40000km.

Các cấp bảo dưỡng

Mỗi cấp bảo dưỡng sẽ có quy định về thời gian làm việc, công việc và phụ tùng thay thế khác nhau nhưng có những thứ sẽ giống nhau hoàn toàn chẳng hạn như dầu động cơ luôn được thay thế mới ở mọi cấp bảo dưỡng Ngoài ra, có những kiểm tra bắt buộc phải làm ở mọi cấp bảo dưỡng để đảm bảo xe đang ở điều kiện tốt nhất hoặc những hư hỏng cần phải khắc phục sớm Kiểm tra có thể chia thành nhiều phần như:

+ Kiểm tra bên trong xe: khả năng hoạt động của radio, màn hình AVN, gập gương và chỉnh gương tự động, cửa sổ trời, nâng hạ kính, còi, điều hòa, chỉnh ghế các hướng, độ nhả chân côn và chân phanh, phanh tay, lọc gió điều hòa, …

+ Kiểm tra bên ngoài xe: hệ thống đèn trước và sau như đèn pha cos, đèn xi nhan, đèn sương mù, đèn phanh, đèn đánh lái, hệ thống rửa kính trước sau và rửa đèn, khả năng khóa cửa, thân xe,…

+ Kiểm tra khoang động cơ: lọc gió động cơ, nước rửa kính, nước làm mát, dầu phanh, dây curoa, tình trạng đường ống chất lỏng, acquy,…

+ Kiểm tra gầm xe: tình trạng phuột, các rotuyn như rotuyn lái, rotuyn thanh cân bằng, rotuyn trụ, rotuyn thanh giằng, các loại cao su, bánh xe, pô xe, …

Công việc của các cấp bảo dưỡng tóm tắt như sau:

+ Với bảo dưỡng cấp 1 thì tương đối đơn giản sẽ làm tất cả những công việc kiểm tra nêu trên và thay nhớt.

+ Với bảo dưỡng cấp 2 sẽ làm công việc ở cấp 1 cùng với công việc vệ sinh má phanh của 4 bánh xe để đảm bảo bề mặt má phanh không bị chai làm giảm hiệu quả phanh, cùng với đó là thay lọc dầu động cơ để cho việc lọc sẽ hiệu quả hơn.

+ Với bảo dưỡng cấp 3 sẽ làm công việc ở cấp 2 và thay mới thêm lọc nhiên liệu, lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa.

+ Với bảo dưỡng cấp 4 là một cấp bảo dưỡng lớn, lúc này xe đã hoạt động trong thời gian dài có nhiều chi tiết đã hao mòn cần thay thế để đảm bảo khả năng vận hành và tuổi thọ của xe, ngoài những công việc và phụ tùng ở cấp 3 thì còn thay thế thêm nhiều thứ như nước làm mát, nhớt hộp số, nhớt cầu sau, bugi (đối với động cơ xăng), dầu phanh. Với những hư hỏng phát hiện trong lúc bảo dưỡng định kỳ sẽ được khắc phục trong hoặc sau thời gian bảo dưỡng, thời gian khắc phục sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề phát sinh cũng như là khả năng phụ tùng thay thế có đáp ứng được không.

Ngoài những thứ thay theo từng cấp thì khách hàng vẫn có những lựa chọn khác như không thay lọc gió điều hòa, lọc gió động cơ nếu vẫn còn dùng được hoặc ngược lại mà không cần phải đợi theo đúng cấp bảo dưỡng Nó cũng bao gồm tất cả phụ tùng thay thế tùy vào yêu cầu của khách hàng.

Sau khi hoàn tất tất cả các công việc của quá trình bảo dưỡng sẽ đến quá trình kiểm tra chất lượng cuối cùng để đảo bảo xe đang ở trạng thái tốt nhất, các kiểm tra bao gồm kiểm tra góc đặt đèn, lực phanh, góc đặt bánh xe, nồng độ khí xả của xe tùy yêu cầu của khách hàng sau đó mới hoàn thành công việc bảo dưỡng.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÁY MÓC, THIẾT BỊ XƯỞNG PHỤC VỤ CHO VIỆC SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG

Nhóm thiết bị kiểm tra

3.1.1 Cần lực Đây cũng là một trong những đồ nghề khó có thể thiếu trong quá trình làm việc, hiện nay có 2 loại cần là cần siết lực với loại cần lực này sẽ kiểm soát biết được chính xáclực siết bu-long, loại thứ hai là cần kiểm tra lực với loại cần này sẽ điều chỉnh 1 mức lực cụ thể trước, khi sử dụng nếu lực thực tế lớn hơn hoặc bằng giá trị điều chỉnh thì cần lực sẽ phát ra tiếng báo hiệu.

Với loại cần thứ 2 thì khả năng chính xác lực không hoàn hảo nhưng nó kiểm tra lực rất nhanh nên được sử dụng rộng rãi trong quá trình bảo dưỡng sửachữa, còn loại cần thứ nhất phù hợp để lắp các chi tiết cần độ chính xác cao như ráp máy, động cơ,…

Trên ô tô mỗi vị trí ốc khác nhau sẽ có độ siết lực khác nhau mà nhà sản xuất đãquy định từ trước Vì thế, sau khi tháo lắp bảo dưỡng phải cân lực bằng cần kiểm tra lực lại để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng Có nhiều loại cần lực với giá trị lực tối đakhác nhau nhưng để thuận tiện cho việc bảo dưỡng nên sử dụng 2 cần độc lập: 1 cần lực có lực tối đa

50Nm để cân lực ốc bắt cụm phanh, ốc nhớt và 1 cần lực có lực tối đa

200Nm để cân lực ốc bắt bánh xe.

Hình 3.1:Cần siết kiểm tra lực

3.1.2 Thiết bị kiểm tra đèn pha ô tô Đây là thiết bị chuyên phục vụ kiểm tra về cường độ ánh sáng và độ lệch pha của đèn pha ô tô so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất Với việc kiểm tra này sẽ đảm bảo tín hiệu quả và độ an toàn của hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô Chức năng chính của thiết bị bao gồm kiểm tra độ cao và hướng chiếu sáng, đo độ sáng và phân phối ánh sáng, kiểm tra các chế độ chiếu sáng.

+ Cường độ ánh sáng đo từ 0 đến 120000 candela (cd)

+ Góc đo bao gồm trên 1 o 30’, dưới 2 o 30’, trái 2 o 30’, phải 2 o 30’

+ Chiều cao kiểm tra từ 500mm đến 1300mm

+ Khoảng cách kiểm tra 1000mm

+ Độ lệch của trục quang học ± 15’

+ Kích thước DxRxC là 550x710x1250 (mm) Ở các xe đời mới việc điều chỉnh hướng chiếu sáng của đèn được hổ trợ điều chỉnh chỉ bằng một tua vít đầu chữ thập Ở phía đầu đèn pha trong hầm máy sẽ có 2 con vít ở mỗi đèn để điều chỉnh các phương của góc chiếu đèn Với 2 chế độ chỉnh là chỉnhđộ cao đèn thường sẽ nằm giữa mức

1&2 và phương ngang của đèn thường sẽ nằm giữa mức 0&1.

Hình 3.2:Máy cân chỉnh góc đặt đèn pha

Hình 3.3:Vị trí chỉnh góc đèn pha SantaFe bên trái, phải

3.1.3 Máy kiểm tra lực phanh

Thiết bị dùng để kiểm tra, cân bằng lực phanh, hiển thị sai số lực phanh ở 2 trục Hiện nay tiêu chuẩn kiểm tra lực phanh ô tô là lực phanh trên trục không được nhỏ hơn 50% tải trọng trục, độ cân bằng lực phanh 2 bên trục không vượt quá 25% Vì vậy, với kiểm tra này sẽ phát hiện được hiện trạng phanh để nhanh chóng kiểm tra sửa chữa, đảm bảo tính an toàn khi vận hành ô tô.

Khi sử dụng dụng chỉ cần lần lượt đưa 2 bánh trước, 2 bánh sau vào con lăn của thiết bị một cách cân bằng, khi đó trên màn hình sẽ hiện giá trị 0, khi bấm nút bắt đầu conlăn sẽ bắt đầu lăn, người ngồi trên xe sẽ phanh xe, sau khi phanh trị số lực phanh sẽ hiện lên màn hình, từ kết quả đó so với dữ liệu tiêu chuẩn sẽ kết luận được hiện trạng phanh.

Hình 3.4:Thiết bị kiểm tra lực phanh

3.1.4 Thiết bị canh chỉnh góc lái Đây là thiết bị dùng để điều kiểm tra các góc đặt bánh xe như góc king pin, góc caster, góc camber Sẽ có 4 thiết bị (cảm biến) nhận tín hiệu được gắn ở 4 bánh xe Dữ liệu đầu bao gồm tên hãng xe (vd Toyota Honda,

Ford,…), Loại xe (vd Toyota Camry, Toyota Cross, Honda civic, Ford

Everest,… Khi đủ dữ liệu đầu vào của xe cần kiểm tra thì các dữ liệu hệ thống góc tiêu chuẩn sẽ hiện ra, sau khi đo kiểm tra giá trị đo được sẽ hiển thị và so sánh với giá trị chuẩn từ đó chỉ cần điều chỉnh về gần các số liệu tiêu chuẩnlà hoàn thành.

Hình 3.5:Thiết bị cân chỉnh góc lái

Sau khi tiến hành thao tác kiểm tra màn hình sẽ hiện ra kết, nếu giá trị tại góc kiểm tra hiện màu xanh là đạt, nếu hiện màu đỏ là chưa đạt và cần tiến hành điều chỉnhlại về vị trí cân bằng.

Hình 3.7:Kết quả sau kiểm tra

Tiến hành điều chỉnh khi bị lệch, với góc chụm và góc camber phía trước dùng cờ-lê 24mm mở khóa bu-long hãm, sau đó dùng cờ-lê 15mm xoay điều chỉnh để về cân bằng Về phía sau, sử dụng cờ-lê 19mm nới lỏng bu-long hãm, sau đó dùng cờ-lê 22mm tiến hành điều chỉnh, phía sau mỗi bên sẽ có 2 vị trí điều chỉnh, vị trí phía trên là chỉnh góc chụm còn phía dưới là góc camber, lần lượt điều chỉnh trên dưới để về vị trí cân bằng.

Hình 3.8:Cân chỉnh góc chụm (trái), góc camber (phải) phía sau

Hình 3.9:Cân chỉnh góc chụm phía trước

Hình 3.10:Phiếu kết quả cân chỉnh góc

Nhóm thiết bị bảo dưỡng cơ bản

Cầu nâng dùng để nâng xe lên cao trong quá trình bảo dưỡng để vệ sinh phanh, thaydầu động cơ, thay dầu hộp số,… sử dụng dầu tạo ra áp suất bên trong ống xi lanh để nânghạ cầu Với cầu nâng cắt kéo phù hợp cho các mẫu xe 4 chỗ, 7 chỗ.

+ Chiều cao nâng cao nhất: 2000mm

+ Chiều rộng bàn nâng: 545mm

+ Chiều dài bàn nâng: 1510mm - 1700mm

Hình 3.11:Cầu nâng cắt kéo

3.2.2 Súng hơi Đây là dụng cụ không thể thiếu trong quá trình sửa chữa cũng như bảo dưỡng ô tô dùng để bắn ốc bánh xe, ốc tấm chắn gầm khi thay nhớt, giúp cho quá trình tháo lắp cácbu-lông đai ốc diễn ra nhanh chóng, chuẩn xác Có nhiều loại súng hơi với các đầu nối khác nhau nhưng thông dụng nhất trong quá trình bảo dưỡng các loại xe du lịch nhỏ là súng đầu nối 1/2.

Dùng để vệ sinh thối bụi lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa trong bảo dưỡng xe. Riêng với lọc gió điều hòa việc vệ sinh sạch sẽ ngoài tăng tuổi thọ lọc gió còn giúp cải thiện chất lượng không khí vào trong xe khi khi bật điều hòa gió lấy ngoài.

Cấu tạo bằng inox gồm 3 khoang: khoang đầu tiên dùng để thao tác vệ sinh, khoang thứ 2 để bộ phận lọc bụi, khoang 3 là motor quạt hút bụi Ở khoang vệ sinh có bố trí súng gió, kỹ thuật viên bỏ lọc gió vào bên trong, dùng súng sịt hơi thổi hết bụi từ lọc gió ra và máy hút bụi lọc gió sẽ hút lại, trả cho lọc gió đã sạch bụi và được sử dụng tiếp tục trên xe.

Hình 3.12:Súng hơi đầu nối 1/2

3.2.4 Xe đồ nghề bảo dưỡng nhanh

Là thiết bị dùng trong quá trình vệ sinh phanh được nhanh chóng, ít tốn sức Phía trước có bộ phận đỡ bánh xe, có 1 xylanh khí di chuyển nâng bánh lên xuống nhờ cần công tắc bên trái, nhờ vậy mà tiết kiệm được thời gian cũng như sức lực khi không phải nhấc bánh xe lên xuống, thể hiện độ chuyên nghiệp trong công việc Xe đồ nghề bảo dưỡng nhanh hoàn toàn bằng inox, được trang bị hệ thống 4 dây hơi để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau trong lúc bảo dưỡng Mặt trên cùng bên phải có những ô lỗ dùng để đồ nghề như tua vít, các cần nối dài, tuýp, kiềm, … có những móc treo để treo cờ lê Phía ở giữa có 1 khay nhỏ dùng để giấy nhám vệ sinh phanh.

Phía dưới cùng có 1 tủ, bên trongthiết kế các ngăn dùng để cất gọn đồ nghề khi không sử dụng.

Hình 3.14:Xe đồ nghề bảo dưỡng nhanh

Nhóm thiết bị bảo dưỡng chuyên dụng

3.3.1 Dụng cụ thay thế dầu phanh

Dầu phanh là một trong những loại chất lỏng rất quan trọng, với chất lượng dầu phanh xấu sẽ làm giảm hiệu suất phanh, gây nguy cơ mất an toàn trong quá trình phanh khi sử dụng Để thuận lợi trong quá trình thay thế thì sẽ có dụng cụ hổ trợ giúp quá trình thay thế nhanh chóng và hiệu quả.

Có 2 bình, bình bên trái dùng để chứa dầu phanh mới, sau đó cố định ở vị trí bình dầu phanh ở trong khoang động cơ xe ô tô Bình bên phải có 1 đầu ống nối với ốc xã dầu phanh dưới cụm phanh Với thao tác giậm chân phanh thì dầu mới từ bình bên trái sẽ xuống bình chứa của xe, sau đó dầu cũ

Hình 3.15:Bộ dụng cụ thay dầu phanh

Lọc nhiên liệu là phụ tùng quan trọng trên xe, lọc còn tốt sẽ giúp xe hoạt động trơn tru, ít tốn nhiên liệu hơn Có nhiều loại cảo lọc cho nhiều loại xe khác nhau, ở SantaFechỉ dùng 2 loại là loại cho xe động cơ xăng và loại cho xe động cơ dầu.

Cảo bên trái là cảo dùng để tháo lắp nắp cố định lọc nhiên liệu trên xe sử dụng xăng.

Cảo bên phải là cảo xích dùng để tháo lắp lọc nhiên liệu trên xe sử dụng dầu diesel.

3.3.3 Bình thay dầu hộp số

Dụng cụ bơm nhớt hộp số nhanh chóng, đơn giản với 1 cái đầu ống để thẳng vào lỗchâm nhớt, dưới bình được đậy kín và có 1 cần gặt, gặt tạo áp suất bên trong đẩy nhớt từbình chứa theo đường ống lên vào hộp số.

Hình 3.16:Cảo lọc nhiên liệu

Hình 3.17:Bình thay dầu hộp số Bánh xe ô tô có cấu tạo chính gồm hai phần: lốp cao su và mâm

(lazang/vành) Bánh xe được coi là ở trạng thái cân bằng khi trọng lượng của lốp cao su và mâm xe phân bố đều xung quanh trục Tuy nhiên, quá trình sản xuất lốp xe có thể không đảm bảo được tính cân bằng này hoặc sau một thời gian dài sử dụng, đặc biệt là thường xuyên di chuyểntrên các địa hình xấu, các bánh xe sẽ sớm xuất hiện tình trạng thiếu cân bằng Các nguyênnhân này khiến cho bánh xe và vô lăng rung lắc, mang tới cảm giác lái không ổn định, mất an toàn Vì vậy, phương pháp cân bằng động sẽ khắc phục được tình trạng này.

+ Thời gian quay để kiểm tra 6-10 giây

Khi sử dụng thiết bị đầu tiên để bánh xe cố định vào thiết bị kiểm tra, sau đóchọn đường kính mâm, tiếp đến chọn 2 vị trí để cân bằng, cuối cùng cho thiết bị quay bánh để kiểm tra Nếu kết quả trả về 2 vị trí kiểm tra là 0-0 thì bánh xe cân bằng, nếu kết quả khác nhau thì phải bổ sung chì với khối lượng tương ứng số đang lệch Sau đó cho thiết bị quay kiểm tra lại, nếu về 0-0 là cân bằng động hoàn thành.

Hình 3.19:Cân bằng động bánh xe

3.3.4 Máy chuẩn đoán GDS Đây là thiết bị vô cùng quan trọng trong việc kiểm tra xe có bị các lỗi nào haykhông là thiết bị chuẩn đoán GDS Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu nhưng có thể chia tạm thành 2 loại là loại máy riêng biệt được phát triển cho từng hãng ô tô khác nhau với đầy đủ tất cả các tính năng,

Hình 3.18:Máy cân bằng động bánh xe loại thứ 2 là loại máy đa dụng được sử dụng cho rất nhiều dòng xe khác nhau nhưng về một số tính năng vẫn rất hạn chế.

Trong đó hãng Hyundai sử dụng máy chuẩn đoán thông minh với kết nối là cục VCIđược thao tác thông qua ứng dụng được cài đặt trên 1 chiếc máy tính bảng, thuận lợi cho việc thao tác khi bảo dưỡng sửa chữa xe.

Hình 3.20:Thiết bị nhận tín hiệu

Khi đã kết nối đường truyền tín hiệu thành công, để kết nối điều khiển hệ thống bên trong xe thì tiến hành nhập các dữ liệu của xe để kết nối bao gồm số khung, loại xe, đời xe, loại động cơ.

Hình 3.21:Giao diện nhập dữ liệu xe

Sau khi đã nhập thông tin xe xong, bấm “OK” sẽ vào giao diện của máy chuẩn đoán,tại đây có thể lựa chọn thao tác cần sử dụng như kiểm tra lỗi, cập nhật hộp ECU, xem dữ liệu hệ thống khi kiểm tra xe đang hoạt động,

Hình 3.22:Giao diện chính của máy chuẩn

Với mục đích kiểm tra sau bảo dưỡng thì vào mục kiểm tra lỗi, ở đây sẽ kiểm tra được tất cả các lỗi đang hiện hành hay đã từng bị bao gồm động cơ, hộp số, hệ thống điện,… nếu xe đang gặp vấn đề sẽ xuất hiện lỗi cùng với mã lỗi sau thao tác này.

Hình 3.23:Giao diện phần kiểm tra lỗi

Với những dòng xe đời mới bây giờ thì gần như tất cả hệ thống đều được điều khiển tự động thông qua ECU phân phối đến các thành phần khác nên bất kỳ tín hiệu nào không phản hồi về hộp như các cảm biến, tình trạng hoạt động động cơ, hộp số, hệ thống điện các loại… khi sử dụng máy chuẩn đoán đều phát hiện ra lỗi, nhanh chóng khoanh vùng được vị trí xảy ra lỗi và để tiến hành kiểm tra và khắc phục.

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ XE Ô TÔ

Giới thiệu sơ lược về bảo dưỡng

4.1.1 Giới thiệu sơ lược về loại xe bảo dưỡng

Hiện nay có rất nhiều hãng xe và mỗi hãng xe sẽ có quy trình bảo dưỡng riêng biệt nhưng nhìn chung về tính chất công việc là giống nhau Mỗi tổ bảo dưỡng sẽ có ít nhất 2 người phối hợp nhịp nhàng với nhau Đồ án này sẽ giới thiệu chi tiết các cấp bảo dưỡng định kỳ về các nội dung cần kiểm tra, công việc cần làm của quy trình bảo dưỡng của Hyundai Santafe 2022 bản đặc biệt.

Santafe là dòng xe đa năng 7 chỗ, trong phần nghiên cứu này sẽ nghiên cứu về 2 loại của Santafe bản đặc biệt là xe sử dụng động cơ xăng và xe sử dụng động cơ dầu. Nhìn chung về bản chất bảo dưỡng thì hoàn toàn giống nhau, điểm khác nhau là ở phần lọc nhiên liệu do cơ chế sử dụng nhiên liệu khác nhau của chúng.

Bảng 4.1:Thông số kỹ thuật xe Santafe

Santafe động cơ xăng (Santafe G2.5)

Santafe động cơ dầu (Santafe D2.2) Kích thước xe

Chiều dài cơ sở (mm) 2765

Khoảng sát gầm xe (mm) 185

Số chổ ngồi 5 (+2) Động cơ, hộp số Loại động cơ Xăng, SmartStream G2.5 Dầu, SmartStream D2.2

Dung tích xy lanh (cc) 2497 2151

Hộp số Tự động 6 cấp Ly hợp kép 8 cấp

Dung tích bình nhiên liệu (L) 67

Hệ thống phanh trước/sau Phanh đĩa

Bảng 4.2:Thông số chất lỏng bôi trơn trên xe Santafe

Dầu động cơ Thay dầu: 5.2 lít

Thay dầu + lọc dầu: 5.6 lít

Thay dầu: 5.5 lít Thay dầu + lọc dầu: 5.8 lít

Nước làm mát 7.7 lít 10.2 lít

Dầu vi sai 1.08 lít 1.23 lít

4.1.2 Giới thiệu sơ lược về các cấp bảo dưỡng

Bảng 4.3:Danh mục phụ tùng thay thế ở các cấp bảo dưỡng

Dây curoa tổng Thay sau khoảng 80000km (bảo dưỡng cấp 4 lần thứ 2)

Ngoài những phụ tùng nên thay thế theo các cấp bảo dưỡng thì cũng có các lại phụ tùng phụ khuyến khích sử dụng để xe vận hành tốt hơn như dung dịch xử lý và làm sạch hệ thống xăng (diesel), dung dịch xử lý bảo vệ động cơ, dung dịch vệ sinh kim phun buống đốt, dung dịch vệ sinh nội soi dàn lạnh.

Song song đó, ở những xe đã sử dụng trong thời gian dài hoặc trong điều kiện khắc nghiệt như chạy đường gồ ghề nặng, leo dốc, đi đường dài sẽ làm giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng các chi tiết gầm như các routuyn thanh cân bằng, routuyn thước lái, các cao su liên kết, hệ thống đàn hồi,… cũng sẽ được kiểm tra khắc phục hoặc thay thế trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng.

Hình 4.2:Phụ tùng thay thế ở bảo dưỡng

Hình 4.3:Phụ tùng thay thế ở bảo dưỡng

Hình 4.5:Phụ tùng thay thế ở bảo dưỡng

Hình 4.8:Danh mục kiểm tra cuối bảo dưỡng định kỳ

4.1.3 Một số hư hỏng thường gặp

Sau một thời gian sử dụng hoặc do điều kiện sử dụng khắc nghiệt sẽ gây ra các hư hỏng cho xe, đặt biệt ở phần gầm xe là phần chịu nhiều tác động nhất Một số hư hỏng thường gặp nhất là xì phuột, rơ routuyn lái hay nứt cao su liên kết,… Chính vì thế những phụ tùng này cần được thay thế sớm nhất sau khi phát hiện để việc sử dụng xe trở nên thoải mái và an toàn hơn.

Phuột là bộ phận giảm chấn của xe giúp xe êm dịu khi di chuyển trên đường gồ ghề, đường có các gờ, triệt tiêu bớt dư chấn từ mặt đường truyền lên xe tạo cho người lái cảm giác thoải mái Nếu như phuột bị xì dầu bên trong thì việc giảm dư chấn truyền lên cũng sẽ giảm, làm cho người lái xe bị xốc khi di chueyenr trên đường gồ ghề, gây cảm giác lái không thoải mái.

Hình 4.9:Phuột sau bị xì

Routuyn lái trong, routuyn lái ngoài là bộ phận của hệ thống treo liên kết giữa bánh xe với thước lái truyền lên vô lăng Đây là bộ phận liên kết khá cứng, nếu bộ phận này bị rơ sẽ gây lệch lái, làm xe có hiện tượng rung lắc nhẹ do không giữ vững được vị trí.

Hình 4.11:Routuyn lái ngoài bị rách, lái trong bị rơ

4.2.1 Bảo dưỡng định kỳ cấp 1 Đây là bảo dưỡng cấp nhỏ, được thực hiện khi xe 5000km, 15000km, 25000km, các công việc kiểm tra ban đầu ở cấp 1 là những kiểm tra cơ bản được áp dụng cho tất cả các cấp kiểm tra.

KTV1 lái xe vào vị trí cầu nâng, kiểm tra màn hình taplo có hiện bất kỳ đèn cảnh báo nào bất thường không Sau đó, phối hợp với KTV2 kiểm tra tình trạng bên ngoài phía trước và phía sau xe bao gồm đèn cos, đèn pha, đèn sương mù, đèn xi nhan, đèn lùi xe, đèn phanh phía sau, cảm biến hỗ trợ đỗ xe, hệ thống gạt mưa xem những thành phần này có hoạt động bình thường hay bị có phần nào bị lỗi không.

Sau khi phối hợp kiểm tra bên ngoài xe KTV1 tiếp tục kiểm tra các chi tiết bên trong xe bao gồm:

− Vô lăng: xoay hết hành trình vô lăng qua lại xác nhận không có tiếng động bất thường cũng như độ trả lái không có vấn đề, gạt cần gạt bên trái vô lăng để điều chỉnh độ cao vô lăng xác nhận vẫn hoạt động bình thường.

Hình 4.14:Kiểm tra độ rơ và trả lái của vô lăng

− Gương chiếu hậu: bấm nút gập gương tự động xác nhận 2 gương vẫn hoạt động gập bình thường và khi gập không có tiếng kêu, điều chỉnh mặt gương 4 hướng xác nhận gương vẫn hoạt động tốt.

− Còi: bấm còi xác nhận còi to rõ, không bị rè, khi kêu không bị thiếu còi vì Santafe sử dụng 2 còi.

− Điều hòa: kiểm tra từng chế độ lạnh, sưởi, sấy kính Kiểm tra các cấp độ gió, tất cả

− Nâng hạ kính, chế độ khóa tổng: sử dụng 4 nút điều chỉnh ở cửa trước trái điều khiển cả 4 cửa kính lên xuống hết hành trình xác nhận công tắc hoạt động bình thường, các motor nâng hạ kính của các cửa không bị lỗi Bấm khóa tổng, nghe có tiếng khóa 4 của hay không.

− Đèn trần, cửa sổ trời: bật tắt tất cả đèn trần xác nhận vẫn hoạt động bình thường. Bấm nút đóng mở cửa sổ trời xác nhận cửa sổ trời hoạt động bình thường không bị kẹt hay có tiếng kêu khi đóng mở.

Hình 4.15: Cụm điều khiển đèn trần và cửa sổ trời

− Màn hình AVN: kiểm tra hoạt động của MAP (bản đồ) xem có đang đúng vị trí, kiểm tra hoạt động của radio, sử dụng các nút chuyển, âm lượng trên vô lăng để kiểm tra màn hình AVN có nhận tín hiệu không.

− Ghế: kiểm tra tình trạng hoạt động ghế các chế độ trượt trước sau, nâng ngã lưng, nâng lên xuống phần đệm ngồi, điều chỉnh tựa lưng xem tất cả chế độ hoạt động bình thường không.

ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN BỔ SUNG TRONG QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG Ô TÔ 62 5.1.Cảo lọc nhiên liệu xe động cơ dầu

Bảo dưỡng lốp xe

Đây có lẽ bộ phận mà chủ xe ít quan tâm đến nhất, thường chỉ khi có vấn đề phát sinh hoặc sử dụng đến mòn hết rồi thay mà ít để ý bảo dưỡng lốp Hiện nay trên những xe đời mới đều được gắn cảm biến áp suất lốp để theo dõi tình trạng lốp xe, ngoài ra quy trình bảo dưỡng hiện nay cũng chỉ ở việc đo chiều cao hoa lốp và cân hơi áp suất lốp bằng khí nén, việc cân bằng động bánh xe sẽ dựa vào ý muốn chủ xe chứ chưa có bắt buộc phải làm như việc vệ sinh phanh ở bảo dưỡng cấp 2 hay thay lọc nhiên liệu ở bảo dưỡng cấp3

Lốp xe có vai trò chính trong việc nâng đỡ toàn bộ thân xe và thực hiện các chuyển động của xe cũng chính vì thế sau thời gian sử dụng thì lốp xe sẽ bị mòn, áp suất lốp thay đổi cũng như bề mặt lốp có thể xấu đi do điều kiện vận hành Vì thế một quy trình cụ thể cho việc bảo dưỡng lốp là điều cần thiết với một mức chi phí vừa phải được thực hiện kết hợp với mốc bảo dưỡng sẽ giúp tuổi thọ của lốp tăng lên Một bộ lốp xe tốt sẽ giúp xe di chuyển với mức nhiên liệu ổn định hơn, điều khiển xe tốt hơn.

Hình 5.2:Cảo mở lọc dầu động cơ trên thị trường

Quy trình bảo dưỡng lốp cũng không quá phức tạp, để lốp có thể sử dụng tốt trong thời gian dài và ổn định thì việc đầu tiên cần làm là cứ sau 10000km sử dụng nên đảo các vị trí lốp với nhau, tương đương ở bảo dưỡng cấp 2 Do khi hoạt động xe sẽ di chuyển trên các địa hình khác nhau nên độ mòn của lốp sẽ không đều, giảm tuổi thọ lốp, ngoài ra ở cấp bảo dưỡng này cũng nên đo chiều cao hoa lốp để theo dõi độ mòn.

Tiếp theo sau 20000km sử dụng nên cân bằng động toàn bộ lốp xe, tương đương ở bảo dưỡng cấp 3 và bảo dưỡng cấp 4, điều này giúp lốp xe cân bằng về trọng lượng tăng độ ổn định, ngoài ra việc này có thể giúp phát hiện mâm xe có vấn đề gì như có bị nhảy mâm không Song song đó, cũng nên kiểm tra van vòi, đây là vị trí liên kết hỗ trợ bơm khí, nếu như van vòi không kín sẽ gây thoát không khí, làm lốp nhanh giảm áp suất, xe hoạt động trong tình trạng áp suất lốp thấp sẽ làm giảm tuổi thọ của lốp.

Hình 5.3:Nguyên tắc đảo lốp xe

Hình 5.4:Cân bằng động lốp xe

Ngày đăng: 07/06/2024, 16:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.5: Thiết bị cân chỉnh góc lái - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 3.5 Thiết bị cân chỉnh góc lái (Trang 27)
Hình 3.10: Phiếu kết quả cân chỉnh góc - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 3.10 Phiếu kết quả cân chỉnh góc (Trang 29)
Hình 3.15: Bộ dụng cụ thay dầu phanh - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 3.15 Bộ dụng cụ thay dầu phanh (Trang 32)
Hình 3.22: Giao diện chính của máy chuẩn - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 3.22 Giao diện chính của máy chuẩn (Trang 36)
Hình 4.5: Phụ tùng thay thế ở bảo dưỡng - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.5 Phụ tùng thay thế ở bảo dưỡng (Trang 42)
Hình 4.9: Phuột sau bị xì - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.9 Phuột sau bị xì (Trang 45)
Hình 4.22: Tấm chắn che ốc nhớt - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.22 Tấm chắn che ốc nhớt (Trang 52)
Hình 4.21: Tháo lọc gió điều hòa - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.21 Tháo lọc gió điều hòa (Trang 52)
Hình 4.23: Ốc nhớt - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.23 Ốc nhớt (Trang 53)
Hình 4.25: Hệ thống treo phía sau - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.25 Hệ thống treo phía sau (Trang 54)
Hình 4.29: Tháo lọc gió động cơ, lọc gió - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.29 Tháo lọc gió động cơ, lọc gió (Trang 56)
Hình 4.30: Vị trí ốc bắt cùm phanh và má phanh trước - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.30 Vị trí ốc bắt cùm phanh và má phanh trước (Trang 57)
Hình 4.31: Vị trí ốc bắt cùm phanh và má phanh sau - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.31 Vị trí ốc bắt cùm phanh và má phanh sau (Trang 57)
Hình 4.32: Bu-lông dầu động cơ - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.32 Bu-lông dầu động cơ (Trang 58)
Hình 4.33: Vị trí lọc dầu động cơ - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.33 Vị trí lọc dầu động cơ (Trang 58)
Hình 4.34: Cấu tạo lọc dầu động cơ - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.34 Cấu tạo lọc dầu động cơ (Trang 59)
Hình 4.36: Vị trí ốc nối dây mass - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.36 Vị trí ốc nối dây mass (Trang 61)
Hình 4.37: Vị trí giác cắm điện - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.37 Vị trí giác cắm điện (Trang 61)
Hình 4.39: Ốc cố định tấm che lọc xăng - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.39 Ốc cố định tấm che lọc xăng (Trang 62)
Hình 4.40: Cảo tấm chặn lọc xăng và tháo lọc xăng - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.40 Cảo tấm chặn lọc xăng và tháo lọc xăng (Trang 62)
Hình 4.41: Giắc điện báo xăng và bơm xăng - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.41 Giắc điện báo xăng và bơm xăng (Trang 63)
Hình 4.51: Ốc nhớt và lọc nhớt - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.51 Ốc nhớt và lọc nhớt (Trang 67)
Hình 4.54: Vị trí nút chặn dầu ở nắp lọc - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.54 Vị trí nút chặn dầu ở nắp lọc (Trang 68)
Hình 4.56: Dùng cảo xích để tháo lắp lọc - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.56 Dùng cảo xích để tháo lắp lọc (Trang 69)
Hình 4.63: Ốc nối dây mass và giắc cắm điện - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.63 Ốc nối dây mass và giắc cắm điện (Trang 73)
Hình 4.69: Tấm chắn gầm động cơ - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.69 Tấm chắn gầm động cơ (Trang 76)
Hình 4.75: Thay dầu phanh tại bánh xe - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.75 Thay dầu phanh tại bánh xe (Trang 79)
Hình 4.74: Bu-long dầu phanh tại bánh xe phía sau, phía trước - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 4.74 Bu-long dầu phanh tại bánh xe phía sau, phía trước (Trang 79)
Hình 5.1: Mở lọc nhiên liệu dầu bằng cảo xích - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 5.1 Mở lọc nhiên liệu dầu bằng cảo xích (Trang 81)
Hình 5.2: Cảo mở lọc dầu động cơ trên thị trường - nghiên cứu qui trình bảo dưỡng xe ô tô
Hình 5.2 Cảo mở lọc dầu động cơ trên thị trường (Trang 82)
w