1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Chính trị học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người

171 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN%*wkw*k%*w%*%

TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE GIẢI PHONG CON NGƯỜI

LUẬN AN TIEN SĨ CHÍNH TRI HỌC

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN%*wkw*k%*w%*%

TU TUONG HO CHi MINH VE GIAI PHONG CON NGUOI

Chuyên ngành: Hồ Chi Minh họcMã số: 62 31 27 01

LUẬN ÁN TIEN SĨ CHÍNH TRI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Mạch Quang Thắng

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ của Nhà trường, các Phòng và

Khoa Chính trị học, nay tôi đã hoàn thành chương trình học tập và bảo vệ thành công

luận án tiễn sĩ cấp Đại học Quốc gia.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới quý Thay, Cô trong Ban giám hiệu, Phòng quan

ly Đào tạo sau đại học, Khoa Chính trị học - Trường Dai học Khoa học Xã hội và

Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiêncứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.

Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa

học: GS TS Mạch Quang Thắng, GS TS Phùng Hữu Phú, GS.TS Hoàng Chí Bảo,PGS Lê Mậu Hãn, GS TS Nguyễn Văn Huyên, PGS TS Phạm Ngọc Anh, PGS TS

Lại Quốc Khánh, TS Lưu Minh Văn, PGS TS Dương Văn Thịnh, PGS TS Bùi ĐìnhPhong, PGS TS Vũ Quang Hiển, PGS TS Nguyễn Linh Khiếu, TS Chu Đức Tính,

PGS TS Hoàng Trang, PGS TS Dinh Xuân Ly và một số nhà khoa học khác đã trựctiếp tham gia đóng góp ý kiến chuyên môn để tôi tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện luận

án tiến sĩ.

Tôi cũng vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện của gia đình,

bạn bè và các đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bản luận

án tiến sĩ.

Cuôi cùng tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu cua ca nhân tôi Luận

án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của GS TS Mach Quang Thắng Các

tài liệu khoa học được sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực, bảo đảm tính

khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Những kết luận khoa học của

luận an chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nghiên cứu nào.

TÁC GIÁ

Nguyễn Thị Lương Uyên

Trang 5

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN DE TAL 6

1.1 Những công trình khoa học nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin vềcon người, giải phóng CON fIBƯỜII - ¿+ + +33 2933 +E+t+E+EEEEEEEEEEEEEErrererekrkrkrkrkrkrkrersrsre 61.2 Những công trình khoa học nghiên cứu quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam về con người, phát triển con người toàn diện -czcscczz 101.3 Những công trình khoa học nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vàBlAI PHONY CON NYUWOL 00120277 12

1.3.1 Những công trình khoa hoc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chi Minh về con1.3.2 Những công trình khoa học nghiên cứu tư trởng Hồ Chí Minh về giải phóngCON HĐHỜI SG Gv TT TT TH TT kg kg 161.4 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học đã đượccông D6 vee eessceessssssesssssssesssssvessssssecsssssscssssssecsssssvsssssuessssssssesssssvessssuesssssueessssseesssssueessssueeesessees 20Chuong 2 CO SO HINH THANH TU TUONG HO CHi MINH VE GIAIPHONG CON NGƯƯỜI 5 55 222 2221222 t2 tt tre 232.1 Một số khái niệm -::++ttt tt 222 Tri 23PIN 1 onnaaaa -. -.ố 232.1.2 Giải PRONG CON HUỜI ch kg TH kiện 272.2 Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người 31

2.2.1 Tiếp thu te tưởng giải phóng con người trong tư tưởng truyền thong dân tộc 31

2.2.2 Tiếp thu tư tưởng giải phóng con người trong văn hóa phương Đông 36

2.2.3 Tiếp thu tu tưởng giải phóng con người trong văn hóa phương Tây 40

2.2.4 Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin về giải phóng con người 46

2.3 Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người 50

Trang 6

2.3.1 Tìm hiểu cuộc sống của người Việt Nam dưới chế độ thuộc địa 502.3.2 Tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động các nước trên thé giới 56

2.4 Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh cccccrr++rreeeceeevrrrrrrrrrrrrer 59

Tiểu kết chương 2 2 ©222222EE+++£2EE11112221111121211127111127111112.T11E 1 E0 c1 ce 64Chương 3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỀ GIẢIPHONG CON NGƯƯỜI 52 222 222122 tre 65

3.1 Mục tiêu và con đường giải phóng con ñBƯỜI -:sc+c+c+csrsrezezezeerereree 65

3.2 Nội dung giải phóng CON ñBƯỜI -¿- - + 29191 1111110101 11g 69

3.2.1 Giải phóng con người khỏi áp bức dân HỘC cà c5 cSSsssskvksseereesvs 69

3.2.2 Giải phóng con người khỏi áp bức giai CẤP - 5:5 5++cccccczeseszeccez 723.2.3 Giải phóng con người khỏi nghèo nàn, dốt nát, lạc hậu -5- 753.2.4 Giải phóng con người khỏi những mặt hạn chế, tiêu cực trong bản thân mỗingười, nhất là chủ nghĩa cá nhÂH - 555 EEềEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerrrreree 78

3.3 Lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng con nðưỜiI - ‹s+s+s<<<s+ 81

3.3.1 Giải phóng con người là sự nghiệp cua chính bản thân con người 81

3.3.2 Sự nghiệp giải phóng con người do giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản

/21/:7//8/:7,7.8-/7 2P 85

3.3.3 Sự nghiệp giải phóng con người ở Việt Nam gắn lién với sự nghiệp giải

phóng con người trên thé giới - + Se SE Ề 2E EEEE1E111111121121E1111 111 xe 88

3.4 Điều kiện giải phóng con ngườii 2: 2++2E+++++2EE+++22EEXEe222EEAEE2EEEeerrrrkrrer 913.4.1 Điều kiện về chính trị - xã NOiccecccccccccccscscccssscsesesestetsvsvevsscssssssvevevsvevsnsesess 9]

3.4.2 Điều kiện về kinh ÂẾ 5:5: ©5+2tEx 2E 2E12212112112112121121121111211 11t 96EU TA gn Hấïa ẢẢ 101Tiểu kết chương 3 2 2222£2SE22+£22EE15227111E1271111122111122211112.0111121011 0 ere 108Chương 4 GIÁ TRI LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA TƯ TƯỞNG HO CHÍ

MINH VE GIẢI PHONG CON NGUƯỜI 2-52-5225 E2Ev2E£EE2EE2Ezxzxrrev 109

4.1 Giá trị lý luận - ¿-222E++2++222221112112227111211222711111.22711111 170112 1 0 re 109

4.1.1 Làm phong phú thêm lý luận Mác - Lênin về giải phóng con người ở một

nước thuộc địa nica phong kÌỄN 5-5225 2c St SE 2 212121 1EEerrrrsree 109

Trang 7

4.1.2 Làm nên tảng tư tưởng cho Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng lý luận về

giải PRONG CON HƯỜI ST TT HH HH kg, 119

4.2 Gia tri thre nh ẽ ` 127

4.2.1 Có giá trị định hướng đối với sự nghiệp giải phóng con người Việt Namtrong công cuộc Đồi mới đất HWÓC - 52552 St‡EEEEEEEEE2EEE2EE2121 11c, 127

4.2.2 Một số giải pháp định hướng thúc day quá trình giải phóng con người Việt

Nam trong công cuộc Đổi mới theo tư tưởng Hô Chí Minh - 134

In 147

KẾT LUẬN - 5-52 SE 1221 1221212112111 2111121111221 1211211111011 terree 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN ĐÉN

LUẬN ÁN S1 t2 2 22121121212 12121 1121112111211 111111121121 151TÀI LIEU THAM KHÁO 5-52 5 2E EEEE2EEE121271211 1111111121111 152

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Giải phóng con người khỏi mọi khổ đau, đem lại cho con người cuộc sống ấm no,

tự do, hạnh phúc va tạo những điều kiện để con người phát triển toàn điện là khát vọngngàn đời của nhân loại Đây cũng là vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng,

văn hóa lớn đặc biệt quan tâm C Mác dự báo: Trong tương lai mọi khoa học đều gặp

nhau ở một khoa học cao nhất - khoa học về con người.

Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển của khoa học và công nghệ, trong thời

kỳ toàn cầu hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ, cả về chiều rộng và chiều sâu Cùng với đó là

sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ vô cùng nhanh chóng, là làn sóng văn minh mới đang

day lên và lan tỏa khắp thé giới Tất cả hứa hẹn đem lại những điều tốt lành cho nhân

loại Nhưng chúng ta cũng đang phải chịu đựng những hậu quả nghiêm trọng của các

chính sách phát triển không bền vững đe đọa đến sự sống, như ô nhiễm môi trường, cạn

kiệt tài nguyên, các bệnh hiểm nghèo Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các

dân tộc cũng ngày càng gia tăng Thậm chí nhiều lúc nhiều nơi vẫn ngắm ngầm xảy ra

những cuộc chạy đua vũ trang, những sự đối đầu quyết liệt để thực hiện âm mưu bá chủ

thế giới Những hạn chế này nếu không kiểm soát nổi sẽ trở thành lực lượng thống trị

con người, phá hoại con người về nhiều mặt.

Trong quá trình gần 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâusắc Nền kinh tế không những được vực dậy mà từng bước ồn định, tăng trưởng kéo

theo đời sống văn hóa tinh thần có nhiều thay đổi rõ rệt, tích cực Tình hình chính trị, anninh, xã hội cũng được giữ vững và ổn định Con người với tư cách chủ thé xã hội cónhiều cơ hội phát huy hết khả năng của mình tham gia vào các công việc của đất nước Day là những thành tựu nổi bật, khang định tính ưu việt của chế độ xã hội mới xã hội

chủ nghĩa Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tự phát gây ra nhiều tiêu

cực trong đời sống xã hội, như: Tình trạng quan liêu của bộ máy Đảng, Nhà nước; sự sasút phẩm chất đạo đức, thoái hóa biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng

viên; sự thiếu kiến thức dân chủ trong một bộ phận lớn người dân Những hạn chế này

không những làm cho quyền làm chủ của người dân bị vi phạm, gây cản trở, làm chậm

Trang 9

tiến trình giải phóng, phát triển con người mà còn gây ra nguy cơ phát triển không bền

vững, không đồng đều trên các mặt của đất nước.

Lam thé nào dé sự nghiệp giải phóng con người trong công cuộc đôi mới toàn diện

đất nước nhanh chóng đi đến thành công? Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọngđòi hỏi phải được nghiên cứu một cách hệ thống, cơ bản, kịp thời nhằm tìm kiếm những

giải pháp phù hợp, hiệu quả Một trong những cơ sở quan trọng, cần được nghiên cứu,

vận dụng là những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí

Minh về giải phóng con người nói riêng Đúng như đồng chí Võ Nguyên Giáp đã nói:

“Vấn đề cấp bách hiện nay là đưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lénin, chúng ta cần

phải phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chi Minh, xây dựng cho được một chiến lược con

người, coi đó là van đề trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội” [51, tr 104].

Hồ Chí Minh là hiện thân của tư tưởng ba giải phóng: giải phóng dân tộc, giảiphóng giai cấp, giải phóng con người Trên cơ sở kế thừa và phát triển sâu sắc tư tưởng

giải phóng con người trong lịch sử tư tưởng dân tộc, văn hóa phương Đông, văn hóa

phương Tây, đặc biệt tư tưởng giải phóng con người của chủ nghĩa Mác - Lênin và

thông qua hoạt động thực tiễn cách mạng sinh động của mình, Hồ Chí Minh đã xâydựng hệ thống tư tưởng về giải phóng con người một cách sâu sắc, toàn diện phù hợp

với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và xu thé phát triển của thé giới từ sau thăng lợi của

Cách mang Tháng Mười Nga Giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chi Minh khôngchỉ được hiéu là giải phóng con người khỏi sự áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến;

hay những ràng buộc bất hợp lý để con người được làm chủ bản thân, xã hội, được

hưởng cuộc song ấm no, tự do, hạnh phúc; ma điều quan trọng hơn, là xây dựng môitrường xã hội tốt đẹp, tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy một cách tích cực,hiệu quả những tiềm năng vốn có trong mỗi con người nhằm thúc đây họ không ngừngtiến lên, phát triển Nội dung giải phóng con người thê hiện tập trung, rõ nét nhất chủ

nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh: tất cả vì con người, cho con người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con ngườinói riêng đã trở thành ánh sáng soi đường cho thực tiễn giải phóng và phát triển con

người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

(1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khăng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và

Trang 10

tư tưởng Hồ Chi Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [40, tr.

127] Đại hội IX (2001) của Dang cho rằng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thong

quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, làkết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lénin vào điều kiện cụ thểở nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu

tinh hoa văn hóa nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,

giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức

mạnh dan tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết

dân tộc ” [44, tr 127].

Dé đưa tư tưởng Hồ Chi Minh đi vào thực tiễn, trong những năm gan đây, tư tưởngHồ Chí Minh về giải phóng con người đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, phântích ở nhiều phương diện và cấp độ khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có mộtcông trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu thuộc chuyên ngành Hồ Chí Minh học

Nghiên cứu một cách hệ thống những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

về giải phóng con người nhằm khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng đó.

- Làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chi Minh về giải phóng con người.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người Việt Nam.

3.2 Pham vi nghiên cứu

Trang 11

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người là một vấn đề rộng lớn Đề tài

không đi sâu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người nói chung mà

tập trung nghiên cứu, làm rõ tư tưởng của Người về giải phóng con người Việt Nam.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh, của các nhà kinh

điển chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt

Nam về giải phóng con người.4.2 Cơ sở thực tiễn

Những kết quả trong thực tế lịch sử Việt Nam về thực hiện mục tiêu giải phóng con

người, cả những thành tựu và hạn chế.

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa

Mác - Lénin, và một số phương pháp nghiên cứu cụ thé: hệ thống, lôgíc và lịch sử;phân tích và tổng hợp; so sánh; quy nạp và diễn dịch, v.v

5 Đóng góp mới của luận án

Mot là, nêu rõ khai niệm, chỉ ra nguồn gốc trực tiếp tác động hình thành tư tưởng

giải phóng con người của Hồ Chí Minh.

Hai là, phân tích, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chi Minh về

giải phóng con người, góp phần nhận thức sâu sắc thêm tư tưởng nhân văn Hồ Chi Minh.Ba là, làm sáng tỏ những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về

giải phóng con người.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí

Minh về giải phóng con người nói riêng, một nhiệm vụ lý luận quan trọng trong công

tác tư tưởng, lý luận của Dang Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp Đổi mới đất nước.

Trang 12

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,

giảng dạy, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường chính trị, các trường đại học và

cao dang ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận mang tính phương

pháp luận trong việc giải quyết vấn đề xây dựng, giải phóng và phát triển con người Việt

Nam trong công cuộc Đổi mới hiện nay.7 Kết cầu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tai liệu tham khảo, luận án gồm 4chương, 14 tiết.

Trang 13

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người không chỉ khảo sát cáccông trình khoa học, các sách viết về tư tưởng và sự nghiệp của Hồ Chí Minh mà còn

phải hiểu được những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải phóng con người.

Bởi tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ

nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện thực tiễn Việt Nam Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí

Minh về giải phóng con người cũng phải hiểu được quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam

đã vận dụng và phát triển tư tưởng đó như thế nào trong sự nghiệp xây dựng, phát triểnvà giải phóng con người Việt Nam giai đoạn hiện nay Dé từ đó hiểu được giá trị và sứcsống của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người trong thực tiễn Việt Nam Vì

vậy, có thé chia các công trình khoa học, các sách viết về van đề giải phóng con người

liên quan đến luận án thành các nhóm sau:

1.1 Những công trình khoa học nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác

-Lênin về con người, giải phóng con người

Luận văn thạc sỹ triết học, Tu ứưởng giải phóng con người trong triết học Mác và

sự vận dụng của Đảng ta trong chiến lược phát triển con người hiện nay (Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998) của tác giả Đỗ Kim Thanh Luận văn bao gồm 2chương: Chương 1 “7riét học Mác với van dé giải phóng con người ” nghiên cứu vẫn đềgiải phóng con người trong triết học trước Mác; giải phóng con người là mục tiêu cao

nhất của triết học Mác; triết học Mác với vấn đề giải phóng con người trong thời đạingày nay Chương 2 “Sw vận dụng tư tưởng giải phóng con người của triết học Máctrong chiến lược con người của Đảng ta hiện nay” nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh vềgiải phóng con người và vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóađất nước.

Sách Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001)

của tác giả Vũ Thiện Vương Từ việc phân tích sâu sắc các quan điêm của Mác,

Trang 14

Angghen, Lénin về bản chất con người, về con người - chủ thé sáng tạo của lich sử và

giải phóng con người, tác giả đi đến khăng định: học thuyết Mác - Lênin đã “coi con

người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục tiêu cao nhất mà nhân loạicần đạt tới”, “giải phóng con người là đưa con người ra khỏi sự khép kín về dang cấp,địa vị, về vị trí của con người trong xã hội, là sự thừa nhận bản chất phô biến của con

người, thừa nhận bản tính loài của con người xuyên suốt sự tồn tại hiện thực của con

người; làm cho lao động và hòa bình, nhân bản, nhân đạo và bình đẳng những thuộc

tính nội tại của con người được thực hiện vững chắc ở từng con người và cả cộng đồng

xã hội” “Con đường duy nhất dé thực hiện sự giải phóng ấy là tiến hành cuộc cách

mạng vô sản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.

Sách Con người và phát triển con người trong quan niệm của C Mác, Ph Ăngghen(NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003) do PGS TS Hồ Si Quý chủ biên Cuốn sáchgồm hai phần: phần thứ nhất: Di sản kinh điền: những tư tưởng cơ bản về con người và

phát triển con người Phần này trình bày những luận điểm về con người và phát triểncon người trong quan niệm của C Mác, Ph Ăngghen, tương ứng với các quan điểm đó

là các trích dẫn tư tưởng của C Mác, Ph Ăngghen về chủ đề con người, về bản chất conngười, về vấn đề giải phóng con người; phần thứ hai: Di sản kinh điển nhìn từ thời đại

ngày nay: ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận đối với nhận thức và phát triển con

người Phần này gồm những bài viết của nhiều tác giả phân tích, làm sáng tỏ quan điểmcủa C Mac, Ph Angghen về van dé con người và giải phóng con người Bài viết “Hoc

thuyết Mác về con người và giải phóng con người” của PGS TS Đặng Hữu Toàn đãcho rằng, quan niệm coi “bản chất con người là tông hòa những quan hệ xã hội” của các

nhà sáng lập chủ nghĩa Mác có giá trị to lớn cả lý luận lẫn thực tiễn, trở thành cơ sở lý

luận cho nhiều ngành khoa học nghiên cứu về con người, đồng thời nó cũng là cơ sởvững chắc cho lý luận giải phóng con người khỏi lao động bị tha hóa, khỏi ách áp bứcbóc lột, bất công, trả lại giá trị đích thực của con người, tạo điều kiện để con người pháttriển toàn điện, con người “từ vương quốc của tất yếu chuyền sang vương quốc của tựdo” Còn bài viết “Sw phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do

của tắt cả mọi người - tiêu chuẩn tối cao của tiến bộ xã hội ” của PGS TS Hồ Sĩ Quý

và TS Nguyễn Anh Tuấn đã khăng định, trong quan niệm của Mác, ý nghĩa lịch sử,

Trang 15

mục tiêu cao cả của tiễn bộ xã hội là ở chỗ phát triển con người toàn diện, nâng cao

năng lực và phẩm giá con người, giải phóng con người, loại trừ mọi sự tha hóa khỏi

cuộc sống con người mà bước quan trọng nhất trên con đường đó là giải phóng conngười về mặt xã hội, là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ tình trạng dân tộc nàyđi áp bức và thống tri dân tộc khác.

Sách Quan niệm của C Mác, Ph Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng

con người (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) của TS Bùi Bá Linh bao gồm 3

chương Chương 1, Sw hình thành quan niệm mới về con người và giải phóng con người

ởC Mac, Ph Angghen, đã đề cập đến sự phê phán một cách có luận cứ khoa học và

trên tỉnh thần cách mạng quan điểm duy tâm biện chứng của Hêghen về con người và

quan điểm duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc về con người và giải phóng con người.

Trên cơ sở đó, C Mác, Ăngghen xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp luận cho quan

niệm mới về con người và giải phóng con người - quan điểm duy vật về lịch sử Chương

2, Quan niệm của C Mác, Ph Angghen về con người, đã phân tích nội dung, ý nghĩa

của một số khái niệm trong quan niệm của C Mác, Ph Ăngghen về con người và quanniệm của các ông về bản chất con người Chương 3, Quan niệm của C Mác, Ph.Angghen về mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội và về sự giải phóng con người, đã

đề cập đến việc giải quyết hiện thực mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên, giữa con

người và con người bằng việc xây dựng một chế độ xã hội văn minh, công bằng, không

còn hiện tượng người bóc lột người, không còn hiện tượng con người bị tha hóa, mọi

người đều bình dang, đều có quyền được hưởng tự do và cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trong quan niệm của các ông, đặc trưng cơ bản nhất của chế độ xã hội mới mà giai cấp

vô sản có sứ mệnh phải xây dựng thành công là giải phóng con người, giải phóng nhân

loại Mục tiêu cao nhất của chế độ xã hội mới là phát triển con người toàn diện, “tạo nên

những con người mới” - những con người “có khả năng sử dụng một cách toàn diện

năng lực phát triển toàn diện của mình”.

Sách Quan niệm của Các Mác về tha hóa và ý nghĩa của quan niệm đó đối với pháttriển con người Việt Nam hiện nay (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) của TS.

Nguyễn Thị Thanh Huyền Cuốn sách gồm ba chương đi sâu phân tích cơ sở lý luận và

thực tiễn quan niệm của C Mác về tha hóa; từ đó chỉ ra các hình thức tha hóa chủ yếu,

Trang 16

bản chất, nguyên nhân của tha hóa và con đường khắc phục tha hóa để phát triển toàn

diện con người trong quan niệm của C Mác Tiếp thu lý luận của C Mác về tha hóa,

cuốn sách đã phác họa cuộc sống con người Việt Nam trước những tác động của mặt tráinền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmkhắc phục, đi đến xóa bỏ tình trạng tha hóa dé phát triển con người Việt Nam toàn diện.

Cuốn sách Van dé con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người ” của GS.

Trần Đức Thảo được nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1988 Ngoài

phần nhập đề và phụ lục, cuốn sách gồm sáu chương Từ việc phê phán chủ nghĩa lý

luận không có con người của phái Althusser ở Pháp trong việc phái này cho rằng chủ

nghĩa Mác là thứ lý luận không có con người (con người nói chung), tác giả cuốn sách

không những luận giải sâu sắc về những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với nhânloại mà con khang định: chủ nghĩa Mác - Lénin luôn xem con người là van đề cơ bản vàmục đích tối hậu của học thuyết này là giải phóng và phát triển con người.

Ngoài những công trình trên, nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về

con người, giải phóng con người còn một số công trình khác, như: Phạm Văn Duyên,Phải chăng tư tưởng giải phóng con người của Mác đã cũ, một chiều và không tưởng?Tạp chí Triết học, số 1, 1994, tr 51-55; GS TS Hoang Chi Bảo, Chủ nghĩa Mác là chủ

nghĩa nhân đạo hiện thực mang đặc trưng khoa hoc và cách mạng, Tạp chí Triết học, 86

2, 1996, tr 16-18; Nguyễn Thi Tú Oanh, Vẻ tur tưởng giải phóng con người của hocthuyết Mác, Nghiên cứu lý luận, số 9, 1996, tr 37-40; Nguyễn Thị Thanh Huyền, C.

Mac và Ph Ăngghen về giải phóng con người, Luận văn thạc sỹ triết học, Đại học quốcgia Hà Nội, 2001; Nguyễn Thế Nghĩa, Quan niệm của C Mác về tha hóa và sự giải

phóng con người khỏi tha hóa trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Tạp chí Triếthọc, số 10, 2003; TS Tran Thị Kim Cúc, Tim hiểu di sản lý luận của các nhà kinh điểnchủ nghĩa Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, 2010

Các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vềcon người, về nguồn góc, bản chất con người, về các hình thức tha hóa con người và conđường khắc phục sự tha hóa con người dé con người được giải phóng và phát triển toàndiện Qua đó, các tác giả đều khăng định: những quan điểm của các nhà kinh điển mác

xit về con người, về giải phóng và phat triên con người toàn diện có giá tri lý luận to lớn

Trang 17

cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và giải phóng con người Việt Nam phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2 Những công trình khoa học nghiên cứu quan điểm, đường lối của ĐảngCộng sản Việt Nam về con người, phát triển con người toàn diện

Sách Van dé con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa (NXB Chính

tri quốc gia, Hà Nội, 1996) do GS TS Phạm Minh Hạc chủ biên đã phân tích, luận giải

những yêu cầu của việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Cuốn sách bao gồm 3 chương: Truyền thống dân tộc

Việt Nam; Một số nét về hiện trạng con người Việt Nam; Vấn đề phát huy và sử dụng

đúng dan vai trò của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn bị con người

Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phat triển đất nước Xuyênsuốt nội dung cuốn sách, tác giả đều thống nhất cho rằng: mọi chính sách, mọi giải phápcủa Đảng và Nhà nước đặt ra phải nhằm giải phóng và phát huy mọi tiềm năng của từng

người, tập thê lao động, cả cộng đồng, toàn dân tộc - giải phóng lực lượng sản xuất Phát

triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội và phát triển văn hóa nhằm làm cho “mọingười có cuộc sống ấm no, tự đo, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân,bao đảm công bang xã hội và dân chủ”.

Sách Phát triển và quyên con người xuất bản tại Hà Nội năm 2000 của Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bao gồm 11 bài viết của các nhà khoa học ở Việt Namvà Canada Nội dung chủ yếu của các bài viết tập trung vào 3 vấn đề Thứ nhất, phát

triển và quyền con người đang là một trong những vấn đề lý luận cơ bản và bức thiết của

tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay Thứ hai, phát triển và quyền con người có mốiquan hệ mật thiết với nhau Thứ ba, mục tiêu và động lực sự phát triển của Việt Nam làvì con người, do con người Về nội dung thứ ba, các bài viết đều thống nhất cho rằng:Con đường phát triển của Việt Nam bắt nguồn từ truyền thống độc lập tự chủ, từ chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Mục tiêu của con đường phát triển đó là

hướng tới xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa; trong đó, tinh thần đại đoàn kết toandân được phát huy mạnh mẽ, nhu cầu về vật chất va tinh thần của moi người được bảo

đảm và không ngừng nâng cao, công bằng xã hội được thực hiện, phâm giá con người

được tôn vinh.

10

Trang 18

PGS TS Hồ Si Quý, Con người và phát triển con người, (Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Giáo trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyênngành triết học, Hà Nội, 2007) Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu rất sâu

những vấn đề lý luận về con người và phát triển con người; làm rõ những vấn đề

phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con người; trên cơ sở đó tác giả đưa ra

những gợi ý rất quan trọng về việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sách Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay (NXB Chính

tri quốc gia, Hà Nội, 2011) do PGS TS Tô Huy Rứa, GS.TS Hoàng Chí Bảo, PGS TS

Tran Khắc Việt, PGS TS Lê Ngọc Tong đồng chủ biên Cuốn sách có kết cầu 4 phần và

12 chương Phần thứ nhất, gồm 2 chương, phân tích tác động của tình hình thế giới vàtrong nước tới công cuộc đổi mới, làm rõ thời cơ, thách thức và những đặc điểm chủ yếu

của đổi mới ở Việt Nam, luận chứng đổi mới để phát triển là một quyết sách chiến lược

của Đảng Phần thứ hai, gồm 3 chương, đề cập một cách hệ thong vai trò của lý luận va

tư duy lý luận đối với công cuộc đổi mới; phân tích và bình luận tư duy lý luận củaĐảng về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ trước đổimới và nhất là trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến nay Phan thứ ba, gồm 5 chương,

tập trung làm rõ đổi mới tư duy lý luận của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu của đời

sống xã hội, từ mô hình kinh tế, cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế đến các lĩnh

vực chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng con người, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.Phần thứ tư, gồm 2 chương mang tính tông luận chung, đánh giá tổng quát ưu điểm, hạnchế và kinh nghiệm của quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay,

nêu lên những nhận thức, kiến nghị về phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằmphát triển, hoàn thiện lý luận trong giai đoạn hiện nay.

Cuốn sách Một số van dé triết học trong các văn kiện Đại hội XI cua Đảng của tac

giả PGS.TS Trần Văn Phòng và GS.TS Nguyễn Hùng Hậu (Đồng chủ biên) do Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2012 Những chủ trương, phương hướng và chiếnlược về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam của Đảng được các

nhà khoa học đưa ra và luận giải sâu sac.

11

Trang 19

Ngoài những công trình trên, nghiên cứu quan điểm, đường lối của Dang Cộng sảnViệt Nam về vấn đề con người, phát triển con người còn một số công trình khoa học

khác, như: GS TS Phạm Minh Hạc, Phát trién giáo dục phát triển con người phục vụ

cho phát triển xã hội kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Phạm Minh Hạc

-Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên), Vẻ phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; TS Vũ Thiện

Vuong, Tỉ riết hoc Mác - Lénin vé con người và việc xây dựng con người Việt Nam trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; GS TS.

Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên), Xây dung và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục

vụ sự nghiệp chan hưng đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; GS TS.

Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên), Nguôn luc trí tuệ Việt Nam: Lịch sử, hiện trạng và triểnvọng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012

Những công trình trên đã khăng định vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và

phát triển con người trong thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

Thuyết minh, luận chứng, trình bày những kết quả đạt được và chưa đạt được trong côngcuộc xây dựng và phát triển con người toàn diện Việt Nam Đưa ra những quan điểm,phương hướng và giải pháp chủ yếu dé xây dựng và phát triển con người Việt Nam phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn hiện nay.

1.3 Những công trình khoa học nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con

người và giải phóng con người

Việc tô chức học tập và nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

được toàn Đảng, toàn dân triển khai khá sớm, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám năm1945 thành công Nhưng phải đến năm 1991, khi Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIIcủa Dang khang định: “Đảng lay chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm

kim chỉ nam cho hành động", thì việc nghiên cứu sự nghiệp và tư tưởng của Người mới

được đặt ra một cách toàn diện và có hệ thống Nhiều công trình khoa học có giá trị đã

xuất hiện Tư tưởng và cuộc đời Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu, tìm hiểu khá toàndiện, đầy đủ, sâu sắc với nhiều khía cạnh và cách tiếp cận khác nhau Trong đó, tư tưởng

Hồ Chí Minh về con người, về giải phóng con người cũng được đông đảo các nhà hoạt

động chính trị, hoạt động văn hóa và hoạt động lý luận trong và ngoài nước quan tâm

12

Trang 20

nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận và mức độ phong phú khác nhau Có thể khái quát

kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở một số luận điểm cơ bản dưới đây:

1.3.1 Những công trình khoa học nghiên cứu tư tướng Hồ Chí Minh về

con Hgười

Sách Tw tưởng Hồ Chi Minh về con người và chính sách xã hội (NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 1996) do PGS TS Lê Sỹ Thăng chủ biên đã trình bày, phân tích

những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội

đối với con người - nội dung thể hiện tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Liên quan đến

nội dung giải phóng con người, cuốn sách đã chỉ ra rằng: kế thừa tinh hoa truyền thốngdân tộc, tiếp thu va vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lên, Hồ Chí Minh đãnâng tư tưởng về quyền con người lên một tầm cao mới dé giải quyết một cách khoa họcva cách mạng van dé giải phóng dân tộc và giải phóng con người Trong đó, tác giả đềcập nhiều đến việc Người quan tâm xây dựng, ban hành chính sách xã hội nhằm đảm

bảo công bang và tiến bộ xã hội với mục tiêu cao quý là làm cho mọi người dân Việt

Nam có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện Đây làmột cách tiếp cận đúng, mới của tác giả trên phương diện bảo đảm quyền con người.

Luận án tiến sĩ triết học 7 tuéng Hô Chí Minh về phát triển con người toàn diện

(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2001) của tác giả Nguyễn Hữu Công đã

làm rõ cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện; luận

chứng những nội dung cơ bản trong tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ ChíMinh Từ đó, tác giả đi phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người toan

diện vào việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Theo tác giả, conngười phát triển toàn diện trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những con người được trangbị thế giới quan khoa học, có lý tưởng cách mạng vững vàng, có tri thức toàn diện, đạođức trong sáng, sức khỏe đồi dào, năng lực sáng tao cao và khả năng thích ứng tốt Conngười Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng, năng lực đề trở thành những con người pháttriển toàn diện; Đảng, Nhà nước có thể đào tạo, phát triển con người toàn diện bằng cáchtiến hành giáo dục toàn diện đức, tri, thé, mỹ; bằng cách dé ra những yêu cầu phù hợp về

phẩm chất năng lực của con người Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển của cách

13

Trang 21

mạng Phát triển con người theo hướng toàn diện là xu thế khách quan của lịch sử, cách

mạng Việt Nam cần phải chú trọng đến vấn đề này.

Luận án tiến sĩ triết học Tu tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân

t6 con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2001) của tác giả Lê Quang Hoan Trong Luận án, tácgiả đã làm rõ cơ sở, quá trình hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chi Minh về con người;

phân tích quan niệm của Hồ Chi Minh về con người và vai trò của con người trong tiến

trình cách mạng Việt Nam Từ đó tác giả phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

về con người, về vai trò của con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

nước ta hiện nay.

Năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Tu ứởng Hồ Chí Minhvới sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện của PGS TS ThànhDuy Cuốn sách gồm 6 chương đề cập đến những quan điểm cơ bản về mối quan hệ

giữa văn hóa với việc xây dựng con người phát triển toàn diện; về đặc điểm và bản chất,quan niệm và giải pháp xây dựng con người phát triển toàn điện trong thời đại loài

người đang bước vào thiên niên kỷ mới Điều đáng chú ý là cuốn sách đi sâu nghiên cứumột cách toàn điện và sâu sắc tư tưởng Hồ Chi Minh về con người với tư cách không

chỉ là đối tượng của cách mạng mà quan trọng hơn còn là chủ thể của cách mạng, có sứ

mệnh tự giải phóng mình và giải phóng cả nhân loại.

GS Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên), Tu teéng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và conngười, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Nội dung cuốn sách gồm 3 phần: Tư

tưởng văn hóa và con người trong lich sử dân tộc và sự kế thừa tư tưởng đó của Hồ ChíMinh; tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minhvề văn hóa và con người vào việc phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam

hiện nay.

Sách 7w tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,2005) do PGS TS Phạm Ngọc Anh chủ biên đã trình bày bối cảnh lịch sử, quá trìnhhình thành, phát triển và các đặc điểm nỗi bật của tư tưởng Hồ Chi Minh về quyền con

người; những quan niệm và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con

người; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chi Minh vê quyên con người trong công cuộc đôi mới

14

Trang 22

ở nước ta hiện nay Trong chương 2, tác giả không chỉ phê phán, tố cáo thực trạng viphạm quyền con người ở các nước thuộc địa mà còn trình bảy, phân tích những quanđiểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về các quyền của con người, như quyền dân sự - chính trị,quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền của phụ nữ, quyềncủa các dân tộc thiêu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, quyền của trẻ em và vấn đề

bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Trong những quyền ấy, theo quan điểm Hồ Chí Minh,

độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước là điều kiện

tiên quyết, là tiền đề của quyền con người của các dân tộc bị áp bức Thực hiện đầy đủ các

quyền con người là lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là bản chất của Nhà nước

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Năm 2010, kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Khoahọc xã hội xuất bản cuốn Chit nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh trong lòng dân lộc ViệtNam của PGS TS Thành Duy Cuốn sách gồm 6 chương đề cập những quan điểm cơ

bản của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh: khái niệm, cơ sở hình thành, những đặc điểm

và nội dung Trong đó, tác giả chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa chủ nghĩa nhânvăn mác - xít với chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh Và từ chủ nghĩa nhân văn Hồ ChiMinh trong lòng dân tộc Việt Nam, tác giả liên tưởng đến ý nghĩa quốc tế và giá trị nhân

loại của hiện tượng nhân văn này Vấn đề giải phóng con người cũng được tác giả đề

cập trong cuốn sách Theo tác giả, từ tam lòng nhân ái, yêu thương con người bị áp bức,

Hồ Chí Minh đến với lý tưởng giải phóng con người khỏi mọi áp bức, nghèo khô.Nhưng Hồ Chi Minh không chỉ là người có lý tưởng giải phóng con người mà chínhNgười muốn tạo nên những con người tự giải phóng cho mình, tự mình đứng lên vũ đài

lịch sử dé giải phóng xã hội, hướng đến một xã hội tự do, công bằng, nhân ái, văn minh.Năm 2013, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuỗn Hồ Chi Minh nhân vănvà phát triển của TS Nguyễn Đài Trang, hiện đang giảng dạy và làm công tác điều phốichương trình Ngoại thương va Phát triển Quốc tế tại Trường Cao dang Centennial vàtham gia các hoạt động trong Hội đồng Thương mại Canada - Việt Nam Cuốn sách baogồm 7 chương đưa ra những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về việc giải phóng dân

tộc, thống nhất đất nước, về vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, con người trong một nước

độc lập Trong chương 2 và chương 6, tác giả đã có những bình luận sâu sắc về con

15

Trang 23

đường chiến lược và thực tế dé giải phóng con người Việt Nam; về việc xây dựng hạnhphúc thực sự cho nhân dân dựa trên các bài viết, lời phat biéu của Hồ Chí Minh trong bộHồ Chí Minh Toàn tập xuất bản lần thứ ba năm 2011 Tác giả cho rằng: Khái niệm hạnhphúc trong quan điểm Hồ Chí Minh là người dân có được cơm no, áo ấm, không bị chếtđói, chết rét; được là công dân của một nước độc lập, không còn mang nỗi nhục nô lệ;

được học hành dé nâng cao kiến thức và có khả năng chọn lựa, quyết định tương lai,

hạnh phúc của mình.

Ngoài những công trình trên, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người còn

một số công trình khoa học khác, như: GS TS Hoàng Chí Bảo, Văn hóa và con người

Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chi Minh,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Trung tướng, GS Trần Xuân Trường, T1 tưởngHồ Chi Minh về con người xã hội chi nghĩa, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008;Nguyễn Trung Thu, Ti twéng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng

con người mới, văn hóa mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013

1.3.2 Những công trình khoa học nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải

phóng con người.

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh với tên H6 Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam (2006) của

Nguyễn Văn Tuyên, đã hệ thống những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh (cả về lý luận

và thực tiễn) trong sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam Chương 1, “Van dé conngười và giải phóng người Việt Nam trong tư duy lý luận của Hô Chi Minh”, đã phântích van đề con người Việt Nam trong nhận thức của Hồ Chí Minh; quan niệm của Hồ

Chí Minh về sự giải phóng con người Việt Nam Chương 2, “Su nghiệp giải phóngngười Việt Nam của Hồ Chí Minh trong thực tiễn - Những cong hiến chủ yếu ”, làm rõnhững cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh trong thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp giải phóng

người Việt Nam trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Chương 3, “7i iép tuc su

nghiệp giải phóng con người của Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam”,đã trình bày, khắng định quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ

Đại hội từ năm 1986 đến năm 2006 đều vì sự phát triển đất nước, hạnh phúc của nhân

dân Đây chính là sự tiếp nối sự nghiệp giải phóng con người mà Hồ Chí Minh để lại.

16

Trang 24

Luận văn cũng nêu lên những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện mục tiêu giải

phóng con người của Đảng và Nhà nước trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2006, từ

đó đề xuất một số giải pháp xây dựng, phát triển và giải phóng con người Việt Namtrong công cuộc đôi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Luận án tiễn sĩ chuyên nganh triết học năm 2000, Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh Van đề giải phóng người lao động Việt Nam bị áp bức trong tư tưởng nhân

văn Hồ Chí Minh của Doan Thị Minh Oanh, đã làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng giải

phóng người lao động Việt Nam bị áp bức trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, từ đó

vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thúc day tiến trình giải

phóng người lao động lên trình độ mới Chương | “Sw hinh thành tu tưởng giải phóng

người lao động Việt Nam bị áp bức trong tư tưởng nhân văn Hồ Chi Minh” tìm hiểu hainội dung: khái niệm tư tưởng nhân văn Hồ Chi Minh và nguồn gốc tư tưởng giải phóngngười lao động Việt Nam bị áp bức trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Chương 2,

“Nội dung cơ ban tu tưởng giải phóng người lao động Việt Nam bị áp bức trong tư

tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” đã phân tích 4 đặc trưng và 5 nhiệm vụ cơ bản tư tưởnggiải phóng người lao động Việt Nam bị áp bức trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.Chương 3, “Van dung tu tưởng nhân văn Hồ Chi Minh về giải phóng người lao động

Việt Nam bị áp bức trong công cuộc đổi mới đất nước ”, làm rõ 2 nội dung: Ý nghĩa tưtưởng nhân văn Hồ Chí Minh về giải phóng người lao động Việt Nam bị áp bức trongcông cuộc đổi mới đất nước và một số giải pháp định hướng thúc đây quá trình giải

phóng người lao động Việt Nam trong công cuộc đôi mới.

Chuyên dé Tư tưởng Hồ Chi Minh vẻ giải phóng dân tộc, giải phóng giải cấp, giảiphóng con người in trong Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh của Ban Tư tưởng -

Văn hóa Trung ương (NXB Chính trị quốc gia, H 2003) đã trình bày sự thống nhất, sựgắn bó hòa quyện, chặt chẽ giữa ba cuộc giải phóng trong tư tưởng Hồ Chí Minh: giải

phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Năm 2007, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Tim hiểu tu tưởng Hồ

Chí Minh dưới dạng hỏi va dap do PGS TS Pham Ngoc Anh, PGS TS Bùi Dinh Phong

đồng chủ biên Từ trang 25 đến 29 đã trình bày những quan điểm cơ bản nhất của Hồ

Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; các loại kẻ

17

Trang 25

thù cần phải đánh đồ trong quá trình giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóngcon người và các lực lượng thực hiện giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng

COn người.

Luận án tiến sĩ Tu ứưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người

(2012) chuyên ngành triết học của tác giả Nguyễn Trung Dũng, Trường Đại học Khoahọc xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy: van dé

con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là quyền con người; hạnh phúc, tự do cho con

người và vai trò chủ thé của con người Dé con người được giải phóng hoàn toàn và triệt

để, Người tiến hành ba cuộc cách mạng: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giảiphóng con người Chương 1 “Khái quát van dé con người và giải phóng con ngườitrong lich sử triết hoc” đã phân tích tư tưởng về con người và giải phóng con ngườitrong lịch sử triết học nhân loại (từ triết học phương Đông, phương Tây đến triết họcMac - Lénin và lịch sử tư tưởng Việt Nam) Chương 2 “Diéu kiện, tiền dé hình thành và

những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chi Minh về con người và giải phóng con

người ” tập trung giải quyết nhiều vấn đề: cơ sở, tiền đề trực tiếp hình thành tư tưởng HồChí Minh về con người và giải phóng con người; quan niệm của Hồ Chi Minh về conngười và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người Nội dung tư tưởng Hồ Chí

Minh về giải phóng con người được trình bày trong ba cuộc giải phóng: Giải phóng con

người gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng con người gắn liền với giải phóng giaicấp và xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, là tiền đề giải phóng triệt để con người.

Chương 3, “Van dé con người và giải phóng con người ở Việt Nam hiện nay”, đã phân

tích những vấn đề đặt ra về con người và giải phóng con người ở Việt Nam hiện nay vàkhái quát những bai học lich sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóngcon người Trên cơ sở đó, tác giả nêu 2 định hướng lớn và 4 giải pháp cơ bản dé tiếp tục

thực hiện sự nghiệp giải phóng con người ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài những công trình trên nghiên cứu tư tưởng Hồ Chi Minh về giải phóng con

người còn một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí.

PGS.TS Bùi Dinh Phong với bài viết Giải phóng con người và mưu câu hạnh phúc

cho con người - cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng số 3 - 1994, tr.

29-31, đã khang định tư tưởng Hồ Chi Minh về giải phóng con người là sản phẩm tinh

18

Trang 26

túy được chat lọc từ các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, của cả phương Đông

và phương Tây, của chủ nghĩa Mác - Lénin được van dụng sát hop, sáng tạo vào thực

tiễn Việt Nam và đã được thực tiễn Việt Nam cùng thực tiễn thế giới kiểm nghiệm Tưtưởng này sẽ tiếp tục tác động vào tiến trình cách mạng Việt Nam và cách mang thé giới

vì mục tiêu hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc của con người.

Trong bài Ban chất nhân đạo của tư tưởng Hỗ Chi Minh về giải phóng con người, Tạp

chí Cộng sản số 14 (tháng 7-2005), tr 27-30, PGS TS Lại Quốc Khánh đã cho rằng: Với

nhận thức, trong chế độ thực dân, người thực dân và người bản xứ đều bị tha hóa, Hồ Chí

Minh đi tới quan niệm về một cuộc cách mạng triệt dé nhất giải phóng con người khỏi mọi

hình thức tha hóa, làm cho bản chất người có được hình thức tồn tại tương xứng với nó.

Cuộc cách mạng ấy là cuộc cách mạng vô sản - được vũ trang bởi lý luận của chủ nghĩa

Mac - Lên.

GS.TS Mạch Quang Thắng, trong bài viết Tư tưởng Hô Chí Minh về giải phóng con

người, Tạp chí Giáo dục lý luận, SỐ | - 2006, tr 7-12, cho rằng, con người trong sự

nghiệp giải phóng của Hồ Chí Minh là con người phát triển toàn điện, con người có đầyđủ phâm chất và năng lực, trong đó đức là gốc Người đã tiến hành một cuộc cách mạngvề đạo đức, hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, chống chủ nghĩa cá

nhân trong khi coi trọng lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân Điều độc đáo nhất là ngay

từ khi còn sống, Hồ Chí Minh đã trở thành một tắm gương cho nhiều người học tập vànoi theo mà ở Việt Nam và ở phương Đông, một tam gương sống có giá trị hơn một

trăm bài dién văn tuyên truyền Dé đưa tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người

vào thực tế hiện nay, tác giả đưa ra 4 định hướng: chú trọng hơn nữa đến tình người;chăm lo đến cuộc sống của con người, chăm lo đến việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đứccách mang; tạo môi trường tốt nhất cho con người phát triển toàn diện.

PGS TS Phạm Hồng Chương, Giải phóng dân tộc, giải phóng con người - hạt nhântư tưởng Hồ Chi Minh, Tạp chi Lịch sử Đảng số 5 - 2010, tr 28-34, cho rằng: Từ thanggiá trị truyền thống của chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam, từ khát vọng dân tộcđược độc lập, nhân dân được ấm no, hạnh phúc, Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác -

Lênm, lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc Việt Nam Trên cơ sở đó,

Người đã giải quyết một cách sáng tạo vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng con người

19

Trang 27

trên cả phương diện lý luận và hoạt động thực tiễn phù hợp với điều kiện Việt Nam và sự

tiến hóa của nhân loại, đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại Chính vì vậy, Người đã

khơi dậy được nguồn động lực mạnh mẽ nhất của dân tộc, huy động được tối đa sức mạnh

của toàn dân và đã giành được sự ủng hộ vô cùng to lớn của nhân dân thế giới để đi tớimục tiêu cuối cùng: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

1.4 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học đã

được công bố

Các công trình khoa học nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, giải

phóng và phát triển con người trong những năm qua được đăng tải với số lượng ngàycàng nhiều, chất lượng cũng ngày càng được nâng cao; với nhiều cách tiếp cận khácnhau; nội dung các công trình cũng đã đề cập một cách khá toàn diện nhiều vẫn đề Cóthê khái quát trên hai mặt sau:

Những kết quả đạt được

Nhìn tổng thẻ, liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận án, các công trình khoa

học trên đã tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người Việt

Nam trên các nội dung sau đây:

- Một là, giải phóng con người là điểm xuất phát của quá trình nhận thức, là tiêu

chuân lựa chọn học thuyết, là hạt nhân chỉ phối các hoạt động lý luận và thực tiễn, là

mục tiêu phấn đấu của cả cuộc đời Hồ Chí Minh.

- Hai là, nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người baogồm: truyền thống nhân ái của dân tộc, tỉnh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây,

đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải phóng con người và phẩm chấtcá nhân của Hồ Chí Minh.

- Ba là, sự nghiệp giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiệnthông qua ba cuộc cách mạng: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và cuối cùng giải

phóng con người.

- Bốn là, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người phải được giải phóng cả về thực thểtự nhiên và thực thé xã hội, con người phải được giải phóng cả về mặt chính trị lẫn mặt kinh

tế Để giải phóng con người về mặt chính trị thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Giải phóng con người về mặt chính trị là tiền đề, điều kiện tiên quyết dé giải phóng con

20

Trang 28

người về mặt kinh tế Giải con người về mặt kinh tế, xã hội phải thực hiện cuộc cách mạngxã hội chủ nghĩa Cụ thê là giai cấp công nhân sử dụng chính quyền của mình giải phóng

lực lượng sản xuất, day mạnh phát triển sản xuất nhằm mục đích không ngừng nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân Chủ nghĩa xã hội là bước đi tất yếu sau khi đấtnước giành được độc lập Chi có tiễn lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập dân

tộc và đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

- Năm là, phân tích những thành tựu và hạn chế của vấn đề giải phóng con người ở

Việt Nam hiện nay, trong đó chú trọng phân tích hạn chế của nền kinh tế thị trường tác

động đến việc giải phóng con người Việt Nam.

Séu là, đưa ra một hệ thống đồng bộ các giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa và ban thân chủ thé với tư cách là đối tượng của sự giải phóng tạo thành điềukiện cần và đủ mang tính định hướng thúc đây quá trình giải phóng con người ViệtNam, đồng thời cũng là những phương tiện chung nhất, căn bản nhất dé mỗi người tự

-giải phóng mình trong giai đoạn đôi mới.

Những kết quả trên làm cơ sở cho việc nghiên cứu tư tưởng giải phóng con ngườiViệt Nam của Hồ Chí Minh mà chúng tôi chọn làm đề tài luận án.

Những van dé đặt ra

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều van đề liên quan đến tư tưởng Hồ

Chí Minh về giải phóng con người chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa day đủ,sâu sắc trong các công trình khoa học đã được công bố Có thé ké ra một số van dé đó

như sau:

- Một là, phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con ngườicòn chưa dé cập nhiều đến cơ sở thực tiễn - quá trình Hồ Chí Minh nghiên cứu, tìm hiểuđời sống của nhân dân Việt Nam và nhân dân lao động trên thế giới đề từ đó thấy đượcnhiệm vụ quan trọng là phải đặt vấn đề con người vào trung tâm của mọi cuộc đấu tranhgiải phóng, phải tập hợp, đoàn kết nhân dân các dân tộc trên thế giới trong sự nghiệp

giải phóng nhân loại.

- Hai là, chưa hệ thống những đối tượng nô dịch con người cần phải xóa bỏ, những

lực lượng tham gia cuộc dau tranh giải phóng con người cũng như chưa nêu được những

tiên đê, điêu kiện về kinh tê - chính trị - văn hóa - xã hội dé con người có môi trường xã

21

Trang 29

hội tốt dep, “phát huy hoàn toàn những năng lực sẵn có”, không ngừng hoàn thiện ban

thân, tiến tới vươn lên tự giải phóng ở một trình độ mới cao hơn.

- Ba là, chưa làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chi Minh về giải

phóng con người Việt Nam.

- Bốn là, chưa có những giải pháp cơ bản giải quyết vẫn đề giải phóng con người ở

Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay khi mà tình

trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực tệ nạn khác tác động làm tha hóa

con người ngày cảng trầm trọng.

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề trênđã thôi thúc tác giả phải di sâu phân tích, làm rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về giảiphóng con người Việt Nam đề thấy được giá trị, tầm ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí

Minh trong cuộc sống hiện nay.

22

Trang 30

Con người, trong quá trình tiến hóa, đã không ngừng nhận thức, tiễn hành cải tạo tự

nhiên, xã hội và bản thân Khi nhận thức về bản thân, con người luôn trăn trở với câu

hỏi “Con người là gì?” và tìm cách trả lời câu hỏi ấy Từ thời cô đại đến nay, đã cónhiều quan điểm khác nhau bàn về con người Tùy thuộc vào thế giới quan và phươngpháp luận khác nhau, các nhà triết học hình thành nên những quan điểm duy vật hay duytâm, biện chứng hay siêu hình về con người, bản chất con người và vai trò của con

Thời cổ đại, do hạn chế về thé giới quan, điều kiện lịch sử, do trình độ sản xuất thấp

kém, khoa học chưa phát triển, nên quan niệm về con người của các nhà triết học còn

phiến diện, mang nặng tính chất huyền bí, siêu hình Giải thích nguồn gốc của conngười, có hai xu hướng: tìm hiểu cái căn nguyên đầu tiên cau tạo nên con người, thường

tuyệt đối hóa một mặt, một yếu tố vật chất nào đó; hoặc định nghĩa con người trong mối

quan hệ giữa linh hồn và thé xác.

Sang thời kỳ phong kiến, khi nhà thờ đóng vai trò quyết định mọi mặt đời sống, conngười được hiểu là sản phâm sáng tạo của Thượng dé, của Đức Chúa trời, con người

mắc tội tô tông truyền, phải chuộc tội, sống theo định mệnh và tin tưởng, hy sinh vô

điều kiện vì Chúa Cho nên quan niệm về con người thời kỳ này mắt hết ý nghĩa tích cực

của nó.

Thời kỳ Phục hưng và Khai sáng, thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩađược xác lập, đang dần thắng thế ở Châu Âu, quan điểm của các nhà triết học về conngười có những thay đổi Quan điểm về con người thường gắn với vai trò của con ngườitrong xã hội, hướng tới nhu cầu giải phóng con người khỏi thần học, khỏi các điều kiện

áp bức, nô dịch xã hội, khăng định con người cá nhân - cái tôi như một chủ thể Tuy

23

Trang 31

nhiên, do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật siêu hình, nên các quan niệm về con người

thời kỳ này vẫn còn nhiều hạn chế.

Triết học mác-xít, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những di sản lý luận trước

đó và những thành tựu của khoa học tự nhiên, đã nhân mạnh: cần phải thay thế quanđiểm xem xét con người một cách chung chung, trừu tượng bang những quan điểm khoa

học, tức là xem xét con người trong tính hiện thực vốn có của nó Trên cơ sở đó, các nhà

sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra những quan điểm về bản chất và vai trò của

COn người.

Về bản chất con người, C Mác cho rằng: con người là một thực thé sinh học - xã

hội Mặt sinh học và mặt xã hội tồn tại thống nhất, không tách rời nhau trong con người.

Không có cái xã hội thuần túy, cũng như không có cái sinh học thuần túy tồn tại độc lậptrong con người Mặt sinh học là điều kiện, là tiền đề cho sự ton tại và phát triển cao hơnnhững động vật khác Trong quan hệ với cái sinh vật, cái xã hội một mặt hạn chế cái

sinh vật, làm cho cái sinh vật có tính xã hội, không còn là cái sinh vật thuần túy Mặt

khác, cái xã hội tạo điều kiện tốt nhất cho cái sinh vật phát triển, thể hiện tốt nhất khảnăng của minh trong quan hệ với cái xã hội Hai yếu tổ này tồn tai trong tính thống nhấtcủa nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau nhờ đó tạo nên khả

năng làm chủ tự nhiên và xã hội của con người.

Ngoài ra, Mác còn cho răng, “Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố

hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòatat cả những quan hệ xã hội” [68, tr 11] Mỗi con người sinh ra trong một điều kiện tồn

tại xã hội cụ thé, từ một tầng lớp hoặc một giai cấp, quốc gia nhất định Thông qua hoạt

động vật chất của cá nhân, mỗi con người tiếp nhận tri thức về bản chất của các sự vật,hiện tượng, tiếp thu tinh hoa văn hóa, truyền thống của cộng đồng mà họ sống Bản chấtcủa con người do xã hội quy định và ban chất của con người phan ánh đặc trưng của xã

hội Bản chất con người không phải là sản phâm của tông số đơn giản các mối quan hệ,

mà là tông hòa các mối quan hệ xã hội Nghĩa là tất cả các mối quan hệ xã hội vật chất tinh thần đều góp phần vào việc hình thành bản chất con người, chứ không riêng một

-quan hệ nào Muốn thay đôi bản chất con người thì không thể không thay đổi những mối

24

Trang 32

quan hệ xã hội của họ Đây là sự khác biệt về chất giữa quan điểm của C Mác với các

nhà triết học trước đó trong lịch sử.

Về vai trò của con người, chủ nghĩa Mác khăng định, con người vừa là chủ thê sáng

tạo của lịch sử - xã hội, vừa là động lực quyết định sự phát triển lịch sử Không có con

người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định Conngười là sản phẩm của lịch sử, lịch sử sáng tạo ra con người trong một chừng mực nảo

thì con người lại sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó Đây là biện chứng mối quan hệ

giữa con người - chủ thé của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra và đồng thời lại bị

quy định bởi chính lịch sử đó Với tư cách là một thực thé xã hội, con người trong hoạt

động thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu của mình

thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triểncủa lịch sử đó C Mác nhắn mạnh: “toàn bộ cái gọi là lịch sử toàn thế giới chăng qua chỉ

là sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người, sự sinh thành của tự nhiêncho con người” [72, tr 182].

Như vậy, dựa trên các tiền đề kinh tế - xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin đã lý giải mộtcách khoa học và cách mạng các vấn đề về bản chất, vai trò của con người Đó là không

có con người chung chung, trừu tượng, biệt lập Con người ton tại trong các mối quan hệ

xã hội, gắn liền với những điều kiện xã hội nhất định Con người không chi là sản pham

của xã hội mà còn là chủ thể sáng tạo của lịch sử - xã hội Những quan điểm này đã làmnên bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học về vấn đề con người Trên cơ sở đó, chủ

nghĩa Mác - Lênin đã tìm ra con đường và nhiệm vụ để giải phóng triệt để con người.Hồ Chí Minh quan niệm con người là gì?

Về ban chất con người, Hồ Chí Minh cho rằng con người vừa là con người xã hội,có tính xã hội, ý thức xã hội, vừa là con người sinh vật Hai yếu tố xã hội và sinh vậttrong con người luôn có sự thống nhất, tương tác vào nhau.

Con người xã hội theo Người có nhiều phạm vi: hẹp (gia đình, anh em, họ hàng, bầubạn ), rộng (đồng bào cả nước), rộng nữa (loài người) Con người không tồn tại biệt

lập mà ton tại trong các mối quan hệ biện chứng với cộng đồng, dân tộc và với loài

người trên thế giới Con người bao giờ cũng sống trong một chế độ xã hội nhất định, bị

chi phối bởi tư tưởng của giai cấp thống trị, nhưng vẫn có tư duy độc lập Con người

25

Trang 33

sinh ra có những quyền được tạo hóa ban cho và suy rộng ra, các dân tộc cũng có nhữngquyền đó, như quyền bình dang, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.Con người là một hệ thống cấu trúc bao gồm các yếu tố: sức khỏe, tri thức, năng lựcthực tiễn, đạo đức và các phẩm chất khác Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, b6 sung và ảnh hưởng lẫn nhau trong đời sống con người.

Hồ Chí Minh cũng luôn nhìn nhận con người trong sự thống nhất tồn tại đan xen

giữa hai mặt đối lập: tốt - xấu (thiện - ác) Hai mặt này luôn chuyên hóa tùy thuộc vào

sự dau tranh và tu dưỡng của bản thân mỗi người và nhất là tùy thuộc vào bối cảnh xã

hội mà ở đó con người sống và hoạt động Vì vậy Người yêu cầu cải tạo xã hội đồng

thời cũng là quá trình cải tạo bản thân mỗi con người nhằm làm cho phần xấu mắt dần di

và phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng làm rõ yếu tố sinh vật của con người Đó là conngười cũng có những nhu cầu tối thiểu chính đáng, như ăn, uống, “dân dĩ thực vi thiên”

33 66

(dân lấy ăn làm trời), “có thực mới vực được đạo”, “con người ta đẻ ra, ai cũng lớn lên,

già đi rồi chết”, “người ta ai cũng muốn sung sướng, mạnh khỏe” Cho nên mọi đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải đặt nhiệm vụ làm cho dân có ăn,có mặc, có chỗ ở, có học hành, có sức khỏe lên hàng đầu.

Xa lạ với con người trừu tượng, phi nguồn gốc lich sử, Hồ Chi Minh nhìn nhận con

người lịch sử - cụ thé về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, chức vu, vi trí trong từng

giai đoạn lịch sử - xã hội Những năm 20 thế kỷ XX, Người thường dùng các khái niệm

“người bản xứ”, “người nô lệ”, “người bị áp bức”, “người vô sản” dé chi thân phận

những người dân bị áp bức, cả chính quốc và thuộc địa Sau Cách mạng Tháng Támnăm 1945, đất nước đã có độc lập, nhân dân từ chỗ là con người nô lệ - mat nước đã trở

thành những con người tự do Người thường sử dụng các khái niệm “nhân dân”, “dân”,

“đồng bào”, “quần chúng nhân dân” Ở đây con người được đặt trong mối quan hệ gắnbó với khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng dân tộc, nhằm tiến hành cuộc khángchiến chống Pháp thắng lợi Trong giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ

Chí Minh dùng những khái niệm như: “lao động chân tay”, “lao động trí óc”, “nông dân

tập thé”, “người chủ tập thé” dé chỉ con người Việt Nam mới, con người xã hội chủ

nghĩa Xét đên cùng, con người Việt Nam mà Người nói đên là con người cùng khô, bị

26

Trang 34

áp bức, bi bóc lột đang đứng lên dé tự giải phóng mình, từng bước làm chủ xã hội, làmchủ bản thân Cách tiếp cận này đi đến việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấprất sáng tạo, không chỉ về mặt đường lối cách mạng mà cả về mặt con người.

Về vai trò của con người, Hồ Chí Minh khang định con người là vốn quý nhất, độnglực, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Người nói: “mọi việc đều

do người làm ra”; “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì

mạnh bằng sức mạnh doan kết của nhân dân” “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó

vạn lần dân liệu cũng xong” Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Nhân

dân là những người sáng tạo chân chính ra lịch sử thông qua các hoạt động thực tiễn cơ

bản nhất như lao động sản xuất, đấu tranh chính trị - xã hội, sáng tạo ra các giá tri văn

hóa Nói đến nhân dân là nói đến lực lượng, trí tuệ, quyền hành, lòng tốt, niềm tin, đó

chính là gốc, động lực cách mạng.

Từ những quan niệm trên, chúng ta có thé khái quát: Trong tr tưởng Hồ Chi Minh,

con người, với tư cách là cá nhân, tập thé, cộng đông hay cả nhân loại, đều là một

chỉnh thể thong nhất giữa yếu to sinh vật và yếu tổ xã hội mang ban chất xã hội - lịchsử, là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các gid trị vật chất, tỉnh thân.

2.1.2 Giải phóng con người

Trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại, quan niệm về giải phóng con người

có mầm mong từ sớm, nhưng chủ yếu xuất phát từ nghĩa gốc tự do (liberation) Đó là

khả năng biểu hiện ý chí, làm theo ý muốn con người trên cơ sở nhận thức được quyluật phát triển của tự nhiên và xã hội; là trạng thái con người không bị cam đoán, han

chế vô ly trong các hoạt động chính trị - xã hội.

Các nhà triết học phương Tây hiện đại cho rằng, những mâu thuẫn trong xã hộichung quy lại đều xuất phát từ mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội Cho nên, đề giải quyếtcác mâu thuẫn phải lấy con người cá nhân làm động lực biến đổi xã hội, dé cuối cùngcon người trở về với cái Tôi của chính mình, vì mình Họ yêu cầu con người đượchưởng những thú vui của cuộc đời, được hưởng các quyền tự nhiên, vốn có của con

người, như: Tự do, bình đăng, bac ai; được sống theo bản tính tự nhiên, được giải phóng

cá tính, được tự do về thân thé, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do tín ngưỡng Tuy nhiên,

lý tưởng “cá nhân tự do” mà các nhà tư sản phương Tây thực hiện chỉ dành riêng cho

27

Trang 35

giai cấp thống trị, còn đa số nhân dân lao động thì bị cắt xén, hạn chế Ví dụ, theo quan

điểm của Oguytxto Côngtơ, mục tiêu của các hoạt động xã hội, lợi ich của cộng đồng

đều do lợi ích cá nhân chi phối Do đó, giải quyết moi van dé của xã hội đều phải xuất

phát từ tình cảm, tư tưởng trong sáng của con người, từ hành động cao thượng của con

người để làm cho chính trị hoàn toản phụ thuộc vào đạo đức, không nên phá hoại trật tự

xã hội hiện có Còn Sôpenhauơ cho rằng, nguồn gốc mọi sự đau khổ là sự ham muốn mù

quáng của ý chí con người Khi ham muốn này được thỏa mãn thì ham muốn mới lại xuất

hiện và không bao giờ có thể thỏa mãn, do đó sinh ra đau khổ Con người không bao giờ

hết đau khổ.

Còn theo phương Đông, giải phóng chưa phải là một khái niệm hoàn chỉnh mà mới

chỉ được hiểu theo nghĩa giải phóng những cái bản năng, hay đề cao việc cải tạo chínhbản thân mình Giải phóng được hiểu như là cái cho phép hay là cái được ban phát từtrên xuống, như là một ân sủng của đắng tối cao trao cho con người Chăng hạn, giải

thoát là một trong những phạm trù triết học An Độ dé chỉ trạng thái tinh thần, tâm lý,

dao đức của con người thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế giới trần tục và nỗi khổ ải củacuộc đời Có thê nói, triết học Ấn Độ chỉ xoay quanh giải thoát con người trong đời sốngtinh thần thay vì đưa ra các tư tưởng phát triển con người bang cách giải phóng con

người khỏi những ràng buộc Triết học Trung Hoa cô đại đề xướng tư tưởng “vô vi”

nghĩa là không bị rang buộc bởi bat cứ ý tưởng dục vọng, đam mê, ham muốn nào, tức

sống, ton tai theo ban tính tự nhiên, không cần sự tham gia có tính chất xã hội Những

nhận thức lệch lạc và mơ hồ như thế về giải phóng đã hạn chế rất nhiều năng lực pháttriển của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng.

Nhận thức rõ hạn chế của các học thuyết giải phóng con người của các trào lưu triếthọc trước đó là có nhiều nội dung mang tính phi lịch sử, phi hiện thực, thụ động, tiêu cực,C.Mác cho rằng: quan điểm giải phóng con người đúng đắn nhất, chân chính nhất chỉ có thể

xuất phát từ con người hiện thực với cả bản chất tộc loại, cả bản chất giai cấp của con

người, mang đầy đủ tính lịch sử, tính dân tộc, tính nhân loại của nó Trong tác phẩm đầutiên, khi phê phán tư tưởng của các nhà Dân chủ và Khai sáng thé kỷ XVIII cũng như

“chủ nghĩa xã hội chân chính Đức”, Mác - Angghen đã khang định: “Bất kỳ sự giải

phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con

28

Trang 36

người về với bản chất con người” [67, tr 557] và do vậy cuộc giải phóng đó phải vượt

lên trên cuộc giải phóng về chính trị Mác đã phác thảo ra nội dung của cuộc giải phóngđó là “chỉ khi nào con người cá nhân hiện thực hấp thụ người công dân trừu tượng của

nhà nước vao bản thân nó, và với tư cách là con người cá nhân trong cuộc sống kinh

nghiệm chủ nghĩa của mình, trong lao động cá nhân của mình, trở thành một sinh vậtloài, chỉ khi nào con người nhận thức được “những lực lượng của bản thân” thành

những lực lượng xã hội, va vì vậy sẽ không còn tách lực lượng chính tri ra khỏi bản than

mình - chỉ khi ấy giải phóng con người mới được hoàn thiện” [67, tr 577-578].

Điều đó cho thấy, ngay từ những ngày đầu, Mác đã quan niệm giải phóng con người làxóa bỏ sự đối lập giữa con người cá nhân và con người với tư cách công dân dé con ngườiphát triển tự do Sau này khi ngày càng nhận thức rõ nét hơn những “biểu hiện thực tiễncực đoan của sự tha hóa con người” trong sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,Mac đã coi sự nghiệp giải phóng con người là cuộc dau tranh dé đi đến chỗ xóa bỏ mọi sự

tha hóa con người Khi đó “con người, cuối cùng làm chủ tồn tại xã hội thì cũng do đó

làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình, trở thành người tự do” [70, tr 333] “Tu do

của mỗi người là điều kiện bảo đảm tự đo cho tất cả mọi người”.

Trong tác phẩm Hé tr trong Đức (1845-1846), Mác - Angghen đưa ra 2 quan niệm

có tinh chất điều kiện cho sự giải phóng A⁄ó¿ là, khang định tồn tại xã hội quyết định ý

thức xã hội Do đó, giải phóng xã hội phải bắt đầu từ giải phóng các điều kiện của ton tạixã hội, qua đó giải phóng tinh thần, tư tưởng con người Hai /à, phải xuất phát từ những

con người đang hành động hiện thực, nghĩa là xuất phát từ quá trình đời sống hiện thựccủa họ [Dẫn theo 178, tr 277].

Như vậy, giải phóng con người theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là xóa bỏ

những căn nguyên kìm hãm sự phát triển mọi mặt của con người, những mối quan hệ xãhội làm mắt tính người, tạo ra những điều kiện cần thiết cho con người được tự do pháttriển các năng lực của bản thân.

Tóm lại, từ những quan niệm trên có thé hiéu giải phóng con người là việc làm chotrạng thái mất tự do, sự tù túng, sự rang buộc, sự đẻ nén, bi kìm chế của con người được

giải thoát, đưa con người trở về trạng thái tự do để được vận động, phát triển một cách

tự nhiên theo bản chat von có của bản thân Cuôi cùng, con người sẽ được phát trién tự

29

Trang 37

do và toàn diện Thống nhất với quan điểm này, Đại từ điển Tiếng Việt cũng chỉ ra rằng:

“Giải phóng có nghĩa là làm cho thoát khỏi ách áp bức được tự do và làm cho thoát khỏi

những rang buộc bat hợp lý” [82, tr.727] Đây là cơ sở dé tiến tới một khái niệm khoahọc về giải phóng con người theo quan niệm Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh rất ít dùng thuật ngữ giải phóng con người Người cũng không có mộttác phẩm chuyên khảo nào bàn về van đề giải phóng con người Nhung qua những bai

nói, bài viết và qua chính cuộc đời đấu tranh giải phóng con người của Người cho thấy

rất rõ tư tưởng về giải phóng con người Người nhiều lần nói: “Tôi chỉ có một ham

muốn, ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoản toan tựdo, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [88, tr 627]; “Xây

dựng chủ nghĩa xã hội là làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không còn

đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc” [85, tr 221]; “Chỉ có chủ nghĩa cộngsản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc

sự tự do, bình đăng, bác ái, đoàn kết, 4m no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì

moi ngu0i, niém vui, hoa binh, hanh phic” [74, tr 496]; “Toan thé gidi sé sống như anhem, mọi người đều tự do, bình đẳng, sung sướng”; “Tất cả những người lao động trênthế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi áp bức bóc lột, được sống sung sướng

tự do” [81, tr 254] Khái quát lại, Hồ Chí Minh dé cập đến van đề giải phóng con

người trên một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, giải phóng con người cả về mặt tự nhiên và xã hội, dé con người phát triển

một cách cân đối, có đủ năng lực làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ quá trìnhphát triển của mỗi cá nhân, trên cơ sở đó thúc đây cả cộng đồng cùng phát trién.

Thứ hai, giải phóng con người trước hết là giải phóng quần chúng lao động Xét về

quy mô, giải phóng con người được dùng với hai nghĩa: giải phóng con người với tư

cách là cả cộng đồng dân tộc và giải phóng con người với tư cách từng cá nhân.

Thứ ba, giải phóng con người được thực hiện trên nhiều bình diện: Trước hết, giảiphóng con người khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp dé con người được làm chủ xãhội, bản thân Tiếp theo, giải phóng con người khỏi đói nghẻo, dét nát, lạc hậu dé conngười được hưởng cuộc song ấm no, hạnh phúc Cuối cùng là giải phóng con người khỏi

30

Trang 38

những mặt hạn chế, tiêu cực của bản thân để con người được sống theo đúng bản chất

Người tốt đẹp nhất.

Thứ tw, cuộc đâu tranh giải phóng con người “chi có thực hiện bằng sự nỗ lực củabản thân con người”, “chủ nghĩa xã hội là do nhân dân ta tự xây dựng lấy”, “đem sức ta

mà tự giải phóng cho ta” Con người là chủ thể tích cực, tự giác và sáng tạo của sự

nghiệp giải phóng con người.

Thứ năm, để con người có điều kiện tự giải phóng, phát triển toàn diện thì Đảng và

Nhà nước phải xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa làm cho đời sống vật chat và tinh

thần của nhân dân ngày càng nâng cao, phải xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dé

mọi người có quyền và thực thi quyền làm chủ của mình, phải thực hiện công bằng bình

đăng để mọi người có cơ hội và điều kiện phát triển như nhau, phải mở rộng và pháttriển giáo dục dé phát huy hết những tiềm năng sẵn có của con người Đây chính là giátrị làm người cao nhất của con người, là cái đích hướng tới của mọi Nhà nước.

Từ những nội dung trên có thé nêu lên khái niệm: 7 trong Hồ Chí Minh về giải

phóng con người là hệ thống các quan điểm về mục tiêu, con đường, nội dung, lựclượng và điều kiện để giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nô dịch conngười, khỏi các diéu kiện làm tha hóa con người, làm cho mọi người được hưởng cuộc

sống am no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện theo đúng bản chất

NGƯỜI tốt đẹp nhất.

2.2 Cơ sở lý luận hình thành tư tướng Hồ Chí Minh về giải phóng con người

2.2.1 Tiếp thu tư tưởng giải phóng con người trong tư tưởng truyền thông dân tộcTrong lịch sử tư tưởng Việt Nam, vấn đề con người và giải phóng con người khỏimọi khổ đau dé con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc được đặt ra từ rất sớm.Các triều đại phong kiến, đặc biệt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, đều chú trọng giải quyếtvan đề này.

Với vị trí địa lý nằm ở đầu mối giao lưu với nhiều quốc gia, Việt Nam, ngay từ buổiđầu sơ khai dựng nước, đã trở thành mục tiêu xâm chiếm của nhiều thế lực tham tàn từcác phương kéo đến Trong lịch sử, có lẽ hiếm thấy quốc gia nào phải chịu nhiều cuộc

chiến tranh đến thé Chi tính riêng từ thé kỷ thứ III trước công nguyên cho đến những

năm 20 của thế kỷ XX, Việt Nam đã trải qua hơn 2/3 thời gian phải đối đầu với giặc

31

Trang 39

ngoại xâm Trong quá trình đô hộ, kẻ xâm lược không những thực hiện chính sách áp

bức, bóc lột tàn bạo mà còn thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc, đây nhân dân vàocảnh đói nghèo, lầm than, bị chà đạp về thê xác, bị vùi dap về tinh thần, làm cho dân tộc

đứng trước họa bị thôn tính, bị diệt vong.

Trong hoàn cảnh đó, nhân dân Việt Nam qua các thế hệ đã kiên cường, bắt khuấtđứng lên đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng con người Nhiều cuộc

kháng chiến đã giành được thắng lợi, thoát khỏi sự xâm lược và đô hộ của kẻ thù đi đến

thành lập những chính quyền độc lập, tự chủ Trong bài Nên hoc sử ta, tong kết về

phong trào yêu nước Việt Nam, Hồ Chí Minh đã viết:

“Đời nào cũng có người anh hùng mưu cao võ giỏi đứng ra đoàn kết nhân dânđuôi giặc cứu nước.

Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, chiếm nước Tàu và nửa châu Âu, thếmà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan Bình dân như ông Lê Lợi và ông Nguyễn

Huệ đã đánh đuôi quân Tàu làm cho nước ta độc lập.

Người già như ông Lý Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh đông dep bắc, baonhiêu lần đuôi giặc cứu dân.

Thiếu niên như Đồng Thiên Vương chưa đến 10 tuổi mà đã ra tay cứu nước, cứu nòi.

Trần Quốc Toản mới 15, 16 tudi đã giúp ông Tran Hung Đạo đánh pha giặc Nguyên.

Phụ nữ thì có bà Trưng, bà Triệu ra tay khôi phục giang san.

Những vị anh hùng vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa.

Nhờ những vị dân tộc anh hùng ấy mà nước ta được tự do, độc lập, lừng lẫy ở Á

Đông” [76, tr 255].

Và Người kết luận: “Nhờ ý chí độc lập và lòng khát khao tự do hơn là nhờ quânđông sức mạnh, nước Nam đã thắng” [74 tr 98] Nhưng đất nước được độc lập, chưachắc người dân đã được hưởng hạnh phúc bởi hạnh phúc đó còn phụ thuộc rất nhiều vàoviệc giai cấp năm quyền có đại diện cho quyền lợi của nhân dân hay không, có quan tâmđến đời sống của nhân dân hay không Cho nên sự nghiệp giải phóng con người không

dừng lại sau khi dân tộc đã được giải phóng.

Thời đại Lý - Trần là thời kỳ phát triển nhất trong lịch sử quốc gia phong kiến Việt

Nam, là thời kỳ nhà nước phong kiến đạt được nhiều thành công trong quân sự cũng như

32

Trang 40

kinh tế - xã hội, là thời kỳ nhà nước phong kiến có tinh thần dân tộc, gắn liền với nhân

dân, thi hành chính sách thân dân, khoan thư sức dân Nhờ vậy, đất nước thái bình, đời

sống con người tương đối dé chịu Nhưng ngay cả ở giai đoạn ấy, tư tưởng truyền thốngViệt Nam cũng đặt ra van dé làm sao cho con người có được cuộc sống tốt đẹp hơn,được giải thoát khỏi những niềm đau nỗi khổ của cuộc đời, như sinh, lão, bệnh, tử - theo

quan điểm của Phật giáo Tiêu biêu cho cách giải quyết vẫn đề này là quan điểm của hai

vị vua đời Trần: Trần Thái Tông (1218-1277) và Trần Nhân Tông (1258-1308).

Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông đều cho rằng hạnh phúc của con người không ở

quyền uy, phú quý, hạnh phúc của con người có thê có được ngay tại trần thế Theo Trần

Thái Tông, con người chi có thé vượt qua nỗi khổ của cuộc đời bằng cách phải có thái

độ sống tích cực, sống hết mình, sống có ích, không dé thời gian trôi đi một cách uéngphí; phải trừ bỏ tham, sân, si, coi tat cả đều là không, giữ cho cái tâm trong sáng, phẳnglặng, không bị ngoại cảnh chỉ phối ngay tại trần thế Đến lúc ấy, con người lập tức thành

Phật Còn Trần Nhân Tông nhắn mạnh lý thuyết dan thân vào cuộc sống hiện thực với

tất cả hoạt động bình thường của con người, kế cả hoạt động chính tri góp phần vào

công cuộc dựng nước và giữ nước.

Khi đánh giá về vai trò và ảnh hưởng của hai vua Trần với thời đại về vấn đề giải

phóng và giải thoát con người, tác giả Lê Sỹ Thắng đã viết:

“Có còn hoàng đề nào khác ngoài Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông vắt bỏ tột

đỉnh vinh quang, tột đỉnh quyền uy, tot đỉnh phú quý dé trở thành tu sĩ sau khi đãgiải phóng dân tộc hay không? Nếu có, ắt cũng là trường hợp hãn hữu trong lịch sửmà chúng tôi chưa biết hết Dau vậy, chúng tôi tin rằng, khi vất hoàng bao, mặc áo

cà sa, ân mình trong đỉnh Yên Tử mù sương, xa lánh bụi trần cả nghĩa đen lẫn nghĩabóng, viết sách “Khóa Hư Lục” như Trần Thái Tông, hoặc lập ra phái Thiền TrúcLâm như Trần Nhân Tông, hai vua Trần đã bộc lộ tư tưởng, theo đó, thì sự nghiệp

giải phóng con người không dừng lại sau khi giải phóng dân tộc Còn phải tiếp tục

giải thoát con người khỏi những niềm đau, nỗi khổ khác của cuộc đời, cắt đứt cáinguồn gốc của các niềm đau khổ ấy Và hạnh phúc con người không ở quyền uy,

phú quý” [147, tr 27].

33

Ngày đăng: 05/06/2024, 16:05

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN