1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tâm lý học đại cương
Tác giả Lương Nguyễn Hoài Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Liên
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học đại cương
Thể loại Tiểu luận chuyên đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 91,13 KB

Nội dung

Em xin trình bày 2 nội dung sau trong bài tiểu luận về chuyên đề Tâm lý học đại cương: - Trình bày các nội dung khái quát về tình cảm cấp cao của con người và cho biết cách giáo dục các

Trang 1

Nơi sinh: Phú Yên

Đơn vị công tác: Trường đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM

Trang 2

Nơi sinh: Phú Yên

Đơn vị công tác: Trường đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM

Trang 3

Năm 2023

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những cánhân, tập thể sau:

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Thị Liên – giảng viên

trường Đại học Giáo dục Cô đã tận tình chỉ bảo, giảng giải cho em những kiến thứcchuyên môn để vận dụng vào công tác giảng dạy, giúp em có nền tảng vững chắc để hoàn

thành bài tiểu luận cuối khóa về chuyên đề Tâm lý học đại cương.

Em cũng chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô giảng viên trường Đại học Giáo dục

đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích về nghiệp vụ sư phạmtrong suốt khóa học Những kiến thức này không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu

và thực hiện những đề tài tiểu luận mà còn là hành trang quý báu giúp em vững bước trêncon đường sự nghiệp giáo dục

Một lần nữa, em xin kính chúc quý thầy cô giảng viên trường Đại học Giáo dục luônvui tươi, dồi dào sức khỏe để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh “trồng người” cao cả, truyềnđạt lại những kiến thức quý giá cho thế hệ tương lai

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC I LỜI MỞ ĐẦU II

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH CẢM CẤP CAO CỦA CON NGƯỜI VÀ CÁC

CÁCH GIÁO DỤC TÌNH CẢM CẤP CAO CỦA CON NGƯỜI 1

1.1 Khái quát về tình cảm cấp cao của con người 1

1.1.1 Định nghĩa về tình cảm và tình cảm cấp cao của con người 1

1.1.2 Phân loại tình cảm cấp cao của con người 2

1.2 Các cách giáo dục tình cảm cấp cao của con người 4

1.2.1 Cách giáo dục tình cảm đạo đức 4

1.2.2 Cách giáo dục tình cảm trí tuệ 5

1.2.3 Cách giáo dục tình cảm thẩm mĩ 6

1.2.4 Cách giáo dục tình cảm hoạt động 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC KHÍA CẠNH BIỂU HIỆN CỦA PHẨM CHẤT Ý CHÍ, NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ VỀ Ý CHÍ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 8

2.1 Tổng quan về các khía cạnh biểu hiện của phẩm chất ý chí 8

2.2 Những ưu điểm về ý chí của sinh viên hiện nay 9

2.3 Những hạn chế về ý chí của sinh viên hiện nay 10

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

I

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Khái quát về đề tài

Mỗi con người chúng ta ai cũng có những tâm lý riêng và nó luôn gắn liền trongtừng hoạt động Trong từng hành động đó, chúng ta thể hiện cảm xúc ra bên ngoài và đócũng gọi là tâm lý, ví dụ như tâm lý lo sợ, e thẹn và còn nhiều hơn thế nữa Tâm lý conngười có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội Vì vậy,việc nghiên cứu các phạm trù của tâm lý, đặc biệt là các loại tình cảm, ý chí của conngười là một nhiệm vụ cấp thiết cần được được tiến hành

Trong thời gian học lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học, cao đẳng của trườngĐại học Giáo dục, em đã có cơ hội được tiếp thu và lĩnh hội các kiến thức bổ ích về Tâm

lý học đại cương thông qua sự chỉ dẫn, giảng dạy nhiệt tình của TS Nguyễn Thị Liên.

Em xin trình bày 2 nội dung sau trong bài tiểu luận về chuyên đề Tâm lý học đại cương:

- Trình bày các nội dung khái quát về tình cảm cấp cao của con người và cho biết cách giáo dục các loại tình cảm ấy.

- Từ các khía cạnh biểu hiện của phẩm chất ý chí, nêu lên những ưu điểm và hạn chế nào về ý chí của sinh viên hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: tình cảm cấp cao của con người và các khía cạnh biểu hiệncủa phẩm chất ý chí

 Phạm vi nghiên cứu: ta tập trung vào vấn đề tình cảm cấp cao của con người vànhững ưu điểm, hạn chế về ý chí của đối tượng sinh viên

Trang 7

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp như các định nghĩa, lýluận từ các giáo trình, nội dung khoa học, sách báo, thực trạng thực tế, sau đó phân tíchcác dữ liệu này để đưa ra cái nhìn tổng quát về tình cảm cấp cao và ý chí của con ngườitrong phạm vi thời gian mà đề tài nghiên cứu Sử dụng phương pháp định tính thông quacác tác động thực tế để đánh giá về đối tượng nghiên cứu Từ đó đưa ra cái nhìn kháchquan và những kết luận chính xác nhất về 2 đề tài này

5 Kết cấu đề tài

Kết cấu nội dung của đề tài gồm có 2 chương:

 Chương 1: Khái quát về tình cảm cấp cao của con người và các cách giáo dục tìnhcảm cấp cao của con người

Chương này sẽ trình bày về định nghĩa tình cảm và tình cảm cấp cao của conngười, phân loại tình cảm cấp cao của con người, đề xuất các cách giáo dục tìnhcảm cấp cao của con người

 Chương 2: Tổng quan về các khía cạnh biểu hiện của phẩm chất ý chí, những ưuđiểm và hạn chế về ý chí của sinh viên hiện nay

 Ở chương này, đề tài làm rõ các khía cạnh biểu hiện của phẩm chất ý chí, những

ưu điểm và hạn chế về ý chí của sinh viên hiện nay

III

Trang 8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH CẢM CẤP CAO CỦA CON NGƯỜI

VÀ CÁC CÁCH GIÁO DỤC TÌNH CẢM CẤP CAO CỦA CON NGƯỜI

1.1 Khái quát về tình cảm cấp cao của con người

1.1.1 Định nghĩa về tình cảm và tình cảm cấp cao của con người

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm ổn định của con người đốivới sự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ Nói cách khác,tình cảm là cảm xúc, tình yêu và sự quan tâm đối với một người hoặc vật Nó cóthể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như sự kiên nhẫn, hiểu biết, đồng cảm, trântrọng và tôn trọng Tình cảm có thể được biểu đạt thông qua lời nói, cử chỉ, hànhđộng và là một phần quan trọng của mối quan hệ giữa Tình cảm là mức độ caonhất trong đời sống xúc cảm, tình cảm của con người, là thái độ ổn định của conngười đối với hiện thực và đối với bản thân và trở thành thuộc tính tâm lý củanhân cách

Tình cảm luôn gắn liền với việc nhận thức rõ ràng về các chuẩn mực xã hội

có liên quan đến con người Sự say mê đó là sự thể hiện rõ ràng nhất của tình cảm

có cường độ mạnh, diễn ra trong thời gian dài và được chủ thể ý thức rõ ràng đó

là Khi giáo dục hình thành tình cảm ở con người đạt đến mức say mê là giáo dụcthành công Một học sinh say mê học tập, một cô công nhân say mê với công việc,người giáo viên say mê với nghề v.v những niềm say mê này sẽ giúp chúng talàm được nhiều điều tốt đẹp và có giá trị cho cuộc sống (TS Nguyễn Thị Liên –Giáo trình Tâm lý học đại cương, đại học quốc gia Hà Nội)

Tình cảm còn được con người phân chia thành tình cảm cấp thấp và tình cảmcấp cao Những tình cảm có liên quan tới sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhữngnhu cầu sinh lí được xếp vào nhóm tình cảm cấp thấp Còn những tình cảm đạođức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm hoạt động… sẽ được xếp vàonhóm tình cảm cấp cao Tình cảm cấp cao nảy sinh do sự thỏa mãn hay khôngthỏa mãn các nhu cầu xã hội Tình cảm cấp cao phản ánh thái độ của con ngườivới những mặt biểu hiện khác nhau của đời sống xã hội

Trang 9

1.1.2 Phân loại tình cảm cấp cao của con người

Đời sống tình cảm của con người rất phong phú và phức tạp, được thể hiệndưới nhiều hình thức, ở nhiều mức độ khác nhau, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn

bộ các quá trình và hoạt động tâm lí khác của con người Nó đóng vai trò động lựccủa tâm lí con người Tình cảm cấp cao của con người bao gồm 4 loại: tình cảmđạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm hoạt động

sự tôn trọng đối với người khác Nó phản ánh ý thức đạo đức của một người vàđóng vai trò quan trọng trong hướng dẫn hành vi và quan hệ của mỗi người đối vớinhau

Tình cảm đạo đức có vai trò quan trọng trong hành vi đạo đức vì nó tác động lênquyết định và hành động của một người Qua việc phát triển và duy trì tình cảm đạo đứctích cực, người ta có khả năng thực hiện hành vi đạo đức và góp phần vào sự phát triểncủa xã hội Để hình thành tình cảm đạo đức, chúng ta cần nhận thức và hiểu rõ về giá trịđạo đức, phát triển ý thức đạo đức, thể hiện qua hành động, nuôi dưỡng và chăm sóc tìnhcảm, và rèn luyện một cách tích cực

Tình cảm trí tuệ

2

Trang 10

Tình cảm trí tuệ là thái độ rung cảm của con người đối với việc nhận thức

khẳng định năng lực của bản thân

Nhà bác học Einsten nói: "Điều ta biết như một giọt nước Điều ta không biếtthì mênh mông như cả đại dương." Vậy để sự hiểu biết của con người ngày cànglớn dần lên mãi, chỉ còn cách là học hỏi không ngừng Tinh thần học hỏi có ýnghĩa quan trọng trong hành trình sống của mỗi người Tất cả những yếu tố cầnthiết cho cuộc sống: Tri thức, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc đều có được nhờtinh thần học hỏi Tinh thần học hỏi là một trong những biểu hiện rõ nhất của tìnhcảm trí tuệ Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bản thân nóiriêng và xây dựng đất nước nói chung

Trang 11

dù tình cảm thẩm mỹ mang tính hai chiều (thích thú không thích thú), nhưng bao giờ ưuthế cũng nghiêng về xúc cảm tích cực, ngay cả trong quan hệ với cái xấu và cái kinh dị,khủng khiếp cũng thế Sắc thái cảm xúc tiêu cực trội lên sẽ dập tắt tình cảm thẩm mỹ.Tình cảm thẩm mỹ cũng mang tính tình thế – đối tượng, nó bao giờ cũng hướng vào đốitượng đó trong tưởng tượng như là hình ảnh về một thực tại đáng mong muốn Tình cảmthẩm mỹ có thể được người ta ý thức ở những cấp độ khác nhau, hoặc ở hoạt động vôthức, hoặc mang tính phản xạ, hoặc ở các phán đoán thị hiếu.

Tình cảm hoạt động

Tình cảm hoạt động là những loại tình cảm được sinh ra từ chính bản thânhoạt động của con người, những thay đổi của hoạt động, những thành công haythất bại, những khó khăn v.v Con người có tình cảm hoạt động thường thể hiệntình yêu lao động, tôn trọng người lao động và các giá trị mà người lao động tạo

ra Mức độ cao của tình cảm hoạt động đó là sự say mê làm việc, sáng tạo và cốnghiến

Bất cứ một cá nhân nào cũng phải hoạt động, vận động và lao động trong quátrình sống và tồn tại Tình cảm hoạt động không những đóng vai trò duy trì hoạtđộng sống của con người về mặt sinh học mà còn có ý nghĩa lớn đối với xã hội,sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ cho đời sống và phát triển kinh tế xã hội

1.2 Các cách giáo dục tình cảm cao cấp của con người

1.2.1 Cách giáo dục tình cảm đạo đức

Để giáo dục tình cảm đạo đức cho con người, cần giáo dục từ khi còn nhỏ, từlúc bắt đầu biết nhận thức mọi thứ xung quanh Điều này là điều kiện tiên quyếtquyết định đạo đức và nhân cách của một con người khi lớn lên Giáo dục tìnhcảm đạo đức cho trẻ bằng những cách sau:

- Giáo dục cảm xúc cho trẻ: Sự yêu thương của ba mẹ là chất xúc tác, hình thành

lòng trắc ẩn của con Khi con được yêu thương đúng cách, con sẽ biết chia sẻ vàquan tâm đến người khác Con cũng sẽ giúp đỡ những người khó khăn và yêuthương động vật, thiên nhiên,… Ngoài ra, dạy con kiềm chế cảm xúc cũng làmột trong những yếu tố quan trọng trong việc giáo dục cảm xúc

4

Trang 12

- Giáo dục những sinh hoạt: Những đạo đức cơ bản được hình thành trong những

sinh hoạt hằng ngày Ba mẹ hãy hướng dẫn bé tự xúc cơm, uống nước, rửa tay,giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng, cất đồ chơi vào đúng nơi quy định,…)

- Giáo dục cách cư xử đúng đắn: Dạy con cư xử lịch sự qua lời “làm ơn” và “cảm

ơn” Khuyến khích con sử dụng ngôn ngữ tôn trọng, như “xin lỗi” khi ngắt lờingười khác hay làm sai một việc gì

- Giáo dục ý thức tuân thủ những quy định xã hội: Bạn cần cung cấp cho trẻ các

kiến thức về các luật lệ khi ra ngoài xã hội (Luật an toàn giao thông, vứt rácđúng nơi quy định,…) Khi lớn lên trẻ sẽ có ý thức thực hiện chúng và sống cóquy tắc và kỷ luật hơn

Khi trẻ đã lớn và hình thành nhân cách, cần tiếp tục giáo dục tình cảm đạođức ở trường học thông qua những bài học đạo đức trong chương trình học, tổchức các chương trình tương thân tương ái, giúp đỡ mọi người, bài trừ những điềuxấu, đặc biệt là tệ nạn xã hội Đến giai đoạn trưởng thành, cần giáo dục tình cảmđạo đức cho con người thông qua pháp luật kỉ cương, các chính sách tuyên truyềngiáo dục của Đảng và nhà nước để luôn theo sát quá trình giáo dục đạo đức chomỗi cá nhân từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành

1.2.2 Cách giáo dục tình cảm trí tuệ

Tương tự như tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ cần được hình thành và tôiluyện trong suốt quá trình lớn lên, từ khi mỗi cá nhân còn nhỏ đến khi trưởngthành Và việc giáo dục tình cảm trí tuệ cần được chú trọng nhất ở thời kì trẻ bắtđầu biết nói, biết đọc và viết Tình cảm trí tuệ được giáo dục cho trẻ bằng nhữngcách sau:

- Cho bé cơ hội tiếp xúc với thế giới xung quanh: bởi thế giới tự nhiên bên ngoài

có muôn màu muôn vẻ, sẽ kích thích tinh thần khám phá của trẻ Không nên coinhẹ kích thích của hoàn cảnh sống đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ

- Giải đáp thắc mắc của trẻ: khi trẻ đang tò mò, tìm hiểu về mọi điều xung quanh

và hỏi quá nhiều câu hỏi, cha mẹ hãy bình tĩnh, kiên nhẫn, đừng la mắng khiến

bé sợ và sẽ không dám thắc mắc nữa, điều đó cũng đồng nghĩa là sự phát triển,tiếp thu thông tin của trẻ sẽ bị chậm lại và cũng có thể ảnh hưởng tới nhu cầu tựhọc hỏi của con sau này

Trang 13

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tìm tòi, học hỏi cái mới: cha mẹ hãy tạo

môi trường cho con để con dần hình thành thói quen tự đặt câu hỏi và tìm tòi,kết chuỗi thông tin để tự trả lời Thường xuyên dạy con theo phương pháp này

sẽ dần hình thành ở trẻ thói quen tìm hiểu cặn kẽ, hình thành thói quen chủ độngtìm hiểu trong mọi sự việc, lĩnh vực, công việc trong cuộc sống

- Rèn luyện thói quen đọc sách, báo: Sách báo là kho tàng tri thức Chính vì vậy,

ba mẹ hãy rèn cho con thói quen và sở thích đọc sách, truyện ngay từ khi cònnhỏ Khi chọn mua sách báo cho trẻ, cha mẹ cần chọn lọc sách có nội dung hay

và phù hợp nhất với con Việc con chủ động đọc sách và tiếp thu được những trithức đã đọc, giúp con nhớ lâu hơn, dần dần hình thành được sự tự giác, tự học,

tự tìm tòi trong con

1.2.3 Cách giáo dục tình cảm thẩm mĩ

Tình cảm thẩm mĩ là một loại tình cảm rất khó hình thành, không phải ai sinh ra và lớnlên cũng có con mắt thẩm mĩ hay khả năng cảm nhận cái đẹp của nghệ thuật Vì vậy, bêncạnh khả năng thiên bẩm, cần trải qua quá trình hình thành và phát triển tình cảm thẩm

mĩ cho trẻ thông qua những cách sau:

- Dạy trẻ quan sát và cảm thụ vẻ đẹp thiên nhiên: Khi được tiếp xúc với thiên

nhiên cùng muôn vàn màu sắc của cỏ cây, hoa, lá cùng các âm thanh, hình dángcủa các con vật trẻ sẽ cảm nhận cái đẹp ở xung quanh mình Từ đó, khơi gợi ởtrẻ nguồn cảm hứng cũng như đánh thức tri giác của bé nhạy bén, tinh tế hơn

- Dạy trẻ cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống: Trẻ nhỏ sẽ vô cùng thích thú với các

đồ vật, đồ chơi có màu sắc sặc sỡ và âm thanh sinh động Dựa vào những đặcđiểm này ba mẹ sẽ là người quan sát để chỉ cho bé những điều đang thấy, biếtcách phân biệt màu sắc, cảm nhận âm thanh và cách ứng xử đúng đắn với những

đồ xung quanh mình

- Cho trẻ tiếp xúc với nghệ thuật: Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, trẻ sẽ biết

đánh giá vẻ đẹp cũng như bắt chước hoặc có ý tưởng để tạo ra tác phẩm củariêng mình Chình vì vậy, ba mẹ/ thầy cô hãy lựa chọn những bức nghệ thuậtphù hợp với nhận thức, tâm lý của trẻ có màu sắc tươi sáng, hình ảnh ngộnghĩnh,

6

Trang 14

- Cần rèn luyện cho trẻ em tính kiên nhẫn, kiên trì: cần giáo dục cho trẻ em tập

tính kiên nhẫn với những việc đang làm, không nên nổi nóng tức giận khi chưađạt được mục tích, từ đó giúp hình thành sự kiên trì không bao giờ bỏ cuộc đểvượt qua những khó khăn và thử thách

- Cho trẻ em tiếp xúc với những công việc vừa sức ngay từ nhỏ: có câu “tuổi nhỏ

làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”, điều này thể hiện tầm quan trọng của việcdạy cho trẻ cách làm việc dù là việc nhỏ để nâng cao tình thần tự giác, chủ độnglàm mọi việc một cách hăng hái, không nhờ vả và ỷ lại người khác

- Kích thích tư duy sáng tạo để cống hiến: những trẻ em có tư duy sáng tạo sẽ góp

ích rất lớn cho sự phát triển xã hội và đất nước sau này, hãy tạo điều kiện vàkích thích sự sáng tạo không ngừng của trẻ, cho trẻ thấy những thành quả mà trẻđạt được để cảm thấy tự hào về bản thân, tạo tiền đề cho sự tìm tòi, luôn say mêlàm việc để sáng tạo và cống hiến

Ngày đăng: 06/06/2024, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w