1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Chính trị học: Mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị Mỹ hiện đại

185 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 50,46 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu cụ thể trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa đảng chínhtrị và nhóm lợi ích trong

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phan Duy Anh

MOI QUAN HỆ GIỮA DANG CHÍNH TRI VÀ NHÓM LỢI ÍCH

TRONG NÈN CHÍNH TRỊ MỸ HIỆN ĐẠI

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phan Duy Anh

MOI QUAN HỆ GIỮA DANG CHÍNH TRI VÀ NHÓM LỢI ÍCH

TRONG NÈN CHÍNH TRỊ MỸ HIỆN ĐẠI

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 62.31.02.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ CHÍNH TRI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS.TSKH Phan Xuân Sơn

2 TS Ngô Huy Đức

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ

CUA HỘI DONG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁNChủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học

Luận án Tiên sĩ

GS.TS Đỗ Quang Hưng GS.TSKH Phan Xuân Sơn

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của GS.TSKH Phan Xuân Sơn và TS Ngô Huy Đức Các số liệu, kếtquả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đây

đủ theo quy định.

Tác giả

Phan Duy Anh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC lUỤC do G555 %6 9 05999099104 0000000000980.08.040.0400040090049 000 1

MỞ DAU nasssssssssssssssssssssessssssscsssssssessssssnsssssssnscsssssnsosssssssssssssssssssssssesssssssesssssssessssssseess 4

1 Tính cấp thiết của đề tai oe.cececccecesccsccsessessessessescsessesseesessessessesseseesessesseseessees 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - 5+ ++s<+++se+sssss 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án -¿2¿ +25: 7

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận ắn - -‹ 7

5 Đóng góp khoa học của luận ấn - - 5 55 + vn Tnhh HH gi, 9

6 Ý nghĩa của luận án - 2 + E2E£2EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE2E12171211 11x 9

7 Kết cấu của luận án -c:-++tt2E tt 10

Chuong 1 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU LIEN QUAN

DEN DE TAL sssssessssssssssesscccssssecssccsssnsesencssssscsssssssssecsescsssneessnssssnseesssssssnsessensesssee 11

1.1 Những công trình nghiên cứu về hoạt động của dang chính trị và nhóm

lợi ích trong nên chính tri MY hiét dai oo 111.2 Những công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa đảng chính trị va nhóm

lợi ích trong bầu cử ở MY hig dain cece 221.3 Những công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa dang chính trị và nhóm

lợi ích trong chu trình chính sách công ở Mỹ hiện đại 5-5555 <++<<++s 28

1.4 Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố và những

van đề cần tiếp tục nghiên cứu -¿- 2 5£ + £+EE+EE+EE2EE2EEEEEEEE2E121121 7121 .crkee 38

1.4.1 Kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố - 38

1.4.2 Những van đề can tiép tục nghiên cứu trong luận án «‹ 40

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA MOI QUAN HỆ

GIỮA DANG CHÍNH TRI - NHÓM LỢI {CH TRONG NEN

CHÍNH TRI MỸ HIEN ĐẠẠI - << s£ss©ssss©sserssersetsserssersserseose 42

2.1 Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích

trong nên chính trị Mỹ hiện đại - ¿- ¿5 ©ESE+EE+EE+EE2EEEEEEEeEEEEEEEEEEkrrerrerrees 42

2.1.1 Các khái niệm CƠ ĐH - «+ + + << E955 51 11 ke 42

Trang 5

2.1.2 Đặc trưng, vai trò của đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nén

Chith tri Mi Nién Ai 8071001588758 48

2.1.3 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích chung moi quan hệ

giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nên chính trị MY hiện đại 592.2 Cơ sở thực tiễn của mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích

trong nền chính tri MY hiGn dad 0 7 71

2.2.1 Hệ thong chính trị và pháp lý MY .eecccccescescessesseessessesssesseesesstessesseeseeseeses 71

2.2.2 Đặc trưng nên kinh té Mi ccccecceccescesssscsscssessessessessessessssessessessesscseseseeseess 762.2.3 Cấu trúc xã hội và văn hóa chính trị MY cccceccccescesseseesessessessesesseseeseeseees 602.2.4 Nguồn lực của dang chính trị và nhóm lợi ÍCH «-s- «<< s+ss+sss 85

Tiểu kết Chivonng 2 veecessesseessessesssessessessssssessessessessscssesssssssassssessssacssscsuesscsaceasesseeseesees 87

Chương 3 MOI QUAN HE GIỮA DANG CHÍNH TRI - NHÓM LỢI ICH

TRONG BAU CU VA CHU TRÌNH CHÍNH SÁCH CÔNG

09)/00;10067)00112577 893.1 Mối quan hệ giữa đảng chính tri và nhóm lợi ích trong bầu cử - 89

3.1.1 Mục tiêu của đảng chính trị và nhóm lợi ích trong bẩu cử : 693.1.2 Những hình thức chính của mối quan hệ đảng chính trị - nhóm lợi ích

trong DGU Ễ77EEEEEEERERERERERh 93

3.2 Mối quan hệ giữa dang chính trị và nhóm lợi ích trong chu trình

Chinh Sach CONG 8 nnn '.' 111

3.2.1 Mục tiêu cua dang chính trị và nhóm lợi ích trong chu trình Chinh SACI CONG RE HÀẶẢa—c 1H

3.2.2 Những hình thức chính của mối quan hệ dang chính trị - nhóm lợi ích

trong chu trình chính sách CÔN cv khrikktrrrrkkereeeeerree 116

Tiểu kết Chương 3 vrcccsessessessesssessessessssssessesssssssssessesssssscsscssssssssscssessesssssssssesssssseseees 132

Chương 4 MOT SO NHẬN XÉT VE MOI QUAN HỆ GIỮA DANG

CHÍNH TRI - NHÓM LỢI ICH TRONG NEN CHÍNH TRI MY

HIỆN DAI VA HAM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIET NAM 133

4.1 Đặc điểm và bản chat của mối quan hệ giữa đảng chính trị - nhóm lợi ích

trong nền chính trị Mỹ hiện đại 2-2 25E£2E2EESEESEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkerkeeg 133

Trang 6

4.2 Tác động của mối quan hệ giữa đảng chính trị - nhóm lợi ích đến nền

Chinh tri MY hién Gat eee 5 5 141

4.2.1, Tac AGG tiCh CUC nan 14]

4.2.2 Tác động TỈÊUH CỰC Ăn HH HH HH 147

4.3 Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam - - 6 +Ă 1+ sksikssrsee 156

Tiểu kết Chivonng 4 vressecsesssessessssssessessssssessesssssscssessessssssesseessssssasesscssessssssessceseeaessees 162

5x00) 163

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ

LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN s- 5< ©c<ccecssEseEesEksEssersrssessersrrssre 168TÀI LIEU THAM KHẢO <2 ss£sssseEsseEssessersserseerseessers 169

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mỹ là siêu cường hàng đầu thế giới, mọi chính sách của Mỹ đều có tác động

nhất định đến các nước khác Tất cả các quốc gia lớn nhỏ đều phải tính đến vai trò

của Mỹ khi hoạch định chính sách phát triển cũng như chính sách đối ngoại củamình Và Việt Nam cũng không ngoại lệ Trong bối cảnh mối quan hệ giữa ViệtNam với Mỹ ngày càng phát triển, việc nghiên cứu sâu về các vấn đề trong đời sốngchính trị nội bộ là điều cần thiết để tăng cường hiểu biết về nước Mỹ Sự hiểu biếtnay sẽ góp phần gợi mở những chính sách phù hợp cho Việt Nam trong thúc day

những nhân tố tác động tích cực tới việc hoạch định chính sách của Mỹ

Khi khám phá đời sống chính trị Mỹ, có thé thấy, đây là một quốc gia có hệthống chính trị liên bang đặc biệt Tự cho mình “như ngọn hải đăng” dé định hìnhnhững giá trị cho nhân loại, nên ngay từ những ngày đầu lập quốc, Hiến pháp Mỹ

đã thể hiện những quy tắc chính trị trên cơ sở của những triết lý mới đặc sắc chomột hệ thống chính trị chưa có tiền lệ trong lịch sử Trong hệ thống chính trị Mỹ,các đảng chính trị và nhóm lợi ích là những thực thể không thể thiếu Các chính

dang ra đời như một tất yếu lich sử với tư cách là những tổ chức đại diện cho lợi ich

của các tập đoàn người trong xã hội Họ có mục tiêu chủ yếu là giành quyền lãnhđạo nhà nước bằng tuyên cử Do đó, các chính đảng, dù là dang cam quyền hay

đảng đối lập, đều quan tâm bao quát toàn diện mọi khía cạnh của đời sống, đưa các

mục tiêu chính trị do mình đề ra vào quá trình hình thành ý chí chính trị và chính

sách của nhà nước Chính đảng trở thành chỗ dựa cho các cá nhân có tham vọng

tham gia vào bộ máy quyền lực nhà nước để hoạch định chính sách phù hợp với

nguyện vọng của mình Tuy nhiên, không phải lúc nào đảng chính trị cũng đủ mạnh

mẽ đề đại diện và mang lại quyền lợi cho người dân Hoạt động của con người là đểthỏa mãn nhu cau, dé chiếm lĩnh lợi ích, vì vậy họ tự nguyện hợp sức với nhaunhằm bảo vệ và củng có, gia tăng lợi ích của minh là một tất yếu lịch sử Xuất phát

từ lợi ích và không ngừng làm gia tăng lợi ích, trong những trường hợp nhất định,các cá nhân liên kết với nhau thành nhóm lợi ích Các nhóm lợi ích có ảnh hưởng

lớn không chỉ ở việc bảo vệ các đặc quyên và đặc lợi cho thành viên của nó, mà còn

Trang 8

góp phần có van trực tiếp cho chính phủ, thậm chí vượt qua khuôn khổ nghề nghiệp

trở thành các tô chức chính trị chuyên biệt

Với vai trò định hình cấu trúc hệ thống chính trị Mỹ nên đảng chính trị vànhóm lợi ích luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trên

nhiều lĩnh vực mà trong đó có Chính trị học Các câu hỏi như: đảng chính trị và

nhóm lợi ích có quan hệ với nhau như thế nào? Cơ chế thúc đây cho những hoạtđộng của chúng? Va chúng có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của nước Mỹ

Những câu hỏi này luôn được đặt ra và được trả lời theo nhiều chiều hướng tiếp cận

cũng như góc độ khác nhau của các nhà khoa học chính trị Đặc biệt đối với ViệtNam, một hệ thống chính trị khác biệt so với Mỹ, đang trong quá trình đổi mớimạnh mẽ, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế,thì việc nghiên cứu những nét đặc sắc của chính trị Mỹ nêu trên là điều rất cần thiết

Bên cạnh đó, có thể khẳng định rằng, sự xuất hiện của các nhóm lợi ích trong

đời sống chính trị hiện đại là điều không thé tránh khỏi Có các nhóm lợi ích tíchcực nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân, nhưng cũng có những nhóm lợi ích tiêu

cực đã kéo quan chức chính phủ khỏi các quyết định liên quan đến lợi ích công

Quan ngại hơn khi đây lại là những nhóm chiếm đa số và thiết lập mối quan hệ gắnkết với các đảng chính trị cũng như đảng cầm quyên, dẫn tới tình trạng bè phái, đặcquyền, đặc lợi, lũng đoạn nền chính trị Việt Nam cũng không tránh khỏi nguy cơ

này Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã từng cảnh báo:

“Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không

bi “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan, duy ý chí hay “lợi

ích nhóm” chi phối” [20, tr 75] và coi tham nhũng, bẻ phái, lợi ích nhóm là mộttrong những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên: “Trongnhững biểu hiện đó, cán bộ, đảng viên, nhân dân và dư luận xã hội quan tâm nhiềunhất, bức xúc nhất là tình trạng tham những, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm ở một

bộ phận đảng viên có chức, có quyền, cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng,

Nhà nước, đương chức hoặc thôi chức” [91, tr 247].

Khi sự ra đời của các đảng chính trị và nhóm lợi ích là tất yếu và sự ảnhhưởng tiêu cực của tình trạng bè phái là nguy hại đối với nền chính trị thì việc

Trang 9

thiết kế quy tắc vận hành của hệ thống chính trị để giảm thiểu tối đa những tiêu

cực đó là điều rất quan trọng Đây thực sự là một van đề lớn và có thé Mỹ là một

trường hợp điển hình có các thể chế, hệ thống pháp luật khá khác biệt để giải

quyết nan đề này Vậy nên, dé hiểu nền chính trị Mỹ hiện đại cũng như hiểu việcthiết kế hệ thống chính trị nhằm cố gắng khắc phục những hạn chế, tiêu cực của

nhóm lợi ích, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích

trong nền chính trị Mỹ là điều cần thiết

Hiện nay, không chỉ mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích đã thuhút nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí không ít các ý kiến trái chiều nhau trong các

giới khoa học và giới lãnh đạo, quản lý, không những ở Việt Nam ma còn trên

phạm vi thế giới Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi

ích ở Mỹ không chỉ thê để hiểu biết sâu sắc hơn tính phức tạp của liên kết này trongđời sống chính trị Mỹ, mà qua đó, góp phần nhận thức đúng đắn hơn về đảng chínhtrị, nhóm lợi ích cũng như các dạng thức liên kết khác nhau của hai loại tổ chứcnày, từ đó đưa ra mô hình phân tích phù hợp với bối cảnh kinh tế - chính trị, vănhóa xã hội của đất nước, đáp ứng mục tiêu xây dựng một nền dân chủ pháp quyền

hiện đại, một nhà nước thực sự “của dân, do dân và vì dân”.

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Mi quan hệ giữa đảng chính trị vànhóm lợi ích trong nên chính trị Mỹ hiện đại” làm đề tài luận án tiễn sĩ Chính trị

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục tiêu cụ thể trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa đảng chínhtrị và nhóm lợi ích trong nên chính trị Mỹ hiện đại

Thứ hai, phân tích các hình thức chính của mối quan hệ giữa đảng chính trị

và nhóm lợi ích trong bầu cử và chu trình chính sách công trong nên chính trị Mỹ

hiện đại.

Trang 10

Thứ ba, phân tích, làm rõ các đặc điểm và bản chất, các tác động của mối quan

hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích đến nền chính trị Mỹ

Thứ tư, đề xuất khuyến nghị một số ham ý chính sách cho Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền

chính trị Mỹ hiện đại.

3.2 Phạm vi nghién cứu

- Về nội dung: luận án không nghiên cứu mối quan hệ giữa tất cả các đảng và

tat ca các nhóm lợi ích ở Mỹ mà là mối quan hệ giữa hai đảng lớn — Dang Dân chủ

và Đảng Cộng hòa với và các nhóm lợi ích truyền thống quan trọng như kinh doanh,

nông nghiệp, lao động, nghề nghiệp, các nhóm môi trường và các nhóm vấn đề xãhội như phụ nữ, tộc người thiêu số, hay các nhóm quyền của người đồng tinh.v.v

- Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu phạm vi nền chính trị Hoa Kỳ

hiện đại Cụ thể: trong các chiến dịch bầu cử Tổng thống cấp Liên bang và trong

hoạch định, thực thi chính sách đối nội cấp Liên bang.

- Về thời gian: từ năm 2000 đến năm 2020 Năm 2000 được đánh dấu là năm

diễn ra cuộc bau cử Tổng thống Mỹ mang đậm chất đảng phái của hai ứng cử viên

George W Bush của Dang Cộng hoa và Al Gore của Đảng Dân chủ Và “vào thời

điểm này, chủ nghĩa bè phái bắt đầu hoành hành” [102, tr 1374] Cuộc bầu cử năm

2020 giữa ứng cử viên Joe Biden của Đảng Dân chủ và Donald Trump của Đảng

Cộng hòa, là cuộc bầu cử gần đây nhất được đánh dấu như cuộc đua tốn kém nhấttrong lịch sử bầu cử Mỹ với con số thống kê lên tới trên 14 tỷ đô la, phá vỡ các kỷ

lục trước đó Cuộc bầu cử này cũng đánh dau sự gia tăng mạnh mẽ sức mạnh tai

chính của các nhóm lợi ích trong đời sống chính trị Mỹ Đây là những thời điểmcung cấp những dữ liệu quan trọng giúp tái hiện rõ nét bức tranh về mối quan hệ

giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích ở Hoa Kỳ.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cơ sở lý luận

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng phương

pháp duy vận biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận

Trang 11

nghiên cứu Hệ thống phương pháp luận này cho phép người ta nhìn nhận các hiện

tượng xã hội nhân văn quốc tế một cách tong thé trong mối quan hệ chặt chẽ và tác

động với nhau, đồng thời phép biện chứng giúp thấy được sự vận động phát triển

của các hiện tượng chính trị, giữa chính trị và kinh tế xã hội, giữa thé chế chính tri

và đời sống Ngoài ra, luận án cũng tiếp cận những lý thuyết hiện đại trên thế giới

về đảng chính trị và nhóm lợi ích để nghiên cứu vấn đề

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu từ góc độ chính trị học, kết hợp nhiều phương pháp trong

khoa học xã hội và nhân văn Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp

với yêu cầu của từng nội dung trong luận án Cụ thé:

- Phương pháp lịch sử: từ góc độ lịch sử khảo sát sự diễn tiến của quá trìnhthiết lập và vận hành mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nềnchính trị Mỹ Phương pháp lịch sử cho phép nhìn nhận hệ thống chính trị Mỹ nói

chung và mối quan hệ đảng — nhóm nói riêng là một quá trình lịch sử, cụ thể có các

yếu tô động, tĩnh, da dạng phức tạp tat nhiên, ngẫu nhiên

- Phương pháp cấu trúc chức năng: nhìn nhận nền chính trị Mỹ nói chung và

các đảng chính trị, nhóm lợi ích nói riêng như một bộ phận chức năng của hệ thống,

có vai trò, tính hữu dụng, kết cau và công năng nhất định

- Phương pháp phân tích hệ thống: Nền chính trị Mỹ hiện đại vừa là kết quả

vận động của nhiều yếu tố vừa độc lập vừa liên hệ và tùy thuộc lẫn nhau, vừa cótính đơn lẻ vừa mang tính tổng hợp, vừa là động lực của tiến hóa trên các lĩnh vực

khác nhau trong hệ thống chính trị nõi riêng, trong hệ thống xã hội nói chung

- Phương pháp so sánh: Có hai kiều so sánh là so sánh đồng đại và so sánhlịch đại Về so sánh lịch đại, luận án sẽ so sánh mối quan hệ với các nhóm lợi íchgiữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ về hỗ trợ bầu cử và tác động chính sách quacác nhiệm kỳ từ năm 2000 đến 2020 Về so sánh đồng đại, luận án so sánh chínhsách và cách thức thiết lập mối quan hệ với các nhóm lợi ích của Đảng Dân chủ vàĐảng Cộng hòa trong cùng một nhiệm kỳ cụ thé Sự cần thiết của phương pháp nay

là hệ tiêu chí so sánh dé phát hiện được sự đồng nhất và khác biệt về bản chất của

các hiện tượng so sánh.

Trang 12

Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như

phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích

và tổng hợp; phương pháp phỏng vấn các chuyên gia

5 Đóng góp khoa học của luận án

Kết quả nghiên cứu quan trọng nhất của luận án góp phan:

Thứ nhất, làm rõ những vẫn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa đảngchính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị Mỹ hiện đại, từ đó góp phần phát

triên một hướng nghiên cứu mới về đảng chính tri và nhóm lợi ích trong khoa học

chính trị Việt Nam phù hợp với bối cảnh đất nước đang đây mạnh chính sách hộinhập quốc tế

Thứ hai, chỉ ra được đặc điểm, bản chất cũng như những tác động tích cực,tiêu cực của mối quan hệ đảng chính trị — nhóm lợi ích đến nền chính trị nội bộ Mỹ;

dé từ đó cung cấp phương pháp phân tích, gợi mở cho các nhà nghiên cứu, các nhà

hoạch định chính sách về cách tiếp cận, nhận diện và luận giải những vấn đề chínhtrị nội bộ của một quốc gia nói riêng và khoa học chính tri nói chung

6 Ý nghĩa của luận án

6.1 Ý nghĩa ly luận

Luận án góp phần luận giải và làm rõ những vấn đề về mặt lý luận có liên quanđến mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị Mỹ, bướcđầu có những đóng góp gia tăng tri thức về đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nềnchính trị hiện đại, góp phần vào sự phát triển lý luận về đảng chính trị và nhóm lợi ích

trong khoa học chính trị, đặc biệt là khoa học chính trị ở Việt Nam hiện nay.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án có thê được sử dụng làm tai liệu tham khảo cho các nhà hoạch địnhchính sách của Việt Nam trong thời gian tới để có cái nhìn khách quan và khoa họchơn đối với van đề đảng chính trị, lợi ích nhóm, nhóm lợi ích nói chung và ở Hoa

Ky nói riêng.

Luận án có thê được dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy, học tập cho

sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Chính trị học và những người có quan tâm nghiên cứu liên quan đên nội dung đê tải nghiên cứu.

Trang 13

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên

quan đến luận án, danh mục tải liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiChương | tập trung phân tích các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đếnchủ đề luận án đã công bồ ở trong và ngoài nước theo ba khía cạnh: (1) những côngtrình nghiên cứu về hoạt động đảng chính trị và nhóm lợi ích trong thé chế chính tri

Mỹ hiện đại; (2) những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa đảng chính trị và

nhóm lợi ích trong bầu cử và (3) những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa

đảng chính trị và nhóm lợi ích trong chu trình chính sách công ở Mỹ hiện đại.

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa đảng chính trị

và nhóm lợi ích trong nền chính trị Mỹ hiện đại

Chương 2 xuất phát từ việc xác định rõ nội hàm các khái niệm cơ bản của luận

án đến phân tích cách tiếp cận và khung phân tích chung mối quan hệ giữa đảngchính trị và nhóm lợi ích trong nên chính trị Mỹ hiện đại, cũng như làm rõ cơ sởthực tiễn của mối quan hệ này

Chương 3 Mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong bầu cử

và chu trình chính sách công ở Mỹ hiện đại

Chương 3 tập trung xác định các hình thức của mối quan hệ giữa đảng chính

trị và nhóm lợi ích trong bầu cử (qua xác định thông điệp tranh cử, liên kết tài chính

và vận động chiến dịch) và chu trình chính sách công (qua mối quan hệ giữa nhómlợi ích với các nghị sĩ cũng như Tổng thống và các thành viên Chính phủ)

Chương 4 Một số nhận xét về mối quan hệ giữa đảng chính trị - nhóm lợi

ích trong nền chính trị Mỹ hiện đại và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Chương 4 nêu lên các nhận xét về đặc điểm của mối quan hệ giữa đảng chính

trị và nhóm lợi ích trong nên chính trị Mỹ hiện đại dé từ đó xác định ban chất củamỗi quan hệ này Đồng thời tác giả phân tích những tác động tích cực và tiêu cựccủa mối quan hệ dang — nhóm đến nền chính trị Mỹ dé từ đó rút ra một số hàm ý

chính sách đôi với Việt Nam hiện nay.

10

Trang 14

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN DEN DE TÀI

Do tam quan trong của mối quan hệ giữa đảng chính tri va nhóm lợi ich địnhhình bức tranh đời sống chính trị Mỹ nên vấn đề này đang được giới khoa học chínhtrị trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, công bố Trong luận án, tác giả khảosát hệ thống tư liệu về mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích ở Mỹ theocác góc độ: (1) những công trình nghiên cứu về hoạt động đảng chính trị và nhómlợi ích trong hệ thống chính trị Mỹ hiện đại; (2) những công trình nghiên cứu vềmỗi quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong bầu cử và (3) những côngtrình nghiên cứu về mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong chu trìnhchính sách công ở Mỹ hiện đại Hướng khảo sát này của tác giả xuất phát từ phươngpháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu trong luận án và mục tiêu cốt lõi của đảng chínhtrị cũng như nhóm lợi ích ở Mỹ Khi các đảng chính trị chỉ muốn xây dựng chínhsách đề giành chiến thắng trong bầu cử thì các nhóm lợi ích lại tham gia vào bầu cửvới vai trò hỗ trợ đảng chính trị nhằm đồi lại lợi ích chính sách cho mình Vì vậy,việc khảo sát hai đối tượng đảng chính trị, nhóm lợi ích trong hệ thong chinh tri

cũng như trong bau cử và chu trình chính sách công sẽ hình thành những hiểu biết

rõ ràng hơn về mối quan hệ đảng chính trị - nhóm lợi ích này Những khảo sát dướiđây chưa thé mô tả hết được sự đa dạng, phong phú của van đề, nhưng đây sẽ lànhững “điểm nút” quan trọng, đánh dau các bước phát triển của nhận thức về mốiquan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nên chính trị Mỹ hiện đại, qua đó

dé tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện hơn

1.1 Những công trình nghiên cứu về hoạt động của dang chính trị và nhóm lợi

ích trong hệ thống chính trị Mỹ hiện đại

Là những thành tố quan trọng tạo nên hệ thống chính trị Mỹ hiện đại nên đảng

chính trị và nhóm lợi ích luôn được các nhà khoa học chính trị thế giới nghiên cứu

sâu sắc Từ giữa thế kỷ XX, những công trình nghiên cứu của các nhà lý thuyết vềđảng chính trị đã cho rằng, mối quan hệ đảng — nhóm lợi ích là trung tâm trong việcđịnh hình cấu trúc va tính chất của một chính quyền dân chủ Khang định này được

11

Trang 15

thé hiện rõ trong công trình “Party government” (Chính phủ đảng phái, 1942) của

nhà khoa học E E Schattschneider Bên cạnh việc phân tích sâu sắc các yêu tố cầuthành hệ thống đảng phái Hoa Kỳ, tác giả đã chứng minh dé có thể kiểm soát đượcchính quyền, đảng chính trị phải gắn chặt với nhóm áp lực Tuy nhiên, E E

Schattschneider cũng nhận thấy, đặc điểm lớn nhất của chính phủ đảng phái ở Mỹ là

sự phân cấp giữa chính quyên liên bang (trung ương) và chính quyền các bang Tổchức dang ở cấp trung ương không thé kiểm soát được cấp bang, điều này một phan

chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của các nhóm áp lực có mặt ở khắp mọi nơi trênnước Mỹ; nhưng tô chức đảng cấp bang và các nhóm áp lực địa phương cũng khôngthé áp đặt ý chi cho tô chức đảng trung ương Tiếp tục phát triển ý tưởng này, trong

công trình nghiên cứu “The Semi-Sovereign People: A Realist’s View of Democracy

in America” (Những người bán chủ quyền: Một góc nhìn hiện thực về nền dan chủ

Mỹ, 1960), một lần nữa E.E Schattschneider khẳng định hệ thống chính trị Mỹ thực

sự được vận hành một cách lỏng lẻo Đặc biệt, ông coi chính trị Mỹ là một cuộc dau

tranh dân chu, trong đó các nhóm lợi ích kinh doanh, nhóm đại diện vận động hành

lang ở Washington kết hợp với các đảng chính trị (mặc dù không hoàn toàn hòahợp) dé duy trì đặc quyền của mình [1 19, p 123]

Công trình “Political Parties and Pressure Group Politics” (Cac đảng chính

tri và các nhóm áp lực chính tri, 1958) của Hugh A Bone đã khẳng định các đảng

chính trị và các nhóm gây áp lực chính trị có sự phụ thuộc lẫn nhau Trong khi các

đảng chính trị cần đến nhóm lợi ích trong các cuộc tranh cử để đảm bảo quyền lựcthì các nhóm lợi ích tìm thấy ở các đảng chính trị cách thức đề tiếp cận với nhữngngười nắm giữ quyén lực trong cơ quan công quyền Chính cấu trúc của đảng vàbản chất của hệ thống liên bang Hoa Ky đã nuôi dưỡng mối quan hệ này Các nhómlợi ích tham gia cả bầu cử sơ bộ trong đảng và cả bầu cử giữa các đảng thông quaứng cử viên mà họ ủng hộ, cung cấp cho những người này kinh phí cho chiến dịchbầu cử và tham gia vào các hoạt động của chiến dịch này Cả hai bên đôi khi tìmcách thâm nhập vào nhau nhưng hiểm khi có nhóm lợi ích nào đó kiểm soát đượchoàn toàn một tổ chức đảng

12

Trang 16

Maurice Duverger trong cuốn “Party politics and pressure groups: a

comparative introduction” (Chính trị dang phái va các nhóm áp lực: một nghiên

cứu so sánh, 1972) đã đề ra những tiêu chí phân loại các đảng chính trị và nhóm lợi

ích Ông cho rằng, có hai loại đảng chính trị là “đảng tỉnh hoa”, “đảng truyềnthống” hay “đảng đại chúng” Đảng tỉnh hoa là những đảng ở châu Âu và Mỹ; cònđảng đại chúng như những đảng xã hội, đảng cộng sản Đối với các quốc gia kém và

đang phát triển, hệ thống đảng ở đó gần với loại đảng đại chúng hơn là đảng tỉnh

hoa Khi khám phá về nhóm lợi ích với dung lượng 1/3 cuốn sách, theo cách phân

loại đảng phái, ông cho rằng có hai loại nhóm lợi ích là nhóm tinh hoa và nhóm đạichúng Đây là tổ chức gan rat chặt với đảng chính trị và tạo nên nét đặc trưng choloại hình hệ thống dang trong một nên chính trị dan chủ phương Tây [153]

Trong những công trình nghiên cứu của các nhà lý thuyết về nhóm lợi ích,

cách tiếp cận của chủ nghĩa đa nguyên phát triển mạnh mẽ với luận điểm chủ đạo:

tính hiệu quả của nền dân chủ, sự 6n định của hệ thống chính trị phụ thuộc rấtnhiều vao tính tích cực và trách nhiệm của các nhóm lợi ích Nhân vật tiêu biểuđại điện cho chủ nghĩa đa nguyên có thé ké đến là Robert A Dahl qua các côngtrình nổi tiếng như “Who Governs? Democracy and Power in an American City”(Ai là người cai trị? Dân chủ va quyền lực trong một thành phố của Mỹ, 1961), “A

Preface to Democratic Theory” (Một mở đầu cho lý thuyết dân chủ, 1956) Với

quan niệm một chính phủ dân chủ có thể đạt được thành tựu cao nhất phải thông

qua sự cạnh tranh hoạt động giữa các nhóm, ông nhấn mạnh đến quyền tự dothành lập các đảng chính trị, các hiệp hội, các nhóm lợi ích và thiết lập liên kết với

nhau Các nhóm lợi ích thông qua thương lượng và thỏa hiệp với các đảng chính

trị, đặc biệt là các đảng cầm quyền, các quan chức chính phủ để hình thành chính

sách Robert A Dahl khang định, nhóm lợi ích có vai trò quan trọng trong việcđưa ra các sáng kiến, những góp ý chính sách cho chính phủ và nó có lợi chongười cam quyền

Gần với cách tiếp cận của trường phái đa nguyên, Robert D Putnam trong

công trình nghiên cứu “Tuning In, Tuning Out: The Strange Disappearance of

Social Capital in America” (Đồng điệu, lạc điệu: Sự biến mat lạ kỳ của vốn xã hội

13

Trang 17

ở Mỹ, 1995) đã khang định, các nhóm lợi ích là sức mạnh của nền dân chủ (đặc biệt

ở Mỹ và Italia); ở các nước này, nhóm lợi ích giữ vị trí quan trọng trong hệ thốngchính trị, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các đảng phái, các chính trị gia và cáccông chức, đây là nhân tố quan trọng có khả năng làm “ngưng tụ” nguồn vốn xã hội

(bonding social capital) [167].

Douglas K Stevenson trong công trình “Cuộc sống và các thé chế ở Mỹ”(American life and Institutions, bản dịch tiếng Việt, 2000) đã đưa ra một bức tranh

toàn cảnh về xã hội, lịch sử, kinh tế, chính trị, thông tin, môi trường và văn hóa của

nước Mỹ, trong đó nói về đảng chính trị và nhóm lợi ích bằng những sắc màu rõnét Khi phân tích các đảng phái chính trị, tác giả cho rằng, Đảng Dân chủ và ĐảngCộng hòa là hai đảng dẫn đầu, còn các đảng thiểu số đôi khi cũng giành được cácchức vụ trong chính quyền cấp dưới nhưng không có vai trò trong nền chính trị

quốc gia Tuy nhiên, “các đảng phái chính trị của Mỹ có ít quyền lực thực sự hơn

nhiều so với các đảng phái chính tri ở các quốc gia khác” [14, tr 80], bởi một bộphận công dân Mỹ sẽ tham gia bỏ phiếu thăng cho tất cả các ứng cử viên ĐảngCộng hòa hay Dân chủ trong một cuộc bầu cử, nhưng một số khác lại không thamgia; họ bỏ phiếu cho ứng cử viên của một đảng vào một vi trí và ứng cử viên mộtđảng khác vào một vi trí khác Chính vậy nên, khi khám pha về các nhóm lợi ích

đặc quyền đặc lợi, Douglas K Stevenson không ngần ngại khang định: “Các nhóm

công dân như vậy cũng góp phan làm suy yếu các đảng phái chính tri” [14, tr 90]

Cuốn “Khái quát về chính quyên hợp chúng quốc Hoa Kỳ” (Outline of U.SGovernment, bản dịch tiếng Việt, 2002) là một tai liệu nghiên cứu kha tập trung về

Hiến pháp và cơ cấu tổ chức chính quyền của Hoa Kỳ Trong chương 8 — Chínhquyền của nhân dân: Vai trò của nhân dân, các tác giả đã luận giải tại sao Hoa Kylại đi đến kết cuộc chỉ với hai chính đảng thay nhau cầm quyền khi khang định:

“Hầu hết quan chức tại Mỹ được bầu lên từ những đơn vi bầu cử chỉ có một thànhviên và giành được chức vụ bằng cách đánh bại đối thủ trong một chế độ xác định

kẻ thang gọi là “người đứng đầu giành chức vụ” — ai giành được nhiều phiếu baunhất thì thắng cử, và không có việc kiểm phiếu theo tỷ lệ Điều này khuyến khích

tạo ra một tình trang hai cực: đảng này cầm quyên thì dang kia bị gạt ra ngoài Nếu

14

Trang 18

những kẻ bị gạt ra ngoài tập hợp lại với nhau thì họ có nhiều khả năng đánh bại

những kẻ “giữ ghế” nhiều hơn” [56, tr 143] Tuy nhiên, với sự phát triển của nhóm

lợi ích, đặc biệt với sự trỗi dậy của các Ủy ban hành động chính trị (PAC), nhóm tácgiả công trình này nhận thấy, hệ thống hai đảng “đang bị đe dọa”: “Các chính đảng

bị đe dọa do số các nhóm lợi ích tăng lên nhan nhản, trong đó ngày càng có nhiềunhóm có văn phòng tại Washington, D.C, và tự đại diện cho mình trực tiếp tại Quốc

hội và các cơ quan liên bang Nhiều tổ chức để mắt đến Washington tìm kiếm sự

ủng hộ tài chính và tinh thần ở những công dân bình thường Do số đông trong

những nhóm đó tập trung vào một phạm vi hẹp các mối quan tâm, hoặc thậm chí

vào một vấn đề duy nhất, và nhiều khi một vấn đề hẹp có sức nặng tình cảm lớn lao,

họ cạnh tranh với các đảng về tiền bạc, thời gian và tình cảm của người dân” [56, tr

156-157].

Cuốn “Légich chính trị Mỹ” (The Logic of American Politics, bản dịch tiếng

Việt, 2007) của Samuel Kernell và Gary C Jacobson đã phác họa toàn bộ cấu trúccủa hệ thống chính trị Mỹ, những nhân tố cơ bản an sau các thé chế chính trị phứctạp, các nguyên tắc và thực tiễn căn bản của đời sống chính trị, từ đó thể hiện rõlôgích ấn chứa trong thé chế và thực tiễn nền chính tri Mỹ Nhóm tác gia cho rằng,mặc dù Hiến pháp Hoa Kỳ không đề cập đến các đảng phái chính trị hay nhóm lợi

ích và những người sáng lập ra nước Mỹ đã hết sức nghi ngờ về cả hai tác nhân này,

nhưng chúng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các cử tri nhận thức đượcchính trị và theo đuôi các mục tiêu chính trị một cách hiệu quả Công trình nghiêncứu này đã khang định, đảng chính trị và nhóm lợi ích xuất hiện rất nhiều trên

cương Vi người trung gian gitra công dân và các quan chức chính phủ.

Cuốn “Nền dân trị My” (Democracy in America, ban dich tiéng Viét, 2008)của Alexis De Tocqueville, bên cạnh Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ,

được người Mỹ “tôn thờ gần như là một thứ “tôn giáo chính trị” [2, tr 23] Trongcông trình kinh điển này, Tocqueville đã đành toàn bộ phan II dé nói về những đặcđiểm của nền chính trị dân chủ Hoa Kỳ, đặc biệt tại chương II — Về các chínhđảng ở Hoa Ky và chương IV — Về việc lập đoàn thé chính trị ở Hoa Kỳ Theo tác

giả, chủ quyên của nhân dân kết tinh cụ thê trước hét là nơi các chính đảng, với

15

Trang 19

quan điểm đây chi là chỗ tập hợp những “tay hiểu động tam thường va vô hại” [2,

tr 33], theo đuổi các lợi ích riêng, không có “tín điều chính trị” nên không ưathích những đảo lộn lớn Ngoài ra, chủ quyền của nhân dân còn được thể hiện ở

hội đoàn chính tri, tập hợp chung dưới khái niệm “Association” (hiệp hội) bao

gồm mọi sáng kiến của công dân và “Lobbies” (vận động hành lang) gây ảnh

hưởng đến đời sống chính trị bên ngoài cơ câu quản lý phân quyền và các chínhđảng Tocqueville đặc biệt cho rằng đây là yếu tố hết sức cần thiết trong một xã

hội dân chủ vì ở đó không có những “tổ chức” tự nhiên dựa trên nguồn gốc xuất

thân (như xã hội quý tộc) hay giai cấp Do đó, theo ông, hội đoàn là “con đê” nhântạo đê tập hợp lực lượng ngăn ngừa và đề kháng lại nguy cơ chuyên chế của các

chính đảng và các tập đoàn tải phiệt.

Cuốn “American government: historical, popular, and global perspectives”

(Chính quyền Hoa Kỳ: quan điểm lich sử, phô biến va toàn cầu, 2012) của Kenneth

Dautrich và David A Yalof là một công trình nghiên cứu toàn diện thê chế chính tri

Mỹ với góc nhìn táo bạo và nhiều quan điểm mới mẻ Khi nghiên cứu về đảngchính trị, nhóm lợi ích, công trình này đã chỉ rõ, mặc dù cả hai tổ chức này đều lànhững thê chế liên kết giữa người dân và chính phủ nhưng lại theo các cách khácnhau Đảng chính trị chủ yếu tập trung vào các cuộc bầu cử, còn các nhóm lợi íchthì tập trung vào mục tiêu ảnh hưởng đến chính sách công như Tòa án, hệ thống ủyban Quốc hội và các bộ trong Chính phủ Ngoài ra, trong vấn đề chính sách, cácnhóm lợi ích có xu hướng tập trung vào những vấn đề hẹp, những vấn đề đặc biệt,trong khi đó, các đảng chính trị lại tập trung vào những vấn đề bao quát, rộng lớnhơn Chính vì vậy, “có rất ít đảng chính trị nhưng lại nhiều nhóm lợi ích” Và theođánh giá của nhóm tác giả, các nhóm lợi ích là thể chế “đối đầu” (versus) với các

đảng chính trị [145, p 329].

Nhóm tác giả David Paletz, Diana Owen, Timothy Cook trong công trình

“21st Century American Government and Politics” (Chính quyền và chính trị Mỹthế kỷ 21, 2014) đã giới thiệu một cách toàn diện về chính quyền và nền chính trị

Mỹ trong thế kỷ 21 Công trình luận giải những phức tạp của Hiến pháp, chủ nghĩa

liên bang, ý nghĩa cua tự do dân sự và sự xung đột vê quyên dân sự trong xã hội

16

Trang 20

Mỹ Đặc biệt, khi phân tích về xã hội hóa chính trị, cách người dân tiếp thu và bày

tỏ ý kiến, cũng như tham gia vào đời sống chính trị, nhóm tác giả đã khăng định vai

trò quan trọng của đảng chính trị và nhóm lợi ích Nhóm tác giả cho rằng, các đảng

chính trị ở Mỹ thực chất là những “tô chức bảo hộ” — hỗ trợ cho các liên đoàn laođộng và tập đoàn kinh doanh, các nhóm lợi ích, các nhóm sắc tộc và tôn giáo Theotruyền thống, Đảng Dân chủ là “nhà” của các liên đoàn lao động, và Đảng Cộng hòa

luôn hỗ trợ các tập đoàn kinh doanh, mặc dù những mối quan hệ này không có

khuynh hướng gan kết chặt chẽ [116, p 424] Đồng thời, công trình cũng chỉ ra sự cạnh tranh của hai đảng lớn trong việc nhận được sự hỗ trợ từ các nhóm lợi ích; còn

các nhóm lợi ích lại cố găng tìm kiếm lợi ích để đạt được các mục tiêu chính trị của

mình từ cả hai phía một cách thực dụng.

Cal Jillson trong công trình “American Government: Political Development

and Institutional Change” (Chính phủ Hoa Kỳ: phát triển chính trị va thay đổi thé

chế, 2018) đã nêu ra những khó khăn của Chính phủ Mỹ trong việc thực hiện các lợiích chung của cộng đồng trước sự biến đổi của các loại hình thể chế Đặc biệt trong

Chương 6 — “Interest groups: The politics of influence” (Các nhóm lợi ích: Chính tri

của sự ảnh hưởng) và Chương 7 — “Political partles: Winning the right to govern”

(Các đảng chính tri: giành quyền cai tri), tác giả khang định nhóm lợi ich và đảngchính trị là những tô chức chính trị của các công dân có chung lợi ích liên quan đến

chính trị Trong quá trình hoạt động, có những lúc đảng chính trị cạnh tranh với

nhóm lợi ích và cũng có những lúc họ bé sung, hỗ trợ cho nhau “Các dang pháichính trị đóng vai trò chi phối trong các cuộc bầu cử và khi tổ chức chính quyên

Các nhóm lợi ích có ảnh hưởng lớn nhất, thậm chí có thé là chi phối, trong quá trình

hoạt động bình thường của chính phủ - trong các phiên điều trần về lập pháp, thiết

kế chương trình và hoạch định chính sách cũng như quy định hành pháp Các đảng

chính trị xây dựng chương trình nghị sự công khai rộng rãi; các nhóm lợi ích định

hình chỉ tiết chương trình đó theo những cách có thể chấp nhận được và thường có

lợi cho các mục tiêu của nhóm lợi ích” [112, p 349].

Nhóm tác giả Lynne E Ford, Barbara A Bardes, Steffen W Schmidt, Mack

C Shelley II trong cuốn sách “American Government and Politics Today” (Chính

17

Trang 21

phủ Hoa Kỳ và nền chính trị hiện nay, 2020) đã phân tích sâu sắc các mặt của đờisống chính trị Mỹ từ hệ thống chính trị đến các quyền chính trị tự do cơ bản của

người dân Đặc biệt, trong Chương 7 — Nhóm lợi ích và Chương 8 — Đảng chính tri,

nhóm tác giả đã làm rõ đặc trưng, cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của hệthống nhóm lợi ích và đảng chính trị ở Mỹ khi hai thể chế này được xem như là cầunối giữa nhân dân và chính quyền Khi luận giải về mối quan hệ giữa dang chính trị

và nhóm lợi ích cũng như dự báo về tương lai của các chính đảng, nhóm tác giả đã

nêu lên quan ngại về việc gia tăng sự hỗ trợ của các nhóm lợi ích cho các ứng cử

viên quốc gia là một thách thức rất lớn cho các đảng chính trị [150, p 380]

Cuốn “Chính trị đảng phái tại Hoa Kỳ” (Party politics in America, bản dịchtiếng Việt, 2020) của Marjorie Randon Hershey là công trình tiêu biéu về đảng phái

chính trị, cung cấp những kiến thức hap dẫn, rõ ràng nhất và toàn điện nhất về cácđảng phái chính trị và tính đảng Khi đề cập đến mối quan hệ giữa đảng chính trị và

nhóm lợi ích, Marjorie Randon Hershey xem các nhóm lợi ich là mạng lưới của đảng.

Bà xác định: “Với Đảng Dân chủ, những nhóm này bao gồm công đoàn, các nhóm

môi trường, quyên nữ giới, quyền công dân, và các tô chức tự do khác Mạng lưới

quốc gia của Đảng Cộng hòa bao gồm các nhóm kinh doanh nhỏ, Hiệp hội Súng

trường Quốc gia, và những nhóm Cơ đốc bảo thủ” [63, tr 145] Tuy nhiên, tác giả

cũng thấy ro, trong mối quan hệ này, các đảng chính trị cũng đang bị đe dọa bởi sự

lớn mạnh của các nhóm lợi ích, và đây trở thành một điều đáng báo động

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, chủ đề đảng chính trị và nhóm lợi ích

đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và nhà hoạt động thực tiễn; các khái

niệm nhóm lợi ích, lợi ích nhóm được sử dụng rộng rãi trên sách báo cũng như các

diễn đàn Những vấn đề xoay quanh đảng chính trị cũng như nhóm lợi ích ở cácnước phương Tây nói chung, ở Mỹ nói riêng bắt đầu được chú ý nghiên cứu Các

công trình nghiên cứu mang tính khái quát về đảng chính trị, nhóm lợi ích trong nền

chính trị Mỹ hiện đại đã được một số nhà khoa học Việt Nam công bố Hầu hết cáctác phẩm viết về hệ thông chính trị Mỹ ở Việt Nam đều dành một dung lượng nhấtđịnh dé phân tích về hoạt động của nhóm lợi ích Tuy nhiên, đó chỉ là những côngtrình nghiên cứu riêng lẻ hoặc về dang chính tri, hoặc về nhóm lợi ích chứ chưa có

nhiêu công trình chuyên khảo nghiên cứu sâu về môi quan hệ gitra hai chủ thê này.

18

Trang 22

Cuốn “Hệ thong chính trị Mỹ” của Vũ Đăng Hinh chủ biên (2001) đã phân

tích quá trình hình thành và phát triển; tổ chức và vai trò của đảng chính trị trongđời sống chính trị — xã hội Hoa Kỳ (ở chương VI) Trong phan “Các nhóm lợi ichtrong hệ thống chính trị Mỹ” (chương VII), các tác giả đã phân loại, phân tích hoạtđộng của các nhóm lợi ích và đưa ra những ý kiến nhận xét khác nhau về tô chứcnày Đặc biệt ở đây các tác giả cũng nêu lên những dấu hiệu nhận biết mối quan hệgiữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong đời sống chính trị Mỹ qua hoạt động bầu

cử và hoạch định chính sách Trong hoạt động bầu cử, các nhóm lợi ích đã giúp đỡ

tài chính và kết nối các ứng cử viên của đảng với cộng đồng cử tri: “các nhóm lợiích ủng hộ một đảng thì chỉ ủng hộ tiền bạc và tham gia vào hoạt động tranh cử củađảng đó Còn các nhóm trung lập lại ủng hộ tiền cho cả hai đảng” [32, tr 275].Trong hoạch định chính sách, nhóm lợi ích hỗ trợ cho các đảng qua cung cấp hệthống thông tin: “Những người làm lobby hiểu rằng, phần lớn các dự luật đượckiểm soát bởi một số ít ủy ban hay một nhóm nghị sĩ thuộc đảng nao đó, nên ngoàiviệc gửi các tài liệu thuyết phục cho các ủy ban, lôi kéo nghị sĩ có cảm tình, họ còn

dồn tâm lực để xây dựng quan hệ với một số nghị sĩ nhất định, những người đang

có vai trò chi phối tại các ủy ban này” [32, tr 279].

Cuốn “Hé thống chính trị Mỹ - Cơ cấu và tác động đối với quá trình hoạchđịnh chính sách đối ngoại” của Vũ Dương Huân chủ biên (2002) đã phân tích hệthống chính trị Mỹ trên các phương diện như tổ chức bộ máy nhà nước, đảng cằm

quyền, xã hội dân sự, chế độ bầu cử và các nhóm lợi ích Các tác giả đã làm rõ bản

chất, vai trò và những ảnh hưởng của các nhóm lợi ích và đảng chính trị trong việctác động đên chính sách đối ngoại của chính phủ Mỹ Đặc biệt, cuốn sách cũngkhăng định việc thiết lập mối quan hệ tài chính với các nhóm lợi ích giúp đảngchính tri trong bối cảnh bắt buộc phải giảm thiểu chỉ tiêu của mình trong chính trị:

“Sự ủng hộ về tài chính của các nhóm lợi ích thông qua các ủy ban hành động chínhtrị (PAC), ra đời với số lượng tăng đáng ké trong thời gian gần đây khi có luật mới

về đóng góp tài chính cho các cuộc vận động tranh cử hạn chế đóng góp của các

đảng phái chính trị” [38, tr 118].

19

Trang 23

Dưới góc độ so sánh thể chế, trong cuốn “Thé chế chính trị thé giới đương

đại” do Dương Xuân Ngọc và Lưu Văn An đồng chủ biên (2003) đã phân tích cácyếu tố của thể chế chính trị Hoa Kỳ, trong đó có lưu ý đến hoạt động của đảngchính trị và nhóm lợi ích trong bầu cử: “hoạt động bầu cử, ủng hộ một đảng hay giữ

vị trí trung lập, ủng hộ tiền bạc và tham gia tranh cử cho một đảng hoặc cho cả hai

đảng Họ tạo cơ hội cho các ứng cử viên giành được tình hữu nghị và gây dựng uy tín” [66, tr 186].

Cuốn “Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (Mô hình tổ chức và hoạt động) ” do

Nguyễn Văn Huyên chủ biên (2007) đã tập trung nghiên cứu quá trình hình thành,

mô hình tổ chức va hoạt động của hệ thong chính tri các nước Anh, Pháp, Mỹ; qua

đó đánh giá ưu, nhược điểm, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của từng loại hình hệthống này Trong phần nghiên cứu về hệ thống chính trị Mỹ, các tác giả đã làm rõcác loại hình nhóm lợi ích cũng như nêu lên dấu hiệu của mối quan hệ giữa chúngvới đảng chính trị “Trong khi các đảng chính trị cạnh tranh với nhau dé giành đượccác vị trí quyền lực trong bộ máy công quyên, thì các nhóm lợi ích chỉ cô gắng gây

ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Một ứng cử viên có thể tỏ ra thân thiện với một

nhóm lợi ích nào đó hoặc là thành viên của một nhóm lợi ích” [45, tr 268].

Nguyễn Văn Huyên và Tống Đức Thảo trong chuyên luận “Mộ số đặc điểm

về t6 chức và vận hành hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ dưới góc độ của chính trị

học so sánh” (2007) đã so sánh tiến trình hình thành và phát triển của hệ thống

chính trị ở Anh, Pháp, Mỹ cũng như phân tích cơ cấu tổ chức và vận hành của từng

hệ thống chính trị cụ thé Đối với hệ thống chính trị Mỹ, nhóm tác giả nhận thấy vaitrò quan trọng của các đảng phái chính trị và nhóm lợi ích Họ khang dinh, hé thốngchính trị nói chung, hệ thống đảng phái nói riêng được xây dựng và ton tại dựa trên

xã hội công dân — môi trường tồn tại của nhóm lợi ích “Ở My, hoạt động chính củacác nhóm lợi ích là vận động hành lang với mục đích gây áp lực lên Chính phủ đểChính phủ hoạt động theo ý muốn của họ Vận động hành lang do vậy cũng là một

cơ chế chuyền hóa quyền lực Không có gì sai nếu gọi các nhóm lợi ích là “Nghị

viện thứ 3” của nước Mỹ” [44, tr 27-28].

20

Trang 24

Nguyễn Anh Hùng trong bài viết “Zim hiểu các nhóm lợi ích ở Mỹ” (2009) đãtóm tắt nguồn gốc và lịch sử các nhóm lợi ích Mỹ, bắt đầu từ thói quen gia nhậpnhóm, hội, đoàn hoặc một tô chức nghiệp dư nào đó do những người thân quen khởixướng Sau đó, các nhóm nay dan trở nên có hệ thống, có khuynh hướng bày tỏ, tácđộng đến giới chức về vấn đề mà họ quan tâm và mong muốn Qua quá trình pháttriển, đến những năm 1830, nhiều nhóm đã bắt đầu tham gia vận động tranh cử nghị

sĩ, tổng thống hoặc ủng hộ hội viên tham gia vào các đảng phái chính trị để làm

lợi cho nhóm mình Cụm từ “lợi ích nhóm” chính thức xuất hiện Các tác giả cũng

nêu lên các cách phân loại nhóm lợi ích ở Mỹ phổ biến nhất: theo tính chất thành

viên có nhóm nguyên thủy, nhóm mục tiêu, nhóm chính trị và các nhóm lợi ích

khác; theo mục tiêu có nhóm kinh tế, nhóm lý tưởng, nhóm quốc gia, nhóm cơ quanchính quyên, các nhóm lợi ích khác Ở phan thứ ba của bài viết đã chỉ ra sự tác động

chính trị của các nhóm lợi ích Mỹ Các nhóm lợi ích Mỹ sử dụng công cụ tác động

là tài chính, số đông lực lượng thành viên, kiến thức chuyên môn và các công cụ

khác như biểu tình, đình công, bạo động ; phương thức tác động là tác động trựctiếp tới bộ phận hoạch định chính sách, tác động bang van động hành lang, tac độngqua sự công khai và phương tiện truyền thông, tác động băng các ủy ban hành độngchính trị, tác động bang gây rối va bạo loạn

Cũng dưới góc nhìn so sánh, công trình “Chính trị học so sánh — từ cách tiếpcận hệ thong cầu trúc chức nang” của Ngô Huy Đức và Trịnh Thị Xuyến đồng chủbiên (2012) đã sử dụng cách tiếp cận cau trúc chức năng dé phân tích mô hình hệthống chính trị của một số nước tiêu biểu trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ Các tácgiả đi từ khái lược điều kiện tự nhiên của Mỹ đến phân tích cấu trúc quyền lực và

hoạt động thực tế của hệ thong chính tri va rút ra những kết luận, nhận xét so sánh.Đặc biệt cuốn sách cũng nêu lên một dấu hiệu nhận biết mối quan hệ giữa đảng

chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị Mỹ đó là: Các nhóm lợi ích tham giavào các cuộc vận động bầu cử thông qua sự giúp đỡ các đảng phái chính trị và các

ứng cử viên tự do.

Cuốn “Một số van dé đảng cẩm quyên và dang doi lập trong đời sống chỉnh

trị Hoa Kỳ” của Nguyễn Thị Hạnh chủ biên (2012) là một trong những công trình

21

Trang 25

nghiên cứu chuyên sâu hiếm hoi về chủ đề đảng chính trị Mỹ ở Việt Nam Cuốn

sách đã khái quát được lịch sử hình thành và phát triển của các đảng phái trong đờisống chính trị Hoa Kỳ, phân tích sâu sắc phương thức hoạt động của đảng cầm

quyền và dang đối lập, cũng như đưa ra những đánh giá bước đầu về các đảng phái

này Đặc biệt, trong nội dung “Phương thức hoạt động đối với tổ chức xã hội vacông dân” (Chương II), nhóm tác giả đã đề cập đến việc xây dựng và thiết lập mốiquan hệ với các nhóm lợi ích: “Dang cam quyền cũng như đảng đối lập còn tiếp xúcvới nhiều tổ chức xã hội, đặc biệt là các nhóm áp lực thông qua những nghị sĩ củamình trong Quốc hội Qua những người vận động hành lang có mặt tại thủ đôWashington với tu cách là đại diện của các nhóm áp lực, những vấn đề cần thiết củacác nhóm được phản ánh một cách trực tiếp đến những nghị sĩ của đảng Như vậy,vận động hành lang là một kênh quan trọng dé giúp cho những người được bầu liên

hệ, tiếp xúc với những người mà họ đại diện” [29, tr 126]

1.2 Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhómlợi ích trong bầu cử ở Mỹ hiện đại

Bau cử là phương tiện dân chủ dé công dân lựa chọn trong số các ứng cử viêncho vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước và trao quyền cho người được bầu hànhđộng nhân danh công chúng trong nhiệm kỳ được bầu Ở Mỹ, các thé chế về bau cử

đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đây mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích

Tuy nhiên, có chưa nhiều các công trình nghiên cứu một cách riêng biệt và hệ thống

về mối quan hệ này trong bầu cử mà chủ yếu luận giải nó như một chiến lược hay

hoạt động quan trọng không thê thiếu của đảng chính trị cũng như nhóm lợi ích để

đạt được mục tiêu chính tri.

Trong bài nghiên cứu “The Relationship Between Political Parties and

Interest Groups: Explaining Patterns of PAC Contributions to Candidates for

Congress” (Mỗi quan hệ giữa các dang chính tri và nhóm lợi ích - Ly giải mô hìnhcủa PAC đóng góp cho ứng cử viên Quốc hội, 2005), Thomas L Brunell đã phân

tích sâu sắc mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong các cuộc bầu cử

Nghị viện Tác giả nhận thấy, trong chiến dịch bầu cử Nghị viện, các nhóm lợi ích

đã thiết lập mối quan hệ với đảng chính trị bằng con đường cung cấp tài chính thông

22

Trang 26

qua các Ủy ban hành động chính trị (PAC) Ở đây, các nhóm lợi ích có sự ưu tiêncho đảng nào thực sự đảm bảo cho lợi ích của mình, chăng hạn như các nhóm lao

động ủng hộ Đảng Dân chủ, trong khi các nhóm doanh nghiệp lại ủng hộ Đảng

Cộng hòa Đôi khi nhóm lợi ích lại đóng góp tiền cho đảng khác, nhưng đảm bảo

rằng sự đóng góp đó tác động đến bầu cử càng ít càng tốt [177]

Cuốn “Choices and Changes: Interest Groups in the Electoral Process” (Lựachọn va thay đôi: Các nhóm lợi ich trong quá trình bau cử, 2005) của Michael M.Franz được xem là một trong những công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về các chiếnthuật bầu cử mà nhóm lợi ích đã sử dụng nhăm hỗ trợ các đảng chính trị Tác giả lậpluận rằng, việc thay đôi bối cảnh chính trị và pháp lý đã ảnh hưởng đến hành vi củacác nhóm lợi ích Đề chứng minh cho lập luận của mình, ông đã phân tích chi tiết sựphát triển của luật tài chính chiến dịch Hoa Kỳ từ những năm 1970, xem xét các

khoản đóng góp bằng “tiền mềm” của các nhóm lợi ích cho các đảng chính trị từ

năm 1991 đến 2002, phân tích các đóng góp của các PAC cho ứng cử viên và cácđảng từ năm 1983 đến 2002; ngoài ra ông còn tiến hành các cuộc phỏng van sâu với

các nhà lãnh đạo tài chính chiến dịch Dựa trên các dữ liệu phân tích này, ông khang

định mối quan hệ giữa nhóm lợi ích và đảng chính trị là một quy luật trong chiếndich bầu cử Mỹ hiện đại; qua đó cũng chứng minh tầm quan trọng của nhóm lợi ích

trong chính trị Hoa Kỳ [159].

Ronald J Hrebenar, Matthew J Burbank và Robert C Benedict trong công

trình “Political Parties, Interest Groups, and Political Campaigns” (Cac dang

chính trị, nhóm lợi ích va các chiến dịch chính trị, 2012) đã làm rõ bản chất của cácchiến dịch bầu cử cũng như hoạt động của đảng chính trị và nhóm lợi ích trong môi

trường này Theo nhóm tác giả, hành động của các đảng chính trị và nhóm lợi ích

không còn tách biệt mà có xu hướng ngày càng gắn bó với nhau Ý tưởng xuyên

suốt của cuốn sách rằng, các chiến dịch chính trị hiện đại đã liên kết đảng chính trị

với nhóm lợi ích Với sự phát triển của nền dân chủ, các chiến dịch bầu cử ngày

cảng tập trung vảo các ứng cử viên hơn (trước đây tập trung vao các đảng chính tri),

ngày càng bị ảnh hưởng và thúc đây bởi các cuộc thăm dò, truyền thông đại chúng

23

Trang 27

và nhu cầu chỉ tiêu với số tiền rất lớn Các đảng chính trị thích nghỉ với hoàn cảnh

nay bằng cách cung cấp các dịch vụ mà ứng cử viên đảng mình yêu cau, trong khicác nhóm lợi ích điều chỉnh kỹ thuật hỗ trợ thông qua các nhà vận động hành lang,

giới quan hệ công chúng và các ủy ban hành động chính trị Phần thứ ba của cuỗn

sách tập trung phân tích liên kết các nhóm lợi ích với đảng chính trị trong các chiếndịch bầu cử Tổng thống và Quốc hội, tập trung đến việc hỗ trợ của nhóm lợi ích cho

ứng cử viên với các công cụ hữu hiệu mà họ có [172].

Cuốn “Interest Groups in American Politics: Pressure and Power (2ndEdition)” (Nhóm lợi ich trong nén chính trị My: Ap lực và quyền lực, tái bản lần

thứ 2, 2013) của Anthony J Nownes đã chứng minh rằng các nhóm lợi ích có liênquan đến hệ thống chính trị ở tất cả các cấp chính quyền — liên bang, tiểu bang, địaphương và trong tất cả các khía cạnh của hoạt động chính tri, từ các chiến dịch bầu

cử đến chương trình lập pháp và thực thi chính sách Trong phần nghiên cứu về bầu

cử, tác gia nhấn mạnh đến các chiến lược thiết lập và hỗ trợ trong mối quan hệ với

các đảng chính trị của nhóm lợi ích Mặc dù khang định hoạt động của nhóm lợi íchtrong đời sống chính trị Mỹ là hoàn toan bình thường, lành mạnh của một xã hội đanguyên và quản trị dân chủ, Anthony J Nownes cũng cảnh báo sự nguy hiểm củamối quan hệ nhóm lợi ích — đảng chính trị trong bau cử có thé làm biến chất nền

kém của các đảng chính trị đã góp phần tạo ra khoảng trống trong chính trị bầu cử

ké từ năm 1960, và trong những năm gan đây, các nhóm lợi ích đã tích cực tim cáchlấp đầy khoảng trống đó Các nhóm lợi ích có tổ chức như lao động, các nhà bảo

vệ môi trường, các nhóm chống phân biệt và một sé tập đoàn đã hợp tác chat chẽvới các đảng bằng cách đóng góp tiền mềm và phối hợp ngầm các hoạt động chiến

dịch” [106, p 19].

24

Trang 28

Mark D Brewer và L Sandy Maisel trong cuốn “Parties and Elections inAmerica: The Electoral Process” (9nd ed) (Các đảng phái va bau cử ở Mỹ: các quytrình bau cử, 2020, tái bản lần thứ 9) đã phân tích sâu sắc và toàn diện các yếu tố

của đảng chính trị trong bầu cử, từ các tổ chức đảng địa phương, bang, liên bang;

lich sử đảng và hệ thống dang ở Mỹ; dé cử và bầu cử ở tiểu bang đến dé cử và bầu

cử tong thống cấp liên bang Đặc biệt, trong phiên bản thứ 8 này, thông qua phantích cuộc bau cử năm 2016, các tác giả đã khang định ảnh hưởng rat lớn của truyềnthông chính trị và tài chính chiến dich đến bầu cử Đây cũng là hai yêu tố tạo lợi thếcho các nhóm lợi ích nhằm hỗ trợ cho đảng chính tri [155]

Ở Việt Nam, các cuộc bầu cử trong nền dân chủ Mỹ là chủ đề được quan tâmnghiên cứu từ sớm Mặc dù trong hau hết các công trình nghiên cứu về bầu cử ở Mỹkhông trực diện phân tích mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích nhưng

cũng đã chỉ ra được một số dấu hiện của mối quan hệ này Có thể kế đến một số

nghiên cứu như:

Vũ Hồng Anh trong cuốn sách chuyên khảo “Chế độ bau cử của một số nướctrên thé giới” (1997) đã đề xuất cách tiếp cận về chế độ bầu cử theo nghĩa rộng là

“tổng thể các quan hệ xã hội có trật tự gắn với cuộc bầu cử” và theo nghĩa hẹp là

“phương pháp phân ghế”; từ đó đi sâu phân tích một số nội dung cơ bản về chế độbầu cử ở 15 quốc gia, trong đó có hệ thống bầu cử Hoa Kỳ Mặc dù không đi sâuphân tích về mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong chế độ bầu cử ở

Mỹ, nhưng tác giả đã làm rõ được hệ thống bỏ phiếu và các biến thể của nó, đồngthời mô tả được hệ thống pháp luật bau cử ở Mỹ từ thủ tục trao quyền bau cử; tổchức, tiễn hành bau cử; xác định kết quả bau cử và phân bồ ghế đại biểu Đặc biệt,đóng góp quan trọng của cuốn sách là đã đi sâu mô tả các nguyên tắc và trình tự cácđảng chính trị tiến hành tham gia bầu cử ở Mỹ hiện đại

“Hầu hết các nhóm áp lực đều tránh gắn bó quá chặt chẽ với một đảng pháinao đó, do vậy họ có thé dé dàng làm việc hơn với mọi Chính phủ hay Quốc hội

đang nắm quyền, dù cho chúng thuộc phe phái nào” [15, tr 449] Đó là nhận địnhcủa các tác giả công trình “Hoa Kỳ tiến trình văn hóa chính trị” (1999) do Đỗ Lộc

Diệp chủ biên khi nói về mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích ở Mỹ

25

Trang 29

Theo nhận định này, các tác giả cho rằng: “rõ ràng là bất cứ nhóm nào cũng có lợiích nêu các nhà hoạch định chính sách trong những lĩnh vực họ có thẩm quyền lại

có tình cảm với lợi ích của tổ chức, và nhiều nhóm áp lực cô gắng gây ảnh hưởng

đến kết quả bầu cử bằng cách đây mạnh các chiến dịch của các nhà chính trị thân

thiện hoặc có gắng làm cho những người chống đối thất bai” [15, tr 434] Trong cácchiến dich bầu cử, do chi phí cho bau cử rất đắt nên các nhóm lợi ích, đặc biệt lànhững nhóm lợi ích giàu có đã cung cấp nguồn tài chính rất đảng ké cho các dangchính trị với hy vọng rằng họ sẽ nhận được sự đồng tình chính sách sau cuộc bầu

cử Ngoài vấn đề tài chính, nhóm tác giả nhận thấy, tại các cuộc bầu cử, các nhóm

lợi ích cũng có thé đưa ra những thứ mà đôi khi còn quan trọng hơn cả tiền bạc, ví

dụ như đội ngũ tình nguyện viên “Những tổ chức lớn, chăng hạn như công đoàn, cóthé cung cấp một nguồn lực vô giá phục vu cho chiến dich bau cử, những người sẽhuy động cử tri bằng cách gõ cửa từng nhà, quảng cáo rộng rãi hoặc cung cấp cácphương tiện giao thông dé cử tri tới phòng bau cử” [15, tr 440]

Bài nghiên cứu “Hành vi bau cử nhìn từ các cuộc bau cử tổng thong va bau

cử quốc hội Mỹ” (2006) của Lưu Văn Quảng đã bước đầu đi tìm lời giải cho các

câu hỏi: tại sao người dân đi bỏ phiếu và họ bỏ phiếu như thế nào? Đâu là căn cứ để

cử tri bỏ phiếu cho đảng này hay đảng khác, ứng cử viên này hay ứng cử viên khác?Khi luận giải về vấn đề các cử tri quyết định bỏ phiếu như thế nào, Lưu Văn Quảng

đã chú ý đến yếu tố “sự trung thành đảng phái” Theo tác giả, “sự xác định tính

đảng là khuynh hướng mà một người tự gắn kết bản thân mình với một đảng nào đótrong nhiều năm Một người xác định tính đảng mạnh thường bỏ phiếu cho đảng màmình ủng hộ mà không băn khoăn về bất cứ điều gì Còn một người xác định tínhđảng yếu đôi khi có thé bi giao động và chuyền sự ủng hộ sang cho ứng cử viên củamột đảng khác” [71, tr 28] Đồng thời, tác giả cũng nhắn mạnh: “Sự gắn bó với mộtđảng chính trị là một biến số có tác động dài hạn tới hành vi bầu cử của cử tri Nóảnh hưởng đến cách thức mà một người sẽ bỏ phiếu cho một đảng nào đó trong suốt

cuộc đời của anh ta” [71, tr 28-29] Luận cứ này cho thấy cuội nguồn sự gắn kết

giữa các đảng chính trị với các nhóm lợi ích trong bâu cử ở Mỹ hiện nay.

26

Trang 30

Phát triển những ý tưởng trên, Lưu Văn Quang trong chuyên luận “Sự tiéntriển của các nguyên tac bau cử ở Mỹ” (2007) đã trình bay quá trình hình thành và

phát triển của các nguyên tắc bau cử trong nền chính trị Mỹ là nguyên tắc phổ

thông, nguyên tắc bình đăng, nguyên tắc tự do, nguyên tắc trực tiếp và gián tiếp,nguyên tắc bỏ phiếu kín Đặc biệt trong phân tích nguyên tắc tự do, tác giả khangđịnh: “Trong một nên chính trị mà hoạt động đảng phái sôi động như ở Mỹ thì các

cuộc bầu cử, theo một nghĩa nao đó, chỉ là sự kiện phân chia lại quyền lợi giữa các

đảng Nam trong một guong quay chính trị như vậy, cử tri phải cân nhắc xem mình

là cử tri của đảng nào Họ có thé tự nhận minh là người của Dang Dân chủ, DangCộng hòa hay một cử tri độc lập và bỏ phiếu cho ứng cử viên mà mình ủng hộ màkhông có bat kỳ sự ràng buộc nào” [72, tr 16] Đây là một nhận định tham khảoquan trọng khi phân tích mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong bầu

cử ở Mỹ hiện nay.

Nguyễn Thị Hanh trong bài nghiên cứu “Vai tro của các đảng chính trị Mỹ

trong bau cử” (2007) đã trình bày vai trò của đảng phái, nhất là hai dang chủ yếu làDân chủ và Cộng hòa đối với hoạt động bầu cử tông thống, bầu cử thống đốc bang

và bau cử quốc hội Khi phân tích vai trò của đảng phái trong bầu cử tong thống, tácgiả cho rang: “van dé tìm nguồn kinh phí cho vận động bau cử cũng là một khâu ratquan trọng, được đảng quan tâm chỉ đạo rất sít sao như vận động các cá nhân, cáctập đoàn, các công ty lớn v.v quyên góp tiền cho chiến dịch vận động bầu cử củađảng” [28, tr 24] Qua đây có thể thấy, việc quyên góp tiền là một dấu hiệu nhậnbiết mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong bầu cử ở Mỹ

Luận án tiến sĩ Chính trị học “Hệ thống bau cử ở một số nước tư bản phát

triển hiện nay - lý thuyết và hiện thực ” (2008) và sách chuyên khảo “Hệ thống bau

cử ở Anh, Mỹ và Pháp: Lý thuyết và hiện thực ” (2009) của Lưu Văn Quảng đã phân

tích lý thuyết và thực tiễn bầu cử của các nước dân chủ truyền thống Anh, Mỹ,Pháp Tuy cũng không phải là một công trình trực tiếp đi sâu phân tích mối quan hệgiữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong bầu cử ở Mỹ, nhưng cuốn sách cũng đãlàm rõ những biểu hiện cụ thé và các giá trị phd biến của chế độ bầu cử dân chủ

Hoa Kỳ Đặc biệt, ở đây tác giả đã nêu lên được những giá trị của các đảng chính trị

27

Trang 31

khi tham gia bầu cử ở Mỹ là dân chủ hóa quá trình đề cử ứng cử viên trong Đảng,

cơ chế cạnh tranh bình đăng

Cuốn sách “Chế độ tổng thống Mỹ” (2010) của Nguyễn Anh Hùng đã làm rõ

chế độ tổng thống — mô hình nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ, từ quá trình hình thành,các đặc trưng, địa vị và quyền hạn của tổng thống, những tiêu chuân đề trở thànhtổng thống (tiêu chuẩn ứng viên tông thống, phương thức ứng cử, đề cử, tranh cử,

bầu chọn tổng thống ) đến việc nhậm chức, giữ chức, thôi chức tổng thống Trong

Chương III: Phương thức thiết lập tổng thống Mỹ, tác giả đã nêu lên dấu hiệu về

mỗi quan hệ giữa nhóm lợi ích với các đảng chính trị trong bầu cử: “Từ giữa thé kỷ

XX, xuất hiện và phát triển một loại hình tổ chức mang tên “ủy ban hành động

chính tri” (political action committee — PAC) với mục đích là huy động va sau đó

phân phối tiền cho những ứng viên chính trị trong các chiến dịch tranh cử Các PAC

là những tô chức được thành lập bởi các doanh nghiệp, liên đoàn lao động và một số

nhóm hội khác ở Mỹ Mấy thập kỷ gần đây, PAC là hệ thống quyên góp, phân

phối và hỗ trợ tài chính đắc lực nhất cho các ứng viên tổng thống trong chiến dịch

tranh cử” [41, tr 153-154].

Cuốn sách “Thé chế đảng cẩm quyên — Một số van dé lý luận và thực tiễn”(2012) do Đặng Đình Tân và Dang Minh Tuan đồng chủ biên mặc dù không tim

hiểu về mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích, nhưng khi phân tích về

Đảng với các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ cũng đã nêu lên luận điểm về sự thiết lập mối

quan hệ giữa ứng cử viên của các đảng chính trị với các nhóm lợi ích Các tác giả

nhấn mạnh: “do sự phát triển của các tô chức đảng địa phương, việc đề cử ban đầu

thuộc về chính ứng cử viên: những người tự ứng cử dựa vào chính khả năng của họ.Nhưng dù rằng các ứng cử viên hiện nay tự khởi xướng sự nghiệp của chính trị, đa

số họ đều dựa vào các mạng lưới trong toàn quốc của các ủy ban của đảng và các

nhóm lợi ích liên minh” [80, tr 134].

1.3 Những công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi

ích trong chu trình chính sách công ở Mỹ hiện đại

Trong thực tiễn nền chính trị Mỹ, các nhóm lợi ích giữ vai trò hết sức quantrọng trong việc ảnh hưởng đến chu trình chính sách công Với những công cụ sử

28

Trang 32

dụng phổ biến như vận động hành lang, thu thập thông tin chính sách, các nhóm lợiích có thê tác động tích cực (cung cấp thông tin, nhu cầu của dân chúng; gợi mở các

sáng kiến chính sách; tăng cường sự tham gia của người dân ) hoặc tiêu cực (hình

thành các nhóm đặc lợi lũng đoạn chính sách; hồi lộ ) Nhưng chính những tác

động này cũng thê hiện mỗi quan hệ giữa nhóm lợi ích với đảng chính trị, đặc biệt

là đảng cầm quyền Chính vì vậy, mối quan hệ đảng - nhóm trong chu trình chính

sách công cũng được nhiều nhà khoa học chính trị quan tâm nghiên cứu Có thé ké

đến một số công trình tiêu biểu sau:

Cuốn “Groups, Interests, and U.S Public Policy” (Các nhóm, lợi ich và chínhsách công Hoa Ky, 1998) của William Paul Browne cung cấp một cái nhìn tổngquát về chính trị lợi ích có tổ chức và giải thích cách thức và lý do chúng ảnh hưởngđến chính sách công Tác giả đánh giá tác động mà các nhóm đặc lợi có vai trò từlâu trong việc định hình chính sách Ông cho thay, các nhóm lợi ích không chỉ nhắm

mục tiêu vào công chúng, các nhà hoạch định chính sách, các nhóm lợi ích khác mà

còn các dang chính trị (kế cả đảng không cầm quyền) Browne xem đây như là mộtcách sinh tồn của các nhóm lợi ích ở Mỹ [185]

Cuốn “Afier the revolution: PACs, lobbies, and the Republican Congress”

(Sau cuộc cách mạng: Cac ủy ban hành động chính trị, các nhà vận động hành lang

và Quốc hội của Đảng Cộng hòa, 1999) của Robert Biersack, Paul S Herrnson va

Clyde Wilcox đã nghiên cứu sâu sắc mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích truyềnthống với những thành viên của Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ sau chiến thănglịch sử năm 1994 Những trường hợp được tập trung phân tích là Liên đoàn quốc

gia kinh doanh độc lập (The National Federation of Independent Business — NFIB),

Ủy ban hành động chính trị kinh doanh-công nghiệp (Business-Industry Political

Action Committee - BIPAC), Hiệp hội Súng trường quốc gia (The National Rifle

Association — NRA), Liên minh quốc tế công nhân thương mai và thực phẩm (TheUnited Food and Commercial Workers International Union — UFCW), Ủy banchính tri của Cau lạc bộ Sierra (The Sierra Club Political Committee — SCPC) Tat

cả các nhóm lợi ích này đều có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với Dang Cộng hòa

Nhóm tác gia đã khang định, thông qua sức mạnh của các Ủy ban hành động chính

29

Trang 33

trị (PAC), các nhóm lợi ích đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống chính sách của Nghị

cơ quan quyền lực khác của chính quyền Đặc biệt trong phần “Quốc hội và các

nhóm quyên lợi”, các tác giả đã phân tích rõ hoạt động của các nhóm lợi ích nhămtác động đến chính sách công thông qua mối quan hệ với các nghị sĩ của hai ĐảngDân chủ và Đảng Cộng hòa Roger H Davidson và cộng sự khăng định: “Nhữngphái viên của các nhóm quyền lợi này không đơn thuần chỉ đến tham gia các phiênhọp của Quốc hội, mà còn sử dụng triệt để các phương tiện sẵn có — như tiền bạc,nhân lực, thông tin, các tổ chức — nhằm thông qua cho được một dự luật mà họ ủng

hộ, va sau đó thi trả công cho các chính tri gia đã giúp đỡ họ” [76, tr 531].

Cuốn “Ai chỉ huy quốc hội” (Who Runs Congress?, bản dịch tiếng Việt,2001), cua Mark J Green, James M Fallows và David R Zwick là một trong những

công trình quan trọng nhất dé hiểu rõ thực trạng hoạt động của các nhóm lợi íchtrong Quốc hội Hoa Ky Với các nguồn lực to lớn của mình, đặc biệt là sức mạnh tàichính, các nhóm lợi ích đã “bỏ tiền ra mua các “ân huệ chính trị” [62, tr 19] từ các

nghị sĩ thuộc các đảng lớn (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa) Các “ân huệ chính

tri” này chính là chính sách công, các đạo luật có lợi cho nhóm lợi ích Ngay từ đầucuốn sách, nhóm tác giả đã thấy rõ, do sự tăng chi phí của các chiến dịch bầu cử,nên các nhà chính trị cũng phải tìm đến trợ giúp của các tập đoàn đặc lợi Bù lại,

những đại biểu quốc hội sẽ thông qua các đạo luật dé giúp các nhóm này kiếm ratiền Đây là mối quan hệ cả hai bên cùng có lợi

Paul Burstein va April Liton trong chuyên luận “The Impact of Political

Parties, Interest Groups, and Social Movement Organizations on Public Policy: Some Recent Evidence and Theoretical Concerns” (Tác động của các dang chính

trị, nhóm lợi ích và các tổ chức phong trào xã hội đến chính sách công: một sỐ bang

chứng mới va quan tâm ly thuyết, 2002) đã xem xét sự tác động của dang chính trị,

30

Trang 34

nhóm lợi ích và các phong trào xã hội đến chính sách công Nhóm tác gia đã cố

găng chứng minh các giả thuyết răng, cả ba loại hình tổ chức này đều có tác động

lớn đến chu trình chính sách công, trong đó đảng chính trị có ảnh hưởng lớn hơnnhóm lợi ích và phong trào xã hội còn nhóm lợi ích chỉ ảnh hưởng đến những chínhsách có liên quan đến hệ thống thông tin chính sách mà họ cung cấp cho các quanchức được bầu do nhóm hỗ trợ Nhóm tác giả khẳng định, những nhóm lợi ích nào

đáp ứng được yêu cầu của các ứng cử viên thuộc hai đảng lớn thì sẽ thuận lợi trong

việc tác động chính sách khi đảng đó trở thành đảng cầm quyên [162]

Scott H Ainsworth trong công trình “Analyzing Interest Groups: Group

Influence on People and Policies” (Phan tích nhóm lợi ich: ảnh hưởng của nhóm

đến người dân và chính sách, 2002) đã nghiên cứu các nhóm lợi ích nổi bật nhất ởHoa Ky, xem xét cách họ có gắng tác động đến những nhà lập pháp của các dangchính trị trong hoạch định chính sách công và thiết lập chi tiêu của Chính phủ Tác

giả nhân mạnh đến vũ khí lợi hại của các nhóm lợi ích trong việc thiết lập mối quan

hệ với đảng chính trị nhằm ảnh hưởng đến chính sách công là ủy ban hành động

chính trị và các nhà vận động hành lang [175].

Cuốn “Lobbying and Policy Change: Who Wins, Who Loses, and Why” (Vậnđộng hành lang và thay đổi chính sách: Ai thang, ai thua và tại sao, 2009) của Frank

R Baumgartner, Jeffrey M Berry, Marie Hojnacki, Beth L Leech, David C.

Kimball là công trình nghiên cứu quy chuẩn về vận động hành lang của nhóm lợi

ích trong đời sống chính trị Hoa Kỳ Với 98 trường hợp nghiên cứu đại diện cho sự

đa dạng, phong phú của hệ thống nhóm lợi ích, được phân tích sâu sắc bởi năm nhàkhoa học chính trị hàng đầu nước Mỹ đã làm rõ các chiến lược, chiến thuật củanhóm lợi ích trong vận động hành lang Đặc biệt, trong chương 10 “Tiền có mua

được chính sách công không?”, nhóm tác giả khang định, mặc dù tiền rất quan trọng

trong việc thiết lập mối quan hệ với các chính trị gia của các đảng, là nguồn sứcmạnh không thé thiếu trong chu trình chính sách công nhưng nó không phải là yếu

tố quyết định đến sự thay đổi chính sách [123]

Trong chuyên luận “Party Coalitions and Interest Group Networks” (Liên minh đảng va mang lưới nhóm lợi ích, 2009), Matt Grossmann va Casey B K.

31

Trang 35

Dominguez đã phân tích so sánh mạng lưới liên kết của các nhóm lợi ích với cácứng cử viên trong bầu cử và các nghị sĩ trong đề xuất lập pháp của các đảng chính

trị Nhóm tác giả nhận thấy, trong bầu cử, mạng lưới nhóm lợi ích được thiết lập

theo hai liên minh đảng cạnh tranh; nhưng trong chu trình chính sách công thì lại

không như vậy Có những nhóm lợi ích thuộc liên minh đảng này trong bầu cửnhưng cũng ủng hộ đảng kia trong lập pháp Đồng thời, bài viết cũng khăng định,liên minh Đảng Dân chủ thu hút được nhiều mạng lưới nhóm lợi ích hơn liên minh

Đảng Cộng hòa [156].

Công trình “/nterest Groups and Presidential Approval” (Các nhóm lợi ích va

sự phê duyệt của Tổng thống, 2012) của Jeffrey E Cohen đã phân tích ảnh hưởngcủa các nhóm lợi ích đến quyết định phê duyệt chính sách của Tổng thống Mỹ.Theo tác giả, trong bối cảnh hệ thống đảng phái và truyền thông Hoa Kỳ bị phâncực mạnh mẽ, khó có thể nhận được sự ủng hộ chính sách từ các thành viên của

đảng đối lập nên Tổng thống đã tìm kiếm các nguồn hỗ trợ khác mà trong đó quan

trọng là nhóm lợi ích Đề nhận được sự hỗ trợ của các nhóm lợi ích, Tổng thống —thủ lĩnh của đảng cầm quyền đã điều chỉnh và bổ sung các vấn dé mà nhóm lợi íchquan tâm vào mục tiêu chiến lược quốc gia của đảng cũng như các ưu tiên chính

sách trong nhiệm kỳ của mình [135].

Cuốn “Interest Groups and Lobbying: Pursuing Political Interests in

America” (Nhóm lợi ich va vận động hành lang: theo đuổi lợi ích chính trị ở Mỹ,2014) của Thomas T Holyoke đã luận giải nguyên nhân số lượng các nhóm lợi ích

tăng nhanh trên phạm vi toàn nước Mỹ và sức mạnh vận động hành lang của họ.

Tác giả nhấn mạnh đến quy trình thiết lập mối quan hệ của nhóm lợi ích với các

quan chức chính phủ là đảng viên của các đảng thông qua vận động hành lang Sự

thay đổi công nghệ vận động hành lang khiến cho nhóm lợi ích ngày càng có ảnhhưởng lớn đến chu trình sách công ở Mỹ nhiều hơn Đồng thời nguồn thông tin từnhóm lợi ích trở thành yếu tố không thiểu thiếu trong việc thiết lập chiến lược chính

sách của các đảng chính trị [179].

Cuốn “The Oxford Handbook of Political Networks” (Sách tham khảo Oxford

về các mạng lưới chính trị, 2017) của Jennifer Nicoll Victor, Alexander H

32

Trang 36

Montgomery, Mark Lubell đồng chủ biên được xem là công trình toàn điện nghiên

cứu về các mạng lưới chính trị, tác động của mạng lưới chính tri đến các thé ché,quá trình ra quyết định Đặc biệt trong bài luận “A Network Approach to Interest

Group Politics” (Các tiếp cận mạng lưới đến chính trị nhóm lợi ích), các tác giả đã

khẳng định, đảng chính trị là một thành tố tạo nên mạng lưới của nhóm lợi ích.Nhóm lợi ích cố gang sử dụng tối đa các kết nối trong mạng lưới dé truy cập thôngtin và ảnh hưởng chính sách; cũng chính vì lợi ích của mình nên nhóm lợi ích bắt

buộc phải duy trì mối quan hệ lâu dài với các nhà hoạch định chính sách là thành

viên của các đảng chính trị [137].

Trong cuốn “Policy analysis in the United States” (Phân tích chính sách ởHoa Kỳ, 2018) do John A Hird chủ biên đã làm rõ lich sử, phương pháp và các yêu

tố cầu thành hoạt động phân tích chính sách công ở Mỹ Đặc biệt trong chương 11

“Political parties and policy analysis” (Các đảng chính trị và phân tích chính sách)

đã phân tích một cách khá kỹ lưỡng về vai trò của đảng chính trị trong phân tíchchính sách công Nhóm tác gia cho rằng, dé hiểu được vai trò của các tô chức dangchính trị trong quá trình chính sách cần phải phân tích mối quan hệ giữa đảng chính

trị và các nhóm lợi ích trong “mạng lưới đảng mở rộng” Đảng chính trị tập trung

chính vào các mục tiêu bầu cử và do đó yêu cầu của nó là các ý tưởng chính sáchcông Còn các nhóm lợi ích trong mạng lưới đảng mở rộng lại có các nguồn lực dé

hỗ trợ cho đảng đầu tư phát triển các ý tưởng chính sách Các tác giả cuốn sách lậpluận rằng, các nhóm lợi ích trong EPN cung cấp cho đảng của họ những ý tưởngchính sách dé các ứng cử viên của đảng sàng lọc và lựa chọn những ý tưởng đượccho là phù hợp với đối tượng cử tri của đảng

John J Mearsheimer và Stephen M Walt trong cuốn sách “Vận động hành

lang cua Israel và chính sách ngoại giao cua Hoa Kỳ” (The Israel lobby and U.S.

foreign policy, bản dich tiéng Việt, 2019) đã làm rõ sức mạnh của các nhóm lợi ich

Israel với việc sử dụng vận động hành lang đã tác động đến chính sách đối ngoạicủa Hoa Kỳ Các tác giả đã khang định mục tiêu chính của các nhóm lợi ích này làvận động hành lang các chính trị gia của cả hai Đảng để tạo chính sách có lợi cho

33

Trang 37

Israel, quyên góp tiền cho những chính trị gia nào ủng hộ Israel, và tạo hình ảnh đẹp

về Israel trong dư luận Mỹ [52] Day là một nghiên cứu trường hợp điển hình vềảnh hưởng của vận động hành lang đến chính sách công cũng như mối quan hệ giữa

đảng chính trị và nhóm lợi ích trong chu trình chính sách công ở Mỹ hiện đại.

Cuốn sách “Can America Govern Itself?” (Nước Mỹ có thé quản trị chính

nó?, 2019) do Frances E Lee va Nolan McCarty chủ biên đã tập trung phân tích sự

gia tăng phân cự đảng phái và bất bình đăng kinh tế đã ảnh hưởng đến hiệu quả của

các cơ quan quản trị công của Mỹ như thế nào Các tác giả tập trung xung quan hai

chủ đề: bản chất thay đổi của nền dân chủ đại diện Hoa Kỳ và những biến đôi củamôi trường chính trị đã ảnh hưởng đến các thể chế, hiệu suất hành động của Chínhphủ và kết quả chính sách Đặc biệt trong phần “The Interest Group Top Tier:Lobbying Hierarchy and Inequality in American Politics” (Nhóm lợi ích hàng dau:

Hệ thống cấp bậc vận động hành lang va bat bình dang trong nền chính trị Mỹ) cáctác giả đã nêu lên lo ngại của người Mỹ về cả sự bất bình đăng trong ảnh hưởngchính trị giữa người giàu và người nghèo, lẫn vai trò chi phối của các nhóm lợi ich

và các nhà vận động hành lang ở Washington Tuy nhiên, ngay trong hệ thống

nhóm lợi ích cũng có sự bất bình đăng lớn về khả năng vận động hành lang Chính

sự bat bình đẳng về nguồn lực trong vận động hành lang đã giúp các nhóm lợi íchthuộc tốp dau đã có thé dé dàng thiết lập mối quan hệ với đảng cầm quyền và tác

động đến chính sách công qua “chiến thuật vận động liên tục mua kết quả chính

sách” [121, p 45].

Ở Việt Nam, chu trình chính sách công Hoa Kỳ không phải là một vấn đề quá

xa lạ mà đã được nghiên cứu từ sớm Nhưng vai trò, hoạt động của đảng chính trị và

nhóm lợi ích nói chung, cũng như mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi íchtrong chu trình chính sách công ở Mỹ nói riêng là những vấn đề mới được đề cậpđến trong những năm gần đây Khi nhắc đến nhóm lợi ích trong chu trình chínhsách công Hoa Kỳ, giới khoa học Việt Nam chủ yếu tập trung đến hoạt động vậnđộng hành lang hay rộng hơn là ảnh hưởng của họ đến chu trình chính sách Có thé

kê đên một sô công trình tiêu biêu sau:

34

Trang 38

Chuyên khảo “Chính sách công Hoa Kỳ - Giai đoạn 1935 — 2001” (2001) của

Lê Vinh Danh đã khái quát về lịch sử hình thành, phương pháp phân loại các nhómlợi ích trong nền chính trị Mỹ Tác giả cũng chỉ ra các phương pháp nhóm lợi ích sử

dụng đề ảnh hưởng đến chính sách công như tác động công khai, sử dụng công nghệ

truyền thông, tác động trực tiếp đến chính sách, vận động hành lang, sử dụng các ủy

ban hành động chính trị Đặc biệt, khi nhắc đến mối quan hệ giữa nhóm lợi ích vàcác thành viên của đảng chính trị, Lê Vinh Danh khang định: “nguyên lý bat hủ của

họ là: mọi người đều cần đến nhau, ít nhất một lần trong đời” [12, tr 117]

Nguyễn Tuấn Minh trong chuyên luận “Hệ thong chính trị Mỹ và vận độnghành lang” (2004) đã phân tích những khâu liên quan đến vận động hành lang của

hệ thống chính trị Mỹ và hoạt động vận động hành lang của các nhóm lợi ích Tác

giả nhận thấy: “Hoạt động của các nhóm lợi ích có phạm vi rất rộng lớn, chúng

tham gia làm lobby vào mọi loại hình và tất cả các giai đoạn của hoạt động chínhtrị Điều này diễn ra là do tính chất của hệ thống quyền lực ở Mỹ, không có mộtnhóm quyên lực nào có quyên lực tuyệt đối, các nhánh kiếm chế lẫn nhau, khiến

cho các nhóm lợi ích có thê tác động đến các khâu, các giai đoạn hình thành chính

sách, nghĩa là gây ảnh hưởng đến hoạt động lập pháp, hoặc hoạt động hành chínhcủa chính quyền” [65, tr 46] Chính vi vậy, “dé vận động hành lang thu được nhiềuhiệu quả, một nhà vận động hành lang phải hiểu rõ sự vận hành của hệ thống chính

trị Mỹ và có mối quan hệ tốt với các nhà làm luật và các nhà hoạch định chính sáchcủa chính phủ trong những lĩnh vực có liên quan” [65, tr 47].

Sách chuyên khảo “Vận động hành lang trong đời sống chính trị các nướcphương Tây” (2010) của Lưu Văn An đã phân tích nguyên tắc, quy trình, phươngthức vận động hành lang; lịch sử hình thành và phát triển của vận động hành langtrong đời sông chính trị các nước phương Tây Đặc biệt, tac giả làm rõ vai trò củavận động hành lang đối với các nhóm lợi ích và đảng chính trị ở các nước phươngTây, trong đó có Hoa Kỳ Theo tác giả, trong nền chính trị Mỹ, những nhóm lợi ích

lớn và có uy tín là những nhóm “có khả năng tác động và đưa thông điệp một cách

nhanh nhất Những nhóm đó có số lượng thành viên đông đảo, nguồn tài chính cũng

35

Trang 39

như thu nhập déi dao Với tiềm lực như vậy, từ lâu các nhóm nay đã duy trì mối

quan hệ rất đặc biệt với các quan chức công quyền” [5, tr 90] Khi nhắc đến sự liên

kết của nhóm lợi ích trong chính trị, Lưu Văn An cho rằng: “Tai Mỹ, quan hệ giữa

các nhóm lợi ích và chính quyền thông qua giới vận động hành lang được xem là

chuỗi vận động của tam giác thép Một cách chính thức, các nhà vận động hành

lang làm cầu nối đan chéo giữa cá nhân, t6 chức có nhiều quyền lực: các thượng

nghị sĩ, hạ nghị sĩ, bộ trưởng, quan chức nhà trắng, thâm phán, CIA, FBI, nhóm lợi

ích ” [5, tr 97] Còn đối với các đảng chính trị, thông qua hoạt động vận động

hành lang họ thiết lập mối quan hệ với các nhóm lợi ích trong bầu cử “Các nhómlợi ích là những người giúp đỡ rất “nhiệt tình” cho các chiến dịch tranh cử với hyvọng đảng thắng cử sau này sẽ quan tâm và ưu tiên cho họ nhiều hơn trong quátrình thực thi quyền lực” [5, tr 109-110]

Chuyên luận “Hoat động vận động hành lang trong quá trình xây dựng chính

sách và pháp luật ở Hoa Kỳ” (2011) của Trần Bách Hiéu được in trong cuốn sách

“Các van dé nghiên cứu về Hoa Kỳ” (2011) do Nguyễn Thái Yên Hương và TạMinh Tuan đồng chủ biên đã nêu lên những khái quát chung về hoạt động vận độnghành lang; các nội dung chủ yếu của vận động hành lang trong quá trình xây dựng

chính sách và pháp luật ở Mỹ; ý nghĩa của hoạt động vận động hành lang trong quá

trình xây dựng chính sách pháp luật của Mỹ Khi phân tích đến hoạt động vận độnghành lang của các nhóm lợi ích, tác giả cho rằng, các nhóm lợi ích “thường ảnh

hưởng tới nghị sĩ của cả hai đảng (đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ), do đó trong

không ít trường hợp, lá phiếu của các nghị sĩ thé hiện tác động của các nhóm lợi íchhay các khu vực hơn là của đảng phái Điều này thường dẫn đến sự hình thành liênminh giữa các nghị sĩ của hai đảng có chung lợi ích để vận động và thông qua các

dự luật có liên quan” [47, tr 301].

Chuyên luận “Lợi ích nhóm và tác động của các nhóm lợi ích đến các quátrình xây dựng chỉnh sách ở Mỹ” được in trong cuỗn sách “Lợi ích nhóm — Thực

trạng và giải pháp” (2014) do Lê Quốc Lý chủ biên đã đề cập đến những tác động

của nhóm lợi ích đôi với hệ thông chính sách công, trong đó có môi quan hệ giữa

36

Trang 40

họ với những nhà lập pháp Theo tác giả, các nhóm lợi ích tác động đến lập phápbằng cách “tạo lập quan hệ với các nhà lập pháp, thông qua mối quan hệ này đề đề

đạt nhu cầu lợi ích của nhóm; cung cấp thông tin, bang chứng dé thuyết trình cho

lợi ích của mình trong các cuộc điều trần; và quan sát hoạt động lập pháp, chờ đợithời cơ dé trực tiếp tác động đến quá trình này theo từng công đoạn Tat cả đềucần đến một nguồn tài chính đồi đào” [61, tr 216] Trong công trình này, tác giảcũng khang định, các nhóm lợi ích tác động đến cơ quan lập pháp và quá trình lậppháp theo ba hướng: giám sát, thúc đây và ngăn cản trong suốt quá trình lập pháp,theo vấn dé lập pháp, tiến độ lập pháp, nội dung lập pháp dé đạt được các mục tiêu

chính sách của mình.

Phạm Thị Hoa trong luận án tiến sĩ “Vận động chính sách công ở Anh, Pháp,

Mỹ và gợi mở đối với Việt Nam” (2017) đã khảo cứu thực trạng vận động chínhsách ở Anh, Pháp và Mỹ trên các khía cạnh pháp luật về vận động chính sách, chủthể và đối tượng, quy mô hoạt động và tài chính cho vận động, phương tiện và

phương thức vận động chính sách Khi phân tích trường hợp ở Mỹ, tác giả nhận

thay: “Cac nhóm lợi ich sử dụng các Uy ban hành động chính trị (PAC) dé tác độnggián tiếp tới quá trình hoạch định chính sách công Thực chất của phương pháp này

là các nhà vận động chính sách thông qua các PAC dé quyên góp tiền, tham gia vào

quá trình vận động tranh cử của các ứng cử viên quốc hội Một khi trúng cử, các nghị

sĩ sẽ thực hiện “chính sách trả ơn” đối với các PAC bằng các quyết định chính sách

có lợi hoặc đảm bảo lối vào cho các nhà vận động chính sách đã từng giúp đỡ họ”

[33, tr 100].

Trong luận án tiễn sĩ “Tác động của nhóm lợi ích kinh tế đến quá trình hoạch

định chính sách công ở Việt Nam hiện nay” (2017), tác giả Trần Mai Hùng cho

rằng, các nhóm lợi ích có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin chocác nhà hoạch định chính sách “Bằng những thông tin này, các nhà hoạch định

chính sách có cơ sở, căn cứ trong việc thảo luận thông qua các phương án chính

sách Những thông tin mà các nhóm lợi ích kinh tế mang lại đã góp phần làm giảmđáng kể chỉ phí về tiền bạc và thời gian cho các nghị sỹ trong quá trình hoạch định

chính sách” [42, tr 52].

37

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN