Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Kim Lân là một nhà văn như thế, một nhà văn mà mỗi trang viết đều thăm đảm tình yêu thương đối với con người và cuộc sống, nhất là những người nông dân nghêu. Và nhất là truyện ngắn xuất sắc, giàu già vị nhiu đạo của Kiu lâu Truyện viết về… I. Tác giả, tác phẩm: - Kim Lân (1920-2007), quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Số lượng tp để lại không nhiều nhưng Kim Lân tạo được dấu ăn sâu sắc trong lòng độc giả qua những truyện ngắn xuất sắc như Lang Vợ nhất Là nhà văn một lòng đi vẻ với đất với đời sống nông thôn thuận hậu, ông có những trang viết chân thật và xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lý của họ. - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của tác phẩm là tiểu thuyết Xóm ngụ cư (1946) được Kim Lân viết ngay sau Cách mạng tháng 8. Thông qua tình huống anh cu Tràng nhặt vợ trong những ngày đói kém, tác phẩm miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dầu nước ta trong nạn đói không khiếp năm 1945. Trên cái nền tăm tối ấy, nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. THAM KHẢO: KL từng chia sẻ nhiều người khen Vợ nhặt hơn truyện Làng, "hơn ở cái chất nhân ái, tình thương của con người đối với con người trong cảnh khốn cùng. Điều đáng nói nhất là trong cái đói con người vẫn nghĩ đến điều sung sướng. Cho nên người ta mới lấy nhau... Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống. Và người đói ngày ấy cũng có đạo lí của họ. *Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động đã được thể hiện qua
Trang 1VỢ NHẶT
KIM LÂN
Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy Kim Lân là một nhà văn như thế, một nhà văn mà mỗi trang viết đều thăm đảm tình yêu thương đối với con người và cuộc sống, nhất là những người nông dân nghêu Và nhất là truyện ngắn xuất sắc, giàu già vị nhiu đạo của Kiu lâu Truyện viết về…
I Tác giả, tác phẩm:
- Kim Lân (1920-2007), quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là cây bút chuyên viết truyện ngắn Số lượng tp để lại không nhiều nhưng Kim Lân tạo được dấu ăn sâu sắc trong lòng độc giả qua những truyện ngắn xuất sắc như Lang Vợ nhất Là nhà văn một lòng đi vẻ với đất với đời sống nông thôn thuận hậu, ông có những trang viết chân thật và xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm
lý của họ.
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962) Tiền thân của tác phẩm là tiểu thuyết Xóm ngụ cư (1946) được Kim Lân viết ngay sau
Cách mạng tháng 8.
Thông qua tình huống anh cu Tràng nhặt vợ trong những ngày đói kém, tác phẩm miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dầu nước ta trong nạn đói không khiếp năm 1945 Trên cái nền tăm tối ấy, nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp
và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
THAM KHẢO: KL từng chia sẻ nhiều người khen Vợ nhặt hơn truyện Làng, "hơn ở
cái chất nhân ái, tình thương của con người đối với con người trong cảnh khốn cùng Điều đáng nói nhất là trong cái đói con người vẫn nghĩ đến điều sung sướng Cho nên người ta mới lấy nhau Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống Và người đói ngày ấy cũng có đạo lí của họ.
*Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động đã được thể hiện qua
+ Một tình huống truyện độc đáo
+ Cách kể chuyện hấp dẫn cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc dựng đối thoại sinh động
+ Khắc họa nhân vật sinh động (ngoại hình, lời nói hành động, nhất là diễn biến nội tâm được khắc họa rõ nét, tinh tế)
+ Sử dụng ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên
Trang 2II. Đọc hiểu văn bản:
1 Phân tích tình huống truyện:
a, Nêu tình huống truyện và chỉ ra sự trớ trêu, éo le của tình huống:
Dẫn dắt: Tiến sĩ Chu Văn Sơn cho rằng: Tình huống truyện, xét đến cùng, là một sự kiện đặc
biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm
Tình huống truyện có vai trò quan trọng Với người viết truyện, tạo được một tình huống đặc sắc xem như đã có một tiền đề chắc chắn cho thành công của tp Sáng tạo tình huống truyện
là phần việc cốt yếu của lao động truyện ngắn vậy
Với tư cách là người viết truyện ngắn tài hoa của văn học VN, Kim Lân thường sáng tạo được những tình huống truyện đặc sắc như tình huống ông Hai-một người nông dân yêu lùng-nghe tin làng mình theo giặc khi đang ở nơi tản cư trong truyện "Làng" Ở “Vợ nhặt cũng vậy, tình huống được hiển lộ ngay ở nhan đề tp.
*Tình huống: Trảng một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch xấu xỉ, dung é vợ bằng nhiên nhat được và phía nan đời không khiếp
Tro treu, éo le vi:
III Đọc hiểu:
1 Tình huống truyện:
a Nêu tình huống truyện và chỉ ra sự trớ trêu éo le của tình huống:
- Dẫn dắt: Tiến sĩ Chu Văn Sơn cho rằng tình huống truyện xét đến cùng là một sự kiện đặc biệt của đời sống nhà văn sáng tạo trong tác phẩm Tình huống truyện có vai trò quan trọng với người viết truyện tạo ra một tình huống đặc sắc xem như đã có một tiền đề chắc chắn thành công của tác phẩm Sáng tạo tình huống truyện là phần việc cốt yếu của lao động truyện ngắn Vậy với tư cách người viết truyện ngắn tài hoa của văn học Việt Nam, Kim Lân thường sáng tạo được những tình huống truyện đặc sắc như tình huống của ông Hai - một người nông dân yêu làng nghe tin
làng mình theo giặc khi đang ở nơi tản cư trong truyện ngắn Làng Ở trong Vợ nhặt cũng vậy, tình huống đc biểu lộ ngay ở nhan đề tác phẩm.
- Tình huống truyện: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ, bỗng nhiên nhặt được vợ giữa nạn đói khủng khiếp
- Trớ trêu éo le vì:
Trang 3+ Sự trớ trêu xuất phát từ Tràng: chủ thể của hđ nhặt vợ: Tràng là người mà ngay trong hoàn cảnh bình thường cũng ít có khả năng lấy đc vợ, ngờ nghệch, nghèo khổ, xấu xí lại là dân ngụ cư Vậy mà Tràng lại lấy đc vợ, thậm chí chông vanh đến chính hắn còn không thể tin nổi
+ Sự trớ trêu ở hoàn cảnh nhặt vợ của Tràng: Trong bối cảnh đói khát, chết chóc lúc bấy giờ, Tràng có vợ quả là tình huống éo le, vui buồn lẫn lộn, lúc này Tràng nuôi thân mình, mẹ già còn rất khó khăn huống chi tự nhiên lại thêm một miệng ăn, biết lấy gì mà nuôi nhau?
- Thêm nữa, xét về tính chất của hôn nhân ta càng thấy là bất thường Lấy
vợ là việc hệ trọng thế mà ở đây Tràng nhặt được vợ như người ta nhặt cọng rơm cọng rác Không quen biết, chẳng ăn hỏi cưới xin chỉ bằng mấy lời tầm phào và bát bánh đúc mà đã thành vợ chồng Thì cũng vì cái đói nên người đàn bà ấy mới chấp nhận theo không Tràng và trong cảnh ngộ
ấy, cái đám cưới (nếu có thể gọi là đám cưới) của họ thiếu tất cả
- Tình huống oái oăm này khiến cho tất cả mọi người đều ngạc nhiên thậm chí cả Tràng và mẹ Tràng cũng phải ngạc nhiên Còn những cư dân xóm ngụ cư thì không nói làm gì Họ nhìn Tràng dẫn người vợ nhặt về trong cái chạng vạng của buổi chiều với con mắt tò mò ngạc nhiên tột độ Thoạt tiên là lũ trẻ: Lũ ranh ấy bỗng như mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa
chợt nhận ra quan hệ của họ là “chông vợ hài” Còn đám người lớn thì ngờ ra: “Không tin được dù đó là sự thật” Khi đã tỏ họ tò mò thì ít mà ái ngại thì nhiều: “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về Biết
có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?” Tiếp đó là bà cụ Tứ.
Tràng lấy vợ là điều ngày đêm bà mong mỏi Vậy mà, khi sự xảy đến bà
hoàn toàn không tin nổi, bà không tin vào mắt mình (ngỡ mình trông gà
hóa cuốc), không tin vào tai minh (Quái…sao lại chào mình bằng u).
Đáng nói nhất là Tràng, thủ phạm gây ra tất cả mà vẫn không hết ngạc nhiên, những cử đứng tây ngây ngay giữa nhà tối hôm trước mà đến tận
hôm sau, qua một đêm có vợ rồi mà “Trong người vẫn êm ái lửng lơ như
người vừa trong một giấc mơ đi ra” Trong chuỗi ngạc nhiên ấy, ta đọc
thấy những định nghĩa xót xa về người vợ (vợ là gánh nặng phải đèo bòng) và hạnh phúc (hp lứa đôi là một nguy cơ đẩy con người ta đến gần cái đói, cái chết)
b Nội dung nhân đạo, sâu sắc cảm động được thể hiện qua:
Trang 4- Một tình huống truyện độc đáo
- Cách kể chuyện hấp dẫn/ cách dựng truyện gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc/ dựng đối thoại sinh động
- Khắc họa nhân vật sinh động như ngoại hình, lời nói, hành động nhất là diễn biến nội tâm được khắc họa rõ nét, tinh tế
- Sử dụng ngôn ngữ nông thôn thuần thục, nhẹ nhàng, tự nhiên
c Ý nghĩa tình huống truyện:
Tình huống truyện thể hiện chủ đề của tác phẩm
● Tình huống truyện góp phần phản ánh tình cảnh khốn khó của nhân dân
ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 dưới chế độ thực dân phong kiến
- Việc Tràng lấy được vợ khiến mọi người ngạc nhiên đến thế là bởi vì: Người người nhà nhà đang đói quay đói quắt đến nỗi thân còn không xong, huống hồ còn đèo bòng Ngay từ trang đầu tiên Kim Lân đã dựng lên bức tranh ảm đạm Cái đói làm thay đổi cuộc sống bình lặng của xóm
ngụ cư Bọn trẻ con “ngồi ủ rũ dưới những xó đường không buồn nhúc
nhích” Nhiều người “xanh xám như những bóng ma”, “nằm ngổn ngang khắp lều chợ” Bao trùm lên xóm ngụ cư là một không khí chết
chóc “Người chết như ngả rạ”, “không buổi sáng nào trong làng đi chợ
đi làm đồng không gặp 3, 4 cái thây nằm còng queo bên đường” “không khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người”
- Cái hạnh phúc mong manh của cặp vợ chồng Tràng càng như mong manh hơn khi chìm trong âm thanh của tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết, tiếng khóc hờ người chết Khi ngập trong bóng tối lạnh lẽo thê nương trùng phủ xóm làng, đắng chát trong miếng cháo cám của bà cụ Tứ đãi nàng dâu mới
- Hãy nhìn vào cô vợ nhặt của Tràng và cách cô ấy theo không Tràng để thấy hết tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói Sự đói khát khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng không chỉ là hình hài, bộ dạng tiều
tụy, thê thảm “Thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn
đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ thấy hai con mắt”; nhân cách
cũng trở nên thảm hại (ăn một lèo 4 bát bánh đúc không nói năng gì), thân phận bị rẻ rúng (theo Tràng về không)
- Sự đói khát khiến những điều thiêng liêng trong cuộc đời con người trở nên bi hài chua chát tột độ Hôn nhân là sự kiện trọng đại trong đời của
mỗi người, lấy vợ là một trong ba việc lớn của người đàn ông “tậu trâu
lấy vợ làm nhà” như ông bà ta vẫn nói Thế mà cái việc lớn ấy của Tràng
Trang 5lại là kết quả của những tầm phơ, tầm phào, của cái tặc lưỡi “chậc kệ” và
toàn bộ sự việc liên quan đến cuộc hôn nhân đều bị hạ giá thê thảm, tán tỉnh bằng vài câu đùa hỏi cưới bằng đôi bát bánh đúc, cô dâu cắp chiếc nón rách tàng, mặc bộ quần áo tả tơi như tổ đỉa về nhà chồng Hai hào dầu đã là xa xỉ, hoang phí cho đám cưới, ngày đưa dâu chỉ có hai bóng người lủi thủi âm thầm về làng trên con đường khẳng khiu trong một buổi chiều ảm đạm, trong cái lạnh lẽo đầy âm khí của những làn gió ngăn ngắt thổi về từ ngoài đồng, đêm tân hôn văng vẳng tiếng người khóc người chết tỉ tê; bữa cơm đầu mẹ chồng đãi nàng dâu mới cũng thật thê thảm:
“Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành…Nồi cháo lõng bõng mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.” Để rồi sau đó cháo cám
trở thành cỗ cưới trong nỗi tủi hờn ai oán của mọi người
● Khẳng định được những phẩm chất tốt đẹp của người lao động
- Sự đói khát càng tô đậm lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của người lao động
Giảng: Bất cứ sinh vật sống nào cũng đều có bản năng mưu cầu sự sống, con
người cũng không ngoại lệ Khát vọng sống là một loại khát vọng mang tính bản năng của con người Tuy nhiên, là bản năng, hay là bản chất, không có nghĩa là không cần được ngợi ca, trân trọng Bởi trong thực tế, có những người trong những hoàn cảnh ít khó khăn hơn nhưng lại dễ dàng từ bỏ sự sống của mình, lựa chọn sa đoạ, cái chết Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, khi sự sống bị đe dọa hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây, đi mấy bước là gặp một cái xác chết đói trên lề đường, hơi thở của thần chết cứ luôn lởn vởn, con người bị giành giật, cướp mất thứ cuối cùng mà họ có - sự sống, thì việc vẫn giữ niềm hi vọng, khát khao để được sống, rồi được sống một cách đủ đầy hơn, ấm no hơn, hạnh phúc hơn, sống một cuộc đời thật sự sống mới đáng quý đến nhường nào
+ Ở người vợ nhặt: phía sau tình cảnh trôi dạt vất vưởng là một lòng ham sống mãnh liệt (bám vào một lời hẹn không đâu, một câu đùa tầm phào rồi theo không Tràng về làm vợ)
Giảng: Trên đường về xóm ngụ cư, thấy mọi người ngó ra nhìn, chỉ trỏ, Thực
ra thị xấu hổ vô cùng Có lẽ trong thị giờ đây là sự đấu tranh của hai tiếng nói: Một xúi chị bỏ chạy đi, bây giờ còn cơ hội, nghĩ lại quyết định ban nãy của mình xem, người ta nói có một câu đùa tầm phào, vậy mà mình theo thật, đàn
bà con gái, không biết xấu hổ, trơ trẽn thế sao, giờ đi theo người ta, chườn mặt cho làng xóm họ nhìn, lại chẳng bỏ chạy ngay đi chứ? Một lại là tiếng kêu
Trang 6gào của lòng ham sống, xấu hổ đổi lấy được miếng cơm chăng, ngượng ngùng
e thẹn rồi sao lấp được cái bụng đói, theo anh Tràng là có ăn, có ăn là được sống, có cơ là đỡ chết, theo đi, còn ngần ngại cái gì… Trên con đường đó, Thị
đã có cơ hội bỏ đi, không theo Tràng về nữa, có lẽ Thị cũng đấu tranh dữ lắm, giữa liêm sỉ và miếng ăn, thị phải chọn thứ gì, bỏ thứ gì, nhưng cuối cùng Thị vẫn về với anh, vì còn sống là còn tất cả, chết rồi thì còn gì nữa đâu Tiếng nói ham cầu sự sống cứ vang lên trong thị Thị muốn sống
Phía sau hành động quét dọn vun vén nhà cửa là ý thức vun đắp tổ
ấm hạnh phúc
Giảng: Đó là những ý nhị, hiền hậu khi về nhà chồng mới được phơi ra, đối lập
hoàn toàn với dáng vẻ chua ngoa, đanh đá, trơ trẽn khi còn ở chợ tỉnh Dường như khi ý thức được bổn phận người làm dâu con, người là vợ, mình đã trở thành một thành viên có vai trò quan trọng của một gia đình, thì Thị đã trở về với hình ảnh một cô con gái thôn quê hiền hậu, mộc mạc, đảm đang, dịu dàng, biết chăm lo cho gia đình, biết gầy dựng tổ ấm Thị đã dành hết những dịu dàng, tốt đẹp nhất của mình cho tổ ấm này, với một ý thức vun đắp hạnh phúc
và khát vọng gia đình bình an.
+ Ở anh cu Tràng: quyết định nhặt vợ liều lĩnh sau một thoáng phân vân do dự có nguyên cứ sâu xa từ khát vọng hạnh phúc vốn vẫn tiềm tàng trong tâm hồn (phần phân tích nhân vật Tràng - thể hiện một cây bút điêu luyện, với cách lựa chọn ngôn ngữ rất thú vị)
Giảng: Liên hệ: Nghĩ lại việc hôm qua, Thị Nở thấy thinh thích, vì Thị thấy
mình làm ơn cho Chí Phèo, nhưng Thị cũng lại thấy mình như được mang ơn, vì không có Chí Thị không biết thế nào là hơi đàn ông
+ Cả cái trạng thái rạng rỡ trên khuôn mặt “hốc hác u tối của những
người dân xóm ngụ cư khi thấy Tràng dẫn vợ về trong một buổi chiều chạng vạng” cũng cho chúng ta thấy hạnh phúc vẫn luôn là
một cái gì trước mặt con người hằng hướng đến
- Sự đói khát không làm con người mất đi lòng nhân ái
+ Thái độ của Tràng đối với người đàn bà xa lạ, đói rách là một biểu hiện của tình người đẹp đẽ trong hoàn cảnh đói nghèo, cùng quẫn Dẫn chứng: Tràng tốt bụng rất mực yêu trẻ con hay vui đùa với đứa trẻ trong sáng Chia sẻ miếng ăn Cưu mang một cuộc đời Hào phóng sắm sửa Quan tâm đến cảm xúc của thị
+ Tình cảnh khốn khó đã không làm mất đi tình người ở nhân vật
người vợ nhặt Nhìn thấy “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên
mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại” thị thở dài nhưng
Trang 7không bỏ đi mà ở lại vun vén cho gia đình Thể hiện ở thái độ khi đón bát cháo cám từ bà cụ Tứ
+ Nhân vật bà cụ Tứ cho thấy rõ nhất vẻ đẹp của tình người trong tác phẩm Vẻ đẹp đó đã thể hiện qua thái độ tình cảm của bà cụ với con trai con dâu
- Sự đói khát không làm con người mất đi hy vọng vào một tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn
+ Niềm hy vọng vào cuộc sống và tương lai đã thể hiện rõ ở Tràng sau tình huống nhặt được vợ (hành động mua dầu/ tâm trạng, ý nghĩ trong buổi sáng hôm sau/ hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ trong óc Tràng…)
+ Ở người vợ nhặt là ý thức hành động vun vén tổ ấm hạnh phúc + Còn ở người mẹ gần đất xa trời lại là người bộc lộ niềm hy vọng mãnh liệt vào cuộc sống Thái độ đồng tình của bà cụ về việc làm
có vẻ bốc đồng của con trai “Ừ, thắp lên một tí cho sáng sủa” cho thấy trong lòng bà cũng vẫn ấp ủ một niềm tin mong manh và mãnh liệt về một tương lai tươi sáng hơn
Mở rộng: Bất giác ta nhớ đến những cư dân nhỏ bé nơi phố huyện nghèo trong
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” “Chừng ấy người trong bóng tối trông chờ một cái
gì tươi sáng đến với cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ” để thấy tâm hồn
khỏe khoắn, lạc quan của người lao động Việt Nam ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào
Những lời bà động viên các con bằng kinh nghiệm sống bằng triết
lý dân gian cách và lo toan cắt đặt công việc cùng cô con dâu thu dọn nhà cửa cho quang quẻ là niềm tin hồn nhiên mà vững chắc khi nghĩ rằng chỉ cần thu xếp cửa nhà cho quang quẻ nền nếp thì cuộc đời họ có thể làm ăn khác đi, làm ăn có khấm khá hơn đã cho thấy
rõ niềm hy vọng mãnh liệt của bà cụ về một ngày mai tươi sáng
> Nạn đói có hạ giá họ đến thế nào thì họ vẫn giữ được phẩm chất con người
như Kim Lân từng nói “Họ vẫn muốn sống sống cho ra người” đó là nhân tính
bền chắc không gì tiêu diệt được ở người lao động Đó cũng là ý nghĩa tư tưởng
sâu sắc mà KL muốn đem đến cho người đọc ở “Vợ nhặt” Thành công quan
trọng nay có thể được giải thích bằng sự hiểu biết kỹ lưỡng của nhà văn đối với đời sống nhân dân nhưng điều cơ bản hơn có lẽ phải kể đến là tấm lòng xót xa, trìu mến của một cây bút vốn là con đẻ của đồng ruộng Theo cách diễn đạt của
Nguyên Hồng KL chính là một nhà văn đi về với “đất” với “người” với
“thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nhân dân.
Trang 8➡ Tóm lại về tình huống truyện: KL đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, giàu ý nghĩa nhân bản (một tình huống truyện bất thường để thể hiện khát vọng bình thường mà chính đáng của con người).
2 Nhân vật Tràng: Là một trong ba nhân vật chính của truyện ngắn lại là
chủ thể của hành động nhặt vợ, Tràng được KL khắc họa tương đối rõ nét ở cả
dáng vẻ, tâm trạng và tính cách (Liên hệ: Nhân vật là trụ cột của sáng tác, phải
chuẩn bị nhân vật trước tiên – Tô Hoài)
Mạch phân tích: Sự thay đổi - Lớn lên
❕ Mạch phân tích: Sự thay đổi - Lớn lên
a Tràng trước khi nhặt vợ:
- Nếu lật qua những trang văn ở đầu tác phẩm đến đoạn diễn tả cảm giác
suy nghĩ hôm sau ngày nhặt được vợ ta thấy tác giả viết rằng “Hắn thấy
hắn nên người” Có nghĩa là trước khi có vợ hắn chưa lên người mà quả
thực với dáng vẻ thô thác, vụng về của một anh chàng xấu trai và hơi dở tính với khuôn mặt thô kệch đôi mắt gà gà đắm vào bóng chiều với cái cười hềnh hệch và việc thường vui đùa với trẻ con trong xóm Tràng hiện lên giống như một đứa trẻ to xác hơn là một anh chàng đã trưởng thành cộng thêm gia cảnh nghèo khó lại là dân ngụ cư Tràng là hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động dưới đáy cùng của xã hội
- Cậu trai trẻ nghèo khó người ấy giống như bao người đã rơi vào thảm cảnh khủng khiếp cái đói, cái chết rình rập khắp nơi…Điều này trồng thêm những bất lợi của cuộc sống Tràng khiến anh ta khó có một người
vợ và có một gia đình
b Tràng và hành động nhặt vợ:
- Thế mà Tràng có vợ và có một cách dễ dàng Trong một lần xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, ta hãy cùng theo Tràng trong cái chuyến chở thóc đặc biệt ấy: Mỗi bận qua cửa nhà kho Tràng đều thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra
cả đấy Có lần hắn hò đôi câu chơi cho đỡ nhọc và có cô ả (sau này là người vợ nhặt của hắn) ton ton ra đẩy xe cùng Lần sau gặp lại chàng tiếp
tục đùa, đùa từ việc mời ăn tới cái rủ về làm vợ “Này nói đùa chứ có về
với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” và người đàn bà đói rách ấy
đã trở thành vợ của Tràng
- Khi thấy thị theo thật hắn cũng “trợn” Điều này dễ hiểu bởi dù cạn nghĩ đến mấy hắn cũng thấy rằng lúc này rước thị về chẳng khác gì “rước cái
của nợ đời” sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái: “Kệ” đến
quyết định
Trang 9Giảng: “không biết nghĩ thế nào” - thực ra anh ta chẳng nghĩ ngợi gì trong lúc
đấy đâu, bởi anh ta vốn là một con người cạn nghĩ, và nếu có nghĩ ngợi nhiều đến thế, anh ta cũng sẽ chẳng đưa Thị về Có lẽ trong lúc đó, thứ duy nhất tỏ tường trước mắt anh ta, có lẽ cũng chỉ có sự đói kém, sự sợ hãi cái đói là có thật Ở nơi đâu đâu cũng là cái đói này, Tràng thấy thị là thấy cái đói, thấy mình là thấy cái đói Tuy nhiên, người không nghĩ nhiều không có nghĩa là những gì họ làm không có nguyên cớ Ngược lại, khi hành động của họ không xuất phát từ suy nghĩ, thì thứ làm nên những hành động đó lại thuộc về những
gì là bản năng Tiếng “Chậc, kệ!” của anh cu Tràng, hành động để Thị theo mình về của anh ta cũng xuất phát từ một thứ bản năng như thế - khát vọng hạnh phúc và lòng thương người cùng cảnh ngộ
KL thật tinh tế trong việc diễn tả tâm lý hành động của một anh chàng
cạn nghĩ, nói rằng “không biết nghĩ thế nào” kỳ thực hắn chẳng nghĩ
ngợi gì nhiều đâu, vì vậy dễ thấy đây là hành động có phần liều lĩnh, bản năng nhưng ngẫm kỹ hơn ta lại thấy ẩn sâu trong đó là khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, là tình thương dành cho người cùng cảnh ngộ Chính cái khát vọng bình thường nhân bản ấy mà chính Tràng cũng không ý thức rõ
đã lấn át mọi nỗi lo lắng, đã nhanh chóng đưa Tràng đến quyết định không ngờ (Chính cái tình thương thô mộc mà cảm động ấy…) Từ đây dường như có một nguồn sức mạnh nào đó lớn dậy trong Tràng khiến
Tràng trở thành con người hào hiệp mạnh mẽ đầy trách nhiệm, “hắn đưa
thị vào chợ tỉnh bỏ tiền mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và
ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi đẩy xe bò về”.
c Tràng khi đã có vợ: Thay đổi
- Trên đường dẫn vợ về nhà: Tràng như một con người khác: khuôn mặt phởn phở, mỉm cười tủm tỉm, mắt sáng lên lấp lánh Những chi tiết chân thực diễn tả biểu hiện trên khuôn mặt Tràng diễn tả lòng sung sướng ngập tràn trong lòng hắn, khi niềm khát khao hạnh phúc bấy nay bất ngờ thành hiện thực mà có phải đến tận hôm sau hắn mới nên người đâu, hắn đã nên người ngay lúc này - khi dẫn vợ về nhà Hãy để ý cách đối đãi của Tràng với những đứa trẻ trong xóm ngụ cư: Trước đó hắn vẫn đùa trêu lũ trẻ mỗi lần đi làm về, vẫn hềnh hệch cười không khác gì một đứa trẻ to xác, bữa nay hành động của Tràng không còn ngờ nghệch nữa (hắn nghiêm nét mặt lắc đầu ngăn bọn trẻ trêu đùa, Tràng đã trưởng thành) KL đi sâu vào tâm lý nhân vật để thấy những cảm xúc mới mẻ nảy nở trong cuộc sống khó khăn, gian khổ Trong một lúc Tràng quên hết những cảnh sống
Trang 10ê chề tăm tối hàng ngày “quên cả những tháng ngày trước mắt”, trong
lòng hắn bây giờ chỉ có tình nghĩa với người đi bên Thế mới biết khi gắn
bó, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, người lao động có sức mạnh vượt lên hoàn cảnh Thế mới biết sự đói khát không những không làm mất đi tình người của người lao động mà còn khiến tình người thêm tỏa sáng
- Về đến nhà: Mọi thái độ hành vi của Tràng đều cho thấy có thể cuộc hôn nhân này đã khởi đầu bằng những bông đùa nhưng giờ đây với Tràng, nó
là một câu chuyện nghiêm túc, là hạnh phúc cuộc đời
Giảng:
● chờ mẹ - mời mẹ vào nhà - lời nói phải duyên phải kiếp với nhau > mong nhận được sự đồng ý, lời chúc phúc của mẹ >> việc hệ trọng với anh cu Tràng
“Nhà tôi nó mới về là bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả…” - vừa là lời báo cáo, nhưng cũng là vừa để thanh minh
>Tại sao phải thanh minh?
>> Vì với anh ta, đó là việc can hệ lắm, nên anh ta đang đứng trên phía cụ Tứ
để nghĩ lý do biện bạch, để cho cụ Tứ đồng ý, chấp thuận Nhất là, với một anh chàng cạn nghĩ như Tràng, thì việc biết nghĩ như thế, lại nghĩ được lý do như thế, cố đứng trên lập trường người mẹ như thế, cho thấy anh coi mối quan hệ này hệ trọng thế nào.
>>>”phải duyên phải kiếp”: Người xưa coi trọng chuyện duyên mệnh, đặc biệt
là người nông dân, họ coi ý trời, số phận là thứ tối cao, không thể thay đổi Trong chuyện cưới gả vợ chồng, chữ mệnh chữ duyên càng nặng hơn, người vợ người chồng nên duyên vì còn vướng mối duyên nợ tình kiếp trước Lời giải thích coi mối duyên chóng vánh của mình và Thị của anh cu Tràng càng thể hiện sự trân trọng mối lương duyên này hơn, rằng anh không chỉ coi nó như một thứ tạm bợ, chóng vánh, mà nó dường như sự sắp đặt của vận mệnh, hau người có duyên với nhau, nên vợ nên chồng là điều tất yếu
● “thở phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi” > thực sự chỉ nín thở chờ đợi phán quyết khi việc đó là một việc hệ trọng…
● “ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân” > một sự diễn > có lẽ ah
ta thậm chí còn muốn hét lên vui sướng, nhưng vì giữ thể diện nên chỉ húng hắng ho một tiếng thôi, để sự vui mừng như muốn trào ra khỏi lồng ngực ấy được vơi đi phần nào…
>>> Pauxtopxki từng cho rằng: “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm” Nhà văn phải là người tinh đời mới viết được những chi tiết “bụi vàng” đến