Luận án tiến sĩ Xã hội học: Vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng (Nghiên cứu trường hợp làng Hạ Thái, xã Duyên Thái và làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội)

206 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận án tiến sĩ Xã hội học: Vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng (Nghiên cứu trường hợp làng Hạ Thái, xã Duyên Thái và làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ THU HÀ

VÓN XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ TRONG SẢN XUẤT TIỂU THỦ

CÔNG NGHIỆP Ở CÁC LANG NGHE VUNG CHAU THOSONG HONG

(Nghiên cứu trường hợp lang Hạ Thái, xã Duyên Thái va làng

Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội)

Hà Nội - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ THU HÀ

VON XÃ HỘI CUA PHU NU TRONG SAN XUẤT TIỂU THỦ

CÔNG NGHIỆP O CÁC LANG NGHE VUNG CHAU THOSONG HONG

(Nghiên cứu trường hợp lang Ha Thái, xã Duyên Thai và lang

Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới

sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Tuấn Anh Các đữ liệu định tính và địnhlượng trong luận án này được tôi trực tiếp thu thập, giám sát quá trình thu thập ởcác địa bàn khảo sát và xử lý để đo lường và phân tích các nội dung nghiên cứumà đề tài đặt ra Kết quả nghiên cứu của luận án này hoàn toàn mới và không

trùng lặp với các nghiên cứu đã có Tôi xin cam đoan kết quả này hoàn toàn

trung thực và đáng tin cậy.

Tác giả

Phan Thị Thu Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh đã tận tình

hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Xã hội học, bộ

phan phụ trách đào tạo sau đại học của khoa Xã hội học, Ban Giam hiệu, phòng Dao

tạo sau đại học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện

giúp đỡ tôi trong công việc đề tôi có thê tập trung hoàn thành luận án.

Tôi xin cảm ơn Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Duyên Thái và xã Trát Cầu của

huyện Thường Tín, Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu

của luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, lãnh

đạo Viện Nghiên cứu Phụ nữ đã luôn tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình học

tập và nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cácbạn sinh viên đã luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học

tập và thực hiện luận án.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Nghiên cứu sinh

Phan Thị Thu Hà

Trang 5

MỤC LỤC

M.9)58)00/98:79)c 1 5DANH MUC BIEU DO 05 7(9001 8

1 Lý do chọn đề taie.cceccccccesceccesscssesssessessesssessessessscssessessessesssessessesssssessessesseessesseesees 8

2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tai ee ceccecsseccesessessseseeseseesessesevseserseeeeeees 9

2.1 Ý nghĩa khoa hỌC +52 ©5e+SE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEE21121121121121121111111 11x cre 92.2 Ý nghĩa thực tiỄN 5-55 CS EEEE111111211211 2111112112111 xe 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU - - 6 5< +2 S1 E** E+EESEEEkEkkesrkrerske 10

SN Muc Gich nghién COU nốốốốỐ 103.2 NAiGm ng 21 nốốốốẦố 10

4 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu - 2-2 2 2 s+x£++zszz+s+2 114.1 Đối tượng nghiÊH CUP eceececceccessesessessessessesesssssessessessessesssssessssssessessessessesseees 114.2 Khách thé nghién Clettecccccccccsscsscsscessessessesesssssssessessessessesssssessesssessessesseesesseaes 11

4.3 Phạm Vi nghiÊH CÍỨPH - ch tk TT TH HH HH HH nh 11

5 Cau hoi nghién UU iỶiÝỶÝ.5 12

6 Giả thuyết nghiên CỨ ¿- 2 ¿+ SE+SE+EE+EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrree 12

công nghệ sản xuất và gia công sản pham - 2-2 5c 2+Ek+E£EE2E2EEeEkerkeree 17

1.4 Hướng nghiên cứu về vốn xã hội trong huy động vốn tài chính 20

1.5 Hướng nghiên cứu về vốn xã hội của phụ nữ trong huy động nhân công 25

1.6 Hướng nghiên cứu về vốn xã hội trong tiêu thụ sản phâm 28

1.7 Những van đề luận án cần tập trung nghiên cứu -22cszzxz=s+ 30

Trang 6

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN

2.2.3 Hộ sản xuất tiểu thủ công nghiỆp -22- 255 SE2+E2EeEeEEerErrserkerreee 36

2.2.4 Sản xuất và quá trình sản XIẤT - 525 StStềESESEEEEEEEEEerkerkerkererkee 362.2.5 Tiểu, thủ công NQNIEP cesessecssesssesssesssesssesssssssssessssssssssssssecsssssssssecssecsessecssecs 37

2.2.6 Sản xuất tiểu thủ công NQNIED cescecceccessesseecsessessesssessessessessesssessessesssesseeseesees 37

2.3 Các lý thuyết vận dung trong luận án 2-2 s+++E++E+Eezkerxerxerseree 392.3.1 Ly thuyết vốn xã hội cceccecsesscessessesssessessessssssessessessssssssessessesssessessessessseeseesess 392.3.2 Lý thuyẾt vai fFÒ gÏỚi 5+5 St St EEEE‡EEEEEEEEEEEEEEE11211211211111111 1.1 xe 50

2.4 Phuong phap nghién CUU 0 3 542.4.1 Phương pháp phân tích tai HIỆM 5 5s SH ng, 54

VN ĐH, 7/006 8n n6 ố.ố.ốố e 55

2.4.3 Phuong pháp phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp -. - 552.4.4 Phuong pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi cececceccscescescessessesseseeseeseeseeseseessesees 562.5 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu -¿2-©2++++++2E++EE++Ext2EEtrkterkrsrxrrrecree 59

2.5.1 Huyện Thưởng Tin - ch HH HH Hư 59

2.5.2 Xã Duyên Thái và xã Tiên Phong :©2s©5e2cs2cxccxvcxsrxsreees 61

2.5.3 Làng nghệ Hạ Thái và làng nghề Trát Câu -cz©cz+cc+csrsecseee 62Chương 3 VON XÃ HOI CUA PHU NU TRONG QUÁ TRÌNH CHUAN BI

c0 66

3.2 Vốn xã hội của phụ nữ trong việc mua nguyên liệu sản xuất 66

3.2.1 Mang lưới xã hội của phụ nữ trong việc mua nguyên liệu G7

3.2.2 Lòng tin trong moi quan hệ giữa phụ nữ và người bán nguyên liệu 72

Trang 7

3.2.3 Quan hệ có di có lại trong mối quan hệ giữa phụ nữ và người ban nguyên

3.4 Vốn xã hội của phụ nữ trong huy động vốn tài chính -. :-s- 101

3.4.1 Mạng lưới huy động vốn tài chính của phụ nữt -. ©5e©ceccssc: 101

3.4.2 Lòng tin trong mối quan hệ của phụ nữ và người cho vay vốn tài chính 1133.5 Tiểu kết chương 3 -:- 22 + St+SE2EE2EEEEEEEE21121127171211211 1121 1.eErrre 119

Chương 4 VON XÃ HOI CUA PHU NỮ TRONG TO CHỨC SAN XUẤT

TIEU THU CONG NGHIEP 00 121

AL Dan nlp cecceccccssecsessesseseseseesecseeseesecsesssssesussssesseesesssanesueseeseeseeseeseaneansaesess 121

4.2 Vốn xã hội của phụ nữ trong huy động nhân công sản xuắt - 1214.2.1.Mạng lưới xã hội của phụ nữ và việc huy động nhân công cho sản xuất

4.2.2 Lòng tin trong mối quan hệ của phụ nữ và người lao động 1324.2.3 Quan hệ có di, có lại trong mối quan hệ giữa phụ nữ và lao động bên

39/27 PEER- ÓÖ 138

4.3 Vốn xã hội của phụ nữ trong thuê gia công sản xuất - 5s: 144

4.3.1 Mạng lưới xã hội cua phụ nữ và việc thuê gia công sản xuất 1454.3.2 Lòng tin và quan hệ có di, có lại trong mỗi quan hệ giữa phụ nữ và người

nhẬH Zi CÔHg nh TT HH Hà Hà HH TT Thi HH Hưng 149

4.4 Tiểu kết chương 4 2- 2+ 2+ E+EESEE2E12E197171121127171711211211 111.1 crxeE 157Chương 5 VON XÃ HOI CUA PHU NU TRONG TIEU THU SAN PHAM 159

l0 -⁄⁄⁄<<‹1£:D 159

5.2 Mạng lưới khách hang của phụ nữ hai làng nghề 2-2 255552 159

Trang 8

5.3 Lòng tin của phụ nữ trong mối quan hệ với khách hang quan trọng 1685.4.Quan hệ có đi, có lại trong mối quan hệ giữa phụ nữ và các khách hàng 1825.5 Tiểu kết chương 5 ¿- ¿52+ EEEEEE1211211211211 1111111111111 1e re 184KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHHỊ, 2-2 2+ £+EE+£E+£E£+EE£EE+rxzEezrxrrxee 186

cổ 8 186

2 Khuyén nghii Bngdaá 1901881200807984 0 À 19400/117 -:ÕÖ:Œ HH 194Ting AMD â : ÔÒỎ 195

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 2 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học của phụ nữ ở hai làng nghề 59

Bang 3 1 Mối quan hệ của phụ nữ Trát Cầu với người bán nguyên liệu 71

Bang 3 2 Mối quan hệ của phụ nữ Hạ Thái với người bán nguyên liệu 72

Bảng 3 3 Cách mua nguyên liệu phố biến theo địa bàn khảo sát 74

Bảng 3 4 Cách thức thanh toán tiền nguyên liệu theo mối quan hệ của phụ nữ vàngười bán nguyên liệu thứ nhất 2-2 s+E£+E2EE+EE£EEZEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrrer 78Bảng 3 5 Cách thức thanh toán tiền nguyên liệu theo nhóm tuổi của phụ nữ 79

Bảng 3 6 Hồi quy logistic dự đoán ảnh hưởng của số năm sản xuất và số lao độngthuê ngoài đến việc thanh toán tiền mua nguyên liệu - 2 2 22 +2 80Bang 3 7 Hồi quy logistic dự đoán tác động của hoạt động duy trì mỗi quan hệ vớingười bán nguyên liệu đến khả năng gặp trường hợp không tốt về nguyên liệu 87

Bảng 3 8 Người truyền đạt kỹ năng nghé nghiép/bi quyết sản xuất cho phụ nữ 91

Bảng 3 9 Người quyết định áp dụng kỹ thuật/công nghệ mới -. -96

Bảng 3 10 Người giới thiệu/giúp đỡ kỹ thuật/công nghệ mới theo dia ban khảo sat¬— 97

Bảng 3 11 Người quyết định mua máy móc/công nghệ sản xuất mới 100

Bảng 3 12 Các nguồn vay vốn sản xuất của phụ nữ hai địa bàn khảo sát 104

Bảng 3 13 Hồi quy logistic dự đoán tác động của sự tham gia các tổ chức chínhthức đến khả năng vay vốn tài chính từ các tổ chức chính thức - 107

Bang 3 14 Hồi quy logistic dự đoán tác động của số lao động thuê bên ngoài và sốtuổi của phụ nữ đến khả năng vay vốn tài chính từ ngân hàng thương mai 108

Bang 3 15 Tình trạng tham gia “chơi họ” của phụ nữ 55555 s+<<s+s<s+s 109Bang 3 16 Nguồn vốn nghĩ đến đầu tiên khi có khó khăn về vốn - 111

Bang 3 17 Người đứng ra vay vốn san xuất ở hai địa bàn khảo sát - 112

Bang 3 18 Người quyết định sử dụng vốn vay ở hai địa bàn khảo sát 112

Bảng 3 19 Việc trả lãi và thế chấp tài sản khi vay vốn của phụ nữ hai địa bàn khảoii d‹ a4 4 4i 116

Bang 3 20 Hình thức giao dịch giữa phụ nữ và người cho vay vốn - 117

Bang 4 1 Số lượng người lao động trung bình trong một hộ sản xuất ở hai làngTIghỀ 2G 5c St TS 1E 1211211 21111111111111 11111111111 T1T11 111111111 1101.11.1101 122Bảng 4 2 Người thân tham gia sản xuất ở Hạ Thái và Trát Cầu - 124

Bảng 4 3 Sự tham gia các hoạt động sản xuất của các thành viên trong gia đình"— (7 133

Bang 4 4 Các hoạt động duy trì mối quan hệ với người lao động ở hai địa bàn khảo0Ô 141

Bang 4 5 Hồi quy logistic dự đoán ảnh hưởng của “thưởng cho nhân công khi họ

làm tốt” tới khả năng “gặp khó khăn từ người lao động” -¿-2 55+: 143

5

Trang 10

Bang 4 6 Những người được thuê gia công sản pham theo địa bàn khảo sát 148

Bang 4 7 Hình thức thỏa thuận với người nhận làm gia công ở hai địa ban khảo sát

— Ô 151

Bảng 4 8 Các hoạt động duy trì mối quan hệ của phụ nữ với người nhận gia công

theo dia ban 04a 154Bang 5 1 Loại hình của khách hang theo dia bàn khảo sát «+ 160Bảng 5 2 Những khách hàng là người bên ngoài làng của phụ nữ hai địa bàn khảo0 163Bảng 5 3 Người giới thiệu khách hàng cho phụ nữ hai địa bàn khảo sát 167

Bảng 5 4 Người quyết định mối quan hệ với khách hàng theo cách thức tạo dựng

mạng lưới khách hang - - +5 + 3311331139 E#EEEEEESSEEErEEkrtrrrrkrrerrrrrkre 168

Bang 5 5 Cách thức chuyền hàng của phụ nữ ở Hạ Thái và Trát Cầu 173

Bảng 5 6 Cách thức thanh toán của khách hang theo dia bàn khảo sát 174

Bảng 5 7 Cách thức cam kết với khách hàng của phụ nữ theo địa bàn khảo sát 178Bảng 5 8 Cách thức cam kết với khách hàng của phụ nữ hai địa bàn khảo sát theo

loai hinh khach hang 0 179

Bảng 5 9 Người đã từng không trả tiền hang cho phụ nữ hai địa bàn khảo sat 181

Bảng 5 11 Các hoạt động duy trì mối quan hệ với các khách hàng quan trọng của

phu nit hai dia ban s00 na 183

Bang 5 12 Các hoạt động duy trì mối quan hệ với các khách hàng quan trong theo

Gia ban 41901 184

Trang 11

DANH MỤC BIEU ĐỎ

Biểu đồ 3 1 Số lượng cửa hàng bán nguyên liệu cho phụ nữ trong 12 tháng qua

theo địa bàn khảo sát 2c E2 201111111 22301111110 111g 11H 68

Biểu đồ 3 2 Người quyết định mối quan hệ với người bán nguyên liệu 73

Biểu đồ 3 3 Cách thanh toán tiền nguyên liệu thường gặp của phụ nữ theo 76

Biểu đồ 3 4 Cách thức cam kết khi mua chịu nguyên liệu của phụ nữ 83

Biểu đồ 3 5 Các hoạt động duy trì mối quan hệ với người bán nguyên liệu 85

Biéu đồ 3 6 Người giới thiệu hoặc giúp đỡ dé có kỹ thuật/công nghệ ở hai địa bànor 0 95

Biéu đồ 3 7 Người giới thiệu/giúp đỡ dé mua máy móc/công cụ sản xuất 99

Biểu đồ 4 1 Việc tham gia sản xuất của các con theo số con của phụ nữ 125

Biểu đồ 4 2 Số lượng người lao động đã thuê trong 12 tháng qua - 127

Biểu đồ 4 3 Mạng lưới thuê nhân công của phụ nữ . . -:-2- 55+: 129Biểu đồ 4 4 Cách thức tìm người lao động ở hai địa bàn khảo sát - 131

Biểu đồ 4 5 Thời gian làm việc trung bình một ngày của các thành viên gia đình"— 134

Biểu đồ 4 6 Cách thức thỏa thuận với người lao động của phụ nữ 136

Biểu đồ 4 7 Những khó khăn từ phía người lao động ở hai địa bàn khảo sát 137

Biểu đồ 4 8 Các hoạt động duy trì mối quan hệ với người lao động của phụ nữ theocác mạng lưới khác nhaU - - 5 5% x x19 1v nh nh HH nh 142Biểu đồ 4 9 Ly do thuê mạng lưới gia công của phụ nữ -: -:-+: 154

Biểu đồ 4 10 Các hoạt động duy trì mối quan hệ với người nhận gia công của phụlì Ố.ố.ồ.Ề.ồẦ 154Biểu đồ 5 1 Loại hình khách hàng của phụ nữ ¿2 s+s+£++£zz£zxezxez 160Biểu đồ 5 2 Mạng lưới khách hàng của phụ nữ - 5 s+5s+s++£zz£zzxezxeẻ 163Biểu đồ 5 3 Cách thức tìm kiếm khách hang của phụ nữ - 2: 165Biểu đồ 5 4 Người quyết định mối quan hệ với khách hang - 167

Biểu đồ 5 5 Cách thức đặt hang của các khách hàng -2- 5252 s52 172Biểu đồ 5 6 Cách thức thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn với phụ nữGUOC MOt NAM DA 176

Biểu đồ 5 7 Cách thức cam kết của khách hàng với phụ nữ - : 171

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Vốn xã hội là một chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở

các lĩnh vực khác nhau Mỗi ngành khoa học xem xét vốn xã hội dưới những góc

nhìn của mình nhằm khám phá bản chất, các thành tô và ảnh hưởng tích cực và tiêu

cực của nó ở các cấp độ xã hội, tổ chức và cá nhân Việc vận dụng vốn xã hội trongtất cả các lĩnh vực đã mang đến nhiều lợi ích Trong đó, đối với lĩnh vực kinh té,

vốn xã hội đã được coi là một “mắt xích bị mất” (missing link) trong sự phát triểnkinh tế khi thiếu vắng trong các mô hình tăng trưởng kinh tế trước đây Tuy nhiên,sau này nhiều nhà kinh tế đã khang định vốn xã hội có thé giúp huy động các nguồnlực thúc đây và tạo ra các thành tựu kinh tế ở các quốc gia [Woolcock, 1998;

Woolcock, 2001; Woolcock & cộng sự, 2000; Mašerinsklenẻ & Aleknaviéiite,

2011] Trong một nghiên cứu về vốn xã hội đối với kinh tế hộ gia đình ở Indonesia,Gootaert (1999) đã chỉ ra vốn xã hội mang lại lợi ích lâu dài đối với các hộ gia đình

bằng việc tạo điều kiện tiếp cận tín dụng xóa đói giảm nghèo Nhà chính trị học

người Mỹ Fukuyama (2002) đã nghiên cứu các doanh nghiệp ở Mỹ Latinh và thấyrằng vốn xã hội đã hỗ trợ nhiều người vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủngkhoảng kinh tế Ở các hoạt động kinh tế, vốn xã hội là chuẩn mực thúc đây sự hợp

tác và giảm chi phí giao dịch giữa các bên liên quan [Eukuyama, 2001] Từ những

phát hiện về vai trò của vốn xã hội trong kinh tế của nghiên cứu đi trước, tác giảluận án đặt ra vấn đề nghiên cứu cần tìm hiểu là vốn xã của các cá nhân, cụ thé làngười phụ nữ trong phát triển kinh tế Cho đến nay, không có nhiều nghiên cứu đề

cập đến vốn xã hội của phụ nữ trong hoạt động kinh tế một cách riêng biệt Các tác

giả chủ yếu bàn về vốn xã hội của khách thé nói chung mà không có sự phân táchtheo giới Ở những nghiên cứu đề cập riêng vốn xã hội của phụ nữ thường tập trung

vào vốn xã hội của phụ nữ trong phát triển nghề nghiệp nói chung, một số các lĩnh

vực như kinh doanh, nông nghiệp [Nuria Gonzalez-Alvarez & Vanesa

Solis-Rodriguez, 2011; Cetin & cộng sự, 2016, Padmaja & Bantilan, 2005; Mupetesi &

cộng sự, 2012; Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2012] Khi tìm hiểu một số khía cạnh liên

Trang 13

quan, các nghiên cứu chỉ ra mạng lưới xã hội của phụ nữ có quy mô nhỏ hơn nam

giới [Gonzalez-Alvarez & Solis-Rodriguez, 2011] Bên cạnh đó, mạng lưới xã hội

của phụ nữ mang tính chất co cụm, dựa vào các mạng lưới đồng dạng, thân thiết

như gia đình, bạn bẻ, hàng xóm [Padmaja & Bantilan, 2005; Mupetesi & cộng sự,

2012] Việc tham gia các tô chức chính thức ngoài cộng đồng của phụ nữ còn thấp

[Mupetesi & cộng sự, 2012] Nghiên cứu của Woodley (2012) cũng khẳng định ở

nơi làm việc phụ nữ thường tham gia các nhóm cùng giới tính và ở vị trí thấp hơn

nam giới [Woodley, 2012] Đó là những rào cản đối với phụ nữ khi muốn cải thiệnvị trí, thăng tiến nghề nghiệp, xóa đói giảm nghéo, nâng cao đời sống kinh tế hộ gia

đình Mặc dù vậy, vốn xã hội mà phụ nữ có được đã giúp họ tiếp cận các nguồn lực

kinh tế như thông tin, tín dụng, phương tiện lao động Điều đó phần nào giúp họkhang định và nâng cao vị thé trong gia đình và ngoài cộng đồng Như vậy, mặc dùmột số nghiên cứu có tìm hiểu về vốn xã hội của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tếnhưng vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn chưa đượcnhắc đến Bên cạnh đó, Hạ Thái và Trát Cầu là hai làng nghề có lịch sử lâu đời củahuyện Thường Tín, Hà Nội Phụ nữ là lực lượng lao động chính thực hiện sản xuấtra các sản phẩm sơn mài và chăn, ga, gối, đệm ở hai làng nghề này Chính vì vậy,tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vấn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ

công nghiệp ở các làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng (Nghiên cứu trường hợplang Hạ Thái, xã Duyên Thái và làng Trát Cau, xã Tiền Phong, huyện Thường

Tin, Hà Nội)” nhằm mở rộng sự hiểu biết về vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất

tiêu thủ công nghiệp ở các làng nghé Trên cơ sở những phát hiện từ số liệu thu thập

trên thực tế, nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những quan điểm lý thuyết đã cóvề vôn xã hội cũng như đưa ra một số khuyến nghị nâng cao vai trò của vốn xã hộicho phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án này góp phần mở rộng hiểu biết về vốn xã hội của phụ nữ trong sảnxuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề thông qua việc chỉ ra thực trạng về vốn xã

Trang 14

hội của phụ nữ và việc vận dụng vôn xã hội đê huy động các nguôn lực cân thiệt

cho qua trình sản xuât ra các sản phâm tiêu thủ công nghiệp Từ đó, luận án khái

quát một sô quan diém lý thuyét vê van đê nói trên.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Y nghĩa thực tiễn của luận án được thể hiện ở hai khía cạnh Thứ nhất, luậnán mang lại cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao về vốn xã hội của phụ nữ và việc sửdụng vốn xã hội trong quá trình sản xuất tiêu thủ công nghiệp Đó là cơ sở quan

trọng để các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định phù hợp trong lĩnh

vực kinh tế nói chung và dành riêng cho phụ nữ Thứ hai, từ các phát hiện nghiên

cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực cũng như hạn

chế các mặt tiêu cực của vốn xã hội đối với hoạt động phát triển kinh tế của phụ nữ

ở các làng nghề Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảophục vụ hoạt động giảng dạy một số môn học: xã hội học đại cương, xã hội học

kinh tế, xã hội học giới và xã hội học văn hóa.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là đem lại một sự hiểu biết tương đối có hệ

thống và cập nhật , từ góc nhìn xã hộ ¡ học, về vai trò của vốn xã hội của phụ nữtrong quá trình tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng châu thé sông Hồng trong

giai đoạn hiện nay Bên cạnh đó, nghiên cứu còn hướng tới đề xuất một số khuyếnnghị để tăng cường những mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của vốn xã hộitrong quá trình sản xuất tiêu thủ công nghiệp của phụ nữ ở các làng nghề.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé thực hiện mục đích trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ cụ thê sau đây:

- Phân tích việc sử dụng vốn xã hội của phụ nữ trong quá trình chuẩn bị sản

xuất tiêu thủ công nghiệp trên các phương diện : mua nguyên liệu; tiếp thu kỹ năng,

áp dụng kỹ thuật, công nghệ và huy động vốn tài chính.

10

Trang 15

- Tìm hiêu việc sử dụng von xã hội của phụ nữ trong quá trình tô chức sản

xuât tiêu thủ công nghiệp qua việc huy động nhân lực sản xuât và thuê gia công sản

- Làm rõ quá trình sử dụng vôn xã hội của phụ nữ đôi với việc tiêu thụ cácsản phẩm tiêu thủ công nghiệp.

4 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiêu thủ công nghiệp ở các làng nghề

vùng Châu thé sông Hồng.4.2 Khách thể nghiên cứu

Những phụ nữ đã kết hôn, đang là chủ hộ hoặc vợ của chủ hộ sản xuất tiéu

thủ công nghiệp ở hai làng nghề Trong luận án, nữ chủ hộ hoặc vợ của chủ hộ sản

xuất tiểu thủ công nghiệp tham gia khảo sát được gọi chung là “phụ nữ”.

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vì nội dụng nghiên cứu: Luận án hướng tới nghiên cứu vôn xã hộicủa phụ nữ trong quá trình sản xuât, bao gôm ba giai đoạn: chuân bị sản xuât, tôchức sản xuât và tiêu thụ sản phâm.

- Về địa bàn nghiên cứu: Luận án khảo sát thực địa tại làng nghề sản xuấtsơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái và làng nghề sản xuất chăn, ga, gối, đệm Trát Cầu,

xã Tiền Phong, huyện Thường Tín Đây là hai địa bàn trong có truyền thống sản

xuất nghề tiêu thủ công lâu đời Đồng thời, phụ nữ ở hai làng nghề là lực lượng lao

động khá đông đảo tham gia vào các quá trình sản xuất.

- Về thời gian thu thập thông tin trên địa bàn: Nghiên cứu thực địa nhằm thu

thập thông tin phục vụ luận án được thực hiện từ thang 1 năm 2016 đến tháng 6

năm 2017.

11

Trang 16

5 Câu hỏi nghiên cứu Ộ ‹ „ ;

Phu nữ ở hai làng nghê Hạ Thái va Trat Câu đã vận dụng v ôn xã hội (cu thê

là mạng lưới xã hội, lòng tin, và sự có đi có lại ) như thé nào trong qua trình chuẩn

bị sản xuất, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất tiêu thủ côngnghiệp trên các phương diện : mua nguyên liéu , tiếp thu kỹ năng , áp dụng kỹ

thuật/công nghệ, huy động vốn tài chính, huy động nhân lực sản xuất, thuê gia công

sản xuât và tiêu thụ sản phâm?

Các loại vốn xãhội của phụ nữ, bao gồm von xã hội co cụm vào trong và

vốn xã hội vươn ra bên ngoài , đã được vận dụng như thế nào trong quá trình chuẩnbị sản xuất, t6 chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất ở hai làng

nghé Ha Thái và Trát Cầu trên các phương diện : mua nguyên liệu, tiếp thu kỹ năng,

áp dụng kỹ thuật /công nghệ, huy động vốn tài chính , huy động nhân lực sản xuất,

thuê gia công sản xuất và tiêu thụ sản phẩm?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Von xã hội (cụ thê là mạng lưới xã hội , long tin, va sự có di có lại ) của phụ

nữ ở hai làng nghề Hạ Thái và Trát Cầu đã có những tác động tích cực lẫn những hệquả tiêu cực trong quá trình chuẩn bị sản xuất, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm của các hộ sản xuất tiêu thủ công nghiệp ở hai địa phương này trên cácphương diện: mua nguyên liệu, tiếp thu kỹ năng , áp dụng kỹ thuật /công nghệ, huy

động vốn tài chính, huy động nhân công sản xuất , thuê gia công sản xuất và tiêu thụ

sản phâm.

Nếu vốn xã hội co cụm vào trong được phụ nữ hai làng nghề Hạ Thái và Trát

Cau vận dụng trong quá trình mua nguyên liệu, tiếp thu kỹ năng , áp dụng côngnghệ/kỹ thuật thì vốn xã hội vươn ra bên ngoài lại được họ vận dụng đối với việctiêu thụ sản phẩm Trong khi đó, cả vốn xã hội co cụm vào trong lẫn vốn xã hội

vươn ra bên ngoài được phụ nữ hai làng nghề Hạ Thái và Trát Cầu vận dụng dé phat

triên vôn tài chính, huy động nhân công và thuê gia công sản xuât.

12

Trang 17

7 Khung phân tích

Làng nghề Hạ Thái và Trát Cầu

Đặc điểm hộ sản xuất (Số thế

hệ, số con, số năm sản xuất,

đăng ký kinh doanh )

Quá trình tô chức sản xuât:

- Huy động nhân công san

- _ Thuê gia công sản xuât

————}| Quá trình tiêu thụ sản phẩm

Khung phân tích ở trên định hướng việc triển khai nội dung nghiên cứu của luận án

cụ thé như sau: Thứ nhát, vôn xã hội của phụ nữ ở hai làng nghề được phân tích trên

ba phương diện: Mạng lưới xã hội, lòng tin và sự có đi có lại giữa phụ nữ ở các làng

nghề này và những người liên quan đến họ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm Thứ hai, tác giả luận án sẽ xem xét ba thành tố này của vốn xã hội trong ba

- Bôi cảnh kinh tê, xã hội,

văn hóa của hai làng

- _ Đặc điêm của sản xuât tiêu

thủ công nghiệp ở hai làng

13

Trang 18

giai đoạn của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề _, bao gồm: Quá trìnhchuẩn bị sản xuất, quá trình sản xuất, và quá trình tiêu thụ sản phẩm Trong mỗi qua

trình đó, tác giả luận án sẽ làm rõ tác động tích cực và tiêu cực của các thành tố của

vốn xã hội đối với những hoạt động cụ thé , bao gồm: mua nguyên liệu ; tiếp thu kỹnăng, áp dụng kỹ thuật , công nghệ: huy động vốn tài chính ; huy động nhân công:

thuê gia công sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Thi ba, tac giả cũng chú ý đến sự ảnhhưởng của một số đặc điểm nhân khẩu học xã hội và đặc điểm hộ sản xuất của phụ

nữ ở hai làng nghề đối với vốn xã hội của họ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp.Thứ tw, khung này cũng định hướng tác gia phân tích vốn xã hội của phụ nữ trong

sản xuất tiêu thủ công nghiệp ở hai làng nghề Ha Thái và Trát Cầu _ Trong đó, tác

giả luận án chú ý đến bối cảnh của hai làng này bao gồm những đặc điểm chung vềkinh tế, văn hóa, xã hội và các đặc điểm của quá trình sản xuất tiêu thủ công nghiệp

ở hai nơi này Ba điểm này sẽ định hướng cho tác gia trong việc triên khai các nội

dung của luận an.

8 Cấu trúc của luận án

Luận án được cấu thành bởi ba phần chính gồm: Mở đầu, Nội dung, Kết luận

và khuyến nghị Phần nội dung bao gồm 5 chương, trong đó Chương 1 sẽ tong quan

các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Chương 2 trình bày cơ sở lý

luận, phương pháp nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu Chương 3 phân tích vốn xãhội của phụ nữ trong các hoạt động chuẩn bị sản xuất, cụ thể là mua nguyên liệu,tiếp thu kỹ năng, áp dụng kỹ thuật, công nghệ và vay vốn tài chính Chương 4 bàn

về vốn xã hội của phụ nữ trong tổ chức sản xuất tiêu thủ công nghiệp, bao gồm huy

động nhân công và thuê gia công sản xuất Chương 5 của luận án quan tâm đến vốnxã hội của phụ nữ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

14

Trang 19

Chương 1 TONG QUAN VE VAN DE NGHIÊN CUU

1.1 Dẫn nhập

Do nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học ở nhiêu lĩnh vực, sô

lượng nghiên cứu về vốn xã hội khá đồ sộ từ nghiên cứu lý thuyết đến nhữngnghiên cứu thực nghiệm Tác giả luận án quan tâm đến các nghiên cứu về vốn xãhội trong hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất tiểu thủ công nghiệp dé năm đượcvan đề nghiên cứu đã được các tác giả đi trước đề cập đến ở mức độ nao Từ đó,luận án sẽ chọn lựa và kế thừa kết quả các nghiên cứu, là cơ sở dé tìm hiểu nhữngnội dung chưa hoặc ít được bàn đến Phần tổng quan dưới đây sẽ trình bày về vốnxã hội nói chung và vốn xã hội của phụ nữ theo các khâu sản xuất: Chuẩn bị nguyênliệu; Tiếp thu kỹ năng, áp dụng kỹ thuật và công nghệ sản xuất; huy động vốn tài

chính; thuê mướn nhân công; tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dé phù hợp với

các nội dung thực tiễn mà tác giả tìm hiểu Có thể thấy, các nghiên cứu nói tới vốnxã hội trong các công đoạn sản xuất tiêu thủ công nghiệp còn hạn chế Do đó, phầntổng quan này không chỉ đề cập đến các nghiên cứu về tiểu thủ công nghiệp mànhững nghiên cứu về quá trình sản xuất nói chung của các doanh nghiệp nhỏ, siêu

nhỏ hoặc các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ở nông thôn dé phủ hợp với quy mô

sản xuất phô biến ở hai làng nghề khảo sát Ở mỗi công đoạn sản xuất, tác giả tìm

hiểu các nghiên cứu di trước đã phát hiện von xã hội có từ đâu, được sử dụng ra sao

đê các chủ thê có được những nguôn lực cân thiệt cho sản xuât.

1.2 Hướng nghiên cứu về vốn xã hội trong chuẩn bị nguyên liệu sản xuất

Tác giả Nguyễn Vũ Quỳnh Anh (2015) có một nghiên cứu về thực trạng sửdụng và vai trò của vốn xã hội trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vừa vànhỏ của ba làng nghề đồng bằng sông Hồng là: làng nghề gốm sứ Bát Tràng (BắcNinh), làng nghề mộc Hữu Bang (Thạch Thất, Hà Nội), làng nghé tái chế kim loại

màu Văn Ô, Xuân Phao (Văn Lâm, Hưng Yên) Giữa doanh nghiệp và người bánnguyên liệu có sự tin tưởng lẫn nhau nên phương thức giao dịch tương đối thuận

tiện Đa sô chỉ gọi điện mua nguyên liệu đê cửa hàng mang đên, làm giảm thời gian

15

Trang 20

và chi phí tìm và thu mua nguyên liệu sản xuất Đặc thù của làng nghề ở nông thôn

Việt Nam là sư tương trợ lẫn nhau Các doanh nghiệp chịu sự ràng buộc, quy định

của cộng đồng làng xã về cách thức ứng xử trong cuộc sống và hoạt động sản xuất,

kinh doanh [Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2015]

Tác giả Birley (1985) đã đề cập đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồngnghiệp đối với người kinh doanh về nguyên liệu thô, trang thiết bị, không gian,người lao động Điều đó đặc biệt quan trọng đối với người bắt đầu khởi sự kinh

doanh ở một thị trường mới [Birley, 1985].

Shresha (2015) quan tâm đến vấn đề xây dựng vốn xã hội trong quan hệ hợp

tác sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Nepal Những người tham gia cùng nhómnông nghiệp đã hỗ trợ nhau khi các thành viên gặp khó khăn về nguyên liệu sản

xuất như phân bón và hạt giống [Shrestha, 2015].

Nghiên cứu của Abenakyo & cộng sự cho thấy những hộ gia đình có vốn xãhội cao huy động được nhiều tài sản như các đồ dùng gia đình (quần áo, giường tủ,

bản ghế), các tai sản hữu hình (xe đạp, xe máy, dai phát thanh, điện thoại di động,điện thoại), công cụ sản xuất (cuốc, rìu, máy bơm phun, xe rùa) và gia súc Vốn xã

hội cao hoặc thấp trong nghiên cứu được các tác giả quy ước số lượng các nhóm, tô

chức ma hộ gia đình đó tham gia [Abenakyo & cộng sự, 2007].

Trong nghiên cứu của Siberge & cộng sự (2017), việc mua và tông hợp mộtsố nguyên liệu thô có thé khó khăn cho một doanh nhân Đối với các doanh nghiệpvi mô, họ sẽ lấy vật liệu từ trang trại của đồng nghiệp Bởi vì những người này cóthể trồng các vụ khác nhau để có nguyên liệu tổng hợp ở những thời điểm khác

nhau của năm Chắng hạn, một số loại cây hàng năm như ngô không có sẵn nếutrước mùa vu, họ có thé thay thế bằng cây lâu năm (như lá chuối) Bên cạnh đó, họ

có thé tận dụng trang trại của bạn bè, các thành viên trong gia đình mở rộng và cácnhà máy chế biến thực phâm dé có được nguyên liệu thô cho phân bón hữu cơ.

[Siberge & cộng sự, 2017].

16

Trang 21

Nghiên cứu của Huse (2014) cho thấy những doanh nghiệp sản xuất bia thủcông ở Na-uy thường dựa vào một mạng lưới chính thức hoạt động tốt (well-functioning) để nhập các nguyên liệu từ nhà cung cấp nước ngoài Bởi vì thị trườngnguyên liệu sản xuất bia không được thiết lập tốt ở Na-uy Tuy nhiên, sau đó họ đã

bắt đầu sử dụng các nguyên liệu từ địa phương để tạo nên tính độc đáo cho sản

phẩm [Huse, 2014].

Như vậy, các nghiên cứu đã cho thấy có vốn xã hội tồn tại trong quan hệgiữa người sản xuất và người bán nguyên liệu Điều đó được phản ánh qua phươngthức đặt hàng thuận lợi và không mất thời gian là gọi điện thoại Một số tác giả đãchỉ ra người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người cùng cộng đồngsản xuất đã hỗ trợ, giúp đỡ nguyên liệu cho người sản xuất trong giai đoạn khởi sựkinh doanh hoặc gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào Vốn xã hội cao (được tính

bang số lượng các tổ chức trong cộng đồng mà thành viên trong gia đình tham gia)

là lợi thê đê người sản xuât huy động công cụ lao động và nguyên liệu sản xuât.

1.3 Hướng nghiên cứu về vốn xã hội trong tiếp thu kỹ năng sản xuất, áp dụng

công nghệ sản xuât và gia công sản phâm

Trương Thị Nga đã nghiên cứu vốn xã hội ở một vùng ven đô của thành phốHà Nội Các gia đình làm cùng nghề trong làng thường xuyên học hỏi và chia sẻ,truyền đạt kinh nghiệm cho những người trong mạng lưới xã hội mình quen biết đểcùng làm ra những sản phâm có chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng Việc giúpđỡ nhau về kiến thức, kinh nghiệm chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm bạn bè với 38,5%

[Trương Thị Nga, 2013].

Nghiên cứu của Teshome & cộng sự (2011) bàn về lợi ích phi kinh tế mà

các hiệp hội tự nguyện mang lại cho phụ nữ ở Ethiopia Nghiên cứu chỉ ra rằngcác thành viên hiệp hội nhận được những lợi ích về xã hội cao hơn kinh tế Cụ

thể, phụ nữ tham gia các hiệp hội giúp tăng cường mối quan hệ, sự đoàn kết với

người dân địa phương Họ cũng được củng cé sự tự tin vào ban thân và lòng tinđối với cộng đồng Khi gặp khó khăn hay có người thân/họ hàng qua đời, họ

17

Trang 22

được các thành viên khác giúp đỡ, giảm sự căng thăng, buồn đau Những hiệphội này không giúp đỡ các thành viên về tiền bạc, tín dụng hay tín chấp ngânhàng Tuy nhiên, phụ nữ được học hỏi và cung cấp thông tin từ những thành viêncó trình độ học van, vị thé kinh tế xã hội khác nhau Mặc khác, không hỗ trợ vốn

vay, phụ nữ trong các hiệp hội được hỗ trợ về nguyên liệu và lao động [Teshome

& cộng sự, 201 1].

Nghiên cứu của Shrestha đã cho thấy các thành viên hợp tác cá nhân

(individual cooperative members) tiếp cận với công nghệ và thông tin Khi họ thămcác trang trại của người khác, họ có thê thấy các thành viên khác đang làm thứ gì đómới mẻ Họ học được từ kinh nghiệm của người khác và cố gắng sử dụng kiến thứcvà kỹ năng họ đã quan sát khi sản xuất ở trang trại của họ Khi tham gia vào các tô

chức tự nguyện, các thành viên học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của các thànhviên khác và những người hiểu biết Họ thường tìm kiếm lời khuyên từ những thành

viên có kinh nghiệm nếu gặp vấn đề gì trong làm ăn Đặc biệt người đứng đầu giúp

đỡ các thành viên truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho các thành viên khác

và thiếu sự tương tác trực tiếp với chính quyền địa phương và các thiết chế khác.

Bên cạnh người thân và họ hàng, những người nông dân được khảo sát còn tiếp thuđổi mới công nghệ từ những người hàng xóm Họ được nghe công nghệ từ hàng

xóm hoặc nhìn bản thử nghiệm trong trang trại của hàng xóm [Hoàng & cộng sự,

18

Trang 23

Abenakyo & cộng sự (2007) đã nghiên cứu vốn xã hội và sinh kế của các giađình nông dân ở Uganda Họ đã phát hiện ra các hộ gia đình có vốn xã hội trungbình và cao thường có kỹ năng giải quyết vá dé tốt, giúp đỡ người khác giải

quyết van dé sản xuất nông nghiệp, có khả năng nghiên cứu và thử nghiệm cáccông nghệ khác nhau Kiến thức và kỹ năng của họ do sự tương tác và chia sẻgiữa họ và các thành viên trong một mạng lưới hoặc giữa các mạng lưới Vốn xã

hội cao hoặc thấp trong nghiên cứu được các tác giả quy ước số lượng các nhóm,

tô chức mà hộ gia đình đó tham gia Vốn xã hội là một cái khung hỗ trợ việc họctập thông qua sự tương tác theo chiều ngang và chiều đọc trong các mạng lưới

[Abenakyo & cộng sự, 2007].

Theo nghiên cứu của Silberg & cộng sự (2017), những doanh nghiệp sản

xuất phân bón hữu cơ thuê lao động dé thực hiện các công việc biến nguyên liệu

thô thành phân bón như nghiền nguyên liệu thô, trộn/sục khí, sàng phân và đóng

gói Thỉnh thoảng những quá trình này đòi hỏi có nhiên liệu và điện nếu sử dụng

máy móc Tuy nhiên, lao động vẫn mang tính chất quyết định Thực hiện cáccông đoạn này đòi hỏi kiến thức và kỹ năng mới sản xuất phân bón hữu cơ cóchất lượng Do đó, họ cần thông tin liên quan đến tỷ lệ tổng hợp các nguyên liệuthô Các chủ doanh nghiệp có thê biết được điều đó từ nhân viên am hiểu hoặccác đồng nghiệp có kinh nghiệm trong nông nghiệp hoặc các ngành liên quan.Các tác giả khăng định học tập xã hội như vậy có thể nâng cao kỹ thuật chế biến

sản phâm, đôi mới quy trình, đôi mới dịch vụ và quản lý Đông thời, nghiên cứu đã19

Trang 24

tìm hiểu vai trò của các mạng lưới xã hội đối với việc đổi mới của các doanh

nghiệp Các mạng lưới bao gồm: gia đình hoặc bạn bè thân, đối tác công việc, hiệp

hội người sản xuất và các tô chức khác Kết quả cho thấy, vai trò của các mạng lướixã hội này tương đối nhỏ Trong các mạng lưới xã hội mạnh nhất của người sản

xuất là mối quan hệ với gia đình và bạn bè thân thiết, gần gũi, tin cậy và sẵn sàng

chia sẻ thông tin [Brata, 2011].

Huse (2014) đã nghiên cứu vai trò của vốn xã hội trong quá trình phát triển

các nhà máy bia ở Nauy Trong giai đoạn đầu, chủ doanh nghiệp xây dựng và mởrộng mạng lưới nghề nghiệp phi chính thức để tiếp thu công thức chế biến và sự tưvấn trực tiếp nhằm tránh các sai xót trong quá trình vận hành Đó là những người đã

có kinh nghiệm sản xuất bia thủ công [Huse, 2014].

Có thê thấy, các nghiên cứu đã chỉ ra mạng lưới mà người sản xuất thườnghọc hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trước hết là những người làm cùng nghề nghiệp Họcó thể quan sát hoặc trao đôi trực tiếp cách thức sản xuất của người khác và áp dụng

cho các hoạt động của mình Bên cạnh đồng nghiêp, người cùng mạng lưới nghề

nghiệp, người thân trong gia đình, họ hàng và hàng xóm đã có sự hỗ trợ người sản

xuất khi có van đề về kỹ thuật Ngoài ra, các nghiên cứu còn dé cập đến vai trò củacác tô chức, hiệp hội mà người sản xuất tham gia với tư cách là thành viên Họ họchỏi kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, công nghệ sản xuất từ những thành viên khác cókiến thức, kinh nghiệm cao hơn Là thành viên của các tô chức, họ có cơ hội đượctham dự các lớp tập huấn về sản xuất.

1.4 Hướng nghiên cứu về vốn xã hội trong huy động vốn tài chính

Các nghiên cứu đã tìm hiểu việc huy động vốn tài chính phục vụ sản xuất

của các chủ thé khác nhau như: hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cácdoanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ Những nguồn vốn khá đadạng nhưng quan trọng nhất là mạng lưới những người thân trong gia đình và bạnbè thân thiết.

20

Trang 25

Nghiên cứu của Trương Thị Nga (2013) tại một xã thuộc huyện Gia Lâm, Hà

Nội đã chỉ ra vai trò của vốn xã hội trong huy động vốn tài chính trong sản xuất củangười dân nơi đây Đối với sản xuất tiêu thủ công nghiệp, các hộ gia đình chủ yếu

dựa vào các mạng lưới quen biết như anh em họ hàng, làng xóm thân cận, ngườiquen, bạn bè trong làng dé vay vốn khi cần nguồn lực này ở các công đoạn sản xuất.Bên cạnh đó, không chỉ vay vốn, ở địa phương này còn diễn ra hình thức chung vốn

giữa anh em họ hàng (23,1%) [Trương Thị Nga, 2013].

Cũng nghiên cứu vốn xã hội của hộ sản xuất ở nông thôn, Nguyễn Thị ÁnhTuyết & cộng sự (2015) đã khăng định tính hữu ích của vốn xã hội trong huy động

vốn tài chính phát triển ngành thủ công mỹ nghệ Cụ thể, bạn bè và họ hàng là

nguồn vốn vay quan trọng thứ hai sau Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Đây là nguồn vốn hiệu quả trong trường hợp đột xuất hoặc khó tiếp cận với

các nguồn vốn khác Họ hàng cũng hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình sản xuất kinh

doanh Họ sống trong không gian gần và hay gặp gỡ, tiếp xúc, đã quen biết nhau

trên 3 năm Bên cạnh đó, sự hỗ trợ vay vốn từ các tô chức chính trị xã hội không

cao, ké cả cho vay trực tiếp hay tin chấp Các tác giả chỉ ra điểm hạn chế của vayvốn từ ngân hàng thương mại khi hộ sản xuất phải thế chấp số đỏ, nhà cửa Một sốhộ sản xuất gặp khó khăn vì không có số đỏ, nhà cửa đã nhờ họ hàng đã thé nhờ

họ hàng, người thân bảo lãnh dé vay vốn tư nhân [Nguyễn Thị Ánh Tuyết & cộng

sự, 2015].

Trong nghiên cứu của Shrestha (2015), việc tham gia nhóm nghề nghiệp đãgiúp cho các hộ sản xuất nông nghiệp có cơ hội tiếp cận với tín dụng vi mô Đâycũng là lý do chính tham gia nhóm của nhiều người Những thành viên thỉnh thoảng

có thê vay tiền của nhau do đã có sự tin tưởng lẫn nhau [Shrestha, 2015].

Trong nghiên cứu của Padmaja & Bantilan (2005) việc tham gia một số

nhóm phi chính thức ở địa phương như nhóm tự lực (SHs), nhóm tín ngưỡng pooja,

nhóm tiết kiệm tín dụng đã giúp phụ nữ một bang miền Tây Ấn Độ khẳng định

được vị thế của mình trong gia đình và ngoài cộng đồng Những phụ nữ gặp nhiều

21

Trang 26

bắt lợi về kinh tế như không có đất, thuộc bộ lạ thiểu số tham gia nhóm tư lực détiép can cac nguồn lực như thông tin, tín dụng, công cụ lao động, phương tiện, hatgiống Ở một số nhóm mà phụ nữ tham gia, các thành viên sẵn sang chung dé giúpnhau trả các món nợ dài hạn, đầu tư cho sản xuất Việc tiếp cận thông tin, tín dụng,

các nguồn tài sản chung của cộng đồng của phụ nữ trở nên dễ dàng hơn [Padmaja &

Bantilan, 2005]

Tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2013) đã mô tả một cách thức huy động vốn taichính khá phô biến ở nhiều nơi thuộc khu vực Bắc Trung Bộ _ Do là tín dụng xoayvòng dựa trên lòng tin giữa các cá nhân có mối quan hệ họ hàng hoặc làng xóm Cuthé, một nhóm người tập hợp với nhau dé cùng tích lũy tài chính Các thành viêntham gia đều phải đóng góp một khoản tiền nhất định cho một người nắm giữ vào

một thời điểm đã cùng thống nhất với nhau trước đó Từng thành viên lần lượt sẽđược nhận số tiền do các thành viên còn lại góp vảo Số tiền được nhận đã giúp

nhiều hộ gia đình giải quyết các công việc quan trọng, trong đó có đầu tư và mở

rộng sản xuất, kinh doanh [Nguyễn Tuấn Anh, 2013].

Ở các doanh nghiệp, các nghiên cứu đã nhấn mạnh tam quan trọng của vốnxã hội trong huy động vốn khởi nghiệp với những người mới bắt đầu kinh doanh

cũng như giúp các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Thông qua tìm hiểu các câu chuyện của một số doanh nhân trẻ, Turner &Nguyen (2005) đã khang định mối quan hệ gia đình, họ hang và bạn bè giúp ho

vượt qua khó khăn trong giai đoạn thành lập và mở rộng doanh nghiệp Ngược lại,

những mối quan hệ bên ngoài từ mạng lưới xã hội khác không giúp ích nhiều chocác doanh nhân trẻ Không chỉ từ gia đình hạt nhân, từ bố mẹ, anh chị em ruột họcòn nhận được sự hỗ trợ tiền bạc từ gia đình mở rộng, họ hàng Mạng lưới xã hộigồm các bạn thân cũng ủng hộ một số doanh nhân nhưng họ sẽ không dựa vào

mạng lưới này khi có nhu cầu về vốn tăng Các tác giả nhận định những giao dịch

kinh tế trong mạng lưới gia đình, họ hang dựa trên tính trách nhiệm, sự có di có lại,phần thưởng và mong đợi giữa các bên [Turner & Nguyen, 2005].

22

Trang 27

Huy động vốn khởi nghiệp cũng được nhắc đến trong một nghiên cứu về vốn

xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ của Appold & Nguyen Quy Thanh (2004) Theo

kết quả nghiên cứu, một số doanh nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ từ gia đình trực

tiếp và gia đình mở rộng gần đó [Appold & Nguyen Quy Thanh, 2004].

Trong một nghiên cứu khác về doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam,Nguyễn Quý Thanh (2005) đã chỉ ra gia đình là nguồn vốn xã hội quan trọng trongphát triển kinh tế của các doanh nghiệp ở Việt Nam và Hàn Quốc Nhiều doanhnhân Hàn Quốc được các thành viên gia đình hỗ trợ vốn khởi nghiệp và vốn lưu

động Bên cạnh gia đình, bạn bè cũng là nguồn quan trọng để những người kinhdoanh nhỏ vay vốn khởi nghiệp Sự giúp đỡ của gia đình giúp cải thiện tình trạngthiếu vốn từ thị trường vốn chính thức Tuy nhiên, nếu sống xa nhau, các chủ doanhnghiệp ở Hàn Quốc ít nhận được sự giúp đỡ của gia đình Ngược lại, sự hỗ trợ này

có vẻ phổ biến hơn ở Việt Nam Sự chia sẻ lao động giữa các thành viên trong gia

đình ở Hàn Quốc cũng không nhiều như ở Việt Nam do tình trạng thiếu hụt laođộng nơi đây [Nguyễn Quý Thanh, 2005].

Tác giả Nguyễn Vũ Quỳnh Anh (2015) có một nghiên cứu về ra thực trạngsử dụng và vai trò của vốn xã hội trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vừa

và nhỏ của ba làng nghề đồng bằng sông Hồng là: làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Bắc

Ninh), làng nghề mộc Hữu Băng (Thạch That, Hà Nội), làng nghé tái chế kim loạimàu Văn Ô, Xuân Phao (Văn Lâm, Hưng Yên) Với việc huy động vốn vay, doanh

nghiệp sử dụng uy tín của mình nói chung và người đứng đầu Các doanh nghiệp

chủ yếu vay của người thân vì vay ngân hàng cần theo thủ tục phức tạp, có tài sảnthé chấp Những người cho vay là người thân tin chắc rang họ sẽ được trả lại nếu

không sẽ bị người thân, họ hàng chê cười, tây chay người vay [Nguyễn Vũ Quỳnh

Anh, 2015].

Brown & cộng sự (201 1) tìm hiểu về van đề sử dụng vốn xã hội dé huy độngvốn tài chính của các doanh nghiệp siêu nhỏ ở Châu Phi Nghiên cứu cho thấy cácdoanh nghiệp rất ít khi vay các quỹ tiết kiệm hoặc các cơ quan cho vay chính thức

23

Trang 28

mà nguồn vay đầu tiên là gia đình và bạn bè thân thiết Sự vay mượn này được thựchiện dựa trên lòng tin và sự hiéu biết lẫn nhau giữa người cho vay và người vay Gia

đình và bạn bè có thé đánh giá đặc điểm va khả năng tài chính của người vay, tránhmất thời gian không cần thiết vào giảm chỉ phí giao dịch Nghiên cứu cũng đề cập

đến nhóm tín dụng xoay vòng ở Kenya gồm các thành viên là bạn bè, họ hàng hoặc

hàng xóm của nhau Số lượng trung bình của nhóm tin dụng này là 15,8 thành viên,

thường gặp nhau theo định kỳ theo tuần hoặc theo tháng dé đóng tiền tiết kiệm cho

một thành viên trong nhóm Họ có thê sử dụng tiền này để khởi nghiệp, phát triểnsản xuất, kinh tế [Brown & cộng sự, 2011].

Kappus (2012) đã quan tâm đến vai trò của vốn xã hội mà phụ nữ Rwanda cóđược từ việc tham gia nhóm nghé nghiệp trong quá trình sản xuất thủ công nghiệp.

Nghiên cứu thực địa cho thấy, ly do kinh tế chính là nguyên nhân phổ biến nhất

khiến họ tham gia và gắn bó với nhóm nghề nghiệp Bởi vì tham gia các nhóm họđược tiếp cận các khoản vay tiền và hỗ trợ về tài chính Chăng hạn, họ có thể mượntiền của nhóm hoặc các thành viên khác khi có nhu cầu Điều đó đặc biệt quan trọng

trong bối cảnh Rwanda ít ngân hàng [Kappus, 2016].

Nghiên cứu của Huse (2014) đã bàn đến các doanh nghiệp ủ bia trong giaiđoạn thành lập Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của gia đình trongviệc hỗ trợ vốn tài chính cho các chủ doanh nghiệp Nếu không có sự giúp đỡ củanhững người thân như bố mẹ, họ khó có thể huy động đủ số vốn cần thiết cho sự

vận hành kinh doanh [Huse, 2014].

Kozan & Akdeniz (2014) đã nghiên cứu sự phát triển của các doanh nghiệpnhỏ và thấy rằng chủ các doanh nghiệp thường dựa vào những người trong nhóm(in-groups) hơn là ngoài nhóm (out-groups) khi có nhu cầu được hỗ trợ tài chính Ởđây thiếu vắng những liên kết yếu (weak ties) đối với sự phát triển và đổi mới của

các doanh nghiệp nhỏ [Kozan & Akdeniz, 2014].

So với các khâu sản xuât khác, vôn xã hội trong huy động vôn tài chính đượcnhiêu nhà nghiên cứu quan tâm nhât Qua các nghiên cứu, chúng ta thây răng mạng

24

Trang 29

lưới huy động vốn của các hộ sản xuất và doanh nghiệp nhỏ khá đa dạng Tuynhiên, tập trung vào những người thân và quen biết như gia đình hạt nhân và mởrộng, họ hàng, làng xóm, bạn bè Không chỉ cho vay vốn trực tiếp, những người này

còn giúp đỡ bang cách bảo lãnh, cho mượn số đỏ thé chấp ngân hàng Vai trò của

mạng lưới thân quen nổi bật trong trường hợp đột xuất, khó tiếp cận với các nguồnvốn khác, giai đoạn khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, nguồn

huy động vốn còn có các tô chức chính trị xã hội hay các nhóm phi chính thức như

nhóm nghề nghiệp Ngoài ra, một số nghiên cứu đề cập đến hình thức tín dụng xoay

vòng có cơ sở là lòng tin giữa những người tham gia.

1.5 Hướng nghiên cứu về vốn xã hội của phụ nữ trong huy động nhân công

Nghiên cứu của Trương Thị Nga (2013) về vốn xã hội trong một cộng đồng

ven đô Hà Nội đã bàn đến vốn xã hội trong một số hoạt động sản xuất Về mặt nhân

lực, nghiên cứu đã chỉ ra người dân Yên Thường thường hợp tác, giúp đỡ nhau

trong sản xuất dựa trên niềm tin và quan hệ có đi có lại trong mạng lưới xã hội quen

biết [Trương Thị Nga, 2013].

Nguyễn Thị Ánh Tuyết và cộng sự (2015) đã tìm hiểu vốn xã hội trong huyđộng nguồn lực cho sản xuất Tuy nhiên, các tác giả nhận định do vốn xã hội cocụm nên việc hợp tác sản xuất chưa thực sự phô biến ở nông thôn Người dân còn e

ngại mở rộng các quan hệ xã hội, liên kết hợp tác sản xuất, kinh doanh [Nguyễn ThịÁnh Tuyết và cộng sự, 2015].

Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở miền bắc Việt Nam trong nghiên cứu của

Appold & Nguyen Quy Thanh (2004) đã đề cập đến việc sử dụng các mối quan hệxã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở miền bắc Việt Nam dé tuyên dụng lao

động, vay vốn, nguyên liệu, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm Một số doanh

nghiệp đã tận dụng nhân công là các thành viên trong gia đình, có khoảng dưới 60%

thành viên hộ gia đình làm việc trong doanh nghiệp, 16% trẻ em trong độ tuôi 6 đến

15 tham gia lao động với người lớn Những nhân công này không được trả lương

bang tiền mặt Với những nhân công không thuộc gia đình trực tiếp (immediate

25

Trang 30

family), nhiều người là họ hàng hoặc do người khác giới thiệu [Appold & Nguyen

Quy Thanh, 2004].

Nghiên cứu của Turner & Nguyen (2005) chỉ ra trong các doanh nghiệp được

khảo sát, những người thân trong gia đình còn trực tiếp tham gia vào các hoạt độngcủa doanh nghiệp như những nhân công Sự tin tưởng lẫn nhau tạo điều kiện thuậnlợi cho công việc làm ăn Tuy nhiên, các tác giả còn chỉ ra mặt trải của von xã hộico cụm, của việc đặt lòng tin vào những người thân thiết Đó là tình trạng lừa đảo,thất thoát kinh tế của một số nhân công có quan hệ trong gia đình mở rộng Ngoàira, những lao động này có thé chưa đủ trình độ, kỹ năng cần thiết cho các vị trí làmviệc Vì có mối quan hệ thân thiết và được sự tin tưởng của chủ doanh nghiệp, họ

van được tuyên dụng Trong nghiên cứu này, Turner & Nguyen (2005) còn nhậnđịnh vốn xã hội vươn ra bên ngoài, và von xã hội kết nối rất hiếm, chỉ ở dạng manh

nha (germinal) Trong mạng lưới gia đình hoặc họ hàng, các giao dịch về kinh tếdiễn ra trong bối cảnh của trách nhiệm, sự có đi có lại, phần thưởng và mong đợitrong tương lai khi thực hiện một hoạt động Nếu những giá trị này bị lờ đi thì mâu

thuẫn có thể xảy ra [Turner & Nguyen, 2005].

Trong bài viết của Kate Maclean (2010), chúng ta cũng thay được vốn xã hội

đã hỗ trợ hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ ở vùng nông thôn Luribay cua Bolivia.

Nghiên cứu chỉ ra các mạng lưới, các chuẩn mực truyền thống đã giúp phụ nữ tiếpcận nguồn lực dé dàng hơn Nơi đây tồn tại truyền thống hợp tác và có đi có lại tao

nên nguyên tắc trao đôi hàng hóa và lợi ích trực tiếp, tương xứng Do đó vào mùavụ, việc trao đối lao động trở nên khá dễ dàng [Kate Maclean, 2010].

Đối với huy động nhân lực, uy tín của doanh nghiệp đã mang lại nhiều lợiích trong việc tuyên dụng nhân công như tiết kiệm chi phí, thời gian, tìm được nhân

công tin cậy, mở rộng hợp tác với doanh nghiệp khác Doanh nghiệp có uy tín thu

hút được một lực lượng lao động đáng ké, không mắt các chi phí khác Bên cạnh đó,các doanh nghiệp sử dụng mạng lưới quan hệ xã hội chăng hạn, nhờ những người

trong doanh nghiệp hoặc lãnh đạo doanh nghiệp giới thiệu hơn là đăng tin tuyển

26

Trang 31

dụng trên các phương tiện truyền thông đại chúng hay treo biển tuyển lao động ởdoanh nghiệp Không chỉ giới thiệu nhân lực cho nhau, một số doanh nghiệp trong

lang còn hop tác, hỗ trợ lẫn nhau Hơn một nửa doanh nghiệp được khảo sát sử

dụng nhân lực là người thân, họ hàng, người quen Giống như nghiên cứu củaTurner & Nguyen (2015), nghiên cứu chi ra đối tượng lao động này có một số điểmhạn chế như y lại, thiếu phan đấu, sáng tạo trong công việc, đôi khi không chap

hành quy định của doanh nghiệp Với việc quản lý nhân sự, doanh nghiệp chú trọng

các giá trị, chuân mực của doanh nghiệp như là cơ sở hợp tác giữa các cá nhân Cụ

thê, quy tắc về an toàn lao động, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; các hình thức

thưởng phạt công khai, minh bạch trong sản xuất kinh doanh Ngoài ra, các doanhnhân còn thực hiện một số chính sách, cơ chế như khen ngợi, tăng lương, thưởngtiền, tặng quà để khuyến khích tinh thần của người lao động và mang lại hiệu quả

cao cho doanh nghiệp như tăng năng suất lao động, tăng tính đoàn kết tự giác, thúcđây người lao động phát huy sáng kiến Mặt khác, những chính sách đó giúp ngườilao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp [Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2017].

Nghiên cứu của Shrestha (2015) đã bàn đến vốn xã hội co cụm trong nhóm

nghề nghiệp của nông dân và cho thấy người nông dân có thé liên lạc với các thành

viên cùng nhóm dé tìm kiếm sự hỗ trợ lao động khi họ bị thiếu lao động, chủ yêutrong thời gian cấy và gặt và các công việc thâm canh (intensive work) Những

người đã nhận được sự hỗ trợ sau này giúp đỡ lại các thành viên khác Ngoài ra, họ

còn nhận được sự giúp đỡ ở các hoạt động có tính chất tôn giáo và xã hội tronglàng Việc trao đổi lao động thường diễn ra giữa các thành viên sống gần nhau

[Shrestha, 2015].

Hoàng & cộng sự (2006) trong một nghiên cứu về cộng đồng san xuất nông

nghiệp ở miền núi phía bắc Việt Nam đã chỉ ra hàng xóm là những người mà các hộsản xuất thường xuyên có sự trao đổi lao động Với những gia đình nghèo hoặc mới

chuyền đến mà ít họ hàng, mối quan hệ với hàng xóm đặc biệt được đánh giá cao.

Sự giúp đỡ này đòi hỏi sự có đi, có lại giữa các thành viên như một chuẩn mực củacộng đồng Mọi thành viên đã từng được người khác giúp đỡ ngày công thì sau đó

27

Trang 32

phải trả lại cùng số lượng ngày công như vậy Điều này khá quan trọng đặc biệttrong giai đoạn cấy lúa và gặt lúa với những gia đình có nhiều ruộng Đồng thời, đó

là một chuẩn mực dé duy trì mối quan hệ với cộng đồng [Hoàng & cộng sự, 2006].

Nghiên cứu của Huse (2014) về vai trò của vốn xã hội trong quá trình pháttriển các nhà máy bia ở Nauy đã khăng định mạng lưới phi chính thức của chủdoanh nghiệp trong giai đoạn đầu đã hỗ trợ họ về nhân lực Ban đầu quy mô sảnxuất nhỏ và hầu hết các công việc được làm thủ công và họ không đủ tài chính để

thuê người bên ngoài Do đó, họ nhờ sự giúp đỡ của gia đình, bạn bẻ vả người quen.

Cụ thể, bố mẹ, vợ, các con, bạn của mẹ, đồng nghiệp, bạn bẻ và những người yêu

thích bia đã giúp họ công đoạn rót bia, đóng chai và dan nhan Rot bia là công đoạn

tốn rất nhiều thời gian Do đó, nếu họ làm một mình thì sẽ khá lâu để đạt được các

mục tiêu đề ra [Huse, 2014].

Vốn xã hội trong huy động nhân công sản xuất đã được các nghiên cứu đề cập

dưới các góc độ khác nhau Thứ nhất, sự trao đôi lao động, hợp tác và giúp đỡ nhau sảnxuất Một số nghiên cứu về sản xuất ở khu vực nông thôn đã cho thấy có xu hướng trao

đổi và giúp đỡ công lao động dựa trên niềm tin và quan hệ có đi có lại giữa các bên liênquan Việc hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh còn hạn chế do người dân e ngại mở

rộng quan hệ xã hội Thứ hai, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ thường

tận dụng nhân công là các thành viên trong gia đình Việc tuyên dụng lao động là người

có quan hệ gia đình, họ hàng có một số ưu điểm như tin tưởng được, có thể không cầntrả lương Tuy nhiên, mặt trái của nó là có thể xảy ra tình trạng lừa đảo, thất thoátkinh tế hoặc nhân công không đáp ứng được yêu cầu về trình độ, kỹ năng.

1.6 Hướng nghiên cứu về vốn xã hội trong tiêu thụ sản phẩm

Các nghiên cứu vê vôn xã hội trong tiêu thụ sản phâm còn khá hạn chê.Trong đó, các tác giả chú ý đên cách thức tìm kiêm khách hàng của các hộ sản xuâtvà doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Trương Thị Nga (2013) đã chỉ ra các hộ sản xuất tiểu thủ

công nghiệp vùng ven đô đã vận dụng von xã hội trong các môi quan hệ quen biệt28

Trang 33

từ quan hệ trong gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bẻ dé mở rộng thi trường tiêu thusản phẩm để đưa mặt hàng của mình đến với người tiêu dùng khắp nơi, với 26,9%qua anh em họ hàng; 36,8% qua hàng xóm láng giềng, qua kênh người quen ngoàilàng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm với 40,6% [Trương Thị Nga, 2013].

Nguyễn Vũ Quỳnh Anh (2015) quan tâm đến việc tìm kiếm khách hàng củacác doanh nghiệp nhỏ Kết quả nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa doanh nghiệp có

khách hàng ở nước ngoài đo có sản phẩm tốt, khách hàng tự tìm đến, hoặc do quảng

bá và khách hàng giới thiệu cho nhau [Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2015].

Shrestha (2015) đã chỉ ra vai trò của các nhóm nghề nghiệp mà người sảnxuất nông nghiệp ở Nepal đối với việc tiêu thụ các sản phẩm rau củ của họ Khi

tham gia các nhóm Janakalyan và Tryasi, các thành viên được hỗ trợ về thông tin thị

trường, gồm giá cả rau củ ở các thị trường xa xôi tiềm năng Một số thành viên xâydựng mối quan hệ với thương lái Họ yêu cầu thông tin thị trường từ thương lái và

chia sẻ với các thành viên khác Họ có thể cung cấp sản phẩm cho thương lái ở các

thị trường xa với sự giao dich sự trên vốn xã hội, đó là lòng tin Tuy nhiên, sự tintưởng này có một số hạn chế như: thông tin thị trường và giá cả không đầy đủ và

không chính xác; hàng giả, cân không chính xác và thanh toán bị trì hoãn Những

thành viên cung cấp hàng cho thương lái đã có một thời gian dài kiếm nghiệm mốiquan hệ với họ Do đó, họ ở vị trí tốt hơn các thành viên khác mới bắt đầu Cácthành viên sẽ cung cấp rau củ cho thị trường cụ thể và phân công một trong các

thành viên có trách nhiệm liên hệ với thương lái (traders), tập hợp (collecting) và

chuyền sản phẩm lên thị trường Khi cung cấp rau cho thị trường, họ có được thông

tin của các thị trường xa xôi Thông qua nhóm tự nguyện mà họ tham gia, người

nông dân có thé thu hút nhà buôn lớn vào làng và có thê thỏa thuận được giá tốt.Ngoài ra, họ còn kết hợp thuê hoặc tổ chức phương tiện dé gom hang chở đến cáctrung tâm để tiết kiệm thời gian và lao động [Shrestha, 2015].

Abenakyo & cộng sự (2007) đã chỉ ra vốn xã hội có ảnh hưởng nhất định đếnviệc tiêu thụ sản phẩm của những hộ sản xuất nông nghiệp ở Uganda Những hộ gia

29

Trang 34

đình có vôn xã hội trung bình và cao, được đo băng sô lượng các nhóm, tô chức có

khả năng mặc cả với những người trung gian (middlemen) đê được giá tôt hơn[Abenakyo & cộng sự, 2007].

Nhu vậy, các nghiên cứu bàn về vốn xã hội trong tiêu thụ sản phẩm đã chothấy hộ sản xuất và các doanh nghiệp dựa vào các kênh tìm kiếm khách hàng khác

nhau Trong đó có gia đình, họ hàng, bạn bẻ, hàng xóm là những người giới thiệu

sản phâm Mặt khác, có những doanh nghiệp do khách hàng tự tìm đến hoặc kháchhàng giới thiệu cho nhau Bên cạnh đó, vai trò kết nối thị trường của một số t6 chức

tại cộng đông mà người sản xuât tham gia cũng thê hiện trong một sô nghiên cứu.1.7 Những van đề luận án can tập trung nghiên cứu

Nhìn lại những nghiên cứu về vôn xã hội nói chung và vôn xã hội của phụ nữtrong các công đoạn sản xuât của các tác gia trong và ngoài nước, chúng ta thay một

vài điểm đáng lưu ý sau đây.

Thứ nhất, vốn xã hội trong các công đoạn sản xuất đã được một số nghiên

cứu đề cập đến nhưng rất ít nghiên cứu chỉ bàn đến vốn xã hội của riêng phụ nữ

trong những hoạt động này Các nghiên cứu chỉ đề cập đến vốn xã hội của cá nhân,hộ sản xuất, doanh nghiệp nói chung mà không có sự phân tách theo giới Do đó,đặc điểm vốn xã hội của phụ nữ trong quy trình sản xuất không được thê hiện rõ

nét Bên cạnh đó, các nghiên cứu về vốn xã hội trong sản xuất tiểu thủ công nghiệpcòn hạn chế Điều đó đặt ra tính cần thiết phải tìm hiểu, khám phá những tri thức

mới về vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất tiểu thủ công

Thứ hai, kết quả của các tác giả đi trước đã định hình rõ nét trong nghiên cứunày những khía cạnh cần phải làm rõ dé đạt được mục tiêu nghiên cứu Khía cạnhđầu tiên là mạng lưới của người sản xuất trong từng công đoạn sản xuất Các kếtquả nghiên cứu đã phan ánh các mạng lưới xã hội khá đa dạng nhưng nổi bật nhất

vẫn là môi quan hệ giữa người sản xuất với gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè.

30

Trang 35

Bên cạnh đó là các tổ chức và nhóm ở cộng đồng mà họ tham gia Điều này giúp

cho tác giả luận án chú ý hơn những mạng lưới xã hội này khi khảo sát tại khu vựcnông thôn Một khía cạnh khác được các nhà nghiên cứu quan tâm là việc sử dụng

các mối quan hệ của người sản xuất dé có những nguồn lực cần thiết Như đã đề cập

ở trên, các mối quan hệ xã hội đã mang lại cho người sản xuất nguyên liệu, kỹ năng,

kỹ thuật sản xuất, vốn tài chính và các khách hàng Vận dụng trong nghiên cứu này,

chúng tôi tập trung làm sáng tỏ việc phụ nữ hai làng nghề dựa vào các mối quan hệ

trong những mạng lưới xã hội đê có được các nguôn lực phục vụ quá trình sản xuât.

31

Trang 36

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU, DIA BAN

NGHIÊN CỨU

2.1 Dẫn nhập

Với mục đích xác định nền tảng lý luận, xây dựng hướng đi cho luận án,

chương 2 tập trung vào cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và địa bàn nghiên

cứu Chương 2 được kết cấu thành 3 phần: Các khái niệm công cụ, các quan điểm lýthuyết được vận dụng trong luận án và phương pháp nghiên cứu Phần khái niệmcông cụ sẽ làm rõ nội hàm của một số khái niệm then chốt được sử dụng trong luậnán như: vốn xã hội, làng nghé, hộ sản xuất tiêu thủ công nghiệp, sản xuất và quá

trình sản xuất, tiêu, thủ công nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp Phan hai giới

thiệu và tổng hợp các quan điểm lý thuyết về vốn xã hội và vai trò giới trong phâncông lao động Phần cuối cùng của chương 3 trước hết sẽ mô tả các phương phápnghiên cứu mà tác giả sử dụng dé thu thập thông tin cho luận án Tác giả chỉ rõ cáchthức và mục đích sử dụng phương pháp định lượng và định tính trên thực địa dé thuthập thông tin Phần chọn mẫu nghiên cứu làm rõ cỡ mẫu của nghiên cứu địnhlượng và cách thức tính cỡ mẫu dựa trên công thức sẵn có Nội dung cuối cùng củachương được dành dé giới thiệu đôi nét về địa bàn khảo sát.

2.2 Các khái niệm công cụ

2.2.1 Von xã hội

Khái niệm vốn xã hội đã được nhiều tác giả đưa ra từ các góc nhìn khácnhau Nhà xã hội học người Pháp Bourdieu đã đề cập đến khái niệm vốn xã hộitrong tác pham “Cac hình thức của vốn” do ông xuất ban năm 1986 Ông cho rang:“Vốn xã hội là tập hợp những nguồn lực thực tế hoặc tiềm tảng gan liền với việcnăm giữ một mạng lưới bền vững gồm các mối quan hệ quen biết và thừa nhận lẫnnhau ít nhiều được thé chế hoá” [Bourdieur, 1986, tr 21] Trong định nghĩa này, tácgiả đã nói đến các chiều cạnh của vốn xã hội là nguồn lưc, mạng lưới và các chuẩnmực, quy định nằm trong mạng lưới Ở đây, von xã hội có thé được hiểu là một loạihàng hóa tư (private goods) thuộc về các cá nhân hơn là tập thê.

32

Trang 37

Tác giả Coleman cũng đề cập đến mạng lưới xã hội khi định nghĩa vốn xãhội nhưng nhắn mạnh chức năng thúc đây hành động của cá nhân và hành động hợptác giữa các cá nhân trong cùng một cấu trúc xã hội Theo ông, “vốn xã hội khôngphải là một thực thê đơn lẻ (single entity) mà là sự đa dạng các thực thể khác nhau

(variety of different entities) với hai thành phần nói chung: tất cả chúng bao gồmmột số khía cạnh của cấu trúc xã hội, và chúng tạo điều kiện cho hành động nhấtđịnh của các chủ thể - đù đó là của cá nhân hay hành động hợp tác — bên trong cấu

trúc” [Coleman, 1988, tr.98].

Tương tự như Bourdieu, khái niệm vôn xã hội của Portes (1998) nhân mạnhvào việc tiêp cận các nguôn lực khi các cá nhân tham gia vào các mạng lưới xã hội:

“khả năng tìm kiêm lợi ích (benefits) thông qua tư cách thành viên của các mạng

lưới và cấu trúc xã hội khác” [Porte, 1998, tr.6].

Nhà chính trị học người Mỹ gốc Nhật Francis Fukuyama quan tâm đến cácchuẩn mực và cho rằng vốn xã hội chính là chuẩn mực thúc đây các cá nhân hợp tác

với nhau “Vốn xã hội là một chuẩn mực phi chính thức được biêu hiện

(instantiated) trong thực tế có tác dụng thúc đây sự hợp tác giữa hai hay nhiều cá

nhân Các chuẩn mực làm nên vốn xã hội có thé bao gồm từ chuẩn mực có đi có lại

giữa hai người bạn , cho tới những học thuyết phức tạp và được kết cầu một cách

tinh tế như Ki -tô giáo hay Không giáo Những chuẩn mực này phải được biéu hiệntrong thực tế trong mối liên hệ có thực giữa con người với con người: chuẩn mực cóđi có lại tồn tại trong tiềm thể _ (potentia), trong lối xử sự của tôi với mọi người _,

nhưng nó chỉ được hiện thực hóa khi tôi xử sự với bạn bè của tôi” [Fukuyama,

2001, tr 7] Có thé thay, khi nói về vốn xã hội, Fukuyama chú trọng đến các chuẩnmực ứng xử trong mối quan hệ giữa các cá nhân bao gồm chuẩn mực có đi có lại.Những chuẩn mực này có vai trò thúc đây sự hợp tác giữa họ và nó chỉ được biểu

hiện ra ngoải qua ứng xử.

Mặc dù nhà xã hội học Nan Lin cho rang vôn xã hội gan với các nguôn lực.nhưng ông ban sâu hơn vê việc vận dụng và cách thức tạo ra vôn xã hội: “Von xã

33

Trang 38

hội có thé được định nghĩa như các nguồn lực năm trong mạng lưới xã hội được tiếp

cận và sử dụng bởi các chủ thể hành động” (Lin, 2005, tr 4) Qua các mối quan hệ

xã hội hoặc qua mạng lưới xã hội nói chung, một chủ thể hành động có thể vay

mượn hoặc nắm bắt nguồn lực của các chủ thể hành động khác (ví dụ: Tài sản,quyền lực hoặc danh tiếng) Những nguồn lực này có thé sau đó mang lại lợi ích

cho chủ thé (Lin, 2005) Nói đến vốn xã hội, Lin nhấn mạnh việc đầu tư của các cá

nhân vào các mối quan hệ xã hội dé đạt được lợi ích [trích lại từ Nguyễn Tuấn Anh,

2010, tr 21].

Nhà chính trị học người Mỹ Robert Putnam đề cập đến chuẩn mực quan

trọng được tạo nên từ các mối quan hệ là: có đi có lại và lòng tin giữa các cá nhân.

Theo ông, “vốn xã hội dé cập đến kết nối (connections) giữa các cá nhân — cácmạng lưới xã hội, chuẩn mực có đi có lại, và sự tin cậy” [trích lại từ Nguyễn Tuấn

Anh, 2010, tr 21] Luận án này vận dụng khái niệm vốn xã hội do Robert Putnam

đề xuất như là khái niệm làm việc trung tâm của luận an Từ quan niệm của Robert

Putnam chúng ta thấy vốn xã hội bao g ồm ba thành tố 7# nhát là mạng lưới xãhội Thi hai là lòng tin giữa các chủ thê hành động Thi? ba là quan hệ có đi có lại

giữa các chủ thể hành động.

Với việc thao tác hóa khái niệm như vậy _, trong luận án na y tác gia sé phân

tích, làm rõ các thành tố /chiều cạnh này của vốn xã hội đã được sử dụng như thế

nao trong quá trình sản xuất tiêu thủ công nghiệp ở hai làng nghé Ha Thái và TrátCau Cụ thé là tác giả sẽ phân tích dé làm rõ thành tố cụ thé nào của vốn xã hội

mạng lưới xã hội , hay lòng tin, hay quan hệ có đi có lại ; hay hai trong ba thành tốnày; hoặc cả ba thành tố này được phụnữ sử dụng như thế nào để huy động các

nguồn lực cần thiết trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất tiéu thủ

công nghiệp và tiêu thụ sản phâm ở hai làng nghề nay Điểm cần nhắn mạnh ở đây

là có thê có những công đoạn nhất định của quá trình sản xuất người phụ nữ vậndụng cả ba thành tổ trên của vốn xã hội, cũng có thé có công đoạn người phụ nữ chủ

yêu chỉ vận dụng một hoặc hai thành tô của vôn xãhội Điêu này phụ thuộc vào

34

Trang 39

thực tiễn các công đoạn của quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở hai làng nghề

này Tác giả luận án sẽ phân tích cụ thể những điểm này trong các phần nội dung

tương ứng.

2.2.2 Làng nghề

Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghé, làng nghề truyền thốngđược hướng dan tại Mục 1 Phan 2 Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị

định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:

1 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống

Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải dat 03 tiêu chi sau:

a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề

nghị công nhận;

b) Nghề tao ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

c) Nghé gan với tên tuôi của một hay nhiêu nghệ nhân hoặc tên tuôi của làng

2 Tiêu chí công nhận làng nghề

Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:

a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa ban tham gia các hoạt động ngànhnghề nông thôn;

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ồn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm

đề nghị công nhận;

c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3 Tiêu chí công nhận làng nghé truyền thống

35

Trang 40

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chi làng nghề va có ít nhất một nghềtruyền thống theo quy định tại Thông tư này.

Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề

tại điểm 2, mục I, Phần II nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận

theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.2.2.3 Hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Theo Trần Văn Dự (2010), hộ sản xuất là hộ gia đình tiến hành một hoặc

nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, dich vụ khác nhau nhưng trong phạm

vi gia đình trong một đơn vị hành chính cụ thể: làng, xã, thôn, bản Từ định

nghĩa trên, trong luận án này, hộ sản xuất tiêu thủ công nghiệp được hiểu là hộcó thành viên, đặc biệt là phụ nữ tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp Kháiniệm bao hàm cả những hộ gia đình không chi sản xuất tiểu thủ công nghiệp macòn thực hiện các hoạt động sản xuất khác như nông nghiệp, kinh doanh, dịchvụ Tuy nhiên, trong hộ gia đình có ít nhất một thành viên tham gia quá trình

sản xuất tiểu thủ công nghiệp

2.2.4 Sản xuất và qua trình sản xuất

2.2.4.1 Sản xuất

Theo Bates & Parkinson, sản xuất là hoạt động được tô chức chuyển đôi cácnguồn lực thành các sản phẩm hoàn thiện ở dạng hàng hóa và dịch vụ; mục tiêu củasản xuất là làm thỏa mãn nhu cầu về các nguồn lực được chuyển đổi Do đó việclàm ra những thứ không phải nhằm vào nhu cầu con người hoặc được làm cho vui

thì không được coi là sản xuất Sản xuất là một hoạt động kinh tế quan trọng Kết

quả của sản xuất là việc tạo ra các hàng hóa và dịch vụ kinh tế đa dạng [Bates &

Parkinson, 2000].

2.2.4.2 Quá trình sản xuất

Quá trình sản xuât liên quan đên việc chuyên đôi các yêu tô dau vào

(inputs) thành những sản phẩm dau ra (outputs) do đòi hỏi của thị trường Nó

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:55

Tài liệu liên quan