1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm soát tiêu chuẩn in theo tiêu chuẩn iso 12647 9 tại công ty tnhh canpac việt nam

179 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

7  Nghiên cứu quy trình kiểm soát tiêu chuẩn in trên kim loại theo tiêu chuẩn ISO 12647- 9 tại công ty TNHH Canpac Việt Nam 2.2 Về sản phẩm của đề tài: Chưa rõ ràng: Xây dựng tiêu chuẩn

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

S K L 0 1 2 4 4 0

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

LÊ HẰNG NGA

SVTH: GIANG HOÀNG KHANG MSSV: 19158017 TÔ THỊ CẪM QUỲNH MSSV: 19158010 MSSV: 19158056

Trang 3

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên sinh viên 1:

Giang Hoàng Khang

GVHD: TS NGUYỄN LONG GIANG ĐT: 0903678610 Ngày nhận đề tài: 16/09/2023

3 Nội dung thực hiện đề tài:

- Thu thập, tìm hiểu tài liệu quản lý chất lượng in trên vật liệu kim loại và tiêu chuẩn ISO 12647-9

- Tổng quan về lý thuyết, thuật ngữ liên quan đến quy trình quản lý chất lượng sản phẩm in trên vật liệu kim loại và kỹ thuật in offset

- Quan sát, ghi nhận cách thức vận hành thiết bị tại công ty

- Thực hành vận hành thiết bị dựa trên kiến thức có được và sự hướng dẫn của người hỗ trợ

Trang 5

3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(DÀNH CHO GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN)

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT TIÊU CHUẨN IN THEO TIÊU CHUẨN ISO 12647-9 TẠI

CÔNG TY TNHH CANPAC VIỆT NAM

Tên sinh viên 1:

Giang Hoàng Khang

2.2 Về nhược điểm của đề tài:

- Chưa có thực nghiệm để đánh giá đề tài được chính xác hơn

Trang 6

4 3 ĐÁNH GIÁ

Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật, khoa học xã hội,…

Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá 10 9

Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế

Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên ngành,…

Trang 7

5

Ngày 10 tháng 1 năm 2024

Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Long Giang

Trang 8

6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM IN VÀ TRUYỀN THÔNG

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(DÀNH CHO GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN)

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT TIÊU CHUẨN IN THEO TIÊU CHUẨN ISO 12647-9

TẠI CÔNG TY TNHH CANPAC VIỆT NAM

Tên sinh viên 1:

Giang Hoàng Khang

2 Về nội dung đề tài:

2.1 Nội dung đề tài gồm 3 phần chính:

 Lược khảo cơ sở lý thuyết về in offset, bao bì hộp giấy, bao bì kim loại  Các tiêu chí cần kiểm soát chất lượng theo ISO 12647-2 và ISO 12647-9

 Thực trạng tại công ty TNHH Canpac Việt Nam: sản phẩm; điều kiện sản xuất: thiết bị- phần mềm… phục vụ cho sản xuất thử nghiệm và đại trà

Trang 9

7

 Nghiên cứu quy trình kiểm soát tiêu chuẩn in trên kim loại theo tiêu chuẩn ISO 12647- 9 tại công ty TNHH Canpac Việt Nam

2.2 Về sản phẩm của đề tài:

Chưa rõ ràng: Xây dựng tiêu chuẩn nội bộ cho máy in offset trên vật liệu kim loại?

3 Về ưu và nhược điểm của đề tài:

- Tr 23: trình bày cho giấy hay cho kim loại: Độ phân giải in, góc xoay

4 Các câu hỏi cần trả lời và các đề nghị chỉnh sửa: Câu hỏi:

 Góc xoay tram cho offset quy định cho từng loại (cơ sở lý thuyết)

 Quy trình kiểm soát tiêu chuẩn in cần được trình bày theo sơ đồ để dễ vận hành

Trang 10

Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật, khoa học xã hội,…

Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá 10 7

Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành phần, ho ặcquy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế

Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên ngành,…

Trang 11

a

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại trường thì giai đoạn thực hiện đồ án tốt nghiệp là điều quan trọng nhất để kết thúc quãng đời mỗi sinh viên Đồ án tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị cho nhóm nghiên cứu những kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm và những kiến thức quý báu trước hành trình lập nghiệp sau này

Trước hết, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô của Khoa In và Truyền Thông đã tận tình chỉ bảo, giảng dạy những kiến thức bổ ích, đây chính là những nền tảng cơ bản và cũng là hành trang vô cùng quý giá đối với nhóm nghiên cứu trong sự nghiệp sau này

Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Long Giang đã tận tình giúp đỡ, góp ý một cách thẳng thắng, định hướng lại tư duy và cách làm việc khoa học nhất cho nhóm nghiên cứu Để từ đó mỗi người trong nhóm nghiên cứu đều có thêm những kiến thức hết sức quý báu không chỉ trong quá trình thực hiện đồ án này mà còn là hành trang tiếp bước cho em trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này! Nhóm nghiên cứu rất trân trọng và nhớ mãi những hướng dẫn tận tình qua các cuộc thảo luận thầy đã dành cho nhóm nghiên cứu Thầy là giảng viên vô cùng tận tâm, kiên nhẫn, lắng nghe, hỗ trợ và đặc biệt giải đáp các thắc mắc một cách kịp thời cho nhóm nghiên cứu để có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này

Và cuối cùng em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, vui tươi, hạnh phúc và thành công trong công việc

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 12

b

TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT

Hiện nay, việc sản xuất bao bì kim loại đang ngày càng phát triển, do đó chất lượng của bao bì kim loại ngày càng được quan tâm Vì thế ta cần kiểm soát chất lượng trong sản xuất, đặc biệt là chất lượng sản phẩm in Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình sản xuất vẫn còn nhiều sai sót dẫn tới việc không sản xuất được hoặc in cho ra sản phẩm với chất luượng thấp Vì thế cần kiểm soát tiêu chuẩn in theo tiêu chuẩn ISO để quá trình sản xuất đạt chất lượng cao

* Hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề:

- Tìm kiếm thông tin qua các tài liệu liên quan đến in trên kim loại

- Tham khảo tiêu chuẩn ISO 12647- 9 về kiểm soát quy trình sản xuất in Offset và kiểm soát tiêu chuẩn in

- Xử lý thông tin và giải quyết vấn đề dưới sự giúp đỡ từ các thầy cô hướng dẫn - Tham khảo điều kiện sản xuất thực tế của các công ty

Trang 13

c

TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH

Currently, the production of metal packaging is increasingly developing, so the quality of metal packaging is increasingly concerned Therefore, we need to control quality in production, especially the quality of input files Due to a number of objective and subjective reasons, customers' design files still have many errors, leading to failure to produce or printing products with low quality Therefore, it is necessary to control printing standards according to ISO standards so that the production process achieves high quality

* Approach and problem solving:

- Search information through documents related to printing on metal

- Refer to ISO 12647-9 standard on Offset printing production process control and printed product quality control

- Process information and solve problems with help from instructors - Refer to actual production conditions of companies

Trang 14

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2.2 Bao bì kim loại 7

2.2.1 Lịch sử phát triển của phương pháp in Offset trên kim loại 7

2.2.2 Sự ra đời của bao bì kim loại 8

2.2.3 Đặc tính chung 8

2.2.4 Phân loại 9

Trang 15

2.3.2 Sự khác biệt cơ bản giữa mực in truyền thống và mực UV 13

2.3.3 Đánh giá chất lượng sản phẩm in trên vật liệu giấy và vật liệu kim loại 14

2.3 Nhân sự vận hành quy trình 16

2.4 Quy trình sản xuất 16

2.5.1 Đặc điểm chung của quy trình sản xuất 16

2.5.2 Một số công đoạn sản xuất in offset và tiêu chí đánh giá 18

2.5 Các thông số xác lập tiêu chuẩn in Offset trên giấy 20

2.6 Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 12647- 2 24

2.7 Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 12647-9 37

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY TNHH CANPAC VIỆT NAM 45

Trang 16

f

4.1 Quy trình kiểm soát chất lượng theo chuẩn ISO 12647-2 theo đề nghị của

Heidelberg 67

4.1.1 Thiết bị và tài nguyên 67

4.1.2 Các yếu tố kiểm soát chất lượng 74

4.1.3 Ghi lại điều kiện và quy trình làm việc 74

4.2 Đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng theo chuẩn ISO 12647-9 86

4.2.1 Thiết bị và vật tư 86

4.2.2 Các yếu tố kiểm soát chất lượng 93

4.2.3 Ghi lại điều kiện và quy trình làm việc 93

4.2.4 Mục tiêu và dung sai 94

4.3 Đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 12647-9 theo thực trạng Công ty TNHH Canpac Việt Nam 104

4.3.1 Thiết bị và vật tư: 104

4.3.2 Các yếu tố kiểm soát chất lượng 112

4.3.3 Ghi lại điều kiện và quy trình làm việc 112

4.3.4 Mục tiêu và dung sai kiểm soát quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 12647-9 dựa theo thực trạng công ty Canpac Việt Nam 113

4.4 Xây dựng tiêu chuẩn nội bộ cho máy in offset trên vật liệu kim loại 124

CHƯƠNG V: PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VÀ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN IN 130 5.1 Phỏng vấn chuyên gia và đánh giá tiêu chuẩn in 130

5.1.1 Phỏng vấn chuyên gia về khả năng áp dụng của tiêu chuẩn nội bộ được đề xuất dựa theo tiêu chuẩn ISO 12647-9 có phù hợp với thực trạng công ty Canpac.130 5.1.2 Đánh giá của nhóm về khả năng áp dụng của tiêu chuẩn nội bộ được đề xuất dựa theo tiêu chuẩn ISO 12647-9 có phù hợp với thực trạng công ty Canpac sau khi khảo sát ý kiến từ các chuyên gia 144

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN 146

6.1 Kết quả đạt được 146

6.2 Thiếu sót của đề tài 146

Trang 18

PCM Print Color Management & ISO Procedures

ETP Electrochemical Tin_Plating (mạ thiếc điện hóa)

Trang 19

i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các sản phẩm sử dụng bao bì giấyBảng 2.2 Các sản phẩm sử dụng bao bì kim loạiBảng 2.3 Quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm in

Bảng 2.4 Các thông số xác lập tiêu chuẩn in Offset trên giấyBảng 2.5 Điều kiện in tiêu chuẩn cho loại vật liệu

Bảng 2.6 Màu sắc, định lượng và độ trắng cho vật liệu (tham khảo)Bảng 2.7 Màu sắc, định lượng và độ trắng cho vật liệu (tham khảo)Bảng 2.8 Tọa độ màu CIELAB với thứ tự in C – M – Y

Bảng 2.9 Tọa độ màu CIELAB với thứ tự in C – M – YBảng 2.10 Dung sai CIELAB ∆Eab cho vùng tông nguyênBảng 2.11 Gia tăng tầng thứ cho thang đo kiểm tra (%)

Bảng 2.12 Giá trị gia tăng tầng thứ cho điều kiện in trong bảng 2.5Bảng 2.13 Hệ số nhân để tính gia tăng tầng thứ cho hình 2.15

Bảng 2.14 Dung sai gia tăng tầng thứ và gia tăng tầng thứ trên lô cao su lớn nhất cho tờ in ký mẫu và in sản lượng (%)

Bảng 2.15 Các điều kiện in ấn tiêu chuẩn cho các chất nền in phổ biến

Bảng 2.16 Tọa độ CIELAB và độ trắng CIE cho chất nền in cho bao bì kim loạiBảng 2.17 Tọa độ màu CIELAB với thứ tự in C – M – Y

Bảng 2.18 Dung sai E00 cho chất lượng màu sắc của một quy trìnhBảng 2.19 Gia tăng tầng thứ cho thang đo kiểm tra (%)

Bảng 2.20 Giá trị gia tăng tầng thứ cho điều kiện in trong bảng 2.15Bảng 2.21 Hệ số nhân cho đường cong tăng giá trị tầng thứ

Bảng 2.22 Dung sai gia tăng tầng thứ và khoảng sai biệt tối đa vùng trung gian của tờ in thử và in sản lượng

Bảng 3.1 Tiêu chí kiểm tra file ở Adobe IllustratorBảng 3.2 Tiêu chí kiểm tra file PDF

Bảng 3.3 Đặc điểm in thử trên kim loại bằng máy in KTSBảng 3.4 Tiêu chí kiểm tra khuôn in

Bảng 3.5 Mục đích các lớp tráng phủ trong

Trang 20

j Bảng 3.6 Mục đích các lớp tráng phủ ngoài

Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật máy in CRABTREE 1290

Bảng 3.8 Thông số kỹ thuật máy tráng phủ CRABTREE MARQUESSBảng 3.9 Thông số kỹ thuật hệ thống sấy HUAYA

Bảng 3.10 Thông số kỹ thuật hệ thống sấy LTG – 7000Bảng 3.11 Thông số kỹ thuật máy in cán màng DH650

Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật máy in thử Roland Versa CAMM print & cut VS-300iBảng 3.13 Thông số kỹ thuật của màng ORIS Media Tranfer Film IV/90

Bảng 4.1 Các thiết bị đo lường

Bảng 4.2 Các thiết bị chiếu sáng thích hợp Bảng 4.3 Thiết bị CTP

Bảng 4.4 Bộ xử lý bản in và hoá chất Bảng 4.5 Giấy và máy in phun

Bảng 4.6 Yêu cầu về máy in

Bảng 4.7 Các yếu tố kiểm soát chất lượng Bảng 4.8 Quy trình làm việc trước in Bảng 4.9 Quy trình làm việc công đoạn in Bảng 4.10 Mục tiêu và dung sai

Bảng 4.11 Quy trình kiểm soát chất lượng Bảng 4.12 Các thiết bị đo lường

Bảng 4.13 Các thiết bị chiếu sáng thích hợp Bảng 4.14 Thiết bị CTP và bản in

Bảng 4.22 Điều kiện in

Trang 21

k Bảng 4.23 Thiết bị đo lường

Bảng 4.31 Thông số một số loại mực in hãng Huber cho in kim loại Bảng 4.32 Máy in

Bảng 4.33 Các yếu tố kiểm soát chất lượng Bảng 4.34 Quy trình làm việc trước in Bảng 4.35 Quy trình làm việc công đoạn in Bảng 4.36 Mục tiêu và dung sai

Bảng 4.37 Các điều kiện in ấn tiêu chuẩn cho các chất nền in phổ biến với thứ tự in K – C – M – Y

Bảng 4.38 Tọa độ màu CIELAB với thứ tự in C – M – Y Bảng 4.39 Gia tăng tầng thứ cho thang đo kiểm tra (%)

Bảng 4.40 Giá trị gia tăng tầng thứ cho điều kiện in cho các điều kiện in cho các chất nền in phổ biến

Bảng 4.41 Dung sai sai lệch cho phép của gia tăng tầng thứ Bảng 4.42 Giá trị cân bằng xám theo tiêu chuẩn ISO 12647- 9

Bảng 4.43 Dung sai E00 cho chất lượng màu sắc của một quy trình Bảng 4.44 Tọa độ CIELAB và độ trắng CIE cho chất nền in

Bảng 5.1 Biểu đồ đánh giá khả năng áp dụng của tiêu chuẩn nội bộ

Trang 22

l

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Nguyên lý kỹ thuật in Offset Hình 2.2 Cấu tạo của 1 đơn bị in Offset Hình 2.3 Bảng testform

Hình 2.4 Tọa độ màu xác định theo bảng 5 trong không gian CIELAB

Hình 2.5 Tọa độ màu xác định theo bảng 6 trong không gian CIELAB ( lót trắng) Hình 2.6 Đường gia tăng tầng thứ cho điều kiện in của bảng 2.1

Hình 2.7 Đường gia tăng tầng thứ cho điều kiện in của bảng 2.11 Hình 2.8 Quy trình sản xuất của công ty Canpac Việt Nam

Hình 3.1 Máy in CRABTREE 1290

Hình 3.2 Máy tráng phủ CRABTREE MARQUESS Hình 3.3 Hệ thống sấy HUAYA

Hình 3.4 Hệ thống sấy LTG- 7000 Hình 3.5 Máy cán màng DH650

Hình 3.6 Máy in Roland Versa CAMM print & cut VS-300i

Hình 4.1 Quy trình kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 12647-2 theo đề nghị của Heidelberg

Hình 4.2 Các mẫu thử nghiệm PCMHình 4.3 Tuyến tính hóa bản inHình 4.4 Cân bằng mực nướcHình 4.5 Chuẩn bị mựcHình 4.6 Tạo tham chiếu ướtHình 4.7 Cài đặt sẵn mực

Hình 4.8 In mẫu thử nghiệm tuyến tínhHình 4.9 In mẫu thử nghiệm đã hiệu chuẩnHình 4.10 Hồ sơ in

Hình 4.11 Hiệu chuẩn máy in phunHình 4.12 Bản in thử thích hợp

Hình 4.13 Kiểm tra và đánh giá công việc trực tiếp

Trang 23

m

Hình 4.14 Đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng theo chuẩn ISO 12647-9Hình 4.15 Các mẫu thử nghiệm PCM

Hình 4.16 Tuyến tính hóa bản inHình 4.17 Cân bằng mực nướcHình 4.18 Chuẩn bị mựcHình 4.19 Tạo tham chiếu ướtHình 4.20 Cài đặt sẵn mực

Hình 4.21 In mẫu thử nghiệm tuyến tínhHình 4.22 In mẫu thử nghiệm đã hiệu chuẩnHình 4.23 Hồ sơ in

Hình 4.24 Hiệu chuẩn máy in phunHình 4.25 Bản in thử thích hợp

Hình 4.26 Kiểm tra và đánh giá công việc trực tiếp

Hình 4.27 Đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 12647-9 theo thực trạng Công ty TNHH Canpac Việt Nam

Hình 4.28 Nguồn sáng D50 & D65Hình 4.29 Cấu tạo của thiếc

Hình 4.30 Các mẫu thử nghiệm PCMHình 4.31 Tuyến tính hóa bản inHình 4.32 Cân bằng mực nướcHình 4.33 Chuẩn bị mựcHình 4.34 Tạo tham chiếu ướtHình 4.35 Cài đặt sẵn mực

Hình 4.36 In mẫu thử nghiệm tuyến tínhHình 4 37 In mẫu thử nghiệm đã hiệu chuẩnHình 4.38 Hồ sơ in

Hình 4.39 Hiệu chuẩn máy in phunHình 4.40 Bản in thử thích hợp

Hình 4.41 Kiểm tra và đánh giá công việc trực tiếp

Hình 4.42 Quy trình xây dựng tiêu chuẩn nội bộ cho máy in offset trên vật liệu kim loại

Trang 24

n Hình 1 Đường Microline

Hình 2 Các ô tông tram Hình 3 Thiết bị Hi 8733

Trang 25

o

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Lại Giang (2006) – “Giáo trình Công nghệ Gia công sau in”, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Việt Nam

[2] Trần Thanh Hà (2013), “Giáo trình Vật liệu in”, Đại học Quốc gia TPHCM, Việt Nam

[3] Chế Quốc Long (2006), “Giáo trình Công Nghệ In”, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Việt Nam

[4] PGS.TS Ngô Anh Tuấn (2012), “Giáo trình Quản lý & kiểm tra chất lượng sản phẩm in”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh

[5] Tài liệu lưu hành nội bộ Công ty TNHH Canpac Việt Nam [6] H Kipphan, Handbook of Print Media, 2011

[7] Roland vs 300i User Manual [8] ISO 1264-2 (2013)

[9] ISO 12647-9 (2021)

Trang 26

1

CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT 1.1 Lý do chọn đề tài

Bao bì kim loại được làm chủ yếu bằng thép, nhôm và thiếc, Những lợi ích chính của bao bì kim loại bao gồm khả năng chống va đập, khả năng chịu được nhiệt độ khắc nghiệt, thuận tiện cho việc vận chuyển đường dài và các lợi ích khác Có nhu cầu cao về thực phẩm đóng hộp, đặc biệt là ở các khu vực đô thị bận rộn Do đó, sức hấp dẫn ngày càng tăng của sản phẩm đối với việc sử dụng này khuyến khích tiêu dùng Độ bền và khả năng chịu được áp lực cao của sản phẩm làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp nước hoa Bao bì dựa trên kim loại cũng đang phát triển khi các mặt hàng xa xỉ như bánh quy, cà phê, trà và các mặt hàng khác ngày càng trở nên phổ biến trong bao bì kim loại

Bao bì kim loại cũng đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, vì nó phù hợp để bảo vệ hàm lượng thực phẩm, đảm bảo thời hạn sử dụng lâu hơn hầu hết các giải pháp đóng gói khác Theo Liên hợp quốc, thế giới đang đô thị hóa nhanh chóng; Tỷ lệ người dân sống ở khu vực thành thị dự kiến sẽ tăng lên 66% vào năm 2050 Khi đô thị hóa đang tăng lên và sự giàu có ngày càng tăng, chế độ ăn uống đang thay đổi, đặc trưng bởi nhu cầu cao đối với thực phẩm đóng gói Ngoài ra, đặc tính bảo quản tuyệt vời của các loại sản phẩm kim loại khác nhau, mang lại thời hạn sử dụng cao hơn, đã làm tăng việc sử dụng bao bì kim loại trong ngành bao bì thực phẩm

Nhận thấy vấn đề đó, nhóm chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm soát

tiêu chuẩn in theo tiêu chuẩn iso 12647- 9 tại công ty TNHH Canpac Việt Nam” dựa

trên điều kiện sản xuất thực tế tại công ty làm đề tài thực hiện với mục đích nghiên cứu thực trạng và đề xuất tiêu chuẩn in trên vật liệu kim loại theo tiểu chuẩn ISO 12647- 9, từ đó xây dựng quy trình kiểm soát tiêu chuẩn phù hợp cho sản phẩm in trên vật liệu kim loại theo tiêu chuẩn ISO 12647- 9 và tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất

1.2 Mục tiêu đề tài

- Nghiên cứu thực trạng và tính hiệu quả của quy trình kiểm soát chất lượng in Offset trên vật liệu kim loại tại công ty Canpac theo tiêu chuẩn ISO 12647- 9

Trang 27

2

- Phân tích ưu, nhược điểm của quá trình áp dụng tiêu chuẩn để quản lý chất lượng sản phẩm in offset trên vật liệu kim loại tại công ty Canpac và đề xuất các phương án cải tiến tiêu chuẩn nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 12647- 9

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình kiểm soát tiêu chuẩn in hiện tại và đề xuất tiêu chuẩn nội bộ dựa trên điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 12647- 9 tại công ty Canpac

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu và xây dựng quy trình kiểm soát tiêu chuẩn in dựa trên vật liệu kim loại theo chuẩn ISO 12647-9 dựa trên thực trạng và điều kiện sản xuất thực tế ở công ty Canpac

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Quan sát, ghi nhận cách thức vận hành quy trình sản xuất in tại công ty Canpac từ đó xây dựng quy trình kiểm soát tiêu chuẩn in theo tiêu chuẩn ISO 12647- 9 dựa vào thực trạng công ty

- Thực hiện khảo sát và đánh giá tiêu chuẩn in mà nhóm đã xây dựng dựa trên kiến thức có được và theo tiêu chuẩn ISO 12647- 9 có phù hợp với điều kiện sản xuất tại công ty Canpac

- Tổng hợp, so sánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu

1.5 Giới hạn đề tài

Do hạn chế về thời gian thực nghiệm nhóm tập trung vào nghiên cứu và đề xuất quy trình kiểm soát tiêu chuẩn in trên vật liệu kim loại tại Công Ty Canpac dựa trên tiêu chuẩn ISO 12647-9

Trang 28

3

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về in Offset

2.1.1 Giới thiệu về phương pháp in Offset

Với tiền thân là Lithography, Offset là phương pháp in bản phẳng tương tự với đặc điểm là các hình ảnh in được thể hiện trên cùng một mặt phẳng với nhau và với các phần tử không in Là một kỹ thuật in ấn gián tiếp trong đó các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (vật thể truyền mực trung gian) trước rồi mới ép từ miếng cao su này

lên giấy

• Trong kỹ thuật in Offset các phần tử in và không in gần như nằm trên một mặt phẳng (thường là bề mặt kim loại như nhôm, kẽm, hợp kim hoặc polime) với những tính chất bề mặt vật lý và hóa học khác nhau

• Trong quá trình in, các phần tử không in có tính chất đẩy mực và các phần tử in có tính nhận mực do đó mực chỉ bám ở những nơi cần in

• In offset là công nghệ in gián tiếp nghĩa là hình ảnh trước tiên được chuyển lên ống cao su sau đó sẽ được truyền lên giấy in

• Mực sử dụng trong công nghệ này là dạng mực đặc

2.1.2 Nguyên lý hoạt động

Kỹ thuật in Offset là sự kế thừa và tiếp tục phát triển của kỹ thuật in phẳng Nguyên lý in Offset dựa trên sự phân tách mực nước trên bản in, nghĩa là phần tử in nhận mực đẩy nước và phần tử không in nhận nước đẩy mực Cụ thể, hệ thống làm ẩm cấp một lượng dung dịch làm ẩm lên phần tử không in, lớp dung dịch này sẽ giữ sạch phần tử không in trong quá trình bản in được chà mực (khi chà mực chỉ có phẩn tử in nhận mực) Do cả mực và nước cùng nằm trên một phẳng nên không thể tiếp xúc trực tiếp với vật liệu in (in gián tiếp) vì vậy mực sẽ được truyền qua tấm cao su trước khi truyền lên vật liệu in Nhờ đặc điểm của quá trình in và tính chất đàn hồi của tấm cao su mà hình ảnh in được sắc nét và đáp ứng được đa dạng các loại vật liệu

Trang 29

4

Hình 2.1 Nguyên lý kỹ thuật in Offset

Quá trình in Offset phụ thuộc nhiều vào đặc tính lý hoá của các thành phần tham gia quá trình in cũng như vật liệu in nên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình in cũng đa dạng

Một thiết bị in Offset tờ rời gồm các bộ phận sau: Bộ phận cung cấp giấy, đơn vị in (có một hoặc nhiều đơn vị in), các thiết bị trung chuyển để đưa giấy qua máy in, bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ như bàn điều khiển in

Một đơn vị in Offset thường có 3 trục ống gồm: ống bản (Plate Cylinder), ống cao su (Blanket Cylinder) và ống ép in (Impression Cylinder) Có nhiều hình thức để sắp xếp chúng, nhưng dù ở hình thức nào, ống bản luôn đặt ở vị trí cao nhất, ống cao su ở vị trí trung gian và ống ép in nằm ở vị trí thấp nhất

Hình 2.2 Cấu tạo của 1 đơn bị in Offset

Trang 30

5

Phương pháp in Offset có các điểm chính:

• Bản in có tính nhạy sáng quang hóa để tạo phần tử in

• Bản in được chà nước lên, các phần tử không in ưa nước sẽ được phủ bởi nước và đẩy mực ra sau đó

• Sau đấy chà mực lên bản in bởi các lô chà mực, các phần tử in với tính chất ưa dầu sẽ nhận mực

• Hình ảnh thuận sau đó được chuyền trung gian qua lô cao su trở thành hình ảnh ngược bởi một áp lực thích hợp

• Tiếp đấy hình ảnh được truyền lần nữa từ tấm cao su lên giấy trở lại thành ảnh thuận

2.1.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp in offset so với các phương pháp in khác a Ưu điểm

• Dễ in trên mọi loại giấy (do đặc tính đàn hồi của lô cao su có khả năng bù trừ độ không bằng phẳng của giấy)

• Khuôn in chế tạo đơn giản

• Chất lượng hình ảnh cao, cho hình ảnh sắc nét • Thích hợp với in số lượng lớn

• In được trên kim loại như vỏ lon,…

• Bản in sẽ có tuổi thọ lâu hơn vì không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần in…

2.1.4 Đặc trưng các sản phẩm bao bì in trên vật liệu giấy

Bao bì giấy là sản phẩm bao bì được làm bằng chất liệu giấy khá phổ biến trên thị trường hiện nay Loại bao bì này được phân thành nhiều nhóm loại khác nhau dựa trên: kiểu

Trang 31

Bảng 2.1 Các sản phẩm sử dụng bao bì giấy

1 Bao bì carton để đựng sản phẩm: hoa quả, thuốc, chè,…

Sản phẩm hoa quả chứa trong bao bì hộp carton

• Vật liệu: giấy, giấy bìa sóng bồi, cuộn màng,…

• Hình dạng: đa dạng theo thiết kế của khách hàng

• Yêu cầu thành phẩm: Cán màng, dập nổi, cấn bế.

2 Bao bì hộp giấy dùng để làm hộp cafe, bánh, mỹ phẩm…

Sản phẩm mỹ phẩm chứa trong bao bì hộp giấy

• Vật liệu: giấy, cuộn màng, nhũ, • Hình dạng: đa dạng theo thiết kế

của khách hàng

• Yêu cầu thành phẩm: cán màng bóng hoặc mờ, ép nhũ, cấn, bế

3 Bao bì hộp cứng dùng làm hộp quà lưu niệm, rượu, bánh trung thu, giày…

• Vật liệu: giấy, bồi lớp bìa cứng, cuộn màng, cuộn nhũ,

Trang 32

4 Thùng giấy carton dùng cho việc đóng gói hàng hoá

2.2 Bao bì kim loại

2.2.1 Lịch sử phát triển của phương pháp in Offset trên kim loại

Công nghệ chế tạo hộp kim loại, hộp thiếc có nguồn gốc từ Pháp, sau khi Louis Pasteur khám phá ra phương pháp khử trùng cho thực phẩm, trái cây vào năm 1854 Nhu cầu về trang trí, in ấn trên hộp thiếc được đáp ứng với máy in Offset trên kim loại dạng “trục ép phẳng” Đây là dòng máy đầu tiên của in Offset trên kim loại

Trang 33

8

Đến thập niên 30, máy in offset trên kim loại này vẫn còn được sử dụng, cho dù cách đó 10 đã xuất hiện máy in offset trên kim loại dạng “trục ép trục”, nạp liệu bằng tay Năm 1932, hãng sản xuất mỹ phẩm nổi tiếng của Đức Beiersdorf giới thiệu máy in offset trên kim loại với dây chuyền sấy liên tục, dùng để sản xuất bao bì thiếc

Sự xuất hiện của lon 2 mảnh (two-piece can) vào đầu thập niên 70 làm giảm hẳn nhu cầu về máy in trên kim loại, đây là giai đoạn cạnh tranh gây gắt giữa các nhà cung cấp máy in và gây nên sự đình trệ cho sự phát triển máy in trên kim loại Máy in offset trên kim loại rơi vào giấc ngủ dài hơn 20 năm, đây chính là nguyên nhân tạo nên khoảng cách về công nghệ giữa in offset trên giấy và in offset trên kim loại

Khi đối diện với những khó khăn về mặt kinh tế, áp lực giảm vốn đầu tư và vốn sản xuất là điều tất yếu phải xảy ra đối với các nhà cung cấp máy in Những máy in ở thập niên 70 dần dần được thay thế bởi những máy in 8 màu hay nhiều màu hơn Sự thay đổi theo nhu cầu của thị trường giúp ngành in trên kim loại có một luồn sinh khí mới, các hãng chế tạo mực in và máy in phải cho ra đời những công nghệ mới để phát triển chất lượng và phạm vi ứng dụng của máy in trên kim loại Hiện nay, đã xuất hiện nhiều máy in offset trên kim loại với nhiều màu, hệ thống sấy hiện đại, sấy UV, vật liệu in đa dạng (sẽ được trình bày chi tiết hơn ở những bài sau) đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của thị trường

2.2.2 Sự ra đời của bao bì kim loại

• Năm 1810, một người Anh dùng bình sắt tráng thiếc chứa thực phẩm

• Năm 1880, máy tự động sản xuất bao bì kim loại được giới thiệu lần đầu tiên • Năm 1940, nước giải khát có gas đóng lon được đưa ra thị trường

• Năm 1958, lần đầu tiên lon nhôm được bán

• Năm 1968, Reynolds người tiêu dùng tiên phong tái chế lon nhôm

• Ngày nay, có hơn 600 kích cỡ và kiểu bao bì kim loại khác nhau đang được sản xuất, cho phép người tiêu dùng mua hơn 1.500 các loại thực phẩm khác nhau, như là lon được đúc và tạo hình, lon được in nhiều hình ảnh, lon mở được dễ dàng và đồ hộp có thể hâm trong lò vi ba…

2.2.3 Đặc tính chung

• Bao bì kim loại chứa đựng bảo quản thực phẩm trong khoảng thời gian rất dài nhằm phục vụ nhu cầu ăn liền cho những vùng xa nơi mà không thể cung cấp thức ăn,

Trang 34

9

không có điều kiện thu hoạch những thực phẩm tươi sống Bao bì kim loại có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài từ 2- 3 năm, thuận tiện cho việc chuyên chở, phân phối xa

• Hiện nay trên thế giới, công nghệ đồ hộp đang ở mức ổn định không phát triển mạnh, càng ngày người ta càng thích ăn thực phẩm tươi vừa mới chế biến, bao bì kim loại được sản xuất nhằm giải quyết vấn đề thời vụ, tránh ứ đọng và nhằm cung cấp thực phẩm ăn liền, vận chuyển được xa và bảo quản lâu dài

• Nhìn chung, bao bì kim loại có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

- Thuận tiện vận chuyển

- Đảm bảo được độ kín (thân, nắp, đáy làm cùng một vật liệu)

- Chống ánh sáng tốt

- Chịu nhiệt tốt và khả năng truyền nhiệt cao

- Bề mặt sáng, bóng, đẹp, có thể tráng lớp vecni để bảo vệ lớp in không bị trầy xước

Nhược điểm:

- Dễ bị oxy hóa nếu không tráng lớp vecni

- Không thấy sản phẩm bên trong

- Giá thành sản xuất và đóng gói bao bì khá cao

• Chế tạo lon nhôm có thể đạt được chiều cao đến 110mm, nếu chế tạo bằng vật liệu thép thì không thể theo công nghệ kéo vuốt với chiều cao như lon nhôm vì thép rất

cứng, vững

b Lon ba mảnh (Lon ghép)

Trang 35

2.2.4.2 Phân loại theo vật liệu bao bì a Bao bì thép tráng thiếc (sắt tây)

• Bao bì thép tráng thiếc: Có thành phần chính là sắt, và các phi kim, kim loại khác

như carbon hàm lượng ≤ 2,14%, Mn ≤ 0,8%, Si ≤ 0,4%, P ≤ 0,05%, S ≤ 0,05% Hàm lượng carbon chỉ nên ở mức 0,15 – 0,5% vì nếu hàm lượng carbon lớn thép không đạt được tính mềm dẻo mà có tính giòn (điển hình như gang) Để có thể làm bao bì kim loại, yêu cầu hàm lượng carbon ở khoảng 0,2%

• Thép có màu xám đen không có độ bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn trong môi trường axit, kiềm Khi được tráng thiếc thì thép có bề mặt sáng bóng Tuy nhiên thiếc là một kim loại lưỡng tính (giống Al) nên dễ tác dụng với axit, kiềm, do đó ta cần tráng lớp vec-ni (nhựa nhiệt rắn) có tính trơ trong môi trường axit và kiềm • Quy trình sản xuất thép khá phức tạp và chi phí cao, bao bì kim loại thép không thể tái sử dụng, đồng thời việc tái chế cũng tốn nhiều chi phí và công sức Do đó công nghiệp đồ hộp thực phẩm vẫn còn tồn tại vấn đề ô nhiễm

b Bao bì kim loại nhôm

• Bao bì kim loại nhôm: nhôm làm bao bì có độ tinh khiết đến 99%, và những thành phần kim loại khác có lẫn trong Al như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Zn, Ti • Bao bì nhôm có dạng hình trụ tròn, thuộc loại lon hai mảnh: thân dính liền đáy

và nắp Nắp được ghép với thân theo cách ghép mí của lon thép tráng thiếc ba mảnh

• Bao bì lon nhôm được chế tạo đặc biệt sử dụng để chứa đựng nước giải khát có gas, bia, là những loại dung dịch lỏng có tạo áp lực bên trong bao bì Do nhôm có tính mềm dẻo cao khi bao bì chứa đựng những loại thức uống có gas, gas tạo áp lực ở trong lon, tạo sự cứng vững cho lon nhôm một cách hợp lý

Trang 36

11

• Một đặc điểm quan trọng là nhôm chống được tia cực tím do đó ngoài dạng lon, nhôm được dùng ở dạng lá nhôm ghép với các vật liệu khác như plastic để bao gói thực phẩm, chống thoát hương, chống tia cực tím

• Nhôm dùng làm bao bì có độ tinh khiết 99 - 99,8% • Độ dày lá nhôm làm lon hộp khoảng 320μm

• Lá nhôm thường được dùng bao gói các loại kẹo, chocolate,… do tính mềm dẻo của lá nhôm, lá nhôm có thể áp sát bề mặt các loại thực phẩm này, ngăn cản sự tiếp xúc với không khí, vi sinh vật, hơi nước…

Bảng 2.2 Các sản phẩm sử dụng bao bì kim loại

1 Bao bì kim loại dạng thùng dùng cho sản phẩm bánh kẹo, dầu, nhớt,…

Bánh quy được chứa trong bao bì hộp kim loại dạng thùng

• Vật liệu: kim loại sắt, varnish,… • Hình dạng: đa dạng theo thiết kế của

• Vật liệu: kim loại nhôm, varnish,… • Hình dạng: đa dạng theo thiết kế của

khách hàng

• Yêu cầu thành phẩm: ghép mí, tráng phủ varnish,…

Trang 37

Đồ ăn nhanh được chứa trong bao bì lon 3 mảnh

• Vật liệu: kim loại thép, varnish,… • Hình dạng: đa dạng theo thiết kế của

khách hàng

• Yêu cầu thành phẩm: ghép mí, tráng phủ varnish,…

4 Bao bì kim loại dạng hộp

Thức ăn nhanh được chứa trong bao bì hộp kim loại dạng hộp

• Vật liệu: kim loại sắt, varnish,… • Hình dạng: đa dạng theo thiết kế của

Trang 38

13

• Hệ thống nạp vật liệu in của máy in offset trên kim loại về cơ bản cũng giống hệ thống nạp liệu của máy in offset trên giấy Tuy nhiên, để tách rời các tờ kim loại, máy in trên kim loại phải sử dụng nam châm vĩnh cữu có độ nhiễm từ cao Nam châm này có nhiệm vụ làm cho các tờ thiếc tích điện cùng dấu, khi đó những tờ thiếc này sẽ đẩy nhau và tách rời ra Điều này chỉ phù hợp đối với kim loại có khả năng nhiễm từ là thiếc hay còn gọi là sắt lá Đối với kim loại không nhiễm từ, ví dụ như nhôm, hệ thống nạp liệu gần như là giống đối với in giấy, nhôm lá sẽ được tách ra thông qua hệ thống chổi và khí thổi

• Hệ thống định vị vật liệu (tay kê đầu và tay kê hông) của máy in là vấn đề ảnh hưởng nhiều đến việc chồng màu chính xác, tốc độ vận hành của máy Năm 1980, đối với in offset giấy việc định vị tay kê đầu được thực hiện trước khi tờ in đi vào đơn vị in thứ nhất Trong suốt chu trình in, tờ in được vận chuyển với sự kiểm soát chính xác của các nhíp bắt, nhờ vậy việc chồng màu chính xác là điều tuyệt đối Trong khi đó máy in offset trên kim loại vẫn còn ứng dụng phương pháp định vị cổ điển, nghĩa là tay kê đầu của tờ kim loại được xác định ngay tại nhíp bắt nằm trên ống ép của mỗi đơn vị in giúp cho việc chồng màu được thực hiện chính xác Cho đến năm 1994, máy in offset trên kim loại mới có bước đột phá khi ứng dụng hệ thống định vị với một lần định vị tay kê đầu nằm ngay trước đơn vị in thứ nhất, điều mà máy in trên giấy đã ứng dụng từ những năm 1980 Và tay kê hông của máy in trên kim loại và in trên giấy không có sự khác biệt lớn

• Đối với các máy in nhiều hơn 4 màu, cũng gần giống như in trên giấy, để đảm bảo chất lượng in, ngay sau mỗi đơn vị in offset trên kim loại có đèn UV sấy khô bề mặt mực Về vấn đề sấy khô mực, do đặc tính không thấm hút của thiếc nên trong hệ thống in offset trên kim loại luôn phải có một hệ thống sấy ngay phía sau Hiện tại có 2 dạng máy sấy phổ biến: sấy khô bằng nhiệt (đốt từ gas) và sấy khô bằng đèn UV, ứng với mỗi phương pháp sấy khô là một loại mực tương ứng Do phương pháp sấy khô bằng nhiệt xuất hiện từ khi máy in trên kim loại ra đời nên mực in cho phương pháp sấy này thường được gọi là mực in truyền thống

2.3.2 Sự khác biệt cơ bản giữa mực in truyền thống và mực UV

Trải qua hàng thập kỷ, mực truyền thống đã được sử dụng cho in bao bì kim loại Cùng với sự phát triển của công nghệ UV, sự hiện diện của mực in UV cũng gia tăng, các nhà

Trang 39

Trong dây chuyền in mực truyền thống, kết quả cuối cùng của tờ thiếc in sẽ được kiểm tra sau khi sấy kho khoảng 7 đến 8 phút Nếu kết quả có vấn đề thì một lò sấy dài chứa đầy các tờ thiếc sẽ là phế phẩm và chúng phải đi qua hết lò sấy sau đó mới được tách ra Với chuyền in mực UV, nhân viên vận hành có thể kiểm tra ngay lập tức thành phẩm và các phế phẩm được tách ra một kiện riêng ngay tức thì

Trong in trên kim loại, thiếc phải được tráng một lớp phủ trắng trước khi in Lớp tráng trắng này hiện đang được sấy khô bằng nhiệt, giống phương pháp sấy khô mực truyền thống Do đó, nếu đầu tư dây chuyền in mực UV thì vẫn phải đầu tư dây chuyền sấy mực truyền thống để phục vụ cho việc tráng phủ

Việc kiểm soát mực in UV cũng phức tạp hơn nhiều bởi vì chất lượng in cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của cân bằng mực nước Không quá khó để kiểm soát được sự cân bằng này nhưng nó đòi hỏi thợ in phải có kinh nghiệm mới sử dụng thành công mực UV

2.3.3 Đánh giá chất lượng sản phẩm in trên vật liệu giấy và vật liệu kim loại  Ưu và nhược điểm của sản phẩm in trên vật liệu giấy

Ưu điểm:

• Thân thiện với môi trường: Bao bì giấy được làm từ chất liệu tự nhiên và có khả năng phân huỷ trong tự nhiên, do đó thân thiện với môi trường hơn so với các loại bao bì khác

• Tính linh hoạt: Bao bì giấy có thể sản xuất với nhiều hình dạng, kích cỡ và kiểu dáng khác nhau để phù hợp với nhu cầu đóng gói của sản phẩm

Trang 40

• Không thích hợp cho sản phẩm nặng và lớn: Bao bì giấy không phù hợp cho sản phẩm có kích thước quá lớn và nặng

Ưu và nhược điểm của sản phẩm in trên vật liệu kim loại Ưu điểm:

• Không bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt nên có thể gia nhiệt, làm lạnh nhanh trong mức có thể

• Độ bền cơ học cao

• Bảo vệ tốt: Được làm từ các nguyên liệu như nhôm, thiếc, sắt, bạc,… nên bao bì kim loại có tính năng chống thấm và kháng khuẩn, giúp bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi sự ô nhiễm và các yếu tố bên ngoài

• Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm

• Bao bì kim loại có tính chất chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt cao, do đó thực phẩm các loại có thể đóng hộp, thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh

• Có khả năng tái chế cao

• Trang trí và thương hiệu hoá: bao bì kim loại có thể trang trí để thu hút khách hàng và giúp tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm Cũng như có thể in logo và thông tin thương hiệu để quảng bá sản phẩm

Nhược điểm:

• Độ dẻo dai: Với tính chất thô cứng nên bao bì kim loại không có tính dẻo, nếu chịu lực va đập hoặc uốn cong quá mức sẽ bị hỏng

Ngày đăng: 07/06/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w