1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xhh môi trường an ninh môi trường làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới 1

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phần A. Mở đầu đề cương nghiên cứu. 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh phi truyền thống (Tạ Ngọc Tấn, Phạm Toàn Dung, Đoàn Minh Tuấn, 2015). Một trong những vấn đề an ninh phi truyền thống đã và đang được đặc biệt quan tâm là vấn đề an ninh môi trường. Đối với an ninh môi trường thì an ninh môi trường ở nông thôn Việt Nam cụ thể là an ninh môi trường ở làng nghề cần hết sức lưu tâm vì hai lý do sau. Thứ nhất, làng nghề có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nói riêng và cả nước nói chung. Trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống đã được phục hồi, phát triển và đã sản xuất ra lượng hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu. Làng nghề không chỉ tạo ra công ăn việc làm mang lại thu nhập cho cá nhân hộ gia đình, mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần quan trọng trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Điều này cho thấy làng nghề có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế, đời sống dân cư mà còn đối với sự phát triển của xã hội nông thôn nói chung. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phát triển bền vững làng nghề. Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần quan tâm đến nhiều chiều cạnh khác nhau liên quan đến làng nghề, trong đó có việc đảm bảo an ninh môi trường làng nghề. Đây là lý do quan trọng cho việc triển khai nghiên cứu này nghiên cứu an ninh môi trường làng nghề ở một địa phương cụ thể trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới. Lý do quan trọng thứ hai của việc triển khai nghiên cứu an ninh môi trường làng nghề xuất phát từ thực tiễn các vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt hiện nay. Báo cáo của nhiều cơ quan chức năng, từ trung ương đến địa phương và công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã chỉ ra những thách thức của nhiều làng nghề hiện nay như: ô nhiễm do nước thải, ô nhiễm đất, ô nhiễm do khí thải, ô nhiễm do rác thải. Chẳng hạn theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nhiều làng nghề ở nhiều địa phương khác nhau đang đối mặt với các vấnđề môi trường, trong đó có những ngành nghề bị ô nhiễm môi trường ở mức báo động (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). Trong khi đó, cho đến nay ở Việt Nam các nghiên cứu sâu về an ninh môi trường, trong đó có an ninh môi trường làng nghề từ tiếp cận xã hội học hầu như vắng bóng. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu về chủ đề này thực sự cần thiết. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu còn bắt nguồn từ địa bàn nghiên cứu làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Đây là làng nghề chế biến thủy hải sản truyền thống từ lâu đời và có các dịch vụ thương mại phát triển đã tạo cho xã Nam Thịnh một lợi thế về kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên đây cũng là địa bàn nóng về ô nhiễm môi trường và những hệ quả này sinh từ ô nhiễm môi trường hiện nay mà các phương tiện truyền thông đại chúng đã rất quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn chủ đề: An ninh môi trường là nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu trường hợp là nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) để làm đề tài luận văn

Phần A Mở đầu đề cương nghiên cứu 1 Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh phi truyền thống (Tạ Ngọc Tấn, Phạm Toàn Dung, Đoàn Minh Tuấn, 2015) Một trong những vấn đề an ninh phi truyền thống đã và đang được đặc biệt quan tâm là vấn đề an ninh môi trường Đối với an ninh môi trường thì an ninh môi trường ở nông thôn Việt Nam cụ thể là an ninh môi trường ở làng nghề cần hết sức lưu tâm vì hai lý do sau Thứ nhất, làng nghề có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nói riêng và cả nước nói chung Trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống đã được phục hồi, phát triển và đã sản xuất ra lượng hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu Làng nghề không chỉ tạo ra công ăn việc làm mang lại thu nhập cho cá nhân hộ gia đình, mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần quan trọng trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở các địa phương Điều này cho thấy làng nghề có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế, đời sống dân cư mà còn đối với sự phát triển của xã hội nông thôn nói chung Vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phát triển bền vững làng nghề Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần quan tâm đến nhiều chiều cạnh khác nhau liên quan đến làng nghề, trong đó có việc đảm bảo an ninh môi trường làng nghề Đây là lý do quan trọng cho việc triển khai nghiên cứu này - nghiên cứu an ninh môi trường làng nghề ở một địa phương cụ thể trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới Lý do quan trọng thứ hai của việc triển khai nghiên cứu an ninh môi trường làng nghề xuất phát từ thực tiễn các vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt hiện nay Báo cáo của nhiều cơ quan chức năng, từ trung ương đến địa phương và công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã chỉ ra những thách thức của nhiều làng nghề hiện nay như: ô nhiễm do nước thải, ô nhiễm đất, ô nhiễm do khí thải, ô nhiễm do rác thải Chẳng hạn theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nhiều làng nghề ở nhiều địa phương khác nhau đang đối mặt với các vấn đề môi trường, trong đó có những ngành nghề bị ô nhiễm môi trường ở mức báo động (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) Trong khi đó, cho đến nay ở Việt Nam các nghiên cứu sâu về an ninh môi trường, trong đó có an ninh môi trường làng nghề từ tiếp cận xã hội học hầu như vắng bóng Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu về chủ đề này thực sự cần thiết Điểm cần nhấn mạnh ở đây là tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu còn bắt nguồn từ địa bàn nghiên cứu - làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Đây là làng nghề chế biến thủy hải sản truyền thống từ lâu đời và có các dịch vụ thương mại phát triển đã tạo cho xã Nam Thịnh một lợi thế về kinh tế, xã hội và văn hóa Tuy nhiên đây cũng là địa bàn nóng về ô nhiễm môi trường và những hệ quả này sinh từ ô nhiễm môi trường hiện nay mà các phương tiện truyền thông đại chúng đã rất quan tâm Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn chủ đề: "An ninh môi trường là nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu trường hợp là nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)" để làm đề tài luận văn 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là đem lại một sự hiểu biết tương đối có hệ thống về an ninh môi trường ở một làng nghề cụ thể trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới Qua đó cung cấp thêm luận cứ khoa học cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững làng nghề nói, riêng khu vực nông thôn nói chung 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, làm rõ thực trạng các vấn đề môi trường và những bất cập trong việc quản lý, sử dụng tài nguyên môi trường ở làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới Thứ hai, phân tích thực tế các vấn đề môi trường và những bất cập trong quản lý, sử dụng tài nguyên môi trường ở làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh ảnh hưởng đến an ninh môi trường trên các phương diện: mất ổn định chính trị - xã hội, cản trở tăng trưởng kinh tế, tác động tiêu cực đến sức khỏe dân cư Thứ ba, đưa ra các giải pháp góp phần cải thiện giải quyết các vấn đề môi trường và những bất cập trong sử dụng tài nguyên môi trường ở làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh để đảm bảo an ninh môi trường, nhằm phát triển bền vững là nghề nói riêng và xã hội nông thôn nói chung, hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của đề tài nghiên cứu là: an ninh môi trường làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào an ninh môi trường làng nghề qua 3 bình diện chính Thứ nhất, các vấn đề môi trường và việc quản lý, sử dụng tài nguyên môi trường chưa hợp lý ở làng nghề tạo ra nguy cơ mất ổn định chính trị - xã hội Thứ hai, các vấn đề môi trường và việc quản lý, sử dụng tài nguyên chưa hợp lý ở làng nghề tất ngăn cản trưởng kinh tế Thứ ba, các vấn đề môi trường và việc quản lý, sử dụng chưa hợp lý tài nguyên môi trường ở làng nghề ảnh hưởng tiêu cực đến an sinh dân cư trên phương diện sức khỏe Về không gian: đề tài chọn làng nghề chế biển thủy hải sản xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình làm địa bàn nghiên cứu vì đây là làng nghề thuộc địa phương được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới Đặc biêt, đây là làng nghề nổi cộm về vấn đề ô nhiễm môi trường ven biển hiện nay Về thời gian: nghiên cứu tiến hành từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022 4 Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu: 4.1 Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng các vấn đề môi trường ở làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh như thế nào? - Việc quản lý, sử dụng tài nguyên môi trường ở làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh có những bất cập gì? - Thực tế các vấn đề môi trường và những bất cập trong quản lý sử dụng tài nguyên môi trường ở làng nghề chế biến thủy hải sản Nam Định gây ra nguy cơ mất an ninh môi trường như thế nào trên các phương diện: mất ổn định chính trị - xã hội, ngăn cản tăng trưởng kinh tế, tác động tiêu cực đối với sức khỏe dân cư? 4 2 Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 1: ô nhiễm môi trường ở làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh khá nghiêm trọng và chủ yếu là: ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và rác thải rắn Giả thuyết 2: thiếu cơ chế hệ thống xử lý nước, khí thải, rác thải hiệu quả và việc thu hồi đất xây dựng cụm công nghiệp làng nghề chưa hợp lý và những bất cập chính trong quản lý sử dụng tài nguyên môi trường ở Nam Thịnh Giả thuyết 3: các vấn đề môi trường và những bất cập trong quản lý sử dụng tài nguyên môi trường ở làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh tạo ra nguy cơ mất ổn định chính trị - xã hội, ngăn cản trường kinh tế, tác động tiêu cực đối với sức khỏe dân cư 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, tác động môi trường là một chủ đề nghiên cứu mới ở Việt Nam Việc triển khai đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần mở rộng sự hiểu biết đối với chủ đề an ninh, cụ thể là an ninh môi trường ở làng nghề từ góc nhìn xã hội học Điều này được thể hiện qua việc đề tài vận dụng các lý thuyết xã hội học để phân tích những vấn đề nghiên cứu đặt ra, nhằm khái quát lên những quan điểm cụ thể về an ninh môi trường làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm các luận cứ khoa học cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, xử lý những bất cập trong quản lý sử dụng tài nguyên môi trường ở làng nghề nhằm phát triển bền vững làng nghề nói riêng, xã hội nông thôn nói chung Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng được làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, cũng như tất cả những ai quan tâm đến chủ đề này 6 Khung phân tích Khung phân tích của đề tài cụ thể như sau: Làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh Các vấn đề môi trường: Các chiều cạnh phản - Ô nhiễm nước thải, khí ánh an ninh môi thải, rác thải,… trường: - Bất cập trong quản lý - Căng thẳng xã hội đất đai - Xung đột xã hội - Quản lý việc xử lý ô - Nguy cơ giảm tăng nhiễm môi trường trưởng kinh tế - Tiêu cực đối với sức khỏe dân cư Trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới Khung phân tích trên định hướng cho việc triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau Thứ nhất, các chiều cạnh cụ thể phản ánh an ninh môi trường ở làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh được bàn đến trong đề tài là: nguy cơ dẫn đến các căng thẳng xã hội; xung đột xã hội; nguy cơ nào giảm tăng trưởng kinh tế; hệ quả tiêu cực đối với sức khỏe dân cư Những chiều cạnh này có thể là hệ quả của các vấn đề môi trường ở làng nghề Thứ hai, các vấn đề môi trường cụ thể ở làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh được đi sâu phân tích bao gồm: ô nhiễm rác thải, khí thải, nước thải; bất cập trong quản lý đất đai được thu hồi để xây dựng cụm công nghiệp làng nghề; quản lý việc xử lý chất thải Thứ ba Các vấn đề môi trường và các chiều cạnh phản ánh an ninh môi trường ở trên đề tài sẽ làm rõ mối liên hệ giữa các vấn đề môi trường và an ninh môi trường Cụ thể, đề tài sẽ chỉ ra các tác động của các vấn đề môi trường đến đảm bảo an ninh môi trường trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới ở làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh Phần B Cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về đề tài an ninh môi trường trên thế giới và Việt Nam 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề an ninh môi trường trên thế giới Cho đến nay nhiều nghiên cứu về an ninh môi trường trên thế giới đã được công bố Công trình nghiên cứu đầu tiên đã được lưu ý là bài viết "The Problem of Environmental Security of Russia" (Vấn đề an ninh môi trường ở Nga) của Olga Baslakova Qua bài viết này, Olga Baslakova làm rõ định nghĩa an toàn trên phương diện môi trường, từ đó nhận diện vai trò của an toàn trên phương diện môi trường trong việc đảm bảo an ninh quốc gia Tác giả đã chỉ ra rằng chiến lược an ninh quốc gia của Liên bang Nga bao gồm các vấn đề về an toàn trên phương diện môi trường, an ninh môi trường là một yếu tố then chốt của an ninh quốc gia Một điểm đáng lưu ý nữa là qua bài viết này, Olga Baslakova nhấn mạnh đến giáo dục môi trường trong việc đảm bảo an ninh môi trường ở Liên Bang Nga Nghiên cứu thứ hai đáng quan tâm là báo cáo của OECD's Development Assitance Committee: "State-of-the-Art Review on Environment, Security and Development Co-operation" do Geoffrey và cộng sự thực hiện Báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng thể về những chính sách và các nghiên cứu về biến đổi môi trường xung đột và an ninh Báo cáo đi sâu vào một số điểm chính: trước hết báo cáo điểm lại các bàn luận về mối quan hệ nhân quả giữa biến đổi môi trường và xung đột xã hội Vấn đề tiếp theo mà báo cáo quan tâm là vai trò của các thiết chế an ninh truyền thống bao gồm lực lượng quân đội nhất là Bắc Mỹ và châu Âu trong việc phản ứng, ứng phó với biến đổi môi trường và an ninh tiềm tàng cũng như trên thực tế Một trong những điểm đáng lưu ý mà báo cáo này đề cập đến là các quan điểm về an ninh môi trường và mối liên hệ giữa môi trường an ninh con người và phát triển bền vững Như vậy, nhìn một cách tổng thể báo cáo này đề cập đến mối liên hệ giữa môi trường và an ninh trên một số bình diện đáng lưu ý như xung đột xã hội, phát triển bền vững, an ninh con người nhất là an ninnh môi trường Liên quan đến an ninh môi trường ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, cuốn sách "Environmental Security in the Asia - Paciffic" (An ninh môi trường ở khu vực châu Á Thái Bình Dương) do Watson, Pandey làm chủ biên là công trình đáng quan tâm Qua cuốn sách này, các tác giả bàn đến những chiều cạnh khác nhau của vấn đề môi trường ở một loạt nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand Các tác giả tập trung vào cả quan hệ nam - bắc và quan hệ nam - nam để đi đến sự thấu hiểu đối với những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu trên cơ sở thực tiễn an ninh môi trường ở khu vực châu Á Thái Bình Dương Nhìn một cách tổng thể các công trình nghiên cứu đáng lưu ý đi trước trên thế giới trong lĩnh vực an ninh môi trường đã nhấn mạnh đến nhiều chiều cạnh môi trường trong quan niệm và trong thực tiễn an ninh ở nhiều khu vực trên thế giới Các công trình nghiên cứu đánh lưu ý đi trước cũng đề cập đến an ninh môi trường trong mối quan hệ với các loại tài nguyên khác nhau Ngoài ra một số nghiên cứu đi sâu phân tích mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh Như vậy từ các nghiên cứu đi đáng lưu ý trên thế giới trong lĩnh vực an ninh môi trường, chúng ta thấy vấn đề an ninh môi trường được bàn đến trên nhiều phương diện khác nhau, góp phần tìm hiểu chủ đề an ninh môi trường mà các tác giả nước ngoài đã đề cập đến Đề tài này mở rộng thêm sự hiểu biết đối với vấn đề an ninh môi trường trên phương diện an ninh môi trường làng nghề ở một số địa phương cụ thể của Việt Nam 1.2 Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề an ninh môi trường tại Việt Nam Ở Việt Nam, cho đến nay một số ấn phẩm đáng lưu ý liên quan đến an ninh môi trường đã được công bố Trước hết là "giáo trình An ninh môi trường" của Nguyễn Đình Hòe xuất bản năm 2003 Cuốn sách này đề cập đến một số chủ đề đáng quan tâm như: an ninh môi trường liên quan đến sử dụng và tranh chấp đất đai, suy thoái tài nguyên và an ninh môi trường, an ninh môi trường và suy thoái tài nguyên nước, an ninh môi trường liên quan đến sự cố kỹ thuật, ô nhiễm môi trường và an ninh môi trường, Như vậy cuốn sách của Nguyễn Đình Hòe cho thấy an ninh môi trường liên quan đến nhiều chiều cạnh khác nhau của môi trường sinh thái tự nhiên lẫn môi trường nhân tạo Một cuốn sách nữa đáng quan tâm trong lĩnh vực an ninh môi trường là ấn phẩm "Đảm bảo an ninh môi trường cho phát triển bền vững" của Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh Cuốn sách này tập trung bàn về tranh chấp liên quốc gia liên quan đến tài nguyên cũng như nguy cơ mất an ninh do thiên tai, sự cố môi trường Một chủ đề đáng quan tâm nữa của cuốn sách là vấn đề ô nhiễm môi trường và những thách thức về mặt an ninh Ngoài ra ấn phẩm này cũng đi sâu phân tích, chỉ là môi trường như là một chiều cạnh đáng quan tâm của vấn đề an ninh môi trường Có thể nói là cuốn sách này đã mở rộng thêm sự hiểu biết đối với lĩnh vực môi trường qua một loạt các chủ đề quan trọng được phân tích trong cuốn sách Trong các ấn phẩm đề cập đến chủ đề an ninh môi trường, "Giáo trình Xã hội học Môi trường" của Nguyễn Tuấn Anh đã bàn đến an ninh môi trường trên cơ sở điểm lại công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới Từ quan niệm của nhiều tác giả về an ninh, an ninh truyền thống, an ninh quốc gia, tác giả cuốn sách chỉ ra những điểm khác nhau trong quan điểm của các tác giả đi trước về an ninh môi trường và những điều kiện cụ thể của an ninh môi trường Điều đáng lưu ý là trong cuốn sách này ngoài việc bàn trực tiếp về an ninh môi trường, tác giả còn đề cập đến chủ đề liên quan đến an ninh môi trường bao gồm xung đột môi trường, bất bình đẳng môi trường, môi trường và phát triển bền vững Cùng với các sản phẩm được đề cập ở trên, công trình nghiên cứu "An ninh môi trường - một trụ cột của tăng trưởng bền vững" của Ngô Vương Anh (2013) đã bàn đến sự tác động của con người lên môi trường và sự tác động này tạo nên nguy cơ đe dọa đảm bảo an ninh môi trường Từ đó, Ngô Vương Anh nhấn mạnh đến một số giải pháp để đảm bảo an ninh môi trường Các giải pháp được đề cập đến bao gồm: phối hợp hoạt động với các cơ quan chức năng tăng của các nước trên thế giới, tăng cường truyền thông, đầu tư hợp lý đối với tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Ấn phẩm nữa đề cập đến trong lĩnh vực an ninh môi trường là cuốn sách "An ninh phi truyền thống, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn" do Tạ Ngọc Tấn, Phạm Thành Dung, Đoàn Minh Huấn làm chủ biên và được ấn hành năm 2015 Trong cuốn sách này một loạt các chủ đề liên quan đến an ninh môi trường đã được triển khai và bàn luận dưới nhiều góc độ khác nhau Trong đó, những vấn đề nổi bật liên quan đến an ninh môi trường cần đề cập đến bao gồm an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, Điều quan trọng là những chiều cạnh này của an ninh môi trường được đặt cho một loạt các chủ đề quan trọng của cuốn sách liên quan đến an ninh phi truyền thống, trong đó có an ninh con người Từ kết quả tổng quan các nghiên cứu ở các nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy vấn đề an ninh môi trường đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam nghiên cứu Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể thì an ninh môi trường ở làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới là vấn đề chưa được các nghiên cứu trước đi sâu tìm hiểu Thêm nữa vấn đề an ninh môi trường dưới góc nhìn xã hội học trên ba phương diện chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế, an sinh dân cư qua chiều cảnh sức khỏe dân cư chưa được các nghiên cứu đi trước bản đến Đó là lý do thực sự cho việc triển khai đề tài "An ninh môi trường làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu trường hợp làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình)" 2 Các khái niệm và lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 2.1 Các khái niệm chính 2.1.1 Khái niệm an ninh An ninh là khái niệm phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và trong các chuyên ngành khoa học Nhìn một cách tổng thể thì khái niệm An ninh được định nghĩa tùy thuộc vào bối cảnh và và thời điểm cụ thể Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả đã vận dụng khái niệm an ninh từ Từ điển của Bộ Quốc phòng vì đây là một định nghĩa có tính bao quát và phù hợp với chủ đề nghiên cứu cụ thể Theo "Từ điển của Bộ Quốc phòng" thì: an ninh là trạng thái an toàn, ổn định, không có dấu hiệu nguy hiểm, đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của từng tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội (Bộ Quốc phòng , 2004) Có thể nói là đây là định nghĩa đất bao quát Định nghĩa này đề cập đến an ninh ở các cấp độ khác nhau, từ cá nhân, tổ chức các lĩnh vực cụ thể của xã hội và toàn thể xã hội Thêm nữa định nghĩa này cũng phản ánh nhiều chiều cảnh cụ thể của an ninh bao gồm: an toàn, ổn định, không có dấu hiệu nguy hiểm, đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của chủ thể được đề cập đến cụ thể là cá nhân, tổ chức, các lĩnh vực cụ thể của xã hội và toàn thể xã hội Trong khuôn khổ nghiên cứu này, khái niệm an ninh được vận dụng để nghiên cứu chủ thể cụ thể là làng nghề 2.1.2 Khái niệm an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống Hiện nay khi bàn đến khái niệm an ninh, các nhà nghiên cứu và các nhà chính trị, quản lý thường đề cập đến an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống An ninh truyền thống thường được coi là đồng nghĩa với an ninh quốc gia Liên quan đến khái niệm này này nhấn mạnh an ninh quốc gia có hai mục tiêu: duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ và và duy trì chính thể (trích lại từ Nguyễn Tuấn Anh, 2016) Trong khi đó liên quan đến khái niệm an ninh phi truyền thống, Richard H.Ullman (1983) chỉ ra rằng: an ninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trong những cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ mà an ninh quốc gia còn phải đối mặt với những thách thức phi truyền thống bao gồm: khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng lượng và an ninh con người Về khái niệm này, một tác giả khác là Mely Caballero Anthony lại nhấn mạnh: "Thách thức đối với sự tồn vong và hưng thịnh của các quốc gia dân tộc xuất hiện chủ yếu trong các nguồn phi quân sự Chẳng hạn như: thay đổi khí hậu, suy thoái môi trường xuyên biên giới và nguồn tài nguyên cạn kiệt, bệnh truyền nhiễm, thiên tai di cư bất hợp pháp, tình trạng thiếu lương thực, buôn lậu, buôn bán ma túy và các hình thức khác nhau của tội phạm xuyên quốc gia Như vậy từ quan niệm an ninh đến quan niệm an ninh quốc gia, an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống chúng ta thấy an ninh môi trường thuộc về an ninh phi truyền thống 2.1.3 Khái niệm an ninh môi trường Cho đến nay nhiều định nghĩa khác nhau về an ninh môi trường đã được đề xuất trong đó 2 định nghĩa được dự án Thiên niên kỷ (The Milennium Project) bỏ phiếu bình chọn là các định nghĩa tốt nhất, cụ thể như sau Định nghĩa thứ nhất: "an ninh môi trường là sự an toàn tương đối của mọi người trước những hiểm nguy gây ra bởi các quá trình diễn ra tự nhiên hay dưới sự tác động của con người do sự thiếu hiểu biết, tai biến, quản lý kém hoặc thiếu kế hoạch" Định nghĩa thứ hai: "an ninh môi trường là tình trạng tác động qua lại giữa con người và môi trường, bao gồm: sự phục hồi môi trường bị hủy hoại bởi các hành động quân sự, việc cải thiện sự cạn kiệt tài nguyên, sự suy thoái môi trường và giảm các mối đe dọa sinh thái có thể dẫn đến xung đột và đối thoại xã hội" Về khái niệm an ninh môi trường, tại khoản 28 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014 thì khái niệm an ninh môi trường được hiểu là: việc đảm bảo không có tác động của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế quốc gia (Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014) Vận dụng các định nghĩa an ninh, an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, an ninh môi trường ở trên, trong khuôn khổ đề tài này tác giả quan niệm: an ninh môi trường làng nghề là việc đảm bảo không có tác động lớn của các vấn đề môi trường cũng như các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng tài nguyên môi trường ở làng nghề đến sự ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế và sức khỏe người dân Trong khuôn khổ của đề tài này, các vấn đề môi trường làng nghề bao gồm: ô nhiễm môi trường do nước thải, rác thải, khí thải ở các làng nghề và các vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng tài nguyên môi trường bao gồm: quản lý sử dụng đất đai trong quá trình quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, quản lý việc xử lý ô nhiễm môi trường Liên quan đến những chiều cạnh phản ánh an ninh làng nghề, đề tài này chú trọng đến: nguy cơ dẫn đến căng thẳng, xung đột xã hội, nguy cơ làm giảm tăng trưởng kinh tế và những hệ quả tiêu cực liên quan đến sức khỏe dân cư 2.1.4 Khái niệm làng nghề Nhiều định nghĩa là nghề đã được đưa ra trong các công trình nghiên cứu khác nhau Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả đã vận dụng khái niệm làng nghề được trình bày trong Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Theo Thông tư này thì: làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006) Thông tư này cũng xác định: nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính cách biệt được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền 2.1.5 Khái niệm nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là một Chương trình mục tiêu Quốc gia Theo quyết định số 800/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 thì mục tiêu chung của chương trình là: "xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; phát triển nông thôn mới đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (Thủ tướng Chính phủ, 2010) Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 thì bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí cụ thể là các tiêu chí về: quy hoạch, giao thông, thủy Lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất, văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng và an ninh 2.2 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 2.2.1 Lý thuyết xung đột môi trường Một trong những lý thuyết được vận dụng để phân tích vấn đề an ninh môi trường trong nghiên cứu này là lý thuyết xung đột môi trường Lý thuyết xung đột môi trường được nhiều tác giả bản đến với những luận điểm cụ thể từ những góc nhìn khác nhau Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả đã vận dụng một số quan điểm lý thuyết về xung đột môi trường của hai tác giả Libiszewski và Thomas Homer-Dixon: "Xung đột môi trường là xung đột chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo, lãnh thổ, tộc người hoặc là xung đột đối với các nguồn tài nguyên hay là các lợi ích quốc gia hoặc là bất cứ loại xung đột nào Đó là những xung đột mang tính truyền thống, gây ra bởi sự suy thoái môi trường Xung đột môi trường được đặc trưng bởi sự suy thoái môi trường qua một hoặc hơn một trong số các các chiều cạnh sau lạm dụng nguồn tài nguyên có thể tái sinh hoặc tình trạng căng thẳng của năng lực môi trường trong việc thẩm thấu hay còn gọi là ô nhiễm Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến sự xuống cấp của không gian sống." Vận dụng các quan điểm trên, trong luận văn này tác giả nhấn mạnh đến loại xung đột môi trường ở làng nghề là xung đột bắt nguồn từ những hoạt động mang tính kế hoạch và không mang tính kế hoạch của chủ thể Từ đó vận dụng khái niệm an ninh môi trường ở trên, tác giả đề tài sẽ đi sâu thảo luận vấn đề an ninh môi trường đặt ra ở đây 2.2.2 Lý thuyết xã hội rủi ro Lý thuyết quan trọng thứ hai mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là lý thuyết xã hội rủi ro Nhiều tác giả khác nhau có những quan điểm khác nhau về lý thuyết này, trong đó hai tác giả quan trọng là Ulrich Beek và AnthonyGiddens Một số điểm quan trọng của hai tác giả này được vận dụng trong đề tài cụ thể như sau: Thứ nhất, Giddens nhấn mạnh rằng con người luôn phải đối mặt với rủi ro Nhìn một cách tổng thể, Giddens chia các rủi ro thành hai loại: loại thứ nhất là loại rủi ro xuất phát từ tự nhiên như: hạn hán, bão tố, động đất trong quá khứ con người chủ yếu đối mặt với rủi ro này Loại rủi ro thứ hai là đủ do con người tạo ra Đây là những rủi ro do con người tác động tự nhiên trên cơ sở kiến thức và kỹ thuật của mình Hiện tại con người phải đối mặt với cả loại rủi ro thứ nhất lẫn loại rủi ro thứ hai Tuy nhiên loại rủi ro thứ hai là loại rủi ro đang ngày càng gia tăng Thứ hai, Beek nhấn mạnh rằng trong quá trình hiện đại hóa kiểu xã hội đặc trưng bởi xung đột xã hội liên quan đến việc phân bố sự giàu có sẽ chuyển sang kiểu xã hội với đặc trưng quan trọng là chiều cạnh quan trọng là xung đột liên quan đến sự phân bố rủi ro Điều này có nghĩa là tầm quan trọng của vấn đề rủi ro đang thay thế tầm quan trọng của vấn đề giai cấp Thêm nữa trong xã hội rủi ro toàn cầu, rủi ro trở thành sức mạnh trong đời sống chính trị và nó có thể thay thế vai trò của những bất bình đẳng giai cấp hay chủng tộc Vận dụng các quan điểm lý thuyết trên đây, trong đề tài này tác giả sẽ chỉ ra rằng rủi ro bắt nguồn ô nhiễm môi trường làng nghề, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề và quy hoạch làng nghề là loại rủi ro do con người tạo ra chứ không phải rủi ro do nguyên nhân tự nhiên 3 Địa bàn nghiên cứu – làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thinh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Địa bàn nghiên cứu của luận văn này là làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Về mặt địa lý, xã Nam Thịnh nằm ở phía Đông Nam thành phố Thái Bình, cách cửa sông Ba Lạt 10km về hướng Bắc, tiếp giáp với các xã Nam Hưng, Nam Thắng, Năm Cường và biển Diện tích đất của xã là 10312,5ha, dân số xấp xỉ 7 ngàn người Làng nghề chế biến thủy hải sản mới được thành lập cách đây khoảng trên 50 năm, cạnh khu vực bến cá Cửa Lân Xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp phân tích tài liệu Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau có liên quan Các tài liệu quan trọng mà tác giả đã sử dụng bao gồm: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải tập trung tại xã xã Nam Thịnh Ngoài ra tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu khác phục vụ đề tài, bao gồm: các nghiên cứu đi trước nhất là nghiên cứu về môi trường, các bài viết trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các tài liệu trên internet về vấn đề có liên quan đến đề tài Dữ liệu từ các tài liệu được sử dụng một cách có chọn lọc nhằm phục vụ hiệu quả nội dung nghiên cứu của đề tài 4.2 Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được tác giả dùng để thu thập các thông tin sơ cấp Tác giả đã trực tiếp quan sát quá trình sản xuất của nhiều cơ sở sản xuất trong làng nghề tại xã Nam Thịnh trong một khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022 Thông qua quan sát, tác giả cũng ghi nhận thông tin về các vấn đề môi trường ở làng nghề Thông qua việc quan sát và ghi chép tác giả đã có những dữ liệu hữu ích liên quan để các nội dung nghiên cứu, những dữ liệu từ quan sát được tác giả trình bày phân tích trong đề tài 4.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đề thu được những dữ liệu đa dạng, có chiều sâu về các vấn đề được nghiên cứu Số lượng phỏng vấn sâu mà tác giả định tiến hành trên thực địa là 12 phỏng vấn trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022 Ngoài việc ghi nhận thực tế sản xuất ở làng nghề các vấn đề môi trường làng nghề còn đi sâu tìm hiểu những khía cạnh cụ thể liên quan đến an ninh môi trường làng nghề Dữ liệu từ phỏng vấn sâu được tác giả trình bày phân tích trong các chương nội dung sau của đề tài 4.4 Phương pháp khảo sát xã hội học Tác giả tiến hành một cuộc khảo sát đối với 200 người dân tại làng nghề chế biến thủy hải sản xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để phục vụ cho đề tài Tác giả đã vận dụng chương trình SPSS 20.0 để khai thác sâu dữ liệu phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w