1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận vấn đề học thêm tiếng anh của sinh viên

49 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Học Thêm Tiếng Anh Của Sinh Viên
Tác giả Thái Đào Minh Thư, Đỗ Thị Thùy, Đoàn Phương Kiều Trinh, Châu Ngọc Trâm, Phạm Hữu Xuân Thọ, Nguyễn Thị Thu Thảo, Bùi Thị Hà Thanh
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Văn Cang
Trường học Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Thống Kê Kinh Doanh Và Kinh Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Da Nang
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 4,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU (4)
    • 1. Lý do chọn đề tài (4)
    • 2. Mục đích nghiên cứu (5)
    • 3. Bối cảnh nghiên cứu (5)
  • CHƯƠNG II. PHẦN NỘI DUNG (7)
    • 1. Phương pháp nghiên cứu (7)
      • 1.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (7)
      • 1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (7)
      • 1.3. Phương pháp phân tích (7)
    • 2. Cấu trúc bảng hỏi (7)
      • 2.1. Cấu trúc bảng hỏi gồm 4 phần (7)
        • 2.1.1. Phần mở đầu (7)
        • 2.1.2. Phần thông tin cá nhân (8)
        • 2.1.3. Phần chính (8)
        • 2.1.4. Phần kết thúc (9)
      • 2.2. Xác định câu hỏi định tính, định lượng (9)
        • 2.2.1. Câu hỏi định tính (9)
        • 2.2.2. Câu hỏi định lượng (10)
    • 3. Kết quả nghiên cứu (12)
      • 3.1. Thống kê mô tả (12)
        • 3.1.1. Mô tả thống kê theo biến định lượng (12)
        • 3.1.2. Mô tả thống kê theo biến định tính (17)
        • 3.1.3. Mô tả bảng phân phối theo 2 biến kết hợp (34)
        • 3.1.4. Mô tả liên hệ giữa 2 biến định lượng (Pearson và Spearman) (35)
      • 3.2. Ước lượng thống kê (38)
        • 3.2.1. Ước lượng khoảng tin cậy của số trung bình tổng thể (38)
        • 3.2.2. Ước lượng khoảng của Tỉ lệ tổng thể (0)
        • 3.2.3. Ước lượng sự khác biệt giữa trung bình hai tồng thể (41)
      • 3.3. Kiểm định thống kê (43)
        • 3.3.1. Kiểm định phi tham số (43)
  • CHƯƠNG III. KẾT LUẬN (46)
    • 1. Kết quả đạt được (46)
    • 2. Ý nghĩa (47)
    • 3. Hạn chế của đề tài (47)
    • 4. Hướng phát triển của đề tài (48)

Nội dung

Trình độTiếng Anh càng cao giúp sinh viên có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ratrường ,biết thêm một thứ ngoại ngữ là điểm cộng trong mắt các nhà tuyểndụng, một người giỏi Tiếng Anh ch

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trong thời buổi hiện nay, nước ta đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới và việc bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu đang diễn ra ngày ngày mạnh mẽ Cùng với đó là sự giao thoa về văn hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Đặc biệt là ngôn ngữ Anh - ngôn ngữ khá phổ biến, là cầu nối kết nối mọi người ở các quốc gia trên thế giới, công cụ giúp những người không cùng quốc gia dễ dàng giao tiếp, trở nên hiểu nhau, gần gũi với nhau hơn trong học tập và làm việc, từ đó giúp quá trình toàn cầu hóa diễn ra tốt đẹp.

Chính vì thế, giá trị của ngôn ngữ Tiếng Anh đối với con người ngày càng tăng lên, nhất là thế hệ trẻ, nhu cầu sử dụng Tiếng Anh trở nên phổ biến rộng khắp thế giới và trong nhiều lĩnh vực Vì vậy, ngành giáo dục đặc biệt quan tâm đến môn học này, trình độ Tiếng Anh của sinh viên là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo và mặt bằng chung của nguồn nhân lực trên thị trường Học Tiếng Anh giúp sinh viên tiếp nhận, tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, tạo tinh thần năng động và tự tin hơn trong giao tiếp, cải thiện tầm nhìn và bắt kịp xu hướng của thời đại Học Tiếng Anh còn giúp sinh viên mở rộng hiểu biết về văn hóa của nước này, điều này cũng khá thuận lợi đối với một số sinh viên có ý định đi du học ở đây Trình độ Tiếng Anh càng cao giúp sinh viên có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường ,biết thêm một thứ ngoại ngữ là điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng, một người giỏi Tiếng Anh chắc chắn sẽ có nhiều ưu thế và được đánh giá cao hơn so với người chỉ giỏi chuyên môn đơn thuần Sinh viên có khả năng nói Tiếng Anh tốt giúp tăng khả năng làm việc với đối tác nước ngoài trong tương lai, từ đó tạo nên nguồn kinh tế ổn định, có vị trí nhất định trong xã hội và ảnh hưởng tích cực cho bản thân Nên việc nghiên cứu tình hình học Tiếng Anh của sinh viên là khá quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi đối tượng. Ngoài những sinh viên hiểu được tầm quan trọng của Tiếng Anh, có khả năng tiếp thu bài học bằng Tiếng Anh tốt, tự tin giao tiếp với bạn bè quốc tế thì còn rất nhiều sinh viên khá là e ngại trong việc đó Khi học với giáo viên bản xứ, rất ít sinh viên nắm rõ và hiểu được bài học, khá tự ti khi giao tiếp với người nước ngoài, việc này phần nào ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên trong tương lai.

Too long to read on your phone? Save to read later on your computer

Vì vậy, nhóm 5 với đề tài: Khảo sát tình hình học thêm Tiếng Anh của sinh viên với mục đích nắm rõ được tình hình học Tiếng anh của đối tượng sinh viên hiện nay, từ đó đề ra được các giải pháp tối ưu, nâng cao chất lượng giảng dạy để đạt được kết quả tốt nhất.

Mục đích nghiên cứu

+ Khảo sát về nhu cầu học Tiếng Anh hiện nay của sinh viên.

+ Đánh giá và xem xét mối quan hệ giữa thời gian học Tiếng Anh và trình độ Tiếng Anh có mối quan hệ gì với nhau hay không?

+ Các yếu tố ảnh hưởng và các lý do dẫn đến trình độ và khả năng nói Tiếng Anh của nhiều sinh viên còn thấp.

+ Rút ra nhận xét chung và đề ra các giải pháp khắc phục các khó khăn mà sinh viên còn gặp phải khi học Tiếng Anh.

+ Khảo sát về nhu cầu học Tiếng anh của sinh viên trên địa bàn Đà Nẵng

+ Đưa ra cái nhìn tổng quát về trình độ Tiếng Anh của sinh viên + Khảo sát tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh đối với sinh viên và các khó khăn của họ khi học ngôn ngữ này.

+ Rút ra nhận xét và đề xuất giải pháp cho các trường hợp

Bối cảnh nghiên cứu

- Quan điểm việc học tiếng Anh hiện nay:

Tiếng Anh ngày nay đã trở thành ngôn ngữ và là phương tiện có tầm quan trọng nhất hiện nay Nó được ví von như chiếc chìa khóa thần kỳ mở ra một cánh cửa với hàng ngàn cơ hội: tìm được một việc làm tốt hơn, đi du học, đi làm tại nước ngoài hay thoải mái giao tiếp với các quốc gia sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trên thế giới, kết bạn và giao lưu với bạn bè quốc tế … Vì vậy, rất nhiều người đã không ngừng cố gắng để có thể đạt được những kết quả tốt và minh chứng cho thành công đạt được đó chính là những tấm bằng, chứng chỉ tiếng anh trên tay

- Khái niệm các chứng chỉ tiếng Anh:

Chứng chỉ tiếng anh chính là chứng nhận do một tổ chức có thẩm quyền cấp dựa Chứng chỉ tiếng anh được cấp cho mỗi cá nhân dựa trên kết quả đánh giá các kì thi tuyển tiếng anh sau một thời gian huấn luyện và đào tạo Mỗi chứng chỉ sẽ có khoảng thời hạn giá trị và mức độ ảnh hưởng, được chấp nhận khác nhau tùy thuộc vào từng tổ chức Hiện nay, có rất nhiều loại chứng chỉ Tiếng Anh như IELTS, TOEIC, TOEFL,

- Vai trò việc học Tiếng Anh:

Việc học thêm Tiếng Anh không chỉ phục vụ trực tiếp trong công việc mà còn giúp chúng ta tiếp thu một nền văn hóa mới, mở rộng các mối quan hệ

“ngôn ngữ mới- bạn bè mới’’, cơ hội phát triển bản thân trên đa lĩnh vực, Trình độ Tiếng Anh cũng được xem là thước đo, tiêu chí mà nhiều nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá năng lực của các ứng viên Bên cạnh đó, học tiếng Anh giúp ta rèn luyện trí não, tăng cường tính kỷ luật, tự tin hơn,

=> Chính vì những nguyên nhân đó, việc nghiên cứu về nhu cầu học Tiếng Anh để cung cấp kịp thời nguồn lực và đáp ứng nhu cầu của xã hội là vô cùng cần thiết và cấp bách Bài nghiên cứu hướng đến một số vấn đề như: so sánh tình hình thực tế giữa tự học, học gián tiếp (qua các kênh giải trí như điện ảnh, âm nhạc, ); xác định mức phí phù hợp với từng nhóm đối tượng; mức yêu cầu đầu ra Tiếng Anh tối thiểu là bao nhiêu để phù hợp với thị trường,

PHẦN NỘI DUNG

Phương pháp nghiên cứu

1.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng là sinh viên đã và đang có nhu cầu học Tiếng Anh từ các trường Đại học/ Cao Đẳng trên địa bàn Đà Nẵng

- Thời gian khảo sát: Tháng 10/2023

1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Hình thức thống kê chọn mẫu.

- Phương pháp điều tra: lập phiếu khảo sát thông qua bản câu hỏi.

- Tiến hành làm biểu mẫu khảo sát online bằng google form, lấy link gửi đi nhận kết quả khảo sát qua email.

- Lấy kết quả 121 sinh viên tham gia khảo sát.

Cấu trúc bảng hỏi

2.1 Cấu trúc bảng hỏi gồm 4 phần

- Giới thiệu sơ lược về nhóm

- Trình bày mục tiêu khảo sát: Đưa ra mục tiêu cụ thể của việc khảo sát

"Nhu cầu học Tiếng Anh của sinh viên".

- Mục đích nghiên cứu: Trình bày lý do tại sao việc khảo sát nhu cầu học tiếng Anh là quan trọng và cần thiết, giới thiệu các vai trò của tiếng Anh trong cuộc sống hiện nay.

- Sự đảm bảo về quyền riêng tư: Đảm bảo rằng các thông tin được cung cấp trong bản khảo sát sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Chúng mình là sinh viên nhóm 5 của học phần Thống kê kinh doanh và kinh tế Với đề tài nghiên cứu "Nhu cầu học Tiếng Anh của sinh viên", chúng mình mong muốn tìm hiểu, phân tích và hỗ trợ, đưa ra các giải pháp giúp mọi người định hướng và có cái nhìn tổng quan về vai trò của Tiếng Anh trong cuộc sống hiện nay Mọi thông tin của người được khảo sát hoàn toàn được giữ bí mật nên các bạn yên tâm nhé!

2.1.2 Phần thông tin cá nhân

- Sử dụng câu hỏi định danh để xác định danh tính, thông tin cụ thể, chi tiết riêng biệt của các sinh viên

- Xác định mức độ xác thực của người được khảo sát:

+ Họ và tên bạn là gì?

+ Bạn là sinh viên năm mấy?

- Bao gồm các câu hỏi đặc thù liên quan đến nhu cầu học Tiếng Anh để thu thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu

+ Bạn có nhu cầu học thêm Tiếng Anh không?

+ Nếu bạn đang học thêm Tiếng Anh, chương trình bạn đang theo học là gì? ( chứng chỉ -> chứng chỉ đang học?) ?

- Nội dung câu hỏi được sắp xếp logic, theo trình tự từ cảm nhận của bản thân đến mong muốn đạt được, tạo hứng thú cho người được khảo sát để thu thập thông tin hiệu quả

+ Bạn cảm thấy Tiếng Anh là môn học như thế nào?

+ Bạn có nghĩ Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc mà mỗi sinh viên cần có?

+ Bạn thấy mình cần trau dồi kỹ năng nào?

+ Mục đích học Tiếng Anh của bạn là gì?

+ Hình thức học thêm Tiếng Anh của bạn?

+ Bạn thấy 1 lớp học Tiếng Anh có bao nhiêu người là hợp lý? + Bạn mong muốn được học giáo viên bản ngữ hay người Việt Nam? + Khả năng chi tiền cho việc học?

+ Một ngày dành bao nhiêu thời gian cho việc học Tiếng Anh? Lượng từ vựng Tiếng Anh bạn có thể học trong 1 ngày?

+ Đâu là những phương pháp bạn đã từng thử để nâng cao trình độ Tiếng Anh của bản thân?

+ Bạn gặp khó khăn gì khi học TA?

+ Theo bạn mất bao lâu để thành thạo Tiếng Anh?

- Câu hỏi phân loại từ chung đến riêng, có thang đo tự đánh giá

+ Điểm Tiếng Anh cuối kỳ của bạn là bao nhiêu?

+ Bạn tự đánh giá trình độ Tiếng Anh của bạn ở band nào?

+ Theo thang đo từ 1 - 5, đánh giá mức độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài?

- Đưa ra các phân tích chi tiết về các kết quả thu được từ khảo sát, như đánh giá mức độ nhu cầu học Tiếng Anh của người được khảo sát, xác định những khóa cạnh mà sinh viên quan tâm nhiều nhất, những khía cạnh mà họ cần nâng cao.

- Kết thúc cuộc khảo sát bằng việc hỏi ý kiến và suy nghĩ của người được khảo sát về việc Tiếng Anh, giúp người được khảo sát tập trung và định hình lại mục tiêu của mình, đồng thời mang đến thông tin quan trọng cho kết quả nghiên cứu.

+ Bạn nghĩ học thêm Tiếng Anh bây giờ là điều…?

+ Bạn nghĩ tại sao mình chưa thực sự giỏi Tiếng Anh ?

+ Theo bạn, vai trò thực tế của Tiếng Anh trong đời sống thực tế cá nhân của bạn chiếm bao nhiêu phần trăm?

- Lời cảm ơn và lời chúc của nhóm

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian điền khảo sát Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công trên con đường học tập!

2.2 Xác định câu hỏi định tính, định lượng

- Mục đích: Câu hỏi định tính được sử dụng để thu thập thông tin về ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm của đối tượng được khảo sát Thông tin thu thập được từ câu hỏi định tính thường mang tính chủ quan, không thể đo lường, thống kê được.

- Tác dụng: Câu hỏi định tính có tác dụng giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về đối tượng được khảo sát đánh giá cảm nhận và ý kiến của các cá nhân về việc học tiếng Anh, như đánh giá về chất lượng, hứng thú, khó khăn, tiến bộ hay hiệu quả của việc học thêm môn tiếng Anh Từ đó có thể đưa ra những đánh giá, phân tích chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.

- Ý nghĩa của câu hỏi định tính trong khảo sát tình hình học thêm môn Tiếng Anh:

+ Ý kiến, quan điểm của sinh viên về việc học thêm môn tiếng anh: Câu hỏi định tính được sử dụng để thu thập thông tin về ý kiến, quan điểm của sinh viên về việc học thêm môn Tiếng Anh như:

● Bạn cảm thấy Tiếng Anh là môn học như thế nào?

● Bạn có nghĩ Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc mà mỗi sinh viên cần có?

● Mục đích học Tiếng Anh của bạn là gì?

+ Suy nghĩ, cảm xúc của sinh viên về việc học thêm môn tiếng anh: Câu hỏi định tính cũng được sử dụng để thu thập thông tin về suy nghĩ, cảm xúc của sinh viên về việc học thêm môn Tiếng Anh như:

● Bạn gặp khó khăn gì khi học TA?

+ Trải nghiệm của sinh viên về việc học thêm môn tiếng anh: Câu hỏi định tính được sử dụng để thu thập thông tin về trải nghiệm của sinh viên về việc học thêm môn Tiếng Anh như:

● Nếu bạn đang học thêm Tiếng Anh, chương trình bạn đang theo học là gì?

● Chứng chỉ bạn đang học là gì?

● Hình thức học thêm Tiếng Anh của bạn?

- Mục đích của câu hỏi định lượng: Câu hỏi định lượng được sử dụng để thu thập thông tin về các thuộc tính, đặc điểm của đối tượng được khảo sát dưới dạng số liệu Thông tin thu thập được từ câu hỏi định lượng thường mang tính khách quan, có thể đo lường, thống kê được.

- Tác dụng của câu hỏi định lượng: Câu hỏi định lượng có tác dụng giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về các thuộc tính, đặc điểm của đối tượng được khảo sát, từ đó có thể đưa ra những đánh giá, phân tích chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.

- Ý nghĩa của câu hỏi định lượng trong khảo sát tình hình học thêm môn Tiếng Anh:

+ Tần suất, mức độ : Các câu hỏi này giúp đánh giá xem việc học thêm tiếng Anh có mang lại lợi ích và hiệu quả cho sinh viên hay không? Việc thực hiện khảo sát nhu cầu học tiếng Anh cần sự tùy chỉnh và phù hợp với mục đích cụ thể, để đảm bảo rằng dữ liệu thu thập được mang lại thông tin hữu ích và cần thiết để phát triển các chương trình học tập tiếng Anh hiệu quả

● Bạn thấy 1 lớp học Tiếng Anh có bao nhiêu người là hợp lý?

● Khả năng chi tiền cho việc học?

● Một ngày dành bao nhiêu thời gian cho việc học Tiếng Anh?

● Lượng từ vựng Tiếng Anh bạn có thể học trong 1 ngày?

● Theo bạn mất bao lâu để thành thạo Tiếng Anh?

●Điểm Tiếng anh cuối kỳ của bạn là bao nhiêu?

●Số buổi học Tiếng Anh trong một tuần của bạn?

Kết quả nghiên cứu

3.1.1 Mô tả thống kê theo biến định lượng

1) Điểm thi Tiếng Anh cuối kỳ của sinh viên Điểm TA cuối kì

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

- Điểm thi trung bình của 121 sinh viên là 7.8 điểm

- Sinh viên đạt từ điểm 7 trở lên trong bài kiểm tra Tiếng Anh chiếm 84.4% Điều này cho thấy phần lớn sinh viên đạt được điểm cao trong bài kiểm tra cuối kỳ Trong đó điểm 8 và điểm 9 chiếm phần trăm khá cao (59.6%)

- Bên cạnh đó cũng có 1.7 % sinh viên đạt điểm dưới trung bình

2) Số tiền chi cho việc học tiếng anh trong mỗi tháng

Bạn chi bao nhiêu tiền học TA mỗi tháng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

- Phần lớn sinh viên (52.9%) chọn mức chi phí thấp nhất là 500.000 VNĐ. Điều này có thể phản ánh một sự ưu tiên về mức chi phí học phải hợp lý và tiết kiệm.

- Một số sinh viên (8.3%) chi trên mức trung bình, với chi phí học là 1.500.000 VNĐ Điều này có thể là do họ đánh giá cao chất lượng và sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có trải nghiệm học tốt hơn.

- Số lượng sinh viên chi tiêu ở mức trung bình (700.000 VNĐ và 1.000.000 VNĐ) chiếm một phần đáng kể, cho thấy sự cân nhắc hợp lý giữa chất lượng và chi phí.

3) Vai trò của Tiếng Anh chiếm bao nhiêu % trong đời sống

Vai trò của Tiếng Anh chiếm bao nhiêu % trong đời sống

- Tiếng Anh hiện nay rất quan trọng, đa số sinh viên cho rằng Tiếng Anh có vai trò quan trọng trong đời sống (80,9% sinh viên cho rằng Tiếng Anh đóng 50%, 75% trong đời sống của họ)

- Chỉ có 0,8% cảm thấy Tiếng Anh không ứng dụng vào đời sống.

4) Thống kê thu nhập mỗi tháng

Thu nhập mỗi tháng là bao nhiêu?

- Phần lớn sinh viên có thu nhập 2-4 triệu (71.1%) Đây là nhóm đa số, cho thấy họ đang có mức thu nhập trung bình Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho chi phí sinh hoạt và giáo dục.

- Sinh viên với thu nhập 4 triệu chiếm ít nhất 14%: Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ, nhóm này có thể đang có điều kiện tài chính tốt hơn so với phần lớn sinh viên.

5) Mỗi tuần bạn học thêm Tiếng Anh bao nhiêu buổi?

Mỗi tuần bạn học bao nhiêu buổi

- Đa số sinh viên dành ra mỗi tuần khoảng 3 – 4 buổi để học Tiếng Anh (28,9%, 28,1%)

- Số lượng sinh viên chỉ dành 1 hoặc 2 buổi học mỗi tuần cũng đáng kể (22,3%).

- Sinh viên dành 7 buổi 1 tuần để học Tiếng Anh chỉ chiếm 3,3%.

3.1.2 Mô tả thống kê theo biến định tính

Giới tính Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Nhận xét: Số lượng sinh viên nam và nữ tham gia khảo sát tương đối bằng nhau, điều này giúp cho cuộc khảo sát có tính khách quan hơn Việc có sự cân bằng giới tính trong mẫu khảo sát có thể giảm thiểu sự thiên lệch và đảm bảo rằng ý kiến của cả hai giới được đại diện một cách công bằng Điều này có thể làm cho kết quả khảo sát phản ánh chính xác hơn cái nhìn tổng thể của cộng đồng.

2) Thời gian học Tiếng Anh mỗi ngày

Thời gian học mỗi ngày

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

- Lớp học Tiếng Anh có một phân phối đa dạng về thời gian học hàng ngày.

- Đa số sinh viên (61.2%) dành từ 1-3 giờ mỗi ngày cho môn học này.

- Mặc dù có một tỷ lệ rất nhỏ (0.8%) sinh viên dành nhiều thời gian hơn (5 giờ mỗi ngày) để học.

- Tổng thể, có vẻ như sinh viên đang chủ động và có sự linh hoạt trong cách họ tiếp cận môn học Tiếng Anh.

3) Hình thức học thêm Tiếng Anh

Hình thức học thêm TA

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Tự học theo tài liệu trên mạng

- Tỉ lệ sinh viên chọn học ở trung tâm và tự học theo tài liệu trên mạng khá ngang bằng nhau (43.8% và 50.4%) Điều này cho thấy sự linh hoạt trong cách sinh viên tiếp cận quá trình học tập, có người chọn hỗ trợ từ trung tâm và người tự quản lý học tập thông qua tài liệu trực tuyến.

- Chỉ một bộ phận nhỏ sinh viên chọn học gia sư (5.8%)

4) Kĩ năng cần trau dồi nhất của sinh viên

Bạn cần trau dồi kĩ năng gì

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

- Từ biểu đồ trên ta thấy sinh viên đa số còn yếu và cần trau dồi kĩ năng Nghe (32.3%) và Nói (52.9%)

- Một phần nhỏ sinh viên thì yếu và cần trau dồi khả năng Đọc (7.4%) và Viết (7.4%).

5) Trình độ Tiếng Anh của sinh viên

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Nhận xét: Nhìn chung, trình độ tiếng anh của đa số sinh viên ở mức B1 chiếm

37%, tiếp đến là trình độ A2 chiếm 27,6% Trình độ tiếng anh chiếm tỉ lệ thấp nhất là B2 chỉ chiếm 12,6%.

6) Số lượng học viên hợp lí trong một lớp học

Lớp học bao nhiêu người

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

- Đa số sinh viên (62.2%) đánh giá rằng lớp học có kích thước từ 5-15 người là môi trường học tập hiệu quả nhất Điều này có thể cho thấy sự ưa chuộng của sinh viên đối với lớp học nhỏ, nơi họ có thể tận dụng tốt hơn sự tương tác cá nhân và nhận sự chú ý đặc biệt từ giáo viên.

- Lựa chọn thứ hai phổ biến là lớp học có 1-5 người, chiếm 24.4% Điều này có thể chỉ ra rằng có một số sinh viên muốn sự tập trung cao và tương tác cá nhân tối đa trong quá trình học.

- Ngược lại, lớp học có kích thước từ 15-30 người chỉ chiếm 12.6%, đây là lựa chọn ít được ưa chuộng nhất Điều này có thể là do một số sinh viên cảm thấy khó khăn trong việc tương tác và nhận sự chú ý cá nhân trong lớp học lớn.

7) Số lượng từ vựng Tiếng Anh học trong một ngày

Lượng từ vựng học mỗi ngày

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

- Có một phần lớn sinh viên (44.1%) chọn học từ 10 đến 20 từ vựng mỗi ngày, đây là tỉ lệ cao nhất trong tổng số Điều này có thể cho thấy họ giữ một lịch trình học tập khá cân đối và thực hiện một mức độ học vựng ổn định hàng ngày.

- sinh viên học dưới 10 từ mỗi ngày chiếm 34.6%, điều này cho thấy rằng một phần đáng kể số sinh viên không đầu tư quá nhiều thời gian vào việc học vựng hàng ngày.

- Một số sinh viên (dưới 20%) có khả năng học từ 20 đến trên 50 từ mỗi ngày.

8) Học thêm Tiếng Anh có cần thiết không?

Học thêm TA có cần thiết Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Nhận xét: Đa số sinh viên nhận thấy rằng việc học thêm Tiếng Anh rất cần thiết

(80,2%) Như vậy có thể thấy sinh viên hầu như cảm nhận được tầm quan trọng của Tiếng Anh.

9) Mục đích học thêm Tiếng Anh

Mục đích của việc học thêm TA Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Phục vụ cho công việc 50 41.3 41.3 52.1 Phục vụ cho việc học tập hoặc thi cử ở trường 58 47.9 47.9 100.0

- Mục đích chính của việc học thêm Tiếng Anh của đa số sinh viên là phục vụ cho việc học tập, thi cử ở trường (47,9%) và phục vụ công việc (41,3%)

- Chỉ một số ít sinh viên học Tiếng Anh để đi du học (7,4%) và do sở thích cá nhân (3,3%)

10) Mức độ tự tin của sinh viên khi giao tiếp với người nước ngoài.

Mức độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Valid Hoàn toàn không tự tin 31 25,6 25,6 25,6

- Tỉ lệ rất tự tin và tự tin giao tiếp với người nước ngoài chiếm tỉ lệ rất ít, chưa tới 10%, cụ thể là rất tự tin (3.3%) và tự tin (5%)

- Mức độ bình thường chiếm tỉ lệ lớn nhất là 46%.

- Và số còn lại là không tự tin chiếm 34%, hoàn toàn không tự tin chiếm 31%

11) Thời gian để thành thạo Tiếng anh

Thời gian để thành thạo TA

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Ngày đăng: 04/06/2024, 10:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3) Hình thức học thêm Tiếng Anh - tiểu luận vấn đề học thêm tiếng anh của sinh viên
3 Hình thức học thêm Tiếng Anh (Trang 19)
Hình thức học thêm TA - tiểu luận vấn đề học thêm tiếng anh của sinh viên
Hình th ức học thêm TA (Trang 19)
1) Bảng phân phối kết hợp (bảng chéo) giữa Thời gian học mỗi ngày và  điểm Tiếng Anh cuối kỳ - tiểu luận vấn đề học thêm tiếng anh của sinh viên
1 Bảng phân phối kết hợp (bảng chéo) giữa Thời gian học mỗi ngày và điểm Tiếng Anh cuối kỳ (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w