1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay

190 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Sáng Tạo Nghệ Thuật Cho Sinh Viên Các Trường Nghệ Thuật Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyen Mai Huong
Người hướng dẫn PGS. TS. Phạm Công Nhất
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành CNDVBC&CNDVLS
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Triết Học
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 46,24 MB

Nội dung

Với những lý do như trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Nâng cao năng lực sang tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong luận án

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN MAI HƯƠNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIEN SY TRIET HỌC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN MAI HƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: CNDVBC&CNDVLS

MÃ SỐ: 62 22 03 02

LUẬN ÁN TIEN SY TRIET HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC

PGS TS Phạm Công Nhat

HÀ NOI - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự

hướng dẫn của PGS.TS Phạm Công Nhất, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bat kỳ chương trình nào.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

NGUYEN MAI HƯƠNG

Trang 4

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Bộ Giáo dục và đào tạo

Chương trình đào tạo

Công nghệ thông tin

Học sinh sinh viên

Kiến thức cơ bản

Nghiên cứu khoa học

Nghệ sĩ nhân dân

Nghệ sĩ ưu tú

Liên hoan phim

Sân khấu — Điện ảnh

Phương pháp giáo dục

Văn hóa nghệ thuật

: Bộ GD& ĐT :CTĐT

:CNTT

:HSSV : KTCB

: NCKH : NSND

: NSUT

: LHP : SKDA

: PPGD

: VHNT

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ DAU 5 ST E1 1111 11E11211211211 1111 11 12111111 1 111111 1 1u 3

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN

DE TÀI LUẬN AN 0c cccceccecccscsesssessesssesssessecssessusesecssessssssesssessesssessvessesssesaneesesase 8

1.1 Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về nghệ thuật, năng lực sáng tao

va năng lực sáng tạo nghệ thuậtt - - + + + St SE*EESEEsEEsrkrrrsrsrrrrrrsrrke 8

1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trang va những van dé

đặt ra trong việc nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các

trường nghệ thuật ở Việt Nam c1 312111 1111111115111 11111111111 kg 21

1.3 Những công trình nghiên cứu về phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực

sáng tao nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam 23

1.4 Những thành tựu cơ bản và van đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 26Kết luận chương L - 2-52 s+Sk‡EE£EE2EE2E12E1571711211211211211 1111.1111 xe 29Chương 2 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NGHỆ THUAT VÀ NANG

LUC SANG TAO NGHE THUAT CUA SINH VIEN CAC TRUONG

NGHỆ THUAT O VIỆT NAM HIEN NAY -2- 2 csccxecEvrsrxerxee 30

2.1 Lý luận về nghệ thudat i cecccceccescescescssessessesscsessesseseessesscsessvssesseseesneaseaes 30

2.2 Lý luận về năng lực sáng tạo nghệ thuật - 5 5S s++<cx+ssxses2 39

2.3 Sinh viên các trường nghệ thuật và yêu cầu nâng cao năng lực sáng tạo

nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay 50

2.4 Các nhân tố tác động đến việc nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho

sinh viên trong các trường nghệ thuật ở Việt nam hiện nay 58

Kết luận chương 2 5c + St E8 EEE121121121171 1111112112111 1111111 yee 70Chương 3 THỰC TRANG VÀ MOT SỐ VAN DE DAT RA DOI VỚI NANG

LUC SÁNG TẠO NGHỆ THUAT CUA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG NGHỆ

THUAT Ở VIỆT NAM HIEN NAY 2-5522 2212212212121 crxe 72

Trang 6

3.1 Thực trạng năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay - 5c S2 S2 3231321123115 1 8115115111111 111 1E Exkp 72

3.2 Một số vấn đề đặt ra đối với thực trạng năng lực sáng tạo nghệ thuật của

sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay - - 5 + 103

Kết luận chương 3 - 2-52 52+ EE 2 121121121121111121121121111 1111.11.16 116

Chuong 4 PHUONG HUONG VA GIAI PHAP CO BAN NHAM NANG

CAO NANG LUC SANG TAO NGHE THUAT CHO SINH VIENCAC

TRƯỜNG NGHỆ THUẬT Ở VIET NAM HIEN NAY - 117

4.1 Những phương hướng cơ bản trong việc tiếp tục nâng cao năng lực sáng tạo

nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay 117

4.2 Những giải pháp cơ bản tiếp tục nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật

cho sinh viên các trường nghệ thuật Việt Nam hiện nay 121

Kết luận chương 4 5-22 S221 22122112712112711211211211211 111.11 ee 142KẾT LUẬN -22- 252221 222221221122112712112112112111211211212211 011 xe 144DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN

DEN LUẬN ÁN - 5 5c 2s 2T TỰ T2 1221211212121 1kg 147

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-52 sececetE2EzExerxers 148

PHU LJỤC -2 22252 2S2E221222127112711271127112211211211121112111 2111 1.1 xe 161

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghệ thuật là một những hình thái ý thức xã hội đặc thù, có vai trò vô cùng

quan trọng trong đời song con người Hoạt động nghệ thuật là một loại hoạt độngsang tạo, với mục dich tạo ra cái đẹp làm thỏa mãn nhu cầu thâm mỹ cho conngười Nghệ thuật là sự thể hiện của trình độ, tài năng sáng tạo của con người Vìvậy, hoạt động sáng tạo nghệ thuật doi hỏi trình độ năng lực thâm mỹ cao, sự tíchlũy kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm sáng tạo của chủ thé Người sáng taonghệ thuật không ngừng nâng cao trình độ của mình khi lấy chất liệu từ cuộc sống

phong phú với một trí tưởng tượng mạnh mẽ và tài năng biểu cảm xuất sắc Do đó,

hoạt động sáng tạo nghệ thuật là lĩnh vực chuyên môn cao trong việc tái tạo ra cái

đẹp, nhằm thỏa mãn nhu cau thưởng thức cái đẹp ngày càng phong phú của xã hội

Việc tham gia tích cực vào quá trình sáng tạo nghệ thuật sẽ giúp cho con

người củng cố một cách vững chắc, sâu sắc hơn các tri thức thâm mỹ, tri thức

nghệ thuật đã được truyền thu Đây cũng chính là con đường dé các chủ thé sáng

tạo bộc lộ cảm xúc, thử thách thị hiếu va thé hiện lý tưởng của mình Sáng tạo

nghệ thuật chính là cách thức có hiệu quả nhất dé con người phát triển toàn diện

các phẩm chất và năng lực thâm mỹ Do đó, việc rèn luyện và phát triển sức sángtạo nghệ thuật là một vấn đề cần thiết

Ké từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới, Dang ta luôn xác định trong sựnghiệp đổi mới đất nước sinh viên là lực lượng có vai trò quan trọng Chính vì

vậy, sinh viên Việt Nam, một trong những bộ phận trí tuệ và ưu tú trong thanh

niên, là nơi kết tinh nhiều tải năng sáng tạo, là nguồn lao động có học vấn cao,

tri thức chuyên sâu ngày càng được xã hội quan tâm và coi trọng Đặc biệt, sinh

viên các trường nghệ thuật là những chủ thé hoạt động sáng tạo nghệ thuật tươnglai của xã hội, có một vị trí rất quan trọng trong quá trình xây dựng con ngườimới của xã hội Sinh viên các trường nghệ thuật là những người được tuyên chọntrên cơ sở năng khiếu bâm sinh phù hợp với loại hình nghệ thuật được đảo tạo

Trang 8

Trình độ phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật của họ phụ thuộc vào hai yếu tốchính: năng khiếu bẩm sinh và quá trình được giáo dục, rèn luyện trong thực

tiễn Nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên nghệ thuật chính là

làm cho những năng khiếu của họ được phát triển mạnh mẽ, làm cho đời sốngtinh than của họ ngày càng phong phú, có khả năng đánh giá nhanh, nhạy với cáiđẹp và sáng tạo được những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao

Trước những tác động của kinh tế thị trường, văn hóa dân tộc phải đối mặt vớinguy cơ bị hòa tan trước nhiều làn sóng văn hóa khác nhau trên thế giới bằng nhiềucon đường khác nhau, có những con đường nằm trong tầm quản lý, nhưng cũng có

những kênh thông tin năm ngoài tầm kiểm soát Trong môi trường văn hóa của xã

hội, đã xuất hiện không ít những hiện tượng phản giá trị trong lĩnh vực nghệ thuật Xuhướng “thương mại hóa” trên thị trường văn hóa, nghệ thuật làm xuất hiện những tácphẩm độc hại đã đầu độc bầu không khí văn hóa lành mạnh và giàu tính nhân văn ởnước ta Đây chính là mặt trai của lĩnh vực “hàng hóa” văn hóa, nghệ thuật Sự biếnđổi trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật do sự tác động của nền kinh tế thị trường ngày

càng trở nên phức tạp Năng lực sáng tạo nghệ thuật cho đến nay vẫn còn có những

hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đời sống tinh thần ngày càng cao của

nhân dân.

Do vậy, hoạt động giáo dục trong các trường nghệ thuật nhằm mục đích

nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên phải luôn được xem là

nhiệm vụ chiến lược trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần giải

quyết mối quan hệ giữa đạo đức - trí tuệ - thể chất và thâm mỹ trong sự phát

triển con người ở các mục tiêu giáo dục: dân tộc — hiện đại Trong đó, cần phảinhấn mạnh giáo dục lý luận về cái đẹp - nhất là cái đẹp con người Việt Nam, xã hội

Việt Nam và các giá trị truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc và các giá trị hiện đại;

biết phân biệt được cai đẹp và cái xấu, cái ác, cái giả tạo, cái phù phiếm và cái thờithượng; biết bảo vệ và khẳng định cái mới, cái độc đáo và cái hiện đại Quan trọng

hơn nữa là cân khuyên khích sinh viên tự bộc lộ cảm xúc, tình cảm thâm mỹ cá nhân

Trang 9

dé họ có thé tự sáng tạo những tác phâm nghệ thuật có giá trị xã hội mà không theo

khuôn mẫu, không theo công thức sẵn có.

Với những lý do như trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Nâng cao năng lực

sang tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay”

làm đề tài nghiên cứu trong luận án tiến sỹ triết học nhăm góp phần vào hoạt

động giáo dục của nhà trường đào tạo những sinh viên nghệ thuật trở thành

những người nghệ sĩ chân chính, đem lại lợi ích cho xã hội, đất nước Sức sangtao tiềm an trong mỗi con người đặc biệt là sinh viên - những chủ nhân tương laicủa đất nước, cần phải được phát huy dé công hiến cho xã hội loài người với

những tiến bộ không ngừng Trên con đường sáng tạo tương lai, sinh viên nghệ

thuật với sức sống déi dao, lòng nhiệt huyết tuôi trẻ và trí tuệ sáng tao đang pháttriển mạnh mẽ sẽ thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, góp phần nhất định trongcông cuộc xây dựng và bảo vệ nhà nước, kiến tạo nên các công trình nghệ thuật

ngảy cảng có giá tri.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

Từ góc độ triết học nghệ thuật, luận án nghiên cứu vấn đề năng lực sáng

tạo nghệ thuật và thực trạng năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các

trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay nhằm góp phần xác lập cơ sở lý luận vàthực tiễn cho việc đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo nghệ

thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện mục đích nghiên cứu, dé tài có các nhiệm vụ sau

- Làm rõ về mặt lý luận những vấn đề năng lực sáng tạo nghệ thuật của

sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay;

- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên

các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân chủ yếu của thực trạng và

những vấn đề đặt ra từ thực trạng đó

Trang 10

- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục nâng cao năng lực

sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các

trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

Pham vi nghiên cứu của luận án:

Dưới góc độ triết học nghệ thuật, luận án tiễn hành nghiên cứu một số vấn

đề liên quan đến năng lực sáng tạo nghệ thuật một cách khái quát trên cơ sở kết

quả của tâm lý học, nghệ thuật học, xã hội học

Phạm vi điều tra, khảo sát là sinh viên các khóa học từ năm thứ nhất đến nămthứ tư trong các năm học từ 2013 cho đến nay tại hai trường Đại học Sân khấu vàĐiện anh thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Sân khâu —Điện ảnh (SKĐA) Hà Nội và trường đại học SKDA Hồ Chí Minh là hai trường đạihọc nghệ thuật trọng điểm hàng đầu của cả nước, chuyên đảo tạo nguồn nhân lực

chuyên sâu hoạt động trong các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, múa, thiết kế

mỹ thuật và truyền hình có trình độ đại học và sau đại học Do vậy, sinh viên ở các

khoa chuyên ngành, các khóa học trong nhà trường có thé đại diện cho sinh viên

trong các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận và thực tiên của luận án

- Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên các quan điểm duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, trực tiếp là các nguyên lý mỹ học Mác — Lênin, các quan điểm củaĐảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật, năng lực sáng tạonghệ thuật Đồng thời, luận án kế thừa một số kết quả nghiên cứu trong các côngtrình khoa học có liên quan đến từng vấn đề nghiên cứu của đề tài

- Cơ sở thực tiên: Những kết quả nghiên cứu của luận án chủ yếu dựa vàothực tiễn điều tra, khảo sát thực tế về năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên

hai trường SKĐA.

- Phương pháp nghiên cứu: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp luận

Trang 11

của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với một

số phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích - tổng hop, lich sử - lôgíc,

hệ thống — cấu trúc, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê so

sánh, phương pháp liên ngành, v.v.

5 Đóng góp mới của luận án

- Luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về nghệ thuật, năng

lực sáng tạo nghệ thuật và nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên

các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay cùng những nhân tố chủ yếu tácđộng đến việc nâng cao năng lực này

- Trên cơ sở phân tích làm rõ thực trạng năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, luận án đưa ra và luận giải

một số quan điểm và giải pháp cơ bản để tiếp tục nâng cao năng lực sáng tạo

nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Những kết quả nghiên cứu trong luận án sẽ góp phần làm phong phúthêm cả về lý luận và thực tiễn vấn đề năng lực sáng tạo nghệ thuật và vấn đềphát triển tài năng nghệ thuật ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu,

giảng dạy mỹ học, nghệ thuật và công tác quản lý văn hóa — nghệ thuật.

7 Kết cau của luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo vàphần Phụ lục, phần Nội dung luận án được kết cầu thành 4 chương với 12 tiết

Trang 12

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU LIEN QUAN DEN

DE TAI LUAN AN1.1 Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về nghệ thuật, năng lực

sáng tạo và năng lực sáng tạo nghệ thuật

1.1.1 Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về nghệ thuật

Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Trong suốt lịch sử nghiên cứu mỹ học đã diễn ra 4 khuynh hướng: khuynh

hướng của chủ nghĩa duy tâm khách quan; khuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm chủ quan; khuynh hướng của chủ nghĩa duy vật; khuynh hướng duy vật biện

chứng Trong đó, quan niệm về bản chất và đặc trưng của nghệ thuật thông qua

các công trình của các nhà mỹ học đại diện cho các khuynh hướng khác nhau

chiếm một vị trí vô cùng quan trọng

Đại diện khuynh hướng mỹ học duy tâm khách quan: Platon có cuốn

“Phédre” do Trịnh Xuân Ngan dịch, được Nhà xuất bản Sai Gòn ấn hành năm

1961[122] và “Nhà nước lý tưởng ” do Trần Thái Dinh dịch, được Nhà xuất bản

Sài Gòn ấn hành 1963 [123] Platôn nghiên cứu mỹ học gắn với tư tưởng triết

học cơ bản là ý niệm Ý niệm là tính thứ nhất, các hiện tượng tự nhiên là tính thứhai Theo ông, một sự vật sở dĩ đẹp được bởi vì trong thế giới ý niệm ton tại vẻđẹp Trong các tác phẩm của minh, tư tưởng thâm mỹ của Platôn thé hiện trongquan niệm về nghệ thuật trong đó ông quan tâm đến vấn đề bản chất, phương thứcbiểu hiện và sự tác động tiêu cực của nghệ thuật đến công dân trong nhà nước lý

tưởng mà ông xây dựng.

Tiêu biểu cho khuynh hướng mỹ học duy tâm khách quan này phải kể đếnHéghen Trong tat cả các tác phẩm triết học cơ bản của ông từ “Hiện tong họctinh than” đến “Mỹ hoc” [47] đã nghiên cứu rất sâu về bản chat cũng như các

loại hình nghệ thuật Hêghen còn phân biệt nghệ thuật thành những phương thức

biểu hiện cụ thé và dự báo về “cái chết của nghệ thuật” khi khoa học duy lý (triết

Trang 13

học) phát triển và thay thế nó Hêghen đã định nghĩa nghệ thuật là “ tư duy trongcác hình tượng”, hoặc “hình tượng “ dưới con mắt chúng ta không phải là bảnchất trừu tượng, mà là hiện thực cụ thể của bản chất Nhưng thực chất bản chấtcủa nghệ thuật theo quan điểm của Hêghen, cũng chỉ là một giai đoạn trong quá

trình phát triển của “tinh thần tuyệt đối”, là sự “hồi tưởng” hoặc đào sâu tất cả

qúa trình mà nó đã kinh qua.

Mở đầu cho khuynh hướng mỹ học duy vật là nhà bách khoa thư Aristốt,ông không những là người đặt nền móng cho lôgic học mà còn cho cả Mỹ học(Esthétique) Mỹ học Aristốt được trình bày trong cuốn thứ tám của tác phẩmChính trị học (Politique), trong Nghệ thuật thơ ca (Péotique) [3], ở phần Tu tir

học (Rhétorique)

Trong các công trình của mình, ông đã chống lại quan niệm của Platôn vềnghệ thuật và xây dựng một lý thuyết mới về bản chất của nghệ thuật, các loạihình nghệ thuật cơ bản và giá trị tích cực của nó đối với đời sống đạo đức của

con người.

Dựa vào những nguyên ly duy vật nhân bản, nhà mỹ hoc Nga

Tsécnusépxki trong cuốn “Quan hệ thấm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực ”

[155] cho rằng hiện thực là điểm xuất phát cho lý thuyết nghệ thuật nói chung.

Xuất phát từ quan điểm này, ông nêu lên mục đích của nghệ thuật, đối tượng vàphương thức biểu hiện của nghệ thuật Đặc biệt, ông đã nêu lên chức năng nhậnthức hiện thực, chức năng giáo dục của nghệ thuật được ông đặc biệt đề cao và chorằng đặc trưng khái quát của nghệ thuật chính là mô tả cuộc sống, những tác phẩmnghệ thuật thường có ý nghĩa của một sự xét đoán đối với những hiện tượng củacuộc sống

C Mác và Ph.Ăngghen không để lại một tác phẩm mỹ học nào riêng biệt.Các tư tưởng mỹ học của các ông đều gắn liền với ba bộ phận hợp thành chủnghĩa Mác dé giải quyết những van dé quan trọng của hoạt động vật chất và tinh

thân của xã hội Cac tư tưởng mỹ học của các ông được trình bay sâu sac trong

Trang 14

các công trình như: Hé tw tưởng Đức, Gia đình than thánh, Nguồn gốc của gia

đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Chống Đuyrinh, Tu bản và nhiều tác

phẩm khác, thi dụ như Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Góp phan phêphán khoa kinh tế chính trị học [99] hoặc những thư từ C Mác và Ph Angghen

đã gửi cho bạn bè và gửi cho nhau khi các ông đánh giá thâm mỹ của nhiều nền

văn học nghệ thuật trên thé giới Trong các tác phẩm của minh, Mác va Angghen

đã quan tâm sâu sắc tới bản chất của nghệ thuật cũng như một số tác phẩm tiêu

biểu cho từng loại hình nghệ thuật

Đến những năm 80 — 90 của thế kỷ XX, ở Liên Xô xuất hiện nhiều công

trình: Mỹ học Mác — Lénin và việc giáo dục bộ đội của Ax Milôviđốp và B.

Xaphrônốp; Mỹ học Mác — Lênin là một khoa học của P S Tơrôphimốp, Mỹ học

— khoa học điệu ky của B A Erengroxx [41], Cá tính sang tạo cua nhà văn va

sự phát triển của văn học [82] , Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người của

M B Khrapchenco [83]; Mỹ học cơ bản và nâng cao của M F Opxiannhicép

chủ biên[117] Những công trình này đều bàn về nguồn gốc, bản chất của nghệ

thuật và những đặc điểm thâm mỹ của nó trong các loại hình như kịch, múa, cakịch, âm nhạc, hội họa, điện ảnh Rất nhiều chương trong các cuốn sách nayphân tích bản chất thâm mỹ của nghệ thuật thong qua những quan điểm va cáckhuynh hướng mỹ học khác nhau, đồng thời nêu lên quan điểm Mác xít về bảnchất và các loại hình nghệ thuật

Tác phẩm “Hình thái học nghệ thuật” của tác giả M.Cagan [14] nghiêncứu kết cấu của toàn bộ thế giới nghệ thuật, phân biệt các cấp độ căn bản của sựphân chia nghệ thuật Nghệ thuật có những phẩm chất thâm mỹ, mang một thôngtin nghệ thuật nào đấy và truyền đạt thông tin này từ nghệ sỹ đến công chúng.Mỗi loại hình nghệ thuật đều làm thành một hệ thống tín hiệu độc lập và độc đáo

của những hình tượng Những tín hiệu đó chính là tín hiệu của giá trị, bởi vì

nghệ thuật ké cho chúng ta không phải về sự tồn tại khách quan của các sự vật,các hiện tượng hay các bản chất, mà về thế giới được nhân hóa, đã hướng tới con

người vao lĩnh vực những sự quan tâm tinh than của nó, một thê giới gan liên với

10

Trang 15

những nhu cầu và những lý tưởng của con người.

Tác phẩm “Bốn bài giảng mỹ học” của tác giả Ly Trach Hậu [46] đã phântích các khái niệm mỹ học về cái đẹp, mỹ cảm và nghệ thuật Trong phần nghệ

thuật, tác giả bàn về khái niệm nghệ thuật dưới góc độ triết học Tác giả cho rằng,

tác phâm nghệ thuật phải có yếu tố vật chất — nghệ sỹ phải đem thé giới trong trí

tưởng tượng của mình thé hiện vào một chat liệu khách quan nhất định nào đó, tác

giả chia tác phẩm thành ba tầng lớp nhưng thống nhất chặt chẽ với nhau là lớphình thức, lớp chủ đề và tư tưởng

Tác pham “Một dé dẫn về lý thuyết nghệ thuật” của tác giả CynthiaFreeland [19] viết năm 2001 là tác phâm triết học nghệ thuật đã phân tích lịch sửquá trình hình thành khái niệm về nghệ thuật từ phương Đông đến phương Tây

từ các triết gia cô đại, hiện đại và hậu hiện đại Mỗi khái niệm khác nhau thể

hiện đặc trưng của thời đại, nơi chốn, cộng đồng, hoàn cảnh cụ thé nào đó Tác

giả cũng phân tích các lý thuyết cơ bản về nghệ thuật như lý thuyết mô phỏng, lýthuyết về khiếu thâm mỹ và cái đẹp, lý thuyết hành lễ, các lý thuyết nhắn mạnhtới sự truyền thông, hoặc là cho mục đích biểu lộ hoặc là cho nhận thức Tác giả

nhấn mạnh vào vai trò nghệ thuật trong việc nâng cao nhận thức của chúng ta về

cả bản thân (nới rộng chức năng tri giác của chúng ta về cả bản thân lẫn thếgiới) Nghệ thuật có thể tác động tới cả hai điều đó

Năm 1984, Nhà xuất ban Sách giáo khoa Mác — Lênin đã phát hành công

trình Nguyên lý mỹ học Mác — Lénin của tác giả Ju.A.Lukin, V.C.

Xcacherơsicốp, Hoài Lam dịch [96] Đây là công trình nghiên cứu mỹ họcnghiêng nhiều về phương diện nghệ thuật Di từ cảm xúc thâm mỹ, các tác giả đãchỉ ra bản chất của nghệ thuật và đề xuất những nguyên lý cơ bản của mỹ học

Mác xít khi nghiên cứu về nghệ thuật.

Liên quan đến nghiên cứu nghệ thuật, công trình gần đây nhất của có cuốn

“Thế ma là nghệ thuật w?”của Cynthia Freeland do Nhu Huy dich [19] đã phân

tích lịch sử khái niệm nghệ thuật không chỉ ở phương Tây mà còn ở cả phương

Đông, giúp độc giả phần nào cắt nghĩa được khái niệm nghệ thuật và tác phẩm

11

Trang 16

nghệ thuật theo thời gian đã không chỉ còn tồn tại ở phạm trù cái đẹp nữa mà nó

còn là một công cụ hữu hiệu cho việc nhận thức, đánh giá hiện thực của người

nghệ sĩ.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, nghiên cứu về nghệ thuật đã được một số học giả quan tâm

Vào những thập niên 80 — 90 thế kỷ trước, nhiều công trình mỹ học đã ra đời.Tác giả Lê Ngọc Trà có cuốn “Giáo trình mỹ học đại cương” [145]; tác giả Đỗ

Huy có các cuốn “Mỹ học — khoa học về các quan hệ thẩm mỹ” [63], “Đạo đức

học — Mỹ học và đời sống văn hóa nghệ thuật” [65], “My học với tư cách là mộtkhoa học” [61], Tác giả Nguyễn Văn Huyén chủ biên cuốn “Văn hóa thẩm

mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thé kỷ mới” [69], Nguyễn VănHuyén và Nguyễn Quốc Tuan có cuốn “Nghệ thuật với sự phát triển nhân cáchngười cán bộ lãnh đạo trong công cuộc đối mới ”[74], và rat nhiều những bài báo

về sang tạo nghệ thuật như: “Van hóa thẩm mỹ và hoạt động sảng tạo của con

người ” [12], “Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp

cận nó ” [70], “Cầu trúc của hình tượng nghệ thuật và khả năng gợi mở của nó

đổi với các tiềm năng sáng tao” [71], tác giả Đỗ Văn Khang có các cuốn “Giáo

trình my học Mác — Lénin” [80], “Giáo trình lịch sử mỹ hoc” [78] Hoài Lam

với “Giáo trình mỹ hoc” [88]; Vũ Minh Tâm với “Mỹ hoc và giáo duc thẩm mỹ”

[132]; Đào Duy Thanh với “Mỹ học đại cương ” [133]; Vinh Quang Lê với “My học Mác — Lênïn ” [90], Phan Ngọc với “Mỹ học” [105]

Với góc độ xã hội học, cuốn “Xã hội hoc nghệ thuật” [136] của tác giảBùi Văn Thắng đã khang định tam quan trọng của việc nghiên cứu nghệ thuật

dưới góc độ xã hội học Bởi, sự ra đời của các trường phái, học thuyết mới về nghệ

thuật đặt ra đòi hỏi phải xem xét lại các lý thuyết nghệ thuật truyền thống Mặt khác,

do sự phân tang của xã hội, của công chúng nghệ thuật nên kéo theo sự thay đổi về

nhận thức thâm mỹ nói chung và nhận thức nghệ thuật nói riêng Công trình đã đi sâu

trình bày phương diện lý thuyết của xã hội học thực nghiệm nghệ thuật dựa trên một

số loại hình nghệ thuật như văn học, âm nhạc, điện ảnh

12

Trang 17

Trong cuốn “Giáo trình lịch sử mỹ hoc” [78], tac giả Đỗ Văn Khang cho

rằng, nghệ thuật với tư cách là một nội dung nghiên cứu cơ bản đã xuất hiện từ

rất sớm trong lịch sử mỹ học Tác giả đặc biệt quan tâm tới quan điểm vềnghệ thuật của Aristốt, Sếchpia, Schelling, Hêghen và Tsécnưsépxki vàcho rằng, lý luận về nghệ thuật của họ có ý nghĩa to lớn trong lý luận mỹ học

cũng như thực tiễn sáng tạo, trình diễn và thưởng thức nghệ thuật Công

trình là một tai liệu bổ ích cho việc nghiên cứu van dé nghệ thuật ở các

trường đại học ở nước ta.

Tác phẩm “Nghệ thuật học ”của tac giả Đỗ Văn Khang [77] đã phân tíchnguồn gốc của nghệ thuật và các thành tựu nghệ thuật suốt chiều dài lịch sửnhân loại từ nghệ thuật nguyên thủy đến nghệ thuật hiện đại ở phương Đông và

phương Tây Trong chương bàn về nguồn gốc nghệ thuật, tác giả đã tổng hợp

các học thuyết cũ về nguồn gốc nghệ thuật Do là các học thuyết: thuyết “Barchước ”, thuyết “Du hy”, thuyết “Ma thuật”, thuyết “Biểu hiện” Tác giả đưa

ra quan niệm của mình lý giải nguồn gốc nghệ thuật dựa trên cơ sở thuyết

“Tổng sinh lực và sinh lực thừa” Thuyết này dựa trên luận cứ cho rằng, nghệ

thuật xuất hiện khi con người đã đạt tới một trình độ sáng tạo trong lao động

bên bi đến mức đáp ứng nhu cầu sống sinh học, làm nảy sinh đời sống thâm

mỹ, khi đó nghệ thuật từ cái thực dụng bước ra, tạo nên một hiện tượng độc đáo

chỉ riêng loài người mới có: “Nghệ thuật ra đời là đo xuất hiện sinh lực thừa,

do nhu câu biểu đạt tự do sáng tạo của con người ”[T1, tr15]

Tác phẩm “Mỹ học — khoa học về các quan hệ thẩm mỹ?” của tác giả Đỗ

Huy [63] đã phân tích khái niệm nghệ thuật được đưa ra từ thời cô đại cho đến

hiện đại với rất nhiều nghĩa khác nhau Tác giả đã nghiên cứu sâu những vấn đề

cơ bản về lý luận nghệ thuật như nguồn gốc, bản chất, vai trò, chức năng và các

loại hình loại thể của nghệ thuật Trong đó, ông cho rằng, nghệ thuật là một

trong ba hình thức nhận thức cơ bản của con người: hình thức nhận thức khoa

học; hình thức nhận thức tôn giáo và hình thức nhận thức khoa học.

13

Trang 18

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về năng lực sáng tạo

Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Các nhà kinh điển C Mác, Ph Angghen, V.I Lênin đã nêu các quan điểmtrên lập trường mácxít có tính chất là cơ sở thế giới quan và phương pháp luậntrực tiếp cho lý luận về sáng tạo, năng lực sáng tạo của chủ thể trong những côngtrình tiêu biéu như: Luận cuong về Phoiobac được C Mác viết năm 1845; Hé tutưởng Đức do C Mác và Ph Ăngghen viết chung năm 1845 - 1846; Tuyên ngôn

của Đảng cộng sản do C Mác va Ph Ăngghen soạn thao năm 1848; Bộ Tw bản

của C Mác; Chống Duyrinh của Ph Angghen năm 1878; Bản sơ thảo tác phẩmBiện chứng của tự nhiên được Ph Ăngghen soạn thảo từ năm 1873 đến năm1886; Các tác phẩm của V.I Lênin như Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinhnghiệm phê phán của V.I Lênin xuất bản năm 1909; But ký triết học Các nhàkinh dién đã khang định: Sản phẩm sáng tạo được hình thành từ năng lực (phảnánh sáng tạo - ý thức) của kết cau vật chat ở trình độ cao (não bộ con người)

Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Ở trong nước những hoạt động liên quan đến khoa học về lĩnh vực sángtạo mới thật sự bắt đầu vào thập kỉ 70 của thế kỷ XX Có thé ké ra một số nghiêncứu tiêu biểu như: “Rèn luyện khả năng sáng tạo toán học ở nhà trường phổthông” (Hoang Chúng, 1964), “Làm thé nào để sáng tạo ”(Phan Dũng, 1992),

“Khoi dậy tiềm năng sáng tao” (Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), 2004), bộ sách

Sáng tạo và đôi mới gồm 10 tập xuất bản trọn bộ năm 2012 do tác giả PhanDũng - giám đốc Trung tâm Sáng tạo khoa học kỹ thuật (TSK) đã du nhập,

truyền bá, phát triển và mở rộng TRIZ ở Việt Nam; Cuốn Cơ sở khoa học của sự

sáng tạo của tác giả Nguyễn Văn Lê xuất bản năm 1998; Cuốn Khơi dậy tiềm

năng sáng tạo của nhóm tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê và Châu

An xuất bản năm 2004; Cuốn Đánh thức tiềm năng sáng tạo của Nguyễn MinhTriết xuất bản năm 2001; Cuốn Hay trở thành người thông minh sáng tạo của LêNguyên Long xuất bản năm 2006; Cuốn Con đường dan tới phát minh, phát hiện

14

Trang 19

khoa hoc nổi tiếng của Vũ Bội Tuyền xuất bản năm 2006; Cuốn 365 loi khẳngđịnh hàng ngày về sáng tạo của Janet Luongo xuất bản bằng tiếng Việt năm

2010 do Nguyễn Minh Quang dịch.

Trong cuốn Sáng tao và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự sáng

tạo” [52] tác giả Lê Huy Hoàng đã trình bày khá hệ thống và khái quát nhữngvan đề của lý luận sáng tạo, đồng thời đã phân tích xác định những yếu tố vànhững điều kiện quyết định đối với sự sáng tạo của con người nói chung và Việtnam nói riêng Tác giả đã phân tích sâu sắc quan điểm Macxit về sáng tao và bảnchất của sự sáng tạo Theo các nhà sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, phản ánh vàsáng tạo luôn gan bó với nhau Phản ánh là thuộc tinh phổ biến của vật chất, cònsáng tạo là sản phẩm của tô chức vật chất có trình độ cao nhất là bộ óc conngười Tác giả cho rằng sáng tạo trong nghệ thuật là sự chiếm lĩnh hiện thựcbăng tình cảm — cảm xúc của con người Về bản chất, sang tạo nghệ thuật là sựthống nhất giữa phản ánh hiện thực và biểu hiện tình cảm của người nghệ sỹ

Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi một năng lực đặc biệt, đó là khả năng nhận thức,

phản ánh tính toàn vẹn của sự vật hiện tượng Chính vì vậy, sáng tạo nghệ thuật

đòi hỏi một tài năng đặc thù Tác giả cho rằng để có hoạt động sáng tạo, mỗi cánhân trước hết phải có những yếu tố bên trong cơ bản như sau: Tư chất, trí thôngminh, năng lực, tài năng Ngoài ra, chủ thé cần phải có nhưng pham chat trình độ

cơ bản tạo nên năng lực sáng tạo như sau: Trình độ văn hóa chung, trình độ

chuyên môn sâu với tư cách là nền tảng cho việc phát huy tư chất của chủ thé

sáng tạo Chủ thê sáng tạo cần có một tư duy nhạy bén, uyén chuyén, linh hoat,

cần có trí tưởng tượng và tư duy liên tưởng phong phú dé phát hiện van dé, giảiquyết vẫn đề một cách hiệu quả trên cơ sở đó chủ thể thực hiện mục đích sáng

tạo của mình.

Hiện nay những công trình tập trung nghiên cứu tương đối chỉ tiết, chuyên sâu

về sáng tạo nói chung, năng lực sáng tạo nói riêng đều thuộc tâm lý học sáng tạo.Tiêu biểu là các tác phâm sau: Tam ly học sáng tao [157] của Đức Uy xuất bản năm

15

Trang 20

1999; cuỗn Giáo trình Tâm ly học sáng tao của Huỳnh Văn Sơn xuất bản năm 2009;

“Tâm lý hoc sáng tạo”[148] của tác giả Nguyễn Huy Tu.

Trong tác phẩm Tim lý học sáng tao của GS.TS Phạm Thành Nghị [101] đãphân tích một cách thấu đáo bản chất của sự sáng tạo, các bước của quá trình sángtạo, ảnh hưởng của các kiến thức đã biết đến sự sáng tạo ra cái mới, cơ sở sinh học,

xã hội của sáng tao, mối quan hệ của sáng tạo với các hiện tượng tâm lý như trí thông

minh, tư duy, tưởng tượng, động cơ cũng như kiến thức về phương pháp sáng tạo.Tác giả cũng phân tích sự sáng tạo thể hiện trong các lĩnh vực và trong cuộc sống

hàng ngày: sáng tạo trong khoa học, sáng tạo kỹ thuật, sáng tạo trong nghệ thuật và

sáng tạo trong cuộc sông hàng ngày

Luận án tiễn sỹ triết học Sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo củasinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay của tác giả Trần ViệtDũng [28] nghiên cứu về sáng tạo và năng lực sáng tạo của con người trong cáclĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội làm sáng tỏ bản chất của sáng tạo, năng

lực sáng tạo và xác định các phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của

con người, từ đó tạo cơ sở lý luận quan trọng dé xây dựng chính sách, quy chế

nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay

Tác gia Nguyễn Văn Huyén trong bài báo “Văn hoá thẩm mỹ và hoạt động sángtạo của con người ” [69] cho rằng cái cốt lõi nhất khi nghệ thuật tác động đến conngười là làm cho trong năng lực cá nhân phát triển tất cả các tiềm năng: tiềm năng

nhận thức, tiềm năng tạo dựng, tiềm năng định hướng - đánh giá và tiềm năng giao

lưu Trình độ phát triển của các tiềm năng đó quy định sức mạnh của tính tích cực ở

cá nhân trong toàn bộ các loại hoạt động sáng tạo.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về sáng tạo và năng lực sáng tạo trên đây

đã có những luận bàn tương đối day đủ, chi tiết về những vấn dé của sáng tạo,năng lực sáng tạo của con người Đó là những tư liệu rất cần thiết để luận án kếthừa những hạt nhân hợp lí và tiếp tục hoàn thiện hơn quan điểm về năng lực

sáng tạo nói chung và năng lực sáng tạo nghệ thuật nói riêng.

16

Trang 21

1.1.3 Những công trình nghiên cứu về năng lực sáng tạo nghệ thuật

Van đề về năng lực sáng tạo nghệ thuật được các tác giả trong và ngoài

nước đề cập tới trong nhiều công trình nghiên cứu về triết học nghệ thuật, mỹ

học, tâm lý học sáng tạo nghệ thuật.

Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Arixtốt trong tác phâm “Nghệ thuật thơ ca” [3] đã nêu lên lý thuyết nghệthuật mới làm nền tảng cho việc xây dựng lý thuyết về sáng tạo của các nhà mỹhọc, nghệ thuật học sau này Ông đã đề xuất nguyên lý “bắt chước” trong sángtạo nghệ thuật Con người sáng tạo ra nghệ thuật là sự bắt chước hiện thực khách

quan ma thôi.

Tác phẩm “Mỹ học” [47] của Hêghen đã tông kết những bài giảng mỹhọc ban về lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật Sau khi tác giả luận giải ý niệm kháiquát của cái đẹp là gì, ý niệm này không tồn tại đầy đủ trong tự nhiên, sựnhận thức lý tưởng là hiện thực thích hợp của cái đẹp Tác giả cho rằng tácphẩm nghệ thuật là do tinh thần sản sinh ra, cho nên nó cần một hoạt động

chủ quan sáng tạo ra nó, và biến nó thành sản phẩm tồn tại đối với những

người khác, đối với sự chiêm ngưỡng và tinh cảm của công chúng Đó chính

là những tài năng và thiên tài nghệ thuật.

Tác phẩm “Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật” [21] bao gồm cáccông trình khảo cứu quan trọng của tác giả Denis Diderot về mỹ học và nghệthuật Trong tác phẩm, ông chủ yếu dé cập đến vai trò của người nghệ sĩ vớisáng tạo nghệ thuật và đề xuất đưa “cai thật” làm tiêu chuẩn cao nhất dé đánh giácác tác phẩm nghệ thuật

Tác phâm “7m lý học sáng tao văn học” của tac giả M.Arnaudép [4],viện sĩ hàn lâm, một nhà bác học Bungari nôi tiếng Tác pham là công trình coban, tong kết những nghiên cứu của M Arnauđốp về các van đề tâm lý trongsáng tạo văn học nghệ thuật Trong tác phẩm, tác giả chú trọng đến quá trình bêntrong của sáng tạo nghệ thuật, một quá trình tâm lý — thâm mỹ - xã hội rat tinh

17

Trang 22

vi, tế nhị và cũng khá trừu tượng trong toàn bộ qua trình sang tạo nghệ thuật.Theo tác giả, quá trình sáng tạo nghệ thuật thực chất là quá trình người nghệ sỹtiếp nhận sự tác động của thế giới hiện thực một cách nhạy cảm va tinh tế nhất.

Sự tiếp nhận này được hỗ trợ bởi sự quan sát và cảm nhận tinh tế của người nghệ

sỹ chuẩn bị chất liệu cho sáng tác Đối với người nghệ sỹ tài năng, khi tiếp cậnvới thé giới, họ luôn thé hiện sự tập trung cao độ dé quan sat một cach chi tiét, ty

mi và toàn diện những gi đang diễn ra xung quanh ho Tác giả đã chứng minh

một cách thuyết phục về hệ thống luận điểm cho rằng bên cạnh sức tưởng tượng

và độ nhạy cảm, thì lý trí, có một sự tham gia to lớn vào việc xây dựng sáng tạo,

chúng xoắn quyện vào nhau trong một cấu trúc tinh thần mà ở đó, trí tuệ sẽ nângcao các hình anh đã chìm ngập đâu đó trong các ký ức dé tham gia vào các hình

tượng nghệ thuật.

Công trình “Bon bài giảng mỹ hoc” cua Ly Trạch Hậu do Tran Dinh Sử và

Lê Tam dịch [46] là công trình nghiên cứu chuyên sâu về mỹ học, về cái đẹp vànghệ thuật dưới góc độ triết học và tâm lý học Tác giả đã đi sâu vào vấn đề mỹcảm và chỉ ra quá trình sáng tạo nghệ thuật và khăng định nghệ thuật có vai tròquan trọng trong việc xây dựng tình cảm thâm mỹ ở con người Tác giả cũng đãchỉ ra ba giai đoạn của hoạt động sáng tạo nghệ thuật: giai đoạn chuẩn bị, giai

đoạn thực hiện và giai đoạn thành quả Trong các giai đoạn này, tác giả đã

phân tích về đặc điểm, vai trò, vị trí của các thành tố như cảm xúc, tình cảm,

ý thức thẩm mỹ, thái độ thâm mỹ, tri giác thâm mỹ trong việc đạt đến thành

qua của chủ thé thẩm mỹ Sự phân tích về hoạt động của chủ thé thắm mỹ là

cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu cơ chế tác động tâm lý đến quá trình sáng tạo

nghệ thuật.

Trong tác phẩm “Tâm lý văn nghệ mỹ học hiện đại ”[143] tác giả ChuQuang Tiềm cho rằng, trò chơi của trẻ con là bước đầu của sự sáng tạo nghệthuật, nó giống như nghệ thuật là dùng đến óc tưởng tượng sáng tạo Theo tácgiả tưởng tượng sáng tạo gồm có ba yếu tố quan trọng là: Lý trí, tình cảm vàtiềm thức Lý trí của người nghệ sỹ sẽ từ vô vàn những ý tưởng đã có sẵn thông

18

Trang 23

qua sự phân tưởng dé chọn lựa và liên tưởng dé xây dựng hình ảnh mới Tácdụng phân tưởng chuẩn bị cho sự sáng tạo, còn liên tưởng là thành quả của sựsáng tạo Theo tác giả, sự sáng tạo của nhà nghệ thuật cần phải căn cứ theo tinhcảm nhưng khoảnh khắc sáng tạo lại không thể nào giống như những tình cảm

nó đã sống qua, vì lẽ đó cần phải khách quan hoá tình cảm đó đi Quá trình sángtạo của người nghệ sỹ còn cần phải dựa vào linh cảm

Tác phẩm “Lao động nhà van” của A.Xtaylin [163, 164) là kết quả nghiêncứu của ông về quá trình sáng tác của nhà văn Trong tác phẩm này tác giả phảnbác lại luận điểm cho rằng quá trình sáng tác là nhờ cảm hứng mà không liên

quan đến các tố chất khác của người nghệ sĩ và phản bác lại những ý kiến cho

rằng không thể nghiên cứu về quá trình sáng tác vì nó là không giải thích được

và phi lý tính Theo ông, có được những kiệt tác nghệ thuật là bởi những cố gắngsáng tạo căng thang, cho răng lao động là cơ sở của sự xuất hiện cảm hứng Ôngkhông quan tâm tới việc phân tích các ý đồ sáng tác mà là cái gì đã nảy sinh ra ý

đồ đó, mức độ năng khiếu, trình độ văn hoá, kinh nghiệm sống đã tích luỹ và thế

giới quan của nhà văn.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Tác pham “Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển năng lực sáng tạo của con

người "của Nguyễn Ngọc Thu [139] đã phân tích những đặc trưng của văn hóa

thâm mỹ, bản chất của hoạt động sáng tạo, trong đó có hoạt động sáng tạo nghệ

thuật của con người Tác giả cho rằng văn hóa thâm mỹ tác động tới năng lựcsáng tạo của con người dưới ba phương diện sau đây: Văn hóa thâm mỹ là môi

trường của hoạt động sáng tạo; văn hóa thẩm mỹ tác động tới sự phát triển thégiới tinh thần của con người cả về ba mặt: tình cảm — cảm xúc, lý trí và ý chi; vaitrò của văn hóa thâm mỹ đối với sự gợi mở, sự phát huy đối với các năng lực gắnliền trực tiếp với hoạt động sáng tạo của con người là cảm hứng, tưởng tượng và

trực giác.

Tác pham “Cơ sở nghệ thuật ngẫu hứng ” của tac giả Phạm Duy Khuê [84]

nghiên cứu vai trò của tiêm thức, tưởng tượng, năng lượng tạo cảm xúc và linh

19

Trang 24

cảm trong hoạt động sáng tạo, trình diễn và thưởng thức nghệ thuật sân khấu,nhất là trong nghệ thuật ứng tác và ứng diễn của người diễn viên đóng vai trênsân khấu Nghệ thuật sân khấu là một loại hình nghệ thuật thuộc hoạt động tâm

linh (còn gọi là hoạt động tâm thức) của loài người, bất cứ một hình tượng nghệ

thuật được người diễn viên xây dựng trên sân khấu đều là sản phẩm của tiềmthức, tưởng tượng, linh cảm va cảm xúc Sáng tạo va biểu diễn ngẫu hứng chợtđến và thoắt đi, nhiều khi chính người diễn viên thực hiện sự ngẫu hứng ấy cũngkhông kịp nhận ra mình đang làm gì Tác giả cho rằng: “Nếu năng lượng điện

sinh học và sự phát sóng bức xạ của nó là phương tiện linh cam của con người

nghệ sỹ, thì tiềm thức và tưởng tượng là cơ sở của hoạt động tâm linh người

nghệ sỹ” [84 — tr 380].

Luận án “Chủ thé sang tạo cai đẹp trong nghệ thuật tạo hình ” của tác giaPhạm Thế Hùng bảo vệ năm 1996 [56] đã phân tích về các điều kiện bên trongquy định năng lực sáng tác của chủ thé sang tạo nghệ thuật, đặc biệt là người họa

sỹ Tác giả cho rằng, người nghệ sĩ là tài năng bâm sinh bao gồm khả năng quan

sát đặc biệt, họ không chỉ dừng lại ở mức độ quan sát bên ngoài mà phải đi sâu,

nam bat cái cốt lõi bên trong của vật thé, họ cần phải có trí tưởng tượng, sự liêntưởng phong phú giúp cho người nghệ sĩ tổ chức toàn bộ tác phẩm đến độ toànbích Tác giả còn khang định, khi sáng tạo, người họa sỹ phải có bản chất giàucảm xúc — day là phâm chat đầu tiên của sự sáng tạo Nếu không có cảm xúc đồnnén, mạnh mẽ, không yêu say đắm công việc mình muốn làm, đang làm, sẽ làmthì sẽ không có kết quả Người nghệ sĩ cũng phải được trang bị một mặt bằngkiến thức văn hóa tổng hợp Người nghệ sĩ càng đọc nhiều, hiểu rộng, xem nhiều

kênh văn hóa sẽ đón nhận được nhiều thông tin của thé giới văn minh - trí tuệ

thông minh, đầu óc sáng láng mới có thê tự tin tạo được bản lĩnh trong sáng tạo

nghệ thuật.

Bài viết “Một số luận điểm xuyên tac của mỹ học tu sản đối với sáng tạonghệ thuật "của tác giả Hoàng Việt đăng trong Thông báo Triết học số 21 năm 1987

20

Trang 25

[160] đã phân tích quan điểm của mỹ học tư sản hiện đại coi nghệ thuật không còn

là những hình tượng sinh động, cụ thé về cuộc song, ma là những “huyễn thoại ”

được giải thích một cách tuỳ tiện, nghệ thuật đó không được hiểu bằng lý trí màbăng trực giác, họ đối lập sự sáng tạo với việc phản ánh hiện thực của nghệ thuật.Sáng tạo nghệ thuật được coi như sản phẩm của sức mạnh thần bí, một sự tưởng

tượng kỳ diệu không liên quan đến hiện thực cả

Các công trình trên có tính chất chuyên sâu trong lĩnh vực triết học và tâm

lý học nghệ thuật, các tác giả đã phân tích bản chất và cấu trúc của hoạt động

sang tạo nói chung và hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói riêng,

1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và những vấn đề

đặt ra trong việc nang cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam

Về đối tượng sinh viên: Ö Việt Nam, đối tượng sinh viên cũng đã đượccác cơ quan chức năng như Trung ương Doan Thanh niên Cộng sản H6 ChiMinh, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh — Thiếu niên và Nhi

đồng của Quốc hội, Viện nghiên cứu Thanh niên, các trường đại học, cao đăng

và các tô chức thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liênhợp quốc (UNICEF) chon làm đối tượng nghiên cứu Các công trình nghiêncứu của các cơ quan, tô chức này đã dé cập tới van dé lý luận và thực tiễn căn

bản liên quan tới sinh viên Với mục đích nghiên cứu và góc độ nghiên cứu khác

nhau, những công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới lối sống, đạo đức củasinh viên hiện nay như Vấn dé xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều

kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ Triết học của

Hoàng Anh [2] ; Tim hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điềukiện kinh tế thị trường do Thái Duy Tuyên chủ biên [151]; Giáo duc lý tưởng

cách mạng cho thanh niên hiện nay của tac giả Phạm Dinh Nghiệp [112]; Giáo

dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay của tác giả Trần Sỹ Phán [119]; v.v Và gần đây nhất,

21

Trang 26

Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra chỉ thị số 2516/BGD&ĐT ngày 18/05/2007 vềviệc thực hiện cuộc vận động “Hoc fập và lam theo tắm gương đạo đức Hà ChíMinh” trong ngành giáo duc Có thé nói, van đề đạo đức và giáo duc đạo đức

cho sinh viên từ lâu đã được quan tâm và trong giai đoạn hiện nay, vấn đề lại

càng phải được quan tâm nhiều hơn nữa

Về thực trạng năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên nghệ thuật

Hội nghị khoa học của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã tổ chứcHội nghị với chủ đề Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa vào năm

2002 Các chuyên khảo của các nhà khoa học, nhà quản lý và giáo dục đã tập

trung bàn về thực tiễn hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động sáng tạo nghệthuật của thanh niên, sinh viên ở nước ta hiện nay Các số liệu được công bốtrong các chuyên khảo đã cho thấy thực trạng, sự biến đổi và sự phát triển của

thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng với các hoạt động sáng tạo văn hóa —

nghệ thuật Đây là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu về năng lực

sáng tạo nghệ thuật của sinh viên nói chung và sinh viên các trường nghệ thuật

nói riêng ở nước ta giai đoạn hiện nay.

Luận án “Rèn luyện bản lĩnh biểu diễn cho học sinh, sinh viên nhạc cụ cỗđiển phương Tây” của tác giả Nguyễn Bích Vân bảo vệ năm 2010 [158] Trong

luận án, tác giả cho rằng, đối với nghệ thuật biểu diễn âm nhạc có sự liên quan

chặt chẽ tới các yếu tô gắn liền với tâm sinh lý con người Đối với sinh viên, mặc

dù đã được đào tạo cân thận, đã luyện tập chăm chỉ, nhưng khi ra biểu diễn tại

nơi đông người, tại các sân khấu lớn, vẫn có em chưa đạt được sự an toàn về kỹthuật cũng như sự thể hiện tốt những cảm xúc âm nhạc Muốn rèn luyện bản lĩnhbiểu diễn, trước tiên sinh viên phải có năng lực biểu diễn tốt Từ đó, họ mới cóthể xây dựng cho mình một nền tảng kỹ thuật vững chắc, một khả năng thể hiện

âm nhạc phong phú Sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật sẽ tăng cường tâm lý tự tin,củng cô ý chí cho các em khi ra biểu diễn Các em còn phải rèn luyện cả về mặtkiến thức và kỹ thuật dé thể hiện tốt nội dung của tác phẩm, phong cách âm nhạc

22

Trang 27

tác giả, tác phâm qua các thời đại Đây chính là cơ sở để người nghệ sĩ tương lai

có sự độc lập,sáng tạo trong hoc tập va biểu diễn, từ đó dẫn tới sự hấp dẫn vàthuyết phục thính gia trong nghệ thuật biểu diễn

Cũng theo tác giả luận án này, vai trò của người thầy là yếu tố quan trọnghàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu dao tạo các thế hệ nghệ sĩ tương lai,

những người có bản lĩnh biểu diễn vững vàng, những nghệ sĩ tài năng cho đất

nước Người thay đã, đang và sẽ phải không ngừng học tập, nghiên cứu, đôi mới

và nâng cao phương pháp sư phạm để hướng dẫn, dìu dắt cho sinh viên cóphương pháp học tập, nghiên cứu, biểu diễn một cách khoa học Bên cạnh nhữngyêu cầu về năng khiếu âm nhạc, sinh viên còn cần được gia đình, nhà trường và

xã hội tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hình thành năng lực biểu diễn vàrèn luyện bản lĩnh biểu diễn Việc rèn luyện bản lĩnh biểu diễn cho sinh viên baogồm các yếu tố như việc rèn luyện cho các em có ý chí, sự say mê trong học tập

và biểu diễn, tạo cho các em sự chủ động, sự tự tin và ý thức sáng tạo trong nghệ

thuật biểu diễn âm nhạc Muốn rèn luyện bản lĩnh biểu diễn, việc đổi mới quy

trình đào tạo là một vấn đề mang tính tất yếu, khách quan Việc rèn luyện bản

lĩnh biểu diễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ở mặt bằng

chung cũng như trong đào tạo tài năng đỉnh cao, đào tạo nghệ sĩ hoà tấu thínhphòng và giao hưởng trình độ cao Việc tăng cường yếu tố thực hành giúp chosinh viên làm quen với các môi trường biểu diễn khác nhau có vai trò rất quantrọng đối với các em

1.3 Những công trình nghiên cứu về phương hướng và giải pháp nâng cao năng

lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam.

Tác giả B.E.Dakhava trong tác phẩm Nghệ thuật diễn viên [20] đã phântích một cách khoa học những quy luật chủ yếu của sự sáng tạo của diễn viên vàđạo diễn sân khấu, trên cơ sở đó tác giả nêu lên những nguyên tắc chủ yếu daotạo diễn viên trong trường sân khấu Tác giả cho rằng ở bat kỳ một trường sân

khâu nảo, đêu có hai nhiệm vụ chủ yêu đôi với môi học sinh Đó là tạo nên một

23

Trang 28

nhân cách sáng tạo và khai thác phát triển cái nhân cách sáng tạo đó Nhiệm vụthứ nhất bao gồm sự giáo dục về tư tưởng, chính trị, về thâm mỹ và về đạo đức

kỷ luật cho người diễn viên tương lai (đào tạo thế giới quan, khiếu thâm mỹ và

bộ mặt đạo đức) Nhiệm vụ thứ hai chủ yếu là phần đào tạo trình độ kỹ thuật

nghề nghiệp cho người diễn viên tương lai ấy Các môn học lý luận chính trịtrong nhà trường sẽ giúp sinh viên có được thé giới quan đúng đắn, có kha năngphân tích và hiểu được những vấn đề phức tạp nhất của sinh hoạt xã hội và chínhtrị, của tâm lý con người và của nghề biểu diễn sân khấu

Nhiệm vụ quan trọng nhất của việc giáo dục nghề nghiệp là dạy diễn viên

tự tạo lay những điều kiện cần thiết dé sáng tạo, phá bỏ những trở ngại về hình

thức và nội tâm cản trở con đường dẫn tới sáng tạo hữu cơ, mở đường cho sự

sáng tao Tác giả nhấn mạnh đến vai trò quan trong của người giảng viên day kỹthuật diễn viên Những giảng viên đó phải chịu trách nhiệm cả về sự tiến bộ tưtưởng và chính trị, về sự hình thành thế giới quan, đạo đức, về trình độ lý thuyết,

về các thói quen và khả năng tiếp thu đối với các môn học phụ trợ và về kết quảthuộc tất cả các môn học khác của diễn viên

Trên cơ sở nghiên cứu về sự phát triển của năng khiếu nghệ thuật, ảnhhưởng của môi trường xã hội, môi trường giáo dục, tác giả Trần Thanh Hiệp trongtác pham “Năng khiếu, tài năng và vấn dé tuyển chọn sinh viên điện anh” [49] đãnhấn mạnh sự lao động mê say, sự nỗ lực cá nhân của các năng khiếu và tải năng.Tác giả cho răng, điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường nghệthuật là chương trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đảm bảo cho giảng dạy vàthực hành cho sinh viên, đội ngũ giảng viên và van dé quan trọng nhất là phải phát

hiện được những năng khiếu phù hợp với các chuyên ngành nghệ thuật Các

trường nghệ thuật cần phải có nhận thức đúng về năng khiếu nghệ thuật và phải

xây dựng được hệ tiêu chí xác định năng khiếu nghệ thuật, các thầy cô giáo nghệ

sĩ cần có những đôi mắt xanh, tâm và tầm trong việc thực hiện những tiêu chí đó

dé có thê thực sự tuyển sinh được những năng khiếu nghệ thuật

24

Trang 29

Luận án tiến sỹ Sáng tao và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viêntrường Đại học Hang hải Việt Nam hiện nay [28] của Trần Việt Dũng đã phântích những yếu tố làm cơ sở dé nâng cao toàn diện năng lực sáng tạo của con

người Luận án đưa ra phương hướng nâng cao năng lực sáng tạo của con người,

trên cơ sở 3 yếu tố (bao quát toàn bộ nội dung hoạt động sáng tạo): yếu t6 thứ

nhất, sự hình thành ý tưởng, lời giải của van đề; yếu t6 thứ hai, động cơ thúc đây

chủ thé tiến hành hoạt động sáng tạo; yếu tô thứ ba, yếu tố vật chất và điều kiệnvật chất của hoạt động sáng tạo)

Trên cơ sở đó, tác giả luận án đưa ra các phương pháp chung nhằm nângcao năng lực sáng tạo của con người, bao gồm 9 phương pháp gộp thành 4nhóm: nhóm phương pháp chung dựa trên sự hình thành ý tưởng, lời giải của vanđề; nhóm phương pháp chung dựa trên động lực thúc đây chủ thể tiến hành hoạtđộng sáng tạo; nhòm phương pháp chung dựa trên yếu tô vật chất và điều kiệnvật chất của hoạt động sáng tạo; nhóm phương pháp chung dựa trên cả ba yếu tố

trên Trong đó, giáo dục - đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình

thành và phát triển năng lực sáng tạo của các cá nhân trong xã hội

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới tư duy trên lĩnh vực văn hóa là

một trong những chủ trương đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam Ngày

16/7/1998, Đảng đưa ra Nghị quyết chuyên đề về “Xây dung và phát triển nên

văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” khẳng định vai trò của vănhóa trong tiến trình lịch sử dân tộc và tương lai đất nước Nghị quyết số 23 —NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn họcnghệ thuật trong thời kỳ mới đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với sự nghiệpphát triển văn học, nghệ thuật Đối với sự nghiệp đào tạo văn hóa nghệ thuật,Nghị quyết đã chỉ rõ: “Máng cao chất lượng các trường đào tạo văn hóa nghệthuật; Hoàn thiện chương trình, nội dung, giáo trình rà soát, sửa đổi, bổ Sungcác chế độ chính sách đối với công tác đào tạo Có kế hoạch đào tạo, bồidưỡng ở nước ngoài các năng khiếu, tài năng văn học, nghệ thuật ” Cụ thé

25

Trang 30

hóa tinh thần của Nghị quyết, với mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng đảotạo văn hóa nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Đề án “Đổimới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Văn hóa nghệ thuật giaiđoạn 2011 — 2020 được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Dé án

tháng 7 năm 2011.

Mục tiêu của Đề án là nhằm đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống cáctrường đảo tạo văn hóa nghệ thuật, tạo sự đột phá và chuyển biến cơ bản về chấtlượng và quy mô đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực văn hóa

nghệ thuật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, sự

nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa

nhân loại; Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật và chuyên

ngành đào tạo nhằm góp phần đưa sự nghiệp đào tạo văn hóa nghệ thuật từngbước hội nhập quốc tế

Đề án cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ và những giải pháp cơbản dé thực hiện mục tiêu chung nói trên Trong các giải pháp mà đề án đưa ranhư đổi mới phương pháp tuyển sinh, đổi mới nội dung chương trình giảng dạy,đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng chuẩn hóa về chấtlượng thông qua tác phâm cụ thể; đánh giá quá trình phát triển tài năng để sớm

có biện pháp sàng lọc và áp dụng kịp thời những phương pháp đào tạo đạt chấtlượng cao đều là những giải pháp cấp thiết, quan trọng để nâng cao năng lực

sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

1.4 Những thành tựu cơ bản và van đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Qua trình bày khái quát các kết quả nghiên cứu của một số công trình tiêubiểu có liên quan đến đề tài luận án từ tác giả ngoài nước và trong nước, có cậpnhật những công trình khoa học mới được công bố gần đây cho thấy, nhìnchung, các công trình nghiên cứu trên xem xét ở những góc độ khác nhau vềkhái niệm, bản chất hoạt động nghệ thuật và năng lực sáng tạo nghệ thuật; cầu

26

Trang 31

trúc và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo nghệ thuật nói chung; đốivới nhóm đối tượng là sinh viên các trường nghệ thuật mới chỉ có một số công

trình nghiên cứu một sỐ yếu tô trong cau trúc năng lực sáng tạo nghệ thuật,

thông qua đó các tác giả đề xuất những giải pháp nhằm phát huy năng lực sángtạo dé nâng cao kết quả hoc tập của sinh viên Tuy nhiên, cho đến nay chưa cócông trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống dướigóc độ triết học vấn đề : “Nâng cao năng lực sang tạo nghệ thuật cho sinh viên

các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay”.

Những kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã có những đóng góp

to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm phát triển, nâng cao năng lựcsáng tạo nghệ thuật cho nhóm đối tượng đặc thù, những nghệ sỹ tương lai củađất nước đang theo học trong các trường nghệ thuật Các kết quả nghiên cứu củacác công trình trên đã trực tiếp giúp tác giả định hình về phương pháp tiếp cận,triển khai một vấn đề khoa học theo phạm vi nghiên cứu của đề tài Đây lànhững bài học quý giá, đáng trân trọng đối với tác giả trong nghiên cứu khoa

học.

Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ của luận án, kế thừa có chọn lọc những kếtquả đạt được, luận án tiếp tục giải quyết một số vấn đề sau:

vẻ ly luận, vấn đề năng lực sáng tạo nghệ thuật được các tác giả bàn tới ở

khía cạnh làm rõ vai trò của nghệ thuật tới khả năng sáng tạo của con người Tuy

nhiên vấn đề về cấu trúc của năng lực sáng tạo nghệ thuật của hoạt động sáng tạo

của những người nghệ sỹ thì chưa được tác giả nào bàn tới một cách có hệ thống.Đặc biệt vấn đề nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trườngnghệ thuật còn chưa được nghiên cứu luận giải thấu đáo Do vậy, vấn đề đặt ratrong luận án cần tiếp tục giải quyết là làm rõ bản chất nghệ thuật và cấu trúcnăng lực sáng tạo nghệ thuật, các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sáng tạo nghệ

thuật trên cơ sở đó vạch ra và luận giải được những giải pháp chủ yếu để nâng

27

Trang 32

cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

Về thực trạng, những khảo sát và đánh giá cụ thể về năng lực sáng tạo

nghệ thuật, các biện pháp nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật hiện nay chưa được làm rõ Do đó, khảo sát thực trạng, chỉ

ra được những van dé bat cập cần giải quyết dé nâng cao năng lực sáng tạo nghệ

thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng, nhằm cung cấp

cơ sở thực tiễn cho việc bổ sung, hoàn thiện va thực hiện các biện pháp dạy học

và giáo dục trong các nhà trường nghệ thuật dé nâng cao khả năng sáng tạo nghệthuật cho sinh viên một cách thiết thực và hiệu quả

Về giải pháp, đã có công trình nghiên cứu đề cập đến giải pháp nâng cao

hoặc bồi dưỡng, phát triển năng lực, năng lực sáng tạo trong một vài lĩnh vực nghệ

thuật như sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc nhưng chưa có những giải pháp trực tiếpnhằm nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở

Việt Nam Theo đó, luận án tiếp tục giải quyết vẫn đề xây dựng những giải pháp

nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt nam hiện nay.

Từ những vấn đề đặt ra trên đây tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm

sang tỏ trong dé tài luận án.

28

Trang 33

Kết luận chương 1Qua trình bày khái quát các kết quả nghiên cứu của một số công trình tiêubiểu có liên quan đến đề tài luận án từ tác giả ngoài nước và trong nước, có cậpnhật những công trình khoa học mới được công bố gần đây cho thấy, nhìnchung, các công trình nghiên cứu trên xem xét ở những góc độ khác nhau vềkhái niệm, bản chất hoạt động nghệ thuật và năng lực sáng tạo nghệ thuật; cầu

trúc và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo nghệ thuật nói chung; đối

với nhóm đối tượng là sinh viên các trường nghệ thuật mới chỉ có một số côngtrình nghiên cứu một số yếu tố trong cấu trúc năng lực sáng tạo nghệ thuật,thông qua đó các tác giả đề xuất những giải pháp nhằm phát huy năng lực sángtạo dé nâng cao kết qua học tập của sinh viên Tuy nhiên, cho đến nay chưa cócông trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống dướigóc độ triết học van đề : “Nâng cao năng lực sang tạo nghệ thuật cho sinh viên

các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay”.

Những kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã có những đóng

góp to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm phát triển, nâng caonăng lực sáng tạo nghệ thuật cho nhóm đối tượng đặc thù, những nghệ sỹtương lai của đất nước đang theo học trong các trường nghệ thuật Các kết quảnghiên cứu của các công trình trên đã trực tiếp giúp tác giả định hình vềphương pháp tiếp cận, triển khai một vấn đề khoa học theo phạm vi nghiên

cứu của đề tài Đây là những bài học quý giá, đáng trân trọng đối với tác giả

trong nghiên cứu khoa học.

29

Trang 34

Chương 2

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NGHỆ THUẬT VÀ NĂNG LỰC SANG

TẠO NGHỆ THUẬT CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG

NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY2.1 Lý luận về nghệ thuật

2.1.1 Bản chất nghệ thuật

Đã có thời kỳ rất dai trong lịch sử, nghệ thuật như một nhu cầu tự thân củađời sống con người, ra đời một cách tất yếu trong quá trình lao động Sau đó, khiphân công lao động xã hội hình thành, đời sống tỉnh thần của con người tương đốiphát triển, nghệ thuật dan dan trở thành một hình thức hoạt động độc lập, nhữngtác phẩm nghệ thuật đầu tiên ra đời (các bức vẽ, bài hát ) do những nghệ nhântrong xã hội sáng tác Từ thời Cé đại, ở phương Đông và phương Tây, các tácphẩm nghệ thuật đều giữ lại các cảm xúc của con người, thể hiện năng lực và tìnhcảm của con người Song khi giải thích bản chất của nghệ thuật thì có sự khácnhau rất lớn Những nhà thần học và những nhà triết học theo thế giới quan duytâm giải thích nghệ thuật khác với các nhà triết học theo theo thế giới quan duy

vật và duy vật biện chứng.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan và các nhà thần học từ thời cô đại, trung

đại, cận đại và hiện đại đều khẳng định rằng, nghệ thuật là sản phẩm của con

người lúc thần nhập Nhà triết học Platon cho răng: nếu nghệ thuật bắt chướcgiới tự nhiên là sự bắt chước không bản chất, bởi vì giới tự nhiên chỉ là vẻ bềngoài của thế giới chân thật và người nghệ sĩ không có tri thức thật đối với sự vậtđược miéu tả, sáng tạo nghệ thuật chủ yếu dựa vào linh cảm Theo Platon, nghệthuật là sự phản ánh của sự phản ánh, là hình ảnh của hai lần chiết quang, sáng

tác nghệ thuật không phải là một thứ kỹ nghệ mà là một thức linh cảm, nó là do

thần nhập: những bài thơ hay, thơ đẹp không có tính người, không phải là tácphẩm của con người, chúng có tính thần thánh va do than làm ra Nhà triết họcHeghen cho rằng nghệ thuật là sự cụ thể hóa ý niệm bằng hình tượng Quá trình

30

Trang 35

cụ thể hóa càng đầy đủ bao nhiêu thì nghệ thuật càng đẹp bấy nhiêu, cái đẹptrong nghệ thuật là cái có trước, cơ sở của nó năm trong ý niệm, ở tinh thần tuyệt

đối Sự phong phú của toàn bộ thế giới nghệ thuật là do ý niệm tạo thành Về

thực chất, ý niệm hay tỉnh thần tuyệt đối đều là sản phẩm của đầu óc con người,đều do con người tạo ra Quan niệm về nghệ thuật và khả năng sáng tạo nghệthuật như vậy chỉ là sự giải thoát tâm linh chứ không phải là sự tìm kiếm khoahoc Ban chat của cái đẹp — đối tượng sáng tạo nghệ thuật năm trong đời sống

xã hội, là một giá trị xã hội tồn tại thực tế chứ không phải là một giá trị hư ảo.Người nghệ sĩ tham gia hoạt động sáng tạo nghệ thuật là hoạt động tích cực để cải

biến tự nhiên, hoàn thiện xã hội và nâng cao năng lực xúc cảm cho con người.

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà đại diện là nhà triết học người Đức Cantơgiải thích rằng: nghệ thuật có nguồn gốc từ các trò chơi tưởng tượng của conngười Nghệ thuật là sản phẩm của các trò chơi cá nhân, nó không liên quan giđến đời sống xã hội Nghệ thuật thuần túy là cái không có quan hệ gì với đạođức, chính trị Nghệ thuật lao động là để kiếm sống, còn nghệ thuật trò chơi lànghệ thuật thuần túy Sáng tạo nghệ thuật là hoạt động tự do của trí tưởng tượng,của giác tính Canto đã quá nhắn mạnh đến năng khiếu tự nhiên mà chưa nhậnthấy ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với quá trình sáng tạo của nghệ sĩ, cái

mà lịch sử nghệ thuật đã chứng minh là cái chủ yếu trong sự kích thích khả năng

sáng tạo nghệ thuật.

Các nhà triết học duy vật từ thời cổ đại đến hiện đại đều cho răng, nghệthuật là sản phẩm của con người do hoạt động lao động mà có Nghệ thuật làhình thức bắt chước hoặc tái hiện cuộc sống của con người Thế kỷ V trướcCông nguyên, Đêmôcrit đã nêu ra thuyết “bat chước ” trong nghệ thuật dé giảithích về năng lực sáng tạo nghệ thuật Ông cho rằng, con người lúc đầu sống lệthuộc vao tự nhiên, nhưng rồi thông qua hoạt động lao động, con người dần dầntừng bước thay đôi cuộc sống và cách sinh hoạt của mình Démécrit đã nhìn thaynguồn gốc xã hội của năng lực sáng tạo nghệ thuật, sự phát huy sức mạnh về trí

31

Trang 36

tuệ, tình cảm bắt nguồn từ “dự thừa sinh lực”, khi con người được tự do, không

bị ràng buộc vào việc lao động chỉ dé thỏa mãn những nhu cầu vật chất của cơthé Nhà triết học thời Cổ đại Aritxtốt coi nghệ thuật là một hoạt động bat

chước Trong Nghệ thuật thơ ca, ông cho rằng: “ Sử thi, bi kịch cũng như hai

kịch và thơ ca ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền — tất

cả những cái đó nói chung là nghệ thuật bắt chước Bắt chước, dường như có hai

nguyên nhân, hơn nữa là hai nguyên nhân tự nhiên làm nảy sinh ra nghệ thuật

thơ ca Thứ nhất, sự bắt chước vốn sẵn có ở con người từ thuở nhỏ và con ngườikhác với động vật ở chỗ họ có tài bắt chước” [3, tr 54 -55] Tư tưởng đó của

Aritxtốt khang định rằng, sự thích thú thẩm mỹ không phải là một cái gì mơ hồ ở

thé giới các ý niệm hay ở thé giới siêu nghiệm, mà là sự quan tâm rất thực tế củacon người mong muốn đạt tới sự nhận thức, tức nghệ thuật là một trong những

hoạt động nhận thức của con người.

Trong thời kỳ Phục hưng, lý thuyết bắt chước đã trở thành nguyên lý phântích nghệ thuật phổ biến, và sự hưng thịnh của hình thức hội họa trong thời kỳnay là sự biéu hiện đầy đủ nhất tính thuyết phục của nguyên lý bắt chước Chính

nguyên lý này đã làm cơ sở của chủ nghĩa duy vat của mỹ học Tư tưởng coi

nghệ thuật như là một sự tái hiện thế giới hiện thực của chủ nghĩa duy vật thời

kỳ này đã góp phần xây dựng nên quan niệm đúng dan về đặc trưng của phảnánh nghệ thuật sau nảy Đến thế kỷ thứ XIX, sự quan tâm đặc biệt đối với van dénày gắn liền với sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong đó tiêu biểu là tư

tưởng mỹ học của Tsécnusépxki Cũng như các nhà mỹ học nhân bản khác, ông

coi cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ trong hiện thực Chỉ có cái đẹp phong

phú trong tự nhiên mới tạo ra sự phong phú của cái đẹp trong nghệ thuật Dé bao

vệ cho cái đẹp của hiện thực, nguồn gốc cái dep trong hiện thực, Tsécnusépxki

đã coi cái đẹp của hiện thực hơn han cái đẹp trong nghệ thuật Xuất phat từ quanđiểm này, ông nêu lên mục đích đầu tiên của nghệ thuật là miêu tả hiện thực.Người nghệ sỹ không được quay lưng lại hiện thực dé đi tìm cái đẹp trong tưởng

32

Trang 37

tượng mà phải tìm cái đẹp ngay trong cuộc sống Ông cho rằng, nghệ thuậtkhông chỉ là những sản phẩm tạo ra thế giới của những khoái cảm thâm mỹ, nócòn là một phương tiện quan trọng đối với nhận thức cuộc sống.

Như vậy, các nhà triết học có khuynh hướng duy vật đều cho răng nghệ

thuật có nguồn gốc từ hiện thực khách quan, và người nghệ sĩ giỏi là người cókhả năng bắt chước giống như trong tự nhiên Cái đẹp trong tự nhiên tỒn tại vô

cùng phong phú và sinh động nên dù người nghệ sĩ có khả năng của đôi ban tay,

của các giác quan thính nhạy trong việc bắt chước tự nhiên, có tâm hồn nhạycảm với cái thật, cái tốt, song nghệ thuật vẫn không thé mô tả cho thật giống với

lịch sử cụ thể, thấm nhuần những quan điểm đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, triết

học của thời đại Về phía người tiếp nhận, đọc sách, xem phim, xem diễnkịch là con người đang hòa nhập vào thế giới của tình cảm, tư tưởng, hòa nhậpvào cảm xúc của nhịp điệu, màu sắc, âm thanh của chủ thé sang tạo đem lại và

từ đó, tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, đạo đức, quan niệm của họ cũng biến đồi

theo “khuynh hướng” của chủ thé sáng tạo Chi với mục dich tác động vào tìnhcảm, tư tưởng của con người, nhằm truyền đạt cho con người những kiến thức,

sự đánh giá các hiện tượng xã hội đưa vào trong các hình tượng nghệ thuật độc

đáo, chỉ khi ấy mới hình thành tác phẩm nghệ thuật, và hoạt động nghệ thuật khi

ay mới là một “ý thức xã hội” (Mác) Ý thức xã hội này được xác định như là tồn

tại xã hội được nhận thức bằng nghệ thuật Tính đặc thù của sự phản ánh hiệnthực trong nghệ thuật được thể hiện thông qua quá trình con người đồng hóa thếgiới bằng phương thức thâm mỹ và được tập trung nhất trong hoạt động nghệ

33

Trang 38

thuật Bản chất của hoạt động nhận thức nghệ thuật với tư cách là sự tái hiện thếgiới hiện thực một cách đặc thù có thể xem như là một loại phản ánh — một loạihoạt động bằng cách mô hình hóa ý tưởng thành những sự vật, nhân vật Thựcchất mô hình hóa nghệ thuật được thé hiện như là sự xdy đựng lại (tái tạo) mộtcách sinh động, tao ra những cái tong tw, những hình ảnh, những con người về

hiện thực, nhưng những cái đó sống theo lý tưởng mà loài người mong muốn —

sự hoàn thiện về Chân — Thiện - Mỹ

Như vậy, là phương tiện nhận thức và biến đổi hiện thực, là hình thái ý thức

xã hội với đặc tính nhận thức và phản ánh hiện thực bằng hình tượng, nghệ thuật

mang những chức năng cao quý, tác động vào nhận thức và tình cảm con người một

cách đặc biệt Nghé thuật — là hình thái cao nhất của quan hệ thẩm my cua conngười với hiện thực, là lĩnh vực hoạt động tinh than đặc biệt được xã hội tạo nên déthể hiện và dé hình thành các quan điểm, các lý tưởng thẩm mỹ xã hội

2.1.2 Đặc trưng cơ bản của nghệ thuật.

Nghệ thuật phản ánh toàn bộ thế giới hiện thực có ý nghĩa đối với đời sống

của con người, mang tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người Nghệ thuật

khác với các hình thái ý thức khác ở chỗ, nghệ thuật phản ánh thế giới bằng hình

tượng mà nội dung chủ yếu của nó là một thế giới hình tượng do những nhà nghệ

sĩ tạo nên, và khi công chúng thưởng thức nghệ thuật cũng là thưởng thức các hình

tượng phản ánh trong tác phâm nghệ thuật Vì thế khi nói đến nghệ thuật tức là nóiđến phạm trù hình tượng Nghĩa rộng nhất của phạm trù hình tượng nghệ thuật dùng

dé chỉ đặc điểm chung về phương thức phan ánh đời sống của tất cả các loại hìnhnghệ thuật, dé phân biệt nghệ thuật với khoa học va các hình thai ý thức xã hội

khác Hình tượng nghệ thuật được biểu hiện qua nhiều cấp độ khác nhau — đó là

cấp độ vật chất, cấp độ tâm lý và cao hơn cả là cấp độ tư tưởng

Mỗi hình tượng nghệ thuật đều tồn tại thông qua những phương tiện vậtchất cụ thể như: ngôn ngữ (văn học), màu sắc (hội họa), âm thanh (văn

hoc) néu không được “vật chất hóa” bởi những vật liệu này thì hình tượng

không thể xuất hiện Đằng sau cái vỏ vật chất ấy, người ta nhận ra thế giới đời

34

Trang 39

sông khác nhau được biểu hiện gắn liền với những tình cảm, cảm xúc nghệ thuật.

Tuy nhiên, người nghệ sĩ khi xây dựng hình tượng nghệ thuật không chỉ dừng lại

ở mục đích truyền đạt lại cho người đọc, người nghe, người xem những tìnhcảm, cảm xúc của mình về đời sống mà hơn thế nữa, họ muốn gửi gắm trong đónhững thông tin về cuộc sống, những quan niệm, tư tưởng về cuộc sống Conngười cảm thụ, thưởng thức nghệ thuật cũng thông qua những biểu hiện của hìnhtượng nghệ thuật mà khám phá ra những chân lý của cuộc sống Đây chính là cấp

độ biểu hiện cao nhất của hình tượng — cấp độ tư tưởng, quan niệm nghệ thuật Cấp

độ này không biểu hiện ở những hình tượng cụ thể, đơn lẻ, mà chỉ bộc lộ trong hệthống hình tượng mang tính chỉnh thé, đó là toàn bộ tác phẩm nghệ thuật

Như vậy, hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật

nhằm phản ánh cuộc sống một cách sáng tao, bằng những hình tượng sinh động,cảm tính, cụ thể như bản thân đời sống, thông qua đó nhằm lý giải, khái quát vềcuộc sống gan liên với một ý nghĩa tư tưởng, cảm xúc nhất định, xuất phát từ lý

tưởng của nghệ sỹ

Trong một tác phâm nghệ thuật có nhiều hình tượng Các hình tượng ấykhông tồn tại đơn lẻ mà được đan kết với nhau thành một hệ thống mang tínhchỉnh thé bao gồm cả hai mặt nội dung và hình thức Do là hai phương diện chủ

yếu biểu hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng trong cả hoạt động sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật.

Nghệ sỹ sáng tạo ra một thế giới đời sông cụ thé, sinh động, thông qua đó

mà biểu đạt sự lý giải, sự đánh giá bằng cảm xúc, tư tưởng của mình đối với

cuộc sông Vì thế, nội dung của tác phẩm bao gồm nhiều phương diện, nhiều cấp

độ khác nhau, mà biểu hiện đầu tiên trực tiếp nhất là dé tdi Dé tài là đối tượngmiêu tả, là sự phản ánh trực tiếp những thế giới đời sống khác nhau trong tácphẩm Trong khi phản ánh cuộc sống, bao giờ tác giả cũng bộc lộ thái độ, sựđánh giá của mình đối với hiện thực thông qua việc tác giả, chú ý, tô đậm, khắcsâu, làm nồi bật những tinh cách, những phương diện, những quan hệ mà anh ta

cho là quan trọng và bức xúc của cuộc sông Đó là chu đề của tác phâm Thông

35

Trang 40

qua sự phản ánh cuộc song đó, tác gia thé hiện thái độ, sự đánh giá của mình vềcuộc sống Sự đánh giá này thường bộc lộ bằng cảm hứng khăng định hay phủđịnh, ca ngợi hay phê phán xuất phát từ một thé giới quan và một lý tưởng thẩm

mỹ nhất định Sự đánh giá cuộc sống đó mang tinh tu tưởng — đó là cấp độ biểuhiện cao nhất của nội dung tác phẩm — cấp độ quan niệm nghệ thuật (còn gọi là ýnghĩa tư tưởng của tác phẩm)

Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở của một loại chất liệu nào

đó (ngôn từ, màu sắc, gỗ đá, âm thanh ) Ngoài chất liệu, hình thức của tácphẩm phải được xây dựng từ thủ pháp, phương tiện nghệ thuật Các yếu tố trênphải được tổ chức, liên kết thành một chỉnh thé thống nhất, hoàn chỉnh, chi phốilẫn nhau, và chuyên tải được nội dung tác phẩm Hình thức của tac pham nghệthuật là một chỉnh thé thâm mỹ ton tại sinh động, cụ thể, không lặp lại, trong đóbao gồm nhiều yếu tố phụ thuộc và quy định lẫn nhau nhăm mục đích bộc lộ mộtnội dung cụ thể, xác định Quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm nghệthuật là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó, hình thức là biểu hiện của

nội dung, phải phù hợp với nội dung Sự phù hợp này cũng chính là tiêu chí dé đánh giá hình thức tác phẩm nghệ thuật.

Như định nghĩa trên đã phân tích, nghệ thuật là hình thái biéu hién cao

nhất mối quan hệ thâm mỹ của con người với hiện thực, do vậy, hơn bất cứ

một lĩnh vực nào khác, nghệ thuật có mối quan hệ đặc biệt đối với cái đẹp.

Nghệ thuật là hình thái cao nhất của sự đồng hóa hiện thực bằng thâm mỹ, lànơi ma những quy luật của cái đẹp được thể hiện một cách tập trung và điển

hình nhất Day là đặc trưng quan trọng nhất của nghệ thuật Trong tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp bộc lộ trên cả nội dung và hình thức Về nội dung, một tác

phẩm nghệ thuật là đẹp khi nó phản ánh một cách chân thật cái đẹp của tự

nhiên, đời sống xã hội và bản thân con người trong hiện thực cuộc sống Vẻ

đẹp dé nhận thấy nhất trong tác phẩm nghệ thuật chính là một chỉnh thé thẩm

mỹ sinh động và độc đáo được thể hiện thông qua hình thức của tác phẩm

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w