Kết quả của cạnh tranh trong kinh doanh du lịch là sự ra đời của các doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh, quản lí tốt và đưa ra được các sản phẩm có giá trị, thỏa mãn nhu cầu cá nhâ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Thương Mại – Du Lịch
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN HỌC: Tâm lý học đại cương
ĐỀ TÀI: “Tìm hiểu về vấn đề cạnh tranh trong kinh
doanh du lịch hiện nay”
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thương
Lớp HP: DHKS15A MÃ HP: 420301438101 Nhóm: 9
STT HỌ VÀ
HỌ VÀ
1
Nguyễn Lê
Thị Mộng
Kha
19520751 0964671241 5
Trần Thị Diễm Quỳnh
18035801 0337200951
2 Trần Thị
Lệ Ly 19503221 0979687614 6
Hoàng Thị Thảo 19497061 0971015350 3
Nguyễn
Thị Kim
Mến
19518341 0385716126 7 Hoàng Thị
Mỷ Trinh 19527151 0814882248
4
Nguyễn
Quang
Nhật
19506431 0901673401 8 Hồng Thị
Minh Vân 19513671 0367647601
TP HCM, THÁNG 06 NĂM 2021
Trang 2DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẨ ĐÁNH GIÁ
THÀNH VIÊN THEO NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ
SV
NỘI DUNG PHÂN
CÔNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
ĐIỂM CỦA NHÓM
1 Nguyễn Lê
Thị Mộng Kha 19520751
Tổng hợp Word, góp ý sữa chữa nội dung, phân chia công việc
Từ ngày 1/6 đến 10/6
Hoàn thành nhiệm vụ 10
2 Trần Thị Lệ Ly 19503221 Phần cơ sở lý luận Từ ngày 1/6
đến 10/6
Hoàn thành nhiệm vụ 10
3 Nguyễn Thị
Kim Mến 19518341
Trang bìa, tài liệu tham
khảo
Từ ngày 1/6 đến 10/6
Hoàn thành nhiệm vụ 10
4 Nguyễn Quang
Nhật 19506431 Phần hiện trạng
Từ ngày 1/6 đến 10/6
Hoàn thành nhiệm vụ 10
5 Trần Thị
Diễm Quỳnh 18035801 Phần nguyên nhân
Từ ngày 1/6 đến 10/6
Hoàn thành nhiệm vụ 10
6 Hoàng Thị
Thảo 19497061 Phần mở đầu, mục lục
Từ ngày 1/6 đến 10/6
Hoàn thành nhiệm vụ 10
7 Hoàng Thị
Mỷ Trinh 19527151 Phần kết luận
Từ ngày 1/6 đến 10/6
Hoàn thành nhiệm vụ 10
8 Hồng Thị
Minh Vân 19513671 Phần biện pháp
Từ ngày 1/6 đến 10/6
Hoàn thành nhiệm vụ 10
Trang 3Mục lục
Phần I: Mở bài
Phần II: Nội dung
2.1: Cơ sở lí luận
2.1.1: Khái niệm cạnh tranh
2.1.2: Khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
2.1.3: Các hình thức cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
2.1.4: Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
2.2: Hiện trạng
2.2.1: Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch hiện nay 2.2.2: Ảnh hưởng của cạnh tranh đến kinh doanh du lịch hiện nay 2.2.3: Đặc điểm của cạnh tranh trong kinh doanh du lịch hiện nay 2.3: Nguyên nhân của cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
2.4: Biện pháp khắc phục điểm yếu năng lực cạnh tranh
Phần III: Kết luận
Trang 4Trang 5
PHẦN I MỞ ĐẦU
Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói và là ngành có nhiều lợi thế phát triển của Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch luôn phải đối mặt với rất nhiều thách thức Một trong những thách thức đó là quy luật cạnh tranh trên thị trường Cạnh tranh là hiện tượng tâm lí xã hội gắn liền với nền kinh tế thị trường, mang tính khách quan và phổ biến chung Trong kinh doanh du lịch, cạnh tranh có vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích cao cho du kháchvà doanh nghiệp Kết quả của cạnh tranh trong kinh doanh du lịch là sự ra đời của các doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh, quản lí tốt và đưa ra được các sản phẩm có giá trị, thỏa mãn nhu cầu cá nhân và xã hội Cạnh tranh làm cho hàng hóa, sản phẩm ngày càng phong phú trên thị trường, chất lượng đảm bảo, mẫu mã và giá thành rẻ hơn, mang lại quyền lợi trực tiếp cho người tiêu dùng Cạnh tranh có mặt ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh du lịch (sản xuất, phân phối, tiêu thụ, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ ,…) và mọi mặt hàng của đời sống xã hội (kinh tế, sản xuất, tiêu dùng xã hội ,…)
Phương pháp nghiên cứu đề tài:
- Đọc giáo trình, nghiên cứu tài liệu, Internet
- Trao đổi với thầy cô, thảo luận với bạn bè trong nhóm
PHẦN II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm cạnh tranh
Trang 6- Cạnh tranh: Là sự đua tranh giữa các nhà kinh tế, hay giữa các ông chủ, các nhà kinh doanh trên cùng thị trường hoặc cùng mặt hàng, hoặc cùng sản phẩm nào đó Nhằm thu được lợi nhuận cao nhất hoặc có được thị phần cao nhất trong thị trường đó
1.2 Khái niệm canh tranh trong kinh doanh du lịch
- Cạnh tranh trong du lịch: Là một quy luật tâm lý xã hội nổi bật, trong đó thể hiện
sự đua tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh về du lịch hoặc giữa các ông chủ muốn tham gia để có thị phần về du lịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận và gia tăng lợi nhuận
1.3 Các hình thức cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
- Cạnh tranh du lịch lành mạnh
- Cạnh tranh du lịch không lành mạnh
- Cạnh tranh ngầm trong du lịch
- Cạnh tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong du lịch
- Cạnh tranh giữa công ty muốn có thị phần về du lịch
- Cạnh tranh giữa doanh nghiệp du lịch trong nước với doanh nghiệp du lịch nước ngoài
- Cạnh tranh cá nhân làm du lịch với nhau
- Cạnh tranh khách du lịch với khách du lịch
- Cạnh tranh doanh nghiệp kinh doanh du lịch với khách du lịch
1.4 Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
Trang 7- Cạnh tranh mang lại lợi ích cho cả ba bên được kết nối với sản phẩm - doanh nghiệp, người tiêu dùng và thậm chí cả thị trường Cụ thế:
+ Làm tăng nhu cầu: Cạnh tranh lành mạnh thường dẫn đến việc đầu tư vào nhiều hoạt động tiếp thị hơn của các đối thủ khác nhau, điều này cuối cùng làm tăng nhu cầu chung về sản phẩm trên thị trường
+ Thúc đẩy sự đổi mới & năng suất: Cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải luôn nỗ lực, đổi mới và cải tiến
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Khi có nhiều sự lựa chọn, khách quan tâm nhiều đến chất lượng trước khi đưa ra quyết định Chính vì vậy, cạnh tranh cũng buộc các đối thủ phải tập trung nhiều hơn vào cung cấp sản phẩm, dịch
vụ chất lượng cao
+ Khách hàng được phục vụ tốt hơn: Lợi thế cạnh tranh thường nghiêng về các doanh nghiệp có sự nổi bật và chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn so với các doanh nghiệp khác Điều này khiến cho các “người chơi” trong thị trường cạnh tranh cần đặt khách hàng lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên của họ
+ Giảm giá bán: Các giá của sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng để thu hút khách hàng mới Cạnh tranh buộc các đối thủ hướng tới lợi thế quy mô, do đó làm giảm giá của sản phẩm
+ Giúp nhân viên làm việc hiệu quản hơn: Cạnh tranh làm tăng đáng kể áp lực lên nhân viên và khiến họ cống hiến hết sức mình cho tổ chức
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh doanh không ngừng: Sự phát triển kinh doanh toàn diện liên tục là điều thường làm cho doanh nghiệp giải quyết được sự cạnh tranh về lâu dài
2 Hiện trạng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh du lịch
Trang 82.1 Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch hiện nay
Năm 2019, theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam xếp hạng 63/140 quốc gia và vùng lãnh thổ Giai đoạn 2011 – 2019 đánh dấu sự bứt phá về chỉ số xếp hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu: năm 2011 xếp hạng 80/139; năm 2013 giữ nguyên hạng 80/139; năm 2015 xếp hạng 75/141; năm 2017 xếp hạng 67/136; năm 2019 xếp hạng 63/140 Sau 8 năm, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 17 bậc Đây là thành công rất đáng khích lệ cho ngành du lịch Việt Nam
Trong khối ASEAN, Việt Nam xếp vị trí thứ 5 về năng lực cạnh tranh, sau Singapore (hạng 17), Malaysia (hạng 29), Thái Lan (hạng 31), và Indonesia (hạng 40) Tuy nhiên, so sánh chỉ số năm 2019 với năm 2017, Việt Nam tăng hạng cao nhất (4 bậc), tiếp theo là Thái Lan (tăng 3 bậc), Indonesia (tăng 2 bậc) còn lại Singapore và Malaysia tụt hạng
Hình 2.1 Biểu đồ xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch các nước khối ASEAN
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của WEF, 2017 và 2019)
Xét riêng bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch năm 2017 và 2019, nhiều chỉ
số năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể
Trang 9Hình 2.2 Các chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh các nước trong khối ASEAN
– Đối với nhóm chỉ số “chính sách và điều kiện hỗ trợ”, tất cả các chỉ số đều tăng,
cụ thể như: chỉ số Mức độ mở cửa đối với quốc tế tăng 15 bậc (từ hạng 73 lên hạng 58) trong khi Singapore, Philippines, Lào, Campuchia đều tụt hạng Chỉ số Cạnh tranh về giá tăng 13 bậc (từ hạng 35 lên hạng 22) trong khi các quốc gia còn lại của khối ASEAN đều tụt hạng, ngoại trừ Campuchia tăng 2 bậc Chỉ số Môi trường bền vững tăng 8 bậc (từ hạng 129 lên hạng 121) trong khi Thái Lan, Singapore, Indonesia, Lào, Campuchia tụt hạng Chỉ số Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch tăng
1 bậc (từ hạng 101 lên hạng 100), ngoại trừ Thái Lan và Indonesia, các quốc gia trong khối ASEAN còn lại đều tụt hạng
– Đối với nhóm chỉ số “cơ sở hạ tầng”, có hai chỉ số tăng hạng là chỉ số Hạ tầng hàng không tăng 11 bậc (từ hạng 61 lên hạng 50) trong khi các đối thủ cạnh tranh chính là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia đều tụt hạng; chỉ số Hạ tầng dịch vụ du lịch tăng 7 bậc (từ hạng 113 lên hạng 106), ngoại trừ Thái Lan,
Trang 10Philippines và Campuchia, các quốc gia còn lại đều tụt hạng.
– Đối với nhóm chỉ số “môi trường hỗ trợ”, “tài nguyên tự nhiên và văn hóa”, mỗi nhóm có một chỉ số tăng hạng, nhưng chỉ tăng 1 bậc là chỉ số Môi trường kinh doanh (ngoại trừ Lào tụt hạng 28 bậc, còn lại các khác nước đều tăng hạng) và chỉ
số Tài nguyên văn hóa và kinh doanh du lịch (ngoại trừ Thái Lan tăng hạng 2 bậc, còn lại các nước khác đều tụt hạng)
Những kết quả đạt được như trên là nhờ sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn của ngành du lịch nói riêng và sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị Giai đoạn 2017 – 2019 đánh dấu những chuyển biến tích cực trong cả tư duy và hành động, nhiều chủ trương, chính sách lớn về du lịch đã được ban hành Năm 2017, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 08-NQ/ TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; cũng trong năm này, Luật Du lịch mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực; Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về việc miễn thị thực và cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam; cùng nhiều văn bản pháp quy khác của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch… đã tạo hành lang pháp lý vững chắc, “mở đường” du lịch phát triển
Thực tế cho thấy, thời gian qua, ngành du lịch đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tăng trưởng ổn định cả về chất và lượng Các chỉ số tăng trưởng luôn đạt mức cao trong nhiều năm trở lại đây Năm 2019, du lịch Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ khoảng 85 triệu lượt khách nội địa, tổng lượt khách đạt 103 triệu lượt (gấp 2,8 lần năm 2011); tổng thu từ khách du lịch đạt 720.000 tỷ đồng; đóng góp ngành du lịch vào GDP đạt khoảng 9% (2019); tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 – 2019: với khách quốc tế đạt 22,5%/năm, khách nội địa đạt 10,5%/năm; tổng thu từ khách du lịch đạt 19,3%/năm Việt Nam liên tục nhận được nhiều giải thưởng, danh hiệu tầm cỡ khu vực và thế giới như:
“Điểm đến hàng đầu châu Á” (năm 2018 và 2019); “Điểm đến Golf tốt nhất châu Á” (năm 2017, 2018, 2019), “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á” (năm 2019);
“Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” (năm 2019), “Điểm đến Golf tốt nhất thế
Trang 11giới” (năm 2019) Những thành công của ngành du lịch đã góp phần cao sức cạnh tranh, nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế
2.2 Ảnh hưởng của cạnh tranh đến kinh doanh du lịch hiện nay
Ảnh hưởng của cạnh trang đến ngành du lịch rất lớn Sự canh tranh lẫn nhau giữ các doanh nghiệp, tập thể, hội nhóm, cá nhân,… Đều có tác động ảnh hưởng về mặt tích cực và tiêu cực lên ngành du lịch
- Tích cực: thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch tạo ra nhiều việc làm cho người dân, giữ gìn được văn hóa truyền thống của địa phương, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tốt hơn, các công trình văn hóa trở nên hiện đại, kinh doanh du lịch ngày càng phát triển thúc đẩy GDP của cả nước mang lại lợi nhuận lớn cho người dân và địa phương, cạnh tranh giúp ngành
du lịch phát triển về nhiều mặt làm cho môi trường cũng được vệ sinh tốt, tạo ra nhiều sản phẩm kinh doanh du lịch mới lạ độc đáo,…
- Tiêu cực: Cạnh tranh trong kinh doanh du lịch cũng gặp nhiều vướng mắc về đối thủ và những tiêu cực nó mang lại là không hề nhỏ Cạnh tranh xấu làm mất đi văn hóa nơi địa phương tổ chức du lịch, hiểu nhầm về văn hóa vùng miền, cạnh tranh cũng làm ô nhiễm môi trường hủy hoại tài nguyên, sinh vật do hoạt động kinh doanh khai thác, cạnh tranh làm cho du lịch biến tướng mất di bản chất tích cực là phát triển về nhiều mặt của xã hội mà có thể là làm cho mọi thứ ngày càng biến đổi theo chiều tiêu cực:” Ví dụ: mất đi vẻ tự nhiên phá rừng nguyên sinh để xây khu resort”…
2.3 Đặc điểm của cạnh tranh trong kinh doanh du lịch hiện nay
Cạnh tranh là hiện tượng tâm lý luôn gắn liền với nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường Trong lịch sử của nhân loại cạnh tranh là hiện tượng tâm lý xã hội Với tư cách là một hiện tượng xã hội, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi có ít nhất hai doanh
Trang 12nghiệp cùng sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó và đựơc thể hiện trong mọi giai đoạn hoạt động kinh doanh của họ như: cung ứng dịch vụ, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, quảng cáo sản phẩm du lịch
Về mặt hình thức, cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp Nói cách khác, cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng Trong kinh doanh du lịch hiện nay, lợi nhuận là động lực cho sự gia nhập thị trường, là thước đo sự thành đạt và là mục đích hướng đến của các doanh nghiệp
Cạnh tranh lành mạnh là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy kinh doanh du lịch phát triển kinh tế, văn hóa cho xã hội, đem lại lợi ích thực sự cho du khách
3 Nguyên nhân của cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
- Thứ nhất, sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu
Trong kinh doanh lữ hành: Việt Nam đã có hơn 2.600 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và hàng ngàn doanh nghiệp lữ hành nội địa
Trong kinh doanh nhà hàng: Việt Nam hiện có hơn 540.000 ncửa hàng ăn uống, 22.000 cửa hàng cà phê, quầy bar và trên 80.000 nhà hàng theo quy mô chuỗi
→ Qua đây ta thấy được với số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong các
ngành du lịch ngày càng tăng nên yêu cầu các nhà kinh doanh du lịch phải ra sức cạnh tranh để thu hút khách hàng đối với doanh nghiệp của mình
- Thứ hai, do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế lại khác nhau, nên chất lượng và chi phí sản xuất khác nhau, kết quả sản xuất và kinh doanh giữa họ không giống nhau
Hoạt động cạnh tranh luôn bị thúc đẩy bởi các động cơ, mục đích kiếm được lợi nhuận nhiều nhất, nhanh nhất Cạnh tranh chỉ có thể xảy ra khi ít nhất hai doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một mặt hàng nào đó và được thể hiện trong mọi giai
Trang 13đoạn kinh doanh của họ như: cung ứng dịch vụ, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và
quảng cáo sản phẩm dịch vụ.
- Thứ ba, công nghệ bùng nổ và phát triển như vũ bão: các nhà kinh doanh du lịch
cần có sự tư duy năng động, sáng tạo để nắm bắt được sự phát triển của khoa học công nghệ sử dụng các tri thức vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch để có lợi thế cạnh tranh trên thương trường
Ví dụ : Trong thời kỳ dịch như hiện nay, thương mại điện tử trong kinh doanh du lịch đang là xu thế thời đại Công nghiệp 4.0 giúp cho các nhà kinh doanh du lịch triển khai bán các dịch vụ du lịch cho mọi đối tượng có nhu cầu trên khắp thế giới với chi phí thấp nhất, thời gian tiết kiệm nhất và doanh thu cao nhất Chính nhờ mua và bán hàng qua mạng nên các doanh nghiệp du lịch có thể liên kết, cùng hợp tác, chia sẻ khó khăn và lợi nhuận, bán hàng cho số lượng khách đông, chi phí và thời gian ít nên họ có thể ổn định giá, giảm giá, thậm chí giảm giá cực sốc các dịch
vụ du lịch Đồng thời, giúp tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch
→ Rõ ràng là, nhờ có công nghệ phát triển như hiện nay đã làm cho cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết và đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch phải xác định rõ và chính xác nhu cầu của du khách
4 Biện pháp khắc phục điểm yếu nâng cao năng lực cạnh tranh
- Nâng cao hoạt động du lịch để thu hút du khách quốc tế: Các sản phẩm, dịch vụ
du lịch mở ra cần xem xét thêm yếu tố đáp ứng nhu cầu, sở thích của du khách Một gợi ý là bạn có thể thu thập ý kiến từ chính khách hàng của mình Bạn hãy hỏi
họ xem doanh nghiệp của mình có thể làm gì để giúp gia tăng trải nghiệm, sự hài lòng trong chuyến du lịch cho khách hàng
- Khai thác có định hướng tiềm năng về địa lý quốc gia, đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, bản sắc văn hóa đa dạng Đây là điểm mạnh
và cơ hội để Việt Nam hướng tới đa dạng các tour du lịch sinh thái, tâm linh, ẩm