1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự án đầu tư xây dựng nhà máy may tng võ nhai

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy May TNG Võ Nhai
Trường học Trường Đại Học Kỹ Thuật
Chuyên ngành Kỹ Thuật Xây Dựng
Thể loại dự án
Năm xuất bản 2019
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 768,5 KB

Cấu trúc

  • I. Giới thiệu công trình (2)
  • II. Căn cứ lập quy trình bảo trì và các vấn đề liên quan (6)
  • III. Quy trình chung thực hiện bảo trì (10)
  • IV. Các quy định kỹ thuật về công tác quan trắc (12)
  • V. Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần kiến trúc (12)
  • VI. Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần kết cấu (19)
  • VII. Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần hệ thống cấp thoát nước (26)
  • VIII. Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần hệ thống PCCC, hệ thống báo cháy (29)
  • IX. Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần điện (34)
  • X. Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần hệ thống thông tin liên lạc, âm thanh (37)
  • XI. Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về hệ thống điều hòa không khí (40)
  • XII. Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần cảnh quan (0)
  • XIII. Quy định bảo trì kỹ thuật hạng mục Hạ tầng kỹ thuật (59)
  • XIV. Quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường (74)
  • XV. LƯU TRỮ HỒ SƠ (74)
  • XVI. PHỤ LỤC (75)
    • 2.1 Kho nguyên liệu m2 (0)
    • 2.2 Kho phụ liệu m2 (0)
    • 2.3 Kho thành phẩm m2 (0)
    • 2.4 Kho cơ điện m2 (0)
    • 3.1 Kho phế liệu m2 (0)
    • 3.3 Khu vệ sinh m2 (0)

Nội dung

- Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làmviệc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trongsuốt quá trình khai thác sử dụng.-

Giới thiệu công trình

- Tên Công trình: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY MAY TNG VÕ NHAI

- Địa điểm xây dựng: Khu đất dự án tại cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.

- Đơn vị tư vấn thiết kế : Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam - CTCP

2 Quy mô và chức năng công trình

Phân loại cấp công trình

- Loại công trình: Công nghiệp tiêu dùng

- Cấp công trình: Cấp II

- Công trình có chất lượng sử dụng cao, độ bền vững bậc I, có khả năng chịu động đất, niên hạn sử dụng 100 năm, độ chịu lửa bậc I.

 Bảng thống số chung dự án:

STT CHỈ TIÊU Đơn vị Đã phê duyệt

1 TỔNG DIỆN TÍCH KHU ĐẤT m2 100,000

3 TỔNG DIỆN TÍCH CÂY XANH m2 41,000 41,000

TỔNG DIỆN TÍCH SÂN, ĐƯỜNG GIAO

5 TỔNG DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG m2 33,000

7 HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT LẦN 0,3

 Bảng số liệu các thông số chính của công trình:

TÊN HẠNG MỤC ĐƠN VỊ ĐÃN PHÊ DUYỆT

NHÀ ĐỂ XE CÔNG NHÂN m2 1,400 3 4,200

NHÀ ĐỂ XE CÁN BỘ m2 150 1 150

NHÀ THƯỜNG TRỰC + TIẾP DÂN m2 75 1 75

TRẠM BIẾN ÁP + MÁY PHÁT ĐIỆN m2 110 1 110

TRẠM BƠM VÀ XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN m2 140 1 140

BỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI m2 300 1 300

 Nhà xưởng may số 1 (số 2)

- Mặt bằng nhà xưởng KT: 165,6 x 82,4m; Diện tích xây dựng: 13,645m2; Số tầng: 01 tầng; Chiều cao: 12,5m.

- Mặt bằng bố trí hình chữ nhật, thiết kế hình thức kiến trúc đặc thù – công trình công nghiệp, mang tính linh hoạt, lâu dài, phù hợp với các công năng xưởng sản xuất và đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước Các cửa ra vào chính được bố trí dễ tiếp cận với đường giao thông và các nhà sản xuất hiện có, thuận tiện cho việc luân chuyển hàng hóa trong hoạt động sản xuất.

 BẢNG TỔNG HỢP DIỆN TÍCH NHÀ XƯỞNG

CHUYỀN MAY ĐVT Định mức chung

Diện tích chuyền dệt kim

Khu vực lò hơi + máy nèn khí m2

- Mặt bằng nhà KT: 38,0m x 21,0m; Tổng diện tích xây dựng: 2120m2; Số tầng: 03 tầng; Chiều cao: 13,5m

- Công năng sử dụng: Là nơi làm việc hành chính của cán bộ, nhân viên nhà máy Khuôn viên bên ngoài bao kín là cây, vườn tạo môi trường làm việc tốt nhất

- Sảnh tầng 1 được thiết kế không gian mở.Các phòng chức năng xung quanh bám theo sảnh đợi thông tầng làm điểm giữa gồm 1 phòng họp lớn, 1 khu trưng bàycác sản phẩm may

- Toàn bộ khối văn phòng làm việc ở tầng 2 đủ diện tích cho 60 bàn làm việc, vẫn là phong cách mở giao tiếp được với nhau Không gian làm việc tầng 2 này có ban công kính có thể nhìn xuống khu thông tầng tầng 1.Toàn bộ bao quanh tường kính nên nhân viên khối văn phòng có thể nhìn thẳng ra khu vực đảo vườn giữa nhà máy

- Tầng 3, là 1 khu vườn hoa tiểu cảnh trên mái kết hợp làm phòng họp và trưng bày, đây là nơi treo mẫu làm việc, khu vực tiếp khách cấp cao đến thăm nhà máy. Khu vực này có bếp, bar phục vụ đồ uống cho khách Phòng họp/bếp này nhìn ra khuôn viên vườn hoa của tầng 3 này và toàn bộ cảnh quan nhà máy Hai bên cánh của tầng 3 là

2 phòng nghỉ đều quan sát được nhà máy và dãy núi phía bên kia đường

- Mặt bằng nhà KT: 45,5 x 32,5m; Tổng diện tích xây dựng: 2450m2; Số tầng: 02 tầng; Chiều cao: 10,2m.

- Công năng sử dụng: nơi nghỉ ăn trưa của toàn bộ công nhân, nhân viên Có sức chứa khoảng 1000 chỗ ngồi với giao thông thuận tiện; không gian mở có nhiều cây xanh, vườn xung quanh nên lấy sáng tự nhiên tối đa

- Kích thước công trình: 57,6 x 25,2m; Diện tích xây dựng: 1550 m2; Chiều cao: 8,0m; Số tầng: 1 tầng

- Công năng sử dụng: khu vực để sản xuất và dây chuyền máy in kết hợp kho chứa thành phẩm.

 Nhà để xe công nhân

- Công trình 03 tầng là khu vực đỗ, để xe cho công nhân kích thước: 89,5 x 18,0m; chiều cao: 12,0m; tổng diện tích sàn: 4200m2

+ khu vực đỗ xe cho xe container, xe bus, xe tải

+ Bãi đỗ xe trồng cây xen kẽ dùng như vạch ngăn cách giữa các xe để xe thuận tiện vào ô đỗ.

+ Khu vực đỗ xe máy đủ cho ít nhất 2500 xe máy

 Nhà để xe cán bộ

- Kích thước công trình: 25 x 6m; chiều cao: 3,6m

- Công năng sử dụng: nơi đỗ xe của lãnh đạo và cán bộ

- Công trình có kết cấu khung thép mái nhẹ.

- Kích thước công trình: 25,2x14,4m; chiều cao: 8,0m

- Diện tích xây dựng: 400 m2; Số tầng: 1 tầng

- Công năng sử dụng: Kho than, lò hơi,

 Nhà phụ trợ số 2 (Kho rác)

- Kích thước công trình: dài: 28,8 x 10,0m; chiều cao: 8,0m

- Công năng sử dụng: nơi xử lý rác, phế liệu thành phẩm của nhà máy

 Trạm biến áp máy phát điện

- Kích thước công trình: 16,8 x 6,0m; chiều cao: 5,1m

- Công năng sử dụng: khu kỹ thuật điện của dự án.

 Trạm bơm và xử lý nước giếng khoan

- Kích thước công trình: 22,5 x 6,0; chiều cao: 4,2m

- Công năng sử dụng: Khu xử lý kỹ thuật nước.

 Nhà bảo về và tiếp dân

- Kích thước công trình 10,0 x 6,0m; chiều cao 3,9m;

- Công năng sử dụng: khu vực bao gồm phòng bảo vệ ,phòng an ninh và phòng tiếp dân.

- Diện tích xây dựng khoảng: 1,250 m

- Công năng sử dụng: ngoài việc phục vụ PCCC thì hồ nước kết hợp với cây xanh, tiểu cảnh xung quanh tạo ra máy điều hoà tự nhiên giúp thanh lọc bầu không khí bụi bặm, mang tới không gian sống trong lành, thoáng mát, tốt cho sức khoẻ, giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống; ngoài ra còn là điểm nhấn cho phong thủy thịnh vượng

 Bể xử lý nước thải

- Kích thước công trình: dài : 20m; rộng: 15m;

- Nước thải khu vệ sinh được thu gom dẫn về khu xử lý nước thải Nước sau khi qua xử lý đưa vào bể thu gom sử dụng để tưới cây và nước cho nhà vệ sinh.

- Hệ thống xử lý nước thải xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất đạt chuẩn theo quy định môi trường trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng.

- Kích thước công trình: dài : ~ 61m; rộng: ~ 40m;

- Công năng sử dụng: nơi diễn ra các hoạt động thể thao hoặc tổ chức sự kiện ngoài trời góp phần nâng cao sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của cán bộ công, nhân viên của toàn nhà máy.

Căn cứ lập quy trình bảo trì và các vấn đề liên quan

1 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật

- Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định 114).

- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây gọi tắt là Nghị định 90).

- Thông tư số 02/2012/TT-BXD Hướng dẫn về việc bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Thông tư 02).

- Các quy định có liên quan của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế áp dụng cho công trình

- Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình

- Hồ sơ thiết kế BVTC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Hồ sơ hoàn công thi công công trình.

- Công trình : được hiểu là Bãi đỗ xe nổi Vincity Sportia, trong đó chức năng chính là bãi để xe và thương mai dịch vụ nên luôn phải duy trì hoạt động bảo trì

- Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.

- Nội dung bảo trì công trình có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.

- Quy trình bảo trì công trình là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình.

- Kiểm tra công trình là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình.

- Quan trắc công trình là sự quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu của thiết kế trong quá trình sử dụng.

- Bảo dưỡng công trình là các hoạt động (theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình) được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.

- Kiểm định chất lượng công trình là việc kiểm tra và xác định chất lượng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lượng của công trình so với yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng công trình bằng trực quan kết hợp với phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm công trình.

- Sửa chữa công trình là việc khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và an toàn của công trình.

- Tuổi thọ thiết kế là thời gian sử dụng của công trình do người thiết kế tính toán trong quá trình thiết kế công trình.

- Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

3 Tài liệu phục vụ bảo trì công trình

- Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình,bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình, biên bản bàn giao mốc quan trắc trong quá trình thi công và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ cho bảo trì công trình.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình cho chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.

4 Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng với hồ sơ thiết kế; b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình.

5 Phạm vi của quy trình bảo trì công trình

Theo quy định của Nghị định 114, Quy trình bảo trì này bao gồm các công tác bảo trì phần xây dựng công trình Quy trình bảo trì đối với thiết bị lắp đặt vào công trình do các Nhà cung cấp thiết bị lập Tuy vậy khi tiến hành bảo trì Chủ sở hữu công trình cần kết hợp cả hai quy trình để công việc được đồng bộ

6 Phân loại bảo trì của công trình

Căn cứ theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Thông tư 10/2013/BXD-TT và TCVN 9343:2012, loại công trình là Trụ sở làm việc, công trình Cấp I, có tuổi thọ thiết kế dưới 100 năm và có thể sửa chữa khi cần, mức độ bảo trì, thuộc nhóm bảo trì thông thường

 Thực hiện tất cả các nội dung bảo trì như sau:

Kiểm tra gồm có các loại hình sau đây: o Kiểm tra ban đầu (do đơn vị quản lý tòa nhà tổ chức thực hiện): Là quá trình khảo sát kết cấu bằng trực quan (nhìn, gõ, nghe) hoặc bằng các phương tiện đơn giản và xem xét hồ sơ hoàn công để phát hiện những sai sót chất lượng sau thi công so với yêu cầu thiết kế Từ đó tiến hành khắc phục ngay để đảm bảo công trình đưa vào sử dụng đúng yêu cầu thiết kế Kiểm tra ban đầu được tiến hành đối với công trình xây mới, công trình đang tồn tại và công trình mới sửa chữa xong (theo mẫu phụ lục 1) làm cơ sở tính toán cho việc bắt đầu thực quy trình bảo trì. o Kiểm tra thường xuyên (do đơn vị quản lý tòa nhà tổ chức thực hiện):

Là quá trình thường ngày xem xét công trình, bằng mắt hoặc bằng các phương tiện đơn giản để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp Kiểm tra thường xuyên là bắt buộc đối với mọi công trình. o Kiểm tra định kỳ (do đơn vị quản lý tòa nhà tổ chức thực hiện): Là quá trình khảo sát công trình theo chu kỳ để phát hiện các dấu hiệu xuống cấp cần khắc phục sớm Công việc này yêu cầu phải do cán bộ thuộc đơn vị quản lý tòa nhà có chuyên môn thực hiện (Kỹ sư, kiến trúc sư….) o Kiểm tra bất thường (do đơn vị quản lý tòa nhà tổ chức thực hiện): Là quá trình khảo sát đánh giá công trình khi có hư hỏng đột xuất được phát hiện từ đơn vị quản lý tòa nhà hoặc bởi người dân (như công trình bị hư hỏng do gió bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy, vv ) o Kiểm tra chi tiết (cán bộ có chuyên môn của đơn vị quản lý tòa nhà hoặc thuê các chuyên gia thuộc các tổ chức có chức năng phù hợp thực hiện): Là quá trình khảo sát, đánh giá mức độ hư hỏng công trình nhằm đáp ứng yêu cầu của các loại hình kiểm tra trên Kiểm tra chi tiết cần đi liền với việc xác định cơ chế xuống cấp, đánh giá mức độ xuống cấp và đi đến giải pháp sửa chữa cụ thể.

Kiểm tra ban đầu, thường xuyên, định kỳ được thực hiện chủ yếu bằng mắt và các phương tiện đơn giản

(2) Phân tích cơ chế xuống cấp: Trên cơ sở các số liệu kiểm tra, cần xác định xem xuống cấp đang xẩy ra theo cơ chế nào Từ đó xác định hướng giải quyết khắc phục.

Quy trình chung thực hiện bảo trì

1 Sơ đồ quy trình thực hiện

Trách nhiệm Lưu đồ Ghi chú

Cán bộ chuyên môn ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÒA NHÀ

Cán bộ kế hoạch ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÒA NHÀ

- LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÒA

- ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÒA

- LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ QUẢN

Kiểm tra và thống kê khối lượng

Lập kinh phí và kế hoạch bảo trì

Thực hiện bảo trì công trình

Nghiệm thu, thanh quyết toán công việc bảo trì

2 Diễn giải các bước của quy trình

2.1/ Tiếp nhận thông tin, kiểm tra và thống kê khối lượng bảo trì:

Khi có sự phản ảnh, đề nghị của khách hàng hoặc theo thời gian định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng của từng loại công việc, đơn vị quản lý Tòa nhà cử cán bộ chuyên môn có đủ khả năng, trình độ, có đủ thiết bị để kiểm tra và xác định chính xác khối lượng các công việc cần phải bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế đồng thời đề ra các yêu cầu kỹ thuật cho từng công việc cần bảo trì Đối với công việc khó xác định về khối lượng và mức độ hư hỏng, Đơn vị quản lý tòa nhà có thể thuê thêm chuyên gia chuyên ngành để cùng thực hiện; Bảng khối lượng phải được tính toán và thống kê chi tiết theo (phiếu kiểm tra và xác định khối lượng bảo trì ở Phụ lục 2), bảng khối lượng và yêu cầu kỹ thuật bảo trì phải được những người tham gia kiểm tra ký tên xác nhận và Lãnh đạo của đơn vị quản lý tòa nhà kiểm tra, phê duyệt rồi chuyển cho người làm Kế hoạch 01 bản để lập kinh phí và kế hoạch bảo trì.

2.2/ Lập kinh phí và kế hoạch bảo trì:

Căn cứ vào bảng khối lượng nhận được và các yêu cầu kỹ thuật bảo trì đã đề ra, căn cứ vào đơn giá, định mức hiện hành và thông báo giá vật tư hằng tháng hoặc quý của UBND thành phố Hà Nội, người làm kế hoạch của đơn vị quản lý tòa nhà lập bảng dự trù kinh phí và lập tiến độ thực hiện công việc cho công tác bảo trì.

2.3/ Lãnh đạo đơn vị quản lý tòa và Người đứng đầu đại diện cho Ban quản trị tòa nhà phê duyệt kinh phí và kế hoạch bảo trì.

2.4/ Thực hiện bảo trì công trình: Đơn vị quản lý tòa nhà cử người để thực hiện công tác bảo trì theo kế hoạch đã được phê duyệt Trong trường hợp khối lượng lớn hoặc công việc phức tạp, Đơn vị quản lý tòa nhà có thể thuê thêm một đơn vị khác hoặc thuê chuyên gia để thực hiện công tác bảo trì Công tác bảo trì công trình cần thực hiện theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đã đề ra Đối với công việc cần bảo trì thường xuyên như hệ thống thông tin liên lạc v.v…đơn vị quản lý tòa nhà có thể thuê một đơn vị chuyên ngành để làm công tác bảo trì dài hạn.

Trong quá trình bảo trì, Đơn vị quản lý tòa nhà cử cán bộ chuyên môn của mình kết hợp cùng đại diện của Ban quản trị tòa nhà giám sát và nghiệm thu về chất lượng và khối lượng để các công việc bảo trì đảm bảo được chất lượng và mục tiêu theo yêu cầu đã đề ra.

Người hoặc đơn vị thực hiện bảo trì phải có trách nhiệm lập biện pháp thi công, biện pháp an toàn, biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định và được đơn vị quản lý tòa nhà phê duyệt trước khi tiến hành thực hiện bảo trì công trình.

2.5/ Nghiệm thu thanh toán công việc bảo trì:

Căn cứ vào danh mục công việc cần bảo trì, căn cứ vào biên bản nghiệm thu về khối lượng, chất lượng (có sự tham gia nghiệm thu của đại điện Ban quản trị tòa nhà) cán bộ chuyên môn, cán bộ kế hoạch của đơn vị quản lý tòa nhà phối hợp làm các thủ tục thanh quyết toán cho người hoặc đơn vị thực hiện bảo trì và trình lãnh đạo phê duyệt, cán bộ kế toán có trách nhiệm làm các thủ tục và thanh toán cho người hoặc đơn vị thực hiện công việc bảo trì khi các thủ tục về thanh toán đã được lãnh đạo phê duyệt.

Các quy định kỹ thuật về công tác quan trắc

Công tác quan trắc phục vụ bảo trì công trình phải tuân thủ các quy định tại:

- TCVN 9360: 2012 “Qui trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”.

- TCVN 9398: 2012 "Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung"

- TCVN 9399: 2012 "Nhà và công trình xây dựng – Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa".

- TCVN 9400: 2012 “Nhà và công trình dạng tháp – Xác định độ nghiêng công trình bằng phương pháp trắc địa”.

- Điều 3, Thông tư số 02/2012/TT-BXD ngày 12/6/2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về bảo trì công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Các vị trí quan trắc có thể sử dụng lại các vị trí quan trắc trong giai đoạn phục vụ thi công công trình Khi thiết kế các vị trí quan trắc bổ sung đơn vị nhà thầu quan trắc cần có sự tham khảo ý kiến của đơn vị thiết kế Ngoài ra, khi bàn giao mốc quan trắc trong quá trình thi công, Chủ đầu tư nên tiến hành quy đổi về mốc cao độ quốc gia.

Các thông số quan trắc bao gồm: độ lún, độ nghiêng công trình, chuyển dịch ngang; ngoài ra có thể xác định thêm độ võng, vết nứt nếu cần thiết.

Giá trị giới hạn của độ lún: do công trình đã qua giai đoạn thi công, giai đoạn sử dụng độ lún đã tương đối ổn định, vì vậy độ lún giới hạn không quan trọng bằng giá trị tốc độ lún Thông thường tốc độ lún của công trình từ 1mm-2mm trong một năm.

Giá trị giới hạn của độ nghiêng, chuyển dịch ngang của công trình, độ võng, vết nứt của các cấu kiện vách, cột, dầm, sàn… cần đảm bảo theo TCVN 5574:2012.

Nhà thầu quan trắc phải đưa ra phương án quan trắc nêu rõ phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo mốc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác

Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần kiến trúc

1 Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình

Công tác kiểm tra được thực hiện để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp hoặc bị hư hỏng của những bộ phận kiến trúc công trình để từ đó đưa ra các giải pháp sửa chữa hoặc thay thế kịp thời, phương pháp kiểm tra dùng mắt thường cho những chỗ có thể nhìn trực tiếp được và nhìn bằng thiết bị quan sát với những chỗ mà mắt thường không thể quan sát được, và các dụng cụ kiểm tra như thước, bình đồ, vv. Trong quá trình kiểm tra cần phải đánh giá cụ thể mức độ xuống cấp mức độ hư hỏng, khối lượng công việc cần bảo trì theo để làm cơ sở lập kinh phí và kế hoạch bảo trì.

Các loại hình kiểm tra:

- Kiểm tra Ban đầu khi nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng

- Kiểm tra Thường xuyên hằng ngày của bộ phận quản trị

- Kiểm tra Định kỳ 6 tháng/lần cho toàn bộ các bộ phận kiến trúc (xem chi tiết tại Phụ lục 4)

- Kiểm tra Đột xuất sau mỗi sự kiện như: Dự báo thời tiết mưa bão lớn,dự báo có các hiện tượng thiên nhiên bất thương, sau khi có mưa bão lớn, động đất, có cháy nổ, va chạm mạnh, hoặc có phản ảnh phát hiện dấu hiệu bất thường đối với công trình của một người nào đó.

- Kiểm tra Chi tiết: Khảo sát, đánh giá mức độ hư hỏng công trình nhằm đáp ứng yêu cầu của các loại hình kiểm tra trên Kiểm tra chi tiết cần đi liền với việc xác định cơ chế xuống cấp, đánh giá mức độ xuống cấp và đi đến giải pháp sửa chữa cụ thể.

Công tác kiểm tra được thực hiện với những đối tượng sau đây: a, Đá ốp tường ngoài nhà, thang máy trong nhà:

+ Cần kiểm tra xem các viên đá ốp có bị nứt nẻ hoặc bị bong, bị rơi không?

+ Kiểm tra các vít nở và ke móc bằng thép không rỉ liên kết các viên đá với tường hoặc vách cầu thang có đảm bảo không?

+ Kiểm tra vữa chèn khe giữa các viên đá xem còn đảm bảo không?

+ Có dấu hiệu xô lệch biến dạng gì không? b, Tường ngoài nhà, trong nhà: Tường phía bên ngoài nhà dễ bị ảnh hưởng bởi gió bão và thời tiết vì vậy đối với tường cần kiểm tra các vấn đề sau:

+ Tường có bị nứt, bị nghiêng hay không? Đặc biệt lưu ý tại vị trí tường tiếp giáp với cột, đầu trên của tường tiếp giáp với dầm, sàn?

+ Vữa trát tường có bị nứt, bị rơi hay không?

+ Bề mặt tường có bị rêu bị mốc hay không?

+ Màu sắc của sơn tường còn đảm bảo hay không, trong trường hợp màu sắc của bề mặt tường đã quá bạc màu hoặc bị rêu mốc thì phải đưa biện pháp sửa chữa cụ thể và tiến hành sơn lại tường. c, Vỉa hè, bậc tam cấp, bồn hoa:

+ Kiểm tra gạch lát, gạch ốp hoặc đá ốp có bị nứt, bị vỡ hay không?

+ Kiểm tra bề mặt của lớp gạch lát, gạch ốp hoặc đá ốp có còn bằng phẳng hay không?

+ Kiểm tra bề mặt của các viên gạch lát, gạch ốp hoặc đá ốp xem còn đảm bảo không? Trong trường hợp bề mặt các viên lát, viên ốp đã quá xấu hoặc dễ bị trơn trượt hoặc bị vỡ thì cần phải thay thế.

+ Kiểm tra mạch vữa giữa các viên gạch xem còn đảm bảo hay không?

+ Có dấu hiệu xô lệch biến dạng gì không? d, Lát nền nhà, hành lang:

+ Kiểm tra gạch lát có bị nứt, bị vỡ hay không?

+ Kiểm tra bề mặt của lớp gạch lát có còn bằng phẳng hay không?

+ Kiểm tra bề mặt của các viên gạch lát xem còn đảm bảo không? Trong trường hợp bề mặt các viên lát đã quá xấu hoặc dễ bị trơn trượt hoặc bị vỡ thì cần phải thay thế.

+ Kiểm tra mạch vữa giữa các viên gạch, đánh giá khả năng bong tróc, xô,… e, Cửa đi, cửa sổ, cửa đổ rác, vách kính, mái kính, tấm ốp hợp kim nhôm, cửa chống cháy:

+ Kiểm tra chất lượng của khuôn cửa, chất lượng của các bật sắt hoặc các vít liên kết khuôn cửa với tường, với kết cấu công trình.

+ Kiểm tra chất lượng của khung cánh cửa, các tấm panô, nan chớp hoặc các tấm kính.

+ Kiểm tra các chốt, móc cửa.

+ Kiểm tra độ ổn định của các roăng chống khói đối với cửa chống cháy, tay hãm thủy lực

+ Kiểm tra bản lề hoặc liên kết của cánh cửa với khuôn cửa (cần đặc biệt lưu ý với các cửa sổ xung quanh phía ngoài công trình nếu các liên kết không đảm bảo khi có gió thổi, cánh cửa hoặc khung cửa có thể bị rơi xuống gây tai nạn).

+ Kiểm tra kính có bị nứt, bị bong nẹp, bị thấm nước mưa qua nẹp không?

+ Kiểm tra cánh cửa có dấu diệu bị xệ, kẹt, dít không? nếu có cần phân tích để có phương án xử lý kịp thời. f, Trần thạch cao; trần hợp kim nhôm:

+ Kiểm tra các tấm trần xem có bị nứt, bị vỡ hay không?

+ Kiểm tra độ phẳng, chất liệu bề mặt dưới của tấm trần xem còn đảm bảo không?

+ Kiểm tra các vít, các pát, các thanh ty treo trần

+ Kiểm tra hệ khung xương trần và các thanh L tại góc trần

+ Kiểm tra lớp bả mặt trần và lớp sơn mặt trần (đối với loại trần thạch cao khung xương chìm) Trong trường hợp lớp bả bị bong, sơn bề mặt xấu …v.v thì phải tiến hành bả và sơn lại. g, Cầu thang bộ

+ Kiểm tra chất lượng của hệ thống lan can, kiểm tra liên kết của hệ thống lan can với cốn thang hoặc bậc thang, liên kết các đợt lan can với nhau hoặc liên kết lan can với tường hoặc kết cấu công trình

+ Kiểm tra chất lượng gạch ốp mép bậc, lát cầu thang (Công tác kiểm tra như kiểm tra bậc tam cấp, bồn hoa).

+ Kiểm tra các lớp trát mặt bậc, sơn phủ mặt bậc cầu thang xem có bong tróc, rạn nứt không?

+ Kiểm tra lớp trát và lớp sơn của tường cầu thang (Công tác kiểm tra như kiểm tra lớp trát và bề mặt của tường) h, Khu vệ sinh:

+ Kiểm tra chống thấm của nền vệ sinh

+ Kiểm tra gạch ốp, lát có phẳng không, nứt vỡ, mạch lát có bong tróc gì không?

+ Kiểm tra các đường ống cấp thoát nước, các phễu thoát nước khu vệ sinh. + Kiểm tra các thiết bị vệ sinh như xí, tiểu, chậu rửa, vòi rửa, gương soi v.v.

Có hoạt động bình thường không, và có nứt vỡ gì không? k, Phần mái công trình:

+ Kiểm tra chống thấm của sàn mái

+ Kiểm tra các đường ống cấp thoát nước, các phễu thoát nước mưa; rãnh thu nước xem có hiện tượng nứt, rác ngập gây tắc đường ống?

+ Kiểm tra các sê nô, các ống thoát nước mái và các mối liên kết ống thoát nước với kết cấu công trình l, đường dốc:

+ Kiểm tra khả năng thoát nước của nền và đường

+ Kiểm tra rãnh thoát nước mặt nền tầng hầm đảm bảo khả năng thoát nước, các lỗ thu có bị rác che lấp không.

+ Kiểm tra bề mặt của nền có biểu hiện nứt vỡ gì không?

+ Kiểm tra sơn phủ bề mặt có sứt, hỏng, phai màu hoặc các biểu hiện bất thường khác.

+ Kiểm tra sơn phân làn, chỗ đỗ xe xem có bị bong tróc, mờ thì cần phải chỉnh sửa, sơn lại kịp thời.

+ Kiểm tra bề mặt đường dốc cho xe ô tô, xe lăn, nếu bề mặt bị bong tróc hoặc trơn trượt thì phải sửa chữa lại để đảm bảo cho xe lên xuống được an toàn. m, Tường bao, cột tầng hầm, tấm bảo vệ, biển báo

+ Đối với tường biên bao quanh hầm ngoài việc kiểm tra như với tường thông thường cần kiểm tra phát hiện biểu nứt, thấm nếu có để có phân tích và xử lý kịp thời.

Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần kết cấu

Mọi kết cấu cần được thực hiện chế độ bảo trì đúng mức trong suốt tuổi thọ thiết kế Việc bảo trì cần được thực hiện ngay từ khi đưa công trình vào sử dụng Đơn vị quản lý tòa nhà có kế hoạch tổng thể về bào trì công trình bao gồm công tác kiểm tra, xác định mức độ và tốc độ xuống cấp, đánh giá tính nguyên vẹn của kết cấu và thực hiện công việc sửa chữa nếu cần.

1 Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình

Kiểm tra là công việc được thực hiện đối với mọi công trình nhằm phát hiện kịp thời sự xuống cấp hoặc thay đổi công năng kết cấu Việc kiểm tra cần được duy trì trong suốt thời gian sử dụng công trình Trong quá trình kiểm tra cần phải đánh giá cụ thể mức độ xuống cấp, mức độ hư hỏng, khối lượng công việc cần bảo trì để làm cơ sở để lập kinh phí và kế hoạch bảo trì Việc kiểm tra phải do đơn vị và các cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp thực hiện Thông thường chủ công trình có thể mời đơn vị và chuyên gia tư vấn đã thiết kế và giám sát chất lượng thực hiện công tác kiểm tra Công cụ kiểm tra có thể là bằng trực quan (nhìn nghe), hoặc bằng những công cụ thông thường như thước mét, búa gõ, kính phóng đại, vv Khi cần có thể dùng các thiết bị như máy kinh vĩ, thiết bị thử nghiệm không phá hoại hoặc các thiết bị thử nghiệm trong phòng khác.

1.1/ Các loại hình kiểm tra phần kết cấu a Kiểm tra ban đầu:

Là quá trình khảo sát kết cấu bằng trực quan để phát hiện những sai sót chất lượng sau thi công so với yêu cầu thiết kế Từ đó tiến hành khắc phục ngay để đảm bảo công trình đưa vào sử dụng đúng yêu cầu thiết kế

Yêu cầu của kiểm tra ban đầu là thiết lập các số liệu đo đầu tiên của kết cấu, phát hiện kịp thời những sai sót ban đầu của kết cấu và khắc phục ngay để đưa kết cấu vào sử dụng. Thông qua kiểm tra ban đầu để suy đoán khả năng có thể xuống cấp công trình theo tuổi thọ thiết kế đã dự kiến.

Kiểm tra ban đầu do chủ đầu tư cùng với các đơn vị thiết kế, thi công và giám sát chất lượng thực hiện.

Kiểm tra ban đầu được tiến hành đối với công trình xây mới, công trình đang tồn tại và công trình mới sửa chữa xong.

Kiểm tra ban đầu được tiến hành trên toàn bộ kết cấu công trình hoặc một bộ phận của kết cấu.

Phương pháp kiểm tra chủ yếu là bằng trực quan, kết hợp với xem xét các bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công và hồ sơ thi công (sổ nhật ký công trình, các biên bản kiểm tra đã có). b Kiểm tra thường xuyên:

Kiểm tra thường xuyên hằng ngày được tiến hành nhằm theo dõi, giám sát kết cấu thường ngày sau kiểm tra ban đầu Chủ công trình cần có lực lượng chuyên trách thường xuyên quan tâm đến việc kiểm tra thường xuyên Kiểm tra thường xuyên được thực hiện trên toàn bộ kết cấu ở những chỗ có thể quan sát được đặc biệt là kết cấu khung, vách bê tông chịu lực, kết cấu dầm sàn bê tông cốt thép, panel; kết cấu bê tông cốt thép cầu thang, kết cấu thép mái, tơn lộp mái, tấm bọc diềm mái, các phụ kiện định vị và liên kết tấm mái, tường mặt ngoài công trình Mục đích là để nắm được kịp thời tình trạng làm việc của kết cấu, những sự cố hư hỏng có thể xẩy ra (đặc biệt là ở những vị trí xung yếu, quan trọng) để sớm có biện pháp khắc phục, tránh tình trạng để hư hỏng kéo dài dẫn đến ngày càng trầm trọng hơn. Kiểm tra thường xuyên là bắt buộc đối với mọi công trình. c Kiểm tra định kỳ:

Là quá trình khảo sát công trình theo chu kỳ để phát hiện các dấu hiệu xuống cấp cần khắc phục sớm Kiểm tra định kỳ được tiến hành đối với mọi kết cấu bê tông cốt thép.

Kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu hư hỏng của kết cấu trong quá trình sử dụng mà việc kiểm tra ban đầu và kiểm tra thường xuyên khó nhận biết được Từ đó có biện pháp xử lý sớm nhằm duy trì tuổi thọ công trình.

Theo mục 2.5.3 của TCVN 9343-2012 ôKết cấu bờ tụng và bờ tụng cốt thộp - Hướng dẫn cụng tỏc bảo trỡằ quy định về chu kỳ kiểm tra kết cấu cụng trỡnh được xếp vào nhúm B, nhóm công trình thường xuyên có rất đông người làm việc hoặc qua lại, nên chu kỳ kiểm tra định kỳ kết cấu là 3  5 năm (tiến hành kiểm tra trên toàn bộ kết cấu công trình) Việc lựa chọn chu kỳ kiểm tra định kỳ kết cấu tùy thuộc vào chủ công trình, ban quản lý tòa nhà và giai đoạn sử dụng cũng như tình trạng của công trình trong lần kiểm tra định kỳ trước Trong giai đoạn đầu của công trình chu kỳ kiểm tra có thể dài là 5 năm, sau đó có thể rút ngắn xuống 3 năm.

Quy mô kiểm tra của mỗi kỳ sẽ tùy theo trạng thái cụ thể của kết cấu và điều kiện tài chính để quyết định Kiểm tra định kỳ được tiến hành trên toàn bộ kết cấu Đối với các kết cấu quá lớn thì có thể phân khu kiểm tra định kỳ, mỗi khu vực kiểm tra một kỳ.

Chủ công trình có thể mời các đơn vị và chuyên gia tư vấn có chuyên môn thuộc chuyên ngành xây dựng và có tay nghề thích hợp để thực hiện việc kiểm tra định kỳ. Đầu tiên kết cấu được khảo sát trực quan bằng nhìn và gõ nghe Khi nghi ngờ có hư hỏng hoặc suy thoái chất lượng thì có thể sử dụng thiết bị thử nghiệm không phá hủy hoặc khoan lõi bê tông để kiểm tra. d Kiểm tra bất thường:

Là quá trình khảo sát đánh giá công trình khi có hư hỏng đột xuất (như công trình bị hư hỏng do gió bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy, v.v ) Kiểm tra bất thường thông thường đi liền với kiểm tra chi tiết e Kiểm tra chi tiết :

Là quá trình khảo sát, đánh giá mức độ hư hỏng công trình nhằm đáp ứng yêu cầu của các loại hình kiểm tra trên Kiểm tra chi tiết cần đi liền với việc xác định cơ chế xuống cấp, đánh giá mức độ xuống cấp và đi đến giải pháp sửa chữa cụ thể.

1.2/ Bảo trì kết cấu thép

- Kiểm tra thường xuyên các bề mặt bên ngoài (sơn, lớp mạ…) của kết cấu thép.

- Công việc bảo trì và sửa chữa sẽ được thực hiện nếu xét thấy thực sự cần thiết.

Tần suất kiểm tra bảo trì

Việc kiểm tra kết cấu thép phải được thực hiện :

- Thường xuyên trong suốt vòng đời của kết cấu

- Sau mỗi dịp thời tiết quan trọng như bão, lốc xoáy … xảy ra ở khu vực công trình.

- Việc kiểm tra đầu tiên của kết cấu thép sẽ được thực hiện không muộn hơn 6 tháng sau ngày bàn giao công trình.

- Các đợt bảo trì tiếp theo phải được thực hiện mỗi năm một lần

- Tất cả công việc kiểm tra và bảo trì phải được thực hiện bởi kỹ sư chuyên môn về kết cấu thép.

- Việc kiểm tra, bảo trì sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn nhất ngay sau khi quan sát thấy các dấu hiệu bất thường của kết cấu thép

- Nếu hiện tượng bất thường đó liên quan đến vấn đề an toàn cho công trình thì phải được ngay lập tức tiến hành thông báo cho tư vấn thiết kế và nhà sản xuất.

2 Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo trì

Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo trì : a Nội dung kiểm tra ban đầu : gồm có

(1) Khảo sát kết cấu để thu thập số liệu về những vấn đề sau đây :

(a) Sai lệch hình học của kết cấu ;

(b) Độ nghiêng, lún, biến dạng của kết cấu ;

(e) Tình trạng rỉ cốt thép;

(h) Các khuyết tật nhìn thấy;

(i) Sự đảm bảo về công năng sử dụng (chống thấm, cách âm, cách nhiệt v.v )

(j) Tình trạng hệ thống theo dõi lâu dài Số liệu đo của hệ thống tại thời điểm kiểm tra ban đầu.

(2) Xem xét hồ sơ hoàn công để đánh giá chất lượng phần khuất của kết cấu (bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, sổ nhật ký công trình, các biên bản kiểm tra).

Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần hệ thống cấp thoát nước

1.1/ Hệ thống đường ống cấp nước

Những công việc phải thực hiện hàng tuần:

- Xem xét, kiểm tra hệ thống đường ống

- Kiểm tra rò rỉ trên đường ống cấp nước từ điểm đầu cấp nước đến các vị trí dùng nước, các loại van trên đường ống, các đai treo ống xem có biến dạng không

- Kiểm tra sự hoạt động của đồng hồ đo lưu lượng, các đai ôm, đai treo hệ thống can ống.

- Kiểm tra sự hoạt động của các vòi cấp nước xem có bị rò rỉ không

Những công việc phải thực hiện hàng tháng;

- Xem xét, kiểm tra các van, tê, cút,… mối nối, các thiết bị treo đỡ đường ống

- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ ống, đai treo, van khóa, sơn chống gỉ đai treo ống cấp nước, các mối hàn tại mặt bích và điểm nối ống

1.2/ Trạm bơm, Trạm xử lý nước thải, bể chứa

Những công việc phải thực hiện hàng ngày bao gồm:

- Kiểm tra hoạt động của bơm hàng ngày, có hoạt động bình thường không?

- Kiểm tra khả năng làm việc của bơm, có cung cấp đủ lượng nước yêu cầu không?

- Vệ sinh sạch sẽ phòng bơm.

- Kiểm tra điện áp tủ điều khiển bơm Phải có sổ ghi nhật trình bơm, kiểm tra sự vận hành của bơm, đồng hồ đo áp lực hoạt động của các van khóa khi bơm chạy

Những công việc phải thực hiện hàng tuần, hàng tháng

- Tiến hành kiểm tra định kỳ các van, khóa của hệ thống bơm làm việc và dự phòng

- Kiểm tra độ định kỳ đồng hồ tổng đo nước

- Kiểm tra định kỳ độ lún của bể nước ngầm

- Xem xét kiểm tra các thiết bị điện cung cấp cho trạm bơm nước

- Tra dầu, mỡ vào bơm

- Kiểm tra Crepin có bám rác vào không? Vệ sinh sạch sẽ Crepin chống rêu, rác bám vào

- Vệ sinh sạch sẽ bơm và thiết bị trên đường ống (như van, khớp nối mềm, đồng hồ đo…)

2.1/ Hệ thống đường ống thoát nước

Những công việc phải thực hiện hàng tuần

- Xem xét, kiểm tra hệ thống đường ống thoát nước

- Xem xét, kiểm tra các van, tê, cút,… mối nối, các thiết bị treo đỡ đường ống

- Xem xét kiểm tra các tê kiểm tra

- Xem xét, kiểm tra phễu thu nước sàn xem có hiện tượng khác thường không? (như nút, gãy )

Những công việc phải thực hiện hàng tháng:

- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ ống đai treo sơn chống gỉ đai treo ống thoát nước

- Vệ sinh hố ga thu nước sàn, thông tắc và kiểm tra xem nắp hố ga có hiện tượng khác thường không? (như nứt, gãy…)

- Vệ sinh hố ga thoát nước ngoài nhà, thông tắc và kiểm tra xem nắp hố ga có hiện tượng khác thường không? (như nứt, gãy…)

Những công việc thực hiện theo năm gồm:

- 6 tháng tiến hành tẩy rửa, làm sạch hệ thống ống

2.2/ Hệ thống thu dầu và hố bơm

Những công việc phải thực hiện hàng tuần, hàng tháng:

- Kiểm tra độ lún của hố thu

- Tiến hành xả dầu theo định kỳ 3-6 tháng 1 lần hoặc khi thau rửa hệ thống

Những công việc phải thực hiện hằng ngày bao gồm:

- Kiểm tra hoạt động của bơm hàng ngày, có hoạt động bình thường không?

Những công việc phải thực hiện hàng tuần, hàng tháng:

- Tiến hành kiểm tra định kỳ các van, khóa cửa hệ thống bơm làm việc và dự phòng

- Xem xét kiểm tra các thiết bị điện cung cấp cho bơm thoát nước

- Tất cả những công việc trên được tiến hành theo từng giai đoạn thời gian đều phải ghi rõ vào sơ đồ theo dõi của hệ thống Khi phát hiện những sai sót nhỏ phải có biện pháp khắc phục ngay

- (Trong thời gian thay thế sửa chữa phải thông báo tình hình cảnh giác, cử bộ phận thường trực giám sát)

- Khi thiết bị được thay thế xong phải kiểm tra theo dõi tình trạng làm việc ít nhất là 30 ngày

- Định kỳ bảo trì bảo dưỡng hệ thống bơm nước như sau

Hệ thống máy bơm nước

(Ngoài ra phải thực hiện theo quy trình bảo trì của nhà cung cấp thiết bị)

TT Phạm vi công việc Định kỳ bảo dưỡng

1 Kiểm tra tổng thể bơm và trạm bơm, vận hành thử để ghi nhận và khắc phục các biểu hiện bất thường:

Bơm gây ồn, rung Bơm phát nóng

2 Kiểm tra tủ điều khiển bơm, ghi nhận và khắc phục các biểu hiện bất thường: Điện áp cấp nguồn áptomat tổng, cáp tổng Các contactor đóng cắt mạch lực, rơ le mạch khiển

Mạch khởi động mềm hoặc khởi động bằng mạch chuyển đổi Y/

Mạch kiểm soát áp lực Mạch kiểm soát mức nước Các thiết bị phụ trợ

3 Vận hành bơm, ghi nhận các thông số:

Dòng khởi động Dòng làm việc Áp lực, lưu lượng

4 Kiểm tra, vệ sinh các bộ lọc, lưới lọc, phin lọc X

5 Kiểm tra, bơm mỡ bôi trơn tất cả các ổ bi X

6 Kiểm tra các khớp mềm, giảm chấn, giá đỡ bơm X

7 Kiểm tra các bình tích áp (kiểm tra dò gỉ, quá áp) X

8 Đo kiểm điện trở tiếp địa, điện trở cách điện cho bơm

9 Kiểm tra tổng thể bể chứa, đường ống dẫn X

10 Vệ sinh thiết bị, tủ điều khiển bằng dụng cụ chuyên dùng phù hợp

11 Xiết các mối nối cơ và điện X

12 Sơn chống gỉ các bộ phận gỉ sét X

13 Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự phòng nếu có

14 Kiểm tra tem nhãn, bảng hiệu của hệ thống tủ X

Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần hệ thống PCCC, hệ thống báo cháy

Ngoài các nội dung bảo trì quy định dưới đây, cần kết hợp quy định kỹ thuật về công tác bảo trì của nhà thầu thi công và nhà cung cấp thiết bị.

A Giới thiệu chung hệ thống pccc được thiết kế cho công trình

Hệ thống báo cháy được thiết kế sử dụng cho công trình là hệ thống báo cháy địa chỉ thông minh Với hệ thống báo cháy địa chỉ thông minh thì hệ thống có thể báo chính xác vị trí đang xảy ra cháy cũng như những thiết bị lỗi của hệ thống. Ngoài hệ thống báo cháy chung của tòa nhà thì các phòng đặc biệt như phòng BMS, trung tâm tích hợp dữ liệu, phòng lưu trữ thư viện được thiết kế các hệ thống báo cháy chuyên dụng để điều khiển xả khí khi có cháy.

Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 8 loop được đặt tại phòng quản lý tòa nhà.

Toàn bộ công trình được bảo vệ bằng các đầu báo cháy loại địa chỉ, riêng khu vực tầng hầm có không gian rộng nên sử dụng đầu báo cháy nhiệt loại thường và giao tiếp với tủ trung tâm báo cháy thông qua module chuyên dụng cho đầu báo thường.

Hệ thống báo cháy được thiết kế có chức năng giám sát hệ thống chữa cháy, ngoài ra còn có chức năng điều khiển các hệ thống liên động khi có cháy thông qua các module.

Hệ thống báo cháy được trang bị thêm các chuông báo cháy địa chỉ để chuyển tín hiệu báo cháy thành tín hiệu báo động khi có cháy.

Thiết bị báo cháy được liên kết bằng dây tín hiệu chống nhiễu 2x1.5mm 2 và được luồn trong ống PVC.

Hệ thống chữa cháy chủ đạo cho dự án là hệ thống chữa cháy bằng nướcSprinkler kết hợp họng nước chữa cháy vách tường

Ngoài hệ thống chữa cháy chủ đạo bằng nước thì công trình được trang bị các bình chữa cháy xách tay loại bột ABC và loại khí CO2, tại khu vực tầng hầm được trang bị thêm bình chữa cháy xe đẩy loại 35kg.

Tại những khu vực đặc biệt không thể chữa cháy được bằng nước thì được thiết kế hệ thống chữa cháy riêng bằng khí FM-200 như phòng BMS, phòng trung tâm tích hợp dữ liệu, phòng thư viện, phòng nguồn UPS hoặc khí Dynameco như phòng máy biến áp, phòng kỹ thuật điện.

Ngoài các hệ thống chữa cháy trên thì công trình cũng được thiết kế hệ thống màng nước ngăn cháy tại khu vực 3 tầng hầm để ngăn cháy lan.

3 Hệ thống đèn chiếu exit và chiếu sáng sự cố:

Hệ thống đèn exit và chiếu sáng sự cố được bố trí cho toàn bộ hành lang và lối thoát nạn của công trình đảm bảo việc thoát người khi có sự cố xảy ra.

B Quy trình bảo dưỡng hệ thống pccc

Ngoài các nội dung quy định bảo trì dưới đây, cần kết hợp quy định kỹ thuật về công tác bảo trì của nhà thầu thi công và tham khảo các tài liệu khuyến cao của các hãng cung cấp thiết bị cho dự án.

1 Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra bộ phận của hệ thống:

Những công việc phải kiểm tra hàng ngày:

Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống báo cháy tự động và tủ trung tâm báo cháy tự động.

Kiểm tra sự tích hợp của các thành phần hệ thống với các điều kiện vận hành thực tế như nhiệt độ, độ ẩm, bụi…

Những công việc phải thực hiện hàng tuần, hàng tháng:

Kiểm trang trạng thái hoạt động của các thiết bị báo cháy lắp trong hệ thống.

Cứ 6 tháng phải kiểm tra tổng thể hệ thống tối thiểu 1 lần, khi kiểm tra phải thử toàn bộ chức năng của hệ thống và chức năng hoạt động của từng thiết bị.

Xem xét và kiểm tra nguồn cấp chính và nguồn cấp phụ cho hệ thống báo cháy. Kiểm tra các relay điều khiển trong hệ thống, relay điều khiển các hệ thống liên động.

Vệ sinh bụi bẩn bám vào tủ trung tâm cũng như toàn bộ các thiết bị trong hệ thống.

Những công việc phải thực hiện theo năm:

Những công việc cần thực hiện theo năm có thể tham khảo thêm các đệ trình của nhà thầu cũng như tham khảo chỉ dẫn kỹ thuật của hãng sản suất thiết bị tuy nhiên không quá 2 năm phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống 1 lần để đảm bảo hệ thống được hoạt động tốt.

Tại mỗi lần kiểm tra bảo dưỡng định kỳ ngoài các thiết bị như đầu phun sprinkler thì toàn bộ chức năng của hệ thống phải được kiểm tra và thử hoạt động trong đó bao gồm kiểm tra số lượng và chất lượng chất chữa cháy.

2 Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo trì hệ thống:

Tất cả các công việc trên được tiến hành theo từng giai đoạn thời gian đều phải ghi rõ vào sơ đồ theo dõi của hệ thống Khi phát hiện những sai sót nhỏ phải có biện pháp khắc phục, nếu phát hiện hư hỏng phải sửa chữa hoặc thay thế ngay.

Trong thời gian thay thế sửa chữa phải thông báo tình hình, cảnh giác cử bộ phận thường trực giám sát.

Khi thiết bị được thay thế xong phải kiểm tra theo dõi tình trạng làm việc ít nhất là

10 ngày. Định kỳ bảo trì bảo dưỡng của hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy được thực hiện như sau:

(Ngoài ra phải thực hiện theo quy trình bảo trì hệ thống thiết bị)

TT Mô tả công việc Định kỳ bảo dưỡng

- Đọc và xoá lỗi đã lưu

- Kiểm tra xử lý các lỗi hiện hành (Là hệ thống an toàn nên việc này phải tiến hành ngay mỗi khi xảy ra lỗi chứ không cần làm định kỳ)

- Chú y: Khi chưa sử lý xong lỗi thì nghiêm cấm không được xóa lỗi hoặc tự ý cách ly thiết bị đang có lỗi ra khỏi hệ thống mà không có thông báo và xin ý kiến từ cấp có thẩm quyền.

2 Kiểm tra tủ trung tâm báo cháy:

- Kiểm tra nguồn cấp cho tủ trung tâm (nguồn chính và nguồn dự phòng)

- Kiểm tra các thông tin hiển thị

- Kiểm tra tính trạng hoạt động chung của tủ trung tâm báo cháy

- Kiểm tra kết nối với PC và BMS

- Kiểm tra các tiếp điểm đầu ra liên động với các hệ thống khác trong công trình.

- Kiểm tra các phím chức năng trên mặt tủ trung tâm

- Đo kiểm tra chức năng tiếp địa của tủ trung tâm -

3 Kiểm tra tình trạng, hoạt động của (từng và tất cả) các thiết bị sau:

- Quạt thông gió (hoạt đông thay đổi tốc độ khi kích hoạt cứu hỏa)

- Quạt tang áp cầu thang

4 Thử nghiệm, kiểm tra (từng và tất cả):

- Tháo rời đầu báo, vệ sinh và kiểm tra

- Tháo, kiểm tra điện trở đầu cuối

- Thử khói, thử nhiệt cho các đầu báo

- Tủ báo cháy trung tam

- Đầu báo, chuông báo, nút ấn vv

6 Tham gia phối hợp diễn tập PCCC cùng nhân viên toà nhà và cơ quan chức năng

7 Thay thế các đầu báo, bộ phận hỏng Cài đặt lại thông số / địa chỉ nếu có sai lệch.

8 Sơn chống gỉ các bộ phận gỉ sét X

9 Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự phòng nếu có

10 Kiểm tra tem nhãn, bảng hiệu của hệ thống tủ X

Thiết bị chữa cháy : Bơm, vòi cứu hoả

(Ngoài ra phải thực hiện theo quy trình bảo trì hệ thống thiết bị)

TT Phạm vi công việc Định kỳ bảo dưỡng

1 Kiểm tra tổng thể bơm và trạm bơm, vận hành thử để ghi nhận và khắc phục các biểu hiện bất thường:

2 Kiểm tra tủ điều khiển bơm, ghi nhận và khắc phục các biểu hiện bất thường:

- Các contactor đóng cắt mạch lực, rơ le mạch khiển

- Mạch khởi động mềm hoặc khởi động bằng mạch chuyển đổi Y/

- Mạch kiểm soát áp lực

- Mạch kiểm soát mức nước

- Các thiết bị phụ trợ

- Các nút ấn ON, OFF trên tủ điều khiển

3 Vận hành bơm, ghi nhận các thông số:

4 Kiểm tra tổng thể (từng và tất cả) các hộp chứa vòi phun nước:

- Cảnh báo nếu có chướng ngại vật khu vực hộp vòi phun

- Chỉnh sửa vị trí van chờ để tháo lắp đầu lăng phun thuận tiện dễ dàng

- Các khóa cài phải dễ thao tác

- Vòi được cuộn, sếp đúng cách

- Khắc phục nếu rò rỉ

- Khuyến cáo thay mới nếu sờn rách

- Xả cặn ngưng đọng nếu thấy cần thiết

- Phun thử để kiểm tra khả năng hoạt động của cuộn vòi và các van khóa

5 Kiểm tra, vệ sinh các bộ lọc, lưới lọc, phin lọc X

6 Kiểm tra, bơm mỡ tất cả các ổ bi X

7 Kiểm tra các khớp mềm, giảm chấn, giá đỡ bơm X

8 Kiểm tra các bình tích áp (kiểm tra dò gỉ, quá áp) X

9 Đo kiểm điện trở tiếp địa, điện trở cách điện cho bơm

10 Kiểm tra tổng thể bể chứa, đường ống dẫn X

11 Vệ sinh thiết bị, tủ điều khiển bằng dụng cụ chuyên dùng phù hợp

12 Xiết tất cả các mối nối cơ và điện X

13 Sơn chống gỉ các bộ phận gỉ sét X

14 Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự phòng nếu có

15 Kiểm tra tem nhãn, bảng hiệu của hệ thống tủ X

Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần điện

Ngoài các nội dung bảo trì quy định dưới đây, cần kết hợp quy định kỹ thuật về công tác bảo trì của nhà thầu thi công và nhà cung cấp thiết bị.

1 Hệ thống trạm biến áp

- Trạm biến áp phải được bảo trì theo đúng quy định của ngành điện 1 lần/1 năm, các công tác bảo trì được thực hiện bởi cơ quan ngành điện bao gồm bảo trì, thí nghiệm các thiết bị cao thế, máy biến thế, tủ điện tổng hạ thế.

- Chi phí bảo trì căn cứ vào hợp đồng giữa chủ đầu tư và bên điện lực

2 Hệ thống tủ điện phân phối, các thiết bị đóng cắt

- Các tủ điện, bảng điện và các thiết bị đóng cắt (áptomat, cầu dao, cầu chì) phải được kiểm tra ít nhất 1 lần trong 1 năm.

- Các thiết bị như máy biến dòng, đồng hồ đo đếm điện năng sau 1 năm sử dụng phải được kiểm tra lại và được cấp giấy chứng nhận đảm bảo về cấp chính xác, độ nhạy Việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận phải do đơn vị chức năng thực hiện.

- Với các thiết bị đóng cắt như áptomat, máy cắt sau mỗi lần cắt sự cố cần phải được kiểm tra lại các thông số như số như độ nhạy, điện trở tiếp xúc của các tiếp điểm Với cầu chì sau mỗi lần sự cố mạch điện phải được thay thế bằng cầu chì mới có thông số tương đương.

- Tất cả các thiết bị sau khi kiểm tra không đảm bảo các thông số yêu cầu phải được thay thế bằng thiết bị mới, có thông số phù hợp với cả hệ thống.

- Định kỳ bảo trì bảo dưỡng được thực hiện như sau:

Hệ thống các tủ điện hạ thế

TT Phạm vi công việc Định kỳ bảo dưỡng

1 Kiểm tra/xem xét tổng thể từng tủ hạ thế, phân phối, nếu có các biểu hiện bất thường.

2 Kiểm tra tổng thể thanh cái nối tủ, chụp ảnh nhiệt các điểm nối, các hộp chia để phát hiện kịp thời nếu tiếp xúc kém gây phát nhiệt cục bộ

3 Kiểm tra tổng thể hệ thống cáp dẫn, dây điện X

4 Kiểm tra các máy cắt, áttomat, cáp dẫn nếu có biểu hiện quá nhiệt

5 Kiểm tra/khắc phục nếu có thiết bị gây ồn, rung bất thường

6 Xiết tất cả các đầu cáp, mối X

7 Kiểm tra các cơ cấu liên động (không có để kiểm tra)

8 Kiểm tra điện trở tiếp địa cho từng tủ và tòan bộ hệ thống

9 Kiểm tra, đo kiểm độ chuẩn xác của các thiết bị bảo vệ: ngắn mạch, chạm đất, dòng rò bằng thiết bị chuyên dụng Kiểm tra và đo kiểm trên cơ sở thực tế có tải đang sử dụng Và cho tất cả các thiết bị bảo vệ.

10 Đo kiểm dòng điện của các áptomat tổng, đánh giá mức độ quá tải, cân pha để kiến nghị các sửa đổi phù hợp

11 Vệ sinh thiết bị bằng dụng cụ chuyên dùng phù hợp

12 Sơn chống gỉ các bộ phận gỉ sét X

13 Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự phòng

14 Kiểm tra tem nhãn, bảng hiệu của hệ thống tủ X

15 Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự phòng

16 Kiểm tra tem mark, bảng hiệu của hệ thống tủ X

3 Hệ thống chiếu sáng trong công trình

- Phải kiểm tra độ rọi của hệ thống chiếu sáng chung ít nhất 1 năm 1 lần

- Phải kiểm tra hệ thống chiếu sáng sự cố và phân tán người ít nhất 3 tháng 1 lần

- Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng làm việc của nguồn sáng và đèn

- Nguồn sáng, đèn bị hư hỏng phải được sửa chữa và thay thế ngay, chậm nhất là không quá 2 ngày đối với nguồn sáng và năm ngày đối với đèn kể từ ngày nguồn sáng đèn bị hư hỏng.

3 Hệ thống cáp, máng cáp

 Kiểm tra nhiệt độ phát nóng khi mang tải (ở chế độ định mức)

 Kiểm tra điện trở cách điện của chúng giữa pha với pha, giữa pha với vỏ, giữa pha với trung tính.

- Hệ thống máng cáp cũng phải được kiểm tra về kết cấu chịu lực, mức độ dỉ sét, các chi tiết treo có đảm bảo độ an toàn không?

4 Hệ thống máy phát điện dự phòng

- Phải được bảo dưỡng định kỳ theo nhà cung cấp thiết bị quy định và phải thay thế thiết bị đúng theo tuổi thọ quy định của chúng.

- Phải thường xuyên dự trữ đủ dầu chạy máy trong vòng 12h.

- Hệ thống ác quy phải được nạp đủ để khởi động tốt động cơ.

Công tác kiểm tra trong quá trình sử dụng bao gồm: a Kiểm tra định kỳ

Trong quá trình sử dụng, hệ thống chống sét và nối đất của công trình phải được kiểm tra định kỳ Thời gian kiểm+ tra là từ 1 năm 1 lần. b Kiểm tra đột xuất

- Sau khi đào bới, lắp đặt đường ống hoặc trồng cây gần bộ phận nối đất.

Nội dung công tác kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra các mối hàn, mối nối

- Kiểm tra tình trạng các lớp mạ hoặc sơn chống mòn, gỉ

- Các bộ phận trên cao phải kiểm tra bằng ống nhòm, các bộ phận ngầm phải kiểm tra bằng đo đạc.

- Kiểm tra tình trạng lớp đất tại nơi chôn bộ phận nối đất.

Nội dung công tác bảo dưỡng sữa chữa thay thế:

Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện chỗ nào hư hỏng thì phải sửa chữa ngay:

- Các bộ phận ăn mòn, gỉ chỉ còn 70% tiết diện quy định thì phải thay thế.

- Nếu trị số điển trở nối đất tăng quá 20% trị só đo được lúc ban đầu thì phải đóng thêm cọc nối đất bổ sung Trường hợp tăng gấp đôi thì phải đào lên, kiểm tra toàn bộ và sửa chữa.

- Việc kiểm tra, tu sửa định kỳ phải làm xong trước mùa mưa bão.

Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về phần hệ thống thông tin liên lạc, âm thanh

Ngoài các nội dung bảo trì quy định dưới đây, cần kết hợp quy định kỹ thuật về công tác bảo trì của nhà thầu thi công và nhà cung cấp thiết bị.

1 Hệ thống kiểm soát trung tâm BMS Được thực hiện bảo trì theo các nội dung sau

(Ngoài ra phải thực hiện theo quy trình bảo trì hệ thống thiết bị)

TT Phạm vi công việc Định kỳ bảo dưỡng

1 Kiểm tra tổng thể hệ thống để phát hiện nếu có các triệu chứng hay biểu hiện bất thường của thiết bị x

2 Đo kiểm/hiệu chuẩn tín hiệu đầu vào từ các bộ cảm biến, vệ sinh các bộ cảm biến nếu thấy cần thiết. x

3 Kiểm tra sự hoạt động trơn tru của các cơ cấu chấp hành, vệ sinh, bơm dầu mỡ nếu thấy cần thiết (căn cứ vào đâu để quyết định là cần thiết hay không? Đề nghị bơm định kỳ tất cả các thiết bị / cơ cấu có thể) x

4 Kiểm tra chức năng điều khiển các thiết bị/mạch điều khiển chính đảm bảo sự hoạt động bình thường (Phương pháp kiểm tra bằng mắt thường hay là dùng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra hay là đo đếm?). x

5 Kiểm tra cáp truyền tín hiệu/sensor nếu có báo lỗi hoặc mất tín hiệu x

6 Kiểm tra cáp và cơ cấu chấp hành nếu có hoạt động sai lệch x

7 Kiểm tra và xóa lỗi hệ thống trong phần mềm điều khiển máy tính Kiểm tra và cài đặt lại các thông số hệ thống cho đúng x

8 Kiểm tra, xiết tất cả các cổng nối dây x

9 Vệ sinh thiết bị bằng dụng cụ chuyên dùng phù hợp x

10 Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự phòng với thiết bị chuyên dùng x

11 Kiểm tra tem nhãn, bảng hiệu của hệ thống x

12 Lập và đệ trình báo cáo làm việc x

2 Hệ thống quan sát bảo vệ nghe nhìn

(Ngoài ra phải thực hiện theo quy trình bảo trì hệ thống thiết bị)

TT Phạm vi công việc Định kỳ bảo dưỡng

1 Kiểm tra tổng thể hệ thống, ghi nhận và hiệu chỉnh các sai lệch Cài đặt lại các thông số kỹ thuật hệ thống cho đúng. x

2 Vệ sinh, kiểm tra các camera, hiệu chỉnh thấu kính để đạt được độ nét và phạm vi quan sát phù hợp x

3 Kiểm tra hệ thống cáp tín hiệu, xiết các mối nối nếu tín hiệu không tốt x

4 Vệ sinh màn hình, bộ chia hình, bộ điều khiển thiết bị bằng dụng cụ chuyên dùng phù hợp (nêu rõ dụng cụ chuyên dùng này là gì, VD máy nén khí, hay đơn giản là vải mềm và chổi lau) x

5 Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự phòng x

6 Kiểm tra tem nhãn, bảng hiệu của hệ thống x

7 Lập và đệ trình báo cáo x

B HỆ THỐNG PHÁT THANH NỘI BỘ

8 Kiểm tra tổng thể hệ thống: loa, cáp tín hiệu Thử thực tế hoạt động từng vùng và với từng loa cho x tất cả các loa trên tất cả các vùng.

9 Kiểm tra hiệu chỉnh âm lượng, tần số phù hợp đều cho tất cả các vùng. x

10 Kiểm tra xiết các mối nối cơ-điện x

11 Vệ sinh thiết bị bằng dụng cụ chuyên dùng phù hợp x

12 Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự phòng x

13 Kiểm tra tem nhãn, bảng hiệu của hệ thống x

14 Lập và đệ trình báo cáo x

15 Kiểm tra tổng thể hệ thống: ăng ten, cáp truyền, bộ nhận tín hiệu, bộ chia, đầu đọc, màn hình Kiểm tra thực tế tín hiệu đầu cuối cho từng và tất cả các vùng. x

16 Kiểm tra hiệu chỉnh/ xóa lỗi phần mềm nếu có x

17 Hiệu chỉnh hướng anten để nhận được tín hiệu và độ nét cao nhất có thể

18 Kiểm tra xiết các mối nối cơ-điện x

19 Vệ sinh thiết bị bằng dụng cụ chuyên dùng phù hợp x

20 Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự phòng bằng dụng cụ đo chuyên dùng. x

21 Kiểm tra tem nhãn, bảng hiệu của hệ thống x

22 Lập và đệ trình báo cáo x

D HỆ THỐNG LIÊN LẠC NỘI BỘ

23 Kiểm tra tổng thể hệ thống: micro, loa, cáp tín hiệu, hộp điều, nguồn cấp, nguồn dự phòng x

24 Kiểm tra hiệu chỉnh/ xóa lỗi phần mềm nếu có x

25 Vệ sinh thiết bị bằng dụng cụ chuyên dùng phù x hợp

26 Kiểm tra tem nhãn, bảng hiệu của hệ thống x

27 Lập và đệ trình báo cáo x

Các quy định kỹ thuật về công tác bảo trì về hệ thống điều hòa không khí

Ngoài các nội dung bảo trì quy định dưới đây, cần kết hợp quy định kỹ thuật về công tác bảo trì của nhà thầu thi công và nhà cung cấp thiết bị.

- Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.

- Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ: Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.

- Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần Dù máy chạy ít thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.

- Các máy dùng lâu ngày, trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả, van hút máy nén.

+ Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.

+ Kiểm tra dầu bên trong các te qua cửa quan sát đàu Nếu thấy cosbootj kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy.

+ Kiểm tra mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc, pittông, vòng găng, thanh truyền,… so với mức tiêu chuẩn Mỗi chi tiết yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau Khi độ mòn vượt quá mức cho phép thì phải thay thế cái mới.

- Thử tác động của các thiets bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu.

- Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.

+ Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh.

+ Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không Sau đó sử dụng các hóa chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.

+ Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không.Nếu căn bẩn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn Sau đó chùi sạch bên trong Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.

- Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.

- Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc không khí được hút vào giải nhiệt cuộn dây mô tơ và cuốn theo khá nhiều bụ, bụi đó lâu ngày tích tụ trở thành lớp cách nhiệt ảnh hưởng giải nhiệt cuộn dây.

- Bảo dưỡng định kỳ: Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành thay dầu máy nén Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn bằng cách mở nắp bên, tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ.

- Kiểm tra dự phòng: Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như: xilanh, piston, tay quay thanh truyền, clắppe, nắp bít,…

- Phá cặn áo nước làm mát: Nếu trên áo nước làm mát bị đóng cáu cặn nhiều thì phải tiến hành xả bỏ cặn bằng cách dùng hỗn hợp axit clohidric 25% ngâm 8 đén 12 giờ sau đó rửa sạch bằng dung dịch NaOH 10 đến 15% và rửa lại bằng nước sạch.

- Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai của môtơ khi thấy lỏng.

2 Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

- Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, đọ an toàn, độ bền của các thiết bị.

- Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:

+ Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.

+ Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.

+ Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt.

+ Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.

+ Vệ sinh bể nước, xả cặn.

+ Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn (nếu có)

+ Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.

3 Bảo dưỡng bình ngưng Đê vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử dụng hóa chất để vệ sinh.

- Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chạt thì nên sử dụng hóa chất phá cáu cặn Rửa bằng dung dịch NaCO3 ẩm, sau đó thổi khô bằng khí nén.

- Trong trường hợp cáu ặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chuifbeen trong đường ống Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm co đường ống hoen rỉ hoặc dễ tích tụ bẩn hơn Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì càng phải cẩn thận.

+ Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.

+ Xả dầu: Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy théo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường không có.

+ Định kỳ xả air và cặn bẩn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt. + Xả khí không ngưng trong bình ngưng: Khi ấp suất trong bình khác với áp suất ngưng tụ của môi chất ở cùng nhiệt độ thì chứng tỏ trong bình có lọt khí không ngưng Để xả khí không ngưng ta cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ hết gas còn trong bình ngưng Sau đó cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng ra khỏi bình ngưng Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối thông bình ngưng với bình xả khí không ngưng, sau đó tiến hành làm mát và xả khí không ngưng Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp.

+ Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.

4 Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi

Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc dùng hóa chấy như trường hợp bình ngưng Công việc này cần tiến hành thường xuyên Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn khá nhanh Vì vậy thương các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ.

Quy định bảo trì kỹ thuật hạng mục Hạ tầng kỹ thuật

1 Giới thiệu chung về nguyên tắc bảo trì

Công tác bảo trì công trình xây dựng là một trong những quy định bắt buộc tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Công tác bảo trì nhằm duy trì những đặc trưng kiến trúc, công năng công trình, phát hiện và khắc phục kịp thời các khuyết tật, hư hỏng mới, đảm bảo công trình được vận hành và khai thác an toàn phù hợp với yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình sử dụng.

Các hạng mục công trình chính thuộc dự án như sau:

- Hệ thống đường giao thông;

- Xây dựng Hệ thống cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa;

- Xây dựng hệ thống kè mương;

- Hệ thống điện chiếu sáng;

- Hệ thống hào kỹ thuật; ống luồn cáp thông tin liên lạc

- Hệ thống cây xanh, cảnh quan.

2 Tài liệu sử dụng trong công tác bảo trì :

- Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lý kỹ thuật TCVN 5576:1991;

- Quy trình quản lý kỹ thuật trong vận hành các hệ thống cung cấp nước TCXD 76:1979;

- Vận hành khai thác hệ thống cấp thoát nước – Yêu cầu an toàn

- TCXDVN 318: 2004 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì”.

- 22TCN 306-03 “Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ”.

Các tài liệu quy định thời gian và phương pháp bảo trì đối với vật liệu sử dụng trong công trình của nhà sản xuất (như sơn, gạch, đá lát, thiết bị điện, điện, ống nhựa, nắp hố ga, cống và các loại vật liệu hoàn thiện khác).

- Quy trình bảo trì công trình xây dựng

- Quy trình chăm sóc từng loại cây xanh do đơn vị cung cấp cây xanh quy định

Lưu ý: Tất cả các tài liệu hướng dẫn sử dụng, quy trình bảo hành, bảo trì của tất cả các loại vật liệu xây dựng và hoàn thiện do nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp quy định cho công trình đều được lưu giữ lại và là một bộ phận không tách rời của Quy trình bảo trì này

3 Giai đoạn bảo lãnh trách nhiệm sai sót:

Các hạng mục công trình xây dựng sau khi hoàn thành sẽ được bàn giao cho thành phố quản lý Sau khi hết thời gian bảo hành công trình (tối thiểu 01 năm) công tác bảo trì mới bắt đầu.

4 Quản lý hồ sơ, tài liệu

Lưu giữ và bổ sung kịp thời những thay đổi của công trình vào hồ sơ, tài liệu, bao gồm nhưng không giới hạn các tài liệu sau:

- Hồ sơ hoàn công, hồ sơ đăng ký kiểm tra đường, hồ sơ kiểm định công trình.

- Các văn bản pháp quy

- Các biên bản kiểm tra định kỳ và đột xuất

- Các biên bản nghiệm thu

5 Các loại hình kiểm tra:

Kiểm tra: Cần tiến hành nhiều loại hình kiểm tra như mô tả dưới đây.

- Khảo sát kết cấu để thu nhập số liệu về những vấn đề sau đây:

+ Sai lệch hình học của kết cấu.

+ Độ nghiêng, lún, biến dạng và di chuyển của kết cấu.

+ Xuất hiện vết nứt của kết cấu.

+ Tình trạng gỉ cốt thép;

+ Độ ồn của thiết bị;

+ Các khuyết tật nhìn thấy;

+ Sự đảm bảo về công năng sử dụng (chống thấm, độ kín nước, cách nhiệt v.v.) + Tình trạng hệ thống theo dõi lâu dài (nếu có) Số liệu đo của hệ thống tại thời điểm kiểm tra.

- Xem xét hồ sơ để đánh giá chất lượng phần khuất của kết cấu (bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, sổ nhật ký công trình, các biên bản kiểm tra).

- Tiến hành thí nghiệm bổ sung nếu cần để nhận biết rõ hơn tình trạng công trình đối với công trình đang tồn tại.

- Xử lý các khuyết tất đã phát hiện ra Trường hợp nghi ngờ có sự sai sót quan trọng thì tiến hành kiểm tra chi tiết và đề ra biện pháp xử lý.

- Tiến hành vận hành hệ thống theo dõi để ghi số đo ban đầu đối với các kết cấu có gắn các hệ thống theo dõi lâu dài.

- Suy đoán khả năng xuống cấp kết cấu theo tuổi thọ công trình.

Trên cơ sở các số liệu khảo sát và sau khi những sai sót kết cấu đã được khắc phục, cần suy đoán khả năng sẽ xuất hiện các khuyết tật kết cấu, khả năng bền môi trường (đối với môi trường xâm thực và môi trường khí hậu nóng ẩm), khả năng có thể nghiêng lún, di chuyển và suy giảm công năng của các công trình.

Tùy theo tính chất và điều kện môi trường làm việc của công trình, người thực hiện kiểm tra ban đầu có thể đặt trọng tâm công tác kiểm tra vào những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới độ bền lâu của công trình.

Mục tiêu cuối cùng của suy đoán là để đánh giá xem khả năng kết cấu có thể đảm bảo tuổi thọ thiết kế trong điều kiện sử dụng bình thường hay không, đông thời xác định giải pháp đảm bảo độ bền lâu công trình.

Toàn bộ kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu, suy đoán khả năng làm việc của kết cấu, số đo ban đầu của hệ thống theo dõi lâu dài cần được ghi chép đầy đủ và lưu giữ lâu dài cùng với hồ sơ hoàn công của công trình.

Cơ quan quản lý công trình cần lưu giữ hồ sơ này để sử dụng cho những lần kiểm tra tiếp theo.

Kiểm tra thường xuyên là quá trình thường ngày xem xét công trình, bằng mắt hoặc bằng các phương tiện đơn giản để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp hoặc những hư hại do bên thứ 3 gây ra Kiểm tra thường xuyên là bắt buộc đối với mọi công trình.

Kiểm tra thường xuyên có thể được áp dụng cho không chỉ tất cả các công trình mà cả các công trình do chủ công trình lựa chọn làm các hạng mục kiểm tra Yêu cầu chủ công trình quyết định chu kỳ kiểm tra căn cứ trên tầm quan trọng, tuổi thọ thiết kế và điều kiện làm việc của công trình.

Tư vấn thiết kế đề xuất chu kỳ kiểm tra giống như kiểm tra hàng ngày đối với thiết bị và kiểm tra hàng tuần đối với các kết cấu quan trọng.

Cơ quan quản lý thường xuyên ghi chép và lưu giữ kết quả kiểm tra trong biên bản kiểm tra thường xuyên.

Quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường

1 Dàn giáo và công tác sử dụng cho các công việc bên trong nhà

Dàn giáo sử dụng ở trong nhà có thể sử dụng loại giáo định hình hoặc giáo PAL. Trong quá trình lắp đặt cần chú ý lắp đầy đủ các chân vít me dưới, chân vít me trên, các thanh giằng ngang, giằng chéo, các chốt an toàn và lắp đặt dàn giáo luôn ở tư thế thẳng đứng; trong trường hợp dàn giáo có chiều cao lớn hơn 5,0 m thì cần phải giằng giữ các cụm dàn giáo với nhau hoặc dùng các hệ dây giằng néo để chống lật cho giáo

Tấm sàn công tác của dàn giáo minh khai sử dụng các tấm thép đi đồng bộ với dàn giáo

Tấm sàn công tác của giáo PAL sử dụng các tấm gỗ có chiều dầy từ 4 đến 5 cm (gỗ nhóm 5), nhịp của tấm sàn công tác ≤ 1,5 m; các tấm sàn công tác cần được buộc chặt với khung dàn giáo bằng dây thép có đường kính 3,0 mm

2 Dàn giáo và công tác sử dụng cho các công việc bên ngoài nhà

Hệ thống giáo phục vụ công tác bảo trì do nhà thầu bảo trì đề xuất phù hợp cho các công tác cụ thể dựa trên thực tế công trình, được tính toán bảo đảm các quy định về an toàn lao động và được ban quản lý tòa nhà chấp thuận.

3 Công tác vệ sinh môi trường trong quá trình bảo trì

Ngoài việc tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng, quá trình bảo trì còn được thực hiện trong khi công trình vẫn đang được khai thác sử dụng Vì vậy chú ý các điểm sau:

- Bảo đảm an toàn cho cả công nhân làm bảo trì và người sử dụng công trình

- Hạn chế tối thiểu ảnh hưởng tiếng ồn, bụi, phế liệu, công năng sử dụng

- Cần có kế hoạch thực hiện những việc có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn vào những giờ thấp điểm.

LƯU TRỮ HỒ SƠ

Mọi diễn biến của công tác bảo trì cần được ghi chép và lưu giữ để sử dụng lâu dài.Chủ công trình sẽ lưu giữ các ghi chép này cùng với các bản vẽ và các tài liệu kỹ thuật khác liên quan đến việc bảo trì.

Ngày đăng: 04/06/2024, 14:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Sơ đồ quy trình thực hiện - dự án đầu tư xây dựng nhà máy may tng võ nhai
1. Sơ đồ quy trình thực hiện (Trang 10)
Bảng 1:  Các nguyên nhân và triệu chứng mô tơ không quay: - dự án đầu tư xây dựng nhà máy may tng võ nhai
Bảng 1 Các nguyên nhân và triệu chứng mô tơ không quay: (Trang 44)
Bảng 2:  Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất đẩy cao: - dự án đầu tư xây dựng nhà máy may tng võ nhai
Bảng 2 Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất đẩy cao: (Trang 45)
Bảng 3:  Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất đẩy thấp - dự án đầu tư xây dựng nhà máy may tng võ nhai
Bảng 3 Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất đẩy thấp (Trang 46)
Bảng 7: Các nguyên nhân và triệu chứng carte bị quá nhiệt - dự án đầu tư xây dựng nhà máy may tng võ nhai
Bảng 7 Các nguyên nhân và triệu chứng carte bị quá nhiệt (Trang 47)
Bảng 9: Các nguyên nhân và triệu chứng nhiệt độ buồng lạnh không đạt - dự án đầu tư xây dựng nhà máy may tng võ nhai
Bảng 9 Các nguyên nhân và triệu chứng nhiệt độ buồng lạnh không đạt (Trang 48)
BẢNG THỐNG KÊ CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA - dự án đầu tư xây dựng nhà máy may tng võ nhai
BẢNG THỐNG KÊ CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w