1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Xã hội học: Vai trò nam giới dân tộc H''Mông vùng Tây Bắc trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ( Nghiên cứu trường hợp xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La)

172 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHẠM THU HÀ

VAI TRO CUA NAM GIGI DÂN TỘC H'MONG VUNG TÂY BẮC

TRONG CHAM SOC SUC KHOE SINH SAN

(Nghiên cứu trường hợp xã Huỗi Một, huyện Sông Mã, tinh Son La)

LUẬN ÁN TIÊN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THU HÀ

VAI TRO CUA NAM GIÚI DÂN TỘC H'MONG VUNG TÂY BẮC

TRONG CHAM SOC SUC KHOE SINH SAN

(Nghiên cứu trường hợp xã Huỗi Một, huyện Sông Mã, tinh Sơn La)

Trang 3

Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn thay giáo hướng dẫn khoa học PGS.TSPhạm Văn Quyết đã tận tình dành nhiều tâm huyết định hướng, chỉ dẫn, cho

tôi nhiễu M kiến quỷ bau trong suốt qua trình tôi thực hiện đề tài luận án nay

từ năm 2010 nến nay Trong quá trình lam nghiên cứu dé tài luận án, tôikhông chỉ được hướng dẫn về mặt khoa hoc mà còn hiểu thêm được nhiễu

diéu về đạo đức nghề nghiệp của nhà nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Xã hội học cùng tắt cảcác thay cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi bên cạnh đó còn đóng góp cho tôi

nhiều ý kiến, hướng dan tôi học tập và hoàn thành các chuyên dé của luận án.

Tôi cũng xin cảm ơn Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH

Quốc gia Hà Nội, Phòng Đào tạo sau đại học đã làm việc day trach nhiém détôi có thé hoàn thiện hồ sơ bảo vệ va hoàn thành chương trình dao tạo dung

thời hạn.

Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, Ban chủnhiệm khoa Ly luận chính trị, cùng tat cả đông nghiệp đã khuyến khích, tạođiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt qua trình học tập và thực hiện luận án.

Tôi cũng xin cảm ơn chính quyên địa phương xã Hudi Một, huyện SôngMã, tỉnh Sơn La đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tôi thu

thập thông tin cho dé tài luận án.

Cuối cùng, nhưng đặc biệt quan trọng, tôi cảm ơn gia đình, bạn bè,những người thân luôn luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình qua.Sự ủng hộ của họ có giá trị rất lón để tôi có đủ sức khoẻ, nghị lực hoàn thành

dé tài nghiên cứu này.

Nghiên cứu sinh

Trang 4

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học cua tôi Cac

thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được

người khác công bồ trong bat kỳ công trình nào khác./.

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LUỤC 222-2252 22211222122271122112211122111212122 rreee 1

DANH MỤC CAC CUM TU VIET TẮTT -2-2¿ 22222xt2E22EEtzxzxzxrerxrres 2DANH MỤC BẢNG 552 E1 1221221211 1121112111121121 2121212112111 4DANH MỤC BIÊU 2-5 SE S221 EE2EEE12EE21212121212111111211121111 1121111 590710001 51 Lý do chọn để taic.cceccccecccccccsccssessessessessessesesessessessessesssssssssstssessessessessesieseesess 62 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - 2s SzEeEE2EEEEEEEEeErrkerxrreree 8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - c3 1332111135111 rrrre 8

4 Đối tượng, khách thé va phạm vi nghiên cứu 2 +s2+s+zs+£+zx+xzx+z 105 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 11

6 Phương pháp nghiên CỨu - c + 1322131211 1191111 1111181 1118111 811 kg re, 127 Đóng góp của luận án - - 111 111 1112 111191111 111180111111 1kg rưy 14

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU - 2-52: 16

1.1 Điêm luận một sô nghiên cứu vê chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung 161.2 Điêm luận một sô nghiên cứu vê chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong nhóm

dân tộc thiêu sô ở Việt Nam 2 22 111111111122 12555311 1111111955511 1 1kg 21

1.3 Điểm luận một số nghiên cứu dé cập đến sự tham gia của nam giới trong

chăm sóc sức khoẻ sinh San - - ¿c1 vn ng TH ng nưệt 33

R0 45Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA DE TÀI - 2-5252 SSE2E+zEeEzxerzrerez 46

2.1 Các khái niệm công CỤ - - c6 3c 3221111251131 1118111111111 1x rrey 46

2.1.2 Sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khoẻ sinh sản - 48

2.2 Tiếp cận các lý thuyết xã hội học - 5+ x+E2EE2215E1212712EEE 21t 502.2.1 ThuyẾt cơ cầu - chức HĂN - 5:5 EEEEEEEEEEE21E11Eeerrei 502.2.2 Lý thuyết về vai trò xã NGI ceccecccceccccscecsvesesesessesessesvssesvesesseseesesessees 532.2.3 Lý thuyết xã hội học VE giới 2-5-5 SE 2221212212121 e.e 562.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh

T0 ai 60

Chương 3 THUC TRANG NAM GIỚI DÂN TỘC H’MONG XÃ HUỎI MOT,

HUYỆN SÔNG MÃ, TÍNH SƠN LA THỰC HIỆN VAI TRÒ CHĂM SÓCSỨC KHOẺ SINH SAN 52-22 2222122122112112112212121211 22k 63

Trang 6

3.1 Vai nét vê địa bàn nghiên cứu và những đặc điêm cơ ban của cộng đông

Aan t6c H’?MON 200 eee 3 63

3.1.1 Vài nét về địa bàn nghién CứH 2552 St E2 2322222222 e2 633.1.2 Đặc điểm cơ bản của cộng đông dân tộc H Mông - 653.2 Vai trò của nam giới dân tộc H°Mông trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia

0010 Ỏc 71

3.2.1 Nam giới nhận thức về vai trò của bản thân trong việc thực hiện kế

hoạch hoá giá đÌHH LH HT TT KH key 71

3.2.2 Nam giới thực hiện vai tro kế hoạch hoá gia đình ««+- 80

3.3 Vai trò của nam giới dân tộc H’M6ng trong chăm sóc sức khoẻ ba me

3.3.1 Nam giới nhận thức về vai trò của bản thân trong chăm sóc sức khoẻ

DA ME MANY NAL 8n n s<a 86

3.3.2 Nam giới thực hiện vai trò trong chăm sóc sức khoẻ bà me mang thai 93

, /3,-07Ẽ7— 109

4.1.2 Trình độ học van và vai trò chăm sóc sức khoẻ sinh sản của nam giới

AGN tOC HMONG 0nn0nnn8n Áa Ả 116

4.2 Nhóm yếu tố khách quan ccccecccccscscssessesessesscsessesesscsessessseessesessesesesseeees 120

4.2.1 Phong tục tập quán và vai trò chăm sóc sức khoẻ sinh sản của namgiới dân tộc HMONG SE KT KH kg tk ky 120

4.2.2 Truyền thông với vai trò chăm sóc sức khoẻ sinh sản của nam giới

,/7.8.2z1/(9,1-000077Ae äLLB 132

Sài 137KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHHỊ, 52-5 SE 2E 2121211121111 re, 139KẾT LUẬN 52-52212121 1 2212112121121 2112121121111211112111111111121 211 rre 139KHUYEN NGHỊ, À 2-5 SE 1 E1 151121E212121121121111121111211212111212 1 na 142DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN ĐÉNLUẬN ÁN c2 T21 T2 2211221121 1211 1121111 111 tru

TÀI LIEU THAM KHAO

DANH MỤC CÁC CUM TỪ VIET TAT

Trang 7

DS - KHHGD:CS:

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bảng 3.1 Số con trong gia đình và mong muốn có thêm con của nam giới 73Bang 3.2 Tuôi kết hôn của nam nữ thanh niên H°Mông 2- 5 2252252 76Bảng 3.3 Người quyết định số con trong gia đình - ¿22s sc>xezsezszrzes 82

Bảng 3.4 Sự thực hiện vai trò chia sẻ sử dụng biện pháp tránh thai - 84

Bảng 3.5 Nhận thức về vai trò của bản thân trong hoạt động tiêm phòng cho bà mẹ

0ì H201) RHHaaŨŨỢ s9

Bảng 3.6 Nhận thức về vai trò của bản thân đối với chế độ làm việc và nghỉ ngơi

hop ly cua ba me mang thal 0.02 ee ®ồo.o.ồ®".Ềễ®ˆồ®“"ễ.ÕẦ® 91

Bang 3.7 Tương quan giữa nhận thức về vai trò va sự thực hiện vai trò 94

đưa vợ đi khám tha1 2 112222101 111132511 1111191111 11011 11111 H1 1 TH kg re 94Bảng 3.8 Ly do nam giới không đưa vo đi khám thaI - 55555 <<*++<s+2 98

Bảng 3.9 Lý do nam giới không đưa vợ đi tiêm phòng 5+5 s5 ++ 102

Bảng 3.10 Người đảm nhận công việc nau cơm khi phụ nữ “ở cữ” - 106Bảng 4.1 Độ tuôi và vai trò chia sẻ thông tin với người vợ -s-s+ 109Bảng 4.2 Độ tuổi và vai trò quyết định sinh con -:-¿©5¿+s¿5xzzxczssc+2 111Bảng 4.3 Độ tuổi và vai trò chia sẻ sử dụng biện pháp tránh thai của nam gidi 112

Bang 4.4 Độ tuôi và nhận thức của nam giới về vai trò của bản thân trong việc cân

có kiến thức phòng tránh thai - 2 52 S9SE2E9EE2E£EEEEEEEEEEEEEEE2EEEE2EEEEEEEEEEerree 113Bảng 4.5 Độ tuôi và vai trò đưa vợ đi khám thai eseseeseeeeseeeeees 115Bảng 4.6 Độ tuổi và vai trò đưa vo đi tiêm phòng uốn ván s5: 115Bảng 4.7 Trình độ học vấn và sự hiểu biết về số con của nam ĐIỚI 118Bảng 4.8 Trình độ học vấn và sự thực hiện vai trò đưa vợ đến cơ sở y tế khám thai 119Bảng 4.9 Trình độ học vấn và sự thực hiện vai trò nấu cơm cho vợ khi vợ ở cữ 119Bảng 4.10 Tương quan giữa việc được nghe tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản vớinhận thức về vai trò của nam giới - ¿+52 +s+St+ESEE2EEEE2EEEE2E71211115E121 11x xe 132Bảng 4.11 Tương quan giữa việc biết đến thông tin về chăm sóc SKSS qua SBDTVvà nghe tuyên truyền với hành vi không dé vợ đi làm nương khi có thai 136

Trang 9

DANH MỤC BIEU

Biểu 3.1 Tỷ lệ nam giới đưa vợ đi tiêm phòng uốn ván 2-2 2 5s+se5+ 101Biểu 4.1 Độ tuổi và nhận thức về vai trò của bản thân đối với yêu cầu thăm khámBiểu 4.2 Tương quan giữa việc được nghe tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản vớihiểu biết về yêu cầu thăm khám thai 2525: 2S2E‡2+2EE2EE2E+2E2£Etzxezxerxsree 133Biểu 4.3 Tương quan giữa việc được nghe tuyên truyền về SKSS với hành vi đưavợ đến cơ sở y tế dé khám thai - - 5: 5t S+SE9E£EE2E£EE2EEEE2EEEEEEEEE2EE21E121 21x e 134Biểu 4.4 Biết đến thông tin về chăm sóc sức khoẻ qua sách báo, đài, ti vi với sự

thực hiện vai trò chia sẻ công việc nhà 5+ c1 33221 1E +3 E£*EEE+erersreerereve 136

Trang 10

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình phát triển của thế giới, đặc biệt trong nửa thế kỉ qua đã chothấy, vấn đề dân số và chất lượng dân số không chỉ là điều quan tâm của một dântộc, một quốc gia, một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu Đối mặt với vẫnđề dân số và phát triển, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm nhận thức đượcmỗi quan hệ chặt chẽ giữa hai lĩnh vực này Một số chủ trương và chính sách dân SỐđã được Nhà nước ban hành từ những năm 60 của thế kỉ trước Qua quá trình thựchiện, đến nay, chương trình dân số Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, cũng phải thắng thắn thừa nhận rằng, kết quả đạt được chưa én định,quy mô dân số vẫn có xu hướng gia tăng theo tốc độ không mong muốn, chất lượngdân số và cuộc sống chậm được cải thiện [Bộ Y Tế, 2008, tr 8].

Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của tổ quốc Với dân sốtrên 1 triệu người, trong đó có 82% là dân tộc thiểu số, bao gồm các dân tộc:

Thái, H'Mông, Kinh, Dao, Khơmú Cho đến nay, Sơn La vẫn là một trongnhững tỉnh đặc biệt khó khăn, nhất là các xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng biêngiới Trong những năm qua, việc giải quyết bài toán về mối quan hệ giữa dânsố và phát triển vẫn đang là một thách thức mà tỉnh Sơn La phải đối mặt Dohoạt động kinh tế của người dân vùng dân tộc thiêu số chủ yếu vẫn dựa vào sanxuất nông nghiệp tự cung, tự cấp với trình độ canh tác đơn giản, ít có sự ứngdụng khoa học kỹ thuật và một phần thu nhập thêm qua khai thác sản phẩm từtự nhiên nên đói nghèo vẫn là hiện tượng phổ biến trong cộng đồng cư dân sinh

sống tại các vùng sâu vùng xa Bên cạnh đói nghèo, dân số và chất lượng chămsóc dân số cũng là van đề đáng lo ngại có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểnkinh tế - xã hội tại những địa bàn miền núi vùng sâu, vùng xa Nhiều nghiêncứu cho thấy, ở những vùng càng nghèo dân số gia tăng càng nhanh Mức sinh

cao va những phong tục lạc hậu trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản là một trong

những nguyên nhân gây nên tử vong của sản phụ và trẻ em hoặc ảnh hưởng lớnđên sức khoẻ của ba mẹ va trẻ em sau này.

Trang 11

Trường hợp điển hình ở xã Hudi Một, huyện Sông Mã, tinh Sơn La, là địaban có 53,4% là người dân tộc H°Mông H'Mông là cộng đồng dân tộc được cácnha khoa học quan tâm nghiên cứu Họ được nhìn nhận như một cộng đồng đặc biệtvới nhiều nét đặc thù trong lịch sử và lối sống Hiện nay, cộng đồng dân tộcH "Mông vẫn duy trì lối sống khép kín, nhiều truyền thống dân tộc được bảo lưu Xãhội người H’Méng là xã hội phụ quyền rất mạnh, dé cao vai trò, quyên lợi và tráchnhiệm của người đàn ông Đàn ông là trụ cột trong gia đình, quyết định mọi vấn đề

lớn nhỏ Tuy nhiên, trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản, những người đàn

ông dân tộc H’Méng vừa chưa nhận thức đúng được vai trò của mình, vừa chưa théhiện được vai trò đó Nam giới, một trong hai chủ thể của hành vi sinh sản lại nhậnthức rằng “sinh đẻ là việc của phụ nữ”, đàn ông mà thé hiện vai trò trong lĩnh vựcnày thì sẽ bị cộng đồng chê cười Chính sự hạn chế vai trò của nam giới trong việc

chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã dẫn đến tình trạng đẻ day, dé nhiéu, không quan tâm

đến chăm sóc SKSS, không sử dụng biện pháp tránh thai, không thăm khám thaiđịnh kì, không sinh con ở cơ sở y tế Những tồn tại nói trên đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng dân số, gây khó khăn cho việc thực hiện chiến lược phát triểnnguồn nhân lực của Sơn La nói riêng và cả nước nói chung.

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là khâu then chốt dé nâng cao chất lượng dansố, yếu tố quan trọng đề nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở cộng đồngcác dân tộc thiểu số Một trong những lời giải cho bài toán về mối quan hệ giữa dânsố và phát triển đó là mọi người dân nói chung và đồng bao dân tộc thiểu số ở vùngsâu, vùng xa, vùng biên giới Tây Bắc nói riêng cần quan tâm hơn nữa đến việcchăm sóc SKSS cho bản thân và gia đình Trong đó, nhóm nam giới cần đặc biệtquan tâm và được quan tâm hơn nữa đến vấn dé này Một vấn đề cần nhận thứcđúng là nam giới - một trong hai chủ thé chính tham gia vào hành vi sinh sản, đóngvai trò rất quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sứckhoẻ bà mẹ trước, trong và sau khi sinh Họ cần phải được cung cấp thông tin vàthực hiện vai trò, chia sẻ trách nhiệm với người vợ trong hoạt động này Nếu vai tròcủa nam giới được tăng cường thì sẽ phần nào giảm bớt gánh nặng trách nhiệm

Trang 12

chăm sóc SKSS của người phụ nữ, đồng thời còn góp phần thực hiện sự bình đănggiới, giúp người phụ nữ dần nâng cao vai trò và vị thế của mình trong xã hội.

Tác giả là người được sinh ra, lớn lên và công tác ở tỉnh Sơn La, vùng có

đông đồng bào dân tộc H°Mông sinh sống nên có điều kiện tiếp cận thực tế, có vốnhiểu biết nhất định về điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội của đồng bào Thực hiệnđề tài “Vai trò của nam giới dân tộc H "Mông vùng Tây Bắc trong chăm sócsức khoẻ sinh sản” (Nghiên cứu trường hợp xã Huôồi Một, huyện Sông Mã,tỉnh Sơn La) tác giả mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của xã hộivề vai trò của nam giới trong chăm sóc SKSS, từ đó tiến tới thực hiện bình đănggiới, nâng cao quyền va vị thế cho người phụ nữ nói chung và phụ nữ dan tộc thiểusố nói riêng.

2.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

nam giới trong chăm sóc SKSS còn chưa thu hút được sự quan tâm của giới nghiên

cứu khoa học xã hội trong nước thì việc đề cập đến vấn đề này trong luận án có giátrị thực tiễn nhất định Để tài luận án sẽ cung cấp một dữ liệu thực nghiệm mới vềvai trò chăm sóc SKSS của nam giới người dân tộc H'Mông ở Tây Bắc, qua đó bổsung nhận thức chung về vai trò của nam giới người dân tộc thiểu số trong chăm sócSKSS mà các nghiên cứu trước chưa khai thác Từ đó góp thêm tiếng nói vào việctuyên truyền vận động người dân sinh đẻ có kế hoạch, quan tâm chăm sóc SKSS,đặc biệt là đối với nam giới.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 13

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu vai trò của nam giới dân tộc H’Mong ở xã HudiMột, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và

chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai Cụ thể:

® Tìm hiểu nhận thức của nam giới về trách nhiệm của ban thân và thựctrạng hành vi của nam giới trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc

bà mẹ mang thai.

$ Phân tích các yêu tố tác động đến vai trò thực hiện kế hoạch hoá gia đình

và chăm sóc sức khoẻ ba mẹ mang thai của nam giới.

$ Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của nam giới trong việc thực hiện kế

hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

® Tổng quan các tai liệu, các nghiên cứu có liên quan đến van đề chăm sócsức khoẻ sinh sản trong cộng đồng các dân tộc thiêu số nói chung, cùng những tàiliệu có liên quan đến vai trò của nam giới trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

$ Hệ thống các khái niệm liên quan đến vai trò của nam giới trong việc thựchiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ ba mẹ mang thai: vai trò xã hội;

sức khoẻ sinh sản; chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

$ Hệ thống các lý thuyết xã hội học liên quan đến vai trò của nam giới trongviệc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai.

® Nhận diện vai trò của nam giới dân tộc H°Mông xã Hudi Một, huyện SôngMã, tỉnh Sơn La trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ

Trang 14

cao chất lượng dân số, nâng cao vị thế người phụ nữ H’Méng trong gia đình vàcộng đồng.

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Vai trò của nam giới dân tộc H’Mong xã Huôi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn Latrong thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai.

4.2 Khách thể nghiên cứu

Nhóm nam giới và phụ nữ người dân tộc H°Mông đang có vợ hoặc chồng ởxã Hudi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

4.3 Pham vi nghiên cứu

$ Nội dung nghiên cứu: Trong giới hạn nội dung nghiên cứu, đề tài luận ántập trung nghiên cứu vai trò của nam giới dân tộc H’Méng trong việc thực hiện kế

hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai Vì qua quá trình tìm

hiểu, đánh giá và tiếp cận với các cán bộ ở địa phương cho thấy: kế hoạch hoá giađình và chăm sóc sức khoẻ ba me là hai vấn dé nổi cộm, bức xúc nhất và cần quantâm giải quyết nhất trong những vấn đề về chăm sóc SKSS của đồng bào H’Méng

tại địa bàn nghiên cứu hiện nay.

® Không gian nghiên cứu: Chúng tôi chọn xã Hudi Một, huyện Sông Mã,tinh Sơn La dé nghiên cứu vi đây là một xã có 53,04% là dân tộc H°Mông sinhsống Những đặc trưng văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc HMông nơiđây còn được lưu giữ khá đậm nét Quan sát tiền trạm đã ghi nhận một số thôngtin đáng chú ý như: người H’Méng ở đây sống rất khép kín, họ không chấp

nhận sự có mặt của người lạ trong cộng đồng, để vào được bản của người

H Mông, tiếp cận với người dân trong bản phải di cùng với người biết tiếngH’Mong, hay di cùng với cán bộ xã; trong cộng đồng có nhiều cặp vợ chồngcòn rất trẻ; đa số hộ gia đình có trên 3 người con; vẫn thấy những phụ nữ cóthai bụng to ở trên nương, lam việc trong điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt

như năng nóng, bữa ăn lại đơn giản chỉ có cơm năm với ít muôi vừng Như vậy,

10

Trang 15

đây chính là địa bàn phù hợp để nghiên cứu về vai trò của nam giới trong chăm

sóc sức khoẻ sinh sản.

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến 2014

5 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích

5.1 Câu hoi nghiên cứu

Nam giới dân tộc H’mong ở xã Huéi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La nhậnthức như thế nào về vai trò của bản thân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình;

chăm sóc sức khoẻ ba me mang thai?

Nhóm đối tượng này có vai trò như thế nảo trong quá trình thực hiện kế

hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ ba mẹ mang thai?

Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến vai trò của nam giới dân tộc H°Môngtrong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai?

5.2 Giá thuyết nghiên cứu

$ Hau hết nam giới chưa thể hiện được vai trò trong việc thực hiện kế hoạch

hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ ba mẹ mang thai.

® Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò chăm sóc sức khoẻ sinh sản củanam giới nói chung Trong đó, ở cộng đồng dân tộc Hˆmông, yếu tổ dân tộc nồi lênnhư một yếu tố có tác động mạnh nhất đến vai trò chăm sóc sức khoẻ sinh sản của

Trang 16

5.3 Khung phán tích

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp tổng quan phân tích tài liệu

Phương pháp này được vận dụng trong suốt quá trình tác giả xây dựng đềcương nghiên cứu cũng như trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu Trướckhi tiến hành điều tra khảo sát, tác giả nghiên cứu đã tiến hành phân tích các tài liệuthu thập được có liên quan đến các vấn đề của đề tài nghiên cứu Trên cơ sở đó pháthiện những vấn đề chưa được đề cập, chưa được làm sáng tỏ từ đó hướng nghiên cứu vàolàm rõ những vấn đề còn bỏ ngỏ Tài liệu là các quan điểm, văn bản chính sách đã banhành của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân số, chăm sóc SKSS nói chung, vàđối với cộng đồng các dân tộc thiểu số nói riêng Các công trình nghiên cứutrước đây như sách, bài báo, tạp chí có liên quan đến cuộc nghiên cứu.

6.2 Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp được sử dụng triệt dé trong quá trình thu thập

thông tin tại địa bàn nghiên cứu Tác giả thực hiện phương pháp này trong quá

trình trực tiếp khảo sát địa bàn nghiên cứu Thông tin thu được từ quan sát bổxung thêm những hiểu biết cần thiết về văn hoá, lối sống, phong tục tập quán

của nhóm dân tộc này Tác giả đã có cơ hội được trải nghiệm, hoà vảo cùng

một số hoạt động của gia đình và cộng đồng H'Mông nơi đây Do là những trảinghiệm rất thiết thực và có nhiều ý nghĩa giúp tác giả thực hiện luận án thành

6.3 Phương pháp phỏng van bảng hỏi

Các thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu được thu thập theo phương

pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn Bảng hỏi được thiết kế gồm50 câu hỏi nhằm thu thập thông tin làm rõ vai trò của nam giới dân tộc H’Méngtại xã Huỗi Một, Sông Mã, Sơn La trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đìnhvà chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai Bảng hỏi thu về được xử lý trên phầnmềm SPSS 16.0.

12

Trang 17

Phương pháp này chúng tôi thực hiện khá thuận lợi nhờ có nhóm điều traviên là sinh viên người H°Mông Điều tra viên có 11 người gồm ban thân tác

giả và 10 sinh viên người H'Mông Chúng tôi đến địa bàn nghiên cứu vào mỗicuối tuần thứ 7 và chủ nhật, tong cả cuộc điều tra là 3 tuần Toàn bộ mẫunghiên cứu được chọn theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện cho đếnkhi lay đủ số mẫu cần thiết Đối tượng chọn mẫu là nam giới người dân tộcHmông tai dia bàn nghiên cứu đã lập gia đình Mẫu nghiên cứu được xác định số

lượng gồm 300 nam giới có cơ cấu như sau:¢ Cơ cấu tuổi

Stt | Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%)

1 | Tuôi từ 15 đến 25 61 20,32 | Tuôi từ 26 đến 35 116 38,7

3 | Tuổi từ 36 đến 45 79 26,34 | Trên 46 tuôi 44 14,7

Tong 300 100¢ Co cấu trình độ học van

Stt | Bậc hoc Số người Tỷ lệ (%)

I | Mù chữ 104 34,7

2_ | Tiêu học 82 27,3

3 | THCS 92 31,44 |PTTH 22 7,6

Tong 300 100¢ Co cấu nghề nghiệp

Stt Nghề nghiệp Số người Tỷ lệ (%)

1 Lam nuong 271 90,1

2 Cán bộ 14 4,8

3 Nghề khác 15 5,1Téng 300 100

13

Trang 18

6.4 Phương pháp phóng van sâu

Phỏng vấn sâu 20 đối tượng, trong đó 13 đối tượng nam giới và 7 đối tượngnữ giới Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi thu được nhiều thông tin định tính có ý nghĩa

góp phần minh chứng thêm cho những thông tin định lượng trong luận án.

6.5 Phương pháp thảo luận nhóm

Dé thu thập thông tin từ nhóm nữ dân tộc H’MOng về vai trò của nam giớitrong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ: Phụ nữđánh giá và có kì vọng như thế nào về vai trò của nam giới trong gia đình nói chungvà trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ bả mẹ mang thainói riêng Đề tài luận án đã thực hiện một cuộc thảo luận nhóm Nhóm thảo luậngồm 8 phụ nữ dân tộc HMông tại dia bàn nghiên cứu Nhóm gồm những phụ nữ đãlập gia đình, đang trong độ tuổi sinh sản (từ 15 đến 49 tuổi).

7 Đóng góp của luận án

$ Điểm luận khá day đủ và có tính hệ thống những công trình nghiên cứu về

chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung; chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong nhóm dân

tộc thiểu số ở Việt Nam; sự tham gia của nam giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

$ Xây dựng cơ sở lý luận cần thiết cho các nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của

nam giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

® Lan đầu tiên vai trò của nam giới dân tộc H’Méng trong chăm sóc sứckhoẻ sinh sản được nghiên cứu ở phạm vi một đề tài luận án Cụ thể, nghiên cứu đãchỉ ra nhận thức của nam giới về vai trò của bản thân và sự thực hiện vai trò chăm

sóc sức khoẻ sinh sản của nam giới Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích làm rõ

những yếu tô tác động đến vai trò của nam giới dân tộc H°Mông trong chăm sóc sức

khoẻ sinh sản.

$ Dé xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò chăm sóc sức khoẻ sinh

sản của nam giới dân tộc H’Mong.

14

Trang 19

Nhóm nhân tố chủ quan:

- Độ tuổi

- Trình độ học vấn- Nghề nghiệp

Nhận thức của nam giới về

vai trò của bản thân trongchăm sóc SKSS

Sự thực hiện vai trò chămsóc SKSS của nam giới

Nhận thức về nội Nhận thức về nội Sự tham gia thực Sự tham gia chăm

dung KHHGĐ dung chăm sóc sức hiện KHHGD sóc sức khỏe bả

khỏe cho bà mẹ mẹ mang thai

mang thai

15

Trang 20

Chương 1

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS) là lĩnh vực sớm được nhiều quốc gia trênthế giới quan tâm nghiên cứu và hiện nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu củanhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển Khái niệm SKSS và chăm sócSKSS lần đầu tiên được đưa ra trong Chương trình Hành động của Hội nghị Quốctế về Dân số và Phát triển diễn ra tại Cai - ro, Ai - Cập năm 1994 Sau Hội nghị nay,chương trình Dân số - KHHGĐ của Việt Nam cũng chuyên hướng với sự chú ýnhiều hơn dành cho chăm sóc SKSS Chương này sẽ cho thấy những luận điểm chủyếu trong các nghiên cứu về chăm sóc SKSS nói chung, hẹp hơn là những nghiên cứutrong nhóm các dan tộc thiểu số và đặc biệt là những nghiên cứu đề cập đến sự tham

gia của nam giới trong chăm sóc SKSS.

1.1 Điểm luận một số nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung

Ké từ sau hội nghị Dân số và Phát triển Cairo 1994, van dé dân số trên thégiới không chỉ còn tập trung vào nội dung giảm sinh Các chương trình dân số đãtừng bước chuyền từ van đề quy mô dân số sang những thách thức lớn hơn, đó làchất lượng, dịch vụ và những vấn đề có liên quan như sức khoẻ sinh sản, bình đănggiới, Cùng với xu hướng đó, ở Việt Nam đã có rất nhiều dự án, nghiên cứu đượcthực hiện, tập trung vào những nội dung cơ bản liên quan đến chăm sóc sức khoẻsinh sản như: kế hoạch hoá gia đình, làm mẹ an toàn, phá thai an toản Ở đây,chúng tôi điểm luận nhắn mạnh vào hai nội dung: kế hoạch hoá gia đình và làm mẹ

an toàn.

Thứ nhất, về nội dung kế hoạch hoá gia đình, có thé kế đến những tác giảnhư Nguyễn Thị Vân Anh bàn về sở thích sinh đẻ ở một số vùng nông thôn ViệtNam Tác giả cho thấy, ở nhiều vùng nông thôn, phụ nữ vẫn mong muốn có nhiềuhơn 2 người con, đặc biệt nhu cầu phải có con trai vẫn rất mạnh mẽ Sở thích sinhđẻ có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố về nhân khẩu (như tuổi, độ dài kết hôn, quy

mô gia đình hiện có, số con trai ) hơn là những yếu tố xã hội (như học vấn, nghềnghiệp ) [Nguyễn Thị Vân Anh, 1993, tr 35 - 47] Sở thích sinh đẻ là một trong

16

Trang 21

những chỉ báo quan trong dé dự báo mức sinh trong tương lai Cũng nhằm mục dich

dự báo mức sinh, phản ánh nguyện vọng sinh con của các gia đình, tác giả Mai

Quỳnh Nam đã nghiên cứu dư luận xã hội về số con Về mặt nhận thức vẫn có mộtbộ phận không nhỏ người dân mong muốn có 3, 4 người con, mong muốn có contrai được thể hiện rất rõ, mong muốn có con trai là tác nhân mạnh mẽ phá vỡ mụctiêu mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con, vì người dân sẽ không dừng lại cho đếnkhi nào sinh được con trai Tác giả còn cho thấy kiến thức người dân về các BPTTcòn hạn chế, hầu như chỉ biết đến biện pháp đơn giản nhất là vòng tránh thai [Mai

Quynh Nam, 1994, tr 46 - 51].

Ban về kiến thức, thái độ và việc thực hiện KHHGD ở Việt Nam, tác giảPham Bich San đã cho thấy sự hiểu biết và việc sử dụng các biện pháp KHHGDphụ thuộc và những yếu tố như khu vực sinh sống, tuổi, trình độ học vấn, nghềnghiệp, số con Sự hiểu biết của nhân dân mới chỉ xoay quanh vòng tránh thai vàđây cũng là phương pháp chủ yếu được người dân sử dụng Nghiên cứu này đã đánhgiá mặt bằng kiến thức, thái độ và việc sử dụng các biện pháp KHHGD trong nhândân Việt Nam tại một số tỉnh trong chu kì tài trợ của quỹ Dân số Liên hợp quốc.Nhìn chung, tâm thế người dân đã dần chấp nhận mô hình gia đình nhỏ, mỗi cặp vợ

chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con, tuy nhiên vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ cáccặp vợ chồng muốn có 3 con trở lên Chuẩn mực đông con và có con trai trong giađình van còn khá dai dang Tuy nhiên, nghiên cứu chưa quan tâm đến việc so sánhsự khác biệt về nhận thức, thái độ và việc sử dụng các biện pháp KHHGD giữa phụnữ và nam giới, nhóm nam giới chưa được quan tâm, chú ý đến trong nghiên cứunày [Phạm Bích San, 1994, tr 3 - 6] Tác giả Phạm Bá Nhất lại phân tích kiến thức,

thái độ và việc thực hiện KHHGD trong phạm vi nhóm đối tượng ở đô thị Ở khu

vực đô thị, ý tưởng về mô hình gia đình ít con, về kiến thức trong lĩnh vực dân số vàKHHGĐ, về việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ đã có điều kiện du nhập vàotrong thái độ của những dân thành phó Trong đó phụ nữ là nhóm có mong muốn ítcon hơn so với nam giới Tuy nhiên, số liệu chưa cho phép kết luận rằng các kết quảđó là sản phẩm tự nó, chắc chắn của một trình độ phát triển cao hơn của các khu

vực đô thị Bài viét quan tâm làm rõ nhu câu, mong muôn của người dân vê sô con

17

Trang 22

trong gia đình từ đó thấy được thái độ, ý tưởng của người dân đô thị về mô hình giađình ít con Bài viết cũng đã có sự xem xét vấn đề từ góc độ giới, tuy nhiên mớidừng lại ở sự đề cập chung chung, chưa đi sâu phân tích kiến thức, thái độ về mô

hình gia đình it con và việc sử dụng biện pháp KHHGD của nam giới [Phạm Ba

Nhất, 1994, tr 99 - 102] Cũng nhằm bàn về kiến thức, tâm thế đối với việc thựchiện KHHGĐ, nhưng tác giả Vũ Tuấn Huy chỉ tập trung vào nhóm đối tượng là cánbộ hoạt động trong hệ thống truyền thông đại chúng Đây là nhóm đối tượng cótrình độ học vấn khá cao Kết quả cho thấy nhận thức của nhóm đối tượng này vềcác biện pháp tránh thai cao hơn mặt bằng chung trong nhân dân, tâm thế hướngđến gia đình ít con cũng phô biến và mạnh hơn Trong bai viết, tác giả cũng có điểmnhanh về sự khác biệt tâm thế giữa phụ nữ và nam giới, phụ nữ có xu hướng chấpnhận gia đình ít con mạnh hơn nam giới [Vũ Tuấn Huy, 1994, tr 52 - 63] Tác giảPham Bich San cũng đã khang định ý tưởng về một gia đình ít con đã xâm nhậpđược vao trong xã hội Việt Nam Sự hiện diện của ý tưởng nảy là phô quát tại cáckhu vực đô thị, nông thôn đồng bằng sông Hồng cũng như một số các khu vực kháctrong cả nước Nguyện vọng về con trai tuy đã có những chuyền đổi đáng kế nhưnghãy còn rất lớn Nhu cầu về con trai tồn tại như một sự cần thiết rất thân thiết củacác gia đình Việt Nam, đặc biệt là nông dân Tác giả cũng đã dự báo ý tưởng về môhình gia đình ít con sẽ nhanh chóng lan truyền rộng khắp trong xã hội Việt Nam,còn nhu cầu phải có con trai thì sẽ thay đôi chậm chap trong những năm sắp tới

[Pham Bich San, 1995, tr 10 - 18] Tac giả Trương Xuân Trường thì xem xét nhận

thức, thái độ và việc sử dụng các biện pháp KHHGD trong nhóm công nhân ở vùng

mỏ Quảng Ninh Nhìn chung, vấn đề nhận thức và việc sử dụng các biện phápKHHGD tai vùng mỏ còn tồn tại nhiều mâu thuẫn và các khoảng trống Kết quakhảo sát về tất cả các vấn đề cũng cho phép kết luận rằng chưa phải cứ có một đờisống kinh tế khá ổn định, một mặt bằng trình độ học vấn và tiêu dùng văn hoátương đối khá là có thể có ngay sự thay đổi toàn điện về các hành vi dân số theochiều hướng mong muốn [Trương Xuân Trường, 1996, tr 58 - 65] Một nghiên cứutìm hiểu nhận thức về số con của phụ nữ nông thôn cũng cho thấy phụ nữ nông thôn

có nhận thức khá tôt vê sô con theo quy định của Nhà nước, cũng như mong muôn

18

Trang 23

về số con được thê hiện khá tích cực Tác giả cũng khăng định vai trò quyết địnhcủa yếu tố thiên vị giới tính nam đối với nguyện vọng về số con, như đã được xácnhận đối với một số nước có truyền thống Không giáo Mong muốn có ít nhất mộtcon trai trong số phụ nữ nông thôn chắc chăn là một lực ép nặng nề đối với mọimục tiêu của chương trình dân số và KHHGĐ trong tương lai [Nguyễn MinhThắng, Charles Hirschman, Nguyễn Hữu Minh, 1996, tr 3 - 15] Nhu cầu sinhnhiều con, và nhất thiết phải có con trai còn thấy rõ ở vùng biên, đảo và ven biển

Việt Nam.

Vấn đề chăm sóc SKSS ở Việt Nam trong hơn một thập kỉ qua đã được quantâm và có sự chuyển biến đáng kể Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược dân sỐtrong những năm gan đây ở nhiều vùng miền trên đất nước, như là ở vùng biên, daovà ven biên còn chưa đạt yêu cầu mà chiến lược đã đề ra như: người dân vẫn sinhnhiều con, tỷ lệ hộ sinh con thứ 3 chưa giảm, việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản chobà me và trẻ sơ sinh chưa đảm bảo [Nguyễn Đình Tấn và các cộng sự, 2010, tr 6].

Ở những vùng biển, đảo và ven biển nước ta các cặp vợ chồng vẫn có nhu cầu phảisinh được con trai, càng nhiều càng tốt, chất lượng dân số thấp, số trẻ em sinh ra bị khuyếttật và thiểu năng trí tuệ có ty lệ cao [Nguyễn Dinh Tan và các cộng sự, 2010, tr 7].

Thái độ và hành vi sinh sản cũng như chăm sóc SKSS của người dân ở vùng

biển, đảo và ven biển chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau: kinh tế, xã hội,môi trường sống, trình độ học van Tuy nhiên, trong những yếu té tác động nóitrên thì yếu tố phong tục, tập quán và nghề nghiệp có sự tác động mạnh mẽ hơn hắncác yếu tố khác Chính yếu tố này đã có những tác động thiếu tích cực đến thái độ

và hành vi sinh sản cũng như chăm sóc SKSS của người dân, làm ảnh hưởng không

nhỏ đến việc đảm bảo chất lượng dân số, quy mô dân số Bản thân nhóm dân cưtrong độ tuổi sinh đẻ ở vùng biển, đảo và ven biển có nhận thức tương đối tốt về nộidung “Làm mẹ an toàn, chăm sóc thai nhi và trẻ em” Điều đó thé hiện qua việcnhận biết của họ về những nội dung liên quan trực tiếp tới chăm sóc bà mẹ và trẻem trước, trong và sau khi sinh với ty lệ khá cao Tuy nhiên, nhận thức về nội dungkế hoạch hoá gia đình, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hậu quả của nạo pháthai, các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản còn thấp Người dân vùng biên đảo

19

Trang 24

và ven biển rất quan tâm đến các thông tin về tuổi kết hôn, KHHGD, chăm sócSKSS Số người cho biết những thông tin trên rất cần thiết đối với bản thân họchiếm tỷ lệ rất cao Có một số lượng nhất định quan tâm đến hiện tượng tảo hôn ởđịa phương và cho biết những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó Tuy nhiên,nhiều người vẫn thé hiện thái độ đồng tinh thông qua ý kiến cho rang con cái kếthôn sớm đề trưởng thành sớm Việc sinh con nói chung và sinh con trai nói riêngcũng là mối quan tâm của nhiều người dân nơi đây Trong những thực hành chămsóc SKSS, một điều đáng lưu ý là tỷ lệ người sử dụng các BPTT, đặc biệt là cácBPTT hiện đại đang có xu hướng giảm đi Số người trong độ tuổi sinh đẻ trao đổivới những người xung quanh về các thông tin CS SKSS/KHHGĐ với tỷ lệ khônglớn Phần lớn người trong độ tuổi sinh đẻ trao đổi thường xuyên những thông tin đóVỚI vợ/chồng của họ [Nguyễn Dinh Tấn và các cộng sự, 2010].

Thứ hai, về nội dung làm me an toàn cũng đã được nhiều học gia quan tâmnghiên cứu Tác giả Nguyễn Khánh Bích Trâm đã đề cập vài nét về tình hình sứckhoẻ ba mẹ và trẻ em trong dự án của Quỹ nhỉ đồng Anh tại Hải Phòng Việc chămsóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em đóng vai trò sống còn trong việc nâng cao sức khoẻcộng đồng Việc tiêm chủng cho phụ nữ có thai chống uốn ván đã góp phần quantrọng vào việc hạ thấp tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh Ở thời điểm nghiêncứu vẫn còn gần nửa số sản phụ không đi khám thai, gần một phan tư ca đẻ ở nhà,số người sử dụng biện pháp tránh thai chiếm một phần ba trong tông mẫu nghiêncứu Trạm y tế xã đóng vai trò rất quan trọng trong một loạt các hoạt động phòngbệnh và giáo dục y tế như khám thai, đỡ đẻ, KHHGD và tiêm chủng Hoạt động củacác trạm y tế xã còn có những yếu kém cần phải khắc phục nhưng không thé khôngxét đến vai trò, khả năng của các tô chức này trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu.Do vậy, cần tập trung hơn nữa vào việc cải thiện khả năng làm việc của trạm y tếxã, nâng cao tinh than của các nhân viên y tế xã và chú ý đến sự đãi ngộ đối với họ

[Nguyễn Khanh Bich Tram, 1994, tr 85 - 88] Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có

thai không chỉ phản ánh tình trạng sức khoẻ nói chung, mà còn đóng một vai trò

quyết định đối với hạnh phúc của cả mẹ và con Thiếu dự trữ sắt sẽ dẫn đến thiếumáu và thêm vào đó là những nguy cơ bất lợi cho người mẹ trong khi sinh đẻ Khẩu

20

Trang 25

phần ăn của người mẹ nếu bị thiếu hụt sẽ góp phần gây ra đẻ non và trẻ sơ sinh bịnhẹ cân, ngoài ra có thé kéo theo những nguy hiểm cho bào thai và trẻ sơ sinh.Những vấn đề về sức khoẻ của phụ nữ càng ngày càng được xã hội nhận thức rõ

dần Kết quả nghiên cứu cho thấy thói quen ăn uống của phụ nữ trong thời kỳ cóthai bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những vai trò xã hội của họ Những mong muốn tiêuchuẩn của một phụ nữ đã kết hôn là chị ta phải làm việc không mệt mỏi dé xâydựng gia đình nhà chồng (kể ca gia đình mở rộng và gia đình hạt nhân), phải kimnét những nhu cầu và sở thích vì các thành viên khác trong gia đình đặc biệt làngười già và trẻ em Phụ nữ có thai vẫn ăn như thường lệ là xu hướng phổ biến; thainghén không có lý do gì để nghỉ ngơi; phụ nữ có thai ít có quyền trong việc cầmtiền chỉ tiêu cho ăn uống Như vậy, mô hình văn hoá đang chỉ phối lối sống của làngquê qua phong tục, tập quán, dư luận xã hội đang dé nặng lên cuộc sống của ngườiphụ nữ đang mang thai, cần được nghiên cứu một cách sâu sắc dé chỉ ra những ảnhhưởng xấu đến sức khoẻ phụ nữ nông thôn [Đỗ Ngọc Nga, 1997, tr 76-80].

Tóm lại, những nghiên cứu về nội dung KHHGD và làm me an toàn đã chothấy một bức tranh thực trạng chăm sóc SKSS có xu hướng khởi sắc sau Hội nghịQuốc tế về Dân số và Phát triển Cairo 1994 Chính sách dân số dần chuyền hướngtập trung hơn vào những lĩnh vực liên quan đến chất lượng dân số Chăm sóc SKSStrở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt là các chuyên gia y học và

chết trẻ em của vùng Đông Bắc là 58,3%o và ở vùng duyên hải miền Trung là

21

Trang 26

40,6%o trong khi ty lệ chung của cả nước là 36,7%o [Tổ chức Y tế Thế giới, 2003].Theo số liệu điều tra biến động dân số tính đến ngày 1/4/2011, tổng tỷ suất sinh(TFR) của vùng Tây Nguyên, nơi có nhiều đồng bảo dân tộc sinh sôngs là 2,58, caonhất trong cả nước Tiếp theo là vùng trung du và miền núi phía Bắc (2,21) so vớitổng tỷ suất sinh của cả nước là 1,99 [Tổng cục thống kê, 2011] Rõ ràng, tìnhtrạng yếu kém về sức khoẻ nói chung, SKSS nói riêng của đồng bào dân tộc thiêu

số là vấn đề cần được quan nhiều hơn nữa.

Xung quanh nội dung KHHGD, thực hiện mô hình gia đình ít con, tác giả

Đặng Thu, Cao Thị Thuý đã thăm dò về dân tộc Dao đối với mục tiêu chính sáchdân số - KHHGD Tìm hiểu thái độ của người dân tộc Dao đối với các mục tiêudân số sẽ giúp ta có những kiến nghị chính xác hơn về chính sách dân số đối vớicác dân tộc ít người Nghiên cứu được thực hiện trên cả nam và nữ Kết quả chothấy đa số người Dao mong muốn có 3, 4 người con, vẫn còn một tỷ lệ nhất địnhmong muốn có 4, 5 thậm chí là 7, 8 người con Người phụ nữ Dao còn sống kháphụ thuộc, họ cho rằng việc kết hôn ở độ tuổi nào là do cha mẹ quyết định, hay cóngười đến hỏi khi nào thì lấy chồng khi đó Việc sử dụng các biện pháp KHHGĐcũng rất hạn chế trong cộng đồng người dân tộc Dao Nghiên cứu này đã góp phầnkhẳng định van đề KHHGD van còn khá xa lạ với cộng đồng các dân tộc thiêu số

nói chung và người dân tộc Dao nói riêng [Đặng Thu, Cao Thị Thuý, 1995, tr

27-30] Phát hiện những chuẩn mực sinh sản: kiến thức, thái độ va việc thực hiệnKHHGĐ của các nhóm dân tộc ít người, tình trạng chăm sóc SKSS, những yếu tố

ảnh hưởng tới mức sinh cùng với việc chăm sóc thai nghén và sau khi sinh là mục

tiêu cụ thể của cuộc nghiên cứu “Sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình tại các khuvực dân tộc thiêu số” [Pham Bich San, 1998, tr 13 - 24] Kết quả nghiên cứu đã

phản ánh thực trạng khá cơ bản Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nhóm

đối tượng nữ Nhìn chung, trình độ học vấn trong nhóm các dân tộc thiểu số đượcnghiên cứu còn thấp, nhất là cộng đồng dân tộc HˆMông Tuổi kết hôn lần đầu ởcộng đồng dân tộc thiêu số còn thấp, đồng thời là tuổi sinh con lần đầu thấp vingười dân kết hôn xong là sinh con ngay Nhóm dân tộc H’Méng và Thái ở TâyBắc ít sử dụng BPTT Trong các BPTT thì vòng tránh thai là phương tiện chủ đạo

22

Trang 27

nhất Nhóm dân tộc H’Méng có lối sống cô lập, khá tách biệt với các dân tộc khác.Một ghi nhận phô biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số là sự xao nhãng trong

chăm sóc thai nghén; sinh con không có tư vấn; chỉ đi khám thai trong trường hợpxảy ra sự có hoặc cảm thấy không bình thường, họ không nhận thức được vai trò

của việc thăm khám thai định kỳ Phụ nữ khi mang thai vẫn lao động làm các công

việc đồng áng, nương rẫy như khi không có thai Phần lớn phụ nữ sinh con tại nhàvới chế độ kiêng cữ khá đặc biệt, ăn uống kiêng khem, có nhiều kiêng cữ không cólợi cho sức khoẻ bà mẹ Việc truyền thông giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, hànhvi thực hiện KHHGD và chăm sóc sức khoẻ bà me cho nhóm dan tộc thiểu số cũng

gặp nhiều khó khăn vì những rào cản ngôn ngữ, văn hoá.

Cũng bàn về về hành vi chăm sóc sức khoẻ và sức khoẻ sinh sản ở cộngđồng các dân tộc thiêu số, nhưng tác giả Bế Trung Anh tập trung chủ yếu vàonhóm phụ nữ dân tộc Tày ở Thái Nguyên Những quan niệm cũ về chăm sóc sứckhoẻ bà mẹ vẫn phan nào chi phối cách thức chăm sóc bà mẹ mang thai Do quanniệm lạc hậu: sợ ăn nhiều thai nhi sẽ to, khó sinh, phụ nữ Tày khi mang thai cũngchưa có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng Trong suốt thời gian mang thai họ vẫnphải đảm đương công việc đồng áng và gia đình Điều này có ảnh hưởng từ quanniệm: phụ nữ có thai nên làm công việc nặng nhọc dé sinh con dé dàng hơn Tuynhiên, do được tuyên truyền rộng rãi, nhiều phụ nữ Tày khi có thai đã tự tìm đếncác cơ sở y tế dé khám thai, nhiều người được tiêm phòng uốn ván khi mang thai.Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy những suy nghĩ tiến bộ về chăm sóc thainghén đang dần thay thế các thói quen cũ bằng hành vi tiến bộ hơn là đi khám thai(tuy không nhiều) Tác giả bài viết đã kết luận đặc tính dân tộc ít người và đa sốkhông là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc SKSS và thực hiện KHHGD, cóchăng sự khác nhau căn bản là giữa các vùng xa vùng núi với vùng gần trung tâmđô thị Ở những vùng núi, vùng xa thường vẫn còn nhiều thiệt thòi, bất lợi cả vềkinh tế - xã hội và trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

Thực tế cho thấy, đa số phụ nữ H’Méng va Dao ở miền núi phía Bắc cònduy trì những luật tục truyền thống về việc chăm sóc sức khoẻ ba me và thai nhikhi đang thai nghén Họ phải tuân theo nhiều kiêng cữ chăng những không giúp

23

Trang 28

cho việc bảo vệ sức khoẻ của họ cũng như đứa con, thậm chí còn có hại Quan sát

cho thay người phụ nữ mang thai phải kiêng bước qua dây buộc gia súc, không ănnhộng ong, nhộng tằm, kiêng hái các quả bưởi, cam, chanh, không được đi trướcngười khác, kiêng cầm vào hạt giống, kiêng đến gần bàn thờ tô tiên Tuy nhiênrất nhiều phụ nữ được hỏi lại không kiêng làm việc nặng khi có thai (86%)

[Nguyễn Hữu Minh cùng cộng sự, 2001] Tương tự, phụ nữ Chăm ở Ninh Thuận

và An Giang cũng vẫn phải lao động nhiều trước khi sinh [Nguyễn Thế Huệ,

Có nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đối với các nhóm dân tộc thiểu số, sựmang thai phần lớn được các phụ nữ và người dân coi là một sự kiện tự nhiên và

bình thường Do quan niệm “bình thường” này nên khi có thai, phụ nữ vẫn giữ

nguyên cường độ làm việc như lúc trước, làm việc cho tới khi sinh Rất ít phụ nữcho răng mang thai là một thời kỳ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của

người phụ nữ Thông thường người dân dựa vào những thực hành mang tính kinh

nghiệm truyền thống dé xem xét quá trình mang thai Vi dụ, nếu lần mang thai vàsinh nở trước diễn ra xuôn xẻ thì họ cho rằng mang thai là chuyện bình thường, cònngược lại họ sẽ cho mang thai là khó khăn Hoặc người dân còn cho răng mang thaicó tính di truyền, nếu như mẹ người phụ nữ ấy đẻ khó thì người phụ nữ ấy cũng đẻkhó và sẽ phải cần thận khi mang thai Vì coi chửa, đẻ là chuyện của tự nhiên như

câu ngạn ngữ Thái “Pha họ pha kháy”- tức là trời gói thì trời lại mở, nên khi có thai

nếu không xảy ra điều gì bất thường thì họ sẽ không nghĩ đến việc đi khám thai.Chỉ khi nào người phụ nữ mang thai thấy quá mệt mỏi, có những dấu hiệu thainghén bat thường thì mới đến cơ sở y tế dé khám thai [Viện Nghiên cứu phát triểnxã hội, 2003] Thậm chí có những người phụ nữ mang thai đến tháng thứ 5 mớinhận ra là mình đã có thai Kiến thức về các dấu hiệu thai nghén và cách tính tuôithai của phụ nữ người dân tộc thiểu số còn rất mơ hồ Nghiên cứu về dân tộcH Mông va Dao ở miền núi phía Bắc cũng cho thấy trong thời kỳ mang thai, họchỉ đến cơ sở y té khi bi dau 6m nang Chi bao quan trong về việc chăm sóc sức

khoẻ bà mẹ mang thai là tỷ lệ khám thai Nhóm dân tộc H°Mông và Dao được khảo

sát ở khu vực Tây Bắc có tỷ lệ phụ nữ đi khám thai thấp nhất so với mọi vùng khác

24

Trang 29

trong cả nước Trong khi mức trung bình của cả nước là 71% thì ở ba xã được khảo

sát chỉ có 32% phụ nữ dân tộc HˆMông va Dao đi khám thai (29% đối với dân tộcH Mông, 39% đối với dân tộc Dao) Trong những người đi khám thai, gần một nửachỉ đi khám thai một lần, 42% đi khám 2 lần, những người đi khám thai đủ 3 lần rấtít [Phạm Tất Dong cùng cộng sự, 2002].

Ninh Thuận và An Giang là hai tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc Chăm sinh sống,tri thức của đồng bào Chăm về chăm sóc SKSS đã có nhiều tiến bộ, nhất là trong mảngphát hiện thai và thăm khám thai ở cơ sở y tế Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2004 đã chỉ rarằng vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ phụ nữ dân tộc Chăm không đi khám thai Ở NinhThuận là 23%, An Giang là 47,7% Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa trình độ học vấnvới thực hành khám thai ở phụ nữ, số phụ nữ không đi khám thai thường rơi vào nhómphụ nữ có trình độ học vấn thấp [Nguyên Thế Huệ, 2004].

Nghiên cứu thực tiễn chăm sóc thai nghén của phụ nữ các dân tộc thiểu số ởNghệ An đã chỉ ra rằng nhóm phụ nữ Thái, Kho Mu, O Du và HˆMông lần lượt cósự nhận thức về tam quan trọng của việc khám thai từ cao đến thấp Trong đó, nhậnthức thấp nhất là nhóm phụ nữ dân tộc H’Méng, đồng thời với nhận thức thấp thiphụ nữ H'Mông đa số không đi khám thai [Viện Nghiên cứu phát triển xã hội,2003] Nghiên cứu này đã cho ta thấy tình trạng chăm sóc SKSS của các dân tộcthiểu số là một mảng màu xám trong bức tranh toàn cảnh Việt Nam, đặc biệt nhóm

dân tộc H’Méng có tình trạng chăm sóc SKSS am đạm nhất Quan tâm hơn nữađến vấn đề chăm sóc SKSS của người dân tộc H’Méng là việc làm có ý nghĩa thựctiễn cao trong bối cảnh hiện nay.

Trên tap chi Dân số và phát triển, số 8 năm 2004 cũng có bài viết “Tim hiểumột số tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Dao ở Yên Bái” Tại cộngđồng người Dao xã An Bình tỉnh Yên Bái 2002, cho thấy có 81 người mang thaichỉ có 85 số lần khám thai Như vậy trung bình mỗi người chỉ được khám một lần,đến quý 3 năm 2003 thì có thay đổi hơn với 90 lần khám thai trên 76 người mangthai Theo Trạm trưởng trạmy tế xã thì rất ít người đến khám lần thứ hai Đối vớingười Dao, đặc biệt là nhóm Dao đen ở khu vực khá sâu của xã (thôn 4) thì số đếnkhám thai lại càng hạn chế và do không khám thai hoặc ít được khám thai nên số

25

Trang 30

phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván đủ liều, được uống viên sắt cũng rấthạn chế [Nguyễn Hữu Nhân, Phạm Anh Tuấn, 2004].

Một nghiên cứu định tính ở Bình Định về sinh đẻ của cộng đồng dân tộcthiểu số cũng cho kết quả tương tự Điều kiện sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em ở vùng

sâu, vùng xa và miền núi tương đối yếu kém so với các khu vực thuận lợi khác ở

tinh Bình Định Ở khu vực miền núi, chỉ có 40% phụ nữ thực hiện khám thai 3 lần

trong quá trình mang thai; va chỉ có 10% các ca đẻ có sự tham gia của nhân viên y

tế (trong khi đó ty lệ trung bình của tỉnh tương ứng là 78% và 50%) Như vậy, Binh

Định là tỉnh mà UNFPA phối hợp với Uỷ ban Nhân dân thực hiện dự án sức khoẻ

bà mẹ trẻ em hướng đến mục tiêu thiên niên kỷ, với tong tài trợ 3 triệu USD, dự ánthực hiện từ năm 2004 đến hết năm 2008 Năm 2005, báo cáo đánh giá giữa kỳ kếtluận rang trong khi dự án mang lại những tiến bộ đáng ké trong việc cung cấp cácdịch vụ chăm sóc SKSS có chất lượng tới những cộng đồng dân cư khu vực thànhthị và đồng bằng thuộc tỉnh Bình Định, dự án gặp phải những khó khăn trong tiếpcận tới những nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng núi cao,vùng sâu, và tới những người nhập cư và thanh niên [Trường ĐH Y tế công cộng,2009] Thực tế cho thấy, chăm sóc SKSS chịu sự ảnh hưởng của yếu tố tộc người.So sánh sự khác nhau về mức sinh, điều hoà mức sinh và chăm chăm sóc sức khoẻba mẹ, trẻ em giữa dân tộc kinh và các dân tộc ít người đã cho thấy yếu tô tộcngười có ảnh hưởng đến chăm sóc SKSS Tác giả Phạm Văn Quyết đã chỉ ra yếu tốcơ bản dẫn đến sự khác biệt này đó là văn hoá, phong tục, tập quán, lối sống củacác nhóm dân tộc Về mong muốn sinh con, đo tập quán sinh hoạt còn lạc hậu, tỷsuất chết ở trẻ em cao, chế độ sản xuất, canh tác thô sơ, nhu cầu về sức lao độngcao nên hầu hết đồng bào dân tộc đều mong muốn có nhiều con hơn so với đồng

bào dân tộc kinh Quan niệm và việc sử dụng hiệu quả các biện pháp tránh thai

cũng có nhiều khác biệt giữa các dân tộc Do tập quán làm ăn, sinh hoạt, do điềukiện sống mắt vệ sinh, do hạn chế về sức khoẻ nên tỷ lệ phụ nữ các dân tộc sử dụngBPTT bị tac dụng phu/tai biến cao hơn, từ đó xuất hiện những quan niệm khôngđúng và ngại sử dụng BPTT, nhất là các BPTT hiện đại Do trình độ hạn chế nên tỷlệ phụ nữ bị thất bại khi sử dụng các BPTT ở nhóm các dân tộc ít người cũng cao

26

Trang 31

hơn, dễ dẫn đến tâm lý cộng đồng không tin tưởng vào các biện pháp tránh thaihiện đại Về chăm sóc bà mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ thì mỗi dântộc có những quan niệm truyền thống, tập quán ứng xử riêng Với đa số các bà mẹdân tộc ít người, do trình độ học vấn còn thấp nên những quan niệm truyền thống,những tập tục của cộng đồng đều có thể coi là những yếu tố quan trọng trực tiếp tác

động tới hành vi của họ trong chăm sóc SKSS Mang thai, sinh đẻ và nuôi con là

những chuyện tự nhiên, bình thường trong đời sống hàng ngày Chỉ khi nào bị ốmhay mang thai, nuôi con có “vấn đề” thì mới đến bác sĩ, đến cơ sở y tế khám chữa.Thầy Mo vẫn là người có vai trò chịu trách nhiệm “chữa bệnh” cho người dântrong cộng đồng Phụ nữ người dân tộc khi mang thai, sinh con đều phải kiêng cữnhiều thứ, nhiều kiêng cữ không những không có lợi mà còn tác động không tốtđến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em [Phạm Văn Quyết, 2006, tr 32 - 41].

Một báo cáo về sức khoẻ sinh sản của đồng bào H’Méng tỉnh Hà Giangcũng minh chứng thêm cho tinh trang chăm sóc thai nghén còn nhiều hạn chế Dasố phụ nữ H°Mông không có thói quen đi khám trước sinh.

Nhiều phụ nữ thậm chí còn không biết những dấu hiệu của sự kiện có thai làgì Thường thì họ không đến y tế cho đến khi gần sinh Đa số phụ nữ chỉ đi khámthai nếu họ gặp khó khăn trong lần mang thai hay sinh nở đầu tiên Khi sinh đẻ,phần lớn họ thích được đẻ tại nhà, họ chỉ đến cơ sở y té khi trong qua trinh sinh noxảy ra tai biến Kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ được đánh giá cao hon là kỹ thuậthiện đại Bà đỡ có thể là một nữ hộ sinh chuyên nghiệp, có thể là mẹ đẻ của thai

phụ, mẹ chồng, chị em ruột, chị em chồng, hoặc bất kỳ phụ nữ lớn tuổi nào trong

làng có kinh nghiệm đỡ đẻ [UNFPA, 2008a]

Dé theo dõi quá trình phát triển của thai nhi va tình hình sức khoẻ của bà mẹmang thai nhằm tránh những rủi ro và tai biến trong quá trình mang thai và sinh đẻ,người mẹ mang thai được khuyến cáo phải đi khám thai ít nhất ba lần trong suốtthai kì Tuy nhiên, nhóm phụ nữ người dân tộc thiểu số ở nhiều nơi hầu như khôngthực hành thăm khám thai Nhiều phụ nữ dân tộc không nhận biết được các dấuhiệu mang thai, có từ 2/3 đến 3/4 phụ nữ người dân tộc liệt kê được ít nhất một dauhiệu bat thường, nguy hiểm khi mang thai Tỷ lệ đi khám thai dao động từ 1/3 đến

27

Trang 32

3/4, trong đó ở Tây Nguyên có tỷ lệ cao nhất (70%), thấp nhất là ở Miền núi phíaBắc (30 - 40%) So sánh các nhóm dân tộc thì người Thái có tỷ lệ khám thai caonhất (90%), thấp nhất là nhóm đồng bao dân tộc H’Méng (từ 6 - 29%) Số phụ nữđi khám thai lần đầu còn rất ít [UNFPA, 2008b].

Hầu hết các nghiên cứu đều đồng nhất trong việc chỉ ra một số nguyên nhâncăn bản dẫn đến tỷ lệ khám thai thấp trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưquan niệm thai nghén, sinh đẻ là tự nhiên, do vậy cũng không cần thiết phải đikhám thai, nhiều phụ nữ khi được hỏi lý do vì sao không đi khám thai họ đã nóirằng vì họ cảm thấy khoẻ mạnh nên không cần phải đi khám, họ chỉ đi khám thaikhi nào thấy mệt mỏi Thêm vào đó là những trở ngại về mặt địa lý, đường đi xaxôi, nhiều đèo dốc mới đến được trạm xá, nhiều người dân không có phương tiệnđi lại, chủ yếu là đi bộ Rào cản về mặt tâm lý cũng là một trong những nguyênnhân cơ bản cản trở người phụ nữ đến các cơ sở y tế dé thăm khám thai Nhiều phụnữ cảm thấy vô cùng xấu hồ khi nhân viên y tế động chạm đến các bộ phận nhạycảm trên cơ thé, nhất là nếu nhân viên y tế đó là nam giới Hơn nữa nhiều ngườicòn phản nàn rằng nhân viên y tế có thái độ không thân thiện, thậm chí còn có ýkhinh thường bệnh nhân Như vậy, chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS cũng làmột yếu tô tác động đến tình trạng trên.

Vấn đề dinh dưỡng khi mang thai cũng chưa được người dân thuộc cácnhóm dan tộc thiêu số quan tâm đúng mức, phụ nữ khi mang thai vẫn ăn những bữaăn có chế độ dinh dưỡng như thường ngày, hầu như không có chế độ bồi dưỡngđặc biệt đối với thai phụ Thậm chí trong cộng đồng dân tộc thiểu số còn có nhữngtập quán ăn uống kiêng khem khi mang thai Họ tin rằng thai phụ không nên ăn quánhiều, đặc biệt là các thực phẩm giảu dinh dưỡng vì như vậy thai nhi sẽ to và dẫnđến tình trạng khó đẻ [Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, 2003] Trong thời gian

mang thai 50% phụ nữ vẫn ăn như bình thường, thậm chí còn ăn ít hơn vì họ tin

rang ăn nhiều sẽ dẫn đến đẻ khó [UNFPA, 2008b] Can trở trong chăm sóc dinhdưỡng của thai phụ là tình trạng khó khăn về kinh tế, thức ăn lại không có san (itchợ, chợ hop theo phiên, ở xa nha, đi lại khó khăn) Van đề dinh dưỡng cho thaiphụ trong thời gian mang thai cũng rất quan trọng, nó không những ảnh hưởng đến

28

Trang 33

sự phát triển của bào thai mà còn ảnh hưởng đến sự tạo sữa ban đầu của người mẹsau khi đẻ Nhưng thực tế thì điều kiện kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số khákhó khăn, sống ở những vùng nghèo đói, nguồn thu nhập gắn với nương rẫy vàrừng nên phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên Do điều kiện kinh tế nên việc bổ sung

dinh dưỡng thực sự không dễ dàng với người dân nơi đây Khi thai phụ bị thiếu

dinh dưỡng thì suy dinh dưỡng bao thai và trẻ sơ sinh là không tránh khỏi Qua tìm

hiểu tại xã An Bình, cho thấy số trẻ em dưới 5 tuôi suy dinh dưỡng là 21,4%, dưới2 tuổi là 10%, riêng tại thôn 5 trong số 28 trẻ có tới 10 trẻ suy đỉnh dưỡng [NguyễnHữu Nhân, Phạm Anh Tuấn, 2004].

Tiêm phòng uốn ván trong thời kỳ mang thai cũng là một trong những nộidung thuộc chăm sóc SKSS, nhằm bảo vệ sự an toàn cho cả ba mẹ và thai nhi, đềphòng những tai biến sản khoa Trong thời gian mang thai, mỗi phụ nữ cần đượctiêm phòng 2 lần để đảm bảo hiệu lực của vacxin Đối với nhóm phụ nữ người dân

tộc Kinh ở vùng đồng bằng, thành phó, thị trấn thì thực hành trên là rất phô biến,

nhưng với đồng bào các dân tộc thiểu số thì không phải thai phụ nào cũng dễ dàngđược tiêm phòng uốn ván, đồng thời uống bổ sung thêm sắt, can xi trong quá trìnhmang thai Nghiên cứu năm 2001 về phụ nữ Mông và Dao vùng Tây Bắc cho thấychỉ có 49% phụ nữ có thai đi tiêm phòng uốn ván, tỷ lệ tiêm phòng của người Daocao hơn người Mông Chỉ số tiêm phòng uốn ván của người Mông thấp hơn rấtnhiều so với trung bình cho khu vực miền núi và trung du Bắc bộ (64%) và trungbình toàn quốc (72%) [Uy ban DS-KHHGD, 2002] Phụ nữ Chăm ở Ninh Thuận vaAn Giang được nghiên cứu cũng thấy có tỷ lệ thiếu máu khá cao khi mang thai[Nguyễn Thế Huệ, 2004] Có những vùng như ở Cao Băng, chỉ có 1/5 thai phụtiêm phòng uốn ván, ty lệ phụ nữ mang thai uống thêm viên sắt còn chưa cao, thấpnhất là ở Lào Cai, có 21,3% thai phụ uống bồ sung viên sắt Việc không thực hànhtiêm phòng uốn ván và uống bồ sung thêm sắt, can xi khi mang thai được giải thíchbởi lý do không biết phải tiêm phòng hay uống bổ sung những vi chat ay Bên cạnhđó là lý do về mặt địa lý, cơ sở y tế ở xa nên ngại không muốn đi tiêm Không uốngviên sắt hay can xi vì quên, thấy không cần thiết [UNFPA, 2008b].

Kế hoạch hoá gia đình là một nội dung lớn trong chương trình chăm sóc

29

Trang 34

SKSS Nghiên cứu một số nhóm dân tộc thiêu số ở Nghệ An cho thấy đa số phụ nữsinh con đầu lòng ở độ tuổi 17 - 18, thậm chí có khoảng 10% phụ nữ dân tộcH Mông sinh con đầu lòng dưới 15 tuổi [Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, 2003].Nghiên cứu đồng bao HˆMông va Dao ở miền núi phía bắc cho thấy hiểu biết củangười dân về độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật còn nhiều hạn chế Chỉ có45% người được hỏi trả lời đúng về độ tuôi kết hôn của nam và nữ theo luật định.

Chính vì vậy số người kết hôn trước tuổi quy định còn một tỷ lệ khá cao (42% phụnữ H'Mông trong mẫu khảo sát lấy chồng khi chưa đến 18 tuổi, 54% nam giớiH Mông lấy vợ khi chưa đến 20 tuổi) Điều đáng chú ý là tý lệ lập gia đình trướctudi ở những người hiện đang trong nhóm tuổi trẻ tỏ ra cao hơn đáng kể so với tỷ lệnày ở những người hiện đang ở nhóm tuổi cao Nếu điều này là đúng thì tuổi kết

hôn của nam nữ thanh niên các dân tộc H°Mông và Dao không những không tăng

lên mà còn có chiều hướng giảm xuống [Phạm Tất Dong cùng cộng sự, 2002].Theo lời khuyên y tế, phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi từ 22 đến 35, đây là độ tuổiphù hợp nhất đề sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, thông minh Tuy nhiên, do tậpquán kết hôn sớm nên phụ nữ người dân tộc thiêu số thường sinh con ở độ tuôi cònrất trẻ Cơ thể cũng như bộ máy sinh dục còn phát triển chưa hoàn thiện, đây chínhlà nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng dân số thấp Bên cạnh đó, phụ nữ dân

tộc thiểu số còn sinh rất nhiều con Ở Tây Nguyên, tỷ lệ hộ gia đình có số con từ 4- 6 chiếm cao nhất (44,6%), tiếp theo là số hộ có từ 6 - 10 con (22,1%) Trung bình

mỗi phụ nữ Pakoh, Vân Kiều, Dao, Mông có từ 5 đến 6 con và khoảng cách sinh

khá ngắn, trung bình là 12 tháng [UNFPA, 2008b] Đối với nhiều dân tộc thiểu sốở Tây Nguyên, quan niệm ít con là phải có 3 - 4, thậm chí là 6 con, theo họ nhiều

con có nghĩa là phải có 9 - 10 đứa [UNFPA, 2007] Nhóm dân tộc H°Mông và Dao

ở miền núi Tây Bắc vẫn còn quan niệm khá truyền thống về giá trị con cái tronggia đình Họ cho rằng gia đình hạnh phúc là gia đình có nhiều con, nhất là con traidé còn phụng dưỡng cha me lúc tuôi già và nối dõi tông đường, thêm con là thêmlộc, nhiều con là nhiều của, đông con là đảm bảo cho cả hiện tại và lúc về già Đốivới họ con trai vẫn có vai trò quan trọng như trước Mong muốn có nhiều con, đặc

biệt là con trai vẫn đang là chuẩn mực của người dân nơi đây Vẫn có 58% ý kiến

30

Trang 35

người trả lời mong muốn có từ 3 con trở lên Số con trung bình của phụ nữ Môngtuổi 40 - 49 là 6,1 con và của phụ nữ Dao là 5,3 con [UNFPA, 2007] Sinh connhiều và khoảng cách giữa hai lần sinh ngắn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ củangười phụ nữ Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến việc tiếp cận sử dụng dịch vụ chăm

sóc trước sinh, trong, sau sinh và sức khoẻ bà mẹ trong những lần sinh kế tiếp.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ty lệ người dân tộc thiêu số sử dụng biện pháptránh thai để giãn khoảng cách sinh và kiểm soát mức sinh còn thấp Nhìn chung,nhóm dân tộc thiêu số có ít kiến thức về phòng tránh thai hơn so với nhóm dân tộcKinh ở vùng đồng bằng, thành thị [UNFPA, 2008d] Nghiên cứu về chăm sócSKSS của người HˆMông ở Hà Giang cho thấy số người sử dụng biện pháp tránhthai ở huyện Cán Chu Phìn năm 2006 là 147 người trên tổng số dân của huyện là4.725 người (805 hộ), trong đó đặt vòng là phương pháp được sử dụng nhiều nhất[UNFPA, 2008a] Nghiên cứu ở Nghệ An cũng cho thấy, trong 4 nhóm dân tộcthiểu số được nghiên cứu, nhóm dân tộc H°Mông có tỷ lệ phụ nữ sử dụng biệnpháp tránh thai thấp nhất Kiến thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về thời gian cầnthiết phải sử dụng biện pháp tránh thai còn hạn chế, họ không biết khi nao nên ápdụng biện pháp tránh thai Cũng có trường hợp đưa ra mốc sự kiện về số con mongmuốn, ví dụ sau khi họ có 1 hay 2 con trai, hoặc sau khi họ có 1 con trai va l congái thì sẽ áp dụng kế hoạch hoá gia đình [Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, 2003].Như vậy có thể thấy mục đích sử dụng biện pháp tránh thai trong nhóm dân tộcthiểu số chủ yếu nhằm hạn chế mức sinh, họ chưa ý thức nhiều về việc sử dụngbiện pháp tránh thai để giãn khoảng cách sinh, nhằm tạo điều kiện nâng cao sức

khoẻ bà mẹ và trẻ em.

Khi nghiên cứu về tình hình chăm sóc SKSS ở nhóm các dân tộc thiêu số,một nội dung cũng được nhiều học giả quan tâm đó là vấn đề bình đăng giới trongchăm sóc SKSS Tác giả Đoàn Kim Thắng, Nguyễn Lan Phương đã bàn đến mốiquan hệ giữa địa vị của người phụ nữ với việc chăm sóc SKSS trong cộng đồngdân tộc Thái và Êđê Mặc dù đã có nhiều thay đổi về địa vị của phụ nữ và nam giớitrong vài thập kỷ gần đây nhưng trong tư tưởng của đa phần dân cư, đặc biệt là cư

dân các nhóm dân tộc thiêu sô, các giá tri truyén thong của nam giới và phụ nữ van

31

Trang 36

được bảo lưu Vẫn tồn tại tâm lý thích đông con, có nếp có tẻ, nhưng quan trọng làphải có con trai, con trai vẫn được coi trọng Hiện tượng kết hôn trước tuổi quyđịnh của Nhà nước vẫn tồn tại vì họ thường kết hôn theo tập tục, hôn nhân đượclàng bản và gia đình hai họ chứng kiến là sự ràng buộc chắc chăn nhất của các cặpvợ chồng Việc đăng ký kết hôn ở UBND xã và khai sinh cho con là điều mà ngườidân ít nghĩ đến Do đó, để nâng cao địa vị của phụ nữ các dân tộc thiểu số cần tăngcường công tác thông tin giáo dục truyền thông dựa trên những đặc thù về địa lý,

phong tục tập quán của từng dân tộc, tăng cường mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban

đầu và KHHGĐ tại các vùng sâu, vùng xa [Đoàn Kim Thắng, Nguyễn LanPhuong, 1998, tr 65 - 73] Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh trong một bài viết đã chothấy người phụ nữ H°Mông khi lập gia đình sống lệ thuộc hoàn toàn vào ngườichồng và hầu như không tham gia các hoạt động xã hội như hội họp phụ nữ hoặcthôn bản Chế độ gia trưởng phụ quyền còn tổn tại rất mạnh Moi công việc tronggia đình như xã giao, tiếp xúc và mua bán, thậm chí cả đi chợ đều do người đàn

ông trong gia đình đảm nhiệm Người phụ nữ ít có cơ hội giao lưu, mà chỉ quanh

quần trong nhà và với công việc ngoài nương rẫy Họ chỉ có cơ hội gặp gỡ, chuyệntrò với nhau khi trong bản có đám cưới, đám ma hoặc trong những ngày tết Phụ nữH Mông cũng kết hôn sớm hơn phụ nữ các dân tộc khác Mọi thông tin mà phụ nữH Mông tiếp cận được chủ yếu là qua người chồng hoặc anh em chồng sống trongnhà truyền đạt lại Thời gian nhàn rỗi của phụ nữ là không có Phụ nữ H'Môngcũng rất xấu hồ khi nói đến chuyện riêng tư, thầm kín, đi đâu cũng phải có chồngđi kèm, nhất là khi đi khám bệnh [Nguyễn Thị Vân Anh, 1998, tr 46 - 56] Tác giảNguyễn Linh Khiếu cũng đã đề cập đến vị thế của người phụ nữ trong một số vẫnđề của gia đình, trong đó có vấn đề liên quan đến KHHGĐ như việc quyết định sốcon trong gia đình Quyết định số con trong gia đình là một chỉ báo quan trọngphản ánh vị thế của phụ nữ và nam giới trong gia đình So với trước đây, quyềnquyết định số con hoàn toàn phụ thuộc vào người nam giới, thì trong thời gian gầnđây, tình hình có xu hướng thay đổi tích cực hơn, thể hiện qua việc phụ nữ đã cùngvới chồng quyết định về số con trong gia đình và một số việc quan trọng khác Tuy

nhiên, vai trò và vị trí người phụ nữ vẫn chưa được xã hội đánh giá đúng mức Vẫn

32

Trang 37

tồn tại những định kiến giới bất lợi cho sự phát huy những tiềm năng vốn có củangười phụ nữ trong đời sống gia đình [Nguyễn Linh Khiếu, 2002].

Tóm lại, qua báo cáo kết quả những nghiên cứu trên cho thấy, nhìn chungvấn đề chăm sóc SKSS cho nhóm dân tộc thiểu số còn rất hạn chế Thành tựu đạtđược khi thực hiện những chiến lược quốc gia về dan số và sức khoẻ sinh sản rấtkhác nhau giữa các vùng, các khu vực và các địa phương Đặc biệt, đồng bao các

dân tộc thiểu số ở nước ta có tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em còn cao, mức sinh tựnhiên chưa được kiểm soát, tỷ lệ trẻ em suy sinh dưỡng trong cộng đồng các dântộc thiểu số vẫn còn những con số đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thựchiện các mục tiêu mà Chính phủ đặt ra trong chiến lược về dân số, sức khoẻ sinh

sản ở nước ta Trong cộng đồng các dân tộc thiêu số ở nước ta vẫn còn duy trìnhiều thực hành sinh đẻ truyền thống, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ bà mẹ và trẻ

em, gián tiếp làm suy giảm chất lượng dân số.

1.3 Điểm luận một số nghiên cứu đề cập đến sự tham gia của nam giới trong

chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Hội nghị quốc tế về Dân sốvà Phát triển (ICPD) tại Cairo năm 1994 là mộttrong những hội nghị quốc tế đầu tiên công nhận vai trò nam giới trong chăm sóc

sức khỏe sinh sản Chương trình hành động của hội nghị đã nêu rõ: Những chương

trình sáng kiến phải được chú ý phát triển dé làm cho thông tin, tư van và các dichvụ về sức khoẻ sinh sản đến được với nam giới nói chung va nam vi thành niên nóiriêng Những chương trình như vậy vừa phải chú ý giáo dục vừa khuyến khích nam

giới chia sẻ công bằng hơn với phụ nữ trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình,trách nhiệm nuôi dậy con cái và chịu trách nhiệm chính trong việc phòng chống

các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

¢ Điểm luận những nghiên cứu về sự tham gia của nam giới nói chung

trong chăm sóc SKSS

Nói đến chăm sóc SKSS rất nhiều người nghĩ rằng đây là việc riêng củangười phụ nữ, nam giới không cần phải quan tâm đến vấn đề này Đây là quanđiểm chủ quan, thé hiện quan điểm giới thiếu bình đăng Phu nữ và nam giới là hai

33

Trang 38

chủ thể đóng vai trò như nhau trong quá trình sinh sản Vì vậy, chăm sóc SKSS làvấn đề cần được sự quan tâm của cả hai giới Tại hội nghị Phụ Nữ Bắc Kinh năm1995 đã nhận định rằng chia sẻ trách nhiệm giữa phụ nữ và nam giới trong các vấnđề liên quan đến sinh sản là điều cần thiết dé cải thiện sức khoẻ của phụ nữ Đặcbiệt ở những quốc gia nơi quan niệm gia trưởng truyền thống vẫn chi phối mạnh

mẽ hành vi của các cá nhân, nơi đàn ông vẫn được coi là trụ cột chính trong gia

đình, có quyền quyết định mọi vấn đề lớn nhỏ thì một bằng chứng rõ ràng đã chỉ rarằng sự tham gia chia sẻ của nam giới thực sự sẽ tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ

[Hoang Bá Thịnh, 1999, tr 11-24].

Điểm luận một số nghiên cứu về sự tham gia của nam giới trong chăm sócSKSS cho thấy sức khoẻ sinh sản từ lâu đã được nhìn nhận như một vấn đề củariêng phụ nữ, những chương trình kế hoạch hoá gia đình, sinh sản thường tập trungnhấn mạnh riêng cho đối tượng phụ nữ Rõ ràng, việc xác định phụ nữ trong độ tuổisinh đẻ là đối tượng chính trong các cuộc vận động KHHGD là đúng đắn, songkhông thé xem nhẹ vai trò của nam giới - người chồng trong cuộc vận động này, bởingười chồng là một kênh truyền thông quan trọng trong đời sống các cặp vợ chồng.Ngoài ý nghĩa là một trong những nhân tố quyết định ý thức và hành vi sinh đẻ củaphụ nữ, thì bản thân họ cũng là một nhân tố tạo ra hành vi sinh đẻ Có nghĩa người

chồng phải được xem là một đối tượng chính để thực hiện các biện pháp KHHGD[Đoàn Kim Thắng, 1995, tr 39 - 43] Cũng bàn về vấn đề này, tác giả Trần Cao Sơnđã khang định rằng nếu các chương trình KHHGD cũng tập trung vào nam giới, các

chương trình vận động, tuyên truyền về KHHGD tích cực vận động nam giới thì họ

cũng sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong việc thực hiện KHHGĐ [TrầnCao Sơn, 1998] Tác giả Lê Thi thì nhắn mạnh rằng cả nam giới và nữ giới đều cótrách nhiệm và quyền lợi trong việc thực hiện KHHGD, người vợ và người chồngcùng thực hiện các biện pháp tránh thai, thế nhưng gánh nặng thực hiện KHHGD,sử dụng các biện pháp tránh thai vẫn do phụ nữ đảm nhận là chính Một số biệnpháp như triệt sản, đặc biệt là nạo hút thai có ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ của

người phụ nữ trong khi các biện pháp tránh thai của nam giới ngay như triệt sản

cũng đỡ nguy hiểm hơn nhưng nam giới lại ít thực hiện Trong một số gia đình, đặc

34

Trang 39

biệt là gia đình đông con, nam giới đóng một vai trò quan trọng trong việc có nên

sinh con hay không nhưng cứ khi nói đến sinh đẻ, người ta nghĩ ngay đến đó là việccủa phụ nữ và do vậy các cuộc vận động kế hoạch hoá chỉ tập trung vào đối tượng nữ,giao cho phụ nữ thực hiện trách nhiệm đẻ ít con Bên cạnh đó, các chương trình truyềnthông dân số thường đặt trong chương trình sức khoẻ bà mẹ và trẻ em và chỉ thu hút

sự quan tâm của phụ nữ Các cơ quan dịch vụ về KHHGĐ cũng chỉ chú ý phục vụđối tượng nữ [Lê Thi, 1998].

Ở hầu hết các vùng trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, namgiới thể hiện vai trò rất nhỏ bé trong chăm sóc người bạn đời ở giai đoạn thainghén, sinh đẻ Đàn ông thường là những người quyết định khi nào thì điều kiệnsức khoẻ của phụ nữ là nghiêm trọng, cần phải đến cơ sở y tế hay tìm kiếm sựchăm sóc y tế Như vậy, quyết định và hành động của nam giới trong việc mang

thai, sinh đẻ và sau khi em bé ra đời thường làm nên sự khác biệt giữa bệnh tật và

sức khỏe; cái sống và cái chết của những người phụ nữ [Oona Campbell, Jonh

Cleland, Martine Collumbien, Karen Southwick, 1999],

Nam giới thường là những người có vai trò quyết định về quy mô gia đình(số con trong gia đình), về việc có hay không sử dụng biện pháp tránh thai Một sốnghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra rằng, nam giới thường mong muốn gia đình cóquy mô lớn Như ở Tây Phi, số nam giới muốn có 4 đứa con nhiều hơn hăn phụ nữ.Phụ nữ thường hay bị phụ thuộc vào người chồng trong việc sử dụng biện pháptránh thai Ở Indonesia, sự đồng ý của người chồng được xem là yếu tố quyết địnhquan trọng nhất đến việc sử dụng biện pháp tránh thai Ở Kenya cũng có xu hướngtương tự, sự đồng ý của người chồng là lý do mạnh mẽ nhất mà những người vợđưa ra để giải thích về việc có hay không sử dụng biện pháp tránh thai [Oona

Campbell, Jonh Cleland, Martine Collumbien, Karen Southwick, 1999].

Nghiên cứu ở Jammu va Kashmir - An Độ về sự tham gia của nam giới trongchăm sóc sức khoẻ sinh sản đã công bố phát hiện rang có 68% nam giới có con dưới3 tuổi nói rằng họ đã cùng đi khám thai với vợ của mình ít nhất là một lần Sự thamgia của nam giới trong giai đoạn chăm sóc tiền sản có một sự khác biệt nhỏ giữa

khu vực thành thị và nông thôn, có 4/3 nam giới ở khu vực thành thị và 2/3 nam

35

Trang 40

giới ở khu vực nông thôn quan tâm đến chăm sóc thai nghén của người vợ Đồngthời nghiên cứu cũng nhận thấy có mối liên hệ giữa độ tuổi, trình độ học van, điềukiện kinh tế và số con đã có của người đàn ông với mức độ quan tâm chăm sóc tiềnsản Nhóm nam giới trẻ tuổi, nhóm có trình độ học vấn thấp, nhóm có điều kiệnkinh tế khó khăn và nhóm đã có nhiều con thì ít quan tâm đến vấn đề chăm sóc tiềnsản Tuy nhiên, kiến thức của nam giới trong nghiên cứu này về các dấu hiệu taibiến sản khoa lại rất hạn chế Hầu như có rất ít nam giới biết đầy đủ các dấu hiệu taibiến sản khoa Ở Jammu và Kashmir vẫn còn 11% nam giới cho rằng gia đình họcảm thấy không cần thiết phải thăm khám trước sinh, 12% cho rằng họ không đikhám vì phí dịch vụ cao quá khả năng chỉ trả Có 47% báo cáo rằng đứa con họ sinhlần gần đây nhất là sinh ở nhà chứ không đến cơ sở y tế Có 18% cho rằng khôngcan thiết, 17% cho rằng khó khăn trong van đề đi lại, con 9% thì cho rằng phí dịchvụ quá đắt [Oona Campbell, Jonh Cleland, Martine Collumbien, Karen Southwick,

1999] Sự tham gia chăm sóc SKSS của nam giới là một chi báo quan trọng thé hiệnmối quan hệ bình đăng giới Tác giả Nguyễn Minh Thắng và Nguyễn Quý Nghị đãkhang định bình dang giới và sự tham gia của nam giới trong chăm sóc SKSS là haivan đề có mối quan hệ chặt chẽ Cũng như nhiều chương trình dân số nói chung, đốitượng của các chương trình chăm sóc SKSS không nên chỉ tập trung vào nhóm đốitượng nữ Binh dang giới và day mạnh vai trò của nam giới trong các chương trìnhvề chăm sóc SKSS là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của côngtác dân số - KHHGĐ và chăm sóc SKSS Trong chăm sóc SKSS, hiểu biết của namgiới về KHHGD/SKSS còn hạn chế, chưa đầy đủ Sự tham gia của nam giới vào cáchoạt động có liên quan còn hạn chế, đặc biệt là nhóm đối tượng ở vùng sâu, vùngxa Nội dung được quan tâm nhiều nhất trong chăm sóc SKSS là KHHGĐ và chăm

sóc sức khoẻ ba mẹ, những nội dung khác như nao thai, vô sinh it được người dân

quan tâm đến Trong nghiên cứu đánh giá này có đến 40,8% đối tượng chưa từngnghe đến thuật ngữ chăm sóc SKSS, đối tượng ở vùng sâu, vùng xa thì tỷ lệ đượcnghe đến thuật ngữ này còn thấp hơn các vùng khác Tỷ lệ nữ giới sử dụngBPTT nhiều gấp 5 lần so với nam giới Một đề xuất được đưa ra là nên có

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 16:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w