Chương tiếp theo trình bày cơ sở lý thuyết về hệ thống C&I Rooftop Solar, bao gồm các khái niệm như "Zero export" và "Load following", cùng với chi tiết về quy trình vận hành, xử lý sự c
TỔNG QUAN
Tình hình điện mặt trời hiện nay
Việt Nam đang đối mặt với tiềm năng lớn trong việc phát triển năng lượng mặt trời, đặc biệt là ở miền Trung và Nam Trung Bộ, nơi có ánh sáng mặt trời dồi dào và diện tích tiếp xúc trực tiếp với mặt trời rộng lớn Hiện tại, tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam chiếm khoảng 9.51% tổng sản lượng điện năng.
Các thách thức lớn đang ảnh hưởng đến việc phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam bao gồm giá thành đầu tư ban đầu cao, thiếu chính sách hỗ trợ, và khó khăn trong việc kết nối lưới điện Chi phí đầu tư ban đầu để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời vẫn còn đối với nhiều người dân có thu nhập trung bình, gây khó khăn trong việc mở rộng sử dụng công nghệ này Chính sách hỗ trợ của chính phủ cũng còn hạn chế và chưa rõ ràng, không đủ để thúc đẩy đầu tư từ cả người dân và doanhnghiệp.
Vấn đề kết nối với lưới điện cũng là một rào cản quan trọng, với cơ sở hạ tầng lưới điện hiện nay chưa đủ để đáp ứng lượng điện mặt trời được sản xuất Quá trình kết nối vẫn phức tạp và tốn kém, gây chậm trễ trong quá trình phát triển năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, mặc dù đang đối mặt với những khó khăn này, hy vọng đặt vào chính phủ và cộng đồng có thể thúc đẩy sự phát triển của năng lượng mặt trời tại
Việt Nam trong tương lai Các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư, cùng việc tiếp tục nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới có thể giúp giảm chi phí và tăng cường hiệu suất, từ đó thúc đẩy sự lan rộng của năng lượng mặt trời trong cộng đồng Đồng thời, sự tham gia của doanh nghiệp và tổ chức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển hệ thống năng lượng mặt trời và tạo đà cho việc sử dụng năng lượng mặt trời trở nên phổ biến hơn.
Nội dung nghiên cứu
Bài luận cho thấy sự tổng quan về hệ thống điện mặt trời và quá trình vận hành điện mặt trời hiện nay Đề tài tập trung nghiên cứu vào cách vận hành hệ thống thông qua phần mềm theo dõi Tìm và nghiên cứu phương pháp xử lý các vấn để phát sinh trong thời gian sử dụng hệ thống
Nghiên cứu này đề xuất một lịch trình bảo dưỡng chuẩn cho hệ thống áp mái, bao gồm cả bảo dưỡng định kỳ và không định kỳ, đồng thời chi tiết các kỹ thuật bảo dưỡng từ việc làm sạch tấm pin đến kiểm tra và thay thếcác linh kiện Việc thu thập và phân tích dữ liệu vận hành từ hệ thống sẽ giúp đánh giá hiệu suất và đề xuất cải tiến cho quy trình vận hành và bảo dưỡng trong tương lai Đây là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả và độ tin cậy của các hệ thống năng lượng mặt trời áp mái, góp phầnvào sự phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Giới hạn đề tài
Dự án nghiên cứu này tập trung vào vận hành và bảo dưỡng hệ thống năng lượng mặt trời áp mái trong lĩnh vực C&I (Thương mại và Công nghiệp) tại Việt Nam Chú trọng đặc biệt vào các dự án đã hoàn thành và đang vận hành, góp ý cho các bên thiết kế, thi công góp phần giảm thiểu rủi ro hỏng hóc hệ thống sau khi đưa vào quá trình vận hành Tất cả các phân tích và đánh giá về hiệu suất và hiệu quả của quá trình vận hành, cũng như các kỹ thuật bảo dưỡng, đều được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
C&I rooftop solar
Hình 2-1 Tổng quan hệ thống điện mặt trời trời
Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà phục vụ cho mục đích thương mại và công nghiệp (C&I - Commercial and Industrial) là giải pháp năng lượng tái tạo được thiết kế để cung cấpnăng lượng cho các toà nhà văn phòng, nhà xưởng, và các cơ sở kinh doanh khác Các hệ thống này thường được lắp đặt trên mái nhà có diện tích lớn, tận dụng không gian không sử dụng để sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, giúp giảm chi phí điệnnăng và giảm phát thải carbon
C&I rooftop solar có thể bao gồm các bảng điều khiển năng lượng mặt trời, bộ chuyển đổi năng lượng (inverter), hệ thống giám sát, và các thiết bị an toàn khác Hệ thống này kết nối trực tiếp vào lưới điện của tòa nhà hoặc có thể sử dụng hệ thống lưu trữ năng lượng để sử dụng khi cần thiết, đặc biệt là trong những giờ không có ánh nắng mặt trời.
Hệ thống này cung cấp lợi ích kép: giảm hóa đơn tiền điện cho doanh nghiệp và đóng góp vào nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng nguồn năng lượng sạch Trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm cách hoạt động bền vững và có trách nhiệm với môi trường, hệ thống điện mặttrời C&I trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển xanh của họ.
Hệ thống hòa lưới bám tải
Hình 2-2 Hệ thống điện mặt trời sử dụng zero export
Hệ thống điện mặt trời "Zero export" là một hệ thống được thiết kế để đảm bảo rằng toàn bộ điện năng sản xuất ra từ các tấm pin mặt trời được tiêu thụ hoàn toàn bởi cơ sở đó mà không xuất khẩu bất kỳ điện năng nào trở lại lưới điện Điều này thường được thực hiện thông qua một hệ thống quản lý nănglượng tiên tiến, có khả năng giám sát và điều chỉnh sản lượng điện năng sao cho phù hợp với mức tiêu thụ điện năng của tòa nhà.
Hệ thống "Full load" hoặc "hệ nền bám tải" là một tính năng của hệ thống quản lý năng lượng, nơi mà sản lượng của các tấm pin mặt trời có thể thay đổi động theo mô hình tiêu thụ năng lượng của tòa nhà trong suốt cả ngày Hệ thống này giúp đảm bảo sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ, giảm thiểu sự lãng phí năng lượng và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.
Vận hành dự án
2.3.1 Hướng dẫn vận hành qua phần mềm
Phần mềm vận hành được sử dụng cho hệ thống là fusionsolar
Hình 2-3 Giao điện Fusionsolar Mục số 1: Tab “Home” => “List View” thể hiện tổng quan các thông số hoạt động của toàn bộ hệ thống điện mặt trời.
Mục số 2: Thống kê tình trạng hoạt động của các hệ thống bao gồm bình thường, lỗi hoặc là mất kết nối.
Mục số 3: Bảng thông tin của các hệ thống như tên nhà máy, tên hệ thống Zero Export hoặc Full Load, địa điểm, công suất lắp đặt, sản lượng trong ngày… Để giám sát hệ thống ta thực hiện các bước sau: Nhấp vào Tab “Monitoring”
=> “Monitoring” và nhấp chọn một hệ thống ở danh sách bên trái Thực hiện theo các bước 1 đến 3 như hình dưới:
Hình 2-4 Giao diện monitoring Các thông số cân giám sát:
Hình 2-5 Các thông số cần giám sát
Mục 1: Danh sách các nhà máy điện mặt trời, nhấp chọn một vào một tên hệ thống để kiểm tra, theo dõi tình trạng hoạt động.
Mục 2: Trạng thái phát điện của hệ thống, nhu cầu sử dụng điện của nhà xưởng (lấy điện từ hệ thống điện mặt trời và/hoặc từ lưới điện EVN).
Mục 3: Chọn xem thông số vận hành theo ngày, tháng hoặc năm.
Mục 4: Dữ liệu hiện thị trên biểu đồ: đối với hệ Full Load sẽ có biểu đồ công suất phát điện của hệ thống ĐMT, lượng bức xạ tức thời; đối với hệ Zero Export sẽ có thêm đường đồ thị thể hiện côngsuất của tải nhà xưởng.
Giám sát chi tiết 1 hệ thống:
Hình 2-6 Chi tiết thành phần cần giám sát của hệ thống Vào các mục như hình trên để đi sâu vào giám sát chi tiết một hệ thống. Mục 1, 2: Xổ xuốngcác thư mục con.
Mục 3: Chọn một thiết bị để xem chi tiết.
Mục 4: Chọn nội dung cần hiện thị.
Mục 5: Vùng chứa dữ liệu vận hành
Mục 6: Bật/Tắt Inverter (trạng thái “On” là đang làm việc, chỉ “Off” khi có yêu cầu).
Xuất số liệu báo cáo
Số liệu báo cáo có thể xuất theo ngày, tháng, năm; dữ liệu tổng hợp theo hệ thống hoặc theo từng Inverter.
Xuất số liệu báo cáo theo ngày của một hoặc nhiều hệ thống
Thực hiện các bước 1 – 2 theo hình dưới:
Hình 2-7 Xuất số liệu ngày tháng của hệ thống Thực hiện tiếp các bước từ 1 đến 7 theo hình dưới để xuất dữ liệu các hệ thống trong một ngày.
Hình 2-8 Xuất dữ liệu thống trong một ngày Bước 1, 2: Chọn các hệ thống cần xuất dữ liệu.
Bước 3 -7: thiết lập các tùy chọn và xuất dữ liệu.
Sau khi thực hiện bước 7 sẽ xuất hiện bảng dưới:
Hình 2-9 Xuất file thông số của hệ thống trong ngày
Mục 1: Thông tin về ngày cần lấy dữ liệu, thời điểm xuất dữ liệu.
Mục 2: Bấm vào nút để tải file về.
Mục 3: File được tải về sau khi thực hiện mục 2.
Dưới đây là nội dung trong file tải về:
Hình 2-10 Nội dung file đã tải
Có 2 cột giá trị cần quan tâm là:
Cột D: sản lượngbức xạ trong ngày; cột H: sản lượng điện mặt trời.
Xuất giá trị theo tháng của từng hệ thống
Thực hiện bước 1- 2 như hình dưới:
Hình 2-11 Xuất giá trị theo tháng của từng hệ thống
Chọn hệ thống và các tùy chọn khác theo các bước 1 –3 như hình dưới:
Hình 2-12 Bước 1-3 xuất giá trị theo tháng của từng hệ thống
Thực hiện bước 1và 2 để tải và mở file tải về:
Hình 2-13 Tải file xuất giá trị theo tháng của từnghệ thống
Dưới đây là nội dung trong file tải về, trong đó cộtD là dữ liệu sản lượng của giai đoạn báo cáo:
Hình 2-14 Nội dung file sản lượng theo tháng
Xuất số liệu theo tùy chọn:
Qua hai ví dụ về xuất dữ liệu báo cáo ở mục a và b, chúng ta thay đổi các tùy chọn để xuất dữ liệu báo cáo theo nhu cầu.
Xuất dữ liệu từng string của Inverter
Hình 2-15 Các bước xuất dữ liệu string của inverter Thực hiện các bước từ 1 đến 4 theo hình trên.
Hình 2-16 Bảng giá trị dữ liệu string của inverter Chọn trường dữ liệu cần lấy (1) và nhấn “OK” (2).
Tiếp theo sẽ xuất hiện bảng phía dưới, đặt tên file (1), chọn giai đoạn lấy dữ liệu (2), thay đổi hoặc để mặc định như (3), nhấn “OK” (4).
Hình 2-17 Chọn file xuấtdữ liệu stringcủa inverter Tiếp tục nhấn biểu tượng như hình dưới để tải filevề máy tính:
Hình 2-18 Tải file dữ liệu string của inverter Khi vận hành hệ thống, một vài thời điểm có thể xảy ra lỗi Ta có thể theo dõi các thời điểm đó bằng thao tác lựa chọn tên hệ thống và các tùy chỉnh dữ liệu cần xem theo các bước từ 1 đến 5, dữ liệusẽ cập nhậtở bảng 6 như hình dưới:
Hình 2-19 Các bước xem lịch sử bị lỗi
Cài đặt tên giúp phân loại hệ thốngđể theo dõi: Đặt tên Inverter theo định dạng: INV_XX
Trong đó XX là 2 ký tự số chạy từ 01 đến 99. Để đổi tên ta làm các bước như hình dưới:
Hình 2-20 Đặt tên cho inverter Nhập tên Inverter tại bước số 5.
Cài đặt đơn giá bán điện cho từng hệ thống
Hình 2-21 Các bước cài đặt đơn giá điện Thực hiện các bước như hình trên
Tiếp tục thực hiện từ bước 1 đến 6 như hình dưới:
Hình 2-22 Các bước cài đặt đơn giá điện tiếp theo Chia sẽ thông tin nhà máy đang vận hành:
Thực hiện các bước từ 1 đến 5 để lựa chọn các nhà máy sẽ chia sẻ cho một tài khoản khác:
Hình 2-23 Các bước chia sẽ thông tin dữ liệu hệ thống Tiếp tục thực hiệncác mục từ 1 đến 4 như hình dưới:
Mục 1: nhập email của tài khoản được chia sẻ (tài khoản được đăng ký trên trang quản lý hệ thống điện mặt trời của Huawei).
Mục 2: Chọn thời hạn chia sẻ.
Mục 3, 4: Chắc chắn rằngviệc chia sẻ thông tin các nhà máy phải được sử đồng ý của chủ sở hữu nhà máy đó.
Hình 2-24 Các bước chia sẽ thông tin dữ liệu hệ thống tiếp theo
Chia sẻ thành công sẽ hiện thông báo như hình dưới, nhấn “OK” để kết thúc. Đổi tên nhà máy vận hành, kiểm tra và khai báo công suất cho từng string: Ta thực hiện các bước từ 1 đến 4 như hình dưới để thực hiện đổi tên nhà máy, kiểm tra/khai báo công suất lắp đặt cho từng string:
Hình 2-25 Các bước thực hiện đổi tên nhà máy trong hệ thống Để kiểm tra/khai báo công suất lắp đặt cho từng string, thực hiện các bước như hình dưới:
Hình 2-26 Kiểm tra/Khai báo công suất lắp đặt Tiếp theo sẽxuấthiệnbảng thông sốđểkiểm tra/khai báo:
Hình 2-27 Bảng thông số kiểm tra/khai báo 2.3.2 Vận hành tại dự án
- Sơ đồ đấu nối : Bao gồm sơ đồ nguyên lý toàn hệ thống, sơ đồ mạch nhất thứ ( động lực ), sơ đồ mạch nhị thứ ( điều khiển ) của tủ điện và các thiết bị, hệ thống liên quan;
- Sơ đồ tổ chức đóng –cắt điện: Danh sách các cán bộ nhân viên tham gia quá trình đóng –cắt điện, cán bộ chỉ huy, cán bộ giám sát, cán bộ trực
17 tiếp đóng – cắt điện phải có chuyên môn trong lĩnh vực điện và an toàn điện, phương tiện liên lạc giữakhu vực đóng –cắt điện mặt trời ( Tủ điện
AC Solar ) và khu vực hòa lưới hiện hữu ( Phòng điện, tủ phân phối DB, tủ MSB );
- Phương tiện bảo hộ: Những cán bộ được phân công tham gia trực tiếp việc đóng cắt điện phải được trang bị đầy đủ mũ bảo hộ, giày bảo hộ, găng tay cách điện,
- Hồ sơ, biên bản nghiệm thu, checklist của các hạng mục có liên quan đến việc đóng cắt điện có xác nhận của tư vấn giám sát;
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho quá trình đóng cắt điện như: Đồng hồ đa năng VOM, ampe kìm, đồng hồ đo điện trở cách điện, đồng hồ đo tiếp địa, đồng hồ đo thứ tự pha Lưu ý các thiết bị đo đếm phải được kiểm định –hiệu chuẩn và dán tem kiểm định và còn hạn kiểm định;
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy tại vị trí đóng cắt điện; - Chuẩn bị biên bản xác nhận đủ điều kiện đóng điện;
Quy trình kiểm tra trước khi đóng điện:
- Kiểm tra đảm bảo các thiết bị đóng cắt: (ACB, MCCB ) tại phòng điện và tủ AC Solar, Tủ trung gian ởtrạng thái cắt (OFF) sau đó tiến hành các bước kiểm tra sau:
- Kiểm tra cách điện cáp AC từ tủ AC Solar, tủ trung gian đến tủ điện phân phối ở phòng điện: Đo cách điện cáp AC theo từng cặp Phase – Phase, Phase – N, Phase –Earth Giá trị cách điện đo được phải ≥ 1MΩ tại thang đo 1000VDC theo TCVN 7447 Nếu kết quả đo cách điện không đạt, không được phép đóng điện;
- Kiểm tra hệ thống tiếp địa an toàn: Tiến hành đo kiểm tra lại hệ thống tiếp địa an toàn trước khi đóng điện theo TCVN 9385 giá trị điện trởcủa hệ thống tiếp địa phải ≤ 4Ω Nếu kết quả đo tiếp địa không đạt, không được phépđóng điện
- Kiểm tra cách điện, thông mạch tủ AC Solar, Tủ trung gian ( Sử dụng thang đo Auto hoặc 2.0 mm được sơn tĩnh điện. Cấu trúc của tủ SMDB hợp bộ bao gồm:
- Ngăn cái phân phối cho các xuất tuyến.
- Ngăn hạ thế điều khiển, bảo vệ, tín hiệu.
Cáp lực nối vào tủ từ bên dưới tủ, người vận hành có thể tiến hành thao tác, duy tu, bảo dưỡng cả 2 phía: phía trước và phía sau.
- Được chế tạo bằng đồng có độ dẫn điện cao (độ tinh khiết tối thiểu 99%)
- Được gắn trên những bệ đỡ thanh cái tiêu chuẩn phù hợp với kiểm tra loại của tủ đó Tiết diện của hệ thống thanh cái phải đảm bảo sao cho hệ thống có khả năng làm việc dài hạn cũng như khả năng chịu đựng dòng ngắn mạch khi sự cốtrong khoảng thời gian nhất định.
- Thanh cái trung tính có cùng kích thước và khả năng mang tải như là các thanh cái các pha
- Được đánh màu thành từng pha cho tất cả các thành phần của thanh cái sử dụng PVC.
Màu đánh dấu như sau: Pha A: Vàng; Pha B: Xanh; Pha C: Đỏ; Trung tính: Đen.
Tủ điện hạ thế phải có một thanh cái tiếp đất bằng đồng rắn, đảm bảo chịu được mức ngắn mạch yêu cầu.
Hệ thống truyền thông giám sát yêu cầu những thiết bị cơ bản sau:
- Hệ thống đếm sản lượng đầu ra của nhà máy.
- Hệ thống đo lường các giá trị lưới điện: dòng điện, điện áp, tần số, sóng hài, công suất thực, công suất phản kháng Mục đích nhằm đánh giá chất lượng điện năng của nhà máy
- Bộ lưu trữ dữ liệu: Datalogger.
- Hệ thống giao tiếp giữa các thiết bị: Sử dụng cổng giao tiếp RS485, TCP/IP và không dây (wifi/4G/GSM), hoạt động với giao thức kết nối các phần tử trong nhà máy gồm trạm Inverter, hệ thốngphân phối và điểm đấu nối lưới điện.
- Hệ thống máy tính đặt tại phòng điều khiển trung tâm và lưu trữ dữ liệu.
Hình 3-10 Sơ đồ tủ CCTV
Tủ CCTV gồm các thiết bị:
- Đầu ghi hình camera: Thiết bị này ghi lại và lưu trữ hình ảnh từ camera Nó có thể kết nối với Internet để cho phép giám sát từ xa.
- Bộ nguồn: 220VAC/24VDC: có chức năng chuyển đổi điện 220VAC thành 24VDC
- Ổ cứng HDD camera: được sử dụng để ghi lại hình ảnh, video mà camera ghi lại.
- Router: là một thiết bị mạng chủ yếu được sử dụng để phân phối dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng nội bộ (LAN) và kết nối mạng nội bộ đó với Internet (thông qua mạng WAN hoặc mạng rộng lớn hơn)
- UPS: là một thiết bị quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống giám sát của bạn tiếp tục hoạtđộng trong trường hợp mất điện.
STT Hạng mục Thông số kỹ thuật Đơn vị Số lượng Ghi chú
1 Đầu ghi hình camera ip 8 kênh
4 Modem wifi router công nghiệp
10 Cầu chì hạ thế TAIWAN Cái 2
Dữ liệu vận hành
Hình 3-11 Dữ liệu thô của hệ thống
Dữ liệu thô được được thống kê từ thông tin dự án gồm các thông số:
- Mốc thời gian thu thập, địa điểm, tên dự án, công suất lắp đặt toàn hệ thống, công suất lắp đặt hệ nền là các dữ liệu được thống kê từ thông tin dự án đã được đối chiếu với cấu hình hệ thống ở Cloud.
- Sản lượng Cloud hệ lớn, sản lượng Cloud hệ nền, bức xạ thực tế, nhiệt độ là dữliệu thu thập được Cloud (Fusionsolar) ghi nhận được trong mốc thời gian đã lựa chọn
- Sản lượng công tơ hệ lớn, sản lượng công tơ hệ nền là dữ liệu thu thập được từ Meter đo đếm thông qua các CT tại hệ thống.
Khi đã thu thập đủ dữ liệu thô chúng ta tiến hành phân tích để kiểm tra độ chính xác của dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau (Cloud, Meter, Cảm biến thời tiết) Sau khi kiểm tra được dữ liệu thu được là đáng tin cậy,
83 chúng ta có thể tiến hành phân tích các dữ liệu thô này để thấy được hiệu suất, tình trạng hệ thống đang gặp phải.
Hình 3-12 Dữ liệu phân tích 3.4.2.1 Phân tích sản lượng Để kiểm tra dữ liệu sản lượng có đáng tin cậy hay không chúng ta cần xem xét độ chênh lệch giữa Cloud và Meter
- Dữ liệu sản lượng đáng tín cậy khi Cloud/Meter hoặc Meter/Cloud đạt xấp xỉ 100%
- Sai số giữa Cloud & Meter có 2 trường hợp xảy ra tương ứng với các lỗi hệ thống thường gặp như sau:
Meter > Cloud khi hệ thống Cloud gặp vấn đề chập chờn về tín hiệu gây ra tình trạng dữ liệu ghi nhận được bị chập chờn, từ đó hệ thống Cloud không thể ghi nhận chính xác dữ liệu sản lượng thu thập được.
Hình 3-13 Dữ liệu icloud chậpchờn
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Cloud bị chập chờn bao gồm các lỗi phổ biến:
- Lỗi Router: Router mất nguồn nên không thể phát địa chỉ TCP/IP cho các thiết bị đưa về Cloud (SmartLogger), các thiết bị trùng địa chỉ TCP/IP gây ra xung đột địa chỉ IP làm mất tín hiệu thiết bị đưa về Cloud.
=> Phương án: Khởi động lại Router thông qua địa chỉ IP 192.168.1.1 tại các trình duyệt Tiến hành cài đặt lại địachỉ IP tĩnh cho các thiết bị để tránh trường hợp các thiết bị trùng địa chỉ IP làm mất tín hiệu thiết bị
- Lỗi Smartlogger: Dưới đây là một số trường hợp lỗi và các bước khắc phuc:
SmartLogger không khởi động được
Bước 1: Kết nối nguồn điện DC tới ngõ vào 12V của SmartLogger
Bước 2: Kiểm tra xem dây điện có được gắn với ngõ vào AC của adapter hay không
Bước 3: Kiểm tra xem dây điện có được kết nối tới ổ cắm AC hay không
Bước 5: Liên lạc với nhà cung cấp hoặc dịch vụ hỗ trợ của Huawei.
SmartLogger không phát hiện được thiết bị
Bước 1: Kiểm tra cáp kết nối RS485, đảm bảo cáp không bị mất kết nối, hư hỏng, đấu đúng chiều
Bước 2: Kiểm tra thông số kết nối RS485, đảm bảo tốc độ baud và địa chỉ giao tiếp được cài đặt đúng và địa chỉ của inverter nằm trong vùng quét của SmartLogger
Bước 3: Kết nối thủ công các thiết bị SmartLogger không phát hiện tự động được.
Bước 4: Liên lạc với nhà cung cấp hoặc dịch vụ hỗ trợ của Huawei.
Kết nối MBUS không hoạt động
Bước 1: Kiểm tra inverter và SmartLogger có hỗ trợ MBUS không Kiểm tra dây điện AC, đảm bảo dây không bị mất kết nối, đấu đúng chiều.
Bước 2: Kiểm tra CB Bước 3: Cài đặt Built-in-MBUS và Networking thành Enable
Bước 4: Liên lạc với nhà cung cấp hoặc dịch vụ hỗ trợ của Huawei.
Trạng thái thiết bị được hiện thị
Bước 1: Kiểm tra dây kết nối giữa inverter và SmartLogger, đảm bảo dây không bị mất kết nối, hư hỏng, đấu đúng chiều
Bước 2: Kiểm tra kết nối inverter và công suất của inverter
Bước 3: Kiểm tra tốc độ baud và địa chỉ RS485 có được cài đặt phù hợp hay không
Bước 4: Nếu có thiết bị nào bị thay thế, quét thiết bị lại một lần nữa hoặc kết nối thủ công.
Bước 5: Nếu có thiết bị bị loại bỏ bởi hệ thống, thực hiện chức năng Remove Devices trong trang Device Management
EMI không kết nối hoặc hoạt động sai
Bước 1: Kiểm tra dây kết nối, đảm bảo dây không bị mất kết nối, hư hỏng Bật nguồn EMI Bước 2: Kiểm tra thông số RS485 cho EMI được cài đặt phù hợp.
Bước 3: Đăng nhập WebUI để đảm bảo thông số EMI được cài đặt phù hợp.
Kết nối RS485 Bước 1: Kiểm tra đầu RS485 được kết nối đúng
86 không hoạt động Bước 2: Kiểm tra kết nối RJ45 được uốn cong phù hợp, mỗi dây được kết nối đến đúng pin
Bước 3: Kiểm tra đầu RS485 của các thiết bị khác được kết nối đến đúng cổng của SmartLogger
Bước 4: Kiểm tra cáp RS485, đảm bảo không có hư hỏng, mất kết nối, được đấu đúng chiều.
Bước 5: Bật Smartlogger và các thiết bị kết nối đến Smartlogger
Bước 6: Kiểm tra kết nối RS485
Bước 7: Liên lạc với nhà cung cấp hoặc dịch vụ hỗ trợ của Huawei.
Kết nối 4G không hoạt động bình thường
Bước 1: Gắn hoặc thay thế thẻ SIM.
Bước 2: Gắn chặt hoặc thay thế ăng-ten 4G
Bước 3: Kiểm tra thông số quản lý hệ thống và thông số kết nối không dây được cài đặt phù hợp.
Bước 4: Liên hệ nhà cung cấp thẻ SIM hoặc dịch vụ hỗ trợ của Huawei.
Bảng 3-4 Lỗi Smart Logger và biên pháp khắc phục
Các nguyên nhân dẫn đến sản lượng Meter < Cloud như:
- Hệ thống đo đếm sử dụng SIM card (chẳng hạn như đồng hồ đo điện thông minh), và SIM card đó hết hạn, điều này có thể gây ra ngừng trệ trong việc gửi dữ liệu đo lường hoặc nhận cập nhật từ xa
Giải pháp: Kiểm tra xem SIM card có còn hoạt động không Kiểm tra tình trạng này thông qua giao diện quản lý trực tuyến hoặc ứng dụng đi kèm với hệ thống, liên hệ tổng đài cung cấp dịch vụ Tiến hành gia hạn gói cước hoặc thay thế sim theo tư vấn.
- Cảm biến CT có thể bị hỏng hoặc bị lỗi, dẫn đến việc đo không chính xác Cảm biến CT có thể đã được lắp đặt không chính xác Vị trí
87 hoặc hướng của cảm biến CT trong hệ thống đo có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo
- Dưới đây là quy trình kiểm tra hệ thống Meter đo đếm khi xác nhận nguyên nhân không đến từ SIM hết hạn, hết dữ liệu gây ảnh hưởng đến việc cập nhật dữ liệu lên Cloud.
3.4.2.1.1 Kiểm tra dữ liệu ở Cloud
Bước 1: Kiểm tra tín hiệu
Kiểm tra tínhiệu điện áp và dòng điện giữa các pha đo đếm có bị chập chờn hay không Nguyên nhân là do các điểm lắp đặt cảm biến CT lỏng lẻo, các mối nối không chắc chắn.
Hình 3-14 CT đo đếm được lắp đặt
Hình 3-15 Điện áp cảm biển CT chập chờn tại Cloud
Hình 3-16 Một pha cảm biển của CT chập chờn, sụt áp so với các pha còn lại
➢ Giải pháp: Tiến hành siết lực định kỳ các điểm đấu nối của các CT.
3.4.2.1.2 Kiểm tra tại hiện trường
Bước 1: Kiểm tra dòng điện nhất thứ 3 pha tại các điểm đấu nối CT và đối chiếu với dữ liệu từ Cloud.
Bước 2: Kiểm tra tại Meter: Xem xét giá trị hiển thị có đúng với thực tế đo được, giá trị hiển thị ở Cloud hay không.
Hình 3-17 Kiểm tra giá trị dòng điện tại 3 pha lần lượt từ trái qua phải là pha A, B, C Bước 3:Kiểm tra kẹp dòng nhị thứ về công tơ:
Hình 3-18 Kiểm tra kẹp dòng nhị thứ về công tơ 3.4.2.1.3 Số giờ nắng đỉnh
Hệ số này được sử dụng để đánh giá năng suất của hệ thống điện mặt trời Chỉ số này phản ánh lượng điện năng (kWh) mà một hệ thống có công suất lắp đặt 1 kilowatt-peak (kWp) có thể sản xuất
Đề xuất giải pháp giảm tổn thất zero export
S ơ đồ nguyên lý hệ thống hiện hữu.
Hình 3-29 Sơ đồ nguyên lý hệ thống
Hệ thống solar hiện hữu đang đấu nối vào tủ MSB của MBA 3500 kVA và hoạt động ở chế độ hoà lưới bám tải Zero Export phát điện theo nhucầu phụ tải của nhà máy, công suất hệ thống đã tính toán phù hợp với nhu cầu phụ tải dự kiến.
Hiện nay phụ tải MBA 3500 kVA vẫn còn thấp gây tổn thất cho hệ thống solar 1249 kWp
Theo khảo sát hiện tuyến đường dây 22 kV trong cùng hệ thống đấu nối solar vẫn còn 1 MBA 2500 kVA với công suất hiện tại vào khoảng 450-500 kWAC
Nguyên nhân: Do nhà máy mới đi vào hoạt động nên đơn hàng còn ít và máy móc của nhà máy vẫn chưa được chuyển về toàn bộ.
Giải pháp: Giữ nguyên đấu nối hiện hữu của hệ thống, lắp đặt thêm MCT tại tủ MSB của MBA 2500 kVA và CT Summation để lấy tín hiệu tổng từ 2
MBA và điều khiển hệ thống Solar phát điện bám theo nhu cầu phụ tải của 2 MBA đảm bảo không phát dư thừa lên lưới EVN
Hình 3-30 Ảnh thực tế tủ đấu nối Phương án 1: Giữ nguyên điểm đấu nối hiện hữu của hệ thống, lắp đặt thêm MCT tại tủ MSB của máy biến áp 3500kVA và CT Summation để láy tín hiệu tổng từ 2 Máy biến áp và điều khiển hệ thống Solar phát điện bám theo nhu cầu phụ tải của 2 Máy biến áp đảm bảo không phát điện dư thừa lên lưới điện EVN
Trường hợp Máy biến áp 3500kVA không sử dụng hết điện năng phát ra từ hệ thống Solar, dòng điện sẽ đi lên lưới trung thế 22kV và cung cấp cho các Máy biến áp còn lại.
Hình 3-31 Sơ đồ đấu nối MCT với phương án 1
Phương án 2: Giữ nguyên đấu nối hiện hữu của hệ thống, lắp đặt thêm MCT tại tủ MSB của Máy biến áp 3500kVA và CT Summary để lấy tín hiệu tổng từ 3 Máy biến áp và điều khiển hệ thống Solar phát điện bám theo nhu cầu phụ tải của 3 Máy biến áp, đảm bảo không phát dư điện lên lưới EVN.
Tất cả Inverter của cả 2 dự án sẽ được điều khiển bởi 1 SmartLogger duy nhất lấy tín hiệu từ CT Summation.
Hình 3-32 Sơ đồ đấu nối MCT với phương án 2