1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh tác động của CPTPP và EVFTA tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
Tác giả Vũ Bá Duy, Lương Minh Ngọc, Nguyễn Thanh Thảo, Dương Thị Thu
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Mai Thành
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,44 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CPTPP VÀ EVFTA TỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM (19)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về tác động của FTA tới xuất khẩu (19)
      • 1.1.1. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do FTA (19)
      • 1.1.2. Tác động của FTA thế hệ mới tới hoạt động xuất khẩu (20)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn về tác động của CPTPP và EVFTA tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (22)
      • 1.2.1. Tổng quan về CPTPP và các cam kết điều chỉnh hàng dệt may (22)
      • 1.2.2. Tổng quan về EVFTA và các cam kết điều chỉnh hàng dệt may (25)
      • 1.2.3. Đánh giá sự tương đồng, khác biệt trong quy định về hàng dệt may của (27)
    • 1.3. Tác động tiềm tàng của EVFTA và CPTPP tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt (36)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (39)
    • 2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (39)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (40)
      • 2.2.1. Cơ sở lý luận về mô hình trọng lực (40)
      • 2.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (43)
      • 2.2.3 Phương pháp ước lượng (47)
    • 2.3. Nguồn thu thập số liệu (47)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT (50)
    • 3.1. Thực trạng xuất khẩu các ngành hàng dệt may nói chung của Việt nam (50)
    • 3.2. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang 10 nước được quy định (55)
      • 3.2.1. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trước khi CPTPP có hiệu lực (2016- 2018) (55)
      • 3.2.2. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sau khi CPTPP có hiệu lực (2019- 2022) (56)
      • 3.3.1. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trước khi EVFTA có hiệu lực (2016- 2020) (59)
      • 3.3.2. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sau khi EVFTA có hiệu lực (2020- 2022) (63)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (68)
    • 4.1. Kết quả mô hình trọng lực và thảo luận (68)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả biến (68)
      • 4.1.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình (69)
      • 4.1.3. Kết quả của mô hình trọng lực (70)
    • 4.2. Tác động của hai hiệp định CPTPP và EVFTA lên hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam (75)
      • 4.2.1. Những tác động tích cực, những cơ hội mà hiệp định CPTPP và EVFTA đã (75)
      • 4.2.2. Những tác động tiêu cực, những thách thức mà EVFTA và CPTPP đã (78)
  • CHƯƠNG 5: HÀM Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM (81)
    • 5.1. Hàm ý dành cho chính phủ (81)
      • 5.1.1. Các chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nước và nước ngoài (81)
      • 5.1.2. Các chính sách nhằm tháo gỡ “nút thắt” trong sản xuất (81)
      • 5.1.3. Về tổ chức hoạt động xuất khẩu (82)
      • 5.1.4. Về công tác thông tin, phát triển thị trường xuất khẩu (82)
    • 5.2. Hàm ý dành cho các doanh nghiệp (83)
      • 5.2.1. Các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp (83)
      • 5.2.2. Các chính sách nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (87)

Nội dung

Mỗi một hiệp định chắc chắn sẽ có những tác động khác nhau đến ngành dệt may của nước ta trước và sau khi hiệp định chính thức có hiệu lực, vì vậy nghiên cứu với đề tài mang tên “SO SÁNH

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CPTPP VÀ EVFTA TỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

Cơ sở lý luận về tác động của FTA tới xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do FTA a Quan niệm truyền thống về FTA

Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement), viết tắt là FTA: là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên bên cạnh việc tiếp tục duy trì chế độ thuế quan độc lập với hàng nhập khẩu từ các quốc gia bên ngoài FTA

Các nội dung mà FTA đề cập đến thường bao gồm: quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; quy định danh mục hàng hóa đưa vào cắt giảm thuế quan; quy định lộ trình cắt giảm thuế quan và quy định về quy tắc xuất xứ

Các nhà kinh tế học cùng thời cũng đã đưa ra những quan điểm, khái niệm tương tự như GATT (1947): FTA là hiệp định bao gồm các thỏa thuận ưu đãi về mặt thuế quan đối với các nước thành viên khu vực thương mại tự do của Hiệp định và vẫn giữ sự phân biệt đối với các quốc gia không phải thành viên của hiệp định này Cụ thể, Krueger (1995) cho rằng FTA là một thỏa thuận ưu đãi, trong đó thuế quan giữa các nước thành viên bằng 0 Bên cạnh đó, Hill (2008) cũng nhấn mạnh rằng nghĩa vụ của các nước thành viên không chỉ là loại bỏ hàng rào thuế quan mà còn cả các hạn chế về số lượng và rào cản về thủ tục hành chính b Quan niệm mới về FTA

FTA thế hệ mới không còn được hiểu với phạm vi hẹp và “nông” như trước mà đã được áp dụng đối với các thỏa thuận hội nhập kinh tế “sâu” hơn về mức độ tự do hóa Nếu FTA truyền thống là sự thỏa thuận về tự do hóa thương mại hàng hóa hữu hình, cắt giảm thuế quan và cùng nhau thỏa thuận loại bỏ các rào cản phi thuế quan thì phạm vi cam kết của FTA hiện đại bao gồm những lĩnh vực rộng hơn như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm công, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi

12 thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố Các FTA hiện đại này còn được gọi là FTA thế hệ mới, khi có hiệu lực sẽ tác động mạnh mẽ tới thể chế của các bên liên quan

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là “xương sống” trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia và Việt Nam cũng không hề ngoại lệ Tính đến tháng 8/2022, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương Mại Tự Do (FTA) đã ký kết và có hiệu lực, điển hình như: EVFTA, UKVFTA, CPTPP, RCEP, AHKFTA, AFTA… Đây là các Hiệp định “FTA thế hệ mới” toàn diện, bao gồm: Thương mại hàng hóa, dịch vụ, điện tử; phòng vệ thương mại; đầu tư; quy tắc xuất xứ; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); thuận lợi hóa hải quan; hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT); sở hữu trí tuệ; cạnh tranh; mua sắm công; phát triển bền vững; thể chế và pháp lý Các FTA này đã nâng tầm quốc gia Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với hơn 230 thị trường trên thế giới Đây là một tín hiệu tích cực để Việt Nam có thể tham gia sâu rộng vào các chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu

1.1.2 Tác động của FTA thế hệ mới tới hoạt động xuất khẩu a Tác động tĩnh

Trong nghiên cứu của Trần Thị Trang và Đỗ Thị Mai Thanh (2018) có đề cập đến tác động tĩnh hay còn gọi là tác động thương mại Khi ký các FTA, các thành viên sẽ được hưởng ưu đãi, trong đó có việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các hàng rào thuế quan Với việc này, xuất hiện tình trạng có hàng hóa thông qua nhập khẩu sẽ rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước do có chi phí sản xuất cao hơn Tác động thương mại được thể hiện ở tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại

Trong đó, tạo lập thương mại là việc thay thế hàng sản xuất trong nước có chi phí cao của một nước thành viên bằng hàng nhập khẩu rẻ hơn từ một nước thành viên khác do kết quả của tự do hóa thương mại trong khối; chuyển hướng thương mại diễn ra khi hàng nhập khẩu từ một nước không phải thành viên trong liên minh thuế quan (nhưng sản xuất hiệu quả hơn) bị thay thế bởi hàng nhập khẩu có giá thành cao hơn từ một nước thành viên do tác động của các ưu đãi trong nội bộ khối

Tác động tĩnh của FTA sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nội khối và cũng vì vậy thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu thương mại của các nước thành viên FTA Đối với các FTA thế hệ mới, mức cắt giảm thuế thậm chí là loại bỏ thuế trên nhiều hàng hóa và dịch vụ đã tác động tạo lập thương mại ngày càng mạnh mẽ, cũng có nghĩa cơ hội đặt ra nhiều đi liền với thách thức trong quá trình cơ cấu lại, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế b Tác động thúc đẩy

Tác động thúc đẩy đã được đề cập đến trong nghiên cứu của Trần Thị Trang và Đỗ Thị Mai Thanh (2018) Điều này được thể hiện ở những tác động đối với các hàng rào phía sau biên giới Nghĩa là các tác động hướng đến thể chế, cơ chế chính sách hay hệ thống pháp lý Các tác động thúc đẩy chủ yếu nhất của FTA gồm: Tăng năng suất trên cơ sở khai thác tính kinh tế của quy mô; cạnh tranh, chuyên môn hóa sản xuất và tính hiệu quả; thúc đẩy đầu tư; thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và phát triển bền vững; tạo ra cơ hội hài hòa hóa các chính sách kinh tế vĩ mô; tạo sức ép cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp lý Cụ thể, tác động thúc đẩy của FTA thể hiện ở 3 dạng: mở rộng thị trường; thúc đẩy cạnh tranh và thu hút đầu tư

Tác động thúc đẩy đến từ việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư

Do được hưởng các ưu đãi và xóa bỏ các rào cản thuế nên xét về nguyên tắc, các thành viên FTA được hưởng lợi từ sự gia tăng quy mô thị trường Cũng có nghĩa nhu cầu và tính đa dạng thị trường tăng lên, mở ra các cơ hội với nhà sản xuất theo phương thức xây dựng và phát triển các doanh nghiệp, đồng thời xét từ góc độ quản lý nhà nước, các quốc gia cũng phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển các doanh nghiệp Đi liền với mở rộng thị trường là sự gia tăng cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất của FTA Tham gia FTA đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong các quốc gia thành viên không còn nhận được sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương mại của Nhà nước, không còn khái niệm “sân nhà” Thách thức đối với những quốc gia này đó chính là áp lực cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ, dịch vụ chất lượng tốt từ các nước thành viên FTA trên chính thị trường nội địa Các tác động mang tính thúc đẩy tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động vươn lên, nắm lấy cơ hội đổi mới

14 hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm.

Cơ sở thực tiễn về tác động của CPTPP và EVFTA tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

1.2.1 Tổng quan về CPTPP và các cam kết điều chỉnh hàng dệt may a Tổng quan về CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP), là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Austrailia, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam

CPTPP có xuất phát điểm là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham gia của Mỹ Tuy nhiên, sau khi Mỹ chính thức rút khỏi TPP, các nước thành viên còn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới của Hiệp định TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Theo các chuyên gia về Kinh tế, CPTPP bổ sung thêm 2 từ “Toàn diện” (Comprehensive) và

“Tiến bộ (Progressive) không đơn thuần chỉ là sự thay đổi về tên gọi, mà còn là sự thống nhất tuyệt đối của các thành viên về nhu cầu duy trì 1 hiệp định có tính tiêu chuẩn cao và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ) Hiện nay, CPTPP đã có hiệu lực với các quốc gia là Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore vào tháng 12/2018, đối với Việt Nam, hiệp định có hiệu lực vào ngày 14/1/2019 và Peru vào tháng 9 năm 2021, thêm vào đó Malaysia chính thức thông qua hiệp định và có hiệu lực vào tháng 10 năm 2022 Hiện nay chỉ còn 2 quốc gia chưa phê chuẩn Hiệp định là Brunei và Chile

Hiệp định CPTPP gồm 07 điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP giữa 11 nước Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 Chương và 9 Phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn

20 nhóm nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng về quyền lợi của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương mua

15 sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong CPTPP Được kế thừa các nội dung tiến bộ của phiên bản gốc, CPTPP cơ bản đã chứng minh là một phiên bản mới, tiêu chuẩn cao hơn so với TPP CPTPP ra đời đang tạo ra cho các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương những cơ hội lớn để tiếp tục dẫn dắt nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu, là hướng đi đúng đắn cho một toàn cầu hóa, cởi mở, tiến bộ thế kỉ XXI Các nước tham gia hiệp định sẽ xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, đảm bảo sự quản lý nhà nước Theo các chuyên gia kinh tế, CPTPP truyền đi thông điệp mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa bảo hộ, hướng tới một thế giới mở cửa thương mại và không còn các biện pháp trừng phạt đơn phương hay nguy cơ chiến tranh thương mại Hiệp định sẽ tạo ra một trong những khối tự do lớn trên thế giới với thị trường khoảng 500 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội GDP khoảng 10 nghìn tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới theo công bố của Bộ Công Thương (2020) b Các cam kết điều chỉnh về dệt may trong CPTPP

Khác với các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, CPTPP có một chương riêng về dệt may Ngoài việc áp dụng quy định chung như các hàng hóa khác, hàng dệt may có những quy định riêng mang tính đặc thù Nội dung cam kết về dệt may bao gồm:

• Các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực CPTPP nhằm mục đích thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư trong khu vực để tăng giá trị của hàng dệt may được sản xuất trong khối

• Quy định linh hoạt về cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực

• Các cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận thương mại

• Cơ chế tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong

16 nước trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu (khác với cơ chế tự vệ chung của Hiệp định)

Về mở cửa thị trường hàng dệt may: CPTPP sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường các nước đối tác (ngay hoặc có lộ trình) Đối với những nước mà Việt Nam chưa có FTA, việc mở cửa thị trường này rất quan trọng, do thuế nhập khẩu áp dụng với hàng dệt may thường cao hơn nhiều so với các mặt hàng công nghiệp khác

Với thị trường Ca-na-đa, toàn bộ mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm 42,9% kim ngạch xuất khẩu vào Ca-na-đa có thuế 0% năm đầu tiên và 57,1% kim ngạch có thuế 0% vào năm thứ 4 Thuế nhập khẩu của hàng dệt may vào Mê-hi-cô và Pê-ru được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 16 Ngoài ra, Australia, New Zealand cũng cam kết xóa bỏ hơn 80% dòng thế dệt may Việt Nam ngay khi CPTPP có hiệu lực Singapore cũng xóa bỏ hoàn toàn thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với tất cả sản phẩm Dệt May của Việt Nam Brunei, Malaysia, Chile cam kết xóa bỏ lần lượt 95,2%; 99,4% và 87% dòng thuế với dệt may Việt Nam Mức cam kết xóa bỏ thuế của Nhật Bản đối với thuế nhập khẩu ngay khi CPTPP có hiệu lực là 1946/1975 (tương đương 98,5%) dòng thuế dệt may Việt Nam

Về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may: Đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ được áp dụng là “từ sợi trở đi” hay được gọi là quy tắc “3 công đoạn”, nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP Quy tắc này khuyến khích phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp dệt may theo ngành dọc, khuyến khích đầu tư phát triển ngành sợi, vải, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong nội khối CPTPP

So với các FTA trước đây mà Việt Nam đã ký kết, đây là quy tắc đưa ra yêu cầu ở mức cao Tuy nhiên, các thành viên cũng thống nhất một số trường hợp có quy tắc xuất xứ mang tính linh hoạt hơn như:

• 3 nhóm hàng may mặc được áp dụng quy tắc xuất xứ 1 công đoạn, cắt và may, gồm: vali, túi xách, áo ngực phụ nữ, quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp;

Tác động tiềm tàng của EVFTA và CPTPP tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt

Tác động thương mại của FTA thế hệ mới đối với Việt Nam được thể hiện qua: tăng vốn đầu tư FDI, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa xuất khẩu cũng như ổn định thị trường tiêu thụ, thị trường bán lẻ hàng hóa trong nước Đây là những nhân tố kinh tế quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam có thể thực hiện mục tiêu “kép” vừa tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định vĩ mô nền kinh tế trong thời gian quan cũng như thời gian tới

Thêm vào đó, sự xuất hiện của FTA thế hệ mới có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy thương mại tự do, hợp tác kinh tế và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam Tận dụng những ưu đãi của FTA, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hạn chế phụ thuộc quá mức vào thị trường các nước Đông Á Những quy định trong FTA thế hệ mới buộc nền kinh tế Việt Nam phải tái cấu trúc, mở ra những thị trường mới và tạo sức hút về hàng hóa xuất khẩu Các hiệp định như CPTPP, EVFTA đã đi vào thực thi, là động lực cho xuất khẩu Việt Nam trong tương lai gần Việc giảm thuế suất các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào đã tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam đẩy nhanh quá trình xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, ngô, cao su, Dự kiến với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành công nghiệp vật liệu sẽ tăng tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh mà việc cắt giảm thuế mang lại

Thêm vào đó, tác động của các FTA thế hệ mới điển hình như EVFTA, CPTPP, VKFTA, EAEU, … cũng cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia đối tác FTA sẽ tăng chủ yếu trong giai đoạn 2019 – 2026 dựa theo số liệu nghiên cứu của Vân (2021) Trong đó, Dệt may là nhóm hàng Việt Nam tăng xuất khẩu nhiều nhất, tiếp đến là giày dép Ngoài ra, xuất khẩu Nông sản, điện thoại và linh kiện điện tử, Thủy sản gia tăng ở mức độ tương đối Xuất khẩu các máy móc thiết bị, phương tiện và thiết bị vận tải, gỗ & sản phẩm gỗ tăng không đáng kể Đặc biệt trong thực tiễn hiện nay, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức khác tại thị trường quốc tế như các hàng rào phi thuế quan như hàng rào kỹ thuật (TBT), các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, tự vệ… Nhất là ở các thị trường trong khối FTA thế hệ mới của Việt Nam như Canada, Mexico và các nước EU đều là các thị trường khó tính, có đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng và có

29 truyền thống sử dụng các biện pháp phi thuế quan và phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường trong nước Do đó, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời trang bị kiến thức liên quan Ngoài ra, do hệ thống tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thuộc ngành hàng công nghiệp vật liệu của Việt Nam còn chưa hoàn thiện nên chất lượng sản phẩm của Việt Nam còn chưa cao, chưa đồng bộ với chất lượng toàn cầu, do đó sản phẩm của Việt Nam chưa thực sự có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nước ngoài

Như vậy, Trong chương 1 nghiên cứu đã chỉ ra được những cơ sở thực tiễn về tác động của các FTA thế hệ mới (cụ thể là EVFTA và CPTPP) cũng như chỉ ra được các điểm giống và khác nhau giữa hai hiệp định này Nhìn chung tác động của FTA thế hệ mới đối với hoạt động xuất khẩu ngành dệt may có nhiều triển vọng tích cực Nhờ các hiệp định thương mại tự do, hoạt động giao thương giữa các nền kinh tế trở nên mạnh mẽ, không bị phụ thuộc quá mức vào một thị trường, thương mại đa phương ngày càng phát triển sâu rộng Bên cạnh đó, ngành dệt may ở Việt Nam cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế quan, môi trường đầu tư được nâng cao, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển dịch lợi thế so sánh trong ngành dệt may ở Việt Nam Cả CPTPP và EVFTA đều có lộ trình cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu, độ mở cao, hải quan, bảo vệ môi trường, quy chuẩn kĩ thuật đối với hàng Dệt May ở Việt Nam Tuy nhiên, Hiệp định EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may; còn CPTPP lại có quy định chặt chẽ hơn khi yêu cầu quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, tức là sợi và vải phải được sản xuất hoặc nhập khẩu từ các nước CPTPP, thì mới được hưởng thuế suất ưu đãi của Hiệp định khi xuất khẩu sang các nước CPTPP Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh và tiêu chuẩn chất lượng để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường toàn cầu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính trong đó: sử dụng các số liệu, thông tin thứ cấp đến từ các nguồn tài liệu nghiên cứu, tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế cùng với các số liệu đến từ tổng cục thống kê, tổng cục hải quan, … để rút ra và tổng quan cơ sở lý luận về hai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và hiệp định thương mại tự do Liên Minh Châu Âu-Việt Nam (EVFTA)

Trong nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp như thống kê, tổng hợp, mô tả, kế thừa và phân tích để đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu các ngành hàng dệt may từ Việt Nam sang các quốc gia, thị trường trên thế giới đặc biệt với 10 quốc gia trong hiệp định CPTPP và 27 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu (EU) trong khoảng thời gian trước và sau khi hai hiệp định này chính thức có đi vào thực hiện

• Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu được sử dụng trong chương Phương pháp nghiên cứu và thực trạng xuất khẩu nhằm mục đích hệ thống hóa các số liệu và các biến sử dụng trong mô hình và thông kê các số liệu qua từng năm trong hoạt động xuất khẩu ngành dệt may

• Phương pháp mô tả được sử dụng chủ yếu trong chương Phương pháp nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra những lý luận về mô hình trọng lực mà nhóm sử dụng để phân tích tác động của hai hiệp định

• Phương pháp kế thừa được sử dụng chủ yếu trong chương Cơ sở lý luận và thực tiễn với mục đích hệ thống hóa các cơ sở lý luận thông qua việc kế thừa các nghiên cứu đi trước

• Phương pháp phân tích, đánh giá được sử dụng chủ yếu trong hai chương Thực trạng xuất khẩu và Kết quả nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may cũng như phân tích được những giống và khác nhau giữa hai hiệp về tác động, nội dung của nó

Phương pháp nghiên cứu định lượng

2.2.1 Cơ sở lý luận về mô hình trọng lực

Mô hình trọng lực được ứng dụng lần đầu tiên bởi hai học giả là Tinbergen vào năm 1962 và Poyonen vào năm 1963 với mục đích nhằm phân tích và lý giải các loại hình và quy mô của các dòng thương mại quốc tế Ý tưởng cơ bản của mô hình trọng lực được dựa trên định luật hấp dẫn của Newton và được phát biểu là: lực hấp dẫn giữa hai vật thể có tỉ lệ thuận với quy mô của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách Mô hình trọng lực được xây dựng trên nền tảng thương mại giữa hai quốc gia là i và j được trình bày như sau (Yihon và Wei, 2006):

Trong đó: Xij: kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia i và j

Yi, Yj: quy mô nền kinh tế của hai nước i và j Dij: khoảng cách giữa hai quốc gia i và j

Từ phương trình trên ta có thể thấy được rằng hoạt động thương mại song phương giữa hai nước có mối liên hệ cùng chiều với tổng thu nhập và quan hệ ngược chiều đối với khoảng cách giữa hai quốc gia

Trong một thời gian khá dài kể từ khi lần đầu được công bố, mô hình trọng lực bị chỉ trích và phản đối khá nhiều vì thiếu đi nền tảng cơ sở lý thuyết dẫn đến bộc lộ nhiều hạn chế Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này như các nghiên cứu của Linnemann năm 1966, Leamer và Stern thực hiện năm 1972 Cho đến giai đoạn cuối thập niên 70 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã dần khắc phục được những hạn chế của mô hình trọng lực Những nhà nghiên cứu đã sửa chữa và phát triển mô hình dựa trên những nền tảng lý thuyết thương mại bao gồm: lý thuyết Ricardo, lý thuyết H-O và lý thuyết thương mại mới Nhiều nghiên cứu tiêu biểu trong giai đoạn này có thể kể đến các nghiên cứu của Anderson (1979), Bergtrad (1985, 1989), Deardorff (1998), Mathur (1999) Anderson được coi là người đầu tiên đặt nền tảng lý thuyết cho mô hình trọng lực vào năm 1979, khi xây dựng phương trình trọng lực từ các chỉ tiêu với các tham chiếu từ hàm Cobb-Douglas dựa trên giả định rằng các sản phẩm được đa dạng hóa từ

33 chính quốc gia xuất xứ Sau đó vào năm 1985, Bergtrad đã đưa ra các nền tảng lý thuyết kinh tế vi mô cho các hàm của mô hình trong điều kiện cân bằng chung của thị trường giữa cung cầu xuất nhập khẩu Ngoài ra trong hai năm từ 1985-1987 hai nghiên cứu của hai học giả là Halpman và Deardorff đã chứng minh rằng các hàm trong mô hình trọng lực có thể biến đổi từ các mô hình cạnh tranh độc quyền đơn giản, những mô hình này được đặc trưng trong lý thuyết thương mại mới Bên cạnh đó, nghiên cứu của Deardorff năm 1998 đã bổ sung một số điều chỉnh dựa trên mô hình Hecksker-Ohlin (H-O) về thương mại với việc có hoặc không có các trở ngại về thương mại

Trong những nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại tự do lên hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia sang thị trường nước ngoài thì mô hình trọng lực này sẽ cho biết rằng sau khi các hiệp định chính thức đi vào hiệu lực thì các hoạt động xuất khẩu của một quốc gia sẽ tăng hay giảm theo thời gian đối với các mặt hàng khác nhau Mô hình trọng lực cũng chỉ ra các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của một thị trường, một quốc gia như: tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia và dân số là các yếu tố thể hiện quy mô nền kinh tế Đây là các yếu tố đã được thêm mới trong nghiên cứu của hai học giả Deardorff (1998) và Mathur (1999) Nghiên cứu của Deardorff được phát triển dựa trên lý thuyết Hecksker-Ohlin (H-O) khi phân tích trường hợp giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển khi năng lực sản xuất ở hai bên có sự khác nhau Nghiên cứu của Mathur (1999) đã dựa trên lý thuyết thương mại mới để phát triển mô hình khi nhấn mạnh vào sự khác biệt của sản phẩm và hiệu quả tăng theo quy mô Điểm mới ở nghiên cứu này chính là tác giả đã lần đầu đề cập đến hai yếu tố là GDP và GNP, ông cho rằng đây là các yếu tố thể hiện quy mô của một quốc gia trên trong hoạt động thương mại quốc tế Khi quốc gia có quy mô nền kinh tế càng lớn thì quốc gia đó sẽ đa dạng hóa về các sản phẩm bán ra thị trường từ đó quy trình sản xuất được tối đa hóa về mặt chi phí dẫn đến hoạt động thương mại của quốc gia đó ngày càng phát triển mạnh mẽ

Những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hoạt động thương mại của một quốc gia được sử dụng trong mô hình trọng lực có thể kể đến như: hàng rào thuế quan, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia hay các biến giả liên quan đến các hiệp định thương mại tự do FTA, …Những nhân tố này được sử dụng để thể hiện sự thúc đẩy hoặc cản trở đối với hoạt động xuất khẩu của một quốc gia Những nghiên cứu của M.Faruk Aydin

(2004), Rustam (2009) và Trần Trung Hiếu (2010) đều chứng minh những yếu tố kể trên có tác động đến hoạt động thương mại giữa các quốc gia

Cho đến nay, mô hình trọng lực đã và đang được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện để nhằm mục đích đánh giá các tác động của các hiệp định thương mại tự do ảnh hưởng đến các hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia và thường được dựa trên các yếu tố chính như: tổng sản phẩm quốc nội quốc gia, thuế quan, dân số, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái và các biến giả liên quan đến các hiệp định thương mại tự do Ngoài ra, các nghiên cứu của Đỗ Thái Trí (2006), Trần Trung Hiếu (2010), Đỗ Thị Hòa Nhã (2017) cùng chỉ ra được rằng với việc xem xét tập hợp các quốc gia, trong đó mỗi quốc gia sản xuất và nhập khẩu một loại hàng hóa thì phương trình trọng lực sẽ được suy ra từ điều kiện cung cầu hàng hóa

Nghiên cứu sẽ kiểm tra và đánh giá các giả thiết về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu như sau:

Giả thiết 1: Quy mô nền kinh tế càng lớn thì hoạt động xuất khẩu càng gia tăng Quy mô nền kinh tế bao gồm các yếu tố như: tổng sản phẩm quốc gia, dân số

Mối quan hệ thuận chiều giữa hai yếu tố đã được chứng minh thông qua các lý thuyết kinh tế và thường được đề cập đến ở nhiều nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Bình Dương (2014,2016), Tinbergen (1962) và Đỗ Thái Trí (2006)

Giả thiết 2: Tỷ giá hối đoái được yết giá càng lớn thì hoạt động xuất khẩu ngày càng được mở rộng Khi đồng nội tệ mất giá thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng dẫn đến hoạt động xuất khẩu tăng bởi ngoại tệ lúc này đang có giá cao Yếu tố này đã xuất hiện trong các nghiên cứu của Waheed Akram Butt (2008), Krungman (2012)

Giả thiết 3: Khoảng cách địa lý giữa các quốc gia càng lớn thì hoạt động xuất khẩu sẽ bị thu hẹp Khoảng cách giữa các quốc gia càng lớn thì chi phí thương mại sẽ ngày càng tăng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia theo Helga (2005) và Nguyễn Bình Dương (2017)

Giả thiết 4: Hàng rào thuế quan càng lớn sẽ dẫn đến hoạt động xuất khẩu sẽ bị giảm sút Trong các lý thuyết kinh tế thì cho rằng sẽ có một mối quan hệ ngược chiều giữa yếu tố thuế quan và hoạt động xuất khẩu Tuy vậy, có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố thuế quan có ảnh hưởng thuận chiều như Nguyễn Bình Dương

(2014) khi cho rằng việc cắt giảm hàng rào thuế quan sẽ thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia

Giả thiết 5: Lạm phát càng cao thì hoạt động xuất khẩu ngày càng giảm Lạm phát cao làm cho nhu cầu xuất khẩu hàng hóa giảm do giá tăng cao Theo nghiên cứu

Xu Wang (2016) đề cập rằng đây là mối quan hệ ngược chiều

2.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá hoạt động xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam với hơn 40 quốc gia trong đó bao gồm 10 quốc gia nằm trong CPTPP và 27 quốc gia thành viên thuộc Liên Minh Châu Âu được quy định trong EVFTA Mô hình có biến phụ thuộc là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác nhau trên thế giới (EXP), các biến phụ thuộc sẽ là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), dân số (POP), khoảng cách địa lý (DIST), tỷ giá hối đoái (ERR), thuế quan (TAR), lạm phát (INF) và còn các biến giả về CPTPP (CPT) và EVFTA (EVF) Ngoài ra, mô hình sử dụng định dạng hàm log, ln nhằm giảm sự biến động

∗ 𝑳𝒏(𝑫𝑰𝑺𝑻𝒊𝒋) + 𝜷𝟗 ∗ 𝑳𝒏(𝑰𝑵𝑭𝒊𝒕) + 𝑪𝑷𝑻 + 𝑬𝑽𝑭 + 𝒆𝒊𝒋𝒎𝒕 Trong đó: i=1: Việt Nam j=1,2,3, …: Các quốc gia trên thế giới t 16, 2017, …2022 (năm) m=1,2, …12 (tháng)

EXPijmt: kim ngạch xuất khẩu giữa hai quốc gia i và j trong tháng m năm t GDPit_VN: tổng sản phẩm quốc nội của nước i năm t

GDPjt: tổng sản phẩm quốc nội của nước j năm t

POPit: dân số nước i năm t

POPjt: dân số nước j năm t

ERRijmt: tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia i và j trong tháng m năm t

TARijt: thuế xuất khẩu hàng hóa của quốc gia j đối với i trong năm t

DISTij: khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia i và j

Nguồn thu thập số liệu

Toàn bộ các thông tin, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu đều là các thông tin thứ cấp đã được nhóm tham khảo và sử dụng từ các nguồn chính thống, nguồn tài liệu nghiên cứu, tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước Cụ thể: Các thông tin liên quan đến kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng dệt may được nhóm lấy từ Báo cáo

“XUẤT KHẨU NƯỚC/VÙNG LÃNH THỔ - MẶT HÀNG CHỦ YẾU” được Tổng

40 cục Hải quan công bố định kì Các thông tin về tổng kim ngạch xuất khẩu trong nước của Việt Nam cũng như của các quốc gia đối tác nước ngoài được nhóm thu thập từ số liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam công bố và từ các trang cung cấp thông tin kinh tế nước ngoài như Fred Economics (https://fred.stlouisfed.org/ ) và Trading Economic (https://tradingeconomics.com/) Nhóm nghiên lấy các số liệu về dân số của cả Việt Nam và các quốc gia đối tác trên thị trường ở hai trang web là Worldmeters (https://www.worldometers.info/population/ ) và Statisticstimes (https://statisticstimes.com/demographics/countries-by-population.php) Ngoài ra, yếu tố tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam với các quốc gia đối tác được thu thập thông qua trang Exchange rate.org (https://www.exchange-rates.org/ ) và Trading Economic Yếu tố về thuế quan được nhóm nghiên cứu lấy số liệu từ công bố “World Tariff Profile” của Tổ chức kinh tế Thế giới xuất bản hàng năm (nhóm lấy số liệu từ năm 2016-2022) Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các quốc gia đối tác được nhóm nghiên cứu lấy số liệu trực tiếp từ trang web: Vietnamdistanceworld (http://vietnam.distanceworld.com ) Cuối cùng về các yếu tố lạm phát của Việt Nam được nhóm lấy số liệu của Tổ chức Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và trang Trading Economic

Liên quan đến các số liệu của các mặt hàng dệt may được sử dụng trong nghiên cứu, nhóm lấy thông tin từ trong các công bố của Tổng Cục Thống Kê, Tổng Cục Hải Quan và các trang cung cấp thông tin kinh tế uy tín trên thế giới như Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Fred Economics và Trading Economic Ngoài ra để nắm được lộ trình giảm thuế cho từng mặt hàng thuế quan khác nhau thì nhóm nghiên cứu đã sử dụng thông tin trong các nội dung được quy định trong Hiệp định CPTPP và EVFTA Cụ thể: Theo những cam kết của các nước thành viên CPTPP và EVFTA về ngành hàng dệt may được giới hạn ở các sản phẩm thuộc các Chương từ 50 đến 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Hệ thống HS), trong đó:

• Các Chương 50 đến 60 chủ yếu là nguyên phụ liệu, vật liệu dệt may (như xơ, sợi, vải…) và một số sản phẩm dệt (như thảm, các loại bấc, băng tải, nhãn, phù hiệu từ vật liệu dệt…)

• Các Chương 61 đến 63 chủ yếu là quần áo; hàng may mặc phụ trợ; và các sản phẩm dệt hoàn thiện khác (như chăn, màn, khăn các loại, mành rèm vải, các sản phẩm dệt trang trí nội thất, bao túi…)

Trong chương 2, nhóm tác giả đã chỉ ra các phương pháp nghiên cứu nhóm đã sử dụng bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Các phương pháp nghiên cứu định tính mà nhóm sử dụng bao gồm: phương pháp thống kê, tổng hợp, mô tả, kế thừa và phân tích nhằm mục đích đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu các ngành hàng dệt may từ Việt Nam sang các quốc gia trên thế giới

Về phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam Nhóm đã chỉ ra được những cơ sở lý luận, khái niệm liên quan đến mô hình trọng lực cũng như ưu, nhược điểm của phương pháp ước lượng PPML được sử dụng

Mô hình nghiên cứu đề xuất mà nhóm đưa ra trong nghiên cứu, cụ thể mô hình sẽ có biến phụ thuộc là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác nhau trên thế giới (EXP), các biến phụ thuộc bao gồm: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), dân số (POP), khoảng cách địa lý (DIST), tỷ giá hối đoái (ERR), thuế quan (TAR), lạm phát (INF) và còn các biến giả về CPTPP (CPT) và EVFTA (EVF) Cuối cùng, trong chương

2 đã chỉ ra các nguồn các nguồn thu thập số liệu uy tín từ trong nước và quốc tế

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT

Thực trạng xuất khẩu các ngành hàng dệt may nói chung của Việt nam

Trong những năm qua, ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, Dệt May hiện đang là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế khi luôn chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Tổng quan kim ngạch xuất khẩu cũng như các thị trường đối của Việt Nam liên tục có xu hướng tăng và mở rộng qua từng năm xét trong khoảng thời gian nghiên cứu lấy từ 2016-2022 Cụ thể Theo số liệu Tổng cục Thống kê Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt may Việt Nam năm 2016 ước đạt 28,3 tỷ USD, chỉ tăng 5% so với năm 2015 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 5,8%; đi EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%; đi Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,4%, đi Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,1% Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng một con số trong năm 2016, nhưng xét trong tổng thể toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận Đặc biệt trong giai đoạn 2016-2017, Hiệp định Liên minh kinh tế Á- Âu (EAEU) cũng đã đánh dấu sự trở lại của dệt may Việt Nam vào thị trường các nước Liên Xô cũ Trong năm 2016-

2017, xuất khẩu vào Nga tăng trưởng với tốc độ 56% và đến nay đạt xấp xỉ 200 triệu

Tổng quan năm 2017 cho thấy rằng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt xấp xỉ 31,8 tỷ USD, tăng 10,93% so với năm 2016; chiếm tỷ trọng 14,86% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Xuất khẩu dệt may trong năm 2017 đã quay lại với mức tăng trưởng 2 con số sau khi chỉ tăng gần 6% trong năm 2016 – mức tăng thấp nhất trong suốt 10 năm của giai đoạn 2006 – 2016 Tính đến hết năm 2017, ngành dệt may đã có 6 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm: Hoa Kỳ (12,5 tỷ USD), EU (3,99 tỷ USD), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (trên 3 tỷ USD) và ASEAN Thêm vào đó, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường tăng mạnh như: Bờ Biển Ngà tăng

1.127,6%; Angola tăng 139,04%; Hungary tăng 125,81%; Ghana tăng 76,12%; Ai Cập tăng 60,2%; Nga tăng 53,69%; …

Biểu đồ 3 1 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng ngành Dệt may Việt Nam 2000-2018

Các mặt hàng nổi bật ngoài các mặt hàng may mặc là thế mạnh của Việt Nam, chính là các sản phẩm vải dệt, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên đạt 402,4 triệu m 2 , tăng 12,6% Sản lượng vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo đạt 681,3 triệu m 2 , tăng 6% Sản lượng quần áo mặc thường đạt 3,78 tỷ cái, tăng 8,7%

Biểu đồ 3 2 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng Dệt may 2015-2017

Nguồn: Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS), 2018

Trong hai năm 2018-2019, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đều tăng trên 10%, đặc biệt năm 2018 đạt 16,01% (kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD) -đây là mức tăng cao nhất trong mấy năm gần đây (năm 2015 tăng 12,1%, năm

2016 tăng 4,07%, năm 2017 tăng 10,8%) Còn trong năm 2019, mặc dù xuất hiện nhiều

44 biến động trên thế giới khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 22,38 tỷ USD tăng 2,21%; giá trị nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu đạt 19,26 tỷ USD tăng 4,96%; giá trị nội địa tăng thêm (thặng dư thương mại) của hàng hóa dệt may xuất khẩu đạt 19,73 tỷ USD tăng 10,19%

Về thị trường xuất khẩu chủ lực trong cả hai năm 2018, 2019, Mỹ và EU vẫn là hai thị trường dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu trong năm lần lượt tăng 13.7% (chiếm 47%) và 10.5% Trong khi đó, tại Nhật và Hàn Quốc, hàng dệt may Việt Nam đang tiến tới vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường này với kim ngạch xuất khẩu 2018 lần lượt tăng 24.8% và 32.6% Đặc biệt khi CPTPP chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2019 sẽ mang lại rất nhiều cơ hội mới dành cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam được tiếp cận tới các thị trường mới như Canada, Mexico, …

Biểu đồ 3 3 Các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam năm 2018

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2018

Năm 2020, ngành Dệt May là một trong những ngành chịu nhiều tác động tiêu cực và kéo dài của đại dịch Covid-19 Gây ảnh hưởng tiêu cực khi làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch Tính chung năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam ước đạt 35,29 tỷ USD, giảm 10,91% so với năm 2019 Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam năm 2020 giảm mạnh so với năm

2019, nhưng vẫn khả quan khi kết quả xuất khẩu chỉ giảm 10,9%, thấp hơn nhiều so với dự đoán giảm 15% trong các dự báo hồi tháng 6/2020 Đặc biệt, Ở thị trường châu Âu, hiện tại Việt Nam mới chiếm gần 4% thị phần Với EVFTA có hiệu lực ngày 1/8/2020,

45 dự báo xuất khẩu dệt may tăng 67% vào 2025 Các doanh nghiệp đã bắt đầu một số điều chỉnh mang tính chiến lược trong thời gian 1-3 năm tới

Biểu đồ 3 4 Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2020

Không chỉ đứng ở vị trí cao nhất với kim ngạch xuất khẩu với 40,4 tỷ USD năm

2021, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, Dệt may còn là ngành xuất siêu lớn của Việt Nam, với 16,2 tỷ USD năm 2021 Theo thống kê của Tổng cục hải quan, xuất khẩu toàn ngành dệt may trong quý III/2021 đạt 10,179 tỷ USD, giảm 0,91% so với quý II/2021 và giảm 2,07% so với quý III/2020 Tính chung trong 9 tháng năm

2021, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 29,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm

2020 nhưng vẫn giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch) Xuất khẩu dệt may Việt Nam chiếm 5,2% thị phần toàn cầu

Bảng 3 1 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam 9 tháng đầu năm 2020-2021

Mặt hàng 9T/2021 (triệu đồng) 9T/2020 (triệu đồng)

Nguồn: Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS), 2021

Năm 2021 Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc (sau Trung Quốc, EU, Bangladesh) và đứng thứ 7 xuất khẩu hàng dệt trên thế giới (sau Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Hoa Kỳ) Hoa Kỳ luôn dẫn đầu trong kim

46 ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, chiếm gần 42% (năm 2021), tiếp theo là Trung Quốc (11,04%), Hàn Quốc (9,05%), Nhật Bản (8,58%), EU (8,56%)

Biểu đồ 3 5 Các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam năm 2018

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2021

Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho biết năm 2022, ngành dệt may Việt Nam ước đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021 Ngành dệt may Việt Nam đang xuất khẩu sang khoảng 66 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, với 55 mặt hàng chủ lực Việt Nam cũng đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2023 đạt từ 47-48 tỷ USD

Biểu đồ 3 6 Kim ngạch xuất khẩu Dệt May 2016-2022

Nguồn: Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS), 2022

Các hiệp định FTA vẫn là động lực chính gia tăng thị phần hàng dệt may Việt Nam tại các thị trường mục tiêu: Trị giá xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang

Hoa Kì Trung Quốc Hàn Quốc Khác

47 các khối nước EU, Anh và ASEAN vẫn tăng trưởng hai chữ số trong 8 tháng đầu năm

2022 lần lượt là 41%, 43% và 11% nhờ vào các hiệp định mới bao gồm EVFTA, UKVFTA và RCEP.

Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang 10 nước được quy định

3.2.1 Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trước khi CPTPP có hiệu lực (2016-2018)

Theo Niên Giám Thống Kê 2020 công bố bởi Tổng cục Thống Kê cho thấy ngành hàng dệt may luôn nằm trong danh sách các sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch lớn và mức tăng trưởng ấn tượng, bình quân tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016 là 17,7% (cao gấp 3 lần tăng trưởng GDP 6,05%/năm cùng giai đoạn), trong đó:

• Kim ngạch xuất khẩu sợi tăng từ 1,1 tỷ năm 2010 lên 3,1 tỷ USD năm 2017 (tăng gấp 3 lần)

• Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm vải từ 0,75 tỷ USD năm 2010 tăng lên 1,5 tỷ USD năm 2017 (tăng gấp 2 lần)

Từ góc độ sản phẩm, các sản phẩm may mặc chiếm tỷ trọng chủ yếu (trung bình 82% kim ngạch xuất khẩu mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2017)

Trước khi có CPTPP, ngoại trừ thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ chiếm tới 44,9% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2018 thì thị trường lớn thứ hai của hàng dệt may Việt Nam tại khu vực châu Mỹ chính là Canada, thành viên đối tác trong CPTPP Hiện Canada cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại thị trường châu Mỹ, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của nước này trong ASEAN

Năm 2017 kim ngạch nhập khẩu dệt may Canada đạt 13,86 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam đạt 814 triệu USD, chiếm 5,9% thị phần Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu dệt may của Australia đạt 9,01 tỷ USD trong khi nhập khẩu từ Việt Nam đạt

256 triệu USD, chiếm 2,8% thị phần Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 36,2 tỷ USD hàng dệt may đi các thị trường, tăng 16% so với năm 2019 và tăng từ mức 55 triệu USD của năm 1995, và trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu hàng dệt may VITAS dự báo con số này sẽ tăng lên 40 tỷ USD trong năm 2019 nhờ CPTPP có hiệu lực

Bảng 3 2 Kim ngạch xuất khẩu Dệt May năm 2018

Sản phẩm Kim ngạch (triệu

Tăng trưởng so với 2017 Tỷ trọng (%)

Xơ, sợi dệt các loại 4.025 12 11,1

Nguyên phụ liệu dệt, may 1.200 14,2 3,2

Vải mành, vải kỹ thuật khác 530 15,7 1,5

Trước khi CPTPP chính thức có hiệu lực, ngoại trừ thị trường lớn nhất là Hoa

Kỳ chiếm tới 44,9% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2018 thì thị trường lớn thứ hai hàng dệt may Việt Nam tại khu vực châu Mỹ chính là Canada, thành viên đối tác trong CPTPP Hiện Canada cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại thị trường châu Mỹ, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của nước này trong ASEAN

Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 36,2 tỷ USD hàng dệt may đi các thị trường, tăng 16% so với năm 2019 và tăng từ mức 55 triệu USD của năm 1995, và trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu hàng dệt may VITAS dự báo con số này sẽ tăng lên 40 tỷ USD trong năm 2019 nhờ Hiệp định CPTPP có hiệu lực

3.2.2 Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sau khi CPTPP có hiệu lực (2019- 2022)

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực vào tháng 1/2019 ở Việt Nam và được đánh giá là một trong những hiệp định sẽ mang lại tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Giữa những biến động lớn trên thế giới như đại dịch Covid, chiến tranh thương mại, … doanh nghiệp dệt may Việt Nam tổng quan vẫn giữ được mức gia tăng tốt ở một số thị trường các nước thành viên CPTPP như Canada (21,79%), Mexico (19,13%), Newzealand (28,79%) và làm quen thị trường mới Peru; mặc dù thị phần ở những thị trường này còn thấp

Khoảng thời gian cuối năm 2019, kết quả xuất khẩu sang các đối tác CPTPP là có những dấu hiệu tích cực trong bối cảnh chung của toàn thế giới, cho thấy CPTPP đã phát huy hiệu quả ban đầu trong năm đầu tiên, đặc biệt là ở các thị trường mới dưới góc

49 độ mở đường cho hàng xuất khẩu Việt Nam tiến vào Châu Mỹ, một khu vực còn nhiều tiềm năng dành cho Việt Nam Đây không chỉ là hiệu quả trực tiếp của CPTPP (thể hiện ở các thị trường mà CPTPP đã có hiệu lực, gồm Canada và Mexico) mà còn cho thấy hiệu ứng gián tiếp từ Hiệp định này, thông qua động lực thúc đẩy thương mại song phương với các thị trường mà CPTPP chưa có hiệu lực như Peru, Chile Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang các quốc gia khác trong nội bộ CPTPP vẫn còn rất thấp và không đáng kể do yêu cầu khắt khe (Singapore, New Zealand & Australia) hoặc mức độ cạnh tranh lớn (Malaysia, Mexico & Chile)

Bảng 3 3 Kim ngạch xuất khẩu ngành hàng dệt may sang các thị trường đối tác thuộc CPTPP

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2019

Trong năm đầu tiên CPTPP có hiệu lực, bên cạnh các thị trường truyền thống như Nhật Bản vẫn tăng trưởng tốt, thì các thị trường mà Việt Nam chưa có các FTA song phương cũng đã đạt được mức tăng trưởng cao như: Canada, Mexico Trong năm

2020 và những tháng đầu năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường CPTPP vẫn ghi nhận sự gia tăng đáng kể Năm 2020, xuất khẩu sang các thị trường Canada, Australia, Singapore, New Zealand chỉ giảm từ 2% – 5% so với năm 2019

Biểu đồ 3 7 Xuất khẩu Dệt May trước và sau CPTPP có hiệp định

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP đạt 398,1 triệu USD, tăng 21,3% so với tháng 5/2020 Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,94 tỷ USD, tăng 2,03% so với 5 tháng đầu năm 2020 và chỉ còn giảm 3,97% so với 5 tháng đầu năm 2019, cho thấy xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường CPTPP hồi phục chậm hơn so với các thị trường lớn khác như Hoa Kỳ, EU Đáng chú ý, Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sang Canada tăng 28,39%, Australia tăng 49,37%, Singapore tăng 43,4%, Chile giảm 0,94%, Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi theo Hiệp định CPTPP cũng ghi nhận những tín hiệu khả quan Trong năm 2020, kim ngạch cấp C/O mẫu CPTPP đạt 1,37 tỷ USD, bằng 4,02% tổng kim ngạch xuất khẩu sang 7 nước thành viên đã phê chuẩn CPTPP tại thời điểm này Việc xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP tăng trưởng khá và đặc biệt là các thị trường Canada, Australia, New Zealand có thể trở thành cơ hội để sản phẩm may mặc của Việt Nam mở rộng thị phần tại châu Mỹ và châu Đại Dương Đối với nhóm các sản phẩm may mặc dệt kim (mã HS 61), tính đến hết tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu của nhóm mã HS 61 đã đạt 696 triệu USD, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm ngoái Cụ thể xét trong thị trường Canada, tổng quy mô thị trường này đối với nhóm hàng có mã HS 61 khoảng từ 5 - 6 tỷ USD/năm Hiện nay, đứng sau Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam là nước đứng thứ ba về giá trị xuất khẩu vào địa bàn; đây

51 cũng là vị trí Việt Nam mới giành được từ 2 năm nay sau CPTPP khỏi tay Bangladesh Tuy nhiên, với nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của Canada, các thị trường Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka đang nổi lên như là các đối thủ cạnh tranh rất mạnh nhờ năng lực hoàn thiện các mặt hàng có độ khó cao

Bảng 3 4 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may 8 tháng đầu năm 2022

8 tháng đầu năm 2022 Tỷ trọng xuất khẩu Trị giá

Quần 213,74 42,82 94,01 22,88 23,73 20,27 Áo jacket 213,54 58,91 50,54 22,86 21,30 26,10 Áo thun 148,00 49,74 46,84 15,84 15,67 18,54

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2022

Với nhóm các sản phẩm may mặc không dệt kim (mã HS 62), tính đến hết tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu của nhóm mã HS 62 đã đạt 583 triệu USD, tăng 48,7% so với cùng kỳ năm ngoái Lấy ví dụ cụ thể cho thấy tổng quy mô thị trường Canada đối với nhóm hàng này khoảng từ 4 - 5 tỷ USD/năm Cũng giống mã HS 61, thị trường Canada có nhu cầu tăng mạnh đối với sản phẩm thuộc mã HS 62 kể từ khi Chính phủ Canada dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp giãn cách Việt Nam từ nhiều năm nay giữ vững vị trí thứ ba sau Trung Quốc và Bangladesh ở nhóm hàng này

3.3 Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang 27 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu EU

3.3.1 Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trước khi EVFTA có hiệu lực (2016-2020)

Theo Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, xuất khẩu dệt may sang thị trường

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả mô hình trọng lực và thảo luận

4.1.1 Thống kê mô tả biến

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các thực trạng xuất khẩu và các yếu tố tác động lên kim ngạch xuất khẩu ngành hàng dệt may của Việt Nam Các mẫu số liệu được lấy từ khoảng thời gian tháng 1 năm 2016 đến tháng 9 năm 2022 với tổng số mẫu quan sát là 2494 mẫu ở 53 quốc gia khác nhau trong đó có tính các quốc gia trong CPTPP và EVFTA

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và thống kê trên phần mềm STATA

Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình được thể hiện trong bảng dưới đây

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và thống kê trên phần mềm STATA

Trong ma trận tương quan giữa các biến ta thấy rằng biến xuất khẩu EXPORT đang có tác động cùng chiều với các biến về GDP_VN_, GDP_jt, POP_IT_, POPJT, ERR Còn các biến DIST, TAR, INF_IT đang có những tác động, ảnh hưởng ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dệt may của Việt Nam

Bảng 4 2 Ma trận tương quan giữa các biến Bảng 4 1 Bảng thống kê mô tả các biến

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và thống kê trên phần mềm STATA

4.1.2 Kiểm định các khuyết tật của mô hình Để tăng độ tin cậy và tính phù hợp cho các kết quả của mô hình, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các kiểm định về khuyết tật của mô hình thông qua phương pháp OLS (Ordinary Least Squares) Cụ thể kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến ta thấy rằng chỉ số VIF ở hai Biến là LN GDPVN và LN_POPIT_ đều cho ra kết quả lớn hơn 10 như vậy ta có thể kết luận rằng hàm đã xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra

Bảng 4 4 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và thống kê trên phần mềm STATA Để kiểm định khuyết tật tự tương quan trong mô hình nhóm sẽ sử dụng kiểm định Breusch - Godfrey (BG) test đã cho ra kết quả, ta có thể thấy rằng kết quả p-value

Bảng 4 3 Ma trận tương quan giữa các biến (các biến LN)

62 của kiểm định F và kiểm định Chi-bình phương ta kết luận xảy ra khuyết tật tương quan trong mô hình

Bảng 4 5 Kết quả kiểm định tự tương quan

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

Obs*R-squared 567.0028 Prob Chi-Square(2) 0.0000

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và thống kê trên phần mềm STATA Để kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi nhóm đã thực hiển kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey test để xác định xem hàm có xảy ra khuyết tật hay không Kết quả cho thấy rằng mô hình đang gặp phải hiện tượng phương sai sai số thay đổi khi nhìn vào kết quả p-value của kiểm định F và kiểm định Chi-bình phương

Bảng 4 6 Kết quả kiểm định Phương sai sai số thay đổi

Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey

Obs*R-squared 204.3924 Prob Chi-Square(10) 0.0000 Scaled explained SS 214.5912 Prob Chi-Square(10) 0.0000

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và thống kê trên phần mềm STATA

Như vậy để khắc phục các khuyết tật này thì nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp PPML (Poisson pseudo maximum likelihood) Phương pháp này sẽ PPML sử dụng phương pháp đo lường Poisson sẽ khắc phục được nhược điểm trong phương trình logorit tự nhiên của giá trị 0 cũng như có ít yêu cầu giả định hơn mà vẫn ra kết quả tương tự như khi sử dụng phương pháp OLS hay GLS Ngoài ra để khắc phục các vấn đề tiềm ẩn do tính liên kết theo thời gian và sự biến thiên đặc trưng theo từng quốc gia, phương pháp ước lượng vững (cluster) với trọng số từ quốc gia và thời gian được đưa vào điều kiện ước lượng (GLM Robust Standard Errors & Covariance)

4.1.3 Kết quả của mô hình trọng lực

Nhóm sử dụng phương pháp ước lượng PPML nhằm khắc phục tất cả các khuyết tật của mô hình khi sử dụng phương pháp OLS và đã cho ra kết quả của mô hình được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 4 7 Kết quả mô hình trọng lực

Biến Hệ số hồi quy Giá trị P Kết luận

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và thống kê trên phần mềm STATA a Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Kết quả của mô hình trọng lực cho thấy các yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường của các quốc gia thuộc hai hiệp định CPTPP và EVFTA là: tổng sản phẩm quốc nội các thị trường nước ngoài, dân số của nước đối tác, khoảng cách địa lý, thuế quan, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ Ngoài ra hai biến ảo là hiệu lực của hai hiệp định CPTPP và EVFTA đều có ý nghĩa ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Yếu tố thứ nhất ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chính là tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia đối tác hay biến LN_GDPJT_ Đây là một biến đại diện cho quy mô nền kinh tế của các quốc gia thực hiện các hoạt động nhập khẩu ngành hàng dệt may của Việt Nam Kết quả mô hình cho thấy biến này có tác động dương đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Kết quả này phù hợp với giả thiết đưa ra và giống với các nghiên cứu đã được thực hiện bởi các tác giả như Nguyễn Bình Dương (2014,2016), Tinbergen (1962) và Đỗ Thái Trí (2006) Cụ thể hệ số tương ứng của biến LN_GDPJT_ là 0.011771, mô hình giải thích rằng khi GDP của các nước đối tác tăng 1% thì giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các quốc gia này tăng thêm 0.011771% Ngoài ra theo lý thuyết thì khi tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia tăng lên thì thu

64 nhập của người dân sinh sống trong quốc gia đó cũng tăng lên như vậy sẽ dẫn theo nhu cầu về hàng hóa cũng tăng lên Như vậy kết quả hoàn toàn phù hợp lý thuyết đưa ra

Yếu tố thứ hai có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu là dân số của nước đối tác hay biến LN POPJT_ Đây cũng là một biến đại diện cho quy mô nền kinh tế của các quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam Trong mô hình cho thấy rằng biến này có tác động dương đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam Kết quả này phù hợp với giả thiết được nhóm nghiên cứu đưa ra và trùng với các nghiên cứu đi trước của các tác giả Hatab (2010), Yanikaya (2013) và Teboho (2016) Số liệu cụ thể trong mô hình cho thấy biến LN POPJT_ có hệ số hồi quy là 0.037493, như vậy khi dân số của các quốc gia đối tác tăng thêm 1% thì xuất khẩu ngành hàng dệt may sang quốc gia này cũng đã tăng lên 0.037493% Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thiết nhóm đưa ra cũng như trong thực tế khi dân số càng tăng thì nhu cầu sử dụng hàng hóa cũng tăng nhanh

Yếu tố thứ ba có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu là khoảng cách giữa Việt Nam các nước đối tác trong mô hình được thể hiện là biến LN_DIST_ Điều này trong mô hình được thể hiện thông hệ số hồi quy là -0.036144, mang dấu âm thể hiện tác động âm trong mô hình Cụ thể khi khoảng cách giữa các quốc gia đối tác và Việt Nam càng xa thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may càng có xu hướng giảm đi 0,036144% Điều này cũng phù hợp với giả thiết nhóm đã đưa ra và cũng xuất hiện trong nhiều nghiên cứu của các nhóm tác giả khác như những nghiên cứu của Helga (2005), Nguyễn Bình Dương (2016), Grant & Lambert (2008); Lin Sun & Reed R.M (2010) và Koo, W.W., Kennedy, P.L & Skrippnitchenko, A (2006)

Yếu tố thứ tư có ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chính là yếu tố về thuế quan hay trong mô hình được thể hiện là biến LN_TAR_ Hệ số hồi quy trong mô hình là -0.005675, mang dấu âm thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa thuế quan và kim ngạch xuất khẩu ngành hàng dệt may điều này phù hợp với giả thiết mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra Cụ thể, khi thuế giảm 1% thì kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng lên 0,005675%, điều cũng hoàn toàn đúng khi trong thực tế các hạn ngạch thuế quan càng thấp thì cơ hội xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia càng cao Thêm vào đó, kết quả này có những nét tương đồng trong các nghiên cứu của Nguyễn Bình Dương (2014), Korinek & Melatos (2009) và Assarson (2005)

Yếu tố thứ năm có tác động chính là tỷ giá hối đoái đồng tiền giữa Việt Nam và quốc gia đối tác Trong mô hình yếu tố này chính là biến LN_ERR_với hệ số hồi quy là 0.011397, mang dấu dương thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ giá và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may Cụ thể khi tỷ giá hối đoái tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các quốc gia đối tác tăng thêm 0,011397% Điều phù hợp với giả thiết và đúng với các nghiên cứu đi trước của các tác giả như Waheed Akram Butt (2008), Krungman (2012) Điều này có thể lý giải rằng khi tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và nước đối tác tăng sẽ khiến cho hàng hóa Việt Nam trở nên rẻ hơn so với hàng hóa trong nước, dẫn đến nhu cầu cho hàng hóa Việt Nam tăng lên

Yếu tố thứ sáu có tác động chính là hiệu lực của CPTPP với hệ số hồi quy là 0.065874, mang dấu dương Điều này thể hiện rằng khi CPTPP chính thức có hiệu lực đối với các quốc gia cùng với Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 0.065874% Điều này hoàn toàn đúng khi hiệp định chính thức đi vào thực hiện sẽ gỡ bỏ nhiều hàng rào thuế quan cho các nước thành viên tạo cơ hội tăng cường xuất khẩu Với nhiều dòng thuế và số thuế sẽ gần như bị cắt giảm theo các lộ trình khác nhau điều này sẽ đem lại những tác động nhất định khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh Những nghiên cứu cho ra các kết quả tương tự có thể kể đến như: Phan Thanh Hoan (2021), Van Su Ha & Hoi Quoc Le (2019) và Le Thi Anh Tuyet (2022)

Tác động của hai hiệp định CPTPP và EVFTA lên hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam

4.2.1 Những tác động tích cực, những cơ hội mà hiệp định CPTPP và EVFTA đã mang lại cho hoạt động xuất khẩu các ngành hàng dệt may của Việt Nam

EVFTA chính thức có hiệu lực giữa hai bên là Việt Nam và 27 quốc gia thuộc Liên Minh châu Âu vào tháng 8 năm 2020, mở ra rất nhiều cơ hội lẫn thách thức dành cho hoạt động xuất khẩu của cả hai bên Như vậy sau hơn 2 năm chính thức đi vào hoạt động và chính thức có hiệu lực thì EVFTA cũng đã đem lại cho ngành dệt may của Việt Nam những tác động tích cực ban đầu dành cho hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu của ngành này Cũng giống như EVFTA, CPTPP cũng là một hiệp định thương mại tư do thế hệ mới mà Việt Nam chính thức và có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019 Trong hơn 3 năm sau khi hiệp định chính thức có hiệu lực, hiệp định cũng có những tác động rõ rệt đến các hoạt động xuất khẩu ngành hàng dệt may của Việt Nam, đặc biệt trong khoảng thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra Cả hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA đều đem lại cho ngành dệt may Việt Nam những tác động tích cực lẫn những thách thức mà chúng ta phải đối mặt

Tác động rõ thấy nhất đó chính là kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam đã, đang và sẽ có xu hướng tăng thông qua từng năm Đặc biệt như trong mô hình trọng lực được trình bày ở trên đã chỉ ra rằng hoạt động xuất khẩu dệt may sang các quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu sẽ còn tiếp tục tăng khi trong tương lai số dòng thuế của Việt Nam sẽ được xóa bỏ lên đến hơn 98% số dòng thuế Điều tạo ra rất nhiều những cơ hội rất thuận lợi để ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng và tập trung sản xuất và phát triển Còn đối với hiệp CPTPP trong mô hình trọng lực cũng đã chỉ ra rằng hoạt động xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam sẽ còn tiếp tục có xu hướng tăng khi hiệp định tiếp tục được áp dụng và phát triển Kim ngạch xuất khẩu ngành hàng dệt may

68 sang các quốc gia đối tác thuộc CPTPP có xu hướng tăng mạnh qua từng năm đặc biệt kể từ khi hiệp định có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019

Tác động rõ rệt thứ hai đó chính là Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ chương trình Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU dành cho các nước đang phát triển, với mức thuế suất ưu đãi là 9% đối với một số dòng thuế hạn chế trong 2 năm đầu sau khi hiệp định chính thức có hiệu lực Như vậy, sau khi EVFTA có hiệu lực, mức thuế suất theo Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) sẽ tự động thay thế mức thuế suất theo GSP Tuy nhiên các sản phẩm của ngành dệt may xuất khẩu từ Việt Nam sang xuất khẩu sang thị trường EU, sẽ thấy được rằng phần lớn số dòng thuế sẽ được xóa bỏ hoàn toàn và biểu thuế dành cho hàng hóa sẽ giảm xuống mức 0% theo lộ trình từ 3 đến 7 năm tới tình từ thời điểm nghiên cứu lấy mốc thời gian là khoảng năm 2022,

2 năm sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực Còn đối với các quốc gia đối tác thuộc CPTPP, mỗi một quốc gia sẽ có một biểu thuế quan riêng dành cho các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ Việt Nam Về mức cam kết, trong CPTPP, một số nước Thành viên CPTPP đưa ra mức cam kết mở cửa mạnh, trong khi một số nước khác lại có cam kết cắt giảm thuế quan tương đối dè dặt Trong tổng thể, các cam kết thuế quan đối với dệt may của các nước được phân theo các nhóm theo lộ trình xóa bỏ thuế

Tác động tích cực tiếp theo đó là hàng hóa dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để mở rộng và tiến sâu vào một trong thị trường lớn nhất trên thế giới đó chính là 27 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu Thị trường EU Với quy mô nhập khẩu hàng dệt may hàng năm trên 250 tỷ USD, EU được coi là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới khi chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của thế giới, với tổng cầu hàng may mặc tăng trưởng với tốc độ trung bình 3%/năm theo số liệu World Bank số liệu tháng 6 năm 2022, trong khi thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam mới chiếm khoảng 2,7%, dư địa để dệt may Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU là rất lớn và nhiều hứa hẹn Còn đối với các quốc gia đối tác CPTPP, Việt Nam sẽ có những cơ hội rất lớn để xuất khẩu vào những thị trường lớn về ngành dệt may như Canada, Nhật Bản, Mexico, … Đây đều là những thị trường lớn và khó tính trên thế giới về nhập khẩu ngành hàng dệt may Cụ thể ở thị trường Nhật Bản cho thấy rằng quốc gia này đây là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may với trị giá khoảng 95 tỷ USD/năm (theo Viện Nghiên

69 cứu Yano, 2019), trong đó thị trường thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng thể thị trường quần áo và có trị giá khoảng 28 tỷ USD Nguồn cung cấp hàng dệt may cho thị trường Nhật Bản chủ yếu từ nhập khẩu, chiếm tỷ trọng lên đến 95% Tuy vậy để có thể xuất khẩu vào một trong những thị trường lớn và khó tính nhất trên thế giới thì hàng hóa dệt may của Việt Nam chắc chắn sẽ phải tuân thủ những quy định và yêu cầu không chỉ về chất lượng hay số lượng rất cao mà còn phải đảm bảo những yếu tố về xuất xứ, con người, môi trường, …

Tác động rõ rệt thứ tư mà ngành dệt may có thể nhận thấy được đó chính là EVFTA và CPTPP mang lại cơ hội rất lớn để giúp doanh nghiệp bứt phá, chuyển mình sau đại dịch Covid 19 Theo công cụ thị trường TexPro của Fibre2Fashion, EU đã nhập khẩu hàng may mặc trị giá 1,202 tỷ USD từ Việt Nam trong quý II năm 2022, so với mức nhập khẩu 1,215 tỷ USD trong quý I Số liệu hai quý đầu năm 2022, cho thấy rằng xuất khẩu dệt may vẫn còn khá biến động dù đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng ghi nhận đặc biệt nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục sau những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 Còn đối với các thị trường đối tác thuộc CPTPP cũng ghi nhận kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng trở lại tuy nhiên con số vẫn chưa thể trở về trước khi đại dịch COVID Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan và Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sang Canada tăng 28,39%, Australia tăng 49,37%, Singapore tăng 43,4%, Chile giảm 0,94%, Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi theo CPTPP cũng ghi nhận những tín hiệu khả quan Trong năm 2020, kim ngạch cấp C/O mẫu CPTPP đạt 1,37 tỷ USD, bằng 4,02% tổng kim ngạch xuất khẩu sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn CPTPP

Có thể thấy rằng EVFTA cũng như CPTPP đã và đang có thể giúp cho ngành dệt may thu hút cũng như nhận thêm nhiều nguồn đầu tư nước ngoài lẫn trong nước vào ngành dệt may Ngành dệt may muốn chuyển mình thì phải nhận được những nguồn đầu tư đủ uy tín để hiện thực hóa quá trình thay đổi toàn diện trong sản phẩm, dây chuyền sản xuất, nâng cao tay nghề,lao động , môi trường Hoạt động đầu tư nước ngoài vào các ngành dệt may của Việt Nam không chỉ có các doanh nghiệp đến từ Châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, …) mà còn có các doanh nghiệp đến từ Châu Âu hay Hoa Kỳ nhằm hưởng lợi từ những chính sách trong EVFTA và CPTPP Đặc biệt hơn rằng các

70 nhà đầu tư nước ngoài hiện đang có xu hướng đầu tư tập trung vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu - là khâu mà các doanh nghiệp dệt may Việt đang còn yếu, phải nhập khẩu từ những thị trường không chính thống và chưa được các Hiệp định thông qua là chủ yếu

4.2.2 Những tác động tiêu cực, những thách thức mà EVFTA và CPTPP đã mang lại cho hoạt động xuất khẩu các ngành hàng dệt may của Việt Nam

Bên cạnh những lợi thế cũng như những tác động tích cực có thể ngày càng thể hiện rõ rệt hơn trong những năm đầu sau khi hiệu lực chính thức có hiệu lực Tuy vậy để có thể đáp ứng được nhu cầu khổng lồ cũng như chất lượng hàng hóa yêu cầu rất cao thì ngành dệt may Việt Nam cũng đang chịu những áp lực và thách thức lớn để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được diễn ra thuận lợi

Một trong những thách thức lớn nhất mà ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt chính là đáp ứng được những yêu cầu về quy tắc xuất xứ EVFTA đang đặt ra những yêu cầu rất khắt khe xuất xứ của hàng hóa nếu muốn được hưởng những ưu đãi đã được quy định trong EVFTA Tương tự như CPTPP cũng đang đặt ra những quy tắc về xuất xứ hàng hóa nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa dệt may khi xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường các quốc gia đối tác Trong trường hợp thông thường, để được hưởng những ưu đãi về mặt thuế quan như trong hiệp định, hàm lượng nguyên liệu thô dùng trong hoạt động sản xuất các ngành hàng xuất khẩu thì phải đáp ứng được một tỷ lệ nội hàm nhất định Hiện nay, nguồn cung cấp vải chính yếu cho ngành dệt may Việt Nam nhiều năm qua không đến từ các thị trường chưa được chấp thuận Cụ thể theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan cho thấy rằng Trung Quốc vẫn là quốc gia lớn nhất cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may Việt Nam hay các thị trường lớn khác như Ấn Độ, Đài Loan đều là những nguồn cung nguyên liệu đầu vào đều không được EU thông qua Tuy nhiên hiện tại cũng đã có giải pháp tháo gỡ một phần khó khăn về nguồn cung vải cho các doanh nghiệp bởi Việt Nam đã ký thỏa thuận với Hàn Quốc triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa hai nước

Hiện nay Việt Nam đang gặp những khó khăn về chất lượng cũng như điều kiện lao động dành cho công nhân viên hoạt động trong ngành sản xuất dệt may Theo quy định của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs), các nước không được tạo ra lợi thế cạnh tranh thương mại bằng việc hạ thấp các tiêu chuẩn lao động Đặc biệt khi Việt Nam tham gia CPTPP và EVFTA sẽ làm cho cơ cấu việc làm thay đổi nhanh chóng

Vì vậy, Việt Nam cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, nhất là lao động chất lượng cao, để nâng cao sức cạnh tranh Việc xác định rõ những thuận lợi và thách thức trong lĩnh vực lao động cũng như có giải pháp để thích ứng sẽ giúp Việt Nam tận dụng được những cơ hội mà những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này đem lại Ngoài ra các thách thức về chuẩn tay nghề lao động cũng là một trong những khó khăn mà ngành dệt đang gặp phải trình độ nhân lực của các doanh nghiệp dệt may còn thấp Theo số liệu của

746 Hiệp hội dệt may Việt Nam, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện mới chỉ chiếm khoảng 25%, còn lại khoảng 75% lao động trong lĩnh vực này chưa qua đào tạo hoặc chỉ được đào tạo dưới 3 tháng

HÀM Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Hàm ý dành cho chính phủ

5.1.1 Các chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nước và nước ngoài

Nhà nước cần đầu tư mạnh để huy động và sử dụng các nguồn lực trong nước có hiệu quả nhằm thúc đẩy sản xuất và nâng cao xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường nước ngoài nói chung Ngoài ra, ngành dệt may đòi hỏi cần có các chính sách rót vốn và khuyến khích đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức như liên doanh, cấp bằng, 100% vốn nước ngoài, Thêm đó, ngành dệt may cần thu hút sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức môi trường và thế giới "sản phẩm công nghiệp xanh và sạch" Hiện tại, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc hỗ trợ cho ngành dệt thay đổi công nghệ - nhuộm theo ISO 9000 và ISO 1400 Doanh nghiệp dệt may cần tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia quan tâm đến vấn đề này vì Hà Lan, Đức, Canada là nhà xuất khẩu kinh nghiệm các sản phẩm dệt may trong khu vực như Ấn Độ, Nepal đã được áp dụng thành công Vì vậy, có thể có một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam giải quyết vấn đề

5.1.2 Các chính sách nhằm tháo gỡ “nút thắt” trong sản xuất

Thứ nhất, để tháo gỡ nút thắt về quy tắc xuất xứ trong CPTPP và EVFTA, các địa phương cần thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ và khuyến khích phát triển các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày nhằm chủ động nguyên liệu đầu vào có xuất xứ

Thứ hai, EU đang thắt chặt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kiểm soát nguồn nguyên liệu và các chất độc hại đối với môi trường sinh ra từ quá trình sản xuất vải, da nguyên liệu, chế biến vải, giày dép hoàn thiện, các quá trình dệt, nhuộm, in ấn, gia công giày dép,… Để đáp ứng quy định, đặt ra yêu cầu phát triển các khu công nghiệp thuộc da và dệt nhuộm kết hợp, do vậy xây dựng hệ thống xử lý chất thải chuyên ngành chung hiện đại, bao gồm việc xử lý cả chất thải rắn và lỏng và

74 thu phí các doanh nghiệp theo yêu cầu cần xử lý chất thải cũng là định hướng mà các địa phương có thể quan tâm thúc đẩy

Thứ ba, đối với CPTPP yêu cầu xuất xứ từ sợi trở đi, nghĩa là từ công đoạn kéo sợi, dệt, nhuộm vải đều phải thực hiện trong khu vực CPTPP là thách thức không nhỏ vì Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu hơn 60% nguyên phụ liệu (ngoài khu vực CPTPP) Để đáp ứng yêu cầu này, ngành dệt may Việt Nam cần có có những giải pháp

5.1.3 Về tổ chức hoạt động xuất khẩu

Thứ nhất, giải pháp chung là giảm chi phí và thời gian tham gia thị trường cho các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động nguồn lực cho sản xuất Tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), đồng thời kiểm soát chặt chẽ các TTHC ngay từ khi dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, thực hiện công bố, công khai đầy đủ, kịp thời các TTHC mới; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân, tổ chức trong việc tiếp cận, thực hiện các TTHC

Thứ hai, thúc đẩy phát triển lĩnh vực dịch vụ logistics phục vụ cho xuất khẩu dệt may: Phát triển các dịch vụ logistics, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, nâng cao năng lực và tính liên kết của các doanh nghiệp logistics trong nước; Rà soát đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, luồng lạch, kho tàng bến bãi tại các cảng biển và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; và Cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử

Thứ ba, tiếp tục đơn giản hóa, hiện đại hóa hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): tổ chức thực hiện và theo dõi triển khai việc phân luồng doanh nghiệp trong quy trình cấp C/O ưu đãi; đẩy mạnh cấp C/O qua Internet Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xử lý, thực hiện và rà soát về mặt kỹ thuật khi có yêu cầu về kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía quốc gia đối tác trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam

5.1.4 Về công tác thông tin, phát triển thị trường xuất khẩu

Thứ nhất, trước và ngay khi CPTPP và EVFTA có hiệu lực là thời điểm quan trọng để thông tin về thị trường EU và 10 nước tham gia CPTPP, giúp doanh nghiệp có thời gian nghiên cứu quy định mới và lên kế hoạch chuyển đổi, tổ chức sản xuất đáp

75 ứng quy tắc xuất xứ để hưởng cam kết thuế ưu đãi Trong thời gian tới, công tác thông tin cần tiếp tục tập trung theo hướng chuyên sâu, theo ngành Theo đó, chú trọng thông tin, cập nhật cho doanh nghiệp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và yêu cầu mới về chất lượng sản phẩm hàng dệt may của các quốc gia đối tác

Thứ hai, Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển các kênh phân phối trực tiếp tại các nước đối tác, triển khai Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài; phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong tổ chức phân phối hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối tại các quốc gia đối tác.

Hàm ý dành cho các doanh nghiệp

5.2.1 Các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Nỗ lực thúc đẩy việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng cho yêu cầu hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế Trong khối ASEAN, Việt Nam nằm ở nửa cuối của bảng xếp hạng đánh giá về phát triển nguồn nhân lực Để góp phần thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cần phải có một hệ thống giáo dục hiện đại tạo ra các nguồn nhân lực đủ kỹ năng và năng lực cần thiết để sẵn sàng làm việc

Tận dụng và khai thác triệt để những lợi thế mà Việt Nam sẵn có nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm Bên cạnh những lợi thế tĩnh, Việt Nam còn có những lợi thế động dựa trên những ngành liên quan đến công nghệ

Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực sản xuất theo hướng dịch chuyển phương thức từ gia công cắt may thuê lên FOB (mua nguyên liệu - sản xuất - bán thành phẩm) và ODM (thiết kế - sản xuất - bán thành phẩm) nhằm đáp ứng những thay đổi quan trọng trên thị trường dệt may thế giới, tiến đến xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để tối ưu hoá lợi nhuận và tận dụng nguồn nhân lực

5.2.2 Các chính sách nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu

Do quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA cũng như của các đối tác thuộc hiệp định CPTPP yêu cầu sự tham gia lớn của nguồn nguyên liệu trong khu vực FTA, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực sản xuất, chế biến sâu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong khu vực hoặc phát triển các nguồn nguyên liệu từ trong nước Đồng thời, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, tham gia các hoạt động tập huấn chuyên sâu để có thể hiểu rõ, hiểu đúng các quy định về quy tắc xuất xứ, tự tin áp dụng Các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt nhu cầu từng thị trường trong từng tình hình cụ thể để phát triển và sản xuất các mặt hàng phù hợp Chẳng hạn, trong giai đoạn Covid-19 bùng nổ, các doanh nghiệp đã sẵn sàng tiếp nhận các đơn hàng có giá trị gia tăng thấp, chuyển đổi từ veston cao cấp, sơ mi cao cấp sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống Tuy nhiên sau khi tình hình dịch bệnh hay chính trị ổn định trở lại thì nhu cầu cho các mặt hàng truyền thống sẽ tăng trở lại, do đó doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất để có thể tận dụng được tình hình đẩy mạnh xuất khẩu, tránh tình trạng tình trạng thiếu hụt nguồn cung cho những đơn hàng lớn

Tập trung nguồn lực đổi mới công nghệ, cắt giảm chi phí sản xuất, cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm theo thị hiếu tiến tới chọn lọc một số sản phẩm cao cấp để xây dựng thương hiệu nhằm cá nhân hóa nhu cầu của một bộ phận khách hàng có khả năng chi trả cao

Sản xuất sản phẩm may mặc, giày dép có chất lượng và giá trị cao đòi hỏi đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn, sáng tạo, có khả năng thích ứng với những chuyển giao công nghệ, vì vậy việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0 cần được đặc biệt chú trọng Hiệp hội, doanh nghiệp có thể kết hợp với các cơ sở đào tạo thiết kế bài giảng theo hướng công nghệ gắn liền thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển

Việc nghiên cứu và làm rõ các nhân tố tác động cũng như chỉ ra sự giống và khác nhau của hai hiệp định CPTPP và EVFTA đã ảnh hưởng ra sao đến giá trị xuất khẩu hàng hoá ngành hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường quốc gia đối tác để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp có tính khả thi cao nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay Theo đó, nghiên cứu của nhóm tác giả đã tập trung giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

Trong nghiên cứu của nhóm đã chỉ ra được những khái niệm liên quan và những cơ sở lý luận về các tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) Cũng như xác định và tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện trong mô hình hồi quy của nhóm nghiên cứu Ngoài ra nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng mô hình trọng lực hấp dẫn là mô hình phù hợp để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu Thêm vào đó trong nghiên cứu cũng tổng hợp hơn 20 công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu về hai hiệp định là EVFTA và CPTPP cũng như các tác động mà nó mang lại cho ngành dệt may Việt Nam Từ đó, nhóm tác giả kế thừa và đề xuất được mô hình nghiên cứu cho thực trạng của Việt Nam

Nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra và khái quát được thực trạng xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và 27 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu cũng như 10 đối tác thuộc CPTPP trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2016 cho đến tháng 9 năm

2022 Trước và sau khi hai hiệp định chính thức có hiệu lực thì tình hình xuất khẩu Việt Nam có xu hương tăng lên nhờ tận dụng cũng như nắm bắt các cơ hội về ưu đãi thuế quan nhờ đó mở rộng hơn thị trường quốc tế Và dự đoán trong tương lai thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam cũng sẽ có xu hướng tăng mạnh mẽ khi các chính sách cắt giảm thuế quan với lộ trình từ 3-10 năm của cả hai hiệp định chính thức đi vào hiệu lực

Thêm vào đó, trong nghiên cứu nhóm tác giả còn chỉ ra được những điểm tương đồng cũng như khác nhau giữa hai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên Minh Châu Âu-Việt Nam

(EVFTA) trong nội dung cũng như những tác động khác nhau của hai hiệp định lên xuất khẩu ngành hàng dệt may cũng như nền kinh tế của Việt Nam

Từ mục tiêu nghiên cứu và nền tảng lý thuyết, luận án trình bày các phương pháp nghiên cứu để đưa đến kết quả cuối cùng Thông qua các phương pháp tính toán khác nhau như PPML, OLS được sử dụng trên phần mềm STATA mà nhóm đã cho ra được kết quả của mô hình trọng lực cho thấy rằng các yếu tố có ảnh hưởng chủ chốt đến với hoạt động xuất khẩu dệt may đó chính là: là tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia đối tác; dân số của nước đối tác; khoảng cách giữa Việt Nam các nước đối tác; yếu tố về thuế quan;tỷ giá hối đoái đồng tiền giữa Việt Nam và quốc gia đối tác; hiệu lực của CPTPP và hiệu lực của EVFTA Như vậy nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố tác động đến xuất khẩu ngành hàng dệt may dựa trên mô hình định lượng

Cuối cùng, trong nghiên cứu đã chỉ ra được những tác động tích cực hay những cơ hội và cả những tác động tiêu cực, thách thức mà cả hai hiệp định EVFTA và CPTPP đem đến cho thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực của Việt Nam là ngành hàng dệt may Từ đó nhóm đã đưa ra những hàm ý và khuyến nghị dành cho chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nhằm khắc phục những hạn chế đang đối mặt để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thuộc ngành dệt may trong tương lai

Ngày đăng: 07/06/2024, 13:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Anderson J.E. (1979). A Theoretical Foundation for the Gravity Equation, The American Economic Review 69, 106 -116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Theoretical Foundation for the Gravity Equation
Tác giả: Anderson J.E
Năm: 1979
[2]. Assarson, J (2005). The Impacts of the European Union - South Africa Free Trade Agreement. Department of Economics- Uppsala University Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Impacts of the European Union - South Africa Free Trade Agreement
Tác giả: Assarson, J
Năm: 2005
[3]. Báo điện tử chính phủ (2020). Hiểu thế nào về tiếp cận “chọn – bỏ” tại Hiệp định CPTPP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu thế nào về tiếp cận “chọn – bỏ
Tác giả: Báo điện tử chính phủ
Năm: 2020
[4]. Bergtrad J.H. (1985). The Gravity Equation in International Trade: Some Microeconomic Fuondation and Empirial Evidence, Review of Economics and Statistic 67, 474 – 481 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Gravity Equation in International Trade: Some Microeconomic Fuondation and Empirial Evidence
Tác giả: Bergtrad J.H
Năm: 1985
[5]. Bergtrad J.H. (1989). The Generalised Gravity Equation, Monopolistic Competition and the Fator Propotion Theory in International Trade, Review of Economics and Statistic, 243 -253 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Generalised Gravity Equation, Monopolistic Competition and the Fator Propotion Theory in International Trade
Tác giả: Bergtrad J.H
Năm: 1989
[6]. Betra, Amita (2004), “India’s Global Trade Potential: The Gravity Model Approach”, Indian Council for Research on International Economic Relations (ICRIER) Working Paper, No.151. New Delhi Sách, tạp chí
Tiêu đề: India’s Global Trade Potential: The Gravity Model Approach
Tác giả: Betra, Amita
Năm: 2004
[7]. Bình, M (2022). Lạm phát ở Việt Nam tương đối thấp so với các nền kinh tế khác. VnEconomy. Truy cập 24/2/2023, truy xuất từ: https://vneconomy.vn/lam- phat-o-viet-nam-tuong-doi-thap-so-voi-cac-nen-kinh-te-khac.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lạm phát ở Việt Nam tương đối thấp so với các nền kinh tế khác
Tác giả: Bình, M
Năm: 2022
[13]. Bộ Công Thương Việt Nam (2020). Những điều cần biết về Hiệp định EVFTA [14]. Bộ Công Thương-Vụ thị trường Châu Âu-Châu Mỹ (2021). Thông tin xuất khẩuvào thị trường EU: Ngành Dệt May. Nhà xuất bản công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết về Hiệp định EVFTA" [14]. Bộ Công Thương-Vụ thị trường Châu Âu-Châu Mỹ (2021). "Thông tin xuất khẩu "vào thị trường EU: Ngành Dệt May
Tác giả: Bộ Công Thương Việt Nam (2020). Những điều cần biết về Hiệp định EVFTA [14]. Bộ Công Thương-Vụ thị trường Châu Âu-Châu Mỹ
Nhà XB: Nhà xuất bản công thương
Năm: 2021
[15]. Bộ Công Thương-Vụ thị trường Châu Âu-Châu Mỹ (2022). Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU: Ngành Dệt May. Nhà xuất bản công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU: Ngành Dệt May
Tác giả: Bộ Công Thương-Vụ thị trường Châu Âu-Châu Mỹ
Nhà XB: Nhà xuất bản công thương
Năm: 2022
[16]. Cao, H. H. (2019). CPTPP helps garment-textile sector form support industry. Mega Story. Truy cập 20/11/2022, truy xuất từ:https://special.vietnamplus.vn/2019/06/17/cptpp-garment-textile/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: CPTPP helps garment-textile sector form support industry
Tác giả: Cao, H. H
Năm: 2019
[17]. Claudio Dordi-Federico Lupo Pasini, (2014), Free Trade Agreement between Vietnam and EU: Long term assessment on Vietnam’s economy, Part of MUTRAP Project Sách, tạp chí
Tiêu đề: Free Trade Agreement between Vietnam and EU: Long term assessment on Vietnam’s economy
Tác giả: Claudio Dordi-Federico Lupo Pasini
Năm: 2014
[18]. Deardorff A. (1998). Determinants of Bilateral Trade: Does Gravity Work in a Classical World. The Regionalization of the World Economy, University of Chicago Press, Chicago, 7-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of Bilateral Trade: Does Gravity Work in a Classical World
Tác giả: Deardorff A
Năm: 1998
[19]. Diệp, V.B; Thảo, N.T.P & Thu, N.H (2018). Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU bằng mô hình trọng lực.Tạp chí kinh tế & quản trị kinh doanh số 7, 72-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU bằng mô hình trọng lực
Tác giả: Diệp, V.B; Thảo, N.T.P & Thu, N.H
Năm: 2018
[20]. Đình, T. (2021). Vietnam and Canada Trade: Leveraging The CPTPP. Vietnam Briefing News. Truy cập 1/11/2022, truy xuất từ https://www.vietnam- briefing.com/news/vietnam-canada-trade-leveraging-cptpp.html/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam and Canada Trade: Leveraging The CPTPP
Tác giả: Đình, T
Năm: 2021
[21]. Do Tri Thai (2006). A gravity model for trade between Vietnam and twenty-three European countries, Dalarma University, School of Technology and Business Studies, Economics Sách, tạp chí
Tiêu đề: A gravity model for trade between Vietnam and twenty-three European countries
Tác giả: Do Tri Thai
Năm: 2006
[23]. Grant, J và Lambert, D.M (2008). Do regional trade agreements increase members’ agreement trade. American Agricultural Economic Association, 90(3), 765-782 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Do regional trade agreements increase members’ agreement trade
Tác giả: Grant, J và Lambert, D.M
Năm: 2008
[24]. Hạ, N.L.N. (2022). Báo cáo nhanh ngành dệt may 9 tháng đầu năm 2022. Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nhanh ngành dệt may 9 tháng đầu năm 2022
Tác giả: Hạ, N.L.N
Năm: 2022
[25]. Hà, N.T và cộng sự (2022). CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với dệt may Việt Nam. FTU Working Paper Series, 1(6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với dệt may Việt Nam
Tác giả: Hà, N.T và cộng sự
Năm: 2022
[26]. Hà, S. (2022). Đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn ngành dệt may. VnEconomy. Truy cập 8/2/2023, truy xuất từ: https://vneconomy.vn/day-manh-kinh-te-tuan-hoan-nganh-det-may.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn ngành dệt may
Tác giả: Hà, S
Năm: 2022
[27]. Hatab, A. A., Romstad, E., & Huo, X. (2010). Determinants of Egyptian Agricultural Exports: A Gravity Model Approach. Modern Economy, 1, 134- 143. https://doi.org/10.4236/me.2010.13015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of Egyptian Agricultural Exports
Tác giả: Hatab, A. A., Romstad, E., & Huo, X
Năm: 2010

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1. Bảng thống kê, mô tả, nguồn dữ liệu và dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình - so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam
Bảng 2. 1. Bảng thống kê, mô tả, nguồn dữ liệu và dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình (Trang 44)
Bảng 3. 1. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam 9 tháng đầu năm 2020-2021 - so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam
Bảng 3. 1. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam 9 tháng đầu năm 2020-2021 (Trang 53)
Bảng 3. 2. Kim ngạch xuất khẩu Dệt May năm 2018 - so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam
Bảng 3. 2. Kim ngạch xuất khẩu Dệt May năm 2018 (Trang 56)
Bảng 3. 3. Kim ngạch xuất khẩu ngành hàng dệt may sang các thị trường đối tác thuộc CPTPP - so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam
Bảng 3. 3. Kim ngạch xuất khẩu ngành hàng dệt may sang các thị trường đối tác thuộc CPTPP (Trang 57)
Bảng 3. 4. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may 8 tháng đầu năm 2022 - so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam
Bảng 3. 4. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may 8 tháng đầu năm 2022 (Trang 59)
Bảng 3. 5. Tương quan xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU từ 2016-2020 - so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam
Bảng 3. 5. Tương quan xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU từ 2016-2020 (Trang 60)
Bảng 3. 7. Top 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của VN sang EU năm 2020 - so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam
Bảng 3. 7. Top 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của VN sang EU năm 2020 (Trang 61)
Bảng 3. 9. Top 5 mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU của VN 2020-2021 - so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam
Bảng 3. 9. Top 5 mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU của VN 2020-2021 (Trang 64)
Bảng 4. 2. Ma trận tương quan giữa các biến Bảng 4. 1. Bảng thống kê mô tả các biến - so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam
Bảng 4. 2. Ma trận tương quan giữa các biến Bảng 4. 1. Bảng thống kê mô tả các biến (Trang 68)
Bảng 4. 3. Ma trận tương quan giữa các biến (các biến LN) - so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam
Bảng 4. 3. Ma trận tương quan giữa các biến (các biến LN) (Trang 69)
Bảng 4. 4. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến - so sánh tác động của cptpp và evfta tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam
Bảng 4. 4. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w