1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty cổ phần bê tông ly tâm thủ đức 1

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Lập Kế Hoạch Và Điều Độ Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức 1
Tác giả Nguyễn Thu Kiều
Người hướng dẫn ThS. Võ Thị Xuân Hạnh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Công Nghiệp
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 8,94 MB

Nội dung

Trong suốt quá trình thực tập tại nhà máy, được tìm hiểu và trải nghiệm thực tế từ các công đoạn sản xuất, tình hình ở nhà máy như kho bãi chứa hàng, khuôn mẫu, máy móc thiết bị

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11/2023

GVHD: ThS VÕ THỊ XUÂN HẠNH SVTH: NGUYỄN THU KIỀU

S K L 0 1 2 0 2 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ ĐIỀU ĐỘ

SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG

LY TÂM THỦ ĐỨC 1

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA KINH TẾ

GVHD: ThS Võ Thị Xuân Hạnh SVTH: Nguyễn Thu Kiều

MSSV: 20124269 Khóa: K20

Ngành: Quản lý công nghiệp

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

MSSV: 20124269 Khóa: K20

Ngành: Quản lý công nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP HCM, ngày … tháng … năm 2023 Giảng viên hướng dẫn

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP HCM, ngày … tháng … năm 2023

Giảng viên phản biện

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt khoảng thời gian thực tập ở công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1,

em được nhân viên bộ phận kế hoạch – điều độ hỗ trợ tham quan thực tế về hoạt động sản xuất nhà máy, đặc biệt là mảng lập kế hoạch sản xuất, qua đó giúp em thu thập kiến thức mới và học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế ở công ty, từ đó có thể nắm bắt

rõ hơn với những lý thuyết đã học hỏi được

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo của công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1, là nơi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ em trong quá trình thực tập tại công ty, đặc biệt là anh Tạ Văn Thái – nhân viên lập kế hoạch cùng tất cả các anh chị trong phòng kế hoạch – điều độ, là những nhân viên trực tiếp hướng dẫn cho em về công việc chuyên môn Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Võ Thị Xuân Hạnh đã tận tình quan tâm, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Trong khoảng thời gian thực tập ở công ty đã đem lại cho em những trải nghiệm đáng quý, giúp em hiểu hơn về vị trí nhân viên lập kế hoạch sản xuất cần phải có những yêu cầu và kỹ năng cơ bản nào Từ đó, giúp em trau dồi và rèn luyện bản thân hơn nữa,

bổ sung kịp thời các kỹ năng cần thiết còn thiếu và đó sẽ là hành trang giúp em phát triển hơn ở tương lai

Dưới đây là bài báo cáo tốt nghiệp về “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty cổ phần bê tông Ly tâm Thủ Đức 1” Do kiến thức chuyên môn của bản thân còn hạn chế và diễn đạt chưa tốt nên khó tránh khỏi những sai sót trong quá trình viết báo cáo tốt nghiệp Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý từ cô và quý anh/chị trong công ty để bài báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

TP HCM, ngày … tháng … năm 2023

Sinh viên

Nguyễn Thu Kiều

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

định nguồn lực doanh nghiệp

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Sản phẩm và thông số sản phẩm của công ty 7

Bảng 1.2: Thu nhập bình quân/ tháng của nhân viên giai đoạn 2020 – 2022 10

Bảng 1.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 11

Bảng 2.1: Các phân hệ ứng dụng chủ yếu trong ERP 23

Bảng 2.2: Ma trận ưu tiên của các tiêu chí 25

Bảng 2.3: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí được xem xét 26

Bảng 3.1: Diễn giải quy trình lập kế hoạch sản xuất tại công ty 34

Bảng 3.2: Chủng loại sản xuất 39

Bảng 3.3: Cơ cấu phân bổ khuôn sản xuất cho đơn hàng Sông Lam 41

Bảng 3.4: So sánh giữa tiến độ sản xuất theo kế hoạch với tiến độ sản xuất thực tế 53

Bảng 3.5: Tình hình nguồn nhân lực của công ty 59

Bảng 4.1: Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 68

Bảng 4.2: Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị 69

Bảng 4.3: Đánh giá tiêu chí lựa chọn phần mềm ERP 72

Bảng 4.4: Ước tính mức chi phí đào tạo cho khóa học ngắn hạn 84

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Logo công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1 4

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức công ty 8

Hình 1.3: Thu nhập bình quân/ tháng nhân viên 10

Hình 1.4: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022 12

Hình 2.1: Quá trình sản xuất 14

Hình 2.2: Quy trình lập kế hoạch sản xuất 20

Hình 2.3: Sơ đồ tổng quan về AHP 24

Hình 2.4: Đánh giá các tiêu chí theo từng cặp dựa vào mức độ ưu tiên 25

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức phòng kế hoạch – điều độ 30

Hình 3.2: Quy trình lập kế hoạch sản xuất 33

Hình 3.3: Thông tin cho đơn đặt hàng 37

Hình 3.4: Hợp đồng kinh tế 38

Hình 3.5: Đơn đặt hàng sản xuất cọc BTCT D600 39

Hình 3.6: Kế hoạch sản xuất cọc D600C 40

Hình 3.7: Tiến độ sản xuất cọc D600C 42

Hình 3.8: Triển khai sản xuất cọc D600 L 11m 44

Hình 3.9: Sản xuất 46

Hình 3.10: Lũy kế sản xuất 47

Hình 3.11: Lũy kế sản xuất và chuyển đổi 47

Hình 3.12: Tồn kho 47

Hình 3.13: Thống kê tổng quát kế hoạch, sản xuất, giao hàng 48

Hình 3.14: Sản xuất 48

Hình 3.15: Lũy kế sản xuất 49

Hình 3.16: Chuyển đổi 49

Hình 3.17: Lũy kế chuyển đổi 49

Hình 3.18: Lũy kế sản xuất và chuyển đổi 50

Hình 3.19: Giao hàng 50

Hình 3.20: Lũy kế giao hàng 50

Hình 3.21: Lũy kế thực giao 51

Trang 10

Hình 3.22: Phiếu yêu cầu giao hàng 51

Hình 3.23: Tồn kho 52

Hình 3.24: Thống kê tổng quát kế hoạch, sản xuất, giao hàng 52

Hình 4.1: Mô hình lựa chọn nhà cung cấp ERP phù hợp 77

Hình 4.2: So sánh giữa cặp các nhóm tiêu chí 78

Hình 4.3: So sánh giữa cặp tiêu chí trong nhóm 1 78

Hình 4.4: So sánh giữa cặp tiêu chí trong nhóm 2 78

Hình 4.5: So sánh giữa cặp tiêu chí trong nhóm 3 79

Hình 4.6: Kết quả so sánh cặp các phương án đối với tiêu chí N11 79

Hình 4.7: Kết quả so sánh cặp các phương án đối với tiêu chí N12 79

Hình 4.8: Kết quả so sánh cặp các phương án đối với tiêu chí N21 79

Hình 4.9: Kết quả so sánh cặp các phương án đối với tiêu chí N22 80

Hình 4.10: Kết quả so sánh cặp các phương án đối với tiêu chí N31 80

Hình 4.11: Kết quả so sánh cặp các phương án đối với tiêu chí N32 80

Hình 4.12: Tính toán tổng hợp 81

Hình 4.13: Phiếu đánh giá về khóa học của học viên 86

Trang 11

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ii

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC HÌNH ẢNH v

MỤC LỤC viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu các chương báo cáo 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC 1 4

1.1 Tổng quan về công ty 4

1.1.1 Giới thiệu chung 4

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4

1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi 5

1.1.4 Lĩnh vực hoạt động 6

1.1.5 Cơ cấu của tổ chức 8

1.2 Nguồn nhân lực công ty 10

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 11

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14

2.1 Khái quát về sản xuất 14

2.1.1 Khái niệm sản xuất 14

2.1.2 Chức năng cơ bản của sản xuất 15

2.2 Tổng quan về công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất 16

2.2.1 Khái niệm về lập kế hoạch sản xuất 16

2.2.2 Vai trò công tác lập kế hoạch sản xuất 17

Trang 12

2.2.3 Khái niệm về điều độ sản xuất 18

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất 18

2.4 Căn cứ lập kế hoạch sản xuất 19

2.5 Quy trình lập kế hoạch sản xuất 20

2.6 Tổng quan về hệ thống ERP 22

2.6.1 Khái niệm ERP 22

2.6.2 Lợi ích của doanh nghiệp khi triển khai ERP 22

2.6.3 Cấu trúc của hệ thống ERP 23

2.7 Mô hình AHP 23

2.7.1 Khái niệm AHP 23

2.7.2 Ứng dụng AHP 24

2.7.3 Quy trình phân tích thứ bậc 24

2.8 PDCA 26

2.8.1 Khái niệm về PDCA 26

2.8.2 Lợi ích của PDCA 26

2.8.3 Các giai đoạn PDCA 27

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC 1 28

3.1 Quy trình sản xuất tại Công ty 28

3.2 Tổng quát về công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại TDC1 29

3.3 Tổng quan về công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất 29

3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ phận kế hoạch – điều độ 30

3.3.2 Nhiệm vụ bộ phận kế hoạch – điều độ 30

3.3.3 Căn cứ lập kế hoạch sản xuất tại công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1 31

3.3.4 Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại công ty 33

3.4 Minh họa chi tiết cho công tác lập kế hoạch sản xuất đơn hàng D600C 37

3.5 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty TDC1 54

3.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty CP Bê tông Ly tâm Thủ Đức 1 62

3.6.1 Những tác động từ bên trong 62

Trang 13

3.6.2 Những tác động từ bên ngoài 65

3.7 Nhận xét chung về công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty 66

3.7.1 Những thành quả đạt được 66

3.7.2 Những vấn đề còn tồn tại 66

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC 1 68

4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 68

4.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội tác động đến công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất 68

4.1.2 Định hướng mục tiêu phát triển của công ty 68

4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1 70

4.2.1 Giải pháp triển khai ứng dụng ERP 70

4.2.2 Giải pháp về vấn đề hàng tồn kho 81

4.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực 83

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 91

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay với nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vai trò doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất trở nên vô cùng quan trọng Bởi ngành công nghiệp sản xuất không chỉ góp phần trong việc tạo ra sản phẩm cung cấp cho khách hàng mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển công nghiệp và kinh tế trong quá trình hướng đến trở thành một nước công nghiệp

Lập kế hoạch và điều độ sản xuất là một trong những chức năng quan trọng trong bất cứ công ty sản xuất nào Việc lập kế hoạch và điều độ sản xuất nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cũng như tối thiểu hóa chi phí sản xuất đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin với khách hàng, gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường

Đối với công ty về ngành bê tông nói chung và công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1 nói riêng, do đặc thù về sản xuất các sản phẩm xây dựng được làm từ chất liệu như thép, xi măng, cát, phụ gia, … do đó quy trình sản xuất ở nhà máy còn bán tự động, nhiều công đoạn phải cho công nhân làm thủ công Vì vậy, trong công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất dễ nảy sinh ra những sự cố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất tại công ty Trong suốt quá trình thực tập tại nhà máy, được tìm hiểu và trải nghiệm thực tế từ các công đoạn sản xuất, tình hình ở nhà máy như kho bãi chứa hàng, khuôn mẫu, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, … đây đều là những yếu

tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất Với những vấn đề trên, tác giả nhận thấy tầm quan trọng cũng như sự cấp thiết trong việc khắc phục các vấn đề hạn chế còn tồn đọng trong khâu đó Do đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1 để có cái nhìn tổng quát hơn

Trang 15

- Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công

ty

- Dựa vào những ưu điểm, nhược điểm từ thực trạng để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1

+ Về thời gian: nghiên cứu công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty

CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1 trong giai đoạn từ năm 2020 – 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu, phân tích từ các báo cáo của các phòng ban trong công ty, Internet Đây là những phương pháp nghiên cứu khoa học có độ tin cậy cao giúp tác giả tổng hợp, phân tích từ các số liệu thu thập được nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra trong bài nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Các dữ liệu sơ cấp: thông qua quá trình nghiên cứu, quan sát thực tế từ công ty + Các dữ liệu thứ cấp: thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh, tài liệu nội bộ từ các phòng ban của công ty

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: phân tích và đánh giá các dữ liệu, thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu, từ đó tổng hợp và đề xuất những giải pháp phù hợp

Trang 16

- Phương pháp thống kê mô tả: trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, phương pháp được sử dụng để mô tả, biểu diễn thông qua việc xây dựng các bảng biểu, đặc điểm của các yếu tố thu thập được

5 Kết cấu các chương báo cáo

Đề tài có kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty CP

bê tông Ly tâm Thủ Đức 1

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại

công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP BÊ TÔNG LY

TÂM THỦ ĐỨC 1

1.1 Tổng quan về công ty

1.1.1 Giới thiệu chung

Tên công ty: Công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1

Người đại diện pháp luật: Nguyễn Ngọc Hùng – Giám đốc Công ty

Logo công ty:

Hình 1.1: Logo công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức 1

(Nguồn: https://betongthuduc1.vn/)

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần bê tông Ly tâm Thủ Đức 1 (TDC1) được thành lập vào tháng 5 năm 2008 theo giấy phép kinh doanh số: 0300912751 cấp ngày 13 tháng 5 năm 2008 (thay đổi lần 5, ngày 06/05/2014 - mã số doanh nghiệp: 3700912751) tại sở kế hoạch tỉnh Bình Dương

Trang 18

Công ty được thành lập dựa trên những cổ đông sáng lập lớn là công ty CP bê tông Ly tâm Thủ Đức (TDC) chiếm với tỷ lệ vốn 51%, là đơn vị có năng lực kinh nghiệm lâu năm trên thị trường đối với các sản phẩm trụ điện, cọc PC (cọc bê tông ly tâm ứng lực trước thường) và PHC (cọc bê tông ly tâm ứng lực trước cường độ cao) công nghệ dự ứng lực, các sản phẩm bê tông đúc sẵn, đội ngũ cán bộ công nhân viên nòng cốt đầy kinh nghiệm đều trải qua công tác tại công ty TDC Với những thuận lợi

đó sau 07 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh TDC1 đã nhanh chóng thể hiện thương hiệu của TDC1 trên thị trường phía nam và trung bộ

Hiện nay doanh thu trung bình của công ty đạt được trên 500 tỷ/ năm Công suất nhà máy có thể làm tới 200.000 tấn/ năm

Vị trí nhà máy công ty TDC1 nằm ngay trên trục mặt tiền của tỉnh lộ ĐT 747 kết nối thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai Cuối nhà máy là con sông Đồng Nai với mực nước sâu cho xà lan

2000 tấn đi qua được Công ty có thể tập kết vật liệu đầu vào và xuất sản phẩm đầu ra

cả phương tiện đường bộ và thủy một cách thuận tiện

1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

Tầm nhìn

TDC1 phấn đấu trở thành nhóm doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất sản phẩm bê tông cấu kiện Trong đó, cọc ống bê tông ly tâm, cọc vuông, cọc ván và bê tông cấu kiện chuyên dùng là những sản phẩm chủ đạo

TDC1 chủ động sản xuất các sản phẩm tại nhà máy và hoạt động thi công nhằm tạo giá trị gia tăng

Sứ mệnh

• Cung cấp sản phẩm và dịch vụ đa dạng

• Cam kết chất lượng và tiến độ

• Giá bán hợp lý cho khách hàng

Giá trị cốt lõi

• Đồng tâm - Nhất trí

• Trung thực - Thẳng thắn

Trang 19

• Chia sẻ - Thân ái

• Quyết liệt - Đổi mới

• Cầu thị - Đam mê

1.1.4 Lĩnh vực hoạt động

➢ Lĩnh vực hoạt động

Cấu kiện đúc sẵn được sản xuất ngay tại nhà máy công ty, sản phẩm chủ yếu là cấu kiện bê tông đúc sẵn chuyên dùng: tấm sàn dùng cho cầu cảng, hào kỹ thuật Sản phẩm cọc ván (SW) ứng suất trước ứng dụng trong thi công các bờ kè sông, lấn biển nhằm chống sạt lở, tạo mỹ quan cho công trình Sản phẩm cọc ván SW ngày càng được ứng dụng phổ biến tại việt Nam, đặc biệt tại TP.HCM và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long Công ty CP Bê tông Ly tâm Thủ Đức 1 sản xuất các loại cọc ván SW từ SW 400 đến SW 600

Cọc vuông bê tông cốt thép và cọc vuông bê tông cốt thép dự ứng lực được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp tại Nhà máy Cọc vuông bê tông cốt thép là sản phẩm truyền thống lâu đời và được sử dụng rộng rãi, cọc bê tông cốt thép dự ứng lực

là sản phẩm vượt trội và thay thế cọc bê tông cốt thép và một số loại cọc khác Cọc thường được sử dụng trong những công trình nhà cao tầng, cầu đường, cầu cảng, … Cọc ống bê tông ly tâm dự ứng lực trước được sản xuất theo công nghệ quay ly tâm và tạo ứng suất trước Do đó cọc ống có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại cọc khác và thường được sử dụng trong những công trình nhà cao tầng, cầu cảng, …

Trang 20

- 22M: chiều dài cọc

- XLO2: ký hiệu tên dự án

- 44: số thứ tự của cọc trong công trình đó

- 07 02 23: ngày sản xuất

Cọc vuông

- 350  350: kích thước cọc

- 8 75: chiều dài cọc

- B1: ký hiệu cọc bằng có 1 đầu hộp

- 440: số thứ tự của cọc trong công trình đó

- P5: ký hiệu riêng của dự án

- 22 04 23: ngày sản xuất

Cọc tròn (D)

- 10: chiều dài cọc

- S: ký hiệu cọc nhọn

- 239: số thứ tự cọc trong công trình đó

- 13 04 23: ngày sản xuất

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Trang 21

1.1.5 Cơ cấu của tổ chức

Sơ đồ cơ cấu của tổ chức đã được P Giám đốc phê duyệt

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức công ty

(Nguồn: nội bộ công ty)

➢ Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Đại hội đồng cổ đông: cơ quan thẩm quyền cao nhất của công ty, gồm các cổ

đông có quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty Thông qua báo cáo tài chính hàng năm và kế hoạch kinh doanh trong những năm tiếp theo của công

ty

Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý công ty, cơ quan này nhân danh các cổ đông

để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi hợp pháp của công ty

Ban kiểm soát: thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm dựa theo quy định tại

điều 165 Luật doanh nghiệp

Trang 22

Ban giám đốc: giữ vai trò là người đứng đầu công ty và đại diện cho công ty về

mặt Pháp luật Ban giám đốc có vai trò theo dõi toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty cũng như đưa ra những quyết định và hướng đi của công ty trong tương lai

Phòng kinh doanh: làm việc và thỏa thuận với các đối tác, nghiên cứu thị trường

cũng như các đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm các đối tác kinh doanh tiềm năng và báo cáo lại cho ban Giám đốc

Phòng tài chính – kế toán: thực hiện thanh toán, kiểm soát và điều phối các

khoản chi phí nội bộ Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc giữ gìn

và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn Lập báo cáo tài chính và các hoạt động tài chính – kế toán

Phòng tổ chức – hành chính: xây dựng mối quan hệ đối ngoại với các cơ quan,

đơn vị ngoài công ty để giúp cho hoạt động của công ty được thuận lợi Thực hiện cung cấp trang thiết bị, đồng phục, trang bị bảo hộ lao động, công cụ lao động, … phục vụ nhu cầu hoạt động của các bộ phận Xây dựng tất cả các quy định, chính sách về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, lương thưởng, chính sách, chế độ, …

Phòng kỹ thuật – vật tư: tìm kiếm các nhà cung cấp vật tư, đàm phán với họ để

lựa chọn ra nhà cung cấp phù hợp cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết cho công ty Thực hiện lập kế hoạch cung ứng vật tư hàng tháng, quý, năm và lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ

Phòng kế hoạch – điều độ: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất,

tổng hợp và lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cung cấp hàng tháng, quý, năm Lập kế hoạch sản xuất các dự án theo tuần, tháng, quý Lập biểu mẫu tiến độ sản xuất và tiến độ giao hàng của các dự án đồng thời thống kê, báo cáo số liệu xuất nhập tồn từng loại sản phẩm cho các phòng Ban Kiểm tra, giám sát hoạt động kho, xuất, nhập và kiểm soát hàng hóa tồn kho

Phòng Quản lý chất lượng: tham mưu cho Ban Giám đốc và các Phòng ban về

hệ thống quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan tới chất lượng sản phẩm Kiểm soát, giám sát toàn bộ hoạt động liên quan đến chất lượng và số lượng sản phẩm của các bộ phận có liên quan Lập kế hoạch và phương án kỹ

Trang 23

thuật, kiểm soát chất lượng sản phẩm và định mức nguyên vật liệu trong toàn bộ dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng mà Công ty đã đề ra

Phòng Quản lý thi công: tham mưu cho Ban Giám đốc và các Phòng ban về hệ

thống quản lý thi công và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan tới chất lượng thi công tại công trường Kiểm soát, giám sát toàn bộ hoạt động có liên quan đến thi công và chất lượng thi công của các bộ phận có liên quan Phân tích, đánh giá, báo cáo và đưa ra các cải tiến liên quan đến chất lượng của các quá trình sản xuất kinh doanh liên quan

1.2 Nguồn nhân lực công ty

TDC1 luôn đặt yếu tố nguồn nhân lực lên hàng đầu, là yếu tố quyết định đến sự

thành công của một công ty Vì vậy, ban điều hành công ty luôn chú trọng đến việc phát triển đội ngũ nhân lực và xem đây là yếu tố quan trọng giúp TDC1 nâng cao, cạnh

tranh với các đối thủ trên thị trường

Bảng 1.2: Thu nhập bình quân/ tháng của nhân viên giai đoạn 2020 – 2022

Đơn vị tính (Đvt): đồng

Thu nhập bình quân/ tháng 13.200.000 13.200.000 12.700.000

Hình 1.3: Thu nhập bình quân/ tháng nhân viên

Trang 24

- Đề cử, động viên, khuyến khích các nhân viên thử thách các vị trí mới, từ đó làm cơ

sở để đánh giá năng lực của các cá nhân một cách chính xác, làm cơ sở để thăng tiến

- Tiếp tục tuyển dụng các bạn thực tập sinh có tiềm năng, triển vọng để hướng dẫn và đào tạo giúp họ thích nghi nhanh chóng đồng thời bổ sung thêm nhân lực cho công

ty vào những năm tới

Về phúc lợi cho cán bộ công nhân viên: TDC1 đặc biệt chú trọng đến đời sống của công nhân viên thông qua các việc làm cụ thể như thưởng lương tháng 13, tết dương lịch, động viên các cán bộ nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, …

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đơn vị tính (Đvt): triệu đồng

Tỷ lệ

thực hiện/

Tỷ lệ

thực hiện/

Tỷ lệ thực hiện/ kế hoạch

Trang 25

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Hình 1.4: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Nhận xét:

Nhìn chung, giai đoạn 2020 – 2022 tình hình kinh doanh của công ty cả về doanh thu và lợi nhuận đều giảm qua từng năm Trong đó, năm 2021 doanh thu và lợi nhuận đạt cao nhất, cụ thể với doanh thu đạt 902.701 tỷ và lợi nhuận đạt 25.537 tỷ Năm 2022, doanh thu 472.719 tỷ và lợi nhuận 12.344 tỷ, giảm và không đạt được kế hoạch đã đề ra

Giai đoạn 2020 – 2021, doanh thu công ty tăng từ 844.520 tỷ lên 902.701 tỷ và lợi nhuận giảm từ 29.877 tỷ xuống 25.537 tỷ, không đáng kể Giai đoạn này, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế đầy biến động với nhiều khó khăn bởi dịch Covid – 19 đã nhấn chìm tất cả Tuy nhiên trước tình hình đó, công ty CP Bê tông Ly tâm Thủ Đức 1 có bước phát triển vượt bậc Năm 2021, Covid 19 ảnh hưởng trực tiếp đến TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, … đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động doanh nghiệp Công ty đã tranh thủ tận dụng cơ hội như tham gia vào các dự án điện gió ngoài biển nên không ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, … TDC1 đã tham gia nhiều hạng mục sản xuất

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu Lợi nhuận

Trang 26

cũng như tham gia thi công Do đó, công ty có đột phá về doanh số lên đến gần 850

tỷ so với năm 2020 và duy trì được lợi nhuận

Giai đoạn 2021 – 2022, doanh thu công ty giảm từ 844.520 tỷ xuống còn 472.719

tỷ và lợi nhuận giảm từ 25.537 tỷ xuống 12.344 tỷ Năm 2022 doanh thu chỉ chiếm khoảng 87,5% so với kế hoạch đã đề ra Do thị trường tiêu thụ sản phẩm trong năm quá khó khăn, ngành xây dựng gần như đình trệ, nền kinh tế suy giảm rõ rệt Các

dự án dự kiến mang lại doanh thu lớn như điện gió ngoài khơi, các dự án bất động sản, … đều dừng lại

Trang 27

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái quát về sản xuất

2.1.1 Khái niệm sản xuất

Theo Phạm Huy Tuân & Nguyễn Phi Trung (2016), sản xuất là quá trình biến đổi

từ các yếu tố đầu vào thành đầu ra Các yếu tố đầu vào như nguồn nhân lực, tài chính, thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu, … Đầu ra là các sản phẩm của công ty

Hình 2.1: Quá trình sản xuất

(Nguồn: Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung,2016)

Trương Đoàn Thể (2007) cho rằng sản xuất là hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm

và dịch vụ cung cấp cho khách hàng Mỗi doanh nghiệp có chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động quản lý sản xuất Vận hành tốt hệ thống sản xuất là cơ sở để mỗi doanh nghiệp

có thể phát triển và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường Trong đó, hệ thống sản xuất được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chúng có mối quan hệ gắn kết với nhau

Các yếu tố đầu vào vô cùng đa dạng, gồm có tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ và nguồn thông tin Chúng đều là những điều kiện cần thiết cho bất cứ một quá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào Việc doanh nghiệp tận dụng nguồn đầu vào thích hợp, tối ưu hóa về mặt chi phí giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Yếu tố đầu ra gồm có sản phẩm và dịch vụ Trong đó, yếu tố đầu ra được mô tả với nhiều hình thức khác nhau dẫn đến khó nhận diện được như trong sản xuất Bên cạnh đó, có những vật liệu phụ có thể đem lại giá trị hoặc thậm chí là không đem lại giá trị cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có thể còn yêu cầu với mức chi phí

cao cho quá trình giải quyết chúng Chẳng hạn như sản phẩm lỗi, những sản phẩm đã

qua sử dụng cần được loại bỏ, …

Trang 28

Trong hệ thống sản xuất của mỗi doanh nghiệp, thông tin phản hồi là một bộ phận

quan trọng và không thể thiếu, là những thông tin đối lập giúp doanh nghiệp nắm được

tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong thực tế Các biến đổi ngẫu nhiên làm rối

loạn và phức tạp các hoạt động nằm trong hệ thống sản xuất, do đó các dự kiến ban đầu không thực hiện được Ví dụ về các vấn đề thảm họa thiên nhiên như thiên tai, lũ lụt,

hỏa hoạn, …

2.1.2 Chức năng cơ bản của sản xuất

Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng (2017) đã nghiên cứu chức năng cơ bản của sản xuất là việc chuyển yếu tố đầu vào thanh đầu ra, cụ thể như sau:

Gia công, xử lý: trong sản xuất có các bước biến đổi nguyên liệu hoặc thành phẩm thành sản phẩm bằng các phương pháp sản xuất hoặc gia công cơ học , … Ngoài ra,sử dụng cơ học để thay đổi cấu trúc của nguyên liệu thành bán thành phẩm cho các giai đoạn tiếp theo, phục vụ cho các công đoạn phía sau

Lắp ráp: công việc lắp ráp hoặc ghép nối hai hay nhiều chi tiết đã qua gia công để tạo ra sản phẩm phẩm cuối cùng

Dự trữ và cung cấp nguyên vật liệu: dự trữ nguyên vật liệu cho mục đích sử dụng sau này đảm bảo liên tục trong hoạt động sản xuất và sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm chưa hoàn thiện được cung cấp cho các giai đoạn tiếp theo trong quá trình sản xuất

Kiểm tra, sửa chữa: nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giảm thiểu lỗi và hạn

chế sản phẩm bị bỏ đi

Vì vậy, sản xuất tạo ra nhiều giá trị quan trọng cho kinh tế và xã hội Hoạt động sản xuất hiệu quả đem lại ý nghĩa vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của doanh nghiệp Sản xuất tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cần thiết phục vụ

cho cuộc sống nhằm cải thiện cuộc sống của con người Ngoài ra, năng suất sẽ là một chìa khóa giúp các quốc gia mở ra cánh cửa thành công nhanh nhất.

Trang 29

2.2 Tổng quan về công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất

2.2.1 Khái niệm về lập kế hoạch sản xuất

Kế hoạch là một bản thiết kế chi tiết về các bước thực hiện để đạt được mục tiêu cụ thể Với doanh nghiệp, công tác lập kế hoạch là cơ sở để các nhà quản lý xác định

được những công việc cần làm cũng như đưa ra các giải pháp và cách sử dụng nguồn

lực để đạt được mục tiêu đó

Trần Thanh Hương (2004) cho rằng công tác lập kế hoạch là quá trình tạo ra,

thiết lập các bước cụ thể và xây dựng tiến trình thực hiện phù hợp với điều kiện hiện có

cũng như các điều kiện có thể đạt được trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đó Hơn nữa, việc lập kế hoạch sản xuất phải nhận định, dự báo trước một cách

có hệ thống những công việc cần làm và phải cố gắng đạt được Bởi những điều đó có

tác động lớn đến các yếu tố như sản lượng, chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng cho

khách hàng, kết quả kinh doanh công ty, …

Các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất, công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất là một việc vô cùng quan trọng và nó nên được ưu tiên nhằm đạt được mức sản xuất tối

ưu Để có thể giao hàng đúng thời hạn, gia tăng lượng khách hàng thì việc công ty cần làm là nắm được số lượng hàng tồn kho, tình trạng hoạt động của hệ thống sản xuất, lịch

sản xuất và các nguồn lực khác của nhà máy Ngoài ra, công tác lập kế hoạch sản xuất

sẽ giúp công ty xác định được những vấn đề trên Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra khái niệm về lập kế hoạch sản xuất:

Kiran (2019) cho rằng lập kế hoạch sản xuất đảm bảo có đầy đủ các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, … vào đúng thời điểm, đúng số lượng để phục vụ cho sản xuất, tiến độ làm việc theo đúng lịch trình đã định sẵn với mức chi phí tối thiểu hóa

Prasad (2020) cho rằng lập kế hoạch sản xuất là việc phân chia các nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực và máy trạm để có thể giao hàng đúng hạn cho khách hàng Với

nhà máy sản xuất theo đơn đặt hàng, việc lập kế hoạch sản xuất được thực hiện ngay sau

khi tiếp nhận đơn đặt hàng từ khách hàng Bảng kế hoạch được xem là hiệu quả là khi

khai thác tối đa nguồn lực sẵn có để đáp ứng nhu cầu kịp thời cho khách hàng, đem lại lợi nhuận cho công ty

Trang 30

Từ những định nghĩa của các nhà nghiên cứu, có thể hiểu lập kế hoạch sản xuất bao gồm các bước bắt đầu từ giai đoạn sắp xếp trước về vật lực cho đến nguồn nhân lực

đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng

Mặc dù việc lập kế hoạch sản xuất chỉ tương đối chính xác và thường sẽ có những vấn đề phát sinh nhưng nếu không có kế hoạch thì doanh nghiệp sẽ không định hướng cũng như không có sự hướng dẫn để đạt được mục đích Với những lý do trên, việc lập

kế hoạch sản xuất là vô cùng cần thiết, là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến

sự thành công hay thất bại của dự án nói riêng và của cả công ty nói chung.

2.2.2 Vai trò công tác lập kế hoạch sản xuất

Công tác lập kế hoạch sản xuất là một phần quan trọng của hoạt động sản xuất,

nó giúp công ty tập trung vào mục đích đã định hướng từ ban đầu và là phương thức để theo dõi và kiểm soát các bước thực hiện, có thể kịp thời điều chỉnh khi gặp sự cố Một

kế hoạch hoàn chỉnh giúp công ty hoạch định các yếu tố đầu vào cũng như giảm chi phí sản xuất về mức thấp nhất, tăng năng suất trong việc vận hành sản xuất của nhà máy.

Trần Thanh Hương (2004) đã cho rằng lập kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp

ứng phó được với những vấn đề phát sinh trong suốt quá trình sản xuất, tập trung vào

các mục tiêu đã định, tối ưu hóa tài nguyên đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi các bước thực hiện kế hoạch

Ngoài ra, lập kế hoạch sản xuất còn giúp doanh nghiệp dự báo nguồn lực Doanh nghiệp luôn trong tư thế bị động về vấn đề nguồn nhân lực ví dụ như thiếu hụt hay dư thừa lao động khi không có kế hoạch sản xuất Trường hợp nhà máy không có đơn hàng,

doanh nghiệp phải sa thải lao động để cắt giảm chi phí Như vậy, đến thời điểm có nhiều đơn hàng, doanh nghiệp lại tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, lúc này

yêu cầu tuyển dụng và doanh nghiệp mất thời gian đào tạo, trình độ tay nghề chưa cao

có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như gia tăng tỷ lệ phế phẩm

Để có thể lập bảng kế hoạch sản xuất hiệu quả cần nhiều thông tin từ các phòng ban có liên quan Vì vậy, cần tăng cường sự phối hợp nhịp nhành từ các phòng ban với nhau

Triển khai theo kế hoạch sản xuất đã đề ra, việc theo dõi tiến độ sản xuất cũng

trở nên dễ dàng hơn Nhìn vào đó, nhà quản lý sẽ biết đang làm đến giai đoạn nào, thời

Trang 31

gian hoàn thành sản phẩm và nó cũng là cơ sở để nhà quản lý kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện sản xuất.

Một bảng kế hoạch sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp củng cố địa vị trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh Vào lúc này, doanh nghiệp đã đề xuất các phương

án sản xuất phù hợp với công ty từ chất lượng sản phẩm, giá cả, khả năng nhà máy đáp

ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, đầu tư dây chuyền công nghệ, …

2.2.3 Khái niệm về điều độ sản xuất

Theo Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung (2016), điều độ sản xuất là quá trình

theo dõi cũng như kiểm soát sản xuất, có những người nào thực hiện trong khoảng thời gian bao lâu một cách chi tiết nhất Đặc biệt, khi có nhiều đơn hàng cần được hoàn thành trong cùng thời điểm thì nên ưu tiên thực hiện đơn hàng nào trước nhưng nhìn chung vẫn đáp ứng thời gian giao hàng cho khách hàng

Điều độ sản xuất là một quá trình quản lý và điều chỉnh hoạt động sản xuất, nó

là một phần không thể thiếu ở hầu hết các hoạt động sản xuất Cũng là bước tiếp theo

sau khi xây dựng kế hoạchcủa công ty

Nhiệm vụ của điều độ sản xuất

Lựa chọn các phương án tổ chức, triển khai các kế hoạch đã được duyệt nhằm sử dụng tối đa khả năng sản xuất hiện có của công ty

Giảm thiểu thời gian lãng phí của lao động, máy móc thiết bị dựa trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng nhu cầu sản phẩm với mức chi phí thấp nhất

Nội dung của điều độ sản xuất

Điều phối, phân công các nhiệm vụ công việc và thời gian hoàn thành cụ thể trong những khoảng thời gian nhất định cho từng bộ phận, từng nhân viên, … Sắp xếp thứ tự các công việc thực hiện trên máy nhằm giảm thiểu thời gian ngừng máy cũng như thời gian chờ trong quá trình thực hiện sản xuất

Theo dõi, phát hiện những biến động nhằm có phản ứng kịp thời

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất

Trần Thanh Hương (2004) cho rằng có các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất như:

Trang 32

Khả năng tài chính: giúp doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan hơn cũng như kịp thời xử lý khi có biến động xảy ra Khi năng lực tài chính doanh nghiệp yếu sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác

Nhu cầu khách hàng: nhu cầu khách hàng không cố định mà luôn biến động không ngừng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp Vì

vậy, trong quá trình lập kế hoạch sản xuất để giữ vững vị thế trên thị trường cũng như

tăng sức cạnh tranh với các đối thủ, việc cần làm là các doanh nghiệp phải luôn cập nhật

xu hướng của khách hàng để từ đó tiếp thị nhằm giữ chân khách hàng cũ và gia tăng lượng khách hàng mới

Công suất thiết kế và cải tiến công nghệ: nhân viên lập kế hoạch bảo đảm sử tận dụng tối đa công suất của máy móc - thiết bị đồng thời có dự đoán trước những sự cố máy móc có thể xảy ra để từ đó linh hoạt xử lý mà không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Ngoài ra, nâng cao chuyên môn hóa sản xuất, cải tiến thiết bị công nghệ để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm

Nguồn cung cấp vật tư: các yếu tố đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, … thường không cố định do đó, phải tính toán đến các sự cố có thể xảy ra và đề xuất các phương án giải quyết bằng cách thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng khác nhau để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất sản phẩm

Nguồn nhân lực: con người được xem là yếu tố then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi công ty, do đó, cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp để giữ chân đội ngũ nhân viên Hằng năm, công ty có chính sách thu hút nhân tài, tăng chất lượng nhân viên

2.4 Căn cứ lập kế hoạch sản xuất

Theo Trần Bình Minh (2013), công tác lập kế hoạch sản xuất đầu tiên được dựa trên chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Doanh nghiệp nên kết hợp cùng với những chủ trương, chính sách mà Nhà nước đã định hướng để thực hiện Bởi mỗi doanh nghiệp là một phần không thể thiếu của nền kinh tế, vì vậy Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển

Số lượng hàng tồn kho và các đơn hàng đang dở dang: khi tiếp nhận đơn hàng, dựa trên số lượng sản phẩm tồn kho để cân nhắc sản xuất cho đủ số lượng sản phẩm đơn

Trang 33

hàng Bên cạnh đó, xem xét các đơn hàng đang được làm dở để có thể phân bổ máy móc hoạt động hợp lý, tránh ảnh hưởng lên các đơn hàng khác.

Bên cạnh đó, để có được một kế hoạch sản xuất hiệu quả thì kinh nghiệm làm việc cũng như năng lực của nhân viên kế hoạch đóng vai trò vô cùng quan trọng Bởi các căn cứ dựa trên chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thường được công

bố rộng rãi, năng lực sản xuất nhà máy cũng có thể nắm được nhưng việc dự báo, kết hợp với bố trí công việc đảm bảo quá trình sản xuất duy trì ổn định và liên tục, phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người lập kế hoạch

2.5 Quy trình lập kế hoạch sản xuất

Hình 2.2: Quy trình lập kế hoạch sản xuất

(Nguồn: Bùi Đức Tuân, 2005)

Trang 34

Bước 1: Xác định các căn cứ cần có trước khi lập kế hoạch

Căn cứ vào các yếu tố bao gồm nhu cầu khách hàng, số lượng sản phẩm hàng tồn kho, nguồn lao động, nguồn vốn, … doanh nghiệp dựa vào các yếu tố trên để thiết lập nên một bảng kế hoạch sản xuất chi tiết Ngoài ra, nó còn giúp cho việc triển khai kế hoạch được thực hiện nhanh chóng hơn và mang lại hiệu quả hơn

Bước 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất tổng hợp

Doanh nghiệp thiết lập kế hoạch sản xuất căn cứ trên những sản phẩm đã được lên kế hoạch trước đó hoặc hơn thế là phát triển thêm những sản phẩm mới theo yêu cầu riêng của khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh chóng

Bước 3: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo sản xuất

Sau khi thực hiện xong bước 2, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện bước tiếp theo là kế hoạch chỉ đạo sản xuất mô tả chi tiết cho từng công việc đảm bảo phù hợp với từng vị trí

Bước 4: Xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu

Với mục đích xác định, kiểm tra các yếu tố đầu vào cụ thể là nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, tránh việc thiếu hụt nguyên liệu dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Bước 5: Xây dựng kế hoạch nhu cầu công suất

Ở bước này, đảm bảo thực hiện theo yêu cầu ở bước 2 và bước 3 Dùng nguyên liệu đầu vào sẵn có làm cơ sở để xây dựng kế hoạch nhằm đạt được mức công suất tối ưu

Bước 6: Xét tính khả thi của kế hoạch

Dựa trên kế hoạch nhu cầu công suất của thiết bị để thuận lợi trong việc cập nhật, theo dõi và kiểm tra máy móc thiết bị có chạy đạt công suất như công ty kỳ vọng không? Trường hợp chưa đạt đủ công suất như mong muốn, nhà quản lý ngay lập tức thực hiện thay đổi kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch chỉ đạo sản xuất và kế hoạch sản xuất tổng hợp đồng thời đưa ra các phương án như bảo trì, sữa chửa thiết bị nhằm nâng cao công suất của máy móc – thiết bị

Bước 7: Thực hiện kế hoạch

Trang 35

Kế hoạch sản xuất có khả thi, doanh nghiệp bắt đầu triển khai kế hoạch Trong suốt quá trình đó, nhà quản lý cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra các yếu tố làm ảnh hưởng đến chúng từ đó, đề xuất các phương án khắc phục các vấn đề sai sót và không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất

2.6 Tổng quan về hệ thống ERP

2.6.1 Khái niệm ERP

ERP là hệ thống hoạch định nguồn lực (viết tắt của Enterprise Resource Planning), là một phần mềm hoạch định doanh nghiệp, liên kết các dữ liệu tạo nên một

cơ sở dữ liệu đồng bộ cho doanh nghiệp như từ khâu các yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra, lập kế hoạch, phân tích số liệu, quản lý các lĩnh vực về sản xuất, tài chính, … giúp cho ban lãnh đạo hay các bộ phận trong doanh nghiệp làm việc hiệu quả

2.6.2 Lợi ích của doanh nghiệp khi triển khai ERP

Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin Nhờ vậy, các nhà quản trị dễ dàng đưa ra quyết định một cách nhanh chóng Ngoài ra, ERP tập trung các dữ liệu từ những phân hệ riêng lẻ vào một cơ sở quản lý dữ liệu chung để chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng

Cải tiến quản lý hàng tồn kho: ERP cho phép các công ty theo dõi hàng tồn kho chính xác và xác định được mức hàng tồn kho tối ưu, nhờ đó mà giảm nhu cầu vốn lưu động và đồng thời giúp tăng hiệu quả sản xuất

Tăng hiệu quả sản xuất: ERP giúp các công ty hạn chế những yếu tố kém hiệu quả trong quy trình sản xuất Nếu công ty không sử dụng phần mềm ERP mà lên kế hoạch sản xuất một cách thủ công dễ dẫn đến tính toán sai, gây nên các điểm thắt cổ chai trong sản xuất và do đó thường sử dụng không hết công suất của máy móc và công nhân

Quản lý nhân sự hiệu quả hơn: Phân hệ quản lý nhân sự và tính lương giúp sắp xếp hợp lý các quy trình quản lý nhân sự và tính lương Do đó, làm giảm chi phí quản

lý đồng thời giảm thiểu các sai sót và gian lận trong hệ thống tính lương

Trang 36

2.6.3 Cấu trúc của hệ thống ERP

Bảng 2.1: Các phân hệ ứng dụng chủ yếu trong ERP

Kế toán –

tài chính

Giúp dễ kiểm soát cũng như quản lý kế toán - tài chính của công ty Bao gồm nhiều phân hệ như sổ cái, công nợ phải thu, công nợ phải trả, sổ sách kế toán, quản lý tiền mặt, …

Quản lý

mua hàng

Quản lý quy trình mua hàng từ khi lập phiếu yêu cầu mua hàng yêu cầu báo giá lựa chọn nhà cung cấp ký hợp đồng nhận hàng cho đến khi thanh toán Ngoài ra, nó còn có thể quản lý được thông tin của các nhà cung cấp, quản lý đơn đặt hàng, báo cáo mua hàng, …

Quản lý

bán hàng

Quản lý từ khi tiếp nhận đơn đặt hàng xuất kho, giao hàng xuất hóa đơn theo dõi công nợ đến khâu thanh toán Ngoài ra, còn có thể quản lý được báo cáo bán hàng, các thông tin về chiết khấu, khuyến mãi của doanh nghiệp

Quản lý các dự án, đấu thầu, tiến độ thực hiện, …

(Nguồn:Trương Đức Lực và Nguyễn Đình Trung, 2013)

2.7 Mô hình AHP

2.7.1 Khái niệm AHP

Theo Cancela và Arredondo Waldmeyer (2015), AHP là một quy trình thứ bậc,

là phương pháp đưa ra quyết định nhằm giải quyết các vấn đề có nhiều phương án lựa chọn căn cứ trên việc xây dựng các trọng số ưu tiên cho từng lựa chọn

Trang 37

Ứng dụng trong phân phối: được chia thành hai nhóm đó là xác định vị trí một kho hàng và nhiều kho hàng Đối với việc xác định vị trí một kho hàng, AHP chú trọng đến việc cắt giảm chi phí xuống mức thấp nhất như chi phí nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, hàng tồn, mức chi phí đầu tư lúc đầu Ngược lại, với việc xác định vị trí nhiều kho hàng, AHP chú trọng đến mạng lưới hệ thống sản xuất và phân phối đảm bảo với mức chi phí vận chuyển tối thiểu nhưng vẫn đáp ứng được mong muốn của khách hàng

Ứng dụng trong sản xuất: việc ứng dụng AHP mà doanh nghiệp giải quyết các vấn đề ở tất cả các cấp từ khâu đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất, quản lý chất lượng hay việc xác định năng lực sản xuất

2.7.3 Quy trình phân tích thứ bậc

Hình 2.3: Sơ đồ tổng quan về AHP

((Nguồn: Teknomo, 2012)

Trang 38

Quy trình AHP gồm 4 bước:

Bước 1: Xác định mức độ ưu tiên cho từng tiêu chí

Hình 2.4: Đánh giá các tiêu chí theo từng cặp dựa vào mức độ ưu tiên

(Nguồn: Nguyễn Hồng Trường, 2020)

Đầu tiên là so sánh tiêu chí theo từng cặp tiêu chí, theo thứ tự để tạo ra một ma trận Trong đó, hệ số ma trận vừa tìm được có tương quan hay không còn phải phụ thuộc vào tính chủ quan của người nghiên cứu Ngoài ra, họ có thể lập bảng khảo sát các đối tượng có liên quan đến mục tiêu để tăng độ chính xác

Bảng 2 2: Ma trận ưu tiên của các tiêu chí

(Nguồn: Nguyễn Hồng Trường, 2020) Bước 2: Tính toán trọng số cho từng tiêu chí

• Xây dựng ma trận so sánh giữa cặp mỗi tiêu chí bằng cách thực hiện cộng tổng các giá trị theo từng cột, sau đó lấy từng giá trị của ma trận chia cho tổng cột tương ứng, thu được một ma trận mới

• Tính trọng số cho mỗi tiêu chí bằng bình quân các giá trị tương ứng theo từng hàng ngang

• Kiểm tra tỷ số nhất quán CR (CR<10%) nghĩa là chỉ số nhất quán nhỏ hơn hay bằng 10% là ở mức chấp nhận được Nếu CR lớn hơn 10% nghĩa là kết quả thu được chưa nhất quán thì phải thực hiện khảo sát và tính toán lại

CR = 𝐶𝑌

𝑅𝐼̓; CI = ʎ max − 𝑛

𝑛−1 ; ʎmax = ∑𝑛𝑖=1 𝑤𝑖 ∗∑𝑛𝑗=1 𝑎𝑖𝑗Trong đó:

CR là tỷ số nhất quán

Trang 39

CI là chỉ số nhất quán

RI là chỉ số ngẫu nhiên

ʎmax là giá trị riêng lớn nhất

Bảng 2.3: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí được xem xét

RI 0 0 0.58 0.90 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

2.8 PDCA

2.8.1 Khái niệm về PDCA

PDCA là một công cụ giúp doanh nghiệp không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm PDCA hoạt động thông qua chu trình bao gồm 4 bước:

✓ Plan: lên kế hoạch

✓ Do: tiến hành triển khai các kế hoạch đã đề ra

✓ Check: đánh giá hiệu quả của kế hoạch dựa trên việc triển khai thực tế

✓ Act: thay đổi và cải tiến không ngừng

Qua đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc lên kế hoạch, triển khai và đánh giá Từ đó, thực hiện thay đổi cải tiến kế hoạch và bắt đầu một vòng lặp mới trong suốt quá trình vận hành công cụ PDCA

2.8.2 Lợi ích của PDCA

Liên tục cải tiến: PDCA tạo ra một chu kỳ liên tục với mục đích cải thiện sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình Bằng cách lặp lại chu trình gồm các bước như Plan, Do, Check và Act; tổ chức có cơ hội tiếp tục tối ưu hóa và điều chỉnh, đảm bảo hiệu suất tốt hơn

Giảm rủi ro: PDCA giúp xác định và điều chỉnh rủi ro từ ban đầu Thay vì đưa ra quyết định khi không có thông tin, PDCA cho phép kiểm tra và đánh giá trước khi bắt đầu thực hiện, giảm nguy cơ phát sinh các vấn đề lớn

Tăng hiệu suất: PDCA giúp tối ưu hóa hiệu suất bằng cách loại bỏ sự lãng phí và các việc làm không hiệu quả trong quá trình sản xuất hoặc dịch vụ Điều này có thể giúp công ty giảm chi phí và tăng lợi nhuận

Tăng sự hài lòng khách hàng: bằng cách áp dụng PDCA để cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó tạo ra sản phẩm tốt hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng và làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng

Trang 40

Quản lý hiệu quả: PDCA giúp quản lý tổ chức hiệu quả hơn bằng cách cung cấp

cơ hội để xem xét và điều chỉnh chiến lược và quy trình kinh doanh của công ty

2.8.3 Các giai đoạn PDCA

Plan (Lập kế hoạch):

• Xác định mục tiêu: đặt ra mục tiêu cụ thể mà công ty muốn đạt được hoặc vấn đề cần giải quyết

• Thu thập thông tin: tìm hiểu về tình hình hiện tại, dựa vào thông tin và dữ liệu sẵn có để đánh giá tình hình

• Thiết kế kế hoạch: phát triển một kế hoạch chi tiết nhằm đạt được mục tiêu hoặc giải quyết vấn đề, bao gồm việc xác định các bước cụ thể cần phải thực hiện

Check (kiểm tra):

• So sánh kết quả: so sánh kết quả thực tế với mục tiêu hoặc kế hoạch ban đầu để đánh giá sự khác biệt

• Xem xét dữ liệu: Kiểm tra và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu suất và tình hình thực tế

• Xác định các vấn đề: điều này giúp xác định các vấn đề, hạn chế hoặc cơ hội để cải thiện

• Thực hiện cải tiến: triển khai các thay đổi hoặc cải tiến, sau đó theo dõi hiệu suất

và quá trình tiếp theo

Ngày đăng: 07/06/2024, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Đức Tuân (2005). Kế hoạch kinh doanh. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch kinh doanh
Tác giả: Bùi Đức Tuân
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2005
4. Cancela, J., Fico, G. &amp; Arredondo Waldmeyer, M.T. Using the Analytic Hierarchy Process (AHP) to understand the most important factors to design and evaluate a telehealth system for Parkinson's disease. BMC Med Inform Decis Mak 15 (Suppl 3), S7 (2015) Sách, tạp chí
Tiêu đề: BMC Med Inform Decis Mak
8. Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng (2017). Hệ thống sản xuất. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống sản xuất
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2017
12. Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung (2016). Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ ChíMinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị sản xuất và "tác nghiệp
Tác giả: Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung
Năm: 2016
15. Trần Thanh Hương (2004). Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất ngành may. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất ngành may
Tác giả: Trần Thanh Hương
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2004
17. Trần Thị Mỹ Dung (2012). Tổng quan về việc ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) trong quản lý chuỗi cung ứng”. Tạp chí Khoa học, 21a 180 – 189. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học
Tác giả: Trần Thị Mỹ Dung
Năm: 2012
18. Trương Đoàn Thể (2007). Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp. Hồ Chí Minh: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp
Tác giả: Trương Đoàn Thể
Nhà XB: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Năm: 2007
2. Bê tông Thủ Đức 1, 2023, giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh. Truy xuất từ: https://betongthuduc1.vn/about/gia-tri-cot-loi-tam-nhin-va-su-menh/ Link
9. Nhà cung cấp Odoo (2023). Truy xuất từ: https://winerp.vn 10. Oracle Cloud (2023). Truy xuất từ: https://crmviet.com.vn/ Link
11. Prasad, R. (2020). What is production planning and how to do it? A comprehensiveguide. Retrieved fromhttps://erpnext.com/blog/manufacturing/production-plan Link
6. Teknomo, K. (2012). Analytic Hierarchy Process (AHP). Published by Revoledu.com Khác
7. Nguyễn Hồng Trường (2020). Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP trong lựa chọn phương án thiết kế các dự án thủy lợi. Hồ Chí Minh: Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam Khác
16. Trần Bình Minh. (2013). Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Thăng Long. Hà Nội: Đại học Kinh Tế Quốc Dân Khác