Tiểu luận Học phần Pháp luật đại cương Đề tài: THỰC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Khoa Giáo dục Đại cương Sinh viên: Lê Thị Kiều Trang
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
TIỂU LUẬN
THỰC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên: Lê Thị Kiều Trang Lớp: K14A TKĐH
MSSV: 2254030046 GVHD: Bùi Lê Nguyên
Trang 2A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quyền tác giả không còn là một khái niệm xa lạ đối với chúng ta trong xã hội hiện đại ngày nay Có vai trò nhằm bảo vệ sức lao động, chất xám của người sáng tác, quyền tác giả là công cụ hữu hiệu giúp tác giả bảo vệ ý tưởng, tác phẩm của mình khỏi việc bị sao chép hay đạo nhái Trong xã hội công nghệ 4.0, khi môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh, ý tưởng mới mẻ trở nên khan hiếm, việc đạo nhái, sao chép ý tưởng hay thậm chí ăn cắp tác phẩm đã trở thành một thực trạng nhức nhối trên toàn cầu Bởi thế hiện nay các quốc gia trên toàn thế giới ngày một chú trọng vào vấn đề quyền tác giả Ở Philippines, bản quyền sẽ được bảo vệ trong suốt cuộc đời của tác giả và trong 50 năm sau khi tác giả qua đời Trong trường hợp vi phạm, tác giả có thể đòi bồi thường thiệt hại theo luật định cho tất cả các hành vi vi phạm liên quan với số tiền tương đương với phí nộp đơn của vụ kiện vi phạm, nhưng sẽ không ít hơn P50.000 (xấp xỉ 22 triệu vnđ) Ở Mỹ, hành vi vi phạm quyền tác giả phải bồi thường từ 750 USD đến 30.000, nếu hành vi đó có chủ định thì có thể phải bồi thường đến 150 ngàn USD Có thể thấy các quốc gia đều có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của quyền tác giả
Những năm gần đây ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền tác giả ngày càng được quan tâm, các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng giá trị của quyền tác giả Việc chi trả chế độ nhuận bút, thù lao đối với chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan ngày càng được thực hiện nghiêm túc Tuy nhiên, trên thực
tế tình trạng vi phạm bản quyền tác giả và quyền liên quan còn diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực từ văn học, nghệ thuật đến khoa học Công tác quản lý
và xử lý vi phạm bản quyền gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi internet và các ứng dụng nền tảng ngày càng phát triển Trong khi hành vi xâm phạm quyền tác giả diễn ra ngày càng phức tạp, đem đến nhiều hệ lụy xấu, gây ảnh hưởng đến tác giả
2
Trang 3và cả cộng đồng; các biện pháp bảo vệ quyền tác giả lại chỉ đạt hiệu quả trung bình, yếu
Vậy quyền tác giả là gì? Thực trạng vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Đâu là những thách thức và cơ hội mà thực trạng đó đem lại và cách khắc phục chúng là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài tiểu luận với chủ
đề “Thực trạng vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay”.
2 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng kiến thức đã học về quyền tác giả để nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hành vi vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu
PPL của CNDVBC và CNDVLS
- Phương pháp kết hợp Lôgic với lịch sử
- Khảo sát, phân tích mặt CT – XH trên điều kiện KTXH cụ thể
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp có tính liên ngành và cụ thể: phân tích và tổng hợp; thống kê; so sánh; điều tra xã hội học, sơ đồ hóa
Trang 5B NỘI DUNG Chương 1 Khái quát chung về quyền tác giả
1.1 Khái niệm quyền tác giả
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009,
2019), "Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu."
Như vậy, quyền tác giả bao gồm những quyền mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm; cụ thể bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản
1.1.1 Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
1.1.2 Quyền tài sản
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
Trang 6- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
(Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
1.2 Đặc điểm của quyền tác giả:
1.2.1. Đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
Tác phẩm là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới một hình thức nhất định Tác phẩm phải do tác giả trực tiếp thực hiện bằng lao động trí tuệ của mình, không phải sao chép từ người khác, thì chỉ khi đó mới được phát sinh quyền tác giả
Mặt khác, quyền tác giả cũng được bảo hộ theo nguyên tắc chung của luật dân sự Những nội dung thể hiện trong tác phẩm đi ngược lại lợi ích dân tộc, bôi nhọ vĩ nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội… sẽ không được bảo hộ
Bản thân sản phẩm lao động trí tuệ mang tính tích lũy khá cao, không bị hao mòn, không cạn kiệt như khi sử dụng tài sản hữu hình Tác phẩm sẽ được nhiều người biết đến, sử dụng nếu có nội dung phong phú và hình thức thể hiện sáng tạo được kết hợp bởi giá trị nghệ thuật, khoa học và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả Đây là đặc trưng dễ nhận biết nhất của quyền tác giả
1.2.2. Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm
Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm Quyền tác giả đối với tác phẩm chỉ được giới hạn trong phạm vi thể hiện cụ thể của tác phẩm mà không bao gồm ý tưởng của tác giả thể hiện trong tác phẩm bởi vì không một ai có thể biết được một vấn đề đang nằm trong suy nghĩ của người khác Những ý tưởng, kể cả cách sắp xếp, trình bày đã có trong suy nghĩ của tác giả nhưng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì
6
Trang 7không có căn cứ để công nhận và bảo hộ Điều đó có nghĩa là, quyền tác giả chỉ phát sinh đối với những tác phẩm tồn tại và có thể cảm nhận được bằng nhiều cách
Sự sáng tạo của tác giả không chỉ đem lại quyền tác giả đối với tác phẩm mà còn nhằm chống lại sự sao chép hoặc sử dụng tác phẩm khi chưa được sự cho phép Pháp luật về quyền tác giả không quy định về nội dung đối với tác phẩm được bảo hộ Vì lẽ đó, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có cùng nội dung nhưng có sự sáng tạo trong hình thức thể hiện đều được pháp luật bảo vệ
1.2.3. Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động
Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào Ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra bằng hoạt động lao động trí óc, tác giả được bảo hộ về mặt pháp lý và có các quyền của người sáng tạo Do quyền tác giả phát sinh dựa trên hoạt động sáng tạo, nên nó là một loại quyền “tuyên nhận”, quyền tự động phát sinh khi ý tưởng, của tác giả đã được thể hiện dưới hình thức nhất định – đó là tác phẩm Vì thế, việc đăng ký quyền tác giả, không phải là căn cứ phát sinh quyền tác giả, mà chỉ được xem là có giá trị chứng minh của chủ sỡ hữu quyền tác giả khi có tranh chấp, khiếu nại hay tố cáo
1.2.4 Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối
Đối với các tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nếu việc
sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
Lấy ví dụ, việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động; phục vụ cho chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị cho người dân ở vùng sâu, vùng xa; cá nhân đọc truyện, nghe nhạc, xem phim để thưởng thức nghệ thuật, âm nhạc,
Trang 8hiểu biết khoa học, cuộc sống v.v thì sẽ không bị coi là hành vi xâm phạm quyền của tác giả và của chủ sở hữu quyền tác giả
1.3 Trách nhiệm pháp lí với hành vi VP quyền tác giả:
1.3.1 Hành vi vi phạm quyền tác giả:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi vi phạm quyền tác giả bao gồm các hành vi sau:
- Hành vi chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi mạo danh tác giả được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả trong trường hợp có đồng tác giả được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác) được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi làm tác phẩm phái sinh nhưng không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác) được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất (trừ trường hợp có quy định khác) được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
8
Trang 9- Hành vi nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi xuất bản tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi cố ý huỷ bỏ, làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền thực hiện để bảo vệ quyền được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi cố ý xoá bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình được quy định là hành
vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
- Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép được quy định là hành vi vi phạm quyền tác giả
1.3.2 Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả
Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự
● Biện pháp dân sự
Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Được căn cứ tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005)
Trang 10- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
● Biện pháp hành chính
Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ 2005 hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh (Được căn cứ tại Điều
211 Luật sở hữu trí tuệ 2005; Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan)
● Truy cứu trách nhiệm hình sự
10
Trang 11Cụ thể, tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố
ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính
từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì
bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
- Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình
Mức phạt cao nhất cho tội này là bị phạt tiền lên đến 1 tỉ đồng và phạt tù đến 03 năm
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm
Đối với pháp nhân thì mức xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 225 BLHS
2015 được sửa đổi bởi điểm b Khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Trang 12Chương 2 Thực trạng vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng
Trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là trên các nền tảng số, vấn đề bảo vệ bản quyền đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức Sự thuận tiện trong môi trường số giúp tạo điều kiện để các tác giả có thể đưa tác phẩm đến công chúng nhanh chóng, rộng rãi hơn, người dùng Internet cũng dễ dàng tiếp cận tác phẩm Nhưng chính sự "tiếp tay" của công nghệ cũng khiến tình trạng sao chép tác phẩm, cắt, ghép tác phẩm trái phép và tạo ra nhiều bản sao Thậm chí, một nội dung được đầu tư công phu nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã bị khai thác trái phép, sao chép, lan truyền rộng rãi Các vi phạm ngày càng trở nên phổ biến, ở nhiều loại hình ấn bản, trong nhiều lĩnh vực, từ âm nhạc, phim ảnh, sách giáo khoa, tác phẩm văn học đến chương trình truyền hình, báo chí điện tử…
Khảo sát mới đây của Liên minh Chống vi phạm bản quyền (CAP) châu Á cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ cao về vi phạm bản quyền qua dịch vụ phát nội dung trực tuyến, mạng xã hội hay tin nhắn Cụ thể, có tới 41% vi phạm qua nền tảng mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin; 19% thông qua streaming (công nghệ được
sử dụng để truyền dữ liệu tới máy tính và các thiết bị di động thông qua internet)
Tỷ lệ sử dụng các nền tảng vi phạm bản quyền cũng chiếm tới 61% Theo Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam, hiện vi phạm bản quyền trên môi trường số diễn ra công khai trên nhiều nền tảng bởi người dùng vẫn có xu hướng thích dùng
“của chùa” Độ tuổi vi phạm nhiều nhất là 18-24 với tỷ lệ sử dụng nội dung lậu lên tới 65% Lấy ví dụ ở lĩnh vực điện ảnh, không ít phim vừa mới ra rạp, ngay lập tức
đã bị phát hiện trên các trang web lậu Những bộ phim truyền hình bị xé nhỏ, cắt vụn, cùng ghi chú gây sốc để câu view Hiện tại có khoảng 200 trang web chiếu phim vi phạm bản quyền, với hàng trăm triệu lượt xem mỗi năm, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng từ tiền quảng cáo Để đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước,
12