TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Giới thiệu công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
- Tên tiếng Anh: TNG INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK COMPANY
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế: 4600305723 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp lần đầu ngày 02/01/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 31 ngày 30/09/2020
- Trụ sở chính: Số 434/1, Đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ, Tp Thái Nguyên
Sơ đồ tổ chức
Too long to read on your phone? Save to read later on your computer
Hình 1: Sơ đồ tổ chức
Lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn kinh doanh
❖ Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
TNG là đơn vị may công nghiệp xuất khẩu Chuyên các sản phẩm chủ lực như may xuất khẩu áo jacket, áo khoác, quần áo nam nữ, quần áo trẻ em, thời trang nam nữ Gia công xuất khẩu cho các đối tác: Columbia, Place, Decathlon, Adidas, Mango, Levy, TCP, DCL, Sport Master, Sản xuất và cung cấp bao bì giấy, bông tấm, chần bông,
Các sản phẩm tiêu biểu:
- May công nghiệp xuất khẩu: Áo jacket bông, lông vũ, quần áo dán seam, quần sooc, các loại váy, hàng trẻ em, hàng dệt kim…
- Bông tấm, trần bông, thêu công nghiệp, in công nghiệp
- Thùng Carton, túi PE các loại, giặt công nghiệp Sản xuất hàng thời trang công sở nội địa mang thương hiệu TNG
Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính của công ty:
- Sản xuất và mua bán hàng may mặc, bao gồm: Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa (sản xuất bao bì giấy) Sản xuất sản phẩm từ plastic (sản xuất nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên phụ liệu hàng may mặc)
- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
- Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh, in ấn (in trực tiếp lên vải dệt, nhựa, bao bì carton, túi PE)
- Hoàn thiện sản phẩm dệt, (In trên lụa, bao gồm in nhiệt trên trang phục)
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
- Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
- Giáo dục nghề nghiệp (đào tạo nghề may công nghiệp), sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)
- Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú, bao gồm: Giặt, là công nghiệp các sản phẩm may mặc
❖ Địa bàn sản xuất và kinh doanh
Những nhà máy của công ty TNG tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, cụ thể là ở Thái Nguyên:
NHÀ MÁY MAY VIỆT ĐỨC
- Địa chỉ: Số 160 đường Minh Cầu, Tp
NHÀ MÁY MAY ĐỒNG HỶ
- Địa chỉ: Xóm Ngòi Chẹo, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên
NHÀ MÁY MAY VIỆT THÁI
- Địa chỉ: Số 221 đường Thống Nhất,
Tp Thái Nguyên, Thái Nguyên
NHÀ MÁY PHỤ TRỢ (Nhà máy bao bì, nhà máy bông)
- Địa chỉ: Khu B, KCN Sông Công, Tp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
NHÀ MÁY MAY SÔNG CÔNG 1, 2, 3
- Địa chỉ: KCN Sông Công, Tp Sông
TRUNG TÂM THIẾT KẾ THỜI TRANG
- Địa chỉ: 434/1, đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ, Tp.Thái Nguyên
- Trung tâm thiết kế thời trang là trụ sở chính của chi nhánh thời trang, nơi có hàng chục cửa hàng thời trang công sở trải dài các tỉnh thành phố trên cả nước NHÀ MÁY MAY PHÚ BÌNH 1, 2, 3, 4 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN
- Địa chỉ: Xã Kha Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
BẮC THÁI (Công ty liên kết)
- Địa chỉ: Phường Hoàng Văn Thụ, Tp Thái Nguyên
NHÀ MÁY MAY ĐẠI TỪ
- Địa chỉ: Xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
STT CHI NHÁNH SỐ CHUYỀN MAY NĂNG LỰC SẢN XUẤT
1 Việt Đức 25 2.2 triệu sản phẩm jackets/năm
2 Việt Thái 20 1.8 triệu áo Jacket /năm
3 Đại Từ 35 3 triệu áo jacket/năm
4 Sông Công 1,2,3 88 7.7 triệu áo jackets/năm
5 Phú Bình 1,2,3,4 52 4.5 triệu áo jacket/năm
6 Chi nhánh Đồng Hỷ 9 783 nghìn áo jacket/năm
7 Võ Nhai 14 1,5 triệu áo jacket/ 01 năm
Công ty con Công ty liên kết
CÔNG TY TNHH TNG FASHION
Vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh:
Giá trị khoản cam kết góp vốn:
CÔNG TY TNHH GOLF YÊN BÌNH TNG
Vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh: 300.000.000.000 đồng
Giá trị khoản cam kết góp vốn:
Tỷ lệ sở hữu: 100% Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh thời trang
Tỷ lệ sở hữu: 49% Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh sân Golf
CÔNG TY TNHH MTV TNG ECO
Vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh:
Giá trị khoản cam kết góp vốn:
Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh bất động sản
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN BẮC THÁI Địa chỉ: 434/1 đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Giá trị vốn góp: 771.150.000 đồng
Tỷ lệ sở hữu: TNG góp 49% vốn điều lệ Ngành nghề kinh doanh chính: Xây lắp các công trình về lưới điện
TNG hiện đang tham gia vào quá trình tái cơ cấu, hoàn thiện bộ máy và chiến lược kinh doanh
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
- Là Công ty đại chúng trong Top đầu minh bạch nhất, quản trị tốt nhất, phát triển bền vững nhất
- Là Công ty sản xuất và bán lẻ từ thị trường trong nước đến thị trường toàn cầu có doanh thu tiêu thụ tỷ đô la Mỹ.
- Chịu trách nhiệm tuyệt đối cho tất cả các sản phẩm cung cấp đến tay người tiêu dùng
- Mang lại hạnh phúc cho người lao đô ¡ng, khách hàng và cộng đồng dân cư.
- Trách nhiệm: Thực hiện đạo đức kinh doanh trong công việc, đảm bảo mọi chế độ, quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của pháp luật
- Môi trường làm việc: Nơi xứng đáng để cống hiến và làm việc
- Phát triển tương lai xanh: Vì một màu xanh TNG, chúng tôi chú trọng mọi hoạt động liên quan đến đời sống người lao động, cộng đồng địa phương Thực hiện phương châm hành động: “Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường”
- Phát triển bền vững: Chúng tôi cam kết đảm bảo lợi ích dài hạn đa chiều trong hoạt động với khách hàng và các bên có liên quan.
Lịch sử hình thành, phát triển của công ty TNG
Giai đoạn 1979 – 2003 (Thời kỳ doanh nghiệp nhà nước)
- 22/11/1979: Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập theo Quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng Xí nghiệp đi vào hoạt động Ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh
- Ngày 04/11/1997: Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty may Thái nguyên với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04/11/1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên Cũng trong năm 1997, Công ty liên doanh với Công ty May Đức Giang trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam thành lập Công ty May Liên doanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, năng lực sản xuất là 08 chuyền may
Giai đoạn từ 2003 – 2007: Giai đoạn sau cổ phần hóa, chuẩn bị niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán
- 2003: Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên - 2006: Công ty tăng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng -
- 2007: Đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG Cổ phiếu TNG được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, mã chứng khoán là TNG
Giai đoạn 2008 – 2020: Đây là giai đoạn đổi mới, đầu tư công nghệ tự động hóa một cách mạnh mẽ, là thời kỳ phát triển và khẳng định thương hiệu, tập trung phát triển, ứng dụng ERP trong việc quản lý sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tạo tất cả các nhà máy TNG theo mô hình nhà máy xanh
- 2010: Khởi công xây dựng nhà máy TNG Đại Từ
- 2013: Khởi công xây dựng nhà máy TNG Phú Bình
- 2016: Khánh thành đưa vào hoạt động Trung tâm thiết kế thời trang TNG và văn phòng làm việc của Công ty
- 2018: Khởi công xây dựng tòa nhà thương mại TNG Village
- Mua lại Nhà máy may DG, đổi tên thành Nhà máy may TNG Đồng Hỷ và đầu tư nâng công suất nhà máy lên 35 chuyền may
- Phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi 200 tỷ cho nhà đầu tư nước ngoài - Được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ may không chỉ trên sản phẩm áo sơ mi” và được Cục bản quyền tác giả chứng nhận đăng ký quyền tác giả, số 2773/2008/QTG ngày 4/6/2018
- 2019: Đưa vào hoạt động nhà máy Bông, khởi công xây dựng nhà máy Võ Nhai TNG chính thức mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, với việc ra mắt Dự án chung cư thương mại TNG village trong tháng 10/2019 TNG village được xây dựng trên mục tiêu “vì hạnh phúc của người lao động Dự án nằm trong chuỗi dự án tiện ích và TNG phát triển với mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động
- 2020: Công ty TNG có 13 nhà máy may gồm 257 chuyền may, 2 nhà máy phụ trợ, 1 văn phòng đại diện tại New York, 1 công ty liên doanh, liên kết.
Môi trường vĩ mô
Môi trường nhân khẩu
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, dân số Việt Nam ước tính là 98.564.407 người, tăng 830.246 người so với dân số 97.757.118 người năm trước Năm 2021, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 912.801 người Do tình trạng di cư dân số giảm - 82.555 người Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là: 0,997 (997 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2021 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Việt Nam trong năm 2021: 1.545.374 trẻ được sinh ra 632.573 người chết Gia tăng dân số tự nhiên: 912.801 người Di cư: -82.555 người 49.208.169 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 49.356.238 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021
2.2 Dự báo dân số Việt Nam:
Tính đến đầu năm 2017 theo ước tính của chúng tôi, Việt Nam có phân bố các độ tuổi như sau:
Số liệu dân số theo độ tuổi (ước lượng):
23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam / 11.406.317 nữ) 65.823.656 người từ 15 đến 64 tuổi (32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)
- 5.262.699 người trên 64 tuổi (2.016.513 nam / 3.245.236 nữ)
Chúng tôi đã chuẩn bị một mô hình đơn giản hóa của tháp dân số được chia thành 3 nhóm tuổi chính Các nhóm giống như chúng ta đã sử dụng ở trên: dân số dưới 15 tuổi, từ 15 đến 64 tuổi và dân số từ 65 tuổi trở lên.
● Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào với 70% dân số trong độ tuổi lao động, có nguồn lao động giá rẻ rất phù hợp với ngành dệt may tại thời điểm này Nguồn lao động trẻ (với tuổi thọ trung bình 32,5 tuổi) có khả năng tiếp thu kiến thức, công nghệ Tốc độ tăng nhanh.
● Chính phủ có những động thái bảo vệ phụ nữ - chính là lực lượng lao động chính trong ngành dệt may Tăng năng suất và hiệu quả của ngành.
● Tốc độ già hóa nhanh.
Môi trường tự nhiên
Việt Nam tổng số có hơn 183 khu công nghiệp trong cả nước Thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung Ở các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom Cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường Hầu hết nước thải đều bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm chưa được xử lý và đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên Các loại khí chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường.
Việt Nam được đánh giá là nước có lượng phương tiện di chuyển là xe máy đứng đầu toàn cầu Vì vậy, hàng ngày chúng ta đã thải ra một lượng khí thải vô cùng lớn Một số thống kê mà chúng tôi tổng hợp để bạn có thể thấy thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
● Nhà máy Chế biến Graphite ở Yên Bái hoạt động trở lại Các chất xả thải ra môi trường chưa được xử lý theo tiêu chuẩn, dẫn tới nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu bị ô nhiễm đến mức không thể sử dụng được.
● Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cộng đồng.
Với nhu cầu sử dụng nước rất lớn trong quá trình sản xuất sợi ở các giai đoạn: tẩy màu, dệt sợi, nhuộm màu và làm sạch sản phẩm Trung bình ngành dệt may phải tốn 200 Lít nước để sản xuất 1kg sợi Theo đó, để tạo ra 1 cái áo (áo phông) cần 19 000 lít nước Lượng chất thải từ ngành dệt may với nhiều độc hại làm thay đổi cấu trúc nguồn nước tự nhiên, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống các thủy sinh vật Mỗi năm cần 2 000 tỷ gallon nước, 14 triệu tấn than.
3.1.2 Phương pháp xử lý Để thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhiều ngành nghề; trong đó có dệt may đang nỗ lực tìm hướng giảm phát thải ra môi trường Với việc "xanh hóa", ngành dệt may được cho là sẽ có lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
● Cải thiện môi trường từ đó thúc đẩy phát triển ngành dệt may, xây dựng ngành trên nên ổn định và phát triển bền vững
● Thu hút nhà đầu tư bền vững
● Được sự hỗ trợ từ chính phủ
● Môi trường ngày càng xấu đi phải nhanh chóng phản ứng triển khai giải pháp.
● Vốn đầu tư chuyển đổi, cải tạo lớn
Thêm vào đó, Ngày 23-1-2019, tại tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng Nhà máy sợi Đông Nam (thuộc Công ty CP Dệt Đông Nam) tại KCN Trà Kha, TP Bạc Liêu, có tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, cho sản lượng 3.500-4.500 tấn/năm Bên cạnh nhà máy sợi Đông Nam, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM) đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư để đưa nhà máy thứ 4 vào hoạt động trong đầu năm 2019 Sở hữu 3 nhà máy sợi tại Thái Bình với tổng số 110.000 cọc sợi, công suất tối đa 17.000 tấn/năm, để đáp ứng nhu cầu cũng như sự tăng trưởng của ngành dệt may, FTM đã đầu tư thêm nhà máy số 4 với quy mô 50.000 cọc sợi, công suất 8.700 tấn sợi/năm, tổng vốn đầu tư 35 triệu USD Chứng tỏ chính phủ Việt Nam đã và đang có những động thái nhằm chủ động nguồn cung nguyên liệu cho ngành dệt may
=> Việc giải quyết nguồn cung nguyên liệu là cực kì quan trọng và cấp thiết Ngoài việc đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đến từ các nước Asian, Trung Quốc, Ấn Độ thì Việt Nam có những động thái nhằm chủ động nguồn cung nguyên liệu.
Môi trường công nghệ
- Theo đánh giá mức độ sẵn sàng của các quốc gia tham gia CMCN 4.0, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp Việt Nam vào nhóm quốc gia sơ khởi nhưng tiệm cận rất gần nhóm có triển vọng cao, với xếp hạng 48/100 về cấu trúc của nền sản xuất và 53/100 về các yếu tố dẫn dắt sản xuất Điều này cho thấy Việt Nam có cơ hội tốt hơn các nước có thu nhập trung bình thấp để hưởng lợi từ CMCN 4.0, từ đó phát triển bứt phá.
- Riêng về ngành dệt may, Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), máy móc công nghệ của công nghiệp 4.0 có thể thay thế 86% lao động dệt may của Việt Nam trong vài thập kỷ tới Như vậy, có đến 86% lao động cho các ngành Dệt may và giày dép của Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm dưới tác động từ những đột phá về công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Tỷ lệ này sẽ chuyển thành con số rất lớn, vì dệt may tập trung nhiều lao động ít kỹ năng (khoảng 17% chỉ có trình độ tiểu học) và một tỷ lệ lao động đáng kể không còn trẻ, từ 36 tuổi trở lên (35,84%) Đây là nhóm không dễ dàng tìm được việc làm thay thế ở trong khu vực chính thức.
- Xu hướng dịch chuyển sản xuất ngành dệt may từ các nước trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc đã đem lại cho Việt Nam những công nghệ mới từ các nước phát triển tạo tiền đề cho phát triển đất nước sau này.
● Sự dịch chuyển sản xuất sẽ giúp lao động Việt Nam tiếp cận được nên công nghiệp cao của các nước phát triển từ đó nâng cao dân trí đưa người lao động Việt Nam trở thành lao động tay nghề cao.
● Các mạng 4.0 sẽ giúp Việt Nam tiếp cận gần nhóm triển vọng cao từ đó cho thấy Việt Nam là một nước tiềm năng và thu hút được đầu tư từ nước ngoài Và giúp thay đổi bộ mặt ngành dệt may tại Việt Nam.
● Dư thừa lao động tay nghề thấp trong tương lai vì có sự thay thế của máy móc công nghệ cao.
● Các công ty dệt may trong nước khó cạnh tranh với công ty của nước ngoài.
● Khó có thể chọn lọc được công nghệ phù hợp với tình hình đất nước.
Môi trường vi mô
Nguồn nguyên liệu đầu vào
Hiện nay hơn 90% nguyên vật liệu là do mua ngoài, còn lại được cung cấp bởi nhà máy sản xuất phụ trợ là Bao bì- giặt, thêu- bông của công ty
Nguyên vật liệu chính là vải được TNG nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc (75-80%), Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Pakistan luôn chiếm phần lớn do chất lượng đáp ứng được yêu cầu, chủng loại phong phú và giá cả cạnh tranh Bên cạnh đó, phụ liệu được cung cấp chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước (trước kia nhập khẩu từ Trung Quốc) Bên cạnh phần lớn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, 10% nguyên liệu của TNG được nhập trong nước, cụ thể: Công ty Dệt Trần Hiệp Thành, Công ty Sy Vina, Huge Bamboo, Formosa Long An,
2.1 Thị trường người tiêu dùng: Đây là thị trường khách hàng gồm những người mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân Trong thị trường nội địa, TNG cung cấp đa phần là thời trang công sở mang thương hiệu TNG dành cho cả nam lẫn nữ Các sản phẩm chính là áo sơ mi, quần tây, vest, chân váy Một số đặc điểm của khách hàng trong thị trường nội địa: Là những người có ưu tiên về trang phục công sở có mức thu nhập cao và có độ tuổi trẻ từ 20-40 tuổi và thị trường trong nước là chủ yếu
2.2 Thị trường các nhà sản xuất: Đây là thị trường cho các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất TNG sản xuất bông tấm, trần bông, thêu công nghiệp, thùng carton, túi PE các loại và cung cấp cho các doanh nghiệp làm chăn bông, các sản phẩm liên quan đến bông Ngoài ra còn cung cấp thùng Carton cho thị trường các tỉnh phía Bắc
- Là một trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, với thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ (42.8%), Pháp (23%), Canada (7.38%), Đức (6.25%)…
- Với sản phẩm chủ yếu áo Jacket, áo bông, lông vũ…Nhóm sản phẩm này thường được TNG xuất khẩu sang một số thị trường lớn như EU, Bắc Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Mexico, Trung Quốc…
- Gần đây TNG nhận được nhiều đề nghị hợp tác mới Công ty đã mở rộng hợp tác với khách hàng như G-III (Mỹ), IMPERIAL (Canada), CHOIS (Hàn Quốc)
- BQT cho biết, đơn hàng từ Mỹ và Canada rất nhiều, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may như TNG chọn lọc khách hàng đem lại giá trị gia tăng cao hơn Các khách hàng khác là các tên tuổi lớn trên thị trường đã và đang giao dịch với TNG có thể kể đến như Haddad
(một trong những khách hàng chính của MSH), Columbia Sportswear, Levis, Tom Tailor, Li Phung…
- Ngoài ra việc đang chiếm những lợi thế lớn trong toàn ngành; sở hữu các hợp đồng gia công quốc tế cho các nhãn hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike, Zara, có thể hướng đến bán hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới nhằm gia tăng lợi nhuận Đặc biệt, TNG đã có đơn hàng ODM (thiết kế và tạo ra sản phẩm theo chỉ định của khách hàng) cho thấy TNG đã có thể cạnh tranh với các đơn vị khác trên Thế giới.
3.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
❖ Tổng công ty cổ phần Phong Phú (PPH)
Tổng Công ty CP Phong Phú trải qua hơn 54 năm hình thành và phát triển Suốt chặng đường dài ấy, Phong Phú không ngừng lớn mạnh về mọi mặt
Hiện nay, Phong Phú không ngừng đổi mới, phát triển lớn mạnh, tùy theo từng giai đoạn phát triển mà Tổng công ty có những định hướng chiến lược riêng, linh hoạt, tận dụng những ưu thế của thị trường và nguồn lực, liên tục giữ vững vị thế hàng đầu Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp kinh tế hùng mạnh hàng đầu, Phong Phú chuyên sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dệt may.
Sứ mệnh: Nâng cao tiềm lực kinh tế và chất lượng cuộc sống cộng đồng thông qua việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng vượt trội.
- Tạo ra một môi trường làm việc an toàn về mọi mặt và mang lại hiệu quả cao.
- Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng bằng tất cả các giải pháp.
- Hợp tác, phát triển đi cùng trách nhiệm với cộng đồng.
- Sợi- chỉ may: Sản phẩm chủ lực gồm Sợi CD Siro, Sợi fancy Siro (Ne: 7/1 -20/1); Sợi CD thun Siro, Fancy thun Siro (Ne 7/1 – 20/1); Sợi chỉ may PE (Ne 20-85); Sợi PE se (Ne 20- 85); Sợi se Texture (Ne 35.5/1); Sợi Se Epic (Ne 45/2); Sợi chỉ may các loại…
- Vải: Vải denim, vải dệt kim,…
- Dệt gia dụng: Sản phẩm gia dụng Phong Phú bao gồm khăn bông và các sản phẩm khác như: chăn ra áo gối, áo choàng tắm, vớ, tạp dề… Tất cả được sản xuất trên dây chuyền khép kín từ khâu dệt, nhuộm và may hoàn tất, đạt năng lực sản xuất 10.465 tấn /năm.
- May mặc: Bao gồm các sản phẩm chính như quần tây nữ, vest nữ, đầm nữ, váy, sản phẩm dệt kim,…
- Ngành sợi Phong Phú hiện tại có 03 nhà máy tọa lạc tại TPHCM và Ninh Thuận, gồm 61.000 cọc sợi, năng lực sản xuất bình quân 1 năm đạt 11.300 tấn sợi – chỉ may các loại Ngoài những mặt hàng truyền thống và là thế mạnh, Phong Phú nghiên cứu và phát triển thêm một số mặt hàng mới, mang tính khác biệt cao.
Sản phẩm sợi Phong Phú được ứng dụng làm chỉ khâu theo tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu Ứng dụng trong công nghệ dệt thoi và dệt kim cao cấp phục vụ cho nhu cầu may sản phẩm quần áo xuất khẩu như quần jeans denim cao cấp, áo dệt kim T-shirt, polo shirt, áo Kaki dệt thoi, nón kaki, khăn và các sản phẩm dệt gia dụng khác Ngoài ra, Phong Phú còn cung cấp các loại sợi kiểu như sợi fancy, sợi bọc Spandex, sợi bọc filament tạo hiệu ứng khác nhau trên mặt vải, đặc biệt là sợi Siro giúp mặt sợi bóng và mềm mại.
Năm 2019 Phong Phú đã nghiên cứu và phát triển thành công sợi Epic đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Coats toàn cầu Mặt hàng mới sợi Epic là sản phẩm mang đậm dấu ấn công nghệ Phong Phú, thể hiện tâm huyết của đội ngũ Phong Phú trong việc mang đến những giá trị ngày càng cao cho khách hàng, cũng như dẫn dắt thị trường, công nghệ.
- Các khách hàng chính hiện nay: Coats (Vietnam), PPH (Vietnam), Ichihiro (Vietnam),
- Khăn bông và các sản phẩm gia dụng của Phong Phú được sản xuất tập trung tại TP Hồ Chí Minh, Ninh Thuận
- Riêng khăn bông với các nhãn hiệu nổi tiếng như Mollis, Macio, Venti, Tepido, Hải Vân, Hải Cẩu… với các kiểu dệt hoa văn, in, thêu, nhuộm đặc sắc Đây là sản phẩm số 1 Việt Nam, chiếm lĩnh 40% thị trường nội địa và vươn ra nhiều thị trường uy tín khác trên thế giới.
PHÂN TÍCH BỐI CẢNH KINH DOANH
Tổng quan ngành dệt may Việt Nam
- Dệt may là một ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút gần 3 triệu lao động.
- Ngành dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước với tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 13,06% giai đoạn 2009-2018 Riêng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt gần 37 tỷ đôla Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây:
Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Cân đối xuất- nhập khẩu
- Thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng dệt may Việt Nam trong năm 2018 Trong đó, đứng đầu là thị trường Mỹ với 45% tổng thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam; đứng thứ hai là thị trường EU và Nhật Bản với cùng 15% Tiếp đó là thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Asean và các thị trường khác chiếm 9%.
- Việt Nam nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới với trị giá 29 tỷ USD trong năm
2020 Việt Nam xếp sau Trung Quốc và vượt Bangladesh về bán hàng may mặc trên toàn cầu Sản phẩm may mặc "Made in Vietnam" chiếm 6,4% thị phần thế giới Năm 2010, thị phần chỉ là 2,9%.
Hình 3: Giá trị xuất khẩu và thị phần may mặc của các thị trường lớn nhất thế giới năm 2020
- Ngành dệt may Việt Nam có quan hệ thương mại quy mô lớn với cả Trung Quốc và Mỹ Với Trung Quốc, Việt Nam nhập khẩu lượng nguyên phụ liệu chủ yếu là vải lên tới hơn 10 tỷ USD/năm.
- Là thị trường xuất khẩu sợi lớn nhất, gần 3 tỷ USD/năm Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa may mặc chiếm tỷ trọng từ 48% đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam, đồng thời cũng là nơi Việt Nam nhập trên 60% lượng bông tự nhiên để sản xuất sợi.
- Ngành Dệt May Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành Dệt May Việt Nam đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc, sử dụng khoảng ba triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước.
Thực trạng ngành dệt may Việt Nam
- Ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất của ngành Dệt May bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33% Năm 2020, ngành Dệt May là một trong những ngành chịu nhiều tác động tiêu cực và kéo dài của đại dịch Covid-19 Ngành dệt may Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 35,2 tỷ USD, giảm 9,82% so với năm 2019 (39 tỷ USD) và còn kém năm 2018 (36,2 tỷ USD).
Hình 4: Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam qua các năm
- Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại như bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ, dịch bệnh khiến tình trạng doanh nghiệp thiếu lao động trở thành vấn đề nan giải, giá nhiên liệu tăng kéo theo chi phí vận tải tăng cao, đồng thời tình trạng thiếu container vẫn đang là nút thắt lớn cần tháo gỡ.
- Những tháng đầu năm 2021, thị trường dệt may toàn cầu có xu hướng hồi phục bởi các gói hỗ trợ về kinh tế và thông tin tích cực về triển khai vắc xin phòng dịch Covid-19; nhu cầu các mặt hàng nói chung và may mặc nói riêng đã phần nào hồi phục trở lại Ngành Dệt May đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may phục hồi khả quan dù trải qua nhiều yếu tố khó khăn Trong năm 2021, ngành dệt may đạt kim ngạch 39 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm 2020, mức kim ngạch này tương đương với giá trị trước thời điểm Covid – 19 (năm 2019) Việc chuyển dịch đơn hàng từ các quốc gia cạnh tranh, đặc biệt là từ Myanmar giúp cho Việt Nam đón nhận một lượng đơn hàng đột biến ngay từ quý I/2021
- Trong năm 2021, các doanh nghiệp dệt may không gặp phải vấn đề nguồn nguyên liệu bị đứt gãy như trong những tháng đầu năm 2020 Đơn hàng dồi dào, kết hợp với những lợi thế trên thị trường xuất khẩu đã giúp Dệt May Việt Nam dần hồi phục, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng theo từng tháng cho đến giữa năm 2021.
Tính hấp dẫn của ngành
- Ngành dệt may Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm, đến nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế lớn của cả nước, và là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 5 trên thế giới, góp phần tích cực trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tạo công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp dệt may trên cả nước, doanh thu toàn ngành năm 2012 đạt 20 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm hơn 17 tỷ USD, tạo việc làm cho 3 triệu lao động, đóng góp khoảng 10% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP).
- Sự hấp dẫn của ngành dệt may đến từ việc Việt Nam đang tham gia đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại tự do quan trọng như: Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Việt Nam – EU, Liên minh Thuế quan với Nga và Belarus…
- Các Hiệp định này chỉ yêu cầu hàng xuất khẩu từ Việt bắt đầu từ khâu làm sợi trở đi thì sẽ được hưởng thuế suất 0%, do đó có sức hấp dẫn nhà đầu tư rất lớn Dẫn tới nhiều khả năng sắp tới sẽ bùng nổ sự tham gia vào thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư trên thế giới trong lĩnh vực dệt may.
Phân tích SWOT
- TNG nằm trong top 10 doanh nghiệp dệt may có giá trị xuất khẩu lớn nhất cả nước, với thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ (42.8%), Pháp (23%), Canada (7.38%), Đức (6.25%)… đối tác có thương hiệu lớn như Adidas, Nike, Zara, Tommy… Đặc biệt, TNG đã có đơn hàng ODM (thiết kế và tạo ra sản phẩm theo chỉ định của khách hàng) cho thấy TNG đã có thể cạnh tranh với các đơn vị khác trên Thế giới.
- Là một trong 4 doanh nghiệp ngành may được hưởng ưu tiên về Hải quan như miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh, ưu tiên về thủ tục xuất khẩu tại chỗ, kiểm tra sau thông quan
- Quy mô năng lực sản xuất lớn
- Là doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu vào EU lớn, TNG đang dần chủ động một phần nguyên liệu đầu vào có các nhà máy sản xuất các sản phẩm và nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất dệt may và xuất khẩu giúp giảm thiểu chi phí đầu vào như: sản xuất bông trần, túi
PE, thùng carton, giặt công nghiệp…
- Sở hữu hệ thống Nhà máy sản xuất hiện đại với 15 nhà máy may, 2 nhà máy phụ trợ, 300 dây chuyền sản xuất hiện đại, 16000 lao động được đầu tư thường xuyên, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng sản xuất sản phẩm
- TNG có các nhà máy tại các vùng có nhiều lao động và đang xây dựng các chính sách đãi ngộ tốt nhằm thu hút và giữ chân lao động, người lao động có tay nghề cao.
- TNG luôn nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để thích ứng và tìm kiếm cơ hội Sự kiện nổi bật 2020: các sản phẩm mới nghiên cứu và phát triển thành công: bông kháng khuẩn phục vụ sản phẩm kháng khuẩn; quần áo bảo hộ y tế phòng dịch…
- Đang chiếm những lợi thế lớn trong toàn ngành; sở hữu các hợp đồng gia công quốc tế cho các nhãn hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike, Zara, Colombia, GAP, Levi’s, Calvin Klein, Fila hướng đến bán hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới nhằm gia tăng lợi nhuận.
- Tận dụng thế mạnh trong việc tự thiết kế, phát triển dòng thời trang mang thương hiệu TNG giúp củng cố vị thế của mình đối với ngành thời trang trong nước
- Hệ thống đại lý rộng khắp trong toàn tỉnh và các tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, Thái Bình, Nam Định…
- Công ty phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước khác đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của TNG trên thị trường thế giới.
- Áp lực trả nợ lớn, hiện tại TNG có tỷ lệ vốn/chủ sở hữu cao nhất trong các doanh nghiệp niêm yết ngành dệt may.
- Chính phủ có những chính sách nhằm hỗ trợ và tăng tốc ngành dệt may.
- Cơ hội mở rộng thị trường Mexico, Canada, EU nhờ các hiệp định thương mại tự do với EU và CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).
- Sự tăng lên dân số, sự đông đúc của đối tượng học sinh, sinh viên và lực lượng người lao động làm cho nhu cầu về đồng phục tăng lên đáng kể và trở thành một cơ hội vô cùng tốt để doanh nghiệp may mặc trong nước tận dụng
- Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, đặc biệt là sự cạnh tranh đến từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ,…
- Yêu cầu của các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… ngày càng nhiều và khó
- Thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất, nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước không đủ để đáp ứng cho việc sản xuất của doanh nghiệp.
- Sản xuất các sản phẩm với chi tiết đơn giản dễ bị thay thế (như áo jacket, quần cargo short) với các quốc gia lân cận với chi phí nhân công rẻ hơn như Campuchia, Myanmar, )
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Tình hình tài chính công ty giai đoạn từ 2016- 2020
Nhóm sử dụng Đơn vị tính: Triệu đồng cho tất cả các số liệu được tính trong bảng ở phần thông số này
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Hình 5: Bảng cân đối kế toán
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Hình 6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Hình 7: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
PHÂN TÍCH THÔNG SỐ TÀI CHÍNH
1 Thông số khả năng thanh toán
1.1 Khả năng thanh toán hiện thời của TNG và các công ty trong ngành
Năm TNG PPH TCM GIL Bình quân ngành
Khả năng thanh toán hiện thời của TNG và bình quân ngành
Khả năng thanh toán hiện thời 0,84 1,00 1,12 0,93 0,83
Khả năng thanh toán hiện thời của TNG và bình quân ngành
Hình 8: Biểu đồ hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Bảng trên so sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền của TNG trong 5 năm qua cho thấy, khả năng thanh toán hiện thời của công ty không ổn định (dao động từ 0.84 - 1,12) Trong 2 năm gần nhất (2020,2021), Tài sản ngắn hạn không đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn và nó đang có xu hướng giảm Với Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong 2 vấn đề, đang rơi vào tình trạng mất công bằng tài chính=> mạo hiểm tài năm liên tiếp (Vừa tăng sản lượng sản xuất vừa giảm chi phí phân phối Do sau đại dịch nhu cầu tiêu dùng của tăng mạnh.
Thanh lý các tài sản mang lại nhiều lợi ích cho công ty.
Quản lý sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định Quản lý khấu hao tài sản cố định
- Do mở cửa trả lại sau đại dịch và việc toàn cầu hóa Công ty nên tiếp các thị trường nước ngoài đầy tiềm năng tăng cường xuất khẩu.
- Xây dựng các chiến lược khuyến mãi => Tăng doanh số trong ngắn hạn.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm mà TNG đang có thì còn tồn tại không ít nhược điểm dễ dàng nhận thấy mà TNG cần phải cải thiện trong thời gian sắp tới:
- Khả năng thanh toán của công ty còn thấp, điều này cho thấy tài sản ngắn hạn của DN không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả, tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản của công ty không hiệu quả Công ty đang rơi vào tình trạng mất công bằng về tài chính
- Quản trị hàng tồn kho: Tổ chức tốt công tác nhập khẩu, mua hàng, vận chuyển và dự trữ hàng hóa có cân nhắc, phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế nhằm làm giảm số hàng tồn kho tối thiểu Phát hiện kịp thời và xử lý ngay những ứ đọng quá lâu để tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Giữ hàng tồn kho ở mức hợp lý, quản trị hàng tồn kho để đưa hệ số khả năng thanh toán nhanh về mức an toàn (hệ số bằng 0,5) bằng cách giảm hàng tồn kho về mức 802.272 tỷ
- Đảm bảo lượng tiền mặt nhất định để thanh toán các khoản vay gần đến hạn Kể cả khoản nợ chưa đến hạn cũng cần đề phòng rủi ro từ phía chủ nợ cần thanh toán gấp, doanh nghiệp cũng cần dự trữ tiền mặt để thanh toán.
Dự trữ chứng khoán có tính thanh khoản cao để có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng khi cần thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
- Giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn và thay thế bằng nợ dài hạn: Thông qua bảng Báo cáo tài chính ta thấy rằng các khoản nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn chiếm 84,23% tổng nợ phải trả trong năm 2021, điều này không những làm tăng chi phí nợ vay mà còn gây áp lực lên khả năng thanh toán của công ty Vì vậy công ty nên chủ động giảm các khoản nợ ngắn hạn tại ngân hàng và thay vào đó bằng các khoản nợ dài hạn
Theo thông số hiện tại ta thấy cần phải chuyển đổi ít nhất 421 tỷ nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn để đảm bảo mức độ an toàn tài chính.
- Quản trị các khoản chi: Công ty cần đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với nhà cung cấp đầu mối, thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ lượng tiền ở lại công ty lâu hơn, có thể sử dụng bổ sung thêm nguồn vốn, tạo khả năng sinh lời, thúc đẩy khả năng thanh toán tốt hơn, tránh cho công ty bị phá sản nếu gặp rủi ro thanh toán.