1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

lvts 2012 kiến trúc làng nghề gốm bầu trúc trong chiến lược xây dựng nông thôn mới tỉnh ninh thuận

161 2 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến trúc làng nghề gốm Bầu Trúc trong chiến lược xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Thuận
Tác giả Dương Thị Anh Thảo
Người hướng dẫn PGS.TS.KTS Nguyễn Khởi
Trường học Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kiến trúc
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc
Năm xuất bản 2012
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 4,38 MB

Cấu trúc

  • 1. Đặt vấn đề (0)
  • 2. Lịch sử vấn đề (15)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (18)
  • 4. Giới hạn nghiên cứu (19)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ GỐM BẦU TRÚC-NINH THUẬN (20)
    • 1.1. Khái quát về làng nghề gốm Bầu Trúc – Ninh Thuận (20)
      • 1.1.1. Tên gọi, địa danh (20)
      • 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề gốm Bầu Trúc (20)
      • 1.1.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội (21)
        • 1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên (21)
        • 1.1.3.2. Điều kiện xã hội (22)
      • 1.1.4. Đời sống và hoạt động sản xuất (23)
        • 1.1.4.1. Đời sống kinh tế (23)
        • 1.1.4.2. Đời sống văn hóa (23)
        • 1.1.4.3. Đời sống xã hội và tổ chức cộng đồng (24)
        • 1.1.4.4. Đời sống tín ngưỡng, phong tục tập quán (25)
        • 1.1.4.5. Hoạt động sản xuất gốm (26)
    • 1.2. Thực trạng làng nghề gốm Bầu Trúc trong quá trình đô thị hóa (27)
      • 1.2.1. Thực trạng môi trường làng nghề (27)
        • 1.2.1.1. Môi trường sản xuất (27)
        • 1.2.1.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (28)
      • 1.2.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan làng nghề (30)
      • 1.2.3. Thực trạng kiến trúc làng nghề (31)
        • 1.2.3.1. Cấu trúc không gian làng nghề (31)
        • 1.2.3.2. Kiến trúc công trình công cộng (31)
        • 1.2.3.3. Kiến trúc nhà ở (33)
        • 1.2.3.4. Không gian sản xuất (35)
    • 1.3. Những giá trị đặc trưng của làng nghề gốm Bầu Trúc (36)
      • 1.3.1. Giá trị lịch sử (36)
      • 1.3.2. Giá trị nghệ thuật (37)
      • 1.3.3. Giá trị kiến trúc (38)
      • 1.3.4. Giá trị văn hóa – xã hội (38)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN, CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC LÀNG NGHỀ GỐM BẦU TRÚC TRONG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH NINH THUẬN (43)
    • 2.1. Vai trò và tiềm năng phát triển làng nghề gốm Bầu Trúc (43)
      • 2.1.1. Vai trò làng nghề gốm Bầu Trúc trong chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội Tỉnh Ninh Thuận (43)
      • 2.1.2. Đánh giá tiềm năng phát triển làng nghề (Xem bảng 2.1) (44)
        • 2.1.2.1. Những điểm mạnh nổi bật (S – Strengths) (44)
        • 2.1.2.2. Những điểm yếu chính (W – Weaknesses) (44)
        • 2.1.2.3. Cơ hội phát triển (O – Opportunities) (45)
        • 2.1.2.4. Nguy cơ đối với sự phát triển (T – Threats) (46)
    • 2.2. Phương hướng phát triển làng nghề (47)
      • 2.2.1. Phương hướng phát triển làng nghề (47)
        • 2.2.1.1. Phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới (47)
        • 2.2.1.2. Phát triển làng nghề gắn với du lịch (49)
      • 2.2.2. Tổng quan các dự án phát triển làng nghề (50)
        • 2.2.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm (50)
        • 2.2.2.2. Đề án phát triển ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 (51)
      • 2.3.1. Các yếu tố khách quan (52)
        • 2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên và khí hậu (52)
        • 2.3.1.2. Yếu tố Văn hóa – Xã hội (52)
        • 2.3.1.3. Tập quán trong cư trú và sản xuất (53)
        • 2.3.1.4. Yếu tố kinh tế thị trường (53)
        • 2.3.1.5. Yếu tố vốn cho sản xuất (54)
        • 2.3.1.6. Chính sách và vai trò của các cơ quan chức năng (54)
      • 2.3.2. Các yếu tố chủ quan (55)
        • 2.3.2.1. Con người và kỹ thuật (55)
        • 2.3.2.2. Trang thiết bị và không gian sản xuất (55)
        • 2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng và nguồn nguyên vật liệu (56)
        • 2.3.2.4. Quy chế và tâm lý làng nghề (56)
    • 2.4. Vấn đề bảo tồn, cải tạo và phát triển kiến trúc làng nghề gốm Bầu Trúc (57)
      • 2.4.1. Vấn đề bảo tồn các giá trị của làng nghề và biện pháp kỹ thuật trong công tác bảo tồn (57)
      • 2.4.2. Vấn đề cải tạo môi trường làng nghề (60)
      • 2.4.3. Vấn đề cải tạo kiến trúc cảnh quan làng nghề (61)
      • 2.4.4. Vấn đề cải tạo kiến trúc làng nghề (61)
      • 2.4.5. Vấn đề về phát triển bền vững làng nghề truyền thống (62)
      • 2.4.6. Vấn đề phát triển đô thị và nông thôn (63)
    • 2.5. Các quan điểm du lịch văn hóa phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch làng nghề Tỉnh Ninh Thuận (64)
      • 2.5.1. Khái niệm du lịch văn hóa (64)
      • 2.5.2. Thực trạng và nhu cầu du lịch văn hóa Tỉnh Ninh Thuận (65)
      • 2.5.3. Tiềm năng và khả năng liên kết du lịch văn hóa giữa các tuyến điểm du lịch (65)
    • 2.6. Một số kinh nghiệm về cải tạo và phát triển làng nghề truyền thống (68)
      • 2.6.1. Kinh nghiệm nước ngoài (68)
        • 2.6.1.1. Kinh nghiệm Borsarng – Sankampaeng (Chiang Mai – Thái Lan) (68)
        • 2.6.1.2. Kinh nghiệm làng Nagan (Such’on - Cholla – Hàn Quốc) (69)
      • 2.6.2. Kinh nghiệm trong nước (70)
        • 2.6.2.1. Kinh nghiệm làng nghề gốm Bát Tràng (70)
        • 2.6.2.2. Kinh nghiệm làng gốm Thanh Hà – Hội An (71)
    • 2.7. Kết luận Chương II (72)
  • CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC LÀNG NGHỀ GỐM BẦU TRÚC TRONG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH NINH THUẬN (76)
    • 3.1. Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa làng nghề gốm truyền thống Bầu Trúc (76)
      • 3.1.1. Giải pháp bảo tồn bản sắc văn hóa làng nghề (76)
        • 3.1.1.1. Giá trị văn hóa vật thể (76)
        • 3.1.1.2. Giá trị văn hóa phi vật thể (76)
      • 3.1.2. Giải pháp phát triển làng nghề (79)
        • 3.1.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế, sản xuất (79)
        • 3.1.2.2. Giải pháp phát triển làng nghề gắn với dịch vụ - du lịch (82)
    • 3.2. Giải pháp cải tạo môi trường làng nghề gốm Bầu Trúc (84)
      • 3.2.1. Giải pháp cải tạo môi trường sản xuất (84)
      • 3.2.2. Giải pháp cải tạo hạ tầng kỹ thuật làng nghề (85)
    • 3.3. Giải pháp cải tạo kiến trúc cảnh quan làng nghề gốm Bầu Trúc (87)
      • 3.3.1. Giải pháp về cây xanh, mặt nước (87)
      • 3.3.2. Giải pháp về nghệ thuật tạo hình (88)
    • 3.4. Giải pháp về kiến trúc làng nghề gốm bầu Trúc (88)
      • 3.4.1. Giải pháp về cấu trúc không gian làng nghề (89)
      • 3.4.2. Giải pháp về kiến trúc công trình công cộng (90)
      • 3.4.3. Giải pháp cải tạo kiến trúc nhà ở (90)
      • 3.4.4. Giải pháp cải tạo không gian sản xuất (91)
    • 3.5. Kết luận Chương III (92)

Nội dung

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Phân bố dân cư Chăm theo vùng tôn giáo Bảng 2.1 :Ma trận SWOT định hướng chiến lược phát triển làng nghề gốm Bầu Trúc – Ninh ThuậnDANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1

Lịch sử vấn đề

Người Chăm là một dân tộc thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Trong suốt chặng đường lịch sử, dân tộc ấy đã để lại dấu ấn của một nền văn minh độc đáo, đa dạng trên nhiều bình diện Vì vậy, trong những năm qua, vấn đề văn hóa, con người cũng như vương quốc ChămPa được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Tính đến năm 2002, trong cuốn “ChămPa – Tổng mục lục các công trình nghiên cứu”, Nguyễn Hữu Thông và các tác giả ở Phân viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung đã thống kê được 2.278 công trình nghiên cứu về văn hóa, con người và Vương quốc ChămPa [33] Đồng thời qua tác phẩm trên, Lê Duy Đại và các tác giả thuộc Bảo tàng dân tộc học,Viện khoa học xã hội Việt Nam thống kê có hơn

800 công trình nghiên cứu được công bố nhưng phần lớn đều đi vào các lĩnh vực như ngôn ngữ, văn tự, lịch sử, khảo cổ[10] , …

Việc nghiên cứu về ChămPa từ trước đến nay cho thấy quá trình tiến triển theo từng giai đoạn khác nhau Vào thời kỳ đầu, không thể không nhắc đến những công trình của người Pháp – những người đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu về vương quốc ChămPa Có thể lấy cuốn Le royaume du Champa (Vương quốc Champa) của G Maspérolàm ví dụ[45] Bản dịch cuốn sách dày 437 trang đánh máy, chủ yếu nói về lịch sử ChămPa, trong đó có 3 trang (trang 31-33) giới thiệu về kiến trúc, nhưng không đề cập đến nhà ở [10] Bên cạnh đó, còn nhiều công trình nghiên cứu khác nhưng đa phần liên quan đến văn hóa Chăm Một số công trình đề cập đến kiến trúc nhưng chủ yếu là nghiên cứu kỹ thuật, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các đền tháp, còn về kiến trúc và khuôn viên nhà ở truyền thống của người Chăm hầu như bị lãng quên

Trong thời kỳ miền Nam dưới ách thống trị của Mỹ - Ngụy, có nhiều công trình nghiên cứu về ChămPa nhưng hầu hết chỉ tập trung vào vấn đề mẫu hệ, lịch sử…Thời kỳ này có công trình nghiên cứu Nhà người Chăm của Nguyễn Văn Luận với 12 trang, cũng chỉ nêu vài nét sơ lược với hai hình vẽ ngôi nhà (một ở miền Trung, một ở Châu Đốc – An Giang) và một số đặc điểm trong đời sống gia đình của hai nhóm người

Chăm này[10] Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, việc nghiên cứu về người Chăm được chú trọng nhiều hơn với nhiều công trình cụ thể đề cập đến nhà ở truyền thống của người Chăm như Người Chăm ở Thuận Hải, Văn hóa Chăm, Hệ thống cấu trúc làng Chăm Việt Nam, Bước đầu tìm hiểu về nhà cửa của đồng bào Chăm (Cam Pini) vùng Phan Rang – Thuận Hải…Trong các công trình nghiên cứu này, có đồ án tốt nghiệp đại học của Thành Phần về đề tài nhà cửa của đồng bào Chăm (Cam Pini) vùng Phan Rang – Thuận Hải nhưng cũng chỉ dừng lại ở bước đầu tìm hiểu và tập trung nghiên cứu Sang Ye (Nhà Tục) Từ năm 2001 đến năm 2006, được sự tài trợ của chính phủ Vương Quốc Na Uy, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã phục dựng khá đầy đủ khuôn viên truyền thống của người Chăm Ninh thuận cùng với bài nghiên cứu in trong cuốn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – Những ngôi nhà dân gian nhưng chúng chỉ mang tính chất giới thiệu về khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Bên cạnh đó, trong cuốn Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận - Truyền thống và biến đổi do Lê Duy Đại chủ biên, đã phân tích khá đầy đủ, chi tiết về kiến trúc và những biến đổi của ngôi nhà ở Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này cũng chỉ phân tích chung về nhà ở của cộng đồng Chăm Ninh Thuận chứ chưa đi vào khai thác đặc trưng kiến trúc của một làng Chăm nào, nhất là với những làng Chăm có nghề làm gốm truyền thống như Bầu Trúc; những giải pháp mà các tác giả đưa ra cũng chỉ dừng lại ở mức độ bảo tồn làng, khuôn viên nhà truyền thống Chăm, cụ thể phải làm như thế nào thì chưa thấy đề cập đến Ngoài ra, cũng có một đề xuất liên quan nhưng vẫn còn bỏ ngõ “ Nên chăng nhà văn hóa của mỗi làng nên xây dưới dạng một khuôn viên truyền thống; trước mắt nên thực hiện ở hai làng nghề của người Chăm nổi tiếng hiện nay là làng gốm Bầu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp…” [10] Đặc biệt hơn, về nghề và làng nghề gốm cổ truyền Bầu Trúc – một di sản văn hóa quý giá còn lại của người Chăm ở Ninh Thuận, trong những năm qua đã được các nhà khoa học như Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp đề cập trong cuốn Người

Chăm ở Thuận Hải, Sở văn hóa thông tin Thuận Hải xuất bản, 1989; cuốn Văn Hóa

Chăm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991,…nhưng các công trình trên chỉ đề cập đến làng và nghề gốm Chăm một cách sơ lược Mãi đến năm 2000, Sakaya – Trương Văn Món đã nghiên cứu và cho ra đời cuốn Nghề gốm cổ truyền của người Chăm Bầu Trúc – Ninh Thuận[21]; với nội dung chủ yếu mô tả khá tỉ mỉ về quy trình, công cụ, kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp, những nghi lễ, kiêng kỵ trong nghề gốm; những tác động của cơ chế thị trường cũng như đưa ra giải pháp để bảo tồn và phát triển nghề gốm của người Chăm Bầu Trúc Tuy nhiên, giải pháp mà tác giả đã đưa ra chỉ mang tính lý thuyết; phải cải tạo và bảo tồn làng gốm ra sao, kết nối sản xuất với du lịch để phát triển làng nghề như thế nào,,…thì vẫn chưa được giải quyết cụ thể Bên cạnh đó, còn có các bài báo với nội dung liên quan đến làng nghề như bài của Sakaya – Trương Văn Món, Còn đâu hồn cổ của gốm Chăm Bầu Trúc [24], bài đăng trong Tạp chí Xưa & Nay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Số 275 -276, Xuân 2007, trang 27,

28 và 30 với nội dung chính đề cập đến sự tác động của cơ chế thị trường làm phá vỡ hồn cổ gốm Chăm; bài của Phan Quốc Anh, Người chăm có một làng nghề cổ Thư mục chuyên đề văn hóa Chăm, trang 24-25 có nội dung giới thiệu về làng gốm; bài

Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm ở Bầu Trúc – Ninh Thuận [22], được tổng hợp từ công trình nghiên cứu Nghề gốm cổ truyền của người Chăm Bầu Trúc – Ninh Thuận, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin, Hà Nội,

2001 của chính tác giả Sakaya – Trương Văn Món Ngoài những công trình khoa học nói trên còn có nhiều bài báo, tạp chí, phóng sự truyền hình ở trung ương và địa phương cũng giới thiệu về nghề làm gốm của người Chăm làng Bầu Trúc

Mặt khác, trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch đô thị có thể kể đến một số đề tài liên quan đến làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp như:

- Luận văn thạc sĩ với đề tài “Quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ven đô thị Hà Nội (Qua ví dụ làng gốm sứ Bát Tràng)” của KTS Nguyễn

Hà Cương, ĐH Kiến Trúc Tp.HCM, 1999

- Luận văn thạc sĩ với đề tài “Quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Hội An phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch miền Trung” của KTS

Phùng Phú Phong, ĐH Kiến Trúc Tp.HCM, 2004

- Luận văn thạc sĩ với đề tài “Giải pháp cải tạo làng chài Hưng Lương theo định hướng phát triển du lịch thành phố Quy Nhơn” của KTS Mai Lê Ngọc Hà, ĐH

Và còn một số đề tài tốt nghiệp kiến trúc sư khác của trường Đại học Kiến trúc

Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh cũng ít nhiều liên quan đến những vấn đề được giải quyết trong luận văn Đó là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị để giúp tác giả đề ra được những mục tiêu thiết thực cho công trình nghiên cứu của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài “Kiến trúc làng nghề gốm Bầu Trúc trong chiến lược nông thôn mới tỉnh

Ninh Thuận” được nghiên cứu với các mục tiêu tổng quát nhằm xác định công tác bảo tồn, cải tạo và phát triển kiến trúc làng nghề gốm truyền thống Bầu Trúc của người Chăm trong tình hình mới Mục tiêu này được xem xét dựa trên tổng hòa các mối quan hệ giữa các yếu tố nội tại của bản thân làng nghề và giữa làng nghề với các vấn đề trong đô thị, giữa bảo tồn, cải tạo và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại Căn cứ vào đó, mục tiêu cụ thể, xuyên suốt của luận văn được xác định như sau:

- Một là, nhận định đầy đủ thực trạng, vai trò và tiềm năng của làng nghề gốm Bầu Trúc, đồng thời tìm kiếm và xác định được những giá trị cần được bảo tồn, cải tạo và phát triển của làng nghề phục vụ cho chiến lược NTM tỉnh Ninh Thuận

- Hai là, xây dựng những cơ sở khoa học nhằm phục vụ công tác bảo tồn, cải tạo và phát triển làng nghề gắn với định hướng xây dựng NTM bằng con đường du lịch văn hóa

- Ba là, đề xuất được những giải pháp nhằm bảo tồn, cải tạo và phát triển kiến trúc làng nghề gốm Bầu Trúc dựa trên cơ sở khoa học và thực trạng, tiềm năng vốn có của nó.

Giới hạn nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu được đề cập trong khuôn khổ bài luận văn này là kiến trúc làng nghề gốm Bầu Trúc – Ninh Thuận

- Không gian nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi làng nghề gốm truyền thống Bầu Trúc tỉnh Ninh Thuận

- Thời gian nghiên cứu tính từ thời điểm hiện tại đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Phương pháp nghiên cứu

Bằng phương pháp kh ả o sát đ i ề n dã làng gốm Bầu Trúc để thấy được mọi khía cạnh trong đời sống của người Chăm nơi đây như lịch sử, văn hoá, đời sống, sản xuất, kiến trúc, lễ hội…từ đó có giải pháp cải tạo và phát triển làng nghề trong chiến lược xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Thuận

Bên cạnh đó, phương pháp thu th ậ p thông tin từ các nguồn tư liệu giúp ta có cơ sở khoa học vững chắc, những thông tin đầy đủ, chuẩn xác về kinh tế xã hội, lịch sử,văn hóa, quy hoạch – kiến trúc của làng nghề gốm Bầu Trúc và cái nhìn tổng quan mọi khía cạnh của vấn đề nghiên cứu

Phương pháp phân tích, t ổ ng h ợ p các dữ liệu trên cơ sở các phương pháp trên giúp ta nhận định và đánh giá vấn đề, nhằm đưa ra những luận cứ khoa học để giải quyết mục tiêu đề ra.

TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ GỐM BẦU TRÚC-NINH THUẬN

Khái quát về làng nghề gốm Bầu Trúc – Ninh Thuận

Làng Bầu Trúc hay còn gọi là thôn Vĩnh Thuận có tên gốc theo địa danh Chăm là “ Paley Hamu Trok”, có nghĩa là “làng trũng”, nhô ra ở cuối triền sông (palei – làng,

Hamu – ruộng, Trok – cuối hoặc lồi ra) “Paley Hamu Trok” định cư tại một cánh đồng ruộng trũng, đến năm 1964 (năm Giáp Thìn) ở Phan Rang xảy ra trận lũ lớn cuốn trôi tất cả nhà cửa, trâu bò… Vì vậy, người Chăm dời làng đến định cư tại một gò đất cao, cách làng cũ 3km về hướng Bắc, nằm cạnh một hồ nước lớn có nhiều cây Trúc nên gọi là Bầu Trúc (Tanaw Paran) Tuy nhiên, địa danh Bầu Trúc chỉ là tên gọi dân gian mà người Việt dùng để chỉ làng nghề gốm của người Chăm Ninh Thuận, còn tên hành chính là Vĩnh Thuận bắt đầu từ thời Minh Mạng (1832) Theo chiếu của vua ban thì người Chăm buộc phải thay đổi họ tên, địa danh làng xã theo âm Việt để thuận tiện trong việc quản lý hành chính Ngày nay, làng này có ba tên gọi, tên gọi của người Chăm là “ Paley Hamu Trok”; tên của người Việt thường gọi là Bầu Trúc và tên trên giấy tờ hành chính là Vĩnh Thuận Tuy nhiên hiện nay, làng này được biết đến với cái tên Bầu Trúc – làng gốm truyền thống của người Chăm Ninh Thuận.[21]

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề gốm Bầu Trúc

Cũng như bao làng Chăm khác ở Ninh thuận, làng Bầu Trúc có quá trình hình thành và phát triển rất đa dạng phức tạp Người Chăm Bầu Trúc thuộc dòng Chăm vùng núi và biển mà hiện nay họ còn biểu hiện rõ nét trong tục cúng tế tổ tiên dòng núi (atâu cơk) và dòng biển (atâu tathik) Họ nhận mình là cư dân bản địa ở vùng châu thổ Panduranga- ChămPa cổ xưa, định cư ở đồng bằng làm lúa nước Trong suốt thời gian xảy ra giao tranh giữa ChămPa và Đại Việt, nhất là vào thời Minh Mạng, chiến tranh liên miên, làng xóm bị xáo trộn, người Chăm phải ly tán vào rừng núi để lánh nạn Đến thời Tự Đức họ được khoan hồng, lần lượt trở về cư trú tại các vùng đồng bằng, những gò ruộng cao và trồng lúa nước cho đến ngày nay

Tên hành chính của làng Bầu Trúc là Vĩnh Thuận bắt đầu từ thời Minh Mạng

Từ thời Minh Mạng tính đến 1954 (chấm dứt thời Pháp thuộc) thì thôn này có lúc thuộc phủ Bình Thuận, Phủ Ninh Thuận, đạo Phan Rang Từ 1954 – 1975, thời Mỹ - Ngụy bắt đầu từ đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, nền hành chính có sự thay đổi thì thôn Vĩnh Thuận lại thuộc xã Phước Hậu (Phước Hữu), quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận[38] Sau khi thống nhất đất nước (1975), theo chủ trương của Đảng – Nhà nước vào năm 1976 hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận sáp nhập thành tỉnh Thuận Hải thì Bầu Trúc vẫn giữ nguyên tên gọi hành chính là thôn Vĩnh Thuận nhưng lại thuộc huyện An Sơn Đến năm 1992 tỉnh Thuận Hải lại được chia tách thành hai tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận Từ đó đến năm 2000, địa danh hành chính thôn Vĩnh Thuận được đổi thành

“Khu phố 7”, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận và tồn tại cho đến ngày nay

Hiện nay, người Chăm Bầu Trúc tự nhận là con cháu của Po Klong Chan – một quan cận thần của vua Chăm Po Klaong Giarai (1151-1205) Trong tâm thức của cư dân Chăm làng Bầu Trúc, Po Klong Chan không chỉ giúp họ thoát khỏi cảnh lầm than đói khổ, đưa họ đến định cư ở cánh đồng “Hamu Trok” mà còn dạy dân đào đất sét làm gốm Do đó, họ xem Po Klong Chan là tổ sư của nghề gốm, lập đền và tổ chức cúng tế long trọng vào dịp lễ Katê hàng năm(cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch).[21]

1.1.3 Điều kiện tự nhiên và xã hội

1.1.3.1 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý

Thôn Bầu Trúc thuộc khu phố 7, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, nằm cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 9km về hướng Nam Phía Bắc giáp Kinh Nam; Phía Nam giáp thị trấn Phú Quý; Phía Đông giáp quốc lộ 1A (QL1A) và phía Tây giáp tỉnh lộ 703 (TL703).(Hình 1.1a, 1.1b, 1.1c) b Khí hậu

Khí hậu nơi đây chia ra làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 với trữ lượng mưa trung bình hàng năm rất thấp chỉ trên dưới 700mm/năm Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau Số giờ nắng nóng rất cao cho nên nhiệt độ trung bình hàng năm từ 29 – 33 0 C và độ bốc hơi gấp 2 lần lượng mưa, thường gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân; Độ ẩm 80,3%/năm Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 4, có gió mùa Đông Bắc và từ trung tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 10 năm sau có gió Tây Nam Hai ngọn gió trên, hàng năm đem lại nhiều mưa cho các tỉnh trong toàn quốc nhưng đến Ninh Thuận bị chắn bởi các ngọn núi cao xung quanh làm cho ngọn gió yếu dần, tạo khí hậu khô và nóng [38] c Địa chất - Thủy văn

Thôn Bầu Trúc có đồng bằng nằm trọn trong lòng chảo được phù sa bồi tụ hàng năm, hình thành những mỏ đất sét mịn màng có độ dẻo cao, những dãi cát trắng mịn Đó chính là những nguyên liệu chủ yếu tạo thành gốm Chăm Bầu Trúc mà không phải nơi nào ở Ninh Thuận cũng có được Bên cạnh đó, nhờ phù sa bồi tụ mà đất đai nơi đây rất màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp

1.1.3.2 Điều kiện xã hội a Dân cư – Dân số

Theo số liệu điều tra, toàn làng có khoảng 586 hộ, với 450 hộ Chăm và 3.226 nhân khẩu Chăm, còn lại là người Kinh Đất thổ cư có 19 ha, bình quân 144 người/ km 2 Làng có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào Dân số nam trong độ tuổi lao động là 1.052 người, chiếm 38,28% và nữ là 1.052 người, chiếm 42,52% Trong tổng số dân trên có 3 Đảng viên, 30 Đoàn viên, 14 giáo viên cấp I,II; 2 bác sĩ, 2 cán bộ nghiên cứu văn hóa Chăm và 01 đại biểu quốc hội khóa X… [6],[21] b Trình độ văn hóa

Nằm trên địa bàn thôn Bầu Trúc có, 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học Vĩnh Thuận, 01 trung tâm hướng nghiệp Ninh Phước (cấp huyện) và một trường cấp III

An Phước (trường cấp huyện) có 20 phòng học, 1.000 học sinh Đây là điều kiện thuận lợi cho con em làng gốm Bầu Trúc có điều kiện nâng cao trình độ học vấn[6], [21].(Hình 1.2a , 1.2b , 1.2c)

1.1.4 Đời sống và hoạt động sản xuất

Hoạt động kinh tế chủ yếu của làng Chăm Bầu Trúc là làm nông và làm gốm Tuy nhiên, nghề nông thu nhập thấp, chỉ đủ trang trải qua ngày chứ không có số dư tích lũy Vì vậy, để tăng thêm thu nhập trong gia đình, giải quyết thời gian nhàn rỗi trong nông nghiệp, người Chăm Bầu Trúc còn làm gốm Theo thống kê trong toàn làng hiện nay có 80% số hộ gắn bó với nghề gốm truyền thống và chủ yếu do phụ nữ đảm nhận, 20% hộ còn lại do phân công lại lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đổi sang làm dịch vụ thương mại, trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, Nếu nghề nông do đàn ông đảm nhiệm thì nghề gốm do phụ nữ làm là chính Ngoài ra, trong lúc nông nhàn, đàn ông còn giúp phụ nữ làm gốm trong các khâu đào đất sét, tìm nguyên liệu để nung gốm, tiêu thụ gốm trên thị trường[21] (Hình 1.3)

Hiện nay, làng Bầu Trúc đã thành lập được 4 tổ hợp tác sản xuất gốm truyền thống với sự tham gia của 95 hộ, tạo việc làm ổn định cho 350 lao động và thu hút mới

65 lao động Mức sống của người dân địa phương ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, với sự xâm nhập ồ ạt của hàng công nghiệp trong cơ chế thị trường như hiện nay, cần có sự quan tâm cải tạo để phát triển làng nghề một cách hiệu quả[14]

Lễ hội là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Chăm Ninh Thuận nói chung và cư dân Chăm làng Bầu Trúc nói riêng Nó phản ánh toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần, gắn liền với mọi hoạt động của họ trong xã hội Người Chăm có rất nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau, mỗi lễ hội mang một sắc thái riêng và gắn với tín ngưỡng tôn giáo Trong đó, Katê được xem như lễ hội lớn nhất vì nó chính là tấm gương phản chiếu những sinh hoạt của một cộng đồng, là nơi hội tụ di sản văn hóa Chăm đồ sộ mà họ tích lũy được trên chặng đường lịch sử gian truân của mình Bên cạnh đó, còn có một hệ thống lễ nghi liên quan chu kỳ vòng đời con người như lễ cưới, lễ tang, lễ nhập Kut…; các lễ hội như lễ Raja Nagar (lễ hội múa tống ôn đầu năm), lễ Raja Harei (lễ múa ban ngày), lễ Raja Praong (lễ múa lớn); các lễ nghi nông nghiệp…Ngày nay, với chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc của Nhà nước các lễ hội của người Chăm được tổ chức một cách tốt hơn, qui mô hơn, đặc sắc hơn [23],[37] (Hình 1.4a, 1.4b , 1.4c), (Hình 1.5) Đối với người Chăm, làng xóm, nhà cửa, gia đình chính là không gian văn hóa góp phần hình thành môi trường xã hội, đời sống cộng đồng Việc di dời, chuyển đổi, phá vỡ khuôn viên làng xóm, gia đình cũng đồng nghĩa với việc hủy hoại tổ chức xã hội cổ truyền, bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Vì vậy mà người Chăm không bao giờ tách khỏi cộng đồng mà gắn bó, lưu giữ nghề truyền thống Họ định cư theo thị tộc mẫu hệ Mỗi một dãy nhà, mỗi khuôn viên gia đình sống gần nhau thì đều có cùng huyết thống và khi chết nằm chung một nghĩa địa gọi là Kút (người Chăm Bàlamôn)

1.1.4.3 Đời sống xã hội và tổ chức cộng đồng

Nếu như làng (palei) Chăm là đơn vị cư trú cổ truyền mang tàn dư của công xã nông thôn thì gia đình lại là bộ phận hình thành nên đặc trưng ấy Gia đình trong làng (palei) Chăm Bầu Trúc cũng được tổ chức theo hình thái gia đình mẫu hệ Trong mỗi gia đình có đàn bà lớn tuổi đứng đầu gọi là “Po sang” (chủ nhà) Các gia đình có cùng chung một mẹ sinh ra thường bố trí chung nhà cửa trong một khuôn viên, đến khi có kinh tế độc lập thì các gia đình nhỏ tách khỏi gia đình mẹ và tạo thành hình thái tiểu gia đình mẫu hệ (mangawom sit), đây là dạng gia đình được hình thành và phát triển trong những năm gần đây, ngày càng chiếm đa số trong xã hội Chăm; các gia đình chung một dòng họ phía mẹ thường bố trí nhà cửa cùng dãy với nhau Mỗi dòng họ có một tộc trưởng là đàn bà đứng đầu gọi là “akauk gơp” ( ngày nay được thay thế bởi người đàn ông) Nhiệm vụ của trưởng tộc là quản lí các thành viên, giải quyết những vấn đề khuất mắc giữa họ và chăm lo, tổ chức cúng tế những lễ nghi tín ngưỡng liên quan đến tộc họ Mỗi dòng họ trong làng được phân biệt với nhau bằng nghĩa địa Kút của dòng họ mẹ và có riêng một vật thờ tổ gọi là “Chiét atâu” (loại giỏ đan bằng tre hình hộp vuông có nắp đậy, dùng để bỏ y trang, đồ cúng lễ của tổ tiên tộc họ) Các thành viên trong gia đình Chăm có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất nông nghiệp cũng như làm gốm và luôn có sự phân công lao động rõ rệt tùy theo giới tính và độ tuổi Họ sống trên cơ sở bình đẳng, đoàn kết thương yêu và cùng nhau bảo vệ, lưu giữ thuần phong mỹ tục, những giá trị văn hoá của tổ tiên Có thể nói làng xóm (palei) và gia đình người Chăm là mắc xích quan trọng, gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo nên một cơ cấu xã hội cổ truyền bền vững, trở thành cái nôi lưu giữ văn hoá, lễ hội Chăm trong suốt những tháng năm thăng trầm của lịch sử dân tộc [21]

1.1.4.4 Đời sống tín ngưỡng, phong tục tập quán

Thực trạng làng nghề gốm Bầu Trúc trong quá trình đô thị hóa

1.2.1 Thực trạng môi trường làng nghề

Sản xuất gốm hiện nay mang lại hiệu quả kinh tế cao, song mặt trái của nó là gây ô nhiễm môi trường Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm là do quy mô sản xuất nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình; hệ thống xử lý nước thải chưa đầu tư phù hợp; làng nghề xen lẫn khu dân cư; phần lớn các chất thải không được thu gom, xử lý mà xả thẳng vào môi trường Đó là những “thủ phạm” chính làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh tại làng nghề này và tỷ lệ này có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây

Mỗi hộ dân một ngày thu lãi khoảng vài chục đến vài trăm ngàn đồng từ nghề truyền thống nhưng để xây dựng được khu xử lý nước thải phải tốn hàng tỷ đồng Trong khi đó, ngân sách tỉnh chi hỗ trợ phát triển làng nghề hàng năm rất ít Đây là một bài toán khó cần có lời giải đáp hợp lý

- Ảnh hưởng tới môi trường nước: Nước thải từ sinh hoạt và sản xuất không được xử lý mà đổ thẳng vào nguồn tự nhiên nên tại khu vực miệng xả một số ao hồ xảy ra tình trạng ô nhiễm cục bộ (Hình1.7a)

- Ảnh hưởng tới môi trường không khí: Ô nhiễm không khí ở làng nghề thể hiện ở các dạng ô nhiễm do khói bụi, mùi, nhiệt độ Các hộ sản xuất gốm hiện nay sử dụng lò nung lộ thiên với phân trâu bò, rơm rạ, củi khô và nung trực tiếp trong khuôn viên gia đình, gây ra khói bụi mà không hề có hệ thống phòng hộ, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của người dân, khi nung có thể sinh ra khí CO, CO 2 là những khí độc hại và có mùi rất khó chịu Mặt khác, khi nung nhiệt độ có thể lên tới 600-700 0 C làm tăng nhiệt độ không khí ở vùng nung so với những vùng xung quanh gây ô nhiễm nhiệt độ (Hình1.7b)

Ngoài ra, trong làng xe bò vẫn còn được sử dụng làm phương tiện chuyên chở nông sản, chất thải của nó trực tiếp ra mặt đường mà không được xử lý, cộng với ý thức của người dân chưa cao, còn vứt rác bừa bãi ra mặt đường gây ô nhiễm (Hình 1.7c)

1.2.1.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật a Giao thông

• Giao thông đố i ngo ạ i Đuờng bộ : Làng Bầu Trúc nối kết giao thông với bên ngoài qua các tuyến giao thông đối ngoại :

− Quốc lộ 1A là tuyến đường giao thông huyết mạch của quốc gia, kết nối từ làng nghề với thành phố Phan Rang ở phía Bắc và thành phố Phan Thiết về phía Nam, mặt đường kết cấu bê tông nhựa, rộng 12m (Hình 1.8a)

− Tỉnh lộ 703 bắt đầu từ quốc lộ 1A nằm phía Tây làng nghề và chạy dọc theo tuyến đường sắt Bắc Nam nối vào quốc lộ 27 đi Đà Lạt và Đắc Lắc Loại đường nhựa, chiều rộng mặt đường 7,5m (Hình 1.8b) Đường sắt : Phía Tây làng nghề tiếp giáp với đường sắt Bắc Nam

• Giao thông đố i n ộ i : Chiều rộng mặt đường chính từ 5m – 6m, có hè đi bộ ở một số trục đường trong làng nhưng cũng chỉ tạm bợ, chưa chỉn chu, có hệ thống thoát nước nhưng chưa có cây xanh dọc đường Một số đường dẫn vào các ngõ, xóm chưa được trải nhựa, đường ngập nước và lầy lội khi có mưa (Hình 1.8c)

• Công trình đầ u m ố i giao thông : Khu vực làng nghề nói riêng và toàn bộ thị trấn Phước Dân nói chung chưa có công trình đầu mối giao thông đường bộ và hệ thống công trình ngầm quan trọng b Mạng lưới điện

Tất cả các hộ trong làng nghề đã được điện khí hóa Tuy nhiên, đường dây điện dẫn vào từng hộ vẫn còn mang tính chắp vá, đường dây không đảm bảo, nhất là đường xương cá dẫn vào các ngõ, xóm Nhìn chung,việc sử dụng điện mới đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người dân (Hình 1.8d) c Cấp thoát nước

• Hiện trạng cấp nước: Hiện nay, làng nghề Bầu Trúc sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước tại thị trấn Phước Dân có công suất 1.600m 3 /ngày

• Hiện trạng thoát nước khu vực:

− Mạng lưới thoát nước : Hệ thống thoát nước hiện nay tại làng Bầu Trúc là hệ thống thoát nước chung của nước mưa và nước bẩn sinh hoạt Tuy nhiên, hệ thống này còn nhỏ, chưa đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng khác, nước mưa và nước thải sinh hoạt vẫn thoát ra môi trường tự nhiên, chưa qua xử lý Hướng thoát nước chủ yếu ra Kênh Nam, thông ra sông Lu Kênh Nam đồng thời cũng có nhiệm vụ cung cấp nước tưới, sinh hoạt và là nơi tiêu lũ trong địa bàn

− Xử lý nước thải : Nước thải tại khu dân cư một số ít qua xử lý sơ bộ tại bể tự hoại phần lớn vẫn không qua xử lý rồi đổ thẳng vào hệ thống thoát nước chung

Nước thải sau khi được thu gom trong phạm vi làng nghề không qua xử lý đổ trực tiếp vào hướng Kênh Nam

− Hiện trạng ngập lụt: Làng nghề nằm trong vùng đồng bằng trũng, tuy đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng nhưng tình trạng ngập lụt vẫn diễn ra khi mưa lớn d H ệ th ố ng thông tin, liên l ạ c

Hiện nay các dịch vụ viễn thông đã bao phủ quanh làng nghề và hầu hết các hộ trong làng đã kết nối hệ thống điện thoại e C ơ s ở tr ườ ng h ọ c, tr ạ m y t ế

Trên địa bàn làng nghề hiện có một bệnh viện đa khoa huyện Ninh Phước và một trung tâm y tế đóng trên địa bàn thị trấn Phước Dân Làng gốm Bầu Trúc cách các trung tâm y tế này trong phạm vi bán kính 2km

1.2.2 Thực trạng kiến trúc cảnh quan làng nghề

Những giá trị đặc trưng của làng nghề gốm Bầu Trúc

Mỗi một làng nghề đều có lịch sử hình thành và phát triển riêng của nó Theo tài liệu của ngành khảo cổ học, nghề làm gốm của người Chăm có cách đây từ 3.500 - 4.000 năm, ứng với mỗi giai đoạn lịch sử thì gốm Chăm có những đặc điểm khác nhau, do quá trình vận động phát triển và sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài mang lại Chính nhờ những đặc trưng của chúng trong từng thời kỳ lịch sử là cơ sở vững chắc nhất để các nhà khảo cổ khi khai quật sẽ có căn cứ xác định niên đại và dấu ấn của một nền văn minh đã đi qua Nghề và làng nghề gốm Bầu Trúc đã thể hiện quá khứ, bề dày văn hóa của một dân tộc với những con người tài hoa và giàu truyền thống cùng những sản phẩm gốm mang nguyên vẹn giá trị đến hôm nay Bên cạnh đó, tập quán cư trú cùng phong tục tập quán, lễ hội và ngay cả cách làm gốm thủ công truyền thống được các nghệ nhân làng nghề lưu giữ đến ngày nay ít nhiều cũng phản ánh chân dung của một giai đoạn lịch sử nhất định Bởi, những yếu tố đó là minh chứng, là biểu hiện tổng hợp của cách ứng xử, quan niệm cũng như thẫm mỹ của con người đối với tự nhiên

Mặc dù có trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng nghề có lúc thịnh lúc suy nhưng những sản phẩm vật chất và tinh thần của làng gốm Bầu Trúc nói riêng và các làng nghề truyền thống của nước ta nói chung là minh chứng rõ ràng nhất, là dấu ấn của lịch sử còn tồn tại và phát triển đến ngày nay, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới

Gốm Bầu Trúc được làm hoàn toàn bằng tay, thô sơ đến mức tối giản, không có bàn xoay, nung thủ công bằng rơm Để làm các đồ gốm dạng tròn, hầu như tất cả các nơi trên thế giới đều dùng bàn xoay nhưng ở làng Bầu Trúc, khối đất sét được đặt lên hòn kê và nghệ nhân đi xoay tròn giật lùi để làm gốm Sau công đoạn tạo hình, gốm được đem phơi nắng và đốt lộ thiên Khi nung khoảng vài giờ, gốm được lấy ra, phun màu, rồi tiếp tục cho vào nung tiếp Kết quả của việc tạo màu là gốm sẽ có những màu đặc trưng như vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, nâu nên mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, không cái nào giống cái nào[21]

Gốm Bầu Trúc tuy không tinh xảo như gốm Bát Tràng, kiểu dáng không đa dạng như gốm Bình Dương mà ngay cả vẻ thô mộc cũng khác với gốm Phù Lãng, nhưng những sản phẩm gốm với lớp men nướng hòa quyện giữa hai màu nâu đen và đỏ vàng, không đều một cách tự nhiên nhưng tượng trưng cho sự kết nối giữa đất và lửa, mang nhiều ý nghĩa về tâm linh, nét đẹp tinh thần của người dân Chăm, đó cũng chính là yếu tố mang lại tính nghệ thuật cao cho gốm Chăm Bầu Trúc mà ta cần bảo lưu và phát huy trong thời kỳ mới Tuy không sử dụng máy móc hiện đại, nhưng gốm Bàu Trúc nổi tiếng dẻo, bền, đẹp, bề mặt láng mịn, đặc biệt tốt khi đựng thức ăn, nước uống Những đường nét hoa văn được thể hiện trên mỗi sản phẩm gốm không phải lúc nào cũng theo một khuôn khổ giống nhau mà chúng xuất phát từ cảm xúc, tâm trạng buồn vui của mỗi nghệ nhân trong quá trình chế tác Do đó, mỗi một sản phẩm gốm ra đời mang dấu ấn của nghệ nhân làm ra chúng, cũng là hoa văn vỏ sò, móng tay, khắc vạch, sóng nước, răng cưa… nhưng không cái nào giống cái nào và điều đó sẽ giải thích tại sao các nghệ nhân có thể nhận ra được sản phẩm do chính tay họ làm ra sau khi đã bán đi nhiều năm Ngày nay, với cơ chế thị trường phát triển đòi hỏi các sản phẩm ra đời phải có giá trị nghệ thuật, tính thẩm mĩ cao, do đó những nghệ nhân làng gốm Bầu Trúc luôn tìm kiếm cách thể hiện mới trên những tác phẩm của mình từ kiểu dáng đến đường nét hoa văn để phù hợp với nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng

Nói đến kiến trúc làng gốm của người Chăm Bầu Trúc, người ta sẽ nghĩ ngay đến những công trình kiến trúc truyền thống như cổng làng, đền thờ, nhà ở truyền thống của dân tộc này Tuy nhiên, sau trận lũ năm 1964 làng này đã dời đến vị trí mới và trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã quan tâm quy hoạch, cải tạo làng gốm thành khu phố 7, điều này làm cho cơ cấu làng gốm cổ truyền của người Chăm Bầu Trúc cùng với diện mạo kiến trúc nghề cũng có phần thay đổi đáng kể Những ngôi nhà với lối kiến trúc truyền thống ngày nay không còn nữa, thay vào đó là những mẫu nhà không khác gì của các tộc người khác Sự mất dần đi các ngôi nhà truyền thống của người Chăm đã kéo theo nhiều hệ lụy về thói quen trong sinh hoạt cũng như phong tục tập quán đã giản lượt bớt để thích nghi với môi trường sống mới[10] Quá trình đô thị hóa là tất yếu và nhu cầu về đời sống của người dân sẽ ngày càng cao hơn; lẽ dĩ nhiên không ai muốn mình phải sống trong những ngôi nhà tranh, vách đất trong khi họ có điều kiện xây dựng những ngôi nhà khang trang hơn, hiện đại hơn thay thế dần những ngôi nhà truyền thống Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ khác thì ngôi nhà vẫn là không gian cư trú của gia đình mẫu hệ, nơi ở và thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt văn hóa, sản xuất gốm truyền thống,…nó toát lên cái hồn, cái tinh thần của đại gia đình mẫu hệ nói riêng và của cộng đồng Chăm làng Bầu Trúc nói chung cho dù nó không còn đầy đủ thành phần và kết cấu nhà truyền thống như xưa

1.3.4 Giá trị văn hóa – xã hội

Nghề và làng nghề gốm truyền thống của người Chăm Bầu Trúc không chỉ có ý nghĩa thông thường về mặt kinh tế mà nó còn bao gồm các giá trị văn hóa của cả dân tộc Các sản phẩm gốm ra đời là kết tinh của trí thông minh, đôi bàn tay khéo léo, kỹ thuật tinh xảo của các nghệ nhân, được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử, đang được kế thừa, khôi phục, phát huy Chúng không chỉ là những sản phẩm hàng hóa thông thường mà còn là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, khiếu thẩm mỹ, sự sáng tạo, tinh thần lao động của nghệ nhân và thậm chí chúng còn khoác lên mình dấu ấn của thời đại Những tác phẩm gốm của người Chăm Bầu Trúc tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng chứa đựng cả tinh hoa truyền thống của dân tộc ấy

Làng nghề Bầu Trúc là nơi lưu giữ kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, đó là những tác phẩm gốm cùng với hoa văn trang trí, những nghi lễ và tập tục trong đời sống thường ngày Hơn thế nữa, làng nghề Bầu Trúc còn là một lực lượng, một cộng đồng có sự liên kết bền chặt bởi những mối quan hệ gắn bó trong nhiều mặt như lãnh thổ, tôn giáo, văn hóa và tâm linh, dòng họ, hoạt động kinh tế…Mối liên hệ đó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, gắn kết họ thành một cộng đồng đoàn kết, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách

Giá trị văn hóa – xã hội của làng nghề Bầu Trúc còn được thể hiện qua nghệ nhân, những con người không ngừng sáng tạo để cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật vừa phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, lại vừa phù hợp với điều kiện mới; họ còn là người lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc trong mỗi sản phẩm làng nghề, là người giữ vai trò chủ chốt trong việc truyền nghề cho đời sau Những con người đó luôn gắn bó với làng xóm, không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn do yếu tố tâm linh, hình thành một cộng đồng gắn kết với nhau qua nhiều đời, đó chính là “vốn xã hội” của cộng đồng người Chăm làng Bầu Trúc nói riêng và các làng nghề nước ta nói chung

Mỗi một làng nghề đều có đặc trưng văn hóa riêng của nó với việc tôn thờ và cúng tế các vị tổ nghề; Bầu Trúc cũng vậy, người Chăm trong làng tổ chức các nghi lễ cúng tế, tôn vinh Po Klong Chan bằng lòng biết ơn sâu sắc, đó chính là biểu hiện cho truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của Việt Nam ta Tất cả những giá trị văn hóa – xã hội của làng nghề nói trên rất cần được gìn giữ, phát huy trước tác động của CNH – HĐH

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài gắn với sự hình thành và phát triển, làng nghề gốm truyền thống Bầu Trúc của người Chăm Ninh thuận đã tự sản sinh ra các giá trị đặc sắc, được bảo lưu, gìn giữ, chuyển giao qua nhiều thế hệ Không chỉ là nơi hội tụ của những đôi bàn tay, khối óc tài hoa của người nghệ nhân mà làng nghề còn là nơi chứa đựng các giá trị lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa – xã hội lâu đời, biểu hiện cụ thể, sinh động bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Chăm Hơn thế nữa, đó không chỉ là nơi tạo ra một loại hàng hóa tiêu dùng thông thường mà nó còn là nơi hội tụ giữa hai yếu tố “làng” và “nghề”, hàm chứa những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể cùng những ký ức về làng nghề gốm hưng thịnh một thời Dấu ấn văn hoá truyền thống đó ngày nay vẫn còn in đậm trong lòng mỗi người Chăm làng Bầu Trúc qua mỗi tác phẩm gốm, các hoạt động lễ hội, tập quán cư trú,…và là chất kết dính cộng đồng dân cư trong cùng một làng, hình thành nên những nét đẹp trong sinh hoạt, ứng xử Đó là di sản văn hóa của dân tộc Chăm mà cả cộng đồng phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy

Cùng với những biến động của lịch sử, xã hội, sự phát triển kinh tế cùng quá trình đô thị hoá, khung cảnh cùng kiến trúc làng nghề Bầu Trúc đang có sự thay đổi với tốc độ nhanh chóng Sự phát triển là tất yếu và là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người nhưng mặt trái của nó là làm mất dần đi các giá trị văn hoá, kiến trúc nhà ở truyền thống dân gian đầy bản sắc của làng Chăm Bầu Trúc nói riêng và kiến trúc nhà ở nông thôn của Việt Nam nói chung

Với những giá trị mà làng nghề đang gìn giữ, nó xứng đáng được nhìn nhận một cách cởi mở và mềm mỏng như một làng di sản vì tổng thể những giá trị của làng nghề phản ánh được quá trình quần cư lâu dài, văn hóa cũng như sự sáng tạo của cộng đồng Chăm trong quá khứ, các mối lo toan về thực tại và tương lai Mọi sự tồn tại của làng nghề truyền thống Bầu Trúc ngày nay phải có mục đích và phải tạo ra những đóng góp tích cực cho Ninh Thuận nói riêng và cho xã hội nói chung Vì vậy, động thái bảo tồn, cải tạo, phát triển làng nghề với các giá trị của nó không chỉ mang lại của cải vật chất cho người Chăm Bầu Trúc, góp phần cho chiến lược xây dựng NTM tỉnh Ninh Thuận mà còn giúp làng nghề tìm được vị trí vững chắc trong thời đại mới

BẢNG 1: PHÂN BỐ DÂN CƯ CHĂM THEO VÙNG TÔN GIÁO

Bà la môn Bàni Bà la môn

Phước Hậu Phước Đồng, Hiếu

Phước Thái Hoài Trung, Như

Phước Hữu Hữu Đức, Hậu

Phước Dân Mỹ Nghiệp, Chung

Mỹ, Vĩnh Thuận (Bầu Trúc)

Phước Nam Hiếu Thiện, Vụ

Phước Hải Bỉnh Nghĩa Thành Tín

Ninh Sơn Nhơn Sơn Lương Tri

(Nguồn Error! Reference source not found.)

CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN, CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC LÀNG NGHỀ GỐM BẦU TRÚC TRONG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH NINH THUẬN

Vai trò và tiềm năng phát triển làng nghề gốm Bầu Trúc

2.1.1.Vai trò làng nghề gốm Bầu Trúc trong chiến lược phát triển Kinh tế -

Xã hội Tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận từ trước đến nay được biết đến như là một tỉnh có điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, thậm chí là một trong những địa phương “nghèo” với GDP bình quân đầu người chỉ mới bằng 50% so với bình quân cả nước Tuy có vị trí khá thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, thế nhưng nhiều năm qua, vùng đất đầy nắng và gió này dường như vẫn ngủ quên trong khung cảnh thanh bình, mộc mạc vốn có Do đó, để rút ngắn khoảng cách chênh lệch so với các tỉnh trong khu vực và cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đang được triển khai thực hiện với tầm nhìn đến năm 2030, theo đó xác định nhóm ngành du lịch được ưu tiên phát triển thứ hai sau ngành năng lượng sạch [40], (Hình 2.1) Định hướng đối với nhóm ngành du lịch Ninh Thuận là phát triển một cách toàn diện cả du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và dịch vụ phụ trợ để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Trong đó nhấn mạnh đến du lịch văn hóa nhằm khai thác hết tiềm năng các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm Ninh Thuận, đặc biệt là làng nghề gốm thủ công Bầu Trúc

Như chúng ta đã biết, làng nghề Bầu Trúc với các bí quyết nghề nghiệp riêng từ lâu đã là một sản phẩm độc đáo của nền văn hóa Chăm Đó là một cộng đồng có sự liên kết chặt chẽ bởi những mối liên hệ chằng chịt về lãnh thổ, huyết thống, kinh tế, văn hóa và tâm linh, nơi biểu hiện cụ thể, sinh động bản sắc văn hóa dân tộc Chăm Việc cải tạo, phát triển làng nghề không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho cư dân trong làng, giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, đồng thời, duy trì bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa của làng nghề, tăng sức mạnh cho công cuộc NTM tỉnh nhà

Việc phát triển các sản phẩm cùng với du lịch làng nghề chính là một trong những hướng đi chính yếu mà các cơ quan chức năng cần quan tâm để giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống của người Chăm nói riêng và Ninh Thuận nói chung Từ đó, tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo, phong phú có sức hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao, thúc đẩy kinh tế -xã hội Ninh Thuận phát triển và làm cho cảnh quan, diện mạo tỉnh Ninh Thuận phong phú và sinh động hơn

2.1.2 Đánh giá tiềm năng phát triển làng nghề

2.1.2.1 Những điểm mạnh nổi bật (S – Strengths)

• Nghệ nhân với tay nghề cao, tâm huyết, có nhiều khả năng đào tạo và phát triển nghề Bên cạnh đó, cơ cấu lao động trẻ, tính cộng đồng cao, cần cù sáng tạo và sẵn có khiếu thẫm mỹ (Xem bảng 2)

• Sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, sẵn có trong tự nhiên, vừa nhiều, vừa rẻ giúp cho làng nghề kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp

• Làng gốm ngày nay được quy hoạch với cơ sở hạ tầng kỹ thuật khang trang, sạch đẹp hơn trước, rất thuận lợi cho việc lưu thông gốm trên thị trường và tham quan du lịch làng nghề

• Gốm Bầu Trúc vẫn còn lưu giữ được nguyên vẹn giá trị văn hóa truyền thống cùng với sự tiếp thu mẫu mã để phù hợp với thị hiếu mới

• Văn hóa làng Chăm đa dạng với hệ thống lễ hội phong phú, tập quán, tín ngưỡng đặc sắc đến nay vẫn còn được bảo lưu và phát triển Đó chính là kho tàng văn hóa không chỉ của cộng đồng người Chăm mà sâu hơn, rộng hơn nó là kho báu của cả dân tộc Việt Nam

2.1.2.2 Những điểm yếu chính (W – Weaknesses)

• Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở làng nghề chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, hoạt động tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, chỉ có một số ít đã phát triển thành hợp tác và doanh nghiệp tư nhân Bên cạnh đó, khả năng về vốn còn quá ít so yêu cầu, việc ứng dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế, năng suất thấp

• Các hộ gia đình thường tận dụng nơi ở làm mặt bằng sản xuất và mô hình này hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, nhân sự chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh, chủ yếu làm theo kinh nghiệm Do đó, trình độ quản lý còn thấp, hiệu quả kinh doanh kém, khó mở rộng và tiếp cận thị trường

• Công nghệ lạc hậu, thiếu vốn và một phần do ý thức đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường làng gốm như hiện nay Lao động qua đào tạo còn thấp, chưa phù hợp với tác phong công nghiệp, sản xuất còn phân tán, theo thời vụ

• Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm gốm của làng nghề tuy có phần phong phú hơn trước với sự xuất hiện của mặt hàng gốm mỹ nghệ nhưng rất chậm đổi mới

• Kiến trúc làng nghề phát triển tự phát, thiếu sự định hướng, ảnh hưởng lớn đến diện mạo làng nghề, đồng thời cũng gây khó khăn cho công tác quy hoạch cải tạo làng nghề Bầu Trúc

2.1.2.3 Cơ hội phát triển (O – Opportunities)

• Nền kinh tế Việt Nam đang tiến bước và hội nhập một cách mạnh mẽ, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị hiếu người tiêu dùng Nhu cầu của thị trường về gốm mỹ nghệ ngày càng lớn nhất là các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor, Hoa kỳ, EU

• Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt khuyến khích phát triển mô hình làng nghề như là một chủ trương lớn, một giải pháp quan trọng để xây dựng NTM, CNH-HĐH nông thôn, phát triển du lịch làng nghề

Phương hướng phát triển làng nghề

2.2.1 Phương hướng phát triển làng nghề

2.2.1.1 Phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

.Trong xu thế phát triển hiện nay, ta có thể nhận định rằng một nước công nghiệp hiện đại sẽ không tồn tại nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu, đời sống của nông dân còn nhiều yếu kém Chính vì vậy mà trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng nông thôn cũng như vai trò to lớn của Tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) Minh chứng cho vấn đề trên, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05-8-2008 về Tam nông với mục tiêu tổng quát như sau :

"…Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ;…"[4](Xem Phụ lục

1) Thông qua Nghị quyết trên cùng với Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM do Thủ tướng Chính phủ ban hành[4], lần đầu tiên vấn đề xây dựng NTM được đề cập một cách toàn diện và sâu sắc nhất, đáp ứng được mong muốn của nhân dân và yêu cầu của chiến lược xây dựng đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

Vậy, NTM là gì và nội dung, chức năng chính NTM của Việt Nam như thế nào? Theo như Điều 1 trong những quy định tại Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì : "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã" Qua đó, NTM trước hết phải là nông thôn theo đúng quy định trên và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, đồng thời phải là

“làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; Đời sống về vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ”[16] Với chức năng chính là sản xuất nông nghiệp, NTM phải là nơi tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hoá, đồng thời gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc cùng với việc đảm bảo cho môi trường sinh thái hài hoà

Nông thôn muốn trở thành NTM phải đạt chuẩn là xã đạt đủ 19 tiêu chí theo Quyết định 491 [4], được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội Mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã để được công nhận đạt xã nông thôn mới Theo đó, thì thôn Bầu Trúc hầu hết chưa đạt quy chuẩn các chỉ tiêu đề ra Trong khi đó, dể được công nhận là huyện NTM, phải có 75% số xã trong huyện đạt NTM Nếu tỉnh có 80% số huyện NTM thì sẽ đạt tỉnh NTM Vì vậy,để góp phần cho chiến lược xây dựng NTM tỉnh Ninh Thuận, trong thời gian tới cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền địa phương phối hợp cùng cộng đồng dân cư ở đây tiếp tục cải tạo, phát triển làng nghề đạt chuẩn NTM (Xem Phụ lục 2)

Bên cạnh đó, một trong những tiêu chí xây dựng NTM là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, và yếu tố quan trọng để tạo ra sự chuyển dịch ấy là phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống vì làng nghề không chỉ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trực tiếp giải quyết việc làm ở nông thôn mà còn góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, tạo ra diện mạo mới cho nông thôn

Căn cứ vào Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB, ngày 31-10-2011 về việc phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề (Xem Phụ lục 3)của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, với mục tiêu tổng quát : “Phát triển làng nghề, ngành nghề, dịch vụ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” Theo đó, công cuộc xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống trong điều kiện mới gắn chặt với yêu cầu phát triển NTM Trên cơ sở phát triển NTM mà làng nghề tìm được hướng đi rộng mở của mình, ngược lại nhờ vào việc phát triển làng nghề mà nông thôn khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại nhưng cũng rất giàu bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc

2.2.1.2 Phát triển làng nghề gắn với du lịch

Từ thực tế nhu cầu du lịch trên thế giới ngày càng tăng lên và có nhiều thay đổi, nó hướng đến những giá trị mới được thiết lập trên nền tảng văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi) Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch văn hóa hướng về cội nguồn, thiên nhiên… ngày càng trở thành xu hướng nổi trội Với một nền văn hóa có bề dày và những giá trị nghệ thuật hết sức tiêu biểu của gốm truyền thống Bầu Trúc, có thể nói định hướng phát triển phù hợp nhất chính là xây dựng làng nghề theo hướng NTM dựa trên cơ sở đẩy mạnh khai thác tiềm năng về du lịch văn hóa

Làng nghề gốm truyền thống của người Chăm Ninh Thuận là một không gian văn hóa đa dạng, bao gồm nhiều giá trị vật chất, phi vật chất và cả giá trị ký ức Do đó, phát triển làng nghề gắn với du lịch sẽ hình thành nên loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của con người và bắt kịp xu hướng của thời đại[36], [43]

Qua những giá trị thiết thực mà du lịch mang đến cùng với tiềm năng và nội lực của làng nghề trong cả nước nói chung, làng nghề ở Ninh thuận nói riêng, đồng thời căn cứ vào Quyết định số 2473/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30-12-2011 về việc Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, với quan điểm trung phát triển theo chiều sâu, “phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc…”, theo Nghị định

66/2006/NĐ-CP ngày 07-07-2006 “Về phát triển ngành nghề nông thôn”, trong chương

2 về chính sách khuyến khích đã xác định công tác bảo tồn và phát triển làng nghề là

“Phát triển làng nghề gắn với du lịch”; căn cứ vào Quyết định 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31-10-2011 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Về việc phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề đã xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2015

“Phát triển 50 - 70 làng nghề mới và làng nghề gắn với du lịch; chú trọng phát triển nghề truyền thống, làng nghề mới ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp, khu vực người dân tộc thiểu số…”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII đã xác định: “…Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế động lực, phấn đấu đến 2015 thu hút khách du lịch tăng gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2010”; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến 2020 và tầm nhìn năm 2030 cũng xác định:

“Phát triển du lịch Ninh Thuận theo hướng phát triển toàn diện để khai thác tiềm năng và lợi thế của mình, bao gồm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và dịch vụ phục vụ du lịch” Đó là cơ sở, là động lực vững chắc để phát triển làng nghề gắn với du lịch trong hiện tại và tương lai (Hình 2.2)

Du lịch vốn là ngành kinh tế hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao, nếu gắn kết phát triển trong môi trường các làng nghề vốn đa dạng, phong phú như của nước ta nói chung và các làng nghề truyền thống ở Ninh Thuận nói riêng thì hiệu quả kinh tế - xã hội sẽ tăng lên gấp bội; một mặt góp phần lớn phát triển thị trường trong nước, mặt khác nâng cao xuất khẩu tại chỗ, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho các vùng miền, địa phương, đồng thời còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của vùng có làng nghề Qua đó, đóng góp tích cực cho chiến lược xây dựng NTM tỉnh nhà

2.2.2 Tổng quan các dự án phát triển làng nghề

2.2.2.1 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm

Vấn đề bảo tồn, cải tạo và phát triển kiến trúc làng nghề gốm Bầu Trúc

2.4.1 Vấn đề bảo tồn các giá trị của làng nghề và biện pháp kỹ thuật trong công tác bảo tồn

Trong xu thế hội nhập, đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội nước ta nói chung và Ninh Thuận nói riêng đều có những thay đổi đáng kể theo hướng hiện đại, tất nhiên bao gồm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực Đi đôi với sự phát triển của đời sống vật chất, kho tàng di sản văn hoá của làng nghề truyền thống Bầu Trúc đang đứng trước nguy cơ mai một do quá trình đô thị hoá và tác động của cơ chế thị trường Làng nghề truyền thống xưa đã có nhiều biến đổi theo chiều hướng tiêu cực Tuy nhiên, một điều đáng mừng là cho đến ngày nay, cư dân Chăm ở Ninh Thuận nói chung vẫn còn lưu giữ và phát huy hệ thống lễ hội phong phú và vô cùng đặc sắc, đó chính là sức mạnh cộng đồng, là thuần phong mỹ tục, là di sản văn hóa đồ sộ của người Chăm cần được bảo tồn và phát huy Trước những đổi thay của làng nghề trong quá trình hội nhập, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc nói chung, bản sắc văn hóa làng nghề Bầu Trúc nói riêng rất cần thiết để bảo vệ bền vững giá trị di sản văn hoá làng nghề, khơi dậy giá trị nhân văn của di sản văn hóa, truyền bá và thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống, vì suy cho cùng thì văn hóa luôn là yếu tố cốt lõi, quyết định sự tồn vong của mỗi một dân tộc

Những năm gần đây, phong trào xây dựng NTM cùng với việc phát triển TTCN

&LN ở tỉnh Ninh Thuận được triển khai sâu rộng và hiệu quả, mang đến hơi thở mới, diện mạo mới cho nông thôn nhưng cũng tác động rất lớn đến làng nghề truyền thống Trước sự nổ lực của cá thể và cộng đồng dân cư làng nghề còn cần có sự hỗ trợ từ các ngành và cơ quan chức năng để vừa có thể xây dựng làng quê trở nên giàu có, văn minh, đồng thời vẫn bảo lưu được những giá trị văn hoá từ ngàn xưa

Bên cạnh ngôi đền thờ Po Klong Chan, đền làng - nơi diễn ra các hoạt động văn hóa làng, mô hình nhà văn hoá của làng nghề rất cần thiết được tổ chức, nó xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người dân về một địa điểm có thể tổ chức cả các hoạt động mang tính tập thể của làng Thông qua các hoạt động trên, những giá trị văn hoá truyền thống của người Chăm, những nét bản sắc văn hoá độc đáo của từng làng thôn được khơi dậy, phát huy Trên cơ sở nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, cảnh quan, môi trường làng nghề theo định hướng NTM, cần kết hợp với du lịch văn hoá để vừa bảo tồn các lễ hội truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc Chăm vừa tạo điều kiện thu hút du khách tham quan và tiếp cận sản phẩm làng nghề

Thực tế cho thấy, trải qua quá trình lịch sử lâu dài, bản sắc văn hóa làng nghề truyền thống của người Chăm Ninh Thuận là sức mạnh để những cư dân Chăm chống chọi với bao khó khăn của cuộc sống Do đó, dù diện mạo làng nghề có thay đổi, có văn minh, giàu mạnh đến mấy thì bản sắc văn hóa làng nghề vẫn cần được gìn giữ và phát huy Vì nếu làng nghề của người Chăm được hiện đại hóa mà không có bản sắc văn hóa riêng thì cũng giống như bao khu vực nông thôn khác của người Việt được đổi mới mà thôi Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn các giá trị làng nghề gốm truyền thống của người Chăm được đặt ra ở đây không có nghĩa là gìn giữ nguyên vẹn như một bảo tàng văn hóa dân gian đặc trưng trong khi cuộc sống của người dân còn nghèo Vì vậy, việc bảo tồn làng nghề truyền thống của người Chăm là phải đưa nó hòa nhập với cuộc sống hiện tại, nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của họ trên cơ sở cộng đồng dân cư cùng góp công sức vào công tác bảo tồn

Làng nghề Bầu Trúc của người Chăm Ninh Thuận không chỉ được xem là một trong những làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á mà nó còn là không gian văn hóa chứa đựng nhiều đặc trưng riêng biệt với hệ thống lễ hội phong phú, đặc sắc, những kinh nghiệm, bí quyết nghề gốm cũng như kỹ thuật trong xây dựng nhà cửa truyền thống Nếu xem làng nghề như một bào thai với các yếu tố môi trường vật chất xã hội, cộng đồng truyền thống cùng tồn tại, thì đô thị Ninh Thuận như cơ thể mẹ nuôi dưỡng bào thai ấy phát triển bằng những biến động diễn ra quanh nó Nói cách khác, làng nghề được lưu giữ và tồn tại trong sự phát triển chung của đô thị Do đó, về mặt tổng thể, trong quá trình cải tạo và phát triển làng nghề, ta cần bảo tồn các giá trị của nó như một thực thể văn hóa đang tồn tại trên cơ sở tự sinh về mặt kinh tế [5], [32]

Về cơ bản, công tác bảo tồn và phát huy di sản làng nghề truyền thống sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc trong Hiến chương Venice (1964) , đây là Hiến chương căn bản nhất mang tính quyết định và đặt ra những điều khoản bảo tồn di tích Tuy nhiên, Hiến chương Venice chỉ chú trọng đến những công trình mang tính vật thể, những giá trị khác như văn hóa truyền thống làm nên tinh thần di sản tại một địa điểm thì rất khó để áp dụng Do đó, năm 1979, Hiến chương Burra được các nhà trùng tu Châu Á đề xướng và được tổ chức ICOMOS của Australia công nhận năm 1999 Bằng cách thay đổi thuật ngữ “ di tích và vị trí di sản” trong Hiến chương Venice thành “địa điểm di sản”, Hiến chương Burra đã khẳng định giá trị văn hóa của công trình hoặc địa điểm được hỗ trợ bởi bối cảnh quanh nó phải được xem xét như một phần không thể thiếu của di sản Đến năm 1994, văn Bản Nara (Nhật Bản) ra đời như vị đại sứ cho tinh thần bảo tồn của phương Đông; ngoài việc khẳng định lại “tính xác thực” thì văn bản này còn công nhận sự đa dạng của di sản văn hóa, nó nhấn mạnh bản chất của văn hóa chính là sự giao tiếp Vì vậy, muốn bảo đảm được tính xác thực của văn hóa thì phải đảm bảo được tính đa văn hóa Qua văn bản này, khái niệm “ văn hóa phi vật thể” lần đầu tiên được đặt ra [19]

Qua nguyên tắc của các Hiến chương nêu trên, việc bảo tồn di sản văn hóa làng gốm Bầu Trúc về cơ bản sẽ được thực hiện theo một phần của Hiến chương Burra, đó chính là “tinh thần nơi chốn” của di sản, nhấn mạnh bản chất làm cho địa điểm di sản trở nên quan trọng và đặc trưng Bên cạnh đó, công tác bảo tồn còn được thực hiện theo tinh thần của Văn kiện Nara (1994) về “tính đa văn hóa của di sản”; đồng thời căn cứ vào điều 24,25 và 26 của Luật Di sản văn hóa năm 2001 (Xem Phụ lục 5) đề ra như sau : “Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu;… duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác”, “Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống…”,

“Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt”[27]

2.4.2 Vấn đề cải tạo môi trường làng nghề Ảnh hưởng và tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề là thật sự đáng lo ngại, nó không chỉ tác động xấu đến sức khỏe người dân, đến sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng xấu đến việc phát triển hoạt động du lịch Do hạn chế về vốn, kỹ thuật, thiếu quy hoạch tổng thể và một phần thuộc về ý thức mà môi trường làng nghề gốm Bầu Trúc ngày nay đang bị đe dọa nghiêm trọng Vì vậy, việc khắc phục vấn đề trên là nhiệm vụ rất cấp bách, song ta cần đặt nó trong tổng thể công cuộc bảo vệ môi trường gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và trong công cuộc xây dựng NTM Muốn vậy, ta không thể giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề một cách riêng lẽ mà đòi hỏi phải có sự chuyển đổi toàn diện từ kinh tế - văn hóa - xã hội đến các công tác quy hoạch, kế hoạch cũng như chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế - xã hội, gắn kết yêu cầu bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng làng nghề Bên cạnh đó, quá trình khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề cần được tiến hành đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền Nhà nước cũng như địa phương có làng nghề cùng sự tham gia của người dân; Việc thực hiện phải tuân thủ theo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như Luật môi trường năm 2005, Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn,…cũng như những quy định đã ban hành buộc mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (đối với các dự án đầu tư cơ sở mới), lập đề án bảo vệ môi trường (đối với cơ sở đang hoạt động),…[36]

2.4.3 Vấn đề cải tạo kiến trúc cảnh quan làng nghề

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho làng nghề Bầu Trúc là hoạt động nhằm tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian từ những thành phần của kiến trúc cảnh quan, giữa yếu tố tự nhiên và nhân tạo Dựa trên cơ sở bố cục và quy luật tổ chức không gian kết hợp với các nhu cầu của cộng đồng ( nhu cầu sử dụng, nhu cầu thẫm mỹ, yêu cầu kinh tế, yêu cầu bền vững ) để tạo ra môi trường sống trong lành, hài hòa, tiện nghi cho cư dân làng Bầu Trúc và không gian sản xuất đảm bảo cho sức khỏe người dân

Trong quá trình quy hoạch, cải tạo kiến trúc cảnh quan làng nghề một mặt phải chú ý đảm bảo tính hợp lý, bền vững của cấu trúc và hình thái không gian làng Chăm (yếu tố vật thể), mặt khác phải biết lồng ghép hài hòa các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa làng gốm Chăm,…(yếu tố phi vật thể) vào quá trình nghiên cứu, cải tạo kiến trúc cảnh quan làng nghề nhằm mang lại diện mạo mới vừa phù hợp với xu thế phát triển lại vừa đậm chất truyền thống của một làng gốm Chăm Song song là việc tuân thủ theo các nguyên tắc bố cục thiết kế cảnh quan để có thể tạo nên môi trường mới nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy luật tự nhiên.[30],[34]

2.4.4 Vấn đề cải tạo kiến trúc làng nghề

Việc cải tạo kiến trúc làng nghề Bầu Trúc trong bối cảnh hiện nay là động thái nhằm hướng đến hình ảnh một làng nghề vừa văn minh, hiện đại, môi trường trong lành, thân thiện lại vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa làng nghề truyền thống của người Chăm Thực tế cho thấy, quá trình phát triển đô thị đã gây ra nhiều sự biến động trong làng nghề Khuôn viên truyền thống của một đại gia đình mẫu hệ xưa kia đã dần bị thay thế bởi hình thái tiểu gia đình mẫu hệ với kinh tế tách biệt Hậu quả dễ nhận thấy nhất là diện mạo làng nghề bị biến đổi rất lớn, mất dần đi nét đặc trưng riêng biệt làng nghề truyền thống của người Chăm Một bộ mặt “không phải là làng, cũng không phải là đô thị”!

Do đó, phải có biện pháp để tránh tình trạng xây dựng phát triển thiếu kiểm soát và tạo dựng diện mạo kiến trúc đồng bộ cho làng nghề Nên chăng thành lập một ban thẩm định kiến trúc cho làng nghề với nhiệm vụ định hướng những công trình xây mới hoặc cải tạo, gìn giữ, tôn tạo đối với những công trình có giá trị lịch sử, văn hóa – nghệ thuật Bên cạnh đó, việc giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về thẫm mỹ kiến trúc, ý thức giữ gìn không gian văn hóa làng, những công trình có giá trị văn hóa lịch sử,… cũng cần thiết không kém Để bảo tồn và phát triển kiến trúc làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề gốm Bầu Trúc nói riêng, ngày nay phải đặt trong mối tương quan chung nhằm giải quyết hai khía cạnh của một vấn đề bảo tồn và phát triển Những giải pháp đưa ra phải kết hợp đồng bộ giữa quy hoạch bảo tồn và quy hoạch phát triển, không chỉ giải quyết riêng lẽ cho làng nghề mà phải đặt nó trong mối tương quan chung với tổng thể phát triển tỉnh Ninh Thuận Do đó, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả thì trước hết ta cần phục hồi và đẩy mạnh phát triển sản xuất Muốn vậy thì việc cải tạo, nâng cấp cơ sở, không gian sản xuất hiện hữu và xây dựng, phát triển môi trường sản xuất mới để hoạt động sản xuất của làng nghề từng bước thích ứng với điều kiện mới, với công nghệ và kỹ thuật hiện đại

2.4.5 Vấn đề về phát triển bền vững làng nghề truyền thống

Trong xu thế toàn cầu hóa, làng nghề gốm truyền thống Bầu Trúc có nhiều cơ hội hơn để phát triển, song cũng đứng trước không ít khó khăn, thách thức mới Chưa kể đến sản phẩm của nước ngoài thì ngay trong nước, gốm Bầu Trúc phải chịu sức ép từ các làng nghề có các sản phẩm gốm phong phú, đa dạng, giá thành thấp như gốm Đồng Nai, Bát Tràng, Phù Lãng,…Bên cạnh đó, gốm Bầu Trúc với cách sản xuất truyền thống của mình cũng vướng phải nhiều khó khăn trong việc duy trì phát triển sản xuất, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Nếu không đầu tư phát triển, biến thách thức thành cơ hội thì làng làng nghề sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn cả về kinh tế, xã hội lẫn môi trường [36]

Như vậy để có thể phát triển bền vững thì việc cải tạo kiến trúc làng nghề theo định hướng xây dựng NTM dựa trên cơ sở đẩy mạnh khai thác tiềm năng về du lịch văn hóa để một mặt gìn giữ được được yếu tố truyền thống, mặt khác thích ứng với yêu cầu của một cuộc sống văn minh hiện đại; làm sao để vừa phát triển kinh tế lại vừa phát triển xã hội, bảo vệ môi trường,… là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn

2.4.6 Vấn đề phát triển đô thị và nông thôn

Các quan điểm du lịch văn hóa phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch làng nghề Tỉnh Ninh Thuận

2.5.1 Khái niệm du lịch văn hóa

Theo Hiến chương ICOMOS (Hội đồng Quốc tế Di tích và Di chỉ, 1976), Du lịch di sản văn hóa hay Du lịch văn hóa được định nghĩa như sau: “Du lịch văn hóa là hình thái du lịch mà một trong số các mục tiêu đó là khám phá địa điểm và công trình lịch sử” Qua đó, ta có thể xem du lịch văn hóa là một loại hình mà du khách có thể tham quan địa điểm, khu vực văn hóa của một quốc gia, một cộng đồng người có đặc trưng văn hóa, nghệ thuật, lối sống riêng biệt; họ có thể hòa mình vào không gian ấy cùng trải nghiệm, tận hưởng cùng cư dân bản địa Đây là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống [7], [11]

Theo như những gì mà Luật Di sản văn hóa đề ra thì nghề thủ công truyền thống là một trong 7 lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể Do đó, du lịch làng nghề truyền thống với hoạt động đưa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hoá và mua sắm những hàng hoá đặc trưng của các làng nghề truyền thống trên khắp miền đất nước là một hình thái của du lịch văn hóa

2.5.2 Thực trạng và nhu cầu du lịch văn hóa Tỉnh Ninh Thuận

Tiềm năng du lịch Ninh Thuận chỉ thực sự được quan tâm khai thác trong một vài năm trở lại đây Nhìn chung hạ tầng du lịch, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu du khách trong và ngoài nước Một số làng nghề truyền thống được khôi phục và đang trong quá trình phát triển như làng gốm Bầu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ… hầu hết di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo, nhiều dự án về du lịch đã và đang được phê duyệt Đây là những tiền đề quan trọng, là động lực mới để đẩy mạnh việc phát triển du lịch trong tương lai

Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận như một bài toán khó, tuy đã có đáp án nhưng quá trình giải toán lại có quá nhiều bước phức tạp, gây nên tình trạng kém phát triển và tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực Hạ tầng du lịch còn yếu và thiếu tính kết nối; số lượng du khách còn ít, thời gian lưu trú ngắn Việc tổ chức hoạt động du lịch còn thiếu liên kết, thiếu tính chuyên nghiệp; nhiều dự án du lịch đầu tư dàn trải, kéo dài và hiệu quả thấp; môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên bị ô nhiễm; nguồn nhân lực du lịch bị thiếu hụt, chất lượng còn thấp Sản phẩm du lịch hiện nay chưa phong phú và hấp dẫn [39] Những mặt yếu kém, hạn chế còn tồn đọng này cần phải giải quyết để tốc độ tăng trưởng tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có, đưa Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai

2.5.3 Tiềm năng và khả năng liên kết du lịch văn hóa giữa các tuyến điểm du lịch trong toàn Tỉnh và trong khu vực

Về du lịch văn hóa : Bên cạnh hai làng nghề cổ truyền của người Chăm còn tồn tại cho đến ngày nay là làng gốm Bầu Trúc và làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp còn có các công trình kiến trúc cổ ChămPa như tháp Hòa Lai (thế kỷ IX), tháp Po Klaong Garai (kỷ XIII) và tháp Po RôMê (thế kỷ XVI) Trong đó tháp Po Klaong Garai được Nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia, là nơi diễn ra lễ hội Ka Tê - lễ hội lớn nhất của đồng bào Chăm (tổ chức vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 Dương lịch hàng năm) Ngoài ra

Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm - nơi lưu giữ nhiều hiện vật ChămPa cổ có giá trị văn hóa, lịch sử cũng là một điểm tham quan hấp dẫn Các điểm trên dễ dàng kết nối với nhau qua tuyến quốc lộ 1A, hình thành không gian văn hóa Chăm độc đáo phục vụ cho du lịch

Về du lịch biển : Với bờ biển dài 105 km, có nhiều bãi tắm đẹp còn hoang sơ như : Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Vĩnh Hy đang thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư xây dựng thành các khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của Vườn Quốc gia Núi Chúa, do đó có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp

Ngoài ra, vùng phía Tây Ninh thuận còn có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái và du lịch lịch sử như: khu du lịch sinh thái Sông Ông, Khu vực hồ Sông Trâu (Ninh Hải) gắn với vùng bình nguyên Ba Chi - Ma Trai vốn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Rắc lây; Khu vực hồ Sông Sắt (Bác Ái) gắn với điểm di tích lịch sử Bẫy đá Pi Năng Tắc huyền thoại thời chống Mỹ; Khu du lịch suối nước nóng Tân Sơn,… cũng đang được đầu tư phát triển

Mặt khác, dọc bờ biển từ An Hải đến Mũi Dinh có rất nhiều đồi cát đẹp, sát biển, như Nam Cương, Mũi Dinh, rất phù hợp với các loại hình du lịch sinh thái mạo hiểm Bên cạnh đó Ninh Thuận đã và đang hình thành các tuyến du lịch rượu Nho để phục vụ cho du khách tham quan, thưởng thức… Hơn thế nữa, hiện nay Ninh Thuận đã được Nhà nước chọn làm địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của cả nước Đây là loại năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, có thể tạo thành điểm tham quan hấp dẫn kết nối với du lịch biển

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các tiềm năng trên đã được kết nối để tạo thế liên hoàn cho khả năng phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ Tuyến đường tỉnh lộ ven biển và tuyến lưu thông bằng đường thủy sẽ giúp cho việc tiếp cận tới các điểm du lịch ven biển thuận tiện hơn, đồng thời nối kết với cảng hàng không Cam Ranh, thành phố Nha Trang trở nên dễ dàng Bên cạnh đó, tuyến đường du lịch đưa du khách từ vùng duyên hải tới các khu bảo tồn thiên nhiên phía Tây và thành phố Đà Lạt cũng được vạch ra để nối kết các điểm du lịch trong toàn tỉnh và các khu vực phụ cận một cách trọn vẹn Ngoài ra, tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt đã được Chính phủ đồng ý cho khôi phục cũng góp phần làm cho mối liên kết du lịch giữa Phan Rang – Đà Lạt vững vàng hơn (Hình 2.6)

Nếu như trước đây Ninh Thuận là một địa điểm mờ nhạt trên bản đồ du lịch của khu vực và cả nước thì hiện nay, các thế mạnh và tiềm năng của nó đang được khai thác và phát huy triệt để Trong tương lai, tam giác du lịch Phan Rang - Đà Lạt - Nha Trang sẽ được nối kết và là một trong 7 vùng trọng điềm du lịch của cả nước [39], [40]

2.5.4 Tầm quan trọng của du lịch văn hóa làng nghề Bầu Trúc đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận

Sau thời kỳ phát triển nóng bằng cách hi sinh các giá trị văn hóa – xã hội – môi trường, nhiều quốc gia đã và đang phải đối mặt với những hậu quả hết sức tiêu cực Từ bài học kinh nghiệm trước mắt đó, một số nước sau này đã chọn mô hình tăng trưởng kinh tế gắn kết với việc bảo vệ nguồn tài nguyên con người và môi trường sinh thái Tuy mô hình này mang lại hiệu quả tăng trưởng không nhanh nhưng lại khá ổn định và xã hội phát triển bền vững Qua đó, giúp ta nhận thấy rằng quá trình phát triển kinh tế luôn song hành cùng phát triển văn hóa và văn hóa là yếu tố bao trùm mọi phương diện của hoạt động xã hội

Kinh nghiệm thực tế từ các quốc gia phát triển mạnh về du lịch cho thấy có trên 80% số khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hoá độc đáo và khác biệt với nền văn hoá của dân tộc họ Trung Quốc chẳng hạn, họ đã khéo khai thác tài sản quí giá từ 56 dân tộc để đầu tư cho phát triển du lịch ; Singapore cũng khai thác thế mạnh từ nền văn hóa đa dân tộc tạo thành từng khu di sản Lượng du khách hàng năm đến với các nước này cùng với mức tăng trưởng kinh tế của họ là minh chứng rõ ràng và chính xác nhất cho những gì mà du lịch nói riêng và du lịch văn hóa mang đến

Ninh Thuận là một địa phương có cộng đồng người Chăm cư trú lâu đời, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả nước và làng gốm Bầu Trúc là một trong những làng nghề mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống ChămPa Trong suốt quá trình hình thành phát triển, họ đã để lại một nền văn hóa vô cùng phong phú, đó vừa là tiềm năng vừa là động lực để du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng phát triển Nó không chỉ phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, cho việc phát triển du lịch bền vững mà còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời là nhịp cầu nối với bạn bè bốn bể, năm châu, góp phần hiểu biết lẫn nhau và tăng cường mối quan hệ quốc tế vì hòa bình, vì sự phát triển của xã hội [18], [32], [36]

Mặt khác, nếu biết phát huy lợi thế của di sản văn hóa làng nghề truyền thống Bầu Trúc và các làng nghề khác trên địa bàn tỉnh thì đây còn được xem là một tiềm lực kinh tế của Ninh Thuận, góp phần thúc đẩy các nỗ lực phát triển bền vững và bảo tồn văn hóa địa phương, trong đó có các dân tộc thiểu số theo định hướng NTM.

Một số kinh nghiệm về cải tạo và phát triển làng nghề truyền thống

2.6.1.1 Kinh nghiệm Borsarng – Sankampaeng (Chiang Mai – Thái Lan)

Là một thành phố thuộc miền Bắc Thái Lan, cách Bangkok chừng 800 km, cố đô Chiang Mai được mệnh danh là “đóa hoa phương Bắc” Không chỉ nổi tiếng với những di tích kiến trúc cổ Chiang Mai còn được xem như là một thiên đường của những sản phẩm thủ công độc đáo và những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt Trong đó, khu vực Borsrang – Sankampaeng ở phía Đông ChiangMai là vùng đất nổi tiếng với các làng nghề thủ công truyền thống chính là nơi dẫn đầu trong việc sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ của thành phố này Các làng nghề vùng Borsrang – Sankampaeng được tổ chức theo trục đường chính Sankampaeng với lối kiến trúc mang tính biểu trưng riêng, liền mạch với nhau, không chỉ thuận lợi cho việc sản xuất mà còn tạo điều kiện cho du khách có thể tham quan cùng lúc nhiều làng nghề, tham gia trực tiếp vào hoạt động thủ công, sở hữu sản phẩm do chính mình làm ra, mua sắm quà lưu niệm phong phú và hấp dẫn,… Việc làm trên không những hình thành nên một thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại chỗ mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới Ngoài ý nghĩa phát triển kinh tế, du lịch thì đây là cách bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ở địa phương, và giữ gìn tri thức bản địa một cách hiệu quả

Hơn thế nữa, để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trên, từ năm

2001, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện dự án OTOP (One Tambon One Product: mỗi làng nghề một sản phẩm) - mỗi làng nghề có kỹ năng, văn hóa, truyền thống riêng kết tinh trong sản phẩm để mỗi sản phẩm trở thành đặc trưng riêng của làng nghề Ngoài ra, việc tổ chức lại các làng nghề truyền thống ở Thái Lan với sự tham gia của người dân cùng sự chỉ đạo từ chính phủ đã tạo ra giá trị nhiều mặt: bảo tồn và nâng cao kỹ năng tay nghề nghệ nhân, gìn giữ văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm ở nông thôn ngăn chặn làn sóng di cư vào đô thị, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm du lịch [5], [44].(Hình2.7)

2.6.1.2 Kinh nghiệm làng Nagan (Such’on - Cholla – Hàn Quốc)

Là một ngôi làng nằm trong thung lũng gần bờ biển phía Nam tỉnh Cholla, thành phố Such’on, Hàn Quốc Nagan là một không gian văn hóa lịch sử điển hình có từ thời thời Chosun (1392-1910) và cho đến nay vẫn được bảo tồn rất tốt Toàn bộ không gian làng được bao bọc bởi bức tường thành dài khoảng 1,4km, cao 4m, gồm 3 cổng Đông (Tongmun), Tây (Somun) và Nam (Nammun) Tường thành được xây dựng bằng đất vào năm 1397 để chống lại sự cướp bóc của hải tặc Nhật Bản trong cuối thời kỳ Koryo và được thay thế bằng đá vào năm 1424 Người ta có thể đi bộ xung quanh toàn bộ các bức tường để quan sát toàn bộ ngôi làng từ phía trên

Bên trong bức tường thành là hàng chục nhà tư nhân, ngoài những ngôi nhà mái ngói thì toàn bộ những ngôi nhà mái tranh xây trên tường đá thấp theo lối kiến trúc truyền thống của Hàn Quốc bố trí hai bên trục đường chính nối hai cổng Đông – Tây được khôi phục, bảo tồn Chính điều đó đã tạo cho làng Nagan không khí của một nền văn hóa dân gian, khung cảnh của một làng quê truyền thống Hàn Quốc mặc dù nó cách trung tâm Such’on không xa

Ngoài nét đẹp văn hóa dân gian thường thấy, du khách còn có thể khám phá các nghề thủ công truyền thống có từ thời Chosun như dệt, gốm, đan lát…, tìm hiểu những giá trị đặc sắc thông qua bảo tàng ở trung tâm làng Bên cạnh đó, du khách còn có thể nghỉ qua đêm tại các ngôi nhà trong làng để trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây Đồng thời, các lễ hội đặc sắc cùng ẩm thực phong phú cũng được tổ chức hàng năm, làm cho Nagan trở thành điểm đến thú vị và hấp dẫn

Không giống như các làng dân gian khác tại Hàn Quốc, người dân Nagan được sở hữu đất và nhà của họ Đây là một làng có giá trị văn hóa, lịch sử rất lớn nên người dân phải thường xuyên duy trì tình trạng của ngôi nhà Mái rơm cần phải được thay thế hàng năm và không được hiện đại hóa với gạch Làng Nagan là một điển hình cho sự thành công trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Hàn Quốc mà chúng ta cần học tập Thành công đó thể hiện ở mối liên kết chặt chẽ giữa chính sách hữu hiệu của Chính phủ Hàn Quốc cùng tinh thần trách nhiệm, ý thức của người dân [5], [47], [48].(Hình 2.8)

2.6.2.1 Kinh nghiệm làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao), thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía Đông – Nam Bát Tràng không chỉ được biết đến như một làng nghề truyền thống mà còn là một làng văn hóa, một điểm du lịch độc đáo của Hà Nội Song song với việc bảo tồn khu làng cổ với các công trình kiến trúc như đình, đền làng, tổ chức và khôi phục các lễ hội truyền thống, các ngôi nhà cổ với không gian sản xuất đặc trưng để phát huy giá trị văn hóa làng nghề và phục vụ tham quan du lịch thì dân cư mới của Bát Tràng cũng đã được thiết lập để đảm bảo phát triển kinh tế - sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây Bên cạnh đó, làng nghề cũng đã và đang tiến hành thay thế dần những lò hộp truyền thống sang lò nung bằng khí gas, vừa nâng cao sản xuất lại góp phần gìn giữ môi trường sống trong lành Ngày nay, khi đến với Bát Tràng, ta sẽ bắt gặp hình ảnh làng cổ tồn tại song song với một Bát Tràng đô thị Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát Tràng Tháng 10/2004 chợ gốm Bát Tràng bao gồm các gian hàng của gần 1000 hộ dân chuyên sản xuất đồ gốm tiêu dùng đã được khai trương trên khuôn viên rộng hơn 5.000m² của công ty Cổ phần Gốm sứ Bát Tràng Đây không chỉ là nơi trưng bày và tổ chức các cuộc giao thương, thu hút du lịch mà còn khẳng định thương hiệu Gốm Bát Tràng đến khắp nơi Làng nghề gốm Bát Tràng hiện nay được thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tương đối đồng bộ, có xe buýt từ Hà Nội chạy tới tận xã, có cảng đường sông thuận lợi cho du khách đi bằng đường thủy Ngoài ra, làng nghề này cũng là nơi rất thành công trong việc tổ chức mô hình du lịch Homestay, những sân chơi gốm thú vị cho du khách thập phương Hàng năm, Bát Tràng đón một lượng lớn khách đến tham quan mua sắm Tuy vẫn còn rất nhiều bất cập trong quản lý, sản xuất nhưng nhìn chung sự thành công của Bát Tràng là một cơ sở , là bài học để làng nghề Bầu Trúc tìm hướng đi đúng đắn của mình trong hiện tại và tương lai [5], [42].(Hình 2.9)

2.6.2.2 Kinh nghiệm làng gốm Thanh Hà – Hội An

Nằm cách Hội An 3Km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm đất nung được mang trao đổi, buôn bán khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nét cổ kính, thanh bình của làng nghề truyền thống vẫn còn được lưu giữ từ con đường làng quanh co, những mảnh vườn xanh um đến những bức tường gạch cũ, những mái ngói rêu phong, Những năm vừa qua, làng gốm Thanh Hà - Hội An được các chuyên gia bảo tồn của UNESCO tiến hành khảo sát và lập kế hoạch bảo tồn theo chương trình hỗ trợ và phát triển sản phẩm ngành nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam Đó là điều kiện tốt để các hộ chế tác gốm ở Thanh Hà có cơ sở đầu tư, phát triển sản xuất, bảo tồn lâu dài làng nghề gốm truyền thống Làng gốm Thanh Hà vẫn duy trì sản xuất những sản phẩm truyền thống cùng việc sản xuất các sản phẩm gốm mỹ thuật tinh xảo dành cho xuất khẩu, phát triển làng nghề và phục vụ công tác trùng tu, xây dựng các công trình kiến trúc cổ tại Hội An[12], [25] (Hình 2.10)

Kết luận Chương II

Trên cơ sở vai trò, tiềm năng của làng nghề gốm Bầu Trúc trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận cho thấy việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nói chung, làng nghề gốm truyền thống của người Chăm nói riêng sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm, sử dụng nguồn lực tự nhiên ở khu vực nông thôn một cách hiệu quả, tạo nguồn thu nhập ổn định, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, tạo động lực cho công cuộc xây dựng NTM tỉnh Ninh Thuận diễn ra thuận lợi

Tuy chưa phải là một di sản văn hóa nhưng với truyền thống và những giá trị mà làng gốm Bầu Trúc còn bảo lưu, ta cần có cái nhìn linh hoạt, mềm dẻo để thích ứng và bắt kịp xu thế phát triển Dựa trên việc xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề và những cơ sở khoa học vững chắc, có thể khẳng định rằng du lịch văn hóa làng nghề là con đường phù hợp, là yếu tố kích thích phát triển làng nghề bằng nguồn kinh phí từ kinh doanh du lịch Qua đó làng nghề không chỉ bảo tồn được các giá trị vốn có mà còn phát huy chúng đó là yêu cầu vừa mang tính cấp bách trước mắt lại vừa mang tính định hướng lâu dài, phù hợp với một trong những tiêu chí xây dựng NTM mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra

Từ những cơ sở khoa học đã nêu cùng kinh nghiệm của các làng nghề trong và ngoài nước, có thể nhận thấy rằng việc bảo tồn, cải tạo và phát triển làng nghề gốm truyền thống Bầu Trúc là tương đối khả thi bởi những giá trị của nó đối với Ninh thuận đã được khẳng định thông qua phương hướng phát triển đô thị mà Nhà Nước và chính quyền địa phương đã hoạch định Bên cạnh tiềm năng và lợi thế sẵn có về con người, kỹ thuật, kinh nghiệm truyền thống, làng nghề còn rất cần động thái hỗ trợ từ các cấp quản lý để bảo tồn, cải tạo và phát triển một làng nghề truyền thống của dân tộc Chăm trước nguy cơ bị biến dạng trong xã hội công nghiệp

Bảng 2 Ma trận SWOT định hướng chiến lược phát triển làng nghề gốm

O1 Nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển làm cho thị trường rộng mở toàn cầu

O2 Nhu cầu thị trường về gốm ngày càng cao

O3 Nhà nước và địa phương khuyến khích phát triển làng nghề, du lịch làng nghề

O4 Thị trường tài chính phát triển

O5 Điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường sản xuất phù hợp

O6 Mô hình tổ chức kinh doanh phát triển với sự xuất hiện của DNTN, công ty TNHH…

T1 Chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn

T2 Thị trường chưa ổn định, sức cạnh tranh gay gắt, công tác đăng ký thương hiệu còn hạn chế

T3 Thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong khi triển khai chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề

T4 Việc thực hiên chương trình phát triển làng nghề gặp nhiều khó khăn Chưa có quy họach nguồn nguyên liệu

S1 Nghệ nhân có tay nghề và khiếu thẫm mỹ cao, lực lượng lao động trẻ dồi dào, chủ yếu là lao động địa phương

S2 Nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có tại địa phương

S4 Sản phẩm gốm mang hồn cổ đặc trưng của dân tộc Champa, rất được ưa chuộng

S5 Bản sắc văn hóa làng

Chăm phong phú, đặc sắc

2 Hội nhập về phía trước

3 Hội nhập theo chiều ngang

4 Phát triển thị trường và chiến lược mặt hàng, xây dựng và quảng bá thương hiệu làng nghề

5 Phát triển du lịch làng nghề

1 Liên kết để phát triển

2 Đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động làng nghề

W1 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, vốn ít

W2 Không gian sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, khó phát triển sản xuất

W3 Quản lý, điều hành doanh nghiệp kém

W4 Công nghệ, kỹ thuật, công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường Lao động qua đào tạo còn thấp

W5 Chất lượng , mẫu mã sản phẩm chưa tốt

W6 Kiến trúc làng nghề phát triển tự phát, gây khó khăn cho việc quy họach, cải tạo

1 Phát triển doanh nghiệp làng nghề

2 Giải quyết nhu cầu về vốn cho làng nghề

3 Giải quyết nhu cầu mặt bằng cho các doanh nghiệp sản xuất

1 Hiện đại hóa công nghệ nhưng trên cơ sở kết hợp với truyền thống gắn với bảo vệ môi trường

2 Đào tạo và phát triển kiến thức quản lý, năng lực kinh doanh cho các doanh nghiệp làng nghề

3 Nâng cao chất lượng quy họach Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, cải tạo diện mạo kiến trúc làng nghề

MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC LÀNG NGHỀ GỐM BẦU TRÚC TRONG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH NINH THUẬN

Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa làng nghề gốm truyền thống Bầu Trúc

3.1.1 Giải pháp bảo tồn bản sắc văn hóa làng nghề

3.1.1.1 Giá trị văn hóa vật thể Đối với các sản phẩm gốm đã hình thành nên truyền thống của làng nghề cần tiếp tục bảo lưu dưới hình thức trưng bày, lưu lại bằng hình ảnh, ghi chép và quãng bá, song song là việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới

Công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng của làng gốm Bầu Trúc gồm đền thờ

Po Klong Chan và đền làng ngày nay tuy không còn những giá trị tiêu biểu, đặc sắc về hình thức kiến trúc, song ta cần nhìn nhận hai công trình này là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu để cấu thành nên cấu trúc làng nghề Bầu trúc về công năng, nhiệm vụ cũng như vị thế của nó trong đời sống của cư dân trong làng Đây là những công trình đã gắn bó cùng làng nghề từ buổi đầu hình thành và phát triển, không chỉ là trung tâm về tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm Bầu trúc mà nó còn là nơi tập trung các sinh hoạt, lễ hội, lễ nghi, văn hóa cộng đồng Và cũng chính những hoạt động nói trên đã góp phần tạo dựng nên một bộ phận văn hóa phi vật chất, đậm đà bản sắc dân tộc Chăm, được lưu truyền qua nhiều thế hệ Do đó, cần bảo tồn chúng như là một nhân tố, nơi chốn tạo dựng nên bộ phận di sản văn hóa phi vật chất mang tính đặc thù, nghĩa là duy trì “ chức năng sử dụng gốc”- tức “hồn nơi chốn” của chúng

3.1.1.2 Giá trị văn hóa phi vật thể

Làng nghề không chỉ là nơi tập trung đại bộ phận thợ thủ công mà còn là một môi trường văn hóa – kinh tế - xã hội, nơi lưu truyền những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật dân gian, kinh nghiệm sản xuất, bí quyết nghề nghiệp, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa tâm linh cộng đồng,…Do đó, có thể xem làng nghề Bầu Trúc như “bảo tàng sống” trong công tác bảo tồn

Trước hết cần tuyên truyền, giáo dục ý thức gìn giữ nghề truyền thống của gia đình, của làng nghề cho người dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng, truyền đạt cho họ nắm vững kiến thức cũng như kỹ năng thực hành trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở làng gốm Bầu Trúc Vấn đề đào tạo, truyền dạy phải đa dạng cùng với sự tham gia và kết hợp của nhiều cơ quan, đoàn thể, gia đình và xã hội

Tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập lại các dạng thức văn hóa phi vật thể của làng nghề như kho tàng các kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên vật liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo cho từng sản phẩm gốm bằng việc ghi chép, ghi âm, ghi hình Từ đó, toàn bộ mọi loại hình văn hóa phi vật thể có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ như nhà trưng bày của làng nghề, bảo tàng tỉnh và Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm Đó là cơ sở giúp chúng ta có căn cứ để nghiên cứu, phục dựng lại các hiện tượng văn hóa phi vật thể đã bị mai một Từ cơ sở đó tiến hành phân loại, xếp hạng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể để xem loại hình nào đã biến mất hoặc đang có nguy cơ bị mai một, loại hình nào đang tồn tại và tồn tại như thế nào

Tôn vinh các nghệ nhân, những người thợ thủ công của làng nghề vì họ không chỉ là những người lưu giữ những giá trị trong quá khứ, sự sáng tạo trong mỗi sản phẩm mà còn có sứ mệnh truyền nghề cho các thế hệ sau Vì vậy việc tôn vinh nghệ nhân không đơn thuần chỉ là đánh giá công lao và tỏ lòng kính trọng, mà hơn thế, đây là một hoạt động, giải pháp, một nội dung nhằm bảo tồn được các giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề truyền thống Nhà nước và địa phương cần có các chính sách khen thưởng và ưu đãi thích đáng đối với các nghệ nhân, khuyến khích họ truyền nghề và dạy nghề cho lớp trẻ Hàng năm hoặc vài năm một lần cần tổ chức xét, công nhận và trao tặng danh hiệu cao quý, cũng như thưởng vật chất xứng đáng cho những người thợ giỏi có phát minh sáng chế, cải tiến máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất

Tiến hành nghiên cứu để bảo tồn tục thờ tổ nghề và các lễ hội, phong tục tập quán gắn liền với sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tinh thần của làng nghề Cần tiếp tục khuyến khích, bảo lưu và hổ trợ kinh phí cho các hoạt động văn hóa của làng như lễ hội Katê; lễ thờ cúng thần làng, tổ nghề Po Klong Chan, hoạt động văn nghệ với các câu hát, điệu múa đậm đà bản sắc dân tộc Chăm Đó không chỉ là những hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống, nghề nghiệp của thế hệ trẻ mà còn là chất kết dính cộng đồng Hơn thế nữa, trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, các hoạt động trên còn có vai trò khuyếch trương văn hóa “làng”, “nghề” truyền thống thông qua các hoạt động du lịch Để giữ được truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của làng nghề, ngoài việc thôn, xóm đưa ra những quy ước, quy định còn cần phải thành lập câu lạc bộ, hiệp hội làng nghề Các câu lạc bộ, hiệp hội làng nghề trên nguyên tắc tự nguyện nhưng có sự tác động bởi lệ làng, phong tục tập quán và quy ước nhằm tạo điều kiện để các hộ gia đình liên kết với nhau trong đời sống và sản xuất Đồng thời đây cũng là nơi nghiên cứu về văn hóa truyền thống, nghề nghiệp cũng như công tác đào tạo thế hệ kế tục

Cần thiết tổ chức các hình thức hội chợ, triển lãm, trưng bày mà tại nơi đó các nghệ nhân có thể biểu diễn quá trình hình thành nên một sản phẩm gốm Qua đó, tôn vinh các sản phẩm tinh hoa của làng nghề cùng tài năng của nghệ nhân Bảo tồn các hiện tượng văn hóa phi vật thể nói trên ngay trong đời sống của người Chăm làng Bầu trúc vì đó không chỉ là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất để bảo tồn và phát huy nó trong đời sống xã hội Đặc biệt phải mở rộng các hình thức xã hội hóa để mọi người dân, mọi tổ chức xã hội có thể tham gia vào hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi đất nước đang là một vấn đề thời sự Trong đó, vấn đề bảo tồn và phát huy làng nghề thủ công truyền thống đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội và đặc biệt là cộng đồng cư dân, nơi trú ngụ của các làng nghề truyền thống Do đó, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề truyền thống Bầu Trúc nói riêng và làng nghề trong cả nước nói chung là không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới

3.1.2 Giải pháp phát triển làng nghề

Căn cứ vào vai trò và vị thế của làng nghề Bầu Trúc trong bối cảnh nền kinh tế xã hội thời đại mới cùng với định hướng phát triển làng nghề, chúng tôi xin nhận định cơ cấu phát triển của nó như sau: SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP + DU LỊCH VĂN HÓA + THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ cùng một phần SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển làng nghề gốm truyền thống Bầu Trúc

3.1.2.1 Giải pháp phát triển kinh tế, sản xuất Đổi mới mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.Trong tình hình mới, gốm Chăm một mặt cần duy trì những mẫu mã truyền thống đã lưu thông trên thị trường, mặt khác đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng loại thị trường

Có thể mở các lớp đào tạo nghệ nhân ngay tại làng nghề hoặc tại các trường về mỹ thuật trên cả nước để họ vừa có thể phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc lại vừa tiếp thu được tinh hoa văn hóa thế giới qua các tác phẩm gốm

Cần phải quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu cho làng nghề để ổn định nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào

Xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược cho mặt hàng gốm của làng nghề Trên cơ sở chiến lược Maketing làng nghề gốm Bầu Trúc đã được xây dựng, Nhà nước và địa phương sớm xây dựng thương hiệu cho làng nghề; thông qua việc giao trách nhiệm cho các cơ quan ngoại thương, nắm vững thị hiếu tiêu dùng của từng khu vực, từng nước để kịp thời cung cấp thông tin, tổ chức các dịch vụ tư vấn về chiến lược mặt hàng, thị trường cho các doanh nghiệp làng nghề Trợ giúp giới thiệu sản phẩm của làng nghề thông qua các hội chợ triển lãm gốm, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế Giúp làng nghề giới thiệu sản phẩm qua các phương tiện thông tin đại chúng như các ấn phẩm về “làng”, “ nghề”, phim ảnh truyền hình, quảng cáo, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất mở trang web quảng bá sản phẩm trên internet đến khách hàng Bên cạnh đó, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong làng nghề mở các đại lý, các cửa hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm tại các đô thị và các tụ điểm thương mại, hệ thống siêu thị, các chợ nông thôn ở các địa phương khác nhau Đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở sản xuất trong các làng nghề tham gia các hình thức hợp tác sản xuất như liên hộ, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,… để tăng sức cạnh tranh và củng cố quan hệ sản xuất Bên cạnh đó, hỗ trợ làng nghề thành lập trung tâm, doanh nghiệp, công ty,…đầu mối để đảm nhiệm giới thiệu đầu ra, đầu vào của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn làng nghề, tăng cường hợp tác, kinh doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện, tỉnh, trong và ngoài nước Để giải quyết nhu cầu về vốn cho làng nghề thì Nhà nước cần tạo điều kiện trong việc huy động vốn an toàn và có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh ở làng nghề thông qua các trung tâm hỗ trợ tài chính và bảo lãnh tín dụng Đa dạng hoá hình thức cho vay vốn, thay đổi định mức cho vay và thời gian cho vay Tăng cường kiểm soát các nguồn vốn vay để hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả Mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay có bảo lãnh để những hộ nghèo có điều kiện sản xuất, kinh doanh Đơn giản hóa các thủ tục cho vay nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn vốn Tổ chức hình thức hợp tác, hợp tác xã để huy động nguồn vốn Ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh Hỗ trợ thử nghiệm sản phẩm mới, hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm gốm của làng nghề Xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, gắn giữa công nghệ mới với công nghệ truyền thống để sản xuất các sản phẩm gốm độc đáo mang bản sắc dân tộc Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tại các làng nghề tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng công nghệ mới, công nghệ xanh, công nghệ sạch để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề bằng cách nâng cao trình độ dân trí và học vấn cho người lao động trong làng nghề; tổ chức các trung tâm, các cơ sở đào tạo riêng cho nghệ nhân làng nghề và phải gắn việc đào tạo với giải quyết việc làm Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ, các doanh nghiệp trong làng nghề Thành lập hội nghề nghiệp hoặc câu lạc bộ nghề truyền thống và thông qua đó có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, đối với những nghệ nhân già yếu, không còn sức lao động, nên có một số tiền nhất định để chu cấp cho các cụ, động viên họ truyền lại bí quyết nghề cho con cháu; với nghệ nhân tuy sức khoẻ còn tốt nhưng việc hành nghề gặp khó khăn thì nên có khoản trợ cấp hỗ trợ họ từng bước phát triển Xem xét và phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân, làm cho họ say mê với nghề nghiệp và đem hết nhiệt tình truyền nghề cho lớp trẻ Đồng thời nên tổ chức cho họ được đi tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, khuyến khích họ kết hợp văn hoá hiện đại với nét độc đáo, tinh xảo cổ truyền của dân tộc để tạo ra những sản phẩm vừa mang tính truyền thống nhưng không kém phần hiện đại

Giải quyết yêu cầu mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp làng nghề để phù hợp với yêu cầu duy trì và mở rộng sản xuất Cần có chính sách trợ giúp doanh nghiệp trong việc sử dụng kết cấu hạ tầng như giảm thuế, chi phí thuê mặt bằng, trợ giúp chi phí di chuyển cơ sở sản xuất…

Giải pháp cải tạo môi trường làng nghề gốm Bầu Trúc

3.2.1 Giải pháp cải tạo môi trường sản xuất

Tuyên truyền, giáo dục về giữ gìn vệ sinh cho người dân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vận động họ bỏ các thói quen xấu như xả rác bừa bãi Nâng cao nhận thức cho các hộ sản xuất kinh doanh về những tác động quá trình sản xuất tới đời sống sinh hoạt và môi trường Thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin kỹ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất Từ đó có cam kết về bảo vệ môi trường tập trung đầu tư xử lý bước đầu các chất thải tại hộ gia đình trong quá trình sản xuất Để hạn chế tác hại từ ô nhiễm môi trường từ khí thải trong quá trình sản xuất, việc cải tiến công nghệ nung đốt là rất cần thiết, có thể nghiên cứu và sử dụng công nghệ nung bằng lò gạch thay thế việc nung lộ thiên Về công nghệ nung bằng lò gas, tuy đây là giải pháp hữu hiệu trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường mà làng nghề gốm Bát Tràng là một điển hình thành công, nhưng lại yêu cầu khá cao về vốn và nếu áp dụng cho làng nghề như Bầu Trúc thì cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn, cân nhắc và tiếp thu ý kiến từ những chuyên gia văn hoá để không làm mất đi nét truyền thống vốn có của làng nghề Bên cạnh đó, cần tăng cường các mảng cây xanh ở những khu vực có thể trồng thêm và nạo vét các hồ nước để cải tạo môi sinh và điều hòa không khí

Ngoài ra, nguồn nước thải trong quá trình sản xuất gốm cũng là một đối tượng tác động rất lớn đến môi trường làng nghề mà ta cần xử lý triệt để Cần tách riêng nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt để dễ dàng xử lý Đối với nước thải sinh hoạt, thu gom bằng hệ thống cống bên ngoài hộ gia đình rồi dẫn ra ao hồ xử lý chung Về nước thải sản xuất, có thể xử lý, lắng đọng sơ bộ ngay tại hộ sản xuất rồi sau đó dùng phương pháp hồ sinh học để đảm bảo điều kiện vệ sinh trước khi thải ra Kênh Nam Tại các khu sản xuất lớn có thể hình thành sau này, cần có khu xử lý nước thải tập trung cho cả khu dân cư trước khi thải ra môi trường

Song song là việc quy hoạch vị trí tập trung thu gom xử lý rác thải (chủ yếu là chất thải rắn) với vị trí gần đường giao thông để thuận tiện cho việc vận chuyển và nằm ở cuối hướng gió chính, xung quanh trồng cây xanh để hạn chế gió phát tán mùi và ô nhiễm Cần đầu tư hạ tầng để xử lý rác cho khu tập trung rác thải, tránh tình trạng ô nhiễm đất và nước ngầm về lâu dài

Mặt khác Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho việc quy hoạch, xây dựng quản lý hệ thống xử lý chất thải tại làng nghề gốm Bầu Trúc Cần lập ra một bộ phận chuyên trách có trách nhiệm kiểm tra việc thực thi công tác vấn đề bảo vệ môi trường, có qui định xử phạt nghiêm minh đối với những doanh nghiệp và hộ sản xuất vi phạm luật bảo vệ môi trường

3.2.2 Giải pháp cải tạo hạ tầng kỹ thuật làng nghề

Công tác cải tạo, nâng cấp và phát triển hạ tầng kỹ thuật cũng như môi trường làng nghề phải được tiến hành song song và đồng bộ với các giải pháp về cải tạo không gian, cảnh quan và kiến trúc làng gốm Bầu Trúc Tuy nhiên, để cụ thể vấn đề, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau: a Giao thông Đẩy mạnh khảo sát thiết kế và quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống công trình giao thông kết nối với mạng lưới đường liên huyện, liên thành phố, bao gồm cả hệ thống đường xá đi lại trong làng nghề, cầu cống, bến bãi xuất nhập hàng hóa cùng với hệ thống cấp thoát nước để xử lý triệt để chất thải của làng nghề Nâng cấp, cải tạo hoặc mở rộng theo lộ giới hiện trạng, đồng thời tập trung kinh phí bê tông hoá hệ thống đường dẫn vào các ngõ, xóm, đảm bảo thuận tiện cho nhu cầu sinh hoạt của người dân trong tinh hình mới và việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa Để xây dựng hệ thống đường giao thông, bên cạnh việc huy động đóng góp trực tiếp, tại chỗ của dân cư và các cơ sở sản xuất trong làng nghề thì từ nguồn ngân sách của địa phương các cấp, Nhà nước cần tăng cường đầu tư trực tiếp từ ngân sách Trung ương và các khoản đầu tư tín dụng ưu đãi khác b K ỹ thu ậ t c ấ p thoát n ướ c

- Các hộ sản xuất phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho việc cung cấp nước sạch trên địa bàn

- Áp dụng những thành tựu cũng như các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại trong việc xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất nhằm giảm thiểu tác hại cho môi trường và sức khỏe người dân c K ỹ thu ậ t đ i ệ n

Tiếp tục mở rộng, hoàn thiện các công trình mạng lưới điện, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho việc quy hoạch, cải tạo đồng bộ và tiêu chuẩn hoá mạng lưới điện hạ thế đến từng hộ dân và cơ sở sản xuất kinh doanh

- Nhà nước cần có chính sách và biện pháp can thiệp đối với giá điện sản xuất ở nông thôn tạo sự bình đẳng về chi phí năng lượng đầu vào so với thành thị Đồng thời, tạo điều kiện khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề sử dụng điện thay thế các nguồn năng lượng khác gây ô nhiễm môi trường do nung trực tiếp bằng rơm rạ, củi, trấu …

Hoàn thiện hệ thống đường dây điện dẫn vào từng hộ, nhất là đường xương cá dẫn vào các ngõ xóm Cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện ở làng nghề giúp cho điện áp ổn định, ngăn chặn được những rủi ro cho người sản xuất khi sử dụng điện Ưu tiên cung cấp điện cho khu vực sản xuất tại làng nghề d C ả i t ạ o, nâng c ấ p c ơ s ở tr ườ ng h ọ c, tr ạ m y t ế , nhà v ă n hoá

Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hoá trong thời gian tới cần phải kết hợp giữa đầu tư của ngân sách Nhà nước với sự đóng góp của nhân dân để cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở trường học, trạm y tế tốt hơn nữa Đặc biệt là, tỉnh Ninh Thuận cùng với huyện Ninh Phước cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang bị cho các cơ sở hướng nghiệp, dạy nghề, cung cấp kiến thức kinh doanh và chuyển giao công nghệ phù hợp với tình hình hiện nay cho khu vực nông thôn nói chung và làng nghề Bầu Trúc nói riêng e H ệ th ố ng thông tin liên l ạ c

- Tăng cường đầu tư cho việc nâng cấp công trình, đổi mới thiết bị kỹ thuật của các trung tâm bưu điện, liên lạc ở huyện, thị trấn; đồng thời mở mang mạng lưới thông tin để làng nghề có cách tiếp cận tối ưu nhất

- Tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên lắp đặt, thuê bao điện thoại, internet cho các cơ sở trong làng nghề có thể lắp đặt để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Giải pháp cải tạo kiến trúc cảnh quan làng nghề gốm Bầu Trúc

3.3.1 Giải pháp về cây xanh, mặt nước

Với khí hậu khô nóng đặc trưng của vùng đất Ninh Thuận thì cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống Việc khai thác và tổ chức cây xanh trong làng nghề không chỉ tạo nên được sắc thái riêng mà còn góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnh quan làng xóm

Trên các trục đường chính của làng, đề xuất bố trí hai hàng cây xanh vừa tạo bóng mát, cải thiện môi sinh lại vừa làm điểm nhấn cho các công trình kiến trúc Lựa chọn các loại cây trồng ít chiếm diện tích trên vỉa hè hẹp của làng, có thể chọn cây me, loại cây thường thấy trong làng

Thiết kế và bố trí các mặt nước nhân tạo trong các công trình công cộng như nhà trưng bày và biểu diễn gốm Chăm, khu thương mại đề xuất tại quốc lộ 1A kết hợp với cây xanh và tiểu cảnh để cải thiện vi khí hậu cho khu vực đồng thời tăng mỹ quan cho làng nghề

3.3.2 Giải pháp về nghệ thuật tạo hình

Nhằm tạo sự sinh động và thu hút, tránh tình trạng các tuyến đường chính trong làng kéo dài theo dạng hành lang một cách thuần túy, đồng thời gia tăng không gian giao tiếp với con người ta cần vận dụng những nguyên tắc về thị giác để thiết kế cảnh quan Cụ thể trên những tuyến đường chính, dọc theo vỉa hè hai bên đường ta tổ chức các chậu cây cảnh hoặc các sản phẩm phù điêu, bình, lọ, tượng gốm của làng nghề để trang trí, có thể di động để việc trang trí được linh hoạt và thay đổi tùy theo chủ đề Ngoài ra, để tăng thêm sự linh hoạt cho không gian đường phố và nâng cao ý thức người dân về môi trường, trên các trục đường chính ta cần bố trí các thùng rác lấy từ chính sản phẩm của làng nghề Tất cả các yếu tố đó không chỉ là phương tiện trang trí và bố cục không gian có hiệu quả mà còn là một liều thuốc tác động lên tinh thần, tình cảm con người, giáo dục đạo đức và thẩm mỹ to lớn đối với cộng đồng

Dọc theo trục đường đi bộ đề xuất, bố trí các bục ngồi nghỉ chân, có thể thiết kế cố định hoặc di động Cùng với các bình, lọ, tượng gốm, chậu cây cảnh,… chúng có thể được bố trí ngay tâm đường đi hoặc lệch hẳn về một bên Đối với các biển hiệu quảng cáo, cần có quy định về chiều cao, hình dáng để tạo sự thống nhất và tăng vẻ đẹp mỹ quan cho tuyến đường Đóng vai trò như một thành phần vô cùng quan trọng cấu thành nên đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống, cổng chào là yếu tố tác động đến tâm lý du khách ngay khi đặt chân đến làng nghề Vì vậy, nên có giải pháp thiết kế, cải tạo hình thức kiến trúc cổng chào làng Bầu Trúc bằng cách sử dụng chính những sản phẩm gốm từ làng nghề nhằm gây ấn tượng ban đầu cho du khách về sự độc đáo qua cảm nhận thị giác Nên chăng tên làng nghề trên cổng chào sẽ được ghi bằng ngôn ngữ Việt lẫn ngôn ngữ Chăm để cư dân nơi đây có thể cảm nhận làng cũ của mình vẫn tồn tại.

Giải pháp về kiến trúc làng nghề gốm bầu Trúc

3.4.1 Giải pháp về cấu trúc không gian làng nghề Để góp phần xây dựng một làng nghề truyền thống vừa đậm đà bản sắc dân tộc lại vừa thích nghi với điều kiện mới, chúng tôi đề xuất phân chia không gian làng nghề thành bốn khu vực chức năng chủ yếu (Hình 3.2):

- Khu đón tiếp: đây là khu vực đầu tiên mà du khách đặt chân khi đến làng nghề Do đó, cần tập trung xây dựng, cải tạo và nâng cấp các không gian công cộng như nhà trưng bày - biểu diễn gốm chăm, đền làng; đồng thời quy hoạch cụ thể bãi đổ xe, công trình đón tiếp, nghỉ ngơi tại chỗ cho du khách kết hợp cùng dịch vụ - thương mại Tại khu vực này, du khách vừa có thể nghỉ ngơi, nghe thuyết dẫn về làng nghề và văn hóa của dân tộc Chăm lại vừa có thể tham quan mua sắm các sản phẩm văn hóa như gốm, thổ cẩm và các loại ẩm thực đặc trưng của vùng, chuẩn bị cho bước tham quan kế tiếp

- Khu tham quan, tham gia các hoạt động văn hóa của làng nghề: từ khu vực đón tiếp, du khách có thể di bộ dọc theo trục lộ chính của làng để tham quan, tìm hiểu qui trình làm gốm, mua sắm các sản phẩm gốm của làng nghề cũng như trực tiếp tham gia vào chế tác gốm Bên cạnh đó, họ còn có thể xem và tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thưởng thức ẩm thực Chăm

- Khu vực lưu trú : trong một hành trình du lịch văn hóa, du khách sẽ có nhu cầu cùng ăn, ở, làm việc, sinh hoạt, giao lưu văn hóa với người dân bản địa, đây là những đặc điểm cơ bản của loại hình du lịch cộng đồng (homestay) Mô hình này đã và đang được áp dụng thành công ở nhiều địa phương trong cả nước, người dân vừa có thể làm giàu trên chính quê hương mình lại vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống Do đó, nơi lưu trú cần được quan tâm hơn nữa Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để người dân xây dựng, cải tạo không gian lưu trú cho du khách ngay tại nhà của mình

- Khu vực sản xuất : có thể bố trí theo hình thức tập trung hoặc bán tập trung ngay trong làng hoặc dời ra khỏi khu dân cư hiện hữu để nâng cao sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

3.4.2 Giải pháp về kiến trúc công trình công cộng

Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng của làng cần được tôn tạo để phục vụ đời sống tâm linh cũng như lễ hội của người Chăm làng Bầu trúc Cần giải phóng không gian xung quanh đền thờ, thiết kế sân vườn và không gian quanh đền để thuận tiện cho sinh hoạt cúng tế của người dân đồng thời phục vụ tham quan, du lịch

Cải tạo, nâng cấp nhà trưng bày và biểu diễn gốm Chăm ,đồng thời giải phóng không gian xung quanh công trình, thiết kế sân vườn với cách bố trí gốm tái hiện lại các giai đoạn lịch sử và sinh hoạt cộng đồng của người Chăm, bố trí không gian nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm cho du khách Bên cạnh đó, để tăng thêm hiệu quả thẩm mỹ cho công trình khi về đêm, cần sử dụng ánh sáng để trang trí; việc làm này vừa mang lại cảm giác thẩm mỹ hiện đại cho công trình vừa tác động tốt vào tâm lý người sử dụng

Dọc theo các trục lộ chính của làng, tổ chức theo dạng tuyến các công trình phúc lợi công cộng và các dạng nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh – dịch vụ trên cơ sở cải tạo và nâng cấp chúng để dần hình thành nên khu thương mại, dịch vụ của làng gốm Bầu Trúc Đề xuất tổ chức các bến bãi đỗ xe ngay hai điểm tiếp cận từ tuyến Quốc lộ 1A (QL1A) và Tỉnh lộ 703 (TL703) vào làng Tại hai điểm nút này sẽ vừa là điểm dừng chân nghỉ ngơi cho du khách, cho họ cái nhìn tổng quát về làng nghề vừa kết hợp thương mại – dịch vụ Để cải tạo môi sinh cho làng nghề và tăng tiện ích cho người dân, chúng tôi đề xuất xây dựng khu công viên cây xanh kết hợp mặt nước ngay vị trí tọa lạc hiện tại của bầu nước mà tên gọi của làng đã gắn với nó Đây có thể là không gian nghỉ ngơi, thư giản, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, ẩm thực

3.4.3 Giải pháp cải tạo kiến trúc nhà ở

Tùy theo điều kiện về kinh tế của từng hộ cũng như địa phương mà các công trình ở đây sẽ được xây mới với chức năng chính để ở, để sản xuất, kinh doanh hoặc nhà ở + sản xuất + kinh doanh, dịch vụ,… Cần tổ chức tư vấn thẫm mỹ kiến trúc cho người dân để vừa có thể đảm bảo được về mặt hình thức lại vừa tân dụng tối đa công năng, hướng đến một mục đích dài lâu Bên cạnh đó, để thích ứng với khí hậu khô nóng của vùng đồng bằng hẹp ven biển này thì nhà cửa của người Chăm cần được nghiên cứu và xây dựng sao cho khai thác được nhiều nhất mặt thuận lợi và hạn chế tối đa những bất lợi từ tự nhiên

Về kiến trúc, quy định chiều cao 1tầng, mái lợp ngói, hình khối tương thích với nhà ở truyền thống của người Chăm đã được cải tạo lại sau này Mặt tiền nên sử dụng vật liệu gạch và sơn nước

Về màu sắc, sử dụng những gam màu nhạt (vàng, trắng , kem), có điểm nhấn màu đậm tùy theo ý muốn, phù hợp với khí hậu vùng miền Đối với các căn hộ trên trục đường đi bộ đề xuất, cần có sự thống nhất về hình khối kiến trúc để tạo sự đồng bộ Bố trí và sắp xếp lại cách trưng bày các sản phẩm gốm sao cho gần gũi, nhấn mạnh yếu tố truyền thống để thu hút du khách Các căn hộ này có thể là văn phòng đại diện, giao dịch, tìm kiếm thị trường cho một nhóm hộ gia đình sản xuất Ngoài ra, bảo tồn theo dạng điểm một số hộ sản xuất gốm truyền thống bên trong khu dân cư hiện hữu để phục vụ cho du lịch, nghiên cứu, học tập

Bên cạnh đó, tường rào và cổng là hai thành phần không thể thiếu trong kiến trúc nhà ở truyền thống cũng như hiện đại của người Chăm làng Bầu Trúc Do đó, nên sử dụng các sản phẩm gốm trong việc thiết kế, cải tạo tường rào nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách về dáng vẻ cùng sự độc đáo của một làng nghề gốm Chăm Nếu như những bức tường” Đá ong” xù xì và có phần thô kệch làm tỏa sáng làng cổ Đường Lâm, những hàng rào bằng cây “Chè Tàu” được cắt tỉa gọn gàng trên hệ thống đường làng ngõ xóm tạo cho Phước Tích nét đẹp đặc trưng của vùng quê nông thôn rất đỗi thanh bình, mộc mạc thì những sản phẩm gốm cùng với môtíp trang trí, điêu khắc ChămPa cũng có thể làm nên dáng vẻ độc đáo cho làng nghề Bầu Trúc

3.4.4 Giải pháp cải tạo không gian sản xuất

Giống như bao làng nghề khác, sân và hiên trong khuôn viên nhà ở của người

Chăm không chỉ là không gian chuyển tiếp từ bên ngoài vào trong, từ hở đến kín, từ mở đến đóng mà đó còn được sử dụng như một không gian dành cho sản xuất Do đó, để không làm mất đi yếu tố “nghề” trong “làng” chúng ta không nên xóa bỏ không gian sản xuất trong mỗi ngôi nhà mà cần phải nâng cấp, bố trí, sắp xếp lại dây chuyền sản xuất trong từng hộ gia đình cho phù hợp với việc cài tiến và áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất gốm truyền thống, tách công đoạn nung ra xa khỏi vị trí của các công đoạn khác và đặt cuối hướng gió để giảm thiểu tác động cũng như tạo sự thông thoáng, tránh ô nhiễm cục bộ, đồng thời hạn chế những không gian cơi nới không cần thiết Để phục vụ cho sự phát triển của làng nghề trong tương lai trên nền tảng phát huy những giá trị truyền thống một cách thiết thực, sát với điều kiện thực tế, chúng tôi đề xuất quy hoạch hình thành khu sản xuất bán phân tán để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất Song song với các hộ sản xuất nhỏ lẻ theo truyền thống sẽ có một số hộ gia đình đủ mạnh, họ tách riêng và hình thành dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), ta chuyển dần các hộ ấy sang khu quy hoạch mới để họ có điều kiện mở rộng, tìm kiếm thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá thành và chất lượng sản phẩm (Hình 3.3)

Kết luận Chương III

Căn cứ vào thực trạng và những giá trị của làng nghề gốm truyền thống Bầu Trúc, kết hợp cùng hệ thống cơ sở khoa học vững chắc đã nêu ở chương II, tác giả đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa làng nghề về vật thể và phi vật thể; giải pháp phát triển kinh tế, sản xuất cũng như dịch vụ - du lịch; cải tạo và phát triển môi trường, cảnh quan, kiến trúc làng nghề gốm Chăm Những giải pháp và đề xuất trên đây không chỉ góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề gốm Bầu Trúc mà còn tạo tiền đề cho làng nghề hội nhập và phát triển trong thời đại mới, hoàn thiện dần chiến lược xây dựng NTM tỉnh Ninh Thuận (Hình 3.1)

1 Trong kho tàng di sản văn hóa của người Chăm Ninh Thuận, làng nghề gốm cổ truyền Bầu Trúc là một trong hai nghề thủ công truyền thống còn tồn tại đến ngày nay với nhiều giá trị văn hóa vật thể lẫn phi vật thể vẫn còn được bảo lưu Không chỉ là kỹ thuật thủ công truyền thống, kinh nghiệm và bí quyết nghề nghiệp mà làng gốm Bầu Trúc còn gìn giữ được cấu trúc của một làng nghề từ hoạt động kinh tế, sản xuất, hình thái xã hội, quan hệ cộng đồng đến tôn giáo – tín ngưỡng, hoạt động lễ hội,…tất cả các yếu tố đó đều được bao trùm bởi cơ chế xã hội mẫu quyền gắn kết cùng nghề thủ công lâu đời, đó chính là nét đặc trưng của làng nghề gốm Chăm

Quy trình làm gốm của người Chăm làng Bầu Trúc rất công phu, các công đoạn hoàn toàn làm thủ công từ khâu đào nguyên liệu, tạo hình, nung gốm cho đến khi trao đổi sản phẩm với vai trò chủ yếu của người phụ nữ Mỗi sản phẩm gốm chất lượng cao ra đời là sự kết tinh của đôi bàn tay khéo léo và kho tàng tri thức dân gian mà thần linh, ông bà đã truyền lại từ bao đời nay Do đó, người Chăm linh thiêng hóa bằng nhiều nghi lễ, kiêng kỵ và tích cực bảo lưu truyền nghề bằng hình thức “ mẹ truyền con nối” Trước tác động của công cuộc đổi mới và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, làng nghề gốm Chăm đang đối mặt với rất nhiều khó khăn về đời sống, sản xuất, thương hiệu cũng như đầu ra ổn định cho sản phẩm gốm

2 Trong thời đại CNH – HĐH như hiện nay, với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ

“đóng” sang “mở” tuy có mặt tích cực nhưng mặt khác cũng đã kéo theo nhiều hệ lụy Điển hình là sự thay đổi về mọi mặt trong làng nghề gốm truyền thống Bầu Trúc, nhất là về không gian kiến trúc Những ngôi nhà truyền thống của người Chăm đã có sự biến đổi, hình thành nên dạng nhà ở thị tứ tập trung chủ yếu trên những trục đường chính của làng nghề Sức ép từ quá trình đô thị hóa đã dần làm biến dạng dáng vẻ đặc trưng vốn có của làng nghề biểu hiện từ cảnh quan, môi trường làng nghề cho đến hình thức kiến trúc, không gian ở, sản xuất, không gian cộng đồng Do đó, để bảo tồn và phát triển kiến trúc làng nghề trong quá trình phát triển và hội nhập, một mặt phải gìn giữ được các giá trị truyền thống vốn có, mặt khác lại phải thích nghi với những yêu cầu mới của cuộc sống văn minh hiện đại; vừa phát triển kinh tế lại vừa chú trọng phát triển xã hội, bảo vệ môi trường… Đó là những yêu cầu cơ bản để đảm bảo cho làng nghề phát triển một cách bền vững, nhất là trong công cuộc xây dựng NTM tỉnh Ninh Thuận Để đảm bảo các yêu cầu trên thì việc phát triển du lịch văn hóa làng nghề là con đường đúng đắn nhất để làng nghề vừa có thể trở thành NTM, lại vừa gìn giữ và khuyếch trương nền văn hóa truyền thống dân tộc trong xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới

Thông qua những giá trị của làng nghề gốm Bầu Trúc cùng với vai trò, tiềm năng và vị thế của nó đối với tỉnh Ninh Thuận, ta phần nào khẳng định được những đóng góp to lớn của nó đối với nền kinh tế và khả năng giải quyết những vấn đề xã hội của Ninh Thuận cũng như của đất nước Bên cạnh đó, bài học bổ ích từ kinh nghiệm bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các nước trên thế giới và làng nghề trong nước về cách tổ chức không gian làng nghề, cách cải tạo, bảo lưu các giá trị kiến trúc truyền thống để bảo tồn văn hóa và phát triển sản xuất cũng như cách thức khai thác các giá trị văn hóa truyền thống để tổ chức du lịch,…càng giúp ta nhận thấy rõ vai trò của làng nghề trong nền kinh tế xã hội

3 Đối với làng nghề gốm truyền thống của người Chăm ở Ninh thuận, trước khi đưa ra các giải pháp để bảo tồn, cải tạo và phát triển kiến trúc làng nghề phải đặt nó trong tổng hòa các mối quan hệ về kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường của đô thị cũng như việc gắn kết chặt chẽ với các chính sách, biện pháp của nhà nước và địa phương Ta không thể lý tưởng hóa và áp đặt cứng nhắc những kinh nghiệm, cách thức bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các nước khác mà bỏ qua tính đặc thù của mỗi làng nghề, mỗi vùng miền, dân tộc Vấn đề bảo tồn, cải tạo và phát triển kiến trúc làng nghề gốm Chăm được đặt ra không chỉ là công tác đối với các cá thể đơn lẻ mà đối với một cơ cấu kiến trúc đô thị đặc thù, một di sản văn hóa với các yếu tố con người, môi trường vật chất, kinh tế xã hội và cách ta nhận thức về giá trị di sản cũng như cách thức duy trì các giá trị đó Điều này có nghĩa là ta cần xem làng nghề như một

“ cơ thể sống”, có sự vận động, duy trì phát triển Do đó, ta phải đưa nó hòa nhập với cuộc sống hiện tại

4 Từ những nhận định và quan điểm nêu trên, chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa làng nghề với các giá trị hữu hình lẫn vô hình Căn cứ trên cơ cấu phát triển của làng nghề: SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP + DU LỊCH VĂN HÓA + THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ cùng một phần SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, đề xuất giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế, sản xuất cũng như dịch vụ - du lịch làng nghề Bên cạnh đó, quá trình phân tích , đánh giá thực trạng làng nghề gốm truyền thống Bầu Trúc đã giúp tác giả tìm ra những vấn đề còn tồn đọng về môi trường, cảnh quan cũng như kiến trúc làng nghề, đồng thời căn cứ trên những cơ sở khoa học thiết thực để đề ra giải pháp thích hợp cho các vấn đề trên

Về cấu trúc không gian làng nghề, chúng tôi kiến nghị phân chia thành bốn khu vực chức năng chủ yếu:

- Khu đón tiếp: đây là khu vực đầu tiên mà du khách đặt chân khi đến làng nghề với các công công trình đón tiếp, nghỉ ngơi tại chỗ cho du khách kết hợp cùng dịch vụ - thương mại, bãi đỗ xe

- Khu tham quan, tham gia các hoạt động văn hóa của làng nghề: là khu vực nối tiếp với khu đón tiếp, không gian thưởng thức giá trị văn hóa làng nghề

- Khu vực lưu trú : được bố trí tại các hộ dân để du khách có thể cùng ăn, ở, làm việc, sinh hoạt, giao lưu văn hóa với người dân bản địa

- Khu vực sản xuất : bố trí tập trung hoặc bán tập trung để nâng cao sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngoài ra, về kiến trúc nhà ở và không gian sản xuất, đề xuất cải tạo theo hướng hiện đại để thích nghi nhưng có sự khống chế về hình khối, cao độ, vật liệu, màu sắc, môtíp trang trí để gợi lại “hồn nơi chốn” Đồng thời, bố trí, sắp xếp lại dây chuyền sản xuất cho phù hợp, hạn chế không gian cơi nới không cần thiết trong không gian sản xuất

Bảo tồn, cải tạo và phát triển kiến trúc làng nghề Bầu Trúc trong tình hình hiện nay là việc làm thiết thực nhưng đòi hỏi phải có sự phối hợp từ nhiều ban ngành chức năng cùng sự tham gia tích cực của cư dân Chăm làng gốm Đó có thể là động thái hỗ trợ vốn để người dân có điều kiện mở rộng và áp dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tuyên truyền, giải thích cho họ hiểu được giá trị thực thụ của làng nghề, đồng thời khuyến khích, kêu gọi mọi người cùng tham gia Đây chính là bước cơ sở để ta có thể tiến hành quy hoạch cải tạo làng nghề Mong rằng trong thời gian sắp tới, đối với các dự án phát triển làng gốm Bầu Trúc, các cấp chính quyền tỉnh Ninh Thuận sẽ có sự cân nhắc và tiếp thu ý kiến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các chuyên gia văn hoá, phải có tầm nhìn sâu rộng cho tương lai, đừng chỉ căn cứ trên những mong muốn trước mắt, những can thiệp duy ý chí mà phải đánh đổi quá nhiều!

5 Tóm lại, thông qua những nội dung đã được nghiên cứu và trình bày trong luận văn này tác giả đã phần nào phác họa bức chân dung về một làng nghề truyền thống đặc trưng của người Chăm Ninh Thuận Những giải pháp và mô hình chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất gợi mở, được đúc kết từ quá trình nghiên cứu, từ việc phân tích thực trạng, tiềm năng cũng như lợi thế, cơ hội phát triển làng nghề gốm truyền thống của người Chăm trong chiến lược xây dựng NTM tỉnh Ninh Thuận Cho nên, đây không phải là giải pháp được sử dụng chung cho tất cả các làng nghề truyền thống bời suy cho cùng thì mỗi địa phương, mỗi tộc người có truyền thống, văn hóa và đặc điểm khác nhau

Qua luận văn này, tôi mong muốn góp phần công sức nhỏ bé trong quá trình cũng cố và phát triển làng nghề truyền thống ở địa phương, xây dựng quê hương giàu mạnh, vững bước tiến trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PHAN QUỐC ANH (8/2010), “Người chăm có một làng nghề cổ”, Thư mục chuyên đề văn hóa Chăm, Trang 24, Thư viện tỉnh Ninh Thuận

[2] PHAN XUÂN BIÊN (1989), Người Chăm ở Thuận Hải, Nxb Sở VH - TT,

[3] PHAN XUÂN BIÊN (1991), Văn hóa Chăm, Nxb KHXH, Hà Nội

[4] BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (2011), Tiêu chuẩn

– Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Quy họach xây dựng Nông thôn mới,

Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội

[5] NGUYỄN HÀ CƯƠNG (1999), Quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ven đô thị Hà Nội (Qua ví dụ làng gốm sứ Bát Tràng), LV

Thạc sĩ kiến trúc, ĐH Kiến Trúc TP.HCM

[6] CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG NINH THUẬN

(2005), Dự án xây dựng phát triển làng nghề Bầu Trúc, UBND huyện Ninh Phước – Ninh Thuận

[7] CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH VĂN HÓA (1999), Việc quản lý du lịch ở những nơi có di sản quan trọng, ICOMOS thông qua tại Hội đồng lần thứ 12 ở Mexico, http://www.vinaremon.com.vn, ngày 10/06/2010

[8] NGÔ THỊ CHÍNH (2007), Ảnh hưởng của các yếu tố tộc người tới phát triển kinhtế - xã hội của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận, Nxb

[9] NGÔ VĂN DOANH (1994), Văn hóa Chăm Pa, Viện nghiên cứu Đông

Nam Á, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

[10] LÊ DUY ĐẠI (2001), Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận - truyền thống và biến đổi, Nxb KHXH, Hà Nội

Ngày đăng: 04/06/2024, 10:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PHAN QUỐC ANH (8/2010), “Người chăm có một làng nghề cổ”, Thư mục chuyên đề văn hóa Chăm, Trang 24, Thư viện tỉnh Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người chăm có một làng nghề cổ”, "Thư mục chuyên đề văn hóa Chăm
[2] PHAN XUÂN BIÊN (1989), Người Chăm ở Thuận Hải, Nxb Sở VH - TT, Thuận Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Chăm ở Thuận Hải
Tác giả: PHAN XUÂN BIÊN
Nhà XB: Nxb Sở VH - TT
Năm: 1989
[4] BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (2011), Tiêu chuẩn – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Quy họach xây dựng Nông thôn mới, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Quy họach xây dựng Nông thôn mới
Tác giả: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2011
[5] NGUYỄN HÀ CƯƠNG (1999), Quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ven đô thị Hà Nội (Qua ví dụ làng gốm sứ Bát Tràng), LV Thạc sĩ kiến trúc, ĐH Kiến Trúc TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ven đô thị Hà Nội (Qua ví dụ làng gốm sứ Bát Tràng)
Tác giả: NGUYỄN HÀ CƯƠNG
Năm: 1999
[6] CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG NINH THUẬN (2005), Dự án xây dựng phát triển làng nghề Bầu Trúc, UBND huyện Ninh Phước – Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án xây dựng phát triển làng nghề Bầu Trúc
Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG NINH THUẬN
Năm: 2005
[7] CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH VĂN HÓA (1999), Việc quản lý du lịch ở những nơi có di sản quan trọng, ICOMOS thông qua tại Hội đồng lần thứ 12 ở Mexico, http://www.vinaremon.com.vn, ngày 10/06/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc quản lý du lịch ở những nơi có di sản quan trọng
Tác giả: CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH VĂN HÓA
Năm: 1999
[8] NGÔ THỊ CHÍNH (2007), Ảnh hưởng của các yếu tố tộc người tới phát triển kinhtế - xã hội của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của các yếu tố tộc người tới phát triển kinhtế - xã hội của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận
Tác giả: NGÔ THỊ CHÍNH
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2007
[9] NGÔ VĂN DOANH (1994), Văn hóa Chăm Pa, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Chăm Pa
Tác giả: NGÔ VĂN DOANH
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1994
[10] LÊ DUY ĐẠI (2001), Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận - truyền thống và biến đổi, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận - truyền thống và biến đổi
Tác giả: LÊ DUY ĐẠI
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2001
[11] MAI LÊ NGỌC HÀ (2010), Giải pháp cải tạo làng chài Hưng Lương theo định hướng phát triển du lịch thành phố Quy Nhơn, Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc – Quy hoạch, Trường ĐH Kiến trúc tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp cải tạo làng chài Hưng Lương theo định hướng phát triển du lịch thành phố Quy Nhơn
Tác giả: MAI LÊ NGỌC HÀ
Năm: 2010
[15] BỐ XUÂN HỔ (2001), Mẫu hệ Chăm trong thời đại mới, Hội văn học nghệ thuật Bình Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mẫu hệ Chăm trong thời đại mới
Tác giả: BỐ XUÂN HỔ
Năm: 2001
[16] HỒ XUÂN HÙNG (02/2010), “Những vấn đề quan tâm khi xây dựng nông thôn mới”, Bản tin ISG, Bộ NN&PTNN – Vụ hợp tác Quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề quan tâm khi xây dựng nông thôn mới”", Bản tin ISG
[18] VŨ NGỌC KHÁNH (2011), Văn hóa làng ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa làng ở Việt Nam
Tác giả: VŨ NGỌC KHÁNH
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2011
[19] NGUYỄN KHỞI (2011), Bài giảng Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc, Khóa cao học XVII, ĐH Kiến Trúc TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc
Tác giả: NGUYỄN KHỞI
Năm: 2011
[20] TÔN NỮ YẾN LY (2009), Bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc dân gian làng cổ Phước Tích – Huế theo hướng du lịch văn hóa, Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc, Trường ĐH Kiến trúc tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc dân gian làng cổ Phước Tích – Huế theo hướng du lịch văn hóa
Tác giả: TÔN NỮ YẾN LY
Năm: 2009
[21] TRƯƠNG VĂN MÓN (2001), Nghề gốm cổ truyền của người Chăm Bầu Trúc – Ninh Thuận, Nxb VHTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề gốm cổ truyền của người Chăm Bầu Trúc – Ninh Thuận
Tác giả: TRƯƠNG VĂN MÓN
Nhà XB: Nxb VHTT
Năm: 2001
[12] QUỐC HẢI (2010), Kinh nghiệm từ làng gốm Thanh Hà, http://www.nguoihoian.info/, ngày 18/08/2010 Link
[13] NGUYỄN THỊ HẬU,Vài nét về văn hóa ChămPa, http://vanhoahoc.edu.vn, ngày 21/11/2008 Link
[14] GIA HOÀNG (2009), Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm góp phần khôi phục làng nghề truyền thống, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, http://www.vbsp.org.vn/viewbaibantin.php Link
[25] TRANG NGUYÊN (2012), Gốm Thanh Hà – Hồn người xứ Quãng, http://langnghevietnam.vn/, ngày 13/06/2012 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1:  PHÂN BỐ DÂN CƯ CHĂM THEO VÙNG TÔN GIÁO - lvts 2012 kiến trúc làng nghề gốm bầu trúc trong chiến lược xây dựng nông thôn mới tỉnh ninh thuận
BẢNG 1 PHÂN BỐ DÂN CƯ CHĂM THEO VÙNG TÔN GIÁO (Trang 41)
Bảng 2 Ma trận SWOT định hướng chiến lược phát triển làng nghề gốm - lvts 2012 kiến trúc làng nghề gốm bầu trúc trong chiến lược xây dựng nông thôn mới tỉnh ninh thuận
Bảng 2 Ma trận SWOT định hướng chiến lược phát triển làng nghề gốm (Trang 73)
Hình thành và phát triển mô hình tổ chức sản - lvts 2012 kiến trúc làng nghề gốm bầu trúc trong chiến lược xây dựng nông thôn mới tỉnh ninh thuận
Hình th ành và phát triển mô hình tổ chức sản (Trang 128)
Hình thành và phát triển mô hình tổ chức sản - lvts 2012 kiến trúc làng nghề gốm bầu trúc trong chiến lược xây dựng nông thôn mới tỉnh ninh thuận
Hình th ành và phát triển mô hình tổ chức sản (Trang 130)
Hình thành và phát triển mô hình tổ chức - lvts 2012 kiến trúc làng nghề gốm bầu trúc trong chiến lược xây dựng nông thôn mới tỉnh ninh thuận
Hình th ành và phát triển mô hình tổ chức (Trang 131)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w