Trên cơ sở nghiên cứu những thay đổi về pháp luật, thực hiện pháp luật, luận án giúp chứng minh giả thuyết là các hiệp định thương mại tự do có tác động hai chiều đối với việc bảo đảm cá
Những tác động làm thay đổi bối cảnh các quyền về văn hóa — xã hội
Từ khi tiến hành hội nhập tới nay, Việt Nam vẫn thường lo ngại về
96 những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và cố gang dé hóa giải những tác động tiêu cực đó Nhưng chúng ta cũng chưa làm rõ được đâu là những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và có xu hướng viện dẫn lí do mơ hồ này là nguồn gốc chung của một số van nạn van tồn tại (hoặc phát sinh, phát triển mới) trong xã hội Mặc dù phải thừa nhận rằng, với tác động tích cực từ hợp tác kinh tế - thương mại quốc tế, thu nhập được tăng cao đã khiến cho cơ hội tiếp cận và hưởng thụ các giá tri văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam được nâng cao rõ rệt về y té, giáo dục, an sinh xã hội, tin ngưỡng - tôn giáo, bình đăng giới, Điển hình, nhà nước đã đầu tư đáng kể vào các dịch vụ xã hội, bao gồm những lĩnh vực trọng yếu về giáo dục, y tế, nước và vệ sinh môi trường, giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng, tiếp cận thông tin Nếu trước năm 2006, chỉ có 35 bệnh viện tư nhân trên toàn quốc, thì đến năm 2011, con số này tăng lên 132, đến 2019 là 206, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Năm 2006, phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế là 40,6%, đến nay đã đạt hơn 80% [56, tr.35, 72] Thế nhưng, thực tế cho thấy nhiều trường hợp: những người có thẻ bảo hiểm y tế, ngay cả nhóm không có trách nhiệm cùng chi trả, vẫn phải chi từ tiền túi những khoản gây gánh nặng và không lường trước được, ví dụ như giá trả cho dịch vụ sử dụng các trang thiết bị được mua từ nguồn xã hội hóa, thuốc ngoài danh mục được bảo hiểm thanh toán, chi phí vận chuyên người bệnh, chi phí ăn uống, chỗ ở cho người nha chăm sóc bệnh nhân.
Vẫn còn sự khác biệt lớn trong chất lượng dịch vụ được hưởng giữa các đôi tượng nghèo và không nghèo [80, tr 7].
Bên cạnh đó, vấn đề khả năng tiếp cận giáo dục và được bảo đảm về chất lượng giáo dục còn tồn tại sự chênh lệch giữa các vùng miền và ngày càng nới rộng:
97 ké từ khi gia nhập WTO, khoảng cách về giáo dục đường như gia tăng giữa người giàu với người nghèo khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em các vùng nông thôn - dù giàu hay nghèo - có liên hệ mật thiết với khả năng thương mại của ngành nông nghiệp Khi nông sản điêu đứng sẽ khiến thu nhập gia đình giảm và khả năng giao dục cũng vậy [97, tr 22].
Một trong những bất cập mang tính căn bản là hệ thống giáo dục có: chất lượng thấp và thiêu những kĩ năng thực tiễn trong chương trình giáo dục và đào tạo ở bậc giáo dục cấp cao Số lượng trường cao đăng, đại học cũng như trường dạy nghề đã tăng đều theo thời gian dé tiép nhận tỉ lệ nhập học ngày càng tăng Tuy nhiên, tỉ lệ nhập học tăng không phản ánh việc cải thiện thực sự trong mức độ tiếp cận và chất lượng của giáo dục Việc nhiều sinh viên tham gia vào giáo dục cấp cao khiến tỉ lệ thất nghiệp ở sinh viên tốt nghiệp tăng cao so với những đóng góp tích cực vào thị trường việc làm Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không đạt những tiêu chuẩn cần thiết để xin được việc Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, nhất là lao động nông thôn Cơ cấu đào tạo nghề theo trình độ và nghề đào tao chưa đáp ứng được cơ cấu lao động cần sử dụng của các ngành kinh tế và thị trường lao động [56, tr 65].
Một van đề khác là quyền được chăm sóc y tế cũng sẽ chịu tác động lớn từ những cam kết trong các HDTMTD liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như kéo đài thời hạn bảo hộ bản quyền, bằng sáng chế đối với các loại thuốc và quy trình y học Điều này có thể khiến người dân ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam phải chịu những chỉ phí phát sinh thêm hoặc thậm chí khó có cơ hội tiếp cận Chang hạn như “trong số 82% người nhiễm HIV cần diéu tri ARV chỉ có 30% là có thể tiếp cận được thuốc” [51, tr 125].
Bên cạnh tác động đối với quyền chăm sóc y tế, quyền đối với lương thực, thực phẩm an toàn cũng là vấn dé cần được quan tâm Những tranh luận liên quan đến chất lượng và tác động của các loại thực phẩm hoặc hàng hóa xuất xứ từ nguyên liệu biến đổi gen vẫn đang là chủ đề nóng trên phạm vi toàn cầu và có thê khó kiểm soát hơn khi thị trường trong nước buộc phải mở cửa cho những sản phâm như vậy Trong khi chưa có những khuyến nghị chuyên môn từ y khoa, biện pháp mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin và thúc đây phản biện xã hội vẫn là chìa khóa quan trọng.
Những dữ liệu trên đã tiếp tục chứng minh rằng quá trình mở rộng thương mại quốc tế dường như chỉ mang đến những thành tích vĩ mô cho nền kinh tế và lợi ích cục bộ cho các khu vực dia lí hoặc nhóm xã hội khác nhau. Trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19, tình trạng một bộ phận người lao động không có đủ tích lũy tài sản cần thiết để ứng phó, phải chờ đợi sự trợ giúp từ các gói an sinh; cũng như tỉ lệ chủ yếu của lợi nhuận gia tăng GDP năm trong tay cách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bộc lộ điểm yéu của chiến lược phát triển thương mại ở Việt Nam Vì thế, càng đòi hỏi nhà nước cần xem xét lại định hướng và nguyên tắc tiến hành hợp tác quốc tế nói chung và thương mại nói riêng.
Những tác động làm thay đổi bối cảnh các quyền dân sự - chính tri
Việc hội nhập quốc tế đã thúc đẩy Việt Nam củng cố các khuôn khổ bảo đảm quyền con người về dân sự và chính trị khá rõ ràng Điều này thể hiện qua những hành động như ban hành, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật, tham gia các công ước, hiệp ước quốc tế về quyền con người, thành lập các cơ quan giám sát, bảo vệ quyền con người.
- Đối với quyền tự do ngôn luận, sau hơn 30 năm kể từ khi sự nghiệp đổi mới bắt đầu, quyên tự do ngôn luận và tự do báo chí đã có bước phát triển mạnh mẽ Hiến pháp cùng các Luật Báo chí năm 1989, 2016; Luật Xuất bản cùng nhiều quyết định, nghị định, thông tư, quy chế đã tạo ra hành lang pháp lí cho báo chí Việt Nam phát triển qua đó góp phan bảo đảm quyền tự
99 do ngôn luận của công dân Những bài viết được đăng tải trên báo chí và trên các phương tiện truyền thông đã phản ánh một cách sinh động, kịp thời và dũng cảm về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là một số lĩnh vực như dau tranh với các tệ nạn xã hội; phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; gợi ý hoặc phản biện một cách khoa học về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; mở rộng quan hệ của Việt
Nam với bè bạn quốc tế Có thé thay rằng, thé chế pháp lí về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được xây dựng, ban hành và củng cố liên tục Đây là cơ sở quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí nói riêng và các hình thức ngôn luận nói chung được phát triển Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật báo chí vẫn xảy ra phổ biến, chủ yếu là vi phạm hành chính như thông tin sai sự thật; lạm dụng các hoạt động có tính thương mại không đúng quy định (như quảng cáo).
Quyền lập hội, hội họp là quyền tự do chính trị cơ bản của con người, được ghi nhận trong cả văn kiện quốc tế lẫn Hiến pháp Việt Nam Những quyền này bảo đảm vai trò của mỗi cá nhân trong xã hội, cho phép họ thể hiện ý kiến, liên kết tự do với nhau xung quanh các vấn đề xã hội, tôn giáo, chính trị, văn hóa Tuy vậy, nếu chỉ hành động đơn lẻ, bị cô lập, thì sức ảnh hưởng của cá nhân đối với Nhà nước sẽ không hiệu quả và họ cũng không thể tự làm chủ xã hội.
“đơn lẻ” của từng cá nhân Thông qua quyên lập hội, các tô chức xã hội được thành lập và đó là tiếng nói của những người dân được tập hợp lại với nhau dé tạo thành một sức mạnh, cùng Nhà nước thực hiện những mục tiêu của hệ thông chính tri, đê kiêm soát Nhà nước, đê bảo vệ mình, đê chong lại
Xã hội hiện nay tồn tại nhiều tiêu cực như tham nhũng, nhũng nhiễu, hách dịch, cửa quyền Việc bảo đảm quyền lập hội, hội họp của công dân hiện chưa được luật hóa đầy đủ, quy trình thủ tục còn thiếu sót và không hợp lý Bởi vậy, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền lập hội, hội họp trở thành nhiệm vụ cấp thiết để giải quyết những bất cập này, góp phần khắc phục những tồn tại tiêu cực trong xã hội.
Trong bối cảnh tham gia các HDTMTD, ngoài tác động chung tới quyền lập hội, hội họp của công dân thì một nhóm lực lượng sẽ chiu tác động trực tiếp là người lao động thuộc khối chính thức Với đặc trưng về sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của một chính đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Việt Nam hiện vẫn nhất quán cho rằng tô chức đại diện cho người lao động là tô chức mang tính chính trị - xã hội Về cơ bản, Việt Nam coi quyền này của giai cấp công nhân là khác biệt so với quyền tự do hiệp hội, hội họp nói chung Minh chứng rõ nhất là ngay sau khi ban hành hai đạo luật về lập hội và hội họp vào tháng 5/1957, một đạo luật khác về công đoàn
— một tô chức quần chúng của giai cấp công nhân tự nguyện lập ra, tất cả những người lao động chân tay hoặc trí óc được nhận thù lao đều được gia nhập công đoàn — đã được ban hành [38] Đạo luật này được duy trì đến năm
1990 mới thay thế và đạo luật đang có hiệu lực hiện nay được ban hành năm
2012 Hiện Việt Nam cũng đang trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật công đoàn Về cơ bản, pháp luật về công đoản đã tạo cơ sở pháp lí quan trọng cho việc thực thi quyền tự do hiệp hội, hội họp của người lao động nói chung nhưng còn nhiều bất cập, đặc biệt là quá tdp trung bảo vệ người lao động trong khu vực công (quốc doanh) mà chưa chú trọng đến quan hệ lao động tư nhân,(ông Phạm Minh Chính - khi đương chức Trưởng ban tô chức trung ương - phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự kiến chương
101 trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, ngày 30/5/2018 [71]) quy định cua pháp luật trong lĩnh vực quan hệ lao động còn nhiễu bất cập và nhiễu quy định đã lạc hậu, (ông Ngọ Duy Hiểu - Phó chủ tịch Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - phát biểu tại phiên bế mạc đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ 12, [64]) Thực tế hoạt động của tổ chức cho thấy công tác Công đoàn và phong trào công nhân đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động, Tuy nhiên, tiếng nói công đoàn cơ sở nhiều nơi chưa thực sự mạnh mẽ, chưa thuyết phục được chủ sử dụng lao động; van dé tranh chap lao động và đình công diễn biến phức tạp; [64| việc làm, đời sống vật chất và tỉnh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài, [4] Tính đến nay, Việt Nam đã kí kết, thực thi, và đang đàm phán tổng cộng 16 hiệp định thương mại tự do [88] Nhìn chung, các hiệp định quan trọng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đều không đặt ra yêu cầu mới về quyên tự do hiệp hội, hội họp của người lao động mà chỉ yêu cầu các bên tuân thủ những Công ước của tô chức lao động quốc tế về van dé này theo các Công ước số 87 và 98 Đối chiếu với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về quyền tự do hiệp hội, hội họp cho thấy có một số khoảng trống mà pháp luật Việt Nam chưa đáp ứng được Sau khi Hiệp định CPTPP đã hoàn tất việc kí kết, các cơ quan chức năng đã thúc day các hoạt động thâm tra các nội dung của hiệp định Tại phiên họp toàn thé lần thứ 11 Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ngày 10/10/2018 ở Đà Nẵng, Ủy ban đã tiến hành thâm tra nội dung về các cam kết liên quan đến lĩnh vực lao động, công đoàn và y tế Tại phiên họp này, đại diện Bộ LĐTB&XH cho biết Bộ đã phê duyệt
Ban lãnh đạo Bộ Công Thương đã ban hành 102 kế hoạch hành động của Tổ công tác và Nhóm kỹ thuật về các Hiệp định thương mại tự do, các đơn vị liên quan của Bộ giai đoạn 2018-2019 Các chương trình này bao gồm nhiệm vụ, chỉ tiêu, lộ trình triển khai, trách nhiệm thực hiện, nội dung phối hợp giữa các đơn vị liên quan Mục tiêu là để tận dụng tối đa lợi ích các Hiệp định thương mại tự do đã ký, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.
2020 Các nhiệm vụ của tổ công tác và các đơn vị liên quan bao gồm việc diễn giải, cung cấp thông tin về cam kết lao động của Việt Nam trong CPTPP tới các cơ quan, tổ chức có liên quan, tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân; rà soát, đối chiếu cam kết lao động trong hai Hiệp định với pháp luật Việt Nam để phục vụ việc sửa đôi, bố sung Bộ luật Lao động; tiến hành nghiên cứu và nếu thay đủ điều kiện trình các cấp có thầm quyền phê chuẩn các công ước Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đặc biệt là các công ước cơ ban được nêu trong hai Hiệp định [87] Bằng việc tham gia các hiệp định này, Việt Nam cần sửa đổi các quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do hiệp hội, hội họp của người lao động Không những thế, khi mở rộng các cơ chế đầu tư theo các hiệp định thương mại tự do, một vấn đề khác cũng tác động đến quyền lợi của người lao động và có liên quan chặt chẽ đến vai trò của các tổ chức đại diện người lao động là giải quyết các tranh chấp giữa người lao động với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tác động của các hiệp định thương mại tự do tới nhận thức, xây dựng và thực thi pháp luật về bảo đảm quyền ở Việt Nam 103 1 Tác động của các hiệp định thương mai tự do tới nhận thức cua Nhà nước về bảo đảm quyÊn - 2-2-2 2+E+EE+EE+EEzEezEerxersrree 104 2 Tác động của các hiệp định thương mai tự do tới xây dựng pháp luật về bảo đảm quyền - 2-2 s5E+SE£EE££ESEE2EE2EEEEEEEErrkerkrrei 107 3 Tac động của các hiệp định thương mai tự do tới thực hiện pháp luật về bảo đảm quyÈn - 2-2222 ©5222xeEE2ExeEEeerxrrrrerkrrrrrred 119 Két Wud Chung c8 “ -ÕỮŒ
xây dựng và thực thi pháp luật về bảo đảm quyền ở Việt Nam
Từ chỗ vận hành bộ máy nhà nước theo cơ chế tập trung, bao cấp, thay các cá nhân quyết định về hết thảy mọi việc, có thể Việt Nam đã dựa trên thuyết tiếp cận dựa trên năng lực để lựa chọn ưu tiên phát triển kinh tế - thương mại làm động lực thúc đầy đời sống xã hội Từ đó mạnh mẽ xóa bỏ cơ chế “bao cấp”, thúc day và kêu gọi tiễn hành thực hiện các hình thức “xã hội hóa” mà bản chất là thực hiện “tư nhân hóa” các dịch vụ xã hội, bao gồm cả các dịch vụ công thuộc chức năng của nhà nước Sự thay đổi này bắt nguồn từ nhận thức chưa phù hợp của một bộ phận lãnh đạo ở Việt Nam về ban chat của khái niệm “xã hội hóa” dân tới sự nhâm lân với “tư nhân hóa”
103 và trong nhiều trường hợp đã thúc đây “tư nhân hóa” dưới danh nghĩa “xã hội hóa”, đặc biệt là trong nhận thức, chỉ đạo điều hành về phát triển kinh tế, các dịch vụ công,
3.2.1 Tác động của các hiệp định thương mai tự do tới nhận thức của Nhà nước về bảo đảm quyền Đứng trước những sức ép xã hội do suy thoái kinh tế gây ra, công cuộc Đôi Mới được khẩn trương thực hiện với nhiệm vụ chính yếu là xây dựng một nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta /rong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Mục đích của chủ trương này là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ tiễn trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, thông qua từng bước nâng cao đời sống nhân dân Có quan điểm cho rằng nhận thức như vậy được giữ én định, nhất quán từ 2001 cho đến 2013 vẫn chưa có những bước tiễn mới nhằm cụ thé hóa hơn nữa chủ trương nay [79] Từ đó có thể thấy, mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kim chỉ nam trong mọi hoạt động hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ thời kì sau Đổi Mới cho đến nay Ở những năm đầu thế kỉ 21, khi Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có quan điểm cho rằng:
Việc thúc đẩy sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường non trẻ, trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, làm chệch hướng phát triển xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn.
104 Đây không phải là một nỗi lo trừu tượng bởi vì ngay ở thời điểm diễn ra Đại hội 10 vào năm 2006, Đảng ta vẫn thừa nhận:
Tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới Một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành, như các vấn đề: sở hữu và thành phần kinh tế; cô phần hoá doanh nghiệp nhà nước [2].
Cũng từ thời gian này, Việt Nam thúc đây quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên nền tảng nhận thức còn mờ nhạt về “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và mới chỉ “sơ bộ nêu lên những nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong nên kinh tế thị trưởng” ở Việt Nam với bốn (04) điểm [76] Trong đó, nổi bat là mục tiêu “dan giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đây mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.
Qua những dẫn chứng nêu trên có thể nhận định rằng, quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và mục tiêu bảo đảm, nâng cao khả năng thụ hưởng các quyền con người chủ yếu dựa trên lí thuyết tiếp cận năng lực mà trọng tâm là nâng cao các điều kiện kinh tế, cơ hội kinh tế của nhân dân.
Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam - lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội - đã nhận thấy rằng “Hội nhập kinh té quốc tế còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn và cục bộ; do đó, chưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó hữu hiệu với các thách thức” [6] Nhờ các hệ quả từ phát triển kinh tế, những bảo đảm đối với quyền con người, quyền công dân ngày càng được chú trọng hơn dựa trên “chu trương dân chủ hóa mọi mặt sinh hoạt xã hội Yếu tổ hành chính - mệnh lệnh, ban phát trong quản lí xã hội dan dan
105 được thay thé bang phương thức điều chỉnh dân sự” [7, tr 167] Đặc biệt là vi thé của công dân trong mối quan hệ với nhà nước ngày càng được củng có, thể hiện rõ nét hơn bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân Nhà nước cũng bắt đầu nhìn nhận lại về nhu cầu tự kiểm soát quyền lực, kiểm soát sự tùy tiện trong các hoạt động của minh bằng các công cụ pháp lí Sự thay đổi này phần nào xuất phát từ hai nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế và được ràng buộc với Việt Nam tại Hiệp định thương mại tự do với Hoa Kì
(năm 2000) - nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia Theo đó, các chủ thể thương mại nội địa (cá nhân và tô chức) không được có lợi thé bat bình đăng so với các chủ thể nước ngoài Qua đó thúc đây vai trò lớn hơn của các chủ thể tư nhân trong những lĩnh vực mà trước đó nằm trong tay nhà nước
(thông qua các doanh nghiệp nhà nước) Từ “bàn đạp” là HĐTMTD song phương với Hoa Kì, Việt Nam đã nhanh chóng điều chỉnh hệ thống pháp luật về lao động (2002), cạnh tranh bình đăng (2004), quyền sở hữu trí tuệ (2005), quyền khởi kiện hành chính không bắt buộc phải qua khiếu nại (2006), tăng cường tính minh bạch và tham gia của người dân vào xây dựng chính sách, pháp luật (2008), Những động thái này được thé hiện rõ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới vào năm 2007 nhằm đáp ứng các cam kết khi đàm phán tham gia tô chức này Sau đó, các chế định pháp lí liên quan đến hoạt động của bộ máy nhà nước tiếp tục được xây dựng, điều chỉnh theo hướng nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, phòng chống tham nhũng và coi đó là những biện pháp căn cốt dé khôi phục lòng tin của nhân dân Từ kết quả của hợp tác quốc tế nói chung và hợp tác thương mại nói riêng, nhu cầu đôi mới đồng bộ về kinh tế và chính trị được đặt ra và thúc day quá trình sửa đổi Hiến pháp cùng các đạo luật căn bản nhằm “ích cực, chủ động hội nhập quốc tế, xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của công
106 dân trong quan hệ quốc tế” [90] Như vậy có thể thấy, thực tiễn thương mại quốc tế đã thúc day nhà nước Việt Nam nhìn nhận day đủ hơn về sự cần thiết của việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong quan hệ quốc tế Đây là một điểm mới đáng kể trong nhận thức và có vai trò quyết định đối với những điều chỉnh pháp luật ké từ Hiến pháp năm 2013 Từ giai đoạn này, thực tiễn hợp tác kinh tế nói chung và thương mại nói riêng đã ngày càng thúc đây mạnh mẽ nhu cầu “thiét lập bộ máy đủ thẩm quyên và năng lực dé chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát và phối hợp các hoạt động hội nhập quốc
Trong cùng thời kỳ này, các nhà lãnh đạo cấp cao của Nhà nước đã tăng cường đề cập đến mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển Mục tiêu của mô hình này là mở rộng phạm vi thẩm quyền và quyền lực của bộ máy hành pháp.
Các cam kết quốc tế thúc đẩy thay đổi trong tư duy nhà nước, chú trọng mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân và trách nhiệm công chức trước nhân dân Tuy nhiên, nhận thức của nhà nước vẫn thiên về năng lực, dẫn đến việc đảm bảo quyền con người chưa được chú trọng đúng mức trong quá trình hoạch định chính sách, mà thay vào đó ưu tiên các yếu tố như hiệu quả kinh tế và an ninh quốc gia.
3.2.2 Tác động cua các hiệp định thương mai tự do tới xảy dựng pháp luật về bảo đảm quyền
Tác động của các HDTMTD đối với yếu tổ thé chế pháp lí được chia thành hai nhóm là tác động đến các nguyên tắc chung của thê chế pháp lí và tác động đến thê chế pháp lí đối với một số quyền con người cụ thể.