Chế Lan Viên, “Tín hiệu” Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ Phải giấu tình cảm anh đi như ém quân trong rừng vắng Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau có cái thú đi tìm vàng trên trang giấy Ðang bơi thuyền giữa sen hồ bỗng bắt gặp môi son Bài thơ trên đây gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về đặc trưng của hoạt động sáng tạo và thưởng thức thơ ca?
Trang 1Chế Lan Viên, “Tín hiệu”
Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ
Phải giấu tình cảm anh đi như ém quân trong rừng vắng
Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau
có cái thú đi tìm vàng trên trang giấy
Ðang bơi thuyền giữa sen hồ bỗng bắt gặp môi son
Bài thơ trên đây gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về đặc trưng của hoạt động sáng tạo và thưởng thức thơ ca?
*
1 Đặt vấn đề: hoạt động sáng tạo và thưởng thức thơ ca
2 Giải quyết vấn đề
2.1 Giải thích:
- Nhan đề: “Tín hiệu”/ “Ký hiệu” gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người Một tín hiệu bao giờ cũng là một cấu trúc gồm 2 mặt: cái biểu đạt (mang những đặc điểm cảm tính mà ta có thể tri nhận ngay được) và cái được biểu đạt (ý nghĩa, thông điệp ẩn chìm bên dưới hoặc ở phía sau cái biểu đạt) => Bài thơ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt do nhà thơ tạo ra, nó có mặt biểu đạt, tức những yếu tố hình thức cảm tính mà người đọc có nhận thấy ngay được (câu chữ, âm hưởng, nhịp điệu), nhưng cũng có mặt ẩn đi, chìm đi (ý nghĩa của bài thơ) Đọc thơ chính là hành động giải mã cái hệ thống tín hiệu đặc biệt này,
- Bài thơ “Tín hiệu” của Chế Lan Viên có bố cục gồm hai phần khá rõ ràng:
✔ Hai câu đầu: Chế Lan Viên nói về đặc trưng của hoạt động sáng tạo thơ ca bằng một hệ thống ẩn dụ:
● “môi son”: đối tượng miêu tả, biểu đạt thơ ca; “chỉ nói sắc sen hồ”:
phương thức biểu đạt, thể hiện đối tượng của thơ ca => Thơ thường đòi hỏi một phương thức biểu đạt, mô tả mang tính chất khơi gợi, ẩn ý (không nhất thiết cần đến một sự miêu tả trực tiếp, tỉ mỉ như ở trong văn tự sự) Bút pháp chấm phá, vì thế, được xem là bút pháp đặc trưng của thơ: chỉ cần dùng vài đường nét, dùng một lượng ngôn từ hữu hạn
mà có thể gợi ra được thần thái, đặc trưng của đối tượng miêu tả, khơi dậy những liên tưởng phong phú, mênh mông => Làm thơ, vì vậy, đòi hỏi một lao động ngôn từ công phu, làm sao để chữ nghĩa hàm súc, cô
Trang 2đọng, mở ra nhiều khoàng trống cho suy tưởng, cảm xúc, tưởng
tượng
● “ giấu tình cảm của mình đi như ém quân trong rừng vắng”: thơ vốn
được xem là thể loại lấy thế giới tâm trạng, xúc cảm của con người làm nội dung biểu hiện trực tiếp: “Thơ là sự tuôn chảy dào dạt của những cảm xúc mãnh liệt” => Tại sao nhà thơ phải “giấu” tình cảm của mình đi, thậm chí phải “giấu kỹ”, không để lộ thiên? “Giấu tình cảm” không phải là loại bỏ tình cảm ra khỏi thơ; nhà thơ phải dồn nén tình cảm, cảm xúc của mình => điều này lại tiền giả định tình cảm trong thơ phải là tình cảm đã trở nên mãnh liệt, sâu sắc Chế Lan Viên không đồng nhất bày tỏ tình cảm trong thơ với việc buông xả tình cảm
ấy một cách bản năng, bộc phát, thiếu sự điều tiết của trí tuệ Tình cảm được “giấu” đi như thế là một thứ tình cảm được tự ý thức, được thanh lọc, gắn liền với những định hướng giá trị nhân văn và thẩm
mỹ Việc giấu tình cảm đi như thế làm cho bài thơ có sức gợi mở lớn
cả về tình cảm lẫn tư tưởng
● Nói tóm lại, sáng tạo thơ ca = đòi hỏi người làm thơ phải lao động trên cả ngôn từ và cảm xúc của chính mình Thơ trữ tình là thể loại đề cao sự cô đọng, hàm súc, giàu sức gợi cả về tưởng tượng, cảm xúc và suy tư
✔ Hai câu sau: Chế Lan Viên nhắc đến người đọc => bàn về đặc trưng của hoạt động tiếp nhận, thưởng thức thơ ca Từ “chỉ vì” mở đầu câu thơ thứ ba xác nhận mối logic giữa hoạt động sáng tạo và hoạt động thưởng thức thơ ca, giữa ý thức sáng tạo của nhà thơ với nhu cầu, mong muốn của người đọc khi đọc một bài thơ => Việc nhà thơ chủ ý khai thác cách nói gián tiếp, mơ hồ,
ẩn ý hay giấu tình cảm, nén tình cảm của mình không phải là vì nhà thơ
muốn đánh đố độc giả, chơi khó độc giả mà trên thực tế, đó là vì nhà thơ nghĩ đến khoái cảm thẩm mỹ mà chỉ thơ ca mới đem lại cho người đọc mà thôi
● đọc thơ = “đi tìm vàng trên trang giấy”: ý nghĩa của bài thơ, giá
trị thẩm mỹ của bài thơ Ông không cường điệu khi so sánh ngầm ý nghĩa, giá trị thẩm mỹ của bài thơ là “vàng” Ý nghĩa hay giá trị thẩm mỹ của bài thơ thuộc bình diện cái được biểu
đạt, nó không nằm lộ thiên: “Cái kết tinh ở thơ và muối bể/
Trang 3Muối lắng ở ô nề, Thơ đọng ở bề sâu” (“Nghĩ về thơ” – Chế Lan
Viên)
● Ðang bơi thuyền giữa sen hồ bỗng bắt gặp môi son: Những gì
mà nhà thơ chủ ý giấu đi, nén đi khiến cho việc độc giả đọc bài thơ cũng có những trải nghiệm bất ngờ, ngạc nhiên Sự bất ngờ, ngạc nhiên này cũng là một đặc điểm của khoái cảm thẩm mỹ Việc người đọc đạt đến khoái cảm thẩm mỹ này cũng có nghĩa là giữa độc giả - bài thơ – nhà thơ đã thiết lập mối mối quan hệ tri
âm với nhau: độc giả phát hiện được thứ mà nhà thơ giấu đi và hiểu được ý nghĩa của hành động giấu đi đó
● Nói tóm lại, đặc trưng của hoạt động thưởng thức của thơ ca:
người đọc đối diện với những khoảng trống trên bài thơ được tạo nên bởi những gì nhà thơ “giấu” đi, không nói ngay, nói trực tiếp
và phát huy tính tích cực chủ quan của mình để chiếm lĩnh những khoàng trống ấy, để bay bổng trong tưởng tượng, để trầm
tư trong chiều sâu của những khoảng trống ấy 2.2 Bình luận và chứng minh:
✔ Những gì mà Chế Lan Viên nói về hoạt động sáng tạo và thưởng thức thơ ca
có sức thuyết phục không? Bài thơ cho thấy theo quan niệm của Chế Lan Viên, cả việc sáng tạo và thưởng thức thơ ca đều là các hoạt động thẩm mỹ Nhà thơ giấu cảm xúc, nén câu chữ để tạo không gian tự do cho người đọc; người đọc đọc bài thơ là sống trong không gian nhà thơ mở ra dành cho mình, khám phá ý nghĩa của bài thơ, biến nó thành một trải nghiệm tinh thần, một trải nghiệm thẩm mỹ của bản thân
✔ Lựa chọn các dẫn chứng để phân tích
2.3 Mở rộng vấn đề
✔ Phương thức biểu đạt của thơ ca dễ hay khó? Thưởng thức thơ ca dễ hay khó? “Một VIẾT dãi dàu sinh ra ra một ĐỌC dãi dàu” (Trần Dần); Trần Dần cho rằng viết là “tự rủ mình vào cửa khó”, thách thức lớn mới sinh ra giá trị lớn và khoái cảm lớn
Trang 4✔ Làm thơ là phải “giấu”, phải “nén” => Làm sao để sáng tạo thơ ca không rơi vào tình trạng trở nên bí hiểm, tù mù, dễ làm rối trí và gây cảm giác ngại ngần từ phía người đọc? Mọi sáng tạo thơ ca thì đều phải có “lí” bên trong của nó (“Trăng tự tử” của Hàn Mặc Tử: bài thơ tán loạn, mạch thơ linh động
vô cùng khó nắm bắt, hình ảnh siêu thực => trạng thái nội tâm của nhân vật trữ tình trong bài thơ lại chân thực; cả bài thơ phản ánh một khao khát bứt thoát khỏi thực tại, khỏi vùng sáng rõ của lý trí để sống trong tự do của tưởng tượng) Đọc bài thơ, khám phá cái “lí” bên trong này cũng là một khoái thú thẩm mỹ
Bài tập: Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã nói về thời đại Thơ mới như
sau: “Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy”.
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về nhận định trên của Hoài Thanh? Phân tích một bài thơ trong phong trào Thơ mới 1932-1945 để làm rõ những suy nghĩ của mình về nhận định của Hoài Thanh
CHỮA BÀI
1 Đặt vấn đề: Bàn về sự xuất hiện của phong trào Thơ mới như một tất yếu, một hiện tượng “hợp lẽ” trong tiến trình văn học
2 Giải quyết vấn đề
2.1 Giải thích nhận định của Hoài Thanh:
=> Sự thay đổi trong thế giới tình cảm của con người, tất yếu dẫn đến sự thay đổi của thơ ca
- Tình chúng ta đã đổi mới:
+ “tình của chúng ta”: thế giới cảm xúc, tâm trạng, cách con người suy tưởng, khao khát của lớp thanh niên trí Tây học, những người tiếp xúc và chịu ảnh hưởng mạnh
từ văn hóa, văn học phương Tây thay vì nhưng truyền thống văn hóa, tư tưởng cổ điển Trung Hoa Họ chủ yếu thuộc tầng lớp thị dân trong xã hội thuộc địa
+ đổi mới: so với thế hệ đi trước, vốn mang một ý thức hệ khác, nếp sống và lối nghĩ gắn liền với truyền thống văn minh nông nghiệp và các tư tưởng phương Đông, đặc biệt là Nho giáo
+ đổi mới như thế nào? Ý thức cá nhân, cá tính của con người được trỗi dậy, gắn liền với nhu cầu con người muốn thể hiện và khẳng định thế giới cảm xúc và tư tưởng của mình thay cho những kinh nghiệm cộng đồng Con người trong xã hội
Trang 5trung đại chủ yếu sống trong ý thức về danh phận, bổn phận, thế giới tình cảm của
họ gắn liền với những nội dung đạo đức hay thế sự; thế giới của cảm giác, của những rung động cá nhân, những tư tưởng độc đáo ít có cơ hội được khuyến khích bày tỏ (cái Ta > cái Tôi; ý chí > cảm xúc) Thời đại Thơ mới là thời đại cho phép con người được là chính mình, được sống với sự dị biệt của cá tính, sự phong phú của cảm giác, sự phóng khoáng của cảm xúc và tưởng tượng
+ Nguyên nhân dẫn đến sự đổi mới: Nguyên nhân từ hoàn cảnh - ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đã rất sâu rộng vào mọi bình diện của đời sống xã hội thuộc địa Ý thức cá nhân được trỗi dậy, được khẳng định mình một cách đường hoàng là một hệ quả từ cuộc tiếp xúc văn hóa này
Nguyên nhân có tính quyết định ở đây là nguyên nhân bên trong, là nhu cầu “khẩn
thiết đến đau đớn”: nhu cầu giải phóng và khẳng định cái tôi cá nhân, cá tính ra
khỏi những giới hạn ràng buộc của văn hóa truyền thống Đây là một nhu cầu nhân bản bởi vì nó gắn với quyền tự do biểu đạt, quyền được sống với những cảm xúc
chân thành, quyền được cất lên tiếng nói riêng về khát vọng, về lẽ sống, về giá trị cuộc đời…
=> Không chỉ khẳng định phong trào Thơ mới xuất hiện là một tất yếu mà Hoài Thanh còn muốn nói: đây là một trào lưu thơ ca mang tinh thần nhân bản
- thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy: Sự đổi mới này là một lẽ tự nhiên, bởi vì vốn
dĩ thơ là tiếng nói trực tiếp của tình cảm con người, thơ trữ tình lấy những xúc động, tâm tư, nỗi niềm của con người cá nhân làm nội dung biểu đạt quan trọng nhất Khi thế giới tình cảm con người có những sắc thái, những nội dung mới thì thơ cần phải có đổi mới tương ứng: nội dung đổi mới đòi hỏi hình thức cũng phải đổi mới
Đổi mới trên những khía cạnh nào? Về mặt nội dung, thơ không chỉ là gắn những cảm hứng đạo lý hay thế sự, gắn với ý thức của con người về bổn phận, công danh
mà nó mở cửa cho muôn vàn những trạng thái cảm xúc của con người, kể cả những xôn xao, những run rẩy, rợn ngợp
Về mặt hình thức, các nhà thơ trong phong trào Thơ mới không cảm thấy tình cảm, cảm xúc của mình còn vừa vặn với những hình thức của thơ cổ điển vốn là những
mô hình thi luật nghiêm ngặt, với những quy phạm từ mặt hinh ảnh đến giọng điệu Phong trào Thơ mới đã kiến tạo nên câu thơ mới, thể thơ mới, giọng điệu mới, tạo hình mới… Tất cả những điểm mới này mở đường cho sự phát triển tự do hơn của thơ Việt hiện đại về sau