1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay làm

203 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 51,38 MB

Cấu trúc

  • 4.1.2. Thực sự quán triệt tư tưởng coi “khoa học - công nghệ là quốc sách hàng dau” đảm bảo sự phát triển đột phá và bên vững của đất nước (166)
  • 4.1.3. Hiện thực hóa phương châm chỉ đạo “con người là mục tiêu ”, là tâm điểm có ý nghĩa quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay (167)
  • 4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến lực lượng sản xuất ở (169)
    • 4.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng người lao động ở Việt Nam hiện nay......... 165 4.2.2. Giải pháp cải tiến, đổi mới tư liệu sản xuấtt......................--2-©5¿©5e+cs+cccceescccsee 175 4.2.3. Giải pháp xây dựng thể chế - chính sách phù hợp......................------:--z©-secs+: 179 Tiểu kết chương 4................... ---¿- 2-52 %SE+SEEE+EEEEEEEEEEEEEE11211211117111 1111111111 xe. 184 KET LUẬN ......................---:- 5:52 52221 EE 2E 22127121121121121171211211111121. 11.1111 ree 185 (169)

Nội dung

hiện nay đang chịu những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứtư như thế nào, để từ đó khái quát về mặt lý luận xem chúng ta đang ở đâutrong cuộc cách mạng này và chúng ta cần

Thực sự quán triệt tư tưởng coi “khoa học - công nghệ là quốc sách hàng dau” đảm bảo sự phát triển đột phá và bên vững của đất nước

Chính khoa học, công nghệ đã có những tác động không nhỏ đến tư liệu sản xuất, làm thay đôi công cụ lao động, cải tiễn các phương tiện hỗ trợ sản xuất và từng bước tác động, làm biến đổi đối tượng lao động Nếu như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba tác động và chủ yếu làm thay đổi công cụ lao động thì cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, đích hướng đến chủ yếu của nó là làm thay đổi đối tượng lao động Lợi thế về đất đai, về tài nguyên thiên nhiên của nước ta đã giảm giá trị trong tương quan với sự ra đời của các vật liệu mới, bởi sự ứng dụng của công nghệ

4.0 trong sản xuất Thêm vào nữa, vòng đời công nghệ sản xuất ngày càng rút ngắn, do vậy vòng đời các sản phẩm công nghiệp cũng rút ngắn theo Tốc độ phát triển của công nghệ, công nghiệp, của sản xuất, đặc biệt của các lực lượng sản xuất được thé hiện qua vòng đời công nghệ Vòng đời công nghệ sẽ là một trong những thang đo tốc độ phát triển của công nghiệp và của các lực lượng sản xuất Vòng đời công nghệ càng rút ngắn, thì tương ứng, vòng đời các sản pham công nghiệp cũng bị rút ngắn, tốc độ vận động của đời sống xã hội và con người cũng tăng nhanh, với nhiều thay đổi bất ngờ Vì vậy, chúng ta phải có những sự chuẩn bị tốt nhất về tiềm lực khoa học - công nghệ dé có thể đón nhận các tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0, hạn chế phan nao các tác động tiêu cực mà nó gây ra.

Tuy nhiên, cần có quan điểm ưu tiên, chọn lọc những khoa học, công nghệ tiên tiến, phù hợp xu thế và tạo ra sự phát triển nhảy vọt, bền vững, thân thiện với môi trường Khi Việt Nam chưa có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ chế tạo không phải là thế mạnh, dé tận dụng được các lợi thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư kết hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của

Việt Nam thì chúng ta cân lựa chọn các ngành, các công nghệ mũi nhọn đê

162 đầu tư phát triển, tránh đầu tư tràn lan và đặc biệt là không để rơi vào tình trạng lệ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài.

Hiện thực hóa phương châm chỉ đạo “con người là mục tiêu ”, là tâm điểm có ý nghĩa quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

điểm có ý nghĩa quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Quan điểm này được hiểu trên 2 khía cạnh: người lao động vừa là xuất phát điểm của mọi chiến lược phát triển, vừa là mục tiêu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại.

Người lao động được coi là điểm xuất phát của quá trình sản xuất vật chất ở chỗ, họ chính là người tạo ra tư liệu sản xuất, là người ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và quản lý, điều hành quá trình sản xuất ấy. Đúng như quan điểm của C Mác, rằng yếu tố vật thé sẽ không có bat cứ tác dụng nào nếu không có một lực lượng xã hội dé tiến hành sản xuất vật chat.

Tư liệu sản xuất sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có sự tác động của con người. Không có con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, tác động vào giới tự nhiên thì sẽ không có quá trình sản xuất vật chất Tuy nhiên, khi nói đến nguồn lực con người thì đó không phải là nguồn lực con người chung chung mà chính là nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ và quản lý, kinh doanh Đó là những lực lượng đầu tàu, vừa giữ vai trò định hướng, vừa giữ vai trò động lực thúc đây việc xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và công nghiệp của quốc gia. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao trong những lĩnh vực đó thì không thể vận dụng có hiệu quả các thành tựu của cách mạng 4.0 vào nước ta. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này không phải là những người có bằng cấp cao hoặc có chức vụ quản lý trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội mà là những chuyên gia đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của minh, có năng lực, có tài năng đã được thực tiên xác

163 nhận, có đóng góp cho sự phát triển của khoa học, công nghệ và công nghiệp. Đây là đội quân chủ lực của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở nước ta.

Người lao động được coi là mục tiêu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở chỗ, khi lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động được nâng cao, cần hướng đến việc tiếp tục phát triển người lao động cả về thé lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp cũng như đời sống tinh than của họ dé họ phát trién một cách toàn diện hơn Chính sự phát triển toàn diện của người lao động sẽ mang lại hiệu suất lao động cao hơn, có đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của xã hội Đảng ta khang định “Tiếp tục day mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là hiện đại hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng” [16, 127-128] kết hợp chặt chẽ với “Thúc đây phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [16, 130].

Khi và chỉ khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, đủ để đáp ứng những yêu cầu mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra: trình độ chuyên môn cao, kỹ năng lao động thuần thục, kỹ năng hội nhập tốt thì người lao động ở Việt Nam hiện nay mới có thể cạnh tranh trong chính thị trường lao động, thậm chí là cạnh tranh với máy móc và trí tuệ nhân tạo, không bị day ra vùng ngoại vi của sự phát triển toàn cầu Việc vươn lên đón nhận những tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0 như là một loạt các công việc mới, gia tăng thu nhập, nâng cao trình độ kỹ năng, trao đổi học hỏi các chuyên gia và khắc phục được các tác động tiêu cực của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với người lao động ở Việt Nam để không bị mat việc làm, không rơi vào tình trạng không có thu nhập, bất bình đăng về cơ

164 hội, về giới tính, khoảng cách giàu — nghèo, hồ sâu công nghệ Tất cả những điều này phụ thuộc nhiều vào chính người lao động ở nước ta hiện nay.

Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến lực lượng sản xuất ở

Giải pháp nâng cao chất lượng người lao động ở Việt Nam hiện nay 165 4.2.2 Giải pháp cải tiến, đổi mới tư liệu sản xuấtt 2-©5¿©5e+cs+cccceescccsee 175 4.2.3 Giải pháp xây dựng thể chế - chính sách phù hợp : z©-secs+: 179 Tiểu kết chương 4 -¿- 2-52 %SE+SEEE+EEEEEEEEEEEEEE11211211117111 1111111111 xe 184 KET LUẬN -:- 5:52 52221 EE 2E 22127121121121121171211211111121 11.1111 ree 185

* Tính tất yếu phải nâng cao chất lượng người lao động ở Việt Nam hiện nay

Trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, con người van là yếu tô quan trọng nhất Song để giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất hiện đại dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, người lao động Việt Nam cần thêm rất nhiều yếu tố như tri thức, trí tuệ nồi trội so với chính mình trước đây Tri thức, trí tuệ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với người lao động dé theo kịp những yêu cầu ngày càng cao của sản xuất, không ngừng thay đổi mẫu mã để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, tạo ra những đối tượng lao động mới theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường Chính những yếu tố như tri thức, trí tuệ sẽ được kết tinh trong mỗi sản phẩm, làm cho những sản phâm đó mang hàm lượng trí tuệ cao, có giá trị gia tăng lớn Ngoài ra, người lao động trong thời kỳ mới này còn phải là người có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi của điều kiện sản xuất vật chat. Khả năng thích ứng của họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, chuyên giao, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, dé dang đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng khắt khe của sản xuất và tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đề có thể xây dựng định hướng phát triển lực lượng sản xuất hiện đại đúng đắn, thé hiện tầm nhìn và trí tuệ, Đảng ta cũng chỉ rõ những hạn chế trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại của Việt Nam Nghị quyết của Bộ Chính trị về

165 một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã chỉ rõ “Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu Khoa học - công nghệ và đôi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả” [99].

Thực tế cho thấy, tuy nước ta đang ở thời kỳ dân số vàng, lực lượng lao động trẻ và đồi dao, nhưng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp, những lao động có tay nghề cao lại có xu hướng dịch chuyên sang các nước phát triển để có môi trường sống tốt hơn, nguồn nhân lực chất lượng cao đang rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng, khiến Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức vô cùng to lớn khi cả thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đứng trước những đòi hỏi của thời đại mới, trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và xu thế phát triển kinh tế lấy tri thức làm động lực thì vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Tuy nhiên, với những hạn chế của nguồn nhân lực hiện nay, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nâng cao chất lượng người lao động đề có thê đón nhận những tác động tích cực từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

* Giải pháp nâng cao chất lượng người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mot là, nang cao nhận thức của người lao động về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong nền sản xuất hiện đại Đây là việc đầu tiên cần phải thực hiện hơn bao giờ hết, khi Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà không thể cưỡng lại Đây là một cuộc cách mạng có thé thay đổi ca cách chúng ta sống, cách chúng ta làm việc và liên hệ với nhau, hay thậm chí là thay đổi cả việc chúng ta là ai thì người lao động, với tư cách là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất trong xã hội, luôn cân ý thức về vai trò, vi trí và trách nhiệm to lớn của mình Nước

166 ta đã không thể tham gia 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước rồi, thì cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là cơ hội cho một sự thay đổi lớn sắp diễn ra theo chiều hướng nào, là điều phụ thuộc lớn vào chính người lao động.

Dé thúc đây nền sản xuất, người lao động cần có những đổi mới về nhận thức và thực tiễn, về vai trò, trách nhiệm của mình theo hướng xác lập địa vị làm chủ của họ trong sản xuất, dưới những hình thức sở hữu phù hợp: người lao động không chỉ là chủ thể của quá trình sản xuất mà họ cần được làm chủ các tư liệu sản xuất, được quyền sử dụng những thành quả lao động của mình Khi được gắn chặt với các khâu của quá trình sản xuất, tất yêu họ sẽ ý thức hơn về vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình Cần thay đổi từng bước tính chất của lao động: từ nguời làm thuê trở thành người làm chủ, từ sản xuất manh mún trở thành lao động liên kết hợp tác, từ lao động tự cung tự cấp đến lao động sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường Chính những sự thay đổi này sẽ làm gia tăng tinh thần, trách nhiệm cũng như vi thé của người lao động trong nền sản xuất mới, gián tiếp kích thích sự phát triển của sản xuât.

Thông qua các biện pháp như giáo dục ý thức chính trị, tăng cường tuyên truyền những hiểu biết về kinh tế - xã hội sẽ giúp người lao động hiểu thêm vai trò, tính chất của nền sản xuất vật chất, vị trí của mình trong nền sản xuất ay, từ do có ý thức đấu tranh, bảo vệ dia vi, vi trí của minh trong nền sản xuất hiện đại Đồng thời giúp người lao động không ngừng rèn luyện bản thân, luôn có ý thức tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng lao động, thích nghi kịp thời với những đòi hỏi của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hai là, đôi mới hệ thống giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao Có thê nói rằng, giáo dục — dao tạo là “quốc sách hàng dau” của nước ta trong giai đoạn hiện nay Đại hội XIII của Đảng cũng đưa ra

167 phương hướng, nhiệm vụ cụ thể để phát triển nguồn nhân lực gắn với phát triển lực lượng sản xuất hiện đại đó là cần “Triển khai có hiệu quả hệ thống giáo dục quốc dân mới theo các mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, dao tạo Da dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, khung trình độ quốc gia, gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyền đôi

SỐ, phát triển kinh tế SỐ, xã hội số” [16, 128] Đại hội XIII cũng tiếp tục khẳng định cần phải “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài” [17, 115] Việc nhân mạnh yêu cau tao đột phá trong đổi mới giáo dục và đào tạo, lĩnh vực quốc sách hàng đầu của đất nước, xuất phát từ tình hình thực tế của lĩnh vực này trong nhiệm kỳ vừa qua: “Đổi mới giáo dục va đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt thúc đây phát triển kinh tế - xã hội” [17, 82] Mot mặt, sự hạn chế đó thé hiện trên các bình diện, như từ tư duy, chính sách, giải pháp, tổ chức hệ thống, công tác tô chức, cán bộ, đến chất lượng, hiệu quả giáo dục; vấn đề giáo dục con người, đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục nghề nghiệp, kỹ năng thực hành, giáo dục kết hợp nghiên cứu khoa học Mat khác, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, sự tích lũy kho tàng tri thức khong lồ của nhân loại, đòi hỏi không được chậm trễ trong việc đổi mới cách tiếp cận, nội dung, phương pháp trong giáo dục, dao tạo Từ thực tiễn ấy, tao đột phá là yêu cầu bức thiết, khách quan và hợp lý nhằm không chỉ bảo đảm các mục tiêu giáo dục, mà còn cả yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trọng dụng nhân tài.

Muốn đổi mới giáo dục đào tạo thi thir nhất cần đôi mới về cơ chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo: hoàn thiện theo hướng mở, hội nhập, thúc day phân tang, phân luồng, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục

168 đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng, miền, địa phương; xây dựng khung chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm đối với các nhà giáo ở các cấp tương ứng dé thu hút người học; trao quyền tự chủ về chuyên môn, tổ chức và tài chính cho các trường đại học và trường nghé nhằm tao sự linh hoạt thích ứng với những thay đổi của khoa học

- công nghệ và của thị trường lao động; xây dựng kế hoạch phân bổ chính sách của nhà nước theo hướng tập trung cho những chương trình, nhiệm vụ, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công băng xã hội (hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực vùng sâu, vùng xa cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách ); đây mạnh xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực, bao gồm cả những nguồn vốn trong nước vả ngoài nước.

Thứ hai, đôi mới giáo dục còn phải bắt đầu từ hoạt động đào tạo trong các cơ sở dao tạo, bao gồm việc thay đổi, điều chỉnh chương trình dao tạo theo hướng linh hoạt, đáp ứng được chuẩn đầu ra của nghề, tạo được sự liên thông giữa các trình độ trong một nghề và giữa các nghề Muốn thực hiện được mục tiêu đó thì cần đôi mới khung chương trình đào tạo ở bậc đại học, cao dang và các trường nghề theo hướng phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành, liên thông được giữa các cấp học, bậc học, đa dạng hóa các phương thức đảo tạo Đặt người học vào trung tâm theo nghĩa người học vừa là xuất phát điểm đồng thời cũng là mục tiêu của chương trình đào tạo.

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w